Tải bản đầy đủ (.pdf) (44 trang)

Ứng dụng GIS đánh giá biến động sử dụng đất giai đoạn 2005 2014 quận 12, thành phố hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.01 MB, 44 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

TIỂU LUẬN TỐT NGHIỆP
ỨNG DỤNG GIS ĐÁNH GIÁ BIẾN ĐỘNG SỬ DỤNG ĐẤT
QUẬN 12 THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
GIAI ĐOẠN 2005 - 2015

Họ và tên sinh viên: PHẠM THỊ HƯƠNG
Ngành: Hệ thống Thông tin Địa lý
Niên khóa: 2013 – 2017

Tháng 6/2017


ỨNG DỤNG GIS ĐÁNH GIÁ BIẾN ĐỘNG SỬ DỤNG ĐẤT QUẬN 12
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH GIAI ĐOẠN 2005 - 2015

Sinh viên
PHẠM THỊ HƯƠNG

Tiểu luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu
cấp bằng Kĩ sư ngành Hệ thống Thông tin Địa lý

Giáo viên hướng dẫn:
ThS. Ngô Minh Thụy


Tháng 6 năm 2017



LỜI CẢM ƠN
Qua thời gian học tập và rèn luyện tại trường Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ
Chí Minh em đã nhận được sự giúp đỡ và quan tâm tận tình của các thầy cô tại trường.
Các thầy cồ đã giúp đỡ em trang bị những kiến thức cơ bản về chuyên môn vô cùng
hữu ích. Với sự giúp đỡ tận tình của quý thầy cô và sự nỗ lực không ngừng của bản
than suốt thời gian qua, đã giúp em đi đến đích cuối cùng để có thể hoàn thành bài tiểu
luận này.
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến:
Quý thầy cô trường Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh và thầy cô bộ
môn GIS và Tài nguyên – Khoa Môi Trường, những người đã trực tiếp giảng dạy,
truyền đạt cho chúng em những kiến thức vô cùng bổ ích trong suốt thời gian qua.
Thầy giáo hướng dẫn ThS.Ngô Minh Thụy đã tận tình giúp đỡ em trong suốt quá
trình thực hiện đề tài để em có thể hoàn thành bài tiểu luận này
Thầy PGS.TS.Nguyễn Kim Lợi và thầy KS.Nguyễn Duy Liêm đã chia sẻ những
kinh nghiệm, kiến thức chuyên môn để em hoàn thành bài tiểu luận.
Phạm Thị Hương
Khoa Môi trường và Tài nguyên
Trường Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh
Số điện thoại: 01654157514
Email:

i


TÓM TẮT
Đề tài nghiên cứu “Ứng dụng GIS đánh giá biến đổi sử dụng đất giai đoạn 2005
– 2014 Quận 12 thành phố Hồ Chí Minh đã được thực hiện trong khoảng thời gian từ
tháng 3/2017 đến tháng 6/2017. Với mục tiêu thành lập bản đồ HTSDĐ năm 2005,
2010, 2014. Thành lập bản đồ BĐSDĐ giai đoạn 2005-2010 và 2010-2014. Đánh giá
biến động sử dụng đất quận 12 qua 2 giai đoạn: 2005-2010 và 2010-2014. Đề xuất các

giải pháp SDĐ hiệu quả và hợp lý.
Để thực hiện được các mục tiêu nghiên cứu cần thu thập dữ liệu, biên tập bản đồ
hiện trạng tại các thời điểm 2005, 2010, 2014.
Các kết quả đạt được của đề tài bao gồm: Thành lập được BĐHT SDĐ 3 thời
điểm với 8 loại hình SDĐ: OTC, CDG, SXN, TTN, SMN, PNK, NTD, NTS năm
2005, 2010, 2014 và bản đồ biến động 2 giai đoạn 2005 – 2010; 2010 – 2014. Kết quả
biến động cho thấy diện tích giai đoạn 2005 – 2010 có CDG và OTC tăng; SXN giảm;
PNK, SMN, NTS, TTN và NTD biến động không đáng kể. Diện tích giai đoạn 2010 –
2014: CDG và NTD giảm; OTC, SMN, SXN tăng; TTN tăng nhưng không đáng kể;
NTS, PNK không biến động.
Với kết quả đạt được cho thấy ứng dụng GIS đánh giá biến động SDĐ là cách
tiếp cận có hiệu quả. Vì chúng ta không chỉ đơn thuần thống kê diện tích biến động
của các loại hình SDĐ mà còn chỉ ra được biến động ở các loại hình SDĐ nào.

ii


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ...................................................................................................................i
TÓM TẮT....................................................................................................................... ii
MỤC LỤC ..................................................................................................................... iii
DANH MỤC VIẾT TẮT.................................................................................................v
DANH MỤC BẢNG BIỂU ............................................................................................vi
DANH MỤC HÌNH ẢNH ............................................................................................ vii
CHƯƠNG 1. MỞ ĐẦU ...................................................................................................1
1.1. Tính cấp thiết của đề tài............................................................................................ 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu .................................................................................................1
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................................2
CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU .........................................................................3
2.1. Tổng quan và biến động đất đai ...............................................................................3

2.2. Tổng quan khu vực nghiên cứu ................................................................................3
2.2.1. Điều kiện tự nhiên ............................................................................................. 3
2.2.2. Điều kiện kinh tế - xã hội ..................................................................................6
2.3. Tổng quan phương pháp nghiên cứu ........................................................................7
2.3.1. Giới thiệu GIS ...................................................................................................7
2.3.2. Chồng lớp bản đồ (Map Overlay) .....................................................................7
2.4. Tình hình nghiên cứu liên quan đến vấn đề nghiên cứu...........................................9
CHƯƠNG 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU........................................................... 12
3.1. Dữ liệu ....................................................................................................................12
3.2. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................................12
CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ, THẢO LUẬN ......................................................................15
4.1. Đánh giá HTSDĐ năm 2005 ..................................................................................15
4.2. Đánh giá HTSDĐ năm 2010 ..................................................................................16
4.3. Đánh giá HTSDĐ năm 2014 ..................................................................................18
4.4. Thành lập bản đồ SDĐ và đánh giá biến động SDĐ giai đoạn 2005 – 2010 .........19
iii


4.4.1. Đánh giá BĐSDĐ giai đoạn 2005 – 2010 .......................................................19
4.4.2. Thành lập bản đồ và đánh giá biến động SDĐ giai đoạn 2005 – 2010..........19
4.5. Thành lập bản đồ SDĐ và đánh giá biến động SDĐ giai đoạn 2010 – 2014 .........24
4.5.1. Đánh giá BĐSDĐ giai đoạn 2010 – 2014 .......................................................24
4.5.2. Thành lập bản đồ và đánh giá BĐSDĐ giai đoạn 2010 – 2014 ......................25
CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................ 31
5.1. Kết luận...................................................................................................................31
5.2. Kiến nghị ................................................................................................................31
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................. 32
PHỤ LỤC ......................................................................................................................33

iv



DANH MỤC VIẾT TẮT

OTC

Đất ở

SMN

Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng

NTS

Đất nuôi trồng thủy sản

SXN

Đất sản xuất nông nghiệp

TTN

Đất tôn giáo, tín ngưỡng

NTD

Đất nghĩa trang, nghĩa địa

PNK


Đất phi nông nghiệp khác

CDG

Đất chuyên dùng

SDĐ

Sử dụng đất

HTSDĐ

Hiện trạng sử dụng đất

ctv

Cộng tác viên

UBND

Ủy ban nhân dân

v


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1. Diện tích tự nhiên của các phường trên địa bàn Quận 12 ............................... 5
Bảng 2.2: Một số nghiên cứu ứng dụng GIS trong đánh giá biến động SDĐ .................9
Bảng 3.1 Dữ liệu thu thập.............................................................................................. 12
Bảng 4.1: Diện tích và tỷ lệ các loại hình SDĐ quận 12 năm 2005 .............................. 15

Bảng 4.2: Diện tích và tỷ lệ các loại hình SDĐ quận 12 năm 2010 .............................. 17
Bảng 4.3: Diện tích và tỷ lệ các loại hình SDĐ quận 12 năm 2014 .............................. 18
Bảng 4.4: Thống kê diện tích các loại hình SDĐ tại các thời điểm 2005 và 2010 .......19
Bảng 4.5: Ma trận biến động diện tích các loại hình SDĐ giai đoạn 2005 – 2010 .......20
Bảng 4.6: Ma trận biến động tỷ lệ các loại hình SDĐ giai đoạn 2005 – 2010 ..............21
Bảng 4.7: Thống kê diện tích các loại hình SDĐ tại các thời điểm 2010 và 2014 .......25
Bảng 4.8: Ma trận biến động diện tích các loại hình SDĐ giai đoạn 2010 – 2014 .......26
Bảng 4.9: Ma trận biến động tỷ lệ các loại hình SDĐ giai đoạn 2010 – 2014 ..............27

vi


DANH MỤC HÌNH ẢNH

Hình 2.1: Bản đồ hành chính quận 12 .............................................................................4
Hình 2.2:Chồng ghép dữ liệu không gian .......................................................................8
Hình 2.3: Chồng ghép bản đồ ..........................................................................................8
Hình 3.1: Sơ đồ phương pháp nghiên cứu .....................................................................13
Hình 3.2: Quá trình xử lý dữ liệu ..................................................................................14
Hình 4.1: Bản đồ HTSDĐ năm 2005 ............................................................................16
Hình 4.2: Bản đồ HTSDĐ năm 2010 ............................................................................17
Hình 4.3: Bản đồ HTSDĐ năm 2014 ............................................................................18
Hình 4.4: Bản đồ biến động SDĐ quận 12 giai đoạn 2005 _2010 ................................ 22
( Loại hình thay đổi: OTC, NTD, TTN ) .......................................................................22
Hình 4.5: Bản đồ biến động SDĐ quận 12 giai đoạn 2005 _2010 ................................ 23
( Loại hình thay đổi: SMN, NTS, PNK ) .......................................................................23
Hình 4.6: Bản đồ biến động SDĐ quận 12 giai đoạn 2005 _2010 ................................ 24
( Loại hình thay đổi: CDG, SXN ) ...............................................................................24
Hình 4.8: Bản đồ biến động SDĐ quận 12 giai đoạn 2010 _2014 ................................ 28
( Loại hình thay đổi: OTC, TTN, NTD ) .......................................................................28

Hình 4.7: Bản đồ biến động SDĐ quận 12 giai đoạn 2010 _2014 ................................ 29
( Loại hình thay đổi: SMN, NTS, PNK ) .......................................................................29
Hình 4.9: Bản đồ biến động SDĐ quận 12 giai đoạn 2010 _2014 ................................ 30
( Loại hình thay đổi: CDG, SXN ) ................................................................................30

vii


CHƯƠNG 1. MỞ ĐẦU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Nghiên cứu sự thay đổi trong quá trình sử dụng đất là căn cứ khoa học để đưa ra
những chính sách sử dụng đất đai phù hợp sao cho tiết kiệm và có hiệu quả và việc
xác định biến động đất đai càng trở nên cấp thiết hơn bao giờ. Đây là bài toán nan
giải, bức xúc hiện nay. Để giải quyết vấn đề này mỗi quốc gia cần xây dựng những
chương trình, kế hoạch, chiến lược riêng phù hợp với hoàn cảnh, điều kiện của mình
để sử dụng đất đai hợp lý. Ngày nay, có rất nhiều phương pháp nghiên cứu biến động
sử dụng đất với sự ứng dụng rộng rãi của công nghê thông tin đặc biệt là ứng dụng
công nghệ GIS. GIS là công cụ nghiên cứu đang được áp dụng ở nhiều ngành, nhiều
lĩnh vực khác nhau và cũng chứng minh được những khả năng xử lý thông tin đem
lại những lợi ích to lớn về kinh tế - xã hội - môi trường. Với khả năng tích hợp và
phân tích thông tin của GIS kết hợp với các tài liệu sẵn có và phương pháp truyền
thống thì việc thành lập bản đồ biến động sử dụng đất sẽ đạt hiệu quả cao hơn giúp
cho các nhà quản lý trong việc nâng cao hiệu quả sử dụng đất.
Quận 12 đang phấn đấu phát triển để đạt tiêu chuẩn đô thị loại I vậy nên hàng
loạt khu đô thị mọc lên giữa những mảnh đất chưa sử dụng và đất nông nghiệp. Quận
12 là quận nội thành của Thành phố Hồ Chí Minh, nằm ở phía tây Bắc của Thành
phố Hồ Chí Minh, Việt Nam. Dân số năm 2015 là 510.326 người. Mật độ dân số
9.669 người/ km2 , với diện tích là 5.278 ha.
Xuất phát từ nhu cầu thực tế, đề tài : “Ứng dụng GIS đánh giá biến động sử
dụng đất Quận 12 thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2005-2014, đã được thực hiện.

1.2. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu chung của đề tài là ứng dụng đánh giá biến động sử dụng đất quận 12,
thành phố Hồ Chí Minh, giai đoạn 2005-2014.
Chi tiết các mục tiêu cụ thể của đề tài như sau:


Thành lập bản đồ HTSDĐ năm 2005, 2010, 2014.



Thành lập bản đồ BĐSDĐ giai đoạn 2005-2010 và 2010-2014



Đánh giá biến động sử dụng đất quận 12 qua 2 giai đoạn: 2005-2010 và

2010-2014.
1


1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Các loại hình SDĐ và sự biến động của các loại hình
SDĐ.
Phạm vi nghiên cứu: Giới hạn trong khu vực quận 12 thành phố Hồ Chí Minh.

2


CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Tổng quan và biến động đất đai

Đánh giá biến động hiện trạng sử dụng đất là đánh giá được sự thay đổi về loại
hình sử dụng đất qua các thời điểm dưới sự tác động từ các yếu tố tự nhiên, kinh tế xã hội, sự khai thác, sử dụng của con người. Mọi vật trên thế giới tự nhiên không bao
giờ bất biến mà luôn luôn biến động không ngừng, động lực của mọi sự biến động đó
là quan hệ tương tác giữa các thành phần của tự nhiên. Như vậy để khai thác tài
nguyên đất đai của một khu vực có hiệu quả, bảo vệ nguồn tài nguyên quý giá này và
không làm suy thoái môi trường tự nhiên thì nhất thiết phải nghiên cứu biến động đất
đai. Sự biến động đất đai do con người sử dụng vào các mục đích kinh tế - xã hội có
thể phù hợp hay không phù hợp với quy luật của tự nhiên, cần phải nghiên cứu để
tránh sử dụng đất đai có tác động xấu đến môi trường sinh thái.
Như vậy biến động tình hình sử dụng đất là xem xét quá trình thay đổi của diện
tích đất thong qua thong tin thu thập được theo thời gian để tìm ra quy luật và những
nguyên nhân thay đổi từ đó có biện pháp sử dụng đúng đắn với nguồn tài nguyên
(Nguyễn Tiến Mạnh, 2008).
Biến động sử dụng đất là sự thay đổi trạng thái tự nhiên của lớp phủ bề mặt đất
gây ra bởi hành động của con người là một hiện tượng phổ biến lien quan tới tăng
trưởng dân số, phát triển thị trường, đổi mới công nghệ, kỹ thuật và sự thay đổi thể
chế, chính sách. Biến động sử dụng đất có thể gây hậu quả khác nhau đối với tài
nguyên thiên nhiên như sự thay đổi thảm thực vật, biến đổi trong đặc tính của đất,
trong quần thể động, thực vật và tác động đến các yếu tố hình thành khí hậu (Tumer
et al.,1995; Lambin et al., 1999; Aylward, 2000 dẫn theo Mulker, 2004).
2.2. Tổng quan khu vực nghiên cứu
2.2.1. Điều kiện tự nhiên
Quận 12 nằm ở cửa ngõ Tây Bắc Thành phố Hồ Chí Minh, có tọa độ địa lý như
sau:


Kinh độ: 10636’15” – 106036’52,5’’ Kinh Độ Đông.




Vĩ độ:

10050’57,5’’ – 10050’00’’ Vĩ Độ Bắc.

Ranh giới được xác định bởi:
3




Phía Đông giáp: Quận Thủ Đức; huyện Hóc Môn (xã Nhị Bình) và tỉnh

Bình Dương.


Phía Tây giáp: Huyện Hóc Môn (xã Bà Điểm và xã Tân Xuân).



Phía Nam giáp: Quận Bình Thạnh; Quận Gò Vấp và Quận Tân Bình.



Phía Bắc giáp: Huyện Hóc Môn (xã Đông Thạnh).

Hình 2.1: Bản đồ hành chính quận 12
(Sở quy hoạch kiến trúc Tp.HCM, 2008)
Địa hình có hai dạng:



Dạng địa hình gò có khả năng xây dựng nhà cao tầng và là khu vực có

nhiều triển vọng để xây dựng thành một khu đô thị hóa.


Dạng địa hình thấp, bị chia cắt bởi nhiều sông rạch, khả năng chịu lực thấp

và là vùng chịu ảnh hưởng của thuỷ triều, khu vực này thích hợp cho xây dựng
nhà vườn và nhà thấp tầng.
Là một quận thuộc vùng Đông Nam Bộ có khí hậu khí hậu nhiệt đới gió mùa
cận xích đạo, mang tính chất chung là nóng, ẩm với nhiệt độ cao và mưa nhiều (rất
4


thuận lợi, ít chịu ảnh hưởng của mưa, bão), khí hậu trong năm được chia làm 2 mùa
rõ rệt:


Mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 11 hàng năm.



Mùa nắng bắt đầu từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau.

Quận 12 được chia thành 11 đơn vị hành chính phường:

Bảng 2.2. Diện tích tự nhiên của các phường trên địa bàn Quận 12
STT
1
2

3
4
5
6
7
8
9
10
11

Tên phường
Thạnh Xuân
Thạnh Lộc
Hiệp Thành
Thới An
Tân Chánh Hiệp
An Phú Đông
Tân Thới Hiệp
Trung Mỹ Tây
Tân Hưng Thuân
Đông Hưng Thuận
Tân Thới Nhất

Diện tích(ha)

9,67
5,83
5,44
5,18
4,24

8,84
2,63
2,75
1,81
2,55
3,89

Nhìn chung về vị trí địa lý, Quận 12 có một vị trí khá thuận lợi cho việc thúc
đẩy phát triển kinh tế – xã hội cũng như tình hình sử dụng tài nguyên đất đai. Tuy
nhiên cụ thể có một số điểm ưu thế và hạn chế sau đây:
Vị trí trong các vùng chiến lược: Quận 12 thuộc thành phố Hồ Chí Minh, đây là
thành phố lớn và năng động nhất ở khu vực phía Nam; là trung tâm kinh tế, chính trị,
văn hóa, khoa học kỹ thuật, tài chính… của khu vực phía Nam nói chung và vùng
kinh tế trọng điểm Phía Nam nói riêng. Quận nằm cửa ngõ phía Tây Bắc của Thành
phố với 2 tuyến quốc lộ: quốc lộ 1A và quốc lộ 22 đi qua cho phép Quận kết nối một
cách dễ dàng với các vùng kinh tế trong cả nước cũng như giao thương với các nước
thuộc ASEAN bằng đường bộ qua cửa khẩu Mộc Bài và cửa khẩu Sa Mác. Chính
điều đó đã tạo điều kiện khá thuận lợi để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội và sử
dụng đất.
Vị trí trong Thành phố và các quận, huyện lân cận: Quận 12 là quận ven của
thành phố Hồ Chí Minh, Quận vừa giáp với các huyện ngoại thành vừa tiếp giáp với
các quận trung tâm Thành phố, vì vậy Quận có vai trò là vùng đệm quan trọng trong
5


chiến lược phát triển kinh tế xã hội khu vực Tây Bắc Thành phố. Hiện tại, Quận có 4
tuyến giao thông xuyên tâm thành phố: Đường Trường Chinh (trục lộ Bắc - Nam),
trục lộ Tô Ký - Quang Trung (tỉnh lộ 15), trục lộ Lê Văn Khương - Lê Đức Thọ (tỉnh
lộ 16), trục lộ Hà Huy Giáp (tỉnh lộ 14), đây là điều kiện thuận lợi để Quận kết nối
dễ dàng với các quận trung tâm (là trung tâm kinh tế, chính trị, tài chính của TP. Hồ

Chí Minh), cũng như các quận, huyện khác trong Thành phố. Tuy nhiên vì Quận là
vùng đệm của Thành phố nên Quận cũng sẽ chịu nhiều áp lực về sự phát triển về
kinh tế - xã hội của Thành phố như: áp lực dân số do nhập cư cao, áp lực về biến
động nhu cầu sử dụng đất, các vấn đề về an ninh, trật tự… Chính điều đó cũng sẽ ảnh
hưởng không nhỏ đến chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của Quận ở hiện tại và
tương lai, đặc biệt là công tác quản lý nhà nước về đất đai.
2.2.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
Về kinh tế:


Quận đã xây dựng và triển khai thực hiện Chương trình thúc đẩy chuyển

dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2011 –
2015, trong đó định hướng, giới thiệu phát triển các ngành nghề dịch vụ có giá
trị kinh tế cao trên các tuyến đường chính, các trục động lực; Triển khai thực
hiện có hiệu quả các quyết định hỗ trợ chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp
của thành phố; giới thiệu mô hình sản xuất hiệu quả, tập huấn, hỗ trợ chuyển
giao khoa học kỹ thuật để nông dân học tập, nâng cao hiệu quả chuyển dịch cơ
cấu kinh tế nông nghiệp.


Cơ cấu ngành kinh tế quận đã đã có những bước phát triển tích cực, đúng

định hướng “dịch vụ - công nghiệp – nông nghiệp”. Từ đầu nhiệm kỳ, trên địa
bàn quận chỉ có 3.294 doanh nghiệp và 2.539 hộ kinh doanh cá thể; đến nay,
trên địa bàn quận có 8.926 doanh nghiệp đang hoạt động (trong đó có 16 doanh
nghiệp trên 500 lao động) và 14.045 hộ kinh doanh cá thể, đã góp phần từng
bước giảm dần hộ nghèo, tăng hộ khá, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho
nhân dân, thu hút đông lao động đến địa bàn, bộ mặt đô thị quận ngày càng
khang trang hơn. Ngành dịch vụ ngày càng chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu

ngành kinh tế; tốc độ tăng trưởng ngành công nghiệp hàng năm đạt chỉ tiêu

6


Nghị quyết đề ra; Nông nghiệp chuyển dần theo hướng đô thị, tỷ trọng ngành
nông nghiệp cơ bản đạt chỉ tiêu .
Về xã hội:


Nhìn chung đặc điểm dân số Quận 12 mang đặc thù của quận nội thành

mới phát triển của TP. Hồ Chí Minh là có mật độ dân số tăng cao so với bình
quân chung các quận nội thành. Theo số liệu thống kê đến năm 2015 dân số
Quận 12 là 510.326 người, mật độ dân số là 9.669 người/km2 .


Dân số phân bố không đều giữa các phường, dân số tập trung lớn ở các

phường phía Tây Quận như: Hiệp Thành, Tân Chánh Hiệp, Tân Thới Hiệp,
Đông Hưng Thuận,Tân Hưng Thuận, Tân Thới Nhất. Các phường này có mật
độ dân số khá cao.
2.3. Tổng quan phương pháp nghiên cứu
2.3.1. Giới thiệu GIS
Theo Nguyễn Kim Lợi và Trần Thống Nhất (2007), GIS được định nghĩa như là
một hệ thống thông tin mà nó sử dụng dữ liệu đầu vào, các thao tác phân tích, cơ sở
dữ liệu đầu ra liên quan về mặt địa lý không gian, nhằm trợ giúp việc thu nhận, lưu
trữ, quản lý, xử lý, phân tích và hiển thị các thông tin không gian từ thế giới thực để
giải quyết các vấn đề tổng hợp thông tin cho các mục đích của con người đặt ra.
2.3.2. Chồng lớp bản đồ (Map Overlay)

Chồng các lớp thông tin khác nhau để phân tích không gian là một phép toán
không gian quan trọng trong GIS. Chức năng chồng ghép là thao tác không gian
trong đó những lớp chuyên đề được chồng lên nhau để tạo ra một lớp chuyên đề mới
chứa đựng những thông tin mới. Các chức năng chồng lớp số học và logic là một bộ
phận trong các phần mềm GIS.
Chồng lớp số học bao gồm những phép toán như cộng, trừ, nhân, chia từng giá
trị trong lớp dữ liệu với một giá trị tại vị trí tương ứng trong lớp dữ liệu thứ hai
Chức năng chồng các lớp bản đồ cho phép người sử dụng đặt các lớp dữ liệu
lên nhau trên cơ sở các quan hệ không gian. Ghép bản đồ tạo ra các loại dữ liệu tổng
quát hơn trong bản đồ
Phép chồng ghép và khả năng đánh giá các quan hệ không gian có thể là chức
năng được biết đến nhiều nhất của các hệ thống GIS. Quan hệ giữa các lớp dữ liệu có
7


thể được truy vấn thông qua các biểu thức toán học (logic) hoặc/ và bằng trực quan
họa hình.
Phép chồng ghép bản đồ sử dụng các biểu thức logic hoặc các hàm không gian
và tích trữ kết quả trong CSDL GIS như là các lớp dữ liệu mới. Do các lớp đã được
biến đổi đồng nhất về tọa độ và hệ tham chiếu nên chúng có thể được chồng khớp lên
nhau về mặt kích thước không gian (Hình 2.2).

Hình 2.2:Chồng ghép dữ liệu không gian

Hình 2.3: Chồng ghép bản đồ
Chức năng ghép bản đồ cho phép người sử dụng biến một lớp dữ liệu phức tạp
thành một lớp dữ liệu mới trong đó các đường phân cách hai vùng có cùng một giá trị
thông số bị loại trừ (dissolve) như diễn tả trong hình 2.3. Kết quả là một lớp có giá trị
dữ liệu tổng quát hơn. Chức năng này thực chất là chức năng ngược của phép chồng
8



xếp bản đồ. Ví dụ việc ghép dữ liệu không gian của một bản đồ sở hữu về các loại
chủ nhân của các vùng đất bao gồm chủ nhân là chính quyền địa phương, chính
quyền trung ương, các xí nghiệp công nghiệp tư nhân, các vùng đất sở hữu tư nhân,
sẽ dẫn đến việc thành lập quan hệ không gian giữa sở hữu công cộng và sở hữu tư
nhân.
Phép logic là việc sử dụng các lệnh logic để tạo ra các lớp dữ liệu mới và chọn
ra các đặc tính địa lý mới từ bảng thuộc tính. Sự lựa chọn logic dựa trên các biểu thức
luận lý hoặc các giá trị thuộc tính. Các giá trị thuộc tính được lựa chọn sẽ được chọn,
sát nhập hoặc loại bỏ để tạo ra lớp dữ liệu mới.
2.4. Tình hình nghiên cứu liên quan đến vấn đề nghiên cứu
Bảng 2.3: Một số nghiên cứu ứng dụng GIS trong đánh giá biến động SDĐ
STT

Tên nghiên cứu

Tên tác giả,

Mô tả

năm
1

Ứng dụng tư liệu Nguyễn Thị
Viễn thám và Hệ Ngọc Quyên,
thống thông tin
2010
địa lý xác định
biến động đất đô

thị trên địa bàn
thành phố Buôn
Ma Thuột- tỉnh
Đắk Lắk

9

-

Mục tiêu: Ứng dụng kỹ thuật GIS,
ảnh viễn thám trong phân tích, xác
định biến động đất đô thị trong quá
trình đô thị hoá trên địa bàn thành
phố. Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu
quả quản lý và sử dụng tài nguyên
đất cho phù hợp với tốc độ đô thị
hóa trên địa bàn và xây dựng cơ sở
dữ liệu thông tin địa lý phục vụ cho
việc theo dõi tốc độ đô thị hóa của
thành phố.

-

Kết quả: xây dựng được bộ khóa giải
đoán với 5 loại hình SDĐ khác nhau
trên địa bàn thành phố Buôn Ma
Thuột: đất xây dựng, đất trồng lúa;
SMN, đất cây lâu năm, đất cây hàng
năm. Xác định được diện tích biến
động trong giai đoạn 2000- 2009.

Trong đó, đất xây dựng tăng
2.010,47 ha, đất trồng lúa tăng 119,8
ha, đất sông suối tăng 13,37 ha, đất
cây lâu năm tăng 1.329,36 ha, đất
cây hằng năm giảm 1.514,9 ha, đất
chưa sử dụng giảm 1.958,1 ha.


2

3

Ứng dụng công
nghệ viễn thám
và GIS để xác
định biến động
đất đai trên địa
bàn phường
Vĩnh trại, thành
phố Lạng Sơn
giai đoạn 2003 2008

Lê Thị Thùy
Vân, 2010

Ứng dụng hệ
Vũ Thị
thống thông tin
Huyền
địa lý trong đánh Trang, 2011

giá biến động
hiện trạng SDĐ
giai đoạn 2000 –
2010 tại xã
Quang Kim –
huyện Bát Xáttỉnh Lào Cai

10

-

Mục tiêu: Tìm hiểu cong nghệ viễn
thám và ứng dụng của nó, trọng tâm
trong nghiên cứu biến động sử dụng
đất. Thành lập được bản đồ hiện
trạng SDĐ và bản đồ biến động
SDĐ qua 2 thời điểm bay chụp dựa
trên công nghệ viễn thám kết hợp
với GIS. Đánh giá tình hình biến
động đất đai trên địa bàn phường
giai đoạn 2003 – 2008.

-

Kết quả: xây dựng được tệp dữ liệu
gồm 5 loại hình SDĐ bao gồm:
sông, đất, mặt nước chuyên dùng,
đất lâm nghiệp, đất xây dựng và cây
hàng năm. Thành lập được hai bản
đồ hiện trạng sử dụng đát với độ

chính xác tương ứng là 91,2 % và
98,35 % thành lập được bản đồ biến
động đất giai đoạn 2003- 2008 tỷ lệ
1/5000. Các loại hình SDĐ được
phân loại theo đề tài có sự biến động
rõ, đối với đất xây dựng có xu hướng
tăng dần từ 123,89 ha tăng lên
149,98 ha năm 2008. Đất cây hằng
năm có xu hướng giảm nhanh, cụ thể
năm 2003 diện tích cây hằng năm
giảm từ 32,97 ha còn 6,54 ha.

-

Mục đích: Đánh giá biến động hiện
trạng SDĐ giai đoạn 2000 – 2005,
2005 – 2010, 2000 – 2010. Phân tích
kết quả nghiên cứu và đề xuất giải
pháp SDĐ hiệu quả.

-

Kết quả: Xây dựng thành công bản
đồ biến động đất đai ở các thời điểm
khác nhau và đưa ra được những khu
vực biến động phục vụ cho các kỳ
quy hoạch kế hoạch. Thống kê diện
tích đất đai của các loại hình sử dụng
theo mục đích sử dụng của xã tại các
thời điểm năm 2000, 2005, 2010. Đã

đưa ra số liệu biến động về diện tích
của một số loại hình SDĐ, giúp địa


phương thuận tiện trong chỉnh lý, bổ
sung sự biến động của các thông tin
đát trong quá trinhg quản lý, sử dụng
và phát triển bền vững nguồn tài
nguyên quý giá này.
4

Ứng dụng công
nghệ viễn thám
tích hợp Hệ
thống thông tin
địa lý (GIS)
thành lập bản đồ

Lê Đức Hạnh
và ctv, 2013

- Mục tiêu: Ứng dụng công nghệ viễn
thám và GIS thành lập bản đồ biến
động SDĐ tỉnh Nam Định.
-

11

Kết quả: Nghiên cứu đánh giá biến
động SDĐ tỉnh Nam Định cho thấy:

diện tích đất trồng lúa và các loại
cây hàng năm liên tục giảm. Diện
tích đất lúa năm 2008 là 92.275,32
ha giảm 667,6 ha so với năm 2003,
đến năm 2011 diện tích đất lúa chỉ
còn 92.025,22 ha giảm 250,1 ha.
Diện tích CDG tăng, năm 2008 là
5.071,53 ha tăng 550,62 ha so với
năm 2003 và năm 2011 diện tích
CDG là 5.299,65 ha tăng 228,12 ha


CHƯƠNG 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Dữ liệu
Dữ liệu thu thập được phục vụ cho đề tài được thể hiện qua Bảng 3.1
Bảng 3.1 Dữ liệu thu thập
STT
1

Tên dữ liệu
Bản

đồ

Bản

đồ

loại hình SDĐ


Bản

đồ

loại hình SDĐ

trường Tp.HCM

HTSDĐ Tỉ lệ 1:60.000, có 8 Sở Tài nguyên và Môi

năm 2014
4

trường Tp.HCM

HTSDĐ Tỉ lệ 1:60.000, có 8 Sở Tài nguyên và Môi

năm 2010
3

Nguồn thu thập

HTSDĐ Tỉ lệ 1:60.000, có 9 Sở Tài nguyên và Môi

năm 2005
2

Mô tả

loại hình SDĐ


trường Tp.HCM

Niên giám thống kê Dân số, tình hình kinh Cục
Tp.HCM 2015

thống



tế-xã hội, loại hình Tp.HCM 2015
SDĐ

3.2. Phương pháp nghiên cứu
Các bước tiến hành và toàn bộ quá trình thực hiện được thể hiện trong hình 3.1:
-

Bước 1: Thu thập dữ liệu cần thiết

-

Bước 2: Tiến hành xử lý dữ liệu cho phù hợp yêu cầu của đề tài

-

Bước 3: Thực hiện chồng lớp bản đồ trong ArcGis

-

Bước 4: Đánh giá biến động SDĐ bằng thuật toán giao nhau và ma trận

chuyển đổi

12


Thu thập dữ liệu (1)

Bản đồ HTSDĐ
2005

Bản đồ HTSDĐ
2010

Bản đồ HTSDĐ
2014

Xử lý dữ liệu (2)

Chồng lớp bản đồ (3)

Bản đồ biến động giai
đoạn 2005-2010

Bản đồ biến động giai

huyển
định dạn
đoạn sang
2010-2014


Đánh giá biến động
SDĐ (4)

Bản đồ biến
động SDĐ

Ma trận
BĐSDĐ

Hình 3.1: Sơ đồ phương pháp nghiên cứu

13


Dữ liệu bản đồ HTSDĐ của 2 năm 2010, 2014 ở dạng *.dgn chỉ cung cấp thông
tin nghiên cứu mà không đáp ứng đủ yêu cầu để thực hiện nghiên cứu. Vì vậy, cần
tiến hành xử lý dữ liệu bằng các công cụ sẵn có để định dạng *.shp, cụ thể được thể
hiện trong Hình 3.2:
Bản đồ HTSDĐ
năm 2005

Bản đồ HTSDĐ
năm 2010

Chuyển dữ liệu từ *.dgn
sang *.shp ( Arc Catalog/
Export/ To Geodatabase(
single))

Kiểm tra, sửa lỗi hình học

(New/Topology/Editor/Sta
r Editing/chọn Error
Inspector)

Gán mã loại đất( Join ang
Relates/Join)

Gom nhóm theo mã loại
đất(Arc Toolbox/Data
Management
Tool/Generalization

Hình 3.2: Quá trình xử lý dữ liệu

14

Bản đồ HTSDĐ
năm 2014


CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ, THẢO LUẬN
4.1. Đánh giá HTSDĐ năm 2005
Bản đồ HTSDĐ quận 12 năm 2005 được chia thành 8 loại hình SDĐ: Đất
chuyên dùng (CDG), Đất nghĩa trang, nghĩa địa (NTD), Đất nuôi trồng thủy sản
(NTS), Đất ở (OTC), Đất phi nông nghiệp khác (PKN), Đất sông suối và mặt nước
chuyên dùng (SMN), Đất sản xuất nông nghiệp (SXN), Đất tôn giáo, tín ngưỡng
(TTN).
Diện tích tự nhiên của quận 12 năm 2005 khoảng 5534.14 ha trong đó đất ở
(OTC) có diện tích lớn nhất khoảng 225.78 ha chiếm 40.80%. Ngoài ra, đất chuyên
dùng (CDG) với diện tích khoảng 1184.81 ha và đất sản xuất nông nghiệp (SXN) với

diện tích khoảng 1412.74 ha chiếm tỷ lệ cũng không nhỏ như CDG chiếm 21.41%,
SXN chiếm 25.53%. Với diện tích 548.47 ha đất sông suối và mặt nước chuyên dùng
(SMN) cũng có tỷ lệ không nhỏ 9.91% chỉ đứng sau CDG, SXN, và OTC. Còn lại là
các loại hình SDĐ chiếm tỷ lệ và diện tích khá nhỏ như NTD, NTS, PNK, TTN
khoảng 130.36 ha và chiếm 2.35%. HTSDĐ quận 12 dược thể hiện cụ thể qua Bảng
4.1:
Bảng 4.1: Diện tích và tỷ lệ các loại hình SDĐ quận 12 năm 2005
SDĐ
CDG
NTD
NTS
OTC
PNK
SMN
SXN
TTN
Tổng

Diện tích(ha)
1.184,81
26,64
53,08
2.257,78
32,23
548,47
1.412,74
18,41
5.534,14

Tỷ lệ(%)

21,4
0,5
1,0
40,8
0,6
9,9
25,5
0,3
100,0

Bản đồ HTSDĐ năm 2005 (Hình 4.1) thể hiện được sự phân bố của các loại
hình SDĐ, quận 12 có diện tích OTC chiếm ưu thế bởi vì quận có KCN nơi tập trung
các công ty lớn, nhỏ và các công ty, xí nghiệp được phân bố rộng rãi trên khắp địa
bàn quận nên thu hút được sự chú ý của dân nhập cư từ các nơi khác chuyển đến.
15


×