Tải bản đầy đủ (.pdf) (13 trang)

Bản sắc văn hóa tây nguyên trong văn xuôi của h’linh niê và niê thanh mai (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.6 MB, 13 trang )

ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

LÊ THỊ HOA PHƯỢNG

BẢN SẮC VĂN HÓA TÂY NGUYÊN TRONG VĂN XUÔI
CỦA H’LINH NIÊ VÀ NIÊ THANH MAI

Demo Version - Select.Pdf SDK

LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC
THEO ĐỊNH HƯỚNG NGHIÊN CỨU

Thừa Thiên Huế, năm 2017


ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

LÊ THỊ HOA PHƯỢNG

BẢN SẮC VĂN HÓA TÂY NGUYÊN TRONG VĂN XUÔI
CỦA H’LINH NIÊ VÀ NIÊ THANH MAI

ngành:
VĂN HỌC
VIỆT NAM
DemoChuyên
Version
- Select.Pdf
SDK


Mã số : 60 22 01 21

LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC
THEO ĐỊNH HƯỚNG NGHIÊN CỨU

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. TÔN THẤT DỤNG

Thừa Thiên Huế, năm 2017
i


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng
tôi, các số liệu và kết quả nghiên cứu ghi trong luận văn là trung
thực, được các đồng tác giả cho phép sử dụng và chưa từng được
công bố trong bất kỳ một công trình nào khác.
Huế, tháng 9 năm 2017
Tác giả luận văn

Lê Thị Hoa Phượng

Demo Version - Select.Pdf SDK

ii


Sau một thời gian học tập và nghiên cứu, đến nay tôi đã
hoàn thành luận văn thạc sĩ văn học với đề tài: Bản sắc văn
hóa Tây Nguyên trong văn xuôi của H’Linh Niê và Niê

Thanh Mai.
Với tình cảm chân thành, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu
sắc đến TS. Tôn Thất Dụng – người đã tận tình hướng dẫn
tôi thực hiện và hoàn thành luận văn.
Tôi xin gửi lời cảm ơn đến hai nhà văn H’Linh Niê,
Niê Thanh Mai đã tạo điều kiện giúp đỡ về tư liệu để tôi hoàn
thành phần nghiên cứu của mình.
TôiDemo
xin cảm
ơn Ban
giám hiệu, SDK
Phòng Sau đại học, khoa
Version
- Select.Pdf
Ngữ văn, quý thầy cô trong tổ Văn học Việt Nam - Trường
Đại học Sư phạm - Đại học Huế đã giúp đỡ tôi trong suốt quá
trình học tập, nghiên cứu.
Xin cảm ơn Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Phú Yên,
Trường Phổ thông Dân tộc Nội trú huyện Đồng Xuân, các
đồng nghiệp, gia đình và bạn bè đã giúp đỡ, động viên, tạo điều
kiện để tôi hoàn thành tốt khóa học này.
Huế, tháng 9 năm 2017
Tác giả luận văn
Lê Thị Hoa Phượng

iii


MỤC LỤC
Trang

Trang phụ bìa ....................................................................................................................i
Lời cam đoan .................................................................................................................. ii
Lời cảm ơn ..................................................................................................................... iii
Mục lục ............................................................................................................................ 1
A. MỞ ĐẦU ....................................................................................................................3
1. Lí do chọn đề tài ......................................................................................................3
2. Lịch sử vấn đề ..........................................................................................................5
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...........................................................................7
4. Phương pháp nghiên cứu .........................................................................................8
5. Nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................................................... 8
6. Đóng góp của luận văn ............................................................................................ 8
7. Cấu trúc của luận văn............................................................................................... 9
B. NỘI DUNG ..............................................................................................................10
Chương 1. VĂN HÓA TÂY NGUYÊN VÀ SÁNG TÁC H’LINH NIÊ, NIÊ
THANH MAI VIẾT VỀ TÂY NGUYÊN ..................................................................10

Demo Version - Select.Pdf SDK

1.1. Văn hóa và văn học Tây Nguyên ........................................................................10
1.1.1. Khái niệm văn hóa .......................................................................................10
1.1.2. Mối quan hệ giữa văn hóa – văn học ........................................................... 11
1.1.3. Văn hóa và văn học viết về Tây Nguyên .....................................................13
1.2. Vài nét về tác giả H’Linh Niê và Niê Thanh Mai...............................................19
1.2.1. Vài nét về tác giả H’Linh Niê ......................................................................19
1.2.2. Vài nét về tác giả Niê Thanh Mai ................................................................ 24
Chương 2. BẢN SẮC VĂN HÓA VÀ CON NGƯỜI TÂY NGUYÊN TRONG
VĂN XUÔI H’LINH NIÊ VÀ NIÊ THANH MAI NHÌN TỪ PHƯƠNG DIỆN
NỘI DUNG ...................................................................................................................29
2.1. Cảm thức văn hóa Tây Nguyên nhận diện qua các biểu trưng ........................... 29
2.1.1. Rừng, sự sống của tộc người Tây Nguyên ...................................................29

2.1.2. Buôn làng, môi trường sống của con người Tây Nguyên ............................ 37
2.1.3. Nhà Rông, nhà sàn linh hồn của buôn làng - Ching chêng, âm vang của núi
rừng Tây Nguyên .......................................................................................... 39
1


2.1.4. Lễ hội – Cõi tâm linh của người Tây Nguyên .............................................43
2.2. Con người Tây Nguyên nhìn từ giác độ văn hóa ................................................52
2.2.1. Con người gắn bó với cộng đồng .................................................................52
2.2.2. Con người dũng cảm, tài hoa .......................................................................54
2.2.3. Con người luôn khát khao thay đổi cuộc sống .............................................57
Chương 3. BẢN SẮC VĂN HÓA TÂY NGUYÊN TRONG VĂN XUÔI H’LINH
NIÊ VÀ NIÊ THANH MAI NHÌN TỪ PHƯƠNG DIỆN NGHỆ THUẬT ............64
3.1. Cốt truyện, tình huống truyện .............................................................................64
3.2. Ngôn ngữ ............................................................................................................70
3.2.1. Cách sử dụng từ ngữ và lối diễn đạt đậm dấu ấn của người dân tộc thiểu số.......70
3.2.2. Ngôn ngữ nghệ thuật đậm chất trữ tình .......................................................78
3.3. Giọng điệu...........................................................................................................83
3.3.1. Giọng mỉa mai, châm biếm ..........................................................................83
3.3.2. Giọng điệu trữ tình .......................................................................................88
C. KẾT LUẬN..............................................................................................................93
TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................... 97

Demo Version - Select.Pdf SDK

2


A. MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài

1.1. Đất nước Việt Nam với 54 tộc người anh em cùng sinh sống với tinh thần đoàn
kết trong suốt hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước. Mỗi tộc người, mỗi vùng miền
đều mang trong mình một đặc trưng văn hóa riêng, tạo nên bản sắc văn hóa vô cùng
phong phú và đa dạng của văn hóa Việt. Và một trong những nét riêng góp phần vào
nền văn hóa dân tộc Việt Nam đó chính là bản sắc văn hóa Tây Nguyên.
Quan hệ văn hóa - văn học là một trong những vấn đề vừa có tính lí luận, vừa
có tính thực tiễn. Văn hóa một mặt là nền tảng tinh thần của xã hội, mặt khác là mục
tiêu, là động lực của sự phát triển.Văn học được xem là thành tố rất quan trọng của văn
hóa và luôn chịu sự chi phối của văn hóa. Chính vì vậy, giữa văn hóa và văn học luôn
có mối quan hệ khắng khít với nhau. Văn hóa luôn tác động đến sự sáng tạo văn học
nghệ thuật và những sáng tác của nhà văn góp phần lưu lại những dấu ấn về bản sắc
văn hóa của mỗi dân tộc, đồng thời, văn học là một trong những nhân tố quan trọng
kết tinh văn hóa. Nhà thi pháp học Nga M.Bakhtin đã từng khẳng định: “Văn học là
một bộ phận không thể tách rời khỏi văn hóa”. Vì vậy, để hiểu sâu sắc và đầy đủ về
nội dung các tác phẩm văn học thì chúng ta phải tiếp cận tác phẩm từ giác độ văn hóa.
Hiện nay, nghiên cứu văn học từ góc nhìn văn hóa hay tìm ra bản sắc văn hóa
Version
- Select.Pdf
SDKđang được nhiều nhà nghiên cứu
từng vùng miềnDemo
trong mỗi
sáng tác
của các nhà văn
quan tâm. Thông qua những yếu tố biểu trưng về bản sắc văn hóa của Tây Nguyên
như: Nhà Rông, buôn làng, các lễ hội, ching chiêng, trang phục, tập quán, con
người,...sẽ góp phần cắt nghĩa được về phương diện nội dung cũng như nghệ thuật của
tác phẩm. Chính điều đó giúp người nghiên cứu có thể tìm ra những nét riêng biệt về
giá trị của mỗi tác phẩm. Dựa trên cơ sở đó, các nhà nghiên cứu đã hướng cho người
đọc cách tiếp cận văn học viết về Tây Nguyên một cách hệ thống và cụ thể; thúc đẩy
văn học luôn luôn phát triển và đổi mới; đồng thời bảo tồn được bản sắc văn hóa của

mỗi tộc người.
1.2. Nhắc đến Tây Nguyên là nhắc đến một vùng đất cao nguyên đất đỏ Bazan lộng
gió với những cánh rừng xanh thẫm bạt ngàn, những con suối, con sông ngày đêm
cuồn cuộn chảy, những buôn làng với những ngôi nhà Rông cao ngất và những nhà
dài, nhà sàn của các tộc người nơi đây. Bên cạnh đó, còn có những con người khỏe
mạnh, vạm vỡ, dũng cảm, chân thành, yêu thích các làn điệu dân nhạc, vũ điệu của tộc
người mình. Ở đây, có biết bao nhiêu huyền thoại với những trường ca đồ sộ của tộc
người Tây Nguyên đã có tự bao đời.
Mảnh đất Tây Nguyên với nhiều tộc người anh em sinh sống nên có một nền
văn hóa phong phú và độc đáo, bởi mỗi tộc người đều có một nét văn hóa riêng nhưng
3


vẫn thống nhất và hòa hợp với nhau. Chính điều này đã khẳng định: Tây Nguyên là
một vùng đất giàu bản sắc với kho tàng văn học dân gian phong phú và đa đạng nhất
trong các tộc người thiểu số của dân tộc Việt Nam. Chính những yếu tố đó đã góp
phần cho văn hóa Tây Nguyên ngày càng phát triển trong thời kì hiện đại.
Vùng đất Tây Nguyên - từ xưa đến nay, với kho tàng trường ca, sử thi, cổ tích
và lời nói vần đồ sộ, đã trở thành nguồn cảm hứng cho nhiều người viết văn. Ảnh
hưởng từ thi pháp và nội dung của hệ thống văn học dân gian truyền miệng này, mà
nhiều nhà văn đã thành công với đề tài về mảnh đất đỏ Bazan. Thông qua những sáng
tác về “mỏ vàng tiềm ẩn” của các tác giả đã cho người đọc cả nước đến gần hơn với
mảnh đất Tây Nguyên hùng vĩ và huyền thoại. Trong số những nhà văn đó có Nguyên
Ngọc, Trung Trung Đỉnh, Vũ Hạnh...và cả những người con của núi rừng như Y
Điêng, Mlô Y Cla Vi, Kim Nhất, H’Linh Niê, Niê Thanh Mai...
1.3. Mặc dù không nhiều, nhưng trong các nhà văn nữ Tây Nguyên thời kì hiện đại,
tiêu biểu nhất có H’Linh Niê và Niê Thanh Mai, những người con Ê đê của núi rừng
Tây Nguyên, nói tiếng nói của tộc người mình. H’Linh Niê là nhà văn viết nhiều thể
loại, làm nhiều việc trong văn chương (sáng tác, nghiên cứu, sưu tầm, phê bình văn
học - nghệ thuật) và thể loại nào bà cũng có những thành công nhất định. Nổi trội nhất,

có nhiều đóng góp nhất của bà là lĩnh vực sáng tác văn xuôi. Bà đã xuất bản bốn tập
truyện ngắn và bốn tập bút ký. Văn xuôi của bà có nhiều màu sắc khác biệt, mang đậm

Demo Version - Select.Pdf SDK

chất văn học Tây Nguyên. Bên cạnh đó, Niê Thanh Mai là nhà văn trẻ của núi rừng
Tây Nguyên hùng vĩ. Chị đã xuất bản ba tập truyện ngắn. Chị viết nhiều về dân tộc
Êđê trong bối cảnh văn hóa đang chịu sự “xâm thực” từ nhiều góc độ của nền kinh tế
thị trường.
Với những sáng tác văn xuôi của mình, H’Linh Niê và Niê Thanh Mai được
xem là một trong “Bốn cây Knia” văn học - nghệ thuật của vùng đất đỏ Bazan giàu
bản sắc văn hóa. Những tập truyện ngắn của hai nữ nhà văn phản ánh đậm nét về bản
sắc của mảnh đất này. Thông qua các tác phẩm của nhà văn, người đọc như được
khám phá về một vùng đất còn nhiều bí ẩn với ngôn ngữ trong sáng, mộc mạc và chân
thành. Nhìn chung, cho đến nay việc nghiên cứu về nữ nhà văn H’Linh Niê và Niê
Thanh Mai còn rất hạn chế. Vì thế, rất cần có một công trình nghiên cứu hệ thống và
cụ thể về trường hợp hai nhà văn nữ Tây Nguyên tiêu biểu này. Nghiên cứu về nhà văn
H’Linh Niê và Niê Thanh Mai có thể xem là nghiên cứu về văn hóa Tây Nguyên thời
kì hiện đại. Cùng với sự phát triển và bảo tồn bản sắc văn hóa thì ngày nay bản sắc văn
hóa Tây Nguyên có chiều hướng ngày một mai một dần. Từ những lý do nêu trên,
chúng tôi chọn đề tài: “Bản sắc văn hóa Tây Nguyên trong văn xuôi của H’Linh Niê
và Niê Thanh Mai” để khảo sát và nghiên cứu.
4


2. Lịch sử vấn đề
Nhắc đến Tây Nguyên, không thể không nhắc đến những cánh rừng bao la bạt
ngàn, những chàng trai, cô gái Tây Nguyên duyên dáng, rắn chắc, có lẽ say lòng bởi vẻ
đẹp và con người nơi đây, nên những nhà văn đã cho ra đời những tác phẩm về Tây
Nguyên, những sáng tác rất đặc trưng về một Tây Nguyên đẹp mênh mông với núi

rừng hùng vĩ ào ạt gió thổi, với tiếng thác đổ dữ dội nhưng cũng rất đỗi nên thơ.
Hiện nay, có khá nhiều bài nghiên cứu về văn hóa và con người Tây Nguyên
trong tác phẩm của Nguyên Ngọc, Trung Trung Đỉnh như bài nghiên cứu của TS Đặng
Văn Vũ: “Chất Tây Nguyên trong văn Nguyên Ngọc”- Hội thảo khoa học trẻ 2008Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn Thành Phố Hồ Chí Minh; “Rừng xà
nu” dưới góc nhìn văn hóa- Tạp chí Đất Quảng, tháng 10 năm 2010; “Đinh yơng,
rượu cần và… Trung Trung Đỉnh”- Nguyệt san Gia Lai, ngày 31/12/2009; “Vẻ đẹp con
người Tây Nguyên trong văn Trung Trung Đỉnh”- Nguyệt san Gia Lai xuân 2009. Hay
Luận văn tốt nghiệp cử nhân của Chu Thị Dạ Thảo, Hình ảnh người phụ nữ Tây
Nguyên trong truyện ngắn của H’Linh Niê, Trường Đại học Tây Nguyên, 2012. Hoặc
Luận văn Thạc sĩ của Hoàng Thị Minh Tâm, Dấu ấn văn hóa Tây Nguyên trong văn
xuôi Trung Trung Đỉnh, Trường Đại học Sư phạm – Đại học Huế, 2016. H’Linh Niê
và Niê Thanh Mai đều là những nhà văn gắn bó với buôn làng, với quê hương, các
truyện ngắn của hai nhà văn cho chúng ta hiểu sâu sắc thêm về đời sống, con người
cao nguyên, những
phong
tục tập
quán và sự SDK
hi sinh lớn lao của người dân Tây
Demo
Version
- Select.Pdf
Nguyên trong chiến tranh và trong công cuộc xây dựng đất nước. Có nhiều trang viết
xúc động về chiến tranh với những vết thương khó lành sau cuộc chiến; sự đổ vỡ của
không gian và môi trường văn hóa các tộc người ở miền núi,...Nếu như H’Linh Niê đi
vào đề tài chiến tranh, các phong tục tập quán, ..thì nhà văn Niê Thanh Mai hướng
ngòi bút đến cuộc sống của giới trẻ với sự tha hóa đạo đức từ trong gia đình và xã hội.
Vốn là một nhạc sĩ, nhưng H’Linh Niê cũng khá thành công trong lĩnh vực văn
chương, bà có khoảng gần ba mươi truyện ngắn về các dân tộc Êđê, M’Nông, Jrai,
Bana… Tuy nhiên, chưa có nhiều công trình nghiên cứu về văn xuôi của bà dưới góc
độ văn hóa truyền thống Tây Nguyên. Lê Minh Khuê trong lời giới thiệu sách “Gió

đỏ” đã nhận xét khái quát về văn hóa, con người Tây Nguyên trong văn của H’Linh
Niê: “Bằng lối viết nhẹ nhàng tinh tế, chị kể về những mối tình đôi lứa, về những tình
cảm của con người với nhau, về một gia đình, về một buôn làng, về những làng này
làng kia với những phong tục tập quán riêng, vẻ đẹp riêng. Con mắt phụ nữ của chị
như nhìn thấy nét đẹp run rẩy của lá rừng mùa xuân, nhìn thấy ánh mắt của chàng trai
khi yêu, nhìn thấy sự can trường của con người của núi rừng. Đọc truyện ngắn của
H’Linh, ta như được du ngoạn qua cả một vùng đất còn nhiều bí ẩn” [49, tr.197].

5


Nhận định về nghệ thuật viết truyện ngắn của H’Linh Niê các tác giả viết: “Với
tinh thần tìm tòi thể nghiệm, gần đây trên văn đàn đã thấp thoáng xuất hiện một số hình
thức cốt truyện mới lạ mang hơi hướng hậu hiện đại. Đó là kiểu kết truyện huyền ảo
(đan xen các yếu tố hoang đường với các yếu tố hiện thực) như Nước soi bóng ai, Dòng
sông tóc, Hoa Pơ Lang của H’Linh Niê”. (…) “Trong Dòng sông tóc, tác giả đã miêu tả
đồng hiện đan cài giữa câu chuyện thần thoại của con trai thần sông Srêpôk và hai người
con gái của Đất và Rừng là Rinh và Rao - trong một câu chuyện có thực về mối tình
không lời của một cô gái thời hiện đại. Qua tác phẩm này, thông điệp mà tác giả muốn
gửi tới người đọc là: Tình yêu ở thời nào cũng vậy - nó có một sức mạnh diệu kì - làm
cho người con trai và người con gái đẹp rực rỡ trong mắt nhau; vì thế nếu không còn
tình yêu nữa con người sẽ trở nên khô cằn và đầy thù hận. Chính tình yêu đã nuôi dưỡng
những trái tim nhân hậu, làm sống lại những tâm hồn sỏi đá” [59, tr 109].
Trong bài: “Giới thiệu chân dung một số tác giả văn xuôi tiêu biểu Đăk
Lăk”, nhà văn Mã A Lềnh viết: Niê Thanh Mai bứng ra những lát cắt của cuộc sống
đưa vào tác phẩm, không kể lể, cũng không cầu kỳ câu chữ, không hù dọa, không dẫn
người đọc vào màn mây vần vũ gai góc, không to tát; chân phương, mà chân thành,
nhỏ nhẹ. Điều này khác hẳn, mới hẳn, có thể phải nói là hiện đại hẳn so với những
người viết “cũ”. Hình tượng gần gũi, dễ hiểu là người viết “cũ” cứ bày biện lần lượt
từng món dù ngon hay không rồi rủ bạn ăn gắp món này nhâm nhi một lúc mới lại gắp

món khác. CònDemo
với NiêVersion
Thanh Mai,
chỉ bày lênSDK
mâm vài món ngon, đã thế, lại còn
- Select.Pdf
“cơm muối thôi, ăn tạm”, “chả có miếng nào cho ra hồn, mời thực khách tạm dùng”.
Nhà văn Nguyễn Đình Tú viết: “Ngay cả những truyện ngắn viết về đất và
người Tây Nguyên của Mai cũng gợi cảm giác như là người Kinh sáng tác hơn là
người Êđê viết ra. Vấn đề nằm ở chỗ văn phong. Mai sử dụng ngôn ngữ hiện đại với
những bối cảnh truyện hiện đại trên cái nền Tây Nguyên hoang dã và cổ xưa. Có người
cho rằng như thế là tốt vì tác giả đã thoát khỏi cái từ trường của một nhà văn dân tộc ít
người để nhìn nhận vấn đề từ một điểm nhìn khác, rộng lớn hơn. Nhưng cũng lại có ý
kiến cho rằng như thế là đã mai một đi cái chất riêng của “núi rừng”” [77].
Tác giả Đỗ Lan nhận xét về truyện ngắn của Niê Thanh Mai: “Vẫn là những
day dứt, trăn trở của cuộc sống, những phiền muộn và ám ảnh không nguôi, truyện
ngắn của Niê Thanh Mai man mác một nỗi buồn nhưng kết thúc mỗi truyện đều mang
đến người đọc chút ấm áp trong niềm tin tưởng ở ngày mai dù nhân vật đang rơi vào
tận cùng đau khổ hay bế tắc. Có lẽ vì thế mà nỗi buồn qua nhân vật trong tác phẩm của
chị, luôn được kìm nén và thấm đẫm dần vào lòng người đọc. Mười một truyện ngắn
trong Ngày mai sáng rỡ là những trăn trở về mối quan hệ vợ - chồng, tình yêu đôi lứa,
những hy sinh thầm lặng trong nghề nghiệp, những thành kiến nghiệt ngã của người
đời… Đề tài không mới, nhưng với thể hiện của Thanh Mai đã làm “sống” lại những
6


điều tưởng như rất bình dị ấy, để nhân vật tự đấu tranh, giằng co nội tâm và tìm thấy
tình yêu, hạnh phúc đích thực của mình. Vẫn có một sức cháy âm ỉ, sức trỗi dậy mãnh
liệt trong ngòi bút của Thanh Mai, nhưng rồi, tình yêu thương và trên hết là lòng cao
thượng đã mở ra một điều gì đó “tươi sáng” hơn, đáng để sống hơn cho quan hệ giữa

người với người… Đó là Din trong Bài ca phía chân trời từng sống trong đau khổ vì
nghĩ rằng tình yêu không được đền đáp nhưng trong giây phút quyết định rời khỏi ngôi
nhà, rời khỏi người mình yêu thương thì Din đã nhận ra là Siên cũng yêu mình nhưng
bấy lâu đã bị che dấu trong sự cao thượng. Hay trong truyện ngắn: Ngày mai sáng rỡ,
vì không chịu nổi áp lực miệng lưỡi người đời, Win- cô con gái đầu đã ra sức ngăn cản
mối tình giữa mẹ mình và thầy giáo người Kinh, quyết không cho mẹ bước thêm bước
nữa. Nhưng khi nhận ra những hy sinh lặng thầm của mẹ trong suốt mười sáu năm
qua, Win đã quyết định thay đổi, “Win nghĩ mình đi tìm lại ai đó cho mí của Win”…
Cũng như vậy, hình ảnh người mẹ trong truyện Chuyện nhà mình đã vượt qua tất cả
những ghen tuông, cả một chút ích kỷ của phụ nữ, vượt qua tất cả những khổ đau
tưởng như đến chết để có thể tìm lại về với bản chất của mình, về với tình yêu thương
cả với đứa con riêng của chồng mình.
Cho đến khi thực hiện đề tài, qua sự khảo sát của chúng tôi, vẫn chưa có công
trình nào nghiên cứu về văn xuôi của H’Linh Niê và Niê Thanh Mai một cách hệ
thống và từ giác độ văn hóa Tây Nguyên. Những nhận định của những người đi trước
là những gợi ý Demo
cần thiếtVersion
giúp chúng
tôi nghiên cứu
sâu hơn về văn xuôi của hai cây bút
- Select.Pdf
SDK
nữ - hai cây knia- của vùng đất Tây Nguyên này.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng
Với đề tài này, đối tượng nghiên cứu của luận văn là văn xuôi của H’Linh Niê
và Niê Thanh Mai.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Luận văn sẽ đi vào tìm hiểu các yếu tố đặc trưng của bản sắc văn hóa Tây
Nguyên trong văn xuôi hai nữ nhà văn H’Linh Niê và Niê Thanh Mai ở một số phương

diện chủ yếu, đó là các nét đặc trưng của một vùng đất như nhà Rông, ching chiêng,
các lễ hội, con người và bản sắc văn hóa qua một số phương thức thể hiện tiêu biểu
như ngôn ngữ, giọng điệu đậm chất Tây Nguyên.
Các tác phẩm được khảo sát bao gồm:
- H’Linh Niê (1997), Con rắn màu xanh da trời, NXB Văn hóa dân tộc, Hà Nội.
- H’Linh Niê (2005), Gió đỏ, NXB Hội nhà văn, Hà Nội.
- H’Linh Niê (2009), Pơ thi mênh mang mùa gió, NXB Văn hóa dân tộc, Hà Nội.
- H’Linh Niê (2017) Tháng tư mùa bướm bay-NXB Quân đội, Hà Nội.

7


- H’Linh Niê- Trần Hồng Lâm- Niê Thanh Mai - Siu H’Kết (2014), Bốn cây
Knia, NXB Văn hóa dân tộc, Hà Nội.
- Niê Thanh Mai (2005), Suối của rừng, NXB Văn hóa dân tộc, Hà Nội.
- Niê Thanh Mai (2007), Về bên kia núi, NXB Văn hóa dân tộc, Hà Nội.
- Niê Thanh Mai (2010), Ngày mai sáng rỡ, NXB Văn hóa dân tộc, Hà Nội.
4. Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu, thực hiện đề tài, chúng tôi sẽ kết hợp sử dụng các
phương pháp sau:
4.1. Phương pháp hệ thống
Khảo sát các yếu tố văn hóa Tây Nguyên được thể hiện trong hệ thống các tác
phẩm văn xuôi của H’Linh Niê và Niê Thanh Mai.
4.2 Phương pháp liên ngành
Nhằm nhìn nhận, đánh giá vấn đề một cách thấu đáo, người viết vận dụng
các kiến thức về xã hội học, dân tộc học, lịch sử, …để giải mã, cắt nghĩa các hiện
tượng văn học.
4.3. Phương pháp so sánh
Nhằm làm rõ đề tài, nét độc đáo về bản sắc văn hóa Tây Nguyên trong sáng tác
của hai nữ nhà văn, chúng tôi so sánh sáng tác của H’Linh Niê và Niê Thanh Mai

trong mối tương quan với những sáng tác của các nhà văn đã viết về Tây Nguyên.
4.4. Phương pháp
thống

Demo
Version
- Select.Pdf SDK
Nhằm thu thập, phân tích các số liệu, dữ liệu,...Vận dụng phương pháp này
chúng tôi chủ yếu phục vụ mục đích về tần số xuất hiện của các yếu tố như: ngôn ngữ,
giọng điệu,..trong văn xuôi H’Linh Niê và Niê Thanh Mai.
Ngoài ra, luận văn còn sử dụng lý thuyết Văn hóa học, Thi pháp học, Tự sự học
để triển khai đề tài nghiên cứu.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Khái lược về văn hóa Tây Nguyên và sáng tác H’Linh Niê, Niê Thanh Mai
viết về Tây Nguyên.
- Tìm hiểu bản sắc văn hóa Tây Nguyên trong văn xuôi H’Linh Niê và Niê
Thanh Mai qua các biểu trưng và con người.
- Tìm hiểu bản sắc văn hóa Tây Nguyên trong văn xuôi H’Linh Niê và Niê
Thanh Mai qua các phương thức nghệ thuật: ngôn ngữ, giọng điệu.
6. Đóng góp của luận văn
5.1. Là luận văn nghiên cứu văn xuôi H’Linh Niê và Niê Thanh Mai trong mối quan
hệ biện chứng giữa cái riêng và cái chung, góp phần đánh giá tương đối đầy đủ về các
vấn đề của văn xuôi H’Linh Niê và Niê Thanh Mai từ góc nhìn văn hóa.

8


5.2. Luận văn sẽ chỉ ra nét đặc sắc của bản sắc văn hóa Tây Nguyên trong văn xuôi
H’Linh Niê và Niê Thanh Mai trên cả hai phương diện nội dung và hình thức, tập
trung ở một số đặc trưng văn hóa vùng miền và ngôn ngữ, giọng điệu.

5.3. Luận văn khẳng định sự đóng góp của H’Linh Niê và Niê Thanh Mai trong tiến
trình văn xuôi Việt Nam, đặc biệt là với việc bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa Tây
Nguyên với việc thúc đẩy sự phát triển của văn học.
7. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, luận văn được triển khai
trong 3 chương:
Chương 1: Văn hóa Tây Nguyên và sáng tác H’Linh Niê, Niê Thanh Mai viết
về Tây Nguyên.
Chương 2: Bản sắc văn hóa và con người Tây Nguyên trong văn xuôi H’Linh
Niê và Niê Thanh Mai nhìn từ phương diện nội dung.
Chương 3: Bản sắc văn hóa Tây Nguyên trong văn xuôi H’Linh Niê và Niê
Thanh Mai nhìn từ phương thức nghệ thuật.

Demo Version - Select.Pdf SDK

9



×