Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

Cuộc Thi Vận Dụng Kiến Thức Liên Môn Để Giải Quyết Các Tình Huống Thực Tiễn Lời Của Biển - Tiếng Gọi Từ Trái Tim…”

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (7.39 MB, 21 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO QUẢNG TRỊ
TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG NGUYỄN HUỆ

CUỘC THI VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN
ĐỂ GIẢI QUYẾT CÁC TÌNH HUỐNG THỰC TIỄN

Đề tài:

“LỜI CỦA BIỂN - TIẾNG GỌI
TỪ TRÁI TIM…”

Trường THPT Nguyễn Huệ
Địa chỉ: 112 Quang Trung - Thị xã Quảng Trị - tỉnh Quảng Trị
Điện thoại: 0533. 861 115
Email:
Họ và tên: Lê Thị Như Ý
Ngày sinh: 02/5/1998
Lớp: 12B4
GV hướng dẫn: Võ Thị Ly Hương -Tổ trưởng tổ Ngữ văn

1


Tên tình huống: “Lời của biển- Tiếng gọi từ trái tim…”
1. Mục tiêu giải quyết tình huống:
- “Em ơi em Đất Nước là máu xương của mình
Phải biết gắn bó và san sẻ
Phải biết hóa thân cho dáng hình xứ sở
Làm nên Đất Nước muôn đời…”
(“Đất Nước” trích trường ca “Mặt đường khát vọng” của Nguyễn Khoa Điềm)
Phải biết, phải biết và phải biết…Cảm ơn tác giả Nguyễn Khoa Điềm, cảm ơn


cô giáo dạy bộ môn Ngữ văn đã tạo trong tôi cảm hứng để đến với đề tài này. Khi thực
hiện đề tài này, tôi không nghĩ rằng mình đang tham dự một cuộc thi mà cứ nghĩ rằng
mình đang trò chuyện với các bạn trẻ cùng trang lứa- đặc biệt là những bạn quanh tôi
đang say sưa với thế giới ảo, đang đắm chìm trong những trò chơi vô bổ, đang mải mê
tận hưởng những thú vui trong cuộc đời… mà không biết rằng mình sẽ phải làm gì
trong hiện tại và tương lai. Chắc hẳn các bạn sẽ không bao giờ nghe được tiếng thì
thầm của biển… Mỗi tấc đất quê hương đang ngày đêm bị quân thù nhòm ngó. Đất
nước đang chờ những dấu chân ta…Người viết đề tài này không ngoài mục đích: Vận
dụng những kiến thức liên môn đã học trong chương trình để thức tỉnh tất cả mọi
người, đặc biệt là những bạn trẻ đang “ngủ say trong một cái nhà hộp bằng sắt không
có cửa sổ” về ý thức bảo vệ chủ quyền biển đảo, bảo vệ Tổ quốc thân yêu!
- Tìm hiểu về chủ quyền lãnh thổ, biển đảo Việt Nam qua các môn Địa lí, Lịch
sử, trong chương trình, xâu chuỗi các kiến thức liên môn để hiểu được vị trí địa lí các
vùng biển nước ta, hiểu được Trường Sa, Hoàng Sa là của Việt Nam. Từ đó, cảm phục,
tự hào, biết ơn cha ông ta đã bảo vệ và xây dựng đất nước hôm nay. Hơn thế nữa, kiến
thức về biển đảo, về hình ảnh của Tổ quốc thân yêu qua bộ môn Ngữ văn, Âm nhạc,
Hội họa… đã khơi gợi trong thế hệ trẻ chúng ta ý thức và trách nhiệm bảo vệ chủ
quyền biển đảo thiêng liêng của dân tộc.
- Tìm hiểu đề tài này, mục đích của người viết còn muốn gửi đến bạn đọc một
bức thông điệp rằng: “Đất nước sẽ vẹn tròn, to lớn” trong tương lai nếu mỗi chúng ta
biết giữ gìn màu xanh của đất nước trong hiện tại!
2. Tổng quan về nghiên cứu liên quan đến việc giải quyết tình huống:
* Kiến thức môn Tin học: Tìm kiếm Google
* Kiến thức môn Toán học: Thu thập dữ liệu, tính % trên phiếu khảo sát

2


* Kiến thức môn Địa lí: Ngoài vùng nội thủy, Việt Nam tuyên bố 12 hải lí lãnh hải,
thêm 12 hải lí tiếp giáp lãnh hải, 200 hải lí vùng đặc quyền kinh tế và cuối cùng là

thềm lục địa.

Việt Nam là quốc gia ven biển nằm bên bờ Tây của Biển Đông, có địa hình
chính trị và địa hình kinh tế rất quan trọng không phải bất kỳ quốc gia nào cũng có.
+ Nước ta giáp với biển Đông ở hai phía Đông và Nam. Vùng biển Việt Nam là
một phần Biển Đông, bờ biển dài 3.260km, từ Móng Cái (Quảng Ninh) đến Hà Tiên
(Kiên Giang).
+ Theo Công ước của Liên Hiệp Quốc về Luật Biển năm 1982 thì nước ta có
diện tích biển khoảng 1 triệu km2, gấp 3 lần diện tích đất liền, chiếm gần 30% diện tích
Biển Đông (cả Biển Đông gần 3,5 triệu km²). Vùng biển nước ta có khoảng 4.000 hòn
đảo lớn, nhỏ và 2 quần đảo xa bờ là Hoàng Sa và Trường Sa được phân bố khá đều
theo chiều dài bờ biển của đất nước, có vị trí đặc biệt quan trọng như một tuyến phòng
thủ tiền tiêu để bảo vệ sườn phía Đông đất nước.

3


* Kiến thức môn Lịch sử: Biển đảo Việt Nam trong đó có hai quần đảo Hoàng Sa và
Trường Sa là của người Việt Nam. Điều này đã được chứng minh bằng lịch sử và các
tài liệu khoa học. Từ thời Lý đã thiết lập những Trang, thời Trần đã thiết lập những
Trấn, Thời Lê (1426) đã đặt Tuần Kiểm ở các xứ cửa biển, cồn, đảo,… để quản lý
vùng biển nước ta. Đặc biệt từ thời Nguyễn (thế kỉ XVII) đến triều Nguyễn (nửa đầu
thế kỉ XIX) đã thúc đẩy mạnh mẽ quá trình xác lập và thực thi chủ quyền biển đảo Tổ
quốc một cách hòa bình và liên tục.
Trong 14 cuộc chiến tranh xâm lược của kẻ thù đối với nước ta, thì có 10 cuộc
bắt đầu từ hướng biển, ông cha ta đã bảo vệ được chủ quyền Quốc gia nhờ những trận
thủy chiến oanh liệt như: Ngô Quyền đánh tan quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng
(938), Lê Hoàn đánh tan quân Tống xâm lược với trận Bạch Đằng lần thứ hai (981),
quân dân nhà Trần chống quân xâm lược Nguyên Mông trên sông Bạch Đằng lần thứ
ba (1288), đường huyền thoại Hồ Chí Minh trong kháng chiến chống Mỹ… Mới đây

người dân huyện đảo Lý Sơn đã tìm thấy một sắc chỉ của vua triều Nguyễn năm 1835
cử dân binh ra canh giữ đảo Hoàng Sa.

* Kiến thức môn Âm nhạc: Những bài hát về biển đảo Việt Nam và người lính
hải quân như:“Gần lắm Trường Sa”,”Nơi đảo xa”,“Lính đảo đợi mưa”,“Bâng
khuâng Trường Sa”, “Tổ quốc nhìn từ biển”, “Tổ quốc gọi tên mình”…

4


* Kiến thức môn hội họa: Nhiều bức tranh về biển đảo và chiến sỹ hải quân
* Kiến thức môn Giáo dục quốc phòng: Rèn luyện thể chất và ý thức bảo vệ
Tổ quốc.
* Kiến thức về kỹ năng sống: Kỹ năng tự nhận thức bản thân, kĩ năng xử lí
tình huống, kĩ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng giao tiếp…
* Kiến thức môn Ngữ văn:
- Kỹ năng tạo lập văn bản
- Nhiều bài thơ nói về chủ quyền biển đảo như: “Tiếng nói Việt Nam ở Trường
Sa”, “Tình yêu lính đảo”, “Tổ Quốc nhìn từ biển”,…và những tác phẩm được học gần
đây nhất trong chương trình Ngữ văn lớp 12 như: “Tuyên ngôn độc lập” của Hồ Chí
Minh hay “Đất nước” của Nguyễn khoa Điềm và nhiều tác phẩm khác… đã thức dậy
trong chúng em vai trò, trách nhiệm của thanh niên đối với Tổ quốc. Đặc biệt là những
đề văn mở của cô giáo: “Từ đoạn thơ của Nguyễn Khoa Điềm:
Em ơi em Đất Nước là máu xương của mình
Phải biết gắn bó và san sẻ
Phải biết hóa thân cho dáng hình xứ sở
Làm nên Đất Nước muôn đời…
Em hãy viết một bài văn nghị luận trình bày vai trò, trách nhiệm của thanh niên
đối với việc giữ gìn và bảo vệ chủ quyền biển đảo trong thời kì hiện nay”
Hay đề văn: “Cảm nghĩ của em về biển đảo và chiến sĩ hải quân”. Sau đây là

bài làm của bạn Nguyễn Thị Minh Anh - Lớp 10B3 trường chúng em. Bài văn đã được
cô giáo cho điểm 10 tròn trịa, đọc mẫu cho nhiều lớp nghe để học tập. Bài làm đã được
cô giáo lưu tại Thư viện nhà trường. Bài làm như sau:
Bài làm:
Người ta thường nói: Viết về những gì khi mình đang ở trong cuộc thì bao giờ
cũng cảm xúc, cũng hay, cũng thật và cũng dễ đi vào lòng người. Nhưng với tôi, không
nhất thiết là vậy. Chưa một lần được khoác áo lính thủy, chưa một lần được vượt sóng
ra khơi để giữ gìn sự bình yên cho Tổ quốc nhưng hình ảnh biển đảo và chiến sĩ hải
quân đã trở thành máu thịt trong trái tim mình.
“Ôi biển Việt Nam, ôi sóng Việt Nam! Qua bao nhiêu thăng trầm mà chiều nay
vẫn dịu dàng. Vùi sâu dưới đáy những gì đau thương. Biển lại hát tình ca, biển kể
chuyện quê hương…” Vâng!

5


Sóng cứ vỗ và thời gian cứ trôi…
Biển không thôi dào dạt. Biển vẫn đang kể những câu chuyện thầm lặng về quê
hương đất nước Việt Nam yêu dấu của mình. Câu chuyện thuở vua Hùng mang gươm
đi mở nước, câu chuyện Lạc Long Quân - Âu Cơ và rất nhiều câu chuyện khác để hôm
nay ta có dáng hình Tổ quốc thân yêu “từ mũi Cà Mau đến địa đầu Móng Cái”; để
hôm nay ta có lòng biển mẹ bao la ôm dải lụa mềm cong cong hình chũ S. Đất liềnbiển đảo tuy hai mà một. Nhưng lạ quá! Bao giờ tôi cũng cứ có cảm giác mình đang
giành lấy hết cái phần hạnh phúc cho mình và cho tất cả mọi người được sống trên đất
liền để bao khổ ải, gian lao cho những con người lênh đênh trên sóng nước. Đúng vậy!
Người ta thường nói: “Nơi đầu sóng ngọn gió” là nơi nguy hiểm nhất. Tự hào về biển
đảo bao nhiêu ta càng thương những chiến sĩ hải quân bấy nhiêu. Cuộc sống gian lao,
vất vả từ vật chất đến tinh thần…
Gian lao là thế nhưng trên mỗi con thuyền nhỏ bé kia, ngọn lửa tình người vẫn
luôn tỏa sáng. Có thể các anh thiếu đi những bữa cơm gia đình đầm ấm, những món ăn
mà trên đảo không bao giờ có được cùng với tiếng cười đùa vui vẻ của vợ trẻ, con

thơ…nhưng các anh vẫn có trong tim hình ảnh Tổ quốc mình. Nơi đó vẫn ngập tràn
niềm yêu thương, ngập tràn những giọt hồng hạnh phúc trong vòng tay ấm áp của
đồng đội để canh giữ từng tấc đất quê nhà. Nơi hải đảo xa xôi, các anh lấy tiếng sóng
làm nhạc, mượn cánh chim và mây trời dệt nên những trang thơ, góp đá san hô xây
nên tượng đài Tổ quốc.
Sóng cứ vỗ và thời gian cứ trôi…
Trên hai hòn đảo ấy, các anh vẫn đứng đó “sừng sững kiên trung giữa pháo đài
giữ đảo” để có hôm nay đất nước vẹn tròn. Những câu chuyện về biển mà chúng ta
nghe được từ các kênh thông tin như vô tuyến truyền hình hay mạng internet, đó là
những câu chuyện tình cảm động về cuộc đời của chiến sĩ hải quân. Tôi còn nhớ như
in một câu chuyện kể rằng: Có một chiến sĩ hải quân khi tạm biệt gia đình ra đảo đã
kịp để lại giọt máu của mình ở chốn quê nhà. Đứa bé chưa chào đời đã được bố đặt
cho một cái tên thấm vị mặn mòi, lấp lánh của biển khơi: “Sao Biển” cùng với lời hứa:
“ Ngày anh trở về sẽ là ngày hạnh phúc nhất của gia đình ba chúng ta”… Khi đứa bé
lên 5, bức tranh đầu tiên ở trường mẫu giáo của em vẽ về hình ảnh một chiến sĩ hải
quân đang cầm súng giữ đảo với nhan đề thật đáng yêu: “ Con yêu bố!”. Nhưng khi
đứa bé hoàn thành tác phẩm nghệ thuật vụng về đầu tay của mình cũng là lúc một tin

6


dữ truyền về từ đảo xa: Người chiến sĩ ấy đã hi sinh…Lời hứa năm nào của anh chỉ
còn lại trong hồi ức long lanh kỉ niệm của người vợ trẻ và ước mơ về một mái nhà
hạnh phúc dang dở của đứa con thơ… Các anh vội vã lên đường rồi ra đi mãi mãi chưa
một lần chứng kiến cuộc “vượt cạn” của người vợ trẻ, chưa một lần được nghe tiếng
khóc chào đời của đứa con đầu lòng…Quặn thắt một niềm đau chôn giấu lặng thầm…
Sóng cứ vỗ và thời gian cứ trôi…
Nơi đảo xa ấy, các anh cố chôn chặt trong tim mình vết xước của thời gian.
Những dòng thư viết vội, những cái nhìn lưu luyến, những nụ hôn cuối cùng trước khi
tàu rời bến…để biển mẹ dang rộng vòng tay yêu thương đón các anh vào lòng… Hồn

các anh nhập vào hồn thiêng sông núi để mãi mãi bất tử! Sóng biển đã tấu lên một
khúc nhạc trầm hùng để tiễn những linh hồn ấy tới một cõi vĩnh hằng cho đất nước
mãi bình yên. Tên các anh đã trở thành tên Tổ quốc. Có thể nói: Không có ngôn từ nào
ghi hết được cái quá khứ bi tráng, hào hùng và lòng tiếc thương vô hạn. Cả dân tộc sẽ
nhắc mãi tên anh: “Thân trong nước, tên trong trí nhớ”… Máu và hoa, nước mắt và vị
mặn của biển hòa thành một dòng chảy tâm linh dạt dào sóng nước tuổi đôi mươi…
Sóng cứ vỗ và thời gian cứ trôi…
Biển yên ả, hiền hòa nhưng cũng không thôi ào ạt. Những bóng đen của quân
thù hắc ám luôn rình rập trên vùng biển khơi xa. Giàn khoan HD 981, rồi những con
tàu khổng lồ có sẵn những vũ khí tối tân, hiện đại. Chúng phun vòi rồng về phía các
anh. Chúng đâm thẳng vào thuyền ngư dân trên biển… Lắng nghe tiếng gọi của Trung
ương Đảng, Chính phủ, các anh mãi mãi ngày đêm kêu gọi hòa bình mặc cho kẻ thù
không thôi khiêu chiến. Xem những thước phim này, hàng triệu triệu con tim luôn
hướng về biển đảo. Chúng em chẳng biết làm gì ngoài việc “góp đá xây Trường Sa”.
Một vài tin nhắn thôi cũng đủ ấm lòng người chiến sĩ. Những lá thư viết thâu đêm
cùng với những dòng nước mắt của chúng em ở chốn quê nhà gửi đến các anh như một
lời tri ân trong sâu thẳm trái tim mình. Chúng em vẫn luôn luôn hiểu rằng: Trong góc
khuất của trái tim anh bao giờ cũng thổn thức niềm đau khi nghĩ về gia đình và những
người thân. Nơi ấy ngấn mắt lệ mờ của mẹ dõi theo con trông ngóng từng ngày…Nơi
ấy dáng vợ hiền ngày đêm đếm từng mối chỉ, đường kim, ngắm từng tờ lịch rơi trông
đợi…Nơi ấy ánh mắt trẻ thơ khát khao mong ngày gặp bố…Có nỗi đau nào hơn thế
chăng?
Sóng cứ vỗ và thời gian cứ trôi…

7


Biển giấu vào lòng nỗi đau thầm lặng, vô biên. Các anh vẫn kiên trì đứng đó để
bọt biển phả vào lòng hòa muối mặn vào tim kết tràng hoa chiến thắng. Chúng em vẫn
hàng ngày, hàng giờ ru mình vào khúc ca tự hát. Mãi hát những khúc ca về chiến sĩ hải

quân anh dũng, kiên cường! Mãi hát khúc ca về biển đảo quê hương! Bài ca yêu
thương, bài ca tranh đấu!
Sóng cứ vỗ và thời gian cứ trôi…
Mỗi lần đứng trước biển, nhìn từng con sóng ngày đêm vỗ vào ghềnh đá, ta lại
thấy thấp thoáng trong gió biển nụ cười, ánh mắt toát lên ý chí, quyết tâm, quyết tử
cho Tổ quốc quyết sinh: “Anh ở ngoài này trong đội ngũ
Triệu người xông tới sức vươn tươi
Quyết làm cả nước thơm hoa đỏ
Cho những nôi con vẹn tiếng cười”
(Trích bài thơ “Thư nhà”- Phan Duy Nhân)
Bởi lẽ, chính sự hi sinh thầm lặng không khoa trương đó đã làm nên dáng hình
xứ sở, quê hương. Đúng như nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm đã từng viết: “Không ai nhớ
mặt đặt tên nhưng họ đã làm nên đất nước”. Và không phải lúc nào những nốt thanh
cao vút cũng làm nên cái hay cho bản nhạc mà đôi khi chính những nốt trầm lặng lẽ ấy
lại neo giữ dư âm của những giai điệu làm say đắm lòng người… Tự hào thay người
chiến sĩ hải quân!
Sóng cứ vỗ và thời gian cứ trôi…
Hàng ngàn con thuyền vẫn ngày đêm ra khơi đánh cá đem lại sự giàu có cho quê
hương. Họ vẫn luôn tự tin rằng nơi ấy đã có các anh! Tổ quốc ta ngày càng giàu đẹp
biển bạc, đồng xanh, những con thuyền lắm tôm, lắm cá, những cánh đồng vàng nhiều
vụ bội thu… sẽ là hậu phương vững chắc cho các anh được yên tay súng. Hoàng Sa,
Trường Sa - hai hòn ngọc Việt sẽ là niềm tự hào trong mỗi chúng ta! “Không xa đâu
Trường Sa ơi! Vẫn gần bên em vì Trường Sa luôn bên anh, vẫn gần bên anh vì Trường
Sa luôn bên em!”
Sóng cứ vỗ và thời gian cứ trôi…
Trong bài học ngày hôm nay của chúng em có hình hài của biển, của sóng nước
mây trời, của cánh chim hải âu bay về hòn đảo nhỏ, của những con thuyền chông
chênh giữa sóng nước khơi xa… Gắng học lên bạn ơi! Để góp một phần nhỏ bé của
mình dựng xây đất nước, để đôi chân cứng cáp sẵn sàng vượt sóng ra khơi, đừng cúi


8


đầu trước giông tố… Vững vàng lên bạn nhé! Tất cả những gì của hôm nay là của
ngày mai… Bác Hồ kính yêu của chúng ta đã từng nói: “Ngày xưa ta có đêm, có rừng.
Ngày nay ta có ngày, có trời, có biển. Bờ biển nước ta dài, tươi đẹp. Ta phải biết giữ
gìn và phát huy nó.” Học tốt bộ môn Lịch sử, Địa lí và Ngữ văn cũng là cách để chúng
ta hiểu sâu hơn về chủ quyền biển đảo, là cách để ta nhận ra rằng: Không có con
đường nào đi đến vinh quang và hạnh phúc khi không có đấu tranh. Đúng! “Hạnh
phúc là đấu tranh!”. Mục tiêu phía trước của chúng ta là học tập vì ngày mai lập
nghiệp nhưng nếu đất nước có chiến tranh, ta sẵn sàng thay áo, sẵn sàng xếp bút
nghiên lên đường đi chiến đấu: “Nếu Tổ quốc chọn ta làm điểm tựa
Vui gì hơn làm người lính đi đầu
Trong đêm tối tim ta là ngọn lửa”
Mỗi con người Việt Nam phải góp phần giữ gìn từng tấc đất Việt Nam! Hãy siết
chặt tình đoàn kết! Hãy chung tay vì sự bình yên của Tổ quốc!
Sóng cứ vỗ và thời gian cứ trôi…
Biển cứ mãi xanh cho đẹp thêm dáng hình đất nước. Biển cứ mãi ru êm những
ca khúc dịu dàng vào ghềnh đá, ru mãi hồn người trong tiếng vọng đêm đêm để tiếng
cười, tiếng nói, tiếng học bài ê a của các em còn vang trên đảo, để tiếng súng thôi rền
trên bầu trời Tổ quốc, để ánh bình minh rực sáng mỗi ngày, để mãi bình yên cho từng
tấc đất quê hương.
Khi viết những dòng cảm xúc này về biển đảo và chiến sĩ hải quân, tôi không
bao giờ nghĩ rằng ngày mai cô giáo sẽ cho mình mấy điểm mà cứ nghĩ rằng mình
đang đứng trước biển ngắm nhìn những con sóng “dữ dội và dịu êm; ồn ào và lặng
lẽ”, ngắm nhìn ngọn hải đăng, ngắm nhìn biển đảo xa xôi, trò chuyện cùng với
những chú hải âu trong tít tắp mây trời và trò chuyện cùng các anh… những lời tri ân
chân thành nhất!
Sóng cứ vỗ và thời gian cứ trôi…


9


4. Giải pháp giải quyết tình huống:
+ Tuyên truyền cho người dân và đặc biệt là thế hệ trẻ có ý thức trách nhiệm,
nhận thức được tầm quan trọng của chủ quyền Quốc gia; có ý chí, quyết tâm, hành
động thiết thực để bảo vệ chủ quyền biển đảo.
+ Học tập thật tốt bộ môn Lịch sử sẽ giúp chúng ta hiểu thêm về truyền thống
lịch sử hào hùng của dân tộc trong công cuộc dựng nước và giữ nước.
+ Học tập tốt bộ môn Địa lí sẽ giúp học sinh nắm được vị trí địa lí, chủ quyền
biển đảo của Tổ quốc nhằm nâng cao ý thức bảo vệ chủ quyền biển đảo Việt Nam.
+ Từ những tác phẩm văn học, những đề văn mà thầy cô giáo yêu cầu làm bài
và những bài văn tự làm của chính mình cũng như những bài văn hay của các bạn…
cũng là cách để mỗi học sinh tự ý thức được vai trò, trách nhiệm của bản thân mình
trong công cuộc bảo vệ chủ quyền biển đảo.
+ Sưu tầm những bài hát về biển đảo
+ Vận dụng kỹ năng sống để tổ chức những buổi sinh hoạt lớp với chủ đề biển đảo
+ Làm báo bảng, vẽ tranh về biển đảo
+ Tổ chức chương trình: “Chung tay xây dựng Thư viện, thường xuyên đọc
nhiều sách hay” để giới thiệu những cuốn sách về biển đảo như: “Trường Sa, Hoàng

10


Sa là của Việt Nam”, “Bảo vệ biển đảo thân yêu”, “Thanh niên hướng về biển đảo”,
Tập thơ: “Biển đảo và tình yêu lính biển”…
5. Thuyết minh tiến trình giải quyết tình huống:
Đầu năm học này, em đã dùng phiếu điều tra khảo sát (lần 1) như sau:
PHIẾU KHẢO SÁT THỰC TRẠNG HỌC SINH TRƯỜNG THPT NGUYỄN
HUỆ VỀ Ý THỨC BẢO VỆ CHỦ QUYỀN BIỂN ĐẢO

Để góp phần giải quyết những tình huống thực tiễn hiện nay và giúp chúng
tôi hoàn thành đề tài: “Lời của biển- Tiếng gọi từ trái tim”, xin bạn vui lòng đọc và
cho ý kiến bằng cách đánh dấu X vào 1 ô mà bạn chọn :
1. Bạn có quan tâm đến vấn đề chủ quyền biển đảo không?
Có 

Không 

2. Theo bạn, học sinh trường ta đã thực sự quan tâm đến vấn đề chủ quyền biển đảo
chưa ?
Rất quan tâm  Quan tâm nhưng chưa nhiều 
Chưa quan tâm 
3. Bạn có thích những kiến thức về biển đảo qua các môn học trên lớp không?
Rất thích



Thích



Không thích



4. Bạn thường dành thời gian rảnh rỗi để làm gì?
Đọc những bài văn hay 

Lên mạng tán gẫu 


Đi chơi 

5. Bạn có thích đặt hình nền biển đảo cho Facebook của mình không?
Thường xuyên 

Thỉnh thoảng 

Không 

6. Tiết sinh hoạt cuối tuần, lớp bạn có tổ chức những hoạt động như: “Tìm hiểu về biển
đảo và chiến sĩ hải quân”, “Hát về người lính biển”…?




Không



7. Bạn thích nghe những loại nhạc gì?
Nhạc Cách mạng, ca ngợi quê hương đất nước, biển đảo và chiến sĩ hải quân
Nhạc trẻ hiphop 
Nhạc nước ngoài 



8. Bạn đánh giá thế nào về cách tổ chức các hoạt động ngoại khóa tại trường ta ?
Tốt

Bình thường 


Nhàm chán 

9. Theo bạn, nhà trường có nên tăng cường giáo dục ý thức bảo vệ chủ quyền biển đảo
cho học sinh không?




Không

11




10. Xin bạn hãy vui lòng nêu thêm một vài ý kiến của mình về thực trạng thiếu ý thức
bảo vệ chủ quyền biển đảo (nói riêng) và ý thức bảo vệ Tổ quốc (nói chung) ở học sinh
trường ta hiện nay:
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
Xin chân thành cảm ơn sự chia sẻ của bạn!
Sau khi dùng phiếu khảo sát, em thu lại được kết quả như sau:
Số phiếu phát ra: 220
Số phiếu thu vào: 200
Thời gian phát phiếu điều tra: 15 tháng 9 năm 2015
Kết quả:
Câu hỏi


1. Bạn có quan tâm đến vấn đề
chủ quyền biển đảo không ?

2. Theo bạn, học sinh trường ta
đã thực sự quan tâm đến vấn đề
chủ quyền biển đảo chưa?

3. Bạn có thích những kiến
thức về biển đảo qua các môn
học trên lớp không?

4. Bạn thường dành thời gian
rảnh rỗi để làm gì?

Kết quả thu được


Không

20

180

10%

90%

Rất quan
tâm


Quan tâm
nhưng chưa
nhiều

Chưa quan
tâm

12

32

156

6%

16%

78%

Rất thích

Thích

Không thích

23

115

62


11,5%

9,37%

31%

Đọc những
bài văn hay

Lên mạng
tán gẫu

Đi chơi

12


5. Bạn có thích đặt hình nền
biển đảo cho Facebook của
mình không ?

6. Tiết sinh hoạt cuối tuần, lớp
bạn có tổ chức những hoạt
động như: “Tìm hiểu về biển
đảo và chiến sĩ hải quân”, “Hát
về người lính biển”…?

3


120

77

1.5%

60%

38,5%



Không

15

185

7,5%

92,5%



Không

0

200


0%

100%

Nhạc Cách
mạng, ca
ngợi quê
hương đất
7. Bạn thích nghe những loại nước, biển
nhạc gì?
đảo và chiến
sĩ hải quân

8. Bạn đánh giá thế nào về
cách tổ chức các hoạt động
ngoại khóa ở trường ta?

9. Theo bạn, nhà trường có nên
tăng cường đầu tư giáo dục ý

Nhạc trẻ
hiphop

Nhạc nước
ngoài

3

165


32

1,5%

82,5%

16%

Tốt

Bình thường

Nhàm chán

33

147

20

16,5%

73,5%

10%



Không


13


200

0

100%

0%

thức bảo vệ chủ quyền biển
đảo cho HS không?

Qua phiếu điều tra khảo sát, em nhận thấy rằng: Thực trạng học sinh hiện nay ở
trường chúng em quan tâm đến ý thức bảo vệ chủ quyền biển đảo còn rất ít. Phần lớn
các bạn, ngoài giờ học, chỉ tập trung vào “thế giới ảo” hay đi chơi…, thích nghe những
loại nhạc hiphop hơn là nghe những bài ca về biển đảo, về quê hương đất nước…
Bên cạnh đó, số đông các bạn vẫn thích những kiến thức về biển đảo qua các
môn học. Các bạn vẫn nhận thức được rằng: Việc giáo dục ý thức bảo vệ chủ quyền
biển đảo trong nhà trường là rất quan trọng . Nhưng theo em, có lẽ rằng các bạn chưa
tìm được cách “thắp lửa” cho mình
Đứng trước thực trạng đó, em mạnh dạn dùng kiến thức liên môn để giải quyết
tình huống thực tiễn này.
Để nhận xét được lãnh thổ vùng hải đảo Việt Nam cũng như biết về lãnh thổ
Việt Nam, diện tích,... em giúp các bạn dựa vào bản đồ địa lí Việt Nam. Để thể hiện
được số liệu về diện tích, em hướng dẫn các bạn nắm chắc quy trình sau:
+ Thứ nhất: Thu thập phần lãnh thổ hải đảo Việt Nam qua lược đồ. Chúng ta có
thể tìm hiểu về chủ quyền qua sách Địa lí bằng lược đồ.
+ Thứ hai: Phân tích diện tích lãnh thổ Việt Nam, bằng phương pháp cụ thể thu

thập số liệu quan trọng về diện tích toàn vẹn lãnh thổ.
+ Thứ ba: Áp dụng giữa lịch sử hình thành ranh giới Việt Nam thông qua những
qui định pháp luật Hiến pháp cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam cộng với quy trình
thứ nhất và thứ hai để khẳng định chủ quyền biển đảo Việt Nam.
Ngoài ra, em cùng với các bạn tìm thêm những tranh ảnh lịch sử có nội dung về
biên giới chủ quyền Việt Nam.
+ Trong năm học này, là Ủy viên Ban Thường vụ Đoàn trường, bản thân em đã
phối hợp với Đoàn trường tổ chức cuộc thi “Khám phá tri thức” kết hợp những câu hỏi

14


về bộ môn Lịch sử, Địa lí, Âm nhạc, Ngữ văn có nội dung hướng về việc bảo vệ chủ
quyền biển đảo Việt Nam và tổ chức cuộc thi “Làm báo bảng, vẽ tranh về biển đảo và
chiến sĩ hải quân”

(Hình ảnh cuộc thi “Khám phá tri thức của trường THPT Nguyễn Huệ
năm học 2015 - 2016 do Đoàn trường tổ chức với nhiều câu hỏi về Địa lí, Lịch sử
về biển đảo khá hay)

Hình ảnh báo bảng của chi đoàn chúng em

15


(Hai bức tranh đạt giải Nhất hội thi “Vẽ tranh về biển đảo và chiến sĩ hải quân”
của chi đoàn 11A1 và 12B6 trường THPT Nguyễn Huệ năm 2015 - 2016
do Đoàn trường tổ chức)
+ Đoàn trường thường xuyên mở những bài hát về biển đảo trong tiết sinh hoạt
giữa giờ. Bên cạnh đó, người thực hiện đề tài này luôn vận động bạn bè tự đặt nhạc

chờ trong chuông điện thoại, đặt hình nền của những trang Facebook…Cứ mỗi lần các
ca khúc: “Nơi đảo xa” hay “Tổ quốc gọi tên mình”…vang lên là mỗi lần lồng ngực
chúng em phập phồng thổn thức…về vai trò, trách nhiệm của bản thân đối với việc
bảo vệ Tổ quốc thân yêu

16


+ Những buổi ngoại khóa giới thiệu sách của Thư viện và tổ Ngữ văn kết hợp tổ
chức: “Chung tay xây dựng Thư viện, thường xuyên đọc nhiều sách hay”, chúng em
được lắng nghe cô giáo giới thiệu những cuốn sách hay về chủ quyền biển đảo thiêng
liêng của Tổ quốc. Bản thân mỗi học sinh luôn ghi nhớ rằng: “Hoàng Sa, Trường Sa
là của Việt Nam”

Bên cạnh đó, dưới sự hướng dẫn của cô giáo Thư viện, chúng em đã được đọc
rất nhiều cuốn sách hay về biển đảo. Bản thân em đã mượn bài văn hay của bạn
Nguyễn Thị Minh Anh - học sinh lớp 10B3 tại Thư viện, phôtô cho tất cả các chi đoàn
đọc trong những lúc sinh hoạt 15 phút đầu giờ để học tập cách viết, học tập cách sống
17


và đặc biệt là “truyền lửa” vào trái tim của thế hệ trẻ trong thời đại hiện nay về tình
yêu biển đảo và chiến sĩ hải quân.
+ Vận dụng kỹ năng sống, trong những tiết sinh hoạt lớp, chúng em thường
xuyên xin phép cô giáo chủ nhiệm tổ chức những chương trình: “Ngâm thơ về biển
đảo và người lính biển”, các tổ thi đua “Hát về người lính biển”, “Tìm hiểu kiến thức
về biển đảo” qua bộ môn Lịch sử, Địa lí, Ngữ văn, Âm nhạc…

(Với chức vụ: Ủy viên Ban thường vụ Đoàn trường, Bí thư chi đoàn lớp 12B4, em
mạnh dạn vào vai MC tổ chức những tiết sinh hoạt cuối tuần thật vui vẻ và đầy ý

nghĩa nhằm củng cố kiến thức về các môn học, rèn luyện kỹ năng sống và tiếp thêm
tình yêu biển đảo trong các bạn)
6. Ý nghĩa của việc giải quyết tình huống:
Sau khi thực hiện đề tài này, em thu lại được một kết quả khá khả quan:
Số phiếu phát ra: 100
Số phiếu thu vào: 100
Thời gian phát phiếu điều tra lần 2 : Ngày 5 tháng 02 năm 2016
Câu hỏi
1. Bạn có quan tâm đến vấn đề
chủ quyền biển đảo không ?

Kết quả thu được


Không

97

3

18


2. Theo bạn, học sinh trường ta
đã thực sự quan tâm đến vấn đề
chủ quyền biển đảo chưa?

3. Bạn có thích những kiến
thức về biển đảo qua các môn
học trên lớp không?


4. Bạn thường dành thời gian
rảnh rỗi để làm gì?

5. Bạn có thích đặt hình nền
biển đảo cho Facebook của
mình không ?

6. Tiết sinh hoạt cuối tuần, lớp
bạn có tổ chức những hoạt
động như: “Tìm hiểu về biển
đảo và chiến sĩ hải quân”, “Hát
về người lính biển”…?

7. Bạn thích nghe những loại
nhạc gì?

97%

3%

Rất quan
tâm

Quan tâm
nhưng chưa
nhiều

Chưa quan
tâm


82

18

0

82%

18%

0%

Rất thích

Thích

Không thích

23

77

0

23%

77%

31%


Đọc những
bài văn hay
về biển đảo

Lên mạng
tán gẫu

Đi chơi

75

15

10

75%

15%

10%



Không

91

9


91%

9%



Không

80

20

80%

20%

Nhạc Cách
mạng, ca
ngợi quê
hương đất
nước, biển

Nhạc trẻ
hiphop

19

Nhạc nước
ngoài



đảo và chiến
sĩ hải quân

8. Bạn đánh giá thế nào về
cách tổ chức các hoạt động
ngoại khóa ở trường ta?

9. Theo bạn, nhà trường có nên
tăng cường đầu tư giáo dục ý
thức bảo vệ chủ quyền biển
đảo cho HS không?

67

14

19

67%

14%

19%

Tốt

Bình thường

Nhàm chán


93

7

0

93%

7%

0%



Không

100

0

100%

0%

Thông qua việc giải quyết tình huống này, thế hệ trẻ Việt Nam luôn sẵn sàng
hướng về biển đảo thân yêu, luôn mong muốn góp sức xây dựng một đất nước giàu
đẹp, thể hiện tình yêu nước thầm kín.
Về thực tiễn học tập: Mỗi học sinh luôn cố gắng học tập và rèn luyện để trở
thành những người công dân tốt, giúp ích cho đất nước trên bất kì vùng đất nào.

Về thực tiễn đời sống kinh tế xã hội: Đề tài này sẽ trang bị những kiến thức về
biển đảo quê hương để mọi người dân, đặc biệt là thế hệ trẻ có những hành động thể
hiện tình yêu biển đảo, tình yêu nước chân thành.
Qua thực tế, em nhận thấy rằng việc kết hợp kiến thức các môn học để giải
quyết những tình huống trong thực tiễn là một điều hết sức cần thiết. Qua đó chúng em
có thể tổng hợp củng cố cùng một lúc những kiến thức đã học mà không phải tốn
nhiều thời gian.

20


Ngoài ra, chúng em còn nhận thấy rằng: Việc nắm vững kiến thức liên môn sẽ
giúp học sinh vừa vận dụng kiến thức đã học vào thực tế một cách linh hoạt, vừa củng
cố kiến thức các môn học một cách khoa học mà toàn diện cả về lí thuyết lẫn thực hành.
Việc nắm vững kiến thức liên môn còn giúp chúng em hình thành một tư duy
năng động, linh hoạt, sáng tạo, không bó buộc trong một phạm vi môn học nào, làm
cho trí não thêm nhạy bén, chủ động trước những tình huống gặp phải trong cuộc sống
và tạo niềm hứng thú hơn khi học tập các môn học trong nhà trường.
Có thể khẳng dịnh một điều rằng: Việc nắm vững, vận dụng kiến thức liên môn
không chỉ giúp chúng em giải quyết được một tình huống này trong thực tiễn mà còn
rất nhiều “những bài toán khó”, những tình huống khác trong thực tế đời sống chúng
em cũng có thể tìm lời giải đáp một cách nhanh chóng và dễ dàng.
Rất mong nhận được sự góp ý chân tình từ Ban giám khảo cuộc thi!
Thị xã Quảng Trị, ngày 26 tháng 02 năm 2016
Người thực hiện đề tài

Lê Thị Như Ý

21




×