Tải bản đầy đủ (.pdf) (95 trang)

Xây dựng phương án điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và lập kế hoạch sử dụng đất năm 2017 huyện thông nông, tỉnh cao bằng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.65 MB, 95 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

NÔNG ANH HOÀNG

XÂY DỰNG PHƯƠNG ÁN ĐIỀU CHỈNH
QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT ĐẾN NĂM 2020
VÀ LẬP KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT NĂM 2017
HUYỆN THÔNG NÔNG, TỈNH CAO BẰNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI

THÁI NGUYÊN - 2017


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

NÔNG ANH HOÀNG

XÂY DỰNG PHƯƠNG ÁN ĐIỀU CHỈNH
QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT ĐẾN NĂM 2020
VÀ LẬP KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT NĂM 2017
HUYỆN THÔNG NÔNG, TỈNH CAO BẰNG
Chuyên ngành: Quản lý đất đai
Mã số ngành: 60.85.01.03

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI

Người hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN THỊ LỢI


THÁI NGUYÊN - 2017


i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả
nghiên cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa từng
được dùng để bảo vệ một học vị nào.
Tác giả luận văn

Nông Anh Hoàng


ii
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành khóa luận này,tôi xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS. Nguyễn
Thị Lợi, thầy đã tận tình hướng dẫn trong suốt quá trình viết khóa luận tốt nghiệp.
Tôi chân thành cảm ơn quý thầy, cô trong khoa Quản lý tài nguyên và Phòng
Đào tạo Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên đã tận tình truyền đạt kiến thức
trong những năm học tập. Với vốn kiến thức được tiếp thu trong quá trình học
không chỉ là nền tảng cho quá trình nghiên cứu khóa luận mà còn là hành trang quí
báu để em bước vào đời một cách vững chắc và tự tin.
Tôi xin chân thành cảm ơn Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Thông
Nông đã tạo điều kiện thuận lợi để tôi có thể hoàn thành luận văn thật tốt.
Cảm ơn gia đình và bạn bè đã luôn động viên và là chỗ dựa vững chắc cho tôi
trong suốt quá trình thực hiện và hoàn thành luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn./
Thái Nguyên, ngày 18 tháng 10 năm 2017
Tác giả


Nông Anh Hoàng


iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................ i
LỜI CẢM ƠN .............................................................................................................ii
MỤC LỤC ................................................................................................................. iii
DANH MỤC CÁC BẢNG......................................................................................... vi
MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài .......................................................................................... 1
2. Mục tiêu của đề tài .................................................................................................. 2
2.1. Mục tiêu tổng quát.................................................................................................. 2
2.2. Mục tiêu cụ thể ..................................................................................................... 3
3. Ý nghĩa của đề tài .................................................................................................. 3
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU ....................................... 4
1.1. Cơ sở khoa học và lý luận của đề tài .................................................................... 4
1.1.1. Các căn cứ pháp lý của đề tài ............................................................................ 4
1.1.2. Các quy định về công tác quy hoạch sử dụng đất ............................................. 5
1.2. Một số nghiên cứu liên quan đến lĩnh vực đề tài ở trong và ngoài nước ............. 8
1.2.1. Các nghiên cứu ngoài nước ............................................................................... 8
1.2.2. Các nghiên cứu trong nước .................................................................................. 9
1.2.3. Các kết quả thực hiện quy hoạch sử dụng đất trên địa bàn tỉnh Cao Bằng ................ 15
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..... 23
2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...................................................................... 23
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu...................................................................................... 23
2.1.2. Phạm vi nghiên cứu .......................................................................................... 23
2.1.3. Thời gian và địa điểm nghiên cứu ................................................................... 23
2.2. Nội dung nghiên cứu .......................................................................................... 23
2.2.1. Đánh giá sơ lược tình hình cơ bản của huyện Thông Nông, tỉnh Cao Bằng ......... 23

2.2.2. Đánh giá kết quả thực hiện quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2011 -2015 của
huyện Thông Nông .......................................................................................... 23
2.2.3. Xây dựng phương án điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 cho
huyện Thông Nông .......................................................................................... 23


iv
2.2.4. Lập kế hoạch sử dụng đất năm 2017 cho huyện Thông Nông; ............................ 23
2.2.5. Đánh giá những thuận lợi, khó khăn và các giải pháp. ........................................ 24
2.3. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................... 24
2.3.2. Phương pháp điều tra, thu thập số liệu sơ cấp ................................................ 24
2.3.3. Phương pháp xử lý các tài liệu, số liệu thống kê thu thập được phục vụ
cho nghiên cứu đề tài ..................................................................................... 25
2.3.4. Phương pháp tổng hợp, so sánh, phân tích và viết báo cáo ........................... 25
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .............................. 26
3.1. Kết quả đánh giá sơ lược về tình hình cơ bản của huyện thông nông ............... 26
3.1.1. Đánh giá sơ lược về điều kiện tự nhiên của huyện Thông Nông, tỉnh Cao Bằng ...... 26
3.1.2. Đánh giá sơ lược về tình hình kinh tế - xã hội của huyện Thông Nông,
tỉnh Cao Bằng ................................................................................................. 29
3.2.1. Đánh giá tình hình biến đổi đất đai giai đoạn 2011 - 2015 ............................. 35
3.2.2. Đánh giá kết quả thực hiện quy hoạch sử dụng đất của huyện Thông
Nông giai đoạn 2011 - 2015 ........................................................................... 41
3.3. Phương án Điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 cho huyện Thông
Nông, tỉnh Cao Bằng........................................................................................ 47
3.3.1. Khái quát phương hướng, mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội. .......................... 47
3.3.2. Phương án Điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 cho huyện
Thông Nông.................................................................................................... 49
3.3.3. Đánh giá danh mục các dự án được phê duyệt trong giai đoạn 2016 - 2020 ........ 57
3.3.4. Diện tích chuyển mục đích sử dụng đất .......................................................... 68
3.3.5. Chỉ tiêu đất chưa sử dụng đưa vào sử dụng cho các mục đích ....................... 71

3.4. Lập kế hoạch sử dụng đất năm 2017 cho huyện Thông Nông ................................. 73
3.4.1. Xác định các chỉ tiêu sử dụng đất đã được phân bổ từ kế hoạch sử dụng
đất của cấp tỉnh đến từng đơn vị hành chính cấp xã. ..................................... 73
3.4.2. Chỉ tiêu sử dụng đất phi nông nghiệp............................................................... 75
3.4.3. Đất chưa sử dụng ............................................................................................. 77
3.5. Đánh giá Những thuận lợi khó khăn và giải pháp thực hiện phương án
điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2016 - 2020 .............................. 77


v
CHƯƠNG IV. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ........................................................... 82
4.1. Kết luận .............................................................................................................. 82
4.1.1. Kết quả công tác quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2011 - 2015 .................... 82
4.1.2. Phương án Điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 ........................ 82
2. Kiến nghị ............................................................................................................... 83
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 84


vi
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. Kết quả thực hiện các chỉ tiêu sử dụng đất nông nghiệp .............................. 16
Bảng 1.2. Kết quả thực hiện các chỉ tiêu sử dụng đất phi nông nghiệp ........................ 18
Bảng 1.3. Kết quả thực hiện các chỉ tiêu đất chưa sử dụng.......................................... 22
Bảng 3.1: Biến động sử dụng đất từ năm 2011 - 2015 huyện Thông Nông.......................... 36
Bảng 3.2: Đánh giá kết quả thực hiện các loại đất thời kỳ 2011-2015 ..................... 41
Bảng 3.3: Diện tích, cơ cấu sử dụng đất các khu chức năng đến năm 2020
huyện Thông Nông, tỉnh Cao Bằng ....................................................... 50
Bảng 3.4: Chỉ tiêu sử dụng đất nông nghiệp đến năm 2020 được phân bổ trên
địa bàn huyện Thông Nông ................................................................... 53
Bảng 3.5: Chỉ tiêu sử dụng đất phi nông nghiệp đến năm 2020 được phân bổ

trên địa bàn huyện Thông Nông ............................................................ 55
Bảng 3.6: Danh mục dự án quốc phòng được duyệt trong giai đoạn 2016 - 2020 ........ 58
Bảng 3.7: Diện tích chuyển mục đích sử dụng đất giữa các loại đất trong kỳ
điều chỉnh phân bổ đến từng xã, thị trấn của huyện Thông Nông ........ 69
Bảng 3.8: Diện tích chuyển đất chưa sử dụng vào sử dụng cho các mục đích
của huyện Thông Nông đến năm 2020 .................................................. 71
Bảng 3.9: Chỉ tiêu sử dụng đất nông nghiệp đến năm 2017 được phân bổ trên
địa bàn huyện Thông Nông ................................................................... 73
Bảng 3.10: Chỉ tiêu sử dụng đất phi nông nghiệp đến năm 2017 được phân bổ ...... 75


1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Quá trình phát triển kinh tế của một địa phương luôn gắn liền với chiến lược
phát triển kinh tế xã hội trong một thời kỳ nhất định, trong đó quy hoạch sử dụng
đất là một nội dung quan trọng không thể thiếu. Việc sử dụng đất liên quan chặt chẽ
đến mọi hoạt động của từng ngành, từng lĩnh vực, quyết định đến hiệu quả sản xuất
và sự sống còn của người dân cũng như vận mệnh của cả quốc gia. Vì vậy quy
hoạch sử dụng đất là một yêu cầu đặc biệt quan trọng để sắp xếp quỹ đất cho các
lĩnh vực và đối tượng sử dụng hợp lý, có hiệu quả phục vụ phát triển kinh tế - xã
hội, giữ vững quốc phòng - an ninh, tránh sự chồng chéo gây lãng phí trong việc sử
dụng đất, hạn chế sự hủy hoại đất, phá vỡ môi trường sinh thái, không chỉ cho trước
mắt mà cả lâu dài. Chính vì vậy Đảng và Nhà nước ta luôn coi đây là vấn đề cần
được quan tâm hàng đầu, một nội dung quan trọng để quản lý Nhà nước về đất đai.
Hiến pháp quy định đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước là đại diện chủ sở
hữu và thống nhất quản lý. Nhà nước có quyền định đoạt về đất đai và điều tiết các
nguồn thu từ việc sử dụng đất.
Theo Điều 3, Luật đất đai năm 2013 “Quy hoạch sử dụng đất là việc phân bổ
và khoanh vùng đất đai theo không gian sử dụng cho các mục tiêu phát triển kinh

tế-xã hội, quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường và thích ứng biến đổi khí hậu
trên cơ sở tiềm năng đất đai và nhu cầu sử dụng đất của các ngành, lĩnh vực đối với
từng vùng kinh tế-xã hội và đơn vị hành chính trong một khoảng thời gian xác
định”. (Luật đất đai 2013[14]) Luật Đất đai năm 2013 tại Điều 22 Khoản 4 quy định
"Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất là một trong những nội dung quản lý Nhà nước
về đất đai". Công tác lập và điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trên phạm
vi cả nước luôn được quan tâm triển khai rộng khắp và đã đạt được một số kết quả
nhất định trong những năm gần đây, đặc biệt là sau khi Luật Đất đai năm 2003, Luật đất
đai năm 2013 đi vào cuộc sống.
Tuy nhiên, tại mỗi địa phương, quá trình triển khai lập và tổ chức thực hiện
quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất còn nhiều bất cập. Việc lập Quy hoạch sử dụng đất
đến năm 2020, Kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011-2015) được thực hiện


2
theo các quy định của Luật đất đai năm 2003 và các văn bản hướng dẫn thi hành.
Luật đất đai năm 2013 quy định không thực hiện việc lập quy hoạch sử dụng đất
cấp xã. Ngoài ra, việc lập quy hoạch sử dụng đất đối với các dự án, công trình xây
dựng ở các cấp thiếu đồng bộ, chưa thống nhất giữa quy hoạch sử dụng đất và quy
hoạch xây dựng, giữa quy hoạch chung và quy hoạch chi tiết.
Huyện Thông Nông là huyện biên giới miền núi của tỉnh Cao Bằng cách
trung tâm tỉnh lỵ 50Km (theo đường tỉnh lộ), có đường biên giới giáp với Trung
Quốc, Huyện Thông Nông có 11 đơn vị hành chính gồm Thị trấn, Cần Yên, Vị
Quang, Lương Thông, Ngọc Động, Đa Thông, Yên Sơn, Thanh Long, Bình Lãng,
Lương Can và Cần Nông. Trong đó cả 11 xã là xã vùng III, xã đặc biệt khó khăn
được hưởng chính sách đầu tư theo chương trình 135 giai đoạn II của Chính phủ Vì
vậy, có vị trí đặc biệt quan trọng về an ninh - quốc phòng và bảo vệ chủ quyền biên
giới quốc gia. Trong những năm qua, kinh tế -xã hội của huyện đã có những bước
phát triển đáng kể, UBND tỉnh Cao Bằng đã ban hành Quyết định số 1261/QĐUBND ngày 21 tháng 8 năm 2013 về việc phê duyệt Quy hoạch sử dụng đất đến
năm 2020, Kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011-2015) huyện Thông Nông, đã

được triển khai thực hiện và đóng góp nhiều vào việc ổn định và phát triển của xã hội.
Trong khuôn khổ một bản luận văn tốt nghiệp, với hy vọng giúp địa phương
phân tích đánh giá tình hình quản lý, sử dụng đất đai phục vụ điều chỉnh quy hoạch
sử dụng đất huyện Thông Nông đến năm 2020 nhằm nâng cao hiệu quả việc thực
hiện quy hoạch sử dụng đất phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế của huyện và
của tỉnh, được sự nhất trí, đồng ý của Trường Đại học Nông Lâm, dưới sự hướng
dẫn của TS. Nguyễn Thị Lợi, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Xây dựng phương
án điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và lập kế hoạch sử dụng đất
năm 2017 huyện Thông Nông, tỉnh Cao Bằng”
2. Mục tiêu của đề tài
2.1. Mục tiêu tổng quát
Đánh giá được công tác Điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020
và lập kế hoạch sử dụng đất cho năm 2017 cho huyện Thông Nông, tỉnh Cao
Bằng. Nhằm mục đích định hướng sử dụng đất cho huyện Thông Nông đến 2020
và tầm chiến lược đến năm 2030.


3
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Đánh giá được kết quả thực hiện quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 20112015 của huyện Thông Nông;
- Đánh giá, xây dựng phương án điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất cho
huyện Thông Nông đến năm 2020;
- Đánh giá công tác Lập kế hoạch sử dụng đất năm 2017 cho huyện Thông Nông;
- Đánh giá những thuận lợi, khó khăn và các giải pháp trong công tác lập
và điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đối với huyện Thông Nông.
3. Ý nghĩa của đề tài
Đề tài có ý nghĩa lớn về mặt khoa học và thực tiễn, là cơ sở cho công tác
thực hiện các nội dung quản lý nhà nước về đất đai được tốt hơn. Đồng thời kết
quả nghiên cứu của đề tài là cơ sở khoa học cho việc sử dụng đất một cách có
hiệu quả và tiết kiệm.

Căn cứ để giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, là cơ sở để chuyển đổi mục
đích sử dụng đất phù hợp với đặc điểm của từng khu vực, đáp ứng nhu cầu đất đai
tối ưu cho chiến lược công nghiệp hoá, hiện đại hoá; phát triển theo hướng kinh tế
mở của huyện.


4
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU
1.1. Cơ sở khoa học và lý luận của đề tài
1.1.1. Các căn cứ pháp lý của đề tài
Luật Đất đai ngày 29 tháng 11 năm 2013;
Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ
Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai;
Nghị định số 35/2015/NĐ-CP ngày 113 tháng 04 năm 2015 của Chính phủ
về quản lý, sử dụng đất trồng lúa;
Thông tư số 29/2014/TT-BTNMT ngày 02 tháng 6 năm 2014 của Bộ Tài
nguyên và Môi trường Quy định chi tiết việc lập, điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch
sử dụng đất;
Nghị quyết số 13/NQ-CP của Chính phủ về phê duyệt quy hoạch sử dụng
đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011 - 2015) tỉnh Cao Bằng;
Quyết định số 436/QĐ-UBND ngày 11/04/2016 của UBND tỉnh Cao Bằng
về việc phê duyệt đồ án Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Cao Bằng đến năm 2030;
Quyết định số 285/QĐ-UBND ngày 21/3/2014 của UBND tỉnh Cao Bằng
về việc phê duyệt đồ án điều chỉnh, mở rộng quy hoạch chung thị trấn Thông
Nông, huyện Thông Nông tỉnh Cao Bằng, giai đoạn 2014 - 2020, tầm nhìn đến
năm 2030, tỷ lệ 1/2000;
Nghị quyết số 01/2009/NQ-HĐND ngày 26 tháng 6 năm 2009 của Hội đồng
nhân dân huyện Về phê chuẩn Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện
Thông Nông đến năm 2020;

Quyết định số 1261/QĐ-UBND ngày 21 tháng 8 năm 2013 về việc phê
duyệt Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, Kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu
(2011-2015) huyện Thông Nông;
Quyết định số 512/QĐ-TTg ngày 11 tháng 4 năm 2014 của Thủ tướng
chính phủ về Phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Cao
Bằng đến năm 2020, định hướng đến năm 2025;


5
Quyết định số 2223/QĐ-UBND ngày 30 tháng 12 năm 2014 của Ủy ban
nhân dân tỉnh Cao Bằng về việc phê duyệt bảo tồn đa dạng sinh học tỉnh Cao
Bằng đến năm 2020, định hướng đến năm 2030;
Quyết định số 436/QĐ-UBND ngày 11 tháng 4 năm 2016 của Ủy ban nhân
dân tỉnh Cao Bằng về phê duyệt đồ án quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Cao Bằng đến
năm 2030;
Nghị Quyết số12./NQ-HĐND tỉnh Cao Bằng ngày 14/7/2017 về việc Thông
qua điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất kỳ
cuối (2016 - 2020) của tỉnh Cao Bằng .
* Cơ sở thông tin, tư liệu, bản đồ
Báo cáo thuyết minh và bản đồ quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế
hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011 - 2015) huyện Thông Nông, tỉnh Cao Bằng;
Báo cáo và bản đồ điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội
huyện Thông Nông đến năm 2020 và định hướng đến năm 2025;
Báo cáo thuyết minh và bản đồ điều chỉnh quy hoạch chung thị trấn Thông
Nông, huyện Thông Nông giai đoạn 2012 - 2020;
Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội huyện Thông Nông tỉnh Cao bằng giai
đoạn 2016 - 2020;
Văn kiện Đại hội Đảng bộ huyện Thông Nông lần thứ XIV, nhiệm kỳ 2015 - 2020;
Quy hoạch phát triển công nghiệp tỉnh Cao Bằng đến năm 2020;
Quy hoạch phát triển giao thông vận tải tỉnh Cao Bằng đến năm 2020 và tầm

nhìn đến năm 2030;
Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Cao Bằng đến năm 2020
và định hướng đến năm 2025 (kèm theo Quyết định số 512/QĐTTg ngày 11/4/2014
của Thủ tướng Chính phủ);
- Kế hoạch sử dụng đất năm 2015 huyện Thông Nông;
- Các loại bản đồ có liên quan trên địa bàn huyện Thông Nông.
1.1.2. Các quy định về công tác quy hoạch sử dụng đất
Căn cứ Luật Đất đai ngày 29 tháng 11 năm 2013 công tác quy hoạch sử dụng
đất phải tuân thủ:


6
Phù hợp với chiến lược, quy hoạch tổng thể, kế hoạch phát triển kinh tế - xã
hội, quốc phòng, an ninh.
Được lập từ tổng thể đến chi tiết; quy hoạch sử dụng đất của cấp dưới phải
phù hợp với quy hoạch sử dụng đất của cấp trên; kế hoạch sử dụng đất phải phù hợp
với quy hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
Quy hoạch sử dụng đất cấp quốc gia phải bảo đảm tính đặc thù, liên kết của các
vùng kinh tế - xã hội; quy hoạch sử dụng đất cấp huyện phải thể hiện nội dung sử
dụng đất của cấp xã.
Sử dụng đất tiết kiệm và có hiệu quả.
Khai thác hợp lý tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường; thích ứng với
biến đổi khí hậu.
Bảo vệ, tôn tạo di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh.
Dân chủ và công khai.
Bảo đảm ưu tiên quỹ đất cho mục đích quốc phòng, an ninh, phục vụ lợi ích
quốc gia, công cộng, an ninh lương thực và bảo vệ môi trường.
Quy hoạch, kế hoạch của ngành, lĩnh vực, địa phương có sử dụng đất phải
bảo đảm phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước
có thẩm quyền quyết định, phê duyệt. [14]

1.1.2.1. Các khái niệm về quy hoạch
QHSDĐ là một hiện tượng kinh tế - xã hội thể hiện đồng thời 3 tính chất
- Kinh tế(bằng hiệu quả sử dụng đất)
- Kỹ thuật (các tác nghiệp chuyên môn kỹ thuật: Điều tra, khao sát, xây dựng
bản đồ, khoanh định, sử lý số liệu...)
- Pháp chế (xác nhận tính pháp lý về mục đích và quyền sử dụng đất nhằm
đảm bảo sử dụng và quản lý đất đai theo pháp luật)
Như vậy, QHSDĐ là hệ thống các biện pháp của Nhà nước (thể hiện đồng
thời 3 tính chất kinh tế, kỹ thuật, pháp chế) về tổ chức sử dụng và quản lý đất đai
đầy đủ (mọi loại đất đều được đưa vào sử dụng theo các mục đích nhất định), hợp lý
(đặc điểm tính chất tự nhiên,vị trí, diện tích phù hợp với yêu cầu và mục đích sử
dụng), khoa học(áp dụng thành tựu khoa học- kỹ thuật và các biện pháp tiên tiến) và


7

có hiệu quả nhất (đáp ứng đồng bộ cả 3 lợi Ích kinh tế xã hội môi trường), thông
qua việc phân bố quỹ đất đai (khoanh định cho các mục đích và các nghành), các tổ
chức sử dụng đất như tư liệu sản xuất.
Thực chất QHSDĐ là quá trình hình thành các quyết định nhằm tạo điều kiện
đưa đất đai vào sử dụng bền vững phát huy lợi thế của thổ nhưỡng và lãnh thổ để
mang lại lợi Ých cao, thực hiện đồng thời 2 chức năng: Điều chỉnh các mối quan hệ
đất đai và tổ chức sử dụng đất như tư liệu sản xuất đặc biệt với mục đích nâng cao
hiệu quả sản xuất của xã hội kết hợp bảo vệ đất và môi trường.(Lương Văn Hinh và
cs, 2000[8])
1.1.2.2. Cơ sở khoa học và pháp lý của công tác lập và điều chỉnh Quy hoạch sử
dụng đất các cấp
*Căn cứ để lập quy hoạch sử dụng đất bao gồm:
a) Chiến lược, quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an
ninh của cả nước; quy hoạch phát triển của các ngành và các địa phương;

b) Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của Nhà nước;
c) Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội và nhu cầu của thị trường;
d) Hiện trạng sử dụng đất và nhu cầu sử dụng đất;
đ) Định mức sử dụng đất;
e) Tiến bộ khoa học và công nghệ có liên quan đến việc sử dụng đất;
g) Kết quả thực hiện quy hoạch sử dụng đất kỳ trước.
* Căn cứ để lập kế hoạch sử dụng đất bao gồm:
a) Quy hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết
định, xét duyệt;
* Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm năm và hàng năm của Nhà nước;
c) Nhu cầu sử dụng đất của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư;
d) Kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất kỳ trước;
đ) Khả năng đầu tư thực hiện các dự án, công trình có sử dụng đất.
* Căn cứ các điều của Luật đất đai năm 2013 về Quy hoạch và kề hoạch sử
dụng đất.
* Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất vào mục đích quốc phòng, an ninh


8
1.2. Một số nghiên cứu liên quan đến lĩnh vực đề tài ở trong và ngoài nước
1.2.1. Các nghiên cứu ngoài nước
* Nhật Bản trong những năm gần đây, tốc độ công nghiệp hoá, hiện đại hoá
và đô thị tăng đã đặt ra nhu cầu sử dụng đất ngày một lớn cho tiến trình phát triển
kinh tế - xã hội, sự cạnh tranh về mục đích sử dụng đất diễn ra không chỉ ở trong
khu vực đô thị mà còn ở hầu hết trên lãnh thổ đất nước. Trong những thập kỷ vừa
qua cơ cấu sử dụng đất đã có sự thay đổi, bình quân mỗi năm chuyển đổi khoảng
30.000 ha đất sản xuất nông nghiệp sang các mục đích khác...
Giá trị sinh thái, thẩm mỹ của môi trường thường xuyên được nhấn mạnh
trong quy hoạch. Sự phát triển kinh tế đòi hỏi sự kết hợp chặt chẽ việc sử dụng đất
và các xu hướng của xã hội, giải quyết có hiệu quả mối liên kết trung ương và địa

phương trong quản lý môi trường .
* Quá trình phát triển xã hội Đài Loan trước đây cũng giống với hiện trạng
phát triển giai đoạn hiện nay của Việt Nam, tức là xã hội nông nghiệp là chính.
Những năm 40 trở lại đây, nền kinh tế Đài Loan có tăng trưởng với tốc độ nhanh,
giới công thương đã trở thành ngành nghề chủ lực của Đài Loan, cũng là sức mạnh
căn bản để phát triển. Hơn nữa, nông nghiệp cùng với sự phát triển của kỹ thuật đã
phát triển theo hướng thâm canh, chuyên sâu.
* Các nước thuộc Liên Xô (cũ) có bước đi tương tự nhau; trước hết là lập sơ đồ
tổng thể phát triển lực lượng sản xuất sau đó tiến hành quy hoạch chi tiết các ngành,
trên cơ sở nhu cầu sử dụng đất của các ngành để tiến hành quy hoạch sử dụng đất đai.
Tuy nhiên, việc phân bổ các khu chức năng để bảo đảm phát triển bền vững và bảo vệ
môi trường luôn luôn là vấn đề được quan tâm hàng đầu. Một nguyên tắc cơ bản của
các nước này là bảo vệ nghiêm ngặt đất sản xuất, đặc biệt là đất canh tác. Tại các nước
này quy hoạch tổng thể phát triển lực lượng sản xuất do Ủy Ban kế hoạch Nhà nước
đảm trách; quy hoạch đô thị do ngành xây dựng, quy hoạch sử dụng đất đai do cơ quan
quản lý đất đai thực thi.
Tại Thụy Điển và các nước Đông Âu khác, phân vùng sử dụng đất được lồng
ghép ngay trong khi tiến hành quy hoạch tổng thể không gian. Việc mọi quan tâm
chủ yếu tập trung vào quy hoạch chi tiết phát triển đô thị và vấn đề bảo vệ môi
trường sống luôn được đặt lên hàng đầu.[7]


9
Nói tóm lại: bước đi, cách làm và tổ chức bộ máy tiến hành của các nước có
khác nhau nhưng tất cả đều có nguyên tắc chung là sử dụng hợp lý tài nguyên đất
đai, bảo vệ được tài nguyên rừng hiện có, duy trì và bảo vệ các khu phố cổ, bảo đảm
phát triển bền vững và bảo vệ môi trường sống cho hiện tại và thế hệ mai sau.
1.2.2. Các nghiên cứu trong nước
Trong những năm gần đây, Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều chính sách, quy
định pháp luật về công tác quy hoạch nhằm tổ chức lập và thực hiện quy hoạch tốt hơn,

nâng cao chất lượng quy hoạch, nâng cao tính hiệu quả và tính khả thi của các loại quy
hoạch. Tuy nhiên, xét một cách tổng quát, quá trình thực hiện công tác quy hoạch sử
dụng đất ở nước ta có thể phân theo các giai đoạn như sau:
* Giai đoạn từ 1930 đến trước năm 1960
Ở giai đoạn 1930 - 1945, quy hoạch sử dụng đất đai được tiến hành lẻ tẻ ở
một số đô thị, các khu mỏ khai thác tài nguyên khoáng sản, một số vùng đồn điền
như cao su, cà phê… theo yêu cầu về nội dung và phương pháp của người Pháp. Từ
năm 1946 đến 1954 là thời kỳ toàn quốc kháng chiến kiến quốc, thực hiện triệt để
khẩu hiệu “người cày có ruộng” (Hội nghị Trung ương lần thứ 5 tháng 11 năm
1953, Đảng ta đã thông qua Cương lĩnh ruộng đất; sau đó Quốc hội thông qua Luật
Cải cách ruộng đất ngày 04 tháng 12 năm 1953). Mục đích cải cách ruộng đất là
tiêu diệt chế độ phong kiến chiếm hữu ruộng đất, thực hiện người cày có ruộng, giải
phóng sức sản xuất ở nông thôn, phát triển sản xuất, đẩy mạnh kháng chiến. Phương
châm cải cách ruộng đất là đấu tranh một cách có kế hoạch, làm từng bước, có trật
tự, có lãnh đạo chặt chẽ. “Những ruộng đất tịch thu, trưng thu, trưng mua chia hẳn
cho nông dân, nông dân có quyền sở hữu ruộng đất đó, theo nguyên tắc xã làm đơn
vị, trên cơ sở nguyên canh, theo số lượng, chất lượng, vị trí gần hay xa của ruộng
đất, dùng cách điều chỉnh nhiều bù ít, tốt bù xấu, gần bù xa mà chia; cần chiếu cố
những nông dân trước đã cày trên những ruộng đất ấy”. Làm đầy đủ những nội
dung như vậy thì thực chất là đã tiến hành quy hoạch sử dụng đất đai mà cụ thể là
trong lĩnh vực nông nghiệp.
Ở Miền Nam có những đề án thiết lập quy hoạch sử dụng đất đai về xây dựng các
đồn điền, các khu công nghiệp nhỏ lẻ, các khu vực dân cư đô thị và nông thôn, các khu


10
vực bến xe, bến cảng phục vụ mục đích quân sự. “Một ví dụ về Quy hoạch sử dụng đất
đai phục vụ giáo dân khá tiêu biểu là đồ án Quy hoạch sử dụng đất đai khu vực xung
quanh Toà Thánh Tây Ninh tiến hành năm 1952” .[12]
Từ sau khi hoà bình lập lại, ở Miền Bắc thực hiện kế hoạch khôi phục kinh tế

sau chiến tranh, tập trung vào việc hoàn thành cải cách ruộng đất, tiếp đến là cải tạo
xã hội chủ nghĩa đối với nông nghiệp, thủ công nghiệp và công thương nghiệp tư
bản tư doanh; trong đó khâu chính là cải tạo và phát triển nông nghiệp. Trên toàn
Miền Bắc về căn bản đã giải quyết xong vấn đề người cày có ruộng và hình thành
quan hệ sản xuất mới ở nông thôn và chuẩn bị kế hoạch 5 năm lần thứ nhất với sự
giúp đỡ của các chuyên gia nước ngoài. Đây là thời kỳ quy hoạch sử dụng đất đai
mang tính tự phát, tự túc, khôi phục và kế thừa truyền thống cây trồng vật nuôi,
phong tục tập quán sinh hoạt cộng đồng với nhiều biểu hiện tính tập thể của chế độ
xã hội chủ nghĩa.
* Giai đoạn từ năm 1960 đến năm 1975
Đến cuối năm 1960, khi chuẩn bị xây dựng và công bố kế hoạch 5 năm lần
thứ nhất (1961 - 1965), cả nước đang bước vào thời kỳ hừng hực khí thế xây dựng
đất nước mà trước hết là phải đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp, sử dụng tốt quỹ đất
đai. Vì vậy, công tác quy hoạch phân vùng sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, đã
được đặt ra ngay từ những năm 1960 (chính xác là năm 1962), các bộ ngành chủ
quản, các tỉnh, huyện đã có những điều chỉnh về sử dụng đất cho các mục đích giao
thông, thuỷ lợi, xây dựng kho tàng, trại chăn nuôi, bến bãi, nhà xưởng… mang tính
chất bố trí sắp xếp lại. Việc sử dụng đất cũng chỉ mới được đề cập như một phần nội
dung lồng ghép vào các phương án phân vùng nông nghiệp, lâm nghiệp, các phương
án sản xuất hay công trình xây dựng cụ thể nào đó cho những mục đích đơn lẻ.
Trong bối cảnh cả nước trong thời kỳ chiến tranh cho tới khi giải phóng
Miền Nam thống nhất đất nước năm 1975, quy hoạch sử dụng đất đai chưa có điều
kiện tiến hành theo một nội dung, phương pháp, trình tự thống nhất trong phạm vi
một cấp vị lãnh thổ nào đó. Mặc dù vậy với tư cách là một phần nội dung của các
phương án phát triển sản xuất nông lâm nghiệp, quy hoạch sử dụng đất đai đã tạo ra
những cơ sở có tính khoa học cho việc tính toán các phương án sản xuất có lợi nhất.


11
Nó là một yêu cầu không thể thiếu được đối với các nhà quản lý sản xuất nông

nghiệp ngay cả ở cấp vị một Hợp tác xã sản xuất nông nghiệp trong thời kỳ này.[12]
* Giai đoạn từ năm 1975 đến trước khi có Luật Đất đai 1993
Giai đoạn 1975 - 1981 là thời kỳ triển khai hàng loạt các nhiệm vụ điều tra cơ
bản trên phạm vi cả nước. Vào cuối năm 1978, lần đầu tiên đã xây dựng được các
phương án phân vùng nông nghiệp, lâm nghiệp, công nghiệp chế biến nông lâm sản
của cả nước, của 7 vùng kinh tế và của tất cả 44 tỉnh, thành phố thuộc Trung ương
trình Chính phủ xem xét phê duyệt [12]. Trong các tài liệu này đều đã đề cập đến quy
hoạch sử dụng đất đai, coi đó như những căn cứ khoa học quan trọng để luận chứng
các phương án phát triển ngành. Cùng với lĩnh vực nông nghiệp, các khu cụm công
nghiệp, các khu đô thị, các khu đầu mối giao thông… cũng được nghiên cứu xem xét
để cải tạo và xây mới. Thực tế lúc bấy giờ cho thấy các thông tin, số liệu, tư liệu đo
đạc bản đồ phục vụ cho quản lý đất đai nói chung và cho quy hoạch sử dụng đất đai
nói riêng là vừa thiếu, vừa tản mạn lại vừa khập khiễng, làm cho độ tin cậy về quy
mô diện tích, vị trí cũng như tính chất đất đai tính toán trong các phương án này
không được bảo đảm. Rất nhiều phương án tính toán diện tích cây trồng chủ lực như
cao su, cà phê, chè, dứa, lạc, đay, đậu đỗ… trong cùng một địa bàn cụ thể có sự
chồng chéo, thiếu tính khả thi. Đây cũng là một trong những yếu tố thúc đẩy việc
thành lập Tổng cục Quản lý ruộng đất (Nghị quyết số 548/NQ/TVQH ngày
24/5/1979 của Uỷ Ban thường vụ Quốc hội về phê chuẩn việc thành lập Tổng cục
Quản lý ruộng đất, cơ quan trực thuộc Hội đồng Chính phủ; Nghị định số 404/CP
ngày 09/11/1979 của Hội đồng Chính phủ về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ
cấu tổ chức của Tổng cục Quản lý ruộng đất).
Trước áp lực về lương thực và hàng tiêu dùng, trong giai đoạn này Trung
ương Đảng và Chính phủ đã có những Nghị quyết, Chỉ thị, Quyết định quan trọng
nhằm “làm cho sản xuất bung ra” ví dụ như Quyết định tận dụng đất nông nghiệp
(9/1979); xoá bỏ tình trạng ngăn sông cấm chợ (10/1979); thông báo về “khoán” sản
xuất nông nghiệp sau Hội nghị nông nghiệp ở Đồ Sơn - Hải Phòng (1980). Đặc biệt
phải kể đến Chỉ thị số 100/TW ngày 13/01/1981 về cải tiến công tác khoán, mở rộng
khoán sản phẩm đến nhóm lao động và người lao động trong hợp tác xã nông nghiệp.



12
Thời kỳ này xuất hiện cụm từ “Quy hoạch Hợp tác xã” mà thực chất công tác này tập
trung vào quy hoạch đồng ruộng với nội dung chủ yếu của nó là quy hoạch sử dụng
đất đai.
Bước vào thời kỳ 1981 - 1986, Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ V (1982) đã
quyết định: “Xúc tiến công tác điều tra cơ bản, dự báo, lập Tổng sơ đồ phát triển và
phân bố lực lượng sản xuất, nghiên cứu chiến lược kinh tế xã hội, dự thảo kế hoạch
triển vọng để chuẩn bị tích cực cho kế hoạch 5 năm sau (1986 - 1990)”. Trong chương
trình lập Tổng sơ đồ phát triển và phân bố lực lượng sản xuất Việt Nam thời kỳ 1986 2000 này có 5 vấn đề bao gồm 32 đề tài cấp Nhà nước, trong đó có vấn đề về tài
nguyên thiên nhiên đều đặc biệt chú trọng đến vấn đề quy hoạch sử dụng đất đai; coi
đất đai vừa là nguồn lực sản xuất trực tiếp quan trọng như là vốn, lao động và vừa là
nguồn tài nguyên thiên nhiên quý giá.
Hơn nữa, cũng trong thời kỳ này, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 50 về
xây dựng quy hoạch tổng thể kinh tế - xã hội của 500 đơn vị hành chính cấp huyện,
đây được ví như là 500 “pháo đài” làm cho công tác quy hoạch sử dụng đất đai trên
phạm vi cả nước hết sức sôi động.
Như vậy, đây là giai đoạn có tính bước ngoặt về bố trí sắp xếp lại đất đai mà
thực chất là quy hoạch sử dụng đất đai. Điều này được phản ánh ở chỗ nội dung chủ
yếu của Tổng sơ đồ tập trung vào quy hoạch vùng chuyên môn hoá và các vùng sản
xuất trọng điểm của lĩnh vực nông nghiệp, các vùng trọng điểm của lĩnh vực công
nghiệp, xây dựng, giao thông, thuỷ lợi, cơ sở hạ tầng và đô thị.
Khi Luật đất đai năm 1987 ra đời (có hiệu lực thi hành từ tháng 01 năm 1988),
đánh dấu một bước mới nữa về quy hoạch sử dụng đất đai, vì nó được quy định rõ ở
Điều 9 và Điều 11, lúc này quy hoạch sử dụng đất đai có tính pháp lý và là một trong
những nội dung cơ bản của công tác quản lý nhà nước về đất đai. Trong thời gian từ
1988 đến 1990, Tổng cục Quản lý ruộng đất đã chỉ đạo một số địa phương lập quy
hoạch sử dụng đất cấp huyện, cấp xã theo quy định của Luật đất đai 1988. Số lượng
các quy hoạch này trên phạm vi cả nước chưa nhiều nhưng qua đó Tổng cục Quản lý
ruộng đất và các địa phương đã trao đổi, hội thảo và rút ra những vấn đề cơ bản về

nội dung và phương pháp quy hoạch sử dụng đất, làm cho quy hoạch sử dụng đất


13
không chỉ đơn thuần đáp ứng việc sử dụng đất đai mà trở thành một nội dung, đồng
thời là công cụ đắc lực cho công tác quản lý nhà nước về đất đai của các địa phương.
Tuy nhiên, đây lại là thời kỳ bắt đầu công cuộc đổi mới, cả nước vừa trải qua
một thời kỳ triển khai rầm rộ công tác quy hoạch nói chung và quy hoạch sử dụng
đất đai nói riêng, nhưng thực tế nền kinh tế đất nước ta đang đứng trước những khó
khăn lớn. Những thay đổi lớn ở Liên Xô (cũ) và các nước Đông Âu, cùng với nhiều
vấn đề trước mắt thường nhật phải giải quyết làm cho công tác quy hoạch sử dụng
đất đai lại rơi vào trầm lắng.
Thực tế đòi hỏi phải đổi mới nội dung, phương pháp cho phù hợp với yêu cầu của
quá trình chuyển dần sang nền kinh tế cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo
định hướng xã hội chủ nghĩa. Tổng cục Quản lý ruộng đất lần đầu tiên ban hành Thông
tư số 106/QHKH/RĐ ngày 15/4/1991 hướng dẫn về quy hoạch phân bổ đất đai chủ yếu
đối với cấp xã với những nội dung chính như sau:
- Xác định ranh giới về quản lý, sử dụng đất;
- Điều chỉnh một số trường hợp về quản lý và sử dụng đất;
- Phân định và xác định ranh giới những khu vực đặc biệt;
- Một số nội dung khác về chu chuyển 5 loại đất, mở rộng diện tích đất sản
xuất, chuẩn bị cho việc giao đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, xây dựng
các văn bản chính sách đất đai, kế hoạch sử dụng đất đai.
Với những thay đổi lớn về vai trò của Hợp tác xã sản xuất nông nghiệp, việc
quản lý sử dụng đất ở khu vực nông thôn nổi lên hết sức quan trọng. Căn cứ theo
Thông tư hướng dẫn có những tỉnh ở đồng bằng đã tiến hành lập quy hoạch sử dụng
đất đai cho hàng trăm xã (tới một nửa số xã trong toàn tỉnh). Tuy nhiên, do chưa có
quy hoạch từ trên xuống cũng như các tài liệu hướng dẫn về quy trình, định mức,
phương pháp, nội dung thống nhất nên các quy hoạch này bộc lộ nhiều hạn chế. Đại
đa số đều chỉ mới chú trọng tới việc giãn dân là chủ yếu. Vấn đề này có mặt được

nhưng có nhiều mặt không được vì phải cấp đất làm nhà ở với số lượng lớn mà chủ
yếu lấn vào đất ruộng, với những định mức sử dụng đất rất khác nhau, tạo nên nhiều
bất cập phải tiếp tục giải quyết sau này nhất là ở các khu vực ven đô thị.


14
* Giai đoạn từ khi có Luật Đất đai năm 1993 đến nay
Luật Đất đai năm 1993 ra đời, tạo được cơ sở pháp lý cho công tác quy hoạch
sử dụng đất đai tương đối đầy đủ hơn. Năm 1994, Tổng cục Địa chính được thành lập
và tới tháng 4 năm 1995, lần đầu tiên tổ chức được một Hội nghị tập huấn về công tác
Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai cho Giám đốc Sở Địa chính của tất cả các tỉnh,
thành phố trực thuộc Trung ương của cả nước tại Thành phố Hồ Chí Minh, từ ngày
03 - 08/04/1995. Sau hội nghị này công tác lập quy hoạch sử dụng đất đai được triển
khai mạnh mẽ và có bài bản hơn ở cả 4 cấp là: quốc gia, tỉnh, huyện, xã. Một số dự
án quy hoạch sử dụng đất đai vừa triển khai vừa rút kinh nghiệm thí điểm ở 10 tỉnh,
20 huyện đại diện cho các vùng của cả nước đã được Tổng cục Địa chính chỉ đạo và
tổ chức thực hiện. Riêng các huyện điểm đã được tổng kết rút kinh nghiệm kịp thời
tại Hội nghị Bắc Thái từ ngày 15 - 16/9/1995. Trên cơ sở đúc rút kinh nghiệm của
mấy chục năm trước đây, đặc biệt là thực tế công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng
đất đai thời kỳ này, Tổng cục Địa chính đã cho nghiên cứu, soạn thảo và ban hành
(tạm thời) Quyết định số 657/QĐ-ĐC ngày 28/10/1995 về quy trình, định mức và đơn
giá điều tra quy hoạch sử dụng đất đai áp dụng trong phạm vi cả nước. Từ đó các địa
phương có cơ sở để tổ chức triển khai thực hiện các dự án quy hoạch sử dụng đất đai
theo nội dung và quy trình tương đối thống nhất, đẩy nhanh tiến độ công tác lập quy
hoạch sử dụng đất đai .[12]
Với những kết quả khả quan thu được, báo cáo “Quy hoạch, kế hoạch sử dụng
đất đai cả nước đến năm 2010” đã được Chính phủ trình Quốc hội khoá IX tại kỳ họp
thứ 10 (15/10 - 12/11/1996) và kỳ họp thứ 11 (02/4 - 10/5/1997); Quốc hội đã ban
hành Nghị quyết số 01/1997/QH9 ngày 10/5/1997 thông qua kế hoạch sử dụng đất
đai đến năm 2000 của cả nước. Căn cứ Nghị quyết này, công tác quy hoạch sử dụng

đất đai tiếp tục được đẩy mạnh. Tiếp theo đó, trong các ngày từ 22 - 26/10/1998, tại
thành phố Đà Nẵng đã diễn ra Hội nghị Tập huấn về công tác quy hoạch, kế hoạch sử
dụng đất đai cả nước nhằm thúc đẩy công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai
nhanh, mạnh hơn nữa để đáp ứng yêu cầu nội dung, tiến độ đề ra theo các Nghị quyết
của Quốc hội. Tuy vậy cũng phải sau 7 năm, tức là phải đến năm 2004, tại kỳ họp thứ


15
5 Quốc hội khoá XI, Quốc hội mới ra Nghị quyết số 29/2004/QH11 thông qua quy
hoạch sử dụng đất đai cả nước đến năm 2010 và kế hoạch sử dụng đất đai đến năm
2005; Bộ Quốc phòng và Bộ Công an tiến hành công tác rà soát quy hoạch sử dụng
đất an ninh, quốc phòng và đã được Chính phủ phê duyệt.
Khi Luật Đất đai năm 2003 ra đời, nội dung, phương pháp, trình tự lập quy
hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai các cấp đã có những quy định cụ thể, rõ ràng và
mang tính pháp lý: Luật Đất đai năm 2003 quy định tại Mục II Chương II (gồm 10
Điều, từ Điều 21 đến Điều 30), Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của
Chính phủ về thi hành Luật Đất đai quy định tại Chương II (gồm 18 Điều, từ Điều 12
đến Điều 29); Thông tư số 30/2004/TT-BTNMT ngày 01/11/2004 của Bộ Tài nguyên
và Môi trường về việc hướng dẫn lập, điều chỉnh và thẩm định quy hoạch, kế hoạch
sử dụng đất đai; Quyết định số 04/2005/QĐ-BTNMT ngày 30/6/2005 của Bộ Tài
nguyên và Môi trường về ban hành quy trình lập và điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch
sử dụng đất. Ngoài ra, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã ban hành Định mức sử dụng
đất; Định mức, đơn giá điều tra, lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai các cấp.
Ngày 01/7/2014 Luật đất đai năm 2013 có hiệu lực thi hành, Thông tư số
29/2014/TT-BTNMT ngày 02 tháng 6 năm 2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường
Quy định chi tiết việc lập, điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất là cơ sở để
lập kế hoạch sử dụng đất năm 2016, điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020.
1.2.3. Các kết quả thực hiện quy hoạch sử dụng đất trên địa bàn tỉnh Cao Bằng
Thực hiện Nghị quyết số 18/2007/NQ-CP ngày 08 tháng 3 năm 2007 của Thủ
tướng Chính phủ về việc điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 và kế hoạch

sử dụng đất 5 năm (2006 - 2010) tỉnh Cao Bằng, UBND tỉnh đã triển khai việc thu hồi
đất, giao đất và chuyển mục đích sử dụng đất theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã
được phê duyệt. [6]
Kết quả thực hiện được các chỉ tiêu sử dụng đất đến năm 2010 như sau:
Đất nông nghiệp:


16
Bảng 1.1. Kết quả thực hiện các chỉ tiêu sử dụng đất nông nghiệp
Chỉ tiêu
Chính phủ
duyệt đến
năm 2010
(ha)

I ĐẤT NÔNG NGHIỆP

629.362

630.684

-1.322

99,79

1Đất sản xuất nông nghiệp

94.575

83.926


10.649

112,69

Đất trồng cây hàng năm

89.940

78.069

11.871

115,21

Trong đó: Đất trồng lúa

34.240

33.771

469

101,39

1

Đất trồng cây lâu năm

4.635


5.857

-1.222

79,14

2

Đất lâm nghiệp

534.319

546.052

-11.733

97,85

2

Đất rừng sản xuất

26.960

166.702

-139.742

16,17


2

Đất rừng phòng hộ

496.491

363.185

133.306

136,70

2

Đất rừng đặc dụng

10.869

16.165

-5.296

67,24

443

700

-257


63,25

S
TT

1
.1

.2

.1
.2
.3

So sánh, tăng (+)
giảm (-)
Số tuyệt
Số tương
đối
đối (%)
(+, -)

Hiện trạng
năm
2010
(ha)

Chỉ tiêu


3 Đất nuôi trồng thuỷ sản

4 Đất nông nghiệp khác
24
6
18
400,83
(nguồn: Báo cáo thuyết minh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế
hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu tỉnh Cao Bằng[6])
Năm 2010, diện tích đất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Cao Bằng có 629.362 ha
(trong đó có 94.575 ha đất sản xuất nông nghiệp, 534.319 đất lâm nghiệp, 443 ha đất
nuôi trồng thủy sản, 24 ha đất nông nghiệp khác). Diện tích đất nông nghiệp được
Chính phủ phê duyệt đến năm 2010 là 630.684 ha.
Như vậy kết quả thực hiện chỉ tiêu sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh
Cao Bằng đạt 99,79% (thấp hơn 1.322 ha so với chỉ tiêu được duyệt). Các chỉ tiêu về
đất trồng cây hàng năm, đất trồng lúa, đất rừng phòng hộ, đất nông ngihệp khác đều đạt
hoặc vượt kế hoạch đề ra. Ngoài ra còn có một số chỉ tiêu thực hiện chưa đạt kế hoạch
đề ra như đất trồng cây lâu năm (79,14%), đất rừng sản xuất (16,17%), đất rừng đặc
dụng (67,24%), đất nuôi trồng thủy sản (63,25%). Nguyên nhân thực hiện các chỉ tiêu


17
đất nông nghiệp như trên là do trong kỳ kế hoạch trước tỉnh đã thực hiện tốt công tác
khoanh định, bảo vệ rừng phòng hộ và phát triển mở rộng diện tích trồng cây hàng
năm, cây lâu năm có hiệu quả kinh tế cao đáp ứng được nhu cầu sản xuất, tiêu thụ hàng
hóa nông sản trong địa bàn tỉnh và các khu vực lân cận (có thể kể đến các mô hình
trồng mía xuất khẩu, thuốc lá, trúc, trồng lạc giống, ngô giống, trồng các loại cây ăn
quả có hiệu quả kinh tế cao…). Tuy nhiên trong kỳ kế hoạch việc tập trung phát triển
kinh tế nông nghiệp bị ảnh hưởng do khủng hoảng kinh tế thế giới vào năm 2008 đã
hạn chế việc mở rộng diện tích trồng cây lâu năm trên địa bàn tỉnh do nguồn vốn đầu tư

mở rộng sản xuất không còn được duy trì như kế hoạch.
*Đất sản xuất nông nghiệp:
Chỉ tiêu đất sản xuất nông nghiệp được Chính phủ duyệt là 83.926 ha, thực hiện
đến năm 2010 là 94.575 ha, đạt 112,69%, cao hơn 10.649 ha so với chỉ tiêu được
duyệt, trong đó:
+ Đất trồng lúa: chỉ tiêu được Chính phủ phê duyệt là 33.771 ha, thực hiện đến
năm 2010 là 34.240 ha (đạt 101,39%), cao hơn 469 ha so với chỉ tiêu được duyệt.
+ Chỉ tiêu thực hiện đất trồng cây lâu năm: chỉ tiêu được Chính phủ phê duyệt là
5.857 ha, thực hiện đến năm 2010 là 4.635 ha, đạt 79,14%, thấp hơn 1.222 ha so với
chỉ tiêu được duyệt.
Đất lâm nghiệp:
Chỉ tiêu đất lâm nghiệp được Chính phủ phê duyệt là 546.052 ha, thực hiện đến
năm 2010 là 534.319 ha, đạt 97,85%, thấp hơn 11.733 ha so với chỉ tiêu được duyệt,
bao gồm:
- Đất rừng sản xuất: chỉ tiêu được Chính phủ phê duyệt là 166.702 ha, thực hiện
đến năm 2010 là 26.960 ha, đạt 16,17%, thấp hơn 139.742 ha so với chỉ tiêu được duyệt.
- Đất rừng phòng hộ: chỉ tiêu được Chính phủ phê duyệt là 363.185 ha, thực
hiện đến năm 2010 là 496.491 ha, đạt 136,70%, cao hơn 133.306 ha so với chỉ tiêu
được duyệt.
- Đất rừng đặc dụng: chỉ tiêu được Chính phủ phê duyệt là 16.165 ha, thực hiện
đến năm 2010 là 10.869 ha, đạt 67,24%, thấp hơn 5.296 ha so với chỉ tiêu được duyệt.


×