Tải bản đầy đủ (.pdf) (14 trang)

Đánh giá năng lực giải quyết vấn đề của học sinh trong dạy học chương “chất khí” vật lí 10 trung học phổ thông (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.12 MB, 14 trang )

ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

ĐẶNG QUANG HIỂN

ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ CỦA
HỌC SINH TRONG DẠY HỌC CHƯƠNG “CHẤT KHÍ”
VẬT LÍ 10 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

Chuyên ngành: Lí luận và phương pháp dạy học bộ môn Vật lí
Demo Version - Mã
Select.Pdf
SDK
số: 60 14 01
11

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
THEO ĐỊNH HƯỚNG NGHIÊN CỨU

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS. TS. NGUYỄN BẢO HOÀNG THANH

Thừa Thiên Huế, năm 2017

i


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu
của riêng tôi, các số liệu và kết quả nghiên cứu ghi
trong luận văn là trung thực, được các đồng tác giả


cho phép sử dụng và chưa từng được công bố trong
bất kỳ một công trình nào khác.
Họ tên tác giả

Đặng Quang Hiển

Demo Version - Select.Pdf SDK

ii


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS. Nguyễn Bảo Hoàng Thanh
đã tận tình hướng dẫn, động viên, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian nghiên cứu
và hoàn thành luận văn, cùng toàn thể các thầy cô giáo trong tổ bộ môn
phương pháp giảng dạy vật lý trường Đại học sư phạm Huế đã tận tình chỉ
bảo, giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi trong thời gian nghiên cứu và hoàn thành
bản luận văn này.
Cuối cùng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đối với gia đình, bạn bè, đồng
nghiệp và các học viên cùng lớp đã động viên, giúp đỡ tôi trong thời gian
nghiên cứu và hoàn thành bản luận văn này
Tác giả luận văn

Demo Version - Đặng
Select.Pdf
SDK
Quang Hiển

iii


iii


MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa ......................................................................................................... i
Lời cam đoan ......................................................................................................... ii
Lời cảm ơn ............................................................................................................ iii
Mục lục................................................................................................................... 1
Danh mục các bảng, biểu đồ, hình vẽ ................................................................... 5
MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 7
1. Lí do chọn đề tài ............................................................................................... 7
2. Mục tiêu của đề tài ............................................................................................ 9
3. Giả thuyết khoa học .......................................................................................... 9
4. Nhiệm vụ nghiên cứu ........................................................................................ 9
5. Đối tượng nghiên cứu ..................................................................................... 10
6. Phạm vi nghiên cứu ........................................................................................ 10
7. Phương pháp nghiên cứu đề tài ....................................................................... 10
8. Dự kiến đóng góp mới của đề tài..................................................................... 10
9. Cấu trúc
của luận
văn ......................................................................................
11
Demo
Version
- Select.Pdf SDK
NỘI DUNG .......................................................................................................... 12
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC ĐÁNH GIÁ
NĂNG LỰC GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ CỦA HỌC SINH TRONG DẠY HỌC
VẬT LÍ ................................................................................................................. 12

1.1. Lịch sử vấn đề nghiên cứu ........................................................................ 12
1.1.1. Một số nghiên cứu trên thế giới ................................................................... 12
1.1.2. Một số nghiên cứu ở Việt Nam ................................................................. 13

1.2. Kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh.......................................... 14
1.2.1. Một số khái niệm cơ bản ............................................................................. 14
1.2.2. Vai trò của kiểm tra đánh giá kết quả học tập trong quá trình dạy học .......... 17

1.3. Đánh giá kết quả học tập theo định hướng phát triển năng lực của học sinh18
1.3.1. Năng lực ..................................................................................................... 18
1.3.2. Năng lực học tập của học sinh trung học phổ thông ..................................... 19
1.3.3. Đánh giá kết quả học tập theo định hướng phát triển năng lực của học sinh 24

1.4. Hoạt động giải quyết vấn đề trong dạy học Vật lí ...................................... 32
1


1.4.1. Hoạt động giải quyết vấn đề của học sinh trong dạy học Vật lí .................... 32
1.4.2. Vai trò của hoạt động giải quyết vấn đề trong dạy học Vật lí ........................ 33
1.4.3. Quá trình giải quyết vấn đề của học sinh ...................................................... 33
1.4.4. Những hoạt động cơ bản trong dạy học vật lí giúp học sinh bộc lộ năng lực
giải quyết vấn đề ................................................................................................... 36

1.5. Đánh giá năng lực giải quyết vấn đề trong dạy học Vật lí .......................... 37
1.5.1. Khái niệm về đánh giá năng lực giải quyết vấn đề của học sinh .................... 37
1.5.2. Khung năng lực giải quyết vấn đề của học sinh ........................................... 37
1.5.3. Xây dựng tiêu chí đánh giá năng lực giải quyết vấn đề của học sinh ............ 40
1.5.4. Phương pháp và công cụ đánh giá năng lực giải quyết vấn đề của học sinh . 42
1.5.5. Quy trình xây dựng bộ công cụ đánh giá năng lực giải quyết vấn đề của
học sinh trung học phổ thông ............................................................................... 46


1.6. Thực trạng đánh giá năng lực giải quyết vấn đề của học sinh trong dạy học
vật lí ở trường THPT........................................................................................ 47
1.6.1. Mục đích khảo sát ....................................................................................... 47
1.6.2. Đối tượng và thời gian khảo sát................................................................... 47
1.6.3. Nội dung khảo sát ....................................................................................... 47
1.6.4. Phương pháp khảo sát ................................................................................. 47

Demo Version - Select.Pdf SDK

1.6.5. Kết quả khảo sát .......................................................................................... 47

1.7. Kết luận chương 1..................................................................................... 50
CHƯƠNG 2. ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ CỦA HỌC
SINH TRONG DẠY HỌC CHƯƠNG “CHẤT KHÍ” VẬT LÍ 10 TRUNG
HỌC PHỔ THÔNG ............................................................................................ 51
2.1. Tổng quan nội dung kiến thức chương “Chất khí” .................................... 51
2.1.1. Cấu trúc nội dung kiến thức cơ bản chương "Chất khí". .............................. 51
2.1.2. Mục tiêu dạy học chương “Chất khí” Vật Lí 10 .......................................... 53

2.2. Tìm hiểu thực trạng dạy học chương: “Chất khí” – Vật lí 10 ở một số
trường trung học phổ thông .............................................................................. 53
2.2.1. Thực trạng dạy học của giáo viên................................................................. 54
2.2.2. Thực trạng học tập của học sinh .................................................................. 54

2.3. Nguyên nhân và hướng khắc phục thực trạng trên ..................................... 54
2.3.1. Nguyên nhân của thực trạng trên ................................................................. 54
2.3.2. Đề xuất biện pháp góp phần khắc phục thực trạng trên ................................ 55

2



2.4. Thiết kế công cụ đánh giá năng lực giải quyết vấn đề của học sinh trong dạy
học chương “Chất khí” Vật lí 10 trung học phổ thông...................................... 55
2.4.1. Đánh giá bằng điểm số ................................................................................ 55
2.4.2. Đánh giá thông qua sản phẩm học tập của học sinh ...................................... 67
2.4.3. Đánh giá thông qua quan sát ........................................................................ 77
2.4.4. Xây dựng đề kiểm tra đo lường năng lực GQVĐ ......................................... 83

2.5. Quy trình đánh giá năng lực giải quyết vấn đề ........................................... 85
2.5.1. Xác định mục tiêu và đối tượng ..................................................................... 86
2.5.2. Lựa chọn phương pháp, công cụ, kĩ thuật đánh giá ....................................... 86
2.5.3. Thực hiện đánh giá...................................................................................... 86

CHƯƠNG 3. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM ....................................................... 88
3.1. Mục đích của thực nghiệm sư phạm .......................................................... 88
3.2. Đối tượng và thời gian, địa điểm thực nghiệm sư phạm ............................ 88
3.2.1. Đối tượng của thực nghiệm sư phạm ........................................................... 88
3.2.2. Thời gian và địa điểm thực nghiệm sư phạm .............................................. 88

3.3. Phương pháp thực nghiệm sư phạm .......................................................... 88
3.3.1. Phương pháp điều tra .................................................................................. 88
3.3.2. Phương pháp quan sát ................................................................................. 88

Demo Version - Select.Pdf SDK

3.3.3. Phương pháp thống kê toán học .................................................................. 88
3.3.4. Phương pháp case - study............................................................................ 89
3.3.5. Xây dựng phương thức và tiêu chí đánh giá................................................. 89


3.4. Nội dung thực nghiệm sư phạm ................................................................ 90
3.4.1. Tài liệu thực nghiệm sư phạm ..................................................................... 90
3.4.2. Nội dung thực nghiệm sư phạm................................................................... 91
3.4.3. Chọn mẫu thực nghiệm ............................................................................... 91

3.5. Kết quả thực nghiệm sư phạm ................................................................... 92
3.5.1. Phân tích định tính ...................................................................................... 92
3.5.2. Phân tích định lượng ................................................................................... 99
3.4.3. Kiểm định giả thuyết thống kê .................................................................. 102

KẾT LUẬN ........................................................................................................ 106
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................. 107
PHỤ LỤC

3


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Viết tắt

Viết đầy đủ

DH

Dạy học

DHVL

Dạy học vật lí


ĐG

Đánh giá

ĐC

Đối chứng

GV

Giáo viên

GQVĐ

Giải quyết vấn đề

HĐDH

Hoạt động dạy học

HS

Học sinh

KQHT

Kết quả học tập

KT


Kiểm tra

KTĐG

Kiểm tra đánh giá

NL
Demo Version
- Select.Pdf Năng
SDKlực
PPDH

Phương pháp dạy học

SGK

Sách giáo khoa

THPT

Trung học phổ thông

TN

Thực nghiệm

TNSP

Thực nghiệm sư phạm


4


DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ, HÌNH VẼ
Bảng

Trang

Bảng 1.1. Kết quả đầu ra về năng lực cốt lõi của học sinh THPT ........................... 20
Bảng 1.2. Kết quả đầu ra về năng lực giải quyết vấn đề của học sinh ...................... 37
Bảng 1.3. Rubric đánh giá NL GQVĐ của học sinh ............................................... 40
Bảng 1.4. Thiết kế đề kiểm tra đánh giá năng lực GQVĐ của HS ........................... 43
Bảng 1.5. Mẫu báo cáo .......................................................................................... 44
Bảng 1.6. Phiếu quan sát năng lực của học sinh ..................................................... 45
Bảng 1.7. Sổ đánh giá năng lực GQVĐ của HS ..................................................... 46
Bảng 1.8. Kết quả lấy ý kiến của GV về việc ĐG năng lực GQVĐ của HS ........... 48
Bảng 1.9. Ý kiến của HS về việc GV tổ chức KT, ĐG kết quả học tập: ................. 49
Bảng 2.1. Cấu trúc nội dung cụ thể của từng bài..................................................... 51
Bảng 2.2. Đề kiểm tra trắc nghiệm khách quan ...................................................... 56
Bảng 2.3. Đề kiểm tra dạng tự luận ........................................................................ 59
Bảng 2.4. Phiếu đánh giá năng lực phân tích và hiểu vấn đề ................................... 62

Demo Version - Select.Pdf SDK

Bảng 2.5. Phiếu đánh giá năng lực phát hiện giải pháp GQVĐ ............................... 64
Bảng 2.6. Phiếu đánh giá năng lực vận dụng vào bối cảnh, vấn đề mới................... 66
Bảng 3.1. Sĩ số và phân bố điểm thi chất lượng đầu học kì 2 của nhóm lớp TN, ĐC
(đã làm tròn) ....................................................................................... 92
Bảng 3.2. Phiếu quan sát năng lực của học sinh Vương Thanh Ngân ....................... 95
Bảng 3.3. Phiếu quan sát năng lực của học sinh Phạm Ngọc Tân............................. 96

Bảng 3.4. Phiếu quan sát năng lực của học sinh Nguyễn Thị Bích Luận................... 97
Bảng 3.5. Phiếu quan sát năng lực của học sinh Huỳnh Nhật Ý............................... 98
Bảng 3.6. Bảng thống kê điểm số (Xi) của bài kiểm tra đánh giá năng lực GQVĐ
của học sinh sau khi TNSP .................................................................. 99
Bảng 3.7. Bảng phân phối tần suất....................................................................... 100
Bảng 3.8. Bảng phân phối tần suất lũy tích của hai nhóm .................................... 101
Bảng 3.9. Các tham số thống kê........................................................................... 101

5


Bảng 3.10. Thông số thống kê cơ bản của hai lớp ĐC và TN ............................... 103
Bảng 3.11. Kiểm định giả thuyết về trị trung bình điểm của hai nhóm ĐC và TN .... 103
Bảng 3.12. Kết quả khảo sát ý kiến của GV ......................................................... 104
Biểu đồ
Biểu đồ 3.1. Đa giác về chất lượng học tập của nhóm TN và ĐC........................... 92
Biểu đồ 3.2. Biểu đồ phân bố điểm bài kiểm tra sau khi TNSP của hai nhóm ĐC
và TN ............................................................................................. 100
Biểu đồ 3.3. Biểu đồ phân phối tần suất ............................................................... 100
Biểu đồ 3.4. Phân phối tần suất lũy tích của hai nhóm ĐC và TN ........................ 101
Hình vẽ
Hình 2.1. Sơ đồ cấu trúc nội dung chương “Chất khí” ............................................ 52
Hình 3.1. Kiểm định giả thuyết thống kê trong SPSS........................................... 102

Demo Version - Select.Pdf SDK

6


MỞ ĐẦU

1. Lí do chọn đề tài
Xu hướng chung của thế giới bước vào thế kỉ XXI là tiến hành đổi mới mạnh
mẽ và cải cách giáo dục, nhằm không ngừng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
đáp ứng sự phát triển nhảy vọt của xã hội khi chuyển từ nền kinh tế công nghiệp –
tự động hóa sang nền kinh tế tri thức. Để đảm bảo được điều đó, nhất định phải
thực hiện thành công việc chuyển từ phương pháp dạy học nặng về truyền thụ kiến
thức sang dạy cách học, cách vận dụng kiến thức, rèn luyện kỹ năng, hình thành
năng lực và phẩm chất; đồng thời phải chuyển cách đánh giá kết quả giáo dục từ
nặng về kiểm tra trí nhớ sang kiểm tra, đánh giá năng lực vận dụng kiến thức giải
quyết vấn đề, chú trọng kiểm tra đánh giá trong quá trình dạy học để có thể tác
động kịp thời nhằm nâng cao chất lượng của các hoạt động dạy học và giáo dục.
- Báo cáo chính trị Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI: “Đổi mới chương
trình, nội dung, phương pháp dạy và học, phương pháp thi, kiểm tra theo hướng
hiện đại; nâng cao chất lượng toàn diện, đặc biệt coi trọng giáo dục lý tưởng, giáo
dục truyềnDemo
thống lịch
sử cách -mạng,
đạo đức, SDK
lối sống, năng lực sáng tạo, kỹ năng
Version
Select.Pdf
thực hành, tác phong công nghiệp, ý thức trách nhiệm xã hội”.
- Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện
giáo dục và đào tạo: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo
hướng hiện đại; phát huy tích tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức,
kỹ năng của người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy
móc. Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người
học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kỹ năng, phát triển năng lực. Chuyển từ học
chủ yếu trên lớp sang tổ chức hình thức học tập đa dạng, chú ý các hoạt động xã
hội, ngoại khóa, nghiên cứu khoa học. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và

truyền thông trong dạy học”; “Đổi mới căn bản hình thức và phương pháp thi,
kiểm tra và đánh giá kết quả giáo dục, đào tạo, bảo đảm trung thực, khách quan.
Việc thi, kiểm tra và đánh giá kết quả giáo dục, đào tạo cần từng bước theo các
tiêu chí tiên tiến được xã hội và cộng đồng giáo dục thế giới tin cậy và công nhận.
Phối hợp sử dụng kết quả đánh giá trong quá trình học với đánh giá cuối kỳ, cuối
7


năm học; đánh giá của người dạy với tự đánh giá của người học; đánh giá của nhà
trường với đánh giá của gia đình và của xã hội”.
- Luật Giáo dục số 38/2005/QH11, Điều 28 qui định: "Phương pháp giáo dục
phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của HS; phù hợp với
đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng làm
việc theo nhóm; rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình
cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho HS".
- Chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2011 – 2020 ban hành kèm theo
Quyết định 711/QĐ-TTg ngày 13/6/2012 của Thủ tướng Chính phủ chỉ rõ: "Tiếp tục
đổi mới phương pháp dạy học và đánh giá kết quả học tập, rèn luyện theo hướng phát
huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo và năng lực tự học của người học"; "Đổi
mới kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông, kỳ thi tuyển sinh đại học, cao đẳng theo
hướng đảm bảo thiết thực, hiệu quả, khách quan và công bằng; kết hợp kết quả kiểm
tra đánh giá trong quá trình giáo dục với kết quả thi".
Như vậy có thể nói giáo dục phổ thông nước ta đang thực hiện bước chuyển
mình mạnh mẽ từ chương trình giáo dục tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực
người học, phát triển năng lực của người học, trong đó năng lực phát hiện và giải

Demo Version - Select.Pdf SDK

quyết vấn đề là năng lực cần thiết phát triển ở học sinh, chuẩn bị hành trang cho
người học đối diện, giải quyết những vấn đề nảy sinh trong cuộc sống.

Nhiệm vụ mới đối với giáo dục là cần phải phát triển năng lực tư duy, năng
lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo của học sinh trong dạy học. Do vậy công
tác kiểm tra đánh giá theo hướng tiếp cận năng lực là một việc làm hết sức cần thiết
và là đòn bẩy để thúc đẩy quá trình dạy học tiếp cận năng lực được tốt hơn.
Hiện nay, ở các trường THPT chỉ quan tâm đến đánh giá kết thúc, coi trọng
kiến thức ghi nhớ hơn là rèn kĩ năng và năng lực học sinh. Giáo viên gần như chỉ
quan tâm đến kết quả kiểm tra trong xếp loại học lực của học sinh mà chưa quan
tâm nhiều đến đánh giá quá trình học tập của học sinh để phân loại và định hướng
việc đổi mới phương pháp dạy của giáo viên và phương pháp học của học sinh.
Đối với Vật lí là một bộ môn Khoa học thực nghiệm nên các kiến thức vật lí
gắn liền với thực tiễn. Do vậy nếu vận dụng tốt phương pháp dạy học giải quyết
vấn đề trong dạy học Vật lí sẽ nâng cao năng lực cho HS. Giúp HS có thể phát hiện
8


và giải quyết các vấn đề trong quá trình học tập và ứng dụng kiến thức để giải
quyết các vấn đề trong thực tiễn cuộc sống. Với những ưu thế đó, phương pháp dạy
học giải quyết vấn đề được giáo viên áp dụng rộng rãi trong dạy Vật lí phổ thông
tuy nhiên việc đánh giá năng lực giải quyết vấn đề của HS lại chưa được giáo viên
quan tâm đúng mức.
Từ những lí do trên, tôi đã chọn đề tài nghiên cứu: “Đánh giá năng lực
giải quyết vấn đề của học sinh trong dạy học chương “Chất khí” Vật lí 10
trung học phổ thông.
Kết quả nghiên cứu chính của đề tài đã được đăng trên tạp chí với bài viết
Nguyễn Bảo Hoàng Thanh, Đặng Quang Hiển (2017), "Xây dựng quy trình và bộ
công cụ đánh giá năng lực giải quyết vấn đề của học sinh trong dạy học Vật lí", Tạp chí
Khoa học và Công nghệ Đại học Đà Nẵng, Số 8 (117).2017, tr. 15-19.
2. Mục tiêu của đề tài
Vận dụng lí luận về kiểm tra, đánh giá kết quả học tập theo định hướng phát
triển năng lực của HS để thiết kế công cụ và đề xuất quy trình tổ chức đánh giá năng

lực giải quyết vấn đề của HS trong dạy học chương “Chất khí” Vật lí 10 THPT.

Demo
- Select.Pdf SDK
3. Giả thuyết
khoaVersion
học
Nếu thiết kế được các công cụ và đề xuất được quy trình đánh giá năng lực
giải quyết vấn đề của học sinh trong dạy học chương “Chất khí” Vật lí 10 phù hợp
thì sẽ cung cấp được những thông tin phản hồi về NL GQVĐ của HS giúp giáo viên
điều chỉnh PPDH từ đó phát triển NL giải quyết vấn đề và nâng cao chất lượng dạy
học môn Vật lí cho HS THPT.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở lý luận cơ bản về KTĐG KQHT của HS, chú trọng
nghiên cứu cơ sở lí luận về ĐG KQHT theo định hướng phát triển NL học sinh và
ĐG NL GQVĐ của HS trong DHVL THPT.
- Tìm hiểu một số phương pháp và kỹ thuật ĐG dựa trên NL HS.
- Tìm hiểu thực trạng ĐG năng lực GQVĐ của HS trong DHVL ở một số
trường THPT hiện nay.
- Tìm hiểu mục tiêu dạy và nội dung DH chương "Chất khí" Vật lí 10.
9


- Xác định các thành tố năng lực GQVĐ, xác định các tiêu chí và thang đo
năng lực nhằm xác nhận năng lực GQVĐ của học sinh trong DHVL.
- Thiết kế các công cụ và đề xuất quy trình ĐG năng lực GQVĐ của HS
trong DH chương "Chất khí" Vật lí 10.
- Tiến hành TN sư phạm nhằm kiểm định giả thuyết khoa học và ĐG tính
khả thi, hiệu quả của các kết luận được rút ra từ luận văn.
5. Đối tượng nghiên cứu

Hoạt động kiểm tra đánh giá năng lực giải quyết vấn đề trong môn Vật lí của
học sinh lớp 10 THPT.
6. Phạm vi nghiên cứu
- Về kiến thức: Kiểm tra đánh giá năng lực giải quyết vấn đề của học sinh
trong dạy học chương “ Chất khí” Vật lí lớp 10, ban cơ bản.
- Về địa bàn: Thực nghiệm sư phạm ở trường THPT số 1 An Nhơn, thị xã
An Nhơn, tỉnh Bình Định.
7. Phương pháp nghiên cứu đề tài
- Phương pháp nghiên cứu lý luận: Tìm hiểu, nghiên cứu các tài liệu về

Demo
Version
Select.Pdf
các nội dung
có liên
quan đến- đề
tài luận vănSDK
nhằm hệ thống hoá những cơ sở lý
luận về ĐG năng lực GQVĐ của HS trong DH chương "Chất khí" Vật lí 10.
- Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Khảo sát thực trạng về ĐG năng lực
GQVĐ của HS trong DHVL THPT.
- Phương pháp thực nghiệm sư phạm: Tổ chức TN sư phạm các nội dung
đã đề xuất trong luận văn nhằm kiểm nghiệm tính khả thi của đề tài. Dùng PP thống
kê toán học để xử lý các số liệu thu được từ TN.
- Phương pháp case- study: Quan sát, theo dõi sự tiến bộ của một số trường
hợp điển hình trong quá trình TNSP để rút ra kết luận về tính khả thi của đề tài.
8. Dự kiến đóng góp mới của đề tài
8.1. Về lí luận
Góp phần làm phong phú thêm cơ sở lí luận về đánh giá năng lực giải quyết
vấn đề trong dạy học Vật lí.


10


8.2. Về thực tiễn
- Phân tích, đánh giá thực trạng của việc kiểm tra, đánh giá năng lực giải
quyết vấn đề cho học sinh trong dạy học Vật lí.
- Xây dựng được công cụ đánh giá, thiết kế quy trình và kỹ thuật đánh giá
năng lực giải quyết vấn đề của học sinh trong dạy học chương “Chất khí”, Vật lí 10;
nội dung luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho GV và HS trong quá trình
DHVL ở THPT .
9. Cấu trúc của luận văn
PHẦN MỞ ĐẦU
PHẦN NỘI DUNG
Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn của đánh giá năng lực giải quyết vấn đề
của học sinh trong dạy học Vật lí.
Chương 2: Đánh giá năng lực giải quyết vấn đề của học sinh trong dạy học
chương “Chất khí” Vật lí 10, ban cơ bản.
Chương 3: Thực nghiệm sư phạm
PHẦN KẾT LUẬN

Version
- Select.Pdf SDK
TÀIDemo
LIỆU THAM
KHẢO
PHỤ LỤC

11




×