Tải bản đầy đủ (.pdf) (22 trang)

Tổ chức hoạt động dạy học vật lý đại cương trong các trường đại học theo học chế tín chỉ với sự hỗ trợ của e learning (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (9.84 MB, 22 trang )

1
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC HUẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
------

LÊ THANH HUY

Demo Version - Select.Pdf SDK

LUẬN ÁN TIẾN SĨ GIÁO DỤC HỌC

HUẾ, NĂM 2013


2
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC HUẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
------

LÊ THANH HUY

Demo Version - Select.Pdf SDK
Chuyên ngành: Lý luận và phương pháp dạy học môn Vật lý
Mã số: 62 14 10 02

LUẬN ÁN TIẾN SĨ GIÁO DỤC HỌC
Người hướng dẫn khoa học:



1. PGS.TS. Nguyễn Bảo Hoàng Thanh
2. PGS.TS. Trần Huy Hoàng

HUẾ, NĂM 2013


3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi,
các số liệu, kết quả nghiên cứu nêu trong Luận án là trung thực,
được các đồng tác giả cho phép sử dụng và chưa từng được công
bố trong bất kỳ một công trình nào khác.

Tác giả luận án

Demo Version - Select.Pdf SDK
LÊ THANH HUY


4

LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên tác giả xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến PGS.TS. Nguyễn Bảo
Hoàng Thanh và PGS.TS. Trần Huy Hoàng đã trực tiếp hướng dẫn tôi trong quá
trình làm luận án. Tác giả xin được tri ân đến hai thầy trong thời gian qua đã dạy
dỗ, hướng dẫn nhiệt tình, tận tâm cũng như động viên, giúp đỡ để tác giả hoàn
thành luận án này.

Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Đào tạo sau đại học, Ban Giám hiệu Trường
Đại học Sư phạm, Phòng Đào tạo Sau đại học, Ban Chủ nhiệm Khoa Vật lý và
Bộ môn Phương pháp giảng dạy Vật lý Trường Đại học Sư phạm – Đại học Huế,
cùng Quý thầy giáo, cô giáo đã giảng dạy, tận tình chỉ dẫn, tạo mọi điều kiện tốt
nhất cho tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu tại Trường.
Tác giả cũng xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu, Phòng Đào tạo Trường
Đại học Sư phạm và Trường Đại học Bách khoa – Đại học Đà Nẵng đã tạo điều
kiện tốt nhất cho tôi trong quá trình thực nghiệm sư phạm. Đặc biệt xin được gửi
lời cảm ơn sâu sắc tới Ban chủ nhiệm khoa, cùng các giảng viên khoa Vật lý, Tổ

Demo Version - Select.Pdf SDK

Công nghệ thông tin, Tổ kỹ thuật Trường Đại học Sư phạm – Đại học Đà Nẵng tạo
mọi điều kiện để triển khai giảng dạy thực nghiệm hệ thống e-Learning hỗ trợ dạy
học Vật lý đại cương.
Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè, đồng nghiệp và các
em sinh viên đã luôn động viên, giúp đỡ, dành nhiều tình cảm, chia sẻ những khó
khăn để tôi hoàn thành luận án.
Tất cả những tình cảm quý báu của quý thầy cô, gia đình, bạn bè, sinh viên
tôi xin tạc dạ ghi ơn, đó là động lực giúp tôi tiếp bước trên con đường nghiên cứu
khoa học ở phía trước.
Tác giả luận án

LÊ THANH HUY


5

MỤC LỤC


Trang

MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1

1. Lý do chọn đề tài................................................................................................1
2. Mục tiêu của đề tài ...........................................................................................4
3. Giả thuyết khoa học ...........................................................................................4
4. Nhiệm vụ nghiên cứu ........................................................................................4
5. Đối tượng nghiên cứu ........................................................................................4
6. Phạm vi nghiên cứu ...........................................................................................4
7. Tổng quan vấn đề nghiên cứu ...........................................................................5
8. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................10
9. Những đóng góp của luận án ..........................................................................11
10. Cấu trúc của luận án ......................................................................................11
NỘI DUNG .............................................................................................................. 12
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC TỔ CHỨC

Demo Version - Select.Pdf SDK

HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC THEO HỌC CHẾ TÍN CHỈ VỚI SỰ HỖ
TRỢ CỦA E-LEARNING .............................................................................. 12
1.1. Tổ chức hoạt động dạy học theo tín chỉ ......................................................... 12

1.1.1. Hoạt động dạy học .....................................................................................12
1.1.2. Hoạt động dạy học đại học........................................................................14
1.1.3. Hoạt động dạy học theo tín chỉ .................................................................17
1.1.4. Tổ chức hoạt động trong dạy học theo tín chỉ .........................................25
1.2. E-Learning và vai trò e-Learning trong dạy học theo tín chỉ ...................... 38

1.2.1. Khái niệm về e-Learning và hệ thống e-Learning ...................................38

1.2.2. Vai trò của e-Learning trong việc tổ chức dạy học theo tín chỉ..............39
1.3. Tổ chức hoạt động dạy học Vật lý đại cương theo tín chỉ với sự hỗ trợ của
e-Learning ........................................................................................................ 41

1.3.1. Hỗ trợ của e-Learning trước khi dạy học .................................................41
1.3.2. Hỗ trợ của e-Learning khi tổ chức dạy học trên lớp................................44


6

Trang

1.3.3. Hỗ trợ của e-Learning sau khi học xong trên lớp ....................................51
1.3.4. Hỗ trợ của e-Learning trong việc tổ chức kiểm tra đánh giá ..................52
1.4. Quy trình tổ chức hoạt động dạy học Vật lý đại cương theo tín chỉ với sự
hỗ trợ của e-Learning........................................................................................ 56
1.5. Thực trạng dạy học VLĐC theo tín chỉ với sự hỗ trợ của e-Learning ........ 58

Kết luận chương 1 ......................................................................................... 65
Chương 2. TỔ CHỨC DẠY HỌC PHẦN CƠ HỌC VẬT LÝ ĐẠI CƯƠNG
THEO HỌC CHẾ TÍN CHỈ VỚI SỰ HỖ TRỢ CỦA E-LEARNING ...... 67

2.1. Đặc điểm của phần Cơ học trong chương trình Vật lý đại cương .... 67
2.2. Xây dựng hệ thống e-Learning hỗ trợ dạy học phần Cơ học - VLĐC ........ 78

2.2.1. Nguyên tắc xây dựng hệ thống e-Learning hỗ trợ dạy học VLĐC ........78
2.2.2. Tiến trình xây dựng hệ thống e-Learning ................................................79
Demo Version - Select.Pdf SDK

2.3. Đặc điểm nổi bật của hệ thống e-Learning hỗ trợ DH phần Cơ học -


VLĐC ............................................................................................................... 81

2.3.1. Quản lý tài liệu, kế hoạch dạy học, thông tin SV, GV ............................81
2.3.2. Tổ chức diễn đàn học tập, hỗ trợ trực tuyến ............................................82
2.3.3. Quản lý thư viện tài liệu điện tử ...............................................................83
2.3.4. Quản lý, tổ chức kiểm tra đánh giá...........................................................85
2.4. Tổ chức hoạt động dạy học phần Cơ học Vật lý đại cương với sự hỗ trợ
của e-Learning................................................................................................. 88

2.4.1. Hoạt động chuẩn bị dạy học......................................................................88
2.4.2. Tổ chức hoạt động dạy học .......................................................................90
2.4.3. Thiết kế tiến trình dạy học phần Cơ học - VLĐC theo tín chỉ với sự
hỗ trợ của e-Learning .............................................................................. 116
Kết luận chương 2 ....................................................................................... 128


7
Trang

Chương 3. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM ................................................. 129
3.1. Mục đích của thực nghiệm sư phạm .................................................. 129
3.2. Đối tượng thực nghiệm sư phạm ........................................................ 129
3.3. Phương pháp thực nghiệm sư phạm .................................................. 130
3.4. Đánh giá kết quả thực nghiệm sư phạm ............................................ 133
Kết luận chương 3 ....................................................................................... 146

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ............................................................. 148
CÔNG TRÌNH KHOA HỌC LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ................. 150
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 153

PHỤ LỤC ..................................................................................................... 159
Demo Version - Select.Pdf SDK


8
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN

CHỮ VIẾT TẮT

VIẾT ĐẦY ĐỦ

CNTT

Công nghệ thông tin

DH

Dạy học

ĐC

Đối chứng

ĐCCTHP

Đề cương chi tiết học phần

ĐH

Đại học


ĐHSP

Đại học sư phạm

e-L

e-Learning

GD&ĐT

Giáo dục và Đào tạo

GV

Giảng viên

GS

Giáo sư

HĐDH

Hoạt động dạy học

HS

Học sinh

KQHT


Demo Version - Select.Pdf
SDK
Kết quả học tập

KT&KĐCLGD

Khảo thí và kiểm định chất lượng giáo dục

KTĐG

Kiểm tra đánh giá

PPDH

Phương pháp dạy học

QTDH

Quá trình dạy học

MVT

Máy vi tính

NHCH

Ngân hàng câu hỏi

TCDH


Tổ chức dạy học

THPT

Trung học phổ thông

TN

Thực nghiệm

SP

Sư phạm

SV

Sinh viên

VLĐC

Vật lý đại cương

XH

Xã hội


9
DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ TRONG LUẬN ÁN

Trang
Bảng 1.1. Kế hoạch TCDH theo chủ đề ...................................................................... 29
Bảng 1.2. Kế hoạch TCDH theo tuần.......................................................................... 30
ơ

Bảng 2.1. Nội dung phần Cơ học - VLĐC ở Đại học Đà Nẵng ................................. 68
Bảng 2.2. Kế hoạch TCDH phần Cơ học – VLĐC ở Đại học Đà Nẵng ..................... 70
Bảng 3.1. Danh sách các lớp TNSP đợt 1 vòng 1 ..................................................... 131
Bảng 3.2. Danh sách các lớp thực nghiệm vòng 2 .................................................... 132
Bảng 3.3. Thống kê điểm số (Xi) tất các bài kiểm tra .............................................. 140
Bảng 3.4. Tổng hợp các tham số tất cả các bài kiểm tra ........................................... 141
Bảng 3.5. Phân phối tần suất điểm tất cả các bài kiểm tra ........................................ 141
Bảng 3.6. Phân phối tần suất lũy tích điểm Xi các bài kiểm tra ................................ 142
Bảng 3.7. Phân loại điểm theo tín chỉ của hai nhóm tất cả các bài kiểm tra ............. 142
Bảng 3.8. Thống kê điểm bài kiểm tra so với điểm đầu vào đại học môn Vật lý ..... 144
Biều đồ 1.1. Thời gian tự học của SV ......................................................................... 58

Demo Version - Select.Pdf SDK

Biều đồ 1.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả học tập ............................................. 59
Biều đồ 1.3. Kiến thức mà SV tiếp thu trên lớp .......................................................... 59
Biều đồ 1.4. Quan tâm của SV ở GV khi dạy VLĐC ................................................. 60
Biều đồ 1.5. Mục đích GV sử dụng internet trong dạy học ........................................ 61
Biều đồ 1.6. Thực trạng và nhu cầu tạo website dạy học của GV .............................. 62
Biều đồ 1.7. Những khó khăn của GV khi dạy bằng phương pháp truyền thống ....... 62
Biều đồ 1.8. Mức độ ủng hộ của GV với hình thức TCDH trực tuyến e-Learning .... 63
Biều đồ 1.9. Mức độ đồng ý của GV về e-Learning hỗ trợ tốt cho TCDH theo tín chỉ ... 63
Biều đồ 1.10. Nhu cầu dạy học trực tuyến của GV ..................................................... 64
Biều đồ 1.11. Đề xuất của GV về mức độ TCDH với e-Learning .............................. 64
Biểu đồ 3.1. Phân phối tần suất điểm Xi các bài kiểm tra ......................................... 141

Biểu đồ 3.2. Phân phối tần suất lũy tích điểm Xi các bài kiểm tra............................ 142
Biểu đồ 3.3. Phân loại điểm theo tín chỉ của hai nhóm các bài kiểm tra .................. 143


10
DANH MỤC HÌNH TRONG LUẬN ÁN
Trang
Hình 1.1. Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động dạy học ở đại học............................. 16
Hình 1.2. Vai trò của GV trong dạy học tín chỉ .......................................................... 21
Hình 1.3. Vai trò của SV trong học tập theo tín chỉ .................................................... 23
Hình 1.4. Quy trình tổ chức hoạt động dạy học theo tín chỉ ....................................... 27
Hình 1.5. Hoạt động tự học trước khi đến lớp của SV ................................................ 33
Hình 1.6. Mô hình e-Learning điển hình [15] ............................................................. 38
Hình 1.7. Hệ thống e-Learning hỗ trợ GV trước khi đến lớp ..................................... 42
Hình 1.8. Hệ thống e-Learning hỗ trợ SV trước khi đến lớp ..................................... 43
Hình 1.9. Sơ đồ TCDH trên lớp với sự hỗ trợ của e-Learning ................................... 46
Hình 1.10. Tổ chức seminar với sự hỗ trợ của e-Learning ......................................... 47
Hình 1.11. Mô hình lớp học truyền hình trực tiếp ...................................................... 50
Hình 1.12. Quy trình TCDH VLĐC theo tín chỉ với sự hỗ trợ của e-Learning .......... 56
Hình 2.1. Giao diện trang chủ hệ thống e-Learning dạy học VLĐC .......................... 80

Demo Version - Select.Pdf SDK

Hình 2.2. Tổng quan về chức năng của hệ thống e-Learning DH phần Cơ học VLĐC.. 81
Hình 2.3. Chức năng quản lý đăng nhập, điểm danh .................................................. 81
Hình 2.4. Chức năng hỗ trợ trực tuyến trên diễn đàn .................................................. 82
Hình 2.5. Các bước tổ chức trao đổi thảo luận trên diễn đàn ...................................... 83
Hình 2.6. Giao diện bài giảng điện tử chương 1 “Động học chất điểm” .................... 83
Hình 2.7. Bài giảng bằng video của GS đại học Massachusetts (Mỹ) ........................ 84
Hình 2.8. Quản lý mô phỏng của từng chương ........................................................... 85

Hình 2.9. Quản lý soạn đề thi trắc nghiệm khách quan .............................................. 85
Hình 2.10. Giao diện làm bài thi, kiểm tra trắc nghiệm khách quan .......................... 86
Hình 2.11. Thiết lập các yêu cầu đề thi trắc nghiệm khách quan ............................... 87
Hình 2.12. Giao diện và các bước sử dụng đề cương chi tiết học phần ...................... 89
Hình 2.13. Giao diện đăng nhập hệ thống e-Learning phần Cơ học - VLĐC ............ 90
Hình 2.14. Giao diện thư viện điện tử giáo trình tiếng Việt ....................................... 91
Hình 2.15. Giao diện thời khóa biểu báo nghỉ học, báo dạy học ................................ 92


11
Hình 2.16. Đăng nhập hoặc tạo tài khoản Skype ........................................................ 92
Hình 2.17. Chức năng chat trao đổi trực tuyến ........................................................... 93
Hình 2.18. Minh họa SV học qua cầu truyền hình trực tiếp ....................................... 94
Hình 2.19. Dạy học trong phòng máy nối mạng internet ............................................ 94
Hình 2.20. Nhiệm vụ GV giao về nhà cho SV ôn tập, củng cố .................................. 96
Hình 2.21. Tổ chức tự học trong e-Learning với chương trình đường thẳng ........... 102
Hình 2.22. Tổ chức tự học trong e-Learning với chương trình phân nhánh ............. 103
Hình 2.23. Quy trình tổ chức thi trắc nghiệm trực tuyến trực tuyến ......................... 109
Hình 2.24. Menu cập nhật SV ................................................................................... 112
Hình 2.25. Lập danh sách SV theo số thứ tự trong danh sách thi ............................. 112
Hình 2.26. Truy cập vào các bài thi có đặt mật khẩu ................................................ 113
Hình 2.27. Hệ thống hỏi để xác định SV chắc chắn nộp bài..................................... 114
Hình 2.28. Minh họa bảng điểm được chuyển sang file Excel ................................. 114
Hình 2.29. Phiếu điều tra điện tử phát hành với sự hỗ trợ của e-Learning ............... 115
Hình 2.30. Chức năng thông báo kế hoạch học tập................................................... 118
Hình 2.31. Giao
diện bài
giảng điện
tử .....................................................................
120

Demo
Version
- Select.Pdf
SDK
Hình 2.32. Chức năng bài tập mẫu và tài liệu tham khảo, ôn tập, củng cố ............... 122
Hình 2.33. Chức năng ra đề và nhận bài tập tự luận ................................................. 123
Hình 2.34. Thông báo trước khi SV làm bài ôn tập .................................................. 124
Hình 2.35. Giao diện làm bài kiểm tra trắc nghiệm .................................................. 125
Hình 2.36. Chức năng trao đổi giữa SV - SV và GV - SV ....................................... 125
Hình 2.37. Thông báo thi hết chương, kết quả, điều tra tình hình học tập của SV ... 126
Hình 2.38. Phiếu điều tra hiệu quả dạy học sau khi SV học xong ............................ 127


1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong những năm gần đây, sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ,
đặc biệt là CNTT và truyền thông đã tác động vô cùng to lớn tới mọi lĩnh vực của
xã hội, trong đó có GD&ĐT. Đảng và Nhà nước ta đã xác định công nghiệp hóa,
hiện đại hóa đất nước là mục tiêu hàng đầu "đến năm 2020 đất nước ta về cơ bản
phải trở thành nước công nghiệp" [1]. Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI
đã nêu rõ “Phát triển giáo dục là quốc sách hàng đầu. Đổi mới căn bản, toàn diện
nền giáo dục Việt Nam theo hướng chuẩn hoá, hiện đại hoá”, “Phát triển giáo dục
và đào tạo cùng với phát triển khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu; đầu
tư cho giáo dục và đào tạo là đầu tư phát triển. Đổi mới căn bản và toàn diện giáo
dục và đào tạo theo nhu cầu phát triển của xã hội; nâng cao chất lượng theo yêu
cầu chuẩn hoá, hiện đại hoá, xã hội hoá, dân chủ hoá và hội nhập quốc tế, phục vụ
đắc lực sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Đẩy mạnh xây dựng xã hội học tập,
tạo cơ hội và điều kiện cho mọi công dân được học tập suốt đời” [1].


Demo Version - Select.Pdf SDK

Đổi mới giáo dục nói chung và đổi mới giáo dục ở bậc đại học nói riêng
đang được sự quan tâm của các cấp và ngành giáo dục với mục đích đào tạo ra con
người toàn diện đáp ứng yêu cầu xã hội. Theo đó, cần “thực hiện đồng bộ các giải
pháp phát triển và nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo. Đổi mới chương trình,
nội dung, phương pháp dạy và học, phương pháp thi, kiểm tra theo hướng hiện đại;
nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đặc biệt coi trọng giáo dục lý tưởng, giáo
dục truyền thống lịch sử cách mạng, đạo đức, lối sống, năng lực sáng tạo, kỹ năng
thực hành, tác phong công nghiệp, ý thức trách nhiệm xã hội” [1].
Sự chuyển từ đào tạo theo niên chế sang đào tạo theo học chế tín chỉ là một
trong những đổi mới mang tầm chiến lược của giáo dục đại học Việt Nam. Đào tạo
theo học chế tín chỉ có đặc điểm nổi bật như: thời lượng GV lên lớp trực tiếp dạy
SV ít, do đó phần lớn thời gian SV tự nghiên cứu; hệ thống đào tạo mở, nội dung
chương trình theo tốc độ và khả năng của người học đòi hỏi tính thích ứng cao, cập
nhật thông tin thường xuyên, liên tục; khối lượng kiến thức lớn, việc KTĐG cần
được tiến hành thường xuyên với các bài tập lớn, tiểu luận, niên luận, khóa luận…;


2
các PPDH đa dạng hóa. Phương pháp thảo luận, seminar, thực tập, thực tế, các bài
tập định kỳ, bài tiểu luận cần được sử dụng nhiều. Dạy học theo tín chỉ là một
phương thức đào tạo mới đối với cả người dạy và người học với các trường đại học
ở Việt Nam. Tuy nhiên, hầu hết các trường tỉ lệ SV/GV trong một lớp tương đối lớn
nên việc TCDH áp dụng PPDH tích cực gặp nhiều khó khăn, khó tổ chức hoạt động
nhận thức, khó tổ chức thảo luận, khó tổ chức hoạt động KTĐG định kỳ và thường
xuyên với số lượng sinh viên lớn [83]. Mặt khác, dạy học theo tín chỉ phát huy tính
tích cực chủ động của người học nhưng việc tổ chức SV tự học theo học chế tín chỉ
đang gặp những khó khăn nhất định như: thời gian tự học; quản lý nội dung, chất

lượng học tập; phương thức tổ chức phù hợp… Từ những đặc điểm trên, để mang
lại hiệu quả của từng học phần nếu không có sự đổi mới hình thức TCDH phù hợp
với những đặc điểm của tín chỉ sẽ dẫn đến tình trạng chỉ thay đổi tên gọi của hình
thức đào tạo chứ không làm thay đổi hoạt động dạy của GV và hoạt động học của
SV. Vì vậy, cần phải nghiên cứu đưa ra quy trình tổ chức HĐDH theo tín chỉ đáp
ứng thực tiễn dạy học đại học hiện nay ở Việt Nam.
Nghị quyết chính phủ số 14/2005/NQ-CP về đổi mới cơ bản và toàn diện

Version
- Select.Pdf
giáo dục đạiDemo
học Việt
Nam giai
đoạn 2011 SDK
- 2020 nêu rõ: "Triển khai đổi mới
phương pháp đào tạo theo 3 tiêu chí: trang bị cách học, phát huy tính chủ động của
người học; sử dụng CNTT và truyền thông trong hoạt động dạy và học. Khai thác
các nguồn tư liệu giáo dục mở và nguồn tư liệu trên mạng Internet. Lựa chọn, sử
dụng các chương trình, giáo trình tiên tiến của các nước", "Xây dựng và thực hiện
lộ trình chuyển sang chế độ đào tạo theo hệ thống tín chỉ, tạo điều kiện thuận lợi để
người học tích lũy kiến thức,chuyển đổi ngành nghề, liên thông, chuyển tiếp tới các
cấp học tiếp theo ở trong nước và ở nước ngoài". [2]
Để thực hiện các mục tiêu trên, e-Learning có thể hỗ trợ rất hữu hiệu. Về
bản chất e-Learning là một trong những hình thức TCDH theo hướng đổi mới.
Điểm khác biệt của e-Learning là sử dụng tối đa những tiện ích có thể có của CNTT
và truyền thông vào việc thực hiện chương trình giáo dục, học tập, đào tạo, bồi
dưỡng. E-Learning là đỉnh cao của công nghệ dạy học, đáp ứng được các tiêu chí:
học mọi nơi, học mọi lúc, học mọi thứ, học mềm dẻo, học với mọi lứa tuổi, mọi đối
tượng, học một cách mở và học suốt đời.



3
Dựa trên công nghệ mang kỹ thuật đồ họa, kỹ thuật mô phỏng, công nghệ
tính toán, e-Learning bổ sung rất tốt cho phương pháp truyền thống. E-Learning có
tính tương tác cao, do đó người học có thể chủ động học tập cho mình và có thể
khai thác bất cứ tính năng Multimedia (đa phương tiện truyền thông) nào theo nhu
cầu. Đồng thời e-Learning có cấu trúc mở, mềm dẻo, nó phá bỏ cấu trúc cổ điển là
học theo một trình tự cứng nhắc thay vào đó là các trang thông tin kiến thức được
coi trọng như nhau, giá trị như nhau và có thể tiếp cận bất kỳ kiến thức nào mà
không cần thiết phải học qua tất cả các kiến thức ở trước đó.
Tính ưu việt của e-Learning được thể hiện rõ ở chỗ người học có thể học bất
cứ khi nào, ban ngày hay ban đêm, tại bất cứ nơi đâu. Với người học, e-Learning đã
mở ra một thế giới học tập mới, dễ dàng và linh hoạt hơn mà trước đó người học
không hy vọng tới, họ có thể được học với những người thầy giỏi nhất trên thế giới
với chỉ một vài phút vào mạng. E-Learning đã xóa nhòa ranh giới địa lý, mang giáo
dục đến với mọi người, mọi hoàn cảnh, lứa tuổi đặc biệt là những người ở vùng sâu,
vùng xa hoặc những người tàn tật không có khả năng đến trường. Thêm vào đó,
e-Learning với sự hỗ trợ của Multimedia sống động có thể giúp việc học tập trở nên

- Select.Pdf
SDK
thú vị hơn, Demo
hấp dẫnVersion
hơn và đặc
biệt là thuyết
phục hơn, các học phần khó hoặc
nhàm chán sẽ trở nên dễ hiểu và thú vị. E-Learning được coi là một một công nghệ
dạy học mới, mang tính cách mạng của thế kỷ XXI với những ưu điểm nổi trội mà
các phương pháp giáo dục trước đó chưa có [47].
Trong học phần VLĐC, phần Cơ học cung cấp kiến thức nền tảng cho nhiều

ngành kỹ thuật, có ứng dụng nhiều trong thực tế và SV có nhu cầu tìm hiểu rất cao.
Tuy nhiên, với lượng kiến thức tương đối lớn, trong khi đó số tiết tín chỉ ít, rất khó
để TCDH đạt hiệu quả cao. Mặt khác, việc vận dụng e-Learning có thể phát huy
những ưu điểm của đào tạo theo tín chỉ đồng thời hỗ trợ và khắc phục được khó
khăn trong tổ chức HĐDH phần Cơ học - VLĐC theo tín chỉ. Cho đến nay, việc tổ
chức HĐDH theo tín chỉ phần Cơ học - VLĐC với sự hỗ trợ của e-Learning chưa có
tác giả nào nghiên cứu.
Chính vì những lý do trên, chúng tôi chọn đề tài “Tổ chức hoạt động dạy
học Vật lý đại cương trong các trường đại học theo học chế tín chỉ với sự hỗ trợ
của e-Learning”


4
2. Mục tiêu của đề tài
Đề xuất được quy trình tổ chức hoạt động dạy học theo học chế tín chỉ với
sự hỗ trợ của e-Learning và vận dụng quy trình đã đề xuất vào dạy học phần Cơ
học - VLĐC.
3. Giả thuyết khoa học
Nếu đề xuất được quy trình tổ chức hoạt động dạy học VLĐC theo tín chỉ
với sự hỗ trợ của e-Learning và vận dụng nó vào dạy học phần Cơ học thì sẽ nâng
cao hiệu quả của quá trình dạy học.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục tiêu nghiên cứu trên của đề tài, cần thực hiện những nhiệm
vụ cụ thể sau:
- Nghiên cứu cơ sở lý luận về tổ chức HĐDH và KTĐG trong đào tạo theo
tín chỉ, từ đó đề xuất các hình thức tổ chức HĐDH, các nguyên tắc và phương pháp
thực hiện để đạt hiệu quả trong dạy học.
- Nghiên cứu đề xuất các hình thức hỗ trợ của e-Learning và phương án tổ
chức HĐDH và KTĐG trong dạy học theo tín chỉ.
- Nghiên

cứuVersion
phân tích- nội
dung phầnSDK
Cơ học trong chương trình VLĐC
Demo
Select.Pdf
thành các mức độ nhận thức khác nhau.
- Xây dựng hệ thống e-Learning dạy học phần Cơ học - VLĐC gồm: các bài
giảng điện tử, ngân hàng câu hỏi, đề thi trắc nghiệm, flash mô phỏng, phần mềm,
thư viện tài liệu điện tử phần Cơ học - VLĐC… và đề xuất quy trình sử dụng hệ
thống để hỗ trợ tổ chức HĐDH và KTĐG học phần VLĐC theo tín chỉ.
- Tổ chức thực nghiệm sư phạm, xử lý số liệu để đánh giá hiệu quả của việc
tổ chức HĐDH học phần VLĐC ở bậc đại học đào tạo theo tín chỉ với sự hỗ trợ của
e-Learning.
5. Đối tượng nghiên cứu
Hoạt động dạy học phần Cơ học - VLĐC khối không chuyên vật lý ở các
trường đại học đào tạo theo tín chỉ thuộc Đại học Đà Nẵng.
6. Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu quá trình tổ chức hoạt động dạy học phần Cơ học - VLĐC với sự
hỗ trợ của e-Learning dành cho khối không chuyên vật lý ở các trường đại học đào
tạo theo tín chỉ thuộc Đại học Đà Nẵng.


5
7. Tổng quan vấn đề nghiên cứu
Trong lịch sử phát triển của giáo dục và nhà trường, HĐDH tồn tại như là
một hoạt động xã hội, nó gắn liền với hoạt động của con người, đó là hoạt động dạy
của thầy và hoạt động học của trò, nhằm đạt được những mục đích nhất định.
Vào những năm 70 của thế kỷ XX vai trò của việc tổ chức HĐDH đã được
các nhà giáo dục học trên thế giới nghiên cứu. Từ kết quả nghiên cứu của các tác

giả Guy Brousseau, Claude Comiti... thuộc viện đại học đào tạo giáo viên IUFM ở
Grenoble (Pháp) người ta đã đề nghị đưa thêm yếu tố môi trường vào trong cấu trúc
quá trình dạy học. Sự xuất hiện thành tố môi trường đã làm thay đổi cả hình thái của
nội dung, hoạt động dạy của GV và hoạt động học của HS. Một phương pháp sư
phạm cơ bản dựa trên ba nhân tố chính trong hoạt động sư phạm đó là: Người dạy,
người học và môi trường. Khi CNTT phát triển nhiều hình thái lớp học đã được
thay đổi, từ môi trường dạy học “bảng đen, phấn trắng”, đến môi trường “lớp học có
sử dụng CNTT” và đến môi trường “học tập điện tử online” được áp dụng cho các
phương thức đào tạo khác nhau [4].
Hiện nay, trên thế giới có nhiều trường đại học đã đào tạo theo hình thức tín
chỉ và xây dựng
môiVersion
trường học
tập điện tử e-Learning
hoàn chỉnh, hoạt động với
Demo
- Select.Pdf
SDK
kết quả tốt như trường Đại học số hóa EUK của Anh, kho học liệu mở của Viện Đại
học MIT - Hoa kỳ, Đại học Korea Cyber- Hàn Quốc, mạng e-Learning châu Á,
trường Đại học Cyber của Thái Lan, trường Đại học Queensland – Úc. E-Learning
đang chứng tỏ được sự ưu việt của nó so với các hình thức học khác. Điều này được
thể hiện trong các nghiên cứu về công cụ để xây dựng hệ thống e-Learning như công
bố của Bill Brandon (2006), Clark Ruth Colvin & Richard Emayer (2008), E-Learning
and the science of instruction, Published by Pffeiffer, American [53]; David Holcombe
(2008), Diana G.Oblinger (2006), Learning Spaces, Published by Educause ebook,
American [55]; Diana G.Oblinger and James L.Oblinger (2005), Educating The Net
Generation, Published by Educause ebook, American [56]; Elliott Masie (2004),
George Veletsianos (2010), Emerging Technologies in Distance Education, Published
by AU Press, Athabasca University [58]; Horrton William & Katherine Horton (2003),

E-Learning Tool and Tecnologies, Published by Wiley, Canada [61]; Karen Hyder,
Ann Kwinn, Ron Miazga, and Matthew Murray Edited by Bill Brandon (2007),
Synchronous e-Learning, Published by The eLearning Guild, American [62]; Marcia


6
L.Conner (2009), McGraw-Hill (2004), The E-Learning Fieldbook - Implementation
Lessons and Case Studies, local bookstore [66]; Pamela Berman (2006), E-Learning
Concepts and Techniques, Bloomsburg University of Pennsylvania, USA [67]. Tuy
nhiên, các tác giả nghiên cứu tổng quan về hệ thống dạy học từ xa, các công nghệ và kỹ
thuật để tạo ra môi trường học tập e-Learning, chưa đi sâu vào xây dựng một hệ thống
cho một học phần cụ thể.
Một số tác giả nghiên cứu về các vấn đề của quá trình dạy học: chiến lược dạy
học, truyền thụ tri thức, phát triển tư duy, rèn luyện kĩ năng thực hành, ôn tập,
KTĐG, các hiệu ứng khi học tập trong môi trường e-Learning như: Gilly Salmon
(2004), E-activities the key to active online learning, Published by RoutledgeFalmer
London and Newyork [59]; Henderson Allan (2003), The e-Learning Question and
Answer Book, Published by Amacom, American [60];

Katy Campbell (2004),

E-ffective Writing for e-Learning Environments, the United Kingdom by Information
Science Publishing [63]; Kevin Moore, Frank Hanfland, Patti Shank, Lisa Young,
Lance Dublin, Ryan Watkins, Michael Corry (2007), e-Learning Strategy, Published
by The eLearning Guild, American [64]; Tony Carr, Shaheeda Jaffer and Jeanne Smuts
(2009), Facilitating
Online A -course
leader’sSDK
guide, Published by the Centre for
Demo Version

Select.Pdf
Educational Technology University of Cape Town, South Africa [69]. Susan Smith
Nash (2009), e–Learner Survival Guide, Published by Norman Oklahoma, American
[68]. Những nghiên cứu trên chỉ rõ các mấu chốt của quá trình dạy học khi sử dụng
e-Learning nhưng chưa cụ thể hóa cho hoạt động dạy học ở đại học và đặc biệt là chưa
nghiên cứu được tiến trình tổ chức dạy học với sự hỗ trợ của e-Learning.
Một số công trình nghiên cứu về các “mẹo” để sử dụng e-Learning tổ chức
dạy học, quản lý quá trình dạy học và KTĐG trực tuyến như: 382 Tips for Selection
of an LMS or LCMS, Published by The eLearning Guild, American [52]; 239 Tips for
Producing and Managing Flash-based e-Learning Content, Published by The
eLearning Guild, American [54]; 98 TIPS for Selecting and Working with e-Learning
Service Providers, Published by The eLearning Guild, American [65]; 701 e-Learning
Tips, The Masie Center [57]... Tuy nhiên, các tác giả chủ yếu nghiên cứu các mô hình
dạy học ở các trường đại học nước ngoài, các mô hình đó áp dụng vào Việt Nam có
thể gặp những khó khăn nhất định. Ngoài ra, có rất nhiều website tiêu biểu liên quan
tới e-Learning ở nước ngoài như www.elearningeuropa.info; www.asia-


7
learning.net;

www.e-Learningguru.com;

www.elearningguild.com;

www.e-

Learningsite.com... Các hệ thống này chủ yếu cung cấp các thông tin, quan điểm,
chính sách, chế độ, cung cấp thông tin các sản phẩm, các dịch vụ về e-Learning.
Việt Nam đã gia nhập mạng e-Learning Châu Á (www.asia-elearning.net)

với sự tham gia của Bộ Giáo dục & Đào tạo, Bộ Khoa học - Công nghệ, trường Đại
học Bách Khoa, Bộ Bưu chính Viễn Thông... Đặc biệt Trung tâm Tin học Bộ Giáo
dục và Đào tạo đã triển khai cổng e-Learning () nhằm cung cấp
một cách có hệ thống các thông tin e-Learning trên thế giới và ở Việt Nam, bước
đầu góp phần thúc đẩy sự phát triển e-Learning ở Việt Nam. Ở một số trường đại
học đã triển khai hệ thống e-Learning như Đại học Cần Thơ (www.ctu.edu.vn),
trường Đại học Khoa học tự nhiên - Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh
(www.hcmuns.edu.vn), Trường Đại học Ngoại Thương Hà Nội ().…
nhưng các hệ thống này hầu hết là cung cấp tổng quát các loại hình dạy học của
trường hoặc là cung cấp các thư viện học liệu mở, chưa có hệ thống chuyên tổ chức
lớp học trực tuyến cho học phần cụ thể… [48].
Hiện nay, ở nhiều trường đại học, hoạt động dạy học với sự hỗ trợ của
e-Learning còn
chưaVersion
phát triển -mạnh,
mới dừng
ở mức độ dạy học có sự hỗ trợ của
Demo
Select.Pdf
SDK
CNTT, dùng các phương tiện hiện đại để hỗ trợ việc dạy thông qua các bài giảng
điện tử trên các website hỗ trợ dạy học.
Thế kỷ XX với sự bùng nổ của CNTT, việc nghiên cứu tổ chức HĐDH có sự
hỗ trợ của các thiết bị dạy hiện đại được nhiều nhà khoa học nghiên cứu trong đó
MVT được xem như là một công cụ tạo ra môi trường dạy học hỗ trợ hiệu quả cho
dạy học truyền thống. Ở nước ta, một số tác giả luận án tiến sĩ đã nghiên cứu sử
dụng MVT hỗ trợ dạy học truyền thống ở bậc THPT như những nghiên cứu của
các tác giả: Hoàng Tuỵ, Nguyễn Bá Kim, Phạm Xuân Quế, Lê Công Triêm, Phan
Đình Diệu, Nguyễn Quang Lạc, Mai Văn Trinh, Trần Huy Hoàng, Phan Gia Anh
Vũ, Vương Đình Thắng, Nguyễn Huy Tú,... Các tác giả đã bước đầu đi đến những

nhận định về vai trò, những ưu điểm cũng như những nhược điểm của việc sử
dụng MVT trong dạy học, việc sử dụng MVT với hệ thống mutilmedia, mạng máy
tính, internet và website vào QTDH. Kết quả nghiên cứu của các công trình này
cho thấy: MVT sử dụng trong dạy học có thể giải quyết được các nhiệm vụ cơ bản
của QTDH, từ truyền thụ tri thức, phát triển tư duy, rèn luyện kỹ năng thực hành,


8
ôn tập củng cố, kiểm tra đánh giá cho đến việc giáo dục nhân cách người lao động
mới. Nó không chỉ phù hợp cấu trúc logic, đặc điểm của QTDH mà còn có thể ứng
dụng trong nhiều phương pháp, tình huống dạy học khác nhau. Các tác giả cũng
đã đưa ra những sơ đồ tương tác giữa các thành tố trong QTDH với MVT (GV MVT - HS), các định hướng trong việc sử dụng MVT trong dạy học. Tuy nhiên,
các tác giả chưa đề xuất được quy trình tổng quát TCDH với sự hỗ trợ của MVT
[35]. Mặt khác, các tác giả mới chỉ dừng lại nghiên cứu về sự hỗ trợ của MVT dạy
học vật lý ở phổ thông, chưa đề cập đến TCDH với sự hỗ trợ của e-Learning ở đại
học đặc biệt là TCDH theo tín chỉ.
Gần đây, một số tác giả luận văn thạc sĩ trong nước đã đề cập đến việc tổ chức
HĐDH với sự hỗ trợ của e-Learning như: Tác giả Đỗ Thị Hương Giang (2008), Tổ
chức dạy học chương Từ trường Vật lý 11 nâng cao THPT với sự hỗ trợ của
e-Learning, luận văn thạc sĩ ĐHSP – ĐH Huế [17]. Tác giả đã nghiên cứu e-Learning
và những vấn đề liên quan. Trong quá trình nghiên cứu tác giả đã đi sâu khai thác
soạn bài giảng điện tử bằng phần mềm eXe để soạn bài giảng chương Từ trường với
sự hỗ trợ của Moodle nhưng không khai thác hết các tính năng khác trong các module
của Moodle là
một mã
nguồn mở
như thư viện SDK
điện tử, diễn đàn trao đổi kinh nghiệm
Demo
Version

- Select.Pdf
học tập, quản lý người học, quản lý các khóa học... [70], [71], [73].
Tác giả Nguyễn Quang Trung (2011), nghiên cứu “Xây dựng và sử dụng mô
hình học tích hợp trong dạy học chương “Điện tích – Điện trường” Vật lý 11”, luận
văn thạc sĩ ĐHSP – ĐH Huế [43]. Tác giả đề xuất mô hình kết hợp dựa trên những
thiếu sót của e-Learning từ đó đưa ra các nguyên tắc xây dựng bài học dạy học vật lý
b-Learning DH phần Điện tích – Điện trường THPT, nhưng trong luận văn tác giả
chưa nghiên cứu để đề xuất cơ sở lý luận của việc tổ chức HĐDH VLĐC ở đại học.
Một số tác giả luận án tiến sĩ đã nghiên cứu về sử dụng CNTT trong dạy học
ở đại học nhưng chưa khai thác về mặt công cụ và các tính năng của e-Learning học
như: Tác giả Trần Trung (2009), nghiên cứu “Ứng dụng công nghệ thông tin và
truyền thông hỗ trợ dạy học hình học theo hướng tích cực hóa hoạt động nhận thức
của học sinh dự bị dân tộc”. Tác giả đã nghiên cứu sự hỗ trợ của e-Learning trong
dạy học hình học cho HS dự bị dân tộc nhưng chưa đưa ra quy trình sử dụng và
những giải pháp để sử dụng e-Leanring hỗ trợ dạy học ở bậc đại học.


9
Tác giả Trần Thanh Bình (2013), với đề tài “Nghiên cứu xây dựng và sử
dụng hệ thống e-Learning vào dạy học phần Dao động và sóng cơ vật lý 12 THPT”.
Tác giả đã nghiên cứu rất sâu sắc về quy trình xây dựng và sử dụng e-Learning để
dạy học vật lý ở phổ thông. Tuy nhiên, tác giả chưa có những nghiên cứu về tổ chức
HĐDH VLĐC đối với SV đại học, đặc biệt là TCDH theo tín chỉ.
Nhìn chung các tác giả đã có nhiều ý tưởng đưa CNTT vào dạy học, nhưng
chưa chỉ rõ vai trò CNTT trong dạy học bằng e-Learning. Các website dùng để dạy
học chủ yếu là các website tĩnh, các dữ liệu khó cập nhật, không thay đổi được nội
dung phù hợp với trình độ, năng lực của người học nên người sử dụng chỉ dùng nó
trong một thời gian ngắn. Các bài dạy rất hấp dẫn nhưng vẫn còn tập trung vào
người thầy, lấy thầy làm trung tâm, người học cũng có hoạt động nhưng hiệu quả
chưa cao, chưa lấy người học làm trung tâm, chưa chú trọng đến quá trình tự học,

các lớp học trực tuyến, các diễn đàn trao đổi giữa những người cùng học với nhau
hoặc người dạy trong quá trình học, chưa tổ chức được thi, kiểm tra trắc nghiệm
trực tuyến và chưa quản lý hết được quá trình dạy học của người thầy. Đặc biệt là
chưa nghiên cứu sử dụng trong dạy học theo tín chỉ. Trong khi đó, nhiều nghiên cứu

Demo
Version
Select.Pdf
về đào tạo theo
tín chỉ
thường-dừng
lại ở cácSDK
nội dung mang tính vĩ mô như: đội
ngũ nhà giáo, phương thức quản lý, chương trình đào tạo, PPDH, thiết bị dạy học,...
phục vụ cho tín chỉ nhưng chưa nghiên cứu đề xuất được quy trình tổ chức HĐDH
cho học phần cụ thể theo tín chỉ, đặc biệt chưa có công trình nghiên cứu nào nghiên
cứu đưa ra quy trình tổ chức HĐDH phần Cơ học - VLĐC ở các trường đại học đào
tạo theo tín chỉ.
Dựa vào cơ sở của các nghiên cứu được phân tích nêu trên, nội dung luận án
tập trung vào việc nghiên cứu đặc điểm dạy học ở đại học, dạy học theo tín chỉ, các
giai đoạn tổ chức HĐDH theo tín chỉ và những khó khăn khi tổ chức hoạt động dạy
học theo tín chỉ trong từng giai đoạn đó. Đồng thời nghiên cứu những ưu điểm nổi
bật của e-Learning có thể hỗ trợ khắc phục những khó khăn khi dạy học trong từng
giai đoạn của dạy học theo tín chỉ và phát huy những tính năng ưu việt của
e-Learning để TCDH theo tín chỉ tốt hơn. Mặt khác, nghiên cứu đặc điểm của từng
nội dung kiến thức phần Cơ học - VLĐC, dựa vào đó phân loại từng kiến thức phù
hợp với các hình thức TCDH. Từ những nghiên cứu trên đề xuất quy trình tổng quát


10

để tổ chức HĐDH VLĐC theo tín chỉ với sự hỗ trợ của e-Learning, từ đó thiết kế
các nội dung dạy học và tổ chức thực nghiệm kiểm chứng rằng quy trình đã đề xuất
nâng cao hiệu quả của quá trình dạy học phần Cơ học - VLĐC của SV ở trường đại
học đào tạo theo tín chỉ.
8. Phương pháp nghiên cứu
8.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận
- Nghiên cứu các văn kiện của Đảng và Nhà nước, các chỉ thị của Bộ Giáo dục
và Đào tạo về đổi mới PPDH hiện nay, luật Giáo dục, các tạp chí Giáo dục, các tài
liệu về lý luận dạy học, tâm lý học, PPDH vật lý ở đại học, các website dạy học
bằng e-Learning trên mạng internet...
- Nghiên cứu các tài liệu về tổ chức HĐDH bằng e-Learning.
- Nghiên cứu phân tích nội dung, chương trình phần Cơ học - VLĐC.
- Nghiên cứu một số luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ, các bài báo khoa học, đề
tài nghiên cứu liên quan đến vấn đề nghiên cứu.
- Nghiên cứu các tài liệu tham khảo khác trong và ngoài nước.
8.2. Phương
thực nghiệm
Demopháp
Version
- Select.Pdf SDK
- Tổ chức dạy thực nghiệm ở một số trường đại học để đánh giá hiệu quả dạy
học với sự hỗ trợ của e-Learning trong dạy học theo tín chỉ và đưa ra các giải pháp
tương ứng.
- Dạy thực nghiệm, kiểm tra, đánh giá KQHT của SV.
8.3. Phương pháp điều tra
- Điều tra năng lực sử dụng CNTT, tình hình sử dụng các PPDH hiện đại và
tiến hành điều tra thực trạng sử dụng e-Learning của SV và GV ở các trường đại
học dạy học theo tín chỉ.
- Điều tra năng lực sử dụng MVT và nhu cầu học tập VLĐC của SV các
trường thực nghiệm.

- Điều tra lấy ý kiến phản hồi của SV sau khi sử dụng hệ thống e-Learning
hỗ trợ học tập phần Cơ học - VLĐC.
8.4. Phương pháp thống kê
- Dựa vào các số liệu thu được, thống kê, phân tích và xử lý kết quả.
- Kiểm định giả thuyết thống kê.


11
9. Những đóng góp của luận án
9.1. Về mặt lý luận
- Đề xuất được quy trình tổ chức HĐDH học phần VLĐC theo tín chỉ với sự
hỗ trợ của e-Learning ở các trường đại học.
- Đề xuất được quy trình tổ chức KTĐG học phần VLĐC với sự hỗ trợ của
e-Learning ở các trường đại học đào tạo theo tín chỉ.
- Đề xuất được quy trình xây dựng và sử dụng hệ thống e-Learning và các
phương án tổ chức HĐDH ở bậc đại học đào tạo theo tín chỉ với sự hỗ trợ của
e-Learning cho học phần VLĐC.
9.2. Về mặt thực tiễn
- Xây dựng được hệ thống e-Learning phần Cơ học - VLĐC giúp GV và SV
trong việc tổ chức dạy học và KTĐG theo hướng phát huy tính tự học, tự nghiên
cứu của SV.
- Thiết kế được các quy trình TCDH và KTĐG phần Cơ học - VLĐC theo
học chế tín chỉ.
10. Cấu trúc của luận án
Ngoài phần
mởVersion
đầu, phần- Select.Pdf
kết luận, các SDK
công trình đã công bố liên quan đến
Demo

luận án, tài liệu tham khảo và phụ lục, phần nội dung của luận án gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc tổ chức dạy học theo học chế
tín chỉ với sự hỗ trợ của e-Learning.
Chương 2: Tổ chức dạy học phần Cơ học Vật lý đại cương theo học chế tín
chỉ với sự hỗ trợ của e-Learning.
Chương 3: Thực nghiệm sư phạm.



×