Tải bản đầy đủ (.pdf) (24 trang)

Phát triển năng lực giải quyết vấn đề qua dạy học đọc hiểu văn bản bằng phương pháp webquest (ttt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.23 MB, 24 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

TRẦN THỤY ANH

PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG QUA
DẠY HỌC ĐỌC HIỂU VĂN BẢN VĂN HỌC BẰNG
PHÁP WEBQUEST
Demo PHƯƠNG
Version - Select.Pdf
SDK

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
THEO ĐỊNH HƯỚNG NGHIÊN CỨU

Thừa Thiên Huế, năm 2017


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

TRẦN THỤY ANH

PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG QUA
DẠY HỌC ĐỌC HIỂU VĂN BẢN VĂN HỌC BẰNG
PHƯƠNG PHÁP WEBQUEST
Demo Version - Select.Pdf SDK



Chuyên ngành : Lý luận và phương pháp dạy học
Văn – Tiếng Việt
Mã số
: 60 14 01 11

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
THEO ĐỊNH HƯỚNG NGHIÊN CỨU

Người hướng dẫn khoa học: TS. LÊ THỊ NGỌC ANH

Thừa Thiên Huế, năm 2017


i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số
liệu và kết quả nghiên cứu nêu trong luận văn là trung thực, được các
đồng tác giả cho phép sử dụng và chưa từng được công bố trong bất kỳ một
công trình nào khác.
Họ tên tác giả

Trần Thụy Anh

Demo Version - Select.Pdf SDK

Lời cảm ơn
Trên thực tế không có thành công nào mà không gắn liền với những



ii

sự hỗ trợ, giúp đỡ dù ít hay nhiều, dù trực tiếp hay gián tiếp. Với lòng biết
ơn sâu sắc nhất, tôi xin gửi đến quý Thầy Cô giảng viên cơ hữu ở khoa Ngữ
Văn trường Đại học Sư phạm Huế và quý Thầy Cô thỉnh giảng lớp Cao học
K24 đã tận tình truyền đạt kiến thức cho tôi trong những kì học vừa qua.
Với vốn kiến thức được tiếp thu trong quá trình học không chỉ là nền tảng
cho việc nghiên cứu luận văn mà còn là hành trang quí báu để tôi tiếp tục
trong sự nghiệp của bản thân cũng như công việc nghiên cứu chuyên môn
sau này một cách vững chắc và tự tin.
Để hoàn thành luận văn này, tôi xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến cô Lê
Thị Ngọc Anh – người đã tận tình hướng dẫn tôi trong suốt quá trình làm
luận văn.
Đồng thời, xin chân thành cảm ơn quý thầy cô và học sinh trường
THPT Thanh Khê và trường THPT Hòa Vang đã tạo điều kiện và giúp đỡ
tôi trong công tác thực nghiệm và tạo lập cơ sở thực tiễn của đề tài. Ngoài
ra, không thể không gửi lời cám ơn đến các anh/chị học viên cao học khoa
Ngữ Văn K24 đã nhiệt tình hỗ trợ trong quá trình tìm kiếm tài liệu và thăm
dò kinh nghiệm.
Cuối cùng tôi kính chúc quý Thầy, Cô dồi dào sức khỏe và thành công
Demo Version - Select.Pdf SDK
trong sự nghiệp giáo dục cao quý. Đồng kính chúc các em học sinh, các
anh/chị học viên K24 khoa Ngữ Văn mạnh khỏe, đạt được nhiều thành công
tốt đẹp trong công việc.

Học viên thực hiện
Trần Thụy Anh



iii

MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Lời cam đoan .............................................................................................................. i
Lời cảm ơn ................................................................................................................. ii
Mục lục ...................................................................................................................... iii
Danh mục viết tắt ..................................................................................................... vii
Danh mục bảng biểu................................................................................................ viii
Danh mục hình vẽ ..................................................................................................... ix
MỞ ĐẦU .....................................................................................................................1
1. Lí do chọn đề tài .............................................................................................1
2. Lịch sử vấn đề ................................................................................................2
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ...............................................................12
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................13
5. Phương pháp nghiên cứu ..............................................................................13

Demo Version - Select.Pdf SDK

6.Cấu trúc của luận văn ....................................................................................13
Chương 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN
NĂNG LỰC GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ QUA DẠY HỌC ĐỌC HIỂU VĂN BẢN
VĂN HỌC BẰNG PHƯƠNG PHÁP WEBQUEST ................................................14
1.1. Cơ sở lí luận .......................................................................................................14
1.1.1. Vấn đề năng lực và phát triển năng lực giải quyết vấn đề trong dạy học đọc
hiểu văn bản văn học cho học sinh trung học phổ thông ..........................................14
1.1.2. Phương pháp webquest ...................................................................................24
1.2. Cơ sở thực tiễn ...................................................................................................34
1.2.1. Khảo sát thực trạng hình thành NL GQVĐ qua dạy học ĐHVB cho HS THPT

hiện nay .....................................................................................................................34


iv

1.2.2. Khảo sát tình hình tiếp cận phương pháp webquest .......................................41
Chương 2. ĐỊNH HƯỚNG VÀ CÁCH THỨC PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC GIẢI
QUYẾT VẤN ĐỀ QUA DẠY HỌC ĐỌC HIỂU VĂN BẢN BẰNG PHƯƠNG
PHÁP WEBQUWEST ..............................................................................................47
2.1. Định hướng Phát triển năng lực giải quyết vấn đề qua dạy học đọc hiểu văn bản
bằng phương pháp webquest .....................................................................................47
2.1.1. Phát triển năng lực giải quyết vấn đề qua dạy học đọc hiểu văn bản bằng
phương pháp webquest phải bám sát mục tiêu và nội dung dạy học đọc hiểu trong
chương trình ..............................................................................................................47
2.1.2. Phát triển năng lực giải quyết vấn đề qua dạy học đọc hiểu văn bản bằng
phương pháp webquest phải hướng đến vùng phát triển gần nhất của người học ...50
2.1.3. Phát triển năng lực GQVĐ cho HS qua dạy học đọc hiểu văn bản bằng

Version
- Select.Pdf
SDK
phương phápDemo
webquest
phải chú
trọng việc phát
huy vai trò chủ thể của người học
...................................................................................................................................51
2.1.4. Phát triển năng lực GQVĐ cho HS qua dạy học đọc hiểu văn bản bằng
phương pháp webquest cần chý ý tính liên tục trước, trong và sau giờ học .............52
2.2. Cách thức phát triển năng lực giải quyết vấn đề qua dạy học đọc hiểu văn bản

bằng phương pháp webquest .....................................................................................53
2.2.1. Mục đích vận dụng phương pháp webquest nhằm phát triển năng lực GQVĐ
cho học sinh qua dạy học đọc hiểu văn bản ..............................................................53
2.2.2. Quy trình thực hiện phương pháp webquest trong dạy học đọc hiểu văn ......55
2.2.3. Một số hình thức sử dụng webquest vào dạy học đọc hiểu văn bản theo hướng
phát triển NL GQVĐ .................................................................................................61


v

2.3. Yêu cầu đối với giáo viên và học sinh khi vận dụng phương pháp webquest để
phát triển NL GQVĐ cho HS ....................................................................................78
2.3.1. Về phía giáo viên ............................................................................................78
2.3.2. Về phía học sinh ..............................................................................................79
Chương 3. THỰC NHIỆM SƯ PHẠM.....................................................................80
3.1. Mục đích thực nghiệm .......................................................................................80
3.2. Nội dung - Yêu cầu thực nghiệm .......................................................................80
3.2.1. Nội dung thực nghiệm .....................................................................................80
3.2.2. Yêu cầu thực nghiệm ......................................................................................94
3.3. Đối tượng - Thời gian thực nghiệm ...................................................................94
3.3.1. Đối tượng thực nghiệm ...................................................................................94
3.3.2. Thời gian thực nghiệm ....................................................................................94

Demo
Version
- Select.Pdf SDK
3.4. Triển khai
thực nghiệm
......................................................................................
95

3.4.1. Cách thức thực nghiệm ...................................................................................95
3.4.2. Các bước tiến hành thực nghiệm.....................................................................95
3.5. Đánh giá thực nghiệm ........................................................................................96
3.5.1. Tiêu chí đánh giá .............................................................................................96
3.5.2. Hình thức đánh giá ..........................................................................................97
3.5.3. Phân tích kết quả thực nghiệm ........................................................................97
3.6. Đánh giá kết quả phát triển NL GQVĐ của học sinh ......................................114
3.6.1. Tham chiếu sự phát triển chung của lớp TN qua hai bài đọc hiểu................114
3.6.2. Tham chiếu sự phát triển của từng cá nhân...................................................116
3.6.3. Đánh giá kết quả............................................................................................118


vi

3.7. Kết luận chung về thực nghiệm và bài học kinh nghiệm .................................119
3.7.1. Kết luận chung về thực nghiệm ....................................................................119
3.7.2. Ý nghĩa phương pháp và bài học kinh nghiệm .............................................119
KẾT LUẬN ...................................................................................................................
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................
PHỤ LỤC ......................................................................................................................
Phụ lục 1 ........................................................................................................................
Phụ lục 2 ........................................................................................................................
Phụ lục 3 ........................................................................................................................
Phụ lục 4 ........................................................................................................................
Phụ lục 5 ........................................................................................................................
Phụ lục 6 ........................................................................................................................

Demo Version - Select.Pdf SDK
Phụ lục 7 ........................................................................................................................
Phụ lục 8 ........................................................................................................................

Phụ lục 9 ........................................................................................................................
Phụ lục 10 ......................................................................................................................


vii

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

Viết tắt
BT
DH
ĐHVB
GQVĐ
GV
HS
NL
PPDH
THPT
TP
VB
VH
TPTS

Viết đầy đủ
Bài tập
Dạy học
Đọc hiểu văn bản
Giải quyết vấn đề
Giáo viên
Học sinh

Năng lực
Phương pháp dạy học
Trung học phổ thông
Tác phẩm
Văn bản
Văn học
Tác phẩm tự sự

Demo Version - Select.Pdf SDK


viii

DANH MỤC BẢNG BIỂU
Số hiệu

Tên bảng

Trang

Bảng 1.1.

So sánh quan niệm hiện đại và truyền thống về GQVĐ

21

Bảng 1.2.

Các chỉ số hành vi của bốn thành tố


22

Bảng 1.3.

Khó khăn từ phía chương trình, SGK hiện hành

10

Bảng 1.4.

Khó khăn từ phía HS

14

Bảng 1.5.

Khó khăn từ phía GV

15

Bảng 1.6:

Bảng khảo sát các PPDH được GV sử dụng

36

Bảng 1.7.

Ý kiến của HS về các yếu tố cần thiết để phát triển NL


38

GQVĐ trong dạy học đọc hiểu văn bản
Bảng 1.8.

Mức độ hứng thú của HS đối với một số hoạt động học tập.

39

Bảng 1.9.

Một số hình thức làm nhóm (theo GV)

40

Bảng 1.10. Một số hình thức HĐ NKVH

41

Bảng 1.11. Mức độ sử dụng Internet hỗ trợ học tập của học sinh

42

Bảng 1.12. Đặc điểm phương pháp webquest trong dạy học

43

Bảng 3.1:

Rubic mã hóa giải pháp cho nhiệm vụ tác phẩm “Chí Phèo”


110

Tần số các loại điểm của lớp thực nghiệm và lớp đối chứng

112

Bảng 3.2:

Demo Version - Select.Pdf SDK
(Bài “Hai đứa trẻ”)

Bảng 3.3:

Bảng xếp loại học sinh lớp đối chứng và lớp thực nghiệm

113

Bảng 3.4:

Điểm trung bình và độ lệch chuẩn của lớp thực nghiệm và

114

lớp đối chứng
Bảng 3.5:

Hệ số kiểm định mức ý nghĩa của sự khác biệt giữa lớp đối

114


chứng và lớp thực nghiệm
Bảng 3.5:

Sự phát triển NL GQVĐ của HS trường Thanh Khê qua

115

điểm kiểm tra
Bảng 3.6:

Sự phát triển NL GQVĐ của HS trường Thanh Khê qua
điểm kiểm tra

115


ix

DANH MỤC HÌNH VẼ
Số hiệu

Tên hình

Trang

Hình 1.1.

Cấu trúc NL GQVĐ


21

Hình 1.2.

Bốn thành tố của cấu trúc NL GQVĐ

22

Hình 1.3.

Cấu trúc chung của một webQuest

26

Hình 1.4.

Sơ đồ quy trình thiết kế trang WebQuest

28

Hình 1.5.

Mô hình tìm kiếm cơ hội phát triển năng lực qua nội dung

13

môn học.
Hình 3.1.

Biểu đồ so sánh tần số phân bố điểm lớp đối chứng và lớp


113

thực nghiệm
Hình 3.2.

Biểu đồ so sánh tỉ lệ % xếp loại HS của lớp đối chứng và

113

lớp thực nghiệm
Hình 3.3:

Sự phát triển NL GQVĐ của HS trường Thanh Khê thể

115

hiện qua điểm kiểm tra
Hình 3.4:

Sự phát triển NL GQVĐ của HS trường Thanh Khê qua

116

điểm kiểm tra

Hình 3.5:

Demo Version - Select.Pdf SDK


Học sinh Trần Thị Diễm Quỳnh, lớp 11/2 trường THPT

117

Hòa Vang. (1)
Hình 3.6:

Học sinh Phạm Minh Hiếu, lớp 11/1 trường THPT Hòa
Vang. (2)

117


1

MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Thế kỉ 21 là thế kỉ của nền kinh tế tri thức và kết nối toàn cầu. Vì thế con người
không chỉ cần có tri thức mà quan trọng hơn là phải có năng lực. Như vậy, giáo viên
phải là “Thầy dạy việc học”. Ngày nay việc rèn luyện kĩ năng học tập, phát triển năng
lực cho người học trở thành một trong những mục tiêu đào tạo, chứ không còn chỉ là
một trong những giải pháp nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo. Trong xã hội đang
phát triển nhanh theo cơ chế thị trường, cạnh tranh gay gắt thì việc phát hiện sớm, giải
quyết nhanh, sáng tạo và hợp lí những vấn đề nảy sinh trong thực tiễn là một năng lực
đảm bảo sự thành công trong học tập và cuộc sống. Vì vậy, tập dượt cho học sinh biết
phát hiện, đưa ra và giải quyết các vấn đề gặp phải trong học tập, trong cuộc sống của
cá nhân, gia đình và cộng đồng, không chỉ có ý nghĩa ở tầm phương pháp dạy học mà
còn được đặt ra như là một mục tiêu giáo dục và đào tạo.
Luật Giáo dục năm 2005 (Điều 5) đã ghi: “Phương pháp giáo dục phải phát huy
tính tích cực, tự giác, chủ động, tư duy sáng tạo của nguời học, bồi dưỡng cho nguời

học năng lực tự học, khả năng thực hành, lòng say mê học tập và ý chí vươn lên”. Cùng

Demo
Version
- Select.Pdf
với nó, việc đổi
mới giáo
dục phổ
thông chuyển SDK
từ giáo dục theo tiếp cận nội dung kiến
thức sang tiếp cận năng lực đòi hỏi giáo viên phải đổi mới PPDH theo hướng phát triển
năng lực cho học sinh. Một trong những năng lực cốt lõi, quan trọng đó là năng lực:
Giải quyết vấn đề.
Bên cạnh đó, hiện nay sự phát triển rộng khắp của mạng lưới Internet đã và
đang mang đến cho học sinh các công cụ hỗ trợ hiệu quả , đáp ứng nhu cầu tìm kiếm
thông tin. Học sinh hiện nay tiếp cận công nghệ rất nhanh và khá nhạy với thông tin
được tiếp nhận trên công cụ hỗ trợ này. Tuy nhiên, với lượng thông tin đồ sộ và đại trà,
việc tìm kiếm và xử lí thông tin trên mạng của học sinh có thể đi chệch hướng, mất
nhiều thời gian. Đồng thời việc tiếp nhận thông tin có thể mang tính thụ động mà thiếu
sự đánh giá, phê phán. Để khắc phục những hạn chế khi học sinh sử dụng nguồn tư liệu
trên Internet, năm 1995, Bernie Dodge (Trường đại học San Diego State University,
Mĩ) đã đề xuất ý tưởng xây dựng và sử dụng Webquest trong dạy học. Ý tưởng của ông
là đưa ra cho học sinh một tình huống thực tiễn có tính thời sự hoặc lịch sử, dựa trên cơ

1


2

sở những dữ liệu tìm được, học sinh cần xác định quan điểm của mình về chủ đề đó

trên cơ sở lập luận. Học sinh tìm được những thông tin, dữ liệu cần thiết thông qua
những nguồn tài liệu đã được GV lựa chọn từ trước. Webquest có thể sử dụng trong
mọi môn học, ở tất cả các loại hình trường học và rất thích hợp cho việc dạy học liên
môn. Nhận thấy điều đó, chúng tôi cho rằng Webquest là một phương pháp mới nhưng
có những ưu điểm nhất định trong việc phát huy được tính tự học của học sinh, tạo
hứng thú học tập với quá trình kiến tạo và sáng tạo, đặc biệt phát triển năng lực xử lí
các câu hỏi, tình huống, các đề án học tập..
Tóm lại, chúng tôi lựa chọn thực hiện đề tài “Phát triển năng lực Giải quyết
vấn đề qua dạy học đọc hiểu văn bản bằng phương pháp webquest” xuất phát từ chính
những ưu thế của phương pháp, xu thế của thời đại, định hướng đổi mới của chương
trình, sách giáo khoa sắp tới cũng như từ chính tầm quan trọng của năng lực giải quyết
vấn đề đối với HS THPT nói riêng và nguồn nhân lực của đất nước nói chung. Bên
cạnh đó, thực hiện đề tài này chúng tôi cũng mong muốn góp phần giải quyết những
bất cập, những hạn chế cũng như sự cứng nhắc trong quy trình dạy học đọc hiểu văn
bản hiện nay.

Demo
2. Lịch sử vấn
đề Version - Select.Pdf SDK
2.1. Những công trình nghiên cứu về năng lực, năng lực giải quyết vấn đề,
phát triển năng lực giải quyết vấn đề trong dạy học Ngữ văn
2.1.1. Trên thế giới
Giáo dục dựa trên năng lực (Competency based education - CBE) nổi lên từ
những năm 1970 ở Mỹ. Guskey cho rằng với hình thái này, giáo dục hướng tới việc
đo lường chính xác kiến thức, kĩ năng và thái độ của người học sau khi kết thúc mỗi
chương trình học (2005) [6].
“Nếu giáo dục truyền thống được coi là giáo dục theo nội dung, kiến thức
(content-based ) tập trung vào việc tích lũy kiến thức, nhấn mạnh tới các năng lực
nhận thức và việc vận dụng kiến thức tập trung vào việc thực hành kĩ năng chứ không
hướng tới việc chứng minh khả năng đạt được và đánh giá của giáo dục truyền thống

cũng tập trung đo lường kiến thức thông qua các bài thi viết và nói thì giáo dục theo
năng lực tập trung vào phát triển các năng lực cần thiết để học sinh có thể thành công

2


3

trong cuộc sống cũng như trong công việc” (Chyung, Stepich & Cox, 2006) [8].
Các năng lực thường được tập trung phát triển bao gồm năng lực xử lí thông tin,
giải quyết vấn đề, phản biện, năng lực học tập suốt đời (Jackson, et al,2007) [9]. Do đó,
đánh giá cũng hướng tới việc đánh giá kiến thức trong việc vận dụng một cách hệ thống
và các năng lực đạt được cần phải đánh giá thông qua nhiều công cụ và hình thức trong
đó có cả quan sát và thực hành trong các tình huống mô phỏng (Kaslow, 2004) [10].
Trong những thập kỉ gần đây với sự phát triển mạnh của khoa học kĩ thuật và
tri thức, nếu giáo dục chỉ hướng tới việc nắm vững kiến thức là không đủ, bởi kiến
thức là sự thay đổi và làm mới mỗi ngày. Do đó nhiều hệ thống giáo dục đã hướng
tới việc giáo dục để người học không chỉ có đủ khả năng làm chủ kiến thức mà còn
biết vận dụng kiến thức để giải quyết các vấn đề trong khoa học cũng như trong
thực tế. Khi mục tiêu và hình thái giáo dục chuyển đổi thì phương pháp giảng dạy
và đánh giá cũng thay đổi theo.
Các hệ thống giáo dục tiên tiến đã áp dụng phương pháp giảng dạy theo năng
lực thay vì giảng dạy theo nội dung, kiến thức. Giảng dạy theo năng lực là hướng tiếp
cận tập trung vào đầu ra của quá trình dạy và học, trong đó nhấn mạnh người học cần

Version
Select.Pdf
đạt được cácDemo
mức năng
lực như -thế

nào sau khi SDK
kết thúc một chương trình giáo dục.
Có thể thấy, yếu tố quan trọng của giáo dục năng lực là xây dựng được các tiêu
chuẩn đầu ra rõ ràng thể hiện rõ mục tiêu của giáo dục, thiết lập được các điều kiện và cơ
hội để khuyến khích người học có thể đạt được các mục tiêu ấy. Rất nhiều nghiên cứu
gần đây đã tập trung nghiên cứu mối liên hệ giữa giáo dục năng lực và xây dựng chương
trình và đánh giá theo năng lực. Williamson cho rằng các năng lực mà người học cần đạt
được phải rõ ràng, cụ thể. Các chương trình giảng dạy sẽ được chia thành các module
trong đó tập trung phát triển từng năng lực cụ thể của người học theo mục tiêu đề ra. Bên
cạnh đó, chương trình giảng dạy theo năng lực cũng cho phép người học bỏ qua những
module về năng lực mà người học đã nắm vững thông qua kết quả đánh giá trong quá
trình học hoặc kết quả đánh giá ban đầu. Cụ thể là, người ta thường chia một năng lực cụ
thể thành các thành tố khác nhau, trên cơ sở đó xây dựng tiêu chí thực hiện, phạm vi và
bối cảnh, kiến thức cơ sở cũng như nguồn minh chứng cho từng thành tố. (2007) [13]
2.1.2. Ở Việt Nam

3


4

Chương trình tiếp cận năng lực được các nhà giáo dục tập trung chú trọng
và đã có nhiều nghiên cứu nghiêm túc từ những năm về trước.
Nổi bật là những đóng góp của PGS. TS Đỗ Ngọc Thống. Bài viết “Đổi
mới căn bản toàn diện CT Ngữ văn” đăng ngày 21.03.2014 trên trang Web nicoparis.com chỉ ra những điểm khác biệt của CT hiện hành và CT tiếp cận NL trên
các phương diện: mục tiêu, nội dung, cấu trúc bài học, chuẩn CT, v.v....
Ngoài ra, trong các hội thảo về giáo dục như hội thảo Một số vấn đề chung về xây
dựng chương trình và sách giáo khoa sau năm 2015, hội thảo Xây dựng chương trình
giáo dục phổ thông theo định hướng phát triển năng lực học sinh, có rất nhiều bài viết,
nghiên cứu, thực tế giáo dục tập trung làm rõ, mở rộng và liên hệ đến nội dung CT tiếp

cận năng lực, như: “Chương trình tiếp cận năng lực” (TS. Nguyễn Thị Hồng Vân), “Quy
trình xây dựng chuẩn đầu ra” (PGS. TS Nguyễn Thị Hạnh), “Về mục tiêu phát triển năng
lực trong dạy học ngữ văn ở trường phổ thông khác biệt, tương đồng của ba mô hình quá
trình học tập qua trải nghiệm: Mô hình của Lewin về Nghiên cứu ứng dụng và đào tạo
thực nghiệm, Mô hình học tập của Dewey, Mô hình học tập và phát triển nhận thức của
Piaget để đi đến kết luận về đặc điểm của học tập trải nghiệm. Dương Trọng Tấn đã chỉ

- Select.Pdf
ra rất thuyết Demo
phục giáVersion
trị của “Kinh
nghiệm” – SDK
kết quả tuyệt vời của học trải nghiệm:
“Trong ba mô hình học tập giới thiệu ở trên, học tập được miêu tả như một quá trình mà
khái niệm được rút ra, chỉnh sửa một cách liên tục thông qua kinh nghiệm. Không bao
giờ chỉnh sửa ý tưởng và thói quen là kết quả kinh nghiệm không được thích nghi” hay
“Tri thức được tiếp nhận và thử nghiệm liên tục qua kinh nghiệm của người học”. Ngoài
ra, những đề xuất của người thực hiện về các hình thức hoạt động trải nghiệm hay các
dạng bài tập rèn luyện NL GQVĐ xuất phát và có cơ sở từ rất nhiều phân tích, luận điểm
của Dương Trọng Tấn về học tập trải nghiệm như: Học tập được tiếp nhận tốt nhất trong
quá trình, không phải ở kết quả; Học tập là quá trình liên tục khởi nguồn từ kinh nghiệm;
Học tập là hoạt động chính của con người thích nghi với thế giới; Học tập bao gồm các
tương tác giữa Con người và Môi trường.
2.2. Những công trình nghiên cứu về webquest và sử dụng webquest trong dạy
học nói chung và dạy học đọc hiểu văn bản nói riêng
2.2.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu vấn đề sử dụng webquest vào dạy học

4



5

2.2.1.1. Trên thế giới
- Strickland, J. (2005). Using webquests to teach content: Comparing
instructional strategies. Contemporary Issues in Technology and Teacher
Education, 5(2), 138-148.
Tác giả đã cung cấp những hiểu biết cơ bản về webquest như cấu trúc, chức
năng; tổng hợp trình bày quan niệm của các nhà nghiên cứu khác nhau về ưu điểm
và lưu ý của việc dạy học bằng webquest, như: theo Tom March, một trong các
nhà nghiên cứu về webquest đã đề xuất những yêu cầu như: phải nắm rõ trình độ
công nghệ của người học, xác định nền tảng kiến thức của HS, kiểm tra máy móc
và có kế hoạch sao lưu tài liệu, phát huy vai trò người học, có kiểm tra, đánh giá
rõ ràng và mở rộng các nhiệm vụ học tập, hay theo Milson (2002) chỉ ra HS lại
gặp khó khăn trong việc xử lí tài liệu học tập trực tuyến.... Từ đó tác giả vận dụng
webquest để dạy một nội dung cụ thể là "So sánh chiến lược dạy học. Những vấn
đề hiện đại trong công nghệ vào đào tạo giáo viên"
- Donna G. Wood, Webquests: Pathways for Teaching to Learn, Learning
to Teach, />
Version
SDK
DonnaDemo
G. Wood
cũng đi- Select.Pdf
vào những vấn
đề chung của webquest, trong bài
viết này tác giả khẳng định bản chất của webquest là bản hướng dẫn cách học
thông qua môi trường công nghệ.
- The Learning Power of Webquests,
/>Tommarch là một trong hai người tiên phong tiêu biểu nghiên cứu về
webquest. Trong bài viết này, tác giả đã xác lập một cách hiểu đúng đắn về

webquest. Theo ông, một dự án chỉ đơn thuần có tính chất tập hợp tư liệu trên
mạng không được gọi là một webquest mà một webquest thực sự phải là một cấu
trúc hướng dẫn tự học sử dụng các nguồn tài nguyên chủ yếu trên mạng internet,
từ đó giải quyết các câu hỏi mở, nâng cao hiểu biết về chuyên môn, hoặc ít nhất là
chuyển thông tin vào một sự hiểu biết có tính chất tinh vi hơn; kích thích hứng thú
học tập và phản ánh quá trình siêu nhận thức của người học.
Ngoài ra, Tommarch cũng còn có khá nhiều các bài viết khác bàn về những

5


6

ưu điểm của webquest đối với dạy học nói chung và dạy học những môn học cụ
thể nói riêng. Cụ thể như:
- Nacy McKeand, Using webquest to teach English,
/>- Dr. Nellie Deutsch, Why use webquest for today’s learners,
/>Những bài viết trên đã giúp người nghiên cứu xây dựng những kiến thức cơ bản
về webquets như khái niệm, bản chất, cấu trúc. Đặc biệt, hầu như tất cả tác giả đều
khẳng định thế mạnh của webquest đối với dạy học. Tuy nhiên, những tài liệu trên vẫn
chỉ có tính chất giới thiệu, chung chung chứ chưa đi vào những ứng dụng cụ thể.
1.2.2. Ở Việt Nam
Ở nước ta những năm gần đây Webquest không còn là một thuật ngữ quá
xa lạ trên các diễn đàn mạng. Người đọc có thể khá dễ dàng để tìm kiếm những
bài viết về webquest và việc sử dụng webquest trong dạy học.
- Trình bày phương pháp dạy học webquest
/>
Demo Version - Select.Pdf SDK

- Webquest – phương pháp dạy học hiệu quả qua mạng (phần 1)

/>- Webquest – phương pháp dạy học hiệu quả qua mạng (phần 2)
mang-internet-phan-2-pptx.htm
Những trang web, bài viết trên đã trình bày cơ bản những kiến thức chung về
webquest, từ khái niệm, phân loại cấu trúc, quy trình thiết kế, tiêu chí đánh giá, lợi
ích... Có thể xem đây là một nguồn tham khảo tiền đề lí luận về webquest của đề tài
- Webquest – một dạng dạy học dự án
/>Tác giả đã nhấn mạnh bản chất của webquest với tư cách như một hình thức
của dạy học dự án. Đặc biệt, đóng góp của bài viết chính là đã phân tích đặc điểm

6


7

học tập bằng webquest, cụ thể như sau
"- Chủ đề dạy học được lựa chọn trong Webquest là những chủ đề gắn với
thực tiễn, có thể là những tình huống lịch sử mang tính điển hình, hoặc những tình
huống mang tính thời sự. Đó là những tình huống mang tính phức hợp có thể có
xem xét dưới nhiều phương diện khác nhau và có thể có nhiều quan điểm khác
nhau để giải quyết.
- Định hướng hứng thú HS: Nội dung của chủ đề và phương pháp dạy học
định hướng vào hứng thú, tích cực hoá động cơ học tập của HS.
- Tính tự lực cao của người học: Quá trình học tập là quá trình tự điều
khiển, HS cần tự lực hoàn thành nhiệm vụ được giao, tự điều khiển và kiểm tra,
GV đóng vai trò tư vấn, hướng dẫn.
- Quá trình học tập là quá trình tích cực và kiến tạo: Khác với việc truy cập
mạng thông thường nhằm thu thập thông tin, trong Webquest HS cần tìm, xử lý
thông tin nhằm giải quyết một nhiệm vụ. HS cần có quan điểm riêng trên cơ sở lập
luận để trả lời câu hỏi hoặc giải quyết vấn đề.
- Quá trình học tập mang tính xã hội và tương tác: Hình thức làm việc trong


Demo
- Select.Pdf
Webquest chủ
yếu là Version
làm việc nhóm.
Do đó việcSDK
học tập mang tính xã hội và tương tác.
- Quá trình học tập định hướng nghiên cứu và khám phá: Để giải quyết vấn
đề đặt ra HS cần áp dụng các phương pháp làm việc theo kiểu nghiên cứu và khám
phá. Những hoạt động điển hình của HS trong Webquest là Tìm kiếm, Đánh giá,
Hệ thống hóa, Trình bày trong sự trao đổi với những HS khác. HS cần thực hiện
và từ đó phát triển những khả năng tư duy như:
+ So sánh: nhận biết và nêu ra những điểm tương đồng và khác biệt giữa
các đối tượng, các quan điểm
+ Phân loại: sắp xếp các đối tượng vào các nhóm trên cơ sở tính chất của
chúng và theo những tiêu chuẩn sẽ được xác định
+ Suy luận: xuất phát từ các quan sát hoặc phân tích mà suy ra các tổng
quát hóa hoặc những nguyên lý chưa được biết;
+ Kết luận: từ những nguyên lý cơ bản và các tổng quát hóa đã có mà suy
ra những kết luận và điều kiện chưa được nêu ra;

7


8

+ Phân tích sai lầm: nhận biết và nêu ra những sai lầm trong các quá trình
tư duy của chính mình hoặc của những người khác;
+ Chứng minh: xây dựng chuỗi lập luận để hỗ trợ hoặc chứng minh một giả thiết."

Ngoài ra, chúng ta có thể tìm đọc khá nhiều các bài viết về việc xây dựng
và sử dụng webquets cho những môn học, bài học cụ thể như:
- Thái Hoài Minh, Nguyễn Thị Kim Thoa (2013), Vận dụng webquest trong
dạy học nội dung axit sunfuric (chương trình hóa học 10 Nâng cao), Tạp chí khoa
học ĐHSP thành phố Hồ Chí Minh
- Xây dựng và sử dụng webquest trong dạy học địa lí lớp 10 – THPT, Luận
văn thạc sĩ ( />- Trần Quang Huy (Bộ môn Kỹ thuật Xây dựng - Khoa Xây dựng, Đại học
Nha Trang), Vận dụng Webquest trên trang giấy A4 cho phương pháp day học
theo dự án (PBL): Đối với bài báo cáo này, tác giả chỉ ra có nhiều phương pháp
khác nhau để phát triển PBL, trong đó Webquest là một cách thức phổ biến để hỗ
trợ cho sinh viên có thể tiếp cận để giải quyết các vấn đề/ dự án một cách nhanh

Demo
- Select.Pdf
gọn và đỡ mất
nhiềuVersion
thời gian để
tìm kiếm tài SDK
liệu tham khảo.
( />- Vận dụng kĩ thuật webquest trong dạy học chương virut và bệnh truyền
nhiễm – phần sinh học vi sinh vật, sinh học lớp 10
( />Có thể thấy rằng không chỉ có những bài viết về webquest như là những
tiền đề lí luận thì cũng có không ít những bài viết đi vào vận dụng cụ thể webquest
cho từng lĩnh vực chuyên môn, môn học như Sinh học, Hóa học, Vật lý...
Như vậy, webquest đang dần được sử dụng phổ biến trong dạy học hiện nay,
từ ứng dụng cho đại học đến vận dụng vào các bộ môn phổ thông. Các đề tài, bài viết
đã khẳng định những ưu điểm của phương pháp webquest; trình bày cấu trúc, quy
trình thiết kế và chỉ ra những tiêu chí cần đạt của một webquest. Từ lí luận đến thực

8



9

tiễn đều khẳng định được tính hiệu quả và khả thi của việc ứng dụng này. Tuy nhiên,
từ những công trình và bài viết trên đây có thể thấy webquest chủ yếu được ứng dụng
trong dạy học các môn học thuộc khoa học tự nhiên.
2.2.2. Tổng quan tình hình nghiên cứu vấn đề sử dụng webquest vào dạy học
Ngữ văn (đọc hiểu văn bản)
2.2.2.1. Trên thế giới
Trên thế giới cũng đã có những công trình đề cập đến việc vận dụng
webquest vào dạy học đọc hiểu văn bản
- Aleidine Moeller (University of Nebraska-Lincoln) Anastassia McNulty (
of Nebraska-Lincoln) Reading, Technology, and Inquiry-based Learning Through
Literature-Rich Webquests, ( />Ở bài viết này tác giả đặc biệt nhấn mạnh ưu điểm việc sử dụng webquest
trong dạy học văn nói chung và dạy học các văn bản tự sự khi khai thác các nhân vật,
cốt truyện, chủ đề… như tạo động lực, sự tự tin, tăng hứng thú, tạo môi trường học
tập sinh động, phát triển tư duy phê phán, nâng cao hiệu quả tích hợp...;
- Aleidine Moeller - Lincoln Anastassia McNulty (University of Nebraska-

Demo Version
- Select.Pdf
SDK Learning: Theory into Practice,
Lincoln); Webquests,
Teacher Preparation
and Language
( />teachlearnfacpub)
Bên cạnh việc phân tích những ưu điểm của việc dạy học ngôn ngữ bằng
webquest, bài viết đưa ra các nguyên tắc xây dựng webquest là: Chủ đề làm việc
mang tính thực tiễn cao; phù hợp với trình độ, hiểu biết, nhu cầu... của người học,

GV đóng vai trò là người đề xuất chủ đề và tạo mọi điều kiện cho HS tự học, tự
nghiên cứu... Đặc biệt, bài viết đề xuất quy trình dạy học ngôn ngữ bằng webquest
gồm 04 bước: thiết kế, thực hiện, đánh giá và trình bày. Bài viết cũng đưa ra hệ
thống tiêu chí để đánh giá webquest.
-

Stephen

Asunka,

Webquests:

A

Literature Review

on

Their

Use to Foster Critical Thinking in Learners,
( />sing+webquest+in+teaching+and+learning+literature)

9


10

Stephen Asunka cung cấp những hiểu biết chung về webquest như khái
niệm, phân loại..., đồng thời phân tích đặc điểm cũng như ưu điểm của hoạt động

học tập có sử dụng webquest.
Henderson, Daniel (2013), Using webquests to teach English literature in
Maltese secondary schools,
URI: />Tác giả chủ yếu nghiên cứu việc sử dụng webquest vào dạy học văn học
Anh cho đối tượng học sinh Trung học Cơ sở. Các tác giả bài viết chỉ ra rằng,
bằng cách này có thể tạo ra những hoạt động dạy học mới mẻ, vui vẻ, hứng thú và
tạo cơ hội cho công việc cộng tác. Tác giả cũng khẳng định đây có thể đánh giá là
một công cụ sư phạm hiệu quả để hỗ trợ học sinh học Văn học Anh, cũng như để
thúc đẩy động lực học sinh.
- Tuấn Trọng Lưu (2011), Teaching Reading through Webquest, ISSN 17984769 Journal of Language Teaching and Research, Vol. 2, No. 3, pp. 664-673
Bài viết này bàn về việc dạy đọc, phát triển năng lực đọc bằng webquest.
Tác giả đề cập tới hai kĩ năng đọc là: đọc chuyên sâu và đọc mở rộng. Bên cạnh

Demo Version
Select.Pdf
SDK
khái niệm webquest
do Bernie- Dodge
đề xuất,
tác giả còn đưa ra định nghĩa của
March nhằm làm rõ, mở rộng khái niệm webquest: một webquest là một cấu trúc
giàn giáo của việc học mà nó sử dụng các nguồn tài nguyên thiết yếu từ web và
một nhiệm vụ thiết thực nhằm thúc đẩy động cơ học tập. Tuấn Trọng Lưu cũng
phân tích, khẳng định những điểm vượt trội của webquest trong việc kích thích
hứng thú học tập, giải quyết vấn đề, phát triển tư duy, năng lực nghiên cứu, mở
rộng kiến thức... cho người học. Tác giả cũng nhấn mạnh để thực hiện được những
điều đó thì việc thực hiện webquest cần phải chú ý các khâu như lựa chọn chủ đề,
đưa ra nhiệm vụ rõ ràng, tìm kiếm các nguồn lực, quyết định sản phẩm...
- Yousif A. Alshumaimeri , Meshail M. Almasri (2012), The effects of
webquest on reading comprehension performance of Saudi efl students,

( />Ngoài việc trình bày những vấn đề chung của webquest, phân tích ưu điểm
của việc sử dụng webquest trong dạy học nói chung và trong việc nâng cao hiệu
đọc hiểu nói riêng, tác giả đã còn đi sâu phân tích, xác lập vai trò của GV và HS

10


11

trong quá trình dạy học với webquest, đó là: giáo viên là hướng dẫn người học sử
dụng Webquests để tạo ra kết quả học tập tích cực; HS tích cực tư duy, hợp tác để
thực hiện các nhiệm vụ học tập.
Từ các công trình, bài báo được đăng tải ở các tạp chí, trang web khoa học ở
nước ngoài có thể thấy các tác giả rất quan tâm đến việc sử dụng webquest trong dạy
học văn, dạy học ngôn ngữ.... Từ các tài liệu trên có thể thấy được những ưu điểm nổi
bật trong việc phát huy được tính tích cực, giải phóng năng lực sáng tạo của người
học; tạo điều kiện tự học, tự nghiên cứu cho học sinh, huy động, trao đổi được nhiều
nguồn tư liệu điện tử hết sức phong phú…Hơn thế các bài viết cũng đã gợi ý một số
hình thức thiết kế webquest như theo chủ đề, theo nhân vật, theo cốt truyện….Các tác
giả cũng nhấn mạnh cần sử dụng nhiều nguồn tài nguyên đa phương tiện, đa truyền
thông để tăng tính hấp dẫn của webquest. Tuy nhiên, vẫn có thể thấy trong tất cả các
bài viết này vẫn chưa có những đề xuất cũng như ví dụ cụ thể việc sử dụng webquest
vào dạy học Ngữ văn nói chung và dạy học đọc hiểu nói riêng.
2.2.2.2. Ở Việt Nam
Cùng với xu thế đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục, và định hướng xây
dựng chương trình, sách giáo khoa theo hướng phát triển năng lực người học, ở

Demo Version - Select.Pdf SDK

nước ta trong những năm gần đây các nhà khoa học, các nhà giáo dục... đang đặc

biệt quan tâm đến vấn đề nghiên cứu để vận dụng những phương pháp dạy học
hiện đại vào từng môn học cụ thể, đáp ứng xu thế và mục tiêu đặt ra cho giáo dục.
Có thể thấy một trong những phương pháp thường được nhắc đến là webquest.
Phương pháp webquest không còn quá mới lạ đối với cả giáo viên và người
học. Đã có nhiều bài viết nghiên cứu, vận dụng webquest vào dạy học các môn học
cụ thể như là một sự mở rộng, đào sâu của việc ứng dụng công nghệ thông tin....
Tuy nhiên, cũng có thể thấy, trong một không khí khá sôi nổi ở trên vẫn
thấy vắng bóng nhưng trao đổi, luận bàn về sử dụng webquest trong dạy học Ngữ
văn nói chung và đọc hiểu nói riêng một cách cụ thể, chuyên sâu. Có chăng chỉ
nhắc đến như một phương pháp dạy học hiện đại có thể vận dụng vào dạy học
Ngữ văn nói chung như ở trong các tài liệu tập huấn của Bộ giáo dục và Đào tạo
như: Bộ Giáo dục và đào taọ, (2014), Tài liệu tập huấn Dạy học và kiểm tra, đánh
giá kết quả học tập theo định hướng phát triển năng lực học sinh, Môn Ngữ văn,

11


12

cấp Trung học phổ thông (Lưu hành nội bộ)"; Bộ Giáo dục và đào taọ, (2014), Tài
liệu tập huấn Dạy học tích hợp ở trường trung học cơ sở, trung học phổ thông,
NXB Đại học Sư phạm"... Cũng như những bài viết trên, trong các tài liệu này, dù
tập trung vào vấn đề dạy học Ngữ văn ở phổ thông nhưng những phương pháp dạy
học, trong đó có webquest vẫn được trình bày chủ yếu ở cấp độ lí thuyết chung.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
3.1.1. Mục tiêu chung
Góp phần nâng cao hiệu quả dạy học Ngữ văn ở trường THPT theo định
hướng năng lực.
3.1.2. Mục tiêu cụ thể:

- Đề xuất cách thức vận dụng phương pháp webquest trong dạy học đọc
hiểu văn bản ở THPT để phát triển năng lực GQVĐ cho người học trên cơ sở:
+ Xác lập những điểm tương thích cũng như những ưu thế của phương pháp
Webquest với quá trình hình và phát triển NL GQVĐ cho học sinh qua dạy học đọc
hiểu văn bản
+ Chỉ Demo
ra đặc trưng
của việc- phát
triển NLGQVĐ
Version
Select.Pdf
SDK trong giờ đọc hiểu bằng webquest
+ Đề xuất được những hình thức sử dụng webquest trong dạy học đọc hiểu
văn bản có thể phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho người học
- Đồng thời phát triển những năng lực công cụ trong quá trình dạy học đọc
hiểu có sử dụng phương pháp webquest.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Đề tài hướng tới giải quyết một số các nhiệm vụ cơ bản sau đây:
- Nghiên cứu các tài liệu viết về CT tiếp cận năng lực, Năng lực giải quyết
vấn đề và những vấn đề có liên quan.
- Nghiên cứu các tài liệu viết về sử dụng CNTT hỗ trợ dạy học, Phương
pháp Webquest – Khám phá trên mạng và những vấn đề có liên quan.
- Khảo sát, điều tra, đánh giá thực trạng:
+ Ứng dụng CNTT và sử dụng webquest trong dạy học đọc hiểu VB
+ Phát triển NL GQVĐ trong dạy học đọc hiểu VB
- Nghiên cứu và đề xuất những định hướng chung và quy trình, hình sử dụng

12



13

webquest trong dạy học đọc hiểu văn bản nhằm mục tiêu phát triển NL cho HS.
- Tiến hành thực nghiệm sư phạm để khẳng định tính khả thi của các đề xuất.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1 . Đối tượng nghiên cứu
Vấn đề phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho HS THPT qua dạy học
đọc hiểu văn bản bằng phương pháp webquest
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Hệ thống các khái niệm cơ bản của CT tiếp cận năng lực, NL GQVĐ.
- Những nội dung, quy trình thực hiện của phương pháp Webquest.
- Sách giáo khoa Ngữ văn 10, 11, 12 bộ Cơ bản (lựa chọn một số bài để
minh họa và thiết kế thực nghiệm sư phạm).
5. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp phân tích, tổng hợp: Đây là phương pháp dùng để nghiên
cứu những vấn đề lí luận có liên quan như năng lực, dạy học theo hướng phát triển
năng lực, năng lực giải quyết vấn đề, phương pháp webquest...
- Phương pháp điều tra, khảo sát: Dùng để điều tra thực trạng vấn đề năng lực
giải quyết vấn
đề và Version
phát triển năng
lực giải quyết
vấn đề trong dạy học đọc hiểu văn
Demo
- Select.Pdf
SDK
bản, thực trạng về vấn đề ứng dụng công nghệ thông tin nói chung và webquest nói
riêng trong dạy học đọc hiểu văn bản ở THPT; khảo sát về chương trình đọc hiểu văn
bản ở THPT và sự phù hợp để vận dụng phương pháp webquest...
- Phương pháp thực nghiệm sư phạm: Dùng để kiểm chứng tính khả thi

của đề xuất trong luận văn
- Phương pháp thống kê (toán học): Dùng để xử lí số liệu thực trạng, thực
nghiệm, làm cơ sở cho mọi phân tích, đánh giá và kết luận của luận văn.
6. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, phần Nội
dung được chia làm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn của vấn đề phát triển năng lực
giải quyết vấn đề qua dạy học đọc hiểu văn bản bằng phương pháp webquest.
Chương 2: Định hướng và cách thức phát triển năng lực giải quyết vấn đề
qua dạy học đọc hiểu văn bản bằng phương pháp webquest.
13



×