Tải bản đầy đủ (.pdf) (16 trang)

Thần thoại và truyền thuyết dân gian người việt từ góc nhìn phê bình cổ mẫu (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.68 MB, 16 trang )

ĐẠI HỌC HUẾ
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM

NGUYỄN THỊ HOÀI PHƢƠNG

THẦN THOẠI VÀ TRUYỀN THUYẾT DÂN GIAN
NGƯỜI VIỆT TỪ GÓC NHÌN PHÊ BÌNH CỔ MẪU

VĂN HỌC
DemoChuyên
Versionngành:
- Select.Pdf
SDKVIỆT NAM
Mã số: 60 22 01 21

LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC VIỆT NAM
THEO ĐỊNH HƢỚNG NGHIÊN CỨU

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học:
TS. NGUYỄN THỊ KIM NGÂN

Thừa Thiên Huế, năm 2017
i


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu và kết
quả nghiên cứu ghi trong luận văn là trung thực, được các đồng tác giả cho phép sử
dụng và chưa từng được công bố trong bất kỳ một công trình nào khác.
Thừa Thiên Huế, ngày.....tháng....năm 2017
Tác giả luận văn



Nguyễn Thị Hoài Phƣơng

Demo Version - Select.Pdf SDK

ii


Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất đến
TS Nguyễn Thị Kim Ngân, người đã hướng
dẫn, chỉ bảo tôi tận tình trong suốt quá trình thực
hiện luận văn.
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới
các thầy cô giáo trong tổ Văn học Việt Nam, tổ
NgônVersion
ngữ Hán
Nôm, cácSDK
thầy
Demo
- Select.Pdf

cô đồng nghiệp

ở Khoa Ngữ Văn, Trường Đại học Sư phạm
Huế; gia đình và bạn bè đã giúp đỡ, động viên tôi
trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận
văn này.

Huế, ngày.....tháng....năm 2017
Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Hoài Phương

iii iii


MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa ............................................................................................................. i
Lời cam đoan .............................................................................................................ii
Lời cảm ơn .............................................................................................................. iii
Mục lục ..................................................................................................................... 1
MỞ ĐẦU .................................................................................................................. 4
1. Lí do chọn đề tài ................................................................................................ 4
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ................................................................................. 5
3. Mục tiêu, nhiệm vụ .......................................................................................... 11
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu ....................................................................... 12
5. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................. 12
6. Đóng góp của luận văn .................................................................................... 13
7. Cấu trúc luận văn ............................................................................................. 13
Chƣơng I. TỔNG QUAN VỀ LỊCH SỬ PHÊ BÌNH CỔ MẪU VÀ THẦN
THOẠI, TRUYỀN THUYẾT DÂN GIAN NGƢỜI VIỆT ................................. 14
1.1. Khái lược lịch sử phê bình cổ mẫu................................................................ 14

Demo Version - Select.Pdf SDK

1.1.1 Lược sử quá trình hình thành, phát triển .................................................. 14
1.1.1.1 Những tiền đề lịch sử......................................................................... 14
1.1.1.2 Đề xướng của trường phái Phân tâm học ........................................... 15
1.1.1.3 C. G. Jung và sự hình thành lí thuyết phê bình cổ mẫu...................... 16
1.1.2 Những nội dung và khuynh hướng cơ bản của lí thuyết phê bình cổ mẫu ... 17

1.1.2.1 Những nội dung cơ bản ..................................................................... 17
1.1.2.2 Các khuynh hướng nghiên cứu cổ mẫu hiện nay ............................... 20
1.1.3 Cổ mẫu trong sự đối sánh với các khái niệm tương cận ........................... 22
1.1.3.1 Cổ mẫu và biểu tượng........................................................................ 22
1.3.1.2 Cổ mẫu và Motif................................................................................ 23
1.2. Tổng quan về Thần thoại và Truyền thuyết dân gian người Việt .................. 24
1.2.1 Thể loại Thần thoại .................................................................................. 24
1.2.1.1 Khái niệm .......................................................................................... 24
1.2.1.2 Các đặc trưng cơ bản ......................................................................... 25
1.2.2 Thể loại truyền thuyết .............................................................................. 27

1


1.2.2.1 Khái niệm .......................................................................................... 27
1.2.2.2 Các đặc trưng cơ bản ......................................................................... 28
1.3. Tính khả thi của việc ứng dụng lý thuyết phê bình cổ mẫu trong nghiên cứu
truyện kể dân gian Việt Nam ............................................................................... 30
1.3.1 Cổ mẫu như là một thành tố của văn hóa dân gian................................... 30
1.3.2 Cổ mẫu như là mô hình sơ khởi trong truyện kể dân gian ....................... 31
1.3.3 Phương pháp Địa Lý – Lịch sử và ứng dụng lý thuyết phê bình cổ mẫu
trong nghiên cứu truyện kể ............................................................................... 33
Chƣơng II. ĐẶC ĐIỂM HỆ THỐNG CỔ MẪU TRONG THẦN THOẠI,
TRUYỀN THUYẾT DÂN GIAN NGƢỜI VIỆT ................................................ 35
2.1 Phân loại hệ thống cổ mẫu ............................................................................. 35
2.1.1 Phân loại hệ thống cổ mẫu trong văn học ................................................ 35
2.1.2 Phân loại hệ thống cổ mẫu trong văn học dân gian .................................. 37
2.2 Khảo sát và kiến giải hệ thống cổ mẫu trong thần thoại và truyền thuyết dân
gian người Việt .................................................................................................... 40
2.2.1 Khảo sát ................................................................................................... 41

2.2.2 Kiến giải về những cổ mẫu tiêu biểu trong thần thoại và truyền thuyết dân
gian người
Việt .................................................................................................
43
Demo
Version - Select.Pdf SDK
2.2.2.1 Nhóm cổ mẫu nhân vật ...................................................................... 43
2.2.2.2 Nhóm cổ mẫu trạng huống ................................................................ 57
2.2.2.3 Nhóm cổ mẫu biểu trưng ................................................................... 64
Chƣơng III. BẢN SẮC VĂN HÓA VIỆT NAM NHÌN TỪ HỆ THỐNG CỔ
MẪU TRONG THẦN THOẠI VÀ TRUYỀN THUYẾT: NGHIÊN CỨU
TRƢỜNG HỢP CỔ MẪU ANH HÙNG VÀ CỔ MẪU MẸ .............................. 72
3.1 Bản sắc văn hóa Việt Nam nhìn từ cổ mẫu anh hùng..................................... 72
3.1.1 Sự hình thành cổ mẫu anh hùng trong thần thoại và truyền thuyết dân
gian Việt Nam nhìn từ lịch sử dựng nước và giữ nước ..................................... 72
3.1.1.1 Mối quan hệ giữa thần thoại và truyền thuyết dân gian với lịch sử ... 72
3.1.1.2 Tiến trình lịch sử dựng nước, giữ nước và sự hình thành cổ mẫu
anh hùng ....................................................................................................... 74
3.1.2 Cổ mẫu anh hùng trong mối quan hệ với tín ngưỡng và lễ hội ................ 76
3.1.3 Dấu tích của cổ mẫu anh hùng trong tín ngưỡng và lễ hội ....................... 78
3.1.3.1 Cổ mẫu anh hùng văn hóa trong tín ngưỡng ...................................... 78
2


3.1.3.2 Cổ mẫu anh hùng văn hóa trong lễ hội .............................................. 82
3.2 Bản sắc văn hóa Việt Nam nhìn từ cổ mẫu mẹ .............................................. 85
3.2.1 Nền văn hóa âm tính và sự hình thành cổ mẫu mẹ trong truyện kể dân gian .... 85
3.2.1.1 Văn hóa trọng Mẫu và tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt .............. 85
3.2.1.2 Mối quan hệ giữa cổ mẫu mẹ với tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt ..... 87
3.2.2 Hiện thể của cổ mẫu mẹ trong văn hóa Mẫu ............................................ 88

3.2.2.1 Cổ mẫu mẹ trong tín ngưỡng thờ Mẫu............................................... 89
3.2.2.2 Cổ mẫu mẹ trong kiến trúc điện thờ, nghi thức thờ cúng và lễ hội .... 91
KẾT LUẬN ............................................................................................................ 95
TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................... 97
PHỤ LỤC

Demo Version - Select.Pdf SDK

3


MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
1.1 Manh nha xuất hiện từ thời cổ đại – Thời đại Platon (427-347 TCN), đến thế kỷ
XX, hình thành rõ nét như một khuynh hướng nghiên cứu có giá trị, phê bình cổ mẫu
(Archetype) đã đem đến một hệ thống lí thuyết vững mạnh hỗ trợ đắc lực cho con người
trong hành trình nghiên cứu khoa học. Không những đưa ra mô hình lí thuyết chung,
trường phái phê bình cổ mẫu luôn đề cao tinh thần trải nghiệm của các nhà khoa học trong
quá trình nghiên cứu, tìm hiểu đối tượng. Bởi lẽ, hiếm có trường phái phê bình nào lại có
khả năng tích hợp, dung chứa nhiều kiến thức liên ngành như phê bình cổ mẫu. Lĩnh vực
nghiên cứu này đã thể hiện mối liên hệ mật thiết giữa văn hóa, nhân học, dân tộc học, lịch
sử, khảo cổ học, tâm lí học, nghệ thuật và văn học. Cùng với những tên tuổi như: Carl
Gustav Jung, Gaston Bachelard và Northrop Frye, rất nhiều công trình nghiên cứu ứng
dụng phương pháp phê bình cổ mẫu có giá trị và tầm ảnh hưởng lớn đã ra đời. Giờ đây,
khoa học nghiên cứu về cổ mẫu hay trường phái phê bình cổ mẫu đã trở thành lãnh địa
hấp dẫn thu hút nhiều nhà nghiên cứu vận dụng. Với việc truy nguyên một số biểu tượng,
tìm về vết tích nguyên thủy, Phê bình cổ mẫu đang dần trở thành con đường chứa đựng
nhiều thách thức và hấp dẫn cho các hướng nghiên cứu đặc biệt là những nghiên cứu
nhằm mục đích Demo
tìm hiểuVersion

văn hóa cội- Select.Pdf
nguồn mà vănSDK
học dân gian là phạm trù tiêu biểu.
1.2 Trong kho tàng văn học dân gian Việt Nam, những câu truyện kể dân gian
nói chung và thần thoại, truyền thuyết dân gian người Việt nói riêng, qua dòng chảy
thời gian, chưa bao giờ mất đi sức sống mãnh liệt trong lòng dân tộc. Truyện kể dân
gian có khả năng phản ánh những phẩm chất tâm lý mang tính biểu tượng của tín
ngưỡng dân gian và những kinh nghiệm tập thể. Nó đóng vai trò như một kho tàng lưu
trữ, chứa đựng những truyền thống văn hóa cộng đồng mang đậm tính dân tộc. Trong
bối cảnh hiện nay, sự giao thoa, hội nhập giữa các nền văn hóa trên toàn cầu đã đặt ra
cho chúng ta nhiều thách thức. Một trong những nhiệm vụ, yêu cầu bức thiết đó chính
là việc bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa dân tộc. Theo đó, hiểu về chúng là
một trong những phương cách bảo vệ tốt nhất những bản sắc văn hóa quốc gia mà văn
học dân gian hay đúng hơn là thần thoại và truyền thuyết người Việt chính là nơi dung
chứa hầu như trọn vẹn.
1.3 Vận dụng lí thuyết phê bình cổ mẫu trong nghiên cứu khoa học để hiểu sâu về
thần thoại và truyền thuyết dân gian người Việt là hướng đi khả thi và có ý nghĩa thiết
thực. Phê bình cổ mẫu cho phép khơi sâu, lí giải một cách tường tận những lớp lang văn
hóa trong thần thoại và truyền thuyết dân gian người Việt qua việc bóc tách ý nghĩa các cổ
4


mẫu. Trong khi đó, truyện kể dân gian lại là mảnh đất màu mỡ để phê bình cổ mẫu khẳng
định giá trị của chính nó trong hành trình khơi mở không giới hạn mọi đối tượng văn học.
Ứng dụng lí thuyết phê bình cổ mẫu cho trường hợp các thể loại văn học là một hướng
nghiên cứu có tính cập nhật để hòa chung vào xu hướng nghiên cứu hiện đại trên thế giới.
Đặc biệt đối với văn học dân gian, khuynh hướng nghiên cứu này còn mang lại những giá
trị nhân văn. Nghiên cứu văn học dân gian mà cụ thể thần thoại và truyền thuyết người
Việt từ góc nhìn phê bình cổ mẫu cho phép con người hiểu sâu về những motif, biểu
tượng có trong truyện kể. Từ đó có khả năng lí giải tường tận nguồn gốc, nắm bắt rõ đặc

điểm của chúng. Tìm về với cổ mẫu trong thần thoại, truyền thuyết dân gian cũng chính là
tìm về với những giá trị văn hóa dân tộc ẩn sâu dưới lớp lang cổ mẫu. Dùng lí thuyết phê
bình cổ mẫu để hiểu văn học dân gian không phải là hướng đi mới, song khảo sát các
công trình trong và ngoài nước chúng tôi nhận thấy vẫn chưa có công trình khảo cứu có
tính chất chuyên sâu đề cập, làm rõ hệ thống cổ mẫu trong thần thoại và truyền thuyết dân
gian người Việt. Tất cả những điều này đã tạo động lực cho chúng tôi áp dụng lí thuyết
mới vào nghiên cứu đề tài: “Thần thoại và truyền thuyết dân gian người Việt từ góc nhìn
phê bình cổ mẫu” với hy vọng công trình có thể mang lại những đóng góp có giá trị trong
khuynh hướng nghiên cứu rộng lớn này.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Nghiên cứu văn bản văn học dân gian từ lí thuyết phê bình cổ mẫu là hướng đi đã

Demo Version - Select.Pdf SDK

được các học giả trong ngành văn hóa dân gian và phê bình văn học quan tâm đề cập đến.
Trong phạm vi đề tài chúng tôi tập trung làm rõ lịch sử nghiên cứu về cổ mẫu trong và
ngoài nước trên hai bình diện: nghiên cứu lí thuyết và ứng dụng thực tiễn.
2.1. Các công trình nghiên cứu trên thế giới
* Lý thuyết
Đại diện cho khuynh hướng nghiên cứu cổ mẫu và áp dụng thuật ngữ cổ mẫu
trong tìm hiểu văn học nói chung và folklore nói riêng là Carl Gustav Jung. Ông là học
trò xuất sắc của ông tổ phân tâm học – Simund Freud và cũng là nhà khoa học tiên
phong trong lĩnh vực tâm lý học. Lý thuyết phê bình cổ mẫu với luận đề quan trọng về
vô thức tập thể đã trở thành hướng nghiên cứu mang tính đột phá thế kỷ XX. Từ góc
nhìn phê bình cổ mẫu để nghiên cứu thần thoại và truyền thuyết dân gian người Việt,
những công trình lí thuyết về phê bình cổ mẫu đóng vai trò quan trọng tạo cơ sở nền
tảng cho chúng tôi trong quá trình nghiên cứu.
Công trình Archetypes and the collective Unconscious (Cổ mẫu và vô thức tập
thể) là một trong những công trình đầu tiên được chúng tôi lựa chọn làm cơ sở lý
5



thuyết nền tảng để nghiên cứu các phạm trù văn học dưới góc nhìn phê bình cổ mẫu.
Đây là công trình đồ sộ tập hợp nhiều chuyên luận nghiên cứu quan trọng nhất của
C.G.Jung về cổ mẫu. Theo ông, cổ mẫu là kết quả của quá trình ngưng kết vô thức tập
thể, tức là những mô hình nhận thức và những hình tượng nguyên thủy. Ông cũng đưa
ra nhận định rằng: có những mô hình cổ mẫu phổ biến ở tất cả các câu chuyện kể dân
gian, ở bất kỳ nền văn hóa hay các giai đoạn lịch sử khác nhau. Ông đưa ra giả thuyết
rằng một phần của tâm trí nguyên sơ của con người chứa vô thức tập thể thông qua
“các vết tích tối cổ” và được chia sẻ bởi tất cả các thành viên của xã hội loài người. Cụ
thể, trong công trình Về quan hệ của tâm lý học phân tích đối với sáng tạo nghệ thuật,
Jung viết: “Nguyên tượng (archetypes) hay cổ mẫu, hay nguyên hình, dù nó là quỷ,
người hay biến cố - được lặp lại trong suốt chiều dài lịch sử ở bất kỳ đâu có trí tưởng
tượng sáng tạo do hoạt động. Lần lượt chúng ta có ở đây là nguyên hình huyền thoại.
Nghiên cứu tỉ mỉ các hình tượng này ta nhận thấy trong chừng mực nào đấy là bản
tổng kết đã được công thức hóa của khối kinh nghiệm điển hình to lớn của vô số cảm
xúc cùng một kiểu” [45], tr.242]. Như thế, từ quan điểm của Jung, chúng ta có thể suy
luận rằng: ứng với mỗi trạng thái của con người sẽ có một cổ mẫu. Đó có thể là cổ
mẫu mẹ, cổ mẫu cha, cổ mẫu anh hùng, cổ mẫu nước, cổ mẫu lửa, cổ mẫu hành
trình.... Lí thuyết này tạo điều kiện cho chúng tôi có được những tri thức nền tảng

Version
SDK
trong quá trìnhDemo
khảo sát
hệ thống- Select.Pdf
cổ mẫu ở công
trình nghiên cứu về thần thoại và
truyền thuyết dân gian.
Bên cạnh lý thuyết của Jung, để tập trung làm rõ lý thuyết cổ mẫu, chúng tôi tiếp

tục khảo sát các chuyên luận khác nhằm tập trung làm rõ nội hàm khái niệm cổ mẫu và
những đặc trưng của nó. Trong đó, chuyên khảo: Archetype: A Natural History of the
Self (Cổ mẫu: Lịch sử vận động nội tại) của tác giả Anthony Stevens là chuyên khảo có
giá trị bàn về lý thuyết cổ mẫu. Chuyên khảo đã cung cấp cái nhìn cụ thể về các phạm
trù lý thuyết như: nghĩa cổ mẫu; cổ mẫu trong khoa học tâm lý học; các giả thuyết về cổ
mẫu; cổ mẫu và hành vi của con người; cổ mẫu kinh nghiệm...Bên cạnh đó chuyên khảo
còn tiến hành ứng dụng phân tích ý nghĩa của các cổ mẫu điển hình và đưa ra những
khuynh hướng bất cập trong ý niệm về cổ mẫu.
Xuất bản năm 1957, được xem là công trình tiêu biểu nhất và là tuyên ngôn của
trường phái phê bình huyền thoại (cơ sở lý thuyết trực tiếp trong nghiên cứu cổ mẫu),
Anatomy of Critism (Giải phẫu phê bình) của Northrop Frye đã chỉ ra nhiều phương thức
phê bình văn học và nhấn mạnh tầm quan trọng có tính tuần hoàn của các cổ mẫu trong
văn học. Giải phẫu phê bình gồm bốn phần Phê bình lịch sử hay Lý thuyết về mô thức;
6


Phê bình luân lý hay Lý thuyết về biểu tượng; Phê bình cổ mẫu hay Lý thuyết về huyền
thoại; Phê bình từ chương học hay Lý thuyết về thể loại. Trong công trình này tác giả
hướng việc tìm hiểu nguồn gốc của văn học trong các mô hình huyền thoại, hơn nữa có
thể phân tích văn học bằng thuật ngữ huyền thoại và mẫu gốc. Đặc biệt trong tiểu luận
Những cổ mẫu của văn chương Frye đã đưa ra kiến giải về huyền thoại và cổ mẫu mà
cụ thể là cổ mẫu anh hùng trong truyện kể dân gian, một trong những cơ sở căn bản để
chúng tôi khảo sát cổ mẫu anh hùng văn hóa trong công trình của mình.
Bên cạnh các công trình lý thuyết về cổ mẫu, chúng tôi còn tiếp cận các công
trình có tính chuyên sâu trong nghiên cứu văn học dân gian trên thế giới. Khi nhắc đến
nghiên cứu văn bản folklore không thể không kể đến những công trình nghiên cứu đặc
biệt có giá trị trong trào lưu phê bình huyền thoại. Một trong những công trình được
chúng tôi sử dụng làm tư liệu phương pháp trong việc bóc tách các tầng lớp của văn
bản folklore là Germanic Mythology (huyền thoại Đức) của Jakov Grimm. Đây là công
trình đánh dấu sự ra đời của phương pháp huyền thoại so sánh. Anh em nhà Grimm đã

tiến hành phân định lớp văn hóa gốc, văn hóa bản địa đa thần giáo của Đức với lớp
văn hóa Thiên chúa giáo đến sau trong tiến trình lịch sử nhằm tìm lại những gốc tích
của văn hóa bản địa. Công trình này đã cung cấp những chỉ dẫn quan trọng có tính
phương pháp luận trong nghiên cứu văn bản folklore. Đây cũng là cơ sở tài liệu hữu

Demo
- Select.Pdf
SDK
ích cho việc ứng
dụng Version
để phân tích
những dấu hiệu
cổ xưa nhất của một nền văn hóa
hợp lưu từ nhiều nguồn văn hóa trong đó có Việt Nam. Từ những nghiên cứu có tính
phương pháp luận, chúng tôi đặc biệt lưu tâm đến phương pháp tách bóc của Jakov
Gimm để tìm kiếm dấu tích văn hóa đa thần giáo ẩn sâu trong văn học dân gian mà đặc
biệt là thần thoại và truyền thuyết dân tộc. Đây là cứ liệu để tìm hiểu về sự chi phối
của yếu tố văn hóa bản địa trong xây dựng cổ mẫu tồn tại ở các văn bản folklore, hỗ
trợ cho công tác minh giải sự khác biệt giữa mô hình cổ mẫu trong truyện kể dân gian
Việt Nam so với thế giới.
* Ứng dụng
Song song với những nghiên cứu mang tính lý thuyết, phê bình cổ mẫu đã được
ứng dụng nghiên cứu cụ thể trong thực tiễn nghiên cứu khoa học. Nổi bật có các
chuyên luận và các bài báo khoa học tập trung nghiên cứu về quá trình hình thành
cũng như sự chuyển hóa về mặt nội dung của các cổ mẫu cụ thể trong folklore. Tiêu
biểu có các công trình nghiên cứu như:
Garry J, Shamy H. (2005) Archetypes and Motifs in Folklore and Literature: a
Handbook (Cổ mẫu và motif trong văn hóa dân gian và văn học): Nghiên cứu các cổ
7



mẫu điển hình trong truyện kể dân gian như cổ mẫu anh hùng, cổ mẫu hành trình, cổ
mẫu về người khôn ngoan và kẻ dại dột, cổ mẫu về kẻ đánh cắp…dựa trên các phân
loại type và motif của bảng từ điển Motif – index of Folk – Literature, A Classification
of Narrative Elements in Folk – Tale, Ballads, Myths, Fables, Medieval Romances,
Exempla, Local Legends (Bảng tra motif văn học dân gian – phân loại các yếu tố tự sự
trong truyện cổ tích, ballad, thân thoại, truyện ngụ ngôn, truyện ngắn thời trung cổ,
tiểu thuyết exempla, truyện thơ tiếu lâm, truyện cười và truyền thuyết địa phương) của
Stith Thompson. Công trình này chứa đựng những minh họa sống động và hiệu quả về
cổ mẫu từ các câu chuyện dân gian tiêu biểu trên khắp thế giới.
Hay Neumann E (1963), trong The Great Mother: a Analysis of the Archetype
(Mẹ vĩ đại: một phân tích về cổ mẫu): Là một trong những công trình nghiên cứu
trường hợp nổi tiếng bậc nhất với các chương điển hình là: "Nữ thần nguyên thủy",
"Vòng tròn vĩ đại", "Mẹ trái đất," và "Người đàn bà của những con quái vật "… Tác
giả trong Neumann trong chuyên luận này đã viết lại toàn bộ phả hệ và biểu tượng về
các nhân vật nữ thần nổi tiếng trong văn hóa thế giới để tái hiện lại toàn bộ cấu trúc và
ý nghĩa của cổ mẫu Mẹ.
2.2 Các công trình nghiên cứu trong nước
Ở Việt Nam, việc nghiên cứu các văn bản folklore từ góc nhìn phê bình cổ mẫu

Demo Version - Select.Pdf SDK

vẫn là một hướng đi khá mới mẻ. Một số các bài viết mới xuất hiện tập trung vào việc
tổng thuật, khái quát các luận điểm quan trọng của C.G.Jung và xem xét sự hiện diện
của cổ mẫu trong văn chương.
* Lý thuyết
Đáng chú ý có công trình Phê bình huyền thoại của tác giả Đào Ngọc Chương.
Đây là chuyên luận có tính nền tảng cho chúng tôi tìm hiểu những cạnh khía của lĩnh
vực phê bình huyền thoại, bổ sung thêm những lý thuyết nền tảng trong quá trình thực
hiện đề tài. Chuyên luận gồm ba chương: Huyền thoại: Khái niệm và đặc trưng; Phê

bình huyền thoại: Nguyên lý và Lịch sử; Phê bình huyền thoại một số trường hợp ứng
dụng. Chuyên luận đã làm rõ nội hàm khái niệm cũng như đặc trưng của khuynh
hướng phê bình huyền thoại trên cơ sở kế thừa lý thuyết nền tảng của C.G.Jung.
Chúng tôi đặc biệt chú ý đến các phạm trù nội dung đề cập đến cổ mẫu về lý thuyết lẫn
ứng dụng. Khảo sát chuyên luận, ở chương 3, bài viết Cái bóng như một cổ mẫu, và
đặc biệt trong phần phụ lục: Hướng tiếp cận huyền thoại và cổ mẫu, tác giả Đào Ngọc
Chương đã cung cấp tri thức khoa học liên quan đến khuynh hướng tiếp cận này, đồng
thời đề cập đến các mô hình cổ mẫu tiêu biểu, làm rõ vấn đề trong ứng dụng nghiên
cứu cụ thể. Chúng tôi đã kế thừa chuyên luận này trong việc khảo sát, phân loại hệ
8


thống cổ mẫu có trong thần thoại và truyền thuyết dân gian người Việt.
Bên cạnh đó, để hiểu rõ nội hàm của các khái niệm lân cận khi tìm hiểu, ứng
dụng khuynh hướng phê bình cổ mẫu trong nghiên cứu văn học, chúng tôi tiếp cận
công trình Ba mươi thuật ngữ nghiên cứu văn hóa, Nxb Khoa học Xã hội (2008) do tác
giả Bùi Quang Thắng chủ biên. Tại các phần: Biểu tượng (2); Cái thiêng (3); Cấm kỵ
(4); Tiên tổ (18); Vật tổ và Đạo vật tổ (26); Vô thức tập thể (28), công trình đã cung
cấp những khái niệm chuẩn xác làm cơ sở cứ liệu cho quá trình nghiên cứu tổng quan
về lý thuyết phê bình cổ mẫu.
Cùng với các công trình khảo cứu ngoài nước về khuynh hướng phê bình phân tâm
học - một trong những khuynh hướng nghiên cứu nổi bật của thế kỷ XX có tính ứng
dụng cao trong nghiên cứu folklore, Phân tâm học và văn học nghệ thuật là công trình
chỉ rõ đặc điểm của khuynh hướng phê bình phân tâm học trong mối quan hệ với các
nhánh phát triển và các lối phê bình khác. Trong phần Phân tâm học và Phê bình văn
học Việt Nam, Đỗ Lai Thúy đã chỉ ra những ứng dụng nghiên cứu phân tâm học đã được
thực hiện trong lĩnh vực phê bình văn học. Với việc lí giải cái dâm, cái tục trong thơ Hồ
Xuân Hương, Đỗ Lai Thúy viết: “Dâm tục đã trở thành một cấm kỵ. Các biểu tượng
phồn thực bị đẩy lùi vào tiềm thức và vô thức dưới dạng siêu mẫu (archetypes). Các cổ
máy sinh sản này tồn tại thường trực trong vô thức tập thể của cộng đồng và của cá

nhân, gặp khi thuận lợi sẽ giáng lâm vào những sáng tạo văn hóa...” [45], 507]. Như thế,
dùng lí thuyết phân
tâmVersion
học, chúng
ta có thể giảiSDK
thiêng thế giới siêu biểu tượng, tìm
Demo
- Select.Pdf
thấy những đặc trưng văn hóa trong cổ mẫu hoặc ngược lại, nhìn nhận đặc trưng cổ mẫu
từ góc nhìn văn hóa dân tộc.
Xét từ giới hạn của đề tài, chúng tôi còn khảo sát các công trình khoa học nghiên
cứu truyện kể dân gian nói chung và thần thoại, truyền thuyết dân gian người Việt nói
riêng từ các phương diện cụ thể, qua đó xây dựng cứ liệu quan trọng phục vụ cho
hướng nghiên cứu trọng tâm của đề tài: đó là khảo sát văn bản folklore dưới góc nhìn
phê bình cổ mẫu.
Có thể kể đến là công trình Tìm hiểu tiến trình văn học dân gian Việt Nam (1974)
của tác giả Cao Huy Đỉnh. Ngoài những đặc trưng bản chất của tiến trình văn học dân
gian Việt Nam, tác giả công trình đã kết luận trong chương một (Buổi bình minh lịch
sử dân tộc với những biểu tượng thần thoại anh hùng hùng tập thể dựng nước và giữ
nước) rằng: “Khuynh hướng anh hùng hóa, lịch sử hóa và dân tộc hóa là một đặc điểm
cơ bản của thần thoại Việt xuyên qua quá trình phát triển của nó” [10], tr.34]. Đây là
cơ sở để chúng tôi khảo sát đặc trưng của thần thoại người Việt, khám phá các cổ mẫu
trong tương quan văn hóa và lịch sử dân tộc.

9


Tìm hiểu về các đặc trưng bản chất của các thể loại tự sự dân gian trong đó có
thần thoại và truyền thuyết, chúng tôi tiếp cận Giáo trình dân gian Việt Nam (1990)
của nhóm tác giả Lê Chí Quế, Võ Quang Nhơn, Nguyễn Hùng Vĩ. Bổ sung cho những

hiểu biết, nghiên cứu về thần thoại và truyền thuyết dân gian, có công trình của Hoàng
Tiến Tựu Văn học dân gian Việt Nam (1998). Trong chuyên luận này, tác giả có viết:
“Thần thoại và truyền thuyết... hai truyện này khác nhau về nhiều phương diện (hoàn
cảnh phát sinh, phát triển, chức năng, đề tài, đặc điểm thi pháp chủ yếu...), nhưng
trong quá trình truyền miệng lâu đời của nhân dân, chúng đã thâm nhập và chuyển hóa
lẫn nhau, tạo ra sự kết hợp, giao thoa mà không phải khi nào cũng dễ phân biệt” [50],
tr.35]. Tác giả đã khẳng định, trong thần thoại và truyền thuyết có một bộ phận trung
gian, quá độ, các đặc điểm của thần thoại và truyền thuyết xuyên thấm vào nhau, rất
khó phân biệt. Đó có thể coi là lớp thần thoại cuối cùng, vừa có thể coi là lớp truyền
thuyết đầu tiên. Nằm trong nhóm các tài liệu gợi dẫn về đặc trưng thần thoại và truyền
thuyết còn có Giáo trình văn học dân gian Việt thời kỳ đầu (2008) của tác giả Nguyễn
Bích Hà. Tác giả cho rằng: “Giữa thần thoại và truyền thuyết thời kỳ đầu có những nét
gần , bởi chỗ dựa chủ yếu của truyền thuyết thời kỳ này chính là nguồn thần thoại”
[13], tr.49]. Năm 1999, nắm bắt xu hướng nghiên cứu Thi pháp học, Đỗ Bình Trị đã có
chuyên luận đề cập đến bình diện nghệ thuật của các thể loại văn học dân gian với tựa
đề Những đặc điểm thi pháp của các thể loại văn học dân gian. Tác giả đã chỉ ra
những đặc trưng
thi pháp
bản chất- của
truyền thuyết
lịch sử người Việt. Đây là những
Demo
Version
Select.Pdf
SDK
gợi dẫn để chúng tôi nhận diện đặc điểm của thần thoại và truyền thuyết trong quá
trình khảo sát tư liệu phục vụ nghiên cứu cũng như tạo cơ sở để minh giải và phân tích
trọn vẹn các yếu tố văn hóa và lịch sử có trong văn bản folklore.
* Ứng dụng
Bên cạnh những nghiên cứu lý luận mang tính chất khái quát, các công trình

nghiên cứu trường hợp cụ thể đã cung cấp cho chúng tôi một nguồn tư liệu phong phú.
Tiêu biểu có:
+ Nguyễn Thị Thanh Xuân (2007), Đi tìm cổ mẫu trong văn học Việt Nam, Tạp
chí Nghiên cứu Văn học.
+ Nguyễn Quang Huy, Thử dẫn vào nghiên cứu văn học từ góc nhìn cổ mẫu,
/>+ Đào Ngọc Chương,Môtíp/ cổ mẫu ông lão trong ba truyện ngắn của Anton
Chekhov, Ernest Hemingway và Nam Cao.
o/index.php/JSTD/article/viewArticle/5631
+ Nguyễn Thị Kim Ngân (2014), Hồn ma và bóng quỷ trong truyện truyền kỳ
10


trung đại từ góc nhìn folklore, Tạp chí Nghiên cứu văn học, Viện Văn học- Viện Hàn
Lâm Khoa học Xã hội Việt Nam, số 4/2014.
+ Nguyễn Thị Kim Ngân (2014), Thế giới siêu hình trong giấc mơ từ truyện kể
dân gian đến truyện truyền kỳ trung đại, Sách Phân tâm học với văn học, Nxb Đại
học Huế.
+ Nguyễn Thị Kim Ngân (2017), Cổ mẫu trong nghiên cứu truyện kể dân gian,
Tạp chí Nghiên cứu văn học số 3.
+ Vũ Minh Đức (2016), Cỗ mẫu mẹ hiền trong truyện ngắn của Issac Bashevis
Singer, Kỷ yếu hội thảo khoa học quốc gia “Ký hiệu học từ lý thuyết đến ứng dụng
trong nghiên cứu và dạy học ngữ văn”, Nxb Giáo dục.
+ Nguyễn Bích Nhã Trúc (2016), Cổ mẫu trong tiểu thuyết của Murakami
Haruki, Kỷ yếu hội thảo khoa học quốc gia “Ký hiệu học từ lý thuyết đến ứng dụng
trong nghiên cứu và dạy học ngữ văn”, Nxb Giáo dục.
+ Nguyễn Thị Thu Hằng (2016), Cổ mẫu mẹ trong Chùm nho phẫn nộ của John
Steinbeck, Luận văn Thạc sĩ, Đại học Sư phạm Hà Nội.
Như vậy qua quá trình tìm hiểu, chúng tôi nhận thấy các công trình nghiên cứu
“Thần thoại và truyền thuyết dân gian người Việt” chỉ được đề cập đến ở một số khía
cạnh mang tính gợi dẫn và còn riêng lẻ. Việc nghiên cứu các văn bản folklore còn

thiếu vắng các công trình mang tính hệ thống chuyên sâu. Nhất là đối với nghiên cứu
dưới góc nhìn phê
bìnhVersion
cổ mẫu, chúng
tôi chưa ghi
nhận được bài viết nào nghiên cứu
Demo
- Select.Pdf
SDK
chỉnh thể đề tài: “Thần thoại và truyền thuyết dân gian người Việt từ góc nhìn Phê
bình cổ mẫu”.
3. Mục tiêu, nhiệm vụ
3.1 Mục tiêu
Thông qua việc khảo sát hệ thống cổ mẫu chúng tôi sẽ chỉ ra những điểm gặp
gỡ giữa mô hình phổ quát của các cổ mẫu trên thế giới tương thích với các cổ mẫu
có trong thần thoại và truyền thuyết dân gian người Việt. Đồng thời chúng tôi cũng
chỉ ra những điểm khác biệt của các mô hình cổ mẫu này được quy định bởi đặc
tính riêng biệt của lịch sử và văn hóa dân tộc. Căn cứ trên các mô hình cổ mẫu
được khảo sát, chúng tôi tiếp tục làm rõ hai trường hợp cổ mẫu điển hình là: Cổ
mẫu mẹ và cổ mẫu anh hùng nhìn từ bản sắc văn hóa dân tộc. Qua đó nhận diện và
giải mã những lớp trầm tích văn hóa chứa đựng trong từng cổ mẫu có trong thần
thoại và truyền thuyết dân gian người Việt.
3.2 Nhiệm vụ
- Từ việc tìm hiểu tổng quan về lý thuyết phê bình cổ mẫu, bao gồm: lịch sử hình
thành và phát triển; Những khuynh hướng và nội dung căn bản của trường phái này ở
11


phương Tây thế kỷ XX, cũng như tìm hiểu những đặc điểm cơ bản của thần thoại và
truyền thuyết dân gian người Việt, chúng tôi tiến hành phân biệt nội hàm khái niệm về cổ

mẫu trong tương quan với các khái niệm tương cận như motif và biểu tượng. Sau đó tiến
hành phân tích, khái quát những đặc trưng cơ bản, chỉ ra triển vọng của hướng nghiên cứu
ứng dụng lý thuyết phê bình cổ mẫu trong thần thoại và truyền thuyết dân gian.
- Trên cơ sở hệ thống lý thuyết tổng quan, luận văn tiến hành khảo sát, phân
tích hệ thống cổ mẫu có trong thần thoại và truyền thuyết dân gian người Việt. Dựa
trên kết quả khảo sát, chúng tôi sẽ làm rõ những điểm tương đồng và khác biệt giữa
các mô hình cổ mẫu thế giới với mô hình cổ mẫu có trong thần thoại và truyền
thuyết dân gian người Việt.
- Từ những phân tích và lí giải về hệ thống cổ mẫu, chúng tôi tiếp tục khẳng định
tính đúng đắn của hướng nghiên cứu này bằng cách đặt truyền thuyết và thần thoại dân
gian người Việt dưới góc nhìn phê bình cổ mẫu để nêu bật những giá trị văn hóa ẩn
sâu dưới bề mặt ngôn ngữ mà cụ thể là thông qua hai trường hợp điển hình: cổ mẫu mẹ
và cổ mẫu anh hùng.
4. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng
Thần thoại và truyền thuyết dân gian người Việt
4.2 Phạm vi nghiên cứu
- Phạm viDemo
nghiên Version
cứu: Tìm hiểu
thần thoại SDK
và truyền thuyết dân gian người Việt
- Select.Pdf
từ góc nhìn của lý thuyết phê bình cổ mẫu
- Phạm vi tư liệu:
Luận văn chủ yếu căn cứ vào các văn bản truyện kể đã được ghi chép trong các sách
tổng tập, tuyển tập văn học dân gian. Cụ thể là: Kiều Thu Hoạch (chủ biên) (2004), Tổng
tập văn học dân gian người Việt tập 4, tập 5 Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu liên ngành: Đây là phương pháp nghiên cứu tích hợp

các cách tiếp cận, các phương pháp nghiên cứu của các chuyên ngành, trong đó có một
ngành nghiên cứu chủ đạo còn các ngành khác đóng vai trò phụ trợ. Ứng dụng phương
pháp nghiên cứu liên ngành đối với vấn đề này, chúng tôi tiếp cận quan điểm của
nhiều chuyên ngành khác như: Xã hội học, nhân học, sử học, khảo cổ học, tâm lý
học... Trong đó hai khuynh hướng tiếp cận chủ đạo là khuynh hướng tiếp cận nhân học
văn hóa kết hợp với khuynh hướng tiếp cận ngữ văn.
- Phương pháp loại hình học: Chúng tôi sử dụng phương pháp này trong nghiên
cứu hai trường hợp: cổ mẫu mẹ và cổ mẫu anh hùng dưới góc nhìn bản sắc văn hóa
dân tộc. Cụ thể, chúng tôi đặt những cổ mẫu mẹ và cổ mẫu anh hùng trong loại hình
12


truyện kể về nhân vật anh hùng văn hóa, và nhân vật người mẹ vĩ đại nhằm tìm hiểu
những giá trị đặc trưng.
- Phương pháp phân tích dân gian: Trên cơ sở tư liệu, chúng tôi phân tích, kiến
giải những motif tiêu biểu của từng cấu trúc cổ mẫu có trong thần thoại và truyền
thuyết dân gian người Việt để chỉ ra những đặc trưng cơ bản của hệ thống cổ mẫu
trong tương quan so sánh giữa mô hình cổ mẫu thế giới với mô hình cổ mẫu có trong
kho tàng văn học dân gian Việt Nam.
6. Đóng góp của luận văn
- Thứ nhất, trên cơ sở kế thừa những thành tựu nghiên cứu về truyện kể dân gian
nói chung và thần thoại, truyền thuyết dân gian người Việt nói riêng, luận văn tập
trung làm sáng rõ vấn đề cổ mẫu cũng như những đặc trưng bản chất của chúng trong
tương quan so sánh giữa mô hình cổ mẫu thế giới với các mô hình cổ mẫu có trong
thần thoại và truyền thuyết dân gian.
- Thứ hai, căn cứ vào những phân tích và tổng hợp để tìm kiếm những điểm
tương đồng và khác biệt giữa các mô hình cấu trúc cổ mẫu trên thế giới với các mô
hình cổ mẫu có trong thần thoại và truyền thuyết dân gian người Việt, luận văn tiến
hành minh giải những đặc tính riêng của hệ thống cổ mẫu ở Việt Nam chịu sự chi phối
của những điều kiện lịch sử và nền tảng văn hóa quốc gia.

- Thứ ba, luận văn nhận diện, giải mã những đặc trưng văn hóa dân tộc qua việc
khảo sát hai trường
hợp:
cổ mẫu mẹ
và cổ mẫu anh
hùng qua đó thấy được đặc trưng
Demo
Version
- Select.Pdf
SDK
đời sống xã hội và bản sắc văn hóa dân tộc.
- Là công trình đầu tiên nghiên cứu một cách toàn diện về hệ thống cổ mẫu có
trong thần thoại và truyền thuyết dân gian người Việt.
7. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, Phụ lục,Nội dung
luận văn được triển khai thành 3 chương
Chương 1: TỔNG QUAN VỀ LỊCH SỬ PHÊ BÌNH CỔ MẪU VÀ THẦN
THOẠI, TRUYỀN THUYẾT DÂN GIAN VIỆT NAM
Chương 2: ĐẶC ĐIỂM HỆ THỐNG CỔ MẪU TRONG THẦN THOẠI,
TRUYỀN THUYẾT DÂN GIAN NGƯỜI VIỆT
Chương 3: BẢN SẮC VĂN HÓA VIỆT NAM NHÌN TỪ HỆ THỐNG CỔ MẪU
TRONG THẦN THOẠI VÀ TRUYỀN THUYẾT: NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP
CỔ MẪU ANH HÙNG VÀ CỔ MẪU MẸ

13



×