Tải bản đầy đủ (.doc) (36 trang)

SKKN Rèn kĩ năng sống cho học sinh lớp 3

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (920.5 KB, 36 trang )

Rèn kĩ năng sống cho học sinh lớp 3

TÓM TẮT
“… Thiếu kĩ năng sống, mãi là người khuyết tật “ - Tô Vĩnh Hà.
Thật vậy, Kỹ năng sống là những trải nghiệm có hiệu quả nhất, đáp ứng các
nhu cầu cụ thể trong suốt quá trình tồn tại và phát triển của con người, là năng
lực tâm lý xã hội, giúp cá nhân giải quyết những thách thức của cuộc sống. Nó
có thể hình thành một cách tự nhiên thông qua giáo dục hoặc tự rèn luyện của
con người, đó là những kỹ năng thuộc về tính cách, không mang tính chuyên
môn, nhưng lại cực kì cần thiết trong mọi trường hợp, mọi hoàn cảnh, mọi lứa
tuổi trong cuộc sống. Kỹ năng sống giúp con người sống, học tập và làm việc
hiệu quả. Thiếu hoặc nhận định sai về kĩ năng sống, làm cho bản thân khó thích
nghi với môi trường xung quanh, không đáp ứng nhu cầu và thách thức của cuộc
sống. Hay nói khác hơn, khiếm khuyết về kỹ năng sống sẽ là một tai họa lâu dài.
Khác với học sinh lớp 1 và 2, học sinh lớp 3, do tố chất của các em đã phát
triển tương đối đầy đủ, các mối quan hệ được mở rộng ra môi trường xung quanh
bên ngoài ghế nhà trường. Việc tiếp xúc với cộng đồng, dưới mọi hình thức sinh
hoạt văn hóa, vui chơi hay bắt đầu đón nhận những lượng thông tin từ phía bên
ngoài, mà không có bậc phụ huynh hoặc thầy cô bên cạnh, nên việc hình thành
kỹ năng sống cho các em là rất quan trọng.Kỹ năng sống giúp các em kịp thời
nhận định những điều cần thiết đối với bản thân, đem đến sự tự tin và xử lý linh
hoạt các tình huống trong cuộc sống, có ảnh hưởng tốt đến quá trình hình thành
và phát triển nhân cách sau này.
Vì thế, học sinh lớp 3 cần được trang bị, định hướng đúng một số kiến thức
cần thiết về kỹ năng sống thích hợp với hoàn cảnh sinh hoạt, học tập và độ tuổi
các em, tạo tiền đề nhằm đáp ứng nhu cầu giáo dục toàn diện thế hệ trẻ, nhu cầu
hội nhập quốc tế và nhu cầu phát triển của người học trong hoàn cảnh kinh tế
ngày một nâng cao, xã hội ngày một phát triển. Tuy nhiên, hiệu quả trong việc
giáo dục về kĩ năng sống cho học sinh lớp 3 trên thực tế chưa được cụ thể hóa.
Trần Thị Lệ


1


Rèn kĩ năng sống cho học sinh lớp 3

GIỚI THIỆU

1. HIỆN TRẠNG :
Từ năm học 2010 - 2011 Bộ giáo dục - Đào tạo đã đưa nội dung, chương
trình giáo dục kỹ năng sống lồng ghép vào các môn học và hoạt động ngoại khóa
ở bậc Tiểu học, đây là một chủ trương cần thiết và đúng đắn, được mọi người
ủng hộ. Tuy nhiên, thực tế đến nay cho thấy việc giáo dục kỹ năng sống cho học
sinh là việc làm khó, không phải muốn là làm được và kết quả đòi hỏi nhiều yếu
tố kết hợp từ phía gia đình, nhà trường và xã hội, chứ không chỉ đơn thuần ở các
bài giảng trên lớp của giáo viên mà làm nên việc.
Hiện nay, theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục - Đào tạo là định hướng chung
trong việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học song hình như chúng ta
còn cứng nhắc, không sáng tạo hoặc nghiên cứu thực tế địa bàn hoạt động của
nhà trường tại địa phương để áp dụng cho thích hợp. Vì học sinh ở các vùng
miền khác nhau thì cần trang bị những kỹ năng sống khác nhau .
Căn cứ vào tình hình thực tế, đa số học sinh dù sinh sống ở thành thị, nông
thôn, miền núi cao hay biển đảo đều có hiện tượng chung trong hai môi trường
có hai hoàn cảnh khác nhau:
- Một là các em được sự quan tâm chăm sóc quá sức chu đáo của phụ huynh
vì sống trong gia đình ít con, hoàn cảnh kinh tế ổn định. Hoàn cảnh này cho thấy
Phụ huynh thường thích làm thay cho con em mà không hề hay biết tác hại của
những hành động trên dù nó thật đơn giản đối với các em. Tự các bậc phụ huynh,
biến con em mình thành những đứa trẻ có lớn mà chưa có khôn, khờ dại, vụng về
khi đối diện với vô vàn tình huống mang tính “nguy cơ” trong một xã hội ngày
càng phát triển, ngày càng phức tạp.

- Hai là những em sống trong gia đình với nhiều lo toan cho cuộc sống mưu
sinh, mồ côi cha mẹ, cha mẹ ly hôn, bạo lực gia đình, tư tưởng “ trời sinh voi
Trần Thị Lệ

2


Rèn kĩ năng sống cho học sinh lớp 3

sinh cỏ “, đưa đến tình trạng phụ huynh bỏ mặc con cái cho nhà trường và xã
hội. Có lẽ đây là sự ngộ nhận lớn nhất của phụ huynh, bởi giáo dục kỹ năng sống
trước hết phải bắt đầu từ mỗi gia đình, từ vai trò, trách nhiệm làm cha mẹ, không
gì có thể thay thế được.
Môi trường, hoàn cảnh khác nhau ấy lại thường cùng mang đến cho các
em một thiếu sót lớn trong từng bước trưởng thành, đó là kĩ năng sống. Vì vậy,
việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học nói chung hay học sinh lớp 3
nói riêng, qua học tập - sinh hoạt ở trường là điều hết sức cần thiết.
Rút kinh nghiệm cho bài học đau lòng không lâu khi một nghiên cứu được
ngành giáo dục công bố : có 37% sinh viên ra trường không tìm được việc làm
do thiếu kỹ năng thực hành xã hội (khả năng tư duy độc lập, sáng tạo, giao
tiếp...); 83% sinh viên ra trường bị các nhà tuyển dụng đánh giá là thiếu kỹ năng
sống ?... đã để lại cho người làm công tác giáo dục nhiều suy ngẫm.
Qua nhiều năm thực hiện tôi nhận thấy như sau :
- Kỹ năng sống có được là những gì trãi nghiệm qua thực tế, không chỉ
dừng ở các bài giảng trên lớp ( học ) mà phải cụ thể hóa cho học sinh tận tường
chứng kiến, xử lý ( hành ) mới đem lại hiệu quả như mong muốn .
- Phải biết sáng tạo, khai thác, áp dụng các kỹ năng sống đúng theo hoàn
cảnh, địa bàn hoạt động của trường, của lớp mình.
- Còn nhiều giáo viên cứ nhầm tưởng “ môn Đạo đức là môn có trách
nhiệm giảng dạy kỹ năng sống “.

- Là giáo viên chủ nhiệm và dạy lớp với hai môn chính Toán – Tiếng việt,
tôi có được sự kết hợp chặt chẽ với phụ huynh học sinh trong quá trình giáo dục
kỹ năng sống cho học sinh. Chính vì thế, tôi đã chọn đề tài nghiên cứu : “ Rèn
luyện kỹ năng sống cho học sinh lớp 3 . “
Để thực hiện đề tài nghiên cứu, tôi chọn cách tiến hành trên hai nhóm
tương đương : Hai lớp 3 trường Tiểu học Thành Công. Lớp 3 1 là lớp thực
nghiệm, lớp 32 là lớp đối chứng. Lớp thực nghiệm được thực hành, áp dụng sáng
Trần Thị Lệ

3


Rèn kĩ năng sống cho học sinh lớp 3

tạo với các biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho học sinh . Trong quá trình
nghiên cứu, kết quả của lớp thực nghiệm cho thấy tư duy xử lý tình huống về kỹ
năng sống của các em hơn hẳn với các học sinh lớp đối chứng. Kết quả kiểm
chứng đã trả lời cho câu hỏi đề tài đặt ra : “ Kỹ năng sống, giúp gì cho các em
học sinh ở độ tuổi lớp 3 ? “ đối với giáo viên và học sinh khối lớp 3 trường Tiểu
học Thành Công.
 Hiệu quả của đề tài :
- Giúp học sinh ý thức và tôn trọng bản thân, thích nghi trong mối quan hệ
với xã hội. Học sinh hiểu biết trong việc rèn luyện thể chất, tinh thần. Có hành
vi, thói quen ứng xử có văn hóa, hiểu biết và chấp hành pháp luật.
- Giúp học sinh có đủ khả năng tự thích ứng với môi trường xung quanh, tự
bảo vệ mình, tự tin khi giải quyết các tình huống khó khăn trong công việc.
- Giúp giáo viên chúng ta hiểu rõ hơn về kỹ năng sống và cách giáo dục kỹ
năng sống, dễ dàng định hướng trong soạn giảng kỹ năng sống cho học sinh.
- Góp một phần nhỏ làm rõ nội dung Modul 39 đối với giáo viên.
2. ĐỊNH HƯỚNG CỦA ĐỀ TÀI :

Để quá trình nghiên cứu, kết quả nghiên cứu mang tính chính xác, đề tài
đưa ra các định hướng sau :
- Tìm hiểu các kỹ năng sống thích ứng cần thiết đối với học sinh lớp 3 .
- Nguyên nhân thiếu kỹ năng sống ở học sinh.
- Biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho học sinh lớp 3.
- Các nguyên tắc cần có trong việc giáo dục kỹ năng sống.
- Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh ngoài các bài dạy trên lớp.
- Giáo dục Kỹ năng sống thông qua môn Tiếng việt.
- Giáo dục kỹ năng sống qua việc kết hợp giữa gia đình, nhà trường và xã
hội.

Trần Thị Lệ

4


Rèn kĩ năng sống cho học sinh lớp 3

PHƯƠNG PHÁP
1. KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU :
Để tạo điều kiện gần gũi và mang tính chất thực tế cho đề tài. Tôi lựa chọn
hai lớp 3 tại điểm chính trường mình thực dạy là trường Tiểu học Thành Công,
giúp cho tôi thuận lợi hơn trong việc thực hiện đề tài Nghiên cứu khoa học sư
phạm ứng dụng.
* Giáo viên : dạy lớp trong quá trình thực nghiệm :
- Trần Thị Lệ

- giáo viên dạy lớp 31 : lớp thực nghiệm .

- Nguyễn Văn Nhanh - giáo viên dạy lớp 32 : lớp đối chứng .

* Học sinh : Đây là hai lớp được chọn vì có các điểm tương đồng về :
- sĩ số :

Lớp 31 : 37 học sinh ; Lớp 32 : 37 học sinh.

- Tỉ lệ giới tính ( nữ ) : Lớp 31 : 37 / 23 học sinh ; Lớp 32 : 37 / 24 học sinh.
- Học lực tương đối ngang nhau ở chất lượng đầu năm học. Cụ thể về điểm viết
trong môn Tiếng Việt ( có chứa điểm Luyện từ - Câu ) được thể hiện theo biểu đồ
:

Học sinh cả hai lớp này đều có tinh thần chủ động, tích cực học tập và có
cùng môi trường sinh hoạt, vui chơi tại điểm Bình Hưng của trường Tiểu học
Thành Công.
Trần Thị Lệ

5


Rèn kĩ năng sống cho học sinh lớp 3

2. THIẾT KẾ :
Tôi lựa chọn hai lớp ba có nhiều điểm tương đương nhau về sinh hoạt và
học tập, lấy điểm kiểm tra khảo sát chất lượng đầu năm để kiểm tra sự tương
đương. Dùng phép kiểm chứng T- test để so sánh kiến thức Từ ngữ - Ngữ pháp
của các em trước tác động và chọn: Thiết kế kiểm tra trước tác động và sau
tác động đối với các nhóm tương đương để thực hiện thực nghiệm.
Bảng 1 : Kiểm chứng xác định hai lớp tương đương ở đầu năm học .
TRƯỚC TÁC ĐỘNG

THỰC NGHIỆM


ĐỐI CHỨNG

ĐIỂM TRUNG BÌNH

6.5

6.3

CỘNG
TÍNH P TRONG KIỂM

0.2

CHỨNG
Qua bảng tính 1 cho ta thấy P = 0.2 > 0.05 , có thể suy ra độ chênh lệch về
điểm trung bình môn Luyện từ và Câu của hai lớp 3 1 ( thực nghiệm ) và lớp 32
( đối chứng ) không có ý nghĩa, hai lớp chọn trong đề tài là tương đương.
Bảng 2 : Thiết kế kiểm chứng kết quả thực nghiệm
KIỂM TRA TRƯỚC

NHÓM

N1

TÁC ĐỘNG

01

LỚP 31


TÁC ĐỘNG
Dạy học có áp dụng nhiều hình thức sáng tạo, trò
chơi, tranh ảnh trong học tập.
Dạy học không sử dụng các hình thức sáng tạo,

N2
LỚP 32

KIỂM TRA SAU

02

trò chơi, tranh ảnh trong học tập.
 { 01- 02 } = 0.2 > 0.05  không có nghĩa  hai lớp tương đương.
 { 03- 04 } = 1.0 > 0

TÁC ĐỘNG

03
04

 hoạt động thực nghiệm đã mang lại kết quả.
THỰC NGHIỆM

Trần Thị Lệ

6



Rèn kĩ năng sống cho học sinh lớp 3

I. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ:
1. NGUYÊN NHÂN :
a. Nguyên nhân về phía nhà trường:
Việc thiếu kỹ năng sống ở học sinh tiểu học cũng có phần trách nhiệm của
nhà trường trong việc phối hợp với gia đình và xã hội. Hiện tượng quá tải với các
môn học cũng gây nhiều áp lực đối với học sinh. Các kỹ năng sống bị xem nhẹ
trong thời gian dài. Chưa có sự phối hợp nhịp nhàng giữa giáo viên chủ nhiệm
với giáo viên bộ môn. Một số giáo viên còn thiếu kinh nghiệm, không có tính
sáng tạo trong việc đề ra các biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho học sinh đôi
khi còn có hiện tượng cứng nhắc, gò ép.
Song song, còn một bộ phận giáo viên chủ nhiệm chưa thực sự có năng lực
làm công tác chủ nhiệm, chưa phát huy được hiệu quả của giờ sinh hoạt lớp hay
hoạt động ngoài giờ, thiếu quan tâm đến nguyện vọng tâm sinh lý học sinh.
b. Nguyên nhân về phía gia đình:
Phần nhiều học sinh thiếu kỹ năng sống đều do gia đình thiếu quan tâm
chăm sóc, giúp đỡ các em, một số gia đình do kinh tế khó khăn bố mẹ đi làm ăn
xa, một số gia đình không biết cách, không có phương pháp giáo dục kỹ năng
sống cho con. Bản thân học sinh không có sự rèn luyện tốt. Tác động tiêu cực
của bạn bè. Sự ảnh hưởng của khoa học công nghệ: điện thoại, internet, games.
c. Nguyên nhân về phía xã hội:
Học sinh phải tiếp cận với một thế giới hỗn độn, một cộng đồng phức tạp,
một xã hội đầy cám dỗ, bất chấp thủ đoạn, mang nặng tư tưởng trục lợi cá nhân,
đó là thách thức lớn đối với trẻ mới chập chững vào đời. Xã hội và cộng đồng,
hầu như quên đi cái trách nhiệm mà mình phải đóng góp cho tương lai thế hệ trẻ,
một trách nhiệm về lâu, về dài cho đất nước.
2. BIỆN PHÁP GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH LỚP 3
Trần Thị Lệ


7


Rèn kĩ năng sống cho học sinh lớp 3

A.

ĐẢM BẢO THỰC HIỆN TỐT CÁC NGUYÊN TẮC GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG

Kỹ năng sống… đơn giản là tất cả những điều cần thiết mà các em phải biết để
có được khả năng thích ứng với những thay đổi diễn ra hằng ngày trong cuộc
sống. Đối với học sinh lớp 3, các em là thế hệ chập chững gia nhập xã hội, cộng
đồng, chính vì thế giáo viên cần chú ý 5 nguyên tắc khi giáo dục kĩ năng sống:
 Tương tác: các kĩ năng thương lượng, kĩ năng giải quyết vấn đề … được
hình thành tốt trong quá trình HS tương tác với bạn bè và những người xung
quanh. Tạo điều kiện để các em có dịp thể hiện ý kiến của mình và xem xét ý
kiến của người khác... Do vậy GV cần tổ chức các hoạt động có tính chất tương
tác trong các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp để giáo dục kỹ năng sống cho
các em.
 Trải nghiệm: Cần phải có thiết kế và tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ
lên lớp cho HS được hoạt động thực, có cơ hội thể hiện ý tưởng, có cơ hội xử lí
các tình huống cũng như phản biện…Kỹ năng sống chỉ được hình thành khi
người học trải nghiệm qua thực tế và nó có kĩ năng khi các em được làm việc đó.
 Nguyên tắc tiến trình và nguyên tắc thay đổi hành vi: Giáo viên không thể
giáo dục kỹ năng sống trong một lần mà kỹ năng sống là một quá trình từ nhận
thức - hình thành thái độ - thay đổi hành vi. Thay đổi hành vi của một con người
đặc biệt ở hành vi tốt là quá trình khó khăn. Do vậy giáo dục kỹ năng sống
không thể là ngày một ngày hai mà phải là một quá trình và cần duy trì nó không
thể nói suông hay lơ là được.
 Thời gian và môi trường giáo dục: Giáo dục kỹ năng sống được thực hiện

mọi lúc mọi nơi, trong mọi trường hợp, mọi yếu tố của môi trường như gia đình,
nhà trường, xã hội; cần phải tạo điều kiện tối đa cho HS tham gia vào các tình
huống thật trong cuộc sống. Trong quá trình tổ chức hoạt động giáo dục phải
chắn chắc tất cả các học sinh đều tham gia tích cực, cụ thể, có làm việc nhóm,
tranh luận và rút ra bài học chính xác, hữu dụng nhất.
B. TĂNG CƯỜNG NHỮNG KỸ NĂNG CẦN THIẾT CHO HỌC SINH LỚP 3 :
Trần Thị Lệ

8


Rèn kĩ năng sống cho học sinh lớp 3

Do tố chất, học sinh lớp 3 bắt đầu có mối quan hệ rộng mở đối với môi
trường sống. Tư duy của các em bộc lộ sự phát triển, sự hiểu biết được nâng cao,
biết nhận định chính xác về thế giới xung quanh mình. Vì lẽ đó, theo nhu cầu
phát triển hài hòa giữa con người và xã hội, độ tuổi học sinh lớp 3 là độ tuổi cần
được chăm chút, bồi dưỡng những kỹ năng sống hợp lý. Giúp các em sống, sinh
hoạt và học tập tốt hơn. Tôi xin đưa ra một số kỹ năng sống cần thiết như sau :
1b. Kỹ năng tư duy : ( nhằm thực hiện mục tiêu : Học để biết )
- Kỹ năng tư duy phê phán : khả năng phân tích đánh giá một vấn đề nào đó.
- Kỹ năng tư duy sáng tạo : khả năng giải quyết vấn đề theo cách mới.
- Kỹ năng ra quyết định : khả năng chọn phương án tốt để giải quyết vấn đề.
- Kỹ năng giải quyết vấn đề : Khả năng chọn phương án, hành động theo
phương án để giải quyết vấn đề cá nhân trong cuộc sống.
2b. kỹ năng cá nhân : ( nhằm thực hiện mục tiêu : Học để làm người )
- Kỹ năng ứng phó với căng thẳng : Khả năng bình tĩnh, ứng phó tích cực.
- Kỹ năng kiểm soát cảm xúc : Khả năng nhận thức rõ cảm xúc của mình.
- Kỹ năng tự nhận thức : Khả năng nhận thức đúng về bản thân.
- Kỹ năng thể hiện sự tự tin : khả năng suy nghĩ tích cực, thái độ lạc quan.

3b. các kỹ năng xã hội : ( nhằm thực hiện mục tiêu : Học để sống)
- Kỹ năng lắng nghe : khả năng tập trung chú ý, quan tâm đến sự trình bày
của người khác một cách có phản hồi.
- Kỹ năng giao tiếp : Khả năng bày tỏ suy nghĩ và thái độ của bản thân phù
hợp với đối tượng giao tiếp.
- Kỹ năng thuyết phục : Khả năng làm việc theo nhóm mà mình là thành viên.
- Kỹ năng hợp tác : Khả năng cùng làm việc với người khác có kết quả.
- Kỹ năng cảm thông : khả năng đặt mình vào vị trí người khác để cảm thông.
- Kỹ năng xác định giá trị bản thân : Khả năng ý thức về những lựa chọn
trong cuộc sống.

Trần Thị Lệ

9


Rèn kĩ năng sống cho học sinh lớp 3

- Kỹ năng tìm kiếm sự hỗ trợ : khả năng tìm sự giúp đỡ từ những cá nhân, tổ
chức nhằm vào mục đích của mình.
- Kỹ năng giải quyết mâu thuẫn : Khả năng khắc phục xung đột trong bạn bè.
4b. Các kỹ năng thực hiện công việc và nhiệm vụ :
( nhằm thực hiện mục tiêu : Học để làm )
- Kỹ năng đạt mục tiêu : Khả năng đề ra cho bản thân và thực hiện được.
- Kỹ năng đảm nhận trách nhiệm : Khả năng cùng chia sẻ công việc cùng với
các thành viên trong nhóm hay tổ chức.
- Kỹ năng kiên định : Khả năng thực hiện được mục đích của mình một cách
hài hòa giữa lợi ích của mình và người khác.
- Kỹ năng quản lý thời gian : Khả năng sử dụng thời gian theo sự sắp xếp của
mình, thực hiện công việc đúng thời hạn.

- Kỹ năng tìm kiếm và xử lý thông tin : Khả năng cập nhật thông tin, đầy đủ,
chính xác, đáng tin, kịp thời. Hệ thống hóa thông tin để thực hiện mục đích hoạt
động của mình.
Trên đây, tôi vừa trình bày một số kỹ năng sống cần bồi dưỡng cho học
sinh lớp 3. Để thực hiện tốt công tác giáo dục kỹ năng sống, đạt hiệu quả theo
yêu cầu, trước tiên bản thân các giáo viên chúng ta hãy là :
• Một người thầy luôn gắn bó : Lưu ý, mẫn cảm, đồng lòng với học sinh.
• Một tấm gương sáng : Quan tâm, cam kết, có ảnh hưởng lớn đến học sinh.
• Một người cổ vũ : Ủng hộ, lạc quan, vui vẻ cùng các em.
• Một cộng sự : Luôn khuyến khích, làm việc cùng nhau .
• Một chỗ dựa đáng chuộng của học sinh : Được đặt niềm tin tuyệt đối.
• Một người phê bình thân thiện : Kiên nhẫn, chấp nhận, uyển chuyển.
• Một tư vấn viên : Sẵn sàng để giúp đỡ, chia sẻ kinh nghiệm cho các em.
• Một người trao đổi hiệu quả : Là người nói, người nghe, luôn nối kết
Ngoài những kỹ năng sống cần giáo dục các em qua các bài giảng trên lớp.
Tôi thiết nghĩ, chúng ta còn có thể giáo dục các em một cách cụ thể qua thực tế.
Trần Thị Lệ

10


Rèn kĩ năng sống cho học sinh lớp 3

C. GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG NGOÀI NHỮNG BÀI DẠY TRÊN LỚP :
1c. Kỹ năng nhận biết và đề phòng tình huống nguy hiểm :
Để giáo dục tốt kỹ năng sống cho học sinh lớp 3, ngoài việc bám sát vào nội
dung của giáo dục kỹ năng sống trên ghế nhà trường, chúng ta còn phải vận dụng
linh hoạt các nội dung khác, tùy theo địa bàn địa phương để giúp các em khám
phá cuộc sống và trang bị kỹ năng cần thiết cho mình .
Xác định rõ các nội dung giáo dục kỹ năng sống ( hình thành và phát triển

cho học sinh) vận dụng vào hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp cho học sinh
trãi nghiệm cụ thể nhằm tạo ra động lực cho học sinh, làm cho học sinh tham gia
một cách tích cực vào quá trình hình thành kỹ năng sống nói chung và kỹ năng
giải quyết vấn đề, kỹ năng ra quyết định, kỹ năng tự nhận thức về bản thân, kỹ
năng ứng phó, ứng biến ...
Ngoài 11 bài học về phòng chống tai nạn trong chương trình. Chúng ta cần
giáo dục cụ thể kỹ năng phòng tránh những mối nguy cơ có thể làm hại đến các
em, do bất cẩn gây nguy hiểm đến tính mạng. Nên cụ thể hóa theo địa bàn hoạt
động của từng địa phương .
Ví dụ 1 : ( tôi xin đưa ra vài ví dụ )
- Đối với những nơi đang xây dựng dang dỡ như công trình, nhà ở….

Trần Thị Lệ

11


Rèn kĩ năng sống cho học sinh lớp 3

( Cần cho các em tự nhận định về sự nguy hiểm, nguy cơ có thể xãy ra ?, cách
phòng tránh như thế nào?, rút ra được bài học gì cho bản thân ? ).
Ví dụ 2 :
- Cạnh trường của các em có hệ thống cống thoát nước xả phèn, tưới tiêu cho
cánh đồng lúa. Đây không phải là nơi vui chơi, tập bơi, tắm mát hay là nơi rửa
tay chân ...

Cống xả phèn tại địa bàn xã Thành Công

( học sinh tự nhận xét và rút ra bài học cho bản thân .)
Ví dụ 3 :

- Đây là tình huống rất bình thường, rất hay gặp trong cuộc sống nhưng lại là
mối nguy hiểm khôn lường đối với học sinh. Nếu chúng ta giáo dục tốt sẽ tránh
được những điều đáng tiếc cho các em. ( Con đường đi học của HS điểm Bình Hưng )

Hình1
Trần Thị Lệ

Hình 2.
12


Rèn kĩ năng sống cho học sinh lớp 3

- Đối với hai tình huống này, chúng ta cho học sinh nhận định về trọng lượng, tự
dự đoán nguy hiểm có thể xảy ra ( lăn - hình 1; đổ ngã – hình 2 ) việc gì có thể
xảy ra, làm ảnh hưởng ra sao đối với thân thể, cách phòng tránh, cách xử lý khi
có tình huống xấu.
Ví dụ 4 :
- Học sinh lớp 3, các em cũng được học về An toàn giao thông theo chương
trình có tất cả là 6 bài nhưng cũng có những nguy hiểm khác về An toàn giao
thông nhưng thực tế nằm ngoài các bài dạy trên lớp. Vì vậy chúng ta cũng tùy
theo đặc điểm của từng trường, từng địa phương mà giáo dục kỹ năng sống cho
học sinh nhằm hạn chế các trường hợp đáng tiếc xảy ra. Đây là ví dụ điển hình
trên địa bàn xã Thành Công, huyện Gò Công tây, tỉnh Tiền Giang.

Bãi cát đang hoạt động trên địa bàn xã nhà thu hút sự tò mò, chơi đùa của học sinh

.
Trần Thị Lệ


Lối ra vào của các loại xe vận chuyển ngay trên đường đi học của các em
13


Rèn kĩ năng sống cho học sinh lớp 3

Ví dụ 5 : Những trường hợp xãy ra mà tất cả chúng ta đều biết, cần cập nhật,
cụ thể hóa cho các em, hình thành những kiến thức, kỹ năng sống.
- Một học sinh lớp 3, là học sinh xuất sắc của nhà trường, biết sử dụng máy
tính rất siêu, thao tác gì cũng biết nhưng khi đi ra ngoài ruộng lại ngờ nghệch
mặc áo đỏ để ngắm nghía chú bò. Trâu bò rất mê màu đỏ, chúng sẽ lao vào húc
ngay.
- Học sinh chơi thả diều gần đường dây tải điện. Các em chỉ vui đùa nhưng
không hề hiểu rằng tác hại của việc chập điện do dây diều hay những nguy hiểm
đang rình rập tính mạng của các em.
- Những trường hợp đi dưới mưa, các em phải biết cần tránh mang bên mình
các vật dụng bằng kim loại, sử dụng điện thoại hay trú mưa không nên trú dưới
bóng cây cao, đứng dưới đường điện cao áp. ( 80% học sinh tự đến trường ).
- Vì sao, đã là học sinh phổ thông trung học mà một lúc bị vùi cả 3 em trong
đất cát ven sông ? ( do tắm dưới hàm ếch của dòng chảy tạo nên ) ...
- Vì sao các bậc phụ huynh, các thầy các cô và xã hội đã mất đi 7 học sinh
xuất sắc của một trường thuộc địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh trên biển Cần
Giờ..., Một học sinh lớp 3 của trường tiểu học Sơn Định - Bến Tre, bị cánh cổng
trường đè chết..v...v ...và còn nhiều trường hợp khác. Có phải chăng, đó là một
phần không nhỏ trong sự thiếu hiểu biết, thiếu kỹ năng sống của học sinh.
Trên đây là những trường hợp điển hình đã xãy ra tình huống bất ngờ, ảnh
hưởng đến tính mạng học sinh. Do đó, chúng ta cần lựa chọn, giáo dục thêm kỹ
năng sống cho học sinh lớp 3. Dù không nằm trong sách vở, bài giảng của
chương trình nhưng rất thiết thực trong cuộc sống của các em, giúp các em có
tầm nhìn về môi trường xung quanh. Góp phần hạn chế tai nạn cho các em.

2c. Kỹ năng tìm hiểu, khám phá cuộc sống cụ thể :
Cuộc sống đối với con người rất diệu kỳ. Tuy nhiên, trong cuộc sống cũng có
rất nhiều thách thức, khó khăn mà con người cần phải vượt qua để tồn tại. Chính
vì thế, việc giáo dục kỹ năng sống cụ thể cho HS là một trong những nội dung
Trần Thị Lệ

14


Rèn kĩ năng sống cho học sinh lớp 3

giáo dục quan trọng. Do học sinh lớp 3 còn nhỏ tuổi, việc nhận định và các phản
xạ còn yếu kém nhưng lại tiếp xúc với môi trường xung quanh sớm hơn các em
ở lớp 1, 2 ( phụ huynh đưa đón ) cho nên việc rèn kỹ năng sống cho các em là
điều cấp thiết. Muốn có được những kỹ năng sống trước tiên các em phải có kiến
thức về cuộc sống xung quanh. Tuy đơn giản nhưng thật sự là tài sản quý giá
nhất trong kho tàng hiểu biết của từng cá nhân. Kiến thức ấy, phải được bồi đắp,
nâng dần thành sự hiểu biết, các kỹ năng đủ sức bảo vệ bản thân, đủ sức đương
đầu với cuộc sống và phải được cụ thể hóa .
 Kỹ năng nhận biết và phòng tránh về an toàn vệ sinh thực phẩm :
Sống trong xã hội phức tạp, luôn vì lợi nhuận cá nhân, quên cả ý thức trách
nhiệm cho sức khỏe cộng đồng, các em cần biết gì về an toàn vệ sinh thự phẩm ?
Hàng ngày, trước khi vào lớp, các em thường ăn sáng, ăn quà vặt trong giờ ra
chơi hay giờ ra về, ăn uống trong lúc sinh hoạt vui chơi mà thầy cô và các bậc
phụ huynh không thể có mặt để dìu dắt các em là nên ăn gì và ăn gì có lợi cho
bản thân với muôn ngàn đồ ăn thức uống dưới nhiều hình thức bắt mắt xung
quanh các em.
- Tránh mua và ăn các thức ăn không có khâu bảo quản tốt.
( Không để trong lồng kính, không che chắn kỹ, xuất hiện nhiều ruồi. )
- Tránh ăn các thức ăn để qua ngày mà không có bảo quản. ( Thức ăn oi thiu)

- Thức ăn làm khô không nguồn gốc ( khô bò, khô nai, bánh tráng...vv ).
- Thức ăn đồ uống chứa nhiều phẩm màu . ( si rô, nước ngọt, bánh ).
- Nên ăn các loại thức ăn được nấu chín.
 Kỹ năng sinh hoạt vui chơi an toàn.
Ngoài việc học các em còn phải hòa nhập cộng đồng trong việc sinh hoạt vui
chơi. Vì thế cần hướng dẫn các em sinh hoạt vui chơi như thế nào cho an toàn.
- Tập thói quen sinh hoạt vui chơi đúng chỗ, đúng nơi.
( Khu vui chơi, nhà văn hóa, sân cỏ mini, nhà sách...v..v )
- Chơi các trò chơi không gây nguy hiểm cho bản thân hay người khác.
Trần Thị Lệ

15


Rèn kĩ năng sống cho học sinh lớp 3

- Tránh các trò chơi chiếm dụng thời gian làm ảnh hưởng đến học tập.
( các game show mang tính chất ảo, làm học sinh mất nhiều thời gian )
- Tránh vui chơi quá xa nhà khi không có người thân dẫn dắt.
( phòng tránh tệ nạn bắt cóc, đánh đập, xâm hại, hướng dẫn cách thoát hiểm. )
- Kỹ năng vui chơi du lịch, tham quan. (Giáo viên chủ nhiệm cần kết hợp với
các giáo viên khác và giáo viên đoàn đội bồi dưỡng kỹ năng sống khi đi vui chơi
Ví dụ : khi tổ chức cho các em vui chơi tham quan cảnh biển, cần cho học
sinh biết nguyên lý của sóng biển vào bờ sẽ giật ra ngay, các nơi có cắm cờ báo
hiệu độ sâu hoặc nước xoáy để phòng tránh đuối nước.
Hoặc không đứng dưới các vật có trọng lượng năng như cáp treo, đu quay, tàu
lượn để đề phòng bất trắc.

Trần Thị Lệ


16


Rèn kĩ năng sống cho học sinh lớp 3

 Kỹ năng hiểu biết về các vật dụng gia đình :
- Kỹ năng sử dụng các loại đồ dùng có tính sát thương nhưng không thể thiếu
trong sinh hoạt hàng ngày ( dao, kéo, kim, búa, đinh, điện, các vật dụng bằng
thủy tinh ).
Ví dụ : học sinh phải biết cách cầm ly, chai thủy tinh và phải hiểu khi vỡ
mãnh thủy tinh sẽ làm các em đứt tay.
- Những hiểu biết sơ lược về các loại bếp nấu ăn như bếp dầu, bếp than, bếp
ga, bếp điện, ấm đun sôi, bình thủy, bàn ủi, nước sôi ... ( giúp các em phòng
tránh thương vong ).
Ví dụ :
- Kỹ năng nhận biết sơ lược về các loại máy nổ, máy nén khí...và cách phòng
tránh. ( những chỗ sinh ra nhiệt có thể làm phỏng các em, hoặc những nguyên
nhân gây ra cháy nổ làm ảnh hưởng tính mạng ).
 Kỹ năng

Vì vậy, giáo dục, tạo điều kiện cho học sinh tìm hiểu và khám phá cuộc sống
một cách an toàn, hiệu quả là việc cần phải làm ngay đối với người làm công tác
giáo dục. Trong đó, vai trò của thầy cô, nhà trường là quan trọng nhất, giúp các
em có tầm nhìn, sự hiểu biết đối với cuộc sống. Tuy không trở thành những
người “ Trên thông thiên văn, dưới tường địa lý “ nhưng cũng góp phần không
nhỏ trong việc trao tận tay các em những kinh nghiệm sống hữu ích.
3c. Kỹ năng ứng phó, ứng biến :

Trần Thị Lệ


17


Rèn kĩ năng sống cho học sinh lớp 3

NỘI DUNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG VÀ SÁCH GIÁO KHOA TIẾNG VIỆT 3 :
TUẦN

MÔN HỌC
Tập đọc

TÊN BÀI DẠY
Cậu bé thông minh

Kể chuyện

1

Tập đọc

Hai bàn tay em

Chính tả

Chơi chuyền

Tập làm văn
Tập đọc

Nói về Đội TNTP Hồ chí Minh

Ai có lỗi

Kể chuyện
Tập đọc

2

Cô giáo tí hon

L. từ & câu

Từ ngữ về thiếu nhi

Tập làm văn

Viết đơn

Tập đọc

Chiếc áo len

Kể chuyện
Tập đọc

3

Quạt cho bà ngủ

L. từ & câu


So sánh – Dấu chấm

Tập làm văn

Kể về gia đình-Điền vào giấy tờ in sẵn

Tập đọc

Người mẹ

Kể chuyện

4

Tập đọc

Ông ngoại

Tập viết

Chữ hoa C

Tập làm văn

Trần Thị Lệ

Dại gì mà đổi-điền đúng mẫu đ. báo

KỸ NĂNG SỐNG CẦN CÓ
- Xác định giá trị

- Giao tiếp ứng xử
- Tự nhận thức bản thân
- Xác định giá trị
- Tự phục vụ
- Tự nhận thức bản thân
- Xác định giá trị
- sinh hoạt cộng đồng
- Tự nhận thức bản thân
- Đảm nhận trách nhiệm bản thân
- Tìm kiếm xử lý thông tin
- Tự nhận thức bản thân
- Xác định giá trị
- ứng xử với bạn bè
- Tự nhận thức bản thân
- Giao tiếp học đường
- Ý thức trách nhiệm
- Xác định giá trị
- Đảm nhận trách nhiệm bản thân
- Tự nhận thức bản thân
- Xác định giá trị
- Tự phục vụ bản thân
- Tự nhận thức bản thân
- Xác định giá trị
- Thương yêu gia đình
- Tự nhận thức bản thân
- Xác định giá trị
- Thương yêu gia đình
- kính trọng quan tâm ông bà, cha mẹ
- Tự nhận thức bản thân
- Cảm thụ cái hay, cái đẹp

- Tư duy phân tích
- Xác định giá trị
- Thương yêu gia đình
- Tự giới thiệu
- Tuân thủ pháp luật
- Thương yêu gia đình
- Làm chủ cảm xúc
- Làm việc nhóm
- Thương yêu gia đình
- Thể hiện sự kính trọng biết ơn
- Tự nhận thức bản thân
- Thương yêu gia đình
- Thể hiện sự kính trọng biết ơn
- Tự nhận thức bản thân
- Thương yêu gia đình
- ý thức trách nhiệm
- Tự nhận thức bản thân

18


Rèn kĩ năng sống cho học sinh lớp 3
Tập đọc

Người lính dũng cảm

Kể chuyện
Tập đọc

Cuộc họp của chữ viết


Tập làm văn

Tập tổ chức cuộc họp

5

Tập đọc

Bài tập làm văn

Kể chuyện
Tập đọc

6

Tập làm văn
Tập đọc

Nhớ lại buổi đầu đi học
Kể lại buổi đầu em đi học
Trận bóng dưới lòng đường

Kể chuyện
Tập đọc

7

Tập làm văn
Tập đọc


Bận
Nghe - Kể : không nỡ nhìn
Các em nhỏ và cụ già

Kể chuyện
Tập đọc

8

Tiếng ru

L. từ & câu

Từ ngữ về cộng đồng-Câu Ai làm gì ?

Tập làm văn

Kể về người hàng xóm

Tập đọc

Giọng quê hương

Kể chuyện
Tập đọc

10

Tập làm văn

Tập đọc

Thư gửi bà
Tập viết thư và phong bì thư
Đất quý đất yêu

Kể chuyện
Tập đọc

11

Vẽ quê hương

L. từ & câu

Từ ngữ về quê hương

Tập làm văn

Nghe - kể : Tôi có đọc đâu

Tập đọc
Trần Thị Lệ

Nắng phương Nam

- Làm chủ bản thân
- Giải quyết vấn đề
- Tự nhận thức bản thân
- Làm chủ bản thân

- Làm việc nhóm
- Thuyết trình
- Làm chủ bản thân
- Làm việc nhóm
- Thuyết trình
- Kiên định
- Làm việc nhóm
- Thuyết trình
- Cảm thụ cái hay, cái đẹp
- Làm chủ cảm xúc
- Trân trọng kỉ niệm
- Cảm thụ cái hay, cái đẹp
- Làm chủ cảm xúc
- Trân trọng kỉ niệm
- Tự nhận thức bản thân
- Ý thức trách nhiệm
- Chia sẻ
- Tự nhận thức bản thân
- Sống cùng cộng đồng
- Chia sẻ
- Giúp đỡ người già
- Quan tâm cộng đồng
- Làm chủ cảm xúc
- Giúp đỡ người già
- Quan tâm cộng đồng
- Làm chủ cảm xúc
- Quan tâm cộng đồng
- Ý thức trách nhiệm
- Chấp nhận người khác
- Quan tâm cộng đồng

- Ý thức trách nhiệm
- Tư duy
- Quan tâm cộng đồng
- Ý thức trách nhiệm
- Tư duy
- Tư duy phân tích
- Thể hiện tình thương
- Làm chủ cảm xúc
- Kính trọng biết ơn ông bà
- Tôn trọng quê cha đất tổ
- Giúp đỡ người già
- Tự phục vụ bản thân
- Ý thức trách nhiệm
- Xác định giá trị
- Tôn trọng quê hương, tổ quốc
- Ý thức trách nhiệm
- Tự nhận thức bản thân
- Tôn trọng quê hương, tổ quốc
- Ý thức trách nhiệm
- Tự nhận thức bản thân
- Tôn trọng quê hương, tổ quốc
- Ý thức trách nhiệm
- Tự nhận thức bản thân
- Tôn trọng quê hương, tổ quốc
- Tự giới thiệu về quê hương
- Tự nhận thức bản thân
- Tôn trọng quê hương, tổ quốc
- Đoàn Kết trong cộng đồng

19



Rèn kĩ năng sống cho học sinh lớp 3
- Xác định giá trị

Kể chuyện

12

Tập đọc

Cảnh đẹp non sông

Chính tả

Cảnh đẹp non sông

Tập làm văn
Tập đọc

Nói viết về cảnh đẹp đất nước
Người con của Tây Nguyên

Kể chuyện
Tập đọc

13

Tập làm văn
Tập đọc


Cửa Tùng
Viết thư
Người liên lạc nhỏ

Kể chuyện
Tập đọc

14

Tập làm văn
Tập đọc

Nhớ Việt Bắc
Nghe - kể : Tôi cũng như bác
Hũ bạc của người cha

Kể chuyện
Tập đọc

15

Tập làm văn
Tập đọc

Nhà rông ở Tây Nguyên
Nghe - kể : Giấu cày
Đôi bạn

Kể chuyện

Tập đọc

16

Về quê ngoại

L. từ & câu

Từ ngữ về thành thị, nông thôn

Tập làm văn

Nói về thành thị - nông thôn

Tập đọc

17

Mồ côi xử kiện

Kể chuyện
Tập đọc

Anh Đom Đóm

Tập đọc

Hai Bà Trưng

Kể chuyện

Tập đọc

Trần Thị Lệ

Báo cáo kết quả tháng thi đua

- Tôn trọng quê hương, tổ quốc
- Bảo vệ giữ gìn đất nước
- Xác định giá trị
- Tự hào về quê hương, tổ quốc
- Tư duy, cảm thụ văn thơ
- Xác định giá trị
- Tự hào về quê hương, tổ quốc
- Nói, viết về cảnh đẹpquê hương
- Tư duy sáng tạo, cảm thụ
- Làm chủ cảm xúc
- Biết ơn các vị anh hùng
- Tư duy phân tích
- Tự hào vẽ đẹp quê hương
- Bảo vệ giữ gìn đất nước
- Xác định giá trị
- Tự phục vụ bản thân
- Ý thức trách nhiệm
- Thể hiện cảm xúc
- Làm chủ cảm xúc
- Biết ơn các vị anh hùng
- Tư duy phân tích
- Làm chủ cảm xúc
- Biết ơn các vị anh hùng
- Tư duy phân tích

- Tự giới thiệu về người khác
- Phát triển bản thân
- Kết bạn
- Tự phục vụ bản thân
- Hoạt động làm ra sản phẩm
- Quý trọng thành quả lao động
- Tư duy phân tích
- Tư duy văn hóa đặc sắc
- Xác định giá trị
- Tư duy phân tích
- Nói trước đám đông
- Diễn đạt cảm xúc và phản hồi
- Chấp nhận người khác
- Giúp đỡ nhau lúc khó khăn
- Diễn đạt cảm xúc và phản hồi
- Tư duy tích cực
- Biết ơn người làm ra sản phẩm
- Diễn đạt cảm xúc và phản hồi
- Tư duy tích cực và sáng tạo
- Giao tiếp : trình bày,suy nghĩ
- Diễn đạt cảm xúc và phản hồi
- Tư duy tích cực và sáng tạo
- Giao tiếp, nói trước đám đông
- Tư duy tích cực và sáng tạo
- Xử lý tình huống cuộc sống
- Thể hiện tình thương
- yêu quý loài vật
- Cảm thụ văn thơ
- Tư duy tích cực và sáng tạo
- Biết ơn các vị anh hùng

- Ý thức trách nhiệm
- Hoạt động cộng đồng
- Nói trước đám đông
- Ý thức trách nhiệm

20


Rèn kĩ năng sống cho học sinh lớp 3
Chính tả

19

Tập làm văn
Tập đọc

Trần Bình Trọng
Chàng trai làng Phù Ủng
Ở lại với chiến khu

Kể chuyện

20

Tập đọc

Chú ở bên Bác Hồ

L. từ & câu


Từ ngữ về Tổ quốc

Tập làm văn

Báo cáo hoạt động

Tập đọc

Ông tổ nghề thêu

Kể chuyện
Tập đọc

Bàn tay cô giáo

Tập làm văn

Nói về trí thức

21

Tập đọc

Nhà bác học và bà cụ

Kể chuyện
Tập đọc

22


Cái cầu

L. từ & câu

Từ ngữ về sáng tạo

Tập làm văn

Nói viết về người lao động

Tập đọc

Nhà ảo thuật

Kể chuyện
Tập đọc

23

Tập làm văn

Chương trình xiếc đặc sắc
Kể lại buổi biễu diễn nghệ thuật

Tập đọc
Kể chuyện
Tập đọc

24


Đối đáp với vua
Tiếng đàn

L. từ & câu

Từ ngữ về nghệ thuật

Tập làm văn

Người bán quạt may mắn

Trần Thị Lệ

- Tư duy tích cực và sáng tạo
- Biết ơn các vị anh hùng
- Ý thức trách nhiệm
- Tư duy tích cực và sáng tạo
- Biết ơn các vị anh hùng
- Ý thức trách nhiệm
- Yêu Tổ quốc
- Biết ơn các vị anh hùng
- Ý thức trách nhiệm
- Yêu Tổ quốc
- Biết ơn Bác Hồ
- Ý thức trách nhiệm
- Yêu Tổ quốc
- Biết ơn các vị anh hùng
- Ý thức trách nhiệm
- Hoạt động cộng đồng
- Nói trước đám đông

- Ý thức trách nhiệm
- Tư duy phân tích
- Tôn trọng
- Xác định giá trị
- Tư duy phân tích
- Tôn trọng, biết ơn Thầy cô
- Xác định giá trị
- Tư duy phân tích
- Tôn trọng người lao động
- Tôn trọng những thành tựu
- Tư duy phân tích, sáng tạo
- Tôn trọng người lao động
- Tôn trọng những thành tựu
- Thương yêu gia đình
- Tôn trọng người lao động
- Tôn trọng những thành tựu
- Tư duy phân tích, sáng tạo
- Tôn trọng người lao động
- Tôn trọng những thành tựu
- Tư duy phân tích, sáng tạo
- Tôn trọng người lao động
- Tôn trọng những thành tựu
- Tư duy phân tích, sáng tạo
- Tôn trọng người làm nghệ thuật
- Hiểu biết về nghệ thuật
- Tư duy phân tích, sáng tạo
- Tôn trọng người làm nghệ thuật
- Hiểu biết về nghệ thuật
- Tư duy phân tích, sáng tạo
- Tôn trọng người làm nghệ thuật

- Nói trước đám đông
- Tư duy phân tích, sáng tạo
- Giao tiếp ứng xử
- Xác định giá trị
- Tư duy phân tích, sáng tạo
- Cảm thụ nghệ thuật
- Thể hiện sự tự tin
- Tư duy phân tích, sáng tạo
- Cảm thụ, tôn trọng nghệ thuật
- Thể hiện sự tự tin, xác định giá trị
- Tư duy phân tích, sáng tạo
- Cảm thụ, tôn trọng nghệ thuật
- Thể hiện sự tự tin, xác định giá trị

21


Rèn kĩ năng sống cho học sinh lớp 3
Tập đọc

Hội vật

Kể chuyện
Tập đọc

25

Tập làm văn
Tập đọc


`

Hội đua voi ở Tây Nguyên
Kể về lễ hội
Sự tích lễ hội Chữ Đồng Tử

Kể chuyện
Tập đọc

26

Tập làm văn
Tập đọc

Rước đèn ông sao
Kể về một ngày hội
Cuộc chạy đua trong rừng

Kể chuyện
Tập đọc

28

Tập làm văn
Tập đọc

Cùng vui chơi
Kể lại trận thi đấu thể thao
Buổi học thể dục


Kể chuyện
Tập đọc

Lời kêu gọi toàn dân tập thể dục

Tập làm văn

Viết về một trận thi đấu thể thao

29

Tập đọc

Gặp gỡ ở Lúc – Xăm - Bua

Kể chuyện
Tập đọc

30

Tập làm văn
Tập đọc

Một mái nhà chung
Viết thư
Bác sĩ Y – Éc - Xanh

Kể chuyện
Tập đọc


31

Tập làm văn
Tập đọc

Bài hát trồng cây
Thảo luận về bảo vệ môi trường
Người đi săn và con vượn

Kể chuyện

32

Trần Thị Lệ

Tập đọc

Cuốn sổ tay

- Tư duy phân tích, sáng tạo
- Cảm thụ, tôn trọng Văn hóa lịch sử
- Thể hiện sự tự tin, xác định giá trị
- Tư duy phân tích, sáng tạo
- Cảm thụ, tôn trọng Văn hóa lịch sử
- Thể hiện sự tự tin, xác định giá trị
- Tư duy phân tích, sáng tạo
- Cảm thụ, tôn trọng Văn hóa lịch sử
- Tự tin, Nói trước đám đông
- Tư duy phân tích, sáng tạo
- Cảm thụ, tôn trọng Văn hóa lịch sử

- Thể hiện sự tự tin, xác định giá trị
- Tư duy phân tích, sáng tạo
- Tôn trọng các lễ hội văn hóa
- Thể hiện sự tự tin, xác định giá trị
- Tư duy phân tích, sáng tạo
- Tôn trọng các lễ hội văn hóa
- Tự tin, nói trước đám đông
- Tư duy phân tích, sáng tạo
- Phát triển bản thân
- Quản lý thời gian
- Tư duy phân tích, sáng tạo
- Phát triển bản thân
- Kết bạn mới
- Tư duy phân tích, tích cực lắng nghe
- Phát triển bản thân
- Nói trước đám đông
- Tư duy phân tích, tích cực lắng nghe
- Phát triển bản thân
- Rèn luyện thân thể
- Tư duy phân tích, tích cực lắng nghe
- Phát triển bản thân
- Rèn luyện thân thể
- Tư duy phân tích, sáng tạo
- Phát triển bản thân
- Rèn luyện thân thể
- Tư duy phân tích, sáng tạo
- Phát triển bản thân
- Rèn luyện thân thể
- Tư duy Phân tích tích cực
- Ý thức trách nhiệm

- Bảo vệ môi trường
- Tư duy tích cực, làm chủ cảm xúc
- Tự phục vụ
- Yêu quê hương Tổ quốc
- Ý thức trong cộng đồng
- Thể hiện tình thương
- Sống văn minh, yêu lao đông
- Ý thức bảo vệ môi trường
- Tôn trọng thành quả
- Sống văn minh, yêu lao đông
- Ý thức bảo vệ môi trường
- Thuyết trình, nói trước đám đông
- Sống văn minh, biết yêu quý loài vật
- Ý thức bảo vệ môi trường, loài vật
- Xác định giá trị môi trường sống
- Sống văn minh, có thói quen tốt
- Phát triển bản thân
- Tư duy sáng tạo tích cực

22


Rèn kĩ năng sống cho học sinh lớp 3
Tập làm văn
Tập đọc

Nói - viết về bảo vệ môi trường
Cóc kiện trời

Kể chuyện

Tập đọc

33

Tập làm văn
Tập đọc

Mặt trời xanh của tôi
Ghi chép sổ tay
Sự tích chú cuội cung trăng

Kể chuyện
Tập đọc

34

Mưa

L. từ & câu

Từ ngữ về thiên nhiên

Tập làm văn

NK : Vươn tới các vì sao- Ghi chép sổ tay

- Sống văn minh, yêu lao đông
- Ý thức bảo vệ môi trường
- Nói trước đám đông
- Sống văn minh, đoàn kết

- Xây dựng sự tự tin, yêu lẽ phải
- Ý thức bản thân
- Yêu quê hương Tổ quốc, thiên nhiên
- Cảm thụ nét đẹp của thiên nhiên
- Ý thức bảo vệ môi trường
- Sống văn minh, có thói quen tốt
- Phát triển bản thân
- Tư duy sáng tạo tích cực
- Sống văn minh, Ý thức cộng đồng
- Nhận biết hiện tượng thiên nhiên
- Tư duy sáng tạo tích cực
- Yêu quý bản thân, gia đình .
- Nhận biết hiện tượng thiên nhiên
- Tư duy sáng tạo tích cực
-Yêu thiên nhiên, môi trường sống .
- Tư duy phân tích tích cực
- Bảo vệ môi trường sống
- Tư duy sáng tạo tích cực
- Tìm và xử lý thông tin
- Làm việc khoa học, văn minh

 Môn Tiếng việt là môn học có nhiều mặt mạnh, nhiều điều kiện trong việc
giáo dục kỹ năng sống cho học sinh.

Trần Thị Lệ

23


Rèn kĩ năng sống cho học sinh lớp 3


2. GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG QUA CÁC MÔN HỌC:
*Kĩ năng phát triển bản thân
KN Tự phục vụ bản thân
Các em biết tự chăm sóc bản thân một cách đúng đắn (vd: đánh răng, rửa
mặt, gấp mền, buộc dây giày).
KN Bảo vệ bản thân
Các em nhận biết những nơi nguy hiểm, những vật dụng, tình huống nguy
hiểm, và cách ứng phó.
KN Làm chủ cảm xúc
Các em biết nhận diện những cảm xúc cơ bản, và kiềm chế cảm xúc.
KN Quản lý thời gian
Các em biết quý giá trị của thời gian và sử dụng thời gian hợp lý.
KN Quản lý tài chính
Các em biết lựa chọn, sắp xêp ưu tiên cho những khoản chi phí.
*Kĩ năng quan hệ bạn bè :
KN Chấp nhận người khác
Các em biết tìm điểm tích cực của người khác, không phân biệt đối xử bạn
bè.
KN Kết bạn mới
Các em có ý thức về việc chọn bạn tốt và làm quen với bạn mới.
KN Làm việc nhóm
Các em có khả năng phối hợp thực hiện các mục tiêu theo nhóm.
KN Giải quyết mâu thuẫn
Các em biết cách hạn chế và khắc phục những mâu thuẫn trong quan hệ
bạn bè.
KN Ứng xử với bạn bè
Các em biết cách xử lý những tình huống thường gặp trong quan hệ bạn bè.
*Kĩ năng ứng xử trong gia đình


Kỹ năng Ý thức trách nhiệm
Các em xác định được vai trò của mình trong hoạt động gia đình.
Trần Thị Lệ

24


Rèn kĩ năng sống cho học sinh lớp 3

Kỹ năng Làm việc nhà
Các em có thể làm một số hoạt động vệ sinh và những chuyện điện / nước lặt
vặt trong nhà
Kỹ năng Thể hiện tình thương
Các em nhận biết các dấu hiệu tình cảm của ba mẹ, trân trọng, và thể hiện
lại.
Kỹ năng Chia sẻ
Các em biết đồng cảm về tinh thần và chia sẻ về vật chất với người khác.
Kỹ năng Tiếp khách đến nhà
Các em biết các hoạt động tiếp khách và phép xã giao tại gia đình.
*Kĩ năng học tập trong nhà trường
Kỹ năng Tư duy sáng tạo
Tạo thói quen tìm kiếm nhiều câu trả lời cho cùng 1 câu hỏi, và những ý
tưởng sáng tạo.
Kỹ năng Học tập hiệu quả
Các em có thái độ tích cực với việc học và biết cân bằng học và chơi.
Kỹ năng Thuyết trình
Các em tự tin và biết cách nói trước đám đông.
Kỹ năng Xây dựng sự tự tin
Hình thành lòng tự tin song song với sự khiêm tốn và tinh thần cầu tiến.
Kỹ năng Giao tiếp học đường

Các em biết giao tiếp đúng mực với giáo viên, cán bộ nhân viên ở trường.
* Kĩ năng ứng xử với xã hội
Kỹ năng Sống văn minh
Các em có cơ hội thực hành những thói quen tốt (vd: bỏ rác đúng chỗ, đi
đường đúng luật).
Kỹ năng Bảo vệ môi trường
Các em biết cách sống ngăn nắp, gọn gàng, tiết kiệm, yêu thiên nhiên.
Kỹ năng Đề kháng cám dỗ
Nhận diện và hình thành năng lực đề kháng các cám dỗ phổ biến trong giới
trẻ.
Kỹ năng Thích nghi
Các em biết cách chấp nhận các văn hóa, phong tục tập quán khác nhau và
ứng xử phù hợp.
Kỹ năng Thoát hiểm
Các em biết cách thoát hiểm trong những tình huống thường gặp (vd: đám
cháy, đi lạc...).
Về phía bản thân học sinh :
Trần Thị Lệ

25


×