Tải bản đầy đủ (.docx) (36 trang)

Quản trị rủi ro trong hoạt động tổ chức sự kiện của Công ty TNHH Quảng cáo Thương mại Sen Vàng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (291.84 KB, 36 trang )

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ
----------

Học phần

QUẢN TRỊ RỦI RO
Đề tài

QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG TỔ CHỨC
SỰ KIỆN CỦA CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN
THƯƠNG MẠI QUẢNG CÁO SEN VÀNG

GVHD:
TS. Mai Thanh Loan

HVTH:
Nguyễn Phạm Quốc Anh
Lớp: MBA 4A

Cần Thơ, 3/2018


LỜI CẢM ƠN
************

Để hoàn thành Đề tài này, trước hết, tôi xin chân thành cảm ơn gia đình
cùng bạn bè đồng nghiệp đã hỗ trợ, động viên tôi vượt qua những khó khăn
trong công việc và cuộc sống.
Đồng thời, tôi xin chân thành cảm ơn quý Thầy, Cô Trường Đại học Tây
Đô đã truyền đạt những kiến thức và kinh nghiệm quý báu giúp tôi có cái nhìn


rộng hơn và là nền tảng vững chắc giúp tôi thực hiện Đề tài cũng như giúp tôi
phục vụ cho công việc chuyên môn.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS. Mai Thanh Loan, người đã
dành nhiều thời gian, công sức chỉ dẫn, tạo điều kiện giúp đỡ tôi thực hiện Đề
tài.
Do thời gian nghiên cứu không được nhiều nên Đề tài không thể tránh
khỏi những thiếu sót. Vì vậy, tôi rất mong nhận được sự đóng góp của các nhà
nghiên cứu, các nhà khoa học, các thầy cô giáo, các đồng nghiệp và những
người quan tâm tới lĩnh vực này để Đề tài được hoàn thiện hơn.
Một lần nữa, tôi xin chân thành cảm ơn!
Cần Thơ, ngày ...... tháng 3 năm 2018
Học viên

Nguyễn Phạm Quốc Anh

Trang 2


MỤC LỤC

Trang 3


DANH SÁCH BẢNG
Bảng 3.1 Bảng liệt kê nhận diện rủi ro
Bảng 3.2 Khả năng xuất hiện rủi ro
Bảng 3.3 Mức độ tác động
Bảng 3.4 Đánh giá rủi ro
Bảng 3.5 Xử lý rủi ro


Trang 4


MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Được thành lập từ năm 2010, Công ty TNHH Quảng cáo Thương mại Sen
Vàng được biết đến là một công ty tiếp thị chuyên nghiệp giàu năng lực trong
việc xây dựng thương hiệu và cung cấp dịch vụ truy ền thông. Với niềm đam
mê, đầy sáng tạo trong công nghệ xây dựng thương hiệu và nhận thấy rằng sự
kết hợp nhuần nhuyễn giữa qui tình, sự cống hiến, tận tụy và sự quan tâm đến
từng chi tiết đã giúp công ty làm hài lòng các khách hàng, trong một môi trường
kinh doanh cạnh tranh cao độ. Công ty TNHH Quảng cáo Thương mại Sen Vàng
đang hoàn thành tốt sứ mệnh của mình và hiện được xem là nhà cung cấp dịch
vụ truy ền thông xây dựng thương hiệu và chiêu thị hàng đầu cho những công ty
giàu tiềm năng, góp phần hỗ trợ cho sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam.
Là một trong số ít công ty cung cấp dịch vụ truyền thông trọn gói, sau 8
năm thành lập và phát triển, Công ty TNHH Quảng cáo Thương mại Sen Vàng
đang ngày một lớn mạnh và khẳng định vị thế vững chắc trong lĩnh vực truyền
thông, quảng cáo, sự kiện. Xuất phát từ cam kết “Làm tốt hơn điều khách hàng
mong đợi”, chúng tôi luôn nỗ lực mang đến những giá trị đột phá trong từng
mảng hoạt động.h vụ
Chính vì thế, Sen Vàng tự hào là đơn vị tiên phong “thống lĩnh” thị trường
dịch vụ Loudspeaker (Loa phóng thanh) với mật độ phủ sóng trên 63 tỉnh thành.
Mảng Radio, sở hữu hơn 45 giờ phát chính trên hơn 15 kênh phát thanh phổ biến
và là đơn vị dẫn đầu trong lĩnh vực này. Bên cạnh đó, Sen Vàng còn là đối tác
chiến lược phối hợp sản xuất nhiều sự kiện lớn như: Liên hoan phim Việt Nam
Trang 5



2015, Hoa hậu Việt Nam 2014 & 2016, cuộc thi Tiếng hát truyền hình 2015,
cuộc thi Hoa khôi Đồng bằng sông Cửu Long, Người Đẹp Hoa Anh Đào… các
sự kiện vinh danh, văn hóa văn nghệ có quy mô trong và ngoài nước.
Chính thức độc quyền khai thác quảng cáo và phát hành tạp chí Người
Đẹp năm 2014, Sen Vàng tiếp tục đẩy mạnh sản xuất phim và các chương trình
truyền hình… Tiêu biểu trong đó phải kể đến Tài Tử Tranh Tài, một trong những
chương trình truyền hình đặc sắc mang hơi hướng cổ điển và hiện đại. Với mục
đích phát huy và bảo tồn nền nghệ thuật cải lương dân tộc, trước sự bùng nổ và
du nhập của hàng ngàn gameshows truyền hình, Tài Tử Tranh Tài được xem là
món ăn tinh thần mới lạ trong thực đơn giải trí truyền hình hiện nay.
Không dừng lại ở đó, đầu năm 2016 vừa qua, Sen Vàng còn bứt phá khi
phối hợp cùng báo Tuổi Trẻ thực hiện sản xuất chương trình Giải trí 24h, kênh
thông tin giải trí chính thống hàng đầu Việt Nam.
Định hướng phát triển trở thành đơn vị dẫn đầu trong lĩnh vực truyền
thông 3600, Sen Vàng luôn tự hào là đối tác chiến lược của nhiều doanh nghiệp
nổi tiếng trong và ngoài nước như: Hoa Thiên Phú, Amway, Isuzu, Imexpharm,
Hợp Trí, Công ty cổ phần sữa quốc tế (IDP)… Với chúng tôi, con người luôn
đóng vai trò chủ chốt và là nhân tố chính yếu quyết định thành công. Chúng tôi
tin rằng có thể tạo ra phần lớn giá trị lợi ích cho khách hàng thông qua đội ngũ
nhân lực chuyên nghiệp với nhiều cá nhân sáng tạo, trẻ trung và nhiệt huyết, góp
phần củng cố và duy trì vị thế của Sen Vàng trong ngành công nghiệp truyền
thông, quảng cáo và sự kiện. Không là người khai phá nhưng phải là người dẫn
đầu!
Vì vậy việc hoàn thiện quản lý rủi ro là một đòi hỏi cấp thiết, là một nhiệm
vụ trọng tâm của Công ty trong giai đoạn hiện nay. Việc đi sâu nghiên cứu quản
Trang 6


lý rủi ro trong các hoạt động của Công ty sẽ góp phần làm lành mạnh hóa hoạt
động tài chính, đầu tư và tăng cường tính hiệu lực, hiệu quả của các hoạt động.

Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề, là một công chức trong ngành, tác
giả đã chọn nghiên cứu đề tài “Quản trị rủi ro trong hoạt động tổ chức sự kiện
của Công ty TNHH Thương mại Quảng cáo Sen Vàng” làm tiểu luận .
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
* Mục tiêu chung:
Mục tiêu của đề tài là nghiên cứu quản trị rủi ro theo tình huống trong hoạt
động tổ chức sự kiện của Công ty TNHH Thương mại Quảng cáo Sen Vàng.
* Mục tiêu cụ thể:
Để thực hiện được mục tiêu chung, đề tài thực hiện các mục tiêu cụ thể
sau:
- Chọn tình huống trong thực tiễn hoạt động tổ chức sự kiện của Công ty
Sen Vàng
- Vận dụng lý thuyết về quản trị rủi ro doanh nghiệp để nhận diện rủi ro và
đánh giá rủi ro và đề xuất phương hướng xử lý ứng phó rủi ro.
3. ĐỐI TƯỢNG – PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là hoạt động tổ chức sự kiện của Công
ty TNHH Thương mại Quảng cáo Sen Vàng
Phạm vi nghiên cứu
- Về thời gian: Số liệu nghiên cứu của đề tài được từ phòng Tài chính – Quản trị
Công ty TNHH Thương mại Quảng cáo Sen Vàng
- Về không gian: Đề tài nghiên cứu quản trị rủi ro trong hoạt động tổ chức
Trang 7


sự kiện của Công ty
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
* Phương pháp nghiên cứu:
- Nghiên cứu tại bàn:
+ Thu thập và tổng hợp lý thuyết liên quan đến đề tài nghiên cứu.

+ Thu thập dữ liệu thứ cấp của đơn vị.
+ Lập phiếu khảo sát đánh giá của công chức ngành thuế.
+ Vận dụng thống kê mô tả trong xử lý.
+ Diễn giải kết hợp với kiến thức chuyên ngành để đề xuất các giải pháp.
- Nghiên cứu tại hiện trường:
+ Phỏng vấn chuyên gia góp ý bản khảo sát
+ Phỏng vấn các nhân sự thực hiện chương trình
+ Xử lý dữ liệu trên Excel.
* Công cụ sử dụng:
- Bản câu hỏi khảo sát ý kiến.
- Phần mềm Excel để tính toán thống kê mô tả.
* Nguồn dữ liệu:
- Dữ liệu sơ cấp: Kết quả từ việc thảo luận nhóm, tham khảo ý kiến chuyên
gia.
5. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
Đánh giá tài liệu lược khảo
Thứ nhất, từ các nghiên cứu có liên quan, tác giả đã củng cố được khung lý
thuyết về tổ chức sự kiện trên cơ sở lý thuyết chung và các qui định của ngành
truyền thông và quảng cáo Việt Nam.
Thứ hai, tác giả chưa tìm thấy công trình nghiên cứu khoa học về quản lý
rủi ro của các công ty sự kiện.
Đây chính là khung lý thuyết của đề tài.
6. KẾT CẤU LUẬN VĂN
Trang 8


Nội dung chính của luận văn gồm 3 chương như sau:
Chương 1: Tổng quan nghiên cứu
Chương 2: Lý thuyết chung về Quản trị rủi ro.
Chương 3: Tình huống minh họa về Quản trị rủi ro.


Trang 9


CHƯƠNG 1:
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
1.1. CÁC NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN
Trong quá trình thực hiện đề tài, tôi đã tham khảo và kế thừa một số công
trình đã công bố liên quan đến đề tài.
(1) Dương Ngọc Quang (2016), Các yếu tố rủi ro ảnh hưởng đến kết quả
sản xuất và kinh doanh cà phê tại Việt Nam, Luận án Tiến sĩ Kinh tế chuyên
ngành Quản trị kinh doanh, Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh.
Luận án tổng hợp khung phân tích các yếu tố rủi ro ảnh hưởng đến kết quả sản
xuất và kinh doanh cà phê tại Việt Nam.
Luận án tổng hợp đưa ra mô hình lý thuyết về quản trị rủi ro

Nhận biết rủi ro

Đo lường rủi ro

Các giải pháp phòng tránh rủi ro

Đánh giá rủi ro

Kiểm soát rủi ro
(Nguồn: Tổng hợp của tác giả)

Hình 1.1: Quá trình Quản trị rủi ro
Trên cơ sở này, tác giả phân tích thực trạng và đề xuất các giải pháp.
(2) Bùi Thị Gia và Trần Hữu Cường (2005), Quản trị rủi ro trong các cơ

sở kinh doanh nông nghiệp. Giáo trình quản trị rủi ro, Trường Đại học Nông
nghiệp I.
Giáo trình đưa ra mô hình lý thuyết về quản trị rủi ro, xác định các yếu tố
rủi ro trong sản xuất. Rủi ro từ biến động giá cả thị trường; rủi ro từ yếu tố vốn
Trang 10


sản xuất, rủi ro từ yếu tố kỹ thuật sản xuất, rủi ro từ yếu tố công nghệ, rủi ro thể
chế chính trị, rủi ro từ tác động xã hội; rủi ro từ yếu tố tâm lý hành vi của nhà
sản xuất.
(3) Lữ Bá Văn (2015), Các yếu tố rủi ro ảnh hưởng đến kết quả sản xuất
và kinh doanh cà phê tại Việt Nam. Luận án tiến sĩ, Trường Đại Học Kinh Tế
Thành Phố Hồ Chí Minh.
Luận văn cung cấp cơ sở lý thuyết được lựa chọn gồm các khái niệm về
rủi ro, quản trị rủi ro và một số khái niệm có liên quan đến rủi ro và quản trị rủi
ro.
Luận văn đưa ra mô hình lý thuyết được xây dựng trên cơ sở kế thừa
những nghiên cứu trước có liên quan và thông qua quá trình khảo sát thực tế về
những yếu tố rủi ro ảnh hưởng đến kết quả sản xuất và kinh doanh cà phê tại
Việt Nam.
Trên cơ sở này, tác giả phân tích thực trạng và đề xuất các giải pháp.
(4) Lê Thị Huyền Diệu (2000), Luận cứ khoa học về xác định mô hình
quản lý rủi ro tín dụng tại hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam. Luận án
tiến sỹ kinh tế
Luận án cung cấp khung lý thuyết về rủi ro. Đồng thời, luận án cũng hệ
thống hóa rõ nét nội dung cơ bản của quản lý rủi ro, trên cơ sở đ ó đ ưa ra các
mô hình quản lý rủi ro và điều kiện áp dụng. Đặc biệt, tác giả hệ thống nội dung
quản lý rủi ro ở các bước cơ bản: nhận biết rủi ro, đo lường rủi ro, quản lý rủi ro,
kiểm soát rủi ro và xử lý rủi ro.
Luận án phân tích việc áp dụng các mô hình quản lý rủi ro của các ngân

hàng thương mại Việt Nam trên 3 mặt: mô hình tổ chức quản lý rủi ro, mô hình
đo lường rủi ro và mô hình kiểm soát rủi ro. Trên cơ sở đó, luận án đề xuất lựa
chọn mô hình áp dụng thích hợp với Việt Nam.
Trang 11


(5) Nguyễn Ðức Tú (2012), Quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại
cổ phần Công thương Việt Nam. Luận án tiến sỹ kinh tế, Trường Ðại học Kinh tế
quốc dân.
Luận án khái quát hóa những nguyên lý cơ bản về rủi ro và quản lý rủi ro.
Ðưa ra các mô hình có thể áp dụng để quản lý rủi ro. Chỉ ra nội dung của công
việc quản lý rủi ro tín dụng bao gồm 4 bước: nhận biết rủi ro, đo lường rủi ro,
quản lý rủi ro, kiểm soát rủi ro.
(6) Ncs.Nguyễn Thị Gấm, Ths.Nguyễn Thanh Tùng, Ths.Phạm Quang
Hưng (2017), Quản trị rủi ro tín dụng của các Ngân hàng Thương mại đối với
Doanh nghiệp. Tạp chí tài chính ngày, 03/3/2018.
Bài báo nghiên cứu các hình thức quản trị rủi ro tín dụng đối với doanh
nghiệp tuy có nhiều biện pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng, song kết quả đạt
được vẫn chưa như mong muốn. Từ đó, tác giả đưa ra các giải pháp tích cực
nhằm hoàn thiện hệ thống quản trị rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp.
(7) Ths. Bùi Thái Quang - Tổng cục hải quan (2015), Quản lý rủi ro trong
quản lý thuế và kinh nghiệm cho Việt Nam. Tạp chí Tài chính, 03/3/2018.
Bài báo nghiên cứu kinh nghiệm quản lý rủi ro, các chiến lược quản lý rủi
ro của 03 nước trên thế giới, từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm hữu ích cho
Việt Nam trong bối cảnh hiện nay.
1.2. ĐÁNH GIÁ TÀI LIỆU LƯỢC KHẢO
Thứ nhất, từ các nghiên cứu có liên quan, tác giả đã củng cố được khung lý
thuyết về rủi ro và quản lý rủi ro trên cơ sở lý thuyết chung.
Thứ hai, các bài nghiên cứu vận dụng mô hình lý thuyết về quản trị rủi ro
gồm có 2 loại:

- 4 bước: nhận biết rủi ro, đo lường rủi ro, quản lý rủi ro, kiểm soát rủi ro.
Trang 12


- 3 bước: mô hình tổ chức quản lý rủi ro, mô hình đo lường rủi ro và mô
hình kiểm soát rủi ro
Đây chính là khung lý thuyết của đề tài.

Trang 13


CHƯƠNG 2:
LÝ THUYẾT CHUNG VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO
2.1. RỦI RO
2.1.1. Khái niệm Rủi ro
Rủi ro theo nghĩa rộng là những bất trắc có thể dẫn đến thiệt hại, thua lỗ.
Tiếp cận theo trường phái cổ điển:
Theo Từ điển tiếng Việt : Rủi ro là điều không tốt lành, bất ngờ xảy đến.
Theo Từ điển Oxford : Rủi ro là khả năng gặp nguy hiểm , gặp đau đớn, thiệt
hại.
Theo học giả Hồ Diệu định nghĩa rủi ro trong kinh doanh: Rủi ro là sự tổn
thất về tài sản hay giảm sút lơi nhuận thực tế so với lợi nhuận dự kiến.
Tóm lại, theo quan điểm này thì:
-

Rủi ro là điều gây khó khăn, thiệt hại, mất mát, nguy hiểm .
Rủi ro là điều bất ngờ xảy đến.
Rủi ro mang đến những tiêu cực.
Tiếp cận theo trường phái hiện đại:
Theo Frank H. Knight : Rủi ro là sự bất trắc không chắc chắn, có thể đo

lường được.
Theo C.Arthur William, Jr.Micheal, L.Smith: Rủi ro là sự biến động tiềm ẩn ở
những kết quả. Rủi ro có thể xuất hiện trong hầu hết các hoạt động của con
người, sự hiện diện của rủi ro gây nên sự bất định.
Allan Willett cho rằng: Rủi ro là sự bất trắc cụ thể liên quan đến việc xuất hiện
một biến cố không mong đợi. Quan điểm này nhận được sự ủng hộ của một số
học giả như Hardy, Blanchard, Crobough và Redding, Klup, Anghell,...

Trang 14


Theo JohnHaynes, và được Irving Pfeffer nhắc lại trong quyển Lý thuyết Bảo
hiểm và Kinh tế: Rủi ro là khả năng xảy ra tổn thất, là tổng hợp những sự ngẫu
nhiên có thể đo lường được bằng xác suất.
Tóm lại, theo quan điểm này thì:
-

Rủi ro là điều gây tổn thất.
Rủi ro là điều bất ngờ xảy đến.
Rủi ro có thể đo lường được.
Rủi ro mang đến những tiêu cực, song vẫn xuất hiện những tích cực.
Cách tiếp cận này là cơ sở để đánh giá, đo lường, nhận diện – phòng ngừa –
kiểm soát và xử lý rủi ro.
Đặc trưng, khái niệm chung:
Đặc trưng chung của rủi ro từ 2 hướng tiếp cận trên là:

-

Rủi ro là sự kiện ngẫu nhiên ( bất ngờ )
Rủi ro là sự cố gây tổn thất:

Rủi ro là sự kiện ngoài mong muốn.
Khái niệm chung cho 2 hướng tiếp cận trên là:
Rủi ro là sự kiện bất ngờ xảy ra, gây tổn thất cho con người.
2.1.2. Phân loại rủi ro
Một số phân loại phổ biến theo các tiêu chí khác nhau như sau:
Theo lĩnh vực phát sinh rủi ro:

-

Rủi ro tự nhiên
Rủi ro về công nghệ và tổ chức
Rủi ro về kinh tế - tài chính
Rủi ro về chính trị - xã hội
Rủi ro về thông tin
Theo tính chất khách quan của rủi ro:

Trang 15


-

Rủi ro thuần túy (Pure Risk) : tồn tại khi có nguy cơ tổn thất nhưng không có

-

khả năng kiếm lời.
Rủi ro suy tính (rủi ro đầu cơ, Speculative Risk) : tồn tại khi có khả năng kiếm
lời song song với nguy cơ tổn thất .
Theo tính chất có thể phân tán của rủi ro:


-

Rủi ro có thể phân tán : rủi ro có thể giảm bớt tổn thất thông qua những thỏa

-

hiệp đóng góp và chia sẻ rủi ro.
Rủi ro không thể phân tán : rủi ro mà những thỏa hiệp đóng góp không có tác
dụng giảm tổn thất cho những người tham gia vào quĩ đóng góp chung.
Theo nguồn gốc phát sinh rủi ro:

-

Rủi ro động: rủi ro liên quan đến sự luôn thay đổi, đặc biệt là trong nền kinh tế.
Hậu quả của nó có thể có lợi, nhưng cũng có thể sẽ mang đến sự tổn thất .TD: sự

-

thay đổi về thị hiếu khách hàng, sự thay đổi về công nghệ ,....
Rủi ro tĩnh: rủi ro mà hậu quả của nó chỉ liên quan đến sự xuất hiện tổn thất hay
không, chứ không có khả năng sinh lời, và không chịu sự ảnh hưởng của những
thay đổi trong nền kinh tế. Đây là nguồn gốc của rủi ro thuần túy.
2.2. QUẢN TRỊ RỦI RO
2.2.1. Khái niệm quản trị rủi ro:
Theo COSO: Quản trị rủi ro là một quá trình chịu sự tác động của hội đồng
quản trị, ban điều hành và những người khác của doanh nghiệp, được áp dụng
trong quá trình xác định chiến lược và xuyên suốt trong tổ chức, được thiết kế để
nhận diện những sự kiện tiềm ẩn hoặc tiềm năng có thể gây ảnh hưởng đến tổ
chức.
Theo ISO 31000:2009: Quản trị rủi ro là một nhóm các hoạt động kết hợp

và những phương pháp được sử dụng để điều hành một tổ chức và kiểm soát

Trang 16


những rủi ro có thể ảnh hưởng đến khả năng thực hiện được các mục tiêu của tổ
chức.
2.2.2. Nội dung quản trị rủi ro:
2.2.2.1. Nhận diện rủi ro:
Khái niệm Nhận diện rủi ro:
Một cách khái quát, có thể hiểu: Nhận diện rủi ro là quá trình xác định
liên tục và có hệ thống các rủi ro trong hoạt động kinh doanh của tổ chức. Trong
đó, các vấn đề cơ bản cần xác định là:
-

Nguồn gốc RR
Đối tượng RR
Tổn thất.
Dưới góc độ ra quyết định, có thể hiểu: Nhận diện rủi ro là quá trình

nhằm xác định những rủi ro nào có thể ảnh hưởng đến hoạt động và tài liệu hóa
các đặc điểm của chúng.
Dưới góc độ thực hành, có thể hiểu: Nhận diện rủi ro là quá trình xác định
liên tục và có hệ thống các rủi ro và bất định của tổ chức. Hoạt động này nhằm
phát triển thông tin về :
-

Nguồn RR : môi trường bên ngoài và môi trường bên trong: mội trường tự nhiên,
xã hội; môi trường luật pháp, kinh tế, chính trị ; môi trường hoạt động ; năng lực


-

của nhà quản trị ;....
- Các yếu tố mạo hiểm
Các thành phần của RR: Mối hiểm họa (gồm các điều kiện tạo ra hoặc làm tăng
khả năng tổn thất); Mối nguy hiểm (các nguyên nhân của tổn thất); Nguy cơ RR
(các đối tượng chịu kết quả của RR - có thể được hay mất)
Phương pháp Nhận diện rủi ro:

Trang 17


Trong quản trị rủi ro, tiếp cận theo hướng thực hành, các phương pháp
nhận diện rủi ro thường được ứng dụng như:
-

Lập bảng liệt kê
Phân tích Báo cáo tài chính
Phương pháp lưu đồ
Thanh tra hiện trường

(1) Lập bảng liệt kê
Bảng liệt kê là tài liệu được thực hiện nhằm liệt kê các tổn thất tiềm năng.
-

Mục tiêu: cảnh báo các tổn thất có thể xảy ra, mô tả mức độ tổn thất.
Kỹ thuật thực hiện: thường thông qua các bản câu hỏi phỏng vấn chuyên gia.
Nguồn dữ liệu: dữ liệu thứ cấp (các thông tin lịch sử của hoạt động), dữ liệu sơ
cấp từ bản câu hỏi phỏng vấn chuyên gia.
(2) Phân tích Báo cáo tài chính


-

Mục tiêu: ngoài nhận diện RR, phân tích BCTC còn cung cấp thông tin cơ sở

-

cho bước Đo lường RR và Xử lý RR.
- Kỹ thuật thực hiện: phân tích từng khoản mục.
Nguồn dữ liệu: các báo cáo TC: Bảng tổng kết tài sản, Kết quả hoạt động kinh
doanh, Dòng tiền và các tài liệu hổ trợ.
(3) Phương pháp lưu đồ

-

Mục tiêu: mô hình hóa theo luồng qui trình các sự kiện có của hoạt động tương

-

tác nhân – quả với nhau .
- Kỹ thuật thực hiện: kỹ thuật biểu đồ như: sơ đồ xương cá ,
Nguồn dữ liệu: các sự kiện (dữ liệu thứ cấp là các thông tin lịch sử của hoạt
động)
Có thể thấy: sự bổ sung lẫn nhau giữa 2 phương pháp Lập Bảng liệt kê và Vẽ
lưu đồ là:
-

Về dữ liệu: Lưu đồ chỉ từ DL thứ cấp; Bảng liệt kê có cả DL sơ cấp.

Trang 18



-

Về kỹ thuật, phương pháp : đều tượng hình. Bảng liệt kê theo tư duy phương

-

pháp qui nạp. Lưu đồ có tính logic cao, tư duy phương pháp diễn giải.
Về tác dụng: Bảng liệt kê chỉ nhận diện RR thuần túy. Lưu đồ có thể nhận diện
được RR suy tính.
(4) Phương pháp thanh tra hiện trường
-

Mục tiêu: nhận diện rõ nguy cơ RR.
Kỹ thuật thực hiện: quan sát trực tiếp.
Nguồn dữ liệu: dữ liệu sơ cấp từ hiện trường.
Nội dung thu thập, phân tích trong Nhận diện rủi ro:
Những nội dung cơ bản và phổ biến cần thu thập, phân tích trong Nhận

diện RR là:
-

Các yếu tố môi trường bên ngoài, môi trường bên trong của tổ chức: nội dung
được thu thập, phân tích chủ yếu trong phương pháp Lập bảng liệt kê. Giáo sư
William Dill và O’Connell cho rằng cần phân tích cẩn thận 4 yếu tố (khách
hàng, nhà cung cấp, đối thủ cạnh tranh và các định chế) trong khi Freeman gợi ý
quan tâm phân tích các đối tượng có lợi ích gắn với tổ chức.
- Kết quả, hiệu quả hoạt động: đặc biệt là các kết quả, hiệu quả tài chính. Nội
dung này được thu thập, phân tích chủ yếu trong phương pháp phân tích báo cáo

tài chính.
- Hoạt động của tổ chức: nội dung được thu thập, phân tích chủ yếu trong
phương pháp lưu đồ, thanh tra hiện trường.
Như vậy, các nội dung cần thu thập, phân tích phù hợp tương ưng với từng
phương pháp nhận diện RR tạo được bức tranh toàn diện về mối hiểm họa, nguy
hiểm và nguy cơ RR.
2.2.2.2. Đánh giá rủi ro:
Khái niệm:
Trang 19


Đánh giá rủi ro là một bộ phận của quản trị rủi ro doanh nghiệp, đánh giá
rủi ro (Risk assessment) là một quá trình luôn tiếp diễn được văn bản hóa và
theo khuôn phép liên quan đến việc phân tích sự ảnh hưởng của những rủi ro có
liên quan đến việc thực hiện các mục tiêu, cũng như cung cấp cơ sở để xác định
cách thức quản trị những rủi ro này.
Quá trình đánh giá rủi ro:
Gồm các bước:
+ Phân tích rủi ro: bao gồm việc xem xét những nguyên nhân và nguồn gốc
của rủi ro, những hệ quả và khả năng mà hệ quả này có thể xảy ra. Các phương
pháp được sử dụng là định tính, bán định lượng và định lượng.
Phân tích rủi ro phụ thuộc vào:
- Tính hiệu quả của các hoạt động kiểm soát hiện hành.
- Phân tích hệ quả.
- Phân tích khả năng xảy ra và ước lượng xác suất: Sử dụng dữ liệu quá
khứ; phân tích cây sai lỗi và cây biến cố; quan điểm chuyên gia.
- Phân tích sơ bộ: Sàng lọc các rủi ro để nhận diện rủi ro quan trọng nhất
hay loại trừ những rủi ro ít quan trọng để phân tích tiếp theo.
- Sự không chắc chắn và nhạy cảm: gồm phân tích những bất định và phân
tích độ nhạy.

+ Ước lượng rủi ro: gồm
- So sánh các mức độ ước lượng của rủi ro.
- Xác định sự quan trọng của của cấp và dạng rủi ro.
+ Lập hồ sơ: quá trình đánh giá rủi ro được lập hồ sơ cùng với những kết
quả của việc đánh giá bằng báo cáo có nội dung theo mẫu.
Trang 20


+ Giám sát và soát xét việc đánh giá rủi ro: nhằm nhấn mạnh khung cảnh và
các yếu tố khác có thể được thay đổi theo thời gian hay làm mất giá trị của việc
đánh giá.
2.2.2.3. Ứng phó rủi ro:
Khái niệm:
Ứng phó rủi ro là quá trình phát triển các lựa chọn và những hành động
để củng cố những cơ hội và giảm thiểu những nguy cơ đối với việc thực hiện các
mục tiêu của tổ chức.
Chiến lược đối phó rủi ro:
+ Các chiến lược đối phó với nguy cơ: gồm
- Loại bỏ rủi ro: là một hành động được thực hiện để thoát khỏi những hoạt động
được cho là làm gia tăng rủi ro hoặc thay đổi kế hoạch hoặc nới lỏng mục tiêu.
- Chia sẻ rủi ro: là hành động giảm thiểu khả năng/ảnh hưởng bằng cách chuyển
giao hay chia sẻ một phần rủi ro cho bên thứ ba.
- Giảm thiểu rủi ro: là việc giảm khả năng xảy ra đến mức chấp nhận được.
- Chấp nhận rủi ro: là không thực hiện bất kỳ một thay đổi nào để đối phó rủi ro.
Tích cực: phát triển 1 kế hoạch phòng bất ngờ.
Thụ động: Không có hành động chuẩn bị gì.
+ Các chiến lược đối phó với cơ hội gồm:
- Khai thác cơ hội: Đảm bảo biến cố rủi ro xảy ra bằng cách loại trừ được sự bất
định để tận dụng lợi thế của cơ hội.
- Tăng cường: là cải thiện biến cố để xảy ra cơ hội và hành động để tăng mức độ

ảnh hưởng.

Trang 21


- Chia sẻ: là hợp tác với doanh nghiệp khác để bổ sung lợi thế cho mình và chia
sẻ cơ hội cho bên thứ 3.
2.2.2.4. Xử lý rủi ro:
Rủi ro luôn tồn tại và dưới nhiều hình thức khác nhau. Do vậy, trong lý
luận lẫn thực tiễn QTRR, tùy đặc điểm của từng loại rủi ro, có 5 phương thức xử
lý RR phổ biến là:
-

Tránh né RR
Gánh chịu RR
Giảm thiểu nguy cơ , giảm thiểu tổn thất
Hoán chuyển RR
Giảm thiểu RR

(1) Tránh né rủi ro
Theo các nhà nghiên cứu, tránh né RR là lựa chọn tốt nhất.
Khi không thực hiện được phương thức tránh né RR, người ta chọn các
phương thức khác.
(2) Gánh chịu rủi ro
Trong kinh doanh, người ta lập quĩ tự bảo hiểm để gánh chịu rủi ro.
(3) Giảm thiểu nguy cơ, giảm thiểu tổn thất
Về nguyên lý; giảm thiểu nguy cơ là triệt tiêu yếu tố tồn tại làm gia tăng tổn
thất.
Giảm thiểu tổn thất là xử lý khi rủi ro đã phát sinh.
Giảm thiểu nguy cơ và giảm thiểu tổn thất là 2 biện pháp có liên quan chặt

chẽ với nhau. Như vậy, giảm nguy cơ sẽ có tác dụng làm giảm thiểu tổn thất .
(4) Hoán chuyển rủi ro

Trang 22


Một số hình thức hoán chuyển rủi ro như: nghịch hành (TD: mua bán đồng
thời), cho thầu lại, bảo hiểm.

Trang 23


Chương 3:
TÌNH HUỐNG MINH HỌA VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO
3.1.

GIỚI THIỆU TÌNH HUỐNG
Vào Trung thu hằng năm, công ty tổ chức sự kiện Sen Vàng nhận hợp

đồng từ các cơ quan có thẩm quyền để tổ chức Lễ hội Rước đèn tháng 8 cho các
em học sinh Tiểu học có hoàn cảnh khó khăn. Thời gian ký hợp đồng vào sáng
thứ 2 và thời gian diễn ra là từ 18h – 20h ngày thứ 6 cùng tuần.
Ngoài mục tiêu chính là lợi nhuận, việc tổ chức các hoạt động mang tính
cộng đồng còn là điểm nhấn cho hoạt động Marketing, còn giúp công ty tăng sự
chú ý của khách hàng đối với thương hiệu và tìm kiếm khách hàng tiềm năng
3.2.

QUẢN TRỊ RỦI RO

3.2.1. Nhận diện rủi ro

Thực hiện bằng phương thức biểu đồ, làm việc nhóm áp dụng phương
pháp brainstorming (công não).
Để nhận diện Nguồn rủi ro trong tình huống, tác giả đã thực hiện 2 bước
sau:
- Bước 1: Nhận định các yếu tố môi trường có ảnh hưởng đến hoạt động,
gồm Môi trường bên trong của đơn vị (con người, tài chính, quy trình nghiệp
vụ, năng lực quản lý, tình hình nghiên cứu và phát triển, cơ cấu tổ chức, văn hóa
tổ chức) và Môi trường bên ngoài gồm Môi trường vĩ mô (Chính trị-xã hội,
pháp luật, kinh tế, hội nhập quốc tế, dân số-trình độ văn hóa của dân cư) và Môi
trường vi mô (môi trường ngành) như (công nghệ, đối thủ cạnh tranh, định
hướng phát triển).
- Bước 2: Phân tích các yếu tố môi trường nào có khả năng là nguồn rủi ro
cho tình huống:
3.2.1.1. Phân tích môi trường để nhận diện rủi ro
(1)

Từ môi trường bên trong :
Trang 24




Công nghệ: hệ thống công nghệ sẽ tiên tiến giúp quá trình tổ chức được dễ



dàng hơn, đặt hàng cũng như khâu liên lạc được thực hiện nhanh chóng
Nhân sự: ảnh hưởng đến thời gian lắp đặt thiết bị, nhân công các khâu




công việc. Khả năng đáp ứng nhu cầu khách hàng
Phương tiện: số lượng phương tiện cũng như chất lượng phương tiện sẽ
ảnh hưởng đến thời gian vận hành, tiết kiệm chi phí và thuận tiện trong



lúc vận hành.
Nhân viên chăm sóc khách hàng có trách nhiệm với công ty sẽ ảnh hưởng



sự nhiệt tình trong công việc
Cách quản lí của người lãnh đạo ảnh hưởng đến mức độ trung thành và

(2)

gắn kết nhân viên
Từ môi trường bên ngoài :
Yếu tố Vi Mô:
Công ty: Rủi ro trong lập Kế hoạch, Chi phí phát sinh, dịch vụ chăm sóc

khách hàng, các nội dung hoạt động trong chương trình.
Người cung ứng: Các đơn vị phối hợp giao hàng, vận chuyển hàng không
đúng giờ hoặc không giao hàng (Vd: Hoa, Cờ, Nước uống); Bàn ghế không đủ
cho khách ngồi.
Khách hàng: Đối tượng Khách hàng là thiếu nhi nên có nhiều rủi ro trong
khâu quản lý
Yếu tố Vĩ Mô:
Dân số: Tổ chức ở khu vực đông dân cư hay ít dân cư.

Tự nhiên: Địa điểm, không gian không đáp ứng đủ yêu cầu. Điều kiện thời
tiết gió, mưa, bão, cháy, hỏa hoạn…
Pháp luật: Thủ tục, giấy tờ, đơn đăng ký, các văn bản quy phạm pháp
luật…
Công nghệ: Mất điện, Không kết nối Internet, Âm thanh, Ánh sáng không
làm việc.
Văn hóa: Thói quen, cách ứng xử, đặc điểm vùng miền…
Trang 25


×