Tải bản đầy đủ (.pdf) (19 trang)

Thiết kế hoạt động để rèn luyện cho học sinh kĩ năng thực hành thí nghiệm trong dạy học sinh học 10 (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.45 MB, 19 trang )

ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

TRẦN THỊ SANG

THIẾT KẾ HOẠT ĐỘNG ĐỂ RÈN LUYỆN
CHO HỌC SINH KĨ NĂNG THỰC HÀNH
THÍ NGHIỆM TRONG DẠY HỌC SINH HỌC 10
Demo Version - Select.Pdf SDK

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
THEO ĐỊNH HƯỚNG NGHIÊN CỨU

Thừa Thiên Huế, năm 2017


ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

TRẦN THỊ SANG

THIẾT KẾ HOẠT ĐỘNG ĐỂ RÈN LUYỆN
CHO HỌC SINH KĨ NĂNG THỰC HÀNH
THÍ NGHIỆM TRONG DẠY HỌC SINH HỌC 10

Demo
Version
Select.Pdf
SDK
Chuyên
ngành:


Lý luận- và
Phương pháp
dạy học bộ môn Sinh học
Mã số: 60 14 01 11

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
THEO ĐỊNH HƯỚNG NGHIÊN CỨU

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. TRỊNH ĐÔNG THƯ

Thừa Thiên Huế, năm 2017

i


LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành luận văn này, tôi xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến
cô giáo, người hướng dẫn khoa học TS.Trịnh Đông Thư đã tận tình giúp đỡ và
hướng dẫn tôi trong suốt thời gian làm đề tài.
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo khoa Sinh học – Trường Đại học
Sư phạm Huế đã có những góp ý chân thành để tôi hoàn thành bản luận văn này.
Cảm ơn Ban giám hiệu, các thầy cô giáo tổ Sinh – Kỹ thuật Nông nghiệp, phụ
trách phòng thí nghiệm thực hành sinh học trường THPT Đào Duy Từ cùng các
thầy cô giáo các trường THPT tại địa bàn thành phố Đồng Hới đã tạo điều kiện
thuận lợi và hợp tác nhiệt tình cùng chúng tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và
thực hiện đề tài.
Cảm ơn gia đình, bạn bè và những người thân đã luôn ở bên động viên giúp đỡ
tôi hoàn thành luận văn này.

Huế, tháng 10 năm 2017

Demo Version - Select.Pdf SDK

Tác giả luận văn
Trần Thị Sang

ii


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các
số liệu và kết quả nghiên cứu ghi trong luận văn là trung thực, được các
đồng tác giả cho phép sử dụng và chưa từng công bố trong bất kì một
công trình nghiên cứu nào khác.
Tác giả
Trần Thị Sang

Demo Version - Select.Pdf SDK

iii


MỤC LỤC
Trang phụ bìa ......................................................................................................................... i
Lời cảm ơn ............................................................................................................................ii
Lời cam đoan ...................................................................................................................... iii
Mục lục.................................................................................................................................. 1
Danh mục các chữ viết tắt .................................................................................................... 4

Danh mục các bảng .............................................................................................................. 5
Danh mục các hình, sơ đồ .................................................................................................... 6
PHẦN I. MỞ ĐẦU ............................................................................................................. 7
1. Lí do chọn đề tài ..................................................................................................7
2. Mục đích nghiên cứu ...........................................................................................8
3. Giả thuyết khoa học .............................................................................................8
4. Giới hạn của đề tài ...............................................................................................8
5. Đối tượng nghiên cứu ..........................................................................................9
6. Nhiệm vụ nghiên cứu ..........................................................................................9
7. Phương pháp nghiên cứu .....................................................................................9

Demo Version - Select.Pdf SDK

8. Lược sử vấn đề nghiên cứu ...............................................................................10
9. Đóng góp mới của đề tài....................................................................................15
PHẦN II. NỘI DUNG......................................................................................................16
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI ...........................16
1.1. Cơ sở lí luận của đề tài ...................................................................................16
1.1.1. Thí nghiệm ...............................................................................................16
1.1.1.1. Định nghĩa. ........................................................................................16
1.1.1.2. Phân loại thí nghiệm .........................................................................19
1.1.1.3. Vai trò của thí nghiệm .......................................................................21
1.1.2. Kĩ năng .....................................................................................................21
1.1.2.1. Kỹ năng là gì? ...................................................................................21
1.1.2.2. Kĩ năng thực hành thí nghiệm. ..........................................................22
1.1.3. Cấu trúc của kĩ năng tổ chức bài thí nghiệm thực hành ..........................23
1.1.3.1. Cấu trúc .............................................................................................23

1



1.1.3.2. Yêu cầu cần đạt của kỹ năng tổ chức bài thí nghiệm thực hành .......26
1.1.3.3. Ý nghĩa của kỹ năng tổ chức bài thí nghiệm thực hành ....................26
1.1.4. Hoạt động ................................................................................................26
1.1.4.1. Định nghĩa .........................................................................................26
1.1.4.2. Hoạt động dạy học ............................................................................27
1.2. Cơ sở thực tiễn của đề tài ...............................................................................32
1.2.1. Đối với giáo viên .....................................................................................32
1.2.1.1. Phương pháp giảng dạy của GV .......................................................32
1.2.1.2. Ý kiến của GV về sự cần thiết của việc tổ chức hoạt động THTN
cho HS ................................................................................................... 36
1.2.2. Đối với học sinh .......................................................................................36
1.2.3. Phân tích thực trạng rèn luyện kĩ năng thực hành ...................................38
1.2.3.1. Đối với GV ........................................................................................38
1.2.3.2. Đối với HS ........................................................................................38
1.2.3.3. Nguyên nhân .....................................................................................39
CHƯƠNG 2. THIẾT KẾ HOẠT ĐỘNG ĐỂ RÈN LUYỆN CHO HỌC SINH KĨ

Demo
Version
- Select.Pdf
SDK
NĂNG THỰC
HÀNH
THÍ NGHIỆM
TRONG
DẠY HỌC SINH HỌC 10 .........42
2.1. Phân tích cấu trúc, nội dung chương trình sinh học 10. .................................42
2.1.1. Vị trí .........................................................................................................42
2.1.2. Cấu trúc, nội dung chương trình sinh học 10. .........................................42

2.1.3. Hệ thống các bài thực hành trong chương trình sinh học 10 ...................43
2.2. Thiết kế hoạt động dạy học để rèn luyện kĩ năng thực hành thí nghiệm
cho HS. ..................................................................................................... 44
2.2.1. Nguyên tắc thiết kế hoạt động. ................................................................44
2.2.1.1. Hệ thống các thí nghiệm rèn kĩ năng thực hành cho HS. .................45
2.2.1.2. Qui trình thiết kế hoạt động dạy học bài thực hành thí nghiệm. ......53
2.2.1.3. Ví dụ minh hoạ thiết kế hoạt động dạy học thực hành thí nghiệm ...54
2.2.2. Các biện pháp rèn luyện kĩ năng thực hành thí nghiệm. .........................56
2.2.2.1. Sử dụng câu hỏi.................................................................................56
2.2.2.2. Sử dụng bài tập .................................................................................56

2


2.3. Qui trình rèn luyện kĩ năng thực hành thí nghiệm cho HS.............................58
2.3.1. Qui trình ...................................................................................................58
2.3.2. Ví dụ minh hoạ ........................................................................................60
2.4. Hệ thống tiêu chí đánh giá kĩ năng thực hành thí nghiệm ..............................62
2.4.1. Cơ sở của việc đề xuất các tiêu chí. .........................................................62
2.4.2. Hệ thống tiêu chí ......................................................................................63
CHƯƠNG 3. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM ................................................................66
3.1. Mục đích thực nghiệm ....................................................................................66
3.2. Nội dung thực nghiệm ....................................................................................66
3.3. Phương pháp thực nghiệm ..............................................................................66
3.3.1. Đối tượng thực nghiệm ............................................................................66
3.3.2. Tiến hành thực nghiệm ............................................................................66
3.4. Kết quả thực nghiệm ......................................................................................67
3.4.1. Phân tích định tính ...................................................................................67
3.4.2. Phân tích định lượng ................................................................................68
PHẦN 3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .......................................................................73


DemoKHẢO
Version
- Select.Pdf SDK
TÀI LIỆU THAM
..............................................................................................
75
PHỤ LỤC

3


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Chữ viết tắt

Chữ viết đầy đủ

GV

Giáo viên

HS

Học sinh

KHV

Kính hiển vi


PPDH

Phương pháp dạy học

SGK

Sách giáo khoa

STN

Sau thực nghiệm

TTN

Trước thực nghiệm

THTN

Thực hành thí nghiệm

TH

Thực hành

TN

Thí nghiệm

THCS


Trung học cơ sở

THPT

Trung học phổ thông

Demo Version - Select.Pdf SDK

4


DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1.1. Kết quả điều tra thực trạng hoạt động dạy THTN của GV.............................32
Bảng 1.2. Phương pháp tổ chức THTN của GV ..............................................................35
Bảng 1.3. Kết quả điều tra ý kiến của GV về sự cần thiết của việc tổ chức THTN
cho HS .......................................................................................................................36
Bảng 1.4. Thực trạng học của HS trong giờ thực hành sinh học.....................................36
Bảng 1.5. Ý kiến của GV về kĩ năng THTN của HS .......................................................38
Bảng 2.1. Hệ thống các bài thực hành trong chương trình SH 10, SGK cơ bản cụ thể
như sau: ...............................................................................................................................43
Bảng 2.2. Hệ thống các thí nghiệm rèn kĩ năng TH cho HS. .........................................44
Bảng 2.3. Tiêu chí đánh giá việc rèn luyện kĩ năng thực hành thí nghiệm.....................63
Bảng 2.4. Đánh giá việc rèn luyện kĩ năng thực hành thí nghiệm theo từng tiêu chí ....63
Bảng 3.1.Tổng hợp kết quả các lần kiểm tra kỹ năng TH ...............................................68
Bảng 3.2. Bảng tổng hợp mức độ của từng tiêu chí của kỹ năng TH .............................68
Bảng 3.3. Bảng tổng hợp mức độ về các tiêu chí của kĩ năng THTN ............................71

Demo Version - Select.Pdf SDK


5


DANH MỤC CÁC HÌNH, SƠ ĐỒ
Hình 2.1. Tiêu bản thí nghiệm co và phản co nguyên sinh..............................................45
Hình 2.2. Thí nghiệm co và phản co nguyên sinh (ở thài lài tía) ....................................46
Hình 2.3. Thí nghiệm với enzim catalaza ........................................................................47
Hình 2.4. Thí nghiệm lên men etilic trong ống nghiệm ...................................................48
Hình 2.5. Thí nghiệm lên men etilic trong chai nhựa.......................................................48
Hình 2.6. Lên men lac tic (làm sữa chua) .........................................................................50
Hình 2.7. Lên men lactic (muối dưa cải) ..........................................................................51
Hình 2.8. Nhuộm đơn quan sát vi khuẩn ở sữa chua (vi khuấn Streptococus sp) ..........52
Hình 2.9. Nhuộm đơn quan sát vi khuẩn ở bựa răng (trực khuẩn bacillus) ...................53
Sơ đồ 2.1. Qui trình thiết kế hoạt động dạy học bài THTN.............................................54
Sơ đồ 2.2. Qui trình rèn luyện kĩ năng THTN. .................................................................60
Hình 3.1. Đồ thị biểu diễn các mức độ đạt được của tiêu chí 1 TTN và STN ...............69
Hình 3.2. Đồ thị biểu diễn mức độ đạt được của tiêu chí 2 TTN và STN ......................69
Hình 3.3. Đồ thị biểu diễn mức độ đạt được của tiêu chí 3 TTN và STN ......................70

- Select.Pdf
SDK
Hình 3.4. ĐồDemo
thị biểu Version
diễn mức độ
đạt được của tiêu
chí 4 TTN và STN ......................70
Hình 3.5. Đồ thị biểu diễn mức độ đạt được của tiêu chí 5 TTN và STN ......................71
Hình 3.6. Đồ thị biểu diễn các mức độ rèn luyện kĩ năng THTN TTN và STN ............72

6



PHẦN I. MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Công cuộc xây dựng đất nước ta trong thời đại mới đòi hỏi phải có những
người lao động tự chủ năng động sáng tạo, có năng lực giải quyết các vấn đề thường
gặp, luôn luôn theo kịp được với sự tiến bộ nhanh chóng của khoa học kỹ thuật, tự
lo được việc làm, lập nghiệp và thăng tiến trong cuộc sống, có đạo đức, biết giữ gìn
bản sắc truyền thống dân tộc qua đó góp phần xây dựng đất nước giàu mạnh, xã hội
công bằng văn minh.
Nghị quyết đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII Đảng Cộng Sản Việt Nam
đã đề ra 6 nhiệm vụ trọng tâm, trong đó khẳng định một trong ba khâu đột phá chiến
lược là: “Đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục, đào tạo, phát huy nguồn nhân lực,
nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao” [15]. Vì vậy, giáo dục phổ thông của nước
ta đang thực hiện bước chuyển từ chương trình giáo dục tiếp cận nội dung sang tiếp
cận năng lực của người học. Để đảm bảo được điều đó nhất định phải thực hiện
thành công việc đổi mới phương pháp dạy học theo hướng dạy cách học, cách vận

Demo
- Select.Pdf
SDKđộng tự lực tự giác tích cực của
dụng kiến thức,
rèn Version
luyện kĩ năng
thông qua hoạt
bản thân mà chiếm lĩnh kiến thức, hình thành năng lực và quan điểm đạo đức, phẩm
chất cho người học.
Điều 27, luật giáo dục cũng đã ghi rõ: “Phương pháp giáo dục phổ thông
phải phát huy tính tích cực, tự giác chủ động, sáng tạo của HS, phù hợp với đặc
điểm của từng lớp học, môn học, bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kĩ năng

vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tính chất, đem lại niềm vui, hứng thú
học tập cho HS” [15]. Vậy, Việc kết hợp linh hoạt PPDH truyền thống và các
PPDH hiện đại có tác dụng mang lại hiệu quả cao cho quá trình dạy học. Một trong
những PPDH hiện đại có nhiều triển vọng cho việc phát huy tính tích cực và năng
lực của HS là phương pháp vận dụng lí thuyết hoạt động. Lí thuyết hoạt động là cơ
sở để đi sâu phân tích các kỹ năng học tập bằng hành động, bằng cách góp phần cải
thiện kĩ năng cũng như năng lực học tập suốt đời cho HS đáp ứng yêu cầu của đổi
mới phương pháp dạy học hiện nay.

7


Bộ Giaó dục – Đào tạo cũng đã qui định mục tiêu và kĩ năng học tập môn SH:
“Phát triển kĩ năng học tập, đặc biệt là tự học, biết tiếp thu và xử lí thông tin, lập bảng
biểu, sơ đồ, đồ thị, làm việc theo nhóm, làm báo cáo nhỏ, trình bày trước tổ, lớp”[55].
Sinh học là một khoa học thực nghiệm, trong dạy học Sinh học việc rèn luyện và phát
triển kĩ năng là một trong ba nhiệm vụ trọng tâm. Xét về kĩ năng, có thể nói thông qua
THTN việc rèn luyện và trau dồi kĩ năng được bọc lộ rõ nét nhất. Chương trình sinh
học 10 ở THPT mang tính khái quát, trừu tượng khá cao ở cả vi mô và vĩ mô.TH nói
chung và TH bộ môn sinh học nói riêng là một hoạt động trí tuệ, có tác dụng rèn luyện
tính tích cực, chủ động sáng tạo trong suy nghĩ và hành động của chủ thể nhận thức
nhằm đem lại hiệu quả tốt nhất.Tiến hành các hoạt động thực hành HS tự mình trực
tiếp tiến hành các thao tác, hành động, được làm việc để tiếp nhận, củng cố kiến thức
tránh tình trạng nhàm chán của giờ học trên lớp. Qua đó rèn luyện kĩ năng, kĩ xảo và
nâng cao hứng thú học tập bộ môn cho HS.
Tuy nhiên, thực tế dạy học sinh học hiện nay ở trường phổ thông đặc biệt là
dạy học rèn luyện kĩ năng THTN cho HS bên cạnh những tích cực còn tồn tại một
vài quan niệm chưa đúng. Một số GV chưa nhận thức đúng vai trò của THTN trong

- Select.Pdf

rèn luyện kĩ Demo
năng choVersion
HS, HS còn
chưa thật sựSDK
hứng thú thậm chí ngại ngùng trong
những giờ học thực hành.
Trước tình hình đó, với suy nghĩ và mong muốn được đóng góp và làm tốt
hơn nữa nhiệm vụ của mình trong giai đoạn hiện đại của đất nước chúng tôi tiến
hành nghiên cứu đề tài: “Thiết kế hoạt động để rèn luyện cho học sinh kĩ năng
thực hành thí nghiệm trong dạy học Sinh học 10”.
2. Mục đích nghiên cứu
Thiết kế hoạt động để rèn luyện cho HS kĩ năng THTN phần Sinh học 10
nhằm nâng cao hiệu quả quá trình dạy học.
3. Giả thuyết khoa học
Nếu thiết kế được các hoạt động và tổ chức dạy học bằng một qui trình hợp lí
thì sẻ rèn luyện cho HS kĩ năng THTN có hiệu quả.
4. Giới hạn của đề tài
Thiết kế hoạt động trong dạy học các bài THTN Sinh học 10.

8


5. Đối tượng nghiên cứu
5.1. Đối tượng
Các bài thực hành thí nghiệm phần Sinh học 10.
5.2. Khách thể
HS lớp 10 THPT
6. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở lí luận và thực tiễn của đề tài.
- Phân tích cấu trúc, nội dung chương trình sinh học 10 bậc THPT nhằm định

hướng cho việc thiết kế hoạt động vào dạy học thực hành thí nghiệm.
- Thiết kế hoạt động trong dạy học các bài thí nghiệm Sinh học 10 để rèn
luyện kĩ năng thực hành thí nghiệm cho HS.
- Xây dựng qui trình thiết kế tổ chức bài học thực hành thí nghiệm và qui
trình rèn luyện kĩ năng thực hành thí nghiệm.
- Xây dựng tiêu chí đánh giá kĩ năng thực hành thí nghiệm của HS.
- Thực nghiệm sư phạm để đánh giá hiệu quả của việc thiết kế hoạt động thí
nghiệm rèn luyện kĩ năng thực hành thí nghiệm cho HS phần Sinh học 10.
7. Phương pháp nghiên cứu
7.1. Phương
nghiên
cứu lý thuyết
Demo pháp
Version
- Select.Pdf
SDK
- Nghiên cứu các tài liệu về đường lối giáo dục, chủ trương, nghị quyết về
công tác giáo dục trong việc bồi dưỡng nhân tài ở trường phổ thông.
- Nghiên cứu tài liệu liên quan lí thuyết hoạt động trong dạy học.
- Nghiên cứu tài liệu giáo khoa về thực hành. Tìm hiểu cấu trúc, chương
trình, nội dung sinh học 10 để tìm kiếm nội dung phù hợp thiết kế hoạt động thực
hành thí nghiệm.
7.2. Phương pháp quan sát sư phạm
- Quan sát sư phạm để có cái nhìn tổng quan về thực trạng chung vấn đề dạy
và học sinh học hiện nay.
- Dự giờ đồng nghiệp.
- Quan sát sản phẩm giáo dục (giáo án của GV, bài kiểm tra của HS,
vở ghi….).

9



7.3. Phương pháp điều tra
- Xây dựng bộ phiếu điều tra dành cho GV giảng dạy ở một số trường THPT
tìm hiểu khó khăn khi dạy các bài thực hành, phương pháp dạy học, mức độ chú
trọng rèn luyện kĩ năng thực hành cho HS.
- Xây dựng bộ phiếu điều tra dành cho HS nhằm thu thập các ý kiến tìm hiểu
khó khăn khi các em học các bài thực hành, nhận thức của HS về kĩ năng thực hành,
phương pháp dạy học thực hành.
7.4. Phương pháp chuyên gia
Gặp gỡ các GV có kinh nghiệm và chuyên môn cao để lắng nghe sự tư vấn,
giúp đỡ và học hỏi những vấn đề có liên quan đến đề tài nghiên cứu.
7.5. Phương pháp thực nghiệm sư phạm
HS lớp 10 trường THPT Đào Duy Từ, tỉnh Quảng Bình nhằm:
+ Khảo sát kĩ năng TH của HS.
+ Đánh giá hiệu quả của việc thiết kế hoạt động trong việc rèn luyện kĩ năng
THTN.
7.6. Phương pháp thống kê toán học
Sử dụng một số công thức toán học để đánh giá kết quả thực nghiệm.

Demo Version - Select.Pdf SDK

8. Lược sử vấn đề nghiên cứu
8.1. Trên thế giới

- Các nhà tâm lý học Nga như L.X.Vưgotxki, X.L Rubinstein, A.N Leonchev
cùng với nhiều nhà tâm lý của Đức, Pháp, Bungari xây dựng lí thuyết hoạt động.
Tâm lý học hoạt động lấy Triết học Mác - Lênin làm cơ sở lý luận và phương pháp
luận. Các nhà tâm lý học hoạt động cho rằng, tâm lý là sự phản ánh hiện thực khách
quan vào não người. Tâm lý người có cơ sở tự nhiên và cơ sở xã hội, được hình

thành trong hoạt động, giao tiếp và trong các mối quan hệ xã hội. Vì thế, tâm lý
người mang bản chất xã hội và mang tính lịch sử, là sản phẩm của hoạt động và
giao tiếp.
Phát triển quan điểm của C.Mác: “Cái tinh thần chẳng qua là cái vật chất
được chuyển vào trong đầu mỗi người và được cái biến đổi trong đó”, tâm lí học
khoa học đã phát hiện ra phạm trù hoạt động, mở đầu bằng bài báo nổi tiếng “ý thức
là vấn đề của thuyết hành vi” của Vưgotxki viết năm 1925, [29].

10


-Tiếp theo là một loạt công trình thực nghiệm và lí thuyết của mấy thế hệ nhà
tâm lí học, đứng đầu là A.N.Leonchev và S.L.Rubinstein đã khẳng định phạm trù
hoạt động thực sự là phạm trù công cụ xây dựng nên tâm lí hoạt động- một nền tâm
lí học thực sự khách quan.
A.N.Leonchev sinh ngày 12-08-1903 tại Matxcơva, nhà tâm lý học Xô viết,
tiến sỹ tâm lý học, giáo sư, viện sĩ viện hàn lâm khoa học giáo dục Liên Xô, tốt
nghiệp ban khoa học xã hội MGU (1924), làm việc tại viện tâm lý học và học viện
giáo dục cộng sản chủ nghĩa. Ông là một trong những cộng sự thân mật nhất của
L.X.Vưgotxki.
Từ năm 1931-1935 ông làm việc ở nước cộng hòa Ucraina, lãnh đạo nhóm các
nhà nghiên cứu trẻ nghiên cứu vấn đề hoạt động trong tâm lý học.
Các công trình lý thuyết và thực nghiệm của A.N.Leonchev chủ yếu về các
vấn đề phát triển tâm lý: Sự xuất hiện của tâm lý; tiến hóa về mặt sinh học; sự phát
triển xã hội – lịch sử của tâm lý người, hình thành các quá trình tâm lý trong sự phát
triển cá thể, phân tích các hệ thống chức năng của não tạo thành cơ sở tâm lý của
năng lực đặc biệt của con người.

Demo Version - Select.Pdf SDK


Các công trình cơ bản của A.N.Leonchev: Sự phát triển trí nhớ -1931; những
vấn đề phát triển tâm lý -1959, 1965, 1972; nhu cầu, động cơ và xúc cảm-1972;
những vấn đề về hoạt động trong tâm lý học; hoạt động và ý thức -1972; hoạt động
và nhân cách -1974; hoạt động, ý thức, nhân cách -1975; tuyển tập tác phẩm tâm lý
học -1983 (2 tập).
A.N.Leonchev (1959), xuất bản cuốn “Những vấn đề phát triển tâm lý”,
trong đó có trình bày một phần các dữ kiện khoa học do tác giả và cộng sự tích lũy
được sau nhiều năm nghiên cứu, thực nghiệm trên phạm vi rộng lớn của đời sống
con người: Tâm lý học, văn hóa học, giáo dục học, sinh lý học… Năm 1963, cuốn
sách được giải thưởng Lênin (một giải thưởng khoa học cao nhất của Liên Xô). Sự
ra đời của tác phẩm có ý nghĩ quyết định cho việc xây dựng lý thuyết tâm lý học đại
cương về hoạt động.
A.N.Leonchev (1975), cho xuất bản tác phẩm “Hoạt động - Ý thức - Nhân
cách”, theo tác giả: “Điều chủ yếu trong cuốn sách này là thử suy nghĩ một cách
11


tâm lý học về các phạm trù quan trọng hơn cả đối với việc xây dựng một hệ thống
thuần nhất của tâm lý học, như là một khoa học cụ thể về sự nảy sinh, sự vận hành
và việc kết cấu nên sự phản ánh tâm lý về hiện thực, như là phương tiện trung giới
cho cuộc sống của cá nhân. Đó là phạm trù họat động có đối tượng, phạm trù ý
thức của con người và phạm trù nhân cách”, [29]. Có thể coi tác phẩm này là bản
tổng kết sự nghiệp nghiên cứu và cống hiến lớn lao cho khoa học tâm lý của
A.N.Leonchev. Theo ông, khi đưa TN thực hành vào dạy học thì tất yếu phải tính
đến hai cơ sở tâm lí học. Một là: TN thực hành thực hiện vai trò gì trong lĩnh hội tri
thức? Hai là: Nội dung TN thực hành phục vụ cho đối tượng nhận thức nằm trong
mối quan hệ nào? [29].
- Đến thế kỉ XXI nhiều nước trên thế giới và một số nhà giáo dục vận dụng
lí thuyết hoạt động vào dạy học như: Giắc Atali (trong “Đường chân trời “đã viết:
“Bước vào thiên niên kỉ thứ ba, người ta học tập ở mọi lứa tuổi” [17].

- A.mentrinscaia viết “Hai hoạt động của thầy và trò là hai mặt cuả một hoạt
động”, [17].
- Davưđốp cũng viết “Các hoạt động dạy-học là các hoạt động cùng nhau của

Demo Version - Select.Pdf SDK

thầy và trò”, [9].

M.Môngtenhơ (1533- 1592), Nhà giáo dục Pháp chủ trương giảng dạy bằng
hành động, bằng sự quan sát trực tiếp, bằng sự tiếp xúc với sự vật trong đời sống
hằng ngày [26].
V.G.Belenxki (1811- 1848), Nhà giáo dục Nga đã phát triển nguyên tắc thực
hành trên cơ sở gắn tư tưởng dạy học thực hành với tư tưởng dạy học phát triển [29].
Vào cuối thế kỉ XX những nghiên cứu và vận dụng lí thuyết hoạt động đã có
những bước tiến nhảy vọt.
Vậy, qua những quan niệm của các nhà giáo dục học cho thấy TN thực hành
là phương tiện chứa đựng, truyền tải thông tin, đáp ứng những yêu cầu nhận thức,
giáo dục, phát triển của quá trình sư phạm nhưng bản thân nó có giá trị cao hay thấp
phụ thuộc vào khả năng sử dụng của GV.

12


Những nghiên cứu của các nhà giáo dục người nga về lí thuyết hoạt động có
ý nghĩa thực sự quan trọng đặt nền móng cho việc vận dụng lí thuyết hoạt động
trong phương pháp dạy học ở việt nam.
8.2. Ở Việt Nam
Ở Việt Nam, nhiều tác giả đã nghiên cứu vận dụng lí thyết hoạt động vào
quá trình dạy học nhằm tích cực hoá hoạt động học tập của người học. Các nhà
khoa học Nguyễn Bá Kim, Trần Kiều ….đã khẳng định lí thuyết. Bản chất của lí

thuyết chính là sự định hướng chung cho sự đổi mới phương pháp dạy học hiện
nay [3], [30].
Vấn đề tổ chức cho HS hoạt động trong quá trình dạy học hiện nay được
nghiên cứu và vận dụng trong một số bộ môn.
Trong lĩnh vực Hóa học một số tác giả như Nguyễn Ngọc Quang (1994) đã
hệ thống phương tiện trực quan trong môn hóa học, từ đó tác giả đề xuất các biện
pháp, qui trình sử dụng phương tiện trực quan đạt hiệu quả cao [18].
Hoàng Thị Chiên (2004) đề xuất phương pháp sử dụng TN để rèn luyện ngôn

Demo Version - Select.Pdf SDK

ngữ hóa học cho HS, nâng cao hứng thú và chất lượng học tập môn hóa [14]
Cao Cự Giác (2006) nghiên cứu, vận dụng trong việc thiết kế các hoạt động
thực hành dạy hóa ở trường THPT [18].
Lý Huy Hoàng, Cao Cự Giác (2016) với thực trạng phát triển năng lực thực
hành thí nghiệm hóa học cho sinh viên sư phạm hóa học ở trường Đại học [18].
Trong lĩnh vực Toán học có các tác giả Nguyễn Thanh Hưng, Nguyễn Chí
Trung (2011) đã vận dụng quan điểm hoạt động trong dạy học toán ở phổ thông [20].
Lê Xuân Trường (2017) với đóng góp: Một số biện pháp bồi dưỡng cho
sinh viên sư phạm năng lực vận dụng lí thuyết hoạt động trong dạy học môn toán ở
trường phổ thông [50].
Cao Thị Cúc (2012) với bài viết: “Tập luyện kĩ năng hoạt động nhóm cho trẻ
5-6 tuổi ở trường mầm non trên cơ sở vận dụng lí thuyết bước đầu” [4].

13


Trong lĩnh vực Địa lí, Đậu Thị Hòa (2014) trên cơ sở vận dụng lí thuyết hoạt
động đã thiết kế hoạt động học tập cho sinh viên trong dạy học địa lí tự nhiên Việt
Nam ở khoa địa lí [13].

Trong lĩnh vực Sinh học,Trịnh Bích Ngọc và Phan Minh Tiến (1999) nghiên
cứu việc tổ chức các hoạt động quan sát, TN trong dạy học sinh học ở trường
THCS. Từ đó các tác giả đã đề xuất qui trình tổ chức cho HS quan sát và tiến hành
TN theo hướng tích cực hóa hoạt động của HS [38].
Hoàng Thị Kim Huyền (2005) xây dựng cấu trúc bài thực hành phương
pháp dạy học sinh học nhằm nâng cao chất lượng thực hành và bồi dưỡng năng lực
tự học cho sinh viên trường Đại học Sư phạm [23].
Dương Tiến Sỹ (2007) trên cơ sở phân tích những khó khăn trong quá
trình dạy học SH, đặc điểm nhận thức tâm lí của HS lớp 6 [33].
Nguyễn Vinh Hiển (2013) từ sự phân tích vai trò của hoạt động quan sát
TN trong quá trình dạy học sinh học đề xuất biện pháp, qui trình sử dụng TN trong
dạy học SH 6 [14].
Trịnh Đông Thư (2015) với đóng góp trong nghiên cứu tiếp cận hoạt

Demo
- Select.Pdf
động-giải pháp
định Version
hướng việc
học tập suốt SDK
đời cho sinh viên trong dạy học sinh
học làm cơ sở cho việc xác định cấu trúc của hệ thống kỹ năng soạn bài học trong
dạy học Sinh học [59].
Nghiên cứu đã khẳng định tiếp cận bằng hành động là cơ sở quan trọng
giúp sinh viên hoàn thiện kĩ năng. Thông qua hành động sinh viên sẽ tư duy đúng
hướng nên vừa mang lại hiệu quả về mặt khoa học, vừa tiết kiệm thời gian mà thông
qua trải nghiệm sinh viên mới đúc kết được. Đây cũng là đòn bẩy tạo ra động cơ
làm thay đổi nhận thức đưa người học đến những nhu cầu mới cao hơn và mỗi khi
có nhu cầu mới được nảy sinh thì tương ứng với những hoạt động mới sẻ hình
thành. Nhờ vậy, các hành động của sinh viên được nâng tầm trong quá trình thực

hành và chuyển biến trong tư duy là cơ sở quan trọng để bản thân mỗi một sinh viên
xác lập được cho chính mình nhu cầu và năng lực học tập suốt đời [59].
Tóm lại, lí thuyết hoạt động bắt nguồn từ tâm lí học và được vận dụng một
cách linh hoạt vào dạy học trong toán học, hoá học và địa lí. Mặc dù lí thuyết hoạt
động có từ lâu, nhưng trong việc rèn luyện kĩ năng THTN của bộ môn Sinh học các

14


tác giả chỉ dừng lại ở việc tổ chức học tập nhằm tích cực hóa họat động của HS. Vì
vậy việc đi sâu nghiên cứu, vận dụng lí thuyết hoạt động vào dạy học sinh học
nhằm phát triển, rèn luyện kĩ năng cho HS là việc làm rất cần thiết. Đặc biệt việc
rèn luyện kĩ năng THTN cho HS trong sinh học 10 chưa có công trình nào. Đây
chính là lí do mà chúng tôi chọn làm đề tài cho luận văn của mình.
9. Đóng góp mới của đề tài
- Thiết kế các hoạt động trong dạy học thực hành Sinh học 10.
- Xây dựng qui trình hoạt động rèn luyện kĩ năng thực hành thí nghiệm cho
HS trong dạy học Sinh học 10.
- Hệ thống tiêu chí đánh giá kĩ năng thực hành thí nghiệm cho HS.

Demo Version - Select.Pdf SDK

15



×