Tải bản đầy đủ (.pdf) (15 trang)

Dạy học đọc hiểu văn bản thơ trữ tình trong trường trung học phổ thông theo định hướng phát triển năng lực HS (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.26 MB, 15 trang )

ĐẠI HỌC HUẾ
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM

ĐẶNG THỊ NGUYỆT

DẠY HỌC ĐỌC HIỂU VĂN BẢN THƠ TRỮ TÌNH
TRONG TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH
Demo Version - Select.Pdf SDK

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
THEO ĐỊNH HƢỚNG ỨNG DỤNG

Thừa Thiên Huế, năm 2017


ĐẠI HỌC HUẾ
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM

ĐẶNG THỊ NGUYỆT

DẠY HỌC ĐỌC HIỂU VĂN BẢN THƠ TRỮ TÌNH
TRONG TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH

Demo Version - Select.Pdf SDK
Chuyên ngành: Lý luận và phương pháp dạy học bộ môn Văn - tiếng Việt
Mã số: 60 14 01 11

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
THEO ĐỊNH HƢỚNG ỨNG DỤNG



NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. MAI XUÂN MIÊN

Thừa Thiên Huế, năm 2017
i


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu và
kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực, được các đồng tác giả cho phép sử
dụng và chưa từng công bố trong bất kì một công trình khoa học nào khác.
TT Huế, tháng 8 năm 2017
Tác giả

Đặng Thị Nguyệt

Demo Version - Select.Pdf SDK

ii


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin trân trọng gửi lời cảm ơn chân thành và lòng biết ơn sâu sắc nhất đến
Tiến sĩ Mai Xuân Miên, người đã tận tình chỉ dẫn, khích lệ và giúp đỡ tôi trong suốt
quá trình thực hiện luận văn.
Xin chân thành cảm ơn các Giáo sư, Tiến sĩ đã tham gia giảng dạy lớp Cao
học Lý luận và phương pháp dạy học Văn - Tiếng Việt khóa 24 cùng tất cả các thầy
cô giáo trong khoa Ngữ văn, Phòng đào tạo sau đại học của trường Đại học sư phạm

Huế đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt thời gian học tập.
Xin cảm ơn Ban giám hiệu, các thầy cô trong tổ Ngữ văn của trường THPT
Thạnh Đông đã tạo mọi điều kiện cho tôi trong suốt quá trình thực nghiệm. Xin cảm
ơn các bạn đồng nghiệp và các em học sinh đã giúp đỡ tôi rất nhiệt tình trong phần
thực nghiệm sư phạm.
Cuối cùng, xin gửi lời cảm ơn đến các chị, em lớp Cao học lý luận và
phương pháp dạy học Văn - Tiếng Việt khóa 24 đã hết lòng giúp đỡ: cảm ơn người

- Select.Pdf
thân, bạn bè Demo
đã độngVersion
viên tôi suốt
qúa trình họcSDK
tập và thực hiện luận văn.
TT Huế, tháng 8 năm 2017
Tác giả

Đặng Thị Nguyệt

iii


MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa ............................................................................................................... i
Lời cam đoan ...............................................................................................................ii
Lời cảm ơn ................................................................................................................ iii
MỤC LỤC ....................................................................................................................................... 1
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT....................................................................................... 3
DANH MỤC CÁC VĂN BẢNG VÀ BIỂU ĐỒ .................................................................. 4

MỞ ĐẦU ......................................................................................................................................... 5
1. Lí do chọn đề tài .................................................................................................. 5
2. Lịch sử vấn đề ...................................................................................................... 6
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu ........................................................................ 10
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu ......................................................................... 10
5. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................... 10
6. Đóng góp mới của luận văn ............................................................................... 11
7. Cấu trúc luận văn ............................................................................................... 11
Chƣơng 1.CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI .................................. 12

Version
- Select.Pdf SDK
1.1. Cơ sởDemo
lí luận của
đề tài ...................................................................................
12
1.1.1. Khái niệm và đặc trưng thi pháp tác phẩm trữ tình .................................. 12
1.1.2. Một số vấn đề về đọc hiểu văn bản và năng lực đọc hiểu văn bản thơ trữ tình23
1.2. Cơ sở thực tiễn của đề tài ............................................................................... 47
1.2.1. Tác phẩm thơ trữ tình trong SGK Ngữ văn THPT và những yêu cầu
chuẩn kiến thức - kĩ năng ................................................................................... 47
1.2.2. Thực trạng dạy học thơ trữ tình theo định hướng phát triển năng lực học
sinh hiện nay ở THPT......................................................................................... 51
Tiểu kết chương 1 ........................................................................................................................ 59
Chƣơng 2.TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC ĐỌC HIỂU VĂN
BẢNTHƠTRỮTÌNH THEO HƢỚNGPHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH60
2.1. Định hướng dạy học đọc hiểu văn bản thơ trữ tình ........................................ 60
2.1.1. Bảo đảm đặc trưng thể loại tác phẩm trữ tình .......................................... 60
2.1.2. Tích cực hóa hoạt động nhận thức của học sinh ...................................... 61


1


2.1.3. Kết hợp đa dạng các phương pháp dạy học theo định hướng phát triển
năng lực .............................................................................................................. 63
2.2. Tổ chức hoạt động dạy học đọc hiểu văn bản thơ trữ tình ............................. 64
2.2.1. Tổ chức hoạt động huy động tri thức nền để vận dụng vào quá trình đọc hiểu64
2.2.2. Tổ chức hoạt động đọc và tri giác ngôn ngữ, văn bản để nắm bắt giọng
điệu chủ đạo và kết cấu bài thơ .......................................................................... 67
2.2.3. Tổ chức hoạt động tưởng tượng, tái hiện để xác định hình tượng thơ ..... 70
2.2.4. Tổ chức hoạt động tìm tòi, phân tích các cấp độ hình tượng của bài thơ 71
2.2.5. Tổ chức hoạt động cắt nghĩa, khái quát để xác định chủ đề, ý nghĩa bài thơ .. 73
2.2.6. Tổ chức hoạt động đánh giá giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ .. 75
2.2.7. Tổ chức hoạt động trao đổi, đối thoại để học sinh tự bộc lộ .................... 77
Tiểu kết chương 2 ........................................................................................................................ 81
Chƣơng 3. THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM .......................................................................... 82
3.1. Mục đích và yêu cầu thực nghiệm .................................................................. 82
3.1.1. Mục đích ................................................................................................... 82
3.1.2. Yêu cầu thực nghiệm ................................................................................ 82
3.2. Đối tượng, địa bàn, thời gian thực nghiệm ..................................................... 82
3.2.1. Đối
tượngVersion
và địa bàn- Select.Pdf
thực nghiệm.SDK
........................................................ 82
Demo
3.2.2. Thời gian thực nghiệm ............................................................................. 82
3.3. Thiết kế giáo án thực nghiệm ......................................................................... 82
3.4. Tiến trình thực nghiệm ................................................................................... 83
3.5. Kết quả thực nghiệm ....................................................................................... 84

3.5.1. Đánh giá định tính về giờ học thực nghiệm và đối chứng ....................... 84
3.5.2. Đánh giá định lượng về kết quả thực nghiệm và đối chứng qua bài kiểm
tra của HS. (đề kiểm tra xem phụ lục 4, P16). ................................................... 84
Tiểu kết chương 3 ........................................................................................................................ 86
KẾT LUẬN .................................................................................................................................. 88
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................................... 90
PHỤ LỤC

2


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Viết tắt

STT

Viết đầy đủ

1

GV

Giáo viên

2

HS

Học sinh


3

PPDH

Phương pháp dạy học

4

SGK

Sách giáo khoa

5

THPT

Trung học phổ thông

6

TP

Tác phẩm

7

TPVC

Tác phẩm văn chương


Demo Version - Select.Pdf SDK

3


DANH MỤC CÁC VĂN BẢNG VÀ BIỂU ĐỒ
Trang
Bảng 1.1: Tổng kết kết quả thăm dò ý kiến GV ....................................................... 52
Bảng 1.2: Tổng kết kết quả thăm dò HS ................................................................... 53
Bảng 1.3: Cách dạy đưa lại cho HS hứng thú học tập .............................................. 55
Bảng 1.4: Thái độ của HS đối với phương pháp học theo định hướng hướng phát
triển năng lực ............................................................................................................. 55
Bảng 1.5: Mức độ không đồng tình với ý kiến của thầy (cô) trong giờ học đọc hiểu ........ 55
Bảng 1.6: Những PPDH mà GV sử dụng nhằm định hướng phát triển năng lực HS ........ 56
Bảng 1.7: Mức độ sử dụng các PPDH tích cực của GV trong dạy học hiện nay ..... 56
Bảng 1.8: Những khó khăn của HS trước các phương pháp này .............................. 56
Bảng 3.1. Phân bố điểm số bài kiểm tra của HS lớp TN và ĐC ............................... 85
Bảng 3.2. Bảng đánh giá tổng hợp kết quả bài kiểm tra ........................................... 85

Demo Version - Select.Pdf SDK

4


MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
1.1. Giáo dục phổ thông nước ta hiện nay đang thực hiện bước chuyển từ
chương trình giáo dục tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực của người học,
nghĩa là từ chỗ quan tâm đến việc HS được cái gì đến chỗ quan tâm HS vận dụng
được cái gì qua việc học. Để đảm bảo được điều đó, nhất định phải thực hiện thành

công việc chuyển từ PPDH theo lối “truyền thụ một chiều” sang dạy cách học, cách
vận dụng kiến thức, rèn luyện kĩ năng, hình thành năng lực và phẩm chất; đồng thời
phải chuyển cách đánh giá kết quả giáo dục từ nặng về kiểm tra trí nhớ sang kiểm
tra đánh giá năng lực vận dụng kiến thức giải quyết vấn đề, coi trọng cả kiểm tra,
đánh giá kết quả học tập với kiểm tra trong quá trình học tập để có thể tác động kịp
thời nhằm nâng cao chất lượng của các hoạt động dạy học và giáo dục.
1.2. Đổi mới PPDH đọc hiểu văn bản theo hướng phát huy tính tích cực,
chủ động, phát triển tiềm năng, khả năng sáng tạo, tự học của chủ thể HS như một
khâu đột phá. Dạy đọc hiểu văn bản theo tinh thần đổi mới, như trên đã nói, là

Demo
Version
- Select.Pdf
nhấn mạnh yêu
cầu giáo
dục đào
tạo trí năng, SDK
phát triển năng lực, kĩ năng văn cho
HS chứ không chỉ coi trọng giáo dục tri thức. Giờ dạy học đọc hiểu văn bản tuyệt
nhiên không phải là giờ truyền thụ cho HS kết quả cảm thụ, phân tích của GV
hoặc của một ai khác. Tuy nhiên, hiện nay ở trường THPT vẫn còn khá phổ biến
tình hình dạy học TP theo lối truyền thụ kiến thức một chiều mà coi nhẹ hình
thành, phát triển kĩ năng, năng lực đọc hiểu cho HS. Vì vậy, việc tìm tòi đổi mới
PPDH đọc hiểu văn bản theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, phát triển
tiềm năng, khả năng sáng tạo, tự học của chủ thể HS là một đòi hỏi cấp bách, như
một khâu đột phá nhằm góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả dạy học văn,
hiện đang giảm sút một cách đáng lo ngại.
Dạy học đọc hiểu văn bản trên tinh thần đổi mới theo hướng đột phá là dạy
cho HS cách đọc, phép đọc, dạy kĩ năng đọc hiểu để HS có thể tự mình đọc văn,
hiểu văn, hình thành năng lực đọc chủ động, sáng tạo, đọc có phương pháp, có kĩ

năng để HS có thể đọc hiểu bất cứ văn bản nào cùng loại. Hiểu như vậy, cần phải

5


nhấn mạnh hoạt động trung tâm của giờ học TP là hoạt động đọc hiểu văn bản của
trò; GV là người tổ chức, hướng dẫn đọc văn cho HS, giúp HS tự đọc, tự phát
hiện, khám phá, chiếm lĩnh cái hay cái đẹp của văn bản TP, biến giờ văn thực sự
là giờ hoạt động đọc hiểu của thầy và trò trên cơ sở SGK và phương tiện dạy học.
Nói cách khác, dạy học văn theo hướng đổi mới là “tích cực hóa hoạt động nhận
thức của HS nghĩa là cho HS trở thành chủ thể của quá trình dạy học văn”, phải tạo
được sự chuyển hóa bên trong bản thân của người học, phải biến hoạt động học tập
của HS thực sự là những hoạt động tìm hiểu và sáng tạo thông qua hệ thống hoạt
động và thao tác đọc hiểu được tiến hành dưới sự tổ chức, hướng dẫn của GV.
1.3. Tiếp cận dạy học văn theo hướng phát triển năng lực đòi hỏi tìm kiếm
các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả dạy học Ngữ văn. Tuy nhiên,
trong thực tế dạy học văn ở THPT hiện nay vẫn còn phổ biến hiện tượng dạy học
đọc - chép, dạy nhồi nhét theo lối truyền thụ một chiều: thầy giảng, trò lắng nghe và
ghi chép. GV chủ động cung cấp kiến thức cho HS, áp đặt những kinh nghiệm, hiểu
biết, cách hiểu, cách cảm của mình đến HS. Mặt khác, GV vẫn còn mơ hồ trước
những vấn đề lí luận về PPDH chung chung. Nhiều giờ dạy học văn GV sử dụng

Version
- Select.Pdf
SDK
phương phápDemo
thảo luận
nhóm, phương
pháp sắm
vai theo gợi ý của hệ thống PPDH

nhưng ít mang lại hiệu quả do thời gian và việc chuẩn bị của HS còn hạn chế. Về
phía HS, các em chưa thực sự quan tâm đến việc tổ chức hoạt động của GV để tự
tìm đến tri thức mà quen nghe, quen chép, ghi nhớ và tái hiện máy mọc, rập khuôn
những gì GV đã giảng.
Xuất phát từ những lí do trên, chúng tôi chọn nghiên cứu đề tài “Dạy học đọc
hiểu văn bản thơ trữ tình trong trường Trung học phổ thông theo định hướng phát
triển năng lực HS” nhằm hướng tới việc phát triển phẩm chất, năng lực, để HS tự trở
thành chủ thể tiếp nhận, chiếm lĩnh văn bản qua đó hình thành, phát triển năng lực, kĩ
năng đọc hiểu các văn bản cùng loại cũng như các văn bản khác.
2. Lịch sử vấn đề
Cùng với việc xậy dựng mục tiêu, nội dung chương trình và SGK, vấn đề đổi
mới PPDH cũng có tầm quan trọng không kém trong tiến trình nâng cao chất lượng
giáo dục Việt Nam, nhất là trong dạy học môn Ngữ văn. Dạy học đọc hiểu là một trong

6


những nội dung cơ bản của đổi mới PPDH Ngữ văn trong việc tiếp nhận văn bản. Và
việc định hướng phát triển năng lực HS trong giờ dạy đọc hiểu văn bản nói chung và
đọc hiểu văn bản thơ trữ tình nói riêng là vô cùng cần thiết, nhiều vấn đề liên quan
được đưa ra bàn luận, tìm hiểu,và đã cónhiều ý kiến, chuyên luận, các công trình
nghiên cứu của các nhà khoa học giáo dục, các nhà sư phạm về vấn đề này.
Bàn về đọc hiểu, năm 1995, hai tác giả Taffy E. Raphaer và Efrieda H.
Hiebert trong cuốn Phƣơng pháp dạy đọc hiểu văn bản đã đưa ra quan điểm: “Cần
phải bắt đầu từ việc đọc từ, hiểu văn bản, xem xét các ý nghĩa khác nhau của văn
bản và cuối cùng là đánh giá văn bản theo quan điểm cá nhân”.
Năm 2006, trong cuốn Tăng tốc đọc hiểu để thành công. Tác giả Tony Buzan
phân loại có 7 bước đọc hiệu quả, trong đó đọc hiểu được xem là một thao tác của
đọc hiệu quả: “Đọc hiểu là quá trình kết hợp toàn bộ các phần thông tin đang đọc
với tất cả các phần tương thích khác mà chưa bao hàm việc phân tích, phê bình,

đánh giá”.
Theo quan niệm của PISA, đọc hiểu là một năng lực, theo đó phải hình thành
được cho người đọc “Việc hiểu nghĩa, nghĩa rộng, hẹp, nghĩa tường minh và hàm ý
từ bài đọc”. Demo Version - Select.Pdf SDK
Ở Việt Nam, theo tác giả Nguyễn Thái Hòa trong bài viết Vấn đề đọc hiểu và
dạy đọc hiểu đăng trên tạp chí Thông tin khoa học sư phạm (số 5 tháng 7/2004)
cũng đã từng nêu khái quát vấn đề đọc văn: “Dù đơn giản hay phức tạp đều là hành
vi ngôn ngữ, sử dụng một loạt thủ pháp và thao tác bằng cơ quan thị giác, thính giác
để tiếp nhận, phân tích, giải mã và ghi nhớ nội dung thông tin, cấu trúc văn bản”.
Theo Nguyễn Trọng Hoàn: “Đọc là công việc giải mã những kí hiệu
đã được viết ra thành văn bản, là dung nạp và suy nghĩ về một hay những thông
tin nào đó, là sự tái tạo những ý tưởng của người khác...” [14, tr.196]. Việc đọc có ý
nghĩa chắc chắn sẽ không xảy ra nếu như cá nhân chỉ làm một việc đơn giản là gợi
ra những từ đã được giải mã sẵn. Hiểu được nghĩa của từ, hiểu các từ đó liên kết với
nhau như thế nào để chuyển tải một bức thông điệp, và điều quan trọng là chúng tác
động như thế nào đến tình cảm, nhận thức và hành vi của người đọc. Đó là những
yếu tố thiết yếu trong quá trình đọc.

7


Nguyễn Thanh Hùng trong các bài viết về đọc hiểu (Đọc hiểu văn chƣơng,
Tạp chí Giáo dục, số 92; Những vấn đề then chốt của khái niệm đọc hiểu văn
chƣơng) đã đi vào lí giải bản chất của hoạt động này, nêu lên những nội dung cần
hiểu khi đọc văn bản văn học, đề xuất những khả năng và hành động cơ bản để rèn
luyện việc đọc hiểu có hiệu quả cho HS.
Theo quan điểm của tác giả Thanh Hùng, đọc hiểu là một khái niệm có quan
hệ với năng lực đọc, hoạt động đọc, kĩ năng đọc: “Đọc hiểu là một phạm trù khoa
học trong nghiên cứu và giảng dạy văn học. Bản thân nó là khái niệm có quan hệ
với năng lực đọc, hành động đọc, kĩ năng đọc để nắm vững ý nghĩa của văn bản

nghệ thuật ngôn từ. Đọc chính xác thì hiểu đúng. Đọc kĩ, đọc phân tích thì hiểu sâu.
Đọc trải nghiệm thẩm mĩ thì hiểu được vẻ đẹp nhân tình. Đọc sâu, đọc sáng tạo thì
hiểu được cái mới”.
Đỗ Ngọc Thống quan niệm: “Đọc hiểu văn bản bao gồm cả việc thông hiểu
nghĩa đen, nghĩa bóng, nghĩa hàm ẩn cũng như thấy được vai trò, tác dụng của các
hình thức, biện pháp nghệ thuật ngôn từ, các thông điệp tư tưởng, tình cảm, thái độ
của ngôn ngữ viết và cả những giá trị tự thân của hình tượng nghệ thuật. Đọc văn
theo tinh thần đó là toàn bộ quá trình tiếp nhận, giải mã văn bản” [37, tr.26-28].

Demo Version - Select.Pdf SDK

Như vậy, đọc hiểu là hoạt động đọc và giải mã các tầng ý nghĩa của văn bản thông
qua khả năng tiếp nhận của HS. Đọc hiểu là tiếp xúc với văn bản, hiểu được nghĩa
hiển ngôn, nghĩa hàm ẩn, các biện pháp nghệ thuật, thông hiểu các thông điệp tư
tưởng, tình cảm của người viết và giá trị tự thân của hình tượng nghệ thuật.
Theo Trần Đình Sử, “Bản thân việc đọc đã có nhiều mức độ từ đọc thông,
đọc thuộc, không vấp váp về ngữ âm, nghĩa từ, biết ngừng giọng đúng chỗ là một
trình độ. Bước hai là đọc kĩ, đọc sâu để biết được cách hành văn, sắp xếp ý, dụng ý
trong dùng từ, ngắt câu, chơi chữ lại là một trình độ khác. Bước thứ ba là đọc hiểu
cái thông điệp mà văn bản gửi đến cho người đọc là một mức rất cao. Nhưng đọc
văn là để cảm, đế sống, để thưởng thức, để dùng, để tự phát triển bản thân, cho nên
đọc sáng tạo và đọc sử dụng là khâu cao nhất. Người đọc phải tìm được cái nghĩa
mà người đọc trước chưa thấy, thậm chí hiểu cái nghĩa ngoài tầm kiểm soát của tác
giả. Đó đã là đọc sáng tạo. Trong các khâu đọc đó, đọc hiểu là khâu cơ bản nhất, nó
bắt đầu từ hiểu từ, hiểu câu, hiểu đoạn, hiểu liên kết, hiểu nghĩa toàn bài. Có hiểu
đúng thì mới nói chuyện hiểu sáng tạo”.

8



Trần Đình Sử đã chia quá trình này thành các công đoạn đọc thông, đọc
thuộc, đọc kĩ, đọc sâu, đọc hiểu, đọc sáng tạo và đọc sử dụng “trong các khâu đó,
đọc hiểu là khâu cơ bản nhất” [32]. Đến bài viết Đọc hiểu văn bản là thế nào? [33]
tác giả đã đi vào chi tiết từng thao tác đọc và hiểu, đưa ra các luận điểm về đọc hiểu
và đề nghị: dạy đọc hiểu văn bản là dạy HS năng lực biết xuất phát từ chỉnh thể văn
bản của tác giả mà kiến tạo nên văn bản của mình. Theo tác giả, “Đọc hiểu văn bản
như một khâu đột phá trong việc đổi mới dạy học và thi môn Ngữ văn, là yêu cầu
bức thiết đối với việc đào tạo nguồn nhân lực mới cho đất nước tiến theo các nước
tiên tiến” [25, tr.18]. Tác giả cho rằng, “muốn dạy đọc hiểu văn học cho HS, đào tạo
năng lực đọc hiểu cho các em để các em có thể tự học và tự học suốt đời nhất thiết
phải nghiên cứu đổi mới các thao tác dạy học Ngữ văn một cách thấu đáo, khoa học,
hệ thống, mới mong có hiệu quả” (Từ giảng văn qua phân tích đến đọc hiểu).
Phan Trọng Luận cũng nhấn mạnh: “Đọc văn là đọc được niềm rung cảm,
thông điệp thẩm mĩ của nhà văn để tự mình cùng xúc cảm, cùng rung động, đồng
cảm.” (Phƣơng pháp luận giải mã văn bản văn học (2014).
Gần đây, trong quyển Đọc hiểu và chiến thuật đọc hiểu văn bản trong nhà
trƣờng phổ thông [20], Phạm Thị Thu Hương đã đưa ra một số chiến thuật đọc hiểu

Demo Version - Select.Pdf SDK

văn bản và vận dụng chiến thuật đọc hiểu vào thiết kế một số bài học cụ thể.
Điểm qua lịch sử vấn đề như trên là chưa đầy đủ, nhất là chưa kể hết những
công trình bài viết nghiên cứu trên tạp chí. Tuy vậy, sơ bộ có thể nhận thấy: Số
công trình đi vào nghiên cứu, tìm hiểu về phương pháp giảng dạy văn ngày càng
nhiều nhưng về vấn đề giảng dạy văn học từ góc nhìn thể loại dẫu đã được nghiên
cứu hoặc trực tiếp hoặc gián tiếp nhưng vẫn còn sơ lược, ít. Đặc biệt vấn đề dạy học
đọc hiểu văn bản thơ trữ tình trong trường THPT theo định hướng phát triển năng
lực HS hầu như chưa được nghiên cứu một cách tập trung, cụ thể.
Dựa trên những thành tựu của các nhà nghiên cứu đi trước, chúng tôi kế thừa
các luận điểm lí luận, triển khai vấn đề đọc hiểu văn bản theo định hướng phát triển

năng lực HS qua đọc hiểu văn bản thơ trữ tình trong trường THPT. Từ đó đề xuất
những vấn đề về PPDH thông qua nội dung dạy học đọc hiểu văn bản với đối tượng
HS THPT.

9


3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Đề tài hướng vào tổ chức hoạt động dạy học đọc hiểu văn bản thơ trữ tình
nhằm hình thành, phát triển ở HS văn hóa đọc, năng lực, kĩ năng tự đọc hiểu các
văn bản cùng loại, góp phần nâng cao chất lượng dạy học Ngữ văn ở trường THPT.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
1) Xác lập, luận giải cơ sở lí luận của đề tài.
2) Khảo sát thực trạng dạy học đọc hiểu văn bản thơ trữ tình theo định hướng
phát triển năng lực HS.
3) Đề xuất những định hướng và tổ chức hoạt động dạy học đọc hiểu văn bản
thơ trữ tình theo hướng phát triển năng lực HS.
4) Thực nghiệm sư phạm.
4. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu vấn đề tổ chức dạy học đọc hiểu văn bản thơ trữ
tình trong trường THPT theo định hướng phát triển năng lực HS.
4.2. Phạm vi nghiên cứu

Demo Version - Select.Pdf SDK

Thơ trữ tình trong chương trình, SGK Ngữ văn THPT.
Thực nghiệm sư phạm ở khối lớp 11 (chương trình chuẩn).
5. Phƣơng pháp nghiên cứu

1) Phương pháp phân tích, tổng hợp
Phương pháp này được sử dụng trong việc thu thập nguồn tư liệu về
PPDHTP văn chương, cụ thể là công trình lí luận, các chuyên luận, giáo trình về
dạy học đọc hiểu văn bản thơ trữ tình, để phân tích, tổng hợp các quan điểm, luận
điểm khoa học làm tiền đề lí luận cho việc định hướng và tổ chức đọc hiểu văn bản
thơ trữ tình theo hướng phát triển năng lực cho HS.
2) Phương pháp điều tra, khảo sát
Phương pháp này được sử dụng để khảo sát TP thơ trữ tình trong SGK Ngữ
văn THPT; quan sát, phỏng vấn, thăm dò ý kiến, kiểm tra bằng các bảng hỏi, qua đó
nắm bắt thực trạng dạy học đọc hiểu văn bản thơ trữ tình trong trường THPT theo
định hướng phát triển năng lực HS nhằm xác lập cơ sở thực tiễn của đề tài; tìm ra

10


nguyên nhân và biện pháp giải quyết những vấn đề đặt ra trong quá trình nghiên cứu.
3) Phương pháp thực nghiệm
Phương pháp này được sử dụng để tiến hành tổ chức giờ học thực nghiệm và
đối chứng để kiểm chứng và bước đầu đánh giá tính khả thi và hiệu quả của các
biện pháp đề ra nhằm rút ra những nhận định và sự đánh giá chính xác về kết quả
nghiên cứu thu được.
4) Phương pháp thống kê
Phương pháp này nhằm thống kê, phân loại, xử lí số liệu điều tra, phân tích,
đánh giá kết quả thực nghiệm.
6. Đóng góp mới của luận văn
6.1. Về lí luận
Với kết quả nghiên cứu, đề tài góp phần luận giải, bổ sung những vấn đề lí
luận, những định hướng có tính nguyên tắc về dạy học đọc hiểu văn bản thơ trữ tình
trong trường THPTtheo định hướng phát triển năng lực HS.
6.2 Về thực tiễn

Luận văn góp phần gợi mở thêm về chuẩn năng lực đọc hiểu văn bản thơ trữ
tình cho HS THPT. Đồng thời xây dựng quy trình và tổ chức hoạt động dạy học đọc

Demo Version - Select.Pdf SDK

hiểu văn bản thơ trữ tình theo định hướng phát triển năng lực HS.
7. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, nội dung chính
của luận văn được cấu trúc thành ba chương:
Chương 1. Cơ sở lí luận và thực tiễn của đề tài
Chương 2. Định hướng và tổ chức dạy học đọc hiểu văn bản thơ trữ tình theo
định hướng phát triển năng lực
Chương 3. Thực nghiệm sư phạm

11



×