Tải bản đầy đủ (.pdf) (21 trang)

Dạy học đọc hiểu thơ đường ở trường THPT theo đặc trưng thể loại (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (532.88 KB, 21 trang )

ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

PHAN THỊ HIỀN

DẠY HỌC ĐỌC - HIỂU THƠ ĐƯỜNG
Ở TRƯỜNG THPT THEO ĐẶC TRƯNG THỂ LOẠI

Demo Version - Select.Pdf SDK

Chuyên ngành: Lí luận và phương pháp dạy học bộ môn Văn – Tiếng việt
Mã số: 60140111

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
THEO ĐỊNH HƯỚNG NGHIÊN CỨU

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. TRẦN HỮU PHONG

Thừa Thiên Huế, năm 2017
i


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu
và kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực, được các đồng tác giả cho phép
sử dụng và chưa được công bố trong bất kì một công trình nghiên cứu nào khác.

Tác giả luận văn

Phan Thị Hiền



Demo Version - Select.Pdf SDK

ii


Lời Cảm Ơn
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Đào tạo sau Đại học,
Ban giám hiệu, Ban chủ nhiệm khoa Ngữ văn - Trường Đại
học sư phạm Huế, Ban giám đốc Sở Giáo dục & Đào tạo
Quảng Bình, Ban giám hiệu trường THPT Nguyễn Chí
Demo Version - Select.Pdf SDK

Thanh và trường THPT Lệ Thủy đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi
trong suốt quá trình học tập, thực hiện luận văn tốt nghiệp.
Xin gửi lòng biết ơn sâu sắc đến các Thầy, Cô đã giảng dạy,
giúp đỡ, dìu dắt tôi trong suốt khóa học vừa qua. Đặc biệt, tôi xin bày tỏ

iii


lòng kính phục và biết ơn sâu sắc đến Thầy giáo, Tiến sĩ Trần Hữu
Phong - người đã trực tiếp giảng dạy, hướng dẫn tôi thực hiện luận văn
này.
Cuối cùng, xin được bày tỏ niềm biết ơn sâu sắc đối với các đồng
nghiệp ở trường THPT Nguyễn Chí Thanh và trường
THPT Lệ Thủy, các anh chị học viên Cao học khóa 24 cùng
Demo Version - Select.Pdf SDK

tất cả bạn bè và người thân đã luôn sát cánh động viên, nâng đỡ tôi về mọi

mặt trong thời gian qua.
Xin trân trọng cảm ơn!.
Huế, tháng 11 năm 2017
Tác giả luận văn

Phan Thị Hiền

iv
iii


MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa ............................................................................................................. i
Lời cam đoan ............................................................................................................. ii
Lời cảm ơn ............................................................................................................... iii
MỤC LỤC ..................................................................................................................1
Danh mục các chữ viết tắt trong luận văn ..............................................................4
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................5
1. Lí do chọn đề tài ......................................................................................................5
2. Lịch sử vấn đề .........................................................................................................8
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ........................................................................14
3.1. Mục đích nghiên cứu ..........................................................................................14
3.2. Nhiệm vụ ............................................................................................................15
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .........................................................................15
5. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................................15
5.1. Phương pháp phân tích, tổng hợp ......................................................................15

Demo Version - Select.Pdf SDK


5.2. Phương pháp điều tra, khảo sát ..........................................................................16
5.3. Phương pháp thống kê........................................................................................16
5.4. Phương pháp thực nghiệm sư phạm ...................................................................16
6. Giả thuyết khoa học ..............................................................................................16
7. Đóng góp của luận văn ..........................................................................................16
8. Cấu trúc của luận văn ............................................................................................17
NỘI DUNG ..............................................................................................................18
CHƯƠNG 1..............................................................................................................18
CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC DẠY HỌC ĐỌC - HIỂU THƠ
ĐƯỜNG Ở TRƯỜNG THPT THEO ĐẶC TRƯNG THỂ LOẠI .....................18
1.1. Cơ sở lí luận .......................................................................................................18
1.1.1. Thể loại văn học và đặc trưng thể loại văn học ..............................................18
1.1.2 Thơ Đường và những dấu hiệu đặc trưng về thể loại ......................................20
1.1.3. Vấn đề dạy học đọc - hiểu trong quá trình dạy học văn .................................25

1


1.1.4. Vấn đề dạy học đọc - hiểu văn bản văn học theo đặc trưng thể loại...............27
1.2. Cơ sở thực tiễn ...................................................................................................28
1.2.1. Khảo sát việc phân bố chương trình - sách giáo khoa Ngữ Văn ở trường
THPT và vị trí của các bài thơ Đường ......................................................................28
1.2.2. Thực trạng dạy học đọc - hiểu thơ Đường ở trường THPT hiện nay .............30
CHƯƠNG 2..............................................................................................................40
HƯỚNG DẪN HỌC SINH ĐỌC - HIỂU THƠ ĐƯỜNG THEO ĐẶC TRƯNG
THỂ LOẠI ...............................................................................................................40
2.1. Định hướng tổ chức dạy học đọc - hiểu thơ Đường ở trường THPT theo đặc
trưng thể loại .............................................................................................................40
2.1.1. Dạy học đọc - hiểu thơ Đường theo đặc trưng thể loại phải hướng tới thực
hiện mục tiêu, nội dung của chương trình dạy học và phù hợp với chuẩn kiến thức

kĩ năng .......................................................................................................................40
2.1.2. Dạy học đọc hiểu thơ Đường theo đặc trưng thể loại phải gắn với yêu cầu
phát huy tính tích cực của học sinh ...........................................................................42
2.1.3. Dạy học đọc hiểu thơ Đường theo đặc trưng thể loại phải đảm bảo tinh thần

Demo Version - Select.Pdf SDK
tích hợp ......................................................................................................................
43
2.2. Cách thức và biện pháp hướng dẫn học sinh đọc - hiểu thơ Đường theo đặc
trưng thể loại .............................................................................................................45
2.2.1. Cách thức tổ chức dạy học đọc - hiểu thơ Đường theo đặc trưng thể loại......45
2.2.2. Biện pháp hướng dẫn học sinh đọc - hiểu thơ Đường theo đặc trưng thể loại53
CHƯƠNG 3..............................................................................................................77
THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM .................................................................................77
3.1. Mục đích thực nghiệm .......................................................................................77
3.2. Đối tượng, địa bàn, thời gian thực nghiệm ........................................................77
3.2.1. Đối tượng và địa bàn thực nghiệm ..................................................................77
3.2.2. Thời gian thực nghiệm ....................................................................................78
3.3. Nội dung thực nghiệm ........................................................................................78
3.4. Quy trình thực nghiệm .......................................................................................78
3.4.1. Thiết kế giáo án thực nghiệm và biểu mẫu .....................................................78

2


3.4.2. Tiến hành thực nghiệm....................................................................................88
3.4.3. Kết quả thực nghiệm .......................................................................................88
3.5. Đánh giá kết quả thực nghiệm ...........................................................................89
3.5.1. Đánh giá định tính ...........................................................................................89
3.5.2. Đánh giá định lượng ........................................................................................90

KẾT LUẬN ..............................................................................................................95
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................97
PHỤ LỤC ................................................................................................................ P1

Demo Version - Select.Pdf SDK

3


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN
Viết đầy đủ

Viết tắt
ĐC

:

Đối chứng

GV

:

Giáo viên

HS

:

Học sinh


GS

:

Giáo sư

GS.TS

:

Giáo sư, tiến sĩ

TS

:

Tiến sĩ

SGK

:

Sách giáo khoa

PGS.TS

:

Phó giáo sư, tiến sĩ


PPDH

:

Phương pháp dạy học

TPVH

:

Tác phẩm văn học

THPT

:

Trung học phổ thông

THCS

:

Trung học cơ sở

TN

:

Thực nghiệm


Demo Version - Select.Pdf SDK

4


MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
1.1. Thơ Đường là đỉnh cao của thi ca nhân loại nói chung và của văn học
Trung Hoa nói riêng. Thơ Đường không chỉ phong phú về đề tài, số lượng mà còn
đạt đến trình độ rất cao về nghệ thuật với hình tượng thơ hàm súc, ngôn ngữ thơ
tinh tế và hình thức biến hóa linh hoạt... Trải qua hơn một nghìn năm tồn tại, thơ
Đường vẫn giữ nguyên sức lay động sâu xa, để lại ấn tượng sâu đậm trong lòng của
những người quan tâm và yêu nghệ thuật thơ ca. Will Durant trong Lịch sử văn
minh Trung Hoa đã nhận xét về thể loại này như sau: "Nó không ưa tỉ dụ, so sánh,
nói bóng bẩy mà chỉ gợi cho ta về đề tài thôi. Nó tránh sự phóng đại, những cảm
xúc nồng nàn; người nào có óc già dặn cũng thích giọng kín đáo của nó, thích
những ý tại ngôn ngoại của nó..." [11, tr.12]. Những vần thơ Đường bao giờ cũng
gợi một chân trời kì diệu đầy lôi cuốn như những suối nguồn không khi nào vơi cạn
mời gọi sự thích thú của bạn đọc. Do đó, cảm nhận được cái đẹp, cái hay của thơ
Đường đã khó và việc chuyển tải, truyền thụ cái đẹp, cái hay đó đến người khác lại
còn khó hơn. Vì sao lại có tình trạng " khó" truyền thụ, "khó" tiếp thu như vậy?

Demo Version - Select.Pdf SDK

Phải chăng là do chưa tìm được phương pháp phù hợp và hiệu quả?
1.2. Với đà phát triển công nghiệp hóa, hiện đại hóa đang diễn ra ở nước ta,
vấn đề chất lượng nguồn lực con người được đưa lên vị trí hàng đầu. Bởi con người
là nhân tố quyết định đến sự phát triển của lịch sử, xã hội. Nói đến việc nâng cao
chất lượng nguồn nhân lực không thể không kể đến giáo dục vì đây là chìa khóa, là

nền tảng làm cho xã hội ngày càng văn minh và phát triển. Do đó, đổi mới giáo dục
là một trong những yêu cầu cấp thiết đối với toàn xã hội, góp phần đáp ứng nhu cầu
thiết yếu của thời đại.
Hòa chung xu thế đổi mới giáo dục của thế giới, Việt Nam đã có những chiến
lược cải cách và đổi mới nhằm nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo. Từ năm
2000, Đảng và nhà nước ta đã quan tâm chỉ đạo: tập trung mọi nguồn lực nâng cao
chất lượng đào tạo, thực hiện đổi mới dạy học theo hướng tích cực hóa vai trò của
người học, tạo điều kiện để học sinh, sinh viên phát huy tích cực, tự giác, sáng tạo
trong học tập, chủ động tiếp cận tri thức, hình thành kĩ năng thực hành. Cuộc đổi

5


mới phương pháp dạy học chủ yếu theo quan điểm "lấy học sinh làm trung tâm",
phát huy vai trò chủ động, tích cực, độc lập sáng tạo ở người học nhằm đào tạo
những con người có tri thức, đạo đức, bản lĩnh và khả năng thực hành tri thức.
Chiến lược cải cách giáo dục ở trường Trung học phổ thông (THTP) đã áp dụng
trên tất cả các môn học trong đó có môn Ngữ văn - môn học có vị trí quan trọng
hàng đầu trong việc thực hiện mục tiêu chung của giáo dục Việt Nam: bồi dưỡng
cho các em những phẩm chất, tình cảm, thái độ ứng xử tốt đẹp trong xã hội, hình
thành năng lực cảm thụ những giá trị thẩm mĩ của nhân loại.
Đổi mới dạy học trong nhà trường phổ thông được coi là chiến lược phát
triển giáo dục nước ta hiện nay, trong đó có môn Ngữ văn. Bởi theo lời cố thủ tướng
Phạm Văn Đồng thì: “Chúng ta phải xem lại cách giảng văn trong nhà trường của
chúng ta, không nên dạy như cũ bởi vì dạy như cũ thì không những việc dạy văn
không hay mà vấn đề đào tạo con người không có kết quả. Vì vậy, chúng ta phải dứt
khoát có cách dạy khác, dạy cho học sinh phải suy nghĩ bằng trí óc của mình và
diễn tả suy nghĩ của mình như thế nào cho tốt". Do đó, đổi mới dạy học Ngữ văn
cần phải lưu tâm đến việc thiết kế chương trình môn Ngữ văn hiện nay. Chương


Demo
Version
- Select.Pdf
trình giáo dục
hiện nay
đã nhấn
mạnh đến cảSDK
ba phương diện về tri thức khoa học
xã hội và nhân văn, về kĩ năng và về giáo dục tình cảm thẩm mĩ; tiếp tục thực hiện
nguyên tắc tích hợp gắn kết Đọc văn với Tiếng việt và Làm văn. Điều đặc biệt đó là
cấu trúc chương trình Ngữ văn nhất là phần văn học đã coi trọng sự phát triển của
thể loại khi đưa vào chương trình dạy học một cách đa dạng nhiều hình thức thể
loại. Trên tinh thần coi trọng sự phát triển của thể loại trong lịch sử văn học, các văn
bản văn học được sắp xếp theo các cụm thể loại. Vậy nên, dạy học tác phẩm văn
chương không thể không quan tâm đến đặc trưng thể loại.
1.3. Thực tiễn dạy học môn Ngữ văn ở trường THPT hiện nay còn khá nhiều
vấn đề chưa theo kịp với yêu cầu của giáo dục hiện đại cũng như đòi hỏi của cuộc
sống. Và việc dạy học đọc - hiểu thơ Đường ở trường THPT không nằm ngoài quỹ đạo
đó. Một thực trạng phổ biến đó là học sinh (HS) "chán học" môn văn, học đối phó,
không vận dụng những hiểu biết, suy nghĩ của mình để làm một bài văn mà quá phụ
thuộc vào tài liệu tham khảo, vào các bài văn mẫu. Những điều này đã làm giảm chức

6


năng giáo dục, nhận thức của văn học, đặc biệt là giáo dục về tình cảm, đạo đức, nhân
cách cho thế hệ trẻ. Mặt khác, sự phát triển, bùng nổ của công nghệ thông tin với nhiều
hình thức giải trí hấp dẫn đã tác động không nhỏ đến việc nhận thức những giá trị thẩm
mỹ trong sách vở của HS. Các em thờ ơ, bỏ qua các tác phẩm văn học nước ngoài,
huống gì là thể thơ cổ cách xa thế hệ các em hàng nghìn năm khi: ''Các cụ xưa đã sống

trong cuộc đời giản dị, êm đềm, sinh hoạt dễ dàng, tiếp xúc ít ỏi, nên tâm hồn các cụ
cũng đơn sơ, nghèo nàn, phẳng lặng, khô khan như cuộc đời các cụ, gia dĩ văn hóa tàu
tràn sang đưa đến cho ta những kỉ luật nghiêm khắc, hẹp hòi của Khổng giáo. Các cụ ta
chỉ thích các bóng trăng vàng rọi ở trên mặt nước, ta lại thích cái ánh mặt trời buổi sáng
lấp lánh, vui vẻ ở đầu ngọn tre'' [44, tr.20].
Không chỉ HS mà một bộ phận giáo viên (GV) trong quá trình dạy học vẫn
còn vướng mắc, lúng túng trong việc lựa chọn, sử dụng phương pháp dạy học
(PPDH) sao cho có hiệu quả. Đa số giáo viên đã có ý thức trong đổi mới phương
pháp dạy học theo các hướng lấy HS làm trung tâm của giờ học; dạy văn theo
hướng tích hợp, vận dụng đặc trưng thể loại vào giảng dạy. Thế nhưng hiện tượng
GV khi dạy chỉ chú trọng vào việc giảng giải nội dung, phân tích cắt nghĩa các từ

Version
Select.Pdf
SDK
khó, từ "đắt"Demo
vẫn đang
diễn ra -phổ
biến. Thậm
chí là đối với các tác phẩm thơ ca,
nhất là thể thơ Đường được coi là quy củ, nghiêm ngặt, GV vẫn chỉ dùng phương
pháp truyền thống là bình giảng, "diễn nôm". Trong khi đây là thể loại có hệ thống
thi pháp nổi bật, đặc sắc, phải nắm và vận dụng cái đẹp, cái hay của thể loại ấy vào
bài học mới truyền tải hết giá trị của thơ Đường đến HS.
Để góp phần khắc phục những hạn chế trên và đóng góp vào công cuộc đổi
mới phương pháp dạy học bộ môn Ngữ văn nói chung và dạy học đọc - hiểu tác
phẩm văn học nói riêng, chúng tôi mạnh dạn chọn đề tài nghiên cứu ''Dạy học đọc hiểu thơ Đường ở trường THPT theo đặc trưng thể loại". Dẫu biết rằng không
có phương pháp nào là vạn năng nhưng chúng tôi hi vọng hướng nghiên cứu dạy
học thơ Đường theo đặc trưng thể loại với những ưu điểm của nó sẽ là một hướng
chiến lược mới, mang lại hiệu quả trong công cuộc đổi mới phương pháp dạy học

môn Ngữ văn ở trường THPT hiện nay.

7


2. Lịch sử vấn đề
Việc đổi mới phương pháp dạy học (PPDH) môn Ngữ văn đã và đang được các
nhà nghiên cứu hàng đầu quan tâm không chỉ trong nước mà còn ở ngoài nước, trong
đó có vấn đề dạy học tác phẩm văn chương (TPVC) theo đặc trưng thể loại. Để thực
hiện đề tài ''Dạy học đọc - hiểu thơ Đường ở trường THPT theo đặc trưng thể
loại", chúng tôi tập trung khai thác, tiếp thu các thành tựu nghiên cứu sau:
* Ở nước ngoài
Trên thế giới, có rất nhiều công trình nghiên cứu về PPDH văn trong nhà
trường phổ thông với đóng góp to lớn trong việc tháo gỡ những vướng mắc trong
thực tiễn giảng dạy bộ môn Ngữ văn ở Việt Nam.
Tài liệu được nhắc đến đầu tiên đó là cuốn Phương pháp giảng dạy văn học
ở trường phổ thông (1978) của tác giả V.A.Nhikônxki. Trong công trình này, tác
giả chú trọng vào những vấn đề chung về quan niệm dạy học và đề xuất những
phương pháp dạy học văn, cùng với nó là những biện pháp, thủ thuật trong quá trình
giảng dạy văn học. Tác giả cho rằng, khi sáng tác người ta thường dùng các phụ đề
như: truyện ngắn, truyện vừa, tiểu thuyết, thơ, bi kịch… cách gọi tên này không chỉ

Demo
Version
Select.Pdf
SDK
đơn giản là nói
đến thể
loại của- tác
phẩm mà nó

còn có ý định hướng người đọc khi
họ tiếp xúc với tác phẩm. Bên cạnh đó, V.A.Nhikônxki nhấn mạnh vai trò của
người đọc cũng như phương pháp hình thành cảm xúc thể loại trong giờ văn cho
HS, phát huy vai trò chủ thể của HS.
Ở Liên Xô những năm 70, công trình Phương pháp luận dạy Văn ở trường
phổ thông do GS.TS Z.Ia.Rez chủ biên và được Phan Thiều dịch vào năm 1983 đã
góp một phần không nhỏ cho ngành lí luận và PPDH Văn ở nước ta khi đề xuất
những hướng nghiên cứu, những phương pháp giảng dạy văn học một cách sáng tạo
và có hệ thống và những phương pháp luận bộ môn có triển vọng.
Năm 1983, hai tác giả E.A.Maimin và Ê.V.Xlinnhia trình bày kết quả nghiên
cứu của mình về vấn đề thể loại trong công trình Lý thuyết và thực tiễn của phân
tích văn học. Cùng với việc chỉ ra đặc trưng của 3 thể loại tự sự, trữ tình, kịch sau
khi nêu lên các con đường và nguyên tắc phân tích tác phẩm, các tác giả đã chọn
mỗi thể loại là một tác phẩm tiêu biểu để phân tích.

8


Nghiên cứu thơ Đường ở nước ngoài không thể không kể đến Lịch sử văn
minh Trung Hoa do W. Durant chủ biên và được Nguyễn Hiến Lê dịch năm 2006.
Ở công trình này, tác giả đã khẳng định thơ Đường là một dạng thơ nổi tiếng bởi sự
thâm trầm, bí ẩn, để hiểu được nó không phải là điều đơn giản: “Khắp thế giới đâu
thấy được một thứ thơ nào so sánh được với thứ thơ đó về cách diễn tả thanh nhã, tế
nhị, về những tình cảm dịu dàng điều độ, về sự bình dị và cô đọng của một câu ngắn
thôi mà bao trùm được tư tưởng cân nhắc kĩ lưỡng” [11].
Ở Trung Quốc, hướng nghiên cứu “cách luật”, “kỹ xảo” nghệ thuật của thơ
Đường được rất nhiều nhà khoa học nghiên cứu nhưng căn bản là sự kế thừa của thi
pháp học cổ điển.
*Ở trong nước:
Người được coi là tiên phong, đi đầu trong lĩnh vực nghiên cứu PPDH văn từ

những năm 60 của thế kỉ trước đó là GS. Phan Trọng Luận với nhiều công trình
nghiên cứu, những chuyên luận có giá trị to lớn như Con đường nâng cao hiệu quả
dạy văn (1978), Cảm thụ văn học, giảng dạy văn học (1983), và gần đây nhất là
Phương pháp dạy văn học (2001) viết chung với PGS Trương Dĩnh) và cuốn Văn

Demo
Version
- Select.Pdf
học nhà trường
– nhận
diện, tiếp
cận, đổi mớiSDK
(2007). Trong các công trình nghiên
cứu trên, đáng chú ý nhất là công trình Phương pháp dạy học văn. Công trình đã đi
từ khái quát lí luận thực tiễn đến phương pháp cụ thể, thiết thực trong đổi mới
phương pháp dạy học văn. Giáo sư cho rằng tác phẩm văn chương có mối liên hệ
với bạn đọc và mối liên hệ đó không những phù hợp với ý định sáng tác của tác giả
mà còn thể hiện sự nhận thức đúng đắn về con đường vận động khách quan của tác
phẩm đến cuộc sống. Cũng ở công trình này, tác giả dù không trực tiếp nêu ra
phương pháp dạy học tác phẩm theo thể loại, nhưng đã phần nào đề cập đến các đặc
trưng thi pháp với các PPDH cụ thể.
Các công trình của GS.TS. Nguyễn Thanh Hùng như: Hiểu văn dạy văn
(2005), Phương pháp dạy học ngữ văn trong nhà trường phổ thông – Những vấn đề
cập nhật (2006), Đọc hiểu tác phẩm văn chương trong nhà trường (2008), Kĩ năng
đọc hiểu văn bản (2011) đã đóng góp một phần không nhỏ vào quá trình đổi mới
PPDH. Trong Hiểu văn dạy văn, tác giả đã đề cập trực tiếp đến việc tiếpnhận và

9



cách lí giải, phân tích tác phẩm văn chương của HS khi nêu ra các vấn đề cụ thể ở
Phần II – Một số vấn đề phương pháp dạy học văn, đề cao vai trò của phương pháp
đọc văn trong dạy học: “Đọc văn là một bộ phận cơ bản của một năng lực đọc nói
chung, qua đó học sinh được giáo dục để có thái độ sáng tạo đối với tác phẩm văn
học” [22, tr.61]. Và với việc bàn đến quá trình tiếp nhận văn học trong bối cảnh lí
luận dạy học hiện đại - đây là cơ sở để có thái độ tiếp nhận TPVC đúng đắn. Cuốn
Phương pháp dạy văn trong nhà trường phổ thông – Những vấn đề cập nhật đã
khẳng định "Định hướng đổi mới phương pháp dạy học Ngữ văn trong nhà trường
THPT hiện nay phải đảm bảo nguyên vẹn đặc trưng bộ môn của môn học mang tính
khoa học nhân văn" [35, tr.19], như vậy, ở đây tác giả đã chỉ rõ, đề xuất các phương
pháp và giải pháp dạy học Ngữ văn THPT. Đến với Kĩ năng đọc hiểu văn, tác giả
nhấn mạnh đọc - hiểu là vấn đề cơ bản trong đổi mới nội dung và PPDH Ngữ văn:
"Đọc hiểu được thực hiện bởi năng lực và tố chất từng người nhưng muốn đạt tới sự
hiểu biết thỏa đáng đều cần phải học hỏi và thể nghiệm lâu dài;... Ngày nay cần phải
xem đọc hiểu là một bộ phận có ý nghĩa và tác dụng đào tạo văn hóa đọc cho học
sinh thông qua dạy học môn Ngữ văn" [27, tr.50]. Công trình này là tâm huyết của

Demo
Select.Pdf
tác giả về một
vấn đềVersion
không thể- làm
ngơ và bỏSDK
ngỏ với thời gian như đọc hiểu.
Cùng với những công trình nghiên cứu về đổi mới PPDH nói trên, Bộ Giáo
dục và Đào tạo đã tiến hành xuất bản các tài liệu liên quan đến quá trình đổi mới
chương trình - SGK Ngữ văn các lớp 10, 11, 12 nhằm cung cấp, trang bị cho GV
những kiến thức liên quan đến việc đổi mới PPDH, thiết kế giáo án, đặc biệt là chú
trọng vào hoạt động dạy học hiểu lấy HS làm trung tâm, hình thành phương pháp tự
học cho HS. Riêng Tài liệu bồi dưỡng giáo viên thực hiện chương trình, SGK lớp

10 môn Ngữ văn đã đề ra nguyên tắc đổi mới chương trình giáo dục, SGK phổ
thông; quán triệt cụ thể về mục tiêu dạy học bảo đảm tính khoa học và sư phạm, thể
hiện tinh thần đổi mới PPDH, đảm bảo tính thống nhất, đáp ứng nhu cầu phát triển
của từng đối tượng HS. Điểm đáng chú ý đó là cấu trúc chương trình Ngữ văn nhất là phần văn học đã coi trọng sự phát triển của thể loại: "Loại thể văn học đã
được chú trọng và có nhiều hình thức thể loại văn học được đưa vào chương trình
phổ thông một cách khá phong phú... Trên tinh thần coi trọng sự phát triển của loại

10


thể trong lịch sử phát triển văn học, các văn bản văn học được sắp xếp theo các cụm
loại thể" [3, tr.39].
Tiếp cận với các công trình trên, ta có thể thấy một điều đó là hầu như công
trình nào cũng có đề cập ít nhiều đến vấn đề thể loại và việc vận dụng, khai thác thể
loại tác phẩm trong quá trình dạy học Ngữ văn. Nhằm phục vụ cho việc nghiên cứu,
thực hiện đề tài liên quan trực tiếp đến phương pháp dạy học đọc hiểu theo thể loại,
chúng tôi đã đi sâu vào nghiên cứu các công trình sau:
TS Hoàng Ngọc Hiến với các công trình Tập bài giảng nghiên cứu văn học
(1987); Nhập môn văn học và phân tích thể loại (2003) đã đưa ra một số vấn đề có
tính chất lí luận và đi sâu vào việc phân tích thể loại văn học. Trong Tập bài giảng
nghiên cứu văn học gồm 2 phần: Năm thể loại và Năm bài giảng về phương pháp
nghiên cứu văn học, tác giả đã trình bày đặc trưng cơ bản của năm thể loại: kí, bi
kịch, trường ca, anh hùng ca và tiểu thuyết, dựa vào đó, GV có thể vận dụng vào
công tác giảng dạy trên bình diện phân tích, bám sát vào đặc trưng thể loại.
Đến năm 2001, TS Nguyễn Viết Chữ với chuyên luận Phương pháp dạy học
tác phẩm văn chương theo loại thể đã đề ra: "Việc xác định loại thể là vấn đề mấu

Demo
Version
- Select.Pdf

chốt trong quá
trình phát
triển khoa
học phươngSDK
pháp dạy học tác phẩm văn chương
[8, tr.99]. Theo đó, tác giả cũng đã đề xuất các phương pháp lớn trong dạy học văn;
các con đường phân tích tác phẩm văn học; lí thuyết tổ chức dạy học; phương thức
để dạy học các thể loại tác phẩm tự sự, trữ tình và văn học nước ngoài. Có thể coi
đây là một trong những công trình hữu ích, thiết thực, cung cấp cơ sở lí luận cũng
như phương pháp dạy học, nâng cao chất lượng giáo dục .
Năm 2009, TS Nguyễn Ái Học trong cuốn Phương pháp tư duy hệ thống
trong dạy học văn, bên cạnh cung cấp lí thuyết về phương pháp tư duy; hướng dẫn
thực hành phân tích, bình luận một số tác phẩm thuộc chương trình phổ thông mới
nhất... đã đề cập đến vấn đề vận dụng đặc trưng thể loại vào phân tích tác phẩm khi
đề xuất phương pháp xây dựng hệ thống tác phẩm. Ở đây tác giả đã đi vào phân tích
tác phẩm Hoàng Hạc lâu tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng (Lí Bạch) theo
hướng khai thác đặc trưng loại thể: "Ở bài thơ này, theo chúng tôi lựa chọn cách
định hướng hệ thống theo loại hình, loại thể gắn với phong cách tác giả là thích hợp

11


nhất. Đó là việc phân tích bài thơ dựa trên một số đặc điểm nổi bật của thi pháp thơ
Đường;... Chỉ có dựa trên đặc trưng thi pháp của thơ Đường cũng như đặc điểm
phong cách thơ Lí Bạch, học sinh mới có thể đọc - hiểu bài thơ đúng hướng, tâm
hồn học sinh mới có cơ sở thăng hoa cất cánh với vẻ đẹp độc đáo, toàn diện của thi
phẩm này" [21, tr.87].
Trên đây là một số công trình tiêu biểu về đổi mới PPDH văn và dạy đọc hiểu TPVH. Đi sâu vào vấn đề nghiên cứu giảng dạy văn học theo đặc trưng thể
loại, chúng tối tiến hành khảo sát các công trình sau:
Công trình sớm nhất đề cập trực tiếp đến việc dạy học TPVC theo đặc trưng

thể loại là cuốn Vấn đề giảng dạy văn học theo loại thể (1970) do Trần Thanh Đạm
(chủ biên) cùng nhóm tác giả Huỳnh Lý, Hoàng Như Mai, Phạm Sĩ Tuấn và Đảm
Gia Cần thực hiện. Cuốn sách bước đầu đã chỉ ra mối liên hệ mật thiết giữa thể loại
và PPDH. Từ việc đi sâu vào các thể loại tự sự, trữ tình, kịch, các tác giả đã chỉ ra
những đặc điểm riêng của từng thể loại đồng thời yêu cầu gắn với nó phải có một
PPDH phù hợp. Công trình đã chỉ rõ: "Nhà văn sáng tác theo loại thể thì người đọc
cũng cảm thụ theo loại thể và người dạy cũng giảng dạy theo loại thể" [12, tr.30].

Demo
- Select.Pdf
SDK
Đồng thời các
tác giảVersion
cũng đã nêu
lên vai trò của
thể loại và việc vận dụng thể loại
vào việc giảng dạy tác phẩm văn chương: "Loại thể văn học là một thành phần quan
trọng của hình thức nghệ thuật tác phẩm. Giảng dạy tác phẩm văn học theo loại thể
chính là một phương diện lớn của việc giảng dạy tác phẩm văn chương trong sự
thống nhất giữa hình thức với nội dung, một sự giảng dạy đi đúng với quy luật và
bản chất của văn học, đồng thời bảo đảm hiệu quả giáo dục cao nhất [12, tr.44]. Tài
liệu đã đóng góp một phần không nhỏ để GV dựa vào đó làm nền tảng kiến thức
cho quá trình học tập và giảng dạy.
Kế đến, năm 2001, các tác giả Nguyễn Duy Quát và Hoàng Hữu Bội cho
xuất bản cuốn Một số vấn đề dạy học văn trong nhà trường. Cuốn sách tập hợp
những bài viết của nhà nghiên cứu PPDH đã được công bố trong khoảng những
năm 1970 đến năm 2000. Các bài viết ở đây đã phân tích, chỉ ra vai trò của việc dạy
học văn trong nhà trường, trong đó nhấn mạnh yêu cầu GV giảng dạy tác phẩm theo

12



đặc trưng thể loại, tạo điều kiện phát huy tính chủ động, tích cực sáng tạo của học
sinh qua các hệ thống câu hỏi dẫn dắt, gợi mở...
Ngoài những công trình, tài liệu có tính lí luận về khoa học PPDH kể trên,
các công trình nghiên cứu về thơ Đường cũng như phương pháp giảng dạy phần văn
học này đã cung cấp cho GV và HS những kiến thức quan trọng trong quá trình dạy
và học. Hiện nay có một số tài liệu khá phổ biến trong việc nghiên cứu và giảng dạy
thơ Đường trong nhà trường như:
Cùng với việc dịch thuật, bình chú, hàng loạt các bài viết của các tác giả
Nguyễn Khắc Phi, Lương Duy Thứ, Lê Đức Niệm trong Diện mạo thơ Đường đã
mang đến cho độc giả Việt Nam bức tranh toàn cảnh của thơ Đường, giới thiệu
những nét đẹp về nội dung lẫn nghệ thuật đặc sắc của các bài thơ Đường.
Đến với Bình giảng thơ Đường (2003) và Thi pháp thơ Đường (1995), của
PGS.TS Nguyễn Thị Bích Hải, bạn đọc sẽ tìm thấy một sự định hướng về phân tích
và khám phá về thơ Đường cũng như một số gợi ý trong cảm thụ, giảng dạy thể thơ
này: "Vì đặc trưng của thơ Đường là tạo lập các mối quan hệ nên người đọc thơ
Đường phải phát hiện các mối quan hệ ấy, mà để phát hiện phải dành nhiều thời

Demo Version - Select.Pdf SDK

gian liên tưởng, tưởng tượng" [15, tr.22]. Đặc biệt trong Thi pháp thơ Đường
(1995), tác giả không chỉ nghiên cứu cụ thể, chi tiết về thi pháp của thể loại thơ
Đường như: quan niệm nghệ thuật về con người; không gian, thời gian, ngôn ngữ...
mà còn chỉ rõ cách "cảm", cách tiếp cận thể thơ này: "Người xưa đọc thơ không
phải chỉ bằng mắt. Mắt, tai... chỉ là cửa ngõ của sự tiếp xúc đầu tiên. Còn thì phải
"thẩm" thơ, tức là để người và thơ thấm vào nhau" [14, tr.192].
Ngoài ra, nghiên cứu thơ Đường trong lịch sử phát triển của nó còn có công
trình của tác giả Nguyễn Khắc Phi với Thi pháp thơ Đường xuất bản năm 1997 đã
đưa ra những khái quát đặc trưng cơ bản của thơ Đường như: thời gian, không gian;

vấn đề đối ngẫu trong thơ Đường luật; đề tài; bút pháp nghệ thuật... Nghiên cứu về
tác giả có Lý Bạch tứ tuyệt của Phạm Hải Anh; Thơ Đỗ Phủ của Trần Xuân Đề...
Nghiên cứu về thể loại có Một số đặc trưng cơ bản của thơ tứ tuyệt đời Đường của
Nguyễn Sĩ Đại, Đến với Đường thi tuyệt cú của PGS.TS Hồ Sĩ Hiệp...

13


Những bài viết mang tính chất tham khảo cho GV và HS làm tư liệu trong
quá trình học thơ Đường được thể hiện trong Thơ Đường ở trường phổ thông
(1995) của tác giả Hồ Sĩ Hiệp hay Phân tích bình giảng tác phẩm văn học của
Nguyễn Khắc Phi đã khám phá thơ Đường với những nét khái quát ở phương diện
ngôn từ, hình ảnh... Nhưng vì chỉ chú trọng vào phân tích, bình giảng những giá trị
về nội dung và nghệ thuật; đặc biệt chưa hướng đến nội dung phương pháp giảng
dạy ở trường phổ thông nên nó mang tính chất tài liệu tham khảo hơn là hướng dẫn
HS và GV cách tiếp cận thể thơ "khó nuốt" này.
Một số luận văn thạc sĩ ở Trường ĐHSP TP. Hồ Chí Minh của Phan Thị
Minh với đề tài Giảng dạy thơ Đường ở trường phổ thông dưới góc nhìn văn hóa và
Dạy học thơ Đường ở trường phổ thông theo hướng tích cực; Chuyên luận giảng
dạy thơ Đường trong trường phổ thông bằng cách tiếp cận văn hóa của Đỗ Thị Hà
Giang (chuyên viên sở GD - ĐT Bắc Giang) cũng đã đề xuất những phương pháp để
vận dụng vào quá trình dạy học thơ Đường nhằm khơi gợi được niềm hứng thú của
cả GV và HS nhưng chỉ giới hạn ở một số định hướng và cách tiếp cận theo hướng
tích cực và dưới góc nhìn văn hóa chứ chưa đề cập đến vấn đề dạy học tác phẩm

Demo
Version - Select.Pdf SDK
theo đặc trưng
loại thể.
Nhìn chung, có thể thấy một điều rằng, các công trình nghiên cứu về PPDH

văn ngày càng được khai thác, chú trọng nhưng nghiên cứu về phương pháp dạy
học tác phẩm văn chương theo đặc trưng thể loại vẫn đang còn sơ lược, hạn chế.
Tuy nhiên, những khía cạnh, vấn đề mà người đi trước đề cập đến sẽ là tài liệu quan
trọng, gợi ý thiết thực mang tính định hướng để chúng tôi tiếp tục nghiên cứu một
cách có hệ thống và cụ thể hơn những biện pháp, cách thức dạy học nhằm nâng cao
hiệu quả dạy học thơ Đường ở trường THPT theo đặc trưng thể loại - vấn đề hầu
như chưa được đề cập đến một cách cụ thể, chi tiết.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Thực hiện đề tài ''Dạy học đọc - hiểu thơ Đường ở trường THPT theo đặc
trưng thể loại", chúng tôi đề xuất hướng tiếp cận và kiểm chứng phương pháp dạy
học nhằm giải quyết một trong những vấn đề trọng tâm và phát huy năng lực sáng

14


tạo, chủ động của người học, góp phần nâng cao hiệu quả dạy học, giúp HS biết vận
dụng, phân tích các bài thơ Đường nói riêng và các tác phẩm văn học trong chương
trình phổ thông nói chung dựa vào đặc trưng thể loại.
3.2. Nhiệm vụ
Để đạt được mục đích nghiên cứu trên, chúng tôi tiến hành thực hiện các
nhiệm vụ nghiên cứu sau:
- Về lí luận: Nghiên cứu lịch sử vấn đề và cơ sở lí luận của đề tài thông qua
việc phân tích, đánh giá, trình bày các tài liệu đã thu thập.
- Về thực tiễn: Nghiên cứu cơ sở thực tiễn của đề tài thông qua việc điều tra,
khảo sát chương trình SGK Ngữ văn và thực trạng dạy học thơ Đường ở trường
THPT. Trên cơ sở đó, đề xuất các hướng tiếp cận, các biện pháp dạy học thơ Đường
theo đặc trưng thể loại nhằm tích cực hóa hoạt động nhận thức, khả năng chủ động
trong học tập của HS.
+ Thiết kế giáo án và thực nghiệm sư phạm theo những biện pháp đã đề xuất

thông qua việc tìm hiểu, phỏng vấn GV và HS.
+ Kiểm tra kết quả thực nghiệm và đánh giá hiệu quả của đề tài.

Version
- Select.Pdf
SDK
4. Đối tượngDemo
và phạm
vi nghiên
cứu
- Đối tượng nghiên cứu là vấn đề tổ chức dạy học các bài thơ Đường ở
trường THPT theo đặc trưng thể loại.
- Phạm vi nghiên cứu: Khảo sát hoạt động giảng dạy của giáo viên, năng lực
tiếp cận của HS trong các giờ dạy đọc hiểu thơ Đường ở trường THPT; Nghiên cứu
thể loại những bài thơ Đường trong SGK Ngữ văn THPT và hướng vận dụng đặc
trưng thể loại vào quá trình dạy học trong nhà trường phổ thông; Phân tích, đánh giá
tình hình và đề xuất giải pháp phù hợp thông qua hoạt động thực nghiệm đối với HS
ở các khối lớp 10 trên địa bàn thuộc huyện Lệ Thủy - Quảng Bình.
5. Phương pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp phân tích, tổng hợp
Phương pháp này dùng để tổng hợp các tài liệu, công trình nghiên cứu có
liên quan đến đề tài. Trên cơ sở đó tiến hành phân tích, xử lí và rút ra cơ sở lí luận
làm tiền đề giải quyết các yêu cầu đặt ra của đề tài.

15


5.2. Phương pháp điều tra, khảo sát
Khảo sát thực trạng dạy học các bài thơ Đường ở trường THPT thông qua
các phiếu điều tra, câu hỏi trực tiếp, phỏng vấn GV và HS để đề xuất hướng giải

quyết đúng đắn, nâng cao chất lượng dạy học thơ Đường.
5.3. Phương pháp thống kê
Đây là phương pháp dùng để tổng hợp, xử lí số liệu điều tra, thực nghiệm,
phân tích và đánh giá kết quả thực nghiệm.
5.4. Phương pháp thực nghiệm sư phạm
Sử dụng phương pháp này nhằm mục đích đánh giá, kiểm tra để xác định
tính hiệu quả, tính đúng đắn của đề tài khi đưa vào quá trình dạy học các bài thơ
Đường.
6. Giả thuyết khoa học
Nếu vận dụng hợp lí và hiệu quả những lí thuyết về dạy học thơ Đường theo
đặc trưng thể loại vào quá trình dạy học thì đề tài sẽ đóng góp một phần quan trọng
vào việc nâng cao chất lượng dạy học thơ Đường ở trường THPT, đồng thời mở ra
được một hướng tiếp cận mới trong công cuộc cải cách phương pháp dạy học - đặc

Select.Pdf
biệt là vấn đềDemo
dạy họcVersion
theo đặc -trưng
thể loại. SDK
7. Đóng góp của luận văn
* Về lí luận
Luận văn góp phần luận giải cơ sở lí luận, khẳng định tính khoa học của việc dạy
học đọc - hiểu thơ Đường theo đặc trưng thể loại.Góp phần làm phong phú thêm tài
liệu tham khảo trong đổi mới phương pháp dạy học, đặc biệt là dạy học đọc - hiểu
theo đặc trưng thể loại.
* Về thực tiễn
Bước đầu giúp GV và HS ý thức hơn về vai trò của việc vận dụng đặc trưng
thể loại vào dạy và học thơ Đường ở trường phổ thông.
Luận văn đề xuất, định hướng, cách thức tổ chức các phương pháp giảng dạy
phù hợp thông qua mô hình thiết kế giáo án dạy học các bài thơ Đường theo đặc

trưng thể loại trong chương trình Ngữ văn 10 THPT.

16


8. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục, nội dung chính của
luận văn được cấu trúc thành 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn cuả việc dạy học đọc hiểu thơ
Đường ở trường THPT theo đặc trưng thể loại
Chương 2: Hướng dẫn học sinh đọc hiểu theo thơ Đường theo đặc trưng thể loại
Chương 3: Thực nghiệm sư phạm

Demo Version - Select.Pdf SDK

17



×