Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

Tổng Quan Về Đảm Bảo Và Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Ở Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (173.77 KB, 19 trang )

TỔNG QUAN VỀ
ĐẢM BẢO VÀ KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC Ở VIỆT NAM
TS Phạm Xuân Thanh1
Phó Cục trưởng
Cục Khảo thí và Kiểm định CLGD
Mob. 0913090960
Email:

Mở đầu:
Đảm bảo và kiểm định chất lượng giáo dục (KĐCLGD) là những vấn đề
còn khá mới ở Việt Nam. Đảm bảo chất lượng giáo dục được hiểu là một cơ chế
quản lý nhằm duy trì các chuẩn mực và không ngừng cải tiến, nâng cao chất
lượng giáo dục. Kiểm định chất lượng được hiểu là quá trình đánh giá từ bên
ngoài để công nhận các cơ sở giáo dục và chương trình giáo dục đạt được sứ
mạng và các chuẩn mực đã được tuyên bố. Trong mấy năm qua, nước ta đã có
nhiều nỗ lực để hình thành hệ thống đảm bảo và KĐCLGD trong cả nước. Trong
xu thế quốc tế hóa và toàn cầu hóa, chủ đề này càng đang được quan tâm và thúc
đẩy phát triển.
Sau những năm triển khai thực hiện, hệ thống đảm bảo và KĐCLGD đã
được từng bước triển khai trong cả nước.
Bản báo cáo này tập trung trình bày về thực tiễn của công tác đảm bảo và
KĐCLGD ở Việt Nam và định hướng phát triển trong thời gian tới.
I. Yêu cầu về đổi mới quản lý chất lượng giáo dục
Hiện nay, hệ thống giáo dục đã được phát triển rộng khắp trong cả nước,
đa dạng về loại hình trường (theo cấp học), loại hình sở hữu (công lập/ ngoài
công lập) và phương thức tổ chức đào tạo (đào tạo theo truyền thống/ theo
phương thức từ xa, thường xuyên). Xem số liệu thống kê của Bộ Giáo dục và
Đào tạo2 trong Bảng 1.
Ngoài ra, các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp còn có
trên 6000 chương trình đang được đào tạo trong cả nước. Hiện tại có 2 đại học
mở và 13 trường đại học truyền thống khác đang tổ chức đào tạo mở và từ xa.


Có trên 300 chương trình liên kết đào tạo với các cơ sở giáo dục của các nước
khác (số liệu đang được cập nhật).
Để đảm bảo chất lượng và hiệu quả giáo dục và đào tạo, các cơ sở giáo
dục và chương trình giáo dục đều là các đối tượng cần được quản lý chất lượng.
Nhưng số lượng các cơ sở giáo dục và chương trình đào tạo quá lớn và đa dạng
1

Tài liệu được báo cáo tại Hội thảo của Ban Tuyên giáo Trung ương, tổ chức chiều ngày 6/11/2012, được cập
nhật gần đây.
2
Số liệu tra cứu tại trang Web của Bộ GD&ĐT số liệu
thống kê toàn ngành giáo dục năm 2013.


dẫn đến những khó khăn trong việc quản lý chất lượng.
Bảng 1. Số lượng các cơ sở giáo dục trong cả nước năm 2013

STT

1
2
3
4
5
6

Cấp học

Trường đại học
Trường cao đẳng

Trường trung cấp CN
Trường phổ thông
Trường mầm non
Trung tâm GDTX cấp
tỉnh, quận, huyện
Tổng số

Số lượng
(trường)

207
214
294
28.916
13.548
703

Trong đó, các trường ngoài công lập
Số lượng
Tỷ lệ (%)

54
29
98
564
1.829

26,08
13,55
33,33

1,95
13,50

43.882

Lưu ý:
- Số trường cao đẳng, đại học trên không bao gồm các trường thuộc khối An ninh,
Quốc phòng.
- Số trường CĐ, ĐH trên đã bao gồm các trường thành viên của Đại học Quốc gia Hà
Nội, Đại học Quốc gia TP. HCM, Đại học Thái Nguyên, Đại học Huế và Đại học Đà Nẵng.
- Số trường mầm non bao gồm cả nhà trẻ và mẫu giáo.

Kiểm soát chất lượng (quality controle) – một cơ chế quản lý chất lượng
cơ bản nhất, được triển khai thực hiện, chủ yếu, qua các hoạt động thanh tra,
kiểm tra. Tuy nhiên, việc thanh tra, kiểm tra của cơ quan trung ương (Bộ
GD&ĐT) đến từng cơ sở giáo dục là không khả thi. Vì vậy, nước ta cũng như
nhiều nước khác đã phân cấp công tác kiểm soát chất lượng xuống cấp sở
GD&ĐT, cấp phòng GD&ĐT và cấp trường. Nhưng công tác kiểm soát chất
lượng ở cấp trường cũng không được triển khai triệt để nên chất lượng dạy và
học vẫn chưa đạt được như mong muốn. Với những trường có quy mô lớn thì
công tác kiểm soát chất lượng chỉ có thể thực hiện ở cấp khoa. Nhưng kiểm soát
chất lượng ở khâu dạy và học là chưa đủ vì dạy và học không chỉ cần thực hiện
đúng quy định mà phải có sáng tạo và có chất lượng. Hơn nữa, ngoài khâu dạy
và học cần phải quan tâm đến mục tiêu đào tạo, xây dựng chương trình, đổi mới
phương pháp giảng dạy. Do vậy, cần phải đổi mới công tác quản lý chất lượng
giáo dục.
Đảm bảo chất lượng (quality assurance) là một cơ chế quản lý chất lượng
tiến bộ hơn kiểm soát chất lượng đang được nhiều nước sử dụng để quản lý chất
lượng giáo dục. Theo SEAMEO (2002), đảm bảo chất lượng giáo dục có thể là
những quan điểm, chủ trương, chính sách, mục tiêu, hành động, công cụ, quy

trình và thủ tục, mà thông qua sự hiện diện và sử dụng chúng có thể đảm bảo
rằng sứ mạng và mục tiêu giáo dục đang được thực hiện, các chuẩn mực đang
được duy trì và nâng cao. Đảm bảo chất lượng giáo dục là thuật ngữ chung đề
2


cập đến một loạt các biện pháp và cách tiếp cận, sử dụng để nâng cao chất lượng
giáo dục. Đảm bảo chất lượng giáo dục có thể là đánh giá chất lượng giáo dục
(education quality assessment), kiểm toán chất lượng (quality audit) và
KĐCLGD (education quality accreditation).
Trên thế giới có hơn 150 nước có hệ thống quốc gia đảm bảo và
KĐCLGD. Những nước có hệ thống đảm bảo và KĐCLGD lâu đời như Mỹ,
Anh. Những nước trong khu vực Châu Á – Thái Bình Dương (ví dụ: Thái Lan,
Malaysia, Campuchia…) cũng đã có các tổ chức đảm bảo chất lượng quốc gia
và có hệ thống chân rết đến từng cơ sở giáo dục. Các tổ chức này rất khác nhau.
Một xu thế chung là các quốc gia ngày một quan tâm nhiều hơn đến hệ thống
đảm bảo chất lượng giáo dục và đứng ra thành lập các tổ chức đảm bảo chất
lượng quốc gia.

Hình 1. Sự phân bố các tổ chức đảm bảo chất lượng quốc gia ở trên thế giới

3


Bảng 2. Đặc điểm chung của các tổ chức đảm bảo chất lượng quốc gia

ở Đông Á và Thái Bình Dương.
KĐCLGD có nguồn gốc từ Hoa Kỳ và Bắc Mỹ từ hơn 100 năm nay, và
hiện nay đang được nhiều nước sử dụng. Nguyên tắc của KĐCLGD là phải được
độc lập đưa ra quyết định, không bị chi phối bới các cơ quan khác. Đối tượng

KĐCLGD là các cơ sở giáo dục (nói chung), các chương trình giáo dục đại học
và trung cấp chuyên nghiệp.
KĐCLGD nhằm góp phần đảm bảo và nâng cao chất lượng giáo dục; xác
nhận mức độ cơ sở giáo dục đáp ứng mục tiêu đề ra trong từng giai đoạn nhất
định; làm căn cứ để cơ sở giáo dục giải trình với các cơ quan quản lý nhà nước
có thẩm quyền và xã hội về thực trạng chất lượng đào tạo; làm cơ sở cho người
học lựa chọn cơ sở giáo dục và nhà tuyển dụng lao động tuyển chọn nhân lực.
II. Hệ thống đảm bảo và kiểm định chất lượng giáo dục ở Việt Nam
Việc hình thành và phát triển hệ thống đảm bảo và KĐCLGD là một vấn
đề còn khá mới ở Việt Nam. Ở cấp quốc gia, có thể nói, công tác này thực sự
được quan tâm từ đầu năm 2002 bằng việc hình thành một đơn vị chuyên trách
về vấn đề này trong Vụ Đại học, sau đó là Cục Khảo thí và KĐCLGD của Bộ
Giáo dục và Đào tạo, hệ thống đảm bảo chất lượng và KĐCLGD liên tục được
củng cố và phát triển theo xu thế chung của quốc tế.
4


Tương tự như nhiều nước khác, việc xây dựng một hệ thống đảm bảo và
KĐCLGD ở cấp quốc gia có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc duy trì các
chuẩn mực và không ngừng nâng cao chất lượng giáo dục ở Việt Nam. Đối với
các cơ sở giáo dục, đảm bảo sẽ tổ chức đào tạo có chất lượng và có hiệu quả
tương xứng với các điều kiện hiện có của nhà trường, đảm bảo học sinh, sinh
viên đại học, TCCN khi tốt nghiệp sẽ đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động.
Đối với Nhà nước, trước hết, hệ thống này sẽ giúp chúng ta hiểu rõ hơn
thực trạng giáo dục trong cả nước; đồng thời đảm bảo quyền lợi cho người học;
đảm bảo rằng hệ thống giáo dục sẽ cung cấp được một lực lượng lao động có
năng lực cần thiết để đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động. Hệ thống đảm
bảo và KĐCLGD cũng sẽ cung cấp các cơ sở để Nhà nước đưa ra các chính sách
đầu tư hiệu quả cho hệ thống giáo dục. Người học có thể biết được khi tốt
nghiệp đại học, cao đẳng, TCCN sẽ có nhiều cơ hội việc làm, với kết quả đạt

được có thể tiếp tục được học cao hơn. Các nhà tuyển dụng yên tâm khi quyết
định tuyển chọn nhân lực lao động.
Việc phát triển hệ thống đảm bảo và KĐCLGD bao gồm cả việc phát triển
hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về KĐCLGD, xây dựng mô hình phát
triển và triển khai thực hiện, tranh thủ sự hỗ trợ của quốc tế vì đây là một công
việc còn non trẻ nên cần có những bước đi căn bản từ ban đầu.
2.1. Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về kiểm định chất lượng
giáo dục
Xuất phát từ thực tiễn của sự nhận thức và sự quan tâm còn hạn chế đến
KĐCLGD, việc xây dựng hệ thống văn bản quy phạm pháp luật là một cách tiếp
cận tốt nhất nhằm nhanh chóng định hình và khẳng định vị trí của công tác này,
đảm bảo sự phát triển bền vững trong hệ thống giáo dục quốc dân. Đồng thời
giúp các nhà giáo, nhà quản lý và các đối tượng có liên quan nhanh chóng hiểu
một cách thống nhất các khái niệm, nội dung, quy trình, công cụ KĐCLGD, góp
phần nhanh chóng nâng cao nhận thức, tạo mối quan tâm và tăng cường năng
lực chuyên môn về KĐCLGD nói chung.
Sau hơn 10 năm triển khai thực hiện, các quy định về KĐCLGD đang
từng bước được đưa vào trong hệ thống văn bản quy phạm pháp luật ở cấp cao
nhất (Luật giáo dục năm 2005: Điều 17 và 58; Luật Sửa đổi và bổ sung một số
điều của Luật Giáo dục năm 2009: Mục 3a gồm có 3 điều bổ sung về KĐCLGD;
Luật Giáo dục đại học: Chương VII. Đảm bảo và KĐCLGD đại học). Chính phủ
có các văn bản quy định chi tiết và hướng dẫn thực hiện (Nghị định số
75/2006/NĐ-CP Chương II, Điều 38-40 về KĐCLGD; Nghị định số
31/2011/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Điều 38 và 39 của Nghị định số 75/2006/NĐ5


CP;). Công tác đảm bảo và KĐCLGD cũng được quy định cụ thể trong các văn
bản quan trọng khác của Chính phủ như Chiến lược phát triển giáo dục 20112020 với yêu cầu “xây dựng hệ thống kiểm định độc lập về chất lượng giáo dục,
thực hiện kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục của các cấp học, trình độ đào tạo
và kiểm định các chương trình giáo dục nghề nghiệp, đại học”. Trong quyết định

của Thủ tướng chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch mạng lưới các trường đại
học và cao đẳng giai đoạn 2006 – 2020 đã đưa ra giải pháp “Triển khai đại trà
công tác đánh giá và KĐCLGD đại học”.
Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về
quy trình và chu kỳ KĐCLGD, các bộ tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục,
kèm theo đó là các văn bản hướng dẫn chi tiết để triển khai thực hiện (xem Phụ
lục 1).
Các văn bản quy phạm pháp luật là những công cụ pháp lý quan trọng để
triển khai các hoạt động KĐCLGD ở Việt Nam. Các văn bản đó còn tạo ra một
hành lang pháp lý để đảm bảo cho công tác KĐCLGD được triển khai một cách
ổn định và bền vững.
Hiện nay còn có quá ít các văn bản liên quan đến công tác đảm bảo chất
lượng giáo dục. Đây là một tồn tại cần sớm được khắc phục.
2.2. Xây dựng mô hình và triển khai các hoạt động đảm bảo và kiểm
định chất lượng giáo dục
Tương tự như nhiều nước khác ở trên thế giới, Việt Nam cũng cần có mô
hình đảm bảo và KĐCLGD vì sự phát triển bền vững và nhằm tác động tích cực
đến việc duy trì và không ngừng nâng cao các chuẩn mực giáo dục, tạo sự minh
bạch về hiện trạng giáo dục, tạo sự tin tưởng lẫn nhau trong hợp tác về giáo dục
giữa các đối tác quốc tế.
Qua mấy năm hình thành và phát triển, mô hình đảm bảo chất lượng giáo
dục được xây dựng trên cơ sở học tập kinh nghiệm và tham khảo mô hình của
nhiều nước trên thế giới có kinh nghiệm triển khai các hoạt động này. Đó là mô
hình đảm bảo chất lượng của Hoa Kỳ và các nước Bắc Mỹ, mô hình đảm bảo
chất lượng của các nước châu Âu là những nước đi trước Việt Nam trong khá
nhiều năm để triển khai xây dựng mô hình đảm bảo chất lượng giáo dục của Việt
Nam. Mô hình đảm bảo chất lượng giáo dục của Việt Nam cũng chịu ảnh hưởng
của các nước trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương do có nhiều nét tương
đồng trong văn hóa nên dễ chia sẻ, trao đổi kinh nghiệm thực tiễn. Những ảnh
hưởng của các nước khác đến mô hình đảm bảo chất lượng của Việt Nam chủ

yếu thông qua sự hợp tác song phương và sự hỗ trợ của các tổ chức quốc tế, đặc
biệt là Ngân hàng thế giới, Ngân hàng phát triển châu Á, UNESCO, Mạng lưới
6


quốc tế các tổ chức đảm bảo chất lượng giáo dục đại học (INQAAHE), Mạng
lưới chất lượng châu Á - Thái Bình Dương (APQN), Mạng lưới đảm bảo chất
lượng ASEAN (AQAN), SEAMEO và của một số nước khác như Hoa Kỳ,
Australia, Hà Lan.
Trong quá trình tiếp cận với nhiều mô hình đảm bảo và KĐCLGD trên thế
giới, mô hình đảm bảo chất lượng giáo dục của Việt Nam đang từng bước được
ổn định, phù hợp với các mô hình đảm bảo chất lượng của nhiều nước khác,
nhất là mô hình của châu Âu, châu Á – Thái Bình Dương, AUN - những mô
hình được tiếp tục phát triển trên mô hình chung của châu Âu. Mô hình đảm bảo
chất lượng giáo dục của Việt Nam có 3 cấu phần sau:
- Hệ thống đảm bảo chất lượng bên trong của nhà trường;
- Hệ thống đảm bảo chất lượng bên ngoài nhà trường (hệ thống đánh giá
ngoài bao gồm các chủ trương, quy trình và công cụ đánh giá);
- Hệ thống các tổ chức đánh giá chất lượng từ bên ngoài (các tổ chức
KĐCLGD).
Mô hình này có nguồn gốc từ hệ thống đảm bảo chất lượng châu Âu,
được Mạng lưới chất lượng châu Á-Thái Bình Dương (APQN) phát triển và
khuyến khích áp dụng cho các nước trong khu vực (xem sơ đồ trong Phụ lục 2).
Nội dung dưới đây được trình bày theo 3 cấu phần trên.
2.2.1. Triển khai xây dựng hệ thống đảm bảo chất lượng bên trong các cơ
sở giáo dục; cải tiến chất lượng và xây dựng văn hóa chất lượng của nhà
trường
Hệ thống đảm bảo chất lượng bên trong của nhà trường bao gồm (a) Các
chủ trương của nhà trường, kế hoạch cải tiến chất lượng giáo dục, một đơn vị
chuyên trách về đảm bảo chất lượng (đối với các trường đại học, cao đẳng,

TCCN), các hoạt động và sự phối hợp giữa các đơn vị bên trong nhà trường; (b)
Cơ chế phê duyệt, giám sát và định kỳ rà soát đánh giá các chương trình giáo
dục (đối với các trường đại học, cao đẳng, TCCN); (c) Chiến lược liên tục cải
tiến, nâng cao chất lượng giáo dục; đảm bảo chất lượng đội ngũ giảng dạy; (d)
Công khai các thông tin về giảng dạy, chương trình và kết quả giáo dục - đào
tạo.
Đến nay 156 trường đại học (chiếm 75,3% ), 145 trường cao đẳng (chiếm
67,7%), 48 trường trung cấp chuyên nghiệp (chiếm 16,3%) thành lập đơn vị
chuyên trách về ĐBCL, trong đó có 5 trung tâm do Chính phủ Hà Lan hỗ trợ
thành lập tại Đại học Thái Nguyên, Đại học Huế, Đại học Đà Nẵng, Trường Đại
học Vinh, Trường Đại học Cần Thơ và triển khai hoạt động từ 2005 đến nay; và 2
7


trung tâm của Đại học Quốc gia (ĐHQG) đã hoạt động từ cuối những năm 1990;
63 sở giáo dục và đào tạo có Phòng Khảo thí và Quản lý chất lượng giáo dục.
Các nỗ lực xây dựng hệ thống đảm bảo chất lượng bên trong các cơ sở
giáo dục đều nhằm từng bước hình thành văn hóa chất lượng bên trong các cơ sở
giáo dục đó với mục đích làm cho mọi thành viên của nhà trường đều hiểu, quan
tâm và mong muốn cải tiến chất lượng giáo dục.
Các hoạt động đánh giá chất lượng giảng dạy, đánh giá chương trình,
kiểm toán nội bộ đang được tiếp tục triển khai thực hiện và ngày một mở rộng
quy mô áp dụng.
Công tác tự đánh giá được chú trọng như một công cụ để cải tiến chất
lượng giáo dục, tính đến hết năm 2013, 72,58% số cơ sở giáo dục trên cả nước
đã hoàn thành báo cáo tự đánh giá.
Hoạt động tự đánh giá ở các trường đại học, cao đẳng và trung cấp chuyên
nghiệp được triển khai khá mạnh trong những năm qua, đến nay, 177 trường đại
học, 192 trường cao đẳng và 100 trường trung cấp chuyên nghiệp đã hoàn thành
báo cáo tự đánh giá, gửi về Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Đảm bảo chất lượng các chương trình đào tạo giáo viên là một trong
những hoạt động cũng đang được chú trọng ở Việt Nam. Dự án phát triển giáo
viên tiểu học đã tăng cường năng lực cho các cơ sở đào tạo giáo viên tiểu học,
chủ yếu là các trường cao đẳng; Dự án Phát triển giáo viên trung học phổ thông
và trung cấp chuyên nghiệp tăng cường năng lực cho các cơ sở đào tạo giáo viên
THPT và TCCN. Qua các dự án này, đã hoàn thành báo cáo tự đánh giá của 100
chương trình đào tạo giáo viên trung học phổ thông, 7 chương trình sư phạm kỹ
thuật công nghiệp và 10 chương trình đào tạo giáo viên tiểu học.
Theo chỉ đạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo, 63 sở giáo dục và đào tạo đang
chỉ đạo các trường mầm non, phổ thông và trung tâm giáo dục thường xuyên
triển khai tự đánh giá. Đến nay, có 13/63 tỉnh đã hoàn thành tự đánh giá 100%
số trường và có 42/63 tỉnh đã hoàn thành tự đánh giá 50% số trường phổ thông
của tỉnh. Kết quả tự đánh giá là cơ sở để các trường phổ thông tự nhìn nhận và
tự đề ra giải pháp cải tiến, nâng cao chất lượng của nhà trường.
Bảng 3. Kết quả tự đánh giá của các trường phổ thông, TCCN, CĐ, ĐH3
STT

1.
2.
3.
3

Cấp học

Trường đại học
Trường cao đẳng
Trường trung cấp CN

Số lượng
(trường)


207
214
294

Kết quả tự đánh giá
Số lượng
Tỷ lệ (%)

177
192
100

85,51
89,72
34,01

Cập nhật đến ngày 10/4/2014
8


4.
5.
6.

Trường phổ thông
Trường mầm non
Trung tâm GDTX

28.916

20.581
71,17
13.548
10.561
77,95
703
245
34,85
Tổng số
43.882
31.856
72,59
Việc đánh giá theo các bộ tiêu chuẩn khu vực và quốc tế cũng đã được các
trường chủ động tiếp cận, kết quả:
- Đánh giá theo tiêu chuẩn của Mạng lưới các trường đại học ASEAN
(AUN): Từ năm 2009- 2013, ĐHQG Hà Nội và ĐHQG TP. Hồ Chí Minh là
thành viên chính thức của AUN đã có 18 chương trình được AUN đánh giá. Từ
cuối năm 2011, với sự hỗ trợ của DAAD - Đức, chương trình ASEAN-QA đã
được triển khai với sự tham gia của 8 nước ASEAN để đánh giá 23 chương
trình, trong đó có 6 chương trình của Việt Nam theo bộ tiêu chí AUN (1 của
ĐHQG Hà Nội, 1 của ĐHQG TP. Hồ Chí Minh, 1 của Trường Đại học Bách
khoa Hà Nội, 1 của Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh và 2 của Trường
Đại học Cần Thơ), 6 chương trình này đã được AUN đánh giá.
- Đánh giá của Ủy ban văn bằng kỹ sư Pháp – CTI: 14 ngành đào tạo kỹ
sư chất lượng cao của 04 trường đại học (Trường Đại học Bách khoa Hà Nội,
Trường Đại học Xây dựng, Trường Đại học Bách khoa – Đại học Đà Nẵng,
Trường Đại học Bách Khoa – ĐHQG TP. Hồ Chí Minh) đã được CTI tổ chức
đánh giá vòng 2 vào năm 2010 (vòng 1 đã được đánh giá vào năm 2004).
- Đánh giá của Hội đồng Kiểm định Kỹ thuật và Công nghệ - Hoa Kỳ
(ABET): Một số trường đại học như Trường Đại học FPT, Trường Đại học Bách

khoa – ĐHQG TP. Hồ Chí Minh đang có các chương trình phấn đấu đạt chuẩn
của ABET. Tháng 11/2013, 02 chương trình của Trường Đại học Bách khoa –
ĐHQG TP. Hồ Chí Minh đã được ABET đánh giá và đang chờ kết quả cụ thể.
- Ngoài ra, có 04 trường ĐH đã đăng ký làm thành viên và tiếp cận với bộ
tiêu chuẩn đánh giá của Hiệp hội phát triển giảng dạy doanh thương bậc đại học Hoa Kỳ (AACSB) đó là: Trường Đại học Quốc tế - ĐHQG TP. Hồ Chí Minh,
Trường Đại học Quốc tế RMIT Việt Nam, Trường Đại học Quốc tế Sài Gòn,
Trường Đại học Kinh tế và Tài chính TP. Hồ Chí Minh.
- Một số trường khác cũng đã tiếp cận với những bộ tiêu chuẩn đánh giá
quốc tế theo từng chuyên ngành như ngành y, dược... Tuy nhiên, chưa có báo cáo
chính thức về Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Xem danh sách các trường TCCN hoàn thành báo cáo tự đánh giá tại địa
chỉ
/>2.2.2. Triển khai các hoạt động đánh giá ngoài (Kiểm định chất lượng)
Đánh giá ngoài là một cách phản ánh khách quan tình trạng của nhà
trường từ các góc độ bên ngoài. Để đảm bảo tính khách quan và có thể so sánh
với các chuẩn mực quốc tế, trong mấy năm qua, 40 trường đại học đã được đánh
giá bởi các tổ chức HBO raad Hà Lan, ETS và CQAIE Hoa Kỳ (có sự tham gia
9


của các chuyên gia Việt Nam).
Từ năm 2008, một số chuyên ngành của 04 trường đại học được VEF tổ
chức đánh giá bởi các chuyên gia Hoa Kỳ, tạo ra những cách nhìn nhận khác về
thực trạng giáo dục đại học của Việt Nam. Ngoài ra, 14 chương trình đào tạo
giáo viên trung học phổ thông trình độ đại học và chương trình sư phạm kỹ thuật
trình độ đại học đã được đánh giá ngoài trong năm 2012 Và 2013.
Các sở giáo dục và đào tạo trong cả nước đã triển khai đánh giá ngoài và
công nhận các trường tiểu học, trung học đạt tiêu chuẩn chất lượng. Đến nay đã
có: 339/13.548 trường mầm non được đánh giá ngoài, đạt tỷ lệ 2,5%;
2.061/28.916 trường phổ thông (TH, THCS, THPT), đạt tỷ lệ 7,12% và 3/703

trung tâm giáo dục thường xuyên được đánh giá ngoài, đạt tỷ lệ 0,4%.
2.3. Thành lập Tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục và Đào tạo
Kiểm định viên kiểm định chất lượng giáo dục
2.3.1. Thành lập các Trung tâm KĐCLGD:
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã quyết định thành lập 02 Trung tâm
KĐCLGD đầu tiên của Nhà nước, gồm: Trung tâm KĐCLGD Đại học Quốc gia
Hà Nội và Trung tâm KĐCLGD Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh. Theo kế
hoạch, 2 Trung tâm này sẽ được cấp phép và triển khai hoạt động từ quý II năm
2014.
2.3.2. Đào tạo kiểm định viên KĐCLGD đại học và trung cấp chuyên nghiệp:
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo giao cho Đại học Quốc gia Hà Nội và
Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh nhiệm vụ đào tạo kiểm định viên KĐCLGD
đại học và trung cấp chuyên nghiệp.
Theo kế hoạch, 2 Đại học quốc gia sẽ tổ chức đào tạo kiểm định viên từ
đầu năm 2014. Cục KTKĐCLGD cũng đã chuẩn bị đầy đủ các điều kiện để triển
khai việc tuyển chọn và cấp thẻ kiểm định viên theo quy định.
2.4. Tăng cường hợp tác quốc tế trong công tác đảm bảo và kiểm định
chất lượng giáo dục
Với những nước mới bắt đầu triển khai xây dựng hệ thống đảm bảo và
KĐCLGD thì hợp tác quốc tế là một vấn đề hết sức quan trọng trong việc đào
tạo chuyên gia và trao đổi kinh nghiệm thực tiễn.
Từ những năm đầu tiên (2002), qua các hội thảo, tập huấn, các chuyên gia
quốc tế đã giúp Việt Nam định hướng cho công tác đảm bảo chất lượng giáo
dục, đề xuất mô hình các tiêu chuẩn đánh giá chất lượng, cung cấp thông tin và
trao đổi kinh nghiệm thực tiễn.
Việc Việt Nam tham gia nhóm đảm bảo chất lượng giáo dục đại học của
SEAMEO (năm 2002-2003) là một cơ hội trao đổi, hợp tác với các nước thành
viên SEAMEO để xây dựng khung chính sách đảm bảo chất lượng cho các nước
Đông Nam Á, đồng thời để triển khai thực hiện tại mỗi quốc gia.
10



Việt Nam đã phối hợp với cơ quan giáo dục đại học chuyên ngành (HBO
raad) của Hà Lan triển khai Dự án “Thành lập 5 trung tâm đảm bảo chất lượng
cho 5 trường ĐH và tăng cường năng lực ở cấp hệ thống” trong giai đoạn 20052008. Các đơn vị tham gia Dự án là Đại học Thái Nguyên, Đại học Huế, Đại học
Đà Nẵng, Trường Đại học Vinh, Trường Đại học Cần Thơ và Cục KTKĐCLGD.
Đây là một hoạt động hợp tác quốc tế nhằm giúp Việt Nam xây dựng hệ thống
đảm bảo chất lượng bên trong các trường đại học, đưa ra mô hình để các trường
đại học khác có thể áp dụng. Hiện nay, 5 trung tâm đảm bảo chất lượng đã được
thành lập, đi vào hoạt động và đang tác động tốt đến các trường đại học khác.
Các đợt tập huấn về đánh giá ngoài với sự tham gia của các chuyên gia
quốc tế (đợt tập huấn tháng 2/2006 do chuyên gia Australia và Indonesia thực
hiện; đợt tập huấn tháng 8/2006 do 2 chuyên gia Hà Lan thực hiện; đợt tập huấn
tháng 4/2007, tháng 4/2009 do một chuyên gia Hoa Kỳ thực hiện) đã giúp Việt
Nam nhanh chóng đào tạo chuyên gia để triển khai đánh giá các trường đại học
ở trong nước, tạo tiền đề để Việt Nam tiếp tục đào tạo chuyên gia để đánh giá
các cấp học khác.
Việc các tổ chức HBO raad Hà Lan, ETS và CQAIE Hoa Kỳ tham gia
đánh giá 40 trường đại học của Việt Nam trong các năm 2006, 2007, 2009 vừa
nhằm đảm bảo tính khách quan trong đánh giá, đồng thời nhằm tăng cường năng
lực cho các chuyên gia ở trong nước.
Cục KTKĐCLGD đã đăng ký làm thành viên của Mạng lưới chất lượng
châu Á - Thái Bình Dương (APQN), Mạng lưới quốc tế các tổ chức giáo dục đại
học (INQAAHE), là thành viên sáng lập của Mạng lưới đảm bảo chất lượng
ASEAN (AQAN). Cục KTKĐCLGD đã tích cực tham gia các hoạt động của các
tổ chức này, đã đăng cai tổ chức thành công Hội nghị thường niên APQN 2009,
Hội thảo quốc tế và hội nghị bàn tròn AQAN 2013 và đang hỗ trợ Trường Đại
học Ngoại thương đăng cai tổ chức Hội nghị thường niên APQN 2014 tại Hà
Nội.
Tuy việc hợp tác quốc tế trong công tác đảm bảo và KĐCLGD phổ thông,

mầm non và thường xuyên, TCCN vẫn còn hạn chế, nhưng những kinh nghiệm
thực tiễn của các nước trên thế giới đã được nghiên cứu, áp dụng vào Việt Nam.
2.5. Định hướng phát triển hệ thống đảm bảo và kiểm định chất
lượng giáo dục ở Việt Nam
a) Tiếp tục thành lập 01 tổ chức KĐCLGD đại học và trung cấp chuyên
nghiệp vào năm 2014; chuẩn bị các điều kiện pháp lý và cơ sở vật chất để thành
lập 03 Tổ chức Kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông và
thường xuyên trong năm 2015 và 2016. Từ năm 2016, từng bước hình thành đơn
vị chuyên trách về KĐCLGD theo hướng tách cơ quan quản lý nhà nước về
KĐCLGD với đơn vị thực hiện KĐCLGD ở các địa phương.
11


b) Đẩy mạnh tiến độ đào tạo kiểm định viên KĐCLGD đại học và trung
cấp chuyên nghiệp để năm 2014 có ít nhất 200 kiểm định viên, năm 2015 có ít
nhất 300 và năm 2016 có ít nhất 400 kiểm định viên được đào tạo và cấp phép
hoạt động. Tiếp tục tập huấn chuyên môn đánh giá ngoài cho các cán bộ quản lý
và giáo viên theo đề nghị của các Sở Giáo dục và Đào tạo.
c) Tiếp tục triển khai đánh giá ngoài và công nhận các cơ sở giáo dục đạt
tiêu chuẩn chất lượng giáo dục ở các cấp học và bậc học.
d) Khuyến khích các cơ sở giáo dục ở trong nước đăng ký đánh giá, kiểm
định bởi các tổ chức đánh giá và kiểm định CLGD của khu vực và quốc tế:
AUN, ABET, AACSB, ABEST21…
III. Kiểm định chất lượng các trường trung cấp chuyên nghiệp
Ngoài những vẫn đề chung đã nêu ở trên, đối với các trường TCCN, có
thể tóm tắt một số ý sau:
Các kết quả đã đạt được
Bộ GDĐT đã có các chủ trương, chính sách và các văn bản quy phạm
pháp luật và các hướng dẫn để triển khai công tác đảm bảo và kiểm định chất
lượng giáo dục đối với các trường TCCN.

Đã có 48 trường TCCN (chiếm 16,3%) thành lập đơn vị chuyên trách về
ĐBCL; 99 trường TCCN (chiếm 33.67%) hoàn thành báo cáo tự đánh giá.
Một số tồn tại
Nhận thức và mối quan tâm về vai trò của công tác ĐB và KĐCLGD của
lãnh đạo và tập thể giáo viên chưa cao.
Nguồn lực (nhân lực, tài chính, cơ sở vật chất…) có nhiều hạn chế; chưa
có nhiều kinh nghiệm để triển khai các hoạt động ĐB và KĐCLGD.
Còn gặp nhiều khó khăn khi triển khai thực hiện các hướng dẫn chung của
Bộ GDĐT.
Giải pháp
Tiếp tục nâng cao nhận thức và mối quan tâm về vai trò của công tác ĐB
và KĐCLGD của lãnh đạo và tập thể giáo viên các trường TCCN.
Cụ thể hóa các hướng dẫn về tự đánh giá, đánh giá ngoài cho các trường
TCCN. Tăng cường tập huấn cho các trường TCCN.
Hình thành cơ sở dữ liệu về chỉ số thực hiện đối với các trường TCCN;
Xây dựng bảng đối sách về một số chỉ tiêu cho các trường TCCN để làm cơ sở
so sánh giữa các trường TCCN trong cả nước và đối với từng khu vực, làm cơ sở
cho việc viết báo cáo tự đánh giá và đánh giá ngoài.
Kết luận:
1. Việt Nam đang nỗ lực để nâng cao chất lượng giáo dục. Công tác đảm
bảo và KĐCLGD được xem như một trong những nhiệm vụ trọng tâm nhằm
phục vụ cho mục đích này. Công tác đảm bảo và KĐCLGD đang được hình
12


thành và phát triển ổn định, phù hợp với xu thế phát triển chung của thế giới.
2. Xây dựng hệ thống văn bản pháp lý là cách tiếp cận để nhanh chóng
nâng cao nhận thức, trách nhiệm và tăng cường năng lực cho từng cá nhân, đơn
vị liên quan, hỗ trợ cho việc nhanh chóng hình thành một văn hóa chất lượng
giáo dục.

3. Xây dựng và phát triển hệ thống đảm bảo chất lượng bên trong các
trường đại học cần được ưu tiên vì đây là cái nôi để hình thành chất lượng giáo
dục, đồng thời là bước đi khởi đầu của việc hình thành một văn hóa chất lượng
trong mỗi cơ sở giáo dục.
4. Hợp tác quốc tế trong đảm bảo và KĐCLGD có ý nghĩa quan trọng đối
với những nước mới triển khai xây dựng hệ thống đảm bảo và KĐCLGD quốc
gia. Sự hợp tác có thể thực hiện ở mức tư vấn, trao đổi kinh nghiệm; hoặc cao
hơn, có thể ở mức tập huấn, đào tạo chuyên gia; cao hơn nữa có thể tham gia
đánh giá ngoài; và ở mức cao nhất có thể tham gia đưa ra các quyết định công
nhận các cơ sở giáo dục đạt tiêu chuẩn chất lượng nhằm đạt được sự công nhận
quốc tế./.
Tài liệu tham khảo
1. Bộ Giáo dục và Đào tạo, 12/2010. Báo cáo sơ kết công tác kiểm định chất
lượng các trường đại học, cao đẳng.
2. Bộ Giáo dục và Đào tạo, 1/2008. Báo cáo Hội nghị chất lượng giáo dục đại học.
3. Asia Pacific Quality Network, 2009. Proceeding “2009 Asia – Pacific Quality
Network Conference and Annual General Meeting: Quality Assurance in Higher
Education: Balancing the National Contexts and International Aspirations”.
4. Số liệu thống kê của Bộ Giáo dục và Đào tạo năm 2013
(tra cứu tại về số liệu thống
kê toàn ngành giáo dục năm 2013).
5. SEAMEO (2002). Xây dựng khung chính sách đảm bảo chất lượng cho các
nước Đông Nam Á.
6. Luật giáo dục năm 2005.
7. Luật Giáo dục năm 2009.
8. Luật Giáo dục đại học 2012.
9. Nghị định số 75/2006/NĐ-CP.
10. Nghị định số 31/2011/NĐ-CP.
11. Chiến lược phát triển giáo dục 2011-2020.
12. Quy hoạch mạng lưới các trường đại học và cao đẳng giai đoạn 2006 – 2020.


13


PHỤ LỤC 1
Các văn bản quy phạm pháp luật và các văn bản hướng dẫn triển khai
công tác KĐCLGD đã được ban hành:
1. Quốc hội phê duyệt các văn bản
1.1. Luật Giáo dục 2005 (Điều 17, 58, 99).
1.2. Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục ngày 25 tháng
11 năm 2009 (Mục 3a).
1.3. Luật Giáo dục đại học 2012 (Chương VII).
2. Chính phủ ban hành các văn bản
2.1. Nghị định số 75/2006/NĐ-CP ngày 02 tháng 8 năm 2006 của Chính
phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục
(Chương II, Điều 38-40);
2.2. Nghị định số 31/2011/NĐ-CP ngày 11 tháng 5 năm 2011 của Chính
phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 75/2006/NĐ-CP ngày
02 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một
số điều của Luật Giáo dục (Điều 1, khoản 14, 15).
3. Bộ GD&ĐT ban hành các văn bản về kiểm định ĐH, CĐ, TCCN
3.1. Quyết định số 65/2007/QĐ-BGDĐT ngày 01 tháng 11 năm 2007 của
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành quy định về tiêu chuẩn đánh giá
chất lượng trường đại học.
3.2. Quyết định số 66/2007/QĐ-BGDĐT ngày 01 tháng 11 năm 2007 của
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành quy định về tiêu chuẩn đánh giá
chất lượng trường cao đẳng.
3.3. Quyết định số 67/2007/QĐ-BGDĐT ngày 01 tháng 11 năm 2007 của
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành quy định về tiêu chuẩn đánh giá
chất lượng trường trung cấp chuyên nghiệp.

3.4. Quyết định 72/2007/QĐ-BGDĐT ngày 30 tháng 11 năm 2007 của Bộ
trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành quy định về tiêu chuẩn đánh giá chất
lượng chương trình giáo dục ngành Giáo dục Tiểu học trình độ cao đẳng.
3.5. Quyết định số 76/2007/QĐ-BGDĐT ngày 12 tháng 12 năm 2007 của
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành quy định về Quy trình và chu kỳ
KĐCLGD trường đại học, cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp.
3.6. Chỉ thị số 46/2008/CT-BGDĐT ngày 05 tháng 8 năm 2008 của Bộ
trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc tăng cường công tác đánh giá và
KĐCLGD.
14


3.7. Quyết định số 4138/QĐ-BGDĐT ngày 20 tháng 9 năm 2010 của Bộ
trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc phê duyệt Đề án “Xây dựng và phát triển
hệ thống KĐCLGD đối với giáo dục đại học và trung cấp chuyên nghiệp giai
đoạn 2011 – 2020”.
3.8. Thông tư số 23/2011/TT-BGDĐT ngày 06 tháng 6 năm 2011 của Bộ
trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy định về tiêu chuẩn đánh giá chất
lượng chương trình giáo dục sư phạm kỹ thuật công nghiệp trình độ đại học.
3.9. Thông tư số 37/2012/TT-BGDĐT ngày 30 tháng 10 năm 2012 của Bộ
trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết
định số 65/2007/QĐ-BGDĐT ngày 01 tháng 11 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ
Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy định về tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo
dục trường đại học; Quyết định số 66/2007/QĐ-BGDĐT ngày 01 tháng 11 năm
2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy định về tiêu chuẩn
đánh giá chất lượng giáo dục trường cao đẳng; Quyết định số 67/2007/QĐBGDĐT ngày 01 tháng 11 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban
hành Quy định về tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường trung cấp
chuyên nghiệp.
3.10. Thông tư số 49/2012/TT-BGDĐT ngày 12 tháng 12 năm 2012 của
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành quy định về tiêu chuẩn đánh giá

chất lượng chương trình đào tạo giáo viên trung học phổ thông trình độ đại học.
3.11. Thông tư số 60/2012/TT-BGDĐT ngày 28 tháng 12 năm 2012 của
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy định về kiểm định viên
KĐCLGD.
3.12. Thông tư số 61/2012/TT-BGDĐT ngày 28 tháng 12 năm 2012 của
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy định điều kiện thành lập và
giải thể, nhiệm vụ, quyền hạn của tổ chức KĐCLGD.
3.13. Thông tư số 62/2012/TT-BGDĐT ngày 28 tháng 12 năm 2012 của
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy định về quy trình và chu kỳ
KĐCLGD trường đại học, cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp.
3.14. Thông tư số 18/2013/TT-BGDĐT ngày 14 tháng 5 năm 2013 của Bộ
trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Chương trình đào tạo kiểm định viên
KĐCLGD đại học và trung cấp chuyên nghiệp.
3.15. Thông tư số 38/2013/TT-BGDĐT ngày 29 tháng 11 năm 2013 của
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành quy định chu kỳ và quy trình kiểm
định chất lượng chương trình giáo dục của các trường đại học, cao đẳng và trung
cấp chuyên nghiệp.
15


4. Bộ GD&ĐT ban hành các văn bản về kiểm định mầm non, phổ
thông và thường xuyên
4.1. Quyết định số 83/2008/QĐ-BGDĐT ngày 31 tháng 12 năm 2008 của
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành quy định về quy trình và chu kỳ
kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục phổ thông.
4.2. Quyết định số 04/2008/QĐ-BGDĐT ngày 04 tháng 02 năm 2008 của
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành quy định về tiêu chuẩn đánh giá
chất lượng giáo dục trường tiểu học.
4.3. Quyết định số 80/2008/QĐ-BGDĐT ngày 30 tháng 12 năm 2008 của
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành quy định về tiêu chuẩn đánh giá

chất lượng giáo dục trường trung học phổ thông.
4.4. Thông tư số 12/2009/TT-BGDĐT ngày 12 tháng 5 năm 2009 của Bộ
trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành quy định về tiêu chuẩn đánh giá chất
lượng giáo dục trường trung học cơ sở.
4.5. Thông tư số 07/2011/TT-BGD ĐT ngày 17 tháng 02 năm 2011 của
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy định về Tiêu chuẩn đánh giá
chất lượng giáo dục trường mầm non.
4.6. Thông tư số 45/2011/TT-BGDĐT ngày 11 tháng 10 năm 2011 của Bộ
trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy định về quy trình và chu kỳ
KĐCLGD trường mầm non.
4.7. Thông tư số 67/2011/TT-BGDĐT ngày 30 tháng 12 năm 2011 của Bộ
trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy định về Tiêu chuẩn đánh giá
trường tiểu học.
4.8. Thông tư số 13/2012/TT-BGDĐT ngày 06 tháng 4 năm 2012 của Bộ
trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy định về Tiêu chuẩn đánh giá
trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có
nhiều cấp học.
4.9. Thông tư số 15/2012/TT-BGDĐT ngày 06 tháng 4 năm 2012 của Bộ
trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy định về Tiêu chuẩn đánh giá trung
tâm giáo dục thường xuyên.
4.10. Thông tư số 42/2012/TT-BGDĐT ngày 23 tháng 11 năm 2012 của
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành quy định về tiêu chuẩn đánh giá
chất lượng giáo dục và quy trình, chu kỳ KĐCLGD cơ sở giáo dục phổ thông, cơ
sở GDTX (Thông tư này thay thế Quyết định 04/2008/QĐ-BGDĐT, Thông tư

16


12/2009/TT-BGDĐT, Quyết định 80/2008/QĐ-BGDĐT và Quyết định
83/2008/QĐ-BGDĐT).

5. Cục Khảo thí và KĐCLGD, Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành các
văn bản hướng dẫn
5.1. Công văn số 9098/BGDĐT-KTKĐCLGD ngày 13 tháng 10 năm
2009 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc hướng dẫn đánh giá ngoài trường ĐH,
CĐ, TCCN.
5.2. Công văn số 462/KTKĐCLGD-KĐĐH ngày 09 tháng 5 năm 2013
của Cục Khảo thí và KĐCLGD về việc hướng dẫn tự đánh giá trường ĐH, CĐ,
TCCN.
5.3. Công văn số 527/KTKĐCLGD-KĐĐH ngày 23 tháng 5 năm 2013
của Cục Khảo thí và KĐCLGD về việc hướng dẫn sử dụng tiêu chí đánh giá chất
lượng trường đại học.
5.4. Công văn số 528/KTKĐCLGD-KĐĐH ngày 23 tháng 5 năm 2013
của Cục Khảo thí và KĐCLGD hướng dẫn tìm thông tin, minh chứng theo bộ
tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường cao đẳng.
5.5. Công văn số 529/KTKĐCLGD-KĐĐH ngày 23 tháng 5 năm 2013
của Cục Khảo thí và KĐCLGD hướng dẫn tìm thông tin, minh chứng theo bộ
tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường trung cấp chuyên nghiệp.
5.6. Công văn số 2439/BGDĐT-KTKĐCLGD ngày 24 tháng 4 năm 2012
của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc hướng dẫn đánh giá ngoài trường mầm non.
5.7. Công văn số 7886/BGDĐT-KTKĐCLGD ngày 23 tháng 11 năm 2011
của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc hướng dẫn tự đánh giá trường mầm non.
5.8. Công văn số 1007/KTKĐCLGD-KĐPT ngày 21 tháng 12 năm 2011
của Cục Khảo thí và KĐCLGD về việc xác định nội hàm, tìm minh chứng theo
các tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường mầm non.
5.9. Công văn số 9040/BGDĐT-KTKĐCLGD ngày 12 tháng 10 năm
2009 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc hướng dẫn đánh giá ngoài và đánh giá
lại cơ sở giáo dục phổ thông.
5.10. Công văn số 7880/BGDĐT-KTKĐCLGD ngày 08 tháng 9 năm
2009 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc hướng dẫn tự đánh giá cơ sở giáo dục
phổ thông.

5.11. Công văn số 115/KTKĐCLGD-KĐPT ngày 09 tháng 02 năm 2010
của Cục Khảo thí và KĐCLGD về việc Hướng dẫn xác định nội hàm, tìm thông tin
và minh chứng để đánh giá chất lượng giáo dục trường tiểu học.

17


5.12. Công văn số 140/KTKĐCLGD-KĐPT ngày 10 tháng 3 năm 2010
của Cục Khảo thí và KĐCLGD về việc Hướng dẫn xác định nội hàm, tìm thông
tin và minh chứng để đánh giá chất lượng giáo dục trường THCS.
5.13. Công văn số 141/KTKĐCLGD-KĐPT ngày 21 tháng 12 năm 2011
của Cục Khảo thí và KĐCLGD về việc Hướng dẫn xác định nội hàm, tìm thông
tin và minh chứng để đánh giá chất lượng giáo dục trường THPT.
5.14. Công văn số 8987/BGDĐT-KTKĐCLGD ngày 28 tháng 12 năm
2012 của Cục Khảo thí và KĐCLGD hướng dẫn tự đánh giá và đánh giá ngoài cơ
sở giáo dục phổ thông, cơ sở GDTX.
5.15. Công văn số 46/KTKĐCLGD ngày 15 tháng 01 năm 2013 của Cục
Khảo thí và KĐCLGD hướng dẫn xác định yêu cầu, tìm minh chứng theo tiêu
chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường tiểu học, trường trung học.
5.16. Công văn số 430/KTKĐCLGD ngày 04 tháng 5 năm 2013 của Cục
Khảo thí và KĐCLGD hướng dẫn xác định yêu cầu, tìm minh chứng theo tiêu
chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trung tâm GDTX.

18


PHỤ LỤC 2
Khung đảm bảo chất lượng giáo dục

A. Đảm bảo chất lượng bên trong

- Hệ thống ĐBCL bên trong được
hình thành, có các chủ trương và quy
trình để triển khai thực hiện;
- Thực hiện việc phê duyệt, giám sát
và định kỳ rà soát các chương trình
giáo dục;
- Xây dựng và triển khai chiến lược
không ngừng nâng cao CLGD;
- Duy trì cơ chế đảm bảo chất lượng
đội ngũ giảng viên;
- Công bố công khai, chính xác và
cập nhật các thông tin về nhà trường
các chương trình và các văn bằng
được cấp.

B. Đảm bảo chất lượng bên ngoài

C. Các tổ chức kiểm định chất lượng

- Các hoạt động đảm bảo chất lượng (cấp
trường, cấp chương trình) được thực hiện định
kỳ;
- Những người hưởng lợi tham gia xây dựng các
tiêu chuẩn, tiêu chí đánh giá;
- Các tiêu chuẩn và tiêu chí được công bố công
khai và được sử dụng ổn định;
- Có quy trình thẩm định các thành viên đánh
giá để tránh mâu thuẫn quyền lợi;
- Các hoạt động đánh giá phải bao gồm:
+ Tự đánh giá của nhà trường.

+ Đánh giá ngoài bởi một nhóm chuyên gia và
các chuyến khảo sát tại chỗ do hai bên thống
nhất.
+ Công bố báo cáo đánh giá ngoài kể cả các
quyết định và kiến nghị của cấp có thẩm quyền.
- Có cơ chế tiếp nhận và xử lý các khiếu nại và
tố cáo.

- Độc lập, tự chủ và không bị ảnh hưởng
bởi bên thứ ba trong quá trình hoạt động và
đánh giá;
- Có sứ mạng, mục đích, mục tiêu được
tuyên bố rõ ràng bằng văn bản;
- Có đủ các nguồn nhân lực và tài chính
đáp ứng yêu cầu sử dụng;
- Các chủ trương, các quy trình, báo cáo rà
soát và đánh giá đầy đủ và được công bố
công khai;
- Các tiêu chuẩn đang sử dụng, các phương
pháp đánh giá, các quá trình, các tiêu chí
đưa ra quyết định và quá trình phê duyệt
được xác định rõ ràng bằng văn bản;
- Định kỳ thực hiện các đợt tự đánh giá và
đánh giá ngoài để rà soát các hoạt động, sự
hiệu quả và các giá trị;
- Báo cáo tổng kết về các kết quả đạt được
công bố công khai.




×