Tải bản đầy đủ (.pdf) (45 trang)

Không gian kiến trúc trong các trung tâm thương mại đảm bảo cho người khuyết tật tiếp cận sử dụng(lấy hà nội làm địa bàn nghiên cứu) (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (640.88 KB, 45 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ XÂY DỰNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI
____________________________

LÊ THANH AN

KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC
TRONG CÁC TRUNG TÂM THƯƠNG MẠI ĐẢM BẢO
CHO NGƯỜI KHUYẾT TẬT TIẾP CẬN SỬ DỤNG
(LẤY HÀ NỘI LÀM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU)

LUẬN VĂN THẠC SỸ KIẾN TRÚC

Hà Nội - 2016


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ XÂY DỰNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI
___________________________

LÊ THANH AN
KHÓA 2014 – 2016

KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC
TRONG CÁC TRUNG TÂM THƯƠNG MẠI ĐẢM BẢO


CHO NGƯỜI KHUYẾT TẬT TIẾP CẬN SỬ DỤNG
(LẤY HÀ NỘI LÀM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU)
Chuyên ngành: Kiến trúc
Mã số: 60.58.01.02

LUẬN VĂN THẠC SỸ KIẾN TRÚC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. KTS. VƯƠNG HẢI LONG

Hà Nội – 2016


LỜI CẢM ƠN

Trước hết tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến các Giáo sư, Phó Giáo sư,
Tiến sỹ, các Nhà khoa học cũng như toàn thể các thầy cô giáo trong Khoa sau đại
học của trường Đại Học Kiến Trúc Hà Nội đã nhiệt tình giảng dạy, truyền đạt kiến
thức, giúp đỡ trong quá trình học tập tại trường.
Đặc biệt tôi xin biết ơn chân thành đối với thầy giáo hướng dẫn khoa học
TS.KTS. Vương Hải Long đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ, chỉ bảo cho tôi trong
suốt quá trình nghiên cứu hoàn thiện luận văn.
Trong điều kiện tài liệu, thời và phương tiện nghiên cứu còn hạn chế, luận văn
này chắc chắn không tránh khỏi thiếu sót. Rất mong được sự góp ý của các thầy cô
giáo cùng các nhà khoa học để tiếp tục hoàn thiện hơn cho các công trình nghiên
cứu sau này.
Một lần nữa xin chân thành cảm ơn!
Tác giả luận văn

Lê Thanh An



LỜI CAM ĐOAN

Tôi cam đoan Luận văn thạc sỹ này là công trình nghiên cứu khoa học
độc lập của tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa
từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác (Trừ các số liệu, kết
quả đã có trích nguồn gốc rõ ràng).

Tác giả luận văn

Lê Thanh


MỤC LỤC
Lời cảm ơn
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt
Danh mục các hình vẽ, đồ thị
Danh mục các bảng, biểu
PHẦN 1: MỞ ĐẦU................................................................................................... 1
* Lý do chọn đề tài................................................................................................... 1
* Mục đích nghiên cứu ............................................................................................ 2
* Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ....................................................................... 2
* Phương pháp nghiên cứu ..................................................................................... 2
* Ý nghĩa khoa học của đề tài ................................................................................. 3
* Một số khái niệm ................................................................................................... 3
* Cấu trúc của luận văn........................................................................................... 5
PHẦN 2: NỘI DUNG ............................................................................................... 7

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC TRONG CÁC
TRUNG TÂM THƯƠNG MẠI CHO NGƯỜI KHUYẾT TẬT TIẾP CẬN
SỬ DỤNG .................................................................................................................. 7
1.1. Tổng quan giải pháp kiến trúc các Trung tâm thương mại và công trình
công cộng cho người khuyết tật tiếp cận sử dụng trên thế giới............................ 7
1.1.1. Vấn đề về người khuyết tật tại một số nước trên thế giới ................................ 7
1.1.2. Một số giải pháp tiếp cận sử dụng công trình công cộng của người khuyết tật
trên thế giới ...............................................................................................................12
1.2. Người khuyết tật tiếp cận sử dụng công trình công cộng tại Việt Nam ..16
1.3. Thực trạng một số không gian kiến trúc Trung tâm thương mại tại Hà
Nội cho người khuyết tật tiếp cận sử dụng. ..........................................................18


1.3.1. Khảo sát các Trung tâm thương mại cho người khuyết tật tiếp cận sử dụng
trên địa bàn Hà Nội ...................................................................................................18
1.3.2. Nhận xét chung ..............................................................................................30
1.4. Các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài. .......................................30
1.5. Các vấn đề đặt ra cần nghiên cứu. ..............................................................35
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ KHOA HỌC ĐỂ ĐẢM BẢO KHÔNG GIAN KIẾN
TRÚC TRONG CÁC TRUNG TÂM THƯƠNG MẠI CHO NGƯỜI
KHUYẾT TẬT TIẾP CẬN SỬ DỤNG ...............................................................36
2.1. Cơ sở pháp lý.................................................................................................36
2.1.1. Các quyền lợi và chính sách đối với người khuyết tật trong vấn đề đảm bảo
tiếp cận sử dụng công trình .......................................................................................36
2.1.2. Các tiêu chuẩn, quy chuẩn xây dựng ban hành về vấn đề xây dựng công trình
đảm bảo người khuyết tật tiếp cận sử dụng ..............................................................38
2.2. Cơ sở lý thuyết...............................................................................................39
2.2.1. Các không gian kiến trúc trong TTTM cần đảm bảo cho NKT tiếp cận sử
dụng ……………………………………………………………………………39
2.2.2. Đặc điểm hoạt động của các dạng khuyết tật và mối quan hệ với các không

gian kiến trúc Trung tâm thương mại .......................................................................41
2.3. Các điều kiện và yếu tố tác động đến vấn đề tiếp cận sử dụng các không
gian kiến trúc trong Trung tâm thương mại của người khuyết tật...................48
2.3.1. Điều kiện Kinh tế xã hội ................................................................................48
2.3.2. Điều kiện văn hóa xã hội................................................................................49
2.3.3. Yếu tố công nghệ và các trang thiết bị hỗ trợ cho người khuyết tật. .............50
2.4. Nhu cầu hoạt động hòa nhập cộng đồng hiện nay của người khuyết
tật…..…………………………………………………………………………...52
2.4.1. Dự báo về người khuyết tật ............................................................................52
2.4.2. Thực trạng của người khuyết tật và các nhu cầu hòa nhập cuộc sống hiện
nay...................................................................................................................................52


2.4.3. Người khuyết tật với nhu cầu tiếp cận sử dụng TTTM .................................53
2.5. Bài học kinh nghiệm .....................................................................................55
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC TRONG CÁC
TRUNG TÂM THƯƠNG MẠI ĐẢM BẢO CHO NGƯỜI KHUYẾT TẬT
TIẾP CẬN SỬ DỤNG............................................................................................58
3.1. Đề xuất về nguyên tắc tổ chức thiết kế không gian kiến trúc trong Trung
tâm thương mại đảm bảo tiếp cận sử dụng cho người khuyết tật ....................58
3.1.1. Kết quả khảo sát hiện trạng không gian kiến trúc trong các Trung tâm thương
mại cho Người khuyết tật tiếp cận sử dụng ..............................................................58
3.1.2. Đề xuất về nguyên tắc tổ chức thiết kế không gian .......................................63
3.2. Giải pháp đảm bảo không gian kiến trúc trong Trung tâm thương mại
đảm bảo cho người khuyết tật tiếp cận sử dụng..................................................66
3.2.1. Nhóm giải pháp về giao thông tiếp cận .........................................................67
3.2.2. Nhóm giải pháp không gian mua sắm ...........................................................85
3.2.3. Nhóm không gian ăn uống vui chơi giải trí ...................................................95
3.2.4. Các nhóm không gian phụ trợ khác .............................................................104
3.3. Bàn luận về các giải pháp...........................................................................110

3.3.1. Nhóm không gian giao thông tiếp cận .........................................................110
3.3.2. Nhóm không gian mua sắm .........................................................................114
3.3.3. Nhóm không gian ăn uống vui chơi giải trí .................................................115
3.3.4. Nhóm không gian phụ trợ ............................................................................117
PHẦN 3: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................119
1. Kết luận..............................................................................................................119
2. Kiến nghị ...........................................................................................................122

TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Tên đầy đủ

BLĐ- TB& XH Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội
CTCC

Công trình công cộng

CT

Công trình

DP Hà Nội

Hội Người khuyết tật Hà Nội


DRD Việt Nam Trung tâm khuyết tật và phát triển
KGKT

Không gian kiến trúc

NCCD

Ban điều phối các hoạt động hỗ trợ người khuyết tật Việt Nam

NKT

Người khuyết tật

QCXDVN

Quy chuẩn xây dựng Việt Nam

TCQG

Tiêu chuẩn quốc gia

TCSD

Tiếp cận sử dụng

TCXDVN

Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam

TTTM


Trung tâm thương mại

TP

Thành phố


DANH MỤC HÌNH ẢNH

Ký hiệu

Tên hình ảnh

Hình 1.1

Quầy lễ tân và ghế chuyên dụng Evac-Chair

Hình 1.2

NKT được hỗ trợ trong khu mua sắm tại Chicago

Hình 1.3

NKT ở Richmond tự đi mua sắm và tận hưởng cuộc sống

Hình 1.4

Trẻ khuyết tật vui chơi hòa nhập cộng đồng


Hình 1.5

Hình ảnh về sự đảm bảo tiếp cận của NKT ở Nhật Bản

Hình 1.6

Bãi xe ưu tiên và phương tiễn hỗ trợ đi lại cho NKT

Hình 1.7

Đường cho NKT khiếm thị và máy ngôn ngữ cho người khiếm thính

Hình 1.8

Đường dốc cho NKT

Hình 1.9

Phương tiện hỗ trợ leo bậc thang

Hình 1.10

Quầy, bàn tiếp cận cho NKT

Hình 1.11

Xe lăn thường và xe chuyên dùng cho NKT

Hình 1.12


Không gian vui chơi, phòng xem phim

Hình 1.13

Không gian ăn uống và vệ sinh đảm bảo TCSD cho NKT

Hình 1.14

Hình ảnh NKT tiếp cận sử dụng công trình tại Việt Nam

Hình 1.15

Nhiều công trình bỏ quên NKT

Hình 1.16

Bản đồ tiếp cận cho NKT

Hình 1.17

UBND phường Mai Động trước và sau khi cải tạo

Hình 1.18

Trung tâm dậy nghề Huyện Gia Lâm trước và sau khi cải tạo

Hình 2.1

Sơ đồ các nhóm không gian chính trong TTTM


Hình 2.2

Chiều rộng lối đi, hành lang cho người đi xe lăn

Hình 2.3

Chiều rộng hành lang đổi hướng

Hình 2.4

Kích thước lối vào cho người đi xe lăn

Hình 2.5

Khoảng không dưới chân người đi xe lăn

Hình 2.6

Độ cao tầm với của người đi xe lăn

Hình 2.7

Khoảng thông thủy chỗ ngồi cho xe lăn

Hình 2.8

Khoảng thông thủy lố đi tại khu vực chỗ ngồi cho xe lăn

Hình 2.9


Chiều rộng của NKT dùng nạng và dùng gậy


Hình 2.10

Giới hạn cho phép của vật nhô ra trên lối đi

Hình 2.11

Kích thước các vật gắn trên trục được nhô ra

Hình 2.12

Kích thước thanh chắn người khiếm thị tại lối đi thấp dần

Hình 2.13

Trang thiết bị hỗ trợ NKT vận động di chuyển

Hình 2.14

Trang thiết bị hỗ trợ NKT vận động lên xuống thang

Hình 2.15

Trang thiết bị hỗ trợ NKT khiếm thị

Hình 2.16

Một số biểu tượng quy ước quốc tế hỗ trợ NKT tiếp cận


Hình 3.1

Mối liên hệ giữa nguyên tắc tổ chức thiết kế và không gian trong TTTM

Hình 3.2

Khu vực có thể bố trí đỗ xe ưu tiên tại bãi đỗ xe trên sân TTTM

Hình 3.3

Khu vực có thể bố trí đỗ xe ưu tiên tại hầm đỗ xe của TTTM

Hình 3.4

Bố trí làn xe 3 bánh của NKT tại trạm kiểm soát vé của bãi xe

Hình 3.5

Xe lăn điện hỗ trợ NKT ngay tại bãi đỗ xe

Hình 3.6

Trang thiết bị hộ trợ NKT lên xuống hầm đỗ xe

Hình 3.7

Một số cách lát gạch cho người khiếm thị

Hình 3.8


Nghiên cứu họa tiết và màu sắc gạch lát cho người khiếm thị

Hình 3.9

Thiết kế mô phỏng đường dốc kết hợp bậc thềm tại sảnh TTTM

Hình 3.10

Dùng cửa cảm biến tự động đóng mở trong TTTM

Hình 3.11

Giải pháp lát gạch dẫn hướng cho NKT khiếm thị trong TTTM

Hình 3.12

Mô hình thiết kế hệ thống dẫn hướng bằng cảm ứng từ cho người khiếm thị
tại hành lang TTTM

Hình 3.13

Giải pháp hỗ trợ người khiếm thị lên xuống cầu thang bộ trong TTTM

Hình 3.14

Sử dụng thang nâng trượt ray hỗ trợ người đi xe lăn

Hình 3.15


Sơ đồ bố trí không gian thang máy và thiết kế mô phỏng

Hình 3.16

Giải pháp sử dụng thang cuốn trong TTTM của NKT

Hình 3.17

Giải pháp sử dụng thang cuốn ghép bậc trong TTTM

Hình 3.18

Bố trí hệ thống biển bảng thông tin trên mặt bằng mô hình TTTM

Hình 3.19

Giải pháp cho NKT tiếp cận sử dụng thông tin hỗ trợ

Hình 3.20

Giải pháp sơ đồ in 3D hỗ trợ cho người khiếm TCSD trong TTTM

Hình 3.21

Mô hình quầy bán hàng đảm bảo tiếp cận sử dụng cho NKT


Hình 3.22

Mô hình bố trí không gian gian hàng đảm bảo NKT tiếp cận


Hình 3.23

Sơ đồ không gian siêu thị tự chọn đảm bảo cho NKT tiếp cận sử dụng

Hình 3.24

Mặt cắt sắp xếp không gian gian hàng đảm bảo NKT tiếp cận sử dụng

Hình 3.25

Mô hình quầy kệ trong siêu thị đảm bảo TCSD cho NKT

Hình 3.26

Sơ đồ không gian chức năng Nhà hàng ăn uống

Hình 3.27

Bố trí và hình thức bàn ghế trong không gian ăn uống

Hình 3.28

Mô hình trò chơi phù hợp cho mọi đối tượng khách hàng

Hình 3.29

Sơ đồ không gian Trung tâm chiếu phim trong TTTM

Hình 3.30


Hàng ghế ưu tiên NKT tại phía đầu rất khó xem phim

Hình 3.31

Dùng thang nâng để giúp NKT vận động có vị trí xem tốt hơn

Hình 3.32

Đường dốc tiếp cận bên ngoài hành lang và có cửa vào thẳng hàng ghế ưu
tiên

Hình 3.33

Phòng vệ sinh cần biển báo rõ ràng đảm bảo TCSD cho NKT

Hình 3.34

Dùng các thiết bị vệ sinh cảm ứng tăng sự tiện nghi

Hình 3.35

Sử dụng dải phân cách cứng gây khó khăn cho NKT tiếp cận TTTM

Hình 3.36

Xe lăn chuyên dụng và ghế Evac-Chair có thể lên xuống thang bộ

Hình 3.37


Giải pháp đi lại bằng hệ thống tay vịn của người khiếm thị

Hình 3.38

Giải pháp sử dụng nút bấm gần cửa thang

Hình 3.39

Nhiều gian hàng mua sắm chênh cốt trong TTTM

Hình 3.40

Sử dụng đường dốc cơ động trong TTTM

Hình 3.41

Sử dụng cổng quay đảm bảo tiếp cận cho NKT


DANH MỤC BẢNG, BIỂU

Ký hiệu

Tên bảng biểu

Bảng 1.1

Tỷ lệ NKT trong một số nước trên thế giới

Bảng 1.2


Thống kê TTTM tại TP Hà Nội

Bảng 1.3

Khảo sát TTTM Tràng Tiền Plaza cho NKT tiếp cận sử dụng

Bảng 1.4

Khảo sát TTTM Vincom Bà Triệu cho NKT tiếp cận sử dụng

Bảng 1.5

Khảo sát TTTM Big C Thăng Long cho NKT tiếp cận sử dụng

Bảng 1.6

Khảo sát TTTM Vincom Mega Mall Royal City cho NKT tiếp cận sử
dụng

Bảng 1.7

Khảo sát TTTM Aeon Mall Royal City cho NKT tiếp cận sử dụng

Bảng 2.1

Thông số tính toán cơ bản của xe lăn

Bảng 3.1


Bảng tổng hợp đánh giá NKT tiếp cận sử dụng TTTM tại Hà Nội

Bảng 3.2

Nguyên tắc trong thiết kế KGKT trong TTTM đảm bảo tiếp cận sử dụng

Bảng 3.3

Khả năng TCSD nhóm không gian giao thông tiếp cận trong TTTM của
NKT

Bảng 3.4

Thông số bậc thềm kết hợp đường dốc không cần lan can

Bảng 3.5

Khả năng TCSD không gian quầy hàng bán lẻ trong TTTM của NKT

Bảng 3.6

Khả năng TCSD không gian các gian hàng mua sắm trong TTTM của
NKT

Bảng 3.7

Khả năng TCSD không gian siêu thị tự chọn trong TTTM của NKT

Bảng 3.8


Khả năng TCSD nhóm không gian ăn uống vui chơi giải trí của NKT

Bảng 3.9

Khả năng TCSD không gian phụ trợ khác trong TTTM của NKT

Bảng 3.10

Tổ chức không gian cảnh quan, nghỉ chân trong TTTM

Biểu đồ 1.1

Biểu đồ tiếp cận công trình công cộng của NKT tại Hà Nội

Biểu đồ 1.2

Biểu đồ đánh giá công trình công cộng đảm bảo TCSD cho NKT

Biểu đồ 2.1

Biểu đồ các nhu cầu tiếp cận sử dụng TTTM của NKT

Biểu đồ 2.2

Biểu đồ các vấn đề rào cản đối với NKT tiếp cận sử dụng TTTM

Biểu đồ 3.1

Biểu đồ đánh giá TTTM Tràng Tiền Plaza


Biểu đồ 3.2

Biểu đồ đánh giá TTTM Vincom- Bà Triệu


Biểu đồ 3.3

Biểu đồ đánh giá TTTM Big C Thăng Long

Biểu đồ 3.4

Biểu đồ đánh giá TTTM Vincom Times City

Biểu đồ 3.5

Biểu đồ đánh giá TTTM Parkson- Tây Sơn

Biểu đồ 3.6

Biểu đồ đánh giá TTTM Lotte- Mipec Tower

Biểu đồ 3.7

Biểu đồ đánh giá TTTM Vimcom center- Nguyễn Chí Thanh

Biểu đồ 3.8

Biểu đồ đánh giá TTTM Lotte Center- Kim Mã

Biểu đồ 3.9


Biểu đồ đánh giá TTTM Vincom Royal City

Biểu đồ 3.10

Biểu đồ đánh giá TTTM Metro Hoàng Mai

Biểu đồ 3.11

Biểu đồ đánh giá TTTM Savico -Long Biên

Biểu đồ 3.12

Biểu đồ đánh giá TTTM Vincom -Long Biên

Biểu đồ 3.13

Biểu đồ đánh giá TTTM Aeon Mall

Biểu đồ 3.14

Biểu đồ đánh giá TTTM Melinh Plaza Hà Đông

Biểu đồ 3.15

Biểu đồ đánh giá TTTM Hồ Gươm Plaza- H.Đông

Biểu đồ 3.16

Biểu đồ đánh giá TTTM Metro Thăng Long


Biểu đồ 3.17

Biểu đồ đánh giá TTTM The Garden


1

PHẦN 1: MỞ ĐẦU
* Lý do chọn đề tài
Theo báo cáo của Ban điều phối các hoạt động hỗ trợ người khuyết tật
Việt Nam (NCCD)/BLĐ- TB& XH năm 2013, Việt Nam là quốc gia thuộc
khu vực châu Á- Thái Bình Dương có tỷ lệ người khuyết tật trong dân số khá
cao so với các nước khác trong khu vực với khoảng 7,8% dân số (tương
đương với 6,7 triệu người) ở độ tuổi từ 5 tuổi trở lên bị khuyết tật [1]. Để chủ
động giải quyết tốt vấn đề người khuyết tật trong nước, xây dựng xã hội
không rào cản đối với người khuyết tật, đồng thời hưởng ứng phong trào của
Liên Hợp quốc và của khu vực châu Á - Thái Bình Dương khởi xướng về vấn
người khuyết tật, nhà nước đã cam kết thực hiện các chương trình hành động
vì người khuyết tật của khu vực và quốc tế, góp phần thực hiện đầy đủ quyền
của người khuyết tật và hướng tới mục tiêu chung- xây dựng xã hội không có
rào cản đối với người khuyết tật trên toàn thế giới. Đối với các công trình xây
dựng, để đảm bảo cho người khuyết tật tiếp cận sử dụng, Bộ Xây dựng đã ban
hành các Tiêu chuẩn, các Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về “Xây dựng công
trình đảm bảo người khuyết tật tiếp cận sử dụng” để quy định các yêu cầu kỹ
thuật bắt buộc phải tuân thủ khi xây dựng mới hoặc cải tạo các công trình xây
dựng để đảm bảo cho người khuyết tật tiếp cận sử dụng.
Hiện nay cùng với sự phát triển kinh tế xã hội, nhu cầu vui chơi mua
sắm hưởng thụ của người dân ngày một nhiều và có những đòi hỏi cao. Thay
vì đến những cửa hàng, cửa hiệu rải rác các tốn kém nhiều thời gian và tiền

bạc, các khách hàng lựa chọn đến các Trung tâm thương mại với phương
châm “Tất cả trong một” để đáp ứng nhu cầu này. Các Trung tâm thương mại
như là những thiên đường mua sắm vui chơi giải trí mà bất cứ khách hàng
nào cũng muốn tiếp cận, muốn tham quan, muốn tận hưởng với cảnh quan
đẹp, những không gian kiến trúc nội thất sang trọng rộng lớn, những shop


2

hàng siêu thị đầy đủ hàng hóa và những mặt hàng thương hiệu đa dạng,
những quán ăn ngon, những không gian vui chơi giải trí độc đáo, những
Trung tâm chiếu phim đẳng cấp,…Nhưng đáng tiếc một điều là trong các
Trung tâm thương mại hiện nay vẫn rất ít hoặc “vắng bóng” những người
khuyết tật tiếp cận sử dụng công trình. Do nhiều lý do khác nhau nhưng phần
lớn các Trung tâm thương mại chưa quan tâm hoặc chưa tổ chức các không
gian với giải pháp kiến trúc hợp lý để đảm bảo tiếp cận sử dụng cho người
khuyết tật. Đây cũng chính là một trong những yếu tố hạn chế người khuyết
tật hòa nhập cộng đồng.
Từ các yếu tố trên dân đến cần có các nghiên cứu chuyên sâu về các
không gian kiến trúc trong Trung tâm thương mại hiện nay để có các giải
pháp đảm tiếp cận sử dụng cho người khuyết tật.
* Mục đích nghiên cứu
- Tổng quan thực trạng giải pháp kiến trúc cho người khuyết tật tiếp cận sử
dụng các Trung tâm thương mại trên thế giới, ở trong nước và tại địa bàn Hà Nội.
- Xây dựng các nguyên tắc áp dụng trong tổ chức và thiết kế các không gian
kiến trúc trong Trung tâm thương mại đảm bảo cho người khuyết tật tiếp cận sử
dụng.
- Đưa ra các giải pháp đảm bảo tiếp cận sử dụng không gian kiến trúc trong
Trung tâm thương mại cho người khuyết tật.
* Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: Không gian kiến trúc các Trung tâm thương mại cho
người khuyết tật tiếp cận sử dụng.
- Phạm vi nghiên cứu: Các Trung tâm thương mại trên địa bàn Hà Nội.
* Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp khảo sát, thống kê, thu thập số liệu.
- Phương pháp điều tra xã hội học (phỏng vấn cộng đồng NKT).


3

- Phương pháp chuyên gia.
- Nghiên cứu các tài liệu trên sách báo, tạp chí chuyên ngành kiến trúc, các
luận văn, luận án khoa học đã nghiên cứu để phân tích, so sánh, tổng hợp và đưa ra
giải pháp.
* Ý nghĩa khoa học của đề tài
- Đề tài được nghiên cứu thành công sẽ như một báo cáo khoa học góp phần
giúp các nhà thiết kế, các nhà quản lý nghiên cứu tham khảo trong quá trình thiết kế
xây dựng Trung tâm thương mại đảm bảo tiếp cận cho người khuyết tật.
- Các không gian kiến trúc trong Trung tâm thương mại đảm bảo tiếp cận sử
dụng cho người khuyết tật cũng góp phần tăng sự tiện nghi và đảm bảo tiếp cận sử
dụng với mọi đối tượng khách hàng như người suy giảm các chức năng về vận
động, về nghe, về nhìn,…
- Đề tài còn có ý nghĩa nhân văn, đó là góp phần thực hiện luật người khuyết
tật trong xã hội.
* Một số khái niệm
 Trung tâm thương mại
Trung tâm thương mại là loại hình tổ chức kinh doanh thương mại hiện
đại, đa chức năng, bao gồm tổ hợp các loại hình cửa hàng, cơ sở hoạt động
dịch vụ; hội trường, phòng họp, văn phòng cho thuê…được bố trí tập trung,
liên hoàn trong một hoặc một số công trình kiến trúc liền kề; đáp ứng các tiêu

chuẩn về diện tích kinh doanh, trang bị kỹ thuật và trình độ quản lý, tổ chức
kinh doanh; có các phương thức phục vụ văn minh, thuận tiện đáp ứng nhu
cầu phát triển hoạt động kinh doanh thương nhân vầ thoả mãn nhu cầu về
hàng hoá, dịch vụ của khách hàng [3].
Quy mô của Trung tâm thương mại lớn hơn siêu thị, các cửa hàng tạp
phẩm và chợ. Trung tâm thương mại thường được xây dựng trên nền diện tích
lớn, tại vị trí trung tâm đô thị để tiện lợi cho việc kinh doanh buôn bán và sự


4

tiếp cận của khách hàng, Trung tâm thương mại có thể đặt dưới chân đế, dưới
hầm các tòa nhà cao tầng hoặc là một công trình riêng biệt.
 Người khuyết tật
Theo phân loại của Tổ chức Y tế Thế giới, có ba mức độ suy giảm là:
khiếm khuyết, khuyết tật và tàn tật. Khiếm khuyết chỉ đến sự mất mát hoặc
không bình thường của cấu trúc cơ thể liên quan đến tâm lý và sinh
lý. Khuyết tật chỉ đến sự giảm thiểu chức năng hoạt động, là hậu quả của sự
khiếm khuyết. Còn tàn tật đề cập đến tình thế bất lợi hoặc thiệt thòi của người
mang khiếm khuyết do tác động của môi trường xung quanh lên tình trạng
khuyết tật của họ (WHO, 1999). Còn theo quan điểm của Tổ chức Quốc tế
người khuyết tật, người khuyết tật trở thành tàn tật là do thiếu cơ hội để tham
gia các hoạt động xã hội và có một cuộc sống giống như thành viên khác
(DPI, 1982) [21].
Theo luật người khuyết tật hiện hành trong nước, người khuyết tật được
định nghĩa như sau: Người khuyết tật là người bị khiếm khuyết một hoặc
nhiều bộ phận cơ thể hoặc bị suy giảm chức năng được biểu hiện dưới dạng
tật khiến cho lao động, sinh hoạt, học tập gặp khó khăn [11]. Từ năm 2009 trở
về trước, khuyết tật và tàn tật là hai từ để chỉ cùng một khái niệm. Năm 2010
Quốc hội Việt Nam đã chính thức sử dụng cụm từ người khuyết tật thay cho

tàn tật trong các bộ luật ban hành có liên quan [8].
Các dạng khuyết tật bao gồm [11]:
- Khuyết tật vận động;
- Khuyết tật nghe, nói;
- Khuyết tật nhìn;
- Khuyết tật thần kinh, tâm thần;
- Khuyết tật trí tuệ;
- Khuyết tật khác.


5

 Một số thuật ngữ
Trong luận văn này một số thuật ngữ được sử dụng với nghĩa như sau:
- “Tiếp cận sử dụng”: là việc người khuyết tật sử dụng được công trình công
cộng, phương tiện giao thông, công nghệ thông tin, dịch vụ văn hóa, thể thao,
du lịch và dịch vụ khác phù hợp để có thể hòa nhập cộng đồng [11].
- “Khách hàng cần tiếp cận” [17]: là ngoài các khách hàng là người
khuyết tật thì nhóm đối tượng khách hàng cần nghiên cứu để tiếp cận và sử
dụng không gian kiến trúc ở Trung tâm thương mại là:
+ Một người suy giảm chức năng vận động, nghe, nhìn;
+ Một người sử dụng xe lăn;
+ Một người đẩy xe hàng, xe nôi;
+ Một người cao tuổi.
- “Tất cả trong một”: là thay vì phải di chuyển và mua bán tại những
cửa hàng rải rác, trong TTTM khách hàng có thể thoải mái mua sắm với nhiều
lựa chọn phong phú, đồng thời thỏa sức vui chơi khám phá.
* Cấu trúc của luận văn.
Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung nghiên cứu chính của luận văn bao
gồm 3 chương:

- Chương 1: Tổng quan không gian kiến trúc trong các Trung tâm thương
mại cho người khuyết tật tiếp cận sử dụng.
- Chương 2: Cơ sở khoa học đảm bảo không gian kiến trúc trong các Trung
tâm thương mại cho người khuyết tật tiếp cận sử dụng.
- Chương 3: Giải pháp không gian kiến trúc trong các Trung tâm thương mại
cho người khuyết tật tiếp cận sử dụng.


6

 Sơ đồ trình tự nghiên cứu của luận văn
KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC TRONG CÁC TRUNG TÂM THƯƠNG MẠI ĐẢM
BẢO CHO NGƯỜI KHUYẾT TẬT TIẾP CẬN SỬ DỤNG

PHẦN
MỞ ĐẦU

Đối tượng, phạm
vi nghiên cứu

Lý do

CHƯƠNG 1

Mục đích nghiên cứu

Thế giới
Việt Nam

TỔNG

QUAN

CHƯƠNG 2

CƠ SỞ
KHOA
HỌC

Các điều kiện và
yếu tố tác động

CHƯƠNG 3

PHẦN NỘI DUNG

Cơ sở pháp lý
Cơ sở lý thuyết

Các công trình
nghiên cứu liên
quan
Các vấn đề cần
nghiên cứu

Hà Nội

PHẦN
KẾT LUẬN

Ý nghĩa

khoa học

Nhu cầu của
người khuyết tật

Bài học kinh
nghiệm

GIẢI PHÁP

Nguyên tắc
tổ chức thiết kế

Giải pháp tổ
chức thiết kế

Kết luận
Kiến nghị

Bàn luận về các
giải pháp


THÔNG BÁO
Để xem được phần chính văn của tài liệu này, vui
lòng liên hệ với Trung Tâm Thông tin Thư viện
– Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội.
Địa chỉ: T.13 – Nhà H – Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội
Đ/c: Km 10 – Nguyễn Trãi – Thanh Xuân Hà Nội.
Email:


TRUNG TÂM THÔNG TIN THƯ VIỆN


119

PHẦN 3: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
 Hiện nay toàn xã hội đã và đang quan tâm nhiều đến cuộc sống của
NKT, mặc dù vậy trên thực tế NKT vẫn còn thiệt thòi rất nhiều trong cuộc
sống, trong sinh hoạt, làm việc,... Tuy nhiên với nghị lực sống và chấp nhận
hoàn cảnh và số phận, NKT cũng đang nỗ lực sống hòa nhập với cộng đồng
khi tham gia nhiều hơn vào các hoạt động xã hội tăng cường giao lưu, học
hỏi, trao đổi kinh nghiệm sống,…NKT chủ động hơn trong sinh hoạt, trong
học tập, trong làm việc kiếm tiền,… và họ cũng có các nhu cầu vui chơi giải
trí như bao người bình thường khác. Qua tiếp xúc và trao đổi trực tiếp với
NKT thì mặc dù còn gặp nhiều rào cản khó khăn nhưng nhu cầu đến, tận
hưởng mua sắm vui chơi giải trí trong TTTM của NKT là rất lớn, vì vậy
nghiên cứu vấn đề đảm bảo tiếp cận sử dụng các không gian kiến trúc trong
TTTM cho NKT là rất cần thiết và có ý nghĩa.
 Quan khảo sát điều tra hiện trạng có thể thấy các TTTM xây dựng
trên địa bàn TP Hà Nội chưa quan tâm nhiều đến vấn đề tiếp cận sử dụng của
NKT, các không gian trong TTTM mới tính toán ở mức cục bộ cho sự tiếp
cận sử dụng của NKT mà thiếu đi tính đồng bộ và liên hệ giữa các không
gian. Theo khảo sát điều tra tại Hà Nội thì chưa có TTTM nào NKT đảm bảo
tiếp cận sử dụng mọi không gian, chỉ có 6/17 TTTM có khoảng trên 50%
không gian đảm bảo tiếp cận cho NKT, trong đó người khiếm thị là có khả
năng tiếp cận sử dụng không gian thấp nhất với tỷ lệ 18,2%, tiếp theo là NKT
vận động với khả năng tiếp cận với tỷ lệ 39,6%, người khiếm thính với lợi thế
về quan sát và hoạt động tốt nên có khả năng tiếp cận sử dụng cao hơn với tỷ

lệ 80,2%. Từ những số liệu trên có thể thấy rằng vấn đề đảm bảo tiếp cận sử
dụng của NKT trong các TTTM là rất đáng lưu tâm và cần có các nghiên cứu
để đưa ra các giải pháp để giải quyết vấn đề này.


120

 Trong quá trình nghiên cứu, luận văn phân các không gian kiến trúc
trong TTTM thành 4 nhóm chính để đề xuất giải pháp đảm bảo tiếp cận sử
dụng cho NKT, gồm:
- Nhóm giao thông tiếp cận.
- Nhóm không gian mua sắm.
- Nhóm không gian ăn uống vui chơi giải trí.
- Nhóm không gian phụ trợ.
Từ các 4 nhóm không gian trên, luận văn phân tích nghiên cứu hoạt động
tiếp cận sử dụng các nhóm không gian này qua hoạt động tiếp cận sử dụng
không gian của 3 dạng khuyết tật cơ bản nhất là NKT vận động, người khiếm
thị và người khiếm thính để từ đó có cái nhìn một cách tổng quát nhất trong
vấn đề tiếp cận sử dụng các không gian kiến trúc trong TTTM của NKT.
 Luận văn đề ra ra 5 nguyên tắc để tổ chức không gian kiến trúc trong
TTTM
- Đảm bảo tiếp cận sử dụng cho NKT mà không làm phá vỡ không gian
kiến trúc chung.
- Có tính kết nối giữa các không gian
- Không gian đa dạng khách hàng tiếp cận sử dụng
- Tránh mặc cảm về tâm lý đối với NKT khi tiếp cận sử dụng.
- Lồng ghép trang thiết bị hỗ trợ đảm bảo, hiện đại, đồng bộ cho đa
dạng đối tượng khách hàng
Từ các tiêu chí này có thể áp dụng trong việc đưa ra các giải pháp trong
các không gian kiến trúc của các TTTM đảm bảo tiếp cận cho NKT ngay từ

các hồ sơ thiết kế kiên trúc xây dựng hoặc các hồ sơ cải tạo TTTM.
 Từ các nghiên cứu thực tế, các tài liệu liên quan, các cơ sở lý luận
khoa học, các kinh nghiệm từ quốc tế về NKT, luận văn đưa ra các giải pháp


121

hiệu quả và hợp lý cho các không gian kiến trúc trong TTTM đảm bảo tiếp
cận sử dụng cho NKT.
- Nhóm giao thông tiếp cận:
+ Hỗ trợ cho NKT ngay từ bãi xe.
+ Đưa ra giải pháp mới về lát gạch dẫn hướng bên ngoài vỉa hè sân
vườn và hệ thống dẫn hướng đường đi cho người khiếm thị bên trong
TTTM.
+ Đề xuất một số giải pháp và ứng dụng trong tổ chức bậc sảnh đường
dốc, cửa ra vào, thang bộ, thang máy và thang cuốn.
+ Đề xuất một số giải pháp về hệ thống thông tin biển báo cho NKT.
- Nhóm không gian mua sắm.
+ Đề xuất ra một số mô hình bố trí sắp xếp các không gian mua sắm.
+ Thiết kế một số mẫu giá quầy kệ đảm bảo tiếp cận cho NKT.
- Nhóm không gian ăn uống vui chơi giải trí.
+ Đưa các mô hình không gian ăn uống vui chơi giải trí đảm bảo tiếp
cận cho NKT và mọi đối tượng khách hàng.
+ Thiết kế một số mẫu bàn ghế ăn uống đảm tiếp cận sử dụng cho NKT.
+ Đề xuất một số giải pháp về không gian trò chơi, không gian chiếu
phim cho NKT.
- Nhóm không gian phụ trợ.
+ Đưa ra một số giải pháp và ứng dụng giúp NKT tiếp cận sử dụng
không gian vệ sinh công cộng.
+ Tổng hợp và đưa ra lưu ý khi tổ chức không gian cảnh quan và nghỉ

ngơi trong TTTM.
 Ngoài những giải pháp nghiên cứu ứng dụng đảm bảo tiếp cận sử
dụng không gian kiến trúc TTTM cho NKT như trên, qua quá trình tiếp cận
trò chuyện trực tiếp và lắng nghe những nhu cầu, những góp ý trưc tiếp của


122

NKT trong quá trình tiếp cận sử dụng các không gian kiến trúc trong TTTM,
luận văn nghiên cứu phân tích và đưa ra một số giải pháp đặc biệt khác như :
Giải pháp về đường đi của người khiếm thị, giải pháp về không gian mua sắm
ưu tiên, không gian vệ sinh ưu tiên,….
2. Kiến nghị
 NKT cũng như các khách hàng tiếp cận đặc biệt khác (Người già yếu,
người suy giảm thị lực thính giác, người dùng xe lăn, xe đẩy,…) là một bộ
phận của xã hội, vì vậy trong vấn đề thiết kế kiến trúc xây dựng đảm bảo vấn
đề tiếp cận sử dụng cần phải có những nghiên cứu tính toán kỹ lưỡng áp dụng
theo tiêu chuẩn, quy chuẩn xây dựng ngay từ ban đầu để đảm bảo tiếp cận cho
mọi đối tượng khách hàng và tránh cải tạo sửa chữa sau này.
 Với các công trình đã xây dựng, cần xem xét lại các vấn đề bất cập để
có các biện pháp cải tạo sửa chữa phù hợp để NKT tiếp cận sử dụng.
 Với nền khoa học kỹ thuật phát triển, các phát minh sáng chế trong
nước và trên thế giới công nghệ kỹ thuật, về trang thiết bị công trình hỗ trợ
NKT ngày càng tốt và có tính thực tiễn hơn. Do đó các yếu tố này cần được
đầu tư và áp dụng vào các công trình thực tế để giúp NKT nhiều hơn trong
vấn đề tiếp cận sử dụng công trình.
 Hiện nay vấn đề đảm bảo tiếp cận sử dụng công trình của NKT luôn là
vấn đề khó khăn và nan giải vì vậy cần có nhiều công trình, nhiều hội thảo và
các nghiên cứu chuyên sâu hơn nữa về vấn đề này để góp phần giúp NKT có
sống tốt hơn, hòa nhập hơn và tạo nên một xã hội công bằng, bình đẳng, văn

minh và hiện đại.


123


×