Tải bản đầy đủ (.pdf) (14 trang)

Tổ chức dạy học một số kiến thức chương “mắt các dụng cụ quang” vật lý 11 nâng cao THPT theo phương pháp dựa trên vấn đề với sự hỗ trợ của bản đồ tư duy (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.47 MB, 14 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

VÕ HOÀNG DIỄM

TỔ CHỨC DẠY HỌC MỘT SỐ KIENS THỨC CHƯƠNG
“MẮT. CÁC DỤNG CỤ QUANG” VẬT LÍ 11 NÂNG CAO
THPT THEO PHƯƠNG PHÁP DỰA TRÊN VẤN ĐỀ VỚI
SỰ HỖ TRỢ CỦA BẢN ĐỒ TƯ DUY
Demo Version - Select.Pdf SDK
Chuyên ngành: LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC MÔN VẬT LÝ

Mã số: 60140111

LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. TRẦN ĐỨC VƯỢNG

Huế, năm 2014

i


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các
số liệu và kết quả nghiên cứu ghi trong luận văn là trung thực, được các
đồng tác giả cho phép sử dụng và chưa từng công bố trong bất kì một
công trình nào khác.


Huế, ngày 20 tháng 10 năm 2014
Tác giả luận văn

Demo Version - Select.Pdf SDK

Võ Hoàng Diễm

ii


Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, Phòng Đào tạo Sau
Đại học, Ban Chủ nhiệm, quý Thầy, Cô giáo khoa Vật lý trường Đại học
Sư phạm - Đại học Huế và quý Thầy, Cô giáo trực tiếp giảng dạy, giúp
đỡ tác giả trong suốt quá trình học tập.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, quý Thầy, Cô giáo tổ
Vật lý Trường trung học phổ thông Trưng Vương, tỉnh Bình Định, đã
nhiệt tình giúp đỡ, trao đổi và tạo điều kiện thuận lợi cho tác giả trong
quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài.
Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến giáo viên hướng
dẫn TS. Trần Đức Vượng - người trực tiếp hướng dẫn khoa học cho tác

Demo Version - Select.Pdf SDK

giả trong suốt quá trình hình thành và hoàn chỉnh luận văn.
Cuối cùng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đối với gia đình, người
thân và bạn bè đã giúp đỡ, động viên tác giả hoàn thành luận văn này.
Huế, ngày 20 tháng 10 năm 2014
Tác giả luận văn

Võ Hoàng Diễm


iii
iii


MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa ............................................................................................................... i
Lời cam đoan ...............................................................................................................ii
Lời cảm ơn ................................................................................................................ iii
Mục lục ........................................................................................................................1
Danh mục các chữ viết tắt trong luận văn ...................................................................4
Danh mục các bảng biểu, biểu đồ, đồ thị, hình vẽ ......................................................5
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................6
1. Lí do chọn đề tài ......................................................................................................6
2. Mục tiêu của đề tài ..................................................................................................7
3. Giả thuyết khoa học ................................................................................................7
4. Nhiệm vụ nghiên cứu ..............................................................................................7
5. Đối tượng nghiên cứu..............................................................................................8
6. Phạm vi nghiên cứu .................................................................................................8
7. Lịch sử nghiên cứu ..................................................................................................8

Demo
Version
- Select.Pdf
SDK
8. Phương pháp
nghiên
cứu đề tài
.............................................................................

10
9. Đóng góp của đề tài...............................................................................................11
10. Cấu trúc luận văn ................................................................................................11
NỘI DUNG ..............................................................................................................12
Chương 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC TỔ CHỨC
DẠY HỌC DỰA VẤN ĐỀ VỚI SỰ HỖ TRỢ CỦA BẢN ĐỒ TƯ DUY ..........12
1.1. Dạy học dựa trên vấn đề (Problem - based learning viết tắt PBL) ....................12
1.1.1. Khái niệm ........................................................................................................12
1.1.2. Những đặc trưng cơ bản của phương pháp dạy học dựa trên vấn đề ..............13
1.1.3. Các giai đoạn (các pha) của dạy học DTVĐ ...................................................15
1.1.4. Các mức độ trong dạy học DTVĐ .................................................................16
1.1.5. Phân biệt phương pháp dạy học DTVĐ với các phương pháp dạy học khác .17
1.1.6. Ưu nhược điểm của DH DTVĐ ......................................................................18
1.2. Bản đồ tư duy ....................................................................................................19
1.2.1. Khái niệm BĐTD ............................................................................................19
1


1.2.2. Đặc điểm của BĐTD .......................................................................................20
1.2.3. Phân loại BĐTD ..............................................................................................21
1.2.4. Vai trò của BĐTD trong dạy học ....................................................................22
1.3. Sử dụng BĐTD hỗ trợ dạy học DTVĐ ..............................................................23
1.3.1. Nguyên tắc sử dụng BĐTD hỗ trợ dạy học DTVĐ ........................................23
1.3.2. Quy trình xây dựng và sử dụng BĐTD hỗ trợ dạy học DTVĐ.......................24
1.3.3.Tiêu chuẩn đánh giá kết quả học tập ................................................................25
1.4. Thực trạng của việc DH DTVĐ với sự hỗ trợ của BĐTD .................................27
1.5. Kết luận chương 1 ..............................................................................................28
Chương 2. XÂY DỰNG TIẾN TRÌNH DẠY HỌC MỘT SỐ KIẾN THỨC
CHƯƠNG "MẮT. CÁC DỤNG CỤ QUANG" VẬT LÝ 11 NÂNG CAO THPT
THEO PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC DỰA TRÊN VẤN ĐỀ VỚI SỰ HỖ TRỢ

CỦA BẢN ĐỒ TƯ DUY ...........................................................................................30
2.1. Đặc điểm của chương “Mắt. Các dụng cụ quang” Vật lý 11 nâng cao THPT .......30
2.2. Mức độ cần đạt được về kiến thức, kỹ năng, thái độ .........................................30
2.2.1.Mức độ cần đạt về kiến thức ............................................................................30

Demo
Version
- Select.Pdf
SDK
2.2.2. Mức độ
cần đạt
về kĩ năng
.............................................................................31
2.2.3. Mức độ cần đạt về thái độ ..............................................................................32
2.3. Tổ chức dạy học DTVĐ với sự hỗ trợ BĐTD ...................................................34
2.3.1. Quy trình tổ chức dạy học DTVĐ với sự hỗ trợ của BĐTD ...........................34
2.3.2. Quy trình thiết kế bài dạy học DTVĐ với sự hỗ trợ của BĐTD .....................35
2.4. Thiết kế bài dạy học theo hướng tổ chức dạy học DTVĐ chương “Mắt. Các
dụng cụ quang” Vật lý 11 với sự hỗ trợ của BĐTD ................................................38
2.4.1. Kế hoạch chi tiết tiến trình dạy học DTVĐ chương “Mắt. Các dụng cụ quang” .....38
2.4.3. Giáo án tổ chức HĐDH chương “ Mắt . Các dụng cụ quang” theo DTVĐ với
hỗ trợ của BĐTD .......................................................................................................40
2.5. Kết luận chương 2 ..............................................................................................52
Chương 3. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM ..............................................................54
3.1. Mục đích và nhiệm vụ của thực nghiệm sư phạm .............................................54
3.1.1. Mục đích thực nghiệm sư phạm ......................................................................54
3.1.2. Nhiệm vụ thực nghiệm sư phạm .....................................................................54

2



3.2. Đối tượng của thực nghiệm sư phạm .................................................................55
3.3. Phương pháp thực nghiệm sư phạm ...................................................................55
3.3.1. Chọn mẫu thực nghiệm sư phạm ....................................................................55
3.3.2. Phương pháp tiến hành thực nghiệm...............................................................55
3.3.3. Các bài kiểm tra ..............................................................................................55
3.4. Kết quả thực nghiệm sư phạm............................................................................56
3.4.1. Nhận xét về tiến trình dạy học ........................................................................56
3.4.2. Đánh giá kết quả thực nghiệm sư phạm ..........................................................58
3.5. Kết luận chương 3 ..............................................................................................63
KẾT LUẬN ..............................................................................................................65
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................67
PHỤ LỤC

Demo Version - Select.Pdf SDK

3


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN
Viết đầy đủ

Viết tắt
CHĐH

Câu hỏi định hướng

ĐC

Đối chứng


DTVĐ

Dựa trên vấn đề

GV

Giáo viên

HĐDH

Hoạt động dạy học

HS

Học sinh

NC

Nâng cao

PBL

Problem-based learning

PPDH

Phương pháp dạy học

QTDH


Quá trình dạy học

SGK

Sách giáo khoa

THPT

Trung học phổ thông

TNSP

Thực nghiệm sư phạm

Demo Version - Select.Pdf SDK

4


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU, BIỂU ĐỒ, ĐỒ THỊ HÌNH VẼ
Trang
Bảng 2.1. Bảng phân biệt đặc điểm các loại mắt bị tật khúc xạ và mắt bình thường ......51
Bảng 3.1. Bảng số liệu HS được làm chọn mẫu TN .................................................55
Bảng 3.2. Bảng thống kê điểm số (Xi) của bài kiểm tra ...........................................59
Bảng 3.3. Bảng phân phối tần suất ...........................................................................59
Bảng 3.4. Bảng phân phối tần suất luỹ tích ..............................................................60
Bảng 3.5. Bảng phân loại theo học lực .....................................................................61
Bảng 3.6. Bảng tổng hợp các tham số thống kê ........................................................61
Biểu đồ 3.1. Biểu đồ phân bố điểm của hai nhóm ....................................................59

Biểu đồ 3.2. Phân loại theo học lực của hai nhóm ....................................................61
Đồ thị 3.1. Đồ thị phân phối tần suất của hai nhóm ..................................................60
Đồ thị 3.2. Đồ thị phân phố tần suất lũy tích ............................................................60
Hình 1.1. Đặc điểm của một BĐTD..........................................................................21
Hình 2.1. Sơ đồ cấu trúc chương “Mắt. Các dụng cụ quang” Vật lý 11 nâng cao ...30
- Select.Pdf
SDK
Hình 2.2. SơDemo
đồ quy Version
trình tổ chức
dạy học DTVĐ
với sự hỗ trợ của BĐTD ...........34
Hình 2.3. BDTD chuyển giao vấn đề ........................................................................42
Hình 2.4. BĐTD phân tích nguyên nhân về khả năng nhìn ......................................43
Hình 2.5. BĐTD phân tích yếu tố ảnh hưởng khả năng nhìn ...................................43
Hình 2.6. Các giải pháp .............................................................................................45
Hình 2.7. Cấu tạo mắt. ..............................................................................................46
Hình 2.8. Các tật của mắt. .........................................................................................46
Hình 2.9. Thấu kính mỏng ........................................................................................47
Hình 2.10. Hình ảnh các loại thấu kính.....................................................................47
Hình 2.11. Đường truyền của tia sáng qua thấu kính................................................48
Hình 2.12. Hình mô tả hệ ghép đồng trục, cách quãng. ............................................49
Hình 2.13. Giải pháp giải quyết vấn đề..................................................................... 52

5


MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Trong bối cảnh thế giới có nhiều chuyển biến mạnh mẽ và phức tạp cùng với

sự phát triển như vũ bão của công nghệ thông tin, kinh tế tri thức tác động trực tiếp
đến sự phát triển của giáo dục các nước trên thế giới. Ở nước ta, quá trình toàn cầu
hóa và hội nhập quốc tế đang diễn ra mạnh mẽ thuận lợi cho việc tiếp cận nguồn tri
thức mới, mô hình giáo dục hiện đại. Song cũng đặt ra những thách thức to lớn về
mặt chất lượng và hiệu quả giáo dục để đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội
của nước ta.
Trước những yêu cầu và thách thức đó, đòi hỏi giáo dục nước ta phải không
ngừng đổi mới mà cốt lõi đổi mới phương pháp giáo dục trở thành vấn đề cấp thiết
hơn bao giờ hết.
Nghị quyết Đại hội đại biểu lần IX của Đảng chỉ rõ: “Đổi mới phương pháp
dạy và học, phát huy tư duy sáng tạo và năng lực tự đào tạo của người học, coi
trọng thực hành, thực nghiệm, ngoại khóa, làm chủ kiến thức, tránh nhồi nhét, học

Demo Version - Select.Pdf SDK
vẹt, học chay”[3].
Quyết định số 16/2006/QĐ - BGDĐT ngày 5/5/2006 của Bộ trưởng Bộ Giáo
dục và Đào tạo cũng đã nêu rõ: “Phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động,
sáng tạo của học sinh (HS); phù hợp với đặc trưng môn học, đặc điểm đối tượng
HS, điều kiện của từng lớp học; bồi dưỡng cho HS phương pháp tự học, khả năng
hợp tác; rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm,
đem lại niềm vui, hứng thú và trách nhiệm học tập cho HS”[1].
Vật lý là môn học thú vị có nhiều kiến thức liên quan đến thực tế, đòi hỏi
người học không chỉ nắm vững lý thuyết, giải bài tập mà còn phải có kỹ năng thực
hành và kỹ năng ứng dụng trong cuộc sống và khoa học kỹ thuật. Để học sinh học
tốt môn học này, đòi hỏi người giáo viên phải chọn phương pháp và phương tiện
dạy học phù hợp gây hứng thú cho học sinh, phát huy tính sáng tạo, khả năng ghi
nhớ kiến thức khoa học đồng thời đáp ứng được những yêu cầu môn học. Một trong
những phương pháp dạy học (PPDH) và phương tiện mới có thể đáp ứng được các
yêu cầu trên đó là PPDH dựa trên vấn đề (DTVĐ) kết hợp bản đồ tư duy (BĐTD).
6



Dạy học DTVĐ là hoạt động học tập trong bối cảnh thực tiễn nhằm cung
cấp kỹ năng giải quyết vấn đề (GQVĐ), tăng cường năng lực tự học và khả năng
làm việc nhóm, là phương pháp học tập trong đó các vấn đề có liên quan đến thực
tiễn được lựa chọn cẩn thận và được sử dụng làm nền tảng cho chương trình học.
Hơn nữa, dạy học DTVĐ là PPDH nhằm giúp người học tiếp nhận tri thức và kỹ
năng thông qua một quá trình học - hỏi được thiết kế dựa trên những câu hỏi, những
vấn đề, và những nhiệm vụ thực tiễn được xây dựng cẩn thận.
Chương “Mắt. Các dụng cụ quang” Vật lý 11 nâng cao trung học phổ thông
(THPT) là chương có nhiều kiến thức thực tế có thể vận dụng được phương pháp
dạy học DTVĐ kết hợp với bản đồ tư duy một cách khoa học, hợp lí, sẽ nâng cao
hiệu quả dạy học, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho HS, phát huy tính tích
cực, năng lực sáng tạo của HS thể đáp ứng được mục tiêu dạy học.
Từ những lí do trên, tôi đã chọn đề tài: “Tổ chức dạy học một số kiến thức
chương “Mắt. Các dụng cụ quang” Vật lý 11 nâng cao THPT theo phương pháp
dựa trên vấn đề với sự hỗ trợ của bản đồ tư duy” làm đề tài nghiên cứu cho luận
văn của mình.

Version - Select.Pdf SDK
2. Mục tiêu Demo
của đề tài
Xây dựng được tiến trình tổ chức dạy học DTVĐ với sự hỗ trợ của BĐTD và
vận dụng vào dạy học một số kiến thức chương “Mắt. Các dụng cụ quang học” Vật
lý 11 nâng cao.
3. Giả thuyết khoa học
Nếu xây dựng được tiến trình tổ chức dạy học DTVĐ với sự hỗ trợ của
BĐTD và vận dụng nó vào quá trình dạy học thì sẽ phát huy được tính tích cực, chủ
động của HS, qua đó góp phần nâng cao hiệu quả dạy học Vật lý ở trường THPT.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu

- Nghiên cứu cơ sở lí luận và thực tiễn của việc dạy học DTVĐ với sự hỗ trợ
của BĐTD.
- Nghiên cứu đặc điểm chương“Mắt. Các dụng cụ quang” Vật lý 11 nâng cao.
- Nghiên cứu, xây dựng BĐTD chương“Mắt. Các dụng cụ quang” Vật lý 11 nâng cao.
- Xây dựng tiến trình dạy học một số kiến thức chương “Mắt. Các dụng cụ
quang” theo hướng DH DTVĐ với sự hỗ trợ của BĐTD.

7


- Tiến hành thực nghiệm sư phạm (TNSP) nhằm đánh giá giả thuyết khoa
học của đề tài.
5. Đối tượng nghiên cứu
Hoạt động dạy và học Vật lý ở trường phổ thông theo hướng tổ chức dạy học
DTVĐ với sự hỗ trợ của BĐTD.
6. Phạm vi nghiên cứu
Chương “Mắt. Các dụng cụ quang” Vật lý lớp 11 Nâng cao.
7. Lịch sử nghiên cứu
Qua quá trình tìm hiểu những thông tin khoa học có liên quan đến lĩnh vực
nghiên cứu của đề tài, chúng tôi nhận thấy:
Trong xu thế đổi mới phương pháp giảng dạy theo hướng lấy người học làm
trung tâm, phương pháp dạy học DTVĐ đang được các nền giáo dục ở nhiều nước
quan tâm nghiên cứu và ứng dụng. Phương pháp này lần đầu tiên được Howard
Barrows đề nghị và sử dụng tại trường Đại học Y khoa McMaster - Canada vào
những năm 60 của thế kỷ XX, sau đó được phát triển nhanh chóng tại Trường Đại
học Maastricht - Hà Lan và dần được phổ biến khắp nơi trên thế giới với tư cách là

Demo
SDKcứu và tỏ ra rất hiệu quả [28]. Có
một PPDH kích

thíchVersion
người học- Select.Pdf
tự tìm tòi, nghiên
thể kể đến như:
 Tại Malaysia, mô hình học tập DTVĐ trong toán học phổ thông được áp
dụng đầu tiên tại Seameo Recsam (2008). Sau đó, nhiều trường đại học ở Malaysia
đã bắt đầu thực hiện dạy học DTVĐ trong chương trình giảng dạy của họ như một
nỗ lực để nâng cao chất lượng giáo dục như: trường đại học Tun Hussein Onn
Malaysia, trường đại học Malaysia, v.v…[28].
 Ở Mỹ, hơn 80% các trường y tế có hình thức học tập dựa trên vấn đề trong
chương trình đào tạo của họ như : đại học Missuri School Of Medicine, đại học
Melirich. Năm 1998, trường y khoa Western University of Health Sciences mở cao
đẳng thú y với chương trình giảng dạy hoàn toàn dựa vào PBL. Năm 2004, đại học
Lake Erie College of Osteopathic Medicine thành lập cơ sở chi nhánh tại Bradenton
(Bang Florida) đào tạo hoàn toàn dựa vào PBL [28].
 Năm 2002, Đại học Gadjah Mada của Yogyakarta, In-đô-nê-xi-a bắt đầu
cung cấp một chương trình Y tế quốc tế dựa vào học tập DTVĐ [28].
8


Bắt đầu từ các trường đại học y khoa, dạy học DTVĐ dần được ứng dụng
sang rất nhiều ngành học khác. Ở Việt Nam, rất nhiều trường Đại học, nhất là các
trường đại học y khoa đã áp dụng phương pháp này vào giảng dạy cho sinh viên
như: trường Đại học Y tế cộng đồng, đại học Y Hà Nội… và đang được triển khai ở
các trường đại học khác như: Đại học thủy sản Nha trang, khoa Du lịch và khách
sạn ở trường Đại học kinh tế quốc dân... Các trường đại học khác cũng đang tìm
hiểu và có những bài tham luận, nói về phương pháp này như: Đại học An giang,
Đại học Bách khoa Thành phố Hồ Chí Minh v.v….
Phương pháp này còn được đưa vào nhiều đề tài luận văn thạc sĩ như: đề tài
“Phương pháp dạy học dựa trên vấn đề (PBL) và vận dụng vào thiết kế, giảng dạy

chương “ Mắt và các dụng cụ quang học” Vật lý 11 Nâng cao” của tác giả Nguyễn
Thị Thu Thủy ; đề tài" Tổ chức hoạt động dạy học dựa trên vấn đề chương " Khúc
xạ ánh sáng" Vật lý 11 THPT với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin" của tác giả
Huỳnh Nguyễn Hương Giang, Đại học sư phạm Huế, đề tài “Tổ chức hoạt động dạy
học dựa trên vấn đề (PBL) chương “Chất khí” Vật lý 10 nâng cao THPT” của tác
giả Đặng Văn Quy Đại học sư phạm Huế.

Demo
Version
- Select.Pdf
Bên cạnh
đó BĐTD
được
nghiên cứu vàSDK
đưa vào sử dụng chủ yếu trong lĩnh
vực kinh doanh vào những năm đầu của thế kỉ XXI. Đến năm 2006, vấn đề ứng
dụng BĐTD trong dạy học mới thực sự được chú ý khi dự án “Ứng dụng công cụ
phát triển tư duy - BĐTD” của nhóm Tư duy mới (New Thinking Group - NTG),
Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) được triển khai thực hiện. Dự án đã cung cấp
công cụ phát triển tư duy cho hơn 150 sinh viên là thành viên 11 câu lạc bộ của các
Trường, Khoa thuộc ĐHQGHN. Các đề tài nghiên cứu khoa học như đề tài“Ứng
dụng BĐTD trong dạy học nhóm” của tác giả Nguyễn Thị Hiền, Khoa sư phạm,
ĐHQGHN, đề tài “Ứng dụng Sơ đồ tư duy nâng cao hiệu quả dạy học tiếng Anh ”
của tác giả Nguyễn Đặng Nguyệt Hương, Phạm Thu Liên, Đại học Sư phạm Hà
Nội, đã đề cập đến việc ứng dụng BĐTD và ý nghĩa của nó trong dạy học. Năm
2007 tại hội thảo “Ứng dụng CNTT vào đào tạo GV tiểu học và dạy học ở tiểu học
Khoa giáo dục tiểu học, ĐHSPTPHCM” thạc sĩ Trương Tinh Hà đã thực hiện
chuyên đề “Giảng dạy và học tập với công cụ bản đồ tư duy”. Chuyên đề đã trình
bày một cách khái quát các vấn đề liên quan đến sử dụng BĐTD trong dạy học.


9


Thực tế lí thuyết về BĐTD cũng đã được nhiều GV quan tâm tìm hiểu song
việc vận dụng vào quá trình dạy học mới chỉ là những bước đầu ở một số môn xã hội.
Đối với môn Vật lý, vấn đề sử dụng BĐTD vào quá trình dạy học là khá mới mẽ, đề
tài nghiên cứu còn rất ít và hạn chế. Luận văn thạc sĩ “Tổ chức hoạt động dạy học với
sự hỗ trợ của BĐTD chương dòng điện trong các môi trường Vật lý 11 nâng cao”
của tác giả Phan Công Thám, “Nghiên cứu tổ chức hoạt động nhận thức cho HS
trong dạy học phần Cơ học Vật lý 10 nâng cao với sự hỗ trợ của Mind Map và máy vi
tính” của tác giả Lê Thị Kiều Oanh,Đại học sư phạm Huế đã xây dựng được quy
trình tổ chức hoạt động nhận thức mới với sự hỗ trợ của BĐTD. Luận văn “Vận dụng
phương pháp dạy học giải quyết vấn đề trong dạy học chương “chất khí” Vật lý 10
với sự hỗ trợ của sơ đồ tư duy” của tác giả Võ Quang Danh, Đai học sư phạm Huế.
Luận văn “Tổ chức hoạt động nhận thức trong dạy học giải bài tập Vật lý chương
“Động học chất điểm” và “Động lực học chất điểm" 10 nâng cao với sự hỗ trợ của
Mind Map” của tác giả Lê Thị Hà, Đại học sư phạm Huế đã xây dựng được quy trình
tổ chức hoạt động nhận thức trong dạy học giải bài tập. Như vậy, cho đến nay, chưa
có đề tài nào tập trung nghiên cứu sử dụng BĐTD trong dạy học DTVĐ.

Demo
Version
- Select.Pdf
SDK
8. Phương pháp
nghiên
cứu đề
tài
• Phương pháp nghiên cứu lí thuyết
- Nghiên cứu luật Giáo dục, văn kiện của Đảng, tạp chí Giáo dục, các tài liệu

về lí luận dạy học, PPDH Vật lý,...
- Nghiên cứu tài liệu về dạy học DTVĐ với sự hỗ trợ của BĐTD chương
"Mắt. Các dụng cụ quang" Vật lý 11 nâng cao.
- Nghiên cứu nội dung, chương trình SGK Vật lý 11 chương "Mắt. Các dụng
cụ quang" Vật lý 11 nâng cao.
• Phương pháp điều tra, khảo sát thực tiễn.
• Phương pháp TNSP
- Dạy thực nghiệm
- Quan sát, kiểm tra đánh giá hoạt động học của HS trong giờ học
• Phương pháp thống kê toán học
- Xử lí các số liệu thống kê thu được từ phiếu điều tra và các kết quả TNSP

10


9. Đóng góp của đề tài
- Xây dựng được tiến trình học tập theo phương pháp dạy học DTVĐ với sự
hỗ trợ của bản đồ tư duy đối với chương “Mắt. Các dụng cụ quang”- Vật lý11 nâng
cao THPT.
- Bổ sung làm phong phú thêm cơ sở lí luận về phương pháp dạy học DTVĐ
và có thể làm tài liệu tham khảo cho các GV THPT, sinh viên các trường đại học và
cao đẳng sư phạm, góp phần đổi mới PPDH lấy HS làm trung tâm, phát huy năng
lực của HS, giúp HS có hứng thú trong học tập, biết áp dụng kiến thức vào giải
quyết các vấn đề thực tiễn.
10. Cấu trúc luận văn
Mở đầu
1. Lí do chọn đề tài
2. Mục tiêu nghiên cứu
3. Giả thuyết khoa học
4. Nhiệm vụ nghiên cứu

5. Đối tượng nghiên cứu

Demo
Version
6. Phạm
vi nghiên
cứu - Select.Pdf SDK
7. Lịch sử nghiên cứu
8. Phương pháp nghiên cứu
9. Đóng góp của đề tài
10. Cấu trúc luận văn
Nội dung
Chương 1. Cơ sở lí luận và thực tiễn của việc tổ chức dạy học dựa trên vấn
đề với sự hỗ trợ của bản đồ tư duy.
Chương 2. Xây dựng tiến trình dạy học một số kiến thức chương"Mắt. Các
dụng cụ quang" Vật lý 11 nâng cao theo phương pháp dạy học DTVĐ với sự hỗ trợ
của bản đồ tư duy.
Chương 3: Thực nghiệm sư phạm.
Kết luận
Tài liệu tham khảo
Phụ lục

11



×