Tải bản đầy đủ (.pdf) (14 trang)

Dạy học đọc hiểu văn bản tự sự ở trường THPT theo định hướng phát triển năng lực HS (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.57 MB, 14 trang )

ĐẠI HỌC HUẾ
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM

MAI THỊ BÌNH

DẠY HỌC ĐỌC HIỂU VĂN BẢN TỰ SỰ
Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH

Demo Version - Select.Pdf SDK

Chuyên ngành: Lí luận và phƣơng pháp dạy học bộ môn Văn - Tiếng Việt
Mã số: 60140111

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
THEO ĐỊNH HƢỚNG ỨNG DỤNG

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. MAI XUÂN MIÊN

Thừa Thiên Huế, năm 2017

i


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu và
kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực, được các đồng tác giả cho phép sử
dụng và chưa từng được công bố trong bất kì một công trình nào khác.
Tác giả



Mai Thị Bình

Demo Version - Select.Pdf SDK

ii


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin trân trọng gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến TS. Mai Xuân Miên,
người thầy đã tận tình hướng dẫn tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, quý thầy cô tổ Ngữ văn
trường THPT Chuyên Thủ Khoa Nghĩa cùng người thân, bạn bè, đồng nghiệpp đã
động viên tôi trong quá trình thực hiện đề tài.
Tôi cũng trân trọng cảm ơn quý thầy cô và các em HS Trường THPT Chuyên
Thủ Khoa Nghĩa, Trường THPT Hoà Lạc đã hỗ trợ, giúp đỡ tôi trong quá trình
nghiên cứu và thể nghiệm đề tài.
Tác giả

Demo Version - Select.Pdf SDK

iii

Mai Thị Bình


MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa ............................................................................................................... i
Lời cam đoan ...............................................................................................................ii

Lời cảm ơn ................................................................................................................ iii
MỤC LỤC ................................................................................................................... 1
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ......................................................................... 3
DANH MỤC CÁC BẢNG.......................................................................................... 4
MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 5
1. Lí do chọn đề tài ................................................................................................. 5
2. Lịch sử vấn đề ..................................................................................................... 6
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu ....................................................................... 10
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu ........................................................................ 10
5. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................. 10
6. Đóng góp của luận văn ..................................................................................... 11
7. Cấu trúc luận văn .............................................................................................. 11
NỘI DUNG .............................................................................................................. 12

Demo Version - Select.Pdf SDK

Chƣơng 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI ........................... 12
1.1. Cơ sở lí luận ................................................................................................... 12
1.1.1. Khái niệm và đặc trưng thể loại tự sự .................................................... 12
1.1.2. Một số vấn đề về đọc hiểu và năng lực đọc hiểu.................................... 23
1.2. Cơ sở thực tiễn của đề tài............................................................................... 32
1.2.1. VBTS trong SGK Ngữ văn THPT và những yêu cầu chuẩn kiến thức,
kĩ năng .............................................................................................................. 32
1.2.2. Thực trạng dạy học đọc hiểu VBTS theo định hướng phát triển năng lực
HS ở THPT hiện nay ........................................................................................ 35
Tiểu kết chương 1...................................................................................................... 42
Chƣơng 2. ĐỊNH HƢỚNG VÀ TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG ĐỌC HIỂU VĂN
BẢN TỰ SỰ THEO ĐỊNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH43
2.1. Những định hướng dạy học đọc hiểu VBTS theo tiếp cận năng lực ............. 43
2.1.1. Bảo đảm đặc trưng thể loại TP tự sự ...................................................... 43


1


2.1.2. Tích cực hóa hoạt động nhận thức của HS ............................................. 44
2.1.3. Tổ chức hoạt động đọc hiểu theo hướng tiếp cận năng lực .................... 46
2.2. Tổ chức hoạt động dạy học đọc hiểu VBTS .................................................. 48
2.2.1. Tổ chức hoạt động huy động tri thức nền để vận dụng vào quá trình
đọc hiểu ............................................................................................................ 48
2.2.2. Tổ chức hoạt động đọc - tóm tắt cốt truyện............................................ 53
2.2.3. Tổ chức hoạt động phân tích cốt truyện ................................................. 56
2.2.4. Tổ chức hoạt động phân tích nhân vật.................................................... 58
2.2.5. Tổ chức hoạt động phân tích nghệ thuật trần thuật ................................ 63
2.2.6. Tổ chức hoạt động khái quát tư tưởng chủ đề, ý nghĩa TP .................... 66
2.2.7. Tổ chức hoạt động trao đổi, đối thoại để HS tự bộc lộ .......................... 70
2.2.8. Tổ chức hoạt động đánh giá, vận dụng................................................... 73
Tiểu kết chương 2...................................................................................................... 76
Chƣơng 3. THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM .............................................................. 77
3.1. Mục đích của TN ........................................................................................... 77
3.2. Nội dung, yêu cầu TN .................................................................................... 77
3.2.1. Nội dung TN ........................................................................................... 77

Demo Version - Select.Pdf SDK

3.2.2. Yêu cầu TN ............................................................................................. 77
3.3. Đối tượng, thời gian TN ................................................................................ 77
3.3.1. Đối tượng TN ......................................................................................... 77
3.3.2. Thời gian TN .......................................................................................... 78
3.4. Triển khai TN ................................................................................................. 78
3.4.1. Giáo án TN ............................................................................................. 78

3.4.2. Các bước tiến hành TN ........................................................................... 93
3.5. Kết quả TN ..................................................................................................... 94
3.5.1. Hình thức đánh giá ................................................................................. 94
3.5.2. Đánh giá kết quả TN............................................................................... 94
Tiểu kết chương 3...................................................................................................... 98
KẾT LUẬN .............................................................................................................. 99
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 101
PHỤ LỤC

2


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
VIẾT TẮT

VIẾT ĐẦY ĐỦ

ĐC

Đối chứng

GV

Giáo viên

HS

Học sinh

SGK


Sách giáo khoa

THPT

Trung học phổ thông

TN

Thực nghiệm

TP

Tác phẩm

TPVC

Tác phẩm văn chương

VB

Văn bản

VBTS

Văn bản tự sự

Demo Version - Select.Pdf SDK

3



DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 3.1. Phân loại theo điểm kiểm tra ....................................................................95
Bảng 3.2. Bảng thống kê các điểm số (Xi) của bài kiểm tra .....................................95
Bảng 3.3. Bảng phân bố tần suất của hai nhóm ........................................................95
Bảng 3.4. Bảng phân phối tần số lũy tích .................................................................95
Bảng 3.5. Bảng tổng hợp các tham số .......................................................................96

Demo Version - Select.Pdf SDK

4


MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Nước ta đang trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Theo quan điểm
chỉ đạo về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo của Nghị quyết số 29NQ/TW ngày 4/11/2013 Hội nghị Trung ương 8 khóa XI: “Phát triển giáo dục và
đào tạo là nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. Chuyển mạnh quá
trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và
phẩm chất người học” thì mục tiêu của người GV dạy học Ngữ văn trong nhà
trường phổ thông không chỉ là dạy kiến thức văn học, ngôn ngữ mà quan trọng hơn
là dạy HS cách học, tổ chức các hoạt động định hướng con đường chiếm lĩnh kiến
thức. Qua đó, phát triển năng lực tự học, tự nghiên cứu, đồng thời phát triển hài hoà
cả về trí tuệ và nhân cách của HS.
Việc đổi mới dạy học văn là đòi hỏi mang tính tất yếu, hoàn toàn phù hợp
với sự vận động và phát triển không ngừng của kho tàng tri thức nhân loại và khát
vọng muốn chiếm lĩnh những đỉnh cao tri thức của con người. Để làm được điều đó,
Giáo dục và đào tạo Việt Nam đang đổi mới toàn diện và đồng bộ theo hướng “Đổi


Demo Version - Select.Pdf SDK

mới mạnh mẽ phương pháp giáo dục và đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều,
rèn luyện nếp tư duy sáng tạo của người học. Từng bước áp dụng các phương pháp
tiên tiến và phương tiện hiện đại vào dạy học”. Luật Giáo dục sửa đổi năm 2005,
Điều 2. 4 cũng yêu cầu “Phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người học,
bồi dưỡng cho người học năng lực tự học, say mê học tập và ý chí vươn lên”.
Trong quá trình đổi mới đó, bộ môn Ngữ văn trong nhà trường phổ thông
cũng đổi mới mạnh mẽ. Vì thế, chương trình và SGK Ngữ văn cũng đã cung cấp
cho HS mỗi thể loại một vài TP tiêu biểu. Yêu cầu đặt ra đối với người GV đứng
lớp không phải chỉ có yêu nghề là đủ mà còn phải cẩn trọng và nhiệt tâm, phải dạy
một cách kĩ lưỡng để HS một mặt nhận thấy được vẻ đẹp cụ thể của TP, mặt khác
giúp HS biết cách đọc, cáchphân tích và tiếp nhận một TPVC nói chung và VBTS
nói riêng một cách hiệu quả nhất.
Dạy học đọc hiểu VBTS, trước hết giúp cho HS có năng lực tự mình đọc, tìm
hiểu và khám phá TPVC nói chung và VBTS nói riêng một cách sâu sắc. Thứ đến,

5


thông qua quá trình đọc hiểu VBTS, HS còn có thể phân tích VB, bồi dưỡng tư
tưởng tình cảm của bản thân thông qua TP đó. Do đó, nghiên cứu đề tài “Dạy học
đọc hiểu VBTSở trường THPT theo định hướng phát triển năng lực HS” là rất
cần thiết trong quá trình giáo dục.
2. Lịch sử vấn đề
Tìm hướng nghiên cứu cho vấn đề này, chúng tôi tiến hành tham khảo một
số công trình tiêu biểu từ trước đến nay có liên quan đến dạy học đọc hiểu TP,
phương pháp dạy học văn, nghiên cứu về TP tự sự và dạy học VBTS, một số nghiên
cứu theo hướng dạy học phát triển năng lực HS.

2.1. Những công trình bàn về phương pháp dạy học văn
Về phương pháp dạy học Ngữ văn ở nước ngoài có công trình của Z.Ia. Rez
(chủ biên) là Phương pháp luận dạy học văn (1977), được Phan Thiều dịch năm
1983. Công trình này cung cấp cho chúng ta những vấn đề lí luận chung về phương
pháp dạy học văn.
V.A. Nhikonxki với cuốn Phương pháp giảng dạy văn học ở trường phổ
thông (1971) đã nhấn mạnh vai trò của người đọc trong quá trình dạy học văn, rèn
cho HS kĩ năng đọc VB với từng thể loại văn học khác nhau.

Demo Version - Select.Pdf SDK

Ở Việt Nam,phải kể đến bộ giáo trình hoàn chỉnh Phương pháp dạy học văn
(gồm 2 quyển: tập 1 và tập 2) do Phan Trọng Luận chủ biên (1988). Đây là bộ giáo
trình có chất lượng khoa học nhất so với trước đó. Bộ giáo trình này vừa là hệ thống
lí thuyết chuyên sâu về khoa học dạy văn vừa có tính ứng dụng nghề nghiệp cao,
đóng góp to lớn và thiết thực cho việc thay đổi cách dạy học văn ở nhà trường phổ
thông hiện nay nhằm nâng cao hiệu quả dạy học của cả thầy lẫn trò.
Ngoài bộ giáo trình trên, Phan Trọng Luận còn đóng góp khá nhiều công
trình xoay quanh vấn đề này như:chuyên luận Rèn luyện tư duy cho HS qua giảng
dạy văn học (1969) đã đặt ra vấn đề dạy văn phải chú ý đến vai trò người học, chú ý
bồi dưỡng và phát triển tư duy hình tượng, tư duy sáng tạo cho HS; chuyên luận
Phân tích tác phẩm văn học trong nhà trường (1977) đã đặt ra nhiều vấn đề cơ bản,
mới mẻ của khoa học dạy văn lần đầu tiên được đề cập đến như vấn đề cơ chế dạy
học văn, “những con đường đưa tác phẩm văn học đến với HS”; chuyên luận Cảm
thụ văn học - giảng dạy văn học (1983) không chỉ đem đến những vấn đề mới về lí

6


thuyết tiếp nhận văn học, góp phần hiện đại hóa lí thuyết dạy học văn mà có thể tìm

thấy ở đây một phương pháp tư duy, một cách tiếp cận chân lí khoa học đúng đắn;
chuyên luận Văn học nhà trường - Nhận diện - Tiếp cận - Đổi mới (2007) đã đặt ra
vấn đề cần phải nhận diện đúng bản chất, đặc thù của văn học nhà trường, phải có
phương pháp tiếp cận hệ thống đối với dạy học văn trong nhà trường…
Ở những công trình đó, tác giả đã đưa ra nhiều gợi ý về cách dạy học TPVC
trong nhà trường, nhất là những cách dạy đổi mới.
2.2. Những công trình bàn về vấn đề đọc hiểu VB và VBTS
Trần Đình Sử là nhà giáo, nhà lí luận có nhiều tâm huyết trong đổi mới nội
dung và phương pháp dạy học văn. Theo Trần Đình Sử, “Khởi điểm của môn Ngữ
văn là dạy HS đọc hiểu trực tiếp VB văn học của nhà văn, nhà thơ, nhà chính luận;
từ đọc hiểu VB ấy mà HS sẽ rung động về nghệ thuật, thưởng thức giá trị thẩm mĩ,
tiếp nhận tư tưởng, tình cảm, trưởng thành về nhân cách, hình thành các kĩ năng văn
học như đọc, viết, quan sát, tư duy, tưởng tượng, sáng tạo và cả sáng tác ngôn từ
nữa. Như vậy, đọc hiểu sẽ giúp HS tự thân tìm ra cách giải mã TPVC. HS sẽ là
người đọc tiếp nhận TP, có sự cố gắng tìm tòi để thông hiểu những “khoảng trắng”,
tự mình chiếm lĩnh tri thức qua việc đọc hiểu trực tiếp VB văn học”.

Demo Version - Select.Pdf SDK

Trong tài liệu bồi dưỡng thường xuyên cho GV THPT Thiết kế bài dạy học
và trắc nghiệm khách quan môn Ngữ văn THPT, Trần Hữu Phong đã đưa ra những
điểm đặc thù trong giờ dạy học đọc hiểu VB. Tài liệu là sự định hướng đổi mới có
giá trị trong giờ dạy Ngữ văn như thiết kế trắc nghiệm khách quan, phát huy tính
tích cực, chủ động của HS trong việc tiếp cận kiến thức và tài liệu cũng đề xuất
cách tổ chức bài học theo hướng đổi mới.
Cũng nghiên cứu về vai trò quan trọng của việc đọc hiểu, Đỗ Huy Quang
trong bài viết Tổ chức HS hoạt động trong giờ học TPVC có trình bày các hành
động và thao tác hoạt động đọc văn để người đọc có thể hình dung, nhận biết toàn
bộ những khía cạnh phản ánh trong TP như nhân vật, sự kiện, cốt truyện, tình
huống, vai kể, giọng kể, các biện pháp nghệ thuật trong lời kể… Và bài viết cũng

đưa ra các dạng đọc để hướng HS - người khám phá VB tiếp cận đúng đắn nhất tinh
thần bài học.
Nguyễn Thanh Hùng với cuốn Đọc và tiếp nhận văn chương (2002), Đọc -

7


hiểu tác phẩm văn chương trong nhà trường (2008), đã đi sâu phân tích bản chất
của quá trình đọc hiểu VB, từ đó đưa ra những kiến giải sâu sắc và cụ thể nhằm
giúp GV có hướng tiếp cận và giảng dạy VB văn học một cách đúng đắn nhất;
đồng thời, hình thành ở HS những năng lực văn học cần thiết khi tiến hành tìm hiểu
TPVC nói chung và VBTS nói riêng ở trường THPT.
Trần Đình Sử là chủ biên 2 quyển Tự sự học tập 1 và 2 (2007). Công trình
tập trung nhiều bài viết ghi nhận lí thuyết cũng như tính ứng dụng của tự sự học,
như các góc nhìn về người kể chuyện, điểm nhìn, cấu trúc tự sự… Các vấn đề lí
thuyết trên được vận dụng soi chiếu vào một số TP cụ thể.
Trong giáo trìnhLí luận văn học, tập 2(TP vàthể loại văn học), các vấn đề
như khái niệm, phân loại, đặc trưng của các thể loại văn học, trong đó có truyện và
tiểu thuyết cũng đã được làm sáng tỏ. Những vấn đề về tự sự như điểm nhìn, người
kể chuyện, lời văn nghệ thuật, trần thuật, giọng điệu, lược thuật, dựng cảnh… được
ghi nhận cụ thể với dẫn chứng phong phú.
2.3. Những công trình bàn về vấn đề dạy học TPVC theo thể loại
Liên quan đến vấn đề này, một số công trình nghiên cứu sau đây đã mang lại
nhiều giá trị cho việc đổi mới phương pháp dạy học văn theo đặc trưng thể loại.

Demo Version - Select.Pdf SDK

Trong cuốn Phương pháp dạy học TPVC theo loại thể của tác giả Nguyễn
Viết Chữ, có nhấn mạnh phương pháp dạy văn tích cực không thể bỏ qua việc xác
định thể loại một cách đúng đắn. Chuyên luận đề cập đến mối quan hệ gắn kết giữa

thể loại và phương pháp giảng dạy, và nêu lên các biện pháp nâng cao hiệu quả cho
tiết học văn.
Lã Nhâm Thìntrong cuốn Phân tích TPVC trung đại Việt Nam từ góc nhìn
thể loại, đã khái quát vai trò, vị trí, sự phát triển của thể loại văn học trung đại Việt
Nam. Tác giả còn đi sâu làm rõ từng thể loại tiêu biểu như thơ chữ Hán, thể hịch,
cáo, tiểu thuyết chương hồi, thơ Nôm Đường luật… Mỗi thể loại tác giả cung cấp lí
thuyết về đặc điểm thể loại, phương pháp phân tích và thiết kế minh họa một số TP
tiêu biểu có trong SGK Ngữ văn phổ thông.
Văn xuôi tự sự Việt Nam thời trung đại gồm 3 tập do Nguyễn Đăng Na biên
soạn là một công trình khá đồ sộ, đã khái quát về diện mạo, quá trình hình thành, phát
triển và đặc biệt thiết thực cho phần nghiên cứu đề tài là những đặc điểm về thể loại.

8


2.4. Những công trình bàn về vấn đề dạy học theo định hướng phát triển năng
lực HS
TrongVăn chương - bạn đọc sáng tạo (2002), Phan Trọng Luận đã nói về
năng lực văn học và cho rằng năng lực đánh giá là một năng lực cao nhất. Bởi vì,
nhờ năng lực đánh giá mà khẳng định được năng lực của HS qua quá trình dạy học
đọc hiểu VB văn học nói chung và VBTS nói riêng. Đánh giá là sự thể hiện sự hiểu
biết của HS một cách toàn diện về TP.
Trong tài liệu Đổi mới dạy học văn, bên cạnh chỉ ra những hạn chế trong
việc dạy học TPVC, Phan Trọng Luận và Trương Dĩnh đã đưa ra tư tưởng mới
trong dạy học văn và một số giải pháp nhằm phát huy năng lực văn học của HS.
Nguyễn Thị Hạnh (Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam) đã đề cập trực
diệnđến vấn đề dạy học phát triển năng lực HS. Bài viết Xây dựng chuẩn năng lực
đọc hiểu cho môn Ngữ văn của chương trình giáo dục phổ thông sau 2015 ở Việt
Namcủa tác giả đã đề cậpvề vấn đề năng lực đọc hiểu, phân tích các yếu tố cấu
thành của năng lực đọc hiểu và đề xuất xây dựng chuẩn năng lực đọc hiểu cho môn

Ngữ văn trong chương trình giáo dục phổ thông sau năm 2015.
Bùi Mạnh Hùng trong bài viết Đổi mới dạy học Ngữ văn: Phác thảo chương

Demo Version - Select.Pdf SDK

trình Ngữ văn theo định hướng phát triển năng lực cũng nhắc đến việc chú trọng
năng lực toàn diện về Nghe - Nói - Đọc - Viết cho HS. Tác giả chỉ ra cần phát triển
năng lực tư duy, trong đó chú trọng năng lực suy luận, phản biện, biết đánh giá tính
hợp lí, ý nghĩa của thông tin trong tiếp nhận. Bên cạnh đó, HS còn phát triển năng
lực tưởng tượng, sáng tạo, năng lực tự lập, tự tin, hợp tác và tinh thần cộng đồng.
Đề cập đến vấn đề Dạy học theo hướng tiếp cận năng lực người học, tác giả
Bùi Quang Dũng cũng chỉ ra lí do phải dạy học tiếp cận năng lực người học, phân
chia các loại năng lực và đưa ra những hướng dạy học tiếp cận năng lực người học.
Ngoài ra, còn một số nghiên cứu như: Mấy ý kiến về đọc hiểu VB văn học
Việt Nam trong SGK Ngữ văn 10 (Trần Thanh Bình), Dạy học và kiểm tra, đánh giá
kết quả học tập theo định hướng phát triển năng lực HS (Tài liệu tập huấn của Bộ
Giáo dục và Đào tạo)...
Nhìn chung, các công trình trên nghiên cứu khá phong phú nhưng chưa có
điều kiện đề xuất đầy đủ các vấn đề cụ thể về dạy học các VBTS theo định hướng

9


phát triển năng lực người học. Vì vậy, vấn đề nghiên cứu, đề xuất thêm các giải
pháp, biện pháp dạy học theo hướng phát triển năng lực người học là đòi hỏi cần
thiết nhằm góp phần giúp GV dạy học VBTS ở trường phổ thông hiệu quả hơn.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Luận văn nhằm vào việc tìm kiếm các biện pháp dạy học VBTS ở trường
THPT theo hướng phát triển năng lực HS nhằm góp phần hình thành và phát triển

năng lực đọc hiểu các VB cùng loại cho HS.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Xác lập, luận giải cơ sở lí luận của đề tài.
- Khảo sát thực trạng dạy học VBTS theo định hướng phát triển năng lực HS.
- Đề xuất cách thức tổ chức hoạt động dạy học VBTS theo định hướng phát
triển năng lực cho HS.
- Thực nghiệm sư phạm.
4. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu quá trình tổ chức dạy học VBTS theo định hướng

Demo Version - Select.Pdf SDK

phát triển năng lực HS.

4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Đề tài giới hạn phạm vi nghiên cứu các VBTSvăn học Việt Nam hiện đại
trong chương trình Ngữ văn THPT.
- Luận văn tiến hành thực nghiệm và đối chứng trên đối tượng HS ở khối lớp
11 (chương trình chuẩn).
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để thực hiện mục đích và nhiệm vụ đặt ra của đề tài, trong quá trình nghiên
cứu, chúng tôi kết hợp sử dụng các phương pháp sau:
- Phƣơng pháp phân tích - tổng hợp: Phương pháp này sử dụng nhằm tìm
hiểu, nghiên cứu các tài liệu, công trình khoa học có liên quan; từ đó xác lập cơ sở lí
luận của đề tài và đề xuất các giải pháp dạy học phù hợp và hiệu quả.
- Phƣơng pháp so sánh - đối chiếu: Đây là phương pháp tiến hành so sánh đối chiếu kết quả học tập giữa lớp TNvà lớp ĐC để từ đó tìm ra phương pháp dạy
phù hợp, nhằm đạt hiệu quả cao trong giảng dạy.

10



- Phƣơng pháp điều tra - thống kê: Phương pháp này được dùng để khảo
sát thực trạng dạy học văn hiện nay và đánh giá thực trạng dạy học của GV, khả
năng tiếp nhận của HS. Để có những cứ liệu khách quan, chân thực, chúng tôi tập
trung vào các hoạt động quan sát, điều tra, phỏng vấn GV và HS. Trên cơ sở đó tiến
hành thống kê, phân loại các ý kiến khác nhau làm cơ sở cho vấn đề nghiên cứu.
- Phƣơng pháp thực nghiệm sƣ phạm được sử dụng để kiểm chứng tính
khả thi và hiệu quả của các giải pháp được đề xuất trong việc dạy đọc hiểu VBTS ở
trường phổ thông theo định hướng phát triển năng lực HS.
6. Đóng góp của luận văn
6.1. Về lí luận
Bổ sung, làm sáng tỏ thêm những vấn đề lí luận về phương pháp dạy học
VBTS ở trường THPT theo định hướng phát triển năng lực người học.
6.2. Về thực tiễn
Đề xuất những định hướng và biện pháp dạy học VBTS theo định hướng
phát triển năng lực HS, góp phần giải quyết các vấn đề bất cập của thực tiễn dạy
học hiện nay nhằm đáp ứng những yêu cầu mới; đồng thời góp phần nâng cao hiệu
quả dạy học VBTS ở trường THPT hiện nay.

Demo Version - Select.Pdf SDK

7. Cấu trúc luận văn

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, nội dung chính
của luận văn được triển khai trong ba chương:
- Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn của đề tài
- Chương 2: Định hướng và tổ chức hoạt động đọc hiểu VBTS theo định
hướng phát triển năng lực HS
- Chương 3: Thực nghiệm sư phạm


11



×