Tải bản đầy đủ (.pdf) (102 trang)

Phân tích hiệu quả tài chính của công ty cổ phần du lịch –dịch vụ hội an

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.17 MB, 102 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

NGUYỄN QUỐC THỊNH

PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH
CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN
DU LỊCH – DỊCH VỤ HỘI AN

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH

Đà Nẵng - Năm 2015


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

NGUYỄN QUỐC THỊNH

PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH
CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN
DU LỊCH – DỊCH VỤ HỘI AN
Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng
Mã số: 60.34.20

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Công Phương

Đà Nẵng - Năm 2015



LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu, kết quả trong luận văn là hoàn toàn trung thực và chưa
từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác.
Tác giả

Nguyễn Quốc Thịnh


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ........................................................................ 1
2. Mục tiêu nghiên cứu.............................................................................. 3
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu......................................................... 3
4. Phương pháp nghiên cứu....................................................................... 3
5. Bố cục luận văn ..................................................................................... 4
6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu............................................................... 4
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH
DOANH NGHIỆP ........................................................................................... 8
1.1. KHÁI NIỆM HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH VÀ MỤC TIÊU PHÂN TÍCH
HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP ................................................... 8
1.1.1. Khái niệm hiệu quả tài chính .......................................................... 8
1.1.2. Mục tiêu của phân tích hiệu quả tài chính doanh nghiệp.............. 10
1.2. NGUỒN THÔNG TIN SỬ DỤNG TRONG PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ
TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP .................................................................... 12
1.2.1.Thông tin từ hệ thống báo cáo tài chính ........................................ 12
1.2.2. Các nguồn thông tin khác.............................................................. 14
1.3. PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH SỬ DỤNG TRONG PHÂN TÍCH HIỆU
QUẢ TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP........................................................... 15

1.3.1. Phương pháp so sánh..................................................................... 15
1.3.2. Phương pháp liên hệ cân đối ......................................................... 17
1.3.3. Phương pháp Dupont .................................................................... 18
1.3.4. Phương pháp loại trừ ..................................................................... 18
1.4. NHÓM CHỈ TIÊU PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH DOANH
NGHIỆP .......................................................................................................... 21
1.4.1.Nhóm chỉ tiêu phản ánh kết quả kinh doanh.................................. 22


1.4.2. Nhóm chỉ tiêu phản ánh hiệu suất sử dụng tài sản ........................ 25
1.4.3. Nhóm chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh lời .................................... 30
1.5. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH CỦA
DOANH NGHIỆP ........................................................................................... 35
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1................................................................................ 37
CHƯƠNG 2. PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY
CỔ PHẦN DU LỊCH – DỊCH VỤ HỘI AN ............................................... 38
2.1. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY ................................................................. 38
2.1.1. Thông tin Công ty ......................................................................... 38
2.1.2. Đặc điểm sản xuất kinh doanh của Công ty.................................. 40
2.1.3. Cơ cấu tổ chức quản trị và điều hành Công ty .............................. 42
2.2. PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN DU
LỊCH – DỊCH VỤ HỘI AN GIAI ĐOẠN 2011- 2013 .................................. 48
2.2.1. Phân tích kết quả kinh doanh ........................................................ 48
2.2.2. Phân tích hiệu suất sử dụng tài sản ............................................... 57
2.2.3. Phân tích khả năng sinh lời .......................................................... 62
2.3. ĐÁNH GIÁ TỔNG HỢP HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY Ở
GIAI ĐOẠN 2011-2013 ................................................................................. 67
2.3.1. Đánh giá chung ............................................................................. 67
2.3.2. Điểm mạnh .................................................................................... 69
2.3.3. Điểm yếu ....................................................................................... 70

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2................................................................................ 73
CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH CỦA
CÔNG TY CỔ PHẦN DU LỊCH - DỊCH VỤ HỘI AN ............................ 74
3.1. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TYTRONG TƯƠNG LAI .. 74
3.1.1. Mục tiêu phát triển chủ yếu của Công ty ...................................... 74
3.1.2. Các mục tiêu phát triển trung hạn ................................................. 74


3.1.3. Các mục tiêu đối với môi trường, xã hội và cộng đồng................ 75
3.2. GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY CỔ
PHẦN DU LỊCH - DỊCH VỤ HỘI AN .......................................................... 76
3.2.1. Nhóm giải pháp gắn với khắc phục hạn chế ................................. 76
3.2.2. Nhóm giải pháp hỗ trợ ................................................................... 82
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3................................................................................ 85
KẾT LUẬN .................................................................................................... 86

TÀI LIỆU THAM KHẢO
QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI LUẬN VĂN (bản sao)
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Diễn giải

BH&CCDV

Bán hàng và cung cấp dịch vụ


BQ

Bình quân

Donatours

Công ty cổ phần Du lịch Đồng Nai

DT

Doanh thu

Canthotourist

Công ty cổ phần Du lịch Cần Thơ

GTGT

Giá trị gia tăng

HĐKD

Hoạt động kinh doanh

Huonggiangtourist
HTK

Hàng tồn kho

KPT


Khoản phải thu

LN

Lợi nhuận

QLDN

Quản lý doanh nghiệp

RE

Tỷ suất sinh lời kinh tế của tài sản

ROA

Tỷ suất sinh lời của tài sản

ROE

Tỷ suất sinh lời vốn chủ sở hữu

ST

Số tiền

TL

Tỷ lệ


TNDN

Thu nhập doanh nghiệp

TSCĐ

Tài sản cố định

TSNH

Tài sản ngắn hạn

TT

Tỷ trọng

VCSH

Vốn chủ sở hữu

VLĐ

Vốn lưu động


DANH MỤC CÁC BẢNG
Số hiệu

Tên bảng


Trang

bảng
2.1

Cơ cấu cổ đông của Công ty tính đến ngày 22/02/2014

39

2.2

Danh sách cổ đông lớn của Công ty tính đến ngày

40

22/02/2014
2.3

Danh sách Hội đồng quản trị của Công ty tại thời điểm

45

lập báo cáo thường niên năm 2013
2.4

Danh sách Ban kiểm soát của Công ty tại thời điểm lập

45


Báo cáo thường niên năm 2013
2.5

Danh sách ban điều hành của Công ty tại thời điểm lập

46

Báo cáo thường niên năm 2013
2.6

Danh sách phòng chức năng của Công ty tại thời điểm lập

47

Báo cáo thường niên năm 2013
2.7

Danh sách các đơn vị của Công ty tại thời điểm lập Báo

48

cáo thường niên năm 2013
2.8

Tăng trưởng doanh thu của Công ty giai đoạn 2011-2013

49

2.9


Cơ cấu doanh thu thuần BH&CCDV của Công ty giai

50

đoạn 2011-2013
2.10

Tăng trưởng lợi nhuận của Công ty giai đoạn 2011-2013

51

2.11

Cơ cấu lợi nhuận trước thuế của Công ty giai đoạn 2011-

52

2013
2.12

Khả năng tạo ra lợi nhuận của Công ty giai đoạn 2011-

54

2013
2.13

Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu thuần các lĩnh vực kinh
doanh của Công ty giai đoạn 2011-2013


56


Số hiệu

Tên bảng

Trang

Hiệu suất sử dụng tài sản của Công ty giai đoạn 2011-

57

bảng
2.14

2013
2.15

Hiệu suất sử dụng tài sản của một số Công ty thuộc ngành

58

2.16

Ảnh hưởng của các nhân tố đến của hiệu suất sử dụng

59

TSCĐ Công ty giai đoạn 2011-2013

2.17

Ảnh hưởng của các nhân tố đến của số vòng quay TSNH

61

của Công ty giai đoạn 2011-2013
2.18

Khả năng sinh lời của Công ty giai đoạn 2011-2013

63

2.19

Khả năng sinh lời của một số Công ty ngành Du lịch –

63

Dịch vụ giai đoạn 2011-2013
2.20

Ảnh hưởng của các nhân tố đến khả năng sinh lời của tài

65

sản của Công ty giai đoạn 2011-2013
2.21

Ảnh hưởng của các nhân tố đến khả năng sinh lời của


66

VCSH của Công ty giai đoạn 2011-2013
2.22

Các chỉ tiêu tài chính chủ yếu thể hiện hiệu quả tài chính
của Công ty giai đoạn 2011-2013

68


DANH MỤC HÌNH

Số hiệu

Tên hình

Trang

Sơ đồ tổ chức quản trị và điều hành Công ty tại

43

hình
2.1

thời điểm lập Báo cáo thường niên năm 2013



1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Ngày nay, trong bối cảnh nền kinh tế thị trường nước ta vô cùng năng
động đã và đang hội nhập sâu rộng vào kinh tế thế giới tạo ra nhiều cơ hội
cho các doanh nghiệp đồng thời cũng tạo ra nhiều thách thức. Sự cạnh tranh
ngày càng khốc liệt đòi hỏi các doanh nghiệp phải hoạt động làm sao cho hiệu
quả cao nhất nếu như còn muốn tồn tại và phát triển. Phân tích hiệu quả tài
chính của doanh nghiệp chính là một công cụ đắc lực giúp doanh nghiệp nhận
thấy rõ thực trạng hiệu quả tài chính của bản thân và dự đoán hiệu quả tài
chính trong tương lai; xác định được điểm mạnh, điểm yếu và nguyên nhân;
qua đó, có giải pháp để ổn định và nâng cao hiệu quả tài chính doanh nghiệp.
Từ những thông tin có được nhờ phân tích hiệu quả tài chính của doanh
nghiệp mà các nhà quản trị công ty có thể đưa ra nhưng quyết định quản trị
ngắn hạn, dài hạn đúng đắn. Ngoài ra, phân tích hiệu quả tài chính doanh
nghiệp cung cấp những thông tin quý giá với nhà đầu tư, chủ nợ, nhà cung
cấp; giúp họ có được thông tin để có thể cho ra những quyết định đầu tư, cho
vay, bán chịu đối với doanh nghiệp. Mấy năm gần đây, cùng với kinh tế thế
giới thì kinh tế nước ta tăng trưởng chậm chạp, sức mua yếu, hàng loạt doanh
nghiệp đủ các ngành nghề lâm vào cảnh khó khăn, thậm chí phải phá sản thì
phân tích hiệu quả tài chính doanh nghiệp càng có tầm quan trọng nhiều hơn
nữa. Tuy có tầm quan trọng to lớn như vậy nhưng phân tích hiệu quả tài chính
doanh nghiệp vẫn chưa nhận được sự quan tâm một cách đúng mức từ phía
các doanh nghiệp. Ngoại trừ một số doanh nghiệp có quy mô lớn, doanh
nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thì đại đa số các doanh nghiệp tại Việt Nam
hoặc không phân tích hoặc phân tích hiệu quả tài chính doanh nghiệp rất sơ
sài.



2
Trong nhiều năm qua, nhờ tích cực khai thác tiềm năng du lịch to lớn mà
ngành du lịch nước ta đã có những bước tiến vượt bậc, đã và đang có những
đóng góp hết sức to lớn đến phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo, góp phần
giải quyết công ăn việc làm. Công ty cổ phần Du lịch - Dịch vụ Hội An được
mệnh danh là cánh chim đầu đàn của ngành du lịch Quảng Nam; hoạt động
của Công ty bao gồm kinh doanh dịch vụ lưu trú, ăn uống, lữ hành, du lịch và
một số dịch vụ phụ trợ. Sự phát triển của du lịch tạo ra cơ hội cho các doanh
nghiệp ngành Du lịch –Dịch vụ nhưng cũng kéo theo nhiều khó khăn, thách
thức. Khó khăn thách thức lớn nhất của Công ty hiện nay là ảnh hưởng tiêu
cực của tình hình kinh tế và cạnh tranh đang trong ngành đang ngày càng
khốc liệt; thực tế, tình hình làm ăn gần đây của Công ty đang có xu hướng suy
giảm.
Những điều trên đòi hỏi Công ty muốn tiếp tục tồn tại và phát triển, giữ
vững vị thế của mình thì cần phân tích hiệu quả tài chính doanh nghiệp thực
sự có chất lượng, phải đưa ra được những giải pháp hữu hiệu nâng cao hiệu
quả tài chính của Công ty. Tuy nhiên, thực trạng phân tích hiệu quả tài chính
của Công ty hiện tại còn hạn chế, chất lượng phân tích còn chưa cao do phân
tích còn đơn giản.Vì vậy, công tác phân tích hiệu quả tài chính của Công ty
chưa thể cung cấp được nhiều thông tin hữu ích cho quản trị công ty, cho nhà
đầu tư, cho chủ nợ; chưa thể giúp đưa ra những dự báo và giải pháp hữu hiệu
nâng cao hiệu quả tài chính của bản thân Công ty. Với yêu cầu nghiên cứu
cấp thiết như vậy nhưng hiện nay vẫn chưa có một nghiên cứu về vấn đề nói
trên ở Công ty.
Xuất phát từ những yêu cầu về cả lý luận lẫn thực tiễn mà tác giả đã
quyết định chọn đề tài “Phân tích hiệu quả tài chính của Công ty cổ phần
Du lịch –Dịch vụ Hội An” làm đề tài nghiên cứu cho luận văn Thạc sĩ của
mình.



3
2. Mục tiêu nghiên cứu
Luận văn nhằm đạt được những mục tiêu sau:
- Tổng hợp một cách hệ thống cơ sở lý thuyết về hiệu quả tài chính
doanh nghiệp.
- Phân tích và đánh giá thực trạng về hiệu quả tài chính của Công ty cổ
phần Du lịch – Dịch vụ Hội An.
- Dựa vào số liệu phân tích, luận văn đề xuất một số giải pháp nhằm
nâng cao hiệu quả tài chính của Công ty cổ phần Du lịch – Dịch vụ Hội An.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu ở đây là hiệu quả tài chính doanh nghiệp ở khía
cạnh hiệu quả sử dụng vốn thông qua đánh giá một số chỉ tiêu tài chính.
Phạm vi nghiên cứu về không gian là Công ty cổ phần Du lịch – Dịch vụ
Hội An, về thời gian nghiên cứu thì phân tích được minh họa giai đoạn 20112013.
4. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng tiếp cận là phương pháp mô tả, giải thích, lập luận
logic.
Đây là đề tài ứng dụng lý thuyết vào phân tích hiệu quả tài chính công
ty. Cơ sở lí thuyết của đề tài được tổng hợp, xây dựng từ những nguồn tài liệu
khoa học khác nhau có liên quan đến đề tài.
Thông tin, số liệu thu thập là nguồn ti hiệu quả cần lưu ý các vần đề sau:
- Cần phải có hệ thống máy tính đủ mạnh và thường xuyên bảo dưỡng để
đảm bảo vận hành tốt; phải thường xuyên đánh giá nâng cấp hệ thống máy
tính khi nó không còn đáp ứng yêu cầu.
- Phần mềm quản lý chuyên nghiệp được chọn lựa phải có hiệu quả cao,
dễ sử dụng, phù hợp với doanh nghiệp, phí bản quyền cũng phải không quá
cao để đảm bảo tính kinh tế.
- Nhân viên bán hàng và cán bộ QLDN cần phải được đào tạo để có thể
sử dụng thành thạo các phần mềm quản lý chuyên nghiệp.
- Trong quá trình sử dụng các phần mềm quản lý chuyên nghiệp, cần

phải thường xuyên đánh giá hiệu quả đem lại để có những điều chỉnh phù
hợp. Trên thực tế, không phải khi nào áp dụng phần mềm quản lý chuyên
nghiệp vào hoạt động doanh nghiệp đều đem lại hiệu quả.
Hướng đi thứ hai của giải pháp tăng cường áp dụng Công nghệ thông tin
trong bán hàng và QLDN là tăng cường hoạt động marketing điện tử. Ngày
nay, cùng với sự phát triển của internet thì hoạt động marketing điện tử đang
là xu hướng tất yếu trong công tác bán hàng của các doanh nghiệp, đặc biệt là
các doanh nghiệp hoạt động trong ngành Du lịch - Dịch vụ. Chúng giúp cho
các doanh nghiệp bán hàng được hiệu quả hơn. Tuy rằng Công ty trong thời
gian qua đã có chú trọng đến hoạt động marketing điện tử nhưng hoạt động
marketing điện tử của Công ty vẫn còn đơn giản, nhiều hạn chế. Chính vì vậy,
Công ty còn cần tăng cường hoạt động makerting điện tử hơn nữa.
Để hoạt động marketing điện tử đem lại hiệu quả, Công ty cần đầu tư
nâng cấp website sao cho có chất lượng hơn, cần cập nhật thông tin và hình
ảnh nhanh chóng hơn. Ngoài ra, website của Công ty cần có thêm các phiên
bản các ngôn ngữ các nước khác có nhiều du khách sang thăm Việt Nam như


82
là: tiếng Trung, tiếng Nga, tiếng Pháp, tiếng Nhật…thay chỉ có vì tiếng Anh
như hiện nay. Điều này xuất phát từ một thực tế được ghi nhận rằng khả năng
sử dụng tiếng Anh của nhiều khách nước ngoài, nhất là khách đến từ khu vực
châu Á rất hạn chế. Hệ thống đặt phòng trên website cần phải thuận tiện,
nhanh chóng.
Bên cạnh đó, Công ty cũng có thể marketing điện tử thông qua việc
quảng cáo sản phẩm dịch vụ của mình trên báo mạng, các trang mạng có đông
lượng người truy cập trong và ngoài nước, trên facebook. Việc marketing điện
tử cần được nghiên cứu xem xét cụ thể, tránh thực hiện ồ ạt nhưng kém hiệu
quả, lãng phí chi phí bán hàng của Công ty.
3.2.2. Nhóm giải pháp hỗ trợ

a) Tăng cường các hoạt động tuyên truyền quảng bá, xúc tiến du lịch

trong và ngoài nước
Hoạt động tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến du lịch có tầm quan trọng rất
lớn đối với hoạt động du lịch, giúp cho thông tin du lịch các vùng miền, của
các Công ty đến được với với khách hàng, nhờ đó mà hoạt động du lịch mới
không ngừng phát triển.
Hoạt động tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến du lịch của Công ty vẫn còn
rất hạn chế, chủ yếu chỉ xoay quanh việc tham gia một số sự kiện, hội chợ
quảng bá du lịch ở trong nước. Tăng cường các hoạt động tuyên truyền quảng
bá, xúc tiến du lịch trong và ngoài nước sẽ giúp Công ty nâng cao nguồn
khách. Từ đó, Công ty có thể nâng cao DT và LN, tiến đến nâng cao hiệu suất
sử dụng tài sản và khả năng sinh lời.
Để thực hiện giải pháp, Công ty có thể tăng cường các hoạt động tuyên
truyền quảng bá, xúc tiến du lịch trong và ngoài nước bằng 3 hướng như sau:
Thứ nhất, Công ty cần tăng cường tham gia các sự kiện quảng bá, xúc
tiến du lịch như hội chợ du lịch, triển lãm, festival du lịch, …ở trong và ngoài


83
nước. Để việc tham gia các sự kiện quảng bá, xúc tiến du lịch đạt hiệu quả
Công ty cần tham gia sự kiện quảng bá, xúc tiến du lịch có chọn lọc, chú
trọng là ở những thị trường truyền thống như châu Âu và những thị trường
khách có tiềm năng như là: Úc, Nga, Hàn Quốc, Trung Quốc…. Công ty cũng
cần phải chuẩn bị sao cho hoạt động tuyên truyền, quảng bá du lịch tại các sự
kiện quảng bá, xúc tiến du lịch của mình thật sự thu hút và cũng cần phải có
sự liên kết với các doanh nghiệp du lịch cùng địa bàn. Hoạt động quảng bá
xúc tiến du lịch của Công ty cũng cần sự hỗ trợ của chính quyền địa phương.
Thứ hai, Công ty cũng cần tuyền truyền quảng cáo sản phẩm dịch vụ của
mình bằng các phương tiện truyền thông như là: internet, báo chí, truyền hình

và phương tiện khác như là: pano, áp phích sao cho thu hút. Cùng với hoạt
động tuyên truyền, quảng bá sản phẩm dịch vụ thì Công ty cũng cần xây dựng
những chính sách khuyến mãi hấp dẫn cho từng thị trường,từng đối tượng
khách, từng thời điểm.
Thứ ba, Công ty cần tăng cường, mở rộng liên kết các công ty lữ hành
trong và ngoài nước để thu hút thêm nguồn khách. Để làm được điều này,
Công ty cần có sự chủ động trong liên hệ, chứng minh chất lượng sản phẩm
dịch vụ, đưa ra chính sách giá cả linh hoạt ưu đãi.
b. Phát triển các dịch vụ phụ trợ cho hoạt động du lịch

Hoạt động ngành Du lịch – Dịch vụ có tính chất là những hoạt động kinh
doanh có tính chất dây chuyền. Trong đó, các dịch vụ phụ trợ hoạt động du
lịch dựa trên các lĩnh vực kinh doanh chính. Nguồn khách của Công ty hiện
đang tăng chậm và dự kiến nguồn khách sẽ tiếp tục xu hướng tăng chậm. Do
vậy, việc phát triển các dịch vụ phụ trợ sẽ là chìa khóa giúp cho Công ty tăng
trưởng DT trong tương lai. Hơn nữa, các tỷ suất LN trên DT thuần các dịch
vụ phụ trợ rất cao và DT thuần lĩnh vực này đem lại còn chưa tương xứng với
tiềm năng.


84
Phát triển các dịch vụ phụ trợ cho hoạt động du lịch có thể gia tăng DT
và LN đáng kể cho doanh nghiệp song lại không cần đầu tư nhiều tài sản, giá
vốn lại thấp. Do đó, nó vừa có thể làm gia tăng hiệu suất sử dụng tài sảnlại
vừa gia tăng tỷ suất LN trên DT hiện đang giảm của Công ty. Từ đó, hiệu quả
tài chính của Công ty được gia tăng. Ngoài ra, việc phát triển các dịch vụ phụ
trợ cho hoạt động du lịch giúp nâng cao sức cạnh tranh cho Công ty trong bối
cảnh cạnh tranh trong ngành đang ngày càng khốc liệt hiện nay.
Các dịch vụ phụ trợ hoạt động du lịch là hết sức phong phú và đa dạng.
Hiện nay, Công ty đã có các dịch vụ phụ trợ cho du lịch có thể kể ra như: dịch

vụ spa, dịch vụ giặt là, dịch vụ internet, lớp dạy ẩm thực, bán vé máy bay, bán
vé tham gia tour du lịch, cho thuê phương tiện di chuyển, tổ chức tiệc cưới, tổ
chức hội nghị, lớp dạy nấu ăn, sân tennis, phòng tập thể hình… Tuy rằng,
dịch vụ phụ trợ của Công ty là hiện đã khá đa dạng nhưng chưa thể đáp ứng
hết được nhu cầu của khách hàng đối với các dịch vụ phụ trợ đang ngày càng
đa dạng hơn về chủng loại dịch vụ, yêu cầu cao hơn về chất lượng dịch vụ.
Chính vì vậy, Công ty cần phải phát triển hơn nữa các dịch vụ hỗ trợ du lịch
hơn nữa về cả loại hình dịch vụ lẫn chất lượng.
Để có thể phát triển dịch vụ phụ trợ cho hoạt động du lịch, Công ty cần
lưu ý các vần đề sau:
- Nhu cầu đối với các dịnh vụ phụ trợ của khách hàng là hết sức đa dạng
và thay đổi không ngừng. Do đó, yêu cầu đầu tiên của phát triển dịch vụ phụ
trợ là phải nắm bắt được nhu cầu du khách để cho ra dịch vụ phụ trợ phù hợp.
Đây là nhiệm vụ của bộ phận thị trường của Công ty.
- Công ty cần phải không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ phụ trợ để
có thể ngày càng thu hút khách hàng. Để nâng cao chất lượng sản phẩm dịch
vụ thì ngoài việc đầu tư về cơ sở vật chất thì Công ty còn phải đào tạo con
người. Tránh cách làm ăn xổi ở thì như nhiều doanh nghiệp du lịch hiện nay.


85
- Công ty cần phải tích cực quảng bá đến khách hàng các dịch vụ phụ trợ
du lịch của mình. Bên cạnh đó, Công ty cũng phải xây dựng chính sách giá cả
hợp lí cho từng đối tượng, cho từng loại hình dịch vụ, cho từng thời điểm
trong năm cho các dịch vụ phụ trợ của mình mới có thể thu hút khách hàng.
- Công ty cũng nên hướng đến cung cấp các dịch vụ phụ trợ của mình
cho nguồn khách bên ngoài thay vì chỉ tập trung cung cấp cho khách lưu trú
tại Khách sạn Hội An và Khu du lịch biển.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Trong điều kiện hiệu quả tài chinh của Công ty đang có phần bị suy
giảm bị suy giảm và hoạt động của Công ty ngày càng chịu sự cạnh tranh mạnh
hơn thì Công ty muốn đạt được các mục tiêu phát triển đã đề ra thì nhất thiết
phải cần có nhưng giải pháp hữu hiệu nâng cao hiệu quả tài chính Công ty.
Dựa trên định hướng phát triển Công ty, kết quả phân tích thực trạng
hiệu quả tài chính của Công ty ở Chương 2, trong Chương 3 tác giả đã đề ra
một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả tài chính của Công ty cổ phần Du
lịch – Dịch vụ Hội An. Các giải pháp nâng cao hiệu quả tài chính của Công ty
được đề xuất bao gồm: Tăng cường tham gia các hoạt động quảng bá, xúc tiến
du lịch trong và ngoài nước; Phát triển các dịch vụ phụ trợ cho hoạt động du
lịch; Sử dụng các nguyên vật liệu đầu vào tiết kiệm, hiệu quả; Vay dài hạn
ngân hàng để đầu tư mở rộng qui mô; Tăng cường áp dụng công nghệ thông
tin trong bán hàng và quản lý doanh nghiệp.
Đây là các giải pháp thiết thực, phù hợp với điều kiện thực tế của Công
ty. Hi vọng rằng các giải pháp này sẽ góp phần giúp cho Công ty nâng cao
hiệu quả tài chính trong tương lai


86

KẾT LUẬN
Trong những năm gần đây, tình hình kinh tế nước ta và thế giới gặp
nhiều khó khăn gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động của ngành Du
lịch – Dịch vụ nước ta. Bên cạnh đó, sự cạnh tranh trong ngành Du lịch –
Dịch vụ cũng đang ngày càng khốc liệt hơn. Công ty cổ phần Du lịch - Dịch
vụ Hội An với vai trò là cánh chim đầu đàn của ngành Du lịch – Dịch vụ
Quảng Nam đã không ngừng nỗ lực trong hoạt động kinh doanh để đạt được
hiệu quả tài chính đáng khích lệ. Bên cạnh đó, hiệu quả tài chính Công ty vẫn
còn nhiều tồn tại cần giải quyết nếu như Công ty muốn đạt được những mục
tiêu phát triển đã đề ra.

Quaquá trình nghiên cứu cơ sở lý thuyết về hiệu quả tài chính và phân
tích các chỉ tiêu về hiệu quả tài chính của Công ty cổ phần Du lịch - Dịch vụ
Hội An, tác giả đã hoàn thành luận văn Thạc sĩ với đề tài: “Phân tích hiệu
quả tài chính của Công ty cổ phần Du lịch - Dịch vụ Hội An”. Nhờ vào sự
nỗ lực nghiên cứu của bản thân và sự hướng dẫn tận tình của của giáo viên
hướng dẫn là PGS.TS Nguyễn Công Phương, luận văn đã giải quyết được một
số vấn đề cơ bản sau:
Thứ nhất: Tổng hợp một cách có hệ thống cơ sở lý thuyết về phân tích
hiệu quả tài chính của doanh nghiệp.
Thứ hai: Phân tích và đánh giá thực trạng về hiệu quả tài chính của
Công ty cổ phần Du lịch – Dịch vụ Hội An.
Thứ ba: Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả tài chính của Công
ty cổ phần Du lịch – Dịch vụ Hội An.


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
[1]Nguyễn Tấn Bình (2009), Phân tích quản trị tài chính, Nhà xuất bản
Thống kê, Hà Nội, tái bản lần thứ 4.
[2]Nguyễn Văn Công (2008), Phân tích báo cáo tài chính, Nhà xuất bản giáo
dục Việt Nam, Hà Nội.
[3] Công ty cổ phần Du lịch –Dịch vụ Hội An (2012), Báo cáo thường niên
năm 2011, Hội An.
[4] Công ty cổ phần Du lịch – Dịch vụ Hội An (2013), Báo cáo thường niên
năm 2012, Hội An.
[5] Công ty cổ phần Du lịch – Dịch vụ Hội An (2014), Báo cáo thường niên
năm 2013, Hội An.
[6] Phạm Văn Dược, Đặng Kim Cương (2003), Phân tích hoạt động kinh
doanh, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội.
[7] Nguyễn Minh Kiều (2013), Tài chính doanh nghiện căn bản - Lý thuyết,

bài tập và bài giải, Nhà xuất bản Lao động - Xã hội, Hà Nội.
[8] Phạm Thị Kim Liên (2010), Phân tích hiệu quả tài chính các doanh
nghiệp dệt may trên địa bàn thành phố Đà Nẵng, luận văn Thạc sĩ
quản trị kinh doanh, Đại học Đà Nẵng, Đà Nẵng.
[9] Nguyễn Đình Phương Nam (2012), Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến
hiệu quả hoạt động sau cổ phần hóa của tại Tổng Công ty cổ phần
Y tế Dameco, luận văn Thạc sĩ quản trị kinh doanh, Đại học Đà
Nẵng, Đà Nẵng.
[10] Nguyễn Hòa Nhân (2013), Giáo trình Tài chính doanh nghiệp, Nhà xuất
bản tài chính, Hà Nội.
[11] Nguyễn Năng Phúc (2006), Phân tích tài chính trong các Công ty cổ
phần ở Việt Nam, Nhà xuất bản Tài chính, Hà Nội.


[12] Nguyễn Thị Hạnh Thảo (2012), Phân tích hiệu quả tài chính của Tổng
công ty hàng không Việt Nam, luận văn Thạc sĩ quản trị kinh doanh,
Đại học Đà Nẵng, Đà Nẵng.
[13] Trần Ngọc Thơ (2004), Tài chính doanh nghiệp hiện đại, Nhà xuất bản
Thống kê, Hà Nội.
[14] Hoàng Tùng (2013), Giáo trình Phân tích báo cáo tài chính, Khoa Kế
toán, Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng, Đà Nẵng.
[15] Viện ngôn ngữ học (2002), Từ điển ngôn ngữ học, Nhà xuất bản từ điển
bách khoa, Hà Nội.
Tiếng Anh
[16] Josette Peyrard (1997), Giáo trình phân tích tài chính doanh nghiệp,Nhà
xuất bản Thống kê, Hà Nội.



PHỤ LỤC

PHỤ LỤC 1: Bảng cân đối kế toán của Công ty cổ phần Du lịch – Dịch vụ
Hội An giai đoạn 2011-2013
Đơn vị tính: VNĐ
TÀI SẢN

31/12/2010

31/12/2011

31/12/2012

31/12/2013

49.520.789.129

47.223.951.971

47.840.836.538

24.540.460.287

I.Tiền & tương đương

8.407.489.515

29.810.923.099

19.474.503.346

6.999.214.911


1.Tiền

8.407.489.515

8.704.756.432

5.974.503.346

5.999.214.911

-

21.106.166.667

13.500.000

1.000.000.000

16.000.000.000

4.000.000.000

15.500.000.000

-

16.000.000.000

4.000.000.000


15.500.000.000

-

-

-

-

-

23.670.494.672

11.706.186.085

10.377.243.083

14.498.219.875

1.Phải thu khách hàng

8.894.344.249

8.859.909.361

8.880.542.752

9.282.690.584


2.Trả trước người bán

1.824.082.684

1.876.609.292

1.226.298.098

5.277.541.733

13.061.369.090

1.045.857.412

893.240.823

309.840.398

(109.301.351)

(76.189.980)

(622.838.590)

(371.852.840)

IV.Hàng tồn kho

1.014.275.564


1.347.001.195

1.650.978.198

1.442.934.700

1. Hàng tồn kho

1.014.275.564

1.347.001.195

1.650.978.198

1.442.934.700

-

-

-

-

V.TSNH khác

428.529.378

359.841.592


838.111.911

1.600.090.801

1. Trả trước ngắn hạn

372.329.378

359.841.592

838.111.911

890.935.163

-

-

-

640.975.752

56.200.000

-

-

68.179.886


76.712.302.235

101.054.430.150

97.655.135.580

113.979.642.186

-

-

-

-

II.Tài sản cố định

71.351.146.310

91.155.024.769

89.695.248.451

107.406.143.495

1.TSCĐ hữu hình

60.446.818.755


75.466.531.143

73.875.944.851

60.741.658.740

A-TÀI SẢN NGẮN HẠN

2.Tương đương tiền
II.Các khoản đầu tư tài chính
ngắn hạn
1.Đầu tư ngắn hạn
2.Dự phòng đầu tư ngắn hạn
III.KPT ngắn hạn

3.KPT khác
4.Dự phòng KPT ngắn hạn
khó đòi

2. Dự phòng giảm giá HTK

2.Thuế GTGT khấu trừ
3.TSNH khác
B-TÀI SẢN DÀI HẠN
I.KPT dài hạn

Nguyên giá

126.890.564.832


146.659.701.924 157.046.434.267

148.169.008.280

Gía trị hao mòn lũy kế

(66.443.746.077)

(71.193.170.781) (83.170.489.416)

(87.427.349.540)

2.TSCĐ vô hình
Nguyên giá

556.296.234

5.722.739.883

7.498.471.697

7.375.965.874

1.176.010.728

6.750.190.728

8.919.955.092


9.019.955.092


Gía trị hao mòn lũy kế

(619.714.494)

(1.027.450.845)

(1.421.483.395)

(1.643.989.218)

10.348.031.321

9.965.753.743

8.320.831.903

39.288.518.881

III.Bất động sản đầu tư

-

-

-

-


IV.Đầu tư tài chính dài hạn

-

-

-

-

V.Tài sản dài hạn khác

5.361.155.925

9.899.405.381

7.959.887.129

6.573.498.691

1. Trả trước dài hạn

4.638.285.790

9.174.697.824

7.535.868.254

6.130.633.891


722.870.135

724.707.557

424.018.875

442.864.800

148.278.382.121 145.495.972.118

138.520.102.473

3.Xây dựng dở dang

2.Tài sản dài hạn khác
TỔNG TÀI SẢN

126.233.091.364

NGUỒN VỐN
A-NỢ PHẢI TRẢ

12.894.360.290

29.899.272.880

26.525.057.271

31.132.624.869


I.Nợ ngắn hạn

12.730.281.849

29.685.989.061

26.458.057.271

31.070.624.869

-

-

-

3.895.568.444

1.993.513.640

6.997.252.788

3.962.584.273

9.236.203.368

608.994.787

1.535.253.456


1.354.003.423

1.158.328.388

4.332.025.379

12.484.531.604

10.385.050.925

6.849.316.011

5.Phải trả người lao động

2.781.936.505

7.045.358.696

8.301.630.025

8.518.177.442

6.KPT ngắn hạn khác

2.288.684.730

320.333.098

903.199.514


710.001.720

7.Qũy khen thưởng,phúc lợi

725.126.808

1.303.259.419

1.551.589.111

703.029.496

II.Nợ dài hạn

164.078.441

213.283.819

67.000.000

62.000.000

1.Phải trả dài hạn khác

72.000.000

74.000.000

67.000.000


62.000.000

2.Dự phòng trợ cấp mất việc

92.078.441

139.283.819

-

-

1.Vay và nợ ngắn hạn
2.Phải trả người bán
3.Người mua trả tiền trước
4.Thuế & các khoản phải nộp
Nhà nước

làm
B-NGUỒN VCSH

113.338.731.074

118.379.109.241 118.970.914.847

107.387.477.604

I.VCSH


113.338.731.074

118.379.109.241 118.970.914.847

107.387.477.604

1.Vốn đầu tư của chủ sở hữu

80.000.000

80.000.000

80.000.000

80.000.000

(630.000)

(630.000)

(630.000)

(630.000)

3.Qũy đầu tư phát triển

5.634.379.244

7.769.173.137


10.628.360.868

14.955.009.223

4.Qũy dự phòng tài chính

6.293.125.819

6.720.084.598

7.434.881.531

1.320.483.444

5.Qũy khác thuộc VCSH

-

-

-

-

6.LN sau thuế chưa phân

21.411.856.011

23.890.481.506


20.908.302.448

11.112.614.937

148.278.382.121 145.495.972.118

138.520.102.473

2.Cổ phiếu quỹ

TỔNG NGUỒN VỐN

126.233.091.364

Nguồn: Báo cáo tài chính của Công ty giai đoạn 2011-2013


PHỤ LỤC 2: Kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần
Du lịch – Dịch vụ Hội An giai đoạn 2011-2013
Đơn vị tính: VNĐ
Chỉ tiêu
1.DT BH&CCDV
2.Các khoản giảm trừ DT
3.DT thuần BH&CCDV

Năm 2011

Năm 2012

Năm 2013


132.359.663.563 158.624.237.465 147.225.907.634
603.365.983

435.461.400

320.821.438

131.765.297.580 158.188.776.065 146.905.086.196

4.Giá vốn

88.864.304.886 102.564.341.495 108.813.937.865

5.Lợi nhuận gộp BH&CCDV

42.891.992.694

55.624.434.570

38.091.148.331

3.289.997.431

2.084.542.780

2.738.036.368

82.534.595


24.174.952

14.224.246

-

-

-

8.Chi phí bán hàng

4.431.015.291

4.925.745.321

4.193.490.823

9.Chi phí QLDN

5.765.427.559

7.496.558.012

8.489.303.330

35.903.012.680

45.262.499.065


28.132.166.300

11. Thu nhập khác

574.463.484

276.863.759

1.692.400.496

12. Chi phí khác

344.277.015

103.099.647

1.862.484.703

13.LN khác

230.186.469

173.764.112

(170.084.207)

36.133.199.149

45.436.263.177


27.962.082.093

8.014.607.709

11.611.387.853

7.313.459.838

-

-

-

28.118.591.440

33.824.875.324

20.648.622.255

3.515

4.228

2.581

6.DT hoạt động tài chính
7.Chi phí tài chính
Chi phí lãi vay


10.LN thuần từ HĐKD

14.LN kế toán trước thuế
15.Chi phí thuế TNDN hiện hành
16.Chi phí thuế TNDN hoãn lại
17.Lợi nhuận sau thuế TNDN
18.Lãi cơ bản trên cổ phiếu

Nguồn: Báo cáo tài chính của Công ty giai đoạn 2011-2013



×