1
Chuyªn ®Ò sè
2:
øng dông
violet trong
viÖc thiÕt kÕ ®Ò
thi tnkq
Ngêi tr×nh bµy: Lª ThÞ V©n Anh
PhÇn 1: C¸c kh¸i niÖm chung
2
3
Khái niệm về kiểm tra đánh giá
Kiểm tra đánh giá được hiểu là sự theo dõi
tác động của người kiểm tra đối với người
học nhằm thu được những thông tin cần thiết
để đánh giá. "Đánh giá có nghĩa là xem xét
mức độ phù hợp của một tập hợp thông tin
thu thập được với một tập hợp các tiêu chí
thích hợp của mục tiêu xác định nhằm đưa ra
quyết định nào đó" (J.M.Deketle).
4
Mục đích của kiểm tra đánh giá
Trong dạy học kiểm tra đánh giá gồm 3 mục đích chính:
Kiểm tra kiến thức kĩ năng để đánh giá trình độ xuất
phát của người học có liên quan tới việc xác định nội
dung phương pháp dạy học một môn học, một học
phần sắp bắt đầu.
Kiểm tra đánh giá nhằm mục đích dạy học: Bản thân
việc kiểm tra đánh giá nhằm định hướng hoạt động
chiếm lĩnh kiến thức cần dạy.
Kiểm tra nhằm mục đích đánh giá thành tích kết quả
học tập hoặc nhằm nghiên cứu đánh giá mục tiêu
phương pháp dạy học.
5
Chức năng của kiểm tra đánh giá
GS. Trần Bá Hoành đề cập ba chức năng
của đánh giá trong dạy học: Chức năng sư
phạm, chức năng xã hội, chức năng khoa
học.
Theo GS.TS. Phạm Hữu Tòng, trong thực
tiễn dạy học ở phổ thông thì chủ yếu quan
tâm đến chức năng sư phạm, được chia nhỏ
thành 3 chức năng: Chức năng chuẩn đoán;
chức năng chỉ đạo, định hướng hoạt động
học; chức năng xác nhận thành tích học tập,
hiệu quả dạy học.
6
Chức năng chuẩn đoán
Nhờ chức năng chuẩn đoán này, ta biết trình
độ kiến thức kĩ năng của học sinh ở trình độ
nào để định hướng việc dạy học, việc hướng
dẫn học sinh học để đạt được mục tiêu dạy
học. Như vậy ta có thể vận dụng chức năng
này trong việc phát hiện trình độ học sinh và
từ đó đưa ra các hướng dẫn phù hợp khi xây
dựng các câu hỏi trắc nghiệm có phản hồi và
hướng dẫn.
7
Chức năng định hướng hoạt
động học
Việc soạn thảo bộ các câu hỏi trắc nghiệm
được tổ chức tốt, đúng lúc, có khả năng phản
hồi thì nó trở thành phương pháp dạy học
tích cực giúp người học chiếm lĩnh kiến thức
một cách tích cực, sâu sắc và vững chắc,
giúp người dạy kịp thời điều chỉnh, bổ sung
hoạt động dạy có hiệu quả.
VD: chương trình kiểm tra trắc nghiệm có
phản hồi
8
Chức năng xác nhận thành
tích học tập, hiệu quả dạy học
Các bài kiểm tra, trắc nghiệm kiểm tra sau
khi kết thúc dạy một phần được sử dụng để
đánh giá thành tích học tập, xác nhận trình
độ kiến thức, kĩ năng của người học.
Với chức năng này đòi hỏi phải soạn thảo nội
dung các bài kiểm tra trắc nghiệm và các
tiêu chí đánh giá, căn cứ theo các mục đích
dạy học cụ thể đã xác định cho từng kiến
thức kĩ năng. Các bài kiểm tra trắc nghiệm
như vậy có thể được sử dụng để nghiên cứu
đánh giá mục tiêu dạy học và hiệu quả của
phương pháp dạy học.
Các yêu cầu sư phạm đối với
việc kiểm tra, đánh giá kết quả
học tập của học sinh
Đảm bảo tính khách quan trong quá
trình đánh giá
Đảm bảo tính toàn diện
Đảm bảo tính thường xuyên và hệ
thống
Đảm bảo tính phát triển
9
10
Nguyên tắc chung cần quán
triệt trong kiểm tra đánh giá
Xác định rõ mục đích kiểm tra đánh giá
Xác định rõ nội dung các kiến thức kĩ năng
cần kiểm tra đánh giá, các tiêu chí cụ thể
của mục tiêu dạy học với từng kiến thức kĩ
năng đó, để làm căn cứ đối chiếu các thông
tin cần thu. Việc xác định các mục tiêu, tiêu
chí đánh giá cần dựa trên quan niệm rõ ràng
và sâu sắc về các mục tiêu dạy học
11
Nguyên tắc chung cần quán
triệt trong kiểm tra đánh giá
Xây dựng các câu hỏi, các đề bài kiểm tra, các bài trắc
nghiệm cho phép thu lượm các thông tin tương ứng với
các tiêu chí đã xác định.
Tiến hành kiểm tra, thu lượm thông tin (chấm), xem xét
kết quả và kết luận đánh giá.
Chấm điểm các bài kiểm tra căn cứ theo một thang điểm
được xây dựng phù hợp với các tiêu chí đánh giá đã xác
định. Xem xét kết quả chấm thu được, rút ra các kết luận
đánh giá tương ứng với mục đích kiểm tra đánh giá đã
xác định.
12
Phân loại Bloom
Bloom và những người cộng tác với
ông đã xây dựng nên các cấp độ của
mục tiêu giáo dục (phân loại Bloom)
trong đó lĩnh vực nhận thức được chia
thành các mức độ hành vi từ đơn giản
đến phức tạp nhất
13
Nhớ
Nhớ
Ghi nhớ hoặc nhận biết thông tin.
•
Nhớ là cần thiết cho tất các mức độ tư duy.
•
Nhớ ở đây được hiểu là nhớ lại những kiến thức đã học
một cách máy móc và nhắc lại.
•
Những hoạt động tương ứng với mức độ biết có thể là xác
định, đặt tên, liệt kê, đối chiếu hoặc gọi tên.
14
Hiểu
Hiểu
•
Hiểu là mức độ khá gần với nhớ nhưng ở đây học viên phải có khả
năng hiểu thấu đáo ý nghĩa của kiến thức.
•
Hiểu không đơn thuần là nhắc lại cái gì đó. Học viên phải có khả
năng diễn đạt khái niệm theo ý hiểu của họ.
•
Những hoạt động tương ứng với mức độ hiểu có thể là diễn giải,
tổng kết, kể lại, viết lại theo cách hiểu của mình.
Là khả năng hiểu, diễn dịch, diễn giải, giải thích hoặc suy diễn.
(Dự đoán được kết quả ho cặ h u qu ậ ả ).
15
Vận dụng
Vận dụng
•
Vận dụng là bắt đầu của mức tư duy sáng tạo. Tức là vận dụng
những gì đã học vào đời sống hoặc một tình huống mới.
•
Vận dụng có thể được hiểu là khả năng sử dụng kiến thức đã học
trong những tình huống cụ thể hay tình huống mới.
•
Những hoạt động tương ứng với mức tư duy vận dụng có thể là
chuẩn bị, sản xuất, giải quyết, vận hành hoặc theo một công thức.
Năng lực sử dụng thông tin và chuyển đổi kiến thức từ dạng này
sang dạng khác (Sử dụng những kiến thức đã học trong hoàn cảnh
mới).
16
Phân tích
Phân tích
•
Ở mức độ này đòi hỏi khả năng phân loại.
•
Phân tích là khả năng phân nhỏ đối tượng thành các hợp phần cấu
thành để hiểu rõ hơn cấu trúc của nó.
•
Các hoạt động liên quan đến mức độ phân tích có thể là vẽ biểu đồ,
lập dàn ý, phân biệt hoặc chia nhỏ các thành phần.
Là khả năng nhận biết chi tiết, phát hiện và phân biệt các bộ phận
cấu thành của thông tin hay tình huống, giải thích mối quan hệ giữa
các thành phần đó.
17
Tổng hợp
Tổng hợp
•
Ở mức độ này học viên phải sử dụng những gì đã học để tạo ra hoặc
sáng tạo một cái gì đó hoàn toàn mới.
•
Tổng hợp liên quan đến khả năng kết hợp các phần cùng nhau để tạo
một dạng mới.
•
Các hoạt động liên quan đến mức độ tổng hợp có thể gồm: thiết kế,
đặt kế hoạch, tạo hoặc sáng tác.
Là khả năng hợp nhất các thành phần để tạo thành một tổng thể/sự
vật lớn.
18
Đánh giá
Đánh giá
•
Đánh giá là khả năng phán xét giá trị của đối tượng.
•
Để sử dụng đúng mức độ này, học viên phải có khả năng giải
thích tại sao sử dụng những lập luận giá trị để bảo vệ quan điểm.
•
Những hoạt động liên quan đến mức độ đánh giá có thể là: biện
minh, phê bình hoặc rút ra kết luận.
Là khả năng phán xét giá trị hoặc sử dụng thông tin theo các
tiêu chí thích hợp. (Hỗ trợ đánh giá bằng lý do/lập luận).
PhÇn 2: Tr¾c nghiÖm
kh¸ch quan
19