MỤC LỤC
TT NỘI DUNG
TRAN
G
LỜI MỞ ĐẦU 2
Chương
1
TÌNH HÌNH CHUNG VÀ ĐIỀU KIỆN SẢN XUẤT CHỦ YẾU CỦA
CÔNG TY ĐỊA CHẤT MỎ - TKV
4
1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty Địa chất mỏ-TKV 5
1.2
Chức năng, nhiệm vụ và ngành nghề kinh doanh của Công ty Địa chất mỏ-
TKV
6
1.3 Công nghệ sản xuất của Công ty Địa chất mỏ-TKV 6
1.4 Cơ sở vật chất kỹ thuật của Công ty Địa chất mỏ-TKV 7
1.5 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty Địa chất mỏ-TKV 8
1.6 Tình hình tổ chức sản xuất và lao động của Công ty Địa chất mỏ-TKV 11
Kết luận chương 1 12
Chương
2
PHÂN TÍCH KINH TẾ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA
CÔNG TY ĐỊA CHẤT MỎ - TKV NĂM 2006
13
2.1 Đánh giá chung về tình hình SXKD của Công ty Địa chất mỏ-TKV 14
2.2 Phân tích kết quả sản xuất và các nhân tố ảnh hưởng 15
2.3 Phân tích chi phí và giá thành sản phẩm 34
2.4 Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm và lợi nhuận 38
2.5 Phân tích tình hình tài chính của C.ty Địa chất mỏ-TKV 38
Kết luận chương 2 50
LỜI MỞ ĐẦU
Theo xu hướng và nhu cầu phát triển của thế giới hiện nay, các nước trên thế giới đang
trên đà phát triển theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, trọng tâm hướng về phát triển
công nghiệp. Hoà cùng với sự phát triển kinh tế của cả nước, trong những năm qua ngành Than
đã có những thay đổi vượt bậc. Điều này thể hiện qua việc Tổng Công ty Than Việt Nam
chuyển đổi thành Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam tháng 12/2005. Là một
đơn vị trực thuộc Tập đoàn và hoạt động trong lĩnh vực thăm dò nghiên cứu địa chất, Công ty
Địa chất mỏ - TKV cũng cuốn theo dòng chảy đó. Tuy mới được thành lập do tách một số đơn
vị là công tác thăm dò địa chất của Công ty Địa chất và Khai thác khoáng sản trước đây nhưng
những gì mà Công ty đã làm được và kế hoạch sẽ làm đã khẳng định tầm quan trọng cũng như
những bước tiến dài trong những năm tiếp theo của Công ty.
Để phục vụ cho sự phát triển không ngừng đó, bên cạnh yếu tố thiết bị cơ sở vật chất,
tài sản nói riêng và yếu tố con người nói chung của Công ty đóng vai trò quan trọng. Bởi chính
những con người này thể hiện tiềm lực và là một yếu tố không thể thiếu tạo đà cho sự phát triển
bền vững của Công ty.
Một trong những hoạt động phục vụ cho việc quản lý cũng như sử dụng quỹ lương
trong Công ty là công tác kế toán mà cụ thể là kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương.
Công ty Địa chất mỏ - TKV là một thành viên của Tập đoàn Công nghiệp than - Khoáng
sản Việt Nam, nhiệm vụ đề ra không chỉ giải quyết vấn đề thực hiện các chỉ tiêu của Tập đoàn
giao mà tạo công ăn việc làm cho công nhân, vừa cải tiến công nghệ, vừa nâng cao năng suất
lao động, để đáp ứng yêu cầu của công tác quản lý tài nguyên về chất lượng, số lượng sản
phẩm, hạ giá thành, tăng lợi nhuận, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, tăng thu nhập cho
người lao động.
Để đạt được mục tiêu đó Công ty đã tổ chức phân công lao động hợp lý, thay đổi cơ cấu
quản lý sao cho phù hợp với tình hình hoạt động của Công ty.
Với những kiến thức thu thập được trong thời gian học tập và nghiên cứu ở trường Đại
học Giao thông vận tải theo chuyên ngành Quản trị kinh doanh và quá trình tìm hiểu thực tế
trong thời gian thực tập nghiệp vụ cũng như thực tập tốt nghiệp, tác giả lựa chọn đề tài “Tổ
chức hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương ở Trung tâm Trắc địa Bản đồ -
Công ty địa chất mỏ - TKV” cho báo cáo tốt nghiệp.
Với mục đích tìm hiểu kỹ hơn về công tác hạch toán tiền lương và các khoản trích theo
lương, trên cơ sở đó để khắc phục những thiếu sót và hạn chế trong quá trình hạch toán.
Nội dung chính của luận văn được trình bày trong 3 chương ngoài mở đầu và kết luận:
Chương 1: Tình hình chung và các điều kiện sản xuất chủ yếu của Công ty địa chất mỏ
- TKV.
Chương 2: Phân tích kinh tế hoạt động kinh doanh của Công ty địa chất mỏ - TKV năm
2007.
Do trình độ và thời gian có hạn nên trong báo cáo không tránh khỏi những thiếu sót, em
rất mong được sự đóng góp quý báu của các thầy cô giáo và các bạn.
Qua bản báo cáo này cho phép em được bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến các thầy cô
và cô giáo - Thạc sĩ Ngô Thanh Hoa đã giúp đỡ em trong quá trình hoàn thành báo cáo.
Hà Nội, tháng 5 năm 2009
Tác giả
Nguyễn Thị HIền
Chương 1
TÌNH HÌNH CHUNG VÀ CÁC ĐIỀU KIỆN
SẢN XUẤT CHỦ YẾU CỦA CÔNG TY ĐỊA CHẤT MỎ - TKV
1.1- QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY ĐỊA CHẤT
MỎ – TKV.
Công ty Địa chất mỏ - TKV là một doanh nghiệp nhà nước được thành lập theo quyết
định 616 ngày 24 tháng 4 năm 2003 của Hội đồng Quản trị Tổng công ty Than Việt Nam.
Tiền thân là Đoàn thăm dò địa chất 9 được thành lập theo quyết định số 223/ĐC ngày
01 tháng 09 năm 1958 của sở Địa chất - Bộ công nghiệp nước Việt Nam dân chủ cộng hoà,
nhiệm vụ của đoàn địa chất 9 là nghiên cứu, tìm kiếm, thăm dò vùng than Hòn Gai, Cẩm Phả.
Năm 1964 đoàn thăm dò 9 được nâng cấp và đổi tên thành Liên đoàn địa chất 9 thuộc
Tổng cục địa chất Việt Nam.
Tháng 04 năm 1991 Liên đoàn địa chất 9 được chuyển giao từ Tổng cục địa chất Việt
Nam sang Bộ năng lượng và đổi tên thành Công ty Địa chất và Khai thác khoáng sản.
Tháng 01 năm 1995 Công ty Địa chất và Khai thác khoáng sản được chuyển giao từ Bộ
năng lượng về trực thuộc Tổng công ty Than Việt Nam theo quyết định số 91 của thủ Tướng
Chính phủ.
Ngày 01 tháng 05 năm 2003 Công ty Địa chất mỏ chính thức đi vào hoạt động theo
quyết định số 616/QĐ-HĐQT TVN trên cơ sở tách một số xí nghiệp làm công tác khảo sát địa
chất từ Công ty Địa chất và Khai thác khoáng sản.
Căn cứ vào công văn số 1240/TB/VP ngày 16 tháng 11 năm 2006 “v/v đổi tên các đơn
vị trực thuộc Tập đoàn Công nghiệp than – Khoáng sản Việt Nam”. Công ty Địa chất mỏ nay
đổi tên thành Công ty Địa chất mỏ - TKV.
Tên Công ty: Công ty Địa chất mỏ - TKV
Trụ sở: Số 304 đường Trần Phú - thị xã Cẩm Phả - tỉnh Quảng Ninh
Điện thoại: 0333.862 453 - 0333.715 062
Fax: 0333.715 067
Công ty có biểu tượng riêng và có tư cách pháp nhân không đầy đủ theo pháp luật trong
đó Giám đốc là người đại diện pháp luật của Công ty. Trải qua 49 năm thành lập từ Đoàn địa
chất 9, Công ty đã đóng góp cho công cuộc phát triển kinh tế nhà nước nhiều thành tựu quan
trọng. Tính đến nay Công ty đã thi công hơn 300 phương án tìm kiếm thăm dò khoáng sản vùng
Đông bắc và Đồng bắc bộ, đặc biệt là đánh giá trữ lượng hai bể than Quảng Ninh và Đồng Bắc
Bộ, chuẩn bị 97% trữ lượng cho ngành Than, thi công 208 triệu mét khoan, đào 14 triệu m
3
hào
thăm dò, 28374 m giếng thăm dò, 40640 lò thăm dò. Đã hoàn thành 340 báo các địa chất các
loại trong đó có 92 báo cáo chuyên đề và đề tài khoa học. Đo vẽ lập mới, lập bổ sung 1000 km
2
bản đồ địa hình các loại, Khảo sát địa chất công trình, địa chất thuỷ văn cho trên 200 phương
án. Thực hiện hàng chục nhiệm vụ phục vụ công tác quản lý, quản trị khai thác ngành Than.
Trong công cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước Công ty có 1334 thanh niên nhập ngũ, lực
lượng tự vệ tham gia chiến đấu 192 trận, bắn rơi 2 máy bay Mỹ. Trong công cuộc xây dựng
phòng thủ biên giới, cán bộ công nhân Công ty đã tham gia đào 7889m giao thông hào, xây
dựng 347 điểm tựa chiến đấu, góp 125847 cây chông rào chắn biên giới ...những cống hiến của
tập thể công nhân viên trong Công ty đã được Đảng và Nhà nước ghi nhận và tặng thưởng
những danh hiệu thi đua cao quý cho tập thể, cá nhân có đóng góp xứng đáng. Cụ thể là 01
huân chương độc lập hạng nhất, 24 huân chương lao động trong đó có 3 huân chương lao động
hạng nhất, 4 huân chương lao động hạng nhì, 17 huân chương lao động hạng ba, 2 huân chương
chiến công, 722 huân chương kháng chiến các loại, 1 lẵng hoa của Chủ tịch nước, một danh
hiệu tập thể anh hùng lao động cho xí nghiệp Địa chất 906, 1 danh hiệu cá nhân anh hùng lao
động thời kỳ đổi mới, 2 danh hiệu cá nhân chiến sĩ thi đua toàn quốc và hàng trăm cờ thưởng
thi đua của các Bộ, ngành các đoàn thể từ Trung ương tới địa phương.
1.2- CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ VÀ NGÀNH NGHỀ KINH DOANH CỦA CÔNG
TY ĐỊA CHẤT MỎ – TKV.
1.2.1- Chức năng của Công ty Địa chất mỏ - TKV.
Chức năng chủ yếu của Công ty Địa chất mỏ - TKV là tư vấn , tham mưu cho Tập đoàn
TKV các vấn đề thuộc lĩnh vực Địa chất mỏ.
1.2.2: Nhiệm vụ của Công ty Địa chất mỏ - TKV.
Điều tra cơ bản, thăm dò địa chất Than và các tài nguyên khoáng sản khác. Thăm dò
trong quá trình khai thác mỏ, địa chất khai thác mỏ, địa chất công trình, địa chất thuỷ văn.
1.2.3- Ngành nghề kinh doanh của Công ty Địa chất mỏ - TKV.
- Khảo sát đo đạc địa hình bề mặt, đo đạc chuyên ngành mỏ lộ thiên và hầm lò, thành
lập bản đồ các loại.
- Đo địa vật lý Karôta, sản xuất vật liệu xây dựng và các dịch vụ địa chất (lập phương
án, thăm dò, phương án thi công các công trình địa chất, lập báo cáo địa chất, nghiên cứu khoa
học công nghệ).
- Xây dựng các công trình dân dụng, công nghiệp, công trình giao thông , thuỷ lợi và
các công trình xây dựng khác.
- Dịch vụ ăn uống, nhà nghỉ, vui chơi giải trí, phục vụ điều dưỡng bằng nguồn nước
khoáng nóng
1.3- CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT CỦA CÔNG TY ĐỊA CHẤT MỎ – TKV.
Để tiến hành thi công sản xuất địa chất theo từng đề án hay nhiệm vụ của Tập đoàn
TKV giao Công ty đều phải tiến hành tuần tự theo các bước sau:
+ Khảo sát thực địa, lập phương án trình duyệt.
+ Thi công các phương án được duyệt theo các công việc
- Công tác địa chất (đo vẽ, chỉnh lý bản đồ địa chất, thu thập tài liệu lỗ khoan khai thác).
- Công tác địa chất công trình, địa chất thuỷ văn (quan trắc lâu dài, đo mưa).
- Công tác Trắc địa (lập lưới giải tích và giao hội tương đương, đưa các điểm công trình
từ tthiết kế ra thực địa, đưa các điểm công trình chủ yếu từ thực địa vào bản đồ).
- Công tác khoan máy (khoan địa chất, khoan trong lò).
- Đo địa vật lý bằng phương pháp Karota lỗ khoan.
- Công tác lấy mẫu (lấy mẫu than từ lõi khoan, lấy mẫu cơ lý đá từ lõi khoan, lấy mẫu
khí khi khoan). Gia công mẫu (gia công mẫu than, gia công mẫu cơ lý đá).
- Phân tích các loại mẫu (phân tích hoá than kỹ thuật, phân tích mẫu khí định tính, phân
tích mẫu khí định lượng, phân tích mẫu cơ lý đá vách trụ).
+ Lập báo cáo địa chất, báo cáo thi công, báo cáo tổng kết.
+ Nghiệm thu, in nộp lưu trữ Nhà nước.
Lập phương án Lập phương án Thi công
kỹ thuật thi công phương án
Xét duyệt khối
lương
Lập báo cáo
tổng kết
Thu thập tài
liệu
Hình 1-1: Sơ đồ công nghệ sản suất của Công ty Địa chất mỏ - TKV
1.4- CƠ SỞ VẬT CHẤT KỸ THUẬT CỦA CÔNG TY ĐỊA CHẤT MỎ – TKV.
1.4.1- Điều kiện tự nhiên.
a- Vị trí địa lý.
Công ty Địa chất mỏ - TKV là một đơn vị kinh tế nằm giữa trung tâm thị xã Cẩm phả
thuộc phường Cẩm Thành - thị xã Cẩm phả - tỉnh Quảng Ninh. Phía tây cách thành phố Hạ
Long 30 km, phía đông cách thị xã Móng Cái 100km. Văn phòng công ty nằm cạnh quốc lộ
18A
b- Khí hậu.
Khí hậu mang tính lục địa rõ rệt, một năm có hai mùa.
- Mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 10, hướng gió chủ yếu là Nam - Đông Nam, độ ẩm
trung bình 60÷80%, nhiệt độ trung bình 25
0
C÷30
0
C. Trong mùa mưa thường chịu ảnh hưởng
trực tiếp của các cơn bão và áp thấp nhiệt đới kèm theo mưa lớn, lượng mưa lớn nhất đo được
là 488mm/ngày đêm.
- Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 3 hướng gió chủ yếu là Bắc - Đông Bắc, độ ẩm trung
bình 30÷40%, nhiệt độ trung bình 15
0
C÷16
0
C. Trong thời gian này thường ảnh hưởng của gió
mùa Đông bắc kèm theo mưa phùn và giá rét nhiệt độ có thể xuống tới 5
0
C. Lượng mưa trung
bình hằng năm từ 1900÷2000mm.
c- Sự phát triển kinh tế của vùng.
Hoà cùng với sự phát triển kinh tế của cả nước Thị xã Cẩm Phả là khu công nghiệp
đang phát triển với tiềm năng về khai thác khoáng sản là chủ yếu ngoài ra Cẩm Phả còn có các
cảng biển phục vụ vận chuyển hàng hoá và du lịch biển ...với những điều kiện về kinh tế, xã hội
thuận lợi của mình, Cẩm phả không ngừng phát triển thể hiện ở chỗ trên địa bàn thị xã có rất
nhiều doanh nghiệp lớn, hệ thống cơ sở vật chất phục vụ dân sinh kiên cố và hiện đại…thu hút
các nhà đầu tư vào thị xã tạo ra môi trường cho các hoạt động kinh tế, văn hoá phát triển đây
chính là những thế mạnh của các doanh nghiệp đóng trên địa bàn là đòn bẩy để doanh nghiệp
phát triển.
1.4.2- Trang thiết bị máy móc chủ yếu của Công ty.
Công ty Địa chất mỏ - TKV là đơn vị chuyên ngành về công tác thăm dò địa chất cho Tập
đoàn TKV, do đó máy móc thiết bị phục vụ cho công tác này có các đặc thù riêng biệt. Do điều
kiện thực tế còn nhiều khó khăn nên năm qua, việc đầu tư mua sắm thiết bị của công ty hết sức
hạn chế. Các thiết bị hầu hết đã già, cũ được sản xuất từ những năm 1980, một số thiết bị cũng
có sự đổi mới về chất lượng nhưng mang tính chất nhỏ bé, không được đồng bộ.
Toàn Công ty hiện đang có 32 bộ máy khoan các loại trong đó gồm: Loại máy Zup 1200
có 2 bộ đều sản xuất từ 1975. Loại máy Zup 650 có 8 bộ trong đó có 4 bộ được đưa vào sử
dụng từ những năm 1984. Các loại máy CBA-500 và CK5-4 có 12 bộ thì có 6 bộ đưa vào hoạt
động từ những năm 1986. Các loại máy khác có khoảng 10 bộ nhưng hầu hết đã cũ.
Như vậy toàn bộ số thiết bị mà Công ty hiện có để đưa vào sử dụng, hầu hết đã già cỗi,
chiếm 2/3 thiết bị đã sử dụng trên 10 năm. Do đó hiệu quả sử dụng không cao, năng suất thấp,
thiết bị hỏng hóc và sự cố xảy ra thường xuyên. Bên cạnh đó các công tác chăm sóc bảo dưỡng
máy móc thiết bị theo định kỳ và thường xuyên không được chú trọng, thiếu sự kiểm tra giám
sát chặt chẽ của các cấp quản lý, vật tư phụ tùng thay thế, sửa chữa quá thiếu và chất lượng
không đảm bảo càng làm cho thiết bị nhanh chóng xuống cấp và không thể đem lại hiệu quả
cao trong sản xuất (Bảng 1.1).
1.5- CƠ CẤU TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ CỦA CÔNG TY ĐỊA CHẤT MỎ –
TKV.
Công ty Địa chất mỏ-TKV là đơn vị thành viên hạch toán phụ thuộc Tập đoàn Công
nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV), cơ cấu tổ chức của công ty Địa chất mỏ - TKV
gồm có Cơ quan văn phòng công ty và bốn đơn vị trực thuộc.
* Cơ quan văn phòng công ty gồm các phòng ban chức năng:
+ Phòng tài chính kế toán:
Giúp việc giám đốc Công ty quản lý, thực hiện công tác tài chính của Công ty bao gồm:
Lập kế hoạch tài chính ngắn hạn và dài hạn trình Tập đoàn TVN xét duyệt, kiểm tra, hướng dẫn
các đơn vị thực hiện công tác kế toán tài chính theo đúng quy định, theo dõi thống kê kinh tế và
lập báo cáo nghiệp vụ kinh tế.
+ Phòng tổ chức lao động tiền lương:
Giúp việc giám đốc Công ty quản lý công tác lao động tiền lương của Công ty bao gồm
lập kế hoạch lao động, tiền lương ngắn hạn và dài hạn trình Tập đoàn TVN phê duyệt, lập kế
hoạch đào tạo bồi dưỡng cán bộ công nhân viên, kiểm tra hướng dẫn thực hiện các chế độ chính
sách đối với người lao động trong Công ty.
+Phòng kế hoạch vật tư:
Giúp việc Giám đốc Công ty xây dựng quản lý chỉ đạo hướng dẫn và thực hiện, lập kế
hoạch sản xuất kinh doanh ngắn hạn và dài hạn trình Tổng công ty xét duyệt, xây dựng, trình
duyệt chi phí sản xuất lưu thông giá thành các đơn vị trực thuộc. Xây dựng kế hoạch, lập
phương án mua sắm vật tư thiết bị phục vụ sản xuất, đề xuất các giải pháp cải tiến quản lý nâng
cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, lập các dự án đầu tư xây dựng cơ bản, các dự án duy trì sản
xuất.
+ Phòng kỹ thuật địa chất và tin học:
Tham mưu giúp Giám đốc Công ty quản lý chỉ đạo công tác kỹ thuật địa chất, ĐCCT -
ĐCTV, địa vật lý, trắc địa, công nghệ thông tin, đề xuất các nhiệm vụ địa chất tìm kiếm thăm
dò địa chất mỏ khảo sát ĐTCT-ĐCTV.... Lập phương án khảo sát địa chất Than chuẩn bị trữ
lượng tài nguyên cho sự phát triển của ngành Than. Nghiên cứu kỹ thuật, áp dụng công nghệ
mới. Lập các báo cáo địa chất về thăm dò địa chất mỏ, lưu trữ các tài liệu kỹ thuật địa chất, ứng
dụng công nghệ thông tin vào việc thành lập các tài liệu kỹ thuật. Triển khai ứng dụng công
nghệ thông tin vào công tác quản lý của Công ty. Điều hành hệ thống mạng nội bộ của Công ty,
mạng internet của Tập đoàn TVN.
+ Phòng kỹ thuật sản xuất và an toàn:
Giúp giám đốc Công ty theo dõi, quản lý, chỉ đạo, điều hành kỹ thuật thi công các công
trình sản xuất địa chất, quản lý thiết bị cơ điện và bảo vệ môi trường. Kiểm tra giám sát công
tác an toàn và bảo hộ lao động của Công ty, hướng dẫn các đơn vị xây dựng quy trình quy
phạm an toàn kỹ thuật.
+ Văn phòng công ty:
Giúp giám đốc Công ty tổng hợp các mặt hoạt động của Công ty bao gồm: Sản xuất
kinh doanh, chính sách xã hội, thực hiện chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước, Quản lý
nghiệp vụ công tác hành chính, công tác thi đua, tuyên truyền, quản lý các phương tiện làm việc
cho lãnh đạo và các phòng ban Công ty, chăm lo sức khoẻ cho cán bộ công nhân viên...
* Các đơn vị trực thuộc Công ty:
+ Xí nghiệp Địa chất Trắc địa Đông Triều:
Trụ sở xã Yên Thọ - Đông Triều - Quảng Ninh có nhiệm vụ thăm dò đánh giá tài
nguyên khu vực Đông Triều, Mạo Khê, Uông Bí, Hòn Gai - Quảng Ninh.
+ Xí nghiệp Địa chất Trắc địa Cẩm Phả:
Trụ sở 304 Đường Trần Phú thị xã Cẩm Phả - Quảng Ninh có nhiệm vụ thăm dò tài
nguyên khu vực thuộc Thị xã Cẩm Phả và Huyện đảo Khế Bào - Quảng Ninh.
+ Trung tâm Trắc địa Bản đồ:
Trụ sở Km 5 - Cẩm Thạch - Cẩm Phả - Quảng Ninh có nhiệm vụ thành lập các loại bản
đồ địa hình, đo vẽ tính khối lượng than tại các cảng và bến bãi, nghiệm thu khối lượng bốc xúc
của các mỏ than, quản trắc dịch động các bờ mỏ..
+ Trung tâm Dịch vụ & Du lịch Địa chất.
Trụ sở Km 5 - Cẩm Thạch - Cẩm Phả - Quảng Ninh hoạt động dịch vụ phục vụ nhu cầu
an dưỡng của cán bộ công nhân ngành Than và dân cư.
Giám đốc công ty
P. Giám đốc SXKD P. Giám đốc KT
Phòng
TCKT
Phòng
TCLĐTL
Phòng
KHVT
Văn phòng
Công ty
Phòng
KTĐC-TH
Phòng
KTSX-AT
Xí nghiệp Địa
chất Trắc địa
Đông Triều
Xí nghiệp Địa
chất Trắc địa
Cẩm Phả
Trung tâm
Trắc địa
Bản đồ
Trung tâm
du lịch dịch
vụ Địa chất
Hình 1-2: Sơ đồ bộ máy tổ chức quản lý của Công ty Địa chất mỏ - TKV
Dựa trên sơ đồ bộ máy tổ chức của Công ty và chức năng của các phòng ban có thể thấy
tổ chức quản lý của Công ty là phù hợp với điều kiện xản suất kinh doanh, thống nhất được sự
điều hành của lãnh đạo Công ty.
1.6- TÌNH HÌNH TỔ CHỨC SẢN XUẤT VÀ LAO ĐỘNG CỦA CÔNG TY ĐỊA
CHẤT MỎ – TKV.
1.6.1- Tổ chức sản xuất.
Để đảm bảo cho sản xuất được hợp lý và an toàn các xí nghiệp trong Công ty đã bố trí
cơ cấu tổ chức của đội sản xuất như hình 1.3. Với phương pháp tổ chức như vậy sẽ phân định
được rõ chức năng, trách nhiệm của từng tổ sản xuất được cụ thể và phát huy sự năng động và
sáng tạo trong công việc của mỗi các nhân một cách tối đa.
Đội trưởng đội SX
Tổ SX 01 Tổ SX 02 Tổ SX 03 Tổ SX 04 Tổ SX …..
Hình 1-3: Sơ đồ cơ cấu tổ chức sản xuất cấp phân xưởng
Công ty Địa chất mỏ - TKV đang áp dụng chế độ làm việc 3 ca liên tục đối với công
nhân khoan.
Đối với các phòng ban làm việc gián tiếp thời gian làm việc từ 7h30 đến 16h30, thời
gian nghỉ trưa từ 11h30 đến 13h.
Đối với công nhân Trắc địa và công nhân gián tiếp làm ngoài công trường thì thời gia
lao động là 8h/ngày.
Thứ
ca
2 3 4 5 6 7 CN 2 3 4 5 6 7 CN
Ca 1
Ca 2
Ca 3
Hình 1-4: Sơ đồ lịch đi ca của công nhân khoan - Công ty Địa chất mỏ - TKV
1.6.2- Tổ chức lao động.
Hiện nay Công ty Địa chất mỏ - TKV tuyển chọn bố trí và sử dụng lao động theo quy
định của Bộ luật lao động của Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam . Số lượng
lao động được tính trên cơ sở sản xuất thực tế, riêng lao động gián tiếp được bố trí theo biên
chế, theo quy định, định mức tính đến 31/12/2007.
Tổng số lượng lao động Công ty Địa chất mỏ - TKVnăm 2007 là 694 người giảm so với
năm 2006 là 35 người.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1.
Quá trình thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh năm 2007 của Công ty Địa chất mỏ -
TKV có những thuận lợi và khó khăn sau.
+ Những thuận lợi:
Trong chiến lược phát triển ngành Than từ nay đến năm 2010 có xét đến triển vọng
năm 2020. Lãnh đạo Tập đoàn TKV rất coi trọng đến vấn đề quy hoạch, đầu tư mở rộng sản
xuất các mỏ và mở các mỏ mới. Chính vì lý do đó mà các công tác thăm dò, đánh giá tài
nguyên của Công ty Địa chất mỏ - TKV giữ được vị trí rất quan trọng. Được sự quan tâm đặc
biệt của Tập đoàn TKV, các khối lượng công việc được giao năm sau cao hơn năm trước,
không còn phải nghỉ chờ đợi việc, tạo điều kện thuận lợi cho việc bố trí kế hoạch sản xuất trong
toàn Tập đoàn. Do sắp xếp lại tổ chức, nghiệp vụ Công ty đã tạo điều kiện cho việc chuyên sâu
về ngành của các cán bộ công nhân viên đã được đào tạo, đồng thời tạo điều kiện cho việc đầu
tư đổi mới thiết bị cũng như công nghệ tiên tiến hiện đại hơn. Sự kế thừa và phát huy truyền
thống 49 năm của người địa chất là nguồn động viên cho cán bộ công nhân viên toàn Công ty
vững bước hoàn thành nhiệm vụ được giao.
+ Những khó khăn:
Đối với công tác thăm dò địa chất của Công ty Địa chất mỏ - TKV hầu hết là các công
trình rải rác, không tập trung, xa trung tâm chỉ đạo của xí nghiệp, Công ty. Điều đó ảnh hưởng
rất lớn đến công tác chỉ đạo thực hiện kế hoạch sản xuất. Nhiều công trình ở vị trí rất cao và xa,
việc chuẩn bị mặt bằng, nền đường, vận chuyển máy móc thiết bị, vật tư gặp rất nhiều khó
khăn. Đa số các công trình đều nằm trong phạm vi của các mỏ đang khai thác hoặc đi qua các
bãi thải có chiều dày tương đối lớn, điều kiện địa chất phức tạp như đứt gãy, phay phá, sạt lở,
mất nước, nước phun đã gây ra không ít khó khăn và làm tăng chi phí trong quá trình thực hiện
thi công các công trình khoan thăm dò địa chất. Máy móc thiết bị ngày càng già cỗi, ít được bổ
xung thay thế. Vật tư phục vụ sản xuất là loại đặc chủng, ngày càng khan hiếm và chất lượng
không đảm bảo theo yêu cầu kỹ thuật. Công ty được thành lập vào tháng 05 năm 2003, do tách
một số đơn vị làm công tác thăm dò từ Công ty Địa chất và Khai thác khoáng sản, do có nhiều
biến động về công tác tổ chức sản xuất từ Công ty đến các Xí nghiệp vì vậy phần nào cũng ảnh
hưởng đến tâm lý, tư tưởng của cán bộ công nhân viên. Lực lượng cán bộ công nhân viên có
trình độ tay nghề cao không được bổ xung thường xuyên vì trước đây, quan niệm lấy khai thác
Than làm nhiệm vụ trọng tâm chủ yếu và địa chất tồn tại trên nền của khai thác Than. Do đó
công tác đào tạo bổ xung nguồn nhân lực chuyên ngành địa chất có chất lượng chưa được coi
trọng.
Để đánh giá một cách đầy đủ và tìm ra biện pháp, phương án giải quyết những khó khăn
còn tồn tại phần tiếp theo sẽ tiến hành phân tích kinh tế hoạt động kinh doanh của Công ty Địa
chất mỏ - TKV năm 20067
Chương 2
PHÂN TÍCH KINH TẾ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
CỦA CÔNG TY ĐỊA CHẤT MỎ - TKV NĂM 2007
Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là nghiên cứu một cách toàn
diện và có căn cứ khoa học tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Trên cơ
sở số liệu thống kê hạch toán và tìm hiểu các điều kiện sản suất cụ thể nhằm đánh giá thực
trạng quá trình sản xuất kinh doanh, rút ra những khuyết điểm để từ đó có biện pháp phát huy
thế mạnh, những giải pháp nhằm hạn chế, khắc phục những khuyết điểm nâng cao hiệu quả sản
xuất kinh doanh. Trong điều kiện sản xuất kinh doanh theo cơ chế thị trường để tồn tại và phát
triển đòi hỏi doanh nghiệp kinh doanh phải có lãi và đạt hiệu quả kinh tế cao nhất, Công ty Địa
chất mỏ - TKV cũng không nằm ngoài quy luật đó, đòi hỏi Công ty phải có hướng sản xuất
đúng đắn. Do vậy phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh là một nhiệm vụ không thể thiếu
được đối với Công ty Địa chất mỏ - TKV nói riêng và trong mỗi doanh nghiệp nói chung.
2.1- ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ TÌNH HÌNH SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA
CÔNG TY ĐỊA CHẤT MỎ – TKV.
Trong năm 2007 Công ty Địa chất mỏ - TKV đã nỗ lực phấn đấu hoàn thành và vượt
mức kế hoạch, phần lớn các chỉ tiêu mà Tập đoàn Than giao. Tình hình thực hiện kế hoạch và
kết quả đạt được thể hiện tổng quát qua bảng 2-1.
Theo số liệu phân tích trong bảng 2-1 tác giả có nhận xét khái quát sau:
* Tính theo hiện vật:
+ Khối lượng về khoan thăm dò năm 2007 là 25.101m vượt với kế hoạch là 19.24%
tương đương với 4.051m và tăng so với năm 2006 là 8.47% tương đương với 1.960m.
+ Khối lượng về hào thăm dò năm 2007 là 2.710m
3
giảm so với kế hoạch là 0.37%
tương đương với -10m
3
và tăng so với năm 2006 là 122.86% tương đương với 1.494m
3
.
+ Khối lượng về khảo sát địa hình năm 2007 là 4.521m tăng so với kế hoạch là 49.06%
tương đương với 1488ha và tăng so với năm 2006 là 7.41% tương đương với 312ha.
* So với năm 2006, năm 2007 toàn bộ vốn kinh doanh của Công ty tăng 4.297 Trđ tức là
tăng 11.06%. Trong đó chủ yếu tăng về tài sản lưu động.
* Tính theo doanh thu thực hiện:
Doanh thu có được từ hoạt động sản xuất địa chất năm 2007 là 45.190Tr.đ cao hơn năm
2006 là 41.001Trđ. Nguyên nhân là do, khối lượng công việc từ hoạt động sản xuất địa chất
tăng.
Lao động và tiền lương; số lao động năm 2007 là 694 người thấp hơn năm 2006 (729
người) và thấp hơn so với kế hoạch 2007 (703 người) là do sự sắp xếp lao động sau khi tách
khỏi Công ty Địa chất và khai thác khoáng sản. Tuy nhiên, tiền lương bình quân tăng lên năm
2007: 1.84Tr.đ, năm 2006: 1.79Tr.đ. Lý do chính là năng xuất lao động tăng lên làm giá trị lao
động trong sản phẩm tăng và do sự thay đổi mức lương tối thiểu theo Nghị định mới của chính
phủ từ 350.000đồng/người-tháng lên 450.000đ/ng-tháng.
Năng xuất lao động; năng xuất lao động của công nhân năm 2006 (56.24 Tr.đ/người-
năm), năm 2007 (65.12 Trđ/người/năm) chứng tỏ năng lực sản xuất của lao động ngày càng
cao. Đồng thời, phản ánh kết quả tình hình sử dụng lao động, thời gian lao động của Công ty
cũng như trình độ tay nghề của công nhân sản xuất, ý thức và tinh thần làm việc tăng lên. Mặt
khác, năng xuất lao động tăng còn phản ánh tình trạng kỹ thuật của tài sản cố định, mức độ hiện
đại của thiết bị sản xuất, đặc biệt thể hiện trình độ tổ chức và quản lý sản xuất nói chung, quản
lý lao động nói riêng.
Tổng giá thành sản xuất; Tổng giá thành sản xuất lên (năm 2006: 28.219Trđ, năm 2007:
34.507Trđ) một mặt phản ánh sự tăng lên về quy mô của các yếu tố đầu vào như: lao động, vật
liệu, thiết bị, khoản chi phí khác, mặt khác, nó còn chỉ ra khối lượng công việc thực hiện trong
năm tăng lên so với 2006.
Lợi nhuận trước thuế tăng so với năm 2006 nên khoản nộp Ngân sách Nhà nước cũng
tăng theo vì mức tăng lên của tổng giá thành lớn hơn mức tăng lên của tổng doanh thu.
Trên đây là những đánh giá chung nhất mang tính khái quát về tình hình sản xuất kinh
doanh của Công ty Địa chất mỏ - TKV. Để đánh giá, phân tích chi tiết các chỉ tiêu trên, tác giả
sẽ đánh giá theo từng yếu tố cụ thể.
2.2- PHÂN TÍCH KẾT QUẢ SẢN XUÂT VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG
2.2.1- Phân tích kết quả sản xuất.
a- Khối lượng công việc thực hiện.
Để phân tích khối lượng sản phẩm theo chỉ tiêu giá trị ta có bảng sau:
BẢNG PHÂN TÍCH KẾT QUẢ THỰC HIỆN KHỐI LƯỢNG CÔNG TÁC NĂM 2007
Bảng 2-2
TT Chỉ tiêu ĐVT TH 06 Năm 2007 So sánh TH 07 với
KH TH TH 06 KH 07
± % ± %
1 Khối lượng
Khoan thăm dò m 22 862 21 050 24 101 1 239 105. 4 3 051 114. 5
Hào thăm dò m
3
1 012 1 185 1 310 298 129. 4 125 110. 5
Khảo sát địa hình ha 4 098 3 033 4 515 417 110. 2 1 482 148. 9
2 Tổng doanh thu Trđ 41 001 44 000 45 190 4 189 110. 2 1 190 102. 7
DT từ SX Địa chất “ 39 232 42 000 42 064 2 832 107. 2 64 100. 2
DT từ khoan thăm dò “ 29 721 31 291 31 331 1 611 105. 4 40 100. 1
DT từ hào thăm dò “ 1 316 1 695 1 703 387 129. 4 8 100. 5
DT từ khảo sát địa hình “ 8 196 9 014 9 030 834 110. 2 16 100. 2
Doanh thu khác “ 1 769 2 000 3 126 1 357 176. 7 1 126 156. 3
Qua bảng 2-2 ta thấy trong năm 2007, khối lượng công tác địa chất cao hơn năm 2006
và kế hoạch 2007 chủ yếu là khoan thăm dò và khảo sát địa hình. Khối lượng khoan thăm dò
năm 2007 là 24101m tăng 1239m so với năm 2006 và tăng 3051m so với kế hoach được giao.
Từ khối lượng địa chất tăng dẫn đến doanh thu của toàn doanh nghiệp tăng năm 2007 là
45.190Trđ tăng so với năm 2006 là 4189Trđ tương đương với 10.2% và tăng so với kế hoạch
2.7%. Điều này chứng tỏ Công ty ngày càng phát triển.
b- Chất lượng sản phẩm:
Chất lượng công tác tổng hợp tài liệu và thành lập các phương án báo cáo địa chất:
Năm 2007 tất cả các phương án, báo cáo địa chất khi thành lập tài liệu tổng hợp để ứng
dụng công nghệ thông tin và lưu trữ trên máy tính nên thuận lợi cho việc sử dụng lâu dài. Các
phương án, báo cáo đã tổng hợp khá tốt các tài liệu đã có, xác định lại cấu trúc địa chất chuẩn
xác hơn và tính lại trữ lượng với độ tin cậy cao hơn. Qua việc lập “ bản đồ địa chất công nghiệp
bể Than” đã bước đầu hệ thống lại cho việc định hướng công tác quy hoạch tìm kiếm, thăm dò
tiếp theo như; triển vọng Than dưới sâu –300m bể than Quảng Ninh và vùng phụ cận.
- Chất lượng các công trình đã thi công:
+ Chất lượng các công trình đã thi công thuộc nguồn vốn tập trung được quản lý chặt
chẽ theo quy trình, quy phạm về khoan thăm dò, tất cả đều đạt mục tiêu nhiệm vụ, ngoại trừ
một số công trình như các công trình lỗ khoan K329 Đèo Nai khoan đến chiều sâu 62.4m lỗ
khoan K330 Đèo Nai phải bỏ dở hoặc dịch vị trí do trượt tầng.
+ Các công trình khoan thăm dò, khoan trong lò, khoan giảm áp, khoan nước ngầm thuộc
nguồn vốn sản xuất thực hiện đảm bảo theo hợp đồng về yêu cầu kỹ thuật.
+ Chất lượng lấy mẫu than tốt hơn năm 2006, đáp ứng yêu cầu kỹ thuật. Một số điểm mất
vỉa đã được đặt máng khoan xiên, có một số điểm lấy mấu thấp đã sử dụng tài liệu vật lý. Tuy
nhiên, còn có một số trường hợp do mất mấu than đã mất định hướng, làm kéo dài chiều sâu lỗ
khoan như lỗ khoan GK30 ( chiều sâu 162.3m, vỉa có chiều dày 125.8- 128) hoặc lỗ khoan
GK33 (chiều sâu 190, vỉa có chiều dày 91.2÷92.5).
- Chất lượng công việc khi thi công các phương án:
Các phương án có khối lượng khoan nhiều đều góp phần làm sáng tỏ cấu trúc địa chất và
đặc điểm vỉa Than như; phương án thăm dò bổ xung Đồng Rì cho thấy các vỉa biến động mạnh
về chiều dày hoặc phương án Giáp Khẩu cho thấy các vỉa có xu hướng giảm chiều dày khi
xuống sâu, chất lượng Than cũng giảm, hoặc phương án phần sâu Khe Chàm nhìn chung các
vỉa than ổn định, biến động ít.
2.2.2- Phân tích các yếu tố sản xuất.
2.2.2.1- Phân tích tình hình sử dụng lao động.
a- Phân tích số lượng lao động.
Để phân tích về số lượng lao động của Công ty Địa chất mỏ - TKV dựa vào số liệu
bảng (2-3).
BẢNG PHÂN TÍCH SỐ LƯỢNG VÀ CƠ CẤU LAO ĐỘNG
Bảng 2-3
Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 TH07/TH06 TH07/KH07
TH % KH % TH % ± % ± %
Tổng số CNV 709 100 703 100 694 100 -15 97.88 -9 98.72
Công nhân các loại 375 52.89 371 52.77 368 53.03 -7 98.13 -3 99.19
Nhân viên KTNV 226 31.88 224 31.86 218 31.41 -8 96.46 -6 97.32
Quản lý gián tiếp 108 15.23 108 15.36 108 15.56 0 100.0 0 100.0
Qua bảng phân tích trên cho thấy năm 2007, số lượng lao động thực hiện của Công ty là
694 người ứng với 98.72%. Số lao động này giảm so với số lao động kế hoạch năm 2006 (703
người) và số lao động thực hiện năm 2006 (709 người). Kết quả này dường như ảnh hưởng
nhiều tới hoạt động sản xuất của Công ty vì số lao động giảm là công nhân các loại (3 người)
và nhân viên kỹ thuật nghiệp vụ (6 người). Mặc dù, số công nhân các loại và số công nhân kỹ
thuật nghiệp vụ biến động theo chiều hướng tích cực (tăng tỷ trọng của công nhân trực tiếp sản
xuất) thì số cán bộ quản lý doanh nghiệp vẫn ở mức khá cao (108 người). Theo quy định của
Nhà nước cho cơ cấu lao động hợp lý đối với ngành sản xuất thì; số lao động làm công tác quản
lý ≤ 13% tổng số công nhân trực tiếp sản xuất. Như vậy, với số công nhân trực tiếp sản xuất là
709 người, số nhân viên quản lý chỉ cần 79 người là đủ (13% x 609 = 79.17). Đây là kết quả
của việc bổ nhiệm cán bộ mới và cán bộ cũ điều chuyển. Hơn nữa, số cán bộ vượt khung này
nhằm phục vụ cho kế hoạch tăng cường cán bộ công tác quản lý do điều kiện sản xuất phân tán
và xa trung tâm điều hành. Một điểm dễ nhận thấy là khối cán bộ trong Công ty kiêm nhiệm
khá nhiều (số liệu trên bảng phân tích số lượng lao động theo chức danh), họ vừa làm công tác
nghiệp vụ kỹ thuật, vừa làm công tác quản lý. Đặc thù của hoạt động sản xuất địa chất là không
chỉ những lao động trực tiếp tại hiện trường thực hiện công việc mới tính là lao động trực tiếp,
mà các kỹ sư với việc thiết kế các phương án, việc xử lý số liệu của mỗi công trình cũng được
coi là lao động trực tiếp (sản phẩm của Công ty địa chất mỏ - TKV là các báo cáo đánh giá trữ
lượng khoáng sản). Trong khi trình độ chuyên môn được đánh giá là khá cao, cộng với kinh
nghiệm lâu năm trong ngành, họ lại có năng lực quản lý nên việc kiêm nhiệm là đương nhiên.
Vấn đề này mang tính nhạy cảm rất lớn về bản chất song đây không phải là vấn đề đáng lo ngại
của Công ty ở thời điểm này. Vấn đề quan tâm hiện nay của Công ty Địa chất mỏ- TKV là việc
thu hút lực lượng lao động trẻ, khoẻ, được đào tạo.
b- Phân tích chất lượng lao động và cơ cấu lao động.
Trong năm 2007, toàn công ty có 17 tổ khoan, trong đó; Xí nghiệp địa chất trắc địa Cảm
Phả có 10 tổ khoan, Xí nghiệp Địa chất trắc địa Đông Triều có 7 tổ khoan. Tổng số công nhân
đang làm công tác khoan thăm dò tại Công ty bao gồm 241 người trong đó Xí nghiệp địa chất
Cẩm Phả 143 người, Xí nghiệp Địa chất trắc địa Đông triều có 98 người.
Theo bảng cơ cấu lao động nghề khoan của Công ty Địa chất mỏ - TKV, toàn công ty
có kết quả sau:
Thợ bậc 7/7: 48 người chiếm 19.9%
Thợ bậc 6/7: 74 người chiếm 30.7%
Thợ bậc 5/7: 59 người chiếm 24.4%
Thợ bậc 4/7: 60 người chiếm 25%
Bậc thợ bình quân là 5.5/7
Tính từ thợ bậc 5 trở lên là bậc thợ đảm đương tốt một kíp trưởng khoan thì số lượng
trong cả Công ty là 181 người chiếm tỷ lệ 75% số lượng công nhân khoan đang làm việc hiện
nay. Đây là một cơ cấu thợ bậc cao tương đối lớn, tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện tốt
nhiệm vụ kế hoạch sản xuất được giao của Công ty. Tuy nhiên khi tìm hiểu kỹ về trình độ các
bậc thợ thấy rằng, do có một thời kỳ kéo dài trong cơ chế bao cấp, lại thiếu công việc, vì vậy
vấn đề nâng cao trình độ kỹ thuật của người lao động ít được quan tâm, do đó mà nhiều công
nhân kỹ thuật hiện nay về trình độ lý thuyết và tay nghề không đáp ứng được yêu cầu của bậc
thợ đang giữ. Đây là một vấn đề cần được xem xét và giải quyết để đảm bảo đáp ứng được nhu
cầu và nhiệm vụ của các năm tiếp theo. Xét về tuổi đời của công nhân nghề khoan thấy; số
công nhân có tuổi đời từ 36-45 tuổi chiếm tới 74.7%. Đây là một tỷ lệ cần được xem xét, vì
nghề khoan thăm dò được xếp vào nghề nặng nhọc và độc hại, do đó độ tuổi từ 40-45 tuổi
người công nhân tuy có kinh nghiệm nhưng đã có độ ỳ về nhận thức, về tiếp thu công nghệ mới
và tác phong công nghiệp, vì vậy cần phải có chính sách thiết thực hơn nữa để thu hút, đào tạo
và bồi dưỡng để bổ xung lực lượng công nhân kỹ thuật (Bảng 2-4).
c- Phân tích tình hình sử dụng thời gian lao động.
Trong Công ty Địa chất mỏ, giá trị sức lao động kết tinh trong sản phẩm địa chất lớn,
song khối lượng công việc thực hiện phụ thuộc chủ yếu vào nhu cầu của Tập đoàn TKV và
được thực hiện bởi nguồn vốn trích từ 0.47% đên 1% nguồn doanh thu sản xuất than dành cho
công tác nghiên cứu địa chất, nên thời gian lao động không quy định số lượng sản phẩm mà
chất lượng lao động mới là yếu tố quyết định. Vì vậy Công ty phải bố trí lao động đúng chuyên
môn để đảm bảo cho công việc được tiến hành theo dúng tiến độ và chất lượng quy định. Do
đó, phân tích tình hình sử dụng thời gian lao động do biến động về số lượng lao động chỉ mang
tính tương đối xét về mặt hiệu quả.
BẢNG PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH SỬ DỤNG THỜI GIAN LĐ NĂM 2006
Bảng 2- 5
TT Chỉ tiêu ĐVT KH TH So sánh
± %
1 Tổng số cán bộ công nhân viên Người 703 694 -9 98.72
2 Ngày công theo lịch Công 256595 253310 -3285 98.72
3 Tổng số ngày công có hiệu quả “ 175750 176970 1220 100.69
4 Tổng số giờ công có hiệu quả “ 1300550 1327275 26725 102.05
5
Số ngày LVBQ của 1 CBCNV/
năm
Ngày/năm 250 255 5 102.00
6 Số giờ làn việc BQ trong 1 ngày Giờ/ngày 7.4 7.5 0.1 101.35
7
Số giờ LVBQ cả năm của 1
CBCNV
Giờ 1850 1912.5 62.5 103.38
Theo bảng số liệu bảng 2-5 nhận thấy: số lao động thực tế giảm so với kế hoạch 9 người
nên số ngày theo chế độ giảm là đương nhiên (số ngày công theo lịch = 360 ngày x số lao
động). Tuy nhiên số ngày công làm việc của một công nhân sản xuất tăng lên ( 5 ngày/1 công
nhân sản xuất) đã làm tổng số ngày công có hiệu quả tăng lên 100.69% (1220h). Đồng thời, số
giờ làm việc bình quân của một công nhân sản xuất tăng lên 0.1h/1 ngày (101.35%) làm tổng số
giờ công có hiệu quả tăng. Từ đó, tổng số giờ làm việc bình quân cả năm tăng lên. Như vậy,
Công ty đã cố gắng sử dụng tối đa thời gian làm việc hiệu quả của những lao động có tay nghề
cao (số giờ làm việc hiệu quả tăng) đồng thời, sử dụng thêm số lao động dôi dư vào các công
việc sản xuất của Công ty (tổng số ngày làm việc bình quân 1 công nhân tăng lên). Đây là một
cố gắng của Công ty trong vấn đề tìm kiếm khách hàng cũng như trong công tác quản lý lao
động.
d- Phân tích năng xuất lao động.
Tại Công ty địa chất mỏ, phân tích lao động thông qua chỉ tiêu hiện vật là khó khăn do
sản phẩm của nghành địa chất có tính chất và cách tính riêng nên ở đây, tác giả chỉ đánh giá
năng xuất lao động qua chỉ tiêu giá trị.
Năng suất lao động bình quân của một công nhân trực tiếp sản xuất năm 2006 tăng so
với kế hoạch và tăng so với thực hiện năm 2005 (năm 2005: thực hiện là 62.87Trđ/người/năm,
năm 2006 thực hiện là 69.07 Trđ/người/năm). Mục tiêu phấn đấu của Công ty Địa chất mỏ đến
năm 2007 là năng suất lao động bình quân tính theo doanh thu là 100Trđ/người/năm, khi đó,
thu nhập tiền lương bình quân 3.5 Trđ/người/tháng (Bảng 2-6)
PHÂN TÍCH SỰ BIẾN ĐỘNG CHI PHÍ NHÂN CÔNG CT ĐỊA CHẤT MỎ
Bảng 2- 7
TT Chỉ tiêu ĐVT KH 06 TH 06
So sánh
± %
1 Giá trị SX từ hoạt động SXĐC Trđ 44500.0 45190.0 690 101.55
2 Tổng CF nhân công của HĐSXĐC “ 15510.0 16240.0 730 104.71
3 Số lao động SXĐC bình quân Người 618 609 (9) 98.54
4 CP nhân công SXĐC bình quân Trđ/ng/năm 25.097 26.667 1.569 106.25
5 Năng suất lao động bình quân “ 72.006 74.204 2.197 103.05
6 Tỷ trọng CFNC/GTSX % 34.85 35.94 1.08 103.11
Công thức
C = N x f → C = f x
W
G
(Đồng) (2-1)
Trong đó: C- Tổng chi phí nhân công (Trđ).
G
1
(G
0
) - Giá trị sản xuất tính bằng doanh thu (Trđ).
f
1
(f
0
) - Tiền lương bình quân của 1 công nhân SX (đ/người/năm)
W
1
(W
0
)-Năng suất lao động bình quân của 1 công nhân SX (đ/người/năm)
Đối tượng phân tích: ∆C = C
1
- C
0
→ ∆C = f
1
x
1
1
W
G
- f
0
x
0
0
W
G
Xác định độ ảnh hưởng của các nhân tố:
+ Mức độ ảnh hưởng của nhân tố giá trị sản xuất ∆C
G
∆C
G
= f
0
x
0
1
W
x (G
1
- G
0
)
∆C
G
= 25.1 x
0.72
1
x (45190.2 - 44500.0) = 240.6Trđ
+ Mức ảnh hưởng của nhân tố NSLĐ bình quân của 1 công nhân ∆C
W
∆C
W
= f
0
x G
1
x (
1
1
W
-
0
1
W
)
∆C
W
= 45190.2 x 25.1 x (
2.74
1
-
0.72
1
) = - 466.4Trđ
+ Mức ảnh hưởng của nhân tố chi phí nhân công bình quân cho một đơn vị lao động.
∆C
f
= (f
1
- f
0
) x
1
1
W
x G
1
∆C
f
= (26.7 - 25.1 ) x
2.74
1
x 45190.2 = 955.9 Trđ
Tổng mức ảnh hưởng các nhân tố
∆C = 240.5 + (-466.4) + 955.9 = 730.0Trđ