Tải bản đầy đủ (.pdf) (73 trang)

Đề xuất một số cách đặt vấn đề vào bài trong dạy học sinh học 11

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (620.68 KB, 73 trang )

1 of 128.

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA SINH - KTNN
----------

NGUYỄN THỊ KIM NGOAN

ĐỀ XUẤT MỘT SỐ CÁCH ĐẶT VẤN ĐỀ
VÀO BÀI TRONG DẠY HỌC SINH HỌC 11

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Phương pháp dạy học Sinh học

Người hướng dẫn khoa học
Th.s HOÀNG THỊ KIM HUYỀN

HÀ NỘI – 2013

kho tai lieu -123doc-doc-luan an - luan an tien si -luan van thac si - luan van kinh te - khoa luan - tai lieu -Footer Page 1


2 of 128.

Trường ĐH Sư phạm Hà Nội 2

Khóa luận tốt nghiệp

LỜI CẢM ƠN
Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới cô giáo – Thạc sĩ Hoàng Thị Kim
Huyền, người đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ em trong suốt quá trình học tập,


nghiên cứu và hoàn thành đề tài luận văn tốt nghiệp.
Em xin chân thành cảm ơn các thầy, cô giáo Tổ phương pháp dạy học
Sinh học, khoa Sinh - KTNN, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2; các thầy,
cô giáo môn Sinh học ở các trường THPT: Ngô Quyền – Ba Vì, Ba Vì – Hà
Nội, Tiên Du số 1 – Bắc Ninh đã đóng góp nhiều ý kiến quý báu, tạo điều
kiện giúp đỡ để em hoàn thành đề tài này.
Do mới lần đầu làm quen với công tác nghiên cứu khoa học nên đề tài
không tránh khỏi những thiếu sót, em kính mong nhận được sự đóng góp ý
kiến của các thầy cô giáo cùng toàn thể các bạn để đề tài này ngày càng hoàn
thiện và mang lại hiệu quả cao hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, tháng 5 năm 2013
Sinh viên

Nguyễn Thị Kim Ngoan

kho tai lieu -123doc-doc-luan
- luan
an tien si -luan van thac si - luan van kinhK35A
te - khoa
luan
- taihọc
lieu -Footer Page 2
Nguyễn Thị an
Kim
Ngoan
– SP
Sinh



3 of 128.

Trường ĐH Sư phạm Hà Nội 2

Khóa luận tốt nghiệp

LỜI CAM ĐOAN
Đề tài được thực hiện dưới sự hướng dẫn của Thạc sĩ Hoàng Thị Kim
Huyền, tôi xin cam đoan rằng:
- Đây là kết quả nghiên cứu của riêng tôi.
- Đề tài này không trùng với bất cứ đề tài nào đã từng được công bố.
Nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm.

Hà Nội, tháng 5 năm 2013
Sinh viên

Nguyễn Thị Kim Ngoan

kho tai lieu -123doc-doc-luan
- luan
an tien si -luan van thac si - luan van kinhK35A
te - khoa
luan
- taihọc
lieu -Footer Page 3
Nguyễn Thị an
Kim
Ngoan
– SP

Sinh


4 of 128.

Trường ĐH Sư phạm Hà Nội 2

Khóa luận tốt nghiệp

DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
1 – C………………………………………….. ......... Cách
2 – ĐV…………………………………………... .... Động vật
3 – GV…………………………………………… ... Giáo viên
4 – H………………………………………………..Hình
5 – HS………………………………………………Học sinh
6 – SGK…………………………………………….Sách giáo khoa
7 – SGV…………………………………………….. Sách giáo viên
8 – THCS…………………………………………..Trung học cơ sở
9 – THPT…………………………………………..Trung học phổ thông
10 – TV…………………………………………….Thực vật
11 – VSV…………………………………………..Vi sinh vật
12 – VD…………………………………………….Ví dụ

kho tai lieu -123doc-doc-luan
- luan
an tien si -luan van thac si - luan van kinhK35A
te - khoa
luan
- taihọc
lieu -Footer Page 4

Nguyễn Thị an
Kim
Ngoan
– SP
Sinh


5 of 128.

Trường ĐH Sư phạm Hà Nội 2

Khóa luận tốt nghiệp

MỤC LỤC
Lời cảm ơn
Lời cam đoan
Danh mục các kí hiệu, chữ viết tắt
Mục lục

Trang

Phần I: Mở đầu………………………………………………………... .... 1
1. Lí do chọn đề tài……………………………………………………… ... 1
2. Mục đích nghiên cứu……………………………………………......... ... 2
3. Nhiệm vụ nghiên cứu……………………………………………........ ... 2
4. Đối tượng và khách thể nghiên cứu…………………………………... ... 3
5. Phạm vi giới hạn của đề tài…………………………………………… .. 3
6. Giả thuyết khoa học…………………………………………………... ... 3
7. Phương pháp nghiên cứu……………………………………………… .. 3
8. Những đóng góp của đề tài………………………………………….… .. 3

Phần II: Nội dung và kết quả nghiên cứu……………………………... . 5
Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn của đề tài……………………….. .. 5
1.1 Tổng quan vấn đề nghiên cứu liên quan đến đề tài………………….. .. 5
1.1.1 Nghiên cứu trên thế giới………………………………………….. .. 5
1.1.2 Nghiên cứu ở Việt Nam…………………………………………... .. 5
1.2 Cơ sở lí luận………………………………………………………….... 5
1.2.1 Khái niệm đặt vấn đề vào bài……………………………………... .. 5
1.2.2 Vai trò của đặt vấn đề vào bài…………………………………...… 5
1.2.3 Bản chất của đặt vấn đề vào bài………………………………….... 6
1.2.4 Các cách đặt vấn đề vào bài………………………………………... 7
1.3 Cơ sở thực tiễn……………………………………………………….... 10
Chương 2: Đề xuất một số cách đặt vấn đề vào bài trong dạy học
Sinh học 11… ........................................................................................... 12
2.1 Phân tích nội dung chương trình Sinh học 11 (Sinh học cơ thể)……… 12

kho tai lieu -123doc-doc-luan
- luan
an tien si -luan van thac si - luan van kinhK35A
te - khoa
luan
- taihọc
lieu -Footer Page 5
Nguyễn Thị an
Kim
Ngoan
– SP
Sinh


6 of 128.


Trường ĐH Sư phạm Hà Nội 2

Khóa luận tốt nghiệp

2.2 Đề xuất các cách đặt vấn đề trong dạy học Sinh học 11………………. 13
2.3 Một số giáo án minh họa các cách đặt vấn đề vào bài……………….... 46
2.4 Đánh giá chất lượng các cách đặt vấn đề vào bài trong dạy học Sinh học
11 đã biên soạn…………………………………………………………… . 63
Phần III: Kết luận và kiến nghị…………………………………………..65
1. Kết luận…………………………………………………………………. 65
2. Kiến nghị………………………………………………………………. . 65
Tài liệu tham khảo………………………………………………………. . 66
Phụ lục

kho tai lieu -123doc-doc-luan
- luan
an tien si -luan van thac si - luan van kinhK35A
te - khoa
luan
- taihọc
lieu -Footer Page 6
Nguyễn Thị an
Kim
Ngoan
– SP
Sinh


7 of 128.


Trường ĐH Sư phạm Hà Nội 2

Khóa luận tốt nghiệp

PHẦN I. MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Phát triển giáo dục đào tạo là một trong những chính sách lớn của Đảng
và Nhà nước nhằm thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa, là điều
kiện tiên quyết để phát triển nguồn lực con người. Mục tiêu giáo dục và đào
tạo của chúng ta hiện nay là đào tạo ra những con người lao động tự chủ, sáng
tạo và có năng lực giải quyết các vấn đề thực tiễn của cuộc sống mới tạo đặt
ra, biết tự tạo việc làm góp phần tích cực xây dựng đất nước giàu mạnh, xã
hội công bằng dân chủ văn minh.
Để đạt được mục tiêu này, việc trang bị kiến thức khoa học và thực tiễn
cho các em học sinh là hết sức cần thiết. Tuy nhiên những kiến thức đó thực
sự khắc sâu, bổ ích với các em nếu như các em hứng thú với môn học. Khi
không có hứng thú học thì thật khó để các em học tốt.
Các nhà tâm lý học đã nghiên cứu và chỉ ra rằng hứng thú có một vai
trò quan trọng trong quá trình hoạt động của con người. Nó là động cơ thúc
đẩy con người tham gia tích cực các hoạt động đó. Khi được làm việc phù
hợp với hứng thú thì dù khó khăn con người cũng vẫn cảm thấy thoải mái và
đạt được hiệu quả cao. Trong hoạt động học tập, hứng thú có vai trò hết sức
quan trong, thực tế cho thấy hứng thú đối với các môn học của học sinh tỉ lệ
thuận với kết quả học tập của các em. Do vậy, tạo hứng thú trong học tập phải
là điều đầu tiên mà giáo viên cần đem đến cho học sinh trước khi dẫn dắt các
em tìm hiểu những kiến thức bổ ích. Có như thế học sinh mới tích cực chủ
động tìm hiểu những chân trời kiến thức, đúng như tinh thần của đổi mới
phương pháp dạy học hiện nay.
Dạy học là một nghệ thuật, trong đó giáo viên phải là người gợi mở,

dẫn dắt và phải tạo được sự hứng thú trong việc tiếp thu kiến thức của học

Nguyễn Thị Kim Ngoan

1

K35A – SP Sinh học

kho tai lieu -123doc-doc-luan an - luan an tien si -luan van thac si - luan van kinh te - khoa luan - tai lieu -Footer Page 7


8 of 128.

Trường ĐH Sư phạm Hà Nội 2

Khóa luận tốt nghiệp

sinh. Hứng thú này cần tạo ra khi các em bắt đầu bước vào môn học và ngay
trong khi vào từng bài học mới, tiết học mới bằng cách đặt vấn đề kích thích
sự tò mò, chú ý của học sinh.
Tuy nhiên trong thực tế, ở các trường THPT hiện nay, việc đặt vấn đề
vào bài mới được rất ít giáo viên quan tâm, chú trọng vì họ cho rằng đó không
phải là mục tiêu bài học. Chính vì vậy, ngay từ đầu tiết học học sinh đã không
hứng thú với giờ dạy của giáo viên và giáo viên không lôi cuốn, thu hút được
các em vào bài học.
Xuất phát từ những vấn đề trên, cùng mong muốn góp phần tạo hứng
thú học tập cho các em học sinh đối với bộ môn Sinh học nói chung và Sinh
học 11 nói riêng, tôi quyết định chọn đề tài: “Đề xuất một số cách đặt vấn
đề vào bài trong dạy học Sinh học 11 ”
2. Mục đích nghiên cứu

- Biên soạn các cách đặt vấn đề vào bài nhằm gây hứng thú học tập cho
học sinh trong dạy học Sinh học 11 – Chương trình chuẩn.
- Góp phần nâng cao chất lượng dạy học môn Sinh học ở trường phổ
thông.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tìm hiểu cơ sở lí luận về đặt vấn đề và tìm hiểu tổng quan các vấn đề
liên quan đến đề tài nghiên cứu.
- Điều tra thực trạng về việc đặt vấn đề vào bài trong dạy học môn sinh
học ở trường THPT
- Biên soạn các cách đặt vấn đề vào bài trong dạy học Sinh học 11 –
Chương trình chuẩn
- Lấy ý kiến của chuyên gia về các cách đặt vấn đề vào bài đã biên soạn
- Thực nghiệm sư phạm để đánh giá các cách đặt vấn đề vào bài đã biên
soạn

Nguyễn Thị Kim Ngoan

2

K35A – SP Sinh học

kho tai lieu -123doc-doc-luan an - luan an tien si -luan van thac si - luan van kinh te - khoa luan - tai lieu -Footer Page 8


9 of 128.

Trường ĐH Sư phạm Hà Nội 2

Khóa luận tốt nghiệp


4. Đối tượng và khách thể nghiên cứu
- Khách thể nghiên cứu: Quá trình dạy học Sinh học 11 ở trường THPT
- Đối tượng nghiên cứu: Các cách đặt vấn đề vào bài trong chương
trình Sinh học 11 – Chương trình chuẩn
5. Phạm vi giới hạn của đề tài
- Chương trình Sinh học 11 – Chương trình chuẩn.
6. Giả thuyết khoa học
- Nếu biên soạn được các cách đặt vấn đề vào bài phù hợp sẽ gây hứng
thú học tập cho học sinh, góp phần nâng cao chất lượng dạy học.
7. Phương pháp nghiên cứu
7.1 Phương pháp nghiên cứu lý thuyết
- Nghiên cứu tài liệu về lí luận dạy học Sinh học, tài liệu về đổi mới
phương pháp dạy học để xây dựng cơ sở lí luận của đề tài
- Nghiên cứu SGK, SGV Sinh học 11 để phân tích nội dung nhằm biên
soạn các cách đặt vấn đề vào bài.
7.2 Phương pháp điều tra, quan sát
- Tiến hành quan sát, phỏng vấn các giáo viên ở trường THPT về việc
đặt vấn đề vào bài, về hứng thú của học sinh làm cơ sở thực tiễn của đề tài.
7.3 Phương pháp chuyên gia
- Sử dụng một số cách đặt vấn đề đã biên soạn được trong dạy học một
số tiết ở lớp 11 ở một số trường THPT
- Đánh giá thực nghiệm dựa trên nhận xét của giáo viên dạy và thông
qua quan sát về tinh thần, thái độ, hứng thú của học sinh trên lớp thực
nghiệm.
8. Những đóng góp của đề tài
- Hệ thống hóa cơ sở lí luận về việc đặt vấn đề vào bài gây hứng thú
học tập cho học sinh.

Nguyễn Thị Kim Ngoan


3

K35A – SP Sinh học

kho tai lieu -123doc-doc-luan an - luan an tien si -luan van thac si - luan van kinh te - khoa luan - tai lieu -Footer Page 9


10 of 128.

Trường ĐH Sư phạm Hà Nội 2

Khóa luận tốt nghiệp

- Bổ sung thêm một số tư liệu về thực trạng đặt vấn đề vào bài trong
dạy học Sinh học 11.
- Biên soạn được một số cách đặt vấn đề vào bài gây hứng thú học tập
cho học sinh trong dạy học Sinh học 11 – Chương trình chuẩn.
- Cung cấp một số giáo án Sinh học 11

Nguyễn Thị Kim Ngoan

4

K35A – SP Sinh học

kho tai lieu -123doc-doc-luan an - luan an tien si -luan van thac si - luan van kinh te - khoa luan - tai lieu -Footer Page 10


11 of 128.


Trường ĐH Sư phạm Hà Nội 2

Khóa luận tốt nghiệp

PHẦN II. NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Chương 1. Cơ sở lí luận và thực tiễn của đề tài
1.1 Tổng quan vấn đề nghiên cứu liên quan đến đề tài
1.1.1 Nghiên cứu trên thế giới
Việc nghiên cứu và biên soạn các cách đặt vấn đề vào bài không nhiều.
Hầu hết là các nghiên cứu về nội dung, phương pháp đổi mới dạy học, hệ
thống câu hỏi trắc nghiệm, bản đồ tư duy, kĩ thuật PISA…
1.1.2 Nghiên cứu ở Việt Nam
Sinh học là một môn khoa học rất gần gũi với đời sống con người. Để
thực hiện được nhiệm vụ dạy học, nhiều nhà khoa học, nhà giáo đã nghiên
cứu các khía cạnh khác nhau về dạy học môn Sinh học, Sinh học 11…Tuy
nhiên, những đề tài này chủ yếu đi sâu phân tích nội dung, xây dựng giáo án
theo hướng lấy học sinh làm trung tâm, xây dựng hệ thống các câu hỏi trắc
nghiệm khách quan, hoặc sử dụng phương tiện trực quan trong dạy học, đề tài
biên soạn các cách đặt vấn đề vào bài gây hứng thú học tập cho học sinh trong
dạy học Sinh học còn chưa được nghiên cứu.
1.2 Cơ sở lí luận
1.2.1 Khái niệm đặt vấn đề vào bài
Vấn đề là điều cần được xem xét, nghiên cứu, giải quyết.
Đặt vấn đề vào bài là hoạt động của giáo viên trong mỗi tiết dạy, trước
khi đi vào nội dung bài học.
Vậy đặt vấn đề vào bài là đặt ra các tình huống, các sự việc, hiện tượng
cần được xem xét, nghiên cứu, giải quyết trước khi dạy bài mới.
1.2.2 Vai trò của đặt vấn đề vào bài
Hứng thú là thái độ đặc biệt của cá nhân đối với đối tượng nào đó, nó
có ý nghĩa đối với cuộc sống và có khả năng mang lại khoái cảm trong quá

trình hoạt động.

Nguyễn Thị Kim Ngoan

5

K35A – SP Sinh học

kho tai lieu -123doc-doc-luan an - luan an tien si -luan van thac si - luan van kinh te - khoa luan - tai lieu -Footer Page 11


12 of 128.

Trường ĐH Sư phạm Hà Nội 2

Khóa luận tốt nghiệp

Hứng thú biểu hiện ở sự tập trung cao độ, ở sự say mê, hấp dẫn bởi nội
dung hoạt động, ở bề rộng và chiều sâu của hứng thú.
Hứng thú làm nảy sinh khát vọng hành động, làm tăng hiệu quả của
hoạt động nhận thức, tăng sức làm việc.
Từ khái niệm về hứng thú ta có thể suy ra được định nghĩa của hứng
thú học tập: hứng thú học tập là thái độ đặc biệt của chủ thể đối với đối tượng
của hoạt động học tập, vì sự cuốn hút về mặt tình cảm và ý nghĩa thiết thực
của nó trong đời sống cá nhân.
Sự hứng thú thể hiện trước hết ở sự tập trung chú ý cao độ, sự say mê
của chủ thể hoạt động. Sự hứng thú gắn liền với tình cảm của con người, nó là
động cơ thúc đẩy con người tham gia tích cực vào hoạt động đó. Đối với các
hoạt động nhận thức, sáng tạo, hoạt động học tập, khi không có hứng thú sẽ
làm mất đi động cơ học, kết quả học tập sẽ không cao, thậm chí xuất hiện cảm

xúc tiêu cực.
Vậy làm thế nào để tạo ra hứng thú học tập cho các em học sinh? Có rất
nhiều cách khác nhau trong đó trước hết là phải khởi động tư duy đang ở
trạng thái nghỉ ngơi của học sinh trước mỗi tiết học bằng cách đề xuất vấn đề
học tập nhằm vạch ra trước mắt học sinh lý do của việc học và giúp các em
xác định được nhiệm vụ học tập. Đây là bước khởi động tư duy nhằm đưa học
sinh vào trạng thái sẵn sàng học tập, lôi kéo học sinh vào không khí dạy học.
Như vậy, đặt vấn đề vào bài tạo ra sự tò mò, chú ý và hứng thú đối với
người nghe, kích thích họ suy ngẫm, tìm tòi và muốn khám phá kiến thức
mới.
1.2.3 Bản chất của đặt vấn đề vào bài
Bản chất của đặt vấn đề vào bài là tạo ra các tình huống nhận thức chứa
đựng mâu thuẫn hoặc các hiện tượng thực tế, các câu hỏi nhằm kích thích sự
tò mò tìm hiểu, khám phá của các em học sinh.

Nguyễn Thị Kim Ngoan

6

K35A – SP Sinh học

kho tai lieu -123doc-doc-luan an - luan an tien si -luan van thac si - luan van kinh te - khoa luan - tai lieu -Footer Page 12


13 of 128.

Trường ĐH Sư phạm Hà Nội 2

Khóa luận tốt nghiệp


1.2.4 Các cách đặt vấn đề vào bài
Đối với mỗi kiểu bài lên lớp, mỗi bài học cụ thể và thời gian cho phép,
cách đặt vấn đề có khác nhau. Có nhiều cách đặt vấn đề như:
Trực tiếp: vào thẳng nội dung muốn đề cập
Gián tiếp: đặt câu hỏi gợi mở vấn đề muốn đề cập, từ những hiện tượng
thực tế dẫn dắt học sinh vào vấn đề, kể một mẩu chuyện vui, biểu diễn một thí
nghiệm, dùng một hình vẽ…
Vào bài theo phương pháp dẫn dắt logic: Với cách vào bài này, giáo
viên dẫn dắt từ kiến thức cũ sang bài mới bằng mối liên hệ logic hoặc đi từ
kiến thức tổng thể chung đến kiến thức bộ phận của bài học.
VD: Dạy bài 3 – Thoát hơi nước: Như chúng ta đã biết sự vận chuyển
nước và ion khoáng trong cây là do sự phối hợp của 3 yếu tố: lực đẩy của rễ,
lực hút của lá do thoát hơi nước và lực trung gian. Trong đó lực hút của lá do
thoát hơi nước là cơ bản. Vậy sự thoát hơi nước qua lá được thực hiện như thế
nào? Chúng ta cùng tìm hiểu bài hôm nay.
Vào bài theo phương pháp kể chuyện: Với cách vào bài này, giáo viên
kể một câu chuyện nhỏ và vui, rồi từ tình huống hay vấn đề trong câu chuyện
để dẫn vào bài học.
VD: Dạy bài 28 – Điện thế nghỉ: Cách đây hơn 200 năm, vợ của giáo
sư giải phẫu L.Ganvani ở Trường Đại học Bologna, Italia, mua một số chân
ếch còn tươi về để nấu ăn. Bà dùng các móc bằng đồng cắm vào chân ếch và
treo lên các xà ngang sắt ở ban công. Bà bỗng giật mình kinh sợ khi nhìn thấy
những chiếc chân ếch đã bị cắt rời thỉnh thoảng lại co giật như bị ma ám mỗi
khi chúng chạm vào xà ngang sắt. Hiện tượng này đã gây nên sự chú ý đối với
giáo sư L.Ganvani. Ông đã tiến hành rất nhiều thí nghiệm để chứng minh các
tổ chức sống có điện. Điện trong cơ thể sống được gọi là điện sinh học. Điện
sinh học có 2 loại: Điện thế nghỉ và điện hoạt động. Bài học hôm nay, chúng
ta sẽ nghiên cứu dạng thứ nhất: Điện thế nghỉ.

Nguyễn Thị Kim Ngoan


7

K35A – SP Sinh học

kho tai lieu -123doc-doc-luan an - luan an tien si -luan van thac si - luan van kinh te - khoa luan - tai lieu -Footer Page 13


14 of 128.

Trường ĐH Sư phạm Hà Nội 2

Khóa luận tốt nghiệp

Vào bài bằng việc liên hệ thực tế: Giáo viên qua một câu chuyện, một
ví dụ thực tế rồi dẫn dắt vào bài mới. Kiểu vào bài này giúp học sinh có hứng
thú trong học tập, mong muốn giải thích được các hiện tượng xung quanh các
em, ngoài ra nó còn làm cho học sinh yêu thích môn học do thấy được mức
độ ứng dụng của sinh học trong đời sống hàng ngày.
VD: Dạy bài 31 – Tập tính của động vật: Trong đời sống động vật, từ
những động vật bậc thấp đến những động vật bậc cao đều có nhiều điều kì
diệu trong hoạt động, hành vi của chúng. Một số động vật có hiện tượng ngủ
đông như ếch nhái hoặc gấu Bắc cực. Một số lại có hiện tượng di cư tránh rét
khi mùa đông đến, ví dụ: chim sếu, chim én. Người ta gọi tất cả những hiện
tượng đó là tập tính. Vậy tập tính là gì? Chúng ta cùng nghiên cứu bài hôm
nay – Bài 31: Tập tính của động vật
Vào bài theo phương pháp trực quan:
Ở cách vào bài này, giáo viên cho HS xem những vật thật, mô hình,
bức tranh … thường tạo nên những ấn tượng mạnh. Thông qua các phương
tiện trực quan, học sinh sẽ ngày càng hứng thú, mong chờ tiết học sinh học và

yêu thích bộ môn hơn.
Cách vào bài này đặc biệt thích hợp với việc ứng dụng công nghệ thông
tin trong dạy học, giáo viên có thể truy tìm các hình ảnh, mô hình, tranh, phim
thí nghiệm… minh họa trên các phương tiện hỗ trợ như internet, sách báo…
Mặt khác, đây cũng là cách vào bài hiệu quả khi giáo viên sử dụng và
phát huy tác dụng của các đồ dùng dạy học có tại phòng thiết bị, dụng cụ thí
nghiệm hoặc tự chế tác trong đời sống hàng ngày.
VD: Dạy bài 24 - Ứng động: GV có thể cho HS quan sát 2 chậu cây:
+ Một chậu trồng cây đậu để trong hộp kín, có lỗ thủng và thân cây
vươn về phía có ánh sáng
+ Một chậu trồng cây trinh nữ (đã kích thích vào lá)

Nguyễn Thị Kim Ngoan

8

K35A – SP Sinh học

kho tai lieu -123doc-doc-luan an - luan an tien si -luan van thac si - luan van kinh te - khoa luan - tai lieu -Footer Page 14


15 of 128.

Trường ĐH Sư phạm Hà Nội 2

Khóa luận tốt nghiệp

Sau đó GV yêu cầu HS nhận xét về phản ứng của 2 chậu cây này
với kích thích từ môi trường
HS có thể nhận biết được một chậu cây có tính hướng sáng. Từ đó

GV giới thiệu phản ứng ở cây trinh nữ và dẫn dắt vào bài.
Vào bài theo phương pháp đặt câu hỏi: Giáo viên đặt một câu hỏi thách
đố, khêu gợi trí tò mò, sau đó dẫn dắt vào bài mới.
VD: Dạy bài 8 – Quang hợp ở thực vật: Toàn bộ sự sống trên hành tinh
của chúng ta phụ thuộc vào quá trình quang hợp. Vậy quang hợp là gì? Nó có
vai trò như thế nào đối với sự sống trên Trái Đất? Bộ phận nào tham gia vào
quá trình quang hợp. Đây chính là nội dung mà các em sẽ được tìm hiểu trong
bài hôm nay.
VD: Dạy bài 20 – Cân bằng nội môi: Tại sao khi ăn mặn chúng ta thấy
khát nước và khi uống nhiều nước chúng ta lại đi tiểu nhiều? Điều gì xảy ra
khi trời quá lạnh hoặc khi thiếu oxi. Nguyên nhân gây bệnh đái tháo đường,
cao huyết áp là gì? Tại sao khi sốt cao kéo dài chúng ta có thể bị chết? Để trả
lời những câu hỏi này chúng ta cùng tìm hiểu bài hôm nay.
Vào bài theo phương pháp kiểm tra: Giáo viên gọi học sinh trả lời câu
hỏi hay giải bài tập (học sinh đứng tại chỗ hoặc lên bảng) rồi từ kiến thức
trong nội dung kiểm tra dẫn vào bài học.
VD: Dạy bài 18 – Tuần hoàn máu: GV yêu cầu HS trình bày những
kiến thức về hệ tuần hoàn, sau đó dựa vào ý kiến của HS để dẫn dắt vào bài
học.
Vào bài theo phương pháp tổ chức hoạt động tập thể: Cho cả lớp giải
một bài tập hay thực hiện một trò chơi, nhiệm vụ tương ứng bài sẽ học rồi dẫn
dắt vào bài giảng. Cách thức này có tác dụng khuyến khích tinh thần học tập
của học sinh, tăng cường tính thân thiện, đoàn kết nhóm học tập, học sinh
được thể hiện nhóm mình với tập thể giúp tiết học sẽ sôi nổi hơn về sau.

Nguyễn Thị Kim Ngoan

9

K35A – SP Sinh học


kho tai lieu -123doc-doc-luan an - luan an tien si -luan van thac si - luan van kinh te - khoa luan - tai lieu -Footer Page 15


16 of 128.

Trường ĐH Sư phạm Hà Nội 2

Khóa luận tốt nghiệp

VD: Dạy bài 32 – Tập tính của động vật (tiếp theo): GV đưa ra một số
VD về tập tính ở động vật và yêu cầu 2 HS đại diện cho 2 nhóm lên bảng
phân loại các tập tính đó. Sau đó GV dẫn dắt vào nội dung bài học.
Vào bài theo phương pháp sử dụng các thông tin thời sự:
Kiểu vào bài này được đánh giá cao về việc liên hệ thực tế, cập nhật
thông tin nóng bỏng hàng ngày liên quan đến khoa học sinh học cần giải
thích, làm rõ. Qua đó, học sinh ngày càng yêu thích bộ môn, tự giác theo dõi
các tin tức liên quan và tự tìm cách trả lời bằng kiến thức đã học hoặc mang
đến lớp nhờ giáo viên, bạn nhóm giải quyết.
Với hình thức này, tuyệt đối thông tin phải chính xác, giáo viên không
thể tự đưa ra thông tin mà không có minh chứng, khiến học sinh nghi vấn
thông tin.
VD: Dạy bài 35 – Hoocmon thực vật: Trên chương trình thời sự của đài
truyền hình Việt Nam đã từng nhắc tới vụ việc cây rau trồng 2 – 3 ngày có thể
thu hoạch. Vậy tại sao trong thời gian ngắn người ta lại có thể thu hoạch được
số rau đó? Chúng ta sẽ tìm được câu trả lời sau bài học ngày hôm nay.
1.3 Cơ sở thực tiễn
Giảng bài mới là bước trọng tâm trong 5 bước của bài lên lớp nghiên
cứu nội dung mới. Để giới thiệu bài mới, giáo viên có thể đặt vấn đề bằng
nhiều cách khác nhau, gây sự hứng thú, tập trung nghe giảng. Không nhất

thiết bài nào cũng làm, song sự dẫn dắt hấp dẫn của giáo viên sẽ giúp các em
tập trung tốt hơn và chỉ cần ngắn gọn.
Qua quan sát các giờ dạy Sinh học, qua trò chuyện, trao đổi, qua tìm
hiểu giáo án của nhiều giáo viên THPT về thực trạng của việc đặt vấn đề vào
bài và qua trao đổi với học sinh cho thấy:
Hầu hết giáo viên nhận thức được vai trò của việc đặt vấn đề vào bài
trong dạy học sinh học 11.

Nguyễn Thị Kim Ngoan

10

K35A – SP Sinh học

kho tai lieu -123doc-doc-luan an - luan an tien si -luan van thac si - luan van kinh te - khoa luan - tai lieu -Footer Page 16


17 of 128.

Trường ĐH Sư phạm Hà Nội 2

Khóa luận tốt nghiệp

Đa số giáo viên đều thực hiện hoạt động đặt vấn đề vào bài trước khi
dạy bài mới.
Học sinh có hứng thú với giờ dạy có tạo tình huống, nêu vấn đề.
Tuy nhiên:
Một số giáo viên thường bỏ qua việc đặt vấn đề và đi ngay vào nội
dung bài học mà không kích thích sự tò mò, chú ý của các em.
Một số giáo viên gặp khó khăn hoặc chưa hài lòng với cách đặt vấn đề

vào bài của mình như chưa tạo được các tình huống có vấn đề, chưa tạo được
mâu thuẫn nhận thức, chưa tạo được hứng thú cho học sinh,…
Thực tế cho thấy, nếu giáo viên đặt vấn đề vào bài hấp dẫn, thú vị, tạo
được sự tò mò, hứng thú cho học sinh thì các em sẽ tập trung theo dõi, nghiên
cứu và tích cực học tập hơn rất nhiều.
Như vậy, hiện nay việc đặt vấn đề vào bài mới còn chưa được chú ý
đúng mức. Điều này đã làm hạn chế hứng thú học tập của học sinh.

Nguyễn Thị Kim Ngoan

11

K35A – SP Sinh học

kho tai lieu -123doc-doc-luan an - luan an tien si -luan van thac si - luan van kinh te - khoa luan - tai lieu -Footer Page 17


18 of 128.

Trường ĐH Sư phạm Hà Nội 2

Khóa luận tốt nghiệp

Chương 2. Đề xuất các cách đặt vấn đề vào bài
để dạy học Sinh học 11

2.1 Phân tích nội dung chương trình Sinh học 11 (Sinh học cơ thể)
- Sinh học 11 củng cố, tiếp nối và phát triển những kiến thức sinh học ở
bậc THCS và ở lớp 10. Sinh học 6 và 7 chủ yếu đề cập phân loại, đặc điểm
hình thái và cấu tạo của các cơ quan, hệ cơ quan của ĐV và TV. Sinh học 8

đề cập giải phẫu và sinh lý người. Sinh học 10 đề cập sinh học ở mức tế bào,
nghiên cứu cấu trúc và chức năng sống trong phạm vi tế bào TV, ĐV và VSV.
- Sinh học cơ thể đi sâu vào một lĩnh vực tương đối khó nhưng lí thú
của sinh học đó là sinh học cơ thể TV và ĐV. Sinh học 11 đề cập đến các hoạt
động sống, các quá trình sinh học cơ bản ở mức cơ thể như chuyển hóa vật
chất và năng lượng, cảm ứng, sinh trưởng và phát triển, sinh sản, mối quan hệ
phụ thuộc giữa các quá trình sinh học ở mức cơ thể và mức TB, tác động của
môi trường đến quá trình sinh học của cơ thể.
- Mỗi chương trong Sinh học 11 được chia thành 2 phần: phần A- Sinh
học cơ thể TV, phần B - Sinh học cơ thể ĐV. Mặc dù được chia làm 2 phần
nhưng các quá trình sinh lý diễn ra trong cơ thể TV và ĐV có những điểm
chung và những điểm khác biệt. Sự giống nhau trong các chức năng sống
chứng tỏ TV và ĐV có nguồn gốc chung. Sự khác biệt trong các chức năng
sống nói lên sự đa dạng, sự tiến hóa thích nghi của ĐV và TV với môi trường
sống.
* Phần Sinh học cơ thể có 4 chương:
- Chương I: Chuyển hóa vật chất và năng lượng
- Chương II: Cảm ứng
- Chương III: Sinh trưởng và phát triển
- Chương IV: Sinh sản

Nguyễn Thị Kim Ngoan

12

K35A – SP Sinh học

kho tai lieu -123doc-doc-luan an - luan an tien si -luan van thac si - luan van kinh te - khoa luan - tai lieu -Footer Page 18



19 of 128.

Trường ĐH Sư phạm Hà Nội 2

Khóa luận tốt nghiệp

2.2 Đề xuất các cách đặt vấn đề trong dạy học Sinh học 11
Tên
chương

Tên bài

Cách đặt vấn đề
- C1: Vì sao cây mọc cố định tại một chỗ lại tìm hút
được nước và muối khoáng ở trong đất?
+ HS vận dụng hiểu biết của mình để trả lời
+ GV dựa vào ý kiến của HS dẫn dắt vào bài
- C2: Thế giới sống bao gồm những cấp độ nào?
Đặc tính chung của tất cả các tổ chức sống đó là gì?
Như vậy cây xanh tồn tại phải thường xuyên trao
đổi chất với môi trường, sự trao đổi chất đó diễn ra
như thế nào, chúng ta cùng nghiên cứu nội dung bài

Bài 1: Sự
hấp thụ
Chương I:

nước và

Chuyển


muối

hóa vật

khoáng ở

chất và

rễ

năng
lượng

hôm nay: Sự hấp thụ nước và muối khoáng ở rễ.
- C3: Nước có vai trò rất quan trọng đối với mọi cơ
thể sống. Vậy nước vào cơ thể thực vật theo cơ chế
nào? Rễ có cấu tạo như thế nào để phù hợp với
chức năng hút nước? Bài hôm nay chúng ta sẽ tìm
hiểu quá trình hấp thụ nước và muối khoáng ở rễ
cây.
- C4: Như các em đã biết TV là nhóm sinh vật tự
dưỡng nghĩa là chúng có khả năng tổng hợp chất
hữu cơ từ các chất vô cơ như: CO 2, H 2O, muối
khoáng…Vậy chúng đã lấy các chất đó từ môi
trường sống vào cơ thể và sử dụng để tổng hợp chất
hữu cơ như thế nào? Các bài trong chương này sẽ
lần lượt giải quyết vấn đề đó. Hôm nay chúng ta sẽ
tìm hiểu bài 1: Quá trình hấp thụ nước và muối


Nguyễn Thị Kim Ngoan

13

K35A – SP Sinh học

kho tai lieu -123doc-doc-luan an - luan an tien si -luan van thac si - luan van kinh te - khoa luan - tai lieu -Footer Page 19


20 of 128.

Trường ĐH Sư phạm Hà Nội 2

Khóa luận tốt nghiệp

khoáng ở rễ.
- C1: GV gợi ý để HS nhớ lại thí nghiệm chứng
minh các chất vận chuyển trong thân, đó là: Ngâm
cành hoa trắng vào cốc nước màu và bóc vỏ mạch
rây ở 1 cành cây sống.
+ Yêu cầu HS giải thích hiện tượng thí nghiệm
+ GV dựa vào ý kiến của HS để dẫn dắt vào bài
- C2: Ở bài trước chúng ta đã tìm hiểu về quá trình
hút nước và muối khoáng ở rễ, vậy nước và muối
khoáng sau khi được hấp thụ vào rễ sẽ được vận
chuyển đến đâu và nhờ những cơ quan nào? Điều
Bài 2: Vận
chuyển các
chất trong
cây


đó sẽ được tìm hiểu trong bài hôm nay.
- C3: Treo tranh H1.3 SGK để chỉ cho HS nhớ lại
rằng nước và các ion khoáng xâm nhập từ đất vào
đến trung trụ (bó mạch ở trung tâm) của rễ hoặc yêu
cầu HS chỉ ra điểm kết thúc của con đường xâm
nhập hướng tâm ở rễ.
Bài hôm nay chúng ta tiếp tục nghiên cứu con
đường xâm nhập của nước và các ion khoáng từ
trung trụ của rễ lên lá cũng như các cơ quan khác
trên mặt đất (dòng mạch gỗ) và dòng vận chuyển
vật chất từ lá xuống rễ và đến các cơ quan dự trữ
như hạt, quả, củ…(dòng mạch rây).
- C1: Như chúng ta đã biết sự vận chuyển nước và
ion khoáng trong cây là do sự phối hợp của 3 yếu
tố: lực đẩy của rễ, lực hút của lá do thoát hơi nước
và lực trung gian. Trong đó lực hút của lá do thoát

Nguyễn Thị Kim Ngoan

14

K35A – SP Sinh học

kho tai lieu -123doc-doc-luan an - luan an tien si -luan van thac si - luan van kinh te - khoa luan - tai lieu -Footer Page 20


21 of 128.

Trường ĐH Sư phạm Hà Nội 2


Khóa luận tốt nghiệp

Bài 3:

hơi nước là cơ bản. Vậy sự thoát hơi nước qua lá

Thoát hơi

được thực hiện như thế nào? Chúng ta cùng tìm

nước

hiểu bài hôm nay.
- C2: Trong bài trước ta đã nói về sự thoát hơi nước
ở lá là động lực đầu trên của dòng vận chuyển nước
và các ion khoáng từ rễ lên lá. Bài này chúng ta sẽ
nghiên cứu sâu quá trình thoát hơi nước ở lá.
- C3: Tại sao nhà sinh lí học thực vật Macxinốp lại
khẳng định thoát hơi nước là “tai họa tất yếu” của
cây. Để trả lời câu hỏi này chúng ta cùng nghiên
cứu bài hôm nay.
- C4: 98% lượng nước mà rễ cây hấp thụ được bị
mất qua con đường thoát hơi nước, 2% lượng nước
đi qua cây được sử dụng để tạo các chất hữu cơ cho
cơ thể. Như vậy thoát hơi nước có phải là lãng phí
không? Chúng ta cùng tìm hiểu bài hôm nay – bài
3: Thoát hơi nước
- C1: Cây hấp thụ và vận chuyển các nguyên tố
dinh dưỡng khoáng để làm gì?

Dựa vào ý kiến trả lời của HS, GV dẫn dắt vào
bài
- C2: Sử dụng H4.1 để cho HS quan sát và từ đó
dẫn dắt vào bài mới

Bài 4: Vai

- C3: Để phát triển bình thường, cây rất cần nước

trò của các và các nguyên tố khoáng. Ở bài trước chúng ta đã
nguyên tố

tìm hiểu về vai trò của nước đối với cây, trong bài

khoáng

hôm nay chúng ta sẽ được tìm hiểu về vai trò của

Nguyễn Thị Kim Ngoan

15

K35A – SP Sinh học

kho tai lieu -123doc-doc-luan an - luan an tien si -luan van thac si - luan van kinh te - khoa luan - tai lieu -Footer Page 21


22 of 128.

Trường ĐH Sư phạm Hà Nội 2


Khóa luận tốt nghiệp

các nguyên tố khoáng đối với cây và việc bón phân
hợp lý.
- C4: Trong cơ thể thực vật chứa nhiều nguyên tố
khoáng có trong bảng tuần hoàn. Tuy nhiên chỉ có
17 nguyên tố C, H, O, N, P, K, S, C, Mg, Fe, Mn,
B, Cl, Zn, Cu, Mo, Ni là những nguyên tố khoảng
thiết yếu đối với sự sinh trưởng của mọi loài cây.
Vậy bài hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về vai
trò của các nguyên tố khoáng.
- C1: Hãy nêu hỗn hợp phân khoáng phổ biến nhất
trong sản xuất nông nghiệp (NPK). Vậy nguyên tố
nitơ có vai trò như thế nào đối với đời sống của
Bài 5:

thực vật? Để trả lời câu hỏi này chúng ta cùng

Dinh

nghiên cứu bài hôm nay.

dưỡng nitơ - C2: Trong các nguyên tố khoáng thiết yếu đối với
ở thực vật

cây, nitơ đóng vai trò vô cùng quan trọng. Vậy vai
trò của nguyên tố nitơ đối với cây là gì và cây hấp
thụ chúng như thế nào? Chúng ta sẽ được tìm hiểu
qua bài hôm nay.

- C1: Ở bài trước các em đã biết vai trò quan trọng

Bài 6:
Dinh
dưỡng nitơ
ở thực vật
(tiếp theo)

của nitơ trong dinh dưỡng của thực vật. Vậy nguồn
cung cấp nitơ cho cây là từ đâu? Bài học hôm nay
sẽ giúp chúng ta trả lời câu hỏi này.
- C2: Chúng ta biết rằng khi thiếu nitơ cây sinh
trưởng còi cọc, lá úa vàng. Nhưng cây đã hút và
biến đổi nitơ như thế nào? Bằng cách nào có thể
cung cấp đủ, đúng lúc phân bón cho cây trồng sinh

Nguyễn Thị Kim Ngoan

16

K35A – SP Sinh học

kho tai lieu -123doc-doc-luan an - luan an tien si -luan van thac si - luan van kinh te - khoa luan - tai lieu -Footer Page 22


23 of 128.

Trường ĐH Sư phạm Hà Nội 2

Khóa luận tốt nghiệp


trưởng tốt, năng suất cao? Để trả lời câu hỏi này
chúng ta cùng nghiên cứu bài hôm nay.
- C1: Chúng ta đều biết lá thoát hơi nước và việc
Bài 7:
Thực hành:
Thí
nghiệm
thoát hơi
nước và thí
nghiệm về
vai trò của
phân bón

thoát hơi nước có ý nghĩa rất lớn đối với cây, tuy
nhiên tốc độ thoát hơi nước ở lá diễn ra như thế nào
cần phải được kiểm tra bằng thí nghiệm.
- C2: Bài học hôm nay giúp các em kiểm tra lại
kiến thức mà các em đã học về cường độ thoát hơi
nước ở lá và tác dụng của các nguyên tố dinh
dưỡng đối với đời sống cây trồng.
- C3: Quá trình thoát hơi nước diễn ra ở lá, nhưng
tốc độ thoát hơi nước qua 2 mặt lá có bằng nhau
không? Các em sẽ tìm được câu trả lời bằng thí
nghiệm “So sánh tốc độ thoát hơi nước ở hai mặt
lá”
- C1: Quang hợp là gì? Ở thực vật cơ quan nào làm
nhiệm vụ quang hợp? Vai trò của quang hợp như
thế nào? Chúng ta cùng nghiên cứu bài hôm nay.
- C2: GV nêu câu hỏi: Nguồn thức ăn và oxi cần để

duy trì sự sống trên Trái Đất bắt nguồn từ đâu?
HS vận dụng kiến thức THCS và lớp 10 để trả lời
GV dựa vào câu trả lời của HS để dẫn dắt vào nội

Bài 8:

dung bài học

Quang hợp - C3: Ở phần sinh học 10 các em đã được học về
ở thực vật

quá trình quang hợp diễn ra ở diệp lục. Nhưng đó
chỉ là ở cấp độ tế bào, trong bài học hôm nay các
em sẽ được tìm hiểu về quá trình quang hợp ở cấp

Nguyễn Thị Kim Ngoan

17

K35A – SP Sinh học

kho tai lieu -123doc-doc-luan an - luan an tien si -luan van thac si - luan van kinh te - khoa luan - tai lieu -Footer Page 23


24 of 128.

Trường ĐH Sư phạm Hà Nội 2

Khóa luận tốt nghiệp


độ cơ thể, đó là quá trình quang hợp diễn ra ở cây
xanh.
- C4: Toàn bộ sự sống trên hành tinh của chúng ta
phụ thuộc vào quá trình quang hợp. Vậy quang hợp
là gì? Nó có vai trò như thế nào đối với sự sống trên
Trái Đất? Bộ phận nào tham gia vào quá trình
quang hợp. Đây chính là nội dung mà các em sẽ
được tìm hiểu trong bài hôm nay.
- C5: Có người cho rằng quang hợp đóng vai trò
quyết định đối với sự sống trên Trái Đất? Theo em
câu nói đó có đúng không?
GV giới thiệu: Quá trình quang hợp không chỉ là
phương thức dinh dưỡng giúp cây xanh tồn tại, sinh
trưởng, phát triển mà còn cung cấp nguồn thức ăn
và năng lượng để duy trì sự sống trên Trái Đất. Bài
học hôm nay, chúng ta sẽ nghiên cứu về quá trình
quang hợp ở TV để tìm hiểu rõ hơn về vai trò, diễn
biến của quá trình quang hợp.
- C6: Năng lượng mặt trời được đi vào sinh giới
nhờ quá trình hấp thụ ánh sáng để quang hợp ở thực
vật. Vậy quang hợp là gì? Quá trình này diễn ra như
thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu bài hôm nay.
- C1: Trong bài 8 “Quang hợp ở thực vật”, các em
đã học khái quát về quang hợp và biết: Lá là cơ
Bài 9:

quan quang hợp có cấu tạo phù hợp với chức năng

Quang hợp của nó. Còn bản chất của các quá trình quang hợp
ở các


Nguyễn Thị Kim Ngoan

ra sao, bài hôm nay sẽ giúp các em hiểu rõ điều đó.

18

K35A – SP Sinh học

kho tai lieu -123doc-doc-luan an - luan an tien si -luan van thac si - luan van kinh te - khoa luan - tai lieu -Footer Page 24


25 of 128.

Trường ĐH Sư phạm Hà Nội 2

Khóa luận tốt nghiệp

nhóm thực - C2: Ứng với các vùng khí hậu khác nhau trên Trái
vật C3, C4

Đất (nhiệt đới, ôn đới, sa mạc…) các nhóm thực vật

và CAM

đã có những biến đổi trong cấu trúc để thích nghi
được với điều kiện sống. Vậy quá trình quang hợp
của các nhóm thực vật này có gì khác nhau? Chúng
ta cùng tìm hiểu qua bài học ngày hôm nay.
- C1: GV có thể cho HS quan sát H8.1 SGK hoặc

viết sơ đồ quá trình quang hợp lên bảng để chỉ cho
HS thấy một số điều kiện cần để quá trình quang
hợp thực hiện được là ánh sáng, nước, CO 2. Đó là
một số nhân tố ngoại cảnh ảnh hưởng đến quang

Bài 10:

hợp. Các nhân tố ngoại cảnh ảnh hưởng như thế nào

Ảnh hưởng đến quang hợp là nội dung của bài học ngày hôm
của các

nay.

nhân tố

- C2: Quang hợp là quá trình sinh lý quan trọng của

ngoại cảnh cây xanh và cho cả thế giới sinh vật. Vậy để quang
đến quang

hợp diễn ra cây cần có những điều kiện gì cũng như

hợp

các nhân tố nào ảnh hưởng đến quá trình quang
hợp? Để trả lời câu hỏi này chúng ta cùng nghiên
cứu bài hôm nay.
- C1: Tại sao nhà sinh lý học người Nga Timiriadep


Bài 11:

lại khẳng định “Bằng cách điều khiển chức năng

Quang hợp quang hợp, con người có thể khai thác cây xanh vô
và năng

hạn”. Để hiểu được điều này chúng ta cùng nghiên

suất cây

cứu bài hôm nay.

trồng

- C2: GV nêu vấn đề: Tại sao nói quang hợp quyết
định năng suất cây trồng?

Nguyễn Thị Kim Ngoan

19

K35A – SP Sinh học

kho tai lieu -123doc-doc-luan an - luan an tien si -luan van thac si - luan van kinh te - khoa luan - tai lieu -Footer Page 25


×