A. PHẦN MỞ ĐẦU
I/ Lý do chọn đề tài
Chúng ta đang sống những năm đầu của thế kỉ XXI, những năm thực hiện chiến
lược vì quyền lợi và tương lai tốt đẹp cho mọi người. Để đạt được mục tiêu đó
không chỉ đòi hỏi sự tham gia của nền giáo dục mà cần có dự chung tay hỗ trợ của
tất cả các thành viên trong cộng đồng.
Trẻ em nói chung và trẻ khuyết tật nói riêng đều là tương lai của đất nước.
Điều này đã được khẳng định trong điều 23 Công ước Liên Hợp Quốc về quyền lợi
của trẻ em: “ Trẻ em khuyết tật có quyền được chăm sóc đặc biệt, được hưởng
quyền giáo dục bình đẳng, được đào tạo để có điều kiện hòa nhập vào xã hội, phát
triển nhân cách về cả mặt thể chất lẫn tinh thần nhằm giúp trẻ tham gia tích cực
vào cộng đồng”.
Giáo dục tiểu học là cấp học cơ bản và là nền tảng của hệ thống giáo dục
quốc dân, góp phần hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và
lâu dài của nhân cách, phát triển toàn diện, hài hòa về đạo đức, trí tuệ, thể chất
thẩm mỹ làm bàn đạp để đưa các em học tiếp lên cao hơn.
Nói đến trẻ em, không phải trẻ nào cũng lành lặn và phát triển tốt, các trẻ
khác nhau đều có những thuận lợi và khó khăn trong quá trình phát triển của mình,
trong đó có trẻ chậm phát triển trí tuệ. Ngay khi chập chững bước vào lớp Một, trẻ
gặp rất nhiều khó khăn trong quá trình học tập: Nghe, nói, đọc viết …, ngoài
những bất lợi về kiến thức thì các em còn gặp khó khăn trong nhiều vấn đề về kỹ
năng, đặc biệt là kỹ năng tự phục vụ bản thân.
Dạy cho trẻ chậm phát triển trí tuệ ở lớp Một kỹ năng tự phục vụ được xem
làm một nhiệm vụ vô cùng quan trọng và mang lại khá nhiều lợi ích, giúp cho trẻ
sớm có ý thức, thích nghi với cuộc sống trong gia đình, xã hội, làm chủ được bản
thân, hướng đến một mục đích sống lành mạnh hơn. Chính vì vậy để phát triển
được kỹ năng này, không phải chỉ có giáo viên giảng dạy mà còn đòi hỏi sự phối
hợp từ nhiều phía khác nhau, nhưng mục tiêu cuối cùng hướng đến vẫn là giúp cho
trẻ chậm phát triển trí tuệ hòa nhập và sống thật có ích cho xã hội. Như vậy, làm
thế nào để trẻ chậm phát triển trí tuệ có thể phát triển được kỹ năng tự phục vụ bản
thân?. Đó là một câu hỏi đang cần sự giải đáp. Xuất phát từ những lí do trên tôi
quyết định chọn đề tài: “Một số biện pháp hình thành kỹ năng tự phục vụ cho
trẻ chậm phát triển trí tuệ ở lớp 1 trường Tiểu học Lê Độ, xã Bình Tú, huyện
Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam”.
2/ Mục đích nghiên cứu
Đề ra một số biện pháp nhằm góp phần nâng cao chất lượng hình thành kĩ
năng tự phục vụ cho trẻ CPTTT, giúp trẻ tự lập trong các hoạt động tự phục vụ bản
thân.
3/ Mục tiêu nghiên cứu
Nghiên cứu cơ sở lí luận của việc hình thành kĩ năng tự phục vụ cho trẻ
CPTTT ở lớp 1 trường Tiểu học Lê Độ, xã Bình Tú, huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng
Nam .
Phân tích thực trạng của việc hình thành kĩ năng tự phục vụ bản thân cho trẻ
CPTTT ở lớp 1 trường Tiểu học Lê Độ, xã Bình Tú, huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng
Nam .
Đề xuất một số biện pháp hình thành kĩ năng tự phục vụ cho trẻ CPTTT ở
lớp 1.
4/ Đối tượng nghiên cứu
Một số biện pháp hình thành kĩ năng tự phục vụ bản thân cho trẻ CPTTT ở
lớp 1.
5/ Phạm vi nghiên cứu
Trẻ CPTTT ở lớp 1 trường Tiểu học Lê Độ, huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng
Nam .
Kĩ năng tự phục vụ
6/Phương pháp nghiên cứu
Phân tích, tổng hợp các kiến thức có liên quan từ sách, báo, tài liệu.
Phương pháp quan sát, điều tra.
II/ NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN
1.1.
Một số khái niệm có liên quan
1.1.1. Kĩ năng tự phục vụ
Kỹ năng tự phục vụ là năng lực hay khả năng chuyên biệt của một cá nhân
về một hoặc nhiều khía cạnh nào đó được sử dụng để giải quyết tình huống hay
công việc phục vụ cho cuộc sống của chính bản thân mình.
Đối với lứa tuổi mẫu giáo, tiểu học thì kỹ năng tự phục vụ được hướng dẫn
thông qua các việc làm như: Sắp xếp giày dép đúng quy định khi vào phòng học,
treo khăn lau mặt đúng nơi quy định, tự xúc ăn,…
1.1.2. Trẻ CPTTT
1.1.2.1. Khái niệm
CPTTT là một khiếm khuyết của sự phát triển não bộ.Trẻ có hoạt động trí tuệ dưới
mức trung bình, hạn chế về kỹ năng thích ứng và khuyết tật xuất hiện trước 18
tuổi.
Phân loại trẻ CPTTT thường dựa vào chỉ số thông minh IQ. Người có chỉ số thông
minh từ 75 – 100 là người phát triển bình thường. Chỉ số thông minh IQ dưới 75 là
người CPTTT, nếu chỉ số IQ 60 – 74 có thể theo học được các lớp hòa nhập trong
trường phổ thông. Chỉ số thông minh IQ 40 – 60 mức độ chậm vừa có thể tham gia
học tại các trường chuyên biệt dành cho trẻ CPTTT. Trẻ có chỉ số thông minh IQ
dưới 40 mức độ CPTTT nặng có thể học các kỹ năng tự phục vụ bản thân.
1.1.2.2. Một số đặc điểm của trẻ CPTTT
* Đặc điểm về tri giác
- Tốc độ tri giác chậm chạp, khối lượng hạn chế, khó khăn trong việc phân biệt sự
vật hiện tượng. Sự khó khăn này được thể hiện rất rõ trong việc phân biệt màu sắc,
những nét tạo nên sự giống nhau và khác nhau của sự vật hiện tượng,…
- Thiếu tích cực trng quá trình nhận thức, khi quan sát đối tượng, trẻ thường quan
sát qua loa, không quan sát chi tiết, không hiểu rõ nội dung và thường chỉ quan sát
trong thời gian ngắn, sau đó lại chuyển sang một hoạt động khác.
- Tri giác xúc giác kém, đặc biệt là cảm giác về nhiệt độ: Phản ứng chậm với sự tác
động thậm chí là trực tiếp của các tác nhân về nhiệt độ, điều này đồng nghĩa với
việc trẻ dễ bị tổn thương do tác động của nhiệt độ gây nên.
- cảm giác về vận động cơ thể hạn chế, vận động vụng về chậm chạm, thiếu sự
phối hợp giữa các cơ quan (cơ thể, tay, mắt,…)dẫn đến trẻ thường có nhiều động
tác thừa. Điều này gây khó khăn cho sự định hướng môi trường xung quanh của trẻ
- Phản ứng lời nói, âm thanh chậm cũng là một đặc điểm quan trọng của trẻ chậm
phát triển trí tuệ. Trẻ dường như “nghe mà như không nghe thấy, nhìn mà như
không nhìn thấy”, điều này đã gây cản trở lớn trong học đọc, học nói cũng như
trong lĩnh vực hoạt động nhận thức nói chung.
* Tư duy:
- Nhiều nhà khoa học cũng như các công trình nghiên cứu khẳng định, tư duy chỉ
dừng lại ở tư duy hành động cụ thể, tư duy trực quan cụ thể, tư duy logic kém,
không thể đạt đến trình độ của tư duy trừu tượng.
- Tính liên tục của tư duy hạn chế
- Tư duy thiếu tính phê phán, nhận xét. Trong các hoạt động hay thực hiện nhiệm
vụ, trẻ thường khó xác định được đúng hay sai nên không điều khiển được hành vi
của mình.
* Trí nhớ:
- Chậm nhớ, nhanh quên. Đây là đặc điểm trí nhớ nổi bật của trẻ chậm phát triển tri
tuệ, trẻ khó nhớ được các thông tin mang tính trừu tượng, khi cần hồi tưởng thì trẻ
nhớ không chính xác, thậm chí có thể quên trong thời gian rất ngắn.
- Trẻ ghi nhớ máy móc tốt hơn là ghi nhớ ý nghĩa. Ví dụ: Khi cho trẻ quan sát con
chim, trẻ chú ý đến một đặc điểm là chim bay được, sau đó trẻ quan sát những con
vật biết bay khác thì trẻ vẫn cho rằng đó là con chim.
- Trẻ chỉ ghi nhớ dấu hiện bên ngoài, ghi nhớ ý nghĩa hay logic đều cực kỳ khó
khăn đối với trẻ.
* Đặc điểm hành vi:
-
Hành vi trẻ chậm phát triển trí tuệ được các nhà khoa học biết đến như là một
thách thức lớn không chỉ cho người giáo viên trực tiếp dạy học cho đối tượng này
trong lớp học mà còn cho cả các nhà khoa học, nhà nghiên cứu. Trong tổng số trẻ
chậm phát triển trí tuệ thì có tới 40% trẻ có những biểu hiện hành vi lệch chuẩn
(hành vi bất thường). Đặc điểm hành vi của trẻ chậm phát triển trí tuệ được thể
hiện trên 3 cấp độ: tự ý thức, tự nhận thức và tự ý thức về mặt xã hội và các kĩ
năng xã hội.
* Đặc điểm ngôn ngữ:
Việc nghiên cứu tình trạng ngôn ngữ và giao tiếp của trẻ em CPTTT đã được nhiều
nhà khoa học đề cập tới như L.S Vugotsky, A.G Spikin, D.B Elkonin, S.L
Rubinstein…đều đã có một nhận xét chung: trẻ em CPTTT không chỉ kém về mặt
nhận thức mà thường kéo theo sự khiếm khuyết về khả năng ngôn ngữ. Các trẻ
CPTTT do bị tổn thất trung tâm ( TW thần kinh) kéo theo sự ảnh hưởng nghiêm
trọng đến tri giác nghe, hiện tượng co giật hay bị liệt cứng làm tổn thất đến cơ
quan vận động ngôn ngữ sẽ nảy sinh các khuyết tật về ngôn ngữ và giao tiếp (như
nói khó, không nói được, nói ngọng, nói lắp…).
* Về các mối quan hệ xã hội
- Khó thiết lập mối quan hệ với người khác.
- Khó chơi, hợp tác với bạn bè.
- Nhiều trẻ có biể hiện, hành vi bất thường.
* Về kĩ năng tự phục vụ
Thiếu hoặc yếu một số kĩ năng đơn giản: ăn uống, vệ sinh cá nhân, mặc quần
áo, sửa soạn và giữ gìn đồ dùng học tập: sách vở, bút, thước,…
1.2.
Các kĩ năng tự phục vụ bản thân cho trẻ CPTTT ở lớp 1.
Lớp 1 là giai đoạn mà trẻ được chuyển tiếp từ mầm non lên tiểu học, một
thời kỳ có thể nói vô cùng quan trọng và khó khăn đối với mọi trẻ, trong đó có trẻ
chậm phát triển trí tuệ.Ở mầm non, trẻ sinh hoạt hay bất cứ việc gì đều nhờ vào cô
giáo, tuy nhiên khi bước vào môi trường Tiểu học, được học ngoại trú thì việc dạy
cho trẻ khả năng tự phục vụ bản thân là vô cùng cần thiết. Chương trình dạy kĩ
năng tự phục vụ không chỉ được các nước trên thế giới quan tâm mà ở Việt Nam
cũng rất quan tâm đến nội dung này và đã được lên kế hoạch dạy cụ thể trong
chương trình dạy trẻ CPTTT ở các trường chuyên biệt.
Các kỹ năng sống hàng ngày là những kỹ năng thực tế mà một đứa trẻ
khuyết tật cần có để có thể sống tự lập hoặc có một cuộc sống bình thường hơn.
Các kỹ năng cơ bản được bao gồm như:
- Trong ăn uống: Cách dùng đũa, thìa, muỗng, cất cốc đúng chỗ sau khi uống
- Trong sinh họat cá nhân: Tắm rửa, rửa mặt, chải đầu, đánh răng, tự đi vệ sinh mà
không cần người lớn giúp, rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh, biết treo, sắp
xếp quần áo ngăn nắp khi đi học về, sắp xếp gối, mền sau khi ngủ,…
- Trong học tập, vui chơi: Chuẩn bị sách vở, dụng cụ học tập, áo quần khi đi học
(tự mặc), trang trí góc học tập cho gọn gàng, sạch sẽ,…
- Trong sinh hoạt xã hội: Vức rác vào thùng, nhặt của rơi trả lại người mất, giúp đỡ
bạn bè khi gặp khó khăn,…
* Một số kỹ năng phức tạp hơn như:
- Đi chợ, ví dụ như ra chợ mua rau,...
- Tự đi lại bằng phương tiện giao thông công cộng, như là đi xe buýt sang
làng khác, ...
- Tham gia các hoạt động xã hội, như là sinh nhật, đám cưới, đám ma, ...
- Làm một số việc nhà hữu ích, như là cho gà, cho cá ăn hay phơi quần áo,...
- Xử lý những tình huống khẩn cấp, ví dụ như phải biết làm gì khi ai đó bị
tai nạn, biết lúc nào thì nên gọi 115.
- Các hoạt động đơn giản có liên quan đến công việc/việc làm, như là pha trà
và cà-phê, giúp gia đình mở cửa hàng, hay chuẩn bị bữa ăn, ...
1.3.
Tầm quan trọng của hình thành kĩ năng tự phục vụ cho trẻ CPTTT ở lớp1.
Tự phục vụ bản thân là một trong những kỹ năng quan trọng thúc đẩy trẻ hoàn
thiện mình một cách tốt nhất. Đây còn là cơ hội vàng giúp trẻ nhanh chóng khôn
lớn và trưởng thành trong cuộc sống. Thiếu kỹ năng tự phục vụ sẽ dẫn đến hệ lụy
trẻ lười biếng, thụ động và khó khăn khi tham gia vào các hoạt động của tập thể. Vì
thế, muốn trẻ nên người, chúng ta cần rèn kỹ năng tự phục vụ cho trẻ ngay từ
những bậc học nhỏ nhất.
Kỹ năng tự phục vụ cho trẻ chậm phát triển trí tuệ là một yếu tố quan trọng có thể
giúp trẻ tăng cường tính độc lập và cảm giác về sự thành công. Dạy cho trẻ biết các
kỹ năng tự phục vụ, trẻ ý thức được sự cần thiết của việc tự phục vụ bản thân, biết
tự chăm sóc bản thân, tăng cường tính độc lập, trẻ sống có trách nhiệm hơn đối với
chính mình, dạy trẻ biết quan sát và làm theo hướng dẫn của người lớn trong các
công việc nhỏ hàng ngày… Với những hạn chế do khuyết tật, sẽ ảnh hưởng trực
tiếp đến các hoạt động thể chất và tinh thần. Vì vậy, các em có những nhu cầu cấp
bách đòi hỏi phải hỗ trợ, kích thích nhu cầu cũng như mong muốn, nỗ lực để đáp
ứng của chính bản thân trẻ, giúp các em có thể tham gia hoạt động và hòa nhập với
xã hội dễ dàng
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CỦA VIỆC HÌNH THÀNH KĨ NĂNG
TỰ PHỤC VỤ CHO TRẺ CPTTT Ở LỚP 1 TRƯỜNG TIỂU HỌC LÊ ĐỘ,
HUYỆN THĂNG BÌNH, TỈNH QUẢNG NAM .
2.1. Vài nét về trường Tiểu học Lê Độ, huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam
Trường Tiểu học Lê Độ nằm trên địa bàn xã Bình Tú, huyện Thăng Bình, tỉnh
Quảng Nam. Đội ngũ giáo viên nhà trường gồm 20 người, trong đó bao gồm cả
giáo viên bộ môn. Số lượng học sinh gồm 500 em, tuy nhiên học sinh chậm phát
triển trí tuệ khá nhiều, khoảng 10 em, điều này gây nhiều khó khăn và cản trở cho
việc giảng dạy của cán bộ, giáo viên nhà trường.
Nhìn chung cơ sở vật chất và trang thiết bị giảng dạy của nhà trường đã có nhiều
cải tiến và đổi mới hơn thời gian trước đó, có một phòng Tin học dành cho học
sinh, một thư viện phục vụ việc đọc sách và học nhóm cho học sinh. Khu vệ sinh
của nhà trường được xây dựng đúng quy cách, trường có tường rào, cổng chính,
cổng phụ phục vụ an ninh học đường và đảm bảo an toàn tối đa nhất cho mọi học
sinh. Ngoài ra nhà trường còn có công trình nước sạch phục vụ học sinh và cán bộ,
giáo viên nhà trường.
Học sinh khuyết tật ở đây đa số là trẻ chậm phát triển trí tuệ, có một số trẻ khiếm
thính nhưng ở mức độ nhẹ, được phân bố ở các khối lớp, các em gặp rất nhiều khó
khăn trong học tập và rèn luyện. Chính vì thế, đòi hỏi sự chung tay giúp đỡ không
chỉ của giáo viên mà còn cả gia đình và xã hội.
2.2.
Thực trạng của việc hình thành kĩ năng tự phục vụ bản thân cho trẻ CPTTT
ở lớp 1 trường Tiểu học Lê Độ.
Về thực trạng việc hình thành kỹ năng tự phục vụ bản thân cho trẻ chậm phát triển
trí tuệ thì chưa được nhà trường chú trọng . Đa số học tại trường là học sinh trong
xã, các em được học gần nhà nên việc ở bán trú không được triển khai nên học sinh
bình thường hay chậm phát triển trí tuệ ít được trang bị các kỹ năng tự phục vụ.
Giáo viên dạy hầu hết do không được đào tạo chuyên sâu về lĩnh vực giáo
dục trẻ khuyết tật cho nên về mặt lí luận nhìn chung còn hạn chế. Chưa xác định
được cơ sở cốt lõi để làm điểm tựa chính khi xây dựng chương trình; chưa có cơ
quan có thẩm quyền biên soạn chương trình, quản lí, giám sát việc thực hiện
chương trình nên việc sử dụng chương trình còn tuỳ tiện, thiếu tính thống nhất,
việc học hỏi, chia sẻ kinh nghiệm với các trường còn hạn chế. Do không được tiếp
cận với chương trình giáo dục, thiếu kiến thức, kĩ năng chăm sóc, giáo dục trẻ
khuyết tật cho nên sự hỗ trợ của phụ huynh trong việc chăm sóc, giáo dục trẻ rất
hạn chế; giáo viên tiêu tốn rất nhiều thời gian vào biên soạn chương trình nên
không còn nhiều thời gian cho việc thiết kế bài dạy, tìm kiếm và làm đồ dùng dạy
học, hình thành kỉ năng cho các em, vì vậy chất lượng giảng dạy chưa đạt hiệu quả
cao.
2.4.
Gia đình và địa phương.
Xã Bình Tú là một xã thuộc diện khó khăn của huyện Thăng Bình, việc tập huấn
hay tiếp cận được các chương trình giáo dục của địa phương còn rất yếu, chưa có
chính sách, tổ chức hay cá nhân nào có đủ trình độ và khả năng để hướng trẻ đến
một môi trường hòa nhập mới, chính vì vậy việc giải quyết vấn đề này đang đặt ra
một cách bức thiết.
Về phía gia đình: Nhìn chung ở hầu hết các gia đình có trẻ khuyết tật (chậm phát
triển trí tuệ) chưa được tiếp cận với chương trình giáo dục của con em mình. Chính
vì vậy, vai trò của phụ huynh trong việc chăm sóc, giáo dục trẻ khuyết tật còn tồn
tại nhiều hạn chế: Không có thời gian chăm sóc con em mình, không quan tâm bỏ
bê con cái, ảnh hưởng của thời bao cấp về trẻ khuyết tật vẫn còn ăn sâu trong tư
tưởng một số gia đình.
Có thể nói phụ huynh là lực lượng hỗ trợ giáo dục quan trọng bậc nhất nhưng
chưa được phát huy.Bởi vì chỉ có phụ huynh có nhiều thời gian gần gũi trẻ, hiểu
tâm sinh lí trẻ nhất nhưng do thiếu kiến thức, kĩ năng và không biết nội dung, tiến
trình dạy trẻ cho nên sự hỗ trợ của phụ huynh trong việc chăm sóc, giáo dục trẻ rất
hạn chế. Do đó vấn đề này đang cần có một giải pháp thật sự có hiệu quả.
CHƯƠNG 3:MỘT SỐ BIỆN PHÁP HÌNH THÀNH KĨ NĂNG
TỰ PHỤC VỤ BẢN THÂN CHO TRẺ CPTTT Ở LỚP 1TRƯỜNG TIỂU
HỌC LÊ ĐỘ, HUYỆN THĂNG BÌNH, TỈNH QUẢNG NAM .
3.1.
Cơ sở đề xuất một số biện pháp.
Dạy những kĩ năng tự phục vụ hằng ngày phải thực hiện đúng theo mục tiêu
giáo dục nhà trường.
- Nguyên tắc đảm bảo tính phát triển: giáo dục muốn thực hiện tốt các nhiệm
vụ đặt ra phải đảm bảo tính phát triển. Nghĩa là dạy học không nhằm vào mức độ
đạ được mà luôn vượt qua mức đó, đi trước một bước luôn đòi hỏi trẻ phải có sự
nổ lực để nắm bắt được các kĩ năng mới.
- Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống, liên tục: Nguyên tắc này đòi hỏi việc
sắp xếp nội dung, chương trình luện tập đảm bảo trình tự, logic, liên tục và khoa
học.
- Nguyên tắc cá biệt hóa: Mỗi trẻ em có sở thích, hứng thú, những khó khăn
khác nhau. Đặc biệt đối với trẻ chậm phát triển trí tuệ, khả năng trí tuệ, mức độ tiếp
thu, mức độ linh hoạt trõng tư duy cũng khác nhau. Do vậy trong quá trình dạy các
kĩ năng tự phục vụ cho trẻ giáo viên nên linh hoạt để đạt được kết quả tốt hơn.
3.2.
Một số biện pháp hình thành kĩ năng tự phục vụ cho trẻ CPTTT ở lớp 1.
3.2.1. Biện pháp làm mẫu
Biện pháp làm mẫu được sử dụng khá nhiều trong dạy và hoc ở Tiểu học, nó không
chỉ ứng dụng trong dạy học các môn học mà còn được sử dụng để hướng dẫn hình
thành kỹ năng tự phục vụ cho trẻ chậm phát triển trí tuệ.
Biện pháp làm mẫu trong dạy học được hiểu là giáo viên sẽ là người hướng dẫn
thực hiện bất kỳ nhiệm vụ nào một cách ngắn gọn, cụ thể và dễ thực hiện có sự
quan sát của học sinh, để thông qua đó học sinh có thể bắt chước và làm theo như
giáo viên đã làm.
Để làm cho học sinh chậm phát triển có thể qua sát và thực hiện lại được được thì
giáo viên có thể làm mẫu một cách trực tiếp thông qua ví dụ rõ ràng về một kỹ
năng hoặc một thủ thuật nào đó để học sinh dễ tiếp thu.
Những lưu ý khi sử dụng biện pháp làm mẫu:
Giáo viện cần phải nhận thức được rằng, hành vi của mình làm “hình mẫu” cho các
em, nên phải hành xử một cách lịch sự , đường hoàng, không để những tác động
bên ngoài chi phối hành động mẫu. Đa số trẻ là học sinh Tiểu học (lớp Một), nếu
giáo viên có một cử chỉ, hành động sai, hấp tấp, thô lỗ thì chính những điều đó
hướng học sinh tới một cách làm sai lệch. Và ngược lại nếu trong quá trình làm
mẫu, giáo viên tiến hành một cách gọn gàng, lịch sự,…thì sẽ cho ra bản sao ở học
sinh có những tín hiệu tích cực. Ngoài ra trước khi tiến hành làm mẫu thì giáo viên
cũng phải tìm hiểu khả năng nhu cầu của trẻ từ đó dạy cho trẻ những kĩ năng tự
phục vụ hằng ngày.
Để việc làm mẫu được hiệu quả, cần thưc hiện các bước sau:
1. Các kĩ năng tự phục vụ cần thiết phải phù hợp với khả năng của học sinh và
đảm bảo tính phát triển.
2. Chia kỹ năng thành từng phần nhỏ dễ tiếp thu.
3. Kiểm tra sự tiếp thu của học sinh trong suốt quá trình làm mẫu và thực hiện
lại những bước có thể khó hiểu đối với học sinh.
4. Đảm bảo nhịp độ phù hợp để trẻ có thể theo kịp
5. Làm mẫu nhiều lần nếu cần để trẻ có thể ghi nhớ và tự mình thực hiện sau
này.
Ví dụ: Giáo viên muốn một đứa trẻ học cách mặc áo giáo viên có thể mặc
thử cho các em xem, hướng dẫn các em từ bước 1 đến hết. Bước 1: cầm áo bằng
tay phải, bước 2 luồn cánh tay trái vào ống tay trái áo, bước 3 cho nốt tay phải vào
ống tay áo ...
3.2.2. Biện pháp luyện tập
3.2.3. Dạy tiết học cá nhân
3.2.4. Vòng tay bạn bè
Vòng tay bạn bè là ký thuyết xác lập các mối quan hệ xã hội để định ra phương
châm ứng xử phù hợp, tạo điều kiện cho cuộc sống phát triển. Lý thuyết từ vòng
tay bạn bè xuất phát từ Canada và được sử dụng phổ biến ở nhiều nước trên thế
giới không chỉ cho tuổi học đường mà còn áp dụng cho cả những người trưởng
thành.
Lứa tuổi chuyển tiếp từ Mầm non lên Tiểu học, các em có khá nhiều bạn bè và bạn
bè của các em cũng có một số bạn thân quen do cùng học trên một địa bàn nên khi
vào lớp Một đa số các em đã được học chung trước đó, nên việc đưa vòng tay bạn
bè vào hình thành kỹ năng tự phục vụ cho trẻ sẽ khá dễ dàng.
Phát triển kỹ năng tự phục vụ cho trẻ chậm phát triển trí tuệ thông qua vòng tay
bạn bè không chỉ cần sự hỗ trợ của giáo viên chủ nhiệm mà cần sự hợp tác của cả
giáo viên bộ môn, học sinh và sự quan tâm của nhà trường. Để thực hiện được điều
này, giáo viên nên giúp đỡ tạo điều kiện để trẻ có ít nhất một người bạn thân nhất
trong lớp, thường tham gia cùng trẻ trong các hoạt động và giúp đỡ trẻ. Bắt đầu từ
các phong trào: “Đôi bạn cùng tiến”, “hoa học tốt”, “hoa điểm 10”, thông qua
những phong trào như vậy, trẻ được bạn bè giúp đỡ về việc học, sắp xếp đồ dùng,
sách vở sau khi đi học về ngoài ra trẻ có cơ hội được bạn bè giúp đỡ và tìm được
một người bạn thân để giúp đỡ trong các hoạt động: cởi áo khoác, cởi mũ khi đến
lớp, thu dọn sách vở, ...
Thông qua đó sẽ tạo cho trẻ mối quan hệ bạn bè ấm áp, những người bạn sẽ
giúp trẻ mau chóng hòa nhập với nề nếp sinh hoạt, cách ứng xử phù hợp trong
trường lớp. Hơn nữa trẻ cảm thấy an tâm, vui vẻ khi có bạn bè sẽ là điều kiện quan
trọng tiếp thu các kĩ năng tự phục vụ cần thiết.
Giáo viên có thể thành lập nhóm bạn sẵn sàng giúp đỡ trẻ chậm phát triển trí
tuệ. Những em này biết quý mến bạn, không ngại khó và có ý thức trách nhiệm khi
được giáo viên phân công. Các em là những người thường xuyên giúp đỡ các em
trong vấn đề: phụ trẻ lấy sách vở, sắp sếp bàn học, đi vệ sinh,giữ gìn trường lớp
sách đẹp, ... Việc thiết lập mối quan hệ với bạn bè giúp trẻ không còn cảm giác tự
ti, tạo động lực để các em tự rèn luyện các kĩ năng cần thiết.
Những lưu ý trong việc sử dụng biện pháp “vòng tay bạn bè”:
Khi lựa chọn thành viên của vòng bạn bè, giáo viên nên chọn những học
sinh mà trẻ chậm phát triển trí tuệ thích. Những học sinh này có thiện cảm với trẻ
chậm phát triển trí tuệ, biết chia sẽ giúp đỡ trẻ.
Khi sắp xếp chỗ ngồi nên cho những cặp học sinh có trẻ chậm phát triển trí
tuệ ngồi bàn gần giáo viên , để giáo viên dễ dàng quan sát và có những hỗ trợ cần
thiết, vì không phải lúc nào học sinh giúp đỡ cũng làm được tất cả mọi việc.
Ví dụ: Sau khi chơi đồ chơi xong, các bạn bên cạnh hướng dẫn và giúp đỡ trẻ thu
dọn đồ chơi.Giáo viên cho trẻ tham gia các hoạt động tập thể như lao động, vệ sinh
trường lớp. Giáo viên viên hay hướng dẫn cán bộ lớp phân công công việc vừa sức
với trẻ và được làm chung với một số bạn thân như: tưới hoa, quét sân hay tham
gia vào các công việc trang trí lớp học, trưng bày sản phẩm của lớp, lau bảng, ...
Tuy nhiên, nếu các bạn cứ gợi ý và giúp đỡ trẻ suốt, trẻ sẽ không học được
các thực hiện công việc một mình . Vì vậy, giáo viên nên giảm dần các gợi ý.
3.2.5. Xây dựng kế hoạch giáo dục cá nhân
3.2.6. Phối hợp với gia đình trong việc hình thành kỹ năng tự phục vụ cho cho trẻ
Có thể nói gia đình là nơi thứ hai hỗ trợ việc hình thành kĩ năng tự phục vụ tốt nhất
sau môi trường giáo dục của nhà trường, những người thân trong gia đình am hiểu
tâm lí, khả năng nhu cầu của trẻ, trẻ thích gì?, muốn gì?, đã làm được những gì?,
…cần đáp ứng những gì trong học tập và cuộc sống.
- Gia đình có cha mẹ, người thân có thể giáo dục thêm cho trẻ những kĩ năng cơ
bản trong học tập đã được hình thành trong lớp học. Ngoài ra thông qua giáo dục
gia đình trẻ học được nhiều hơn những kĩ năng mà trẻ đã học tại trường. Những
kiến thức kĩ năng trẻ được học ở trường thì môi trường giáo dục gia đình hỗ trọe
giúp đỡ trẻ trong các kĩ năng khác.
Chẳng hạn như kĩ năng đánh răng, rửa mặt, sắp xếp chăn màn, quần áo gọn gàng,
trang trí góc học cho đẹp ngăn nắp, vệ sinh cá nhân, chải đầu, cột tóc,…
Những lưu ý khi :
+ Phù hợp với nhu càu của trẻ chậm phát triển trí tuệ .
+ Đảm bảo cho trẻ có thể thực hiện được.
- Ví dụ: việc đánh răng ở trường trẻ không được hướng dẫn, gia đình có thể dạy
cho trẻ theo từng bước:
+ Bước 1: Chuẩn bị các dụng cụ đánh răng như: bàn chải, kem đánh răng, nước,
khăn lau mặt.
+ Bước 2: Cho kem đánh răng vào bàn chải đã được chuẩn bị và làm ướt.
+ Bước 3: Cho bàn chải vào răng đánh theo chiều từ trên xuống và ngược lại
khoảng 3 phút.
+ Bước 4: Súc miệng lại bằng nước cho sạch và rửa mặt.
C. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
D. TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Giáo dục hòa nhập trẻ Chậm phát triển trí tuệ bậc Tiểu
học, sách dành cho giáo viên Tiểu học, Viện chiến lược và chương trình giáo dục
2. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật bậc Tiểu học, Dự án
phát triển giáo viên Tiểu học, Hà Nội
3. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Viện chiến lược và chương trình giáo dục, Trung tâm
nghiên cứu chiến lược và chương trình Giáo dục chuyên biệt năm 2016.
4.Đặng Vũ Hoạt (chủ biên) (2004), Giáo trình Giáo dục học Tiểu học, Nhà xuất
bản Đại học sư phạm Hà Nội
5. Nguyễn Quang Uẩn ( chủ biên) (1997), Tâm lý học đại cương, Nhà xuất bản Đại
học Quốc gia Hà Nội 6. Nguyễn Đức Minh ( chủ biên) (2006), Giáo dục trẻ Chậm
phát triển trí tuệ, Viện chiến lược và chương trình giáo dục.
7. Võ Đình Dũng, Bài giảng tâm lý học lứa tuổi, khoa Tâm lý – Giáo dục, trường
Đại học Quảng Nam.
8. Viện khoa học giáo dục (2001), Dạy học hòa nhập và cộng đồng cho học sinh
khuyết tật, Nhà xuất bản chính trị Quốc gia, Hà Nội.