Tải bản đầy đủ (.pdf) (12 trang)

Biện pháp quản lý công tác xã hội hoá giáo dục mầm non ở thành phố biên hòa, tỉnh đồng nai (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (438.38 KB, 12 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC HUẾ
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM

ĐỖ VĂN CANG

BIỆN PHÁP QUẢN LÝ CÔNG TÁC XÃ HỘI
HÓA GIÁO DỤC MẦM NON Ở THÀNH PHỐ
BIÊN HÕA, TỈNH ĐỒNG NAI

Demo Version - Select.Pdf SDK
Chuyên ngành: QUẢN LÝ GIÁO DỤC
Mã số: 60140114

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS. TS. NGUYỄN VĂN ĐỆ

Huế, năm 2015

i


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của
riêng tôi, các số liệu và kết quả nghiên cứu ghi trong luận
văn là trung thực, đƣợc các đồng tác giả cho phép sử
dụng và chƣa từng đƣợc công bố trong bất kỳ một công
trình nào khác.
Tác giả



Đỗ Văn Cang

Demo Version - Select.Pdf SDK

ii


Lời cảm ơn
Để hoàn thành chương trình cao học và viết được luận văn này, trong thời
gian qua tôi đã nhận được rất nhiều sự quan tâm, giúp đỡ, hỗ trợ của Khoa Đào
tạo Sau Đại học Trường Đại học Sư phạm Huế. Với lòng kính trọng và biết ơn, tôi
xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Ban Giám hiệu, lãnh đạo, cùng quý thầy cô
Khoa Tâm lý Giáo dục, Phòng Đào tạo Sau Đại học Trường Đại học Sư phạm - Đại
học Huế đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn
thành luận văn tốt nghiệp.
Đặc biệt tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS .TS. Nguyễn Văn Đệ,
Hiệu trưởng Trường Đại học Đồng Tháp, người đã trực tiếp hướng dẫn tận tình và
hỗ trợ về mọi mặt để tôi có thể hoàn thành luận văn.
Đồng thời tôi xin gửi lời cảm ơn đến Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Đồng Nai,
Ủy ban nhân dân thành phố Biên Hòa, các ban ngành, đoàn thể thành phố và các
địa phương, Phòng Giáo dục và Đào tạo, Ban giám hiệu, phụ huynh học sinh các
Demo Version - Select.Pdf SDK
trường mầm non trên địa bàn thành phố Biên Hòa đã tạo điều kiện cho tôi điều tra,
khảo sát, cung cấp thông tin, số liệu để có dữ liệu viết Luận văn này.
Với tất cả niềm cảm mến, xin cảm ơn gia đình, anh chị em lớp Cao học Quản
lý giáo dục khóa 22 đã động viên, giúp đỡ và chia sẻ những khó khăn trong suốt hai
năm học và đặc biệt là trong thời gian hoàn thành luận văn tốt nghiệp.
Tôi xin khắc cốt ghi tâm sự giúp đỡ vô cùng to lớn của Quý thầy cô, gia đình
và bạn bè thân hữu với lòng biết ơn chân thành.

Trân trọng cảm ơn ./.
Biên Hòa, tháng 4 năm 2015
Ngƣời thực hiện đề tài
Đỗ Văn Cang

iii


MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa ............................................................................................................... i
Lời cam đoan ...............................................................................................................ii
Lời cảm ơn ................................................................................................................ iii
MỤC LỤC ................................................................................................................... 1
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN ..................................... 4
DANH MỤC CÁC BẢNG THỐNG KÊ, BIỂU ĐỒ .................................................. 5
MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 6
1. Lý do chọn đề tài ..................................................................................................... 6
2. Mục đích nghiên cứu ............................................................................................... 8
3. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu ........................................................................ 8
4. Giả thuyết khoa học ................................................................................................ 8
5. Nhiệm vụ nghiên cứu .............................................................................................. 8
6. Phƣơng pháp nghiên cứu......................................................................................... 8
7. Phạm vi nghiên cứu và giới hạn .............................................................................. 9
8. Đóng góp của luận văn ............................................................................................ 9
9. Cấu trúc của luận văn .............................................................................................. 9

Demo Version - Select.Pdf SDK

NỘI DUNG .............................................................................................................. 10

CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ QUẢN LÝ CÔNG TÁC
XÃ HỘI HÓA GIÁO DỤC MẦM NON ............................................................... 10
1.1. Khái quát lịch sử nghiên cứu vấn đề .................................................................. 10
1.2. Một số khái niệm cơ bản liên quan đến đề tài.................................................... 12
1.2.1. Giáo dục .......................................................................................................... 12
1.2.2. Giáo dục mầm non .......................................................................................... 13
1.2.3. Quản lý ............................................................................................................ 13
1.2.4. Quản lý giáo dục ............................................................................................. 14
1.2.5. Xã hội hoá ....................................................................................................... 15
1.2.6. Xã hội hóa giáo dục......................................................................................... 17
1.2.7. Quản lý công tác xã hội hóa giáo dục ............................................................. 21
1.3. Vị trí, vai trò, nhiệm vụ của giáo dục mầm non................................................. 22
1.3.1. Vị trí, vai trò của giáo dục mầm non trong hệ thống giáo dục quốc dân ........ 22
1.3.2. Nhiệm vụ của giáo dục mầm non.................................................................... 23
1.4. Công tác xã hội hóa giáo dục mầm non ............................................................. 24
1


1.4.1. Đặc điểm ......................................................................................................... 24
1.4.2. Chủ trƣơng, chính sách của Đảng, Nhà nƣớc về công tác xã hội hóa giáo dục... 26
1.4.3. Ý nghĩa, tầm quan trọng của công tác xã hội hóa giáo dục ............................ 26
1.4.4. Mục tiêu công tác xã hội hóa giáo dục............................................................ 27
1.4.5. Những nguyên tắc cơ bản của công tác xã hội hóa giáo dục .......................... 28
1.4.6. Nội dung cơ bản về công tác xã hội hoá giáo dục ở mầm non ....................... 30
1.5. Hiệu trƣởng trƣờng mầm non đối với việc quản lý công tác XHHGD.............. 31
1.5.1. Vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ của hiệu trƣởng ...................................... 31
1.5.2. Nội dung quản lý công tác XHHGD của hiệu trƣởng trƣờng mầm non ......... 33
TIỂU KẾT CHƢƠNG 1............................................................................................ 37
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CÔNG TÁC XÃ HỘI HOÁ GIÁO DỤC
MẦM NON Ở THÀNH PHỐ BIÊN HÕA, TỈNH ĐỒNG NAI ............................ 38

2.1. Khái quát về đặc điểm tự nhiên, kinh tế-xã hội, giáo dục và đào tạo của thành
phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai .................................................................................... 38
2.1.1. Đặc điểm về tự nhiên ...................................................................................... 38
2.1.2. Đặc điểm về kinh tế - xã hội ........................................................................... 38
2.2. Khái quát quá trình khảo sát thực trạng ............................................................. 39
2.2.1. Mục đích khảo sát thực trạng .......................................................................... 39

Demo
- Select.Pdf
SDK
2.2.2. Nội dung
khảoVersion
sát thực trạng
..........................................................................
39
2.2.3. Phƣơng pháp khảo sát thực trạng .................................................................... 39
2.2.4. Đối tƣợng ........................................................................................................ 39
2.3. Thực trạng công tác XHGD mầm non ở thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai ...... 39
2.3.1. Khái quát về thực trạng giáo dục - đào tạo ở thành phố Biên Hòa ................. 39
2.3.2. Tình hình giáo dục mầm non ở thành phố Biên Hoà ...................................... 41
2.3.3. Những chủ trƣơng, chính sách của các cấp lãnh đạo địa phƣơng và ngành
Giáo dục đối với công tác XHHGD .......................................................................... 47
2.3.4. Nhận thức của các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phƣơng, các tổ chức đoàn
thể, nhân dân và cán bộ quản lý giáo dục đối với công tác XHHGD ....................... 49
2.3.5. Thực trạng về việc thực hiện công tác XHHGD ở các trƣờng mầm non thành
phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai .................................................................................... 49
2.4. Thực trạng quản lý công tác XHHGD mầm non ở thành phố Biên Hòa, tỉnh
Đồng Nai ................................................................................................................... 51
2.4.1. Về nhận thức ................................................................................................... 52
2.4.2. Huy động nguồn lực xã hội cho phát triển giáo dục mầm non ....................... 56

2


2.4.3. Về công tác quản lý của Hiệu trƣởng các trƣờng mầm non thành phố Biên
Hòa đối với công tác XHHGD .................................................................................. 59
2.4.4. Về hoạt động của Hội đồng giáo dục .............................................................. 61
2.5. Nhận định, đánh giá chung về thực trạng công tác XHHGD và quản lý công tác
XHHGD ở trƣờng mầm non của thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai ..................... 62
2.5.1. Mặt mạnh ........................................................................................................ 62
2.5.2. Hạn chế, tồn tại ............................................................................................... 64
2.5.3. Nguyên nhân ................................................................................................... 65
TIỂU KẾT CHƢƠNG 2............................................................................................ 67
CHƢƠNG 3: BIỆN PHÁP QUẢN LÝ CÔNG TÁC XÃ HỘI HÓA GIÁO DỤC
MẦM NON Ở THÀNH PHỐ BIÊN HÕA, TỈNH ĐỒNG NAI .......................... 68
3.1. Nguyên tắc đề xuất biện pháp ............................................................................ 68
3.2. Biện pháp quản lý công tác XHHGD mầm non ở thành phố Biên Hoà ............ 69
3.2.1. Tăng cƣờng tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho các tổ chức, cá nhân và các
lực lƣợng xã hội ở địa phƣơng về tầm quan trọng của việc thực hiện công tác
XHHGD .................................................................................................................... 69
3.2.2. Hoàn thiện tổ chức bộ máy hoạt động, quản lý công tác XHHGD ................ 73
3.2.3. Thực hiện tốt công tác xây dựng kế hoạch XHHGD ...................................... 75

Demo
Version
- Select.Pdf
3.2.4. Tổ chức
thực hiện
công tác
XHHGD có SDK
hiệu quả .......................................... 76

3.2.5. Tăng cƣờng giám sát, chỉ đạo công tác XHHGD ........................................... 81
3.2.6. Nâng cao hiệu quả việc kiểm tra, đánh giá công tác XHHGD ....................... 85
3.2.7. Phát huy vai trò, ảnh hƣởng của trƣờng mầm non đối với địa phƣơng .......... 87
3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp ........................................................................ 90
3.4. Khảo nghiệm tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất .............. 91
TIỂU KẾT CHƢƠNG 3............................................................................................ 93
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ......................................................................... 95
1. KẾT LUẬN ........................................................................................................... 95
2. KHUYẾN NGHỊ ................................................................................................... 96
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................... 98
PHỤ LỤC

3


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN

STT

Chữ viết tắt

Chữ viết đầy đủ

1

CBQL

Cán bộ quản lý

2


GDĐT

Giáo dục - Đào tạo

3

GDMN

Giáo dục mầm non

5

HĐGD

Hội đồng Giáo dục

4

HĐND

Hội đồng nhân dân

6

KT-XH

Kinh tế - xã hội

7


MN

Mầm non

8

PPDH

Phƣơng pháp dạy học

9

QL

Quản lý

10

QLGD

Quản lý giáo dục

11

QLNN

Quản lý Nhà nƣớc

15


UBND

Ủy ban nhân dân

12

XHCN

Xã hội chủ nghĩa

13
14

Demo Version - Select.Pdf SDK
XHH

Xã hội hóa

XHHGD

Xã hội hóa giáo dục

4


DANH MỤC CÁC BẢNG THỐNG KÊ, BIỂU ĐỒ
BẢNG THỐNG KÊ
Bảng 2.1. Tổng hợp các loại hình trƣờng mầm non qua các năm học...................... 41
Bảng 2.2. Số liệu học sinh mầm non qua các năm học ............................................. 43

Bảng 2.3. Tổng hợp số lƣợng, chất lƣợng nuôi dạy trẻ của các loại hình trƣờng
năm học 2014-2015 ................................................................................................... 43
Bảng 2.4. Số lƣợng cán bộ, giáo viên mầm non qua các năm học ........................... 45
Bảng 2.5. Kết quả mức độ huy động các cơ quan, ban ngành đoàn thể đối với các
hoạt động GD của các trƣờng mầm non ................................................................... 49
Bảng 2.6. Kết quả ý kiến đánh giá về việc thực hiện công tác XHHGD ở các
trƣờng mầm non thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai .............................................. 50
Bảng 2.7. Nhận thức về tầm quan trọng của công tác XHH giáo dục mầm non ...... 52
Bảng 2.8. Nhận thức của đối tƣợng khảo sát về nội dung công tác XHHGD chỉ
huy động tiền và cơ sở vật chất cho GDMN ............................................................. 53
Bảng 2.9. Lợi ích công tác XHHGD mầm non ......................................................... 55
Bảng 2.10. Quản lý của Hiệu trƣởng trƣờng mầm non đối với công tác XHHGD ......... 60
Bảng 2.11. Kết quả khảo sát về hoạt động của Hội đồng giáo dục .......................... 62

Demo Version - Select.Pdf SDK

Bảng 3.1. Ý kiến về tính cấp thiết của biện pháp quản lý công tác XHHGD
mầm non ở thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai....................................................... 91
Bảng 3.2. Ý kiến về tính khả thi của biện pháp quản lý công tác XHHGD mầm non
ở thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai ....................................................................... 92
BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1. Xác định vai trò chủ thể thực hiện công tác XHHGD mầm non .......... 54

5


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Giáo dục mầm non là bậc học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân, có
vai trò đặc biệt quan trọng trong việc đặt nền móng cho sự hình thành và phát triển

nhân cách con ngƣời. Hầu hết các quốc gia trong khu vực và các nƣớc trên thế giới
đều xác định giáo dục mầm non là một mục tiêu quan trọng của giáo dục cho mọi
ngƣời. Luật Giáo dục Thái Lan nhấn mạnh gia đình và Chính phủ phải cùng chia sẻ
trách nhiệm đối với giáo dục mầm non nhằm thực hiện Công ƣớc quốc tế về quyền
trẻ em. Luật hệ thống giáo dục quốc gia Indonesia đã công nhận giáo dục mầm non
là giai đoạn tiền đề cho hệ thống giáo dục cơ bản. Còn Thụy Điển coi giai đoạn
mầm non là “Thời kỳ vàng của cuộc đời” và thực hiện chính sách trƣờng mầm non
là trƣờng tự nguyện do chính quyền địa phƣơng quản lý, trẻ năm tuổi có thể theo
học không mất tiền. Ở nƣớc ta, Đảng và Nhà nƣớc luôn coi trọng giáo dục mầm
non. Xã hội hóa giáo dục là một chủ trƣơng lớn, có tầm chiến lƣợc của Đảng, Nhà
nƣớc tạo động lực và phát huy mọi nguồn lực của xã hội để phát triển giáo dục, là
một trong những phƣơng thức để thực hiện chủ trƣơng xây dựng xã hội học tập, tạo

Demo Version - Select.Pdf SDK

điều kiện cho mọi ngƣời đều có cơ hội học tập, nhất là trẻ trong độ tuổi mầm non.
Luật Giáo dục, tại Điều 12 về Xã hội hóa sự nghiệp giáo dục: “Phát triển
giáo dục, xây dựng xã hội học tập là sự nghiệp của Nhà nƣớc và của toàn dân. Nhà
nƣớc giữ vai trò chủ đạo trong phát triển sự nghiệp giáo dục; thực hiện đa dạng hóa
các loại hình trƣờng và các hình thức giáo dục; khuyến khích, huy động và tạo điều
kiện để tổ chức, cá nhân tham gia phát triển sự nghiệp giáo dục. Mọi tổ chức, gia
đình và công dân có trách nhiệm chăm lo sự nghiệp giáo dục, phối hợp với nhà
trƣờng thực hiện mục tiêu giáo dục, xây dựng môi trƣờng giáo dục lành mạnh và an
toàn” [29]. Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI xác định: “ Đẩy mạnh xã
hội hóa giáo dục, coi giáo dục là sự nghiệp của toàn dân là một giải pháp quan trọng
để tiếp tục phát triển giáo dục” và “Hoàn thiện cơ chế, chính sách xã hội hóa giáo
dục, đào tạo trên cả ba phƣơng diện: động viên các nguồn lực trong xã hội; phát huy
vai trò giám sát của cộng đồng; khuyến khích các hoạt động khuyến học, khuyến
tài, xây dựng xã hội học tập, tạo điều kiện để ngƣời dân đƣợc học tập suốt đời” [15].


6


Quan điểm “Phát triển giáo dục là quốc sách hàng đầu”, đến nay, giáo dục và
đào tạo nƣớc ta vẫn chƣa thực sự là quốc sách hàng đầu, động lực quan trọng nhất
cho phát triển chƣa đƣợc nhận thức đầy đủ trong xã hội, chƣa thực sự chi phối sự
chỉ đạo tổ chức thực tiễn của nhiều cán bộ quản lý và cấp quản lý, kể cả đầu tƣ cho
giáo dục và tạo cơ chế cho tổ chức và hoạt động giáo dục; trong quản lý về giáo dục
chƣa tạo ra đƣợc sự phối hợp đồng bộ giữa các ngành, các cấp, các lực lƣợng xã hội
để phát triển sự nghiệp giáo dục.
Nhiệm vụ hiện nay đặt ra cho công tác xã hội hoá giáo dục là cách làm, cách
thực hiện chủ trƣơng đƣờng lối của Đảng bằng con đƣờng vận động, huy động sự
tham gia của các tổ chức, cá nhân, mọi lực lƣợng xã hội dƣới sự chỉ đạo và quản lý
thống nhất của Nhà nƣớc làm cho sự nghiệp giáo dục và đào tạo thực sự là của dân,
do dân và vì dân; trong xu thế hội nhập và mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế đặt ra
nhiều yêu cầu mới đối với giáo dục. Giáo dục đang đứng trƣớc những thời cơ phát
triển cực kỳ thuận lợi, nhƣng cũng đang đối mặt với nhiều thách thức to lớn.
Do đó, trách nhiệm chăm sóc giáo dục trẻ không chỉ thuộc về các trƣờng
mầm non mà còn là trách nhiệm của gia đình và của toàn xã hội. Theo tinh thần
Luật Giáo dục nƣớc Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, công tác quản lý phát
triển giáo dục
mầm non
cần phải
gắn với công SDK
tác vận động xã hội mới đem lại hiệu
Demo
Version
- Select.Pdf
quả cao. Huy động đƣợc đông đảo nhân dân, cộng đồng vào việc chăm sóc, giáo
dục trẻ vừa là mục tiêu, vừa là sức mạnh để phát triển giáo dục mầm non.

Công tác xã hội hóa giáo dục trên địa bàn thành phố Biên Hòa nói chung, xã
hội hóa giáo dục mầm non nói riêng cũng đang đƣợc đẩy mạnh và đạt đƣợc những
kết quả nhất định. Tuy nhiên, thực tiễn trong những năm qua cho thấy công tác xã
hội hóa giáo dục còn nhiều khó khăn, tồn tại, vƣớng mắc cần giải quyết. Đó là, xã
hội hoá giáo dục mầm non trên thực tế chƣa phát huy đƣợc thế mạnh của nó, bởi vì
trong xã hội còn tồn tại nhiều nhận thức chƣa thật tinh tế, toàn diện. Có quan điểm
cho rằng xã hội hoá giáo dục mầm non chỉ đơn thuần là sự đa dạng hoá các hình
thức tham gia của nhân dân và xã hội mà ít chú trọng tới nâng mức hƣởng thụ từ
giáo dục của ngƣời dân. Vì vậy, có lúc, có nơi công tác xã hội hoá giáo dục mầm
non chỉ đơn thuần về mặt huy động tài chính, huy động cơ sở vật chất, dựa vào
nguồn huy động của dân là chính, có nơi lại thụ động trông chờ vào sự bao cấp chủ
yếu của Nhà nƣớc mang tính nhỏ lẻ, mỗi nơi làm mỗi kiểu khác nhau nên hiệu quả
mang lại còn thấp. Vấn đề XHHGD đã đƣợc đề cập, nghiên cứu nhiều nơi trong
7


nƣớc và cả các nƣớc trên thế giới. Thời gian qua, có nhiều nhà khoa học, nhà quản
lý, nhiều luận văn, luận án đã nghiên cứu vấn đề này nhƣng mới chỉ đúc kết khái
quát hoặc những vấn đề cụ thể gắn liền mang tính đặc thù của từng địa phƣơng. Tại
thành phố Biên Hòa, cho đến thời điểm hiện tại, vấn đề XHHGD ở trƣờng mầm non
chƣa có tác giả nào nghiên cứu.
Từ những lý do trên, chúng tôi chọn đề tài nghiên cứu “Biện pháp quản lý
công tác xã hội hoá giáo dục Mầm non ở thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai”.
2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận về quản lý và thực trạng việc quản lý công tác
xã hội hóa giáo dục mầm non, đề tài đề xuất một số biện pháp quản lý công tác xã
hội hoá giáo dục nhằm phát triển giáo dục mầm non ở thành phố Biên Hòa, tỉnh
Đồng Nai trong giai đoạn hiện nay.
3. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu: công tác xã hội hoá giáo dục mầm non.

3.2. Đối tƣợng nghiên cứu: biện pháp quản lý công tác XHHGD mầm non
trên địa bàn thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai.
4. Giả thuyết khoa học
Công Demo
tác XHH
giáo dục -mầm
non ở thành
phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai hiện
Version
Select.Pdf
SDK
nay đã đạt đƣợc những kết quả đáng khích lệ. Tuy nhiên, vẫn còn hạn chế trong
công tác quản lý. Nếu thực hiện có kết quả một số biện pháp quản lý công tác
XHHGD mầm non mà chúng tôi đề xuất trong luận văn này, thì giáo dục mầm non
ở thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai nhất định sẽ phát triển hơn.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận về quản lý công tác XHH giáo dục mầm non.
5.2. Khảo sát và đánh giá thực trạng công tác XHHGD ở thành phố Biên
Hòa, tỉnh Đồng Nai.
5.3. Đề xuất một số biện pháp quản lý nhằm thực hiện có hiệu quả công tác
XHHGD mầm non ở thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai trong giai đoạn hiện nay.
6. Phƣơng pháp nghiên cứu
6.1. Nhóm các phƣơng pháp nghiên cứu lý luận
- Phân tích, tổng hợp tài liệu;
- Khái quát hoá các tài liệu có liên quan nhằm xây dựng cơ sở lý luận cho đề
tài nghiên cứu.
8


6.2. Nhóm các phƣơng pháp nghiên cứu thực tiễn

- Phƣơng pháp điều tra, phỏng vấn, thu thập thông tin, phân tích, đánh giá;
- Phƣơng pháp lấy ý kiến chuyên gia nhằm khảo nghiệm tính cấp thiết và khả
thi của các biện pháp;
- Phƣơng pháp tổng kết kinh nghiệm.
6.3. Phƣơng pháp thống kê toán học
Để xử lý số liệu đã thu thập đƣợc trong quá trình điều tra, nghiên cứu.
7. Phạm vi nghiên cứu và giới hạn
Trong điều kiện về thời gian và khả năng, đề tài tập trung nghiên cứu thực
trạng quản lý công tác XHHGD mầm non ở thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai
trong giai đoạn hiện nay. Đi sâu vào các lĩnh vực: nhận thức về XHHGD mầm non;
sự phối hợp và cộng đồng trách nhiệm; cơ chế chính sách để phát triển giáo dục
mầm non ở thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai trong giai đoạn hiện nay.
8. Đóng góp của luận văn
8.1. Góp phần làm sáng tỏ cơ sở lý luận về quản lý công tác xã hội hóa giáo
dục đối với giáo dục mầm non;
8.2. Đánh giá thực trạng xã hội hóa giáo dục và quản lý công tác XHHGD
mầm non ở thành
phốVersion
Biên Hòa,
tìm ra nguyênSDK
nhân của thực trạng đó;
Demo
- Select.Pdf
8.3. Đề xuất những biện pháp tổng thể để thực hiện quản lý công tác xã hội
hóa giáo dục mầm non có hiệu quả ở thành phố Biên Hòa.
9. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần tài liệu tham khảo và phụ lục nghiên cứu, luận văn có 3 phần chính:
Phần thứ nhất: Mở đầu
Phần thứ hai: Nội dung đề tài, gồm 03 chƣơng
- Chƣơng 1: Cơ sở lý luận của vấn đề quản lý công tác XHHGD mầm non

- Chƣơng 2: Thực trạng quản lý công tác XHHGD mầm non ở thành phố
Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai
- Chƣơng 3: Một số biện pháp quản lý công tác XHHGD mầm non ở thành
phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai
Phần thứ ba: Kết luận và khuyến nghị
* Kết luận
* Khuyến nghị

9



×