Tải bản đầy đủ (.doc) (28 trang)

MỘT số GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN lý NHÀ nước BẰNG PHÁP LUẬT ở địa PHƯƠNG cơ sở TRONG GIAI đoạn HIỆN NAY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (164.74 KB, 28 trang )

TRƯỜNG CHÍNH TRỊ NGUYỄN VĂN LINH TỈNH HƯNG YÊN

TIỂU LUẬN TỐT NGHIỆP
LỚP TRUNG CẤP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ - HÀNH CHÍNH
TẠI CHỨC K50 HUYỆN PHÙ CỪ
Khoá: 2014 - 2016
Đề tài:
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC BẰNG
PHÁP LUẬT Ở ĐỊA PHƯƠNG CƠ SỞ TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY

Người thực hiện:
Họ và tên:
Đơn vị:
Giảng viên hướng dẫn:
Họ và tên: Th.s Ngô Thị Hoà
Chức vụ: Trưởng khoa Nhà nước và pháp luật

Hưng Yên, tháng 03 năm 2016
1


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Chính quyền cấp xã (cấp cơ sở) có vai trò đặc biệt quan trọng trong hệ thống
chính trị của nước ta. Đổi mới, hoạt động của chính quyền cấp xã đang là một nhu
cầu cấp thiết, vì chất lượng hoạt động quản lý hành chính nhà nước của chính
quyền xã (phường, thị trấn) có tốt thì việc điều hành quản lý ở địa phương mới
hoàn thành nhiệm vụ mà Đảng và nhân dân giao phó; ngược lại, nếu hoạt động
không tốt nó sẽ nảy sinh gây mất ổn định về an ninh chính trị, kinh tế kém phát
triển, đời sống nhân dân sẽ gặp không ít khó khăn.
Trong những năm qua chính quyền cấp xã về cơ bản đã thể hiện được


quyền làm chủ của nhân dân, thực hiện tốt chức năng quản lý nhà nước, đang có
những cải cách căn bản về tổ chức theo tinh thần Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn
quốc lần thứ VII, VIII, IX, X, XI đặc biệt là Nghị quyết số 17-TW Hội nghị lần thứ
năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X ngày l tháng 8 năm 2007 về ''Đẩy
mạnh cải cách hành chính, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý bộ máy nhà nước''.
Về hoạt dộng của chính quyền cấp xã bước đầu đã đạt được những hiệu quả
nhất định về các lĩnh vực quản lý được giao. Điều này được phản ánh thông qua
những giải pháp mà Chính phủ tiến hành trong thời gian qua như: cải cách thủ tục
hành chính theo hướng xây dựng mô hình hành chính ''một cửa, một dấu''; công
khai các thủ tục hành chính xây dựng bộ thủ tục hành chính); mạnh dạn phân cấp
chức năng, nhiệm vụ cho cấp xã trong thực hiện các nhiệm vụ y tế, văn hóa, giáo
dục, thể thao, xây dựng,…Song, năng lực của đội ngũ cán bộ, công chức ở một số
chính quyền cấp xã có mặt chưa tương xứng với mức độ phân cấp thậm chí có một
số cán bộ, công chức tha hóa về đạo đức lối sống đẫn đến những quyết định hành
chính hoặc hành vi gây ảnh hướng xấu đến hiệu quả hoạt động quản lý nhà nước ở
địa phương.
Cùng với sự nghiệp phát triển đất nước sau hơn 20 năm đổi mới, xã Đại
Đồng, Văn Lâm, Hưng Yên đã phát huy được vai trò tiên phong là hạt nhân thúc
đẩy sự phát triển kinh tế xã hội của huyện, có tốc độ tăng trưởng kinh tế ngày một
thay đổi, đời sống nhân dân được cải thiện. Tuy nhiên, trong quá trình phát triển
kinh tế xã hội, chính quyền xã cũng còn tồn tại những mặt hạn chế, bất cập trong tổ
chức và hoạt động gây ảnh hưởng đến sự phát triển của huyện và sự phát triển
chung của tỉnh Hưng Yên.
Với những lí do trên, tôi lựa chọn đề tài "Giải pháp nâng cao hiệu lực quản
lý nhà nước của chính quyền cơ sở xã Phan Sào Nam" để nghiên cứu nhằm tìm

2


ra những giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả quản lý hành chính của chính

quyền cấp xã.
2. Cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài
2.1 Cơ sở lý luận:
Đề tài này được thực hiện dựa trên cơ sở lý luận của Đảng và Nhà nước ta
về công tác quản lý quản lý nhà nước của chính quyền cơ sở
2.2 Cơ sở thực tiễn:
Dựa trên thực trạng việc thực hiện quản lý nhà nước của chính quyền cơ sở
xã Phan Sào Nam, huyện Phù Cừ, tỉnh Hưng Yên.
3. Tình hình nghiên cứu đề tài
- Quản lý nhà nước chính là hoạt động thực thi quyền lực nhà nước do các
cơ quan quản lý nhà nước tiến hành đối với tất cả mọi cá nhân và tổ chức trong xã
hội, trên tất cả các mặt của đời sống xã hội bằng cách sử dụng quyền lực nhà nước
có tính cưỡng chế đơn phương nhằm mục tiêu phục vụ lợi ích chung của cả cộng
đồng, duy trì ổn định, an ninh trật tự và thúc đẩy xã hội phát triển theo một định
hướng thống nhất của nhà nước. Về lĩnh vực quản lý nhà nước của chính quyền cơ
sở có nhiều công trình của nhiều tác giả nghiên cứu về vấn đề này.
- Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu trên thực tế chỉ đề cập đến vấn đề lý
luận, ít có công trình nào đề cặp đến việc thực hiện quản lý nhà nước của chính
quyền một xã cụ thể nào đó. Chính vì vậy, tôi lựa chọn nghiên cứu đề tài này nhằm
đóng góp những vấn đề lý luận và thực tiễn sâu sắc.
4. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi nội dung: Với khuôn khổ tiểu luận, tác giả chỉ chỉ đi sâu nghiên cứu
việc thực hiện quản lý nhà nước của chính quyền cơ sở
- Phạm vi không gian: Xã Phan Sào Nam, huyện Phù Cừ, tỉnh Hưng Yên.
- Phạm vi thời gian: Năm 2011 - 2015
5. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng phương pháp khảo sát, điều tra, đánh giá thực trạng theo quan
điểm khách quan, lịch sử cụ thể để chứng minh, lý giải và trên cơ sở nghiên cứu
các báo cáo, các bảng số liệu thống kê về tình hình tổ chức và hoạt động của chính
quyền xã cũng như các báo cáo về tình hình kinh tế xã hội của xã.

6. Kết cấu của tiểu luận
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, mục lục và danh mục tài liệu tham khảo,
nội dung của tiểu luận được chia thành 3 phần:
3


I. Cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn về quản lý nhà nước của chính quyền cơ
sở xã Phan Sào Nam
II. Thực trạng hiệu lực quản lý nhà nước của chính quyền cơ sở xã Phan
Sào Nam
III. Một số giải pháp, kiến nghị, đề xuất nhằm nâng cao hiệu lực quản lý
nhà nước của chính quyền cơ sở xã Phan Sào Nam

4


PHẦN NỘI DUNG
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ NHÀ
NƯỚC CỦA CHÍNH QUYỀN CƠ SỞ HIỆN NAY.
1. Cơ sở lý luận về quản lý nhà nước của chính quyền cơ sở.
1.1.Khái niệm quản lý, quản lý nhà nước và khái niệm quản lý hành
chính nhà nước.
1.1.1 Khái niệm quản lý
Quản lý là sự tác động có định hướng và tổ chức của chủ thể quản lý lên
đối tượng quản lý bằng các phương thức nhất định để đạt tới những mục tiêu nhất
định. Mục tiêu này có thể do các thành viên trong tổ chức tự thống nhất với nhau,
cũng có thể do người đứng đầu tổ chức xây dựng và giao cho tổ chức thực hiện.
Nhưng cũng có những tổ chức được hình thành để thực hiện những mục tiêu được
xác định trước. Khi đó, bản thân tổ chức không thể tự mình làm thay đổi mục tiêu.
1.1.2. Khái niệm quản lý nhà nước

Quản lý nhà nước chính là hoạt động thực thi quyền lực nhà nước do các
cơ quan quản lý nhà nước tiến hành đối với tất cả mọi cá nhân và tổ chức trong xã
hội, trên tất cả các mặt của đời sống xã hội bằng cách sử dụng quyền lực nhà nước
có tính cưỡng chế đơn phương nhằm mục tiêu phục vụ lợi ích chung của cả cộng
đồng, duy trì ổn định, an ninh trật tự và thúc đẩy xã hội phát triển theo một định
hướng thống nhất của nhà nước.
1.1.3. Quản lý hành chính nhà nước
Có thể hiểu quản lý hành chính nhà nước là „sự tác động có tổ chức và điều
chỉnh bằng quyền lực nhà nước đối với các quá trình xã hội và hành vi hoạt động
của công dân, do các cơ quan trong hệ thống hành pháp từ trung ương đến cơ sở
tiến hành để thực hiện những chức năng và nhiệm vụ của nhà nước, phát triển các
mối quan hệ xã hội, duy trì trật tự, an ninh, thoả mãn các nhu cầu hợp pháp của các
công dân“.1 Như vậy, đây là hoạt động quan trọng, chủ yếu và phổ biến nhất trong
hoạt động thực thi quyền lực nhà nước vì bộ máy hành chính nhà nước được trao
quyền trực tiếp điều hành các hành vi của mọi cá nhân và tổ chức trong xã hội,
định hướng cho xã hội phát triển.
-Hoạt động quản lý hành chính nhà nước do hệ thống cơ quan hành chính
nhà nước từ trung ương tới địa phương tiến hành. Nền hành chính ở mỗi nước khác
nhau được tổ chức khác nhau phụ thuộc vào yếu tố chính trị, trình độ phát triển,
truyền thống và nhiều yếu tố khác.
1

Sđd, tr. 18.
5


1.2. Vai trò của quản lý hành chính nhà nước đối với sự phát triển của
xã hội
- Hoạt động quản lý hành chính nhà nước có vai trò đặc biệt quan trọng
trong sự phát triển của xã hội. Vai trò này được thể hiện trên một số mặt cơ bản:

- Hành chính nhà nước góp phần quan trọng trong việc hiện thực hoá các
mục tiêu, ý tưởng, chủ trương, đường lối chính trị trong xã hội. Vai trò này thể hiện
thông qua chức năng chấp hành và điều hành của các cơ quan hành chính nhà
nước.
- Hành chính nhà nước giữ vai trò định hướng, dẫn dắt sự phát triển kinh tế
- xã hội thông qua hệ thống pháp luật và chính sách của nhà nước.
- Hành chính nhà nước giữ vai trò điều hành xã hội, điều chỉnh các mối
quan hệ xã hội theo những định hướng thống nhất.
- Hành chính nhà nước giữ vai trò hỗ trợ, kích thích phát triển, duy trì và
thúc đẩy sự phát triển của xã hội: củng cố và phát triển hệ thống hạ tầng cơ sở, can
thiệp vào sự phát triển xã hội qua hệ thống chính sách.
- Ngoài ra, hành chính nhà nước còn giữ vai trò trọng tài, giải quyết các
mâu thuẫn ở tầm vĩ mô.
1.3.Tổ chức và hoạt động quản lý nhà nước của chính quyền cơ sở.
1.3.1.Tổ chức và hoạt động của Hội đồng nhân dân xã.
* Tổ chức HĐND xã
Theo quy định tại Luật Bầu cử đại biểu HĐND và Luật Tổ chức HĐND và
UBND năm 2003, HĐND xã được bầu ra theo nhiệm kỳ 5 năm theo nguyên tắc
phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín. Mọi tổ chức và hoạt động của
HĐND cấp xã thực hiện theo nguyên tắc tập trung dân chủ.
Khác với HĐND cấp huyện và cấp tỉnh, HĐND xã không thành lập các
Ban của HĐND mà chỉ có Chủ tịch HĐND, Phó Chủ tịch HĐND và Thường trực
HĐND. Thường trực HĐND do HĐND cùng cấp bầu ra. Theo quy định tại điều 52
Luật Tổ chức HĐND và UBND, thành viên của Thường trực HĐND không thể
đồng thời là thành viên của UBND cùng cấp. Đối với cấp xã, quy định này có
nghĩa là Chủ tịch, Phó Chủ tịch HĐND xã không thể đồng thời là Chủ tịch, Phó
Chủ tịch hay thành viên của UBND xã.
Kết quả bầu Chủ tịch, Phó Chủ tịch HĐND xã phải được HĐND huyện
trực tiếp quản lý phê chuẩn.
*. Phương thức hoạt động của HĐND xã

6


- HĐND xã giống như các cơ quan nhà nước khác được tổ chức và hoạt
động theo nguyên tắc tập trung dân chủ. Các phương thức hoạt động chủ yếu của
HĐND xã bao gồm:
- Hoạt động của tập thể HĐND xã qua các kỳ họp HĐND (thường lệ hoặc
bất thường): Đây là hình thức hoạt động chủ yếu, quan trọng nhất để thực hiện các
chức năng của HĐND xã. Thông qua kỳ họp, ý chí, nguyện vọng của người dân
trên địa bàn được chuyển thành quyết định của cơ quan nhà nước, quyền giám sát
của nhân dân đối với hoạt động của nhà nước được thực hiện. Việc bầu các chức
danh của HĐND và UBND được tiến hành trong kỳ họp thứ nhất của HĐND;
trong các kỳ họp thường lệ, HĐND quyết định kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội
của xã, quyết định phê chuẩn, điều chỉnh ngân sách xã theo quy định của pháp luật
và quyết định những vấn đề khác thuộc phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình;
xem xét báo cáo của HĐND, Thường trực HĐND và UBND cùng cấp; thực hiện
chất vấn đối với Chủ tịch, Phó Chủ tịch HĐND, Chủ tịch, Phó Chủ tịch và các
thành viên khác của UBND xã...
- Hoạt động của Thường trực HĐND xã (gồm Chủ tịch và Phó Chủ tịch
HĐND): Do HĐND chỉ tiến hành họp theo định kỳ (và bất thường theo quy định)
nên cần có một bộ phận hoạt động thường xuyên, điều phối hoạt động của HĐND,
đó chính là Thường trực HĐND. Thường trực HĐND xã có các nhiệm vụ:
1. Triệu tập và chủ tọa các kỳ họp của HĐND; phối hợp với UBND trong
việc chuẩn bị kỳ họp của HĐND;
2. Đôn đốc, kiểm tra UBND xã và các cơ quan nhà nước khác ở địa
phương thực hiện các nghị quyết của HĐND;
3. Giám sát việc thi hành pháp luật tại địa phương;
4. Giữ mối liên hệ với đại biểu HĐND; tổng hợp chất vấn của đại biểu
HĐND để báo cáo HĐND;
5. Tiếp dân, đôn đốc, kiểm tra và xem xét tình hình giải quyết kiến nghị,

khiếu nại, tố cáo của công dân; tổng hợp ý kiến, nguyện vọng của nhân dân để báo
cáo tại kỳ họp của HĐND;
6. Trình HĐND bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do HĐND
bầu theo đề nghị của Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp hoặc của ít nhất
một phần ba tổng số đại biểu HĐND;
7. Phối hợp với UBND quyết định việc đưa ra HĐND hoặc đưa ra cử tri
bãi nhiệm đại biểu HĐND theo đề nghị của Ban thường trực Uỷ ban Mặt trận Tổ
quốc Việt Nam;
7


8. Báo cáo về hoạt động của HĐND xã lên HĐND và UBND huyện;
9. Giữ mối liên hệ và phối hợp công tác với Ban thường trực Uỷ ban Mặt
trận Tổ quốc Việt Nam; mỗi năm hai lần thông báo cho Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc
Việt Nam cùng cấp về hoạt động của HĐND.
- Hoạt động của đại biểu HĐND: tuyên truyền, vận động nhân dân thực
hiện chính sách, pháp luật và tham gia vào việc quản lý nhà nước: tham dự các kỳ
họp, phiên họp của HĐND, tham gia thảo luận và biểu quyết các vấn đề thuộc
nhiệm vụ, quyền hạn của HĐND, chất vấn, tiếp xúc cử tri, tiếp nhận và chuyển đơn
thư khiếu nại, tố cáo và theo dõi việc giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo...
1.3.2.Tổ chức và hoạt động của Ủy ban nhân dân xã.
*. Tổ chức UBND xã
Theo quy định tại điều 119 Luật Tổ chức HĐND và UBND, UBND xã do
HĐND xã bầu ra và gồm Chủ tịch, Phó Chủ tịch và Uỷ viên. Chủ tịch UBND phải
được bầu ra trong số đại biểu HĐND nhưng các thành viên khác của UBND không
nhất thiết phải là thành viên của UBND. Hoạt động của UBND xã theo nhiệm kỳ
của HĐND cấp xã và kéo dài 5 năm.
Kết quả bầu các thành viên của UBND xã phải được Chủ tịch UBND cấp
trên trực tiếp là cấp huyện phê chuẩn. Nếu giữa nhiệm kỳ bị khuyết Chủ tịch
UBND thì Chủ tịch HĐND xã sẽ giới thiệu ứng cử viên để HĐND bầu. Trong

trường hợp này, người được bầu không nhất thiết phải là thành viên của HĐND.
Theo quy định tại điều 122 Luật Tổ chức HĐND và UBND, số lượng thành
viên của UBND các cấp được quy định cụ thể :
- UBND cấp xã có từ 3 đến 5 thành viên.
- Số lượng Phó Chủ tịch UBND và thành viên UBND mỗi cấp do Chính
phủ quy định.
Để cụ thể hoá quy định này, Chính phủ đã ban hành Nghị định
107/2004/NĐ-CP ngày 02 tháng 4 năm 2004, trong đó xác định :
*.Phương thức quản lý của UBND xã
Giống như các cơ quan Nhà nước khác, UBND xã được tổ chức và hoạt
động theo nguyên tắc tập trung dân chủ. Điều 3 Luật Tổ chức HĐND và UBND
quy định : HĐND và UBND thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình theo Hiến
pháp, luật và văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên ; phát huy quyền làm chủ của
nhân dân, tăng cường pháp chế XHCN, ngăn ngừa và chống các biểu hiện quan

8


liêu, hách dịch, cửa quyền, tham nhũng, lãng phí, vô trách nhiệm và các biểu hiện
tiêu cực khác của cán bộ, công chức và trong bộ máy chính quyền địa phương.
UBND xã là cơ quan nhà nước thẩm quyền chung, do đó hoạt động theo
nguyên tắc kết hợp chế độ lãnh đạo tập thể với trách nhiệm cá nhân của người
đứng đầu UBND là Chủ tịch UBND xã. Các quyết định thuộc thẩm quyền của tập
thể UBND phải được thông qua theo hình thức biểu quyết và phải có ít nhất quá
nửa tổng số thành viên UBND tán thành. Trong trường hợp số phiếu ngang nhau
thì quyết định theo ý kiến của Chủ tịch UBND.
Theo quy định tại điều 124 Luật Tổ chức HĐND và UBND, UBND phải
thảo luận tập thể và quyết định theo đa số các vấn đề sau:
- Chương trình làm việc của UBND;
- Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, dự toán ngân sách, quyết toán ngân

sách hàng năm và quỹ dự trữ của địa phương trình HĐND quyết định;
- Kế hoạch đầu tư, xây dựng các công trình trọng điểm ở địa phương trình
HĐND quyết định;
- Kế hoạch huy động nhân lực, tài chính để giải quyết các vấn đề cấp bách
của địa phương trình HĐND quyết định;
- Các biện pháp thực hiện nghị quyết của HĐND về kinh tế- xã hội; thông
qua báo cáo của UBND trước khi trình HĐND;
- Đề án thành lập mới, sát nhập, giải thể các cơ quan chuyên môn thuộc
UBND và việc thành lập mới, nhập, chia, điều chỉnh địa giới hành chính ở địa
phương.
1.4.Các điều kiện tiến hành hoạt động quản lý nhà nước của chính
quyền cơ sở.
1.4.1. Các điều kiện về thể chế hành chính
Thể chế hành chính có thể hiểu là hệ thống các quy định xác lập hành lang
pháp lý cho việc tổ chức và hoạt động của bộ máy hành chính. Thể chế hành chính
đóng vai trò quan trọng giúp bộ máy hành chính thực hiện các mục tiêu của mình.
Hoạt động của các cơ quan nhà nước nói chung và của chính quyền cơ sở nói riêng
chỉ có thể tiến hành tốt nếu có một hệ thống hành lang pháp lý chặt chẽ quy định
về tổ chức và hoạt động của các cơ quan này. Thể chế hành chính nhà nước đối với
chính quyền cơ sở bao gồm:
- Các quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của HĐND, UBND cấp
xã và các vị trí lãnh đạo, chuyên môn nghiệp vụ ở cấp xã.
9


- Các quy định về tổ chức và hoạt động của bộ máy chính quyền xã.
- Hệ thống quy định về đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã.
- Hệ thống quy định giải quyết tranh chấp hành chính, thực hiện quyền
khiếu nại, tố cáo của công dân thuộc cấp xã theo quy định của pháp luật.
- Các quy định về hệ thống thủ tục hành chính được giải quyết ở cấp xã.

Những quy định trên đây là cơ sở pháp lý để tiến hành các hoạt động quản
lý của chính quyền cơ sở. Thể chế hành chính càng rõ ràng, cụ thể thì cấu trúc bộ
máy chính quyền càng rõ ràng, chức năng, nhiệm vụ không bị chồng chéo; nhân sự
cho bộ máy được bảo đảm về số lượng và chất lượng cũng như các hoạt động được
chuẩn hoá. Điều đó mang lại hiệu lực và hiệu quả cao cho hoạt động của bộ máy
chính quyền.
1.4.2. Điều kiện về nhân sự
Con người là yếu tố quan trọng của bất kỳ tổ chức nào. Mọi hoạt động của
tổ chức có đạt tới hiệu lực và hiệu quả hay không phụ thuộc phần lớn vào năng lực,
phẩm chất và tinh thần làm việc của đội ngũ nhân sự. Để đảm bảo hiệu lực và hiệu
quả hoạt động quản lý của chính quyền cơ sở nói chung, UBND xã nói riêng, cần
phải đảm bảo chất lượng của đội ngũ cán bộ, công chức cơ sở.
Nghị quyết 17-NQ/TW ngày 18 tháng 3 năm 2002 của Hội nghị lần thứ 5
Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá IX về „Đổi mới và nâng cao chất lượng hệ
thống chính trị ở cơ sở xã, phường, thị trấn“ đã xác định rõ hệ thống chính trị ở cơ
sở có cán bộ chuyên trách và cán bộ không chuyên trách. Việc công chức hoá đội
ngũ nhân sự trong bộ máy chính quyền cấp xã theo Pháp lệnh cán bộ, công chức
sửa đổi năm 2003 phần nào phản ánh tầm quan trọng của đội ngũ những người làm
việc trong bộ máy chính quyền cơ sở. Theo quy định của Pháp lệnh này, cán bộ,
công chức cấp xã là những người do bầu cử để đảm nhiệm chức vụ theo nhiệm kỳ
trong Thường trực HĐND, UBND cấp xã; Bí thư, Phó Bí thư đảng uỷ; người đứng
đầu tổ chức chính trị - xã hội ở cấp xã; những người được tuyển dụng, giao giữ
một chức danh chuyên môn nghiệp vụ thuộc UBND cấp xã. Cụ thể hoá các đối
tượng này, các Nghị định 114/2003/NĐ-CP và 121/203/NĐ-CP đã phân chia cán
bộ, công chức cấp xã thành:
- Cán bộ chuyên trách cấp xã gồm những người do bầu cử để đảm nhiệm
chức vụ theo nhiệm kỳ, cụ thể là Bí thư, Phó Bí thư đảng uỷ, Thường trực đảng uỷ
(nơi không có Phó Bí thư chuyên trách công tác Đảng), Bí thư, Phó Bí thư chi bộ
(nơi chưa thành lập đảng uỷ cấp xã); Chủ tịch và Phó Chủ tịch HĐND xã; Chủ
tịch, Phó Chủ tịch UBND Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc; Bí thư Đoàn Thanh niên

10


Cộng sản Hồ Chí Minh; Chủ tịch Hội liên hiệp Phụ nữ Việt Nam; Chủ tịch Hội
Nông dân và Chủ tịch Hội Cựu chiến binh.
- Công chức cấp xã là những người được tuyển dụng, giao giữ một chức
danh chuyên môn nghiệp vụ thuộc UBND cấp xã, cụ thể là Trưởng Công an (nơi
chưa bố trí lực lượng công an chính quy); Chỉ huy trưởng quân sự; công chức Văn
phòng- Thống kê; Công chức Địa chính - Xây dựng; Công chức Tài chính - Kế
toán; Công chức Tư pháp - Hộ tịch và Công chức Văn hoá - Xã hội;
- Cán bộ không chuyên trách gồm Trưởng Ban tổ chức đảng; Chủ nhiệm
Uỷ ban kiểm tra đảng; Trưởng Ban tuyên giáo và 01 cán bộ Văn phòng đảng uỷ;
Phó trưởng Công an xã (nơi chưa có lực lượng công an chính quy); Phó Chỉ huy
trưởng quân sự; Cán bộ kế hoạch - giao thông - thuỷ lợi - nông, lâm, ngư nghiệp,
diêm nghiệp; cán bộ lao động - thương binh và xã hội; cán bộ dân số -gia đình và
trẻ em; Thủ quỹ - văn thư - lưu trữ; cán bộ phụ trách đài truyền thanh; cán bộ quản
lý nhà văn hoá; Phó Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể cấp xã; Chủ tịch
Hội người cao tuổi và Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ Việt Nam.
- Ngoài ra, còn có cán bộ không chuyên trách ở thôn và tổ dân phố, gồm:
Bí thư Chi bộ, Trưởng thôn/Tổ trưởng tổ dân phố; Công an viên ở thôn.
Về số lượng, các xã được bố trí khoảng từ 17 đến 25 cán bộ chuyên trách
và công chức tuỳ theo vị trí địa lý và dân số từng vùng.
1.4.3. Các điều kiện về nguồn tài chính
Tài chính công là phạm trù gắn liền với thu nhập và chi tiêu của nhà nước.
Nguồn tài chính công vừa là nguồn lực để giúp nhà nước thực hiện các chức năng
của mình, vừa là công cụ quan trọng giúp nhà nước định hướng cho xã hội phát
triển theo đúng yêu cầu của nhà nước.
Ngân sách xã là bộ phận cấu thành của hệ thống ngân sách nhà nước. Các
khoản thu và chi của ngân sách xã đều được quy định cụ thể trong Luật Ngân sách
nhà nước và các văn bản pháp luật khác có liên quan. Nguồn thu của cấp xã được

hình thành chủ yếu từ 3 nguồn:
- Các khoản thu được để lại cấp xã 100%
- Các khoản thu nộp lên cấp trên nhưng xã được giữ lại một số % nhất
định.
- Thu từ sự điều tiết bổ sung từ ngân sách huyện.
Các khoản chi từ ngân sách xã bao gồm:

11


- Chi thường xuyên (như chi phí quản lý của bộ máy chính quyền, chi cho
các hoạt động văn hoá, xã hội, thể dục thể thao,...)
- Chi đầu tư phát triển, chủ yếu là chi phát triển kết cấu hạ tầng cơ sở.
Bảo đảm nguồn thu và chi theo đúng quy định, đảm bảo tính hiệu quả của
các hoạt động thu - chi ngân sách là một trong những điều kiện cơ bản để tăng
cường hiệu lực và hiệu quả của hoạt động của chính quyền cơ sở.
1.4.4. Các điều kiện vật chất - kỹ thuật
Để tiến hành hoạt động quản lý xã hội, các cơ quan nhà nước nói chung và
chính quyền cơ sở nói riêng cần được đảm bảo các trang thiết bị vật chất- kỹ thuật.
Các thiết bị này góp phần không nhỏ vào việc nâng cao hiệu lực và hiệu quả hoạt
động của cơ quan nhà nước.
Các điều kiện vật chất cần thiết cho hoạt động của chính quyền cấp xã gồm
công sở (trụ sở làm việc của bộ máy chính quyền xã), công sản (trang thiết bị máy
móc kỹ thuật, văn phòng phẩm,...) và nguồn tài chính công.
Để đảm bảo cho hoạt động của chính quyền cơ sở có hiệu quả, cần quan
tâm tới việc bảo đảm trụ sở làm việc kiên cố cũng như trang thiết bị tối thiểu phục
vụ công việc.
Bảo đảm chính quyền cấp xã đều có trụ sở và phương tiện làm việc đáp
ứng yêu cầu của nhiệm vụ quản lý là một trong những nội dung chủ yếu của
Chương trình hành động hiện đại hoá hành chính nhà nước mà Đảng và Nhà nước

ta đặt ra trong giai đoạn hiện nay
2- Cơ sở thực tiễn
Sinh thời chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: “cấp xã là cấp gần dân nhất, là
nền tảng của hành chính, cấp xã làm được việc thì mọi công việc đều xong xuôi”.
Chúng ta đều biết ngày 18/3/2002 BCHTW khoá IX đã ra nghị quyết số 17
về đổi mới và nâng cao chất lượng hệ thống chính trị ở cơ sở xã, phường, thị trấn.
Nghị quyết nêu rõ: “Để đổi mới và nâng cao chất lượng hệ thống chính trị ở cơ
sở, cần tập trung giải quyết mấy vấn đề cơ bản và bức xúc sau”:
Một là: cần xác định rõ chức năng, nhiệm vụ của từng tổ chức trong hệ
thống chính trị, đồng thời xây dựng mối quan hệ đoàn kết phối hợp giữa các tổ chức
dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ, chi bộ cơ sở đổi mới nội dung và phương thức hoạt động
hướng vào phục vụ dân, sát với dân và được dân tin cậy.
Hai là: thực hành dân chủ thực sự trong nội bộ các tổ chức của hệ thống
chính trị ở cơ sở theo nguyên tắc tập trung dân chủ và phát huy quyền làm chủ của
12


dân trên cơ sở thực hiện quyền dân chủ trực tiếp, phát huy dân chủ đại diện, quy
định cụ thể việc thực hiện quyền của dân, giám sát tổ chức và cán bộ ở cơ sở và
thay thế người không đủ tín nhiệm. Phát huy quyền dân chủ phải đi liền với củng
cố và nâng cao kỷ luật, kỷ cương theo pháp luật.
Ba là: xây dựng đội ngũ cán bộ ở cơ sở có năng lực tổ chức và vận động
nhân dân thực hiện đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước, công tâm, thạo
việc, tận tuỵ với dân, biết phát huy sức dân, không tham nhũng, không ức hiếp dân,
trẻ hoá đội ngũ, chăm lo công tác đào tạo, bồi dưỡng, giải quyết hợp lý và đồng bộ
chính sách đối với cán bộ cơ sở.
Trên thực tế, trong những năm qua chính quyền cơ sở của cả nước nói
chung, của Tỉnh Hưng Yên và xã Đại Đồng nói riêng đã đóng góp vai trò đáng kể
trong việc phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng đất nước tiến lên chủ nghĩa xã hội.
Nhiều địa phương trong cả nước, người dân có mức sống ổn định, đời sống ngày

càng đựơc nâng lên về mọi mặt. Chính quyền địa phương đã tạo được niềm tin ở
nơi dân. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tích đã đạt được, không ít địa phương
chính quyền còn quan liêu, hách dịch, cửa quyền ảnh hưởng đến hiệu lực và hiệu
quả hoạt động của bộ máy hành chính. Chính vì vậy, Trong tiến trình công nghiệp
hoá, hiện đại hoá đất nước, nhất là trong điều kiện chúng ta xây dựng nhà nước
pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân và vì dân thì vấn đề đổi mới và năng
cao hiệu lực quản lý nhà nước của chính quyền cơ sở là một việc làm cấp bách và
có tầm chiến lược lâu dài.
II. THỰC TRẠNG HIỆU LỰC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC CỦA CHÍNH
QUYỀN CƠ SỞ XÃ PHAN SÀO NAM
1. Đặc điểm tình hình địa phương
Xã Phan Sào Nam, nằm ở phiá Bắc của Huyện Phù Cừ có diện tích tự nhiên
là 643.4 ha.
+ Phía Đông giáp xã Trần Cao
+ Phía Nam giáp xã Minh Hoàng, Đoàn Đào
+ Phía Bắc giáp xã Minh Tân
+ Phía Tây giáp xã Hạ lễ, Tiền Phong- Huyện Ân Thi.
Toàn xã có 4 thôn, tổng 1.875 hộ gia đình với 5.986 nhân khẩu. Dân cư ở
tương đối tập trung, trong đó lao động trong độ tuổi là 4.483 người, lao động nông
nghiệp 2.473 người.
Trên toàn xã có 19,5km đường nhựa, đường bê tông, trong đó có một tuyến
đường 386 do Huyện quản lý chạy dọc phía đông của xã dài gần 3km và có 2,75
km đường bê tông do xã quản lý, còn lại là các tuyến đường của thôn, xóm; đã tạo
13


thuận lợi cho các loại xe cơ giới đi lại, phục vụ sản xuất, sinh hoạt của nhân dân và
là yếu tố rất quan trọng cho sự phỏt triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Đảng bộ xã có 378 đảng viên sinh hoạt tại 15 chi bộ, 3 năm liền Đảng bộ đạt
tiêu chuẩn tổ chức cơ sở đảng trong sạch vững mạnh. Chính quyền nhiều năm liền

hoàn thành tốt nhiệm vụ và đạt đơn vị trong sạch vững mạnh.
Từ những đặc điểm trên có thể rút ra những mặt thuận lợi và hạn chế sau:
- Thuận lợi:
Điều kiện tự nhiên thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp; Đảng bộ có số
lượng đảng viên đông, có truyền thống đoàn kết; hệ thống chính trị vững mạnh là
điều kiện tốt để phát huy hiệu lực quản lý nhà nước, góp phần phát triển kinh tế- xã
hội địa phương.
- Khó khăn:
Kết cấu hạ tầng giao thông còn thấp kém, vị trí địa lý không thuận lợi để~
phát triển thương mại - dịch vụ, khó khăn cho việc phát triển kinh tế của địa
phương.
2. Thực trạng về hiệu lực quản lý nhà nước của chính quyền cơ sở xã
Phan Sào Nam
2.1- Thực trạng việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Hội
đồng nhân dân và UBND xã
2.1.1 Chấp hành nghiêm chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của
Nhà nước và các chỉ thị, nghị quyết của cấp trên. Thực hiện quản lý nhà nước theo
pháp luật.
a. Đối với Hội đồng nhân dân cấp xã
* Kết quả đạt được
- Thực hiện đầy đủ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của HĐND theo Luật
Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;
- Xây dựng và thực hiện tốt quy chế hoạt động của HĐND ban hành kèm
theo Nghị quyết số 753/2005/NQ-UBTVQH11 ngày 02/4/2005 của Uỷ ban
Thường vụ Quốc hội;
- Thực hiện Nghị quyết số: 35/2012/QH13 ngày 21/11/2012 của Quốc hội
“Về việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do
Quốc hội, Hội đồng nhân dân bầu hoặc phê chuẩn”. HĐND xã Phan Sào Nam khóa
XVIII đã tổ chức 2 lần, lần thứ nhất: Tại kỳ họp thứ năm ngày 22/7/2013,
HĐND xã đã tiến hành thực hiện quy trình “Lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín

nhiệm đối với 5 người giữ chức vụ do Hội đồng nhân dân xã bầu” gồm Chủ tịch,
14


Phó chủ tịch HĐND- UBND và Uỷ viên UBND xã, kết quả cụ thể như sau: Người
đạt số phiếu tín nhiệm cao là: 65.5%, tín nhiệm là 25%, tín nhiệm thấp là: 10%.
Lần thứ 2: Tại kỳ họp thứ tám ngày 16/01/2015 HĐND xã đã tiến hành thực
hiện quy trình “Lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với 5 người giữ chức
vụ do Hội đồng nhân dân xã bầu” gồm Chủ tịch, Phó chủ tịch HĐND- UBND và
Uỷ viên UBND xã, kết quả cụ thể như sau: Người đạt số phiếu tín nhiệm cao là:
70%, người đạt số phiếu tín nhiệm là 23%, người đạt số phiếu tín nhiệm thấp là: 7
%.
Thông qua kết quả “Lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với 5
người giữ chức vụ do Hội đồng nhân dân xã bầu” đã thể hiện sự minh bạch,
công khai dân chủ và tinh thần, ý thức trách nhiệm của từng chức danh cán bộ lãnh
đạo, quản lý. Qua đó giúp cho mỗi cán bộ tiếp tục cố gắng nỗ lực phấn đấu, kịp
thời khắc phục những mặt còn tồn tại, hạn chế để hoàn thành tốt nhiệm vụ được
phân công, góp phần nâng cao chất lượng hoạt động của HĐND xã và tinh thần,
thái độ phục vụ nhân dân ngày càng tốt hơn.
- Thực hiện cơ bản chức năng giám sát của HĐND, các kết luận sau khi
giám sát được thực hiện nghiêm. Đổi mới hoạt động của HĐND trong việc tiếp xúc
cử tri, lắng nghe ý kiến của cử tri, đề xuất để tổng hợp các ý kiến báo cáo với lãnh
đạo để nghiên cứu và giải trình các ý kiến đề xuất của cử tri, nâng cao chất lượng
các kỳ họp.
Tổ chức được 10 cuộc tiếp xúc cử tri, có 1.150 lượt cử chi tham dự Hội nghị
Tổ chức 10 kỳ họp theo luật định.
Ra được 46 nghị quyết phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội của
địa phương.
Tổ chức 28 cuộc giám sát trên các lĩnh vực như: Quản lý đất đai, thực hiện
quy chế làm việc của cán bộ, công chức, vệ sinh môi trường...

Các năm đánh giá HĐND xã đã hoàn thành xuất sắc chức trách nhiệm vụ.
* Hạn chế
Hoạt động của HĐND nói chung, hoạt động giám sát của HĐND còn hình
thức.
b. Đối với UBND cấp xã
* Kết quả đạt được
- Thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của UBND theo Luật Tổ
chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;
- Xây dựng và thực hiện tốt Quy chế làm việc, điều hành các công việc có kế
hoạch cụ thể, phù hợp với tình hình địa phương đảm bảo có hiệu lực, hiệu quả;
- UBND xã đã ban hành 714 văn bản, trong đó có 441 Quyết định, 25 Công
văn, 05 Chỉ thị... để chỉ đạo quản lý nhà nước trên địa bàn xã theo pháp luật.
15


- Thực hiện tốt chế độ thanh tra, kiểm tra. Giải quyết 100% vụ việc tranh
chấp dân sự theo thẩm quyền, đúng luật, không để tranh chấp mất đoàn kết mâu
thuẫn kéo dài.
- Quản lý tốt hồ sơ, bản đồ và mốc địa giới hành chính theo quy định của
pháp luật; kịp thời giải quyết mọi tranh chấp đất đai trong nhân dân và tranh chấp
đất đai có liên quan đến đường địa giới hành chính các cấp trên tuyến địa giới
thuộc địa phương mình quản lý. Lập đồ án quy hoạch sử dụng đất thời kỳ 20112020, từng bước hoàn thành các quy hoạch chi tiết theo hướng dẫn, công khai rõ
ràng quy hoạch, cắm mốc chỉ giới thực hiện quy hoạch theo quy định.
2. 1.2. Kết quả thực hiện nhiệm vụ.
a- Kết quả đạt được
*Thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế.
- Hàng năm xã đều hoàn thành các chỉ tiêu kinh tế được UBND cấp trên
giao và Nghị quyết của HĐND cùng cấp đề ra, cụ thể:
+ Có mức tăng trưởng kinh tế bình quân là 14,1%,
+ Tổng thu nhập xã hội năm 2011 là 84 tỷ 320 triệu đồng, năm 2015 là 143

tỷ 070 triệu đồng, tăng 58 tỷ 750 triệu đồng.
+ Tổng thu ngân sách năm 2016 là 8 tỷ 519 triệu 505 ngàn 365 đồng đạt
146 % dự toán
+ Cơ cấu kinh tế NN- CNXD- TMDV giảm dần tỷ trọng Nông nghiệp còn
(53-21-26)%
+ Bình quân thu nhập đầu người tăng từ 14.790.000 đồng năm 2011 nên
25.400.000 đồng/người/năm 2015, tăng 10.610.000 đồng so với năm 2011.
+ Năng suất lúa bình quân hàng năm đạt 120 tạ/ha.
+ Tỷ lệ số người trong độ tuổi lao động được tạo việc làm có hiệu quả kinh
tế, năm sau cao hơn năm trước.
- Xây dựng cơ cấu kinh tế hợp lý phù hợp với tình hình thực tế của địa
phương, đem lại hiệu quả kinh tế cao nhất là các mô hình trang trại hoạt động có
hiệu quả.
- Về thực hiện chỉ tiêu kế hoạch thu, chi ngân sách được UBND cấp huyện
giao, hàng năm đều đạt và vượt chỉ tiêu, trong đó thu trên địa bàn là 2 tỷ 394 triệu
177 ngàn đồng.
- Thực hiện quản lý tài chính thu, chi ngân sách đúng quy định của Nhà
nước. Quản lý và sử dụng đúng mục đích, có hiệu quả các nguồn vốn từ quỹ của
dân đóng góp, các dự án, các chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông
thôn mới giai đoạn 2011-2015 xã quyết tâm thực hiện hoàn thành đường giao
thông và các trục đường ngõ xóm và các trục đường đồng, kênh mương hóa.
16


- Thực hiện chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, đẩy mạnh thâm canh
tăng năng suất; kinh tế trang trại, kinh tế hộ gia đình. Tiểu thủ công nghiệp, làng
nghề truyền thống, nghề phụ phát triển: Các nội dung thực hiện đạt và vượt các chỉ
tiêu theo Nghị quyết HĐND, chỉ tiêu kế hoạch của địa phương đề ra.
- Nâng cao giá trị sản xuất, thu nhập trên 1 ha canh tác tăng từ 101 triệu
đồng năm 2011 nên 110 triệu đồng năm 2015

- Thực hiện tốt công tác quy hoạch, xây dựng cơ sở hạ tầng KT- XH theo
tiêu chí xây dựng nông thôn mới tỉnh Hưng Yên (Nghị quyết 02-NQ/TU ngày
10/5/2011 của Tỉnh uỷ), giai đoạn 2011- 2020 (điện, đường, trường, trạm, chợ,
kênh mương…) theo phương châm nhà nước và nhân dân cùng làm, đến nay đã
hoàn thành 16/19 tiêu chí xây dựng nông thôn mới.
* Thực hiện nhiệm vụ văn hoá- xã hội.
Tích cực tuyên truyền chủ chương chính sách của Đảng và pháp luật của
Nhà nước và thông tin hoạt động kinh tế - xã hội trên địa bàn xã.
Công tác xây dựng nếp sống văn minh gia đình văn hóa được triển khai
thường xuyên. Đến nay xã có 90% gia đình đạt danh hiệu gia đình văn hóa, có 3/4
thôn được công nhận làng văn hóa sau 3 năm.
Thực hiện tốt công tác giảm nghèo, tỷ lệ hộ nghèo của xã giảm còn 3,3%,
cận nghèo còn 3,0% năm 2015.
Trường THCS và trường Tiểu học được xây dựng kiên cố cao tầng, Trường
THCS đã đạt chuẩn Quốc gia, trường Tiểu học phấn đấu đạt chuẩn vào năm học
2016 - 2017. Xã đạt phổ cập giáo dục trung học cơ sở; tỷ lệ học sinh tốt nghiệp
trung học cơ sở được tiếp tục học trung học (phổ thông, bổ túc, học nghề) đạt 99%
Cuối năm các trường Mầm non, Tiểu học, Trung học cơ sở được ngành dọc cấp
trên xếp loại tiên tiến xuất sắc.
Tỷ lệ phát triển dân số tự nhiên năm 2015 là 0,65%, kế hoạch dưới 0,8%,
thấp hơn mức bình quân chung của huyện, tỷ lệ sinh con thứ 3 giảm.
Xã có 1853 hộ gia đình sử dụng nước sạch, đạt 100% số hộ, 1820 hộ có nhà
vệ sinh theo tiêu chuẩn quy định,đạt 98% số hộ, không để tử vong do bệnh dịch
gây ra.
Số người tham gia các hình thức bảo hiểm y tế là 5425 người đạt 92% , trạm
y tế đạt chuẩn Quốc gia giai đoạn 1, công tác y tế xếp loại khá, duy trì 24/24, chủ
động trong tổ chức phòng chống dịch bệnh
Thực hiện tốt công tác vệ sinh môi trường, xã đã xây dựng 6 điểm thu gom
rác thải, 4/4 thôn đều có tổ thu gom rác thải ở địa phương, đảm bảo vệ sinh môi
trường chung.

Phong trào văn hoá-văn nghệ, thể dục thể thao hoạt động tốt; thực hiện cơ
bản các quy định của Nhà nước, của tỉnh về nếp sống văn minh trong việc cưới, lễ
17


hội, lễ tang, thực hành tiết kiệm chống xa hoa lãng phí. Các nghĩa trang nhân dân
được xây dựng theo quy hoạch phù hợp với quy hoạch sử dụng đất; 100% số thôn
xây dựng và thực hiện tốt quy ước, hương ước, làng văn hoá. 100% số làng được
công nhận và giữ vững danh hiệu làng văn hoá, 90% hộ gia đình được công nhận
là gia đình văn hoá.
Thực hiện tốt chính sách ưu đãi, chăm sóc thương binh, bệnh binh, gia đình
liệt sỹ, những người và gia đình có công với nước, các đối tượng bảo trợ xã hội và
các hoạt động nhân đạo, từ thiện. Công tác “Đến ơn đáp nghĩa, uỗng nước nhớ
nguồn “ và công tác bảo trợ các đối tượng xã hội được các cấp các ngành thường
xuyên quan tâm đảm bảo an sinh xã hội nhất là ngày thương binh liệt sỹ 27/7 và tết
nguyên đán xã tổ chức đến thăm hổi và tặng quà các gia đình chính sách.
*Thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh
Thường xuyên làm tốt công tác tuyên truyền, giáo dục nhân dân thi hành
đúng pháp luật, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội; quản lý chặt chẽ
hộ tịch, hộ khẩu, giải quyết kịp thời những mâu thuẫn từ cơ sở.
Tham gia huấn luyện binh chủng cho lực lượng dự bị dộng viên, thanh niên
nhập ngũ đạt 100% chỉ tiêu trên giao.
Không có trọng án xảy ra tại địa phương, kiềm chế được sự gia tăng tội
phạm và tệ nạn xã hội, tai nạn giao thông;
Công tác quốc phòng an ninh đạt loại khá, có 4/4 khu dân cư được công
nhận đạt tiêu chuẩn “An toàn về an ninh trật tự”; xã đạt tiêu chuẩn “An toàn về
ANTT và ATXH
* Hạn chế:
Chính quyền chưa phát huy cao tiềm năng, lợi thế của địa phương để phát
triển kinh tế- xã hội

Việc tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật cho nhân dân còn chưa sâu
rộng dẫn đến ý thức chấp hành pháp luật của một bộ phận nhân dân còn thấp và vi
phậm pháp luật.
2.1.3. Các điều kiện vật chất - kỹ thuật
Trụ sở làm việc của bộ máy chính quyền xã đang được xây dựng kiên cố để
đảm bảo đủ số lượng cho các phòng ban đoàn thể làm việc, phòng hội họp... (Tổng
số 18 phòng và 1 nhà văn hoá) với đủ trang thiết bị văn phòng: bàn ghế hội họp,
bàn làm việc, tủ tài liệu, máy vi tính, máy photo, mạng inter... và các tiện nghi
khác tương đối đầy đủ
Nói chung, chính quyền xã Phan Sào Nam trong năm 2016 sẽ có trụ sở và
phương tiện làm việc đáp ứng yêu cầu của nhiệm vụ quản lý của Chương trình
18


hành động hiện đại hoá hành chính nhà nước mà Đảng và Nhà nước ta đặt ra trong
giai đoạn 2011-2020
2.1.4 Thực hiện tốt việc xây dựng, củng cố chính quyền cơ sở; thực hiện cải
cách hành chính và Pháp lệnh Thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn
* Kết quả đạt được
- Tổ chức bộ máy
Bố trí chức danh, số lượng cán bộ, công chức theo đúng Nghị định số
92/2009- NĐ/CP của chính phủ và quy định của UBND tỉnh gồm 21 đồng chí.
Trong đó, Thường trực HĐND xã 02 đồng chí, Lãnh đạo UBND xã 03 đồng chí,
công chức chuyên môn 16 đồng chí
Quy định rõ chức năng, nhiệm vụ của từng cán bộ, công chức, không để
chồng chéo. Hàng năm nhận xét, đánh giá xếp loại cán bộ, công chức 85% hoàn
thành tốt nhiệm vụ; có 8/8 trưởng, phó thôn hoàn thành tốt nhiệm vụ, quản lý, lưu
trữ, khai thác sử dụng hồ sơ cán bộ, công chức theo quy định;
Cán bộ chủ chốt: Chủ tịch HĐND, Chủ tịch UBND, Phó chủ tịch HĐND và
Phó Chủ tịch UBND 100% có trình độ lý luận chính trị, chuyên môn từ trung cấp

trở lên và được bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước. 100% công chức có trình độ
trung cấp chính trị và chuyên môn trở lên và thường xuyên được bồi dưỡng về
chuyên môn nghiệp vụ.
Thực hiện tốt kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, lý
luận chính trị cho cán bộ, công chức. Từ năm 2011- 2015 đội ngũ cán bộ, công
chức của xã có 21 đồng chí được bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, đạt 100%.
- 4 năm liền( 2012-2015( chính quyền xã đạt chính quyền trong sạch, vững
mạnh.
- Tổ chức thực hiện chương trình tổng thể cải cách hành chính giai đoạn 20112020.
Tổ chức thực hiện tốt chương trình tổng thể cải cách hành chính và thực hiện
cơ chế “một cửa” đã được phê duyệt. Triển khai thực hiện xác định chỉ số cải cách
hành chính hàng năm trên các lĩnh vực, tiêu chí và tiêu chí thành phần theo quy định.
Xây dựng và thực hiện quy chế tiếp công dân, tổng số đơn thư tiếp nhận là 94 đơn, đã
giải quyết đúng pháp luật 94 đơn, đạt tỷ lệ 100% Các thủ tục hành chính liên quan đến
giải quyết công việc đối với tổ chức và công dân trên các lĩnh vực phải được tiến hành
công khai, thuận lợi và đúng pháp luật, không để tồn đọng kéo dài, trong 5 năm qua
đã tiếp nhận và giải quyết 32.000 thủ tục hồ sơ hành chính. Kịp thời bãi bỏ hoặc đề
nghị cấp có thẩm quyền bãi bỏ những thủ tục hành chính không còn phù hợp, gây
phiền hà cho tổ chức và công dân.
*Hạn chế:
19


Về cơ bản chính quyền xã hiện nay vẫn đang dược tổ chức và hoạt đọng theo
mô hình hành chính công truyền thống, biểu hiện tính thứ bậc, mệnh lệch hành
chính chặt chẽ, song trùng giữa cơ quan có thẩm quyền chung(UBND) với cơ quan
cớ thẩm quyền riêng ( chuyên môn) đã tạo ra tính thụ động, trông chờ, ỷ lại của
cấp cơ sở vớ cấp trên.
Thực hiện chưa tốt chế độ quản lý, sử dụng tài sản và kinh phí ngân sách, đảm bảo
quyền tự chủ tự chịu trách nhiệm trong thực hiện nhiệm vụ của đơn vị theo quy định.

2.1.5- Thực trạng về đội ngũ cán bộ, công chức của xã?
- Những ưu điểm
Về số lượng cán bộ xã: Đáp ứng được yêu cầu về số lượng; Bố trí chức
danh, số lượng cán bộ, công chức theo đúng Nghị định số 92/2009- NĐ/CP của
chính phủ và quy định của UBND tỉnh gồm 21 đồng chí. Trong đó, Thường
trực HĐND xã 02 đồng chí, Lãnh đạo UBND xã 03 đồng chí, công chức
chuyên môn 16 đồng chí
Về lập trường chính trị và phẩm chất đạo đức cách mạng: hầu hết đội ngũ
cán bộ, công chức xã đều là đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam, tham gia hoạt
động cách mạng và trưởng thành từ phong trào cách mạng của quần chúng nhân
dân; là những người có uy tín, được nhân dân tín nhiệm, luôn hết lòng phụng sự Tổ
quốc, phục vụ nhân dân; đội ngũ cán bộ, công chức xã phần lớn vững vàng về
chính trị, nỗ lực phấn đấu học tập, rèn luyện và trưởng thành từ cơ sở; một số được
đào tạo cơ bản về trình độ chuyên môn và lý luận chính trị. Về năng lực lãnh đạo,
quản lý và công tác không ngừng được nâng lên, góp phần thực hiện hoàn thành
các mục tiêu, nhiệm vụ chính trị của địa phương, cơ sở.
Về trình độ học vấn, trình độ chuyên môn, lý luận chính trị: Đã từng bước
được nâng lên đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ được giao.
Bảng 1 : Thống kê trình độ học vấn của cán bộ, công chức chính quyền
Xã Phan Sào Nam
STT
Trình độ học vấn
Số lượng
Phần trăm
1
Chưa hết THPT
0
0
2
THPT

17
80,95
3
Đại học và trên đại học
4
19,05
( Nguồn : Báo cáo tổng kết và điều hành của UBND xã nhiệm kỳ 2011-2016)
Theo bảng : 100 % cán bộ, công chức chính quyền xã Phan Sào Nam đều
đã tổt nghiệp THPT.
Bảng 2 : Thống kê trình độ chuyên môn và lý luận chính trị của cán bộ, công
chức chính quyền xã Phan Sào Nam
20


STT
1

2

3

4

Trình độ đào tạo
Chưa qua đào tạo
1. Chuyên môn
2. Lý luận chính trị
Sơ cấp
1. Chuyên môn
2. Lý luận chính trị

Trung cấp
1. Chuyên môn
2. Lý luận chính trị
Cử nhân
1. Chuyên môn
2. Lý luận chính trị

Số lượng

Tỷ lệ %

0
0

0
0

0
0

0
0

17
21

80,95
100

4

0

19,05
0

( Nguồn : Báo cáo tổng kết và điều hành của UBND xã nhiệm kỳ 2011-2016)
Công tác đánh giá, qui hoạch, đào tạo, bồi dưỡng: Cán bộ có bước chuyển
biến trong nhận thức của các cấp uỷ đảng. Bước đầu khắc phục được tình trạng chủ
quan, bị động, chắp vá trong công tác cán bộ đối với đội ngũ cán bộ này.
Công tác tạo nguồn qui hoạch cán bộ: được tập trung chỉ đạo và thực hiện có
hiệu quả, đa dạng hoá các loại hình đào tạo theo từng loại đối tượng cán bộ, chú
trọng cả đào tạo lý luận chính trị và chuyên môn nghiệp vụ; quan tâm đào tạo cán
bộ chủ chốt trong diện qui hoạch, từng bước đáp ứng được yêu cầu trước khi đề
bạt, bổ nhiệm và chuẩn hoá cán bộ.
- Những khuyết điểm
- Về chất lượng:
+ Về lập trường chính trị và phẩm chất đạo đức cách mạng: vẫn còn một bộ
phận cán bộ, đảng viên suy thoái về chính trị, xa rời quần chúng nhân dân.
+ Về trình độ chuyên môn: Trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ tuy đã
đáp ứng được yêu cầu công tác của cán bộ xã hiện nay nhưng tỷ lệ cán bộ có trình
đọ Đại học vẫn còn thấp, 4/21 đồng chí đạt 19,05%.
+ Việc bố trí, sử dụng: cán bộ sau đào tạo còn bất cập, có vị trí chưa phù hợp
giữa chuyên môn đào tạo với lĩnh vực phụ trách.
+ Công tác quy hoạch, đào tạo và bố trí, sử dụng đội ngũ cán bộ thiếu sự
đồng bộ. Với thực trạng đó, đa số họ làm việc chủ yếu theo kinh nghiệm, lối mòn,
chất lượng và hiệu quả công tác không cao.
2.1.6- Việc đánh giá, phân loại cán bộ, công chức hàng năm

21



Bảng 3 đánh giá, phân loại cán bộ, công chức chính quyền xã Phan Sào
Nam
Mức đánh giá, phân loại
Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ
Hoàn thành tốt nhiệm vụ
Hoàn thành nhiệm vụ
Không hoàn thành nhiệm vụ

Năm 2013
Số
Tỷ lệ
lượng
%
04
28,6
07
50
03
21,4
0
0

Năm 2014
Số
Tỷ lệ
lượng
%
07
50

07
50
0
0
0
0

Năm 2015
Số
Tỷ lệ
lượng
%
11
78,6
03
21,4
0
0
0
0

+ Ưu điểm: Việc đánh giá, phân loại cán bộ, công chức hàng năm của chính
quyền xã thực hiện có nền nế, đúng theo quy định
+Hạn chế:
Khâu yếu là còn hình thức, thể hiện ở kết quả đánh giá cán bộ còn có
trường hợp không tương xứng với thực chất hiệu quả thực hiện nhiệm vụ chính
trị của đơn vị cơ sở. Hiện nay, đời sống kinh tế ở cơ sở tuy có nâng lên nhưng
vẫn còn chậm. Đời sống kinh tế - xã hội của nhân dân là như vậy nhưng trách
nhiệm thì thuộc về tập thể, chứ không phải là riêng của một cán bộ nào cả. Thực
trạng trên cho thấy việc đánh giá cán bộ còn hình thức, đây cũng chính là

nguyên nhân cho các khâu tiếp theo của việc xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức
chính quyền xã.
2.1.7. Thực hiện Pháp lệnh Thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn
- Kết quả đạt được:
Thực hiện tốt việc công khai, minh bạch các hoạt động của chính quyền
trước nhân dân ; trên 90% cử tri nhận được các thông tin cần thiết, kịp thời về pháp
luật, về chủ trương của Trung ương và quy định của địa phương đặc biệt là chủ
trương của xã thông qua việc báo cáo kết quả hoạt động kinh tế-xã hội hàng năm.
Giảm dần đơn thư khiếu nại, tố cáo. Giải quyết kịp thời, dứt điểm, đúng
thẩm quyền, đúng pháp luật các đơn thư khiếu nại, tố cáo và công khai minh bạch
cho dân biết. Không để khiếu nại, tố cáo tồn đọng, kéo dài, vượt cấp; không có
khiếu kiện tập thể; làm tốt công tác hoà giải ở cơ sở.
Tạo điều kiện cho các Hội trên địa bàn hoạt động thuận lợi và được tham gia
ý kiến vào các quyết định của HĐND, UBND, phối hợp với HĐND, UBND thực
hiện tốt các nhiệm vụ của địa phương, đem lại lợi ích thiết thực cho Hội viên.
Triển khai thực hiện đúng “Quy chế tổ chức hoạt động của thôn” và bầu cử
trưởng, phó thôn theo Quyết định số 2128/QĐ- UBND ngày 11/12/2012 của
UBND tỉnh. Chỉ đạo thực hiện tốt việc tự quản ở các thôn. Cuối năm đánh giá thôn
100% đạt loại khá, không có yếu kém.
22


- Hạn chế
Việc lấy ý kiến của nhân dân về mọi vấn đề liên quan đến phát triển kinh tế,
văn hóa xã hội, an ninh quốc phòng trước khi cấp có thẩm quyền (HĐND, UBND)
thảo luận quyết định còn chưa được thường xuyên, đầy đủ.
3. Nguyên nhân của những ưu điểm và khuyết điểm
3.1. Nguyên nhân của ưu điểm
Sự quan tâm chỉ đạo và hướng dẫn của Trung ương, tỉnh uỷ, huyện ủy về
xây dựng chính quyền cơ sở.

Các cấp uỷ đảng ở cơ sở đã phát huy tốt vai trò tham mưu trong xây dựng
đội ngũ cán bộ trên cơ sở quán triệt và thực hiện đúng những quan điểm, nguyên
tắc trong công tác cán bộ của Trung ương cũng như những quyết định của cấp uỷ
cấp trên.
Sự nhiệt tình cách mạng trong thực hiện nhiệm vụ chính trị ở cơ sở của đội
ngũ cán bộ xã.
3.2. Nguyên nhân của khuyết điểm
Thể chế pháp luật vẫn còn hạn chế trong cách xác định giữa thẩm quyền và
trách nhiệm của cán bộ, công chức về thực thi công vụ. hiện tại, các văn bản quy
phạm pháp luật mới chỉ dừng lại ở việc quy đinh chức năng, nhiệm vụ thẩm quyền
cho cơ quan công quyền, cán bộ, công chức mà chưa quy định cụ thể, rõ ràng về
“trách nhiệm” của cán bộ, công chức khi thực thi công vụ. Do đó, hành vi của cán
bộ, công chức chưa được xác định về tính chịu trách nhiệm về cái gì, với ai? Cách
quy định của pháp luật như vậy, vô hình chung đã tạo ra sự không rành mạch trong
quan hệ giữa cán bộ, công chức với nhân dân.
Việc phân công phân cấp có mặt, có lĩnh vực chưa rõ ràng, cơ chế phân cấp
vẫn chưa được đổi mới mạnh mẽ, chủ yếu là phân cấp nhiệm vụ mà chưa phân cấp
nguồn lực. Với cơ chế mang tính mệnh lệch thứ bậc chặt chẽ và song trùng “trực
thuộc” đã làm cho cấp cơ sở trở lên thụ động, trông chờ, thiếu sáng tạo trong xem
xét, giải quyết các vấn đề ở cơ sở. Đây là một trong những nguyên nhân tạo ra căn
bệnh quan liêu, hành chính xa dân.
Mô hình công vụ nặng về “chức nghiệp” đã ảnh hưởng đến ý thức và trách
nhiệm của cán bộ, công chức trong giải quyết sông việc với nhân dân. Tình trạng
cố gắng để được và biên chế nhằm hưởng lương ổn định; giỏi hay không vẫn là cán
bộ hoặc công chức được hưởng lương như nhau theo ngạch, bậc. Điều này làm ảnh
hưởng đến ý thức, trách nhiệm, làm hạn chế tính chủ động sáng tạo của cán bộ,
công chức, tạo ra tâm lý “cào bằng”. “cầm chừng” trong hoạt động công vụ.
Những tác động từ tâm lý ngại va chạm của một số người dân khi có nhu cầu
giải quyết công việc với cơ quan quản lý nhà nước. Thực tế, trong mối quan hệ với
cán bộ, công chức một số người dân thường quan niệm mình ở “ thế yếu” còn cán

23


bộ , công chức là người có “quyền” giải quyết công việc nên hay có tâm lý rụt rè.
Mặt khác, không ít người dân muốn đạt được mục đích của mình thường có biểu
hiện “ chấp nhận” mà bỏ qua những tiêu cực do cán bộ, công chức gây ra.
Vẫn còn một số cấp uỷ đảng và cán bộ, đảng viên chưa nhận thức đầy đủ và
sâu sắc về vị trí, vai trò của cán bộ và công tác cán bộ và việc xây dựng đội ngũ
cán bộ.
Năng lực nhận thức và tổ chức triển khai các qui chế, qui định, qui trình về
công tác cán bộ của các cấp uỷ còn nhiều hạn chế. Sự phối hợp của các cấp, các
ngành và các tổ chức trong hệ thống chính trị chưa chặt chẽ, thường xuyên.
Tác động mặt trái của nền kinh tế thị trường nên nguồn cán bộ cho công tác
qui hoạch, đào tạo ít do đó, chất lượng cán bộ chưa cao.
III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU LỰC QUẢN
LÝ NHÀ NƯỚC CỦA CHÍNH QUYỀN CƠ SỞ XÃ PHAN SÀO NAM
TRONG THỜI GIAN TỚI
Một là: Nhận thức đúng vai trò quan trọng của chính quyền cơ sở, đây là
cấp thấp nhất nhưng là cấp gần dân nhất trong bộ máy chính quyền của nhà nước,
là đầu mối dóng vai trò trực tiếp thực hiện chủ chương đường lối của Đảng & nhà
nước. Cần kịp thời nắm bắt tư tưởng trong nhân dân, tiếp tục tuyên truyền nâng
cao ý thức cách mạng cho đồng bào các dân tộc trong tỉnh cảnh giác với các âm
mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch, phát huy truyền thống cách mạng, bản sắc
văn hóa, tinh thần yêu nước kiên cường, bất khuất của các dân tộc, xây dựng thế
trận lòng dân vững chắc, nông thôn giàu mạnh.
Hai là: Đẩy mạnh việc xây dựng và thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở,
phát huy quyền làm chủ của nhân dân đi đôi với giữ vững kỷ cương, kỷ luật, đảm
bảo để nhân dân tham gia giám sát các hoạt động của tổ chức đảng, chính quyền và
các cấp đoàn thể một cách thiết thực. Phát huy vai trò của mặt trận tổ quốc, các
đoàn thể, nhân dân và các cơ quan thông tin đại chúng trong việc phát hiện, đấu

tranh phòng trống tham nhũng, lãng phí ở cơ sở. Quản lý và phát huy tốt mô hình
cải cách thủ tục hành chính “một cửa” & “một cửa liên thông” đảm bảo không bị
ách tắc, tránh gây phiền hà cho dân.
Ba là: Đổi mới phương thức hoạt động, nâng cao chất lượng các kỳ họp,
phát huy vai trò giám sát của nhân dân đối với chính quyền cơ sở; Nâng cao chất
lượng tiếp xúc cử tri kịp thời phản ánh những vấn đề tồn tại ở cơ sở để đề nghị cấp
có thẩm quyền giải quyết, nhằm phát triển kinh tế - xã hội đảm bảo quốc phòng, an
ninh ở địa phương; Kịp thời giải quyết những vướng mắc phát sinh trong cộng
đồng dân cư, không để những mâu thuẫn nhỏ tích tụ lâu ngày thành điểm nóng.
Bốn là: Chăm lo xây dựng đội ngũ cán bộ chính quyền cơ sở vững mạnh về
nhận thức chính trị và chuyên môn nghiệp vụ, thường xuyên thực hiện tốt việc rà
24


soát bổ sung quy hoạch, tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ chính
quyền cơ sở. Đổi mới nội dung, phương pháp đào tạo, bồi dưỡng cán bộ chính
quyền cơ sở, nhất là trang bị những kiến thức cơ bản về quản lý nhà nước, quản lý
đất đai , vấn đề dân tộc, tôn giáo…cho đội ngũ cán bộ. Chú trọng bồi dưỡng theo
chức danh và kỹ năng xử lý tình huống ở cơ sở. Xây dựng chính sách hợp lý để hỗ
trợ thêm cho đội ngũ cán bộ cơ sở, cán bộ thôn, ngoài những chế độ quy định của
Trung ương để họ an tâm công tác, tận tâm với công việc. Thực hiện tốt chủ
chương lấy ý kiến nhận xét đánh giá của nhân dân trong quy trình bổ nhiệm, bãi
nhiệm cán bộ lãnh đạo chính quyền cơ sở.
IV. KIẾN NGHỊ VÀ ĐỀ XUẤT
1- Với Đảng, Nhà nước:
- Hoàn thiện về nguyên tắc phân cấp giưa cấp huyện và cấp xã trong thực
hiện vai trò quản lý Nhà nước ở địa phương. Hiện tại, phân cấp giữa chính quyền
cấp huyện cho cấp xã vẫn còn có mặt, có lĩnh vực chưa rành mạch về “quyền” và “
trách nhiệm” nen xảy ra tình trạng còn thụ động, trông chờ, ỷ lại và xã dân. Để
khắc phục nhược điểm này, việc phối hợp giữa nguyên tắc “phân quyền”và “tản

quyền” là một giải pháp quan trọng. cần giải quyết các công việc của địa phương
và xây dựng các cơ quan chuyên môn ở cấp xã do cấp huyện quản lý nhằm thực
hiện các nhiệm vụ của Nhà nước ở cơ sở.
- Cải tiến chế độ, chính sách đãi ngộ đối với cán bộ, công chức xã, tạo điều kiện
thuận lợi để họ yên tâm công tác và hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
2- Với Tỉnh, Huyện, Xã:
Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy cấp trên, kịp thời đưa ra kế
hoạch, biện pháp chỉ đạo cụ thể giúp địa phương tháo gỡ những khó khăn, ách tắc.
Thực hiện kế hoạch luân chuyển cán bộ cấp huyện, cấp tỉnh về đảm nhiệm các
chức danh lãnh đạo chính quyền cơ sở, để số cán bộ này vừa có điều kiện tiếp cận
nắm bắt thực tiễn vừa để giúp cơ sở xây dựng, tạo nguồn cán

25


×