Tải bản đầy đủ (.pdf) (90 trang)

Đánh giá hiệu quả đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng vùng nông thôn mới trường hợp xã mỹ lâm, huyện hòn đất, tỉnh kiên giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.34 MB, 90 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HCM

Họ và tên tác giả luận văn
VŨ HOÀI THANH

PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ ĐẦU TƢ PHÁT TRIỂN CƠ SỞ HẠ TẦNG NÔNG
THÔN MỚI: TRƢỜNG HỢP XÃ MỸ LÂM, HUYỆN HÕN ĐẤT, TỈNH
KIÊN GIANG

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Kiên Giang – Năm 2017


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HCM

Họ và tên tác giả luận văn
VŨ HOÀI THANH

PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ ĐẦU TƢ PHÁT TRIỂN CƠ SỞ HẠ TẦNG NÔNG
THÔN MỚI: TRƢỜNG HỢP XÃ MỸ LÂM, HUYỆN HÕN ĐẤT, TỈNH
KIÊN GIANG
Chuyên ngành: Quản lý kinh tế
Mã số: 60340410
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:
GS – TS. NGUYỄN TRỌNG HOÀI


Kiên Giang – Năm 2017


LỜI CAM ĐOAN
Tác giả luận văn cam đoan rằng Luận văn “Đánh giá hiệu quả đầu tƣ phát triển cơ
sở hạ tầng vùng nông thôn mới: trƣờng hợp xã Mỹ Lâm, huyện Hòn Đất, tỉnh Kiên
Giang” là công trình nghiên cứu do chính tôi thực hiện.
Các số liệu thu thập và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là hoàn toàn hợp
pháp, trung thực. Các tài liệu tham khảo có nguồn trích rõ ràng. Tôi xin hoàn toàn chịu
trách nhiệm về nội dung và tính trung thực của đề tài nghiên cứu./.

Ngày 15 tháng 12 năm 2017
Ngƣời thực hiện đề tài

Vũ Hoài Thanh


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

1. BNNPTNT

: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

2. CCHC

: Cải cách hành chính

3. CP

: Chính phủ


4. CSHT

: Cơ sở hạ tầng

5. ĐTPT

: Đầu tƣ phát triển

6. HĐND

: Hội đồng nhân dân

7. KTXH

: Kinh tế – xã hội

8. NTM

: Nông thôn mới

9. MTQG

: Mục tiêu quốc gia

10.QĐ

: Quyết định

11.QLNN


: Quản lý nhà nƣớc

12.PTNT

: Phát triển nông thôn

13.UBND

: Ủy ban nhân dân

14. Thông tƣ 41

:Thông



số

41/2013/TT-BNNPTNT

04/10/2013 của Bộ Nông nghiệp và PTNT

ngày


DANH MỤC CÁC BẢNG CÁC HÌNH VẼ, SƠ ĐỒ
Số hiệu

Tên sơ đồ, bảng, biểu

Ảnh hƣởng CSHT nông thôn đến phát triển KTXH và môi

Hình 2.1
Hình 2.2

trƣờng
Khung phân tích
Kết quả đạt đƣợc về cơ sở hạ tầng của xã Mỹ Lâm đến cuối

Bảng 3.1

năm 2016

Bảng 3.2

Tổng nguồn vốn huy động đầu tƣ CSHT giai đoạn 2013-2016

Bảng 3.3

Cơ cấu chi xây dựng cơ sở hạ tầng giai đoạn 2013-2016

Biểu đồ 3.1

Cơ cấu chi chƣơng trình nông thôn mới giai đoạn 2013 – 2016

Bảng 3.4

Kết quả hiệu quả về kinh tế

Bảng 3.5


Kết quả đánh giá của ngƣời dân xã Mỹ Lâm về CSHT

Bảng 3.6

Kết quả đánh giá của hộ dân về điều kiện môi trƣờng

Bảng 3.7

Tổng hợp kết quả về điều kiện vệ sinh


PHỤ LỤC
LỜI CAM ĐOAN
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
CHƢƠNG I. TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU ............................................. 1
1.1. Tính cấp thiết của vấn đề ......................................................................................... 1
1.2. Mục tiêu ................................................................................................................... 3
1.2.1. Mục tiêu tổng quát ................................................................................................. 3
1.2.2. Mục tiêu cụ thể ....................................................................................................... 3
1.3. Câu hỏi nghiên cứu .................................................................................................. 3
1.4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ............................................................................ 4
1.5. Phƣơng pháp nghiên cứu.......................................................................................... 4
1.6. Kết cấu của đề tài ..................................................................................................... 5
CHƢƠNG 2 TỔNG QUAN CƠ SỞ LÝ THUYẾT ........................................................ 6
2.1. Tổng quan về nông thôn mới ................................................................................... 6
2.1.1. Khái niệm nông thôn mới ....................................................................................... 6
2.1.2. Nội dung xây dựng chương trình nông thôn mới ................................................... 9
2.2. Cơ sở hạ tầng vùng nông thôn ............................................................................... 16
2.2.1. Khái niệm về cơ sở hạ tầng vùng nông thôn ........................................................ 16

2.2.2. Phân loại cơ sở hạ tầng vùng nông thôn ............................................................. 16
2.2.3. Đặc điểm CSHT vùng nông thôn .......................................................................... 18
2.2.4. CSHT vùng nông thôn và phát triển kinh tế - xã hội........................................... 18
2.2.6. Ảnh hưởng của CSHT nông thôn đến các tiêu chí nông thôn mới ....................... 20
2.3. Kinh nghiệm của một số nƣớc trong việc đầu tƣ phát triển CSHT vùng nông
thôn và xây dựng nông thôn mới .................................................................................. 22


2.4. Các nghiên cứu trƣớc đây liên quan đến đề tài ...................................................... 25
2.4.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới ....................................................................... 25
2.5.2. Tình hình nghiên cứu tại Việt Nam ...................................................................... 27
2.6. Khung phân tích hiệu quả đầu tư cho phát triển cơ sở hạ tầng............................. 31
2.7. Phƣơng pháp nghiên cứu........................................................................................ 32
2.7.1. Quy trình nghiên cứu ........................................................................................... 32
2.7. 2. Phương pháp thu thập thông tin ......................................................................... 33
2.7.3. Phương pháp xử lý và phân tích số liệu ............................................................... 34
CHƢƠNG 3: PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ ĐẦU TƢ PHÁT TRIỂN CƠ SỞ HẠ
TẦNG NÔNG THÔN MỚI TẠI XÃ MỸ LÂM, HUYỆN HÒN ĐẤT ........................ 36
3.1. Giới thiệu tổng quan về xã Mỹ Lâm, huyện hòn Đất, tỉnh Kiên Giang .................. 36
3.1.1. Đặc điểm tự nhiên ................................................................................................ 36
3.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội ..................................................................................... 37
3.2. Thực trạng đầu tƣ cơ sở hạ tầng theo tiêu chí nông thôn mới của xã Mỹ Lâm ..... 38
3.2.1. Giao thông ............................................................................................................ 38
3.2.2. Thủy lợi ................................................................................................................ 38
3.2.3. Điện ...................................................................................................................... 38
3.2.4. Trường học ........................................................................................................... 38
3.2.5. Cơ sở vật chất văn hóa ......................................................................................... 39
3.2.6. Chợ nông thôn ...................................................................................................... 39
3.2.7. Bưu điện ............................................................................................................... 39
3.2.8. Nhà ở dân cư ........................................................................................................ 39

3.3. Huy động nguồn vốn đầu tƣ phát triển cơ sở hạ tầng xã Mỹ Lâm ........................ 40


3.3.1. Về tổng nguồn huy động trong giai đoạn 2013-2016 thực hiện nông thôn mới .. 41
3.3.2. Về cơ cấu chi xây dựng nông thôn mới ................................................................ 43
3.3.3. Hiệu quả đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng xã Mỹ Lâm theo nguồn vốn ............... 44
3.4. Hiệu quả đầu tƣ phát triển cơ sở hạ tầng................................................................ 45
3.4.1. Hiệu quả đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn mới về kinh tế.................... 45
3.4.2. Hiệu quả đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn mới về xã hội .................... 47
3.4.3. Hiệu quả đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn mới về môi trường ............ 48
3.5. Đánh giá các nhân tố ảnh hƣởng hiệu quả đầu tƣ phát triển cơ sở hạ tầng theo
tiêu chí nông thôn mới xã Mỹ Lâm ............................................................................... 50
3.5.1 Chủ thể quản lý ..................................................................................................... 50
3.5.2. Vốn đầu tư cho phát triển cơ sở hạ tầng .............................................................. 51
3.5.3. Định hướng, quy hoạch cho phát triển cơ sở hạ tầng.......................................... 52
3.5.4. Nguồn quỹ đất sử dụng để phát triển cơ sở hạ tầng ............................................ 53
3.5.5. Khoa học kỹ thuật, quản lý đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng. ............................... 54
3.6. Đánh giá thực trạng đầu tƣ cở sở hạ tầng trên địa bàn xã ...................................... 55
3.6.1. Điểm mạnh ........................................................................................................... 55
3.6.1. Điểm yếu ............................................................................................................... 56
3.6.3. Cơ hội ................................................................................................................... 57
3.6.4. Thách thức ............................................................................................................ 58
CHƢƠNG 4: KẾT LUẬN TỪ NGHIÊN CỨU VÀ GIẢI PHÁP ĐỀ XUẤT ............... 60
4.1. Kết luận từ nghiên cứu ........................................................................................... 60
4.2. Giải pháp đề xuất ................................................................................................... 62
4.2.1. Nâng cao hiệu quả hoạt động của chủ thể quản lý (Nhà nước, nhân dân) ......... 62


4.2.2. Huy động và sử dụng vốn đầu tư cho phát triển cơ sở hạ tầng ........................... 63
4.2.3. Thực hiện tốt công tác quy hoạch và quản lý quy hoạch phát triển cơ sở hạ

tầng ................................................................................................................................. 65
4.2.4. Quản lý đất đai, tài nguồn khoáng và bảo vệ môi trường ................................... 65


1

CHƢƠNG I
TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
1.1. Tính cấp thiết của vấn đề
Ngày nay, do yêu cầu của phát triển, hội nhập quốc tế và mục tiêu đẩy mạnh
thực hiện công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nƣớc, đòi hỏi nền kinh tế phải có
nhiều chính sách đột phá và đồng bộ, nhằm giải quyết có hiệu quả toàn bộ vấn đề
về: kinh tế, xã hội, văn hóa, môi trƣờng của nông thôn. Việc giải quyết các vấn đề
nông nghiệp, nông dân, nông thôn có ý nghĩa chiến lƣợc đối với công cuộc ổn định
và phát triển bền vững của đất nƣớc; không thể có một nƣớc công nghiệp, hiện đại
nếu nông nghiệp và nông thôn nghèo nàn, lạc hậu, nông dân có đời sống văn hóa,
vật chất thấp.
Xây dựng nông thôn mới là một mục tiêu quan trọng trong chủ trƣơng của
Đảng và Nhà nƣớc ta, quan tâm đẩy mạnh phát triển khu vực nông thôn, nâng cao
nhận thức, đời sống vật chất và tinh thần ngƣời dân vùng nông thôn, nhằm rút ngắn
khoảng cách giữa thành thị và nông thôn đƣợc Ban Chấp hành Trung ƣơng khóa X
xác định trong Nghị quyết số 26-NQ/TƢ ngày 05/8/2008 tại Hội nghị lần thứ 7.
Kiên Giang là một tỉnh nằm ở phía Tây nam của tổ quốc và phía tây bắc của
vùng Đồng bằng Sông Cửu long, có diện tích tự nhiên 634.852 ha, với 71,56% dân
số ở nông thôn, lao động nông nghiệp chiếm gần 70%. Cơ cấu kinh tế nông thôn
chiếm từ 43-48%1 tổng sản phẩm kinh tế của tỉnh. Vì vậy, các chính sách phát triển
nông nghiệp, nông dân sẽ ảnh hƣởng rất lớn đến đời sống của các hộ gia đình sống
ở nông thôn.
Huyện Hòn Đất thuộc tỉnh Kiên Giang có diện tích tự nhiên lớn nhất tỉnh,
với 103.956 ha, dân số 172.049 ngƣời, (trong đó, dân tộc thiểu số chiếm 12%). Có

137.639 ngƣời dựa vào kinh kế nông nghiệp, chiếm 80% dân số toàn huyện. Tốc độ
tăng trƣởng kinh tế (GDP) là 13,01%, Trong đó: khu vực Nông – lâm – thủy sản
1

Kết quả điều tra nghiệp nông nhôn và thủy sản năm 2011 của Cục thống kê tỉnh Kiên Giang


2

chiếm 69,32%, khu vực Công nghiệp-Xây dựng chiếm 16,44%; khu vực Thƣơng
mại- DV là 14,24%; lƣơng thực BQĐN 5.174kg; thu nhập bình quân đầu ngƣời là
38 triệu đồng/ngƣời/năm; tỷ lệ hộ nghèo chiếm 7,28%2.
Xã Mỹ Lâm là một trong ba xã đƣợc huyện Hòn Đất chọn làm điểm để đầu
tƣ, thực hiện chƣơng trình MTQG xây dựng NTM. Từ năm 2011, xã Mỹ Lâm đã
triển khai áp dụng bộ tiêu trí xây dựng NTM của Chính phủ và của tỉnh Kiên giang
vào thực hiện nhiệm vụ phát triển KTXH, đảm bảo quốc phòng – an ninh và xây
dựng hệ thống chính trị, qua thời gian thực hiện đã đạt đƣợc một số kết quả trong
phát triển nông nghiệp ở địa phƣơng. Đời sống ngƣời dân đã đƣợc nâng cao cả về
vật chất lẫn tinh thần, bộ mặt nông thôn đã thay đổi rõ rệt, cảnh quan môi trƣờng
đƣợc đảm bảo hơn. Tuy nhiên, thực trạng đầu tƣ CSHT cho mục tiêu phát triển
NTM tại xã Mỹ Lâm vẫn đang còn nhiều hạn chế cả về mức độ đầu tƣ cũng nhƣ
chất lƣợng. Việc đầu tƣ phát triển CSHT tại xã là một trong những vấn đề quan
trọng cho công cuộc đổi mới kinh tế của xã. Nhƣng để xây dựng CSHT vùng nông
thôn tại xã Mỹ Lâm cần phải có nguồn kinh phí đầu tƣ rất lớn. Tuy nhiên, thời gian
qua, công tác huy động và sử dụng vốn đầu tƣ xây dựng CSHT vùng nông thôn tại
xã Mỹ Lâm còn nhiều hạn chế, khó khăn nhƣ: nhu cầu đầu tƣ xây dựng nhƣng
nguồn vốn phân bổ và vận động chƣa đáp ứng đƣợc, chƣa có chiến lƣợc huy động
vốn một cách cụ thể và hiệu quả, nguồn vốn phân bổ còn dàn trải, thất thoát, lãng
phí trong việc sử dụng vốn,… khiến cho việc đầu tƣ CSHT bị giảm hiệu quả. Đặc
biệt, cơ cấu phân bổ vốn đầu tƣ cho xây dựng và bảo dƣỡng CSHT vẫn còn nhiều

điều chƣa hợp lý. Phần lớn chỉ chủ yếu tập trung vào xây dựng công trình chứ chƣa
có sự quan tâm chú ý đến việc duy tu, bảo dƣỡng, nâng cấp công trình làm cho chất
lƣợng của các công trình hạ tầng tại xã Mỹ Lâm ngày càng xuống cấp và vẫn chƣa
đáp ứng đƣợc nhu cầu thiết thực của ngƣời dân.
Nhận thấy vai trò quan trọng của sự đồng bộ hóa trong việc huy động và sử
dụng vốn đầu tƣ CSHT là một vấn đề quan trọng trong việc xây dựng CSHT của xã

2

Niên giám thống kê huyện Hòn Đất, 2016


3

nên đề tài “Đánh giá hiệu quả đầu tƣ phát triển cơ sở hạ tầng vùng nông thôn mới:
trƣờng hợp xã Mỹ Lâm, huyện Hòn Đất, tỉnh Kiên Giang” đã đƣợc thực hiện.
1.2. Mục tiêu
1.2.1. Mục tiêu tổng quát
Nghiên cứu hiệu quả của việc đầu tƣ phát triển cơ sở hạ tầng đến quá trình
phát triển kinh tế - xã hội của vùng nông thôn xã Mỹ Lâm, huyện Hòn Đất theo tiêu
chí nông thôn mới. Đồng thời, phân tích đánh giá tình hình huy động và sử dụng
vốn đầu tƣ cho cơ sở hạ tầng vùng nông thôn xã Mỹ Lâm. Từ đó, có những giải
pháp thiết thực hơn cho việc huy động và sử dụng vốn đầu tƣ cho cơ sở hạ tầng
vùng nông thôn xã Mỹ Lâm, huyện Hòn Đất.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
Đề tài đƣợc thực hiện nhằm:
- Đánh giá hiệu quả đầu tƣ cơ sở hạ tầng xã Mỹ Lâm, huyện Hòn Đất, tỉnh
Kiên Giang theo tiêu chí nông thôn mới;
- Phân tích đánh giá tình hình huy động và thực hiện vốn đầu tƣ cho CSHT
vùng nông thôn xã Mỹ Lâm;

- Đề xuất chính sách, giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác đầu tƣ cho
phát triển CSHT vùng nông thôn xã Mỹ Lâm - huyện Hòn Đất.
1.3. Câu hỏi nghiên cứu
Một cách cụ thể, đề tài hƣớng đến việc trả lời cho các câu hỏi nghiên cứu
sau:
- Công tác đầu tƣ phát triển cơ sở hạ tầng tác động đến kinh tế, xã hội và môi
trƣờng vùng nông thôn xã Mỹ Lâm, huyện Hòn Đất nhƣ thế nào?
- Cần có những giải pháp gì để nâng cao hiệu quả đầu tƣ CSHT tại xã Mỹ
Lâm, huyện Hòn Đất để hoàn thành mục tiêu xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn mới
tại xã Mỹ Lâm, huyện Hòn Đất, tỉnh Kiên Giang?


4

1.4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu của đề tài là các nhân tố ảnh hƣởng đến hiệu quả đầu
tƣ cơ sở hạ tầng theo tiêu chí nông thôn mới tại xã Mỹ lâm, huyện Hòn Đất, tỉnh
Kiên Giang
Đề tài đƣợc thực hiện trên phạm vi của xã Mỹ Lâm huyện Hòn Đất trong
việc huy động và thực hiện vốn đầu tƣ cho phát triển CSHT theo chƣơng trình
MTQG xây dựng NTM trong giai đoạn 2011– 2016.
1.5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để đạt đƣợc mục tiêu nghiên cứu cũng nhƣ trả lời các câu hỏi nghiên cứu,
tác giả đã sử dụng các phƣơng pháp nghiên cứu là thống kê mô tả, phân tích so
sánh, theo đó nghiên cứu đƣợc thực hiện 3 bƣớc: Thu thập thông tin, xử lý thông tin
và đánhh giá - dự báo.
Phương pháp thu thập thông tin
- Phƣơng pháp thu thập số liệu thứ cấp thông qua tài liệu, báo cáo tổng hợp,
số liệu thống kê của xã với các tài liệu nhƣ điều kiện tự nhiên, dân số, KTXH, văn
hóa đời sống của xã thuộc phạm vi đề tài;

- Tiếp theo, phƣơng pháp phân tích đánh giá số liệu chủ yếu đƣợc thực hiện
thông qua hai phƣơng pháp: phƣơng pháp thống kê mô tả các chỉ số lớn nhất, nhỏ
nhất, tổng số, số bình quân, tỷ trọng, khối lƣợng thực hiện đƣợc, thời gian chi phí
thực hiện các tiêu chí NTM của xã; và phƣơng pháp thống kê so sánh, đối chiếu
giữa các năm, trƣớc và sau khi xây dựng mô hình nông thôn mới ở xã.Từ đó, đề tài
tiến hành đánh giá và đƣa ra các giải pháp gắn với quá trình phát triển KTXH tại xã
Mỹ Lâm.
- Thu thập thông tin sơ cấp: điều tra phỏng vấn bằng hệ thống bảng hỏi với
các hộ dân, doanh nghiệp, chính quyền địa phƣơng... Thực hiện 90 mẫu.
Phương pháp xử lý thông tin:
- Phân tích định lƣợng tập trung vào thống kê mô tả, so sánh nhằm phân tích
các chỉ tiêu phản ánh tác động tiêu cực, tích cực của hiệu quả đầu tƣ phát triển


5

CSHT vùng NTM, cho biết hiện trạng và sự thay đổi dƣới tác động của công tác
đầu tƣ CSHT. Thống kê so sánh nhằm so sánh các chỉ tiêu trƣớc và sau khi thực
hiện đầu tƣ CSHT;
- Phân tích định tính dựa trên các ý kiến và đánh giá của đối tƣợng cung cấp
thông tin, có sự đối chiếu giữa các nguồn cung cấp.
Phương pháp phân tích, đánh giá:
- Phương pháp định tính: dựa vào ý kiến đánh giá của cơ quan quản lý nhà
nƣớc địa phƣơngvà hộ dân. Cách đánh giá này cho biết chƣơng trình MTQG xây
dựng NTM có đƣợc áp dụng không, có khó khăn gì trong thực hiện, có tác động đến
tác nhân nào, xu hƣớng tác động ra sao,...
- Phương pháp so sánh trước và sau: dựa trên hệ thống các chỉ tiêu, so sánh
sự thay đổi của chỉ tiêu trƣớc và sau khi thực hiện Chƣơng trình.
- Phương pháp phân tích tài liệu: phân tích các văn bản quy định của Nhà
nƣớc, các văn bản về thực hiện xây dựng NTM nhằm xác định các vấn đề còn thiếu,

các điểm bất cập.
- Phương pháp phân tích thống kê mô tả: mô tả việc áp dụng các chính sách
trong thực tế, các khó khăn, nhu cầu, giúp cho hiểu rõ logic của quá trình triển khai
chính sách trên thực tế. Phân tích cũng cho phép xác định các nguyên nhân của các
tác động tiêu cực, tích cực của các chính sách xây dựng NTM lên các đối tƣợng
hƣởng lợi.
1.6. Kết cấu của đề tài
Đề tài gồm 4 chƣơng, gồm: (Chƣơng 1) Tổng quan về đề tài nguyên cứu;
(Chƣơng 2) Tổng quan cơ sở lý thuyết; (Chƣơng 3) Đánh giá hiệu quả quả đầu tƣ
phát triển CSHT vùng NTM xã Mỹ Lâm và (Chƣơng 4) Kết luận từ nghiên cứu và
giải pháp đề xuất.


6

CHƢƠNG 2
TỔNG QUAN CƠ SỞ LÝ THUYẾT
2.1. Tổng quan về nông thôn mới
2.1.1. Khái niệm nông thôn mới
Xây dựng nông thôn mới là cuộc cách mạng và cuộc vận động lớn để cộng
đồng dân cƣ ở nông thôn đồng lòng xây dựng thôn, xã, gia đình của mình khang
trang, sạch đẹp; phát triển sản xuất toàn diện (nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ);
có nếp sống văn hoá, môi trƣờng và an ninh nông thôn đƣợc đảm bảo; thu nhập, đời
sống vật chất, tinh thần của ngƣời dân đƣợc nâng cao.
Xây dựng nông thôn mới là sự nghiệp cách mạng của toàn Đảng, toàn dân,
của cả hệ thống chính trị. Nông thôn mới không chỉ là vấn đề kinh tế - xã hội, mà là
vấn đề kinh tế - chính trị tổng hợp.
Xây dựng nông thôn mới giúp cho nông dân có niềm tin, trở nên tích cực,
chăm chỉ, đoàn kết giúp đỡ nhau xây dựng nông thôn phát triển giàu đẹp, dân chủ,
văn minh.

Nhƣ vậy, nếu nhìn nhận dƣới góc độ quản lý trong điều kiện ở Việt nam hiện
nay có thể đƣa ra khái niệm về nông thôn nhƣ sau: “Nông thôn là vùng sinh sống
của tập hợp dân cƣ, trong đó có nhiều nông dân, tập hợp này tham gia vào các hoạt
đông kinh tế, văn hóa, xã hội và môi trƣờng trong một thể chế chính trị nhất định và
chịu ảnh hƣởng của các tổ chức khác”.
Vùng nông thôn đƣợc hiểu là vùng có dân cƣ sống và làm nông nghiệp là
chủ yếu, mật độ dân cƣ thƣa, có tính cộng đồng cao và tinh thần đoàn kết gắn bó,
nhƣng lối sống còn mang tính tự do, tùy tiện do trình độ văn hóa thấp. Bên cạnh
ngành nông nghiệp, vùng nông thôn còn có các ngành nghề khác nhƣ: tiểu thụ công
nghiệp, dịch vụ nông thôn cả các làng nghề tạo nên kinh tế nông thôn. Tóm lại,
nông thôn là nơi cộng đồng dân cƣ làm nghề nông nghiệp sinh sống và phát triển, là
một bộ phận của xã hội hoàn chỉnh. Chức năng chính của nông thôn Việt Nam là
sản xuất và cung ứng sản phẩm nông sản cho xã hội và giữ gìn bản sắc văn hóa dân


7

tộc, làng nghề, truyền thống quê hƣơng, nơi lƣu giữ sự trong lành của môi trƣờng,
tạo nên vùng sinh thái tốt của quốc gia. Cho nên phát triển nông nghiệp, nông dân,
nông thôn là một tất yếu đặt ra trong giai đoạn hiện nay.
Ở Việt Nam, thuật ngữ phát triển nông thôn đƣợc đề cập từ lâu và có những
nhận thức khác nhau qua từng thời kỳ. Phát triển khu vực nông thôn là một tổ hợp
các hoạt động đa dạng, liên quan đến nhiều ngành, nhiều lĩnh vực và có tác động
đến khu vực nông thôn đến lĩnh vực nông nghiệp và đời sống của ngƣời dân nông
thôn. Muốn phát triển khu vực nông thôn một cách bền vững chỉ có thể thực hiện
hiệu quả một cách dài hạn nếu phạm vi khuôn khổ và chính sách rõ ràng, hiệu quả
và đƣợc thực hiện trên phạm vi toàn quốc.
Khi quốc gia hội nhập với thế giới, các yêu cầu về phát triển nông thôn tại
Việt Nam càng khắc khe hơn. Chúng ta phải phát triển nông thôn nhằm mục đích:
- Sản xuất đƣợc nhiều nông sản và sản phẩm hàng hóa, chất lƣợng sản phẩm

và năng suất lao động cao, xuất khẩu tăng, tích lũy tái sản xuất mở rộng không
ngừng.
- Cải thiện đời sống cho phần lớn dân cƣ nông thôn, không ngừng nâng cao
mức sống, trình độ học vấn đƣợc gia tăng, phát triển truyền thống tốt đẹp của cộng
đồng nông thôn,thực hiện đƣợc dân chủ công bằng, văn minh xã hội và giảm đáng
kể các tệ nạn xã hội.
- Nguồn tài nguyên thiên nhiên đƣợc khai thác hiệu quả, đa dạng sinh học
đƣợc bảo vệ và phát triển bền vững, giữ đƣợc cảnh quan và môi trƣờng sinh thái
nông thôn.
- Giảm thiểu các tác động tiêu cực của quá trình công nghiệp hóa - hiện đại
hóa và toàn cầu hóa đến cuộc sống của nhóm ngƣời dân dễ bị tổn thƣơng.
- Giảm đáng kể những thiệt hại do biến đổi khí hậu tác động đến nông
nghiệp, nông thôn. Phát triển nông thôn chỉ đạt đƣợc thành công khi chính ngƣời
dân nông thôn tích cực và chủ động tham gia vào quá trình thực hiện đó. Chính


8

quyền các cấp phải nhận thức đầy đủ, nghiêm túc về phát triển nông thôn toàn diện,
bền vững, xây dựng đề án phát triển khu vực nông thôn nhất thiết phải có sự tham
gia, đóng góp của cộng đồng ngƣời dân nông thôn để lôi cuốn ngƣời dân vào tiến
trình phát triển một cách có ý thức chủ động, năng động, làm sao để ngƣời dân thật
sự là trung tâm, là chủ thể của quá trình xây dựng phát triển địa phƣơng.
Khái niệm NTM trƣớc tiên phải là đơn vị vùng nông thôn chứ không phải là
thị trấn, phƣờng hay đô thị. Thứ hai, không phải là nông thôn theo hiện trạng cũ,
theo kiểu truyền thống từ trƣớc đến nay mà một khu vực nông thôn hoàn toàn mới,
phát triển và tiên tiến, có cơ cấu, diện mạo, tƣ duy mới. Nhìn chung, mô hình NTM
là mô hình đầu tƣ cho xã, huyện để thay đổi diện mạo theo hƣớng CNH-HĐH, dân
chủ hóa và văn minh hóa. Xây dựng mô hình NTM là việc đổi mới tƣ duy, nâng cao
năng lực, nhận thức của ngƣời dân, tạo động lực giúp ngƣời dân nông thôn chủ

động phát triển KTXH góp phần thực hiện phát triển nông nghiệp, nông dân, nông
thôn, thay đổi CSVC và diện mạo đời sống khu vực nông thôn, qua đó thu hẹp cách
biệt giữa thành thị và nông thôn. Tóm lại, mục đích của mô hình NTM là hƣớng đến
xây dựng và phát triển khu vực nông thôn trở nên năng động, có nền sản xuất nông
nghiệp tiên tiến, hiện đại, có kết cấu hạ tầng đƣợc đầu tƣ gần giống với đô thị.
Sự ra đời và nội dung xây dựng chương trình NTM
Những kết quả đạt đƣợc và những thành tựu trong quá trình phát triển nông
nghiệp, nông thôn thời gian qua của nƣớc ta là rất quan trọng, tuy nhiên, trong quá
trình phát triển, nông nghiệp, nông thôn bộc lộ những hạn chế không nhỏ và tiềm ẩn
nhiều mâu thuẫn, thách thức:
Thứ nhất, khu vực nông thôn phát triển một cách tự phát và thiếu quy hoạch,
tầm nhìn quy hoạch ngắn, chất lƣợng chƣa cao, nếu có quy hoạch thì cơ chế quản lý
theo quy hoạch còn lỏng lẻo, không theo nguyên tắc, cảnh quan, môi trƣờng, kiến
trúc làng quê bị pha tạp, ảnh hƣởng từ đô thị, nhiều nét đẹp truyền thống, văn hóa,
di sản của dân tộc, của địa phƣơng dần bị mai mọi.


9

Thứ hai, hạ tầng kinh tế - xã hội còn lạc hậu, thiếu đầu tƣ, không đáp ứng
đƣợc yêu cầu phát triển hiện tại và lâu dài.
Thứ ba, quan hệ sản xuất chậm đổi mới, đời sống ngƣời dân còn ở mức thấp.
Thứ tư, các vấn đề về văn hóa - y tế - giáo dục - môi trƣờng chƣa đƣợc quan
tâm giải quyết.
Góp phần khắc phục một cách cơ bản tình trạng trên, đƣa nghị quyết của
Đảng về phát triển khu vực nông thôn từng bƣớc đi vào cuộc sống, việc cần làm là
xây dựng mô hình NTM đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa - hiện đại hóa và hội
nhập nền kinh tế thế giới.
Trên cơ sở các vấn đề đặt ra do thực trạng phát triển của nông thôn hiện nay,
chính sách về một mô hình phát triển toàn diện nông nghiệp, nông thôn và nông dân

đƣợc ban hành để biến đổi nông thôn hiện nay thành một nông thôn tiên tiến, đậm
đà bản sắc dân tộc giải quyết tốt các chính sách xã hội, xây dựng nông thôn mới có
tính bao quát, tổng hợp nhiều lĩnh vực, đi sâu giải quyết những tồn tại, khó khăn của
nông thôn một cách cụ thể. Đồng thời, tạo mối liên kết giữa nhiều chính sách, lĩnh
vực khác nhau thành một mối quan hệ mà trung tâm là xây dựng và phát triển nông
thôn mang tính tổng thể, toàn diện.
2.1.2. Nội dung xây dựng chương trình nông thôn mới
Nội dung xây dựng NTM bao gồm: Đào tạo nâng cao năng lực, phát triển
cộng đồng; nâng cao mức sống cho ngƣời dân khu vực nông thôn; hỗ trợ phát triển
sản xuất, kinh doanh nâng cao thu nhập ngƣời dân nông thôn; phát triển các ngành
nghề nông thôn tạo việc làm phi nông nghiệp; hỗ trợ xây dựng CSHT, cơ sở vật
chất phục vụ sản xuất; tập trung đầu tƣ hạ tầng, thiết bị cho hoạt động văn hóa, thể
thao, giáo dục, y tế, bảo tồn, gìn giữa bản sắc văn hóa dân tộc; gắn phát triển nông
thôn với khai thác hiệu quả tài nguyên, thiên nhiên, bảo vệ môi trƣờng, ứng phó
biến đổi khí hậu. Tùy vào mỗi địa phƣơng có điểm mạnh, yếu, cơ hội, thách thức
khác nhau mà khi triển khai chƣơng trình sẽ định hƣớng mục tiêu, vai trò của từng
nội dung khác nhau. Tuy nhiên, cơ bản các nội dung phải đƣợc triển khai đồng bộ,


10

cùng lúc, tạo nên sự liên kết giữa các tiêu chí, tạo sự phát triển toàn diện trong một
mô hình NTM.
2.1.3. Tiêu chí xây dựng nông thôn mới liên quan đến đầu tư cơ sở hạ tầng
Căn cứ Quyết định của Thủ tƣớng Chính phủ số 800/QĐ-TTg, ngày ngày 04
tháng 6 năm 2010 phê duyệt thực hiện Chƣơng trình mục tiêu quốc gia xây dựng
nông thôn mới giai đoạn 2010 – 2020. Các nhóm tiêu chí sau liên quan trực tiếp đến
đầu tƣ CSHT và hiệu quả của việc đầu tƣ CSHT:
* Tiêu chí về Quy hoạch và thực hiện quy hoạch:Theo quy định của Bộ
Nông nghiệp và PTNT tại Điều 3 Thông tƣ số 41/2013/TT-BNNPTNT ngày

04/10/2013 (gọi tắt là Thông tƣ 41) thì xã đạt tiêu chí quy hoạch và thực hiện theo
quy hoạch đáp ứng đủ ba yêu cầu sau: Có quy hoạch NTM đƣợc lập theo quy định
tại Thông tƣ liên tịch số 13/2011/TTLT-BXD-BNNPTNT-BTNMT ngày
28/10/2011 của liên Bộ: Bộ Xây dựng, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Bộ
Tài nguyên và Môi trƣờng quy định việc lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch xây
dựng xã NTM và đƣợc cấp có thẩm quyền phê duyệt và đƣợc công bố rộng rãi tới
các thôn. Công khai, niêm yết các bản vẽ quy hoạch để ngƣời dân biết, thực hiện và
kiểm tra, giám sát. Các công trình hạ tầng theo quy hoạch phải đƣợc xác định cụ thể
và cắm mốc chỉ giới. Có Quy chế quản lý quy hoạch đƣợc cấp có thẩm quyền phê
duyệt.
* Tiêu chí Giao thông: Theo quy định của Bộ nông nghiệp và PTNT tại
Điều 4, Thông tƣ số 41 thì xã đạt tiêu chí giao thông khi đáp ứng đƣợc yêu cầu:
đƣờng trục xã, liên xã đƣợc nhựa hóa hoặc bê tông hóa và đƣờng ngõ, xóm đƣợc
cứng hóa, không lầy lội vào mùa mƣa đạt 100%; đƣờng trục thôn đƣợc cứng hoá và
đƣờng trục chính nội đồng đƣợc cứng hóa đạt tỷ lệ quy định của vùng 3.

3

Về quy hoạch và thiết kế giao thông nông thôn căn cứ theo quy định của Bộ Giao thông vận tải: (TCVN)
4054:2005 và Quyết định số 4927/QD-BGTVT ngày 25/12/2004 (Thay thế Quyết định số 315/QĐ-BGTVT
về ban hành "Hƣớng dẫn lựa chọn quy mô kỹ thuật đƣờng giao thông nông thôn phục vụ Chƣơng trình mục
tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010-2020".


11

Về xây dựng GTNT các xã căn cứ vào khả năng huy động nguồn lực thực tế
tại địa phƣơng để xác định công trình ƣu tiên, lộ trình thực hiện sao cho phù hợp
đảm bảo đạt mục tiêu và phát huy hiệu quả đầu tƣ. Nếu nguồn lực còn hạn chế thì
tập trung vào việc hoàn thành cắm mốc nền đƣờng theo quy hoạch đã đƣợc phê

duyệt, xây dựng mặt lộ nhỏ hơn và tiếp tục mở rộng theo quy hoạch khi có điều
kiện. Đối với các tuyến đƣờng đang sử dụng nhƣng mặt đƣờng còn chật, hẹp không
đủ và không thể mở rộng theo quy hoạch thì có thể thực hiện cải tạo, tận dụng diện
tích hai bên mở rộng mặt đƣờng hiện hữu, đồng thời bố trí, nâng cấp các điểm tránh
xe lớn thuận lợi dọc theo tuyến. Nếu mặt đƣờng đảm bảo 80% theo quy định và
đảm bảo các điều kiện trên thì coi là đạt tiêu chí tuyến đó.
* Tiêu chí về Thủy lợi: theo quy định của Bộ nông nghiệp và PTNT tại Điều
5, Thông tƣ 41 có quy định giải thích từ ngữ thêm là: Xã vùng ĐBSCL hoặc những
địa phƣơng chỉ cần kiên cố hóa cống bọng đƣợc áp dụng bằng tỷ lệ kiên cố hóa
cống bọng. Các xã không có kênh mƣơng, cống bọng thuộc diện cần kiên cố hoá thì
đƣợc tính là đạt. Đây là một thay đổi, điều chỉnh phù hợp với thực tế so với thông tƣ
mà Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn quy định trƣớc đây (Thông tƣ số
54/2009/TT-BNNPTNT).
Ngoài ra, hệ thống thủy lợi do xã quản lý (nằm trong phạm vi xã) cơ bản đáp
ứng yêu cầu phục vụ sản xuất và nhu cầu dân sinh phải bảo đảm: hệ thống công
trình thủy lợi trên địa bàn xã đƣợc xây dựng theo quy hoạch và thiết kế đƣợc cấp
thẩm quyền phê duyệt, đƣợc quan tâm duy tu, bảo dƣỡng thƣờng xuyên, bảo đảm
phát huy trên 80% năng lực thiết kế của hệ thống. Phục vụ tốt cho nhu cầu sản xuất,
trồng trọt, nuôi trồng thủy sản của vùng. Tạo nguồn nƣớc để cơ bản đáp ứng yêu
cầu về: sinh hoạt, chăn nuôi và các hoạt động sản xuất phi nông nghiệp trên địa bàn.
* Tiêu chí về Điện: xã đƣợc tính là đạt tiêu chí điện khi đáp ứng đủ 2 yêu
cầu: Hệ thống điện đảm bảo yêu cầu kỹ thuật ngành điện; tỷ lệ hộ sử dụng điện


12

thƣờng xuyên, an toàn từ các nguồn4. Ngành điện tại địa phƣơng có trách nhiệm xác
định mức độ đạt chuẩn của chỉ tiêu này.
* Tiêu chí về Trường học: xã đạt đƣợc tiêu chí về trƣờng học khi có tỷ lệ
trƣờng học các cấp có cơ sở vật chất đạt chuẩn quốc gia theo quy định của Bộ nông

nghiệp và PTNT tại Điều 7, Thông tƣ 41.
* Tiêu chí về Cơ sở vật chất văn hóa: để đạt đƣợc tiêu chí này và đƣợc công
nhận cơ sở vật chất văn hóa đạt chuẩn, xã phải đáp ứng đủ 02 yêu cầu: Nhà Văn
hóa và khu thể thao xã đạt chuẩn của Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch; có nhà
thông tin và khu thể thao ấp đạt chuẩn của chuẩn của Bộ Văn hóa - Thể thao và Du
lịch do Bộ Nông nghiệp và PTNT quy định tại Điều 9 Thông tƣ 41.
* Tiêu chí về chợ nông thôn: Thủ tƣớng Chính phủ quy định tiêu chí chợ đạt
chuẩn của Bộ Xây dựng tại Quyết định số 491/QĐ-TTg ngày 16/04/2009, nhƣng
thời gian qua việc thực hiện tiêu chí này tại một số nơi bị vƣớng mắc. Ngày
20/02/2013, TTCP ban hành Quyết định số 340/QĐ-TTg về việc sửa đổi một số tiêu
chí của Bộ tiêu chí quốc gia về NTM, trong đó tiêu chí thứ 7 đƣợc sửa đổi: “Chợ đạt
chuẩn của Bộ Xây dựng" đƣợc thay đổi bằng “Chợ theo quy hoạch, đạt chuẩn theo
quy định”. Việc sửa đổi là rất cần thiết, bởi cỏ nhiều nơi, chợ khu vực đã đáp ứng
tốt nhu cầu mua, bán của ngƣời dân; không phải xã nào cũng có điều kiện thuận lợi
về mặt bằng, kinh tế, điều kiện giao thƣơng... để xây dựng chợ.
Theo quy định tại Điều 11, Thông tƣ số 41 thì chợ đạt chuẩn NTM khi đáp
ứng đủ 02 yêu cầu: chợ nông thôn có đủ các công trình kỹ thuật (chợ hạng 3) đƣợc
quy định trong tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 9211:20125.
* Tiêu chí về Bưu điện: xã phải có điểm phục vụ bƣu chính, viễn thông đạt
tiêu chuẩn của ngành và Internet phụ vụ đến ấp theo quy định của Bộ Thông tin và
Hệ thống điện bảo đảm kỹ thuật ngành điện khi đáp ứng đƣợc nội dung của Quy định kỹ thuật điện nông
thôn do Bộ Công ngiệp (nay là Bộ Công thƣơng) ban hành tại Quyết định số 44/2006/QĐ-BCN ngày
08/12/2006 và Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn điện do Bộ Công thƣơng ban hành tại Quyết định số
12/2008/QĐ-BCT ngày 17/6/2002
5
Ban hành theo Quyết định 3621/QĐ-BKHCN ngày 28/12/2012 của Bộ Khoa học và Công nghệ về việc
công bố Tiêu chuẩn quốc gia
4



13

Truyền thông tại Quyết định số 463/QĐ-BTTTT ngày 22/3/2012 về việc ban hành
hƣớng dẩn thực hiện tiêu chí ngành thông tin và truyền thông về xây dựng nông
thôn mới; có phủ sóng hoặc mạng để truy cập internet.
* Tiêu chí về thu nhập: để đạt đƣợc tiêu chí, thu nhập bình quân đầu ngƣời
trên năm của xã phải cao hơn so với mức bình quân chung hằng năm của tỉnh6. Về
phƣơng pháp tính thu nhập bình quân/ngƣời/năm đƣợc Bộ Nông nghiệp và PTNT
hƣớng dẫn tại khoản 2, Điều 14, Thông tƣ 4.
*Tiêu chí về Hộ nghèo:
Theo quy định tại Điều 15 Thông tƣ 41 thì xã đƣợc công nhận đạt tiêu chí về
hộ nghèo khi có số hộ nghèo đƣợc tính theo tỷ lệ phải ở dƣới mức quy định của
vùng.
* Tiêu chí về cơ cấu lao động: Theo quy định tại Điều 16, Thông tƣ 41 xã
đƣợc công nhân đạt tiêu chí này khi có từ 90% lao động trong độ tuổi (có đăng ký
hộ khẩu và thƣờng trú tại xã) có việc làm thƣờng xuyên. Bình quân mỗi ngƣời có
thời gian làm việc từ 20 ngày/ngƣời/tháng cả trong và ngoài địa bàn xã.
* Tiêu chí về giáo dục:
Theo quy định tại Điều 8 Thông tƣ 41 thì xã đạt tiêu chí này khi đáp ứng yêu
cầu: đạt phổ cập giáo dục trung học cơ sở; từ 90% trở lên (70% với xã đặc biệt khó
khăn) học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở; học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở đƣợc
tiếp tục học trung học phổ thông và lao động qua đào tạo đạt tỷ lệ theo quy định của
vùng.
* Tiêu chí về y tế: Theo quy định tại Điều 18, Thông tƣ 41 xã đƣợc công nhận
đạt tiêu chí về y tế đáp ứng yêu cầu: đạt chuẩn quốc gia về Trạm Y tế xã7 và đƣợc
Sở Y tế xác nhận; có từ 70% trở lên ngƣời dân trên địa bàn xã tham gia Bảo hiểm y
tế.
6

Theo khoản 2 Điều 1 Quyết định số 342/QĐ-TTg của Thủ tƣớng Chính phủ

theo quy định của Bộ Y tế tại Quyết định số 3447/QĐ-BYT ngày 22/9/2011 về việc ban hành Bộ tiêu chí
quốc gia về y tế xã giai đoạn 2011-2020
7


14

* Tiêu chí về văn hóa: Theo quy định tại Điều 10, Thông tƣ 41 thì xã đạt tiêu
chí về văn hóa khi có 70% thôn trở lên đƣợc công nhận và giữ vững danh hiệu “ấp
văn hóa” liên tục từ 05 năm trở lên.
* Tiêu chí về môi trường: Theo quy định tại Điều 19 Thông tƣ 41 để đạt
đƣợc tiêu chí này xã đạt 05 yêu cầu: Tỷ lệ hộ đƣợc sử dụng nƣớc sạch hợp vệ sinh
đạt mức quy định của vùng; có từ 90% cơ sở sản xuất – kinh doanh trên địa bàn đáp
ứng các yêu cầu về môi trƣờng (những trƣờng hợp còn lại có tuy có phạm vi nhƣng
cơ sở đang khắc phục). Đƣờng ấp, xóm và cảnh quan từng hộ đảm bảo xanh - sạch
– đẹp, không có những hoạt động làm suy giảm môi trƣờng. Có quy hoạch và thực
hiện quản lý nghĩa trang theo quy hoạch. Chất thải, nƣớc thải, rác thải đƣợc thu gom
và xử lý theo quy định.
Mục tiêu cấp nƣớc sạch và vệ sinh môi trƣờng nông thôn là một trong những
tiêu chí quan trọng trong chƣơng trình xây dựng NTM theo Quyết định số 800/QĐTTg ngày 04/06/2010 của Thủ tƣớng Chính phủ. Để thực hiện mục tiêu này,
Chƣơng trình MTQG về nƣớc sạch và vệ sinh môi trƣờng nông thôn trên địa bàn xã,
thôn theo quy hoạch cũng đƣợc xúc tiến, bao gồm: Xây dựng, nâng cấp, cải tạo hệ
thống tiêu thoát nƣớc trong xã, ấp, tổ nhân dân tự quản; xây dựng và duy trì các
điểm thu gom, xử lý rác thải của hộ gia đình và ở xã; cải tạo, chỉnh trang vệ sinh
nghĩa trang; phát triển cây xanh trong các công trình công cộng tại xã, xây dựng, cải
tạo các ao, hồ sinh thái trong khu dân cƣ đảm bảo hoạt động phòng chống đuối
nƣớc và vệ sinh môi trƣờng.
Để đánh giá hiệu quả đầu tư cơ sở hạ tầng vùng nông thôn mới có 14 tiêu
chí nhỏ, gồm:
Tiêu chí về Giao thông (có 4 tiêu chí nhỏ):

- 100% đƣờng trục xã, liên xã đƣợc nhựa hóa hoặc bê tông hóa đạt chuẩn
theo cấp kỹ thuật của Bộ giao thông vận tải.
- Tỷ lệ đƣờng trục thôn, xóm đƣợc cứng hóa đạt chuẩn theo cấp kỹ thuật của
Bộ Giao thông vận tải.


15

- 100% (hoặc 50% cứng hóa) đƣờng ngõ, xóm sạch và không lầy lội vào mùa
mƣa.
- 50% đƣờng trục chính nội đồng đƣợc cứng hóa, xe cơ giới đi lại thuận tiện.
Tiêu chí Thủy lợi (có 2 tiêu chí nhỏ):
- Hệ thống thủy lợi, hệ thống cống đập cơ bản đáp ứng đƣợc nhu cầu sản
xuất và dân sinh.
- 50% kênh mƣơng do xã quản lý đƣợc kiên cố hóa.
Tiêu chí về Điện (có 2 tiêu chí nhỏ):
- Hệ thống điện bảo đảm an toàn của ngành điện.
- Tỷ lệ hộ sử dụng điện thƣờng xuyên, an toàn từ các nguồn điện đạt 98%.
Tiêu chí về Trƣờng học (có 1 tiêu chí nhỏ):
- Có từ 70% trƣờng học các cấp có cơ vật chất đạt chuẩn quốc gia.
Tiêu chí cơ sở vật chất văn hóa (có 2 tiêu chí nhỏ):
- Nhà văn hóa xã và khu thể thao của xã đạt chuẩn của Bộ Văn hóa - Thể
thao và Du lịch.
- 100% ấp trên địa bàn xã có nhà văn hóa hoặc nhà văn hóa kết hợp trụ sở ấp
đạt chuẩn của Bộ Văn hóa - thể thao và du lịch.
Tiêu chí Chợ nông thôn (có 1 tiêu chí nhỏ):
- Theo quy hoạch và đạt chuẩn theo quy định
Tiêu chí Bƣu điện(có 2 tiêu chí nhỏ):
- Có điểm phục vụ bƣu chính viễn thông.
- Có internet đến ấp.



16

2.2. Cơ sở hạ tầng vùng nông thôn
2.2.1. Khái niệm về cơ sở hạ tầng vùng nông thôn
Cơ sở (kết cấu) hạ tầng nông thôn là công trình phục vụ cho sản xuất nông
lâm ngƣ nghiệp, công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp. Đồng thời phục vụ giao lƣu
hàng hóa và các nhu cầu sinh hoạt của cộng đồng dân cƣ ở nông thôn8.
2.2.2. Phân loại cơ sở hạ tầng vùng nông thôn
Toàn bộ CSHT, theo chức năng, lĩnh vực có thể đƣợc phân chia thành nhiều
loại khác. Cụ thể nhƣ:
- Nếu căn cứ theo lĩnh vực KTXH, thì CSHT có thể đƣợc phân chia thành
CSHT: (1) phục vụ kinh tế, (2) phục vụ hoạt động xã hội, (3) phục vụ an ninh quốc phòng. Tuy nhiên, trên thực tế, các cơ sở hạ tầng đƣợc đầu tƣ sẽ phục vụ đa
mục địch, chứ không chỉ phục vụ 01 lĩnh vực cụ thể.
CSHT trong mỗi ngành, mỗi lĩnh vực, mỗi khu vực bao gồm những công
trình đặc trƣng cho hoạt động của chính ngành, lĩnh vực, khu vực đó và những công
trình liên ngành sẽ đảm bảo cho hoạt động đồng bộ, thông suốt của toàn hệ thống.
Trong nhiều công trình nghiên cứu về CSHT, các tác giả9 thƣờng phân chia CSHT
thành hai loại cơ bản, gồm: CSHT kinh tế và CSHT xã hội.
(1) CSHT kinh tế: đƣợc xếp vào CSHT kinh tế bao gồm: các công trình hạ
tầng kỹ thuật nhƣ: các công trình giao thông vận tải, các công trình thuỷ lợi phục vụ
sản xuất nông- lâm- ngƣ nghiệp, bƣu chính, viễn thông,… Đây là bộ phận quan
trọng đảm bảo cho sự phát triển nhanh, ổn định và bền vững của kinh tế; CSHT
kinh tế đƣợc đầu tƣ sẽ là động lực thúc đẩy KTXH phát triển nhanh hơn, từ đó tạo
điều kiện cải thiện cuộc sống cộng đồng dân cƣ.
(2) CSHT xã hội: đƣợc xếp vào CSHT xã hội gồm: nhà ở, hệ thống giáo dục,
trƣờng học, bệnh viện, trạm y tế, các công trình văn hoá, thể thao, nhà truyền
8


Ths Nguyễn Thị Thanh thủy . Bài giảng "Quản lý Nhà nƣớc về nông nghiệp, nông thôn"
Phạm Thị Thuý (2006). “Tác động của việc phát triển kết cấu hạ tầng đối với giảm nghèo”. Tạp chí Nghiên
cứu Kinh tế, số 332, tháng 1.
9


×