Tải bản đầy đủ (.doc) (43 trang)

Tầm Nhìn, Mục Tiêu Và Các Chiến Lược Phát Triển Tỉnh cơ Bản Để Long An Phát Triển Bền Vững

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.14 MB, 43 trang )

Nghiên cứu Quy hoạch Tổng thể tỉnh Long An (LAPIDES)
DỰ THẢO BÁO CÁO CUỐI KỲ
Phần II: Các Chiến lược và Dự án

4.

TẦM NHÌN, MỤC TIÊU VÀ CÁC CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN
TỈNHCƠ BẢN ĐỂ LONG AN PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG

4.1

Tác động của tiến trình phát triển kinh tế trong và ngoài nước tới nền kinh
tế của tỉnh

5.

Bối cảnh quốc tế và vùng
6.

Triển vọng kinh tế thế giới1

4.1
Các dự báo kinh tế vĩ mô mới nhất của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đưa ra cái nhìn
lạc quan hơn về tình trạng nền kinh tế thế giới trong những năm gần đây, kể từ năm 2008
khi kinh tế thế giới bắt đầu suy thoái. Tăng trưởng kinh tế toàn cầu dự báo sẽ đạt mức
4,5%/năm trong năm 2010, tăng nhẹ so với dự báo trước đó, với sự tăng trưởng nhanh
5% trong quý I năm 2010. Tăng trưởng kinh tế dự kiến sẽ cao hơn dự báo ở hầu hết các
nước như Hoa Kỳ, Châu Âu, Nhật Bản, Braxin và Ấn Độ. Kết quả này là do sự tăng
trưởng mạnh của sản xuất công nghiệp, thương mại và nhu cầu cá nhân. Kết quả này
phản ánh sự hồi phục chậm nhưng vững chắc của hầu hết các nền kinh tế phát triển và
sự tăng trưởng mạnh mẽ của các nước mới nổi và đang phát triển. Các chỉ tiêu mới nhất


cho thấy có sự suy giảm của cầu nhưng cũng còn quá sớm để có thể đánh giá quy mô
giảm này. Tuy nhiên, các dự báo cho năm 2011 vẫn duy trì ở mức 4,25%.
4.2
Như vẫn thường thấy, tỷ lệ tăng trưởng của thế giới cho thấy sự chênh lệch rất
lớn giữa và trong phạm vi các nền kinh tế phát triển, mới nổi và đang phát triển. Dự báo
tăng trưởng của các nước phát triển là 2,6% năm 2010 và 2,4% cho năm 2011. Dự báo
tăng trưởng của các nước mới nổi và đang phát triển cao hơn nhiều – dự kiến đạt 6,8%
năm 2010 và 6,4% năm 2011.
4.3
Các dự báo tăng trưởng chung của các nền kinh tế mới nổi và đang phát triển
đều cao nhưng có sự đa dạng đáng kể giữa các nền kinh tế này. Các nền kinh tế mới nổi
chính ở Châu Á và Châu Mỹ La -tinh tiếp tục dẫn đầu công cuộc phục hồi kinh tế. Trong
bối cảnh có những ảnh hưởng nhất định của cuộc biến động về tài chính năm 2009 đối
với khu vực đồng Euro cũng như đối với giá cả hàng hóa, triển vọng tăng trưởng vẫn rất
tích cực đối với nhiều quốc gia đang phát triển ở tiểu vùng sa mạc Châu Phi cũng như
đối với các nhà sản xuất hàng hóa ở tất cả các vùng. Thích ứng nhanh chóng với chính
sách và khung phát triển kinh tế mạnh hơn đang giúp nhiều nền kinh tế mới nổi đáp ứng
nhu cầu nội tại và hấp dẫn các luồng vốn đầu tư. Sự phục hồi mạnh mẽ trong thương
mại toàn cầu cũng hỗ trợ sự phục hồi của nhiều nền kinh tế mới nổi và đang phát triển.
4.4
Trước khi các vấn đề phát sinh ở Châu Âu, luồng vốn đổ vào các thị trường mới
nổi vẫn tăng đều đặn. Những sự kiện ở Châu Âu đã dẫn tới sự đảo chiều. Trong khi
những mối quan ngại về tài chính ở các quốc gia phát triển khiến các quốc gia mới nổi
hấp dẫn hơn, nhưng lo lắng về rủi ro cao hơn của các nhà đầu tư khiến họ thoái vốn đầu
tư, dẫn tới sự suy giảm các luồng vốn đầu tư và các thị trường mới nổi. Tuy nhiên, sự
đảo chiều này dự kiến chỉ là tạm thời và dự báo luồng vốn vẫn tiếp tục đổ vào các nước
có thị trường mới nổi.

1


Theo cập nhật Viễn cảnh Kinh tế Thế giới, 8/7/2010.

1


Nghiên cứu Quy hoạch Tổng thể tỉnh Long An (LAPIDES)
DỰ THẢO BÁO CÁO CUỐI KỲ
Phần II: Các Chiến lược và Dự án

7.

Triển vọng kinh tế khu vực Châu Á - Thái Bình Dương

4.5
Sự hồi phục mạnh mẽ của Châu Á từ khủng hoảng tài chính toàn cầu vẫn tiếp tục
diễn ra trong nửa đầu năm 2010 bất chấp tình trạng căng thẳng mới trên các thị trường
tài chính toàn cầu. Hoạt động kinh tế của khu vực vẫn được duy trì do sự phục hồi nhanh
trong xuất khẩu và nhu cầu của cá nhân trong nước cao. Xuất khẩu được đẩy mạnh nhờ
chu kỳ dự trữ toàn cầu cũng như dự trữ quốc nội và do sự phục hồi của nhu cầu tiêu
dùng ở các nền kinh tế phát triển. Nhu cầu cá nhân trong nước vẫn được duy trì với đà
tăng năm 2009 trong toàn khu vực mặc dù các chính sách kích cầu giảm cũng như sự
suy giảm của luồng vốn đầu tư và của giá trị tài sản sau khủng hoảng tài chính của khu
vực đồng Euro. Đặc biệt là vốn đầu tư cố định của khu vực tư nhân lại được tăng cường
trên cơ sở sử dụng năng lực tốt hơn và chi phí vốn vẫn còn tương đối thấp.
4.6
Trong bối cảnh đó, các dự báo tăng trưởng GDP của Châu Á đã được điều chỉnh
tăng cho năm 2010 từ 7% trong Triển vọng Kinh tế thế giới tháng 4 (WEO) lên 7,5%. Đối
với năm 2011, khi chu kỳ dự trữ đạt đỉnh và nhiều nước không áp dụng chính sách kích
cầu, tăng trưởng GDP của Châu Á dự kiến sẽ giảm nhẹ nhưng vẫn đạt tỷ lệ ổn định ở
mức 6,8% (xem Bảng 4.1.1). Tốc độ và động lực tăng trưởng vẫn có sự chênh lệch trong

vùng. Trung Quốc với sự hồi phục nhanh của xuất khẩu và sức bật của nhu cầu trong
nước, cho đến nay, nền kinh tế của Trung Quốc dự báo sẽ vẫn tăng trưởng với tỷ lệ
10,5%/năm trong năm 2010 trước khi giảm nhẹ xuống còn 9,5% vào năm 2011 khi tiếp
tục thực hiện các biện pháp để hạn chế tăng trưởng tín dụng và duy trì sự ổn định tài
chính. Đối với Ấn Độ, tăng trưởng dự kiến sẽ đạt mức 9,4% năm 2010 do lợi nhuận của
các công ty và điều kiện đầu tư thuận lợi, sau đó sẽ giảm đạt 8,5% năm 2011. Trong 5
nước ASEAN, năm 2009, Việt Nam đạt tăng trưởng GDP cao nhất và dự kiến sẽ tiếp tục
tăng trưởng ở mức 6,5% năm 2010 và 6,8% năm 2011.
Bảng 4.1.1 Dự báo tỷ lệ tăng trưởng GDP thực tế dự báo của Châu Á, 2010-2011 (%)
Nước/Năm
Châu Á
Nhật Bản
Úc
New Zealand
Các nền KT công nghiệp
mới châu Á
Đặc khu KT Hồng Kông
Hàn Quốc
Singapore
Đài Loan
Các nước đang phát
triển châu Á
Trung Quốc
Ấn Độ
ASEAN-5
Indonesia
Malaysia
Philippines
Thái Lan
Việt Nam


2009
3,5
-5,2
1,3
-1,6

2010
6,9
1,9
3,0
2,9

2011
7,0
2,0
3,5
3,2

-0,9

5,2

4,9

-2,7
0,2
-2,0
-1,9


5,0
4,5
5,7
6,5

4,4
5,0
5,3
4,8

6,6

8,7

8,7

8,7
5,7
1,7
4,5
-1,7
0,9
-2,3
5,3

10,0
8,8
5,4
6,0
4,7

3,6
5,5
6,0

9,9
8,4
5,6
6,2
5,0
4,0
5,5
6,5

Nguồn: Triển vọng Kinh tế thế giới

4.7
Các mối liên hệ tài chính trực tiếp của Châu Á tới các nền kinh tế thuộc khu vực
nhạy cảm nhất của đồng Euro tuy chưa nhiều song sự phục hồi chậm chạp của Châu Âu
có ảnh hưởng tới tăng trưởng toàn cầu cũng sẽ ảnh hưởng đến Châu Á qua các kênh

2


Nghiên cứu Quy hoạch Tổng thể tỉnh Long An (LAPIDES)
DỰ THẢO BÁO CÁO CUỐI KỲ
Phần II: Các Chiến lược và Dự án

thương mại và tài chính. Nhiều nền kinh tế Châu Á (đặc biệt là các nước công nghiệp
mới và các nước ASEAN) còn phụ thuộc nhiều vào nhu cầu bên ngoài và thị trường xuất
khẩu sang Châu Âu của các nước này ít nhất cũng tương đương với thị trường xuất khẩu

sang Mỹ. Tuy nhiên, trong trường hợp có cú sốc lớn về nhu cầu từ bên ngoài, nhu cầu
trong nước lớn ở một số nước Châu Á góp phần đảm bảo tăng trưởng bền vững của
vùng (Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia) sẽ là nền tảng của tăng trưởng. Các tác động lớn
của cuộc khủng hoảng tín dụng ở Châu Âu thành hiện thực thông qua nguồn vốn của
ngân hàng và tài chính của các công ty, đặc biệt là khi các ngân hàng và công ty ở các
nền kinh tế này phụ thuộc nhiều hơn vào nguồn tài chính ngoại tệ.

8. Triển vọng phát triển quốc gia2 và cải thiện vị thế ngày càng tăng của Việt Nam
trong khu vực
9.

Nền kinh tế Việt Nam
4.8
Chính trị trong nước: Đảng Cộng sản Việt Nam sẽ tổ chức đại hội vào năm
2011. Điều này cũng đồng nghĩa với việc sẽ có những thay đổi mạnh mẽ trong đội
ngũ lãnh đạo cấp cao của Đảng. Có thể thấy rằng vẫn tồn tại một số điểm bất đồng
trong Đảng, giữa nhóm ủng hộ cải cách và nhóm bảo thủ. Những điểm khác biệt
này sẽ thể hiện trong những vấn đề liên quan tới chính sách kinh tế, tự do báo chí
và quan hệ đối ngoại.
4.9
Quan hệ quốc tế: Việt Nam sẽ đóng vai trò trung tâm trong sự phát triển của khu
vực Đông Nam Á trong năm nay2010, đảm nhận chức vụ Chủ tịch Hiệp hội các Quốc gia
Đông Nam Á (ASEAN) trong từ tháng 1 năm 2010. Ưu tiên của Chính phủ trong năm nay
2010 với vai trò là Chủ tịch ASEAN là thúc đẩy hợp tác trong vùng. Chính phủ cũng quan
tâm đến việc tăng cường mối quan hệ láng giềng với Trung Quốc. Mặc dù nhiều vấn đề
nhạy cảm như tranh chấp chủ quyền về các hòn một số đảo đang tranh chấp ở biển
Đông khiến gia tăng căng thẳng ngoại giao nhưng nhìn chung mối quan hệ Việt – Trung
sẽ tiếp tục được tăng cường. Điều này dự kiến sẽ không làm tổn hại tới mối quan hệ giữa
Việt Nam và Hoa Kỳ; Chính phủ Việt Nam kỳ vọng sẽ tiếp tục thành công trong việc duy
trì mối cân bằng này. Chính phủ cũng sẽ tập trung vào phát triển các mối quan hệ thương

mại với các quốc gia khác nhất khi là thực hiện Hiệp định thương mại tự do (FTAs). Đã
có nhiều thảo luận về khả năng đàm phán Hiệp định thương mại tự do với Châu Âu và
Việt Nam gần đây đã bày tỏ mối quan tâm về việc gia nhập khối quan hệ đối tác xuyên
Thái Bình Dương, khối này cho đến nay bao gồm New Zealand, Singapore, Trung Quốc
và Brunei.
4.10
Xu hướng chính sách: Chính phủ tiếp tục theo đuổi thách thứcgiải quyết các
thách thức chính sách chính về kiềm chế lạm phát trong khi thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Trên phương diện kích thích nền kinh tế, Chính phủ đã kéo dài chương trình hỗ trợ lãi
suất trong năm 2010. Nhưng mức hỗ trợ đã được cắt giảm từ 4 % còn 2 % và chỉ áp
dụng đối với các khoản vay trung và dài hạn (năm 2009, áp dụng hỗ trợ cả với các khoản
vay ngắn hạn). Tuy nhiên, có mối quan ngại về tác động theo chiều hướng ngược lại của
các nỗ lực kích thích kinh tế đang thực hiện. Hỗ trợ lãi suất vay, kết hợp với tỷ lệ cho vay
chính thức khá thấp năm 2009 đã giúp các công ty đảm bảo được nguồn vốn lưu động
hiệu quả nhưng cũng dẫn đến tình trạng tăng nóng trên thị trường tín dụng trong nước,
làm tăng áp lực lạm phát. Ngoài ra, còn có mối quan ngại về việc nguồn vốn mà chính
phủ sử dụng để thực hiện các chương trình kích thích kinh tế (hầu hết là không phải từ

2

Dựa trên Triển vọng của Việt Nam, The Economist Intelligence Unit Ltd., 11/1/2010.

3


Nghiên cứu Quy hoạch Tổng thể tỉnh Long An (LAPIDES)
DỰ THẢO BÁO CÁO CUỐI KỲ
Phần II: Các Chiến lược và Dự án

ngân sách) trong khi thâm hụt ngân sách ngày càng tăng.

4.11
Tăng trưởng kinh tế: Mặc dù triển vọng tăng trưởng kinh tế Việt Nam về dài hạn
vẫn rất tích cực nhưng 2 năm tới sẽ là thách thức lớn. Dự báo năm 2010-2011, tốc độ
tăng trưởng GDP sẽ tăng cao hơn so với tốc độ đạt được là 5,3% trong năm 2009 nhưng
khó có thể đạt được mức tăng trưởng cao như trước khi suy giảm năm 2008-2009. Từ
góc độ tích cực, sự phục hồi của nền kinh tế toàn cầu là điều kiện thuận lợi cho lĩnh vực
xuất khẩu của Việt Nam và sự gia tăng nhập khẩu gần đây cho thấy nhu cầu của người
tiêu dùng và nhà đầu tư đang ngày càng lớn.

4


Nghiên cứu Quy hoạch Tổng thể tỉnh Long An (LAPIDES)
DỰ THẢO BÁO CÁO CUỐI KỲ
Phần II: Các Chiến lược và Dự án

4.12
Lạm phát: Chỉ số gGiá tiêu dùng sẽ tiếp tục tăng trong năm 2010-2011 dù giảm
mạnh trong năm 2009 do giảm giá lương thực-thực phẩm và nhiên liệu. Giá lương thực,
thực phẩm và nhiên liệu sẽ tăng trở lại theo mức bình quân hàng năm trong năm 2010 và
áp lực từ phía cầu cũng khiến mức giá tăng cao hơn. Thông qua việc cung cấp tín dụng
với lãi suất thấp hơn và khuyến khích các ngân hàng trong nước cho vay, Chính phủ đã
thành công trong việc thúc đẩy nhu cầu tín dụng.
4.13
Tỷ giá hối đoái: Do áp lực phá giá tiền Đồng, ngày 25 tháng 11 năm 2009, các cơ
quan chức năng đã thực hiện động thái giảm 5% giá trị của tiền đồng. Đồng thời, Ngân hàng
Nhà nước Việt Nam cũng giảm biên độ tỷ giá giao dịch đồng đô-la từ 5% xuống còn 3%.
4.14
Lĩnh vực ngoại thương: Cán cân thương mại sẽ vẫn thâm hụt trong năm 2010 –
2011, mức thâm hụt bình quân vào khoảng 10% GDP so với thâm hụt ước tính là 8,3% năm

2009. Mặc dù có sự phục hồi trong xuất khẩu, nhu cầu nhập khẩu ngày càng tăng và thúc đẩy
tiêu dùng và tăng trưởng đầu tư có nghĩa là thâm hụt thương mại hàng hóa sẽ tiếp tục tăng
trong năm 2010 – 2011. Ngoài thâm hụt cán cân thương mại hàng hóa, cán cân dịch vụ và
thu nhập sẽ vẫn thâm hụt. Tuy nhiên, thặng dư trong các giao dịch hiện nay sẽ tiếp tục bù đắp
cho thâm hụt trong cán cân dịch vụ và thu nhập. Mặc dù tình trạng thâm hụt sẽ vẫn tiếp tục
diễn ra nhưng dự trữ ngoại hối của Việt Nam sẽ được cải thiện trong năm 2010-2011 do tăng
luồng vốn đầu tư và tài chính (gồm cả vay nợ nước ngoài của Chính phủ).

10. Tác động của phát triển toàn cầu, khu vực và quốc gia tới phát triển kinh tế-xã hội
của tỉnh Long An
4.15
Như đã thảo luận chi tiết trong chương 2, có thể tổng hợp đặc điểm nền kinh tế
của tỉnh như sau:
(i) Tăng trưởng cao - tỷ lệ tăng trưởng GDP hàng năm cao, cao hơn tỷ lệ tăng trưởng
bình quân của cả nước trong thập kỷ qua dù chịu tác động của suy thoái kinh tế thế
giới trong năm 2008 – 2009 có tác động tới nền kinh tế của Việt Nam.
(ii) Công nghiệp hóa nhanh thể hiện ở việc giảm tỷ trọng của Khu vực I trong GDP của
tỉnh trong khi tỷ trọng của ngành công nghiệp, đặc biệt là ngành chế tạo tăng ổn định
trong 15 năm qua.
(iii) Ngành nông nghiệp vẫn là ngành kinh tế chính của tỉnh dù công nghiệp hóa diễn ra
nhanh nhưng chủ yếu tập trung ở các khu công nghiệp tập trung, đặc biệt là vùng
kinh tế trọng điểm của tỉnh.
(iv) Khu vực kinh tế tư nhân có vai trò đáng kể trong đó đầu tư tư nhân trong nước và
nước ngoài tập trung chủ yếu vào lĩnh vực công nghiệp và góp phần tăng trưởng kinh
tế. Đài Loan là nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài chính của tỉnh trong năm 2009.
(v) Phát triển kinh tế theo định hướng xuất khẩu với kim ngạch xuất khẩu tăng gấp 4 lần
trong thập kỷ qua. Các mặt hàng xuất khẩu chủ lực là gạo, hạt điều, may mặc, giày
dép và thủy hải sản sang các thị trường Châu Á, Hoa Kỳ và Châu Âu.
(vi) Chịu ảnh hưởng lớn bởi các ngành kinh tế và sự phát triển của các khu vực lân cận,
đặc biệt là TPHCM và khu vực biên giới Việt Nam – Campuchia.

4.16
Với các đặc điểm trên, dự kiến nền kinh tế tỉnh Long An sẽ thu được nhiều lợi ích
hơn từ bối cảnh phát triển trong và ngoài nước hiện nay. Nền kinh tế của tỉnh đã vượt

5


Nghiên cứu Quy hoạch Tổng thể tỉnh Long An (LAPIDES)
DỰ THẢO BÁO CÁO CUỐI KỲ
Phần II: Các Chiến lược và Dự án

qua được tác động của suy thoái kinh tế, thậm chí còn đạt mức tăng trưởng cao hơn so
với mức tăng trưởng bình quân của cả nước cũng như của các tỉnh/thành khác của Việt
Nam. Sự phục hồi nhanh chóng của các nền kinh tế Châu Á và Mỹ là điều kiện thuận lợi
để phát triển ngành xuất khẩu của tỉnh Long An – ngành có thị trường xuất khẩu chính là
khu vực và các quốc gia này. Mặc dù khu vực đồng Euro đang hồi phục chậm hơn so với
các vùng khác, các dự báo cho khu vực Châu Âu nhìn chung vẫn rất lạc quan, đây là thị
trường xuất khẩu mới của tỉnh Long An. Sự giảm giá của đồng tiền trong nước gần đây
cũng tạo điều kiện thuận lợi cho xuất khẩu của tỉnh do giá các mặt hàng xuất khẩu của
tỉnh sẽ cạnh tranh hơn trên thị trường quốc tế. Tuy nhiên, Chính phủ Việt Nam và các
tỉnh/thành cần giám sát chặt chẽ hơn và giải quyết các xu hướng gia tăng lạm phát, lạm
phát cao sẽ ảnh hưởng đến tăng trưởng xuất khẩu do gia tăng chi phí sản xuất.
4.17
Thực thi thương mại không biên giới thông qua gia nhập AFTA và WTO cũng như
các hiệp định tự do thương mại vùng khác cũng đem lại lợi ích cho Việt Nam, giúp khai
thác các lợi thế cạnh tranh trong vùng như các nguồn lực sẵn có, chi phí lao động rẻ và
sự hỗ trợ của nhà nước nhằm tăng sức cạnh tranh của các mặt hàng xuất khẩu trên thị
trường thế giới. Tuy nhiên, những lợi thế này cần được nhà nước bảo hộ thông qua các
chính sách và chương trình quản lý hiệu quả, hợp lý và ổn định.
4.18

Một trong những thách thức chính mà Long An cần phải giải quyết là đa dạng hóa
các ngành công nghiệp của tỉnh. Trong khi tỉnh muốn tiếp tục phát triển thành tỉnh dẫn
đầu về xuất khẩu một số mặt hàng nông sản (như gạo, hạt điều và thủy hải sản) thì các
mặt hàng này chủ yếu lại phụ thuộc vào nguồn lực tự nhiên và chịu tác động bởi sự thay
đổi của môi trường, đặc biệt là điều kiện khí hậu đối với sản xuất nông nghiệp. Tỉnh cần
xem xét cơ hội đa dạng hóa cây trồng cũng như nâng cao giá trị gia tăng trong chuỗi
cung cấp, gồm cả chế biến tốt hơn các mặt hàng nông sản. Đối với ngành kinh tế bổ trợ,
Chính phủ cần khai thác các cơ hội để chế biến các mặt hàng tiêu dùng phục vụ cả thị
trường trong nước và xuất khẩu.
4.19
Theo dự báo của các chuyên gia kinh tế, luồng vốn đầu tư vào các nền kinh tế
mới nổi và đang công nghiệp hóa sẽ tiếp tục tăng trưởng mạnh giúp các nền kinh tế này
hồi phục sau suy thoái. Đặc biệt là sự hồi phục mạnh mẽ của Đài Loan, Thái Lan và Hàn
Quốc – các nhà đầu tư nước ngoài chính của tỉnh Long An hiện nay – sẽ tạo điều kiện
thúc đẩy mở rộng đầu tư trực tiếp nước ngoài vào nền kinh tế của tỉnh. Sự hồi phục kinh
tế nhanh chóng của các nhà cung cấp đầu tư nước ngoài khác ở Đông Nam Á, và đặc
biệt là Anh, Singapor, Ấn Độ và Trung Quốc cùng các nền kinh tế khác cũng mở ra cơ hội
thu hút thêm đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh.
4.20
Long An có lợi thế nằm ở vị trí chiến lược trong trung tâm khu vực phát triển
nhanh như TPHCM và biên giới Việt Nam – Campuchia. Đây là thuận lợi giúp tỉnh khai
thác các cơ hội phát triển trong các khu vực này, phát triển tỉnh thành trung tâm công
nghiệp bổ trợ cho đầu tư kinh doanh. Ngoài ra, các khu vực xung quanh cũng chính là thị
trường sản phẩm trung gian/đầu vào và thị trường tiêu thụ sản phẩm cuối cùng của tỉnh.

6


Nghiên cứu Quy hoạch Tổng thể tỉnh Long An (LAPIDES)
DỰ THẢO BÁO CÁO CUỐI KỲ

Phần II: Các Chiến lược và Dự án

10.1

Tầm nhìn, Mmục tiêu và Ccác chiến lược cơ bản về Pphát triển bền vững
1)

Tầm nhìn và Mmục tiêu

4.21
Quy hoạch Phát triển KT-XH hiện nay chỉ ra rằng đến năm 2020, Long An phấn
đấu trở thành tỉnh công nghiệp phát triển nhờ đẩy mạnh phát triển các ngành kinh tế khu
vực 2 (công nghiệp-xây dựng) với tỷ trọng chiếm trên 50% cơ cấu GDP toàn tỉnh. Chính
vì thế, tỉnh đặt ưu tiên cho việc mở rộng quy mô phát triển công nghiệp và thu hẹp
khoảng cách với các tỉnh tiên tiến trong vùng kinh tế trọng điểm miền Nam cũng như với
các tỉnh thành khác trên cả nước. Trong quá trình đẩy mạnh tái cơ cấu kinh tế của tỉnh,
cần quan tâm đúng mức đến việc cải thiện các ngành y tế và giải quyết tốt các vấn đề xã
hội như việc làm, giảm nghèo, đồng thời cải thiện các dịch vụ hạ tầng xã hội. Phát triển
kinh tế-xã hội cần phải hải hòa với bảo vệ môi trường. Duy trì mối quan hệ hữu nghị với
các tỉnh láng giềng bên kia bên giới Cam-pu-chia.
4.22
Các mục tiêu chung và cụ thể nêu trên đều hướng tới phát triển bền vững nên
vẫn phù hợp với tình hình hiện nay. Tuy nhiên, cần cụ thể hóa các mục tiêu này nhằm
cung cấp cơ sở rõ ràng và định hướng cơ bản cho sự phát triển bền vững của tỉnh. Quan
điểm phát triển dựa trên các nguyên tắc sau:


Thứ nhất, pLong An sẽ trở thành điển hình phát triển bền vững ở Việt Nam, nơi
các hoạt động kinh tế-xã hội hài hòa với môi trườnhát triển cân bằng giữa KV I,
KV II và KV III trên cơ sở trình độ công nghệ cao hơn, nguồn nhân lực có chất lượng

và kết cấu hạ tầng chiến lược nhằm nâng cao sức cạnh tranh của các ngành kinh tế
truyền thống và phát triển các ngành kinh tế mớig;



Thứ hai, pLong An sẽ thực sự đóng vai trò là cửa ngõ và điểm giao thoa không
chỉ giữa ĐBSCL và vùng KTTĐ phía Nam mà còn giữa vùng với thế giới, gồm
Campuchia và Tiểu vùng sông Mê-kông Mở rộng ;hát triển cân bằng giữa bảo
tồn môi trường và phát triển kinh tế/xã hội nhằm đảm bảo chất lượng cuộc sống
của người dân và



Thứ ba, Long An sẽ bổ sung chức năng đô thị cho thành phố HCMC đang ngày
một lớn mạnh theo phương châm “hiệp đồng tác chiến” giữa TP.HCM và Long
Anphát triển cân bằng giữa các khu vực đô thị và nông thôn nhằm thiết lập cơ
sở hấp dẫn và cạnh tranh cho các hoạt động kinh tế-xã hội ở cả khu vực đô thị và
nông thôn một cách hài hòa và giảm chênh lệch trong việc cung cấp dịch vụ giữa 2
khu vực này.

4.23 Để đạt được các mục tiêu trên, Long An cần cụ thể hóa các mục tiêu này nhằm
cung cấp cơ sở rõ ràng và định hướng cơ bản cho sự phát triển bền vững của tỉnh. Tầm
nhìn của tỉnh Long An được xác định như sau:


Long An sẽ trở thành một trong những tỉnh điển hình về phát triển bền vững ở
Việt Nam, nơi các hoạt động kinh tế-xã hội hài hòa với môi trường;




Long An sẽ thực sự đóng vai trò là cửa ngõ và điểm giao thoa không chỉ giữa
ĐBSCL và vùng KTTĐ phía Nam mà còn giữa vùng với thế giới, gồm Campuchia và
Tiểu vùng sông Mê-kông Mở rộng và



Long An sẽ bổ sung chức năng đô thị cho thành phố HCMC đang ngày một lớn
mạnh theo phương châm “hợp tác và phân công một cách chuyên nghiệp và hiệu
quả” nhằm phát huy tối đa lợi thế của tỉnh và của TP.HCM.

7


Nghiên cứu Quy hoạch Tổng thể tỉnh Long An (LAPIDES)
DỰ THẢO BÁO CÁO CUỐI KỲ
Phần II: Các Chiến lược và Dự án

4.24
Phát triển bền vững Long An là nhằm đảm bảo phát triển các ngành kinh tế chủ
đạo của tỉnh gồm nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ cạnh tranh theo hướng cân bằng,
đảm bảo công bằng xã hội và sự bền vững về môi trường, bảo tồn các hệ sinh thái,
phòng ngừa thiên tai và không gây ô nhiễm môi trường (xem Hình 4.2.1).

8


Nghiên cứu Quy hoạch Tổng thể tỉnh Long An (LAPIDES)
DỰ THẢO BÁO CÁO CUỐI KỲ
Phần II: Các Chiến lược và Dự án


Hình 4.2.1

Ý tưởng phát triển tỉnh bền vững
Môi trường

Nông
nghiệp

Xã hội

Dịch
vụ

Công
nghiệp

Nguồn: Đoàn Nghiên cứu LAPIDES

4.25
Thực hiện phát triển cân bằng như trên là mục tiêu quan trọng của tất cả các tỉnh/
thành trên khắp cả nước song trên thực tế lại chưa được thực hiện hợp lý ở Việt Nam
cũng như ở nhiều nước Châu Á khác. Long An có nhiều cơ hội và đủ năng lực để đạt
được sự phát triển cân bằng. Tuy nhiên, để hiện thực hóa mục tiêu này, tỉnh cần áp dụng
các chiến lược cơ bản sau:
(i) Phát triển đồng bộ và hài hòa 3 yếu tố là “phần cứng”,“phần mềm” và chủ thể quản
lý và khai thác, cụ thể là kết cấu hạ tầng/ cơ sở vật chất kỹ thuật, cơ chế – chính sách
và nguồn nhân lực;
(ii) Áp dụng linh hoạt mô hình Đối tác công – tư trong đó khai thác tối ưu năng lực
của người dân, cộng đồng và khu vực tư nhân (cả trong và ngoài nước) và
(iii) Tăng cường liên kết và hợp tác vùng giữa Long An với các tỉnh/thành lân cận

và các quốc gia láng giềng và thế giới thông việc cung cấp hệ thống hạ tầng và dịch
vụ chất lượng nhằm mở rộng thị trường và tăng cường tương tác giữa các ngành
kinh tế, trao đổi thông tin, kiến thức, vốn, công nghệ và nguồn nhân lực. Với chiến
lược này, tỉnh có thể đóng vai trò là cửa ngõ và điểm giao lưu không chỉ của vùng
ĐBSCL và vùng KTTĐ phía Nam mà còn của cả vùng và thế giới, gồm Campuchia và
tiểu vùng sông Mekong mở rộng. Chiến lược hội nhập với TPHCM có vai trò đặc biệt
quan trọng để tối đa hóa lợi ích hội nhập.
4.26
Tầm nhìn và hỉình ảnh tương lai của thành phố Long An có thể được cụ thể hóa
như sau:
(i) Cảnh quan chung của Long An được thể hiện qua hình ảnh các khu vực đô thị và
công nghiệp phát triển có trật tự được gắn kết với mạng lưới GTVT hiệu quả ,
nằm xen kẽ với các khu vực nông nghiệp, các khu rừng bảo tồn và hệ thống không
gian mở được quản lý tốt. Hình ảnh chung của Long An sẽ gồm các khu vực đô thị
hóa hiện đại, diện tích không gian xanh và không gian mở rộng lớn, gồm cả các lưu
vực sông, hồ mênh mông.

9


Nghiên cứu Quy hoạch Tổng thể tỉnh Long An (LAPIDES)
DỰ THẢO BÁO CÁO CUỐI KỲ
Phần II: Các Chiến lược và Dự án

(ii) Tân An và Bến Lức sẽ chuyển mình thành các khu đô thị hiện đại, cạnh tranh
và gắn kết với hệ thống GTVT chất lượng cao và hiệu quả, gồm cvới các phương
thức hiện đại nhưả BRT/LRT (xe buýt nhanh và đường sắt nhẹ), với các trung tâm
phát triển mới nhìn ra lưu vực sông hồ với và các công trình văn phòng cao tầng, các
tổ hợp trung tâm thương mại, công trình vui chơi giải trí, triển lãm, hội nghị hội thảo,
khách sạn, nhà hàng, công viên, vườn hoa và các loại nhà ở, v.v. Khu vực đô thị mới

dự kiến sẽ đóng vai trò là nền tảng cho các hoạt động kinh tế của tỉnh cũng như của
TPHCM, thu hút du khách và nhà đầu tư.
(iii) Tỉnh sẽ có kết cấu hạ tầng và môi trường đầu tư hấp dẫn so với các khu vực
cạnh tranh khác, ngành công nghiệp sẽ được ưu tiên phát triển tại các huyện Đức
Hòa, Bến Lức, Cần Đước và Cần Giuộc. Trong đó, tỉnh sẽ chọn lọc và có chính sách
hỗ trợ phù hợp đối với một số ngành nghề mới nhằm tạo ra ngành mũi nhọn cho tỉnh.
(iv) Hệ thống 2 con sông Vàm Cỏ không chỉ góp phần thúc đẩy phát triển nông
nghiệp và là nguồn cấp nước quan trọng của tỉnh mà còn là vùng đệm có chức
năng phòng chống thiên tai, tạo không gian mở và cảnh quan hấp dẫn người dân và
du khách. Đây cũng chính là một trong những lý do hoạch định 2 con sông Vàm Cỏ
là phần chính của vùng đệm giữa 2 vùng phát triển của tỉnh. Nếu vùng đệm này
được quy hoạch và phát triển tốt sẽ không chỉ góp phần thúc đẩy quản lý môi trường
hiệu quả mà còn giúp tăng cường bản sắc và sức hấp dẫn riêng của tỉnh.
(v) Các khu vực liền kề TPHCM, bao gồm Đức Hòa, Bến Lức và Cần Giuộc sẽ
được đô thị hóa để hỗ trợ quá trình phát triển, mở rộng đô thị của TPHCM đồng
thời thúc đẩy công nghiệp hóa của tỉnh một cách hài hòa. Tuy nhiên, các khu vực
này của tỉnh Long An sẽ được phát triển theo hướng phù hợp hơn trong đó không
gian xanh và mở được ưu tiên nhằm cải thiện môi trường tổng thể.
(vi) Vùng Đồng Tháp Mười sẽ vẫn là vùng nông nghiệp quan trọng với nền sản xuất
lúa nước và ngành nông nghiệp đa dạng. Môi trường và cảnh quan sẽ được phát
triển gắn kết hơn nữa với vùng ĐBSCL. Đồng thời, vùng sẽ được cung cấp hạ tầng
GTVT và dịch vụ công cộng tốt hơn cùng với các trung tâm đô thị nhằm nâng cao
điều kiện sống và các hoạt động ở khu vực nông thôn. Phát triển sản phẩm du lịch
tiêu biểu của Cụm Đồng Tháp là cụm đặc thù của Đồng bằng sông Cửu Long với
những sản phẩm du lịch tiêu biểu: Phát triển du lịch sinh thái Vườn quốc gia Tràm
Chim – KBTTN Láng Sen.

10



Nghiên cứu Quy hoạch Tổng thể tỉnh Long An (LAPIDES)
DỰ THẢO BÁO CÁO CUỐI KỲ
Phần II: Các Chiến lược và Dự án

Hình 4.2.2

Ảnh chụp Long An từ vệ tinh

Nguồn: Google Earth

2) Chiến lược phát triển bền vững

11


Nghiên cứu Quy hoạch Tổng thể tỉnh Long An (LAPIDES)
DỰ THẢO BÁO CÁO CUỐI KỲ
Phần II: Các Chiến lược và Dự án

3) Chiến lược cơ bản về phát triển bền vững
(1) Phân tích SWOT
4.27
Long An chưa thực sự được biết đến trên trường quốc tế và chưa phát triển bằng
các tỉnh/thành trong vùng KTTĐ phía Nam đang tăng trưởng mặc dù tỉnh nằm giữa vùng
KTTĐ phía Nam và vùng ĐBSCL. Từ lâu Long An vốn là tỉnh nông nghiệp nhưng nay đã
bắt đầu công nghiệp hóa và đô thị hóa. Quá trình này dự kiến sẽ góp phần thúc đẩy tăng
trưởng kinh tế của tỉnh nhưng đồng thời cũng đem lại nhiều tác động bất lợi từ quá trình
chuyển đổi mục đích sử dụng đất chưa hợp lý, ô nhiễm môi trường nước và không khí,
khai thác vật liệu xây dựng như cát, đá, đất sét, v.v.
4.28

Theo dự kiến, Long An sẽ tiếp tục đô thị hóa và công nghiệp hóa mạnh hơn theo
xu hướng chung của cả nước và định hướng chính sách cơ bản của Chính phủ nên Long
An cần chủ động quản lý tiến trình này một cách hiệu quả nhằm đạt được mục tiêu phát
triển tỉnh bền vững. Để có thể xây dựng chiến lược phát triển cơ bản cho Long An,
Nghiên cứu đã thực hiện phân tích SWOT như thể hiện trong Bảng 4.2.1.

®
®
®
®
®

®
®

®

®
®

®

®
®
®

®

®


®

Bảng 4.2.2
Phân tích SWOT về phát triển bền vững tỉnh Long An
ĐIỂM MẠNH (S)
CƠ HỢI (O)
Chỉ sớ năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) khá cao ® Cải thiện tiếp cận tới các thị trường chính và cửa ngõ quốc
Có quỹ đất cho phát triển
tế nhờ các dự án phát triển hạ tầng giao thông chất lượng
Có nhiều đất nông nghiệp
cao, gồm đường cao tốc TpHCM – Trung Lương, đường
Có cảnh quan và môi trường nông thôn trù phú
cao tốc Bến Lức – Long Thành, Vành đai 3, sân bay quốc
Vị trí thuận lợi cho phát triển (TpHCM, ĐBSCL,
tế mới Long Thành, cảng biển nước sâu Thị Vải – Cái
KTTĐPN, Campuchia)
Mép, Hiệp Phước, v.v.
®
Có nhiều ngun/vật liệu cho cơng nghiệp
Cải thiện điều kiện kết nối với TPHCM, vùng KTTĐPN,
Có nguồn nhân lực giá rẻng̀n tài ngun đất dời
vùng ĐBSCL và Campuchia.
®
dào có thể khai thác phục vụ sản xuất gạch, ngói
TăngLuồng FDI vào Việt Nam gia tăngm
®
và vật liệu xây dựng
Tăng lLượng du khách (cả khách nội địa và quốc tế) gia
Có ng̀n lao đợng dời dào.
tăng

®
Tăng trưởng kinh tế chung của cả nước
®
Sự lan tỏa phát triển cơng nghiệp, đơ thị, dịch vụ chất
lượng cao từ TPHCM ngày càng mạnh.
ĐIỂM YẾU (W)
THÁCH THỨC (T)
®
Chưa thực sự được biết đến trên thế giới
Tác động do biến đổi khí hậu
Phân bố các khu/cụm cơng nghiệp chưa tớt với tỷ ® Đơ thị hóa gia tăng1)
®
lệ th đất còn thấp
Cơ giới hóa bùng nở2)
®
Hạ tầng chưa phát triển, gồm cả GTVT và các
Tăng ô nhiễm mơi trường
®
cơng trình tiện ích khác
Chiến lược về vấn đề an ninh chưa đầy đủ
®
Dễ bị ảnh hưởng bởi thiên tai
Các vấn đề an ninhSức hút chất xám từ trung tâm phát triển
Năng lực cấp vốn còn yếu
kinh tế và sức cạnh tranh thu hút đầu tư từ các địa phương
Thủ tục hành chính mất nhiều thời gian Nguồn
khác trong vùng, đặc biệt là trong điều kiện hạ tầng giao
nhân lực chất lượng cao còn hạn chế
thông tại các tỉnh ĐBSCL ngày càng hoàn thiện.
Thiếu đào tạo tăng cường năng lực cho đội ngũ

cán bộ chính trị
Năng lực nguồn vốn còn yếu và chưa có chiến
lược huy động vốn hiệu quả
Thủ tục hành chính mất nhiều thời gian.
Nguồn: Đoàn Nghiên cứu
1) Quá trình đô thị hóa đang diễn ra ngày càng nhanh được coi là vấn đề thách thức, rủi ro ở nhiều đô thị Việt Nam và
trên thế giới. Nếu quá trình đô thị hóa này (tăng dân số đô thị) không được quản lý tốt thì các hoạt động phát triển
sẽ diễn ra tràn lan như đã xảy ra ở TpHCM và Hà Nội. Đất nông nghiệp bị chuyển đổi mục đích không theo quy
hoạch, hạ tầng xây dựng không hợp lý.
2) Quá trình cơ giới hóa gia tăng cũng có thể làm tăng tai nạn giao thông, tắc nghẽn giao thông và ô nhiễm không khí
nếu như không được kiểm soát và quản lý tốt. Giải pháp lý tưởng là bố trí hệ thống vận tải công cộng hữu hiệu để

12


Nghiên cứu Quy hoạch Tổng thể tỉnh Long An (LAPIDES)
DỰ THẢO BÁO CÁO CUỐI KỲ
Phần II: Các Chiến lược và Dự án
người dân không phải dựa vào các phương tiện giao thông cá nhân. Quá trình cơ giới hóa nhanh cũng đòi hỏi đầu tư
lớn về đường và các công trình liên quan.

13


Nghiên cứu Quy hoạch Tổng thể tỉnh Long An (LAPIDES)
DỰ THẢO BÁO CÁO CUỐI KỲ
Phần II: Các Chiến lược và Dự án
3)

C


14


Nghiên cứu Quy hoạch Tổng thể tỉnh Long An (LAPIDES)
DỰ THẢO BÁO CÁO CUỐI KỲ
Phần II: Các Chiến lược và Dự án

(2) Chiến lược quản lý tăng trưởng bền vững
4.29
Chiến lược cơ bản đầu tiên là quản lý quá trình tăng trưởng đô thị trong tương lai
một cách bền vững. Để đạt được điều này, cần giải quyết 5 vấn đề quan trọng sau:
(i) Tỉnh cần tiếp tục tăng trưởng kinh tế bằng việc thúc dđẩy công nghiệp hóa và hiện đại
hóa các ngành kinh tế, gồm:


Củng cố nền tảng phát triển kinh tế



Hiện đại hóa ngành nông-lâm-ngư nghiệp



Mở rộng và phát triển ngành công nghiệp



Phát triển và mở rộng ngành dịch vụ


(ii) Cầmn kiểm soát và quản lý quá trình đô thị hóa một cách hiệu quả, bao gồm:


Thiết lập cơ chế phát triển không gian và quản lý sử dụng đất hiệu quả



Giải quyết hợp lý vấn đề dịch cư từ khu vực nông thôn ra khu vực đô thị



Cải thiện kế sinh nhai và điều kiện sống cho người dân đô thị và nông thôn, gồm
cả đảm bảo phúc lợi cơ bản cho người có thu nhập thấp.

(iii) Cần tăng cường hơn nữa công tác kiểm soát và quản lý môi trường nhằm bảo tồn và
duy trì chất lượng môi trường và cảnh quan của tỉnh, gồm:


Giảm/loại bỏ ô nhiễm



Tăng cường công tác chủ động đối phó và quản lý thiên tai



Bảo tồn hệ sinh thái và các giá trị văn hóa-xã hội




Giải quyết các tác động do thay đổi khí hậu.

(iv) Tỉnh Long AnC cần tăng cường kết nối cơ sở vật chất kỹ thuật và kinh tế-xã hội với
các khu vực bên ngoài và các khu vực trong tỉnh nhằm thúc đẩy các hoạt động kinh
tế gắn kết, gồm:


Tăng cường kết nối quốc tế



Tăng cường kết nối với chức năng là cửa ngõ của vùng ĐBSCL và vùng KTTĐ
phía Nam



Hội nhập các khu vực đô thị với nông thôn cũng như các trung tâm đô thị trong
tỉnh với nhau.

(v) Tỉnh LongC An cần cải thiện khung và năng lực thể chế nhằm quản lý tăng trưởng và
phát triển hiệu quả, gồm:


Cải thiện môi trường đầu tư



Tăng cường năng lực quản lý của các cơ quan chức năng




Mở rộng tiến trình tham gia của các bên trong sự nghiệp phát triển và quản lý
kinh tế-xã hội.

(vi) Tỉnh Long AnC cần tăng cường năng lực huy động và quản lý phân bổ quỹ nhằm
triển khai các dự án phát triển cơ sở hạ tầng, KT-XH và môi trường đang ngày càng
nhiều, bao gồm:


Quản lý hiệu quả nguồn quỹ hiện có



Thiết lập cơ chế bền vững nhằm tạo ra nguồn quỹ mới, gồm cả vốn từ khu vực tư
nhân và vốn vay

15


Nghiên cứu Quy hoạch Tổng thể tỉnh Long An (LAPIDES)
DỰ THẢO BÁO CÁO CUỐI KỲ
Phần II: Các Chiến lược và Dự án



Sử dụng vốn ODA mang tính chiến lược

16



Nghiên cứu Quy hoạch Tổng thể tỉnh Long An (LAPIDES)
DỰ THẢO BÁO CÁO CUỐI KỲ
Phần II: Các Chiến lược và Dự án
4)

Các chiến lược đề xuất cho các vấn đề chính
4.30
Các chiến lược phát triển kinh tế-xã hội và quản lý môi trường bền vững được cụ
thể hóa như tổng hợp trong Bảng 4.2.2.

17


Nghiên cứu Quy hoạch Tổng thể tỉnh Long An (LAPIDES)
DỰ THẢO BÁO CÁO CUỐI KỲ
Phần II: Các Chiến lược và Dự án

Bảng 4.2.3
Phát triển
kinh tế

Mục tiêu
® Củng cớ nền tảng phát
triển kinh tế

® Hiện đại hóa ngành
nơng-lâm-ngư nhiệp
® Mở rợng và phát triển
ngành cơng nghiệp


® Củng cớ và mở rợng
ngành dịch vụ

Phát triển
xã hợi

Quản lý
mơi
trường

® Cải thiện điều kiện sớng
cho người dân đơ thị và
nơng thơn
® Giải qút vấn đề dịch
cư từ nông thôn ra đô
thị do thay đổi cơ cấu
cơng nghiệp
® Đảm bảo phúc lợi cơ
bản cho người có thu
nhập thấp

® Giảm/loại bỏ ơ nhiễm

® Tăng cường cơng tác
chủ đợng đới phó và
quản lý thiên tai
® Bảo tờn hệ sinh thái và
các giá trị văn hóa-xã
hợi
® Giải qút các tác động

do biến đổi khí hậu

Các chiến lược phát triển ngành bền vững
Chiến lược
® Thiết lập chiến lược phát triển kinh tế cập nhật dựa trên sự thay đổi trong
tương lai của hệ thớng GTVT vùng
® Thiết lập chiến lược phát triển cân bằng giữa các khu vực kinh tế mợt cách
hài hòa
® Phát triển các ngành cơng nghiệp và dịch vụ bổ trợ cho vùng KTTĐ phía
Nam và vùng ĐBSCL
® Cải thiện hệ thớng sản x́t, phân phới và tiếp thị lúa gạo
® Đa dạng hóa các loại cây trờng và vật ni mới
® Cải thiện năng lực và điều kiện sớng cho các hợ gia đình nơng thơn
® Tổ chức lại các khu/cụm công nghiệp nhằm củng cố nền tảng để phát triển
các hoạt động công nghiệp cạnh tranh hơn
® Thu hút đầu tư phát triển các ngành công nghiệp theo phân công vùng
KTTĐ phía Nam và phù hợp với đặc trưng của tỉnhTăng cường các hoạt
động xúc tiến nằm thu hút vống đầu tư phát triển các ngành cơng nghiệp
mới
® Cải thiện hơn nữa mơi trường đầu tư
® Phát triển các dịch vụ vận tải tởng hợp (logistics), giáo dục, y tế chất lượng
cao và các dịch vụ giải trí đặc thù
® Thiết lập hệ thớng đơ thị và nông thôn hiệu quả với hệ thống, phân cấp theo
chức năng nhằm tạo nền tảng để phát triển ngành dịch vụ tớt hơn
® Ban hành các chính sách và biện pháp khuyến khích phát triển ngành dịch vụ
® Phát triển các dịch vụ hỗ trợ cần thiết cho Khu vực I và Khu vực II
® Cải tạo hạ tầng cơ bản và dịch vụ công cộng ở khu vực đơ thị và nơng thơn
® Củng cớ các khu dân cư vượt lũ ở vùng nơng thơn
® Phát huy các giá trị truyền thống vật thể và phi vật thể
® Phát triển các trung tâm đơ thị phù hợp ở khu vực nơng thơn

® Xây dựng quy hoạch và cơ chế phù hợp cho bộ phận dân cư mới chuyển đến
® Cung cấp dịch vụ đào tạo các ngành nghề mới
® Cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khẻokhỏe ban đầu và giáo dục cho các hợ
nghèo
® Cung cấp hệ thống cho vay vốn nhằm trợ giúp các hộ nghèo cải thiện c̣c
sớng
® Tạo cơ hợi cho người có thu nhập thấp có được việc làmthêm cơ hội việc
làm, chỡ ở ởn định.
® Giải qút ngay các điển nóng mơi trường cấp bách
® Ban hành các biện pháp phòng chống ô nhiễm cho các cơ sở gây ô
nhiễm/các khu vực bị ơ nhiễm
® Thiết lập hệ thớng giám sát mơi trường hiệu quả
® Phát triển các khu đơ thị trên vùng đất cao khơng bị ngập lụt
® Thiết lập hệ thớng cảnh báo sớm
® Cải thiện cơng tác kiểm soát và quảnphòng chớng lý lũ lụt
® Xác định các hệ sinh thái và giá trị văn hóa-xã hội cần bảo tờn
® Thiết lập hệ thớng phân vùng mơi trường để quản lý hiệu quả mơi trường và
sử dụng đất
® Phát triển du lịch sinh thái gắn kết với quản lý mơi trường
® Khún khích giảm lượng khí thải nhà kính trong tất cả các hoạt đợng kinh
tế-xã hợi
® Chủ động đối phó với các tác động thaytừ biến đổi khí hậu như tăng mực
nước biển, lũ lụt thường xuyên hơn, v.v.
® Nâng cao ýnhận thức của các bên liên quan

18


Nghiên cứu Quy hoạch Tổng thể tỉnh Long An (LAPIDES)
DỰ THẢO BÁO CÁO CUỐI KỲ

Phần II: Các Chiến lược và Dự án

Mục tiêu
® Xây dựng ý thức tự giác
bảo vệ mơi trường của
cợng đờng và doanh
nghiệp

Chiến lược
® Thực hiện các chiến dịch và phổ biến thông tin về bảo vệ mơi trường
® Mở rợng các chương trình giáo dục về mơi trường ở trong học đường
® Tở chức các chương trình/hội thảo giáo dục môi trường cho các doanh
nghiệp

Nguồn: Đoàn Nghiên cứu LAPIDES

10.2

Kịch bản và Kkhung Kphát triểnSơ lược về hiện trạng các tỉnh bên kia
biên giới Campuchia

1) Đánh giá các phương án kịch bản
4.31
Ngay cả khi đã vạch raMặc dù đã có tầm nhìn tương lai và chiến lược thực hiện
cơ bản để thực hiện các mục tiêu đó song , nhưng luôn có những con đường khác nhau
tới cùng một đích chung. Dự báo tương lai là một công việc không hề đơn giản , nhất là
trong điều kiện hiện nay khi nền kinh tế toàn cầu còn chưa ổn địnhnhiều bất ổn và
còntrong khi nền kinh tế quốc gia lại bịvẫn còn chịu nhiều ảnh hưởng từ các nước khác.
Tuy nhiên, cầnđiều quan trọng là phải xây dựng các kịch bản khác nhau để tạo cơ sở tốt
cho tỉnh lựa chọn định hướng phát triển phù hợp và bền vững hơn.

4.32
Khi lậpxây dựng các kịch bản phát triển tương lai cho tỉnh, Đoàn Nnghiên cứu đã
cân nhắc các yếu tố chính như tăng trưởng kinh tế chung, cơ cấu ngành, năng suất lao
động, quy mô dân số. Trên cơ sở đó đã giả định và phân tích ba kịch bản như sau (xem
Bảng 4.3.1):
(a) Kịch bản A – Xu hướng hiện tại (kịch bản cơ sở): Theo kịch bản này thì tình hình
hiện nay với xu hướng tăng trưởng dân số và kinh tế trong giai đoạn 2000 – 2008 sẽ
tiếp tục duy trì trong tương lai. Kết quả phân tích kịch bản này là cơ sở để phân tích
so sánh các kịch bản khác. Cơ sở thiết lập chỉ tiêu cho Kịch bản A như sau:
(i) Dân số: Tăng trưởng dân số giai đoạn 2000 – 2008 là 0,9%/năm. Ước tính mức
tăng trưởng dân số tương lai sẽ tiếp tục duy trì xu hướng này.
(ii) GDP ngành: Mức tăng trưởng của từng ngành cũng theo xu hướng của những
năm trước đây. Ngành nông nghệp tăng khoảng 5%/năm, dịch vụ 11%/năm trong
các năm trước đây và sẽ tăng ở nhịp độ là 5,0-5,2%/năm đối với ngành nông
nghiệp và 10,0-12,0%/năm đối với khối dịch vụ. Mặc dù ngành công nghiệp có
nhịp độ tăng 20%/năm trong những năm trước đây nhưng sẽ không thực tế nếu
giả định duy trì được nhịp độ cao này. Do đó, giả định ngành công nghiệp có mức
tăng trưởng chậm hơn, đảm bảo sự cân bằng với ngành nông nghiệp và dịch vụ.
Tỷ trọng nông nghiệp – công nghiệp – dịch vụ trong năm 2030 sẽ là 11,0% 61,4% - 27,6%.
(iii) Tổng mức GDP: Tổng mức GDP trong giai đoạn 2000 – 2008 tăng ở mức
10,6%/năm, nhịp độ này có xu hướng tăng chậm. Do đó, trong giai đoạn 20082015 và 2015-2020, mức tăng trưởng giả định lần lượt là 10,7%/năm và
11,0%/năm. Sau đó, giả định mức tăng này giảm nhẹ xuống 10,5%/năm tới năm
2030. Năm 2030, tổng mứ GDP kỳ vọng đạt 98.376 tỷ đồng, tính theo giá năm
1994. Mức GDP bình quân cũng đạt 168 triệu đồng, tính theo giá năm 2008.
(b) Kịch bản B – Phát triển thiên về công nghiệp: Theo kịch bản này thì sẽ đẩy nhanh
quá trình phát triển của ngành công nghiệp sẽ được đẩy mạnh, lấy đó làm chủ đạo
cho phát triển kinh tế trên toàn tỉnh. Một số tỉnh trong vùng KTTĐPN, ví dụ như Bình

19



Nghiên cứu Quy hoạch Tổng thể tỉnh Long An (LAPIDES)
DỰ THẢO BÁO CÁO CUỐI KỲ
Phần II: Các Chiến lược và Dự án

Dương và Đồng Nai, đã và đang có xu hướng đi theo trải qua kịch bản này. Cơ sở
thiết lập chỉ tiêu cho Kịch bản B như sau:
(i) Dân số: Kịch bản này giả định rằng quá trình công nghiệp hóa tiếp tục được đẩy
mạnh. Vì thế, tốc độ tăng trưởng dân số cũng được dự báo sẽ cao hơn so với
Kịch bản A do mức độ công nghiệp hóa cao hơn sẽ cần có nhiều nhân lực hơn.
Với bối cảnh đó, hoàn toàn không hề phi thực tế khi giả định mức tăng trưởng
dân số của tỉnh trong giai đoạn này cũng sẽ đạt 1,2%/năm như trong giai đoạn
2000-2005.
(i) Giá trị GDP theo ngành kinh tế: Căn cứ vào bài học kinh nghiệm thực tế ở Bình
Dương và Đồng Nai là những tỉnh công nghiệp hóa có nhịp độ tăng trưởng công
nghiệp cao tới 16%/năm trong 10 năm trở lại đây, có thể áp dụng mức tăng
trưởng tương tự cho ngành công nghiệp của Long An. Giả định rằng trong giai
đoạn 2005-2020 sẽ có nhịp độ tăng trưởng 17%/năm khi các khu công nghiệp đã
quy hoạch đều đã được xây dựng và đi vào hoạt động. Nhịp độ tăng trưởng của
ngành dịch vụ cũng dựa trên bài học kinh nghiệm ở các tỉnh phụ cận. Mặc dù
nhịp độ tăng trưởng của ngành dịch vụ giai đoạn 2001-2005 là 8,9%/năm nhưng
ngành này được kỳ vọng sẽ tăng trưởng nhanh hơn nhờ sự phát triển của ngành
công nghiệp vốn là ngành luôn cần sự hỗ trợ của nhiều loại hình dịch vụ. Ngành
nông nghiệp có thể không bị ảnh hưởng nhiều từ phát triển công nghiệp do đó
nhịp độ vẫn sẽ như trong Kịch bản A. Cũng có thể giả định rằng quá trình phát
triển sẽ chậm dần và ổn định hơn kể từ sau năm 2020. Năm 2030, tỷ trọng các
ngành nông nghiệp – công nghiệp – dịch vụ lần lượt là 8,0% - 71,1% - 20,9%.
(ii) Tổng mức GDP: Trên cơ sở phân tích trên, tổng GDP của Kịch bản B theo tính
toán sẽ cao hơn Kịch bản A khoảng 38%. Quá trình công nghiệp hóa góp phần
đáng kể vào mức tăng trưởng kinh tế này. Năm 2030, tổng GDP sẽ tăng tới

135.376 tỷ đồng, theo giá năm 1994, còn GDP bình quân sẽ đạt 217 triệu đồng,
theo giá năm 2008.
(c) Kịch bản C – Phát triển cân bằng: Kịch bản này nằm phát huy lợi thế và tiềm năng
của Long An một cách chiến lược nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế cân bằng. Lợi thế
và cơ hội của Long An có những điểm chính như sau:
(i) Có nhiều đất nông nghiệp màu mỡ có thể tiếp tục phát triển và hiện đại hóa,
hướng tới thị trường xuất khẩu cũng như nội địa.
(ii) Quá trình mở rộng đô thị và chức năng của Tp.HCM đang diễn ra nhanh chóng,
có thể được hấp thụ ở một số hành lang và khu vực trong tỉnh Long An, và
(iii) Có nhu cầu ngày càng tăng về dịch vụ tại và quanh khu vực cửa khẩu sang
Campuchia.
Kịch bản này giúp Long An thúc đẩy phát triển được cả ngành nông nghiệp lẫn dịch
vụ. Nhờ kết hợp chiến lược với ngành công nghiệp, Long An có thể tạo ra các loại
ngành nghề và dịch vụ liên ngành mới, ví dụ như dịch vụ hỗ trợ cho công nghiệp, chế
tạo máy và dịch vụ cho ngành nông nghiệp. Cơ sở thiết lập chỉ tiêu cho Kịch bản C
như sau:
(i) Dân số: Mức tăng trưởng dân số trong kịch bản này cũng giống như trong Kịch
bản B, do kịch bản này cũng dựa vào đô thị hóa.

20



×