Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

Bài tập,tiểu luận địa chất mỏ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (49.37 KB, 14 trang )

Câu 1. Mục đích và nhiệm vụ của địa chất khai thác mỏ khoáng:
• Mục đích:
Mục đích của địa chất mỏ là nhằm kéo dài tuổi thọ của xí nghiệp mỏ đến thời gian giới hạn và đảm bảo
cho khai thác và chế biến khoáng sản đạt hiệu quả kinh tế.
• Nhiệm vụ:
Nghiên cứu và xác định chính xác các đặc điểm cấu trúc địa chất mỏ , và phải được tiến hành một cách
thường xuyên từ khi mở mỏ đến khi kết thúc.
+ Tiến hành:
- Thu thập hệ thống chi tiết tài liệu ở các công trình mỏ.(hào, giếng, lỗ khoan).
- Lấy mẫu, nghiên cứu địa vật lý và các dạng nghiên cứu khác.
- Thành lập tổng hợp các tài liệu và hình học hóa quá trình tạo khoáng.
- Xác định chính xác chiến lược đã được thăm dò. Đồng thời cũng phải phát hiện them các than quặng
dưới sâu.
=> Kéo dài tuổi thọ của mỏ, tăng sản lượng khai thác, tăng hiệu quả kinh tế.
+ Tiến hành:
- Nghiên cứu một cách toàn diện đối với các thân khoáng đã biết => Phát hiện thêm các thân quặng
khác, thăm dò và khai thác chúng.
- Cung cấp một cách đầy đủ các tài liệu địa chất nhằm đảm bảo hoạt động sản xuất, giúp cho việc nâng
cao hiệu quả kinh tế.
+ Tiến hành:
- Lựa chọn các phương pháp . phương tiện kỹ thuật hợp lý.
- Tính trữ lượng , nghiên cứu những yếu tố tự nhiên quyết định đến điều kiện khai thác mỏ.
- So sánh với các tài liệu thăm dò giai đoạn trước.
- Kiểm soát về chất lượng khoáng sản trữ lượng. môi trường khai thác.
+ Tiến hành:
- Lấy mẫu khoáng sản khai thác.
- Lấy mẫu khoáng sản tuyển thử và tính toán độ tổn thất và làm nghèo quặng.


- Tham gia vào các hoạt động bảo vệ môi trường.
Câu 2. Đặc điểm của công tác địa chất khai thác mỏ khoáng:


a, Phải dựa vào các tài liệu thăm dò giai đoạn trước:
• Tài liệu thăm dò bao gồm :
+ Các báo cáo địa chất của khu mỏ tiến hành khai thác.
+ Các bản vẽ ( bản vẽ địa chất, mặt cắt, bình đồ ) , phải được các cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
• Nghiên cứu một cách chi tiết để hiểu về tất cả các vấn đề liên quan đến khu mỏ.
Giúp cho các nhà khai thác lựa chọn phương pháp phù hợp.
- Giúp cho việc vạch định kế hoạch khai thác có hiệu quả. ( chỉ cho thời gian đầu khi bắt đầu mở mỏ)
b, Công tác địa chất mỏ phải tiến hành một cách thường xuyên trong suốt thời gian tồn tại mỏ.
+ Đối với khai thác hầm lò : Các nhà địa chất mỏ tiến hành nghiên cứu, thu thập tài liệu tại các gương
tầng khai thác.
+ Đối với khai thác lộ thiên : Các nhà nghiên cứu thu thập tài liệu tại các moong tầng khai thác.
+ Lập kế hoạch bạt tầng và xác định vị trí khai thác.
+ Lựa chọn phương pháp khai thác hợp lí, giải quyết các vấn đề liên quan đến khai thác mỏ.
Nhằm tạo điều kiện cho khai thác có hiệu quả.
c, Công tác địa chất mỏ không chỉ giúp cho các xí nghiệp khai thác hiệu quả mà nó còn là nơi để kiểm
chứng những luận điểm khoa học liên quan đến khoáng sản.
Câu 3. Mục đích và nhiệm vụ cơ bản của công tác thăm dò:
Thăm dò là những giai đoạn độc lập trong quá trình tuần tự nghiên cứu cấu trúc địa chất.
Công tác thăm dò được bắt đầu từ thời điểm làm sáng tỏ các tập trung công nghiệp của khoáng sản và
được hoàn thành sau khi kết thúc công tác khai thác.
• Mục đích:
Hoàn thiện các phương pháp nhằm làm sáng tỏ giá trị công nghiệp và đánh giá định hướng ưu thế địa
chất của mỏ.
• Nhiệm vụ:
+ Làm sáng tỏ cấu trúc địa chất của đối tượng thăm dò.


+ Nghiên cứu các điều kiện thế nằm, hình dạng, cấu trúc của các tích tụ khoáng sản và quy luật phân bố
trong không gian của chúng.
+ Làm sáng tỏ chất lượng của khoáng sản .

+ Xác định tính chất công nghệ của khoáng sản .
+ Nghiên cứu các điều kiện khai thác mỏ.
Câu 4. Các công trình tiềm kiếm, thăm dò và ý nghĩa của chúng :
Các công trình tìm kiếm thăm dò là các phương tiện kỹ thuật chính cho phép tạo ra những vết lộ nhân
tạo để phát hiện và nghiên cứu khoáng sản ở độ sâu với mục đích thu thập các tài liệu về hình dáng, kích
thước, thế nằm và chất lượng khoáng sản.
• Công trình tìm kiếm thăm dò chia thành 2 loại: Công trình khai đào và công trình khoan.
+ Công trình khai đào :
- Hào: Đào hào để phát hiện và thăm dò khoáng sản ở dưới lớp phủ, có chiều dày lớp phủ không quá 8
mét.
~ Đặc điểm: Chiều rộng 1 mét, chiều dài thì tùy mục đích, và chiều sâu thường từ 3 đến 5 mét và nhỏ
hơn 8 mét.
~ Hào chia làm 2 loại:
Hào phát hiện : thường được bố trí vuông góc với đường phương của thân quặng.
Hào theo dõi : Được đào song song với thân khoáng.
- Giếng : Được dung để tìm kiếm và thăm dò các mỏ sa khoáng, phong hóa và thân quặng nằm dưới lớp
phủ có chiều dày lớn hơn 8 mét.
~ Đặc điểm :Chiều sâu trung bình 10 mét , tiết diện từ 1; 1.25 đến 2 mét vuông.
Tiết diện giếng có thể vuông, tròn, hình chữ nhật.
Khi vẽ giếng thì vẽ triển khai theo kiểu mở hình hộp.
Hào : Vẽ chủ yếu ở cách hào hoặc có trường hợp vẽ ở vách hào.
- Giếng mỏ thăm dò: Được sử dụng cho các mỏ có điều kiện địa hình phân cắt, công tác khoan gặp khó
khăn.
Chiều sâu từ 100 đến 150 m ( cá biệt lên đến 300 mét )
Tiết diện từ 4 đến 9 mét vuông.


- Giếng mỏ: vừa là công tác khai thác vừa là công trình thăm dò nên cần phải thiết kế một cách hợp lí để
tránh lãng phí.
- Lò bằng thăm dò: Được sử dụng để thăm dò các mỏ nằm trong địa hình phân cắt.

Đặc điểm: là các công trình mỏ nằm ngang.
Tiết diện từ 3 đến 5 mét vuông.
Có 2 loại : lò xuyên vỉa và lò dọc vỉa.
Lò xuyên vỉa được thiết kế vuông góc với đường phương thân khoáng, không có lối ra trực tiếp tới mặt
đất.
Lò dọc vỉa được thiết kế song song hoặc trùng với thân khoáng , không có lối ra trực tiếp với mặt đất.
+ Công trình khoan: Là phương tiện kỹ thuật được sử dụng rộng rãi cho thăm dò địa chất, cho phép
nghiên cứu, phát hiện khoáng sản nằm sâu trong lòng đất.
- Khoan từ trên mặt đất.
- Khoan từ các công trình ngầm.
Đặc điểm của phương pháp thăm dò:
Gồm 4 giai đoạn chính: Thăm dò sơ bộ ; Thăm dò chi tiết ; Thăm dò bổ sung ; Thăm dò khác.
Thăm dò sơ bộ: Được tiến hành nhằm cung cấp các báo cáo tiềm khả thi để xác định giá trị công nghiệp
của mỏ.
Thăm dò chi tiết: Cung cấp các tài liệu nhằm báo cáo khả thi và thiết kế khai thác mỏ trong những năm
đầu.
Thăm dò bổ sung : Chính xác hóa cho thăm dò chi tiết.
Câu 5. Mục đích và nhiệm vụ của thăm dò khai thác:
• Mục đích: Cung cấp tài liệu về địa chất, khoáng sản một cách tin cậy để lập cơ sở cho kế hoạch hóa và
điều chỉnh công tác mỏ.
• Nhiệm vụ:
+ Nghiên cứu một cách hệ thống nhằm làm sáng tỏ cấu trúc địa chất mỏ , thành phần vật chất, các đặc
điểm về cấu tạo kiến trúc và tính chất công nghệ của khoáng sản .
+ Xác định chính xác tính chất cơ lí của khoáng sản và đá vây quanh, cũng như điều kiện khai thác của
từng khu vực cụ thể.


+ Làm sáng tỏ đầy đủ các đặc điểm hình dạng, điều kiện thế nằm, cấu trúc nội bộ chất lượng và trữ
lượng của những thân khoáng mới phát hiện.
+ Nghiên cứu khoáng sản một cách toàn diện nhằm sử dụng tổng hợp nguyên liệu khoáng hoặc điều

chỉnh theo yêu cầu của thị trường.
+ So sánh tài liệu thăm dò với kết quả khai thác.
+ Xác định tổn thất và làm nghèo khoáng sản.
Câu 6. Sự khác biệt giữa thăm dò khai thác và thăm dò chi tiết:
• Thăm dò khai thác được tiến hành trong suốt thời gian hoạt động của xí nghiệp mỏ.
• Lựa chọn hệ thống thăm dò khai thác và phương tiện kỹ thuật được xác định bởi phương pháp mở vỉa,
hệ thống khai thác và kỹ thuật công nghệ khai thác tiến hành trên thân khoáng.
• Công trình thăm dò ( gồm khoan, công trình mỏ) được thi công với khối lượng ít nhất và sự phân bố
của công trình khai thác khác.
• Kết quả lấy mẫu được sử dụng không chỉ cho phép khoanh nối thân khoáng , đánh giá khối lượng trung
bình của thành phần có ích mà còn giúp kiểm tra chất lượng khoáng sản trong khai thác.
• Khối lượng công tác nghiên cứu, nghiên cứu địa chất thủy văn, địa chất công trình ngầm và các điều
kiện tự nhiên của mỏ sẽ tăng lên nhiều lần so với giai đoạn trước.
• Trữ lượng khoáng sản được tính toán cho từng khu vực, nhóm riêng biệt tương ứng với hồ sơ thiết kế
khai thác.
• Trữ lượng khoáng sản được tính theo từng kiểu tự nhiên của khoáng sản và loại khoáng sản.
Trữ lượng này có thể được điều chỉnh theo hồ sơ tổn thất hoặc làm nghèo khoáng sản do khai thác gây
nên.
Câu 7. Công tác địa chất trong thiết kế và thi công giếng mỏ:
Giếng mỏ không chỉ giúp chúng ta thu thập các tài liệu địa chất về thân khoáng mà giếng mỏ còn là công
trình được dung trong suốt giai đoạn tiếp theo của xí nghiệp mỏ. Nó có thể là nơi vận chuyển con
người,thiết bị, khoáng sản của mỏ...
• Lựa chọn vị trí giếng mỏ:
+ Miệng giếng không có nguy cơ ngập nước kể cả trong mùa mưa.
+ Chi phí vận chuyển khoang sản và con người phải thấp nhất.
+ Chi phí về đào và bảo vệ giếng, sân giếng và hệ thống đường lò mở vỉa khác là nhỏ nhất.


+ Chi phí cho vấn đề thông gió, thoát nước là nhỏ nhất.
+ Đảm bảo khai thác vận chuyển khoáng sản thuận lợi nhất.

+ Độ tổn thất khoáng sản là nhỏ nhất.
• Thu thập tài liệu của giếng mỏ:
Tiến hành:
+ Đo vẽ và mô tả các đặc điểm về địa chất, địa chất thủy văn, địa chất công trình.
+ Quan sát và mô tả quặng hóa, quan hệ giữa quặng và đá vây quanh.
+ Lấy mẫu phân tích: lấy mẫu khoáng sản, mẫu cơ lí, từ đó có tài liệu để tính toán trữ lượng của khối khai
thác.
+ Vẽ thiết đồ : tỉ lệ 1/500 và 1/200 ; Hình vuông, hình chữ nhật, hình tròn đều được triển khai hình hộp.
Câu 8. So sánh sự khác nhau giữa nếp lồi và nếp lõm, ảnh hưởng của nếp uốn tới khai thác mỏ:
• Sự khác nhau giữa nếp lồi và nếp lõm:
+ Nếp lồi:
- Nếp lồi là nếp uốn có phần lồi, uốn cong hướng lên trên.
- Trên bình đồ thể hiện theo các lớp, các lớp đất đá lồi ra khỏi trung tâm.
- Từ trung tâm của nếp lồi đi về phía cánh các đá có tuổi từ già đến trẻ.
+ Nếp lõm:
- Là nếp uốn có phần lõm , uốn cong hướng xuống dưới.
- Từ trung tâm vết lõm đến các cánh các đá có tuổi từ trẻ cho đến già.
• Ảnh hưởng của nếp uốn đến khai thác mỏ:
+ Làm thay đổi vị trí thân khoáng trong lòng đất.
+ Tác động trực tiếp tới độ ổn định của nóc công trình ngầm và bờ moong khai thác lộ thiên.
+ Nó có thể gây ra độ tổn thất và làm nghèo khoáng sản.
Câu 9. Những dấu hiệu phát hiện đứt gãy trong các công trình mỏ, những ảnh hưởng của đứt gãy tới
khai thác mỏ:
• Dấu hiệu phát hiên đứt gãy:


+ Hiện tượng vò nhàu, vỡ vụn, uốn nếp của đá.
+ Sự thay đổi đột ngột các yếu tố thế nằm của lớp đất đá.
+ Các hệ thống khe nứt độc xiên cắt chéo nhau.
+ Hiện tượng đá bị mềm, bở hoặc nước lộ ra với lưu lượng khác thường.

• Ảnh hưởng của đứt gãy tới khai thác mỏ:
+ Ảnh hưởng tới sự phân bố áp lực mỏ, đặc biệt ở các khu vực gương lò chợ, làm thay đổi đặc trưng di
động của đất đá trong khai thác hầm lò và làm giảm độ ổn định của bờ moong khai thác lộ thiên.
+ Làm dịch chuyển thân quặng hoặc làm mất đột ngột gây ảnh hưởng trực tiếp đến việc cơ giới hóa
trong khai thác.
+ Gây tổn thất và làm nghèo khoáng sản.
Còn là nơi chứa hoặc dẫn nước vào các công trình khác.
Câu 10. Tài liệu cần thu thập tại những điểm đo khe nứt và ảnh hưởng của khe nứt tới quá trình khai
thác mỏ:
• Thu thập tài liệu tại các điểm đo khe nứt:
+ Số lượng hệ thống khe nứt và tính chất giao cắt của nó.
+ Xác định phương vị, hướng dốc và góc dốc của từng khe nứt.
+ Xác định độ mở chiều dài khe nứt.
+ Khoảng cách giữa các hệ thống khe nứt.
+ Vật chất lấp trong khe nứt.
+ Xác định độ chứa nước.
+ Mật độ khe nứt.
• Ảnh hưởng của khe nứt tới khai thác mỏ:
+ Ảnh hưởng của khe nứt tới khai thác mỏ tùy thuộc vào lĩnh vực khác nhau của nghành mỏ, như : khai
thác dầu khí; khai thác khoáng sản rắn..
+ Các hệ thống khe nứt là nguyên nhân chính gây nen sự không đồng đều của của áp lực mỏ.
+ Mức độ nứt nẻ của đá làm ảnh hưởng đến công tác quản lí nóc lò và trụ bảo vệ lò.
+ Ảnh hưởng đến độ lớn góc dốc, bờ taluy, moong khai thác lộ thiên.


Ảnh hưởng đến khả năng chứa và ảnh hưởng đến quy luật phân bố của các khí nổ và khí độc trong mỏ.
Câu 11. Nhiệm vụ của công tác nghiên cứu Địa chất thủy văn trong khai thác mỏ:
• Xác định lưu lượng nước chảy vào mỏ, mức giao động giữa ban ngày và ban đêm.
• Làm sáng tỏ quy luật thay đổi lưu lượng nước theo chiều sâu và mối quan hệ của nó với công trình mỏ.
• Xác định được tính chất vật lí, các thành phần hóa học của nước.

• Phân tích và tập hợp tài liệu để đề xuất các phương pháp xủ lí và thoát nước hiệu quả.
Câu 12. Nhiệm vụ của công tác nghiên cứu Địa chất công trình trong khai thác mỏ:
• Xác định tính chất cơ lí của khoáng sản và đá vây quanh .
• Nghiên cứu các lớp đất đá có tính chất cơ lí yếu để dự báo các hiện tượng đất chảy.
• Phải quan sát các hiện tượng Karst và trượt nở.
• Nghiên cứu các hiện tượng biến dạng của bờ moong khai thác tự nhiên và các công trình mỏ.
Câu 13. Khi nghiên cứu địa chất công trình tại các khu vực mỏ tại thực địa ta cần thu thập những thông
tin sau:
• Xác định vị trí có hiện tượng đó .
• Mô tả thành phần thạch học, tính phân lớp của các lớp đá.
Từ những vị trí nghiên cứu đó ta xác định được lớp phong hóa và chiều dày lớp phủ rồi tiến hành đo khe
nứt, xác định độ chứa nước của nó.
• Lấy mẫu cơ lí ( khoáng sản và đá vây quanh )
Câu 14. Ý nghĩa của việc nghiên cứu khí mỏ,và công tác lập tài liệu khí mỏ:
• Ý nghĩa:
+ Nghiên cứu khí mỏ khi đang khai thác giúp cho các nhà khai thác ( con người ) tránh được các tác hại
về sức khỏe,tránh sự tổn hại về kinh tế tránh được cháy nổ.
+ Nghiên cứu kỹ giúp các nhà địa chất mỏ hiểu được những cấu trúc liên quan đến khí.
+ Nghiên cứu giúp cho việc định hướng sử dụng khí.
Do vậy phải nghiên cứu khí mỏ một cách thường xuyên để có giải pháp thông gió, lắp đặt các phương
tiện chống cháy nổ. Định hướng sử dụng chúng.
• Công tác lập tài liệu khí mỏ:


+ Lấy mẫu kiểm tra thành phần không khí trong lò.
+ Kiểm tra nồng độ của chúng.
+ Đo tốc độ truyền khí.
Giúp cho việc tính toán thông số góc và lập ra các biện pháp để thông gió một các hợp lí.
Câu 15. Các dạng lấy mẫu trong khai thác mỏ:
• Lấy mẫu dạng điểm ( mẫu gộp ):

+ Mẫu được lấy từ các nút hoặc tâm ô mạng (ô mạng hình vuông hoặc hình thoi)
Tại các điểm nút mạng lấy mẫu cục có kích thước tương tự nhau.
+ Tập hợp lại tất cả các mẫu ở ô mạng đó.
- Ưu điểm: Nhanh, đơn giản, rẻ, năng suất cao.
- Nhược điểm: Khó xác định được số lượng mẫu, điểm và trọng lượng mẫu cuối cùng.
• Lấy mẫu dạng rãnh:
+ Phương mẫu rãnh vuông góc với đường phương thân quặng.
+ Kích thước mẫu rãnh đồng nhất (như nhau).
+ Thiết diện vuông, tròn, hình chữ nhật.
+ Phương thức bố trí mẫu rãnh phụ thuộc chặt chẽ vào góc dốc thân khoáng, vuông góc của công trình
đào.
+ Trong trường hợp thân quặng ranh giới mà không rõ ràng.
- Ưu điểm: Đảm bảo tính khách quan và có độ chính xác cao.
- Nhược điểm: Đối với thân khoáng dạng mạch hoặc đối với khoáng sản có tính chất dòn dễ vỡ, việc lấy
mẫu gặp khó khăn và độ chính xác không cao.
• Mẫu tấm:
+ Lấy mẫu tấm được thực hiện bằng cách lấy một lớp phần thân khoáng.
Độ sâu của lớp từ 3 đến 5 cm.
Thể tích từ 0,05 đến 1 m3.
Trọng lượng có thể từ vài kg đến hàng trăm kg hoặc có thể lên tới hàng tấn.


- Ưu điểm: Cho độ chính xác cao.
- Nhược điểm: Giá thành lấy mẫu cao, chỉ sử dụng cho thân quặng nhỏ và để kiểm tra các kết quả phân
tích khác.
• Mẫu khối:
+ Ta lấy toàn bộ vật liệu khoáng sản mà khi chúng ta đào các công trình mỏ ở những dạng bất kì.
+ Đặc điểm: Thể tích từ 5 đến 10 m3 hoặc lớn hơn.
Trọng lượng từ vài trăm kg đến tấn, trăm tấn.
- Nhược điểm: Giá thành lấy mẫu cao, thời gian lấy mẫu lâu.

Thường được sử dụng để kiểm tra phương pháp lấy mẫu khác và thử tính chất công nghệ của quặng.
• Mẫu lỗ nổ:
+ Được tiến hành khi khoan lỗ mìn trong công trình mỏ.
- Ưu điểm: Kích thước mẫu luôn ổn định, mùn khoan độ hạt nhỏ, giảm chi phí gia công mẫu.
Lẫy được những nơi xa phạm vi công trình.
- Nhược điểm: Không thể theo dõi một cách trực tiếp.
- Nhiều khi không vuông góc với thân khoáng, việc thu hồi mẫu không đủ dẫn đến kết quả phân tích có
độ chính xác không cao.
Câu 16. Một số yêu cầu cơ bản trong việc thu thập tài liệu địa chất ở các công trình mỏ hầm lò:
• Khối lượng và phương pháp thu thập tài liệu phù hợp với cấu trúc mỏ, hệ thống khai thác đang được
sử dụng và sản lượng của xí nghiệp.
• Tài liệu thu thập phải đảm bảo tính trung thực và phải phản ánh đầy đủ hiện tượng địa chất khu mỏ.
• Các bản vẽ địa chất nên được vẽ ngay ngoài thực địa và nêu đầy đủ các yếu các tố địa chất.
• Các kí hiệu mà chúng ta ghi chú phải thống nhất theo quy định của xí nghiệp.
• Các bản vẽ phải rõ ràng, sạch sẽ và phải có tỉ lệ.
Câu 17. Trình tự thực hiện khi thu thập tài liệu địa chất trong các công trình ngầm:
• Làm sạch gương tầng, các công trình nghiên cứu.
• Tiến hành quan sát chi tiết các đặc điểm địa chất.
• Đo vẽ hoặc chụp ảnh những cấu tạo địa chất ( toàn bộ, hoặc từng đoạn ).


• Mô tả các đặc điểm về khoáng sản, đá vây quanh.
• Tiến hành lấy mẫu phân tích.
• Xác định vị trí nghiên cứu ( liên kết thực địa mỏ ).
Câu 18. Các công đoạn thực hiện khi tiến hành chụp ảnh tại các công trình ngầm:
• Dọn sạch và làm phẳng bề mặt chụp ảnh.
• Xác định tỉ lệ cho diện tích cần chụp ảnh.
• Ký hiệu và đánh dấu yếu tố địa chất cơ bản.
• Xác định danh giới chụp ảnh để tránh hiện tượng chồng ảnh kép.
• Nên chụp ảnh điểm ta quan sát theo một đường thẳng song song với đối tượng nghiên cứu của ta.

Câu 19. Thu thập tài liệu ở moong khai thác lộ thiên:
• Tài liệu địa chất được thu thập ở những gương, những sườn tầng.
• Các bản vẽ chi tiết theo số liệu, nghiên cứu đo đạc ngay ngoài thực địa.
• Khi bản vẽ hoàn thành cần phải thể hiện đầy đủ các yếu tố địa chất.
VD: Nếp uốn, đứt gãy, ranh giới địa chất..
• Để nâng cao độ tin cậy ta nên tiến hành chụp ảnh.
Câu 20. Các chỉ tiêu công nghiệp cơ bản:
• Hàm lượng công nghiệp tối thiểu của thành phần có ích.
• Hàm lượng biên của thành phần có ích.
• Chiều dày nhỏ nhất của thân khoáng công nghiệp.
• Chiều dày lớn nhất của lớp đất đá kẹp cho phép.
• Hệ số mét phần trăm tối thiểu.
• Hệ số bốc đất trong khai thác lộ thiên.
Câu 21. Các ngyên tắc phân chia khối trữ lượng:
• Khối trữ lượng phải đảm bảo 3 phương diện đồng nhất.
- Đồng nhất về địa chất và tính chất công nghệ của khoáng sản.


- Đồng nhất về điều kiện khai thác.
- Đồng nhất về mức độ khai thác.
• Chu vi của khối tính trữ lượng sẽ được khoanh nối theo ranh giới tự nhiên của thân khoáng theo các
tuyến thăm dò,các tầng khai thác hoặc các đường nội ngoại suy theo tài liệu thăm dò.
• Đối với các mỏ khoáng có hàm lượng thành phần có ích không đồng đều hoặc chiều dày của thân
khoáng biến đổi mạnh thì trữ lượng cấp cao không vượt quá năng suất khai thác của xí nghiệp.
• Hình dạng và kích thước của khối trữ lượng cần đơn giản, dễ tính nên quy về những hình học cơ bản.
Câu 22. Các thông số tính trữ lượng cơ bản:
• Diện tích tính trữ lượng:
- Dùng máy đo platimet để đo diện tích.
- Quy về hình học chuẩn.
- Sử dụng phần mềm chuyên dụng ( Mapinfo..)

- Chiều dày thân khoáng.
- Chú ý chiều dày vuông góc đường phương thân khoáng.
- Đối với các thân khoáng có công trình thăm dò phân bố đồng đều:
Chiều dày của khối
- Với khối có chiều dày của khối không đồng đều: mi - Chiều dày tại công trình.
• Hàm lượng thành phần có ích:
- Xác định theo phương pháp trung bình số học và phân bố đồng đều:
C1 =
Si: Diện tích ảnh hưởng.
Ci: Hàm lượng hợp phần có ích.
Câu 23. Phương pháp tính trữ lượng mặt cắt song song thẳng đứng:
• Nếu diện tích giữa mặt cắt chênh nhau không quá 40% (nhỏ hơn 40%) thì thể tích khối:
Vk=


Nếu S1> S2 trên 40% thì :
Vk= .l
• Phần rìa :
- Nếu hình nêm:
Vr=
- Hình vát nhọn: (nón)
Vr2 =
Câu 24. Nguyên nhân làm nghèo khoáng sản do điều kiện địa chất:
• Các thân khoáng có chiều dày nhỏ và có hình dạng phức tạp.
• Trong thân khoáng có chứa các lớp kẹp không đạt chỉ tiêu.
• Ranh giới giữa các thân khoáng và đá vây quanh không rõ ràng.
• Do đá vây quanh thân khoáng có tính chất cơ lí yếu.
• Do khu vực khai thác có hiện tượng đứt, uốn nếp, khe nứt..
Câu 25. Nguyên nhân làm nghèo khoáng sản do khai thác:
• Do các tiết diện lò khai thác có chiều cao vượt quá giới hạn nên dễ bị trộn lẫn giữa đá vây quanh với

khoáng sản.
• Do không thể khai thác chọn lọc nên cũng làm giảm chất lượng khoáng sản.
• Do lựa chọn các phương pháp khai thác không phù hợp nên dễ bị bỏ xót các phần khoáng sản ở vách
hoặc trụ..
• Do tiến hành không đúng phương pháp nổ mìn cũng làm giảm chất lượng khoáng sản.
Câu26. Để dự báo và đánh giá tác động môi trường do khai thác, cần giải quyết nội dung sau:
• Xác định đá thải do khai thác và khả năng sử dụng của chúng.
• Đánh giá mức độ tác hại do bãi thải và bụi gây lên.
• Đánh giá tác hại do bãi thải và đuôi quặng gây lên.
• Xác định ảnh hưởng do khai thác mỏ bằng các phương pháp khác nhau tới quá trình địa chất ngoại
sinh, địa chất thủy văn, địa chất công trình.
• Dự báo ảnh hưởng của khai thác tới các hoạt động sản xuất khác trong khu vực.


• Đánh giá mức độ ô nhiễm do khai thác và chế biến khoáng sản.
• Xác định khả năng hồi phục đất đai sau khi kết thúc khai thác.



×