Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

Bài Dự Thi Dạy Học Theo Chủ Đề Tích Hợp Chủ Đề “Một Vài Suy Nghĩ Về Phương Pháp Dạy Văn Thuyết Minh”

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (768.52 KB, 12 trang )

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO XÍN MẦN
TRƯỜNG THCS BẢN DÍU

BÀI DỰ THI
DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ TÍCH HỢP
Chủ đề: “Một vài suy nghĩ về phương pháp dạy văn
thuyết minh”

Họ và tên: Lâm Thị Liên
Ngày tháng năm sinh: 20 – 10 – 1982
Trình độ chuyên môn: Ngữ văn
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường THCS Bản Díu

Năm học 2015 - 2016

1


1. Tên tình huống
Một vài suy nghĩ về phương pháp dạy văn thuyết minh
2. Mục tiêu dạy học
Qua thực tế quá trình dạy học tôi thấy rằng việc kết hợp kiến thức liên môn học
vào để giải quyết một vấn đề nào đó trong một môn học là việc làm hết sức cần thiết.
Điều đó đòi hỏi người giáo viên bộ môn không chỉ nắm chắc môn mình dạy mà còn
phải không ngừng trau dồi kiến thức các môn học khác để tổ chức, hướng dẫn các em
giải quyết các tình huống, các vấn đề đặt ra trong môn học một cách nhanh nhất, hiệu
quả nhất.
Là giáo viên nhận thức được tầm quan trọng và ý nghĩa của hoạt động này nên
tôi trình bày và thực hiện thử nghiệm một dự án nhỏ đối với môn Ngữ văn. Trong
khuôn khổ của bài viết này, tôi xin định hướng một số thao tác tích hợp các kiến thức


liên môn như Lịch sử, Địa lý, GDCD, văn hóa địa phương vào bài văn thuyết minh về
nhân vật lịch sử,danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, văn hóa… quê hương.
Việc kết hợp các kiến thức liên môn như Lịch sử, Địa lý, GDCD, văn hóa vào
môn Ngữ văn rất quan trọng, giúp cho bài làm văn bao quát, đầy đủ ý hơn. Từ đó bài
làm có sức thuyết phục hơn nhất là đối với bài văn thuyết minh.
Học sinh cần có năng lực vận dụng những kiến thức liên môn như Lịch sử, Địa
lý, văn hóa để giải quyết các vấn đề dự án dạy học đặt ra.
3. Đối tượng dạy học của bài học
Đối tượng học sinh: học sinh khối 8, trường THCS Bản Díu
4. Ý nghĩa của bài học
Kiến thức liên môn tạo điều kiện cho học sinh chủ động, tích cực, sáng tạo; giáo
dục thêm những hiểu biết về quê hương, bồi dưỡng lòng tự hào và yêu quê hương đất
nước mình hơn đồng thời giúp học sinh ý thức hơn việc học phải đi đôi với hành; rèn
luyện các kĩ năng giải quyết tình huống trong cuộc sống và ứng dụng vào thực tế đời
sống.
5. Thiết bị dạy học, tư liệu
- Các thiết bị, đồ dùng dạy học, tư liệu sử dụng trong dạy học: SGK, máy chiếu, tranh
ảnh minh họa, tài liệu sưu tầm của HS.
- Các ứng dụng CNTT trong việc dạy và học của bài học: dùng máy chiếu để trình
chiếu các tranh ảnh và tài liệu minh họa.
- Lịch sử hình thành và phát triển của tỉnh Hà Giang
- Đặc điểm địa lý, địa hình của tỉnh Hà Giang
- Đặc điểm kinh tế, văn hóa xã hội của tỉnh.
2


- Tư liệu sử dụng: sách địa phương.
6. Hoạt động dạy học và tiến trình dạy học
Một số biện pháp cụ thể:
Tôi nêu ra một số suy nghĩ về phương pháp dạy học theo hướng tích hợp như sau:

* Tích hợp Văn – Lịch sử : Tích hợp mở rộng theo hướng vận dụng
những kiến thức về hoàn cảnh lịch sử,về nhân vật lịch sử. . . để
thuyết minh về nhân vật lịch sử, danh lam thắng cảnh, di tích lịch
sử quê hương.
* Tích hợp Văn – Địa lý: Tích hợp mở rộng theo hướng vận dụng kiến
thức hiểu biết về các địa danh để thuyết minh về danh lam thắng
cảnh, di tích lịch sử quê hương, đặc điểm phát triển kinh tế
* Tích hợp Văn – Âm nhạc: Ví dụ khi thuyết minh về một loại hình ca
nhạc, một nét đẹp trong phong tục truyền thống, một thể loại văn
học( hát lướn, hát nói…), có thể cho các em hát, hoặc ngâm thơ,
làm như vậy các em sẽ hứng thú học hơn và kiến thức sẽ được khắc
sâu hơn.
* Tích hợp Văn – Mỹ thuật: Khi thuyết minh về danh lam thắng cảnh,
di tích lịch sử quê hương,… GV có thể cho học sinh vẽ tranh minh
họa một cảnh mà học sinh yêu thích, sau đó các em đặt tiêu đề cho
bức tranh và nêu lý do vì sao lại chọn danh lam thắng cảnh ấy để
tái hiện bằng tranh vẽ.
*Tích hợp Văn - Giáo dục công dân : lòng yêu thiên nhiên, yêu Tổ quốc.
Định hướng tích hợp:
Thực tế trong khi dạy văn thuyết minh, GV có thể thực hiện tích hợp theo nhiều
cách thức khác nhau. Việc lưa chọn cách thức nào là tùy thuộc vào nội dung cụ thể
của từng bài học. Nhưng có thể tốt hơn nếu ta thực hiện tích hợp theo những cách
thức dưới dạng viết một bài văn thuyết minh với tình huống: “Một đoàn khách đến
Hà Giang để tham quan. Nếu được làm hướng dẫn viên du lịch em sẽ giới thiệu gì về
Hà Giang. Hãy viết một bài văn thuyết minh về quê hương Hà Giang”
Học sinh Viết các ý chính : Tìm hiểu -> Lập dàn ý -> Viết thành bài văn.
Từ các kiến thức đó để học sinh viết thành bài làm văn thuyết minh:
Bài viết phải đảm bảo các yêu cầu về:
a.Kiến thức:
+ Lịch sử phát triển

+ Vị trí địa lí, địa hình
3


+ Địa bàn hành chính, dân số, dân tộc, đặc sản
+ Danh lam thắng cảnh
+ Di tích lịch sử, văn hóa
+ Hoạt động kinh tế, văn hóa, lễ hội, du lịch.
b. Kĩ năng
+ Viết bài văn đúng theo thể loại thuyết minh.
+ Trình bày sạch sẽ, bố cục rõ ràng, lời văn trong sáng, diễn đạt trôi chảy.
c. Thái độ
+ Có tình yêu quê hương đất nước.
+ Có ý thức tôn trọng văn hóa và gìn giữ bảo vệ danh lam thắng cảnh, bảo
vệ tài nguyên môi trường.
Nhiều khi chúng tôi cứ tự hỏi, có nơi nào trên mảnh đất hình chữ S này lại dễ
níu chân người như thế. Có mảnh đất nào mà lại trở thành nơi “đất lành chim
đậu” của nhiều người con ở mọi miền quê như thế. Những đặc sản mỗi vùng
miền theo con người di cư và tụ hội cùng với những gì là vốn có bản địa đã
khiến cho mảnh đất Hà Giang có sức hấp dẫn đặc biệt về du lịch văn hóa, du lịch
sinh thái và cả du lịch lịch sử…
Vài nét về quê hương Hà Giang
Diện tích: 7.914,9 km2
Dân số (2011): 1 513 746.300 người
Tỉnh lỵ: Tp Hà Giang
Các huyện: Mèo Vạc, Đồng Văn, Xín Mần, Hoàng su phì, Vị Xuyên, Yên Minh, Bắc
Quang , Quảng Bạ, Bắc Mê
Dân tộc: Việt (Kinh), Mông, Tày, Nùng, Dao, La Chí…

4



5


Vị trí địa lý
Hà Giang nằm ở cực Bắc của Việt Nam, tỉnh này có nhiều ngọn núi đá cao và
sông suối. Địa hình của tỉnh Hà Giang khá phức tạp, có thể chia làm 3 vùng. Vùng
cao núi đá phía bắc nằm sát chí tuyến bắc, có độ dốc khá lớn, thung lũng và sông suối
bị chia cắt nhiều. Nằm trong vùng khí hậu cận nhiệt đới ẩm nhưng do địa hình cao
nên khí hậu Hà Giang mang nhiều sắc thái ôn đới. Vùng cao núi đất phía tây thuộc
khối núi thượng nguồn sông Chảy, sườn núi dốc, đèo cao, thung lũng và lòng suối
hẹp.Vùng thấp trong tỉnh gồm vùng đồi núi, thung lũng sông Lô và Thành phố Hà
Giang.
Hà Giang có nhiều núi non hùng vĩ, có đỉnh Tây Côn Lĩnh (2419 m) và
ngọn Kiều Liêu Ti (2402m) là cao nhất. Về thực vật, Hà Giang có nhiều khu rừng
nguyên sinh, nhiều gỗ quý, và có tới 1000 loại cây dược liệu. Động vật
có hổ, công, trĩ, tê tê, và nhiều loại chim thú phong phú khác.
Lịch sử
Đất Hà Giang xưa thuộc bộ Tân Hưng, một trong 15 bộ của nước Văn Lang. Về
sau, Hà Giang nằm trong phạm vi thế lực của ba Tộc tướng xứ Thái. Trong giai
đoạn Minh thuộc đầu thế kỷ 15, được gọi là huyện Bình Nguyên, đổi thành châu Bình
Nguyên từ năm 1473, sau lại đổi tên thành châu Vị Xuyên.
Vào cuối thế kỷ 17, tộc trưởng người Thái dâng đất cho Trung Hoa, đến năm 1728,
Trung Hoa trả lại cho Đại Việt một phần đất từ vùng mỏ Tụ Long đếnsông Lô.
Năm 1895, ranh giới Hà Giang được ấn định lại như trên bản đồ ngày nay.
Nhà vua mèo
Sau năm 1954, tỉnh Hà Giang có tỉnh lị là thị xã Hà Giang và 4 huyện: Bắc
Quang, Đồng Văn, Hoàng Su Phì, Vị Xuyên.
Ngày 15 tháng 12 năm 1962, chia huyện Đồng Văn thành 3 huyện: Đồng Văn, Mèo

Vạc và Yên Minh; chia huyện Vị Xuyên thành 2 huyện: Vị Xuyên vàQuản Bạ.
Ngày 1 tháng 4 năm 1965, chia huyện Hoàng Su Phì thành 2 huyện: Hoàng Su
Phì và Xín Mần.
Trước năm 1975, Hà Giang có các huyện Đồng Văn, Bắc Mê, Vị Xuyên, Xín
Mần, Yên Minh, Mèo Vạc, Hoàng Su Phì, Bắc Quang và Quản Bạ.
Sau năm 1975, Hà Giang được hợp nhất với tỉnh Tuyên Quang thành tỉnh Hà Tuyên.
Ngày 18 tháng 11 năm 1983, chia huyện Vị Xuyên thành 2 huyện: Vị Xuyên và Bắc
Mê.[5]
Ngày 12 tháng 8 năm 1991, tái lập tỉnh Hà Giang từ tỉnh Hà Tuyên. Khi tách ra, tỉnh
Hà Giang có 10 đơn vị hành chính gồm thị xã Hà Giang(tỉnh lị) và 9 huyện: Bắc
6


Mê, Bắc Quang, Đồng Văn, Hoàng Su Phì, Mèo Vạc, Quản Bạ, Vị Xuyên, Xín
Mần, Yên Minh.
Thắng cảnh, di tích



Điển hình về sự giao thoa nghệ thuật kiến trúc của người Mông và người Hán ở
khu vực biên giới Việt – Trung.

Cao nguyên đá Đồng Văn nằm trải rộng trên bốn huyện Quản Bạ, Yên
Minh, Đồng Văn, Mèo Vạc được công nhận là Công viên địa chất Toàn cầu vào năm
2010. Đây là một trong những vùng đá vôi đặc biệt, chứa đựng những dấu ấn tiêu
biểu về lịch sử phát triển vỏ Trái Đất, những hiện tượng tự nhiên, cảnh quan đặc sắc
về thẩm mỹ, tính đa dạng sinh học cao và truyền thống văn hóa lâu đời của cộng đồng
cư dân bản địa như các dân tộc Mông, Lô Lô, Pu Péo, Dao. Cao nguyên đá cũng là
nơi có nhiều di tích danh thắng quốc gia đã được công nhận như: Di tích kiến trúc
nhà Vương, Cột cờ Lũng Cú, phố cổ Đồng Văn, đèo Mã Pì Lèng, núi Đôi Quản Bạ[8].

v.v..Đồng Văn còn nổi tiếng về các loại hoa quả: đào,mận, lê, táo, hồng... về dược
liệu: tam thất, thục địa, hồi, quế..
Chợ tình Khau Vai họp mỗi năm một lần vào ngày 27 tháng 3 âm lịch tại
xã Khau Vai, huyện Mèo Vạc. Bắt nguồn từ 1 câu chuyện tình, Khâu Vai trở thành
nơi hò hẹn chung cho tất cả những người yêu nhau trong vùng. Chợ Khâu Vai ban
đầu họp không có người mua, không có người bán. Khoảng mười năm trở lại đây, do
7


nhu cầu cuộc sống nên ngày chợ họp ngoài việc hò hẹn, gặp gỡ, người ta mang cả
hàng hóa đến bán ở chợ. Do vậy đến chợ Khâu Vai, người ta cũng có thể mua, bán,
trao đổi những sản vật vùng cao

Chùa Bình Lâm thuộc địa phận thôn Tông Mường xã Phú Linh, Thành phố Hà
Giang. Chùa còn có tên gọi chữ Hán là "Bình Lâm Tự". Nhân dân ở đây còn lưu giữ
một quả chuông thời Trần được đúc vào tháng 3 năm Ất Mùi (1295) chuông có chiều
cao 103 cm, đường kính miệng 65 cm, quai được cấu tạo bởi hai hình rồng, trên
chuông có khắc bài Minh bằng chữ Hán gồm 309 chữ năm Bính Thân, niên hiệu
Hưng Long thứ 4 (1296). Trên quả chuông ta bắt gặp tiêu bản rồng nổi trên chất liệu
đồng (thế kỷ 13). Cùng với quả chuông, tại chùa Bình Lâm còn phát hiện được một
số di vật như Tháp đất nung, mái ngói có hoạ tiết hoa chanh....là những nét quen
thuộc và tiêu biểu của văn hoá thời Trần[11].
Lễ hội
Hà Giang là nơi có nhiều sản phẩm văn hóa đặc sắc từ truyền thống lâu đời của
hơn 20 dân tộc, một địa danh du lịch đáng nhớ bởi cảnh quan thiên nhiên và con
người ở đây. Không giống với bất kỳ một nơi du lịch nào ở Việt Nam, đến Hà Giang,
du khách có thể thấy được những sản phẩm kết tinh từ truyền thống văn hóa độc đáo
của người miền núi, đó là các loại khăn thêu, túi vải, áo váy với các loại hoa văn rực
rỡ. Du khách sẽ tham dự những phiên chợ vùng cao đầy thơ mộng.
Lễ mừng nhà mới dân tộc Lô Lô: Lễ mừng nhà mới kéo dài khoảng 2 ngày 2

đêm ở ngôi nhà mới của người dân tộc Lô Lô. Cả bản kéo tới ăn mừng cho ngôi nhà
8


mới. Thầy cúng đi hát, sau đó cùng ăn uống vui chơi, hòa tấu kèn sáo và hát giao
duyên nam nữ.
Lễ hội mùa xuân: Đây là lễ hội vui xuân của dân tộc H'mông và dân tộc Dao,
thường được tổ chức vào những ngày sau Tết Nguyên Đán và kéo dài từ 3 đến 7
ngày. Lễ hội mang tính chất tổng hợp mừng công, cầu mưa, cầu con trai. Lễ hội có thi
bắn nỏ, hát giao duyên, ném pa páo, uống rượu, mở tiệc đãi khách.
Lễ hội vỗ mông của dân tộc Mông:Ngày mùng 5 Tết Nguyên Đán hằng năm, cái
chàng trai,cô gái đổ về Mèo Vạc nhằm tìm cho mình vợ(chồng).Khi tham gia lễ hội,
các chàng trai,cô gái tìm đối tượng mà họ cảm thấy phù hợp với mình rồi vỗ mông
đối tượng và chờ "đối phương" đáp lại.Đáng buồn,tục lệ tảo hôn vẫn tiếp diễn trong
lễ hội này.
Dân số
Dân số tỉnh Hà Giang theo điều tra dân số ngày 1 tháng 4 năm 2009 là 724.537
người. Trong đó, dân số thành thị là 84.338 người
Các dân tộc: Mông chiếm 32,0% tổng dân số toàn tỉnh, tày chiếm 23,3%, dao chiếm
15,1 %, Việt chiếm 13,3 %, Nùng chiếm 9,9 %...
Hành chính
Tỉnh Hà Giang bao gồm 1 thành phố và 10 huyện và 195 đơn vị cấp xã bao gồm
5 phường, 13 thị trấn và 177 xã
Khí hậu
Nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa và là miền núi cao, khí hậu Hà Giang về cơ
bản mang những đặc điểm của vùng núi Việt Bắc – Hoàng Liên Sơn, song cũng có
những đặc điểm riêng, mát và lạnh hơn các tỉnh miền Đông Bắc, nhưng ấm hơn các
tỉnh miền Tây Bắc . . .
Nhiệt độ trung bình cả năm khoảng 21,60C - 23,90C, biên độ nhiệt trong năm có sự
dao động trên 100C và trong ngày cũng từ 6 - 70C. Mùa nóng nhiệt độ cao tuyệt đối

lên đến 400C (tháng 6, 7); ngược lại mùa lạnh nhiệt độ thấp tuyệt đối là 2,20C (tháng
l).
Tài nguyên thiên nhiên
1. Tài nguyên đất
Trong 778.473 ha diện tích đất tự nhiên, đất nông nghiệp có 134.184 ha, chiếm
17% diện tích tự nhiên, đất lâm nghiệp có 334.100 ha, chiếm 42,4%, đất chưa sử
dụng có 310.064 ha, chiếm 39,3%, còn lại là đất chuyên dùng và đất ở. Theo kết quả
điều tra thổ nhưỡng, toàn tỉnh có 9 nhóm đất chính, trong đó chủ yếu là nhóm đất
xám rất thích hợp để trồng các loại cây công nghiệp, cây dược liệu và cây ăn quả.
2. Tài nguyên rừng
9


Hà Giang có diện tích rừng tương đối lớn, trong đó diện tích rừng tự nhiên
là 345.860 ha, với nhiều sản vật quý hiếm: động vật có các loài gấu ngựa, sơn dương,
voọc bạc má, gà lôi, đại bàng…; các loại gỗ: ngọc am, pơ mu, lát hoa, lát chun, đinh,
nghiến, trò chỉ, thông đá…; các cây dược liệu như sa nhân, thảo quả, quế, huyền sâm,
đỗ trọng… Rừng Hà Giang không những giữ vai trò bảo vệ môi trường sinh thái đầu
nguồn cho vùng đồng bằng Bắc Bộ mà còn cung cấp những nguyên vật liệu phục vụ
cho sản xuất công nghiệp, xây dựng, y tế và sẽ là những điểm du lịch sinh thái lý
tưởng của tỉnh.
Hà Giang còn nhiều khu rừng nguyên sinh chưa được khai thác, môi trường
sinh thái trong lành và chứa đựng nhiều tiềm ẩn kỳ thú. Các rừng đá trập trùng, nhấp
nhô ẩn hiện trong mây bạc, nhiều đỉnh núi cao trên 2.000 m như Pu Ta Kha, Tây Côn
Lĩnh; nhiều hang động đầy bí ẩn như Tùng Bá, Lùng Má, (huyện Vị Xuyên), Tùng
Vài (Quản Bạ), Hang Mây, Sảng Tủng (Đồng Văn); các danh thắng như núi Cô Tiên,
Cổng Trời (Quản Bạ).
3. Tài nguyên khoáng sản
Qua khảo sát, thăm dò, bước đầu tỉnh Hà Giang đã phát hiện được 28 loại
khoáng sản khác nhau. Đáng chú ý là có những mỏ có trữ lượng lớn trên một triệu tấn

với hàm lượng khoáng chất cao như: ăngtimon ở các mỏ: Mậu Duệ, Bó Mới (Yên
minh); sắt ở Tùng Bá, Bắc Mê; chì - kẽm ở Na Sơn, Tả Pan, Bằng Lang, Cao Mã Pờ.
Ngoài ra, còn có nhiều khoáng sản khác như: pirít, thiếc, chì, đồng, mănggan, vàng sa
khoáng, đá quý, cao lanh, nước khoáng, đất làm gạch, than non, than bùn…Hiện nay
một số mỏ đang được khai thác có hiệu quả.
Đặc sản
Thắng dền
Thắng dền là món ăn vặt (hay ăn chơi) của người Hà Giang nói chung và được xem
là món ăn để bè bạn ngồi lại sum vầy trong những ngày đông giá rét ở thị trấn Đồng
Văn. Thắng dền đích thực là một đặc sản của tỉnh Hà Giang.

10


Rêu nướng

Nếu như thắng dền là món ăn chơi thì rêu nướng lại là đặc sản Hà Giang không thể
thiếu trong bữa ăn của người dân tộc Tày, ở xã Xuân Giang. Rêu nướng là món ăn
11


đặc sản Hà Giang lạ miệng, ăn ngon, bổ mà lại có hương vị rất riêng. Rêu được người
dân tộc Tày đi lấy ở những khe đá dưới suối, rêu tươi được họ đem rửa sạch và vò hết
nhớt mới đem về làm món rêu nướng.
7. Kiểm tra đánh giá kết quả học tập:
Kiểm tra học sinh bằng hình thức kiểm tra Tự luận – Viết bài tập làm văn
Đề bài: Một đoàn khách đến Hà Giang để tham quan. Nếu được làm hướng dẫn
viên du lịch em sẽ giới thiệu gì về Hà Giang .Hãy viết một bài văn thuyết minh về
quê hương Hà Giang.
Yêu cầu: HS cần trình bày được các nội dung sau:

- Lịch sử hình thành và phát triển của Hà Giang
- Đặc điểm địa lý, địa hình của tỉnh Hà Giang
- Đặc điểm kinh tế, văn hóa , du lịch của tỉnh.
- Thể hiện niềm tự hào, lòng yêu quê hương đất nước.
8. Các sản phẩm của học sinh:
Kết quả bài viết tập làm văn số 5 như sau:
Thang điểm
Điểm 5 Điểm 6 Điểm 7 Điểm 8 Điểm 9
Số lượng
20
15
13
10
01
Từ kết quả học tập của các em, tôi nhận thấy việc kết hợp kiến thức liên môn
vào một môn học nào đó là một việc làm hết sức cần thiết, có hiệu quả rõ rệt đối với
học sinh. Giúp các em học sinh không những giỏi một môn mà cần biết cách kết hợp
kiến thức các môn học lại với nhau để trở thành một con người phát triển toàn diện.
Đồng thời việc thực hiện những dự án này sẽ giúp người giáo viên dạy bộ môn không
ngừng trau rồi kiến thức của các môn học khác để dạy bộ môn của mình tốt hơn, đạt
kết quả cao hơn
Trên đây là dự án thử nghiệm của tôi, rất mong được sự ủng hộ, đóng góp của
các quý thầy, cô giáo lão thành, bạn bè đồng nghiệp để tôi hoàn thiện hơn dự án này.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Bản Díu, ngày 10 tháng 01 năm 2016
Giáo viên bộ môn

Lâm Thị Liên

12




×