Sáng kiến kinh nghiệm Trường THPT TĨNH GIA 5
MỤC LỤC
Trang
A/ PHẦN MỞ ĐẦU
I/ LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Trong quá trình đổi mới phương pháp kiểm tra, đánh giá nói chung và
đổi mới phương pháp kiểm tra, đánh giá môn lịch sử nói riêng. Trên cơ sở
vận dụng việc đổi mới kiểm tra, đánh giá vào thực tiễn, mỗi giáo viên phụ
trách bộ môn sẽ tiến hành linh hoạt khâu kiểm tra, đánh giá sao cho có hiệu
quả nhất và qua đó đúc kết cho bản thân những kinh nghiệm riêng.
Là giáo viên dạy môn lịch sử ở trường THPT BÁN CÔNG SỐ 1
TĨNH GIA nay là trường THPT TĨNH GIA 5 từ năm học 2008 - 2009 đến
nay. Trong quá trình giảng dạy tôi đã nhận thấy việc ứng dụng một số kỹ
thuật kiểm tra, đánh giá vào dạy học lịch sử ở trường THPT sẽ giúp cho giáo
viên đánh giá được kết quả học tập của học sinh, song quan trọng hơn cả việc
kiểm tra, đánh giá còn giúp giáo viên điều chỉnh hoạt động dạy và tạo động
lực học tập cho học sinh. Tuy nhiên, trong thực tế dạy học ở trường THPT
TĨNH GIA 5 hiện nay cho thấy, khâu kiểm tra, đánh giá chưa được chú ý
nhiều. Hình thức kiểm tra thì đơn điệu, nội dung kiểm tra chỉ dừng lại ở việc
kiểm tra kiến thức mà chưa hướng tới kiểm tra kỹ năng, thái độ, năng lực của
người học. Nên kết quả chất lượng môn lịch sử chưa cao, chưa góp phần tích
cực vào nâng cao chất lượng, hiệu quả của việc giáo dục ở trường THPT.
Giáo viên: DƯƠNG THỊ TÂM Trang 1
Sáng kiến kinh nghiệm Trường THPT TĨNH GIA 5
Trong khi đó các môn khoa học xã hội, trong đó có môn lịch sử ngày càng
được nhận thức đúng về vai trò, ý nghĩa trong việc giáo dục đào tạo thế hệ trẻ.
Những chuyển biến to lớn, sâu sắc trong thời đại chúng ta càng chứng tỏ sự
đổi mới về nội dung, phương pháp trọng dạy học lịch sử, cũng như đối với
các môn khoa học khác, đặc biệt là đổi mới về hình thức kiểm tra, đánh giá
trong quá trình giảng dạy. Càng tiến đến cuộc sống hiện đại thì càng đòi hỏi
về việc đào tạo con người một cách toàn diện, nên khâu kiểm tra, đánh giá
cũng hướng tới mục tiêu toàn diện về cả kiến thức lẫn kỹ năng, hành vi, thái
độ góp phân nâng cao hiệu quả giáo dục và giáo dưỡng.
Vậy làm thế nào để nâng cao hiệu quả học tập bộ môn lịch sử? Đó là
vấn đề mà những giáo viên dạy môn lịch sử chúng tôi luôn phải đặt ra và xuất
phát từ lý do trên tôi đã nghiên cứu đề tài “ Ứng dụng một số kĩ thuật kiểm
tra, đánh giá trong dạy học lịch sử ở trường THPT TĨNH GIA 5”
II/ MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ CỦA ĐỀ TÀI
1. Mục tiêu.
Đề tài này đi vào nghiên cứu một số kỹ thuật kiểm tra, đánh giá có
thể vận dụng hiệu quả vào dạy học lịch sử ở trường THPT TĨNH GIA 5. Từ
đó khắc phục tình trạng học thụ động, học tập theo kiểu chép lại bài giảng,
học thuộc lòng kiến thức mà không biết vận dụng, đồng thời thay đổi cách
thức học bài trên lớp và học bài ở nhà của học sinh loại bỏ dần lối học lệch,
học tủ, học không “tư duy” của học sinh, giúp các em chủ động hơn trong
việc nắm kiến thức trên lớp và làm bài tập ở nhà.
Ngoài ra một số kỹ thuật kiểm tra, đánh giá còn góp phần đánh giá toàn
diện về kiến thức, kỹ năng, năng lực, ý thức, thái độ của học sinh trong khi
học. Đánh giá đúng thực chất trình độ năng lực của cả thầy và trò.
2/ Nhiệm vụ:
Để hoàn thành đề tài này tôi đã thực hiện các nhiệm vụ sau.
- Sử dụng linh hoạt các loại hình kiểm tra, đánh giá sao cho phù hợp và có
hiệu quả tốt nhất
Giáo viên: DƯƠNG THỊ TÂM Trang 2
Sáng kiến kinh nghiệm Trường THPT TĨNH GIA 5
- Tìm hiểu nội dung về các hình thức kiểm tra, đánh giá.
- Tự rút ra kinh nghiệm sau mỗi lần sử dụng hình thức kiểm tra, đánh giá
trong giờ học và sau những tiết dự giờ từ các đồng nghiệp .
- Rút ra kết luận từ việc nghiên cứu đưa vào áp dụng thực tiễn.
III/ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU.
Qua các lần dự giời đồng nghiệp tôi thấy nhiều giáo viên có trình độ
chuyên môn giỏi. Nhưng kỹ năng sư phạm chưa tốt, chưa chú ý đến khâu
kiểm tra, đánh giá trong dạy học lịch sử. Môn Lịch sử thường rất nhiều sự
kiện, mốc thời gian, khối lượng kiến thức tương đối nhiều….Nếu giáo viên
không có kỹ thuật sư phạm tốt, hình thức kiểm tra, đánh giá phù hợp, giờ học
trở nên quá tải, nặng nề, không gây được hứng thú học tập cho học sinh.
Xuất phát từ thực tế trên, tôi không ngừng đổi mới phương pháp dạy
học, nhất là đổi mới phương pháp kiểm tra, đánh giá. Tôi thấy việc ứng dụng
một số kỹ thuật kiểm tra, đánh giá trong dạy học lịch sử ở trường THPT
TĨNH GIA 5 là rất quan trọng, góp phần nâng cao chất lượng dạy - học.
Trong bài viết này, tôi chủ yếu khai thác một số kỹ thuật kiểm tra, đánh
giá có thể ứng dụng trong dạy học lịch sử nói riêng và các bộ môn khác nói
chung ở trường THPT TĨNH GIA 5.
IV/ GIỚI HẠN PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Học sinh cả 3 khối 10, 11, 12 và giáo viên dạy môn lịch sử ở trường
THPT TĨNH GIA 5
V/ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Để nghiên cứu đề tài này tôi đã sử dụng rất nhiều phương pháp, nhưng
trong đó có các phương pháp được ứng dụng chủ yếu là:
- Phương pháp nghiên cứu lý thuyết: Phân tích và hệ thống hóa các tài liệu
có liên quan đến đề tài trên báo chí và nhiều tài liệu khác,
- Phương pháp thực nghiệm : Tiến hành thí nghiệm ở các giờ dạy trên
lớp từ các đồng nghiệp và bản thân.
B/ PHẦN NỘI DUNG
Giáo viên: DƯƠNG THỊ TÂM Trang 3
Sáng kiến kinh nghiệm Trường THPT TĨNH GIA 5
I/ CƠ SỞ LÝ LUẬN:
Kiểm tra, đánh giá là một khâu rất quan trọng trong quá trình dạy học
nói chung và dạy Lịch sử nói riêng. Kiểm tra nhằm thu thập những thông tin
tình hình học tập của học sinh, giúp giáo viên đánh giá đựơc kết quả học tập
của học sinh, song quan trọng hơn kiểm tra, đánh giá còn giúp cho việc điều
chỉnh hoạt động giảng dạy của giáo viên và tạo động lực học tập cho học sinh,
góp phần cải thiện, nâng cao chất lượng đào tạo con người theo mục tiêu giáo
dục
Đánh giá trong giáo dục là quá trình thu thập, xử lý kịp thời, có hệ
thống thông tin về hiện trạng, nguyên nhân của chất lượng, hiệu quả của giáo
dục căn cứ vào mục tiêu dạy học làm cơ sở cho những chủ trương, biện pháp
và hoạt động giáo dục tiếp theo. Đánh giá là khâu quan trọng không thể thiếu
được trong quá trình giáo dục. Đánh giá có thể là “định tính” dựa vào nhận
xét hoặc “định lượng” dựa vào các giá trị (bằng số).
Đánh giá kết quả học tập của học sinh là quá trình thu thập xử lý thông
tin về trình độ, khả năng thực hiện mục tiêu học tập, về tác động và nguyên
nhân của tình hình đó nhằm tạo cơ sở cho những quyết định sư phạm của giáo
viên và nhà trường cho bản thân học sinh để học sinh học tập ngày càng tiến
bộ hơn. Kiểm tra là công cụ phương tiện và hình thức chủ yếu, quan trọng của
đánh giá.
Đánh giá chất lượng giáo dục gồm nhiều vấn đề, trong đó có hai vấn đề
cơ bản là đánh giá chất lượng dạy của thầy và đánh giá chất lượng học của
trò. Đánh giá thực chất sẽ tạo động lực nâng cao chất lượng dạy và học. Vì
vậy trong quá trình dạy học giáo viên phải đặt ra kế hoạch kiểm tra học sinh
để đạt được những yêu cầu về các mặt mức độ kiến thức và kỹ năng mà mục
tiêu giáo dục đề ra
II/ THỰC TRẠNG VỀ VIỆC KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ TRONG DẠY
HỌC LỊCH SỬ Ở TRƯỜNG THPT TĨNH GIA 5.
1/ Thuận lợi và khó khăn:
Giáo viên: DƯƠNG THỊ TÂM Trang 4
Sáng kiến kinh nghiệm Trường THPT TĨNH GIA 5
a/ Thuận lợi:
Trong những năm gần đây việc đổi mới phương pháp kiểm tra, đánh giá
nói chung và kiểm tra, đánh giá môn lịch sử nói riêng đã có nhiều tiến bộ về
quan điểm chỉ đạo, về nhận thức cũng như nội dung và phương pháp kiểm tra,
đánh giá. Việc kiểm tra, đánh giá đã vươn tới mục tiêu giáo dục toàn diện cả
về kiến thức lẫn kỹ năng, các hình thức kiểm tra, đánh giá ngày càng phong
phú đa dạng. Vì vậy khi tiến hành nghiên cứu một số kỹ thuật kiểm tra, đánh
giá có thể ứng dụng có hiệu quả trong dạy học lịch sử ở trường THPT TĨNH
GIA 5, tôi đã được sự đồng tình ủng hộ, tạo điều kiện, khích lệ của giám hiệu
nhà trường, các đồng nghiệp cùng sự hợp tác nhiệt tình của học sinh.
b/ Khó khăn:
Mặc dù việc đổi mới phương pháp kiểm tra đánh giá đã được triển khai
sâu rộng trong các trường THPT trong cả nước. Song thực tế hiện nay, trong
quá trình dạy học lịch sử vấn đề kiểm tra đánh giá vẫn chưa được nhiều giáo
viên quan tâm. Hình thức kiểm tra vẫn là kiểm tra mười lăm phút, kiểm tra
một tiết và kiểm tra học kì. Vì vậy làm cho việc kiểm tra trở nên cứng nhắc,
dễ gây áp lực nặng nề đối với học sinh, dẫn đến kết quả dạy – học chưa cao.
Bên cạnh đó học sinh vẫn chưa thực sự yêu thích môn lịch sử, chưa chủ
động trong quá trình học tập và học mang tính đối phó. Có thể nói đây là khó
khăn lớn nhất khi thực hiện các kỹ thực hiện các khâu kiểm tra, đánh giá
trong giờ dạy
2/ Mặt mạnh và mặt yếu:
a/ Mặt mạnh:
Một số kỹ thuật kiểm tra, đánh giá được ứng dụng vào dạy lịch sử ở
trường THPT sẽ giúp cho học sinh trong các khâu ôn tập bài cũ, củng cố, tiếp
thu bài mới bám sát chuẩn kiến thức kỹ năng, vận dụng kiến thức đã học vào
thực tiễn.
Với kỹ thuật kiểm tra, đánh giá còn giúp giáo viên thu được thông tin phản
hồi nhanh nhất về bài giảng của mình để từ đó có những điều chỉnh kịp thời
Giáo viên: DƯƠNG THỊ TÂM Trang 5
Sáng kiến kinh nghiệm Trường THPT TĨNH GIA 5
về cách dạy, còn học sinh cũng điều chỉnh được cách học tạo điều kiện tối ưu
để quá trình dạy – học chuyển tiếp sang những bước tiếp theo đạt hiệu quả
cao hơn.
b/ Mặt yếu:
Kỹ thuật này đòi hỏi giáo viên phải thực hiện linh hoạt , mềm dẻo tránh
việc quá chú trọng vào khâu kiểm tra, đánh giá trong giờ dạy mà không đảm
bảo được tiến độ chương trình.
Một số kỹ thuật kiểm tra, đánh giá có thể bất lợi đối với một số học sinh
không thích học môn lịch sử.
3/ Nguyên nhân và yếu tố tác động
Mở đầu cuốn “Lịch sử nước ta” Bác Hồ viết
“dân ta phải biết sử ta
Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam”
Đó là lời căn dặn và cũng là lời tâm huyết của Bác Hồ kính yêu đối với
thế hệ trẻ. Người luôn mong muốn, thế hệ trẻ không chỉ biết lịch sử mà phải
“tường” có nghĩa là hiểu sâu sắc về lịch sử. Tuy nhiên việc dạy và học môn
lịch sử ở trường THPT TINH GIA 5 hiện nay, nhất là khâu kiểm tra, đánh giá
còn các tồn tại sau.
* Về phía giáo viên:
Trong quá trình giảng dạy một số giáo viên vẫn chưa mạnh dạn đổi mới
về Phương Pháp dạy học đặc biệt là khâu kiểm tra, đánh giá kết quả học tập
của học sinh.
Giáo viên thường chỉ chú ý đến việc kiểm tra định kỳ mà chưa chú ý
đến việc kiểm tra thường xuyên trong từng tiết học cũng như trong toàn bộ
quá trình dạy học.
Nội dung kiểm tra, đánh giá chỉ chủ yếu hướng đến kiểm tra kiến thức
mà chưa chú ý đến kiểm tra kỹ năng, thái độ, năng lực của người học.
Qua quá trình trao đổi với một số đồng nghiệp tôi thấy có một số yếu tố
tác động cơ bản như sau:
Giáo viên: DƯƠNG THỊ TÂM Trang 6
Sáng kiến kinh nghiệm Trường THPT TĨNH GIA 5
- Do nội dung kiến thức của bài quá nhiều nên giáo viên chỉ chú ý đến việc
làm sao chuyển tải hết nội dung kiến thức mà chưa chú ý đến việc kiểm tra,
đánh giá lồng ghép vào từng tiết học.
- Giáo viên đang công tác ở vùng sâu, vùng xa còn thiếu thiết nhiều bị dạy
học, chưa tiếp cận được với các tài liệu hướng dẫn về đổi mới hình thức kiểm
tra, đánh giá nên chưa mạnh dạn trong việc áp dụng các hình thức kiểm tra
trong quá trình dạy học.
* Về phía học sinh :
Học sinh trường THPT TĨNH GIA 5 có điểm xuất phát thấp : Đối
tượng đăng kí dự thi vào trường hầu hết là những em có học lực trung bình,
hầu hết các em ở xa trường, kinh tế gia đình còn nhiều khó khăn
Mặt khác ý thức học tập chưa cao, đa phần các em chưa xác định mục
tiêu học tập, chưa thực sự cố gắng trong các tiết học, làm bài tập ở nhà…
Qua tìm hiểu HS cũng như đồng nghiệp tôi thấy có một số yếu tố tác
động như sau:
+ Đa phần các em đều cho rằng môn lịch sử có nhiều sự kiện nên khó
học, khó nhớ.
+ Do tác động của sự phát triển của nền kinh tế thị trường và cơ hội việc
làm của các ngành khoa học kĩ thuật nên các em ít chú trọng đến các môn
khoa học xã hội.
+ Do phụ huynh thờ ơ với môn Lịch sử thường hướng các em vào các
môn học tự nhiên.
+ Các em phải học nhiều môn nên thời gian cũng là yếu rố ít nhiều làm
ảnh hưởng đến học môn Lịch sử của các em.
4/ Phân tích đánh giá các vấn đề về thực trạng mà đề tài đặt ra.
Để đánh giá mức độ hiểu biết của HS về môn Lịch sử cũng như các hình
thức Kiểm tra – Đánh giá trong dạy học. Tôi đã tiến hành cuộc điều tra nhỏ
qua phiếu điều tra cho ba đối tượng học sinh, học sinhcủa ba khối 10, 11,12
(số lượng là 35 học sinh/lớp).
Giáo viên: DƯƠNG THỊ TÂM Trang 7
Sáng kiến kinh nghiệm Trường THPT TĨNH GIA 5
Nội dung phiếu điều tra tập trung vào một số nội dung sau:
Câu 1 : Em có biết về các hình thức kiểm tra, đánh giá không ?
Câu 2: Em có biết về vai trò của việc kiểm tra, đánh giá trong học tập
không?
Câu 3 : Em có biết về kỹ thuật kiểm tra kiến thức nền trong giờ học Lịch sử
không?
Câu 4 : Em có biết kỹ thuật kiểm tra điểm nhấn không ?
Câu 5 : Em có biết kỹ thuật tóm tắt một câu không?
Câu 6 : Em có biết về kỹ thuật làm bài tập nhanh không?
Câu 7 : Em có biết thiết lập ma trận đặc trưng không?
Yêu cầu HS trả lời theo 3 mức độ sau:
a/ Biết b/ Không biết c/ Không nhớ
Sau khi khảo sát kết quả như sau:
Câu hỏi 35 HS/khối Biết
Không biết Không nhớ
Câu 1
10 28 HS 3 HS 4 HS
11 29 HS 2 HS 6HS
12 30 HS 2 HS 4 HS
Câu 2
10 27 HS 4 HS 4 HS
11 28 HS 5 HS 2 HS
12 28 HS 3 HS 4 HS
Câu 3
10 8 HS 22 HS 5 HS
11 10 HS 20 HS 5 HS
12 9 HS 24 HS 2 HS
Câu 4
10 4 HS 26 HS 5 HS
11 5 HS 27 HS 3 HS
12 5 HS 25 HS 5 HS
Câu 5
10 2 HS 30 HS 3 HS
11 3 HS 27 HS 5 HS
12 4 HS 29 HS 2 HS
Câu 6
10 3 HS 27HS 5 HS
11 7 HS 23 HS 5 HS
12 4 HS 26 HS 5 HS
Câu 7
10 2 HS 30 HS 3 HS
11 1 HS 27 HS 7 HS
12 3 HS 26 HS 6 HS
Giáo viên: DƯƠNG THỊ TÂM Trang 8
Sáng kiến kinh nghiệm Trường THPT TĨNH GIA 5
Qua bảng thống kê cho ta thấy .
Ở câu hỏi mang tính nhận biết về vai trò của kiểm tra, đánh giá đã được
giáo viên sử dụng trong quá trình dạy học (câu 1,2) thì các em nắm được
chiếm tỷ lệ khá cao ở cả 3 khối .
Còn những câu mang tính chất nhận biết về các hình thức kiểm tra, đánh
giá trong quá trình dạy học Lịch sử (câu 3,4,5,6,7) đòi hỏi phải được hướng
dẫn tìm hiểu hoặc giáo viên áp dụng trực tiếp vào giờ học thì số học sinh
nắm được tương đối thấp. Hầu hết các em đều chưa được làm quen với các kỹ
thuật kiểm tra, đánh giá nêu trong phiếu điều tra.
Từ kết quả theo bảng thống kê trên cho thấy, việc đổi mới phương pháp
kiểm tra là rất quan trọng. Vì thông qua kiểm tra giáo viên sẽ đánh giá được
kết quả học tập của học sinh và qua đó có hoạt động sư phạm phù hợp, trang
bị cho các em những kiến thức kỹ năng cơ bản mà mục tiêu giáo dục đề ra .
Trên cơ sở một số tồn tại trên tôi xin mạnh dạn đề xuất một số kỹ thuật
kiểm tra, đánh giá có thể ứng dụng tốt trong dạy học lịch sử ở trường THPT
TĨNH GIA 5.
III/ GIẢI PHÁP:
1/ Mục tiêu của giải pháp :
Trong quá trình ứng dụng một số kỹ thuật kiểm tra, đánh giá trong dạy
học lịch sử ở trường THPT giáo viên cần đảm bảo các mục tiêu sau.
- Đảm bảo tính toàn diện: Đánh giá được các mặt kiến thức kỹ năng, năng
lực, thái độ, hành vi của học sinh.
- Đảm bảo tính khả thi : Nội dung, hình thức kiểm tra, đánh giá phải phù
hợp với tính chất, nội dung của từng bài, từng chương.
- Đảm bảo độ phân hóa: Phân loại được chính xác trình độ , năng lực học
sinh, dải phân hóa càng rộng càng tốt.
- Đảm bảo tính hiệu quả : Đánh giá được tất cả các lĩnh vực cần đánh giá
2/ Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp:
2.1/ Kỹ thuật kiểm tra kiến thức nền:
Giáo viên: DƯƠNG THỊ TÂM Trang 9
Sáng kiến kinh nghiệm Trường THPT TĨNH GIA 5
Kiểm tra kiến thức nền có nghĩa là kiểm tra những kiến thức, khái niệm
mà học sinh đã được học từ trước nhằm làm cơ sở cho việc tiếp thu kiến thức
mới; qua đó giáo viên đánh giá được khả năng nhớ các kiến thức mà học sinh
đã thu nhận được.
Việc kiểm tra kiến thức nền được thực hiện một cách linh hoạt trong suốt
tiến trình dạy học. Giáo viên có thể áp dụng kỹ thuật kiểm tra này khi bắt đầu
môn học, mỗi bài học trong chương trình hoặc trước khi giới thiệu kiến thức
mới để biết học sinh đã có những gì, từ đó có thể điều chỉnh hoạt động giảng
dạy của mình cho phù hợp với từng đối tượng học sinh,
Yêu cầu của hình thức kiểm tra này là kiểm tra những kiến thức học sinh
đã biết, kỹ thuật kiểm tra này không chỉ cho điểm mà còn tạo nên sự liên kết
giữa những kiến thức cũ với kiến thức mới.
Trong thực tế, giáo viên thường tiến hành kiểm tra bài cũ vào đầu giờ học
thông qua việc hỏi và trả lời giữa giáo viên và học sinh. Tuy nhiên, nêú luôn
tiến hành kiểm tra như vậy sẽ làm cho việc kiểm tra, đánh giá trở nên nhàm
chán và không tạo hứng thú học tập cho học sinh. Để khắc phục điều này,
giáo viên có thể ứng dụng kỹ thuật kiểm tra kiến thức nền theo các bước sau.
Bước 1. Trước khi giới thiệu sự kiện, khái niệm mới giáo viên cần quan
tâm đến những sự kiện, khái niệm liên quan mà học sinh đã học đã biết.
Bước 2 . Giáo viên chuẩn bị các câu hỏi theo các hình thức như: “Câu hỏi
mở, câu hỏi nhiều lựa chọn” để kiểm tra kiến thức học sinh đã biết có liên
quan đến kiến thức học sinh sẽ học tiếp theo.
Bước 3 Giáo viên câu hỏi lên bảng hoặc hỏi trực tiếp học sinh, hướng dẫn
học sinh trả lời một cách thạt ngắn gọn; hoặc giáo viên có thể phát phiếu học
tập cho học sinh, hướng dẫn học sinh đánh dấu vào các câu trả lời của các
câu hỏi nhiều lựa chọn.
Bước 4 . Tìm ra ít nhất một điểm mà phần lớn học sinh đều biết để từ đó
dẫn rắt học sinh tìm hiểu những kiến thức mới khác.
Giáo viên: DƯƠNG THỊ TÂM Trang 10
Sáng kiến kinh nghiệm Trường THPT TĨNH GIA 5
Kỹ thuật kiểm tra kiến thức nền rất phù hợp trong các bài học tổng kết
hoặc bài mở đầu cho một giai đoạn Lịch sử trong chương trình THPT
Ví dụ: Trước khi dạy phần “Lịch sử thế giới cận đại” (chương trình lớp
10), giáo viên có thể chuẩn bị câu hỏi để kiểm tra kiến thức học sinh về phần
lịch sử thế giới trung đại như sau:
Câu 1: Kể tên 3 cuộc đấu tranh chống phong kiến của giai cấp Tư sản
mới ra đời Tây Âu hậu kỳ trung đại?
Câu 2: Nêu đặc điểm nổi bật của 3 cuộc đấu tranh đó?
Mục tiêu của câu hỏi 1 nhằm giúp học sinh tái hiện lại những sự kiện cơ
bản nhất diễn ra ở Tây Âu hậu kỳ trung đại. Câu hỏi 2 giúp học sinh đi đến
đặc điểm chung nhất của thời kỳ này đó là cuộc đấu tranh chống chế độ
phong kiến của giai cấp tư sản đã diễn ra trên tất cả các lĩnh vực: Kinh tế,
chính trị, xã hội, tư tưởng …nó báo hiệu cho sự bùng nổ của các cuộc cách
mạng tư sản ở thời kỳ tiếp sau để đi đến lật đổ hoàn toàn chế độ phong kiến.
Bằng việc kiểm tra kiến thức nền như vậy, giáo viên đã hướng dẫn học
sinh kết nối được kiến thức đã học đến nội dung kiến thức mới của thời kỳ
Lịch sử thế giới cận đại.
2.2/ Kỹ thuật kiểm tra điểm nhấn:
Kỹ thuật kiểm tra này giúp học sinh tập trung sự chú ý vào một khái
niệm trong bài học và rèn luyện được kỹ năng ghi nhớ, tổng hợp, phân tích
một vấn đề.
Với kỹ thuật này giáo viên hướng dẫn học sinh liệt kê những nội dung
quan trọng liên quan đến khái niệm. Ban đầu học sinh sẽ liệt kê những nội
dung khái quát, sau đó sẽ tái hiện lại những nội dung chi tiết hơn.
* Các bước tiến hành:
Lựa chọn một khái niệm mà học sinh sẽ học.
Ví dụ: khi học về các cuộc “cách mạng tư sản” (chương trình lớp 10 cơ
bản), GV viết khái niệm đó lên bảng và yêu cầu học sinh tìm các nội dung
liên quan đến khái niệm, Hoặc giáo viên có thể đưa ra các nội dung liên quan
Giáo viên: DƯƠNG THỊ TÂM Trang 11
Sáng kiến kinh nghiệm Trường THPT TĨNH GIA 5
một cách khái quát nhất, như “ Nguyên nhân nổ ra, thời gian, mục tiêu đấu
tranh, hình thức đấu tranh, động lực cách mạng, kết quả, ý nghĩa”. Học sinh
tự bổ sung những nội dung chi tiết để hoàn thành khái niệm.
Kỹ thuật này có thể dùng trước, trong hoặc sau giờ học. Kỹ thuật kiểm
tra này được coi là công cụ xác định nhanh khả năng tái hiện những vấn đề
quan trọng liên quan đến kiến thức đã học hoặc sẽ học của học sinh . Tùy mục
đích kiểm tra mà giáo viên lựa chọn thời điểm tiến hành.
Nếu mục đích của giáo viên là xác định những vấn đề quan trọng mà học
sinh sẽ học trong một chương, một giai đoạn thì việc kiểm tra sẽ tiến hành vào
thời điểm bắt đầu giờ học.
Ví dụ: Chọn điểm nhấn về “Cách mạng tư sản” khi bắt đầu chương “Các
cuộc cách mạng tư sản” phần Lịch sử thế giới cận đại (lớp 10), nhằm định
hướng cho học sinh về những nội dung cơ bản của chương trình mà các em sẽ
học.
Nếu mục đích của giáo viên là kiểm tra để thu nhận thông tin phản hồi
giúp cho việc đánh giá khả năng tiếp thu của học sinh thì việc kiểm tra sẽ tiến
hành ở trong hoặc sau giờ học.
2.3/ Kỹ thuật tóm tắt một câu.
Đây là kỹ thuật nhằm kiểm tra kỹ năng tổng hợp kiến thức của học sinh
về nội dung được học trong bài; rèn luyện cho học sinh cách tóm tắt bài cho
dễ học, dễ nhớ, tránh lối học vẹt, học thuộc lòng theo kiểu chép lại bài giảng,
học không “ tư duy”…. Với kỹ thuật này học sinh phải tổng kết về một sự
kiện hoặc nội dung trong bài bằng một câu có đủ thông tin, đúng ngữ pháp,
Có thể vận dụng hình thức kiểm tra này theo các bước sau.
Bước 1. Giáo viên chọn một chủ đề hoặc một nội dung quan trọng trong
bài mà học sinh vừa được học.
Bước 2. Viết câu trả lời cho các câu hỏi cơ bản: “ Ai làm, cho ai, khi nào,
ở đâu, như thế nào và tại sao” liên quan đến chủ đề hoặc nội dung vừa lựa
chọn.
Giáo viên: DƯƠNG THỊ TÂM Trang 12
Sáng kiến kinh nghiệm Trường THPT TĨNH GIA 5
Bước 3 . Tóm tắt thành một câu chứa đựng đầy đủ thông tin cần thiết.
Ví dụ: Giáo viên chọn chủ đề: “ Quan hệ quốc tế từ 1945-2000 ” (chương
trình Lịch sử lớp 12 cơ bản).
Giáo viên hướng dẫn học sinh tóm tắt: “Quan hệ quốc tế 1945-2000 có thể
chia thành 2 giai đoạn:
+ Quan hệ quốc tế 1945-1991: Là thời kì đối đầu căng thẳng giữa hai phe,
đứng đầu là Mĩ và Liên Xô; biểu hiện cụ thể là Mâu thuẫn Đông Tây, sự ra
đời của học thuyết Truman, sự hình thành khối quân sự NaTo, tổ chức
Vácsava
+ Quan hệ quốc tế 1991 đến nay là sự hòa hoãn, đa cực, lấy phát triển kinh
tế làm trọng tâm”.
2.4/ Kỹ thuật làm bài tập nhanh.
Kiểm tra để thu được thông tin phản hồi về việc học của học sinh là rất
quan trọng trong quá trình dạy học. Thông tin phản hồi sẽ rất hữu ích trong
việc tìm ra các biện pháp để nâng cao chất lượng dạy học, đặc biệt là điều
chỉnh kịp thời khi việc học của học sinh không đạt được kết quả như mong
đợi. Tuy nhiên, trong thực tế dạy học ở trường THPT nói chung và trong dạy
học môn Lịch sử nói riêng, giáo viên thường phàn nàn về việc học sinh lười
học hoặc kết quả học tập của học sinh thấp…. hơn là quan tâm đến việc kiểm
tra thường xuyên để thu nhận thông tin phản hồi về việc học của học sinh của
mình: học sinh đã học được những gì? Học như thế nào?
Đây là kỹ thuật đơn giản và nhanh nhất để thu thập các thông tin phản hồi
về việc học của học sinh. Bài tập này có thể tiến hành vào khoảng 3 hoặc 4
phút cuối giờ học hoặc sau khi thảo luận nhóm. Kỹ thuật này cũng có thể thực
hiện ngay ở đầu giờ học khi mà giáo viên muốn kiểm tra việc làm bài tập ở
nhà của học sinh. Giáo viên có thể yêu cầu học sinh trả lời ngắn gọn( học sinh
trả lời trực tiếp hoặc viết câu trả lời ra giấy rồi nộp lại cho giáo viên): Nội
dung quan trọng nhất mà em học được trong bài học này là gì? Còn vấn đề
quan trọng nào mà em chưa hiểu?
Giáo viên: DƯƠNG THỊ TÂM Trang 13
Sáng kiến kinh nghiệm Trường THPT TĨNH GIA 5
Qua phần trả lời của học sinh, giáo viên có thể đánh giá được những kiến
thức mà học sinh đã thu nhận được, những nội dung mà học sinh còn chưa rõ;
từ đó giáo viên sẽ có những biện pháp để giúp các em thành công hơn trong
việc học của mình. Kỹ thuật kiểm tra này còn giúp giáo viên biết được thái
độ, các kỹ năng chú ý, tập trung, kỹ năng phân biệt các vấn đề chủ yếu với
các chi tiết phụ trong bài học của học sinh. Bài tập nhanh cũng tạo cơ hộ cho
học sinh được nêu lên câu hỏi về những vấn đề mà các em quan tâm và nếu
như được giáo viên giải đáp kịp thời thì việc học của học sinh chắc chắn sẽ
thuận lợi hơn và kết quả chuyên môn cũng nâng cao. Giaó viên có thể nhận
xét đánh giá ngay sau đó nếu còn thời gian hoặc có thể thực hiện vào 5 phút
đầu của giờ học tiếp theo.
Ngoài hai câu hỏi nêu ở trên, bài tập nhanh cũng có thể được giáo viên
thiết kế như là một câu hỏi mở để học sinh tự lựa chọn, sắp xếp các nội dung
cơ bản của một bài, một chương theo mức độ quan trọng. Cách làm đó sẽ rèn
luyện kỹ năng ghi nhớ, đánh giá các sự kiện lịch sử của học sinh.
Ví dụ: Câu hỏi cho Chương I (Lịch sử lớp 12)
“ Chọn hai sự kiện quan trọng nhất diễn ra trong năm 1930 có ảnh hưởng
đến sự phát triển của lịch sử nước ta”
2.5/ Kỹ thuật xác định ma trận đặc trưng
Đây là một kỹ thuật kiểm tra nhằm đánh giá khả năng phân loại, sắp xếp
các đặc trưng cơ bản của các khái niệm quan trọng mà học sinh được học
trong chương trình. Thông qua các kỹ thuật này giáo viên cũng nhanh chóng
đánh giá được kỹ năng phân biệt các khái niệm tương đối giống nhau của học
sinh, giúp học sinh xác định được sự khác nhau cơ bản giữa các khái niệm đó.
Ma trận được thiết lập hai chiều có hàng ngang, cột dọc. Trong đó cột
dọc và hành ngang được dịnh danh rõ ràng còn các ô bên trong được để trống.
Các bước tiến hành của kỹ thuật xác định ma trận đặc trương được tiến hành
như sau:
Giáo viên: DƯƠNG THỊ TÂM Trang 14
Sáng kiến kinh nghiệm Trường THPT TĨNH GIA 5
Bước thứ nhất: Định danh trên cột dọc của ma trận bằng các khái niệm mà
học sinh dễ nhầm lẫn.
Ví dụ: “ Cách mạng tư sản kiểu cũ”, “ Cách mạng tư sản kiểu mới”, “Cách
mạng vô sản”.
Bước thứ hai : Xác định đặc trưng nổi bật của các khái niệm và định danh các
hành ngang.
Ví dụ: Các đặc trưng từ 1 đến 7 của bảng minh họa.
Bước thứ 3: Học sinh sẽ phải sắp xếp các đặc trưng liên quan đến khái niệm
bằng cách điền dấu ( + ) vào các ô tương ứng, còn đặc trưng không liên quan
đến khái niệm học sinh điền dấu ( – ) vào ô tương ứng.
Ví dụ : Bảng minh họa
Khái niệm Cách mạng tư
sản kiểu cũ
Cách mạng
tư sản kiểu
mới
Cách mạng vô
sản
1. Chống phong kiến + + -
2. Chống chủ nghĩa tư
bản
- - +
3. Do giai cấp tư sản
lãnh đạo
+ - -
4. Do giai cấp vô sản
lãnh đạo
- + +
5. Quần chúng nhân
dân là động lực chủ
yếu
+ + +
6. Đưa đất nước đi
theo con đường CNTB
+ - -
7. Đưa đất nước đi
theocon đường XHCN
- + +
Ưu điểm của kỹ thuật này là có thể kiểm tra nhanh và rất dễ tiến hành
trong lớp học, giáo viên cũng có thể nhanh chóng xử lý, đánh giá các câu
trả lời của học sinh để có thông tin phản hồi về những nội dung kiến thức
Giáo viên: DƯƠNG THỊ TÂM Trang 15
Sáng kiến kinh nghiệm Trường THPT TĨNH GIA 5
mà học sinh hiểu sai, từ đó có thể kịp thời điều chỉnh giúp học sinh nắm
vũng khái niệm tốt nhất. Do vậy, để có thể vận dụng thành công kỹ thuật
kiểm tra này trong dạy học Lịch sử ở trường THPT, giáo viên phải có sự
chuẩn bị kỹ càng về bảng mẫu và quy định khoảng thời gian là từ 4 phút
đến 6 phút, để cho học sinh có thể điền những nội dung cần thiết vào ô
trống tương ứng theo hướng dẫn; hoặc ở mức độ cao hơn, giáo viên có thể
yêu cầu học sinh tự lập ma trận đặc trưng bằng cách chỉ ra các khái niệm
đã học và xác định các đặc trưng liên quan để hoàn thành bảng ma trận
theo ý hiểu của mình.
3/ Điều kiện thực hiện giải pháp.
Một số kỹ thuật kiểm tra, đánh giá nêu trên, giáo viên có thể thực
hiện linh hoạt, mềm dẻo trong suốt quá trình dạy học. Giáo viên có thể áp
dụng một số kỹ thuật kiểm tra, đánh giá trước, trong hoặc sau giờ học.
Tùy vào mục đích của của việc kiểm tra, đánh giá mà giáo viên lựa chọn
thời điểm tiến hành . Nếu mục đích của giáo viên là kiểm tra những kiến
thức khái niệm học sinh đã học từ trước nhằm làm cơ sở cho việc tiếp thu
kiến thức mới cũng như xác định định nhanh khả năng tái hiện những vấn
đề quan trọng liên quan tới kiến thức đã học hoặc sẽ học của học sinh
trong một bài, một chương, một giai đoạn lịch sử, việc kiểm tra sẽ tiến
hành ở thời điểm bắt đầu giờ học hoặc lồng ghép vào giữa tiết học, để làm
cho tiết học bớt nhàm chán và tạo hứng thú học tập cho học sinh . Nếu
mục đích của giáo viên kiểm tra để thu thập những thông tin phản giúp
viên đánh giá khả năng tiếp thu của học sinh, giáo viên có thể tiến hành ở
trong giờ học hoặc sau tiết học.
4/ Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu.
Sau khi áp dụng một số kỹ thuật kiểm tra, đánh giá trong dạy học lịch
sử ở trường THPT TĨNH GAI 5. Tôi đã tiến hành khảo sát lại nội dung về
một số kỹ thuật kiểm tra, đánh giá trong dạy học lịch sử, đối tượng khảo
sát là 3lớp 12A1; 10C6; 10C8 số lượng học sinh là 30 HS/lớp
Giáo viên: DƯƠNG THỊ TÂM Trang 16
Sáng kiến kinh nghiệm Trường THPT TĨNH GIA 5
Nội dung phiếu điều tra tập trung vào một số nội dung sau.
Câu 1. Môn Lich sử có quan trọng đối với việc giáo dục thế hệ trẻ không?
Câu 2. Có cần thiết ứng dụng một số kỹ thuật kiểm, đánh giá trong dạy
học lịch sử không?
Câu 3. Việc ứng dụng một số kỹ thuật kiểm tra, đánh giá trong giờ học có
tạo động lực học tập cho em không?
Yêu cầu học sinh trả lời theo 2 mức sau
a/ Có b/ Không
Kết quả đạt được như sau:
Câu hỏi
Lớp ( 30 HS/
lớp)
Có Không
Câu 1
12A1 28 HS 2 HS
10C6 26 HS 4 HS
10C8 27 HS 3 HS
Câu 2
12A1 23 HS 7 HS
10C6 20 HS 10 HS
10C8 25 HS 5 HS
Câu 3
12A1 20 HS 10 HS
10C6 19 HS 11 HS
10C8 17 HS 13 HS
Từ kết quả khảo sát trên, cho ta thấy. Học sinh đã có sự thay đổi nhận
thức về việc kiểm tra, đánh giá, hầu hết các em cho rằng việc kiểm tra thường
xuyên được lồng ghép vào tiết học là rất cần thiết, góp phần điều chỉnh hành
vi, ý thức học tập tạo động lực cho các em học ngày càng tiến bộ hơn.
IV/ Kết quả thu được qua khảo nghiệm, giá trị khoa học của các vấn
đề nghiên cứu.
1.Đối với giáo viên
1.1. Khi chưa vận dụng một số kỹ thuật kiểm tra, đánh giá.
Bản thân tôi, cũng như qua trao đổi cùng đồng nghiệp, thường thì
giáo viên thường mắc lỗi cơ bản trong giảng dạy: giờ dạy trầm, giáo viên
làm việc nhiều, học sinh thì thụ động, giờ học nhàm chán, không có sự
sáng tạo, phân phối thời gian không hợp lí, phần củng cố bài thì qua loa,
Giáo viên: DƯƠNG THỊ TÂM Trang 17
Sáng kiến kinh nghiệm Trường THPT TĨNH GIA 5
không hiệu quả. Đặc biệt là khâu kiểm tra đánh giá ít được áp dụng trong
giờ dạy, thường thì giáo viên chỉ cho học sinh 1 hoặc 2 bài tập về nhà làm,
hôm sau nộp lại cho giáo viên hoặc kiểm tra vấn đáp trước giờ học
Chính vì vậy mà chất lượng môn lịch sử không cao.
1.2. Khi vận dụng một số kỹ thuật kiểm tra đánh giá trong dạy học
lịch sử ở trường THPT TĨNH GIA 5
Khi tiến hành vận dụng một số kỹ thuật Kiểm tra – Đánh giá trong
dạy học lịch sử. Tôi thấy phương pháp dạy học đã có sự thay đổi theo
chiều hướng tích cực, với sự chuẩn bị chu đáo về hệ thống câu hỏi, linh
hoạt về hình thức kiểm tra đánh giá nên giờ học không còn cứng nhắc,
truyền thụ kiến thức một chiều mà giờ học trở nên sinh động, học sinh tích
cực tham gia xây dựng bài.
2/ Đối với học sinh
Qua việc vận dụng một số kỹ thuật Kiểm tra – Đánh giá trong dạy
học lịch sử như đã nêu trên. Tôi nhận thấy học sinh có sự chuyển biến rõ
nét về hành vi và thái độ, các em nắm bắt bài tốt hơn, tích cực xây dựng
bài, giờ học trở nên sôi nổi, các em không còn cảm thấy áp lực khi tiến
hành kiểm tra.
Qua khảo sát chất lượng giờ học và học tập bộ môn cho 2 lớp 10C7, 12
A10 (chưa vận dụng một số kỹ thuật kiểm tra – đánh giá) so với 2 lớp 12A1,
10C8 (ứng dụng một số kĩ thuật kiểm tra đánh giá) Học kì I năm học 2012 –
2013 tôi đã thu được kết quả như sau:
Bảng 1: Chất lượng giờ học
Tiêu chí đánh giá 10C7, 12A10 12A1, 10C8
Không khí giờ học Trầm, căng thẳng Sôi nổi, tích cực,
nhẹ nhàng
Khả năng thể hiện kỹ năng
lịch sử của học sinh (qua việc
vận dụng một số kỹ thuật
Chưa tích cực Rất tích cực
Giáo viên: DƯƠNG THỊ TÂM Trang 18
Sáng kiến kinh nghiệm Trường THPT TĨNH GIA 5
kiểm tra đánh giá
Học sinh hiểu và nắm vững
nội dung trọng tâm của bài và
kiến thức liên quan
35% 70%
Điểm khá giỏi 15,52% 46,25%
Bảng 2: Bảng so sánh chất lượng
So sánh kết quả học tập Học kì I năm học 2012 – 2013 của 2 lớp 12A1,
10C8 ( đã vận dụng một số kỹ thuật kiểm tra, đánh giá) và 2 lớp 10C7, 12A10
(chưa vận dụng một số kỹ thuật kiểm tra, đánh giá)
Trường
THPT
TĨNH
GIA 5
Lớp Sĩ số
HS
Kết quả môn Lịch sử Học kì I
Giỏi Khá Trung
bình
Yếu Kém
12A1 40 HS 2 HS 19 HS 17 HS 2 HS 0HS
10C8 38 HS 1 HS 10 HS 18 HS 9 HS 0 HS
12A10 35 HS 0 HS 2 HS 23 HS 10 HS 0 HS
10C7 40 HS 0 HS 4 HS 24 HS 12 HS 0 HS
C – PHẦN KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ
I. Kết luận
Qua kết quả đạt được tôi thấy
Hoạt động kiểm tra, đánh giá trong lớp học là rất quan trọng. Nó giúp cho
giáo viên đánh giá chặt chẽ quá trình học tập của người học, thu thập được
các thông tin phản hồi thường xuyên về việc học sinh đã học được những gì?
học bao nhiêu và học như thế nào? Thông tin trả lời cho những câu hỏi này sẽ
giúp giáo viên thực hiện vai trò là người hỗ trợ, hướng dẫn, điều chỉnh hoạt
động học của học sinh đạt kết quả tốt hơn. Các kỹ thuật kiểm tra được nêu
trong đề tài có thể vận dụng trong dạy học Lịch sử ở tất cả các trường THPT,
vì nó hướng tới mục đích kiểm tra, đánh giá thường xuyên trong tiến trình dạy
học, cũng như việc Kiểm tra – Đánh giá cả kiến thức kỹ năng của người học.
Giáo viên: DƯƠNG THỊ TÂM Trang 19
Sáng kiến kinh nghiệm Trường THPT TĨNH GIA 5
II. Kiến nghị
Với mong muốn nội dung kiểm tra đánh giá được thực hiện một cách có
hiệu quả, tôi có một số kiến nghị sau đây:
* Đối với cấp trường
- Giáo viên phải vận dụng linh hoạt các hình thức kiểm tra, đánh giá trong giờ
dạy
- Ban Giám hiệu cần mua sắm thêm một số tài liệu để giáo viên giảng dạy và
thiết kế, áp dụng các hình thức kiểm tra – đánh giá một cách thuận tiện hơn.
* Đối với Sở Giáo dục
- Tổ chức tập huấn về cách thức tổ chức kiểm tra, đánh giá nhằm trao đổi, tìm
ra hướng đi mới cho công tác dạy học lịch sử tốt hơn.
Mặc dù bản thân đã có nhiều cố gắng trong việc nghiên cứu, phân tích,
đánh giá thực tiễn, đề xuất các giải pháp tổ chức thực hiện theo tinh thần đổi
mới phương pháp kiểm tra, đánh giá song vẫn còn nhiều hạn chế nhất định và
còn nhiều khía cạnh chưa được khai thác. Mong rằng những giải pháp mà bản
thân đã đề cập tới có thể góp phần nhỏ trong việc nâng cao chất lượng dạy
học bộ môn Lịch sử ở trường THPT hiện nay.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng môn lịch sử lớp 12 –
NXB GD
2. Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng môn lịch sử lớp 11 –
NXB GD
3. Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng môn lịch sử lớp 10 –
NXB GD
Giáo viên: DƯƠNG THỊ TÂM Trang 20
Sáng kiến kinh nghiệm Trường THPT TĨNH GIA 5
4. Kiểm tra – Đánh giá thường xuyên và định kì môn Lịch sử 12 – NXB
GD.
5. Kiểm tra – Đánh giá thường xuyên và định kỳ môn Lịch sử 11-
NXBGD
6. Kiểm tra – Đánh giá thường xuyên và định kì môn Lịch sử 10 – NXB
GD.
7. Kiểm tra - Đánh giá kết quả học tập Lịch sử lớp 11 – NXB GD.
Giáo viên: DƯƠNG THỊ TÂM Trang 21