Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

SKKN NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG THỰC HÀNH NGHI THỨC ĐỘI”

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.03 MB, 12 trang )

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN LĂK
TRƯỜNG THCS LÊ QUÝ ĐÔN

Đề tài
“NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG
THỰC HÀNH NGHI THỨC ĐỘI”
Tác giả:Hoàng Vĩnh Lộc
Chức vụ: Giáo viên làm tổng phụ trách Đội
Môn giảng dạy hoặc phụ trách: Tổng phụ trách Đội

Tháng 03 năm 2018

1


ĐỀ TÀI
“NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG THỰC HÀNH NGHI THỨC ĐỘI”
I. PHẦN MỞ ĐẦU:
I.1. Lý do chọn đề tài:
Liên đội trường THCS Lê Quý Đôn đóng trên địa bàn xã Buôn Triết, huyện
Lăk, tỉnh ĐăkLăk. Là một xã có nhiều phong trào hoạt động sôi nổi về văn hóa văn
nghệ, thể dục thể thao. Hằng năm, Ban chấp hành Đoàn xã luôn tổ chức các hoạt
động vui chơi cho các em thiếu nhi trên địa bàn và đặc biệt là vào ngày tết trung
thu. Và một hoạt động không thể thiếu trong chương trình tết trung thu của các em
thiếu nhi đó là hội thi nghi thức Đội truyền thống, đây là hoạt động vô cùng ý
nghĩa và bổ ích. Tuy nhiên, với việc thực hành nghi thức Đội với phương thức
truyền thống dẫn đến việc các em quen với cách thức thực hành nghi thức Đội cũ,
không theo sự thống nhất chung. Do vậy việc tập luyện và thực hành nghi thức Đội
tại Liên đội cũng gặp không ít những khó khăn trong việc sữa đổi thói quen cho
các em Đội viên.


Bản thân là một giáo viên làm Tổng phụ trách Đội được bốn năm, với những
sự học hỏi và kinh nghiệm được tích lũy tôi nhận thấy rặng muốn thực hiện tốt các
động tác về Nghi thức Đội, không thể không nghiên cứu kỹ về Nghi thức Đội và
phương pháp tập luyện, đặc biệt là biện pháp rèn kỹ năng thực hành nghi thức Đội
cho từng Đội viên. Để thực hiện tốt điều này, cần có tài liệu cung cấp kiến thức lý
thuyết về các động tác thực hành Nghi thức Đội Chính vì vậy tôi lựa chọn đề tài
này nhằm giúp các em Đội viên rèn luyện tốt về nghi thức Đội với sự chính xác và
thống nhất cao theo yêu cầu Nghi thức Đội sửa đổi của Hội đồng Đội Trung ương.
I.2. Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu:
*Mục tiêu:
- Đề ra những yêu cầu, nội dung và giải pháp để nâng cao chất lượng thực
hành nghi thức Đội trong nhà trường.
- Từ việc nâng cao kỹ năng thực hành nghi thức Đội giúp các em Đội viên
thêm yêu thích các hoạt động Đội, tham gia hào hứng và hiệu quả hơn trong các
hoạt động dành cho đội viên.
2


I.3. Đối tượng nghiên cứu:
Học sinh trường THCS Lê Quý Đôn.
I.4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu:
Phần đội hình, đội ngũ.
I.5. Phương pháp nghiên cứu:
- Tìm đọc những tài liệu có liên quan để làm cơ sở lí luận cho đề tài, giúp
trình bày đề tài một cách lôgic, chặt chẽ hơn.
- Nghiên cứu các tài liệu về Đội TNTP có liên quan đến nội dung thực hành
nghi thức Đội.
- Lập kế hoạch nghiên cứu
- Soạn thảo nội dung
- Kiểm tra, giám sát những việc đã làm được trên thực tế , từ đó rút ra bài

học kinh nghiệm
- Kiểm tra khảo sát chất lượng đội viên.
- So sánh, đối chiếu kết quả.
II. PHẦN NỘI DUNG:
II.1. Cơ sở lý luận:
Nghi thức là một phương tiện giáo dục của Đội TNTP Hồ Chí Minh. Với
những qui định biểu hiện bằng ngôn ngữ, hình thức tượng trưng, thủ tục, nghi lễ và
đội ngũ, Nghi thức đội góp phần mạnh mẽ vào việc xây dựng phương pháp giáo
dục toàn diện, mang nét đặc trương của Đội. Trong đó, nổi bật là ý thức kỷ luật, tư
thế, tác phong và tinh thần tập thể cho đội viên; tạo ra vẻ đẹp, tính nghiêm chỉnh và
sự thống nhất của tổ chức Đội. Nghi thức Đội được tiến hành thường xuyên trong
mọi hoạt động rèn luyện của đội để tạo thành thói quen, nề nếp tốt cho đội viên
trong tổ chức Đội.
Việc tiến hành giáo dục bằng Nghi thức Đội đòi hỏi phải có tính thuyết phục
cao, tính nghiêm túc, chính xác và thống nhất. Như vậy, Nghi thức Đội mới trở
thành nhu cầu thực sự của mỗi đội viên và tổ chức Đội.
II.2. Thực trạng:
a. Thuận lợi - khó khăn:
* Thuận lợi:
- Học sinh chủ yếu là con em người kinh nên việc tiếp thu và thực hiện các
kỹ năng có phần khá tốt. Có đầy đủ tài liệu, đa số các em ngoan, chịu khó, nhiều
em có khả năng nhận thức nhanh, nhiệt tình hăng say và thực sự có hứng thú trong
việc tập luyện và thực hành nghi thức đội.
- Được sự quan tâm giúp đỡ của Chi bộ, ban giám hiệu nhà trường cũng như
sự cộng tác giúp đỡ của quý thầy cô phụ trách Chi đội.
* Khó khăn:
- Trường nằm trên địa bàn thôn có hoàn cảnh kinh tế còn tương đối khó
khăn, chưa có đủ cơ sở vật chất để phục vụ tốt cho việc nghiên cứu. Các em học
3



sinh ngoài giờ học còn phải phụ giúp công việc gia đình nên thời gian dành cho
việc học là không nhiều.
- Trường có hai điểm học cách xa nhau nên việc tập trung các em để tập
luyện, hướng dẫn là tương đối vất vả.
b. Thành công - hạn chế:
Sau khi thực hiện đề tài, đa số các em đã có thể nắm vững hơn về nội dung
nghi thức Đội sửa đổi, nhất là về việc thành hành các động tác. Tuy nhiên, với khả
năng của bản thân còn hạn chế, cơ sở vật chất còn thiều thốn, điều kiện của các em
học sinh còn chưa đủ nên việc phát huy hết hiệu quả của đề tài là chưa cao.
c. Mặt mạnh - mặt yếu:
Là một giáo viên làm tổng phụ trách Đội còn tương đối trẻ, có đầy nhiệt
huyết nên đã cố gắng rất nhiều dù điều kiện còn thiếu thốn, các em học sinh ngoan
ngoãn và chịu khó tiếp thu. Nhưng vì còn thiếu kinh nghiệm trong lĩnh vực kiêm
nhiệm nên trong quá trình thực hiện đề tài không thể tránh khỏi những thiếu xót.
d. Các nguyên nhân, yếu tố tác động:
Một số các em chưa có ý thức cao, chưa quan tâm và yêu thích các hoạt
động của Đội.
Nhiều hoạt động trong Liên đội còn chồng chéo, một số ít giáo viên phụ
trách Chi đội chưa quan tâm nhiều đến hoạt động Đội.
II.3. Nội dung và hình thức của giải pháp:
a. Mục tiêu của giải pháp:
- Hiểu rõ các nội dung được quy định trong Nghi thức Đội TNTP Hồ Chí
Minh.
- Thực hiện thành thạo Nghi thức Đội TNTP Hồ Chí Minh.
- Biết cách hướng dẫn thực hành Nghi thức Đội TNTP Hồ Chí Minh.
b. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp:
ĐỘI HÌNH, ĐỘI NGŨ:
1. Các loại đội hình :
1.1/ Đội hình hàng dọc : Đội hình hàng dọc để tập hợp điểm số, báo cáo,

khi hành tiến hoặc tổ chức các hoạt động.
- Phân đội hàng dọc : Phân đội trưởng đứng đầu, các đội viên thứ tự xếp
hàng từ thấp đến cao, phân đội phó đứng cuối hàng.
- Chi đội hàng dọc : Các phân đội xếp hàng dọc, phân đội 1 làm chuẩn, các
phân đội khác (theo thứ tự) đứng bên trái phân đội 1(Chi đội là đơn vị cơ sở, không
nên coi đây là đội hình – phân đội hàng dọc, chi đội hàng ngang).
- Liên đội hàng dọc : Các chi đội xếp hàng dọc theo thứ tự trước sau do liên
đội quy định, cách nhau khoảng 5m (Sắp xếp khi diễu hành).
1.2/ Đội hình hàng ngang : Đội hình hàng ngang được dùng khi tổ chức
nghe nói chuyện, lễ duyệt Đội, lễ chào cờ, tập hợp báo cáo toàn liên đội,v.v..
- Phân đội hành ngang : Phân đội trưởng đứng đầu, đội viên lần lượt đứng về
phía trái phân đội trưởng từ thấp đến cao, phân đội phó đứng cuối hàng.
4


- Chi đội hành ngang : Phân đội 1 xếp hàng ngang trên cùng là chuẩn, các
phân đội xếp hàng ngang theo thứ tự đứng sau phân đội 1.
- Liên đội hành ngang : Chi đội đứng đầu xép hàng dọc làm chuẩn, các chi
đội khác xếp hàng dọc lần lượt đứng về phía trái chi đội đứng đầu.
1.3/ Đội hình chữ U : Đội hình chữ U được dùng khi tổ chức lễ chào cờ, lễ
kết nạp đội viên và một số hoạt động ngoài trời.
- Chi đội tập hợp chữ U : Phân đội 1 là một cạnh của chữ U, các phân đội
giữa làm đáy(có thể là một hàng ngang hoặc 2,3 … hàng ngang), phân đội cuối
làm cạnh kia của chữ U.
Khi nghe lệnh tập hợp, các đội viên chạy tại chỗ, sau đó lần lượt chạy về vị
trí theo điẩm rót của phân đội, đến nơi thì đứng lại (phân đội trưởng phân đội 1
chạm tay trái vào vai trái chi đội trưởng), quay trái vào trong chữ U, về tư thế
nghiêm.
1.4/ Đội hình vòng tròn : Được sử dụng khi tổ chức các hoạt động tập thể
như : Múa, hát, tổ chức trò chơi, lửa trại, sinh hoạt nội bộ ngoài trời. Khi có lệnh

tập hợp, các đội viên chạy đều tại chỗ, sau đó lần lượt chạy về vị trí tập hợp, theo
hướng ngược chiều kim đồng hồ, vừa chạy vừa điều chỉnh, khi chỉ huy bỏ tay
xuống thì dừng lại và quay vào trong vòng tròn, về tư thế nghiêm.
2 / Đội ngũ :
2.1/ Đội ngũ tĩnh tại :
* Chỉnh đốn đội ngũ : Sau khi tập hợp, cần phải chỉnh đốn đội ngũ để có
một đơn vị sắp xếp ngay ngắn, nghiêm chỉnh, có cự ly thích hợp để bắt đầu hoạt
động. Cự ly hẹp bằng một khuỷ tay trái (bàn tay trái chống ngang thắt lưng, 4 ngón
tay đặt phía trước), cự ly rộng bằng một cánh tay trái (nếu đưa sang ngang, lòng
bàn tay úp; nếu đưa lên phía trước lòng bàn tay vuông góc với mặt đất.
* Chỉnh đốn hàng dọc :
- Phân đội : Khẩu lệnh “Nhìn trước – thẳng!”, nghe động lệnh “thẳng”, đội
viên nhìn gáy người trước, tay trái giơ thẳng, lòng bàn tay vuông góc với mặt đất,
các ngón tay khép kín và chạm vào vai trái người đứng trước (không đặt cả bàn
tay, không kiễng chân). Khi nghe lệnh khẩu “thôi!”, đội viên bỏ tay xuống, về tư
thế nghiêm.
- Chi đội : Khẩu lệnh “Cự ly rộng (hẹp), nhìn chuẩn – thẳng!”. Sau động
lệnh “thẳng!”, các phân đội trưởng (trừ phân đội cuối) dùng tay trái để xác định cự
ly giữa các phân đội (chỉnh đốn hàng ngang). Đội viên phân đội 1 dùng tay trái xác
định cự ly giữa các đội viên (chỉnh đốn hàng dọc). Các đội viên phân đội khác nhìn
phân đội trưởng để chỉnh đốn hàng dọc, nhìn đội viên phân đội 1 cùng hàng ngang.
Khi nghe khẩu lệnh “thôi!”, đội viên bỏ tay xuống, về tư thế nghiêm.

5


Chỉnh đốn hàng dọc (Cự ly hẹp, cự ly rộng).

* Chỉnh đốn hàng ngang :
- Phân đội : Khẩu lệnh “Cự ly rộng (hẹp) nhìn chuẩn – thẳng!”. Sau động

lệnh “thẳng!”, đội viên nhìn phân đội trưởng để chỉnh đốn hàng ngang, dùng tay
trái để xác định cự ly giữa các đội viên. Khi nghe khẩu lệnh : “Thôi!”, đội viên bỏ
tay xuống, về tư thế nghiêm.
- Chi đội hàng ngang : Khẩu lệnh “Cự ly rộng (hẹp) nhìn chuẩn –
thẳng!”.Sau động lệnh “thẳng!” các phân đội trưởng dùng tay trái xác định cự ly
hàng dọc, đội viên phân đội 1 dùng tay trái xác định cự ly hàng ngang. Các đội
viên phân đội khác nhìn phân đội trưởng của mình để chỉnh đốn hàng ngang, nhìn
đội viên phân đội 1 để chỉnh đốn hàng dọc. Khi nghe khẩu lệnh “thôi!”, đội viên bỏ
tay xuống, về tư thế nghiêm.
Chỉnh đốn hàng ngang : (Cự ly hẹp – rộng)

- Chi đội hình chữ U : Khẩu lệnh “Cự ly rộng (hẹp) nhìn chuẩn thẳng!”, sau
động lệnh “thẳng!” các đội viên nhìn phân đổitưởng để chỉnh đốn hàng ngang và
dùng tay trái xác định cự ly. Khi nghe khẩu lệnh “thôi!”đội viên bỏ tay xuống, về
tư thế nghiêm. Luôn ở góc chữ U luôn luôn có khoảng cách là một cự ly rộng được
xác định bỡi tay trái phân đội phó phân đội 1 đưa ngang (lòng bàn tay úp song
song với mặt đất), chạm vai phải phân đội trưởng phân đội 2 và tay trái phân đội
phó phân đội 2 (hoặc 3,4,5 v.v.. nếu các phân đội đáy là một hàng) đưa ra phía
trước (bàn tay nghiêng, vuông góc với mặt đất)chạm vai phải phân đội trưởng phân
6


đội cuối. (Nếu các phân đội giữa xếp thành nhiều hàng ngang thì các phân đội
trưởng của phân đội 3,4,5 … đứng sau phân đội trưởng phân đội 2).
Chỉnh đốn cự ly hẹp ở góc chữ U giữa phân đội phó PĐ1 và phân đội trưởng
PĐ2.
Chỉnh đốn cự ly hẹp ở góc chữ U giữa phân đội phó PĐ2 (3,4,5 …) với phân
đội trưởng PĐ cuối.

* Đội hình vòng tròn : Khẩu lệnh “Cự ly rộng (hẹp), chỉnh đốn đội ngũ!”

- Cự ly hẹp được tạo nên do 2 đội viên đứng cạnh nhau nắm tay nhau tạo với
thân người một góc khoảng 45o .
- Cự ly rộng được tạo nên do 2 đội viên đứng cạnh nhau nắm tay nhau, dang
thẳng cánh tay, vuông góc với thân người. Khi nghe khẩu lệnh “thôi!”, đội viên bỏ
tay xuống về tư thế nghiêm.

*
Điểm
số,
báo
cáo :

Trước buổi sinh hoạt Đội, các đơn vị điểm số, báo cáo sĩ số.
- Điểm số :
+ Điểm số Phân đội : Phân đội trưởng tiến 1 bước, quay đằng sau, hô :
“Nghiêm! Phân đội điểm số!” và phân đội trưởng hô số “một”, các đội viên đánh
mặt sang trái hô tiếp theo, lần lượt cho đến người cuối cùng. Người cuối cùng điểm
số xong hô : “hết!”.

7


+ Điểm số toàn chi đội : Sau khi nghe lệnh : “Nghiêm! Các phân đội điểm
số, báo cáo! Nghỉ!”, các phân đội trưởng lần lượt đứng lên vị trí chỉ huy phân đội
mình, hô: “Nghiêm!Phân đội điểm số!”, phân đội trưởng PĐ1 hô : “một”, các đội
viên PĐ1 tiếp tục điểm số cho đến người cuối cùng. Người cuối cùng điểm số xong
hô : “hết!”. Tiếp tới Phân đội trưởng phân đội 2,3,4,v.v.. tiếp tục lên điểm số báo
cáo.
+ Điểm số toàn liên đội : Sau khi nghe lệnh : “Nghiêm! Các chi đội điểm
số, báo cáo! Nghỉ!”, các phân đội trưởng lần lượt đứng lên vị trí chỉ huy phân đội

mình, hô: “Nghiêm!Chi đội điểm số!”, phân đội trưởng PĐ1 hô : “một”, các đội
viên PĐ1 tiếp tục điểm số cho đến người cuối cùng. Người cuối cùng điểm số xong
hô : “hết!”. Phân đội trưởng PĐ2 hô số tiếp theo số của người cuói cùng PĐ1, các
đội viên PĐ2 điểm số tiếp … các phân đội còn lại lần lượt tiến hành như trên cho
đến hết. Chi đội trưởng lấy số cuối của chi đội cộng với ban chỉ huy (nếu đứng
hàng riêng) và đội viên ở đội cờ, đội trống rồi báo cáo với liên đội.
- Báo cáo sĩ số : Điểm số xong các đơn vị lần lượt báo cáo chỉ huy :
+ Ở chi đội : Phân đội 1 điểm số xong, phân đội trưởng cho phân đội đứng
nghiêm, quay đằng sau, bước lên báo cáo chi đội trưởng. Khi phân đội trưởng PĐ1
báo cáo, PĐ trưởng PĐ2 bắt đầu cho PĐ mình điểm số và lần lượt như vậy đến
phân đội cuối.
+ Ở liên đội : Các chi đội trưởng lần lượt từ chi đội 1 đến chi đội cuối báo
cáo với chỉ huy liên đội.
+ Ở cuộc họp lớn, liên đội trưởng lên báo cáo tổng chỉ huy.
- Thủ tục báo cáo : Sau khi điểm số xong, các đơn vị trưởng lần lượt hô đơn
vị mình đứng nghiêm, rồi (chạy hoặc đi tuỳ theo cự ly xa hoặc gần) đến trước chỉ
huy, cách khoảng 3 bước nói to : “Báo cáo! (đơn vị trưởng giơ tay chào chỉ huy,
chỉ huy chào đáp lại, 2 người cùng bỏ tay xuống). Báo cáo chi đội trưởng (liên đội
trưởng, Tổng phụ trách …) phân đội (chi đội, liên đội) có …… đội viên, có mặt
……, vắng ……, có lý do ……, không có lý do ……Báo cáo hết!”. Chỉ huy đáp
lại … Đơn vị trưởng hô : “rõ!”, sau đó chào chỉ huy, chỉ huy chào đáp lại và cùng
bỏ tay xuống. Đơn vị trưởng quay về trước đơn vị hô : “Nghỉ!” và trở về vị trí.
2.2/ Đội ngũ vận động :
*Đội ngũ đi đều : Toàn đơn vị phải bước cùng một nhịp, cùng đưa chân và
cùng vung tay đều đặn. Hàng ngang, hàng dọc phải thẳng, đều.
*Đội ngũ chạy đều :Toàn đơn vị chạy đều và nhịp nhàng theo lệnh của chỉ
huy.
*Đội ngũ chuyển hướng vòng :
- Vòng trái : Đơn vị đang đi đều (chạy đều), sau khẩu lệnh : “Vòng bên trái –
bước!” hoặc “Vòng bên trái – chạy!”, những đội viên hàng bên trái(ngoài cùng)

bước đến điểm quay (được xác định bởi vị trí phân đội trưởng khi dứt động lệnh)
thì bước (chạy) ngắn hơn, đồng thời quay sang trái. Những đội viên ở hàng bên
8


phải khi đến điểm quay thì bước dài hơn, đồng thờ quay bên trái. Sau đó thì đi
(chạy) tiếp và giữ đúng cự ly.
- Vòng phải : Tiến hành ngược lại.
- Vòng đằng sau : Tiến hành như vòng trái (vòng phải) nhưng di chuyển đội
hình quay ngược lại hướng đi ban đầu. Khẩu lệnh : Bên trái (bên phải) vòng đằng
sau – bước!(chạy!).
c. Điều kiện thực hiện giải pháp, biện pháp:
- Đội viên nắm và hiểu được 7 yêu cầu đối với người đội viên và đội hình
đội ngũ.
- Đội viên đọc kỹ các nội dung về nghi thức Đội trong sổ tay đội viên trước
khi thực hành về nghi thức, để từng đội viên biết được yêu cầu và động tác.
- Biện pháp rèn luyện giúp đội viên biết được thứ tự thực hiện các động tác:
tổng phụ trách Đội vừa phân tích vừa làm mẫu từng động tác của nghi thức đội, đội
viên quan sát từng bước của từng động tác và thực hiện lại.
d. Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề:
Trong những năm gần đây, với việc học hỏi và bồi dưỡng kỹ năng nghiệp vụ
công tác Đội, tôi luôn cố gắng bồi dưỡng, cũng như mở các lớp tập huấn, các
chuyên đề về kỹ năng thực hành nghi thức đội cho các em đội viên. Chính điều đó
đã góp phần giúp các em đội viên nắm vững và thực hành tốt nghi thức đội, cùng
với việc Liên đội khi tham dự các kỳ thi Nghi thức đội cấp huyện cũng đã đạt
những thành tích nhất định.
* Kết quả cụ thể:
Việc kiểm tra chuyên hiệu “Rèn luyện đội viên” của các em đã đạt kết quả
cao, cụ thể 98% các em hoàn thành tốt việc kiểm tra chuyên hiệu “Rèn luyện đội
viên”.


III. KẾT LUẬN -KIẾN NGHỊ:
III.1. Kết luận:
9


Nghi thức đội là nội dung vô cùng quan trọng đối với người đội viên, chính
vì vậy nắm rõ và thực hiện tốt Nghi thức đội là điều cần thiết.
Hoạt động Đội có một vị trí quan trọng trong nhà trường trung học cơ sở nó
đã góp phần tích cực trong việc giáo dục nhân cách, đạo đức cho học sinh, tạo
hứng thú trong học tập cho các em mỗi khi đến trường. Có thể khẳng định rằng,
hoạt động đội là lực lượng giáo dục không thể thiếu được trong và ngoài nhà
trường do đó vai trò của tổng phụ trách Đội rất quan trọng, giáo viên tổng phụ
trách Đội phải biết tranh thủ sự giúp đỡ của các lực lượng giáo dục vào các hoạt
động Đội.
Trong khi tổ chức các hoạt động của Đội thì người tổng phụ trách Đội phải
xác định rõ những nhiệm vụ chính của mình, không những chủ động lên kế hoạch
mà còn chủ động phối kết hợp với các lực lượng giáo dục, với các tổ chức giáo dục
trong và ngoài nhà trường tạo mọi điều kiện thuận lợi để tổ chức tốt các hoạt động
của Đội .
Đội là cánh tay đắc lực của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và là lực lượng nòng
cốt trong các phong trào thanh thiếu nhi, giúp các em học và vui chơi, thực hiện
quyền và bổn phận của mình. Mọi hoạt của đội đều nâng cao tri thức nâng cao sự
hiểu biết để các em có thể lĩnh hội hết những cái hay cái đẹp của cuộc sống để trở
thành con người toàn diện có đủ đức, đủ tài để xây dựng đất nước.
III.2. Kiến nghị:
Từ kết quả nghiên cứu trên, để góp phần nâng cao hiệu quả thực hành Nghi
thức đội cho học sinh và hướng đến công tác giáo dục toàn diện cho học sinh, tôi
xin đưa ra một số ý kiến đề xuất sau :
Người TPT Đội phải xác định được vị trí vai trò của mình trong công tác

giáo dục học sinh, thông qua các hoạt động của Đội nhằm thu hút đông đảo các em
tham ra, tạo ra sân chơi thực sự bổ ích cho các em.
Thường xuyên thực hành để nâng cao khả năng thực hiện Nghi thức đội, mở
các tập huấn, bồi dưỡng chuyên đề cho các em đội viên.
Mỗi trường học cần bố trí một GV – TPT Đội chuyên trách và được đào tạo
về nghiệp vụ công tác Đội. Có như vậy họ mới làm tốt nhiệm vụ được giao.
Hiệu trưởng cần tạo mọi điều kiện tốt nhất về nhân lực, vật lực, tài lực cho
TPT Đội trong việc tổ chức các hoạt động của Đội.
Đây là một số ý kiến đề xuất mang tính cá nhân nhằm góp phần nâng cao
hiệu quả thực hành Nghi thức đội, mong muốn cuối cùng là nâng cao chất lượng
giáo dục toàn diện cho học sinh nhằm đáp ứng yêu cầu của đất nước là đào tạo ra
thế hệ trẻ thành những người lao động mới “Vừa hồng, vừa chuyên”.
Trên đây là kinh nghiệm của tôi về tổ chức thực hành Nghi thức đội, tôi đã
áp kinh nghiệm này trong suốt những năm học qua và nó đã mang lại hiệu quả cao
trong công tác Đội ở trường . Tôi hi vọng rằng với kinh nghiệm nhỏ này nó sẽ góp
phần tháo gỡ những vướng mắc cho giáo viên làm tổng phụ trách đội trong việc tổ
10


chức các hoạt động Đội trong nhà trường và góp phần không nhỏ cho giáo viên
tổng phụ trách Đội thúc đẩy phong trào hoạt động Đội ngày một vững mạnh hơn .
Buôn Triết, ngày 24 tháng 3 năm 2018
Người thực hiện

Hoàng Vĩnh Lộc

TÀI LIỆU THAM KHẢO
11



1. Ngi thức Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh - Nhà xuất bàn Kim
đồng.
2. Sổ tay Đội viên - Nhà xuất bản Kim đồng.
3. Sổ tay phụ trách Đội - Nhà xuất bản Kim đồng.

12



×