Tải bản đầy đủ (.docx) (90 trang)

Nghiên cứu một số chỉ tiêu sinh trưởng, sinh sản của bò sữa HF và ảnh hưởng của cây ngô ủ chua đến năng suất, chất lượng sữa bò nuôi tại công ty cổ phần giống bò sữa huyện mộc châu, tỉnh sơn la

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.88 MB, 90 trang )

i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan rằng:
- Các kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực, khách quan và
chưa được sử dụng để bảo vệ bất cứ một học vị nào.
- Mọi sự giúp đỡ trong quá trình thực hiện nghiên cứu và viết luận văn đã
được cảm ơn. Tất cả các thông tin trích dẫn trong luận văn đã được ghi rõ nguồn
gốc.

Thái Nguyên, tháng 9 năm
2017
TÁC GIẢ

Nguyễn Văn Trung


ii

LỜI CẢM ƠN

Trong thời gian học tập, nghiên cứu khoa học và hoàn thành Luận văn này, tôi
đã nhận được sự quan tâm, chỉ bảo, hướng dẫn, giúp đỡ tận tình của các thầy
cô giáo, đồng nghiệp, bạn bè và sự động viên khích lệ của gia đình.
Nhân dịp này, tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Thầy giáo PGS.TS.
Trần Huê Viên đã trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo tôi hết sức tận tình trong suốt
quá trình nghiên cứu và hoàn thành Luận văn.
Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu, Phòng Đào tạo, Ban chủ nhiệm
khoa và các thầy cô giáo Khoa Chăn nuôi Thú y, Trường Đại học Nông Lâm Thái
Nguyên đã tạo điều kiện và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập.


Xin trân trọng cảm ơn Công ty cổ phần giống bò sữa Mộc Châu đã tạo điều
kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này. Xin trân trong cảm ơn các hộ
gia đình nuôi bò sữa thuộc Công ty đã giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện đề tài.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc về sự ủng hộ, động viên, giúp đỡ của gia
đình, bạn bè và đồng nghiệp trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hoàn
thành luận văn này.

Thái Nguyên, tháng 9 năm
2017
TÁC GIẢ

Nguyễn Văn Trung


3

MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU............................................................................................................. 1
1. Tính cấp thiết của đề tài........................................................................................ 1
2. Mục tiêu nghiên cứu.............................................................................................. 2
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài............................................................... 2
Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU......................................................................... 3
1.1. Cơ sở khoa học của đề tài................................................................................... 3
1.1.1. Cơ sơ khoa học của việc nghiên cứu sự sinh trưởng ở bò............................... 3
1.1.2. Sinh sản và các yếu tố ảnh hưởng đến sinh sản của bò................................... 8
1.1.3. Sức sản xuất sữa của bò và các yếu tố ảnh hưởng........................................ 10
1.1.4. Cơ sở khoa học của việc sử dụng thức ăn ủ chua.......................................... 12
1.2. Tình hình nghiên cứu ở trong và ngoài nước.................................................... 17
1.2.1. Tình hình nghiên cứu ở trong nước............................................................... 17

1.2.2. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài............................................................... 19
Chương 2. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU........22
2.1. Đối tượng nghiên cứu....................................................................................... 22
2.2. Địa điểm, thời gian nghiên cứu........................................................................ 22
2.2.1. Địa điểm nghiên cứu...................................................................................... 22
2.2.2. Thời gian nghiên cứu..................................................................................... 22
2.3. Nội dung nghiên cứu........................................................................................ 22
2.4. Các chỉ tiêu theo dõi và phương pháp xác định................................................ 22
2.4.1. Tình hình phát triển chăn nuôi bò sữa tại Mộc Châu..................................... 22
2.4.2. Một số chỉ tiêu sinh trưởng, chỉ tiêu sinh sản và tình hình mắc bệnh sinh
sản trên bò sữa HF nuôi tại CTCP giống bò sữa Mộc Châu............................23
2.4.3. Xác định hiệu quả sử dụng cây ngô ủ chua vào khẩu phần ăn của bò sữa....25
2.5. Phương pháp xử lý số liệu................................................................................ 27
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN............................................. 28
3.1. Tình hình phát triển chăn nuôi bò sữa ở Mộc Châu......................................... 28


3.1.1. Tình hình chung và lịch sử phát triển............................................................. 28
3.1.2. Số lượng, cơ cấu và quy mô đàn bò sữa tại Công ty cổ phần giống bò sữa
Mộc Châu...................................................................................................... 29
3.2. Kết quả nghiên cứu một số chỉ tiêu sinh trưởng và cấu tao thể hình của bò
sữa HF nuôi tại CTCP giống bò sữa Mộc Châu............................................... 34
3.2.1. Sinh trưởng của bò sữa HF nuôi tại Mộc Châu............................................. 34
3.2.2. Cấu tạo thể hình của bò HF............................................................................ 39
3.3. Kết quả nghiên cứu một số chỉ tiêu sinh sản của bò HF nuôi tại CTCP
giống bò sữa Mộc Châu................................................................................. 42
3.3.1. Một số chỉ tiêu sinh lý sinh sản của bò HF..................................................... 42
3.3.2. Một số chỉ tiêu về năng suất sinh sản............................................................ 44
3.4. Tình hình mắc một số bệnh sinh sản trên bò sữa nuôi tại Công ty...................46
3.5. Kết quả nghiên cứu hiệu quả của việc sử dụng cây ngô ủ chua trong khẩu

phần ăn của bò sữa....................................................................................... 48
3.5.1. Kết quả nghiên cứu thành phần dinh dưỡng của cỏ voi tươi và cây ngô
ủ chua........................................................................................................... 48
3.5.2. Ảnh hưởng của việc bổ sung cây ngô ủ chua vào khẩu phần đến năng
suất và chất lượng sữa bò............................................................................. 50
3.5.3. Sơ bộ hạch toán kinh tế................................................................................. 56
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ....................................................................................... 58
1. Kết luận................................................................................................................ 58
2. Đề nghị................................................................................................................ 59
TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................ 60
PHỤ LỤC ẢNH.................................................................................................... 69


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT

CTCP

: Công ty cổ phần

CSDT

: Chỉ số dài thân

CSKL

: Chỉ số khôi lượng

CSTM

: Chỉ số tròn mình


CV

: Cao vây

DTC

: Dài thân chéo

HF

: Holstein Friesian

THI

: Chỉ số nhiệt ẩm

VN

: Vòng ngực


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1. Sơ đồ bố trí thí nghiệm............................................................................ 26
Bảng 2.2. Khẩu phần ăn của bò lô đối chứng và thí nghiệm.................................... 26
Bảng 3.1. Số lượng và tỷ lệ bò sữa nuôi tại Công ty cổ phần giống bò sữa Mộc
Châu so với đàn bò sữa cả nước................................................................... 29
Bảng 3.2. Cơ cấu đàn bò sữa của CTCP giống bò sữa Mộc Châu qua các năm........31
Bảng 3.3. Quy mô chăn nuôi bò sữa của các hộ tại CTCP giống bò sữa Mộc Châu
...................................................................................................................... 33

Bảng 3.4. Khối lượng của bò HF ở các lứa tuổi (kg)................................................. 35
Bảng 3.5. Sinh trưởng tuyệt đối (g/con/ngày) và sinh trưởng tương đối (%) của
bò HF ở các giai đoạn tuổi (n = 50)................................................................ 37
Bảng 3.6. Kích thước một số chiều đo của bò ở các giai đoạn tuổi (cm).................39
Bảng 3.7. Một số chỉ số cấu tạo thể hình của bò HF ở các giai đoạn tuổi................41
Bảng 3.8. Các chỉ tiêu sinh lý sinh sản của bò HF nuôi tại CTCP giống bò sữa Mộc
Châu.............................................................................................................. 43
Bảng 3.9. Các chỉ tiêu sinh sản của bò sữa nuôi tại CTCP giống bò sữa Mộc Châu
...................................................................................................................... 44
Bảng 3.10. Tình hình mắc một số bệnh sinh sản của bò HF nuôi tại CTCP giống
bò sữa Mộc Châu (*)..................................................................................... 47
Bảng 3.11. Thành phần dinh dưỡng của cỏ voi tươi và cây ngô ủ chua...................49
Bảng 3.12. Ảnh hưởng của khẩu phần ăn có cây ngô ủ chua đến năng suất sữa
của bò............................................................................................................ 51
Bảng 3.13. Thành phần hóa học của sữa bò trước khi bổ sung cây ngô ủ chua và
khi bổ sung cây ngô ủ chua được 30 ngày..................................................... 53
Bảng 3.14. Chi phí thức ăn cho 1kg sữa trong thời gian thí nghiệm........................56


vii

DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 3.1. Biểu đồ về cơ cấu đàn bò sữa của CTCP giống bò sữa Mộc Châu
qua các năm (2014 - 2016)....................................................................... 31
Hình 3.2. Biểu đồ tỷ lệ các hộ nuôi bò sữa theo nhóm quy mô thuộc CTCP
giống bò sữa Mộc Châu............................................................................ 34
Hình 3.3. Đồ thị về khối lượng trung bình của bò HF qua các tháng tuổi................36
Hình 3.4. Đồ thị sinh trưởng tuyệt đối của bò HF từ SS - 18 tháng tuổi..................38
Hình 3.5. Biểu đồ sinh trưởng tương đối của bò HF qua các giai đoạn (từ SS
- 18 tháng tuổi)......................................................................................... 39

Hình 3.6. Biểu đồ về kích thước một số chiều đo của bò HF ở các giai đoạn
tuổi.................................................................................................................. 40
Hình 3.7. Đồ thị về năng suất sữa của bò................................................................ 52
Hình 3.8. Biểu đồ về một số thành phần hóa học có trong sữa bò..........................55


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Những năm gần đây, nhu cầu sử dụng sữa ngày càng cao không chỉ ở những
nước phát triển, mà ngay ở Việt Nam nhu cần sử dụng những nguồn sữa sạch
và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cũng đang là vấn đề được nhiều người đặc
biệt quan tâm.
Ở Việt Nam, chăn nuôi bò sữa phát triển chủ yếu ở một số tỉnh thành
như Sơn La, Lâm Đồng, Bình Dương, Long An, Hà Nội, Thành phố Hồ Chí
Minh.... Theo số liệu của Tổng cục thống kê (2016) [39] tính đến ngày 01/10/2016
cả nước ta có gần 5,5 triệu con bò, riêng bò sữa đạt 282.990 con tăng 2,9% so
với cùng kỳ năm 2014. Điều đó cho thấy chăn nuôi bò sữa đang phát triển mạnh
mẽ.
Hiện nay, ngoài việc nhập bò Holstein Friesian (HF) thuần, việc lai tạo bò
HF với bò lai Sind để tạo ra con lai có khả năng sản xuất sữa cũng rất được chú
trọng. Đến nay tỷ lệ bò sữa của nước ta là con lai hướng sữa phối tinh bò đực HF
với bò cái nội cải tiến có tỷ lệ máu khác nhau chiếm tỷ lệ cao.
Huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La là một trong những địa phương chú trọng việc
phát triển chăn nuôi bò sữa. Con bò sữa dần trở thành nguồn tài sản có giá trị
cao đối với người chăn nuôi tại đây. Chính việc chăn nuôi bò lấy sữa giúp người
dân có nguồn thu nhập cao, đảm bảo kinh tế của các hộ gia đình phát triển bền
vững và vươn lên làm giàu. Công ty cổ phần giống bò sữa Mộc Châu là một đơn vị
có nhiều năm gắn bó với việc chăn nuôi bò lấy sữa và cung cấp cho thị trường

toàn quốc. Công ty được thành lập từ năm 1958 đến nay đã phát triển không
ngừng và trở thành 1 trong 5 trọng điểm phát triển chăn nuôi bò sữa trên cả
nước. Hiện nay tổng đàn bò sữa của Công ty cổ phần giống bò sữa Mộc Châu lên
đến hơn 17 nghìn con là điều kiện để cung cấp nguồn sữa lớn cho thị trường cả
nước.
Chúng ta đều biết, trong chăn nuôi nói chung và chăn nuôi bò sữa nói
riêng thì cùng với yếu tố giống, thức ăn có vai trò hết sức quan trọng góp phần
quyết định thành công hay thất bại của kết quả chăn nuôi. Hiện nay, nguồn thức


2

ăn cho đàn bò sữa của Công ty cổ phần giống bò sữa Mộc Châu ngoài đồng cỏ
tự nhiên và cỏ


trồng, cây ngô đã và đang đóng vai trò hết sức quan trọng. Cây ngô ngoài sử dụng
cho bò làm thức ăn xanh trực tiếp còn được chế biến, dự trữ cho bò qua
phương thức ủ chua.
Với mong muốn có những đánh giá khách quan và cung cấp các thông tin
khoa học về đặc điểm sinh trưởng, sinh sản của đàn bò sữa HF nuôi tại Công ty cổ
phần giống bò sữa Mộc Châu cũng như ảnh hưởng của việc bổ sung cây ngô ủ chua
trong khẩu phần ăn đến năng suất và chất lượng sữa bò, chúng tôi tiến hành đề
tài: "Nghiên cứu một số chỉ tiêu sinh trưởng, sinh sản của bò sữa HF và ảnh
hưởng của cây ngô ủ chua đến năng suất, chất lượng sữa bò nuôi tại Công ty
cổ phần giống bò sữa huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La".
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Xác định được thực trạng chăn nuôi bò sữa tại Công ty cổ phần giống bò
sữa Mộc Châu - Sơn La.
- Đánh giá khả năng sinh trưởng và sinh sản của đàn bò sữa nuôi tại Công ty

cổ phần giống bò sữa Mộc Châu.
- Đánh giá ảnh hưởng của việc bổ sung cây ngô ủ chua trong khẩu phần ăn
đến năng suất và chất lượng sữa.
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
- Cung cấp thông tin khoa học về đặc điểm sinh trưởng, sinh sản của đàn
bò sữa nuôi tại Công ty cổ phần giống bò sữa Mộc Châu và ảnh hưởng của việc
bổ sung cây ngô ủ chua trong khẩu phần ăn đến năng suất và chất lượng sữa bò.
- Góp phần thúc đẩy phát triển chăn nuôi bò sữa tại Công ty cổ phần
giống bò sữa Mộc Châu, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La và các địa phương có đặc
điểm tương đồng.


Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1. Cơ sở khoa học của đề tài
1.1.1. Cơ sơ khoa học của việc nghiên cứu sự sinh trưởng ở bò
1.1.1.1. Khái niệm sinh trưởng
Sinh trưởng là một quá trình tích lũy các chất hữu cơ do đồng hóa và dị
hóa, là sự tăng kích thước các chiều cao, chiều dài, bề ngang, tăng khối lượng của
các bộ phận và toàn bộ cơ thể (Nguyễn Hải Quân và cs., 1995) [32].
Quá trình sinh trưởng của sinh vật bao gồm các quá trình phân chia của
tế bào nhằm làm tăng số lượng và kích thước của tế bào, tăng tích lũy vật chất
trong tế bào thông qua quá trình sinh tổng hợp protein.
Quá trình sinh trưởng gắn liền với quá trình phát triển của cơ thể. Đó là
sự hình thành các tổ chức, bộ phận mới và sự hoàn thiện tính chất và chức năng
của các bộ phận trong cơ thể, đó là sự phát triển toàn diện của cơ thể cả về hình
thái và chức năng trên cơ sở tính di truyền.
Sinh trưởng là tính trạng số lượng chịu ảnh hưởng lớn của các yếu tố di
truyền và môi trường bên ngoài. Do có sự tương tác giữa kiểu gen và ngoại cảnh

mà sinh trưởng mang tính quy luật, đảm bảo cho cơ thể phát triển đạt tỷ lệ hài
hoà và cân đối. Sinh trưởng và phát dục không tách rời nhau mà ảnh hưởng lẫn
nhau làm cho cơ thể con vật hoàn chỉnh, sinh trưởng có thể phát sinh từ phát dục
và ngược lại sinh trưởng tạo điều kiện cho phát dục tiếp tục hoàn chỉnh (dẫn
theo Nguyễn Thu Phương, 2009) [31].
1.1.1.2. Các quy luật của quá trình sinh trưởng
Quá trình sinh trưởng, phát triển của gia súc nói chung đều tuân theo
những quy luật nhất định, phổ biến là quy luật sinh trưởng theo giai đoạn, quy
luật sinh trưởng phát dục không đồng đều, quy luật sinh trưởng phát dục theo chu
kỳ.


* Quy luật sinh trưởng theo giai đoạn
Sự sinh trưởng theo giai đoạn được biểu hiện dưới nhiều hình thức
khác nhau. Thời gian của giai đoạn dài hay ngắn, số giai đoạn ít hay nhiều, sự
đột biến trong sinh trưởng của từng giống, từng cá thể trong phạm vi giống đó.
Hơn nữa, tính giai đoạn không phải là đặc trưng của cả cơ thể nói chung mà là
của từng bộ phận trong cơ thể. Theo quy luật này, sinh trưởng của gia súc được
chia thành hai giai đoạn rõ rệt đó là: Giai đoạn trong bào thai và giai đoạn ngoài
bào thai.
- Giai đoạn trong bào thai: Giai đoạn này được xác định từ khi trứng được
thụ tinh (tạo hợp tử) cho đến khi con vật được sinh ra ngoài. Trong giai đoạn này cả
hai quá trình sinh trưởng và phát dục đều rất mãnh liệt. Bào thai được nuôi
bằng dưỡng chất của mẹ thông qua hệ thống nhau thai. Thời kỳ này thai phát triển
mạnh, bình quân tăng từ 220 - 230g/ngày (thai trâu, bò).
Đối với các loài động vật khác nhau, giai đoạn trong bào thai cũng dài ngắn
khác nhau, nhưng quá trình sinh trưởng, phát dục của tất cả các gia súc đều phải
trải qua ba thời kỳ: Thời kỳ phôi, thời kỳ tiền phôi và thời kỳ thai nhi. Giai đoạn
trong thai giữ một vị trí quan trọng trong sự phát triển của cơ thể vì chính giai
đoạn này hình thành các cơ quan, hệ thống, xác định cơ chế thích ứng của cơ

thể với điều kiện ở giai đoạn sau. Vì vậy, việc chăm sóc, nuôi dưỡng tốt gia súc
mẹ trong giai đoạn này là cần thiết. Nó sẽ đem lại hiệu quả cao cho sức sinh sản
sau này.
- Giai đoạn ngoài thai: Bắt đầu từ lúc con vật được sinh ra cho đến lúc con
vật già và chết hay bị giết thịt. Ở giai đoạn này cơ thể vẫn tiếp tục quá trình sinh
trưởng phát dục của nó. Người ta chia giai đoạn này thành các thời kỳ sau: Thời kỳ
bú sữa, thời kỳ thành thục, thời kỳ trưởng thành và thời kỳ già cỗi.
Ở giai đoạn ngoài bào thai tốc độ sinh trưởng phát dục của cơ thể vẫn
rất mạnh, nhưng trong mỗi thời kỳ có những đặc thù riêng, chẳng hạn trong
thời kỳ mới đẻ và bú sữa các loại xương ngoại vi phát triển mạnh, do đó con vật
tăng về chiều cao. Nếu trong thời kỳ đầu khối lượng cơ thể tăng lên do sự phát


triển của mô, cơ và xương thì ở kỳ sau khi con vật trưởng thành cơ thể bắt đầu tích
lũy mỡ.


Ngoài ra, sự sinh trưởng của gia súc còn tuân theo quy luật sinh trưởng
phát dục không đồng đều và quy luật sinh trưởng, phát dục theo chu kỳ.
* Quy luật sinh trưởng, phát dục không đồng đều
Cơ thể gia súc không phải bất cứ lúc nào, hay lứa tuổi nào cũng phát triển
theo một quy luật, một sự cân đối từ đầu đến cuối. Sự sinh trưởng phát dục của
gia súc trên toàn bộ cơ thể hay ở từng cơ quan, bộ phận còn có sự thay đổi theo
tuổi. Sự thay đổi này cũng khác nhau về cường độ, tốc độ ở các lứa tuổi khác
nhau. Tính biệt trong sự phát triển đó cũng chính là quy luật phát triển không
đồng đều của gia súc và được biểu hiện ở nhiều mặt như: Sự không đồng đều về
tăng trọng: lúc gia súc còn nhỏ, khả năng tăng trọng ít nhưng sau đó tăng trọng
nhanh hơn, đến thời kỳ trưởng thành tăng trọng lại giảm đi, rồi ổn định. Cuối cùng
nếu được nuôi dưỡng tốt gia súc sẽ tích lũy mỡ (giai đoạn nuôi vỗ béo).
Tính không đồng đều còn thể hiện ở sự phát triển ở hệ thống xương qua

các lứa tuổi khác nhau, qua sự phát triển cá thể, khi ra khỏi cơ thể mẹ nhìn
chung gia súc phát triển mạnh chiều dài tiếp theo là chiều sâu, rộng. Sự phát
triển tuần tự chiều dài, sâu, rộng cũng tuân theo quy luật nhất định và ở từng
giai đoạn cũng có khác nhau.
Các bộ phận, tổ chức trong cơ thể cũng phát triển không đều. Sự hình thành
và phát triển của từng bộ phận còn phụ thuộc vào vị trí, chức năng và vai trò của
nó. Sự phát triển không đồng đều của các bộ phận cuối cùng dẫn đến sự phát
triển cân đối của cơ thể. Vì thế, nó khẳng định: Sự cân đối của cơ thể thay đổi theo
sự phát triển.
* Quy luật sinh trưởng phát dục theo chu kỳ
Tính chu kỳ trong quá trình sinh trưởng không phải là một hiện tượng lạ.
Qua nghiên cứu người ta thấy rằng, tính chu kỳ có ngay trong sự tăng sinh của tế
bào: Có thời kỳ phát triển mạnh, có thời kỳ yếu đi, sau đó có thời kỳ phát triển
mạnh lại. Sự lặp đi lặp lại đó một cách nhịp nhàng tạo nên một sự phát triển có
tính chu kỳ và có thể chu kỳ nối tiếp chu kỳ.
Trong chăn nuôi, việc hiểu rõ chu kỳ rất quan trọng, đặc biệt là các hiểu biết
về chu kỳ tính giúp người chăn nuôi lên kế hoạch thụ tinh cho gia súc, điều khiển
được thời gian đẻ, giảm và hạn chế được hiện tượng vô sinh cho gia súc...


1.1.1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng của bò
- Ảnh hưởng của di truyền
Về mặt sinh học, sinh trưởng được xem như là quá trình tích lũy các chất mà
quan trọng là protein. Tốc độ và cách thức sinh tổng hợp protein chính là tốc độ
và phương thức hoạt động của các gen điều khiển sự sinh trưởng của cơ thể.
Ragab (1953) tìm thấy tương quan di truyền cao giữa khối lượng mới sinh, khối
lượng khi cai sữa và khối lượng cuối cùng. Các giống khác nhau thì khả năng
sinh trưởng cũng khác nhau. Ở những giống bò thịt như Hereford, Santa
Gertrudis... có tốc độ sinh trưởng nhanh, đạt 1.000 - 1.200g/ngày, các giống kiêm
dụng như Red Sindhi, Brown Swiss khả năng tăng trưởng chỉ đạt 600 - 800g/ngày.

Theo Johansson và Korkman (1950), hệ số di truyền cơ dài lưng và thịt vùng
mông khá cao (h2 = 0,61) (dẫn theo Nguyễn Hải Quân và cs, 1995) [32].
- Ảnh hưởng của dinh dưỡng và mức độ nuôi dưỡng
Dinh dưỡng là yếu tố quan trọng nhất trong số các các yếu tố ngoại cảnh chi
phối sinh trưởng của bò sữa. Khi bò được cung cấp đầy đủ, cân đối về các chất
dinh dưỡng sẽ tăng trưởng nhanh, tiêu tốn thức ăn/1kg tăng trưởng giảm, và hệ
quả là ảnh hưởng tốt đến năng suất sữa sau này. Bò sữa có khối lượng lớn, cho
sữa nhiều thì nhu cầu dinh dưỡng nhiều hơn so với bò có khối lượng nhỏ, cho
sữa ít hoặc không cho sữa. Vì vậy khẩu phần thức ăn hợp lý và khoa học sẽ mang
lại hiệu quả kinh tế cao. Thức ăn có tác dụng rất lớn đối với sự phát triển của gia
súc. Cho gia súc ăn theo khẩu phần, theo giai đoạn, chế độ vận động thích hợp,
chuồng trại sạch đều thúc đẩy quá trình sinh trưởng phát dục của gia súc
(Nguyễn Hải Quân và cs, 1995) [32]. Các công trình nghiên cứu của nhiều tác giả
đều có nhận xét chế độ dinh dưỡng đã ảnh hưởng rất lớn đến sinh trưởng của
bò sữa: Vũ Văn Nội và cs. (2001) [28], Resendiz Juarez M E. và Bernal Santos M.
G. (1999) [68], Hoàng Thị Thiên Hương (2004) [17]...
Năng lượng và protein là yếu tố quan trọng giúp cho việc điều khiển tốc độ
tăng trưởng, tiêu tốn thức ăn... Các thí nghiệm nghiên cứu ảnh hưởng của


năng lượng, protein trong khẩu phần bò sữa của Schingoethe D. J. (1996) [71],
Vande


Haar M. J. và cs. (1999) [76], Radclif R. P. và cs. (1997) [66], (2000) [67]... đã
chứng minh điều đó.
Ngoài ra các chất dinh dưỡng khác trong khẩu phần như khoáng chất,
vitamin... đều ảnh hưởng tới khả năng sinh trưởng của bò sữa. Liên quan đến
việc đáp ứng các chất dinh dưỡng này, vấn đề phối hợp khẩu phần, thức ăn thô
xanh có ý nghĩa quan trọng.

- Chăm sóc nuôi dưỡng
Chăm sóc nuôi dưỡng tốt gia súc trong giai đoạn còn non sẽ có ảnh hưởng
tốt đến sinh trưởng và khả năng sản xuất sau này. Các yếu tố stress chủ yếu ảnh
hưởng xấu tới quá trình trao đổi chất và sức sản xuất gồm: thay đổi nhiệt độ
chuồng nuôi, tiểu khí hậu xấu, khẩu phần không hợp lý, chăm sóc nuôi dưỡng kém,
tiêm phòng...
Đinh Văn Cải và cs. (2004) [2] cho biết nhiệt độ môi trường ở các tỉnh nước
ta trung bình là 25 - 330C, ẩm độ môi trường trên 80%. Nếu so sánh với môi trường
ở Queensland thì nhiệt độ cao hơn 8 - 100C; ẩm độ cao gấp 1,5 - 2 lần, đây là yếu
tố bất lợi cho bò HF. Nhiệt độ môi trường thích hợp cho bò sữa được ghi nhận là
từ - 40C đến + 220C, bê con từ 100C đến 270C. Nhiệt độ tới hạn của môi trường đối
với bò HF là 270C, Jersey là 300C và của bò Brahman là 350C, vượt quá nhiệt độ này
sẽ có tác động xấu cho sự ổn định thân nhiệt. Ở phía Nam, khi trời nóng, nhiệt độ
môi trường 33 - 360C, vượt quá xa nhiệt độ thích hợp đối với bò sữa.
Bò sữa là động vật đẳng nhiệt, để duy trì được trạng thái ổn định bò
cần trạng thái cân bằng nhiệt độ với môi trường (Kadzere C. T. và Murphy M. R.,
2002) [61]. Do nhiệt độ và độ ẩm rất quan trọng đối với khả năng thích nghi của
bò ở các vùng khí hậu khác nhau nên người ta đã xây dựng chỉ số nhiệt ẩm (THI)
liên quan đến stress nhiệt của bò. Bò HF sẽ không bị stress nghiêm trọng nếu
THI < 72, bị stress nhẹ khi THI = 72 - 78, bị stress nặng khi THI = 79 - 88, bị
stress nghiêm trọng khi THI = 89 - 98 và sẽ bị chết khi THI > 98. Chỉ số THI còn
phản ánh rằng trong điều kiện độ ẩm càng cao, bò đòi hỏi phải được sống trong
điều kiện nhiệt độ thấp để không bị stress nhiệt. Đây là vấn đề khó khăn cho


phần lớn các vùng chăn nuôi bò sữa gốc ôn đới. Ở Việt Nam, các địa phương vùng
cao như Lâm Đồng, Mộc


Châu (Sơn La), Tuyên Quang có nhiệt độ bình quân dưới 220C và chỉ số nhiệt ẩm

thấp (THI < 72) vì vậy nguy cơ bị tác động trực tiếp của stress nhiệt là không lớn.
Tuy nhiên khả năng chống stress nhiệt thực tế con còn phụ thuộc vào chỉ số THI
từng tháng, từng ngày.
1.1.1.4. Một số chỉ tiêu và phương pháp đánh giá sinh trưởng ở bò
Để biết được khả năng sinh trưởng của vật nuôi người ta thường
dùng phương pháp cân và đo các chiều đo trên cơ thể vật nuôi. Thông qua các số
liệu cân, đo người ta xác định được tốc độ sinh trưởng của vật nuôi.
Để đánh giá khả năng sinh trưởng của vật nuôi người ta căn cứ vào các chỉ
tiêu sau:
- Sinh trưởng tích luỹ (sự thay đổi về khối lượng kích thước các bộ phận và
toàn bộ cơ thể vật nuôi theo thời gian).
- Sinh trưởng tuyệt đối (tăng khối lượng trong 1 đơn vị thời gian,
thường được tính bằng gam/ngày).
- Sinh trưởng tương đối (mức tăng, giảm khối lượng tính bằng %).
Việc đánh giá sự phát triển của vật nuôi qua xác định kích thước các chiều
đo cũng là một nội dung quan trọng, đặc biệt trong việc đánh giá con giống theo
hướng sản xuất của chúng.
1.1.2. Sinh sản và các yếu tố ảnh hưởng đến sinh sản của bò
1.1.2.1. Đặc điểm sinh sản của bò cái
- Sự thành thục tính dục
Khi cơ quan sinh dục của gia súc cái phát triển đến mức độ hoàn thiện,
buồng trứng có noãn bào chín, có trứng rụng và trứng có khả năng thụ thai, tử
cung cũng biến đổi theo và đủ điều kiện cho thai phát triển trong tử cung. Những
dấu hiệu động dục xuất hiện đối với gia súc ở tuổi như vậy gọi là thành thục về
tính. Trong thực tế, thành thục về tính thường đến sớm hơn thành thục về thể vóc
và phụ thuộc vào nhiều yếu tố như giống, ngoại cảnh, mức độ nuôi dưỡng. Trong


điều kiện nuôi dưỡng tốt thì sự sinh trưởng được thúc đẩy và thành thục về tính
sẽ đến sớm hơn. Bò sữa thành



thục tính dục khi đạt từ 30 - 40% khối lượng cơ thể lúc trưởng thành (Tăng Xuân
Lưu, 1999) [22].
- Tuổi phối giống lần đầu
Tuổi phối giống lần đầu phụ thuộc vào tuổi động dục lần đầu. Tuy nhiên,
không phải tương ứng với một tuổi động dục lần đầu sẽ có tuổi phối giống lần
đầu tương ứng. Thông thường người ta bỏ qua một vài chu kỳ động dục rồi
mới cho phối giống (theo Trần Hữu Hùng, 2012) [16].
- Tuổi đẻ lứa đầu
Tuổi đẻ lứa đầu có liên quan chặt chẽ tới tuổi phối giống lần đầu và kết quả
tỷ lệ thụ thai. Bò vàng Việt Nam đẻ lứa đầu từ 33 - 48 tháng tuổi. Bò sữa Hà Lan F2
(75% máu bò Hà Lan) 46 - 48 ± 1,84 tháng (Nguyễn Kim Ninh và cs, 1995) [25].
- Khoảng cách lứa đẻ
Khoảng cách lứa đẻ là thước đo khả năng sinh sản một cách rõ rệt của gia
súc. Khoảng cách lứa đẻ phụ thuộc vào chế độ chăm sóc nuôi dưỡng, đặc điểm
sinh vật của giống, thời gian động dục lại sau khi đẻ, kỹ thuật phối giống, vắt sữa và
cạn sữa..., gia súc càng mắn đẻ thì hệ số tái sản xuất (K1) càng cao (Tăng Xuân Lưu,
1999) [22], Lauhiuna (Liên xô cũ) đã đưa ra công thức tính hệ số tái sản xuất của bò
(K1):
K1

=

T
V–2

Trong đó:
T: Số bê do bò cái đẻ ra, V: tuổi bò cái (năm)
K1: Hệ số tái sản xuất của bò cái.

Sadal đưa ra chỉ tiêu đánh giá năng suất bò cái bằng khoảng cách lứa đẻ. Bò
có khoảng cách lứa đẻ K1 = 410 ngày là bò rất tốt, K1 = 411 - 460 ngày là tốt, K1 =
461 ngày trở lên là bò không tốt (Nguyễn Kim Ninh, 1995) [25].
Ở Việt Nam trong điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng chưa đầy đủ nên khoảng
cách giữa 2 lứa đẻ là 18 - 20 tháng (Nguyễn Văn Thưởng, 1995) [40]. Ở bò lai F1


(Holstein Friesian x lai Sind: 378 ngày (nuôi dưỡng tốt) và 424 ngày (nuôi dưỡng
kém) 540 ngày (Nguyễn Kim Ninh, 1995) [25].
1.1.3. Sức sản xuất sữa của bò và các yếu tố ảnh hưởng
1.1.3.1. Các chỉ tiêu đánh giá sức sản xuất sữa
- Sản lượng sữa: Là toàn bộ lượng sữa mà cơ thể bò mẹ tiết ra trong một
chu kỳ khai thác sữa
Người ta thường quy về sữa tiêu chuẩn để đánh giá khả năng sản xuất sữa
của bò. Sữa tiêu chuẩn là sữa có tỷ lệ mỡ sữa 4% và được tính theo công thức:
Sữa tiêu chuẩn = 0,4S + 15F
Trong đó:

S: sản lượng sữa thường

(kg)
F: sản lượng mỡ của sữa thường (kg)
- Chất lượng sữa: Được đánh giá thông qua các chỉ tiêu: Hàm lượng vật chất
khô, tỷ lệ mỡ sữa, protein, đường, khoáng ... trong sữa. Trong đó, tỷ lệ mỡ sữa
là chỉ tiêu chính.
1.1.3.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến sức sản xuất sữa
- Giống: Các giống khác nhau cho sức sản xuất sữa khác nhau. Các giống
chuyên dụng hướng sữa cho sức sản xuất cao nhất. Bò Hà Lan cho sản lượng sữa
trung bình từ 4000 - 5000kg/chu kỳ, tỷ lệ mỡ sữa: 3,2 - 3,8%; Các giống kiêm dụng
có sức sản xuất sữa thấp hơn: sản lượng sữa trung bình của bò Kostrom từ 3500

- 4500kg/chu kỳ, tỷ lệ mỡ sữa: 4,5 - 4,7%; Các giống bò chuyên thịt, lao tác,
khả năng sản xuất sữa thấp, chỉ đủ nuôi con (Nguyễn Văn Bình và Trần Văn
Tường, 2007 [1]).
Theo Nguyễn Văn Bình và Trần Văn Tường (2007) [1], hệ số di truyền của một
số tính trạng ở bò sữa như sau:
Các tính trạng

Hệ số di truyền (h2)

Sản lượng sữa

0,32 - 0,44

Tỷ lệ mỡ sữa

0,60 - 0,78

Tỷ lệ protein trong sữa

0.50 - 0,70


Tỷ lệ đường sữa

0,36

Khối lượng bò cái

0,37


Chi phí thức ăn

0,2 - 0,48

- Tuổi có thai lần đầu: Tuổi thành thục về tính thường đến sớm hơn
tuổi thành thục về thể vóc, do đó trong trường hợp phối giống qúa sớm sẽ kìm
hãm sự sinh trưởng của cơ thể và sự phát dục của tuyến sữa, các tuyến bào phát
triển kém, sức sản xuất thấp. Vì vậy, nên phối giống lần đầu cho bò vào 16 - 18
tháng tuổi khi khối lượng cơ thể đạt 65 - 70% khối lượng trưởng thành.
- Tuổi của bò cái: Bò cái hướng sữa cao nhất ở lứa đẻ 4 - 5 và ổn định trong 2
- 3 năm, sau đó lại giảm. Những bò cái thành thục sớm, sản lượng cao nhất vào
6 năm tuổi (chu kỳ sữa thứ 4), trong khi đó ở những bò cái thành thục muộn thì
sản lượng sữa cao nhất vào 8 - 9 năm tuổi (chu kỳ sữa thứ 5 - 6).
- Dinh dưỡng: Các nguyên liệu để hình thành sữa có nguồn gốc từ các chất
dinh dưỡng trong thức ăn, do đó mức độ dinh dưỡng có ảnh hưởng rõ rệt tới
sản lượng sữa.
- Khối lượng cơ thể: Trong cùng một giống những con có khối lượng cao hơn
thì năng suất sữa sẽ cao hơn.
- Ảnh hưởng của môi trường: Sức sản xuất của vật nuôi chịu ảnh hưởng
trực tiếp và gián tiếp của điều kiện môi trường như: nhiệt độ, ẩm độ, gió, bức
xạ mặt trời, lượng mưa... Những nhân tố này ảnh hưởng thông qua năng suất và
phẩm chất cây thức ăn và ảnh hưởng trực tiếp qua sự kích thích hệ thống thần
kinh - thể dịch và hệ thống enzym.
- Thời gian từ khi đẻ đến khi phối lại: Khi có thai sản lượng sữa của bò giảm
15 - 20% và giảm nhiều hơn khi chửa trên 5 tháng. Do đó, cần xác định thời gian
của một chu kỳ sữa, thời điểm phối giống lại cho bò hợp lý để đạt được chỉ số
ổn định về năng suất sữa.
- Kỹ thuật vắt sữa: Quá trình tổng hợp và phân tiết sữa chịu sự điều tiết
của thần kinh - thể dịch, do đó khi thời gian tiết sữa kéo dài, oxytoxyn kém hiệu
lực, vắt



sữa không đúng quy định thì sẽ ức chế quá trình tiết sữa, tăng tỷ lệ sữa sót. Số
lần vắt sữa/ngày cũng ảnh hưởng nhiều tới năng suất sữa.
- Bệnh tật: Những trâu bò mắc bệnh thường kém ăn, thể trạng yếu dẫn
đến khả năng tạo sữa kém.
1.1.4. Cơ sở khoa học của việc sử dụng thức ăn ủ chua
Trước kia, việc dự trữ thức ăn thô xanh truyền thống của người chăn nuôi
là phơi khô để dự trữ và bổ sung cho bò. Tuy nhiên, việc phơi khô phụ thuộc rất
nhiều vào thời tiết, đặc biệt vào mùa mưa làm cho tỷ lệ hao hụt nguồn thức ăn
này là rất lớn. Mặt khác, chăn nuôi bò đang phát triển theo hướng thâm canh quy
mô lớn hơn, đòi hỏi nguồn thức ăn thô, đặc biệt là những loại thức ăn ủ chua
nhiều hơn. Vì thế, ngoài cách phơi khô truyền thống như trước đây, việc chế biến,
dự trữ cây ngô theo hướng ủ chua là rất cần thiết.
Thức ăn ủ chua là loại thức ăn được tạo ra thông qua quá trình dự trữ các
loại thức ăn thô xanh dưới hình thức ủ chua. Nhờ ủ chua, người ta có thể bảo
quản thức ăn trong một thời gian dài.
Theo Vũ Duy Giảng (1997) [8]: Ủ xanh là một quá trình lên men, thông qua
đó để bảo quản thức ăn xanh trong thời gian dài mà giá trị dinh dưỡng của thức
ăn xanh này thay đổi ít. Ủ xanh là một quá trình đấu tranh sinh tồn giữa vi sinh vật
có lợi và vi sinh vật có hại.
1.1.4.1. Tác dụng của thức ăn ủ chua
- Thức ăn ủ chua, các chất dinh dưỡng ít bị tổn thất hơn các phương pháp
chế biến khác, thí dụ các loại cỏ đem phơi khô trong điều kiện bình thường, chất
dinh dưỡng bị tổn thất trên dưới 30%, nếu phơi trong điều kiện xấu thì tổn thất có
thể lên tới 40 - 50%. Nhưng nếu đem ủ chua đúng phương pháp thì chất dinh
dưỡng chỉ tổn thất không quá 10%, trong đó chất protit hầu như không bị hao
hụt gì, các loại vitamin cũng giữ được nhiều hơn so với phương pháp phơi khô.



- Thức ăn đem ủ chua có tỷ lệ tiêu hóa tương đối cao. Sau khi ủ, tuy một
số chất dễ hòa tan bị hao hụt nhưng những chất khó tiêu (như chất xơ), sau quá
trình lên men lại mềm ra hoặc chuyển sang trạng thái khác mà gia súc dễ hấp thu
hơn.
- Thức ăn ủ chua ngoài cung cấp năng lượng còn cung cấp cho gia súc
vitamin và khoáng chất.
- Thức ăn đem ủ chua có thể dự trữ được trong một thời gian tương đối
dài mà không sợ bị biến chất, ủ chua còn là phương pháp chủ yếu để dự trữ
thức ăn nhiều nước trong suốt mùa đông.
- Chế biến, dự trữ bằng phương pháp ủ chua rất ít bị phụ thuộc vào điều
kiện khí hậu nên có thể làm vào bất cứ mùa nào cũng được và tránh được những
tổn thất (có khi rất lớn) do điều kiện khí hậu gây ra. Phơi khô nếu bị mưa không
những chất dinh dưỡng bị mất nhiều mà còn có thể bị mốc hoặc lên men, thối,
hỏng.
- Ủ chua có thể tận dụng được rộng rãi các nguyên liệu thức ăn. Một số thức
ăn để nguyên hoặc phơi khô, gia súc không thích ăn hoặc ăn ít, nhưng nếu đem ủ
chua, những thức ăn này có thể mềm hơn, có mùi vị thơm ngon nên gia súc thích
ăn hơn.
- Thức ăn u chua có thể diệt trừ được sâu bệnh và nấm mốc.
- Về mặt kinh tế thì làm hầm hố ủ chua chi phí thấp hơn làm nhà kho. Dung
tích chứa thức ăn ủ chua nhỏ hơn dung tích chứa thức ăn phơi khô rất nhiều (2 2,5 lần): phơi khô 1m3 có khoảng 60kg vật chất khô, ủ chua 1m3 có khoảng 150 kg
vật chất khô.
1.1.4.2. Nguyên lý ủ chua
Thực chất của việc ủ chua là xếp chặt thức ăn tươi vào hầm hố ủ kín không
có không khí. Nhờ kết quả của tác dụng lên men vi sinh vật sản sinh các loại axit
hữu cơ chủ yếu là axit lactic. Chính những axit hữu cơ này là "thuốc bảo tồn" thức
ăn, vì với nồng độ nhất định nó có thể ngăn ngừa sự phân giải của thực vật do
tác dụng của vi sinh vật (Nguyễn Thị Liên, Nguyễn Quang Tuyên, 2000 [20]).



×