Tải bản đầy đủ (.pdf) (13 trang)

Xây dựng tình huống dạy học chủ đề con người và sức khỏe trong môn khoa học 5 (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.61 MB, 13 trang )

ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

TRẦN THỊ MINH THƯ

XÂY DỰNG TÌNH HUỐNG DẠY HỌC
CHỦ ĐỀ CON NGƯỜI VÀ SỨC KHỎE
TRONG MÔN KHOA HỌC 5
Demo Version - Select.Pdf SDK

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
NGÀNH GIÁO DỤC TIỂU HỌC

Thừa Thiên Huế, 2017


ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

TRẦN THỊ MINH THƯ

XÂY DỰNG TÌNH HUỐNG DẠY HỌC
CHỦ ĐỀ CON NGƯỜI VÀ SỨC KHỎE
TRONG MÔN KHOA HỌC 5

Chuyên ngành: Giáo dục học (Giáo dục Tiểu học)
Demo Version - Select.Pdf SDK
Mã số: 60.14.01.01

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
THEO ĐỊNH HƯỚNG NGHIÊN CỨU


NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. VĂN THỊ THANH NHUNG

Thừa Thiên Huế, 2017


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn này là công trình nghiên cứu của cá
nhân tôi. Kết quả nghiên cứu ghi trong luận văn là trung thực và
chưa từng được công bố trong bất cứ một công trình nào khác.

Chữ ký, họ và tên học viên

Trần Thị Minh Thư

Demo Version - Select.Pdf SDK

i


Lời Cảm Ơn
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến
Ban giám hiệu trường Đại học Sư phạm Huế,
phòng Sau đại học, quý thầy cô đã tận tình
giảng dạy và tạo mọi điều kiện thuận lợi để
chúng tôi – học viên cao học khóa K24 học
tập, nghiên cứu và hoàn thành khóa học.
Đặc biệt, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu
sắc đến PGS.TS Văn Thị Thanh Nhung đã dành
nhiều thời gian hướng dẫn tận tình, giúp

đỡ, tạo mọi điều kiện cho tôi trong suốt
quá trình nghiên cứu, thực hiện và hoàn
thành luận văn.
Version
- Select.Pdf
TôiDemo
cũng
xin
chân SDK
thành

cảm

ơn

đến

trường tiểu học Lạc Long Quân, trường tiểu
học Trưng Vương – thành phố Tuy Hòa, tỉnh
Phú Yên đã giúp đỡ tôi rất nhiều trong quá
trình điều tra, khảo sát và thực nghiệm sư
phạm.
Cuối cùng, xin cảm ơn gia đình, bạn bè
đã luôn ủng hộ, động viên để tôi có thể
hoàn thành tốt đề tài nghiên cứu này.
TP Huế, ngày 15 tháng 10 năm 2017
Trần Thị Minh Thư

ii



ii LỤC
MỤC
LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................................................ i
LỜI CẢM ƠN..............................................................................................................................................ii
MỤC LỤC....................................................................................................................................................iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT.....................................................................................................vi
DANH MỤC CÁC BẢNG ....................................................................................................................vii
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ ............................................................................................viii
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................................................... 1
1. Lí do chọn đề tài......................................................................................................................................... 1
2. Mục đích nghiên cứu ................................................................................................................................ 2

Demo Version - Select.Pdf SDK

3. Giả thuyết khoa học .................................................................................................................................. 2
4. Đối tượng, khách thể và phạm vi nghiên cứu ...................................................................................... 2
5. Nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................................................................................... 2
6. Phương pháp nghiên cứu ......................................................................................................................... 2
7. Những đóng góp mới của đề tài ............................................................................................................. 3
8. Đề xuất cấu trúc của luận văn.................................................................................................................. 3
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC XÂY DỰNG VÀ SỬ
DỤNG TÌNH HUỐNG TRONG DẠY HỌC Ở BẬC TIỂU HỌC........................................... 4
1.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu .............................................................................. 4
1.1.1. Những nghiên cứu về dạy học tình huống trên thế giới .................................... 4
1.1.2. Những nghiên cứu về dạy học tình huống ở Việt Nam .................................... 5
1.2. Cơ sở lý luận ........................................................................................................ 7
1.2.1. Tình huống ........................................................................................................ 7
1.2.2. Tình huống dạy học ........................................................................................... 9
iii



1.2.3. Các mức độ giải quyết tình huống của học sinh tiểu học ............................... 15
1.2.4. Thiết kế và sử dụng tình huống trong dạy học ................................................ 17
1.2.5. Bản chất của phương pháp dạy học bằng tình huống ..................................... 19
1.3. Cơ sở thực tiễn ................................................................................................... 20
1.3.1 Đặc điểm tâm, sinh lí của học sinh tiểu học trong việc giải quyết tình huống
trong dạy học. ............................................................................................................ 20
1.3.2. Thực trạng việc thiết kế và sử dụng tình huống dạy học trong môn Khoa học
lớp 5 của giáo viên tiểu học hiện nay. ....................................................................... 22
1.3.3. Thực trạng việc sử dụng tình huống vào dạy học Khoa học 5 đối với học sinh
lớp 5 ........................................................................................................................... 26
TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 ......................................................................................... 29
Chương 2. XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG TÌNH HUỐNG TRONG DẠY HỌC CHỦ ĐỀ
CON NGƯỜI VÀ SỨC KHỎE TRONG MÔN KHOA HỌC 5.............................................30
2.1. Đặc điểm cấu trúc nội dung chủ đề Con người và sức khỏe trong môn Khoa học 5 .. 30
2.1.1. Mục tiêu chủ đề Con người và sức khỏe môn Khoa học 5 ............................. 30
2.1.2. Nội dung chủ đề Con người và sức khỏe trong môn Khoa học 5. .................. 31
2.2. Quy trình
xây dựng
tình huống
trong dạy SDK
học Khoa học 5............................... 33
Demo
Version
- Select.Pdf
2.2.1.Nguyên tắc xây dựng tình huống ..................................................................... 33
2.2.2. Quy trình xây dựng tình huống ....................................................................... 34
2.3. Hệ thống tình huống cho chủ đề Con người và sức khỏe môn Khoa học 5. ..... 41
2.3.1. Tình huống được xây dựng trên một đoạn video clip ..................................... 41

2.3.2. Tình huống được xây dựng là một câu chuyện ............................................... 43
2.3.3. Tình huống được xây dựng trên một bức thư được trích đoạn. ...................... 46
2.3.4. Tình huống được xây dựng trên một bài thơ .................................................. 50
2.3.5. Tình huống được xây dựng từ các mẩu tin tức ............................................... 51
2.4. Quy trình sử dụng tình huống trong dạy học chủ đề Con người và sức khỏe môn
Khoa học 5. ............................................................................................................... 53
2.4.1. Quy trình chung của việc sử dụng tình huống trong dạy học chủ đề Con người
và sức khỏe môn Khoa học 5. ................................................................................... 53
2.4.2. Vận dụng quy trình sử dụng vào tổ chức dạy học tình huống vào chủ đề Con
người và sức khỏe môn Khoa học 5. ......................................................................... 55
TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 ........................................................................................................................56
iv


Chương 3. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM.........................................................................................57
3.1. Mục đích thực nghiệm ....................................................................................... 57
3.2. Đối tượng thực nghiệm ...................................................................................... 57
3.3. Nội dung thực nghiệm ........................................................................................ 57
3.4. Phương pháp thực nghiệm ................................................................................. 57
3.5. Tiêu chí đánh giá mức độ đạt được của việc sử dụng tình huống vào quá trình
học tập của học sinh. ................................................................................................. 58
3.6. Xử lý kết quả thực nghiệm ................................................................................. 60
3.7. Kết quả thực nghiệm .......................................................................................... 60
3.7.1. Phân tích định lượng ....................................................................................... 60
3.7.2. Phân tích định tính .......................................................................................... 64
TIỂU KẾT CHƯƠNG 3 ........................................................................................................................69
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ..............................................................................................................70
1. Kết luận .....................................................................................................................................................70
2. Kiến nghị...................................................................................................................................................71


Demo Version - Select.Pdf SDK

2.1. Đối với các cấp quản lí ........................................................................................................................71
2.2. Đối với giáo viên ..................................................................................................................................72
TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................................................................................73
PHỤ LỤC

v


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

STT

Từ viết tắt

Nghĩa của từ viết tắt

1

GV

Giáo viên

2

GQVĐ

Giải quyết vấn đề


3

HS

Học sinh

4

KH

Khoa học

5

NL

Năng lực

6

SGK

Sách giáo khoa

TN

Thực nghiệm

8


THCVĐ

Tình huống có vấn đề

9

THDH

Tình huống dạy học

7

Demo Version - Select.Pdf SDK

vi


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. Sự khác biệt và tương đồng giữa tình huống thực tế ................................13
và tình huống giả định. ..............................................................................................13
Bảng 1.2. Các mức độ giải quyết tình huống của HS tiểu học ................................17
Bảng 1.3. Số lượng GV tham gia điều tra thực trạng................................................22
Bảng 1.4. Mức độ sử dụng các phương pháp dạy học tích cực trong dạy học KH 523
Bảng 1.5. Ý kiến của GV về việc sử dụng tình huống thực tiễn...............................23
và tình huống giả định trong dạy học KH 5. .............................................................23
Bảng 1.6. Ý kiến của GV về hiệu quả mang lại khi sử dụng ....................................24
dạy học bằng tình huống vào môn KH ở tiểu học.....................................................24
Bảng 1.7. Ý kiến GV về cách thức sử dụng tình huống trong dạy học KH ở tiểu học
...................................................................................................................................24
Bảng 1.8. Những khó khăn khi thiết kế và sử dụng tình huống trong dạy học KH ở

tiểu học. .....................................................................................................................25
Bảng 1.9. Số lượng HS tham gia điều tra thực trạng ................................................26
Bảng 1.10. Ý kiến của HS về mức độ hữu ích của những kiến thức môn KH mang
lại và mức độ yêu thích khi sử dụng tình huống trong giờ học KH. .........................26
Bảng 1.11. Ý kiến của HS về việc sử dụng tình huống trong cuộc sống, .................27
trong học tập và cách thức tiếp nhận kiến thức khi học bài mới. .............................27
Version
- Select.Pdf
Bảng 1.12. ÝDemo
kiến của
HS về cách
thức ghi nhớSDK
kiến thức bài học lâu và nhanh nhất.
...................................................................................................................................28
Bảng 1.13. Kết quả điều tra những khó khăn khi HS xử lý các tình huống .............28
trong học tập ..............................................................................................................28
Bảng 2.1. Nội dung chính chương trình KH lớp 4, 5 ................................................31
Bảng 2.2. Hệ thống tình huống trong chủ đề Con người và sức khỏe, KH 5 ...........32
Bảng 3.1. Tiêu chí đánh giá NL GQVĐ ...................................................................58
Bảng 3.2. Đánh giá việc sử dụng tình huống vào quá trình học tập theo từng tiêu chí
...................................................................................................................................59
Bảng 3.3. Mức điểm tương ứng với từng tiêu chí .....................................................59
Bảng 3.4. Kết quả trước và sau TN bài kiểm tra theo chiều dọc. .............................60
Bảng 3.5. Bảng tổng hợp mức độ về các tiêu chí của bài kiểm tra theo chiều dọc. .61
Bảng 3.6. Bảng tổng hợp mức độ của từng tiêu chí đánh giá NL GQVĐ ................62

vii


DANH MỤC HÌNH VẼ

Hình 2. Con trai và con gái .......................................................................................39
Hình 2.1. Quy trình thiết kế tình huống dạy học chủ đề Con người và sức khỏe, KH 5
.............................................................................................................................................40
Hình 2.2. Quy trình sử dụng tình huống trong dạy học chủ đề Con người và sức
khỏe, KH 5 ................................................................................................................54
Hình 3.1. Đồ thị kết quả trước và sau TN bài kiểm tra theo chiều dọc ....................60
Hình 3.2. Đồ thị biểu diễn các mức độ về tiêu chí của bài kiểm tra theo chiều dọc .61
Hình 3.3. Đồ thị biểu diễn các mức độ đạt được của tiêu chí 1 trước và sau TN .....62
Hình 3.4. Đồ thị biểu diễn các mức độ đạt được của tiêu chí 2 trước và sau TN .....63
Hình 3.5. Đồ thị biểu diễn các mức độ đạt được của tiêu chí 3 trước và sau TN .....63
Hình 3.6. Bài kiểm tra theo chiều dọc của HS Nguyễn Hoàng Anh lớp 5E. ............65
Hình 3.7. Bài kiểm tra theo chiều ngang ở tiêu chí 1 của HS Phạm Ngọc Phương
Dung lớp 5G ..............................................................................................................66
Hình 3.8. Bài kiểm tra theo chiều ngang ở tiêu chí 2 của HS Nguyễn Tuấn Kiệt lớp
5E ..............................................................................................................................67

Version
- Select.Pdf
Hình 3.9. BàiDemo
kiểm tra
theo chiều
ngang ở tiêu SDK
chí 3 của HS Nguyễn Như Quỳnh
lớp 5D ........................................................................................................................68

viii


MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài

Ngày nay, xu thế toàn cầu hóa cùng với quá trình hội nhập kinh tế quốc tế đã
tác động và làm thay đổi những quan niệm về giáo dục và đào tạo. Đứng trước
những yêu cầu đổi mới này, Đảng và Nhà nước ta trong giai đoạn hiện nay đã đặt ra
những thay đổi mang tính quyết định cho nền giáo dục nước nhà, trọng tâm là
chuyển từ dạy kiến thức, kĩ năng là chính sang phát triển NL cho người học.
Nghị quyết Hội nghị lần thứ 4 Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản
Việt Nam khóa VII cũng đã khẳng định: “Đổi mới phương pháp dạy và học ở tất cả
các cấp, các bậc học,…Áp dụng những phương pháp giáo dục hiện đại để bồi
dưỡng cho học sinh năng lực tư duy sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề.” Với yêu
cầu này, việc giới thiệu cho HS những giá trị cốt lõi thay cho việc truyền thụ kiến
thức; việc gắn bài học với thực tiễn cuộc sống thay cho kiến thức “sách vở” rập
khuôn; việc hướng dẫn cách tự học, tự khám phá ra kiến thức mới thay cho cách
dạy nội dung kiến thức một cách áp đặt; việc tổ chức các hoạt động học trở nên rất
quan trọng; thi là đánh giá năng lực GQVĐ chứ không phải kiểm tra trí nhớ một
cách máy móc. Như vậy có thể nói phát triển các NL nói chung và NL GQVĐ hay
nói cách khác là NL xử lý tình huống nói riêng trong giáo dục hiện nay là vô cùng
quan trọng.

Demo Version - Select.Pdf SDK

Tuy nhiên thực tế cho thấy, HS hiện nay còn thụ động trước những vấn đề
đặt ra. Các em khá lúng túng và khó phát hiện ra vấn đề từ một tình huống trong
học tập hoặc trong thực tiễn, đặc biệt là đối với HS tiểu học. HS tiểu học còn khá
nhỏ, tư duy, khả năng phát hiện và GQVĐ của các em còn hạn chế. Chính vì vậy,
việc tổ chức cho HS tiếp cận các tình huống có vấn đề trong dạy học để HS làm
quen và có khả năng kịp thời phát hiện vấn đề từ một tình huống nảy sinh trong học
tập và trong cuộc sống là rất quan trọng và cần thiết. Đồng thời, việc tiếp cận các
tình huống trong học tập sẽ giúp cho HS trải nghiệm tình huống, đưa ra cách giải
quyết tình huống, từ đó các em rút ra được bài học cho bản thân, rút ra những kiến
thức cần đạt một cách chủ động, tích cực và sáng tạo.

Như vậy, có thể thấy việc xây dựng và sử dụng tình huống trong dạy học có
thể phát huy tính tích cực, khả năng GQVĐ trong quá trình dạy học. Đồng thời giúp
HS tăng cường tính sáng tạo trong quá trình tìm tòi và phát hiện ra tri thức mới.

1


Xuất phát từ những lí do cơ bản trên, chúng tôi chọn đề tài: “Xây dựng tình
huống dạy học chủ đề Con người và sức khỏe trong môn Khoa học 5” làm đề tài
nghiên cứu.
2. Mục đích nghiên cứu
Đề xuất quy trình xây dựng và sử dụng tình huống trong dạy học chủ đề Con
người và sức khỏe, môn KH 5 theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng
tạo của HS.
3. Giả thuyết khoa học
Nếu xây dựng được quy trình, xây dựng được hệ thống tình huống và sử
dụng chúng một cách hợp lí trong dạy học phần Con người và sức khỏe môn KH 5
thì sẽ phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của HS trong quá trình dạy học,
đồng thời phát triển NL GQVĐ cho HS.
4. Đối tượng, khách thể và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Lí thuyết tình huống, quy trình xây dựng và sử dụng tình huống trong dạy
học chủ đề Con người và sức khỏe, KH 5 ở trường tiểu học.
4.2. Khách thể nghiên cứu
Quá trình dạy học ở tiểu học.

Demo Version - Select.Pdf SDK

4.3. Phạm vi nghiên cứu


Đề tài tập trung nghiên cứu xây dựng và sử dụng tình huống dạy học chủ đề
Con người và sức khỏe trong môn KH 5 ở tiểu học.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở lý luận của việc xây dựng và sử dụng tình huống vào dạy học.
- Nghiên cứu cơ sở thực tiễn của việc xây dựng và sử dụng tình huống vào
dạy học KH ở tiểu học
- Đề xuất quy trình xây dựng và sử dụng tình huống trong dạy học phần Con
người và sức khỏe, KH 5.
- Xây dựng hệ thống tình huống cho chủ đề Con người và sức khỏe, KH 5.
- Thực nghiệm sư phạm để kiểm tra giả thuyết khoa học của đề tài.
6. Phương pháp nghiên cứu
6.1. Nghiên cứu lí thuyết
- Nghiên cứu các văn bản của Đảng và Nhà nước liên quan đến đổi mới cách
dạy và học hiện nay theo hướng tích cực hóa hoạt động học của HS.

2


- Nghiên cứu cơ sở lí luận của việc xây dựng và sử dụng tình huống trong
dạy học ở tiểu học.
- Nghiên cứu các nội dung tri thức lí thuyết và thực tiễn liên quan đến nội
dung kiến thức KH 5 để xây dựng các tình huống dạy học.
6.2. Điều tra thực trạng
Điều tra thực trạng dạy học môn KH 5 ở trường tiểu học bằng bộ câu hỏi trên
đối tượng HS và GV liên quan tới nội dung nghiên cứu.
6.3. Phương pháp thực nghiệm sư phạm
Chúng tôi chọn hình thức TN theo mục tiêu (không có lớp đối chứng) trên
cùng một nhóm HS có cùng đặc điểm về NL, kết quả học tập tại trường tiểu học
Lạc Long Quân, tỉnh Phú Yên.
6.4. Phương pháp xử lý số liệu bằng thống kê

Các kết quả của đề tài được xử lý bằng một số công thức toán học.
7. Những đóng góp mới của đề tài
- Góp phần hệ thống hóa cơ sở lí luận về xây dựng và sử dụng tình huống
trong dạy học.
- Đề xuất quy trình thiết kế và sử dụng tình huống trong dạy học chủ đề Con
người và sức khỏe trong môn KH 5.

Demo Version - Select.Pdf SDK

- Xây dựng hệ thống tình huống trong dạy học chủ đề Con người và sức khỏe
trong môn KH 5.
8. Đề xuất cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung chính
của luận văn gồm 3 chương:
Chương 1. Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc xây dựng và sử dụng tình
huống trong dạy học ở bậc Tiểu học
Chương 2. Xây dựng và sử dụng tình huống trong dạy học chủ đề Con người
và sức khỏe trong môn Khoa học 5
Chương 3. Thực nghiệm sư phạm

3



×