Tải bản đầy đủ (.doc) (128 trang)

Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Long An đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.19 MB, 128 trang )

Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Long An đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030

Phần I
NHỮNG CĂN CỨ VÀ SỰ CẦN THIẾT QUY HOẠCH DU LỊCH
I.1. Sự cần thiết lập quy hoạch du lịch
Long An là cửa ngõ của vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) và là một
trong 8 địa phương thuộc vùng kinh tế trọng điểm (KTTĐ) phía Nam; phía Bắc giáp
tỉnh Tây Ninh và Vương quốc Campuchia; phía Đông giáp TP. Hồ Chí Minh; phía
Nam giáp tỉnh Tiền Giang và phía Tây giáp với tỉnh Đồng Tháp. Tỉnh Long An có
14 đơn vị hành chính với thành phố Tân An là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa
của Tỉnh. Tổng diện tích đất tự nhiên của tỉnh khoảng 4.500 km 2, dân số năm 2011
khoảng 1,45 triệu người, mật độ 323 người/km 2. Nằm ở vị trí chuyển tiếp giữa
ĐBSCL và vùng KTTĐ phía Nam và tiếp giáp với TP. Hồ Chí Minh; có đường biên
giới dài 133 Km với Campuchia, Long An chịu sự ảnh hưởng rất lớn của quá trình
phát triển vùng, có nhiều thuận lợi trong giao lưu trao đổi hàng hóa và phát triển các
loại hình dịch vụ, trong đó có du lịch.
Trong những năm qua, phát huy những lợi thế về vị trí và tiềm năng cùng với
sự nỗ lực, Long An đã đạt được những thành tựu quan trọng về phát triển kinh tế xã hội; kinh tế của tỉnh liên tục đạt tốc độ tăng trưởng cao, cơ cấu kinh tế chuyển
dịch mạnh theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp. Từ một tỉnh thuần nông, hiện nay
Long An đã có cơ cấu kinh tế là công nghiệp - nông nghiệp - dịch vụ, trong đó giá
trị sản xuất công nghiệp và dịch vụ chiếm tới gần 70% GDP. Phát triển dịch vụ,
trong đó du lịch đóng vai trò quan trọng, là định hướng ưu tiên trong chiến lược
phát triển kinh tế - xã hội của địa phương trong giai đoạn đến năm 2020 và định
hướng đến năm 2030.
Là địa phương có tiềm năng khá phong phú về tài nguyên du lịch, đặc biệt là
tài nguyên du lịch tự nhiên dựa trên các giá trị cảnh quan sinh thái đặc trưng của
vùng sinh thái Đồng Tháp Mười như Tân Lập, Láng Sen; hệ thống sông Vàm Cỏ;
v.v...; các giá trị văn hóa lịch sử có giá trị mà tiểu biểu là cụm di tích Bình Tả (Đức
Hòa), di tích lăng mộ và đền thờ Nguyễn Huỳnh Đức (Tân An), di tích Đồn Rạch
Cát, Nhà Trăm Cột (Cần Đước), Chùa Tôn Thạnh (Cần Giuộc), di chỉ văn hóa Óc
Eo, v.v..., Long An có những điều kiện cơ bản để phát triển du lịch, đặc biệt là du


lịch sinh thái, du lịch vui chơi giải trí, du lịch nghỉ dưỡng cuối tuần và du lịch làng
quê. Được sự quan tâm của chính quyền và dựa trên những định hướng Quy hoạch
tổng thể phát triển du lịch Long An giai đoạn 1998 - 2010, thời gian qua du lịch
Long An bước đầu đã có được sự phát triển đáng ghi nhận, theo đó lượng khách du
lịch đến Long An ngày một tăng. Nếu như năm 1997 lượng khách chỉ đạt trên 20
ngàn lượt, thì năm 2011 Long An đã đón được trên 370 ngàn lượt khách. Năm 2012
lượng khách du lịch đến Long An ước tăng 24% so với năm 2011. Đây là mức tăng
trưởng khá cao về du lịch so với nhiều địa phương vùng Đồng bằng sông Cửu
Long. Phát triển du lịch đã có đóng góp tích cực vào tăng trưởng và chuyển dịch cơ
Vi ện D u l ị ch B ền vững Vi ệt N am - Tầng 9, Tòa nhà Phú Quý, số 209 Giảng Võ, quận Đống Đa, Hà Nội
Tel: (04) 3762 1430
Fax: (04) 3762 1429
Email:
Website: www.art.org.vn

6


Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Long An đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030

cấu kinh tế của tỉnh; góp phần xóa đói giảm nghèo; tạo thêm nhiều việc làm cho
người lao động.
Với chính sách cởi mở trong thu hút đầu tư du lịch, Long An đã là điểm đến
hấp dẫn đối với nhiều nhà đầu tư, trong đó bao gồm cả những dự án đầu tư qui mô
lớn tầm quốc tế với tổng số vốn đầu tư đăng ký lên tới hàng tỷ đô la Mỹ. Theo số
liệu thống kê, ước đến hết năm 2012, tỉnh Long An đã cấp mới 70 dự án đầu tư trực
tiếp nước ngoài với vốn đầu tư khoảng 250 triệu USD (tăng 3% về số dự án, 26,3%
về vốn đăng ký so với năm 2011); cấp chứng nhận đầu tư cho 477 dự án với tổng vốn
đầu tư đăng ký trên 3.700 triệu USD và có 270 dự án đi vào hoạt động với tổng vốn
đầu tư thực hiện 1.700 triệu USD.

Tuy nhiên trong quá trình phát triển theo những định hướng đã được xác định
trong Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Long An giai đoạn 1998 - 2010, một số
vấn đề đặt ra đã có những tác động nhiều đến sự phát triển du lịch bền vững ở Long
An. Đó là vấn đề giữa phát triển du lịch với bảo tồn các giá trị văn hóa, môi trường
sinh thái; vấn đề phát triển du lịch gắn với lợi ích cộng đồng; v.v... cùng những yếu
tố mới nảy sinh có ảnh hưởng đến phát triển du lịch như Luật Du lịch có hiệu lực từ
01/01/2006; Việt Nam trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới
(WTO) và hội nhập ngày một toàn diện hơn với khu vực và quốc tế; hệ thống hạ
tầng liên vùng, đặc biệt vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, được nâng cấp; v.v.
Những vấn đề đặt ra trong quá trình phát triển du lịch Long An cùng những yếu tố
mới nảy sinh trên đây cũng như yêu cầu mới của Chiến lược phát triển du lịch Việt
Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030; Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội
của Long An đến năm 2020, tầm nhìn đến 2030, đặt ra đối với phát triển du lịch
Long An đòi hỏi cần phải có quy hoạch mới về du lịch trên địa bàn tỉnh. Chính vì
vậy, đây là thời điểm thích hợp để xây dựng “Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch
tỉnh Long An thời kỳ đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030”.
I.2. Những căn cứ chủ yếu lập quy hoạch du lịch
- Nghị quyết Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ IX năm 2001;
- Luật Du lịch, 2005;
- Quyết định số 492/QĐ-TTg ngày 13/8/2004 của Thủ tướng Chính phủ phê
duyệt Đề án thành lập vùng kinh tế trọng điểm vùng ĐBSCL;
- Quyết định số 146/QĐ-TTg ngày 13/8/2004 của Thủ tướng Chính phủ về
phương hướng chủ yếu phát triển kinh tế - xã hội vùng kinh tế trọng điểm phía Nam
đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020;
- Quyết định số 589/QĐ-TTg ngày 20/5/2008 của Thủ tướng Chính phủ phê
duyệt Quy hoạch xây dựng vùng TP. Hồ Chí Minh đến năm 2020 và tầm nhìn đến
năm 2050;

Vi ện D u l ị ch B ền vững Vi ệt N am - Tầng 9, Tòa nhà Phú Quý, số 209 Giảng Võ, quận Đống Đa, Hà Nội
Tel: (04) 3762 1430

Fax: (04) 3762 1429
Email:
Website: www.art.org.vn

7


Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Long An đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030

- Quyết định số 1581/QĐ-TTg ngày 9/10/2009 của Thủ tướng Chính phủ phê
duyệt Quy hoạch xây dựng vùng ĐBSCL đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2050;
- Quyết định số 2473/QĐ-TTg ngày 30/12/2011 của Thủ tướng Chính phủ phê
duyệt Chiến lược Phát triển Du lịch Việt Nam giai đoạn 2020, tầm nhìn đến năm
2030
- Quyết định số 205/QĐ-TCDL ngày 5/6/2002 của Tổng cục trưởng Tổng cục Du
lịch phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Trung tâm du lịch TP. HCM và phụ
cận đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020;
- Quyết định số 803/QĐ-BVHTTDL ngày 9/3/2010 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa,
Thể thao và Du lịch phê duyệt Đề án phát triển du lịch vùng Đồng bằng sông Cửu Long
đến năm 2020;
- Quyết định số 1439/QĐ-TTg ngày 03/10/2012 của Thủ tướng Chính phủ
phê duyệt Quy hoạch Tổng thể phát triển kinh tế xã hội tỉnh Long An đến năm
2020, tầm nhìn đến năm 2030.
- Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Long An lần thứ IX (giai đoạn 2011 - 2015);
- Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Long An 1998 – 2010;
- Quy hoạch tổng thể phát triển các ngành, lĩnh vực có liên quan trên địa bàn
tỉnh Long An;
- Thực tiễn và nhu cầu phát triển du lịch Việt Nam, vùng du lịch trọng điểm
Nam Trung Bộ và Nam Bộ và tỉnh Long An trong tình hình mới.


Vi ện D u l ị ch B ền vững Vi ệt N am - Tầng 9, Tòa nhà Phú Quý, số 209 Giảng Võ, quận Đống Đa, Hà Nội
Tel: (04) 3762 1430
Fax: (04) 3762 1429
Email:
Website: www.art.org.vn

8


Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Long An đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030

Phần II
ĐIỀU KIỆN, NGUỒN LỰC VÀ HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH
II.1. Điều kiện và nguồn lực phát triển du lịch
II.1.1 Tài nguyên du lịch
II.1.1.1 Vị trí địa lý, điều kiện và tài nguyên du lịch tự nhiên
a) Vị trí địa lý
Theo tổ chức lãnh thổ các vùng kinh tế, Long An là địa phương thuộc vùng
Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), đồng thời thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía
Nam (KTTĐPN). Phía Bắc Long An giáp Campuchia với đường biên giới dài 133
km, phía Nam giáp Tiền Giang, phía Tây giáp Đồng Tháp, phía Đông giáp TP. Hồ
Chí Minh và Tây Ninh. Với vị trí địa lý khá đặc biệt như vậy, Long An đóng vai trò
cầu nối giữa hai vùng kinh tế này. Hầu hết các hoạt động xuất phát từ vùng
KTTĐPN và hướng về khu vực ĐBSCL, hoặc ngược lại và kết nối với Campuchia
qua cửa khẩu quốc tế Bình Hiệp, đều đi qua tỉnh Long An, vì thế Long An có vị thế
chiến lược quan trọng trong giao thương và du lịch.
b) Điều kiện và tài nguyên du lịch tự nhiên
Long An là địa phương thuộc châu thổ ĐBSCL có độ cao trung bình so với
mực nước biển chỉ khoảng 2 - 3m, không có sự chênh lệch lớn về độ cao địa hình
trong toàn tỉnh nên về mặt tự nhiên có thể nói Long An là một khu vực đồng nhất,

giữa các nơi trong tỉnh ít có sự chênh lệch về khí hậu, thời tiết, nhiệt độ và lượng
mưa.
Địa hình tỉnh Long An chủ yếu là bằng phẳng. Các khu vực đất thấp chiếm
tới 66% diện tích tự nhiên. Cao độ trung bình là 0,75 m, cao nhất là 6,5 m. Địa hình
có xu thế thấp dần từ Tây lên Bắc, ra phía Đông và phía Nam. Địa hình tỉnh Long
An được chia thành ba khu vực chính: khu vực phù sa cổ dọc biên giới, khu vực
đồng bằng ngập nước và khu vực cửa sông Vàm Cỏ từ phía Bắc Quốc lộ 1A xuống
phía Đông Nam. Khu vực này bao gồm các huyện Châu Thành, Tân Trụ, Cần Đước,
Cần Giuộc, thành phố Tân An, phía Nam huyện Thủ Thừa và huyện Bến Lức. Đây
là khu vực bằng phẳng, không bị ảnh hưởng bởi lũ lụt và có mật độ dân số cao.
Ở khu vực giáp với Tây Ninh và Thành phố Hồ Chí Minh của tỉnh có địa
hình gò, đồi cao hơn một chút. Ở phía Tây, tồn tại địa hình đầm lầy, là một phần của
Đồng Tháp Mười (hình thành trong đợt biển tiến Hôlôxen ngập vào tận Châu Đốc Đồng Tháp và sau đó biển thoái hình thành nên các vùng trũng Đồng Tháp Mười),
quanh năm ngập nước.
Theo các kết quả nghiên cứu gần đây thì hiện nay vùng châu thổ Tây Nam Bộ
nói chung và bộ phận lãnh thổ Long An nói riêng cấu trúc địa chất vẫn chưa thật ổn
định và có xu hướng tiếp tục bị sụt lún.

Vi ện D u l ị ch B ền vững Vi ệt N am - Tầng 9, Tòa nhà Phú Quý, số 209 Giảng Võ, quận Đống Đa, Hà Nội
Tel: (04) 3762 1430
Fax: (04) 3762 1429
Email:
Website: www.art.org.vn

9


Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Long An đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030

Lãnh thổ Long An nằm trong vùng khí hậu gió mùa á xích đạo có mùa khô rõ

rệt kéo dài. Tổng lượng bức xạ hàng năm đạt 130 - 135kcal/cm 2/năm, cán cân bức
xạ: 70 - 75kcal/cm2/năm tạo cho lãnh thổ có một nền nhiệt cao. Tổng nhiệt độ hàng
năm hơn 9.3000C. Nhiệt độ trung bình năm khoảng 270C - 280C, biên độ nhiệt trong
năm nhỏ 30 - 40C, mùa đông không lạnh như các tỉnh phía Bắc.
Trên lãnh thổ tỉnh trong năm thịnh hành 2 hướng gió chính: gió mùa Đông
Bắc (tháng 10 đến tháng 4) và gió mùa Tây Nam (tháng 5 đến tháng 9).
Lượng mưa trung bình năm đạt 1.500mm và phân mùa rõ rệt. Mưa nhiều vào
mùa hạ, khoảng từ tháng 5 - tháng 11, tập trung 90% lượng mưa năm - mưa lớn vào
tháng 9, 10. Từ tháng 12 đến tháng 4 là thời kỳ ít mưa, gây nên thời tiết khô hạn ảnh
hưởng tới sản xuất và sinh hoạt (lượng mưa cực tiểu thường rơi vào tháng 2). Nhìn
chung trên toàn lãnh thổ lượng mưa phân bố tương đối đồng đều, riêng vùng Đông
Bắc mưa nhiều hơn chút ít. Tuy nhiên ngay trong mùa mưa vẫn có thời kỳ hạn xen
kẽ, thời gian ngắn mà dân địa phương gọi là hạn Bà Chằn, hay xảy ra vào tháng 7,
8. Độ ẩm trung bình năm khoảng 79%. Vào các tháng mưa, độ ẩm lớn hơn nhiều
các tháng khô song sự chênh lệch độ ẩm giữa các tháng không nhiều như lượng
mưa. Lượng mưa phân bố không đều trên cả tỉnh, giảm dần từ khu vực giáp ranh
Thành phố Hồ Chí Minh xuống phía Tây và Tây Nam. Các huyện Đông Nam gần
biển có lượng mưa thấp nhất.
Mạng lưới thuỷ văn của tỉnh Long An cũng như các tỉnh khác trong vùng
ĐBSCL có đặc trưng chung là hệ thống sông ngòi, kênh rạch khá dầy. Sông lớn
nhất chảy qua lãnh thổ tỉnh Long An là sông Vàm Cỏ Đông và sông Vàm Cỏ Tây.
Sông Vàm Cỏ Đông bắt nguồn từ Campuchia, chảy qua địa phận tỉnh Tây
Ninh rồi tới Long An (đoạn trong tỉnh dài 145km, sâu 17 - 21m). Với khả năng cung
cấp 18,5 m³/s trong mùa khô trực tiếp cho các huyện Đức Huệ, Đức Hòa và Bến
Lức. Sông Vàm Cỏ Tây cũng bắt nguồn từ Campuchia, chảy qua Long An với chiều
dài 160km, độ sâu trung bình 12 - 15m, uốn thành nhiều khúc. Hai sông Vàm Cỏ
Đông và Vàm Cỏ Tây hợp lưu trở thành sông Vàm Cỏ (dài 35km rộng trung bình
400m) đổ ra biển tại cửa sông Soài Rạp. Dọc theo các sông Vàm Cỏ Đông, Vàm Cỏ
Tây có rất nhiều rạch lớn nhỏ, luồn sâu vào các thôn xóm, bưng, trấp như rạch
Thiên, rạch Bùng Binh lớn, rạch Mỹ Hòa, rạch Mỹ Thạnh, kênh Trà Cú Thượng,

rạch Cá Rô, rạch Cái Dừa, rạch Bông Súng, rạch Bà Lộc...
Với cảnh quan đẹp dọc bên hai bờ sông, lưu lượng nước khá ổn định quanh
năm, và có khả năng tiếp cận đến các làng quê nơi còn lưu giữ nhiều giá trị văn hóa
truyền thống đặc trưng của địa phương, sông Vàm Cỏ được xem là dạng tài nguyên
du lịch đặc biệt có giá trị để khai thác tạo sản phẩm du lịch đặc thù của Long An.
Ngoài ra trên lãnh thổ Long An còn có một số con sông nhỏ khác như sông
Cần Giuộc dài 38km quanh năm nước sông hầu như bị nhiễm mặn do nằm sát biển,

Vi ện D u l ị ch B ền vững Vi ệt N am - Tầng 9, Tòa nhà Phú Quý, số 209 Giảng Võ, quận Đống Đa, Hà Nội
Tel: (04) 3762 1430
Fax: (04) 3762 1429
Email:
Website: www.art.org.vn

10


Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Long An đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030

hai bên bờ sông cũng có nhiều con rạch ăn sâu vào các cánh đồng như rạch Dứa,
rạch Chà Là, rạch Núi, rạch Cầu Tràm, rạch Nước Mặn.
Ngoài mạng lưới sông, rạch chằng chịt, Long An còn có một hệ thống kênh
đào khá dày phần lớn tập trung ở các huyện Đồng Tháp Mười và các huyện vùng
ven như kênh Hồng Ngự, kênh Dương Văn Dương, kênh Phước Xuyên, kênh Trà
Cú Thượng, kênh Bo Bo, kênh Bảo Định, kênh Thủ Thừa... Hệ thống sông ngòi,
kênh rạch của Long An là nguồn cung cấp nước chủ yếu cho sinh hoạt và sản xuất
đồng thời lại là những đường giao thông thuỷ thuận lợi trong toàn tỉnh cũng như đi
các tỉnh khác trong khu vực Nam Bộ.
Hình 2 - Bản đồ hệ thống nước mặt tỉnh Long An


Do ảnh hưởng của điều kiện khí hậu, thủy chế sông ngòi cũng phân ra 2 mùa
rõ rệt mùa lũ và mùa cạn phù hợp với mùa khô và mùa mưa. Mùa lũ thường từ
tháng 7 đến tháng 10.
Tổng lưu lượng nước ngầm ở Long An ước tính xấp xỉ 1,5 triệu m³/ngày.
Tổng công suất khai thác vào năm 2008 ở mức 110.000 m 3/ngày, tỷ lệ khai thác
nước ngầm đạt mức 7,5% tổng trữ lượng. Nước ngầm được khai thác chủ yếu phục
vụ nhu cầu nước sinh hoạt và nước cấp cho sản xuất của một số nhà máy và khu
công nghiệp. Khai thác nước ngầm chủ yếu tập trung ở một số huyện như Đức Hòa,
Bến Lức, thành phố Tân An, các huyện Cần Đước, Cần Giuộc và Châu Thành. Độ
sâu khai thác bình quân của tỉnh là trên 200m. Ở một số địa điểm khai thác nước
nông hơn như ở Đức Hòa độ sâu khai thác chỉ vào khoảng 20 - 30m.
Về thủy triều, Long An nằm trong khu vực có chế độ bán nhật triều do ảnh
hưởng từ biển đông thông qua cửa sông Soài Rạp. Một ngày triều là 20 giờ 50 phút;
mỗi chu kỳ nằm phía Nam Quốc lộ 1A, cũng là các huyện bị xâm nhập mặn 4 - 6

Vi ện D u l ị ch B ền vững Vi ệt N am - Tầng 9, Tòa nhà Phú Quý, số 209 Giảng Võ, quận Đống Đa, Hà Nội
Tel: (04) 3762 1430
Fax: (04) 3762 1429
Email:
Website: www.art.org.vn

11


Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Long An đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030

tháng mỗi năm. Thủy triều ở sông Soài Rạp (3,5 – 3,9m) lấn sâu vào trong đất liền,
nhất là vào mùa khô, khi dòng chảy của hai sông Vàm Cỏ đã yếu đi nhiều.
Long An là một trong những tỉnh có diện tích lớn nhất vùng ĐBSCL, trải dài
từ Đông sang Tây với lớp phủ thổ nhưỡng khá đa dạng gồm một số loại đất chính

sau:
- Đất phù sa không bị nhiễm mặn, phèn chủ yếu ở các huyện Đức Huệ, Đức
Hòa.... Độ phì nhiêu của đất tương đối tốt.
- Đất phèn (có các phản ứng chua) tập trung chủ yếu ở các huyện Vĩnh Hưng,
Tân Thạnh và Mộc Hóa.
- Đất mặn chủ yếu ở Cần Đước, Cần Giuộc, quanh thành phố Tân An, ven
sông Vàm Cỏ.
- Đất cát trên các giồng cát tập trung chủ yếu ở phía Đông của tỉnh, ít có khả
năng sử dụng cho nông nghiệp.
Hình 3 - Bản đồ thổ nhưỡng tỉnh Long An

Về mặt tài nguyên đất đai, Long An vừa có những thuận lợi (diện tích rộng,
khá thuần nhất), vừa có khó khăn do 80% đất mặn, đất phèn.
Đến năm 2010, đất nông nghiệp vẫn chiếm tỷ lệ lớn (80,5%), trong đó 68,9%
đất sản xuất nông nghiệp, 9,8% đất lâm nghiệp và 1,9% đất nuôi trồng thủy sản. Đất
phi nông nghiệp chỉ chiếm 19,5%, trong đó 5,3% là đất ở. Trong tổng số 300.297 ha
diện tích đất sản xuất nông nghiệp, đất trồng lúa chiếm 258.847 ha (chiếm 57,6%
tổng diện tích đất). Đất phi nông nghiệp có xu hướng tăng liên tục, chủ yếu dành
cho các mục đích phát triển các khu dân cư, các công trình công cộng và đất phi

Vi ện D u l ị ch B ền vững Vi ệt N am - Tầng 9, Tòa nhà Phú Quý, số 209 Giảng Võ, quận Đống Đa, Hà Nội
Tel: (04) 3762 1430
Fax: (04) 3762 1429
Email:
Website: www.art.org.vn

12


Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Long An đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030


nông nghiệp khác. Xu hướng này là do đô thị hóa và công nghiệp hóa, dự kiến các
tác động sẽ vẫn tiếp tục diễn ra.
Các giá trị sinh thái có vai trò quan trọng trong phát triển du lịch, đặc biệt là
du lịch sinh thái
Thực vật: Trước kia thảm thực vật tự nhiên ở Long An khá phong phú với
nhiều cây thân gỗ như sao, dầu, bằng lăng xen kẽ trảng cỏ, lau, sậy bạt ngàn và
những đầm lầy nơi mọc các loại sen, súng,... Hiện nay thảm thực vật ấy đã bị khai
phá, thay vào đó là các loại cây trồng ăn trái, cánh đồng lúa, hoa màu.
Ở vùng cửa sông ven biển phát triển các loại cây mắm, đước, dừa nước, ô rô,
cóc, giá, chà là... Trong đó ở những vùng đất trũng, bị nhiễm mặn, dừa nước rất
phát triển tạo ra những diện tích rộng lớn như ở Cần Đước, Cần Giuộc, sông Vàm
Cỏ. Ở khu vực Đồng Tháp Mười (Tân Thạnh, Vĩnh Hưng) tràm là loại cây phát
triển phổ biến, tuy nhiên do sự khai thác thiếu quản lý, những khu rừng tràm
nguyên sinh còn không nhiều. Xen giữa các khu tràm tập trung là các trảng lau sậy,
đầm sen, súng... là những sinh cảnh đất ngập nước điển hình của vùng trũng Đồng
Tháp Mười.
Trên địa bàn Long An, tổng diện tích rừng tập trung (rừng sản xuất, rừng
phòng hộ và rừng đặc dụng) là 58.000 ha, trong đó diện tích rừng tràm là 32.000ha
ở 11 huyện trong tỉnh. Với diện tích rừng như trên, Long An là tỉnh có diện tích
rừng lớn đứng thứ 3 ở vùng ĐBSCL, góp phần quan trọng vào công tác bảo vệ môi
trường của địa phương. Hiện trạng phân bố rừng cho thấy ở các huyện quy hoạch
phát triển công nghiệp như Đức Hòa, Bến Lức, Cần Đước và Cần Giuộc, diện tích
rừng chỉ chiếm chưa đến 1%. Khu bảo tồn Đất ngập nước Láng Sen có 540 loài
(không bao gồm các loài cây thân gỗ) thuộc 112 họ, trong đó có 10 họ dương xỉ với
15 loài và 102 họ cây hạt kín với 525 loài. Chỉ có 68 loài cây bụi và cây thân thảo,
chiếm 12% tổng số loài. Số loài thuộc họ mầm chiếm ưu thế. Các loài thực vật quý
hiếm chỉ có ở Láng Sen bao gồm: Oryza minuta, Oryza rupogon, Miliusa mollis,
Connarus cochinchinensis, Anisoptera cochinchinenis, Elaeocarpus madopetalus,
Nymphaea tetragona. Đây là nguồn gen thuần chủng cho các giống cây trong tương

lai, đặc biệt là Oryza minuta và Ory rufipogon, 2 nguồn gen có giá trị trong lai tạo
các giống lúa nước, có sức kháng cự sâu bệnh lớn và năng suất cao.
Động vật: trên địa bàn tỉnh Long An đã phát hiện dấu tích của nhiều loài
động vật như heo rừng, báo, tê giác, voi... Tuy nhiên do sự thay đổi lớp phủ thực vật
đã dẫn đến sự thay đổi trong cư trú động vật, theo đó nhiều loại động vật lớn đã di
trú đến những lãnh thổ khác và hiện nay chỉ còn những loài động vật nhỏ như chuột,
dơi, ếch, rắn, trăn, rùa..., và một số loài chim nước ven các bưng, rạch.
Do đặc điểm địa hình với những vùng trũng ngập nước, hệ thống kênh rạch,
sông ngòi chằng chịt, Long An là nơi giàu về tài nguyên động vật nước như cá, tôm,
ốc. . . Theo thống kê chưa đầy đủ Long An có các loài cá thuộc 159 loài, 89 chi, 30
Vi ện D u l ị ch B ền vững Vi ệt N am - Tầng 9, Tòa nhà Phú Quý, số 209 Giảng Võ, quận Đống Đa, Hà Nội
Tel: (04) 3762 1430
Fax: (04) 3762 1429
Email:
Website: www.art.org.vn

13


Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Long An đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030

họ loài cá nước ngọt thuộc 2 nhóm cá sông và cá đồng và nhiều loại tôm: tôm càng
xanh (có giá trị xuất khẩu), tôm sú, tôm đất, tôm bạc thẻ, tép bạc, tép bò...
Động vật trên cạn gồm các loài sau: 23 loài động vật nhỏ trong đó có 2 loài
chuột nước thông thường và chuột mũi lông, 43 loài lưỡng cư, 16 loài bò sát thuộc 3
bộ và 2 lớp. Có 3 loài thuộc họ hổ và họ rắn, 10 loài thuộc họ rùa có tên trong sách
Đỏ Việt Nam. 100 loài chim, 12 bộ, 37 họ trong đó có 13 loài chim quý hiếm có tên
trong sách Đỏ Việt Nam. 73 loài côn trùng thuộc 31 họ, 9 bộ.
II.1.1.2 Tài nguyên du lịch nhân văn
Trên địa bàn tỉnh Long An hiện có 28 dân tộc anh em cùng sinh sống, trong

đó có 27 dân tộc thiểu số bao gồm người Hoa, Kh’mer, Chăm, ... chiếm tỉ lệ 0,2%
dân số. Cơ cấu dân tộc trên cho thấy những nét đặc trưng văn hóa, lối sống của
người dân Long An nơi văn hóa Việt chiếm vị trí chủ đạo. Những tôn giáo chủ yếu
ở Long An là đạo Phật, đạo Kitô, đạo Cao đài và đạo Tin lành.
a) Di tích văn hóa - lịch sử
Theo thống kê đến tháng 6 năm 2012, toàn tỉnh hiện có 91 di tích lịch sử văn
hóa, kiến trúc, nghệ thuật văn thánh khảo cổ, trong đó có 17 di tích được xếp hạng
cấp quốc gia (gồm 8 di tích lịch sử, 5 di tích kiến trúc nghệ thuật và 4 di tích khảo
cổ). Đây là một nguồn tài nguyên du lịch quan trọng có khả năng thu hút đông đảo
khách du lịch ở trong và ngoài nước. Có thể chia các di tích đã được xếp hạng và
chuẩn bị đề nghị xếp hạng thành 2 nhóm: nhóm di tích lịch sử cách mạng và nhóm
di tích lịch sử văn hóa.
+ Nhóm di tích lịch sử cách mạng:
Là nhóm di tích chủ yếu ở Long An. Đây là nơi ghi lại bao dấu ấn của cuộc
đấu tranh vũ trang cách mạng người dân Nam Bộ như chiến thắng Mộc Hóa vang
dội gắn với danh tiếng của tiểu đoàn 307 anh hùng, v.v.. Do vậy không kể hàng trăm
di tích chưa được xếp hạng, chỉ trong tổng số 53 di tích được xếp hạng và đang đề
nghị xếp hạng của Long An đã có tới 12 di tích lịch sử cách mạng, chiếm 24% tổng
số nhóm di tích trên. Điều này sẽ rất có ý nghĩa trong việc định hướng khai thác và
quy hoạch phát triển du lịch Long An.
+ Nhóm di tích lịch sử văn hóa
Nét đặc sắc trong nhóm di tích lịch sử văn hóa của Long An là nhóm di tích
khảo cổ học thuộc văn hóa Óc Eo nổi tiếng. Đây là nền văn hóa đã hình thành và
phát triển trên châu thổ sông Cửu Long từ thế kỷ 1 đến thế kỷ 6 sau Công nguyên
do tiếp nhận tinh hoa văn hóa Ấn Độ. Trên địa bàn tỉnh Long An hiện đã phát hiện
khoảng 20 di tích tiền sử và gần 100 di tích văn hóa Óc Eo với trên 20.000 hiện vật.
Những di tích này tập trung ở một số cụm tiêu biểu bao gồm cụm di tích Bình Tả,
các di chỉ Gò Cao Su, Gò Tháp lớn - Tháp nhỏ, di chỉ An Sơn ở Đức Hòa, di chỉ Cổ
Vi ện D u l ị ch B ền vững Vi ệt N am - Tầng 9, Tòa nhà Phú Quý, số 209 Giảng Võ, quận Đống Đa, Hà Nội
Tel: (04) 3762 1430

Fax: (04) 3762 1429
Email:
Website: www.art.org.vn

14


Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Long An đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030

Sơn Tự, Gò Ô Chùa, Gò Hàng ở Vĩnh Hưng... Nét đặc sắc của nền văn hóa này là
những kiến trúc gạch nung, những đồ trang sức nghệ thuật bằng vàng đã thu hút sự
chú ý không chỉ của các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước, mà còn của cả những
du khách.
Nhóm di tích đáng chú ý khác là những di tích lịch sử văn hóa liên quan đến
thời kỳ lịch sử triều Nguyễn, trong đó bao gồm các di tích gắn với cuộc đấu tranh
yêu nước chống thực dân Pháp và những di tích lịch sử kiến trúc, nghệ thuật. Trong
số các di tích trên tiêu biểu phải kể đến như di tích Chùa Tôn Thạnh, nơi tưởng
niệm về nhà thơ nổi tiếng của dân tộc Nguyễn Đình Chiểu; lăng mộ và đền thờ
Nguyễn Huỳnh Đức, hay mộ và đền thờ Nguyễn Văn Tiến, một tướng tài của
Nguyễn Trung Trực...
Các di tích kiến trúc nghệ thuật của Long An tuy có tuổi muộn màng, song
cũng đã cho thấy nét tiêu biểu của kiến trúc dân gian và kiến trúc tôn giáo Việt
Nam. Những di tích như Nhà Trăm Cột, nhà cai Tổng Nguyễn Đăng Bằng (ở Cần
Đước), các Chùa Giác Tánh, Thới Bình ở Cần Giuộc, Từ đường họ Phạm ở Tân
Trụ... là những di tích tiêu biểu cho nhóm này.
Tóm lại các di tích lịch sử văn hóa Long An tuy không phong phú như một số
địa phương khác nhưng cũng có giá trị du lịch cao. Nếu biết tổ chức khai thác đúng
hướng sẽ phát huy được giá trị các di tích lịch sử văn hóa, thu hút được khách du
lịch, đặc biệt là nếu biết kết hợp khai thác du lịch sinh thái với du lịch tham quan di
tích.

b) Các lễ hội:
- Lễ hội cũng là một loại tài nguyên du lịch nhân văn, bởi vì khả năng hấp
dẫn khách du lịch của nó rất cao. Thông qua lễ và hội, trong chừng mực nhất định,
du khách có thể hiểu biết được phong tục, tập quán của nhân dân địa phương.
- Long An là tỉnh cư trú của nhiều dân tộc, ở đây có truyền thống văn hóa
cộng đồng phong phú và được thể hiện qua các lễ hội.
- Một số lễ hội chủ yếu gồm có: lễ Kỳ Yên (Cầu An) vào dịp đầu năm, lễ cầu
mưa, lệ hội Làm Chay (Tầm Vu – Châu Thành), lễ Tống Phong (hay còn gọi là lễ
Tống Ôn vào ngày 6/3 âm lịch) được tổ chức khá phổ biến ở các địa phương như ở
xã Tân Phước Tây (Tân Trụ) và Bình Lập (Tân An) ở Long An. Thông thường
những lễ hội này đều có đám rước rất sôi nổi với những trang phục lễ hội sặc sỡ.
Những loại hình lễ hội này nếu nghiên cứu tổ chức phục vụ du lịch sẽ thu hút được
nhiều du khách. Đặc biệt nếu kết hợp với những trò chơi dân gian như đua thuyền,
kéo co, đánh vật... sẽ làm tăng thêm sức hấp dẫn.
c) Di sản văn hóa phi vật thể:
Trong các di sản văn hóa phi vật thể khá phong phú trên địa bàn, tiêu biểu là
đờn ca tài tử mà Long An là quê hương của cố nhạc sỹ Cao Văn Lầu. Đây là giá trị
có khả năng khai thác kết hợp với những giá trị tài nguyên du lịch khác tạo thành
Vi ện D u l ị ch B ền vững Vi ệt N am - Tầng 9, Tòa nhà Phú Quý, số 209 Giảng Võ, quận Đống Đa, Hà Nội
Tel: (04) 3762 1430
Fax: (04) 3762 1429
Email:
Website: www.art.org.vn

15


Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Long An đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030

sản phẩm du lịch hấp dẫn của Long An với tư cách là một địa phương của vùng

ĐBSCL
d) Làng nghề truyền thống
Long An có nhiều nghề thủ công truyền thống. Đây vừa là đối tượng tham
quan, vừa là nơi cung cấp các mặt hàng lưu niệm cho khách du lịch. Trong số các
nghề truyền thống của Long An, có một số nghề tương đối độc đáo có thể khai thác
phục vụ khách du lịch.
- Làng nghề dệt chiếu: Trên địa bàn tỉnh Long An có 2.301 cơ sở dệt chiếu,
thu hút khoảng 4.875 lao động, trong đó tập trung chủ yếu ở các xã Nhựt Ninh, An
Nhựt Tân huyện Tân Trụ và xã Long Cang, Long Định, Phước Vân, Long Sơn
huyện Cần Đước. Sản phẩm chiếu rất đa dạng gồm nhiều loại như chiếu đơn, chiếu
đôi, chiếu trắng, chiếu màu, chiếu lẫy, chiếu hoa… được tiêu thụ khắp các tỉnh
thành trong cả nước nhưng chủ yếu là thị trường TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh miền
Đông Nam Bộ.
- Làng nghề nấu rượu Gò Đen: Làng nghề nấu rượu Gò Đen tại thị tứ Gò
Đen, xã Phước Lợi và các xã lân cận, huyện Bến Lức nổi tiếng hàng trăm năm nay.
Rượu Gò Đen có hương vị độc đáo nhờ qui trình lên men, nấu thủ công và cách
chọn nguyên liệu từ các loại gạo nếp như: nếp mỡ, nếp mù u, nếp hương, nếp thổ
địa, nếp than đen tuyền cả hạt… Tất cả các loại gạo nếp này được trồng tại địa
phương rất dẻo và thơm ngon. Gò Đen là vùng đất gò cao nên thích hợp với cây lúa
nếp, loại nguyên liệu chính làm nên danh rượu Gò Đen.
- Nghề làm trống Bình An: Nghề làm trống tại xã Bình Lãng, huyện Tân Trụ
đã hình thành từ rất lâu. Sản phẩm trống Bình Lãng nổi danh khắp nơi.
- Nghệ thuật chạm khắc gỗ ở Cần Đước: Giống như các làng nghề chạm khắc
gỗ khác của các tỉnh khác ở Việt Nam, nghề mộc ở Cần Đước tạo ra các sản phẩm
mộc mang bản sắc và vẻ đẹp riêng. Sử dụng nghệ thuật và công nghệ trang trí mới
trong chạm khắc đã tạo ra những sản phẩm gỗ nghệ thuật đáp ứng nhu cầu thẩm mỹ
và sử dụng của người dân. Các dụng cụ đặc trưng của nghề chạm khắc gỗ gồm
thước, cưa, bào, đục, giũa,…
- Nghề đóng thuyền: Giao thông thủy đóng vai trò quan trọng trong môi
trường sông nước và phương tiện vận tải chính là ghe, thuyền. Do đó, ghe thuyền và

đường thủy không chỉ là các phương tiện vận tải mà còn là cuộc sống vật chất và
tinh thần của người dân, tạo nên bản sắc văn hóa riêng. Nghề đóng ghe thuyền ở
Gia Định và Long An đã góp phần tạo nên bản sắc riêng và hấp dẫn này. Ghe
thuyền Cần Đước từ lâu đã trở thành sản phẩm nổi tiếng của địa phương.

Vi ện D u l ị ch B ền vững Vi ệt N am - Tầng 9, Tòa nhà Phú Quý, số 209 Giảng Võ, quận Đống Đa, Hà Nội
Tel: (04) 3762 1430
Fax: (04) 3762 1429
Email:
Website: www.art.org.vn

16


Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Long An đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030

- Nghề kim hoàn: Đây là nghề chạm, khắc vàng bạc và đồ kim hoàn, có
truyền thống phát triển lâu đời ở miền Bắc và miền Trung, sau đó du nhập vào miền
Nam. Nghề này hiện phát triển ở chợ Phước Vân, huyện Cần Đước.
d) Văn hóa, ẩm thực truyền thống
Nhìn chung, văn hóa dân gian cũng là một dạng tài nguyên hấp dẫn đối với
khách du lịch. Cũng như bao miền quê khác, nền văn hóa nghệ thuật dân gian của
Long An cũng mang đậm bản sắc truyền thống Việt Nam, cần cù, chịu thương chịu
khó, thông minh, lãng mạn, yêu đời.
Long An nổi tiếng với những làn điệu hò như hò cấy, hò chèo ghe, hò xay
lúa, trong sinh hoạt vui chơi có hò cuộc, hò lờ, trong tang lễ có hò đưa linh... các làn
điệu lý đặc trưng của vùng Nam Bộ, các điệu vè... Về ca múa nhạc truyền thống có
múa hát bóng rỗi và hát bội.
Thiên nhiên đất đai, sông nước Long An đã cho con người những sản vật quý
giá như lúa nàng thơm Chợ Đào, khóm Bến Lức, thanh long, dưa hấu Long Trì, các

loại cá, chim, mật ong... từ đó với tài khéo léo của con người đã tạo ra những món
ăn đặc sản khó quên của Long An.
Về ẩm thực truyền thống, ngoài rượu đế Gò Đen, các loại trái cây đã nêu ở
trên, một số món ăn truyền thống đã nổi danh cùng đất Long An có thể kể đến như
lẩu mắm, cá lóc nướng trui, canh chua cá chốt.
Lẩu mắm là một món ăn tổng hợp với các nguyên liệu là nước cốt mắm sặc,
cá, tôm, cua, mực, bò, heo... và đặc biệt là một số lượng phong phú, đa dạng của các
loại rau: bông súng, đọt nhãn lồng, ngò gai, ngò om, cải xanh, rau muống, rau ngổ,
đậu rồng, kèo nèo, rau đắng, càng cua, bông so đũa, cà phổi, bắp chuối, ớt hiểm,
tỏi... Ngoài ra còn có thêm đậu bắp, nấm rơm với các loài cá đồng như: lươn, cá rô,
các sặc rằn, cá dầy, cá lóc...
Cá lóc nướng trui là một món ăn dân dã đặc trưng cho miền sông nước Nam
Bộ, với hương vị độc đáo và cách chế biến rất đơn giản. Cá lóc vừa bắt dưới sông
lên, rửa sạch, được xuyên bằng một que dài từ miệng đến đuôi, sau vùi cá vào đống
rơm khô rồi châm lửa đốt hoặc cắm que xuống đất lấy rơm phủ lên và đốt lửa cho
đến khi tro tàn. Cá lóc nướng trui thường ăn kèm với bún, bánh tráng nhúng nước
hoặc cuốn lá sen non, rau thơm.
II.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội
II.1.2.1 Dân cư, lao động
Tính đến năm 2010 dân số Long An là khoảng 1.446 triệu người, chiếm
10,1% dân số vùng KTTĐ phía Nam và 8,1% dân số vùng ĐBSCL. Tốc độ tăng
trưởng dân số của tỉnh giảm dần, từ 1.4% năm 2000 xuống còn 0.69% năm 2010
trong khi tốc độ đô thị hóa vẫn tăng ổn định từ 16,2% năm 2000 lên 17,6% năm
Vi ện D u l ị ch B ền vững Vi ệt N am - Tầng 9, Tòa nhà Phú Quý, số 209 Giảng Võ, quận Đống Đa, Hà Nội
Tel: (04) 3762 1430
Fax: (04) 3762 1429
Email:
Website: www.art.org.vn

17



Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Long An đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030

2010, tuy nhiên vẫn thấp hơn so với mức bình quân cả nước (28,1%) cũng như mức
bình quân của vùng KTTĐ phía Nam (58,0%), và của vùng ĐBSCL (21,5%).
Lực lượng lao động chủ yếu của tỉnh nằm trong độ tuổi từ 15 đến 59 tuổi,
chiếm 66% tổng dân số năm 2007.
Mức tăng trưởng kinh tế (GDP) bình quân hàng năm ở Long An luôn tăng
qua từng giai đoạn, theo đó giai đoạn 1996 - 2000 là 7,6%; giai đoạn 2001 - 2005 là
9,4% và giai đoạn 2006 - 2010 là 11,7%. Năm 2012, GDP của tỉnh ước đạt 15.851 tỉ
đồng (theo giá CĐ 1994), tăng trưởng 10,5% (năm 2011 tăng trưởng 12,2%), trong
đó, khu vực I tăng 3,3% (năm 2011 tăng 5,2%), khu vực II tăng 14,6% (năm 2011
tăng 17,5%), khu vực III tăng 11,5% (năm 2011 tăng 12,1%). Tuy nhiên chỉ tiêu
GDP vẫn thấp hơn so với mục tiêu đặt ra trong điều kiện xuất phát điểm về kinh tế
của Long An còn thấp. Tuy nhiên cơ cấu kinh tế của Long An đã có những chuyển
biến tích cực theo hướng tăng dần tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ, theo đó nếu như
năm 2000 cơ cấu kinh tế theo tỷ trọng GDP của Long An là: nông nghiệp 48,1%;
công nghiệp 22,5%; dịch vụ 29,4% thì năm 2009, các tỷ lệ tương ứng là 31,1%;
39,4% và 27,5%.
Hiện trên địa bàn tỉnh có khoảng trên 2.500 doanh nghiệp tạo trên 120.000
việc làm. Tỷ lệ việc làm bình quân hàng năm tăng 1,6%/năm trong khi tỷ lệ bình
quân tăng dân số chỉ là 0,7%/năm cho thấy điều kiện xã hội ở Long An ngày càng
được cải thiện cùng với sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh.
II.1.2.2 Hệ thống hạ tầng kỹ thuật
Hệ thống giao thông trên địa bàn tỉnh, đặc biệt là giao thông đường bộ được
đầu tư nâng cấp và phát triển khá đồng bộ, điển hình là QL1A, QL62, QL50, đường
cao tốc Trung Lương, đường Hồ Chí Minh kết nối với trục QL N1, QL N2; hệ thống
đường tỉnh lộ ĐT 830, 826, 833, v.v. với tổng chiều dài là 217,4 km và trên 4.000
km đường liên huyện, liên xã, 1.362 chiếc cầu lớn nhỏ. Trên 50% chiều dài các

tuyến đường nói trên đáp ứng được tiêu chuẩn ô tô chạy, chủ yếu nối các xã và
trung tâm huyện lỵ chính, với mật độ tương đối thấp (0,36km/km2 và 1,1km/1000
dân). Trong đó, kết cấu mặt đường bê tông nhựa, thâm nhập nhựa dài trên 4.600km,
chiếm 17% chiều dài các tuyến đường trên toàn Tỉnh.
Long An có tổng số 2.578km đường thủy nội địa. Mật độ các tuyến đường
thủy nội địa là 0,5km/km2 và 1,79km/1.000 dân. Có thể khai thác tàu du lịch tải
trọng từ 50DWT đến 300 DWT trên các tuyến sông chính. Hệ thống cảng và bến
thủy nội địa, trên toàn tỉnh có 101 bến thủy nội địa, trong đó có 39 bến đò ngang.
Một số bến cảng có bến liền bờ, nếu được đầu tư nâng cấp có thể đủ điều kiện để
phát triển dịch vụ du lịch như cảng khách Long An (thành phố Tân An), bến phà
Tân Thanh (huyện Cần Giuộc), Kinh nước mặn (huyện Cần Đước). Số bến còn lại
chủ yếu lợi dụng địa điểm tự nhiên để cập bến.
Vi ện D u l ị ch B ền vững Vi ệt N am - Tầng 9, Tòa nhà Phú Quý, số 209 Giảng Võ, quận Đống Đa, Hà Nội
Tel: (04) 3762 1430
Fax: (04) 3762 1429
Email:
Website: www.art.org.vn

18


Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Long An đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030

Hệ thống vận tải công cộng của tỉnh Long An có thể tham gia phục vụ Du
lịch bao gồm 05 các loại hình dịch vụ. Trong 17 đơn vị vận tải, hầu hết đã được xã
hội hóa bằng các loại hình công ty cổ phần, doanh nghiệp tư nhân và hợp tác xã.
Tuy nhiên, ngoài hệ thống xe bus với trên 260 xe từ 32-89; trên 17 bến xe và điểm
đỗ chỗ đáp ứng tiêu chuẩn vận tải hành khách. Các loại hình kinh doanh vận tải còn
lại hầu hết là quy mô nhỏ, xe kém chất lượng, chưa thể đáp ứng tốt để phục vụ cho
du lịch.

Với hệ thống giao thông vận tải nêu trên, Long An kết nối thuận tiện với
vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, trực tiếp là với TP. Hồ Chí Minh và vùng
ĐBSCL; khai thác lợi thế cửa khẩu hàng không Tân Sơn Nhất đứng từ góc độ du
lịch.
Trong những năm vừa qua hệ thống điện của tỉnh Long An đã được Trung
ương và tỉnh quan tâm đầu tư phát triển. Đặc biệt, dự án phát triển điện nông thôn
đã được Nhà nước đầu tư, đến nay 100% điện đã về các xã, hơn 98% các hộ gia
đình đã có điện sinh hoạt.
So với đánh giá hiện trạng của Đồ án Quy hoạch phát triển Điện lực tỉnh
Long An giai đoạn từ 2011 đến 2015 có xét đến 2020, do Công ty CP Tư vấn Xây
lắp Điện 4 thực hiện đã được Bộ Công Thương phê duyệt tháng 12/2011, đến nay
Long An đã được đầu tư Xây dựng 01 Trạm cấp điện áp 220/110kV (Trạm Long An
2). Các trạm cấp điện áp 110/22/15kV đã được xây dựng tại các điểm Mộc Hóa,
Cần Đước, Tân An 1, Tân An 2, Bến Lức, Đức Hòa, Thạnh Hóa, Long An, Đức
Huệ, Long Hậu, Rạch Chanh. Ngoài ra tại các Khu công nghiệp đã được đầu tư xây
dựng riêng 4 trạm điện cùng cấp. Nguồn điện dự phòng chạy dầu diesel đặt tại thị
xã Tân An với công suất 565kW.
Nhìn chung Hệ thống lưới điện của Tỉnh hiện nay cơ bản đã đáp ứng được
nhu cầu sử dụng điện trong phát triển du lịch hiện tại trên địa bàn Tỉnh. Tuy nhiên
do đặc điểm địa hình của Tỉnh nên các khu dân cư tập trung rải rác, nên lưới điện
phải đầu tư dài, trong khi đó một số tuyến đã xuống cấp, tổn thất điện cao, chất
lượng điện thấp do chưa được đầu tư đồng bộ hệ thống.
Hệ thống cấp nước sạch sinh hoạt phục vụ sinh hoạt hiện nay của Long An
nhìn chung còn hạn chế; trên 90% các hộ gia đình được cấp nước sạch sinh hoạt;
Lưu lượng cấp nước mỗi đầu người chỉ đạt 34% lít nước/ngày với tổng công suất
cấp nước hiện tại đạt 48.000m3/ngày. Với năng lực cấp nước sinh hoạt trên đầu
người một ngày đêm như trên, nếu xét cho từng khu vực du lịch thì thấp hơn rất
nhiều (khoảng 10 lần), thậm chí không đáp ứng tiêu chuẩn cấp nước cho khu vực
nông thôn.
Mạng lưới viễn thông toàn tỉnh Long An tương đối phát triển. Hệ thống điện

thoại cố định được kéo rải đến toàn bộ các huyện, thành phố của tỉnh và được cung
Vi ện D u l ị ch B ền vững Vi ệt N am - Tầng 9, Tòa nhà Phú Quý, số 209 Giảng Võ, quận Đống Đa, Hà Nội
Tel: (04) 3762 1430
Fax: (04) 3762 1429
Email:
Website: www.art.org.vn

19


Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Long An đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030

cấp dịch vụ bởi các doanh nghiệp viễn thông lớn như VNPT, Viettel… với 92 tổng
đài gần 200.000 thuê bao, đạt mức 15 thuê bao/100 dân. Dịch vụ điện thoại di động
cũng rất phát triển với số lượng thuê bao đạt 85 thuê bao/100 người dân được cung
cấp dịch vụ bởi các nhà mạng Vinaphone, Mobifone, Viettel,... Đặc biệt số lượng
thuê bao lắp đặt dịch vụ internet cũng rất phát triển với mức 1,5 thuê bao/100 dân.
II.1.2.3 Hệ thống hạ tầng xã hội
Hệ thống đào tạo trên địa bàn tỉnh Long An khá phát triển theo hướng xã hội
hóa với 02 trường đại học (Đại học Kinh tế - Công nghiệp Long An và Đại học Tân
Tạo); 04 trường Cao đẳng; 02 trường Trung cấp; 01 Trung tâm Ngoại ngữ - Tin học
và 04 cơ sở dạy nghề; 14 Trung tâm giáo dục thường xuyên.
Trên địa bàn tỉnh hiện có 162 trường công lập, 9 trường bán công và 2 trường
dân lập với tổng số gần 7.000 giáo viên. Chương trình xóa mù chữ và phổ cập giáo
dục tiểu học đã được thực hiện thành công trên địa bàn tỉnh Long An.
Đến năm 2009, trên địa bàn tỉnh có 16 bệnh viện và 5 phòng khám đa khoa
khu vực, 181/190 xã phường có trạm y tế với tỷ lệ 11 giường bệnh/1 vạn dân.
Toàn tỉnh hiện có 01 trung tâm văn hóa cấp tỉnh, 14 trung tâm văn hóa cấp
huyện và 13 thư viện; 01 đài truyền hình với 100% số xã phường được phủ sóng.
II.1.3 Đánh giá chung về nguồn lực phát triển du lịch

II.1.3.1 Những lợi thế
- Long An có vị trí địa lý thuận lợi cho phát triển du lịch, có vị trí “giao thoa”
giữa vùng kinh tế trọng điểm phía Nam với vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Ngoài
ra, Long An còn có cửa khẩu quốc tế Bình Hiệp, vì vậy rất thuận lợi trong hội nhập
du lịch với du lịch khu vực, thu hút khách du lịch quốc tế, trước hết là khách du lịch
ASEAN trực tiếp đến với Long An.
- Quỹ đất cho phát triển kinh tế - xã hội, cho phát triển du lịch nói riêng trên
địa bàn tỉnh Long An còn khá dồi dào. Trong điều kiện chất lượng tài nguyên đất ở
Long An không cao (được đánh giá là kém nhất so với các tỉnh Đồng bằng sông
Cửu Long), vì vậy có khả năng chuyển đổi đáp ứng nhu cầu phát triển các công
trình dịch vụ du lịch cùng với sự phát triển của du lịch Long An, đặc biệt để phát
triển các khu du lịch nghỉ dưỡng cuối tuần, các khu vui chơi giải trí gắn với khung
cảnh làng quê, sông nước thoáng đãng để thu hút lượng lớn khách du lịch từ khu
vực đô thị đông đúc, ồn ào.
- Tài nguyên du lịch của tỉnh Long An tương đối phong phú và đa dạng với
lợi thế về tài nguyên du lịch tự nhiên mà nổi trội là các giá trị cảnh quan sông Vàm
Cỏ Đông, Vàm Cỏ Tây và sinh thái đất ngập nước mà tiêu biểu là khu bảo tồn đất
ngập nước Láng Sen ở vùng trũng Đồng Tháp Mười với tính đa dạng sinh học cao.
Vi ện D u l ị ch B ền vững Vi ệt N am - Tầng 9, Tòa nhà Phú Quý, số 209 Giảng Võ, quận Đống Đa, Hà Nội
Tel: (04) 3762 1430
Fax: (04) 3762 1429
Email:
Website: www.art.org.vn

20


Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Long An đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030

Bên cạnh đó Long An còn là địa phương có nhiều di tích lịch sử văn hóa, các làng

nghề có giá trị gắn với lịch sử phát triển của miền đất này. Đây là lợi thế quan trọng
tạo nên tiền đề cho việc hình thành các loại hình/sản phẩm du lịch hấp dẫn góp phần
đẩy mạnh sự phát triển du lịch trong những năm tới.
- Sự phân bố các điểm tài nguyên du lịch ở Long An khá tập trung trên một
số địa bàn vì vậy thuận lợi cho việc xác định các không gian thuận lợi và địa bàn
trọng điểm cho phát triển du lịch. Điều này sẽ góp phần hạn chế tính dàn trải trong
đầu tư dẫn đến hiệu quả đầu tư thấp trong lĩnh vực du lịch, cũng như thuận lợi để
phát triển những sản phẩm đặc thù trên các địa bàn khác nhau tạo nên tính hấp dẫn
chung của du lịch Long An.
- Hạ tầng, đặc biệt là hệ thống giao thông đường bộ và các điều kiện có liên
quan đến phát triển du lịch ở Long An đã được cải thiện đáng kể trong thời gian gần
đây. Điều này tạo điều kiện để Long An phát huy được những lợi thế về vị trí và tài
nguyên để phát triển du lịch.
- Long An có nguồn nhân lực dồi dào, thông minh, trình độ ngày một được
nâng cao với hệ thống các cơ sở đào tạo tương đối đồng bộ từ bậc đại học đến phổ
thông cơ sở. Bên cạnh đó, với vị trí liền kề với TP. Hồ Chí Minh, nơi có năng lực
đào tạo tốt nhất ở khu vực phía Nam, Long An có điều kiện thuận lợi trong việc gửi
cán bộ/nhân viên đi đào tạo để nâng cao trình độ quản lý, kỹ năng nghề du lịch. Vấn
đề là cần có chính sách tốt để thực hiện có hiệu quả hoạt động đào tạo nguồn nhân
lực du lịch, một trong những hạn chế hiện nay đối với phát triển du lịch Long An.
- Cơ cấu kinh tế của Long An có sự chuyển dịch theo hướng tích cực, sự phát
triển công nghiệp và dịch vụ thương mại sẽ tạo điều kiện cho phát triển dịch vụ nói
chung và du lịch nói riêng.
II.1.3.2 Những hạn chế cơ bản
Bên cạnh những lợi thế đã được đề cập, một số hạn chế về nguồn lực cho
phát triển du lịch của Long An bao gồm:
- Mặc dù tài nguyên du lịch của Long An là khá phong phú và đa dạng, tuy
nhiên tính đặc sắc của tài nguyên chưa cao, ngoại trừ giá trị cảnh quan, đặc biệt là
cảnh quan sông Vàm Cỏ Đông, Vàm Cỏ Tây và giá trị hệ sinh thái đất ngập nước
Đồng Tháp Mười mà tiêu biểu là Khu bảo tồn Đất ngập nước Láng Sen . Đây là yếu

tố hạn chế ảnh hưởng đến việc phát triển những sản phẩm du lịch đặc sắc, có tính
cạnh tranh cao nếu chỉ dựa trên việc khai thác tài nguyên du lịch mà thiếu sự đầu tư.
- Chất lượng môi trường tự nhiên, yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến chất
lượng sản phẩm du lịch ở Long An đã và đang có dấu hiệu suy giảm bởi tác động
của hoạt động phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn cũng như từ sự phát triển đô thị

Vi ện D u l ị ch B ền vững Vi ệt N am - Tầng 9, Tòa nhà Phú Quý, số 209 Giảng Võ, quận Đống Đa, Hà Nội
Tel: (04) 3762 1430
Fax: (04) 3762 1429
Email:
Website: www.art.org.vn

21


Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Long An đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030

và công nghiệp của TP. Hồ Chí Minh. Ngoài ra môi trường tự nhiên của Long An
cũng đã và sẽ bị ảnh hưởng của biến đổi khí hậu.
- Các loại tài nguyên du lịch nhân văn trên địa bàn của Long An chủ yếu chỉ
có thể khai thác cho việc phát triển sản phẩm du lịch phù hợp với “cầu” của khách
nội địa, ít phù hợp nhu cầu của khách quốc tế;
- Nằm trên trục đường nối trung tâm gửi khách lớn nhất miền Nam là TP. Hồ
Chí Minh với Đồng bằng sông Cửu Long và trên trục đường xuyên Á, tuy nhiên do
vị trí địa lý quá gần với TP. Hồ Chí Minh, vì vậy đây cũng là một hạn chế nếu
không có được sản phẩm và các dịch vụ để khách du lịch ở lại với Long An.
- Khả năng cung cấp nước sinh hoạt ở Long An hiện còn hạn chế và nếu
không được cải thiện trong thời gian tới thì sẽ ảnh hưởng đến nhu cầu nước của
hoạt động phát triển du lịch, đặc biệt trong trường hợp du lịch Long An có những
phát triển mang tính đột phá với lượng khách du lịch đến Long An tăng đột biến.

- Hạ tầng xã hội ở Long An mặc dù đã được cải thiện, tuy nhiên so với yêu
cầu phát triển du lịch thì sự phát triển của hệ thống hạ tầng xã hội, đặc biệt là y tế,
chưa đáp ứng được.
Từ việc xác định nhận định về những hạn chế này, tỉnh Long An cần nghiên
cứu và áp dụng những giải pháp phù hợp, đầu tư hợp lý thì mới khai thác có hiệu
quả những nguồn lực của tỉnh và khắc phục những hạn chế nêu trên.
II.2 Hiện trạng phát triển du lịch tỉnh Long An
II.2.1 Hiện trạng hoạt động kinh doanh du lịch
II.2.1.1 Khách du lịch
a) Khách du lịch quốc tế
Mặc dù nằm ở vị trí cửa ngõ nối TP. Hồ Chí Minh với vùng ĐBSCL - một
trong những trung tâm du lịch quan trọng của cả nước – và nằm trong vùng KTTĐ
phía Nam nhưng trong thời gian qua việc thu hút khách du lịch đến Long An nói
chung, khách quốc tế nói riêng còn rất khiêm tốn so với các địa phương khác trong
vùng cũng như trong cả nước. Năm 2008, tỷ trọng khách quốc tế đến Long An mới
đạt 0,24% trong tổng lượng khách quốc tế đến vùng ĐLSCL, xếp thứ 12/13 tỉnh
vùng ĐBSCL chỉ cao hơn tỉnh Hậu Giang mới thành lập. Mặc dù vậy lượng khách
này đang có chiều hướng tăng lên khá nhanh trong thời gian qua, đạt tốc độ tăng
trưởng khách quốc tế bình quân 34%/ năm trong thời kỳ 2001 – 2011. Ngay cả khi
loại trừ tốc độ tăng trưởng đột biến (hơn 50%/ năm) của năm 2001 và 2002 thì tốc
độ tăng trưởng bình quân thời kỳ 2003 - 2011 cũng đạt gần 21%/ năm (Bảng 1).
Bảng 1: Lượng khách du lịch quốc tế đến Long An - giai đoạn 2001-2011 (ĐVT:ngàn lượt
khách)

Vi ện D u l ị ch B ền vững Vi ệt N am - Tầng 9, Tòa nhà Phú Quý, số 209 Giảng Võ, quận Đống Đa, Hà Nội
Tel: (04) 3762 1430
Fax: (04) 3762 1429
Email:
Website: www.art.org.vn


22


Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Long An đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030

Khách quốc tế

2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011

Đến Long An (*)

0,20

0,56

1,10

0,85

1,12

1,56

2,05

2,89

3,54

4,59


5,01

Tỷ lệ với ĐBSCL (%) **

0,04

0,09

0,22

0,14

0,15

0,18

0,19

0,24

0,23

0,26

0,24

Nguồn: (*) Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Long An
(**) Đề án PTDL vùng ĐBSCL đến năm 2020 và Chiến lược Phát triển DLVN đến năm2020, tầm
nhìn đến năm 2030


Thị trường khách du lịch quốc tế chỉ chiếm 1,35% tổng số khách đến Long
An (năm 2011) với hai đối tượng khách du lịch chính là các chuyên gia quốc tế đến
làm việc theo các dự án đầu tư nước ngoài đang triển khai trên địa bàn tỉnh và
khách của một số hãng lữ hành đi nhóm lẻ theo tour mang tính khám phá và sinh
thái theo tuyến TP.HCM - Long An - Đồng Tháp. Đặc điểm của đối tượng khách
công vụ này là: đa quốc tịch, tần suất đi đến cao (có thể nhiều lượt/người trong
năm), chỉ sử dụng dịch vụ ăn, nghỉ phục vụ cho thời gian làm việc tại địa phương là
chính. Đối với đối tượng khách thứ hai chủ yếu có quốc tịch Pháp, Đức, Thụy Sỹ và
Bắc Âu, đi theo nhóm dưới 15 người (nhiều nhất là từ 4 - 7 người), tham quan các
khu bảo tồn, vườn quốc gia Tràm Chim và sinh cảnh vùng Đồng Tháp Mười và
Đồng bằng sông Cửu Long dọc theo tuyến Long An – Đồng Tháp – Vĩnh Long –
Tiền Giang.
Hiện tại các khách du lịch quốc tế đến Long An chủ yếu từ TP. Hồ Chí Minh của ngõ quốc tế lớn nhất của cả nước theo đường hàng không, đường biển. Tuy
nhiên, thời gian gần đây bắt đầu xuất hiện xu hướng khách du lịch quốc tế đến Long
An qua cửa khẩu biên giới giữa Việt Nam - Campuchia (Mộc Bài – Tây Ninh),
nhưng lượng khách này còn hạn chế do các vấn đề an ninh, thủ tục visa, phương
tiện vận chuyển khách còn nhiều vướng mắc.
Thời gian lưu trú bình quân của khách du lịch quốc tế ở Long An là 1,5 ngày,
đây là con số đáng mừng so với thời gian lưu trú trung bình của khách trong nước
tại vùng ĐBSCL là 1,8 ngày (năm 2008).
b) Khách du lịch nội địa
Nằm cận kề Thành phố Hồ Chí Minh và tại vị trí cửa ngõ vào vùng ĐBSCL
nên Long An được coi là điểm đến nghỉ cuối tuần hay điểm quá cảnh của các thị
trường khách du lịch trong nước từ Thành phố HCM và các tỉnh miền Đông Nam
Bộ. Chính vì vậy trong những năm qua lượng khách du lịch trong nước chiếm gần
như tuyệt đối, tới hơn 98% tổng số khách đến Long An (năm 2011) đạt tốc độ tăng
trưởng bình quân trên 30%/ năm thời kỳ 2001 - 2011. Ngay cả khi loại trừ tốc độ
tăng trưởng đột biến (hơn 40%/ năm) của năm 2001 và 2002 thì tốc độ tăng trưởng
bình quân thời kỳ 2003 - 2011 cũng đạt hơn 30 %/ năm (Bảng 2).

Mặc dù vậy, con số này mới đạt 2,45% so với tổng lượng khách trong nước
đến tham quan du lịch tại vùng ĐBSCL, xếp thứ 9/13 tỉnh vùng ĐBSCL nhiều hơn
lượng khách trong nước đến các địa phương không nằm trên trục đường giao thông
chính của vùng như Bạc Liêu, Trà Vinh, Hậu Giang, Sóc Trăng.
Vi ện D u l ị ch B ền vững Vi ệt N am - Tầng 9, Tòa nhà Phú Quý, số 209 Giảng Võ, quận Đống Đa, Hà Nội
Tel: (04) 3762 1430
Fax: (04) 3762 1429
Email:
Website: www.art.org.vn

23


Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Long An đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030

Bảng 2: Lượng khách du lịch nội địa đến Long An giai đoạn 2001 - 2011 (ĐVT: ngàn lượt
khách)
Khách nội địa

2001

2002

2003

2004

2005

2006


2007

2008

2009

2010

2011

Đến Long An (*)
19
28
44
69
85 126 148 197 236 283 365
Tỷ lệ với vùng ĐBSCL(%) ** 0,56 0,78 1,04 1,32 1,46 1,93 2,15 2,45 2,43 2,51 2,62
Nguồn: (*) Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Long An
(**) Đề án PTDL vùng ĐBSCL đến năm 2020 và Chiến lược Phát triển DLVN đến năm
2020, tầm nhìn đến năm 2030

Những đặc điểm chính của thị trường khách trong nước là:
- Chủ yếu là khách quá cảnh (transit) qua địa phương trên tuyến dài đến điểm
đến khác.
- Chỉ có một tỉ lệ nhỏ khách trong nước lấy Long An là điểm đến chính. Đối
tượng khách này thường là khách công vụ, khách trẻ, khách đi theo gia đình vào dịp
cuối tuần
- Thị trường nguồn khách nội địa chính của Long An là TP.HCM
- Ngoài ra còn có một thị trường khách khá lớn là các nhóm khách về thăm

các di tích lịch sử cách mạng. Tuy nhiên tính mùa vụ của đối tượng khách này khá
cao, chỉ chủ yếu tập trung vào một số dịp lễ Tết trong năm.
Thời gian lưu trú trung bình của khách du lịch nội địa ở Long An là 1,3 ngày,
đạt mức lưu trú trung bình so với số ngày lưu trú trung bình của khách trong nước
tại vùng ĐBSCL là 2,8 ngày.
Dù không có số liệu thống kê chính thức nhưng Báo cáo quy hoạch KT - XH
Long An 2001 - 2011 cũng đã khẳng định khách đến Long An chủ yếu với mục đích
kinh doanh chứ không phải đơn thuần là tham quan du lịch.
Qua khảo sát và tìm hiểu thực tế, có rất ít du khách đi theo tuyến ĐT825 từ
Củ Chi hoặc ĐT821 từ Trảng Bàng, Tây Ninh qua (nối với QL22), hầu như chưa có
khách đi theo tuyến ĐT831 từ Long An qua hướng Bắc sang Đồng Tháp hay ĐT829
qua Tiền Giang. Khách du lịch đến Long An hiện nay chủ yếu đi theo trục cao tốc
TP. HCM - Trung Lương, QL1A, QL50 và QL62.
Khách Việt Nam đến Svay Riêng (Campuchia) qua cửa khẩu Bình Hiệp
khoảng 30.000 lượt/tháng, chủ yếu để chơi bài ở casino gần khu vực cửa khẩu.
II.2.1.2 Hoạt động kinh doanh du lịch
+ Doanh thu du lịch thuần túy (doanh thu ngành) bao gồm tất cả các khoản
do ngành du lịch trực tiếp thu như doanh thu từ lưu trú và ăn uống; từ vận chuyển
khách du lịch; từ các dịch vụ khác v.v...

Vi ện D u l ị ch B ền vững Vi ệt N am - Tầng 9, Tòa nhà Phú Quý, số 209 Giảng Võ, quận Đống Đa, Hà Nội
Tel: (04) 3762 1430
Fax: (04) 3762 1429
Email:
Website: www.art.org.vn

24


Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Long An đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030


+ Tổng thu từ du lịch: trên thực tế, tất cả các khoản thu từ hoạt động du lịch
và các dịch vụ có liên quan không phải chỉ do ngành du lịch trực tiếp thu mà còn do
nhiều ngành khác có tham gia các hoạt động du lịch thu. Ngoài ra còn có một số
ngành dịch vụ khác không những chỉ phục vụ người dân địa phương, mà còn phục
vụ cho cả khách du lịch (ví dụ: dịch vụ y tế, ngân hàng, bưu điện, phim ảnh, giao
thông công cộng, bảo hiểm v.v...). Trong trường hợp này, một phần chi tiêu của
khách du lịch do các ngành khác trực tiếp thu. Ở các nước có hệ thống thống kê
hoàn chỉnh thì tất cả các khoản thu từ khách du lịch (cho dù các khoản thu này
không phải do ngành du lịch trực tiếp thu) đều được thống kê cho ngành du lịch và
khoản thu nhập này được gọi là tổng thu từ du lịch hay tổng thu từ khách du lịch.
Ở Việt Nam hiện nay hệ thống thống kê ngành du lịch chưa được hoàn chỉnh
nên toàn bộ số liệu về các khoản chi tiêu của khách du lịch bị phân tán, chưa tập
trung về một mối. Chính vì lẽ đó mà theo thống kê sự đóng góp của ngành du lịch
của tỉnh Long An nói riêng, vùng ĐBSCL và cả nước nói chung trong nền kinh tế
còn chưa được phản ánh đầy đủ.
Chi tiêu bình quân năm 2008 theo đầu khách là 238.000đ, theo ngày khách
chỉ là 183.000đ. Năm 2011, chi tiêu bình quân theo đầu khách cũng chỉ mới đạt
292.000đ và theo ngày khách chỉ là 225.000đ. Đây là mức chi tiêu rất thấp. Khoản
chi tiêu này hầu như chỉ sử dụng cho dịch vụ lưu trú ở khách sạn, nhà nghỉ (từ 40 55%) và dịch vụ ăn uống ở các nhà hàng địa phương (từ 40 - 50%). Một tỉ lệ thấp từ
chi tiêu bình quân (từ 5 - 20%) được dùng cho phí tham quan và mua sắm. Dịch vụ
vận chuyển du lịch của địa phương hầu như không đáng kể do khách du lịch chủ
yếu mang tính quá cảnh và sử dụng phương tiện vận chuyển du lịch từ điểm xuất
phát. Dưới đây là một số nhận xét có thể dùng làm cơ sở định hướng phát triển thị
trường khách và dịch vụ du lịch sau này:
- Mức chi tiêu bình quân hiện nay tính cả theo đầu khách và ngày khách ở
Long An đều rất thấp nếu biết thêm chi tiêu bình quân ngày khách ở khu vực
ĐBSCL của khách quốc tế đi du lịch sinh thái là từ 50 - 70 USD và chi tiêu bình
quân ngày khách của khách nội địa là từ 350.000đ - 400.000đ.
- Dịch vụ du lịch nghèo nàn nên khả năng tăng doanh thu rất thấp.

- Tỉ lệ khách quá cảnh quá cao vì vậy việc phát triển các điểm tham quan du
lịch, điểm di tích, điểm dừng chân có ý nghĩa quan trọng nhằm tăng quỹ thời gian
của du khách trên địa bàn Long An.
Bảng 3: Mức chi tiêu trung bình của khách du lịch tại Long An (Đơn vị tính: nghìn đồng)
Năm

2001

2002

2003

2004

2005

2006

2007

2008

2009

2010

2011

Mức chi tiêu TB


300

350

400

450

500

520

550

570

600

630

650

Vi ện D u l ị ch B ền vững Vi ệt N am - Tầng 9, Tòa nhà Phú Quý, số 209 Giảng Võ, quận Đống Đa, Hà Nội
Tel: (04) 3762 1430
Fax: (04) 3762 1429
Email:
Website: www.art.org.vn

25



Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Long An đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030

Nguồn: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Long An

Tình hình thu nhập từ hoạt động du lịch của tỉnh Long An được tăng lên rõ
rệt. Năm 2001 tổng các nguồn thu từ hoạt động du lịch mới đạt được 10 tỷ đồng,
đến năm 2006 tăng lên hơn 30 tỷ đồng và đến cuối năm 2011 con số này đạt mức
tăng mạnh mẽ trên 108 tỷ đồng. Tốc độ tăng trưởng bình quân về thu nhập du lịch
thời kỳ 2001 - 2011 gần 27%. Đánh giá về sự gia tăng, về thu nhập của ngành du
lịch trên địa bàn tỉnh cho thấy trong thời gian qua doanh thu từ du lịch không ngừng
gia tăng cả về giá trị tuyệt đối, và nhịp độ tăng trưởng. Xu hướng tăng trưởng là
hướng đi lên liên tục. Cùng với sự tăng trưởng đều đặn về lượng khách có thể nhận
định sự phát triển về thu nhập du lịch của tỉnh là tương đối ổn định, cao hơn mức
tăng trưởng trung bình về thu nhập của vùng ĐBSCL thời kỳ 2001 – 2011 là
(21,67%).
Bảng 4: Tổng thu từ du lịch tỉnh Long An, giai đoạn 2001 - 2011
(Đơn vị tính: Tỷ đồng, giá hiện
hành)
Năm
Chỉ số

2001

2002

2003 2004

2005


2006

2007

2008

2009

2010

2011

Tổng thu nhập

10,0

11.6

13.5

17.4

24.1

30.9

43.0

57.1


67.9

82.9

108.2

- Lưu trú

-

-

-

-

5.0

7.1

12.6

21.4

37.7

48.1

64.9


- Ăn uống

-

-

-

-

5.8

7.0

10.1

9.3

7.6

10.5

11.6

- Lữ hành

-

-


-

-

2.9

4.5

5.5

4.9

5.2

5.4

8.6

- DT khác

-

-

-

-

10.4


12.4

14.8

21.5

17.4

18.9

23.1

Nguồn: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Long An

Trong cơ cấu tổng thu từ du lịch của tỉnh năm 2011, doanh thu cao nhất từ dịch
vụ lưu trú chiếm gần 60%, tiếp đó là doanh thu từ dịch vụ ăn uống 10,7%, lữ hành
khoảng 8% và các dịch vụ du lịch khác chiếm hơn 21%. Rõ ràng doanh thu vận
chuyển khách du lịch và doanh thu từ các hoạt động tham quan, vui chơi giải trí chỉ
chiếm một tỷ lệ nhỏ trong tổng cơ cấu doanh thu toàn tỉnh, phản ánh bản chất của
một điểm đến dừng chân dọc đường với ít hoạt động dịch vụ du lịch để giữ chân
khách và khiến khách chi tiêu.
Tổng GDP toàn tỉnh Long An năm 2011 theo giá hiện hành ước đạt 44.493 tỷ
đồng, theo giá so sánh ước đạt 14.339 tỷ đồng, đạt GDP bình quân trên đầu người là
30,69 triệu đồng/ người/ năm và tốc độ tăng trưởng bình quân 12,25% trong đó
ngành thương mại dịch vụ tăng 12,12%. Cơ cấu kinh tế chuyển mạnh theo hướng
công nghiệp hoá, hiện đại hoá với tỷ trọng ngành công nghiệp, dịch vụ tăng nhanh.
Năm 2011 tỷ trọng ngành thương mại dịch vụ đạt 27,44%, tương đương 3,934 tỷ
đồng. Chỉ tính riêng ngành khách sạn, nhà hàng, vui chơi giải trí, văn hoá thể thao,
lữ hành (như vậy chưa kể đến GDP trong các ngành mua sắm hay đầu tư xây dựng
Vi ện D u l ị ch B ền vững Vi ệt N am - Tầng 9, Tòa nhà Phú Quý, số 209 Giảng Võ, quận Đống Đa, Hà Nội

Tel: (04) 3762 1430
Fax: (04) 3762 1429
Email:
Website: www.art.org.vn

26


Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Long An đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030

các công trình hạ tàng du lịch) thì năm 2010 tổng GDP theo giá hiện hành ước đạt
trên 920 tỷ đồng (Niên giám thống kê tỉnh Long An năm 2010) chiếm tỷ trọng
26,2% trong tổng GDP ngành thương mại dịch vụ, tương đương 7,2% trong tổng
GDP toàn tỉnh. Đây là mức tỷ trọng khá cao so với toàn quốc cũng như nhiều địa
phương khác, thể hiện vị thế quan trọng của ngành du lịch trong cơ cấu kinh tế của
địa phương.
II.2.2 Hiện trạng hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch
II.2.2.1 Hệ thống lưu trú
Số liệu thống kê cho thấy số lượng các cơ sở lưu trú du lịch trong toàn tỉnh
tăng khá nhanh trong giai đoạn từ năm 2000. Nếu như năm 2001, tổng số cơ sở lưu
trú trên địa bàn Long An mới là 06 với tổng số buồng là 165 thì đến năm 2011, số
lượng các cơ sở lưu trú đã tăng lên tới 83 với tổng số 1.362 buồng. (Bảng 5)
Bảng 5: Hệ thống lưu trú tỉnh Long An, 2001-2011
Diễn giải

ĐVT

2001

2002


2003

2004

2005

2006

2007

2008

2009

2010

2011

Tổng số cơ sở lưu trú

Cơ sở

6

8

12

16


20

28

42

50

61

66

118

Buồng

165

193

294

368

410

593

786


910

1.051

1.122

1.678

%

44

42

59

50

62

50

60

61

70

70


75

Tổng số buồng
Công suất sử dụng

Nguồn: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Long An

Tuy nhiên, số lượng các cơ sở lưu trú được xếp hạng còn hạn chế. Tính đến
cuối năm 2011, toàn tỉnh Long An mới có 3 khách sạn 2 sao, 5 khách sạn 1 sao, còn
lại là các cơ sở đạt tiêu chuẩn tối thiểu. Phần lớn các khách sạn được xếp hạng tập
trung ở TP. Tân An, cũng là nơi tập trung nhiều nhất các cơ sở lưu trú. Tiếp sau đó
là thị trấn Bến Lức, v.v. Danh sách chi tiết các cơ sở lưu trú tại Long An đưa ra tại
Phụ lục 5.
II.2.2.2 Hệ thống các dịch vụ khác (vui chơi giải trí, mua sắm, v.v.)
Hệ thống các dịch vụ khác (vui chơi giải trí, mua sắm, v.v.) tại Long An chưa
được phát triển nhiều, chủ yếu mới dừng ở các dự án du lịch kêu gọi đầu tư hoặc
đang được triển khai, chuẩn bị đưa vào khai thác trong thời gian sắp tới.
Từ năm 2009, trên cơ sở nhận thức về sự cần thiết có khu vui chơi giải trí
nhằm khai thác có hiệu quả lợi thế về vị trí để thu hút, kéo dài ngày lưu trú và tăng
mức chi tiêu của khách du lịch đến Long An, dự án khu vui chơi giải trí tầm cỡ
quốc tế đã được phê duyệt và thực hiện giai đoạn 1 đến năm 2014 với tổng số vốn
đầu tư lên đến 2,2 tỷ USD. Đây sẽ là động lực quan trọng mang ý nghĩa “cú hích”
cho du lịch Long An trong giai đoạn tới.
Vi ện D u l ị ch B ền vững Vi ệt N am - Tầng 9, Tòa nhà Phú Quý, số 209 Giảng Võ, quận Đống Đa, Hà Nội
Tel: (04) 3762 1430
Fax: (04) 3762 1429
Email:
Website: www.art.org.vn


27


Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Long An đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030

II.2.3 Hiện trạng lao động và việc làm trong lĩnh vực du lịch
II.2.3.1 Lao động trực tiếp
Hiện trạng lao động trực tiếp được thể hiện trong Bảng 6. Kết quả thống kê
cho thấy số lượng lao động trực tiếp, bao gồm cả cán bộ quản lý và nghiệp vụ trong
ngành du lịch Long An còn hạn chế. Tính đến hết năm 2011, tổng số lao động trực
tiếp trong lĩnh vực du lịch trên địa bàn Long An mới là 626 người, dự báo năm 2012
sẽ tăng lên khoảng 750 người.

Bảng 6 : Hiện trạng nguồn nhân lực du lịch (Đơn vị tính: người)
TT

Chỉ tiêu

1
1.1

Lao động du lịch (dài hạn)
Phân theo trình độ đào tạo
- Trình độ trên đại học
- Trình độ đại học
- Trình độ cao đẳng
- Trình độ trung cấp
- Trình độ sơ cấp
- Trình độ dưới sơ cấp (qua đào tạo tại chỗ hoặc huấn
luyện nghiệp vụ ngắn hạn)

1.2 Phân theo loại lao động
- Lao động trong các cơ quan quản lý Nhà nước về du
lịch (cấp tỉnh, huyện)
- Lao động trong các đơn vị sự nghiệp hoạt động du lịch
trên địa bàn.
- Lao động trong các doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh du
lịch, chia ra:
o Lao động quản lý
Lao động nghiệp vụ, chia ra:
1- Lễ tân
2- Phục vụ buồng
3- Phục vụ bàn, bar
4- Nấu ăn
5- Hướng dẫn viên

1.3

Thẻ HDV quốc tế
Thẻ HDV nội địa
Thẻ thuyết minh viên

6- Nhân viên lữ hành
7- Nhân viên khác
Phân theo ngành nghề kinh doanh

2010

2011

450


626

2012
(ước tính)
750

0
50
30
35
35
300

0
55
32
34
40
465

0
60
40
40
50
560

20


20

25

5

7

10

90

125

150

80
85
55
55
0
3
0
15
42

120
125
60
60

1
9
0
20
79

135
150
70
70
1
20
1
25
91

Vi ện D u l ị ch B ền vững Vi ệt N am - Tầng 9, Tòa nhà Phú Quý, số 209 Giảng Võ, quận Đống Đa, Hà Nội
Tel: (04) 3762 1430
Fax: (04) 3762 1429
Email:
Website: www.art.org.vn

28


Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Long An đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030

- Cơ sở lưu trú du lịch
- Nhà hàng
- Lữ hành

- Vận chuyển khách du lịch
- Dịch vụ khác
2
Lao động du lịch ngắn hạn theo mùa vụ
- Khách sạn, nhà hàng
- Lữ hành, vận chuyển khách du lịch
- Dịch vụ khác
Nguồn: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Long An

250
150
20
20
10
645
300
65
280

400
150
25
35
16
750
350
80
320

490

170
30
40
20
850
400
100
350

Số liệu cho thấy hiện phần lớn lao động làm trong các cơ sở lưu trú, nhà hàng
(xấp xỉ 88% tổng số lao động trực tiếp), trong khi lao động làm trong lĩnh vực lữ
hành, vận chuyển khách còn ít (khoảng 12%). Số lượng lao động mùa vụ gần gấp
đôi số lượng lao động dài hạn.
Sản phẩm du lịch có chất lượng, có sức cạnh tranh và phát triển bền vững hay
không phụ thuộc rất lớn vào con người và trình độ chuyên môn nghiệp vụ (quản lý
và kỹ năng nghề) của đội ngũ lao động, cho nên công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng
cao trình độ cho đội ngũ lao động trong ngành du lịch là yếu tố quan trọng, cần thiết
cho trước mắt và lâu dài.
Theo đánh giá tổng quát của Sở VH, TT và DL, nguồn nhân lực du lịch của
tỉnh có những bước phát triển so với các năm trước đây, đa số nhân lực trong hoạt
động du lịch có tinh thần chịu khó, cần cù, sáng tạo trong lĩnh vực chuyên môn, tuy
nhiên còn chưa đồng bộ và chưa đều ở từng cơ sở kinh doanh du lịch. Mặc dù lao
động trong ngành du lịch Long An thời gian qua đã được chú trọng đào tạo chuyên
môn, nghiệp vụ nhưng vẫn chưa toàn diện. Hiện tại, số cán bộ trong lĩnh vực quản
lý Nhà nước về du lịch đều có trình độ đại học, nhưng số lượng lao động ở các đơn
vị kinh doanh du lịch được đào tạo qua các trường dạy nghề còn rất thấp nhất là lao
động nghiệp vụ, phổ thông, thời vụ, có nhiều lao động chuyển từ các ngành khác
sang rất cần được đào tạo lại. Lao động có trình độ dưới sơ cấp (qua đào tạo tại chỗ
hoặc huấn luyện nghiệp vụ ngắn hạn) là 465 người, chiếm 74% tổng số lao động.
Số lao động có trình độ trung cấp, cao đẳng mới chiếm khoảng 10,5%. Lao động có

trình độ đại học chiếm 8%. Nhìn chung, trình độ nghiệp vụ, ngoại ngữ vẫn chưa đáp
ứng được nhu cầu ngày càng tăng của khách du lịch. Toàn tỉnh mới có một hướng
dẫn viên quốc tế, 9 hướng dẫn viên có thẻ hướng dẫn viên nội địa. Trong giai đoạn
hiện nay, do đội ngũ cán bộ nhân viên vẫn ở trong tình trạng vừa thừa, vừa thiếu,
lao động ngành du lịch Long An chưa đáp ứng được yêu cầu phục vụ khách du lịch.
Bên cạnh đó, du lịch Long An còn đặc biệt thiếu nguồn nhân lực chất lượng cao có
thể đáp ứng yêu cầu phát triển du lịch, dịch vụ trong tương lai gần.
II.2.3.2 Lao động gián tiếp
Vi ện D u l ị ch B ền vững Vi ệt N am - Tầng 9, Tòa nhà Phú Quý, số 209 Giảng Võ, quận Đống Đa, Hà Nội
Tel: (04) 3762 1430
Fax: (04) 3762 1429
Email:
Website: www.art.org.vn

29


Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Long An đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030

Cho đến nay chưa có thống kê đầy đủ về lao động gián tiếp trong lĩnh vực du
lịch ở Long An. Theo quy luật thống kê nguồn nhân lực do Tổ chức Du lịch Thế
giới đưa ra thì số lao động gián tiếp sẽ luôn cao hơn số lao động trực tiếp và bằng
khoảng 2,5 lần. Như vậy số lao động gián tiếp được tạo bởi hoạt động du lịch trên
địa bàn tỉnh Long An sẽ ước khoảng 4.000 người. Đây là con số có ý nghĩa trong
điều kiện Long An còn là một địa phương nghèo, số lao động trong độ tuổi chưa có
việc làm còn cao và Long An đang trong quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo
hướng tăng dần tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ.
II.2.4 Hiện trạng phát triển sản phẩm du lịch
II.2.4.1 Các sản phẩm du lịch chủ yếu
Khái niệm về sản phẩm du lịch đã được đưa ra trong Luật Du lịch (2005),

theo đó “Sản phẩm du lịch là tập hợp các dịch vụ cần thiết để thỏa mãn nhu cầu
của khách du lịch”
Theo Tổ chức Du lịch Thế giới (UNWTO), “Sản phẩm du lịch là sự tổng hợp
của 3 yếu tố cấu thành: (i) kết cấu hạ tầng du lịch; (ii) tài nguyên du lịch; và (iii) cơ
sở vật chất kỹ thuật, dịch vụ, lao động và quản lý du lịch”
Với lợi thế về vị trí và tiềm năng du lịch khá đa dạng và phong phú, trên địa
bàn Long An có thể phát triển được những nhóm sản phẩm du lịch chủ yếu sau:
- Du lịch tham quan: tham quan các điểm cảnh quan, các di tích lịch sử văn
hóa, lịch sử cách mạng, bảo tàng, làng nghề, v.v.
- Du lịch sinh thái: khám phá, trải nghiệm hệ sinh thái đất ngập nước (vùng
trũng Đồng Tháp Mười, vùng cửa sông ven biển)
- Du lịch đường thủy: trải nghiệm cảnh quan, các giá trị văn hóa làng quê,
làng nghề, các di tích lịch sử văn hóa dọc sông Vàm Cỏ Đông và Vàm Cỏ Tây
- Du lịch vui chơi giải trí: tham gia các trò chơi hiện đại và dân gian phục vụ
nhu cầu của người dân Long An, ĐBSCL và đặc biệt là TP. HCM
- Du lịch cuối tuần: thư giãn, nghỉ ngơi vào những dịp lễ, cuối tuần ở những
nơi có cảnh quan đẹp
- Du lịch tham quan nghiên cứu: nghiên cứu, tìm hiểu về giá trị của các di chỉ
khảo cổ, các di tích lịch sử văn hóa, lịch sử cách mạng
- Du lịch nông thôn: trải nghiệm về đời sống và sản xuất của người nông dân,
đặc biệt là ở những nơi có trang trại; tham quan, trải nghiệm về cảnh quan ở vùng
nông thôn

Vi ện D u l ị ch B ền vững Vi ệt N am - Tầng 9, Tòa nhà Phú Quý, số 209 Giảng Võ, quận Đống Đa, Hà Nội
Tel: (04) 3762 1430
Fax: (04) 3762 1429
Email:
Website: www.art.org.vn

30



×