Tải bản đầy đủ (.pdf) (83 trang)

LUẬN văn LUẬT tư PHÁP bảo hộ KIỂU DÁNG CÔNG NGHIỆP THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (782.16 KB, 83 trang )

Luận văn tốt nghiệp

Bảo hộ kiểu dáng công nghiệp theo pháp luật Việt Nam

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ

KHOA LUẬT
BỘ MÔN LUẬT TƯ PHÁP

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN LUẬT
NIÊN KHÓA 2006-2010
Đề tài:

BẢO HỘ KIỂU DÁNG CÔNG NGHIỆP THEO
PHÁP LUẬT VIỆT NAM

Giảng viên hướng dẫn:

Sinh viên thực hiện:

Nguyễn Phan Khôi

Nguyễn Văn Cường

Bộ môn Luật Tư Pháp

MSSV: 5062384
Lớp Luật Tư Pháp 3 – K32

Cần Thơ
Tháng 5/2010



GVHD: Nguyễn Phan Khôi

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com

SVTH: Nguyễn Văn Cường


Luận văn tốt nghiệp

Bảo hộ kiểu dáng công nghiệp theo pháp luật Việt Nam

NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN
@&?
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................

...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................

GVHD: Nguyễn Phan Khôi

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com

SVTH: Nguyễn Văn Cường


Luận văn tốt nghiệp

Bảo hộ kiểu dáng công nghiệp theo pháp luật Việt Nam

NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN PHẢN BIỆN
@&?
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................

...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................

GVHD: Nguyễn Phan Khôi

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com

SVTH: Nguyễn Văn Cường


Luận văn tốt nghiệp

Bảo hộ kiểu dáng công nghiệp theo pháp luật Việt Nam

MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU............................................................................................................................ 1
Chương 1 LÝ LUẬN CHUNG VỀ BẢO HỘ KIỂU DÁNG CÔNG NGHIỆP..............8
1.1. Khái niệm kiểu dáng công nghiệp .............................................................................8
1.2. Đặc điểm kiểu dáng công nghiệp...............................................................................9

1.3. Phân loại kiểu dáng công nghiệp theo Hiệp ước Locarno ........................................10
1.4. Điều kiện bảo hộ - nguyên tắc bảo hộ......................................................................11
1.5. Xác lập quyền sở hữu công nghiệp đối với kiểu dáng công nghiệp..........................12
1.5.1. Căn cứ xác lập quyền sở hữu công nghiệp đối với kiểu dáng công nghiệp ....... 12
1.5.2. Điều kiện chung đối với kiểu dáng công nghiệp được bảo hộ........................... 13
1.5.3. Đối tượng không được bảo hộ với danh nghĩa kiểu dáng công nghiệp.............. 16
1.6. Lược sử hình thành và phát triển của việc bảo hộ kiểu dáng công nghiệp ................17
1.6.1. Của một số quốc gia......................................................................................... 17
1.6.2. Ở Việt Nam ..................................................................................................... 18
1.7. Vai trò của việc bảo hộ kiểu dáng công nghiệp........................................................22
1.8. Hệ quả của kiểu dáng công nghiệp được bảo hộ ......................................................24
Chương 2 PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ BẢO HỘ KIỂU DÁNG CÔNG NGHIỆP.. 26
2.1. Nộp đơn đăng ký bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp trong nước .....................26
2.1.1. Chủ thể có quyền nộp đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp .............................. 26
2.1.2. Hình thức đơn đăng ký bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp ....................... 30
2.1.3. Nội dung đơn đăng ký bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp ........................ 31
2.2. Cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận và xử lý đơn .......................................................34
2.3. Quy trình xử lý đơn đăng ký bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp ......................35
2.4. Nộp đơn đăng ký bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp quốc tế ...........................42
2.4.1. Giới thiệu về đăng ký quốc tế kiểu dáng công nghiệp theo Thỏa ước Lahay .... 42
2.4.2. Nộp đơn đăng ký bảo hộ quốc tế kiểu dáng công nghiệp.................................. 42
2.4. Khiếu nại và việc giải quyết khiếu nại liên quan đến thủ tục đăng ký ......................46
2.5. Hiệu lực của văn bằng bảo hộ..................................................................................48
2.6. Gia hạn, chấm dứt, hủy bỏ hiệu lực, sửa đổi văn bằng bảo hộ kiểu dáng công
nghiệp ............................................................................................................................49
2.6.1. Gia hạn hiệu lực của văn bằng bảo hộ kiểu dáng công nghiệp:......................... 49
2.6.2. Chấm dứt hiệu lực của văn bằng bảo hộ kiểu dáng công nghiệp....................... 49
2.6.3. Hủy bỏ hiệu lực của văn bằng bảo hộ kiểu dáng công nghiệp........................... 50
GVHD: Nguyễn Phan Khôi


PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com

SVTH: Nguyễn Văn Cường


Luận văn tốt nghiệp

Bảo hộ kiểu dáng công nghiệp theo pháp luật Việt Nam

2.6.4. Sửa đổi văn bằng bảo hộ kiểu dáng công nghiệp .............................................. 50
2.7. Chế độ pháp lý của người được cấp văn bằng bảo hộ kiểu dáng công nghiệp ..........51
2.7.1. Quyền của người được cấp văn bằng bảo hộ kiểu dáng công nghiệp ................ 51
2.7.2. Nghĩa vụ của người được cấp văn bằng bảo hộ kiểu dáng công nghiệp ............ 52
2.8. Chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp đối với kiểu dáng công nghiệp ..................53
2.8.1 Chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp đối với kiểu dáng công nghiệp....... 53
2.8.2. Chuyển quyền sử dụng đối với kiểu dáng công nghiệp..................................... 56
2.9. Các biện pháp thực thi quyền sở hữu công nghiệp đối với kiểu dáng công nghiệp...58
2.9.1. Quyền tự bảo vệ............................................................................................... 59
2.9.2. Biện pháp dân sự ............................................................................................. 60
2.9.3. Biện pháp hình sự ............................................................................................ 61
2.9.4. Biện pháp hành chính....................................................................................... 62
2.9.5. Biện pháp khẩn cấp tạm thời............................................................................ 63
Chương 3 THỰC TRẠNG ĐĂNG KÝ, THỰC THI QUYỀN SỞ HỮU CÔNG
NGHIỆP ĐỐI VỚI KIỂU DÁNG CÔNG NGHIỆP VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP
HOÀN THIỆN................................................................................................................ 65
3.1. Thực trạng đăng ký và thực thi quyền sở hữu công nghiệp đối với kiểu dáng
công nghiệp ...................................................................................................................65
3.1.1. Thực trạng đăng ký bảo hộ kiểu dáng công nghiệp ở Việt Nam ....................... 65
3.1.2. Thực thi quyền sở hữu công nghiệp đối với kiểu dáng công nghiệp ................. 69
3.2. Đề xuất giải pháp để hoàn thiện thực trạng..............................................................77

3.2.1. Giải pháp từ phía Nhà nước ............................................................................. 77
3.2.2. Giải pháp từ phía doanh nghiệp nói chung ....................................................... 79
3.2.3. Giải pháp từ phía người tiêu dùng.................................................................... 80
KẾT LUẬN..................................................................................................................... 81
TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................................. 82

GVHD: Nguyễn Phan Khôi

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com

SVTH: Nguyễn Văn Cường


Luận văn tốt nghiệp

Bảo hộ kiểu dáng công nghiệp theo pháp luật Việt Nam

LỜI NÓI ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong thời gian qua, trên các phương tiện thông tin thường hay phản ánh các
trường hợp sản phẩm bị nhái, bị đánh cắp kiểu dáng gây thiệt hại cho nhiều doanh
nghiệp làm ăn chân chính, nhiều vụ tranh chấp phát sinh. Thực tế cho thấy nguyên
nhân xảy ra tranh chấp là do vấn đề bảo hộ kiểu dáng công nghiệp chưa được các
doanh nghiệp, cá nhân chủ sở hữu kiểu dáng công nghiệp quan tâm đúng mức.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng như vậy, có thể là chủ sở hữu không
thấy rõ lợi ích từ việc đăng ký bảo hộ kiểu dáng công nghiệp mang lại, sự thiếu hiểu
biết thông tin pháp luật về việc xác lập, thực hiện quyền độc quyền sở hữu kiểu dáng
công nghiệp nên hậu quả là có nhiều vụ xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với
kiểu dáng công nghiệp xảy ra nhanh chóng và mức độ ngày càng nghiêm trọng, chủ sở
hữu kiểu dáng công nghiệp thường gặp khó khăn khi kiểu dáng công nghiệp của mình

bị xâm phạm.
Người viết nhận thấy rằng tầm quan trọng của kiểu dáng công nghiệp được bảo
hộ sẽ mang lại những lợi ích to lớn cho chủ sở hữu, và những chủ thể khác có liên
quan. Vì vậy người viết đã đi vào nghiên cứu đề tài “Bảo hộ kiểu dáng công nghiệp
theo pháp luật Việt Nam”, thông qua đề tài nghiên cứu người viết truyền đạt những
thông tin cần thiết đến người đọc về vai trò của kiểu dáng công nghiệp đối với nền
kinh tế, tình hình đăng ký bảo hộ và thực thi việc bảo hộ kiểu dáng công nghiệp ở
nước ta trong giai đoạn hiện nay.
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
Nhằm hiểu rõ hơn về quy định của pháp luật Việt Nam đối với việc bảo hộ
quyền đối với kiểu dáng công nghiệp ở thời điểm hiện tại, các hoạt động nào được
diễn ra khi một đối tượng là kiểu dáng công nghiệp được đăng ký bảo hộ, từ đó người
viết sẽ cụ thể một số vấn đề sau đây:
Làm rõ khái niệm, đặc điểm, tầm quan trọng của kiểu dáng công nghiệp. Dẫn
chiếu quy định của pháp luật, phân tích căn cứ, trình tự thủ tục xác lập quyền sở hữu
công nghiệp đối với kiểu dáng công nghiệp, quyền và nghĩa vụ của chủ văn bằng kiểu
dáng công nghiệp được Nhà nước bảo hộ, vấn đề chuyển giao bằng độc quyền kiểu
dáng công nghiệp và việc thực thi sở hữu công nghiệp đối với kiểu dáng công nghiệp.
Tìm hiểu, nghiên cứu thực tiễn và đưa ra một số giải pháp cấp bách mà người
viết cho rằng cần thiết để việc đăng ký bảo hộ và thực thi quyền đối với kiểu dáng
công nghiệp ở nước ta trong thời gian tới sẽ đạt được kết quả khả quan.
GVHD: Nguyễn Phan Khôi

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com

SVTH: Nguyễn Văn Cường


Luận văn tốt nghiệp


Bảo hộ kiểu dáng công nghiệp theo pháp luật Việt Nam

3. Phạm vi nghiên cứu của đề tài
Mặc dù là một đối tượng của quyền sở hữu công nghiệp thế nhưng vấn đề “Bảo
hộ kiểu dáng công nghiệp theo pháp luật Việt Nam” đã và đang góp phần cho sự
phát triển kinh tế của đất nước, thúc đẩy tiến bộ xã hội, mang lại những lợi ích thiết
thực cho chủ thể liên quan, nhận thấy rõ tầm quan trọng đó nên người viết phần nào
làm cho người đọc thấy rõ vấn đề trên. Khi nghiên cứu đề tài, người viết đi khái quát
về kiểu dáng công nghiệp được bảo hộ, căn cứ xác lập quyền sở hữu công nghiệp đối
với kiểu dáng công nghiệp. Chủ thể có được quyền sở hữu công nghiệp đối với kiểu
dáng công nghiệp được bảo hộ có quyền và nghĩa vụ gì, pháp luật quy định cho chủ sở
hữu kiểu dáng công nghiệp chống lại người có hành vi xâm phạm độc quyền bằng
những biện pháp gì.
Song song đó vấn đề thực trạng đăng ký bảo hộ, tình hình xâm phạm và một số
bất cập trong quá trình xử lý cũng được tìm hiểu. Đưa ra một số ví dụ từ thực tế chứng
minh cho bài viết, đề xuất một số phương hướng khắc phục nguyên nhân đang mắc
phải để vấn đề bảo hộ kiểu dáng công nghiệp ở nước ta trong thời gian tới mang lại
hiệu quả như mong muốn.
4. Phương pháp nghiên cứu của đề tài
Để hoàn thành bài nghiên cứu của mình, người viết áp dụng kiến thức đã được
truyền đạt trong quá trình học tập, sự hướng dẫn của giáo viên, đóng góp ý kiến của
bạn bè, kết hợp việc thu thập tài liệu từ sách báo và các tài liệu khác liên quan. Qua đó
sử dụng phương pháp phân tích, liệt kê, so sánh để làm sáng tỏ vấn đề nghiên cứu.
5. Cơ cấu của đề tài
Ngoài lời nói đầu, mục lục, kết luận và tài liệu tham khảo, đề tài có kết cấu bao
gồm 3 chương:
Chương 1. Lý luận chung về bảo hộ kiểu dáng công nghiệp
Chương 2. Pháp luật Việt Nam về bảo hộ kiểu dáng công nghiệp
Chương 3. Thực trạng đăng ký, thực thi quyền sở hữu công nghiệp đối với kiểu
dáng công nghiệp và đề xuất giải pháp hoàn thiện.


GVHD: Nguyễn Phan Khôi

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com

SVTH: Nguyễn Văn Cường


Luận văn tốt nghiệp

Bảo hộ kiểu dáng công nghiệp theo pháp luật Việt Nam

Chương 1
LÝ LUẬN CHUNG VỀ BẢO HỘ KIỂU DÁNG CÔNG NGHIỆP
1.1. Khái niệm kiểu dáng công nghiệp
Theo tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO), kiểu dáng công nghiệp là hình
dáng bên ngoài của sản phẩm, được tạo bởi những dấu hiệu trang trí hay nghệ thuật
của đối tượng. Nó có thể bao gồm sự kết hợp các yếu tố theo không gian ba chiều như
hình khối, kết cấu của đối tượng hoặc hai chiều như họa tiết, đường nét, màu sắc.
Những kiểu dáng do bản chất của nó chỉ mang giá trị thẩm mỹ hoặc chỉ mang đặc tính
kỹ thuật không được bảo hộ với danh nghĩa kiểu dáng công nghiệp.
Xét theo nghĩa rộng, kiểu dáng công nghiệp đề cập đến những hoạt động sáng
tạo nhằm tạo ra một hình dáng trang trí bên ngoài cho những hàng hóa được sản xuất
hàng loạt, trong phạm vi giá cả có thể chấp nhận được song vẫn thỏa mãn điều kiện là
mặt hàng đó phải hấp dẫn người tiêu dùng về thị giác và phải thể hiện một cách hiệu
quả chức năng kỹ thuật đã định trước. Về mặt pháp lý, kiểu dáng công nghiệp đề cập
đến các quyền được nhiều nước công nhận, tuân theo một hệ thống đăng ký kiểu dáng
nhằm bảo vệ những đặc điểm trang trí nguyên mẫu và không mang chức năng kỹ thuật
của một sản phẩm công nghiệp hoặc sản phẩm xuất phát từ hoạt động thiết kế kiểu
dáng.

Theo quy định của pháp luật Việt Nam kiểu dáng công nghiệp là hình dáng bên
ngoài của sản phẩm được thể hiện bằng hình khối, đường nét, màu sắc hoặc sự kết hợp
những yếu tố này1.
Ví dụ: hình dáng bên ngoài của chiếc ghế, chiếc ôtô…
Sản phẩm kiểu dáng công nghiệp được hiểu là đồ vật, dụng cụ, thiết bị, phương
tiện…thuộc mọi lĩnh vực, có kết cấu và chức năng nhất định, được sản xuất và lưu
thông độc lập, có thể là toàn bộ sản phẩm hoặc bộ phận của sản phẩm. Ví dụ: kiểu
dáng công nghiệp dáng của toàn bộ chiếc xe máy hoặc kiểu dáng của một bộ phận của
chiếc xe máy (đèn pha…)
Kiểu dáng công nghiệp là kết quả của hoạt động sáng tạo, đòi hỏi sự đầu tư về
vật chất và lao động trí tuệ, vì vậy được Nhà nước bảo hộ dưới hình thức thừa nhận và
bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ.
Theo định nghĩa tại Điều 784 Bộ luật dân sự 1995 thì kiểu dáng công nghiệp
bao gồm các họa hình và các mẫu mã công nghiệp. Hình họa là các sự kết hợp các
đường nét và màu sắc để tạo ra một hiệu quả trang trí đặc biệt, mẫu mã hay hình dáng
1

Điều 4 khoản 3 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật sở hữu trí tuệ 2005.

GVHD: Nguyễn Phan Khôi

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com

SVTH: Nguyễn Văn Cường


Luận văn tốt nghiệp

Bảo hộ kiểu dáng công nghiệp theo pháp luật Việt Nam


là các mô hình, các khối bằng sáp, thạch cao, đất sét, các khuôn, các tác phẩm điêu
khắc… Trong khi họa hình thể hiện trên mặt phẳng, mẫu mã thể hiện trong không gian
ba chiều. Định nghĩa tại Điều 784 có tính cách bao quát do đó được coi là kiểu dáng
công nghiệp, mọi sự sáng tạo nghệ thuật áp dụng cho một sản phẩm công nghệ khiến
cho nó có hình dáng bên ngoài khác biệt với các sản phẩm cùng loại, sự khác biệt này
có thể là do đường nét, các chỗ lồi lõm, hoặc do việc áp dụng các biện pháp để tạo ra
hiệu quả đặc biệt: sơn, đốt, mài, phủ men… Cũng thuộc lĩnh vực kiểu dáng công
nghiệp các mẫu mã thời trang như: giày, dép, nón… ở nước ta do kinh tế phát triển khả
quan trong các năm qua nên người dân thành thị đã bắt đầu ăn mặc theo mốt, đã xuất
hiện các nhà tạo mẫu thời trang, biểu diễn thời trang đã trở thành một hoạt động văn
hóa quần chúng. Theo xu hướng này thì sản xuất thời trang chẳng bao lâu nữa sẽ trở
thành một ngành công nghiệp quan trọng ở nước ta và kiểu mẫu thời trang cần được sự
bảo hộ của pháp luật.
Hình dáng hoặc sự trang trí cho một đồ vật có tác dụng làm cho một vật trở nên
hấp dẫn và đồng thời khiến vật đó có bề ngoài khác biệt với những vật đồng loại. Do
đó chức năng đầu tiên của kiểu dáng công nghiệp được thể hiện trong lĩnh vực mỹ
thuật; chức năng thứ hai giống như nhãn hiệu là giúp phân biệt một sản phẩm này với
các sản phẩm khác cùng loại.
1.2. Đặc điểm kiểu dáng công nghiệp
Thông qua khái niệm ta thấy kiểu dáng công nghiệp có những đặc điểm sau:
-

Kiểu dáng công nghiệp không phải là vật phẩm hay sản phẩm mà là kiểu dáng

được ứng dụng hoặc được thể hiện trên những vật phẩm hay sản phẩm.
-

Kiểu dáng công nghiệp chỉ được bảo hộ khi nó có thể được sử dụng trong công

nghiệp hoặc những sản phẩm được sản xuất với quy mô lớn.

-

Kiểu dáng công nghiệp chỉ được coi là thương hiệu khi kiểu dáng công nghiệp

đó được ứng dụng và sản xuất ra sản phẩm một cách rộng rãi và được người tiêu dùng
chấp nhận. Trên thực tế, kiểu dáng công nghiệp luôn là phần “chìm” của sản phẩm,
làm nên tính ưu việt của sản phẩm. Tuy nhiên khi được thương mại hóa, nhà sản xuất
thường gắn cho sản phẩm một tên gọi, một khẩu hiệu hay bất kỳ một đặc điểm nào đó,
giúp người tiêu dùng phân biệt với các sản phẩm cùng loại. Như vậy, trong mọi trường
hợp kiểu dáng công nghiệp luôn gắn liền với nhãn hiệu sản phẩm hoặc tên thương mại
của doanh nghiệp.
Ví dụ: một quả bóng Teamgeist mang nhãn hiệu Adidas phục vụ cho World
Cup 2006 tạo cho người tiêu dùng cảm giác tin tưởng về chất lượng tuyệt vời của sản
phẩm giống như các sản phẩm khác của Adidas nhưng liệu có bao nhiêu người sử
GVHD: Nguyễn Phan Khôi

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com

SVTH: Nguyễn Văn Cường


Luận văn tốt nghiệp

Bảo hộ kiểu dáng công nghiệp theo pháp luật Việt Nam

dụng đặt câu hỏi ai chế tạo ra kiểu dáng cho quả bóng đó và những chi tiết khác nữa
của sản phẩm2.
1.3. Phân loại kiểu dáng công nghiệp theo Hiệp ước Locarno
Hiệp ước Locarno thiết lập Phân loại quốc tế về kiểu dáng công nghiệp là một
thỏa ước quốc tế đa phương, được ký vào ngày 08 tháng 10 năm 1968 và có hiệu lực

vào ngày 27 tháng 4 năm 1971.
Hệ thống phân loại Locarno bao gồm 3 phần:
-

Một danh mục các Nhóm và Phân nhóm, tổng cộng 31 nhóm và 211 phân

nhóm;
-

Một danh mục hàng hóa theo thứ tự chữ cái mà các kiểu dáng công nghiệp

được kết hợp; danh mục này tổng cộng gần 6000 đầu mục;
-

Các chú thích giải nghĩa.
Phân loại Locarno được lập bằng hai thứ tiếng Anh và Pháp, cả hai văn bản này

đều có giá trị là bản gốc như nhau. Các văn bản chính thức của Phân loại Locarno,
trong đó các ngôn ngữ có thể do Hội đồng chỉ định, được thiết lập sau khi được Văn
phòng quốc tế của Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) tham khảo ý kiến các Chính
phủ liên quan.
Hệ thống phân loại kiểu dáng công nghiệp quốc tế (Locarno) là công cụ phân
loại không ràng buộc các nước thuộc Hiệp hội Locarno về bản chất và phạm vi bảo hộ
đối với kiểu dáng công nghiệp tại các quốc gia đó (Điều 2(1)). Hệ thống phân loại là
công cụ tra cứu có hiệu quả giúp nhanh chóng tìm ra những mô tả kiểu dáng công
nghiệp phục vụ cho việc xác định tính mới, trình độ sáng tạo, nhờ nó mà việc tra cứu
tư liệu kiểu dáng công nghiệp của các nước trở nên đơn giãn, nhanh chóng, thuận tiện
hơn. Bởi vì các cơ quan sở hữu công nghiệp các nước thuộc Liên hiệp Locarno đã gửi
kèm trong tài liệu chính thức để lưu giữ hoặc đăng ký kiểu dáng và được công bố, phát
hành chính thức trong các nhóm, phân nhóm của Locarno của hàng hóa thể hiện kiểu

dáng.
Mỗi quốc gia thuộc Liên hiệp Locarno được bảo lưu quyền sử dụng phân loại
Locarno, hoặc như một hệ thống nguyên tắc như một hệ thống hổ trợ. Điều này có
nghĩa là các nước thuộc Hiệp hội Locarno được tự do phê chuẩn Phân loại Locarno
như một hệ thống phân loại duy nhất cho kiểu dáng công nghiệp, hoặc duy trì hệ thống
phân loại quốc gia hiện hành về kiểu dáng công nghiệp và sử dụng Phân loại Locarno
như một phân loại bổ sung.

2

Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam – những vấn đề lý luận và thực tiễn, Tr117

GVHD: Nguyễn Phan Khôi

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com

SVTH: Nguyễn Văn Cường


Luận văn tốt nghiệp

Bảo hộ kiểu dáng công nghiệp theo pháp luật Việt Nam

1.4. Điều kiện bảo hộ - nguyên tắc bảo hộ
Pháp luật sở hữu trí tuệ chỉ bảo hộ các đối tượng sở hữu trí tuệ khi chúng hội đủ
những điều kiện cần thiết, khi chúng đã được thể hiện dưới một hình thức vật chất nhất
định hoặc đã được đăng kí và kiểm tra bởi các cơ quan chuyên môn có thẩm quyền,
hoặc theo các điều kiện luật định.
Không bảo hộ cho ý tưởng khi ý tưởng đó còn chưa được thể hiện dưới một
hình thức vật chất nhất định. Ngược lại, việc chiếm hữu vật chất một đối tượng thể

hiện/chứa đựng đối tượng sở hữu trí tuệ không đồng nghĩa với việc được bảo hộ quyền
sở hữu trí tuệ.
Việc bảo hộ phải có thời hạn, các chủ thể có quyền sẽ được pháp luật bảo hộ
dưới hình thức độc quyền kiểm soát các hoạt động liên quan đến các đối tượng được
bảo hộ trong một thời hạn do luật định. Hết thời hạn này, các đối tượng đó sẽ đi vào
công chúng, đây là một nguyên tắc cơ bản nhất thể hiện xuyên suốt trong các luật lệ
bảo hộ sở hữu trí tuệ3.
Theo luật của một số quốc gia thì tùy trường hợp cụ thể mà kiểu dáng công
nghiệp có thể được bảo hộ với tư cách một tác phẩm nghệ thuật bởi Luật bản quyền
hay kiểu dáng công nghiệp trong Luật sở hữu trí tuệ. Tại một số quốc gia khác việc
bảo hộ theo luật về kiểu dáng công nghiệp và bảo hộ theo luật về quyền tác giả được
áp dụng đồng thời. Tuy nhiên, một số quốc gia loại trừ sự bảo hộ đồng thời này. Ngay
từ khi một người nếu đã chọn phương thức bảo hộ này thì không có quyền yêu cầu bảo
hộ theo phương thức khác, có nghĩa là họ chỉ có quyền lựa chọn kiểu dáng của mình
hoặc được bảo hộ theo Luật kiểu dáng công nghiệp hoặc bảo hộ theo Luật bản quyền.
Trong một số trường hợp kiểu dáng công nghiệp được bảo hộ theo Luật chống cạnh
tranh không lành mạnh. Ở Việt Nam kiểu dáng công nghiệp được bảo hộ theo pháp
luật về sở hữu công nghiệp và cạnh tranh không lành mạnh4.
Tại Điều 25 Hiệp định TRIPS quy định: “các thành viên phải bảo hộ kiểu dáng
công nghiệp mới hoặc nguyên gốc được tạo ra một cách độc lập. Các thành viên có
thể quy định rằng kiểu dáng công nghiệp không được coi là mới hoặc nguyên gốc nếu
không khác biệt cơ bản với các kiểu dáng công nghiệp đã biết hoặc với tổ hợp các đặc
điểm tạo dáng của kiểu dáng đã biết. Các thành viên có thể quy định rằng việc bảo hộ
đó không áp dụng cho những kiểu dáng chủ yếu do các đặc tính kỹ thuật và chức năng
quyết định”.

3
4

Nguyễn Phan Khôi, tập bài giảng sở hữu trí tuệ, 2006, Tr3.

Xem khoản 2 Điều 130 Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của Luật sở hữu trí tuệ 2005.

GVHD: Nguyễn Phan Khôi

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com

SVTH: Nguyễn Văn Cường


Luận văn tốt nghiệp

Bảo hộ kiểu dáng công nghiệp theo pháp luật Việt Nam

1.5. Xác lập quyền sở hữu công nghiệp đối với kiểu dáng công nghiệp
1.5.1. Căn cứ xác lập quyền sở hữu công nghiệp đối với kiểu dáng công nghiệp
Quyền sở hữu công nghiệp đối với kiểu dáng công nghiệp được xác lập trên cơ sở cấp
văn bằng bảo hộ của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền theo thủ tục đăng ký được quy
định tại Luật sở hữu trí tuệ (khoản 1 Điều 6 Nghị định 103/2006/NĐ-CP ngày
22/9/2006)5.
Quyền sở hữu công nghiệp đối với kiểu dáng công nghiệp được xác lập trên cơ
sở quyết định của Cục Sở hữu trí tuệ về việc cấp văn bằng bảo hộ cho người đăng ký
kiểu dáng công nghiệp. Người được Cục Sở hữu trí tuệ cấp văn bằng bảo hộ là chủ sở
hữu và được hưởng quyền đối với đối tượng sở hữu công nghiệp trong phạm vi bảo hộ
ghi trong văn bằng bảo hộ và trong thời hạn hiệu lực của văn bằng bảo hộ. Khi xảy ra
tranh chấp, chủ sở hữu đối tượng sở hữu công nghiệp có quyền sử dụng văn bằng bảo
hộ làm căn cứ chứng minh quyền của mình mà không cần chứng cứ nào khác6.
Vậy, người muốn hưởng quyền bảo hộ đối với kiểu dáng công nghiệp phải làm
đơn xin cấp bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp và nộp cho Cục Sở hữu trí tuệ.
Chủ đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp phải đáp ứng các điều kiện về quyền đăng ký
sở hữu quy định tại Điều 86 của Luật sở hữu trí tuệ và các điều 7, 8, 9 của Nghị định

về sở hữu công nghiệp. Nếu không đáp ứng các điều kiện đó, việc đăng ký sở hữu bị
coi là không hợp lệ7.
Đơn mà chủ thể đi nộp cho Cục Sở hữu trí tuệ sẽ được xét nghiệm theo trình tự
và thủ tục luật định. Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp được cấp nếu đơn trình
bày theo đúng quy định, trong đơn phải thỏa mãn các tiêu chuẩn bảo hộ và người nộp
đơn nộp đủ các khoản lệ phí theo quy định. Phạm vi, nội dung, thời hạn bảo hộ đối với
kiểu dáng công nghiệp được xác định theo bằng độc quyền được cấp. Nói cách khác,
việc đăng ký xin cấp bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp với Cục Sở hữu trí tuệ là
bước bắt buộc mà tổ chức, cá nhân được hưởng bảo hộ đối với kiểu dáng công nghiệp
muốn được bảo hộ bắt buộc nó phải được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp bằng
độc quyền kiểu dáng công nghiệp.
5

Quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế, thiết kế bố trí, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu và chỉ dẫn địa lý

được xác lập trên cơ sở quyết định của cơ quan quản lý nhà nước về sở hữu công nghiệp cấp Văn bằng bảo hộ
cho người nộp đơn đăng ký các đối tượng đó theo quy định tại Chương VII, Chương VIII và Chương IX của
Luật Sở hữu trí tuệ. Quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu đăng ký quốc tế theo Thỏa ước Madrid và
Nghị định thư Madrid được xác lập trên cơ sở công nhận của cơ quan quản lý nhà nước đối với đăng ký quốc tế
đó.
6
điểm 1.2 Thông Tư số 01/2007/TT-BKHCN ngày 14/02/2007 của Bộ khoa học và Công nghệ.
7

điểm 2.2 Thông Tư số 01/2007/TT-BKHCN ngày 14/02/2007 của Bộ khoa học và Công nghệ.

GVHD: Nguyễn Phan Khôi

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com


SVTH: Nguyễn Văn Cường


Luận văn tốt nghiệp

Bảo hộ kiểu dáng công nghiệp theo pháp luật Việt Nam

1.5.2. Điều kiện chung đối với kiểu dáng công nghiệp được bảo hộ
Kiểu dáng công nghiệp để được bảo hộ thì phải đáp ứng ứng các điều kiện sau
8

đây :
-

Có tính mới;

-

Có tính sáng tạo;

-

Có khả năng áp dụng công nghiệp.

v Tính mới của kiểu dáng công nghiệp như sau:
Kiểu dáng công nghiệp được coi là có tính mới nếu kiểu dáng công nghiệp đó
khác biệt đáng kể với những kiểu dáng công nghiệp đã bộc lộ công khai dưới hình
thức sử dụng, mô tả bằng văn bản hoặc bất kỳ hình thức nào khác ở trong nước hoặc ở
nước ngoài trước ngày nộp đơn hoặc trước ngày ưu tiên nếu đơn đăng ký kiểu dáng
công nghiệp được hưởng quyền ưu tiên. Nói cách khác, muốn biết kiểu dáng công

nghiệp nào đó có mới hay không ta phải xem xét kiểu dáng đó đã từng bộc lộ công
khai trước đây hay chưa (bộc lộ trước ngày nộp đơn/ngày ưu tiên). Tuy nhiên, trong
một số trường hợp kiểu dáng vẫn được coi là chưa bộc lộ công khai hoặc chưa mất đi
tính mới mặc dù nó đã xuất hiện dưới hình thức sử dụng, mô tả bằng văn bản trước
ngày nộp đơn/ngày ưu tiên, cụ thể là những trường hợp sau đây:
Kiểu dáng công nghiệp được coi là chưa bị bộc lộ công khai nếu chỉ có một số
người có hạn được biết và có nghĩa vụ giữ bí mật về kiểu dáng công nghiệp đó.
Một kiểu dáng công nghiệp mặc dù đã có một số người biết nhưng số người
biết chỉ là phần nhỏ và bản thân những người đó có nghĩa vụ không tiết lộ thông tin
mà họ biết thì vấn đề đó vẫn còn là bí mật. Ví dụ: Một nhóm người trong Công ty A
cùng bàn bạc để thiết kế tạo ra kiểu dáng sản phẩm mới của dòng xe môtô, khi công
việc hoàn thành nhưng thấy chưa đến lúc đưa vào sản xuất nên nhóm người đó phải
tuyệt đối giữ bí mật không để lộ thông tin về sản phẩm mới đó.
Kiểu dáng công nghiệp không bị coi là mất tính mới nếu được công bố trong
trường hợp sau đây: (khoản 4 Điều 65 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật sở
hữu trí tuệ 2005), với điều kiện đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp được nộp trong
thời hạn sáu tháng kể từ ngày công bố:


Kiểu dáng công nghiệp bị người khác bị người khác công bố nhưng không được

phép của người có quyền đăng ký quy định tại Điều 86 của Luật này;


Kiểu dáng công nghiệp được người có quyền đăng ký quy định tại Điều 86 của

Luật này công bố dưới dạng báo cáo khoa học;

8


Điều 63 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật sở hữu trí tuệ 2005.

GVHD: Nguyễn Phan Khôi

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com

SVTH: Nguyễn Văn Cường


Luận văn tốt nghiệp



Bảo hộ kiểu dáng công nghiệp theo pháp luật Việt Nam

Kiểu dáng công nghiệp được người có quyền đăng ký quy định tại Điều 86 của

Luật này trưng bày tại cuộc triển lãm quốc gia của Việt Nam hoặc tại cuộc triển lãm
quốc tế chính thức hoặc được thừa nhận là chính thức.
Sau khi công bố kiểu dáng công nghiệp trong các trường hợp nêu trên thì đơn
đăng ký kiểu dáng công nghiệp phải được nộp trong thời gian sáu tháng kể từ ngày
công bố, nếu quá thời hạn đó mà đơn đăng ký không được nộp hoặc được nộp nhưng
trễ thời hạn thì Cục Sở hữu trí tuệ từ chối cấp bằng bảo hộ đối với kiểu dáng công
nghiệp đó cũng bởi vì lý do kiểu dáng công nghiệp đó không thỏa mãn điều kiện có
tính mới nữa.
Bất kỳ người nào có phản kháng về tính mới mẻ của kiểu dáng công nghiệp thì
có nghĩa vụ phải chứng minh bằng việc đem lại chứng cứ (bằng độc quyền kiểu dáng
công nghiệp), đơn xin cấp bằng bảo hộ kiểu dáng công nghiệp mà họ cho rằng kiểu
dáng xin bảo hộ đã được công bố trước đó.
Tính mới của kiểu dáng công nghiệp có thể không bị hạn chế về không gian,

nghĩa là kiểu dáng đó từ trước đến nay chưa từng được công bố tại bất kỳ nơi nào, một
người nào đó ở nước ngoài muốn nhận được sự bảo hộ đối với kiểu dáng công nghiệp
ở nước ta thì phải nộp đơn xin bảo hộ.
Hai kiểu dáng công nghiệp không được coi là khác biệt đáng kể với nhau nếu
chỉ khác biệt về những đặc điểm tạo dáng không dễ dàng nhận biết, ghi nhớ và
không thể dùng để phân biệt tổng thể hai kiểu dáng công nghiệp đó.
v Tính sáng tạo của kiểu dáng công nghiệp là một trong ba đặc tính bắt buộc của
kiểu dáng công nghiệp được bảo hộ.
Theo quy định tại Điều 66 Luật sở hữu trí tuệ thì “kiểu dáng công nghiệp được
coi là có tính sáng tạo nếu căn cứ vào các kiểu dáng công nghiệp đã được bộc lộ công
khai dưới hình thức sử dụng, mô tả bằng văn bản hoặc bất kỳ hình thức nào khác ở
trong nước hoặc ở nước ngoài trước ngày nộp đơn hoặc trước ngày ưu tiên của đơn
đăng ký kiểu dáng công nghiệp trong trường hợp đơn được hưởng quyền ưu tiên, kiểu
dáng công nghiệp đó không thể được tạo ra một cách dễ dàng đối với người có hiểu
biết trung bình về lĩnh vực tương ứng”.
Để đánh giá về tính sáng tạo của kiểu dáng công nghiệp phải tiến hành so sánh
tập hợp các đặc điểm tạo dáng cơ bản của kiểu dáng công nghiệp đó với tập hợp các
đặc điểm tạo dáng cơ bản của từng kiểu dáng công nghiệp đối chứng trùng lặp hoặc
tương tự tìm được trong quá trình tra cứu thông tin.

GVHD: Nguyễn Phan Khôi

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com

SVTH: Nguyễn Văn Cường


Luận văn tốt nghiệp

Bảo hộ kiểu dáng công nghiệp theo pháp luật Việt Nam


Trong các trường hợp sau đây thì kiểu dáng công nghiệp không được coi là có
tính sáng tạo9:


Kiểu dáng công nghiệp là sự kết hợp đơn thuần của các đặc điểm tạo dáng đã

biết (các đặc điểm tạo dáng đã được bộc lộ công khai được sắp đặt hoặc lắp ghép với
nhau một cách đơn thuần như thay thế, thay đổi vị trí, tăng giảm số lượng…)


Kiểu dáng công nghiệp là dáng sao chép/mô phỏng một phần hoặc toàn bộ hình

dáng tự nhiên vốn có của cây cối, hoa quả, các loài động vật…, hình dáng của các hình
học (hình tròn, hình elíp, hình tam giác, hình vuông, chữ nhật, hình đa giác đều, các
hình lăng trụ có mặt cắt là các hình kể trên…) đã được biết rộng rãi;


Kiểu dáng công nghiệp là sự sao chép đơn thuần hình dáng các sản phẩm, công

trình đã nổi tiếng hoặc được biết đến một cách rộng rãi ở Việt Nam hoặc trên thế giới;


Kiểu dáng công nghiệp mô phỏng kiểu dáng công nghiệp thuộc lĩnh vực khác,

nếu sự mô phỏng đó đã được biết đến rộng rãi trên thực tế (ví dụ: đồ chơi mô phỏng ô
tô, xe máy….).
Nếu không thuộc các trường hợp nói trên, kiểu dáng công nghiệp được coi là có
tính sáng tạo.
v Khả năng áp dụng công nghiệp của kiểu dáng công nghiệp được xác định như

sau: kiểu dáng công nghiệp được coi là có khả năng áp dụng công nghiệp nếu
có thể dùng làm mẫu để chế tạo hàng loạt sản phẩm có hình dáng bên ngoài là
kiểu dáng công nghiệp đó bằng phương pháp công nghiệp hoặc thủ công
nghiệp10.
Theo quan điểm của tác giả thì khả năng áp dụng công nghiệp của kiểu dáng
công nghiệp là việc một kiểu dáng công nghiệp nào đó được thiết kế ra và đưa vào sản
xuất theo mẫu với số lượng lớn đáng kể, số lượng lớn ở đây còn tùy thuộc vào cách
nghĩ của mỗi người. Mặc dù có hiểu như thế nào đi nữa thì khả năng áp dụng công
nghiệp nhằm mục đích chủ yếu là đưa hàng hóa ra thị trường để cạnh tranh và thu lợi
nhuận về cho nhà sản xuất.
Sản phẩm được sản xuất ra sử dụng hai phương pháp đó là công nghiệp và thủ
công nghiệp. Với việc áp dụng phương pháp công nghiệp, nếu hiểu đúng nghĩa của
cụm từ “công nghiệp” ta có thể hình dung về quy mô sản xuất của phương pháp này,
rõ ràng là khi nói đến công nghiệp là nói đến nền sản xuất hiện đại, áp dụng những tiến
bộ nhất của khoa học kỹ thuật. Sản phẩm được tạo ra gần như là đồng đều với nhau,
ưu điểm của phương thức này là nhanh chóng đưa ra thị trường hàng hóa, ít tốn hao về
9

điểm 35.8 Thông Tư số 01/2007/TT-BKHCN ngày 14/02/2007 của Bộ Khoa học và Công nghệ.

10

Điều 67 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật sở hữu trí tuệ 2005.

GVHD: Nguyễn Phan Khôi

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com

SVTH: Nguyễn Văn Cường



Luận văn tốt nghiệp

Bảo hộ kiểu dáng công nghiệp theo pháp luật Việt Nam

nhân lực lao động, và giá cả thị cạnh tranh. Còn sử dụng phương pháp thủ công nghiệp
thì có lẽ nghiêng về sự khéo tay, đòi hỏi những kỹ năng, kinh nghiệm đúc kết qua
nhiều năm. Cũng sản xuất công nghiệp nhưng quy mô lại nhỏ hơn so với phương pháp
công nghiệp. Có thể lấy ví dụ điển hình cho sản xuất theo phương pháp thủ công
nghiệp đó là sản xuất mặt hàng gốm sứ.
1.5.3. Đối tượng không được bảo hộ với danh nghĩa kiểu dáng công nghiệp
Theo quy định tại Điều 64 Luật sở hữu trí tuệ, thì các đối tượng sau đây không
được bảo hộ với danh nghĩa kiểu dáng công nghiệp:
v Hình dáng bên ngoài của sản phẩm do đặc tính kỹ thuật của sản phẩm bắt buộc
phải có;
Căn cứ vào quy định trên cho thấy Nhà nước không bảo hộ cho sản phẩm mà
hình dáng bên ngoài là yếu tố bắt buộc phải có. Một cách phổ biến trong nhiều Luật
kiểu dáng công nghiệp, rằng kiểu dáng chỉ mang chức năng kỹ thuật mà vật phẩm thể
hiện sẽ không thuộc đối tượng bảo hộ. Về phần này, ví dụ Điều 25.1 Hiệp định TRIPS
quy định các thành viên của WTO có thể quy định mở rộng việc bảo hộ kiểu dáng
công nghiệp với những kiểu dáng được cho là thiết yếu về mặt chức năng hay kỹ thuật.
Việc không bảo hộ những kiểu dáng công nghiệp chỉ mang chức năng kỹ thuật
là một mục đích cơ bản. Nhiều sản phẩm mà các kiểu dáng công nghiệp được ứng
dụng tự bản thân nó không phải là mới và được nhiều nhà sản xuất làm ra với số lượng
lớn. Ví dụ như thắt lưng, giầy, đinh vít, bạc piton có thể được hàng trăm nhà sản xuất
cùng sản xuất và tất cả các sản phẩm trong mỗi loại đều có cùng một đặc tính. Nếu có
một kiểu dáng thiết kế cho mỗi mặt hàng như vậy, ví dụ như đinh vít chỉ mang những
chức năng kỹ thuật mà nó cần phải có, thì việc bảo hộ cho những thiết kế đó sẽ có ảnh
hưởng loại trừ tất cả các nhà sản xuất khác sản xuất những mặt hàng có cùng chức
năng kỹ thuật. Sự cản trở như vậy là không hợp lý trừ phi kiểu dáng đó hoàn toàn mới

mẻ và có tính sáng tạo, đạt được những tiêu chuẩn khắt khe về bảo hộ bằng độc quyền
sáng chế.
v Hình dáng bên ngoài của công trình xây dựng dân dụng hoặc công nghiệp;
Việc bảo hộ kiểu dáng công nghiệp thông qua hình dáng bề ngoài rõ ràng xuất
phát từ yêu cầu bảo hộ. Công trình xây dựng dân dụng và công trình xây dựng công
nghiệp là hai trong số những đối tượng không được bảo hộ với danh nghĩa kiểu dáng
công nghiệp.
Thoạt đầu khi nghe đến cụm từ “công trình xây dựng dân dụng và công trình
xây dựng công nghiệp” ta liên tưởng đến yếu tố liên quan đến kiến trúc. Đối với xây
dựng dân dụng có lẽ ví dụ điển hình nhất là ngôi nhà, việc bảo hộ kiểu dáng của nhà ở
GVHD: Nguyễn Phan Khôi

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com

SVTH: Nguyễn Văn Cường


Luận văn tốt nghiệp

Bảo hộ kiểu dáng công nghiệp theo pháp luật Việt Nam

có lẽ không cần thiết vì càng ngày thì cuộc sống người dân nói chung đã phần nào
được cải thiện, kinh tế gia đình ngày một khá lên thì việc xây dựng nhà là điều sớm
muộn. Nếu tất cả kiểu dáng những ngôi nhà được xây dựng trước được bảo hộ, liệu
người sau này muốn xây nhà thì kiểu dáng là vấn đề nang giải. Qua những gì giải thích
trên đây cũng đã phần nào bao trùm câu trả lời tại sao hình dáng bề ngoài của công
trình xây dựng công nghiệp không được bảo hộ. Tuy nhiên, cần nói thêm là công trình
xây dựng công nghiệp có quy mô lớn hơn nhiều so với công trình xây dựng dân dụng.
Nhưng suy cho cùng thì việc pháp luật quy định không bảo hộ như vậy là mang lại lợi
ích nhất định cho đại bộ phận người trong xã hội.

v Hình dáng của sản phẩm không nhìn thấy được trong quá trình sử dụng sản
phẩm.
Mục đích của việc bảo hộ kiểu dáng công nghiệp là nhằm ngăn chặn những
hành vi làm nhái, bắt chước tạo ra những sản phẩm trước đó làm thiệt hại cho nhà sản
xuất chân chính. Những sản phẩm đó đưa vào sử dụng đòi hỏi phải nhìn thấy được
kiểu dáng của nó, nhà sản xuất muốn sản phẩm của mình gia tăng doanh số bán ra thì
phải làm cho khách hàng tin tưởng rằng sản phẩm của mình là tối ưu (trừ trường hợp
ngoại lệ) cả về chất lượng và hình thức, nghĩa là nó phải đẹp ít nhất là trong mắt người
đó. Để đánh giá được đó là đẹp thì đương nhiên phải nhìn thấy rõ ràng về nó. Xuất
phát từ nguyên tắc trên, hình dáng của sản phẩm không nhìn thấy được trong quá trình
sử dụng có thể được bảo hộ với danh nghĩa sáng chế nếu đáp ứng đầy đủ các yêu cầu
bảo hộ của sáng chế. Hình dáng bên ngoài của sản phẩm không nhìn thấy được trong
quá trình sử dụng sản phẩm. Ví dụ: Hình dáng bên ngoài của động cơ sẽ không được
bảo hộ.
1.6. Lược sử hình thành và phát triển của việc bảo hộ kiểu dáng công nghiệp
1.6.1. Của một số quốc gia
Trong lịch sử, nhu cầu bảo hộ kiểu dáng công nghiệp có liên quan mật thiết với
quá trình công nghiệp hóa và sự ra đời của phương thức sản xuất hàng loạt. Tại Anh,
luật đầu tiên quy định bảo hộ kiểu dáng công nghiệp là đạo luật năm 1787 về kiểu
dáng và in vải bông, vải lanh, vải in hoa và vải muslin. Đạo luật này đã quy định thời
hạn bảo hộ là hai tháng cho “những ai tạo ra, thiết kế và in ấn hoặc có ý tưởng đó, và
trở thành chủ sở hữu của bất kỳ hình mẫu nguyên bản hoặc các hình mẫu mới dùng để
in vải lanh, vải bông, vải in hoa và vải muslin”. Do vậy, người ta đã công nhận sự
đóng góp và tầm quan trọng của kiểu dáng trong ngành công nghiệp dệt ngày càng
phát triển. Sự phát triển của công nghiệp hóa và việc ứng dụng các phương thức sản
xuất hàng loạt vào tất cả các lĩnh vực sản xuất đã kéo theo việc mở rộng bảo hộ kiểu
GVHD: Nguyễn Phan Khôi

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com


SVTH: Nguyễn Văn Cường


Luận văn tốt nghiệp

Bảo hộ kiểu dáng công nghiệp theo pháp luật Việt Nam

dáng trong các lĩnh vực khác (đặc biệt là các hình vẽ điêu khắc được sử dụng trong
công nghiệp làm đồ gốm sứ). Điều này đã được ghi nhận một cách tập trung trong
Luật kiểu dáng công nghiệp năm 1842, đạo luật này đã mở rộng phạm vi bảo hộ đối
với “những kiểu dáng nguyên bản, bất kể kiểu dáng này dùng trong trang trí cho
những mặt hàng hay chất liệu nào, nhân tạo hay tự nhiên và những kiểu dáng như vậy
có được áp dụng cho những kiểu mẫu, hình dáng hoặc nhằm trang trí chúng, hoặc sự
kết hợp bất kỳ các mục đích đó và bằng phương pháp bất kỳ như: in, vẽ, thêu, dệt,
khâu hay tạo mô hình, đúc, rập, nổi, chạm khắc, nhuộm hoặc bằng tay, cơ khí, bằng
hóa chất, tách rời hay kết hợp để kiểu dáng đó có thể chứa đựng được”. Chính vì thế
kiểu dáng được công nhận là yếu tố căn bản của tất cả các hình thức sản xuất.
Quá trình phát triển về bảo hộ kiểu dáng tại Pháp cũng diễn ra tương tự. Luật về
Văn học và Nghệ thuật 1793 đã được áp dụng cho một số trường hợp bảo hộ kiểu
dáng. Một đạo luật đặc biệt về kiểu dáng công nghiệp đã được thông qua nhờ sự phát
triển của ngành công nghiệp dệt. Theo đạo luật ra đời ngày 18/3/1806 này, một hội
đồng đặc biệt (Hội đồng hòa giải) đã thành lập tại Lyon, có trách nhiệm tiếp nhận đăng
ký kiểu dáng công nghiệp và giải quyết những tranh chấp liên quan đến kiểu dáng
công nghiệp giữa các nhà sản xuất. Lúc đầu, đạo luật này chỉ có hiệu lực tại Lyon, đặc
biệt đối với những người sản xuất tơ lụa thì hệ thống đăng ký và quy định do Hội đồng
hòa giải đề ra đã mở rộng sang cả các thành phố khác và thông qua những giải thích về
mặt pháp lý, được áp dụng với kiểu dáng công nghiệp hai chiều và ba chiều trong tất
cả các lĩnh vực công nghiệp.
1.6.2. Ở Việt Nam
1.6.2.1. Giai đoạn chưa có Luật sở hữu trí tuệ:

Vấn đề bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp nói chung và bảo hộ kiểu dáng công
nghiệp nói riêng bắt đầu khi nước ta tham gia công ước Paris về bảo hộ quyền sở hữu
công nghiệp và trở thành thành viên của tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới, các công việc
chuẩn bị để triển khai toàn diện hoạt động sở hữu công nghiệp được đẩy mạnh, trong
đó có việc nghiên cứu, soạn thảo và ban hành các văn bản pháp lý nhằm bảo hộ các
đối tượng của quyền sở hữu công nghiệp. Một số văn bản pháp lý liên quan đến vấn
đề bảo hộ kiểu dáng công nghiệp của Việt Nam ở giai đoạn trước khi có Luật sở hữu
trí tuệ:
-

Nghị định 31/CP ngày 23/01/1981 Hội đồng Chính phủ về sáng kiến cải tiến kỹ

thuật, hợp lý hóa sản xuất và sáng chế (đây là văn bản pháp lý đầu tiên của nước Cộng
Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam đề cập tới vấn đề bảo hộ quyền sở hữu đối với sáng
chế, một trong các đối tượng quan trọng của sở hữu công nghiệp;
GVHD: Nguyễn Phan Khôi

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com

SVTH: Nguyễn Văn Cường


Luận văn tốt nghiệp

Bảo hộ kiểu dáng công nghiệp theo pháp luật Việt Nam

-

Nghị định 85/HĐBT ngày 13/5/1985 về kiểu dáng công nghiệp;


-

Nghị định 201/HĐBT ngày 28/12/1988 về mua bán quyền sở hữu sáng chế, giải

pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu hàng hóa và bí quyết kỹ thuật.
Các nghị định trên đã nêu ra định nghĩa và tiêu chuẩn của từng loại đối tượng
sở hữu công nghiệp được pháp luật bảo hộ; loại văn bằng bảo hộ và thời hạn hiệu lực;
thủ tục xác lập quyền cũng như thủ tục giải quyết khiếu nại, tranh chấp liên quan đến
việc xác lập quyền và vi phạm quyền sở hữu công nghiệp.
Cuối năm 1988 bốn đối tượng của sở hữu công nghiệp bao gồm: (sáng chế;
nhãn hiệu hàng hóa; kiểu dáng công nghiệp và giải pháp hữu ích) đã lần lượt được
triển khai bảo hộ tại Việt Nam theo từng nghị định riêng rẻ của HĐBT.
Ngày 11/02/1989 Chủ tịch Hội đồng Nhà nước đã ký lệnh công bố “Pháp lệnh
về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp” để nâng cao hiệu lực pháp lý của hệ thống văn
bản pháp luật sở hữu công nghiệp. Đây là mốc quan trọng đánh dấu bước phát triển
mới của hoạt động bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp ở nước ta. Pháp lệnh tập trung
vào những nội dung sau đây: “Nhà Nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam công
nhận và bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp của các cá nhân, pháp nhân bao gồm:
quyền sở hữu đối với sáng chế; giải pháp hữu ích; kiểu dáng công nghiệp; nhãn hiệu
hàng hóa và quyền sử dụng tên gọi xuất xứ hàng hóa; Nhà nước cũng thừa nhận và
bảo hộ quyền tác giả sáng chế; giải pháp hữu ích; kiểu dáng công nghiệp. Bất cứ cá
nhân, pháp nhân nào không phân biệt thành phần kinh tế đều có thể trở thành chủ thể
của quyền sở hữu công nghiệp nếu có sáng chế; giải pháp hữu ích; kiểu dáng công
nghiệp; nhãn hiệu hàng hóa đáp ứng các tiêu chuẩn bảo hộ và thực hiện đầy đủ các
thủ tục tại Cục sáng chế (nay là Cục Sở hữu trí tuệ); quyền sở hữu công nghiệp của
các chủ thể nước ngoài cũng có thể được bảo hộ ở Việt Nam theo các điều ước quốc tế
mà Việt Nam tham gia hoặc theo các nguyên tắc có đi có lại”.
Ngày 20/3/1990 Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) ban hành Nghị định
84/HĐBT về việc sửa đổi, bổ sung các nghị định về sáng kiến – sáng chế; nhãn hiệu
hàng hóa; kiểu dáng công nghiệp; giải pháp hữu ích đã ban hành trước đó làm cho các

văn bản này phù hợp với Pháp lệnh và trở thành các Nghị định hướng dẫn thi hành
Pháp lệnh cho từng đối tượng sở hữu công nghiệp mà Pháp lệnh đề cập. Như vậy,
Pháp lệnh bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp cùng với các nghị định hướng dẫn thi
hành Pháp lệnh của Hội đồng Bộ trưởng, thông tư hướng dẫn xét xử các tranh chấp về
quyền sở hữu công nghiệp của Tòa án nhân dân tối cao đã tạo nên một hệ thống văn
bản pháp luật làm cơ sở để triển khai việc bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp nói chung
và bảo hộ kiểu dáng công nghiệp ở Việt Nam đến cuối những năm 90.
GVHD: Nguyễn Phan Khôi

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com

SVTH: Nguyễn Văn Cường


Luận văn tốt nghiệp

Bảo hộ kiểu dáng công nghiệp theo pháp luật Việt Nam

Tuy nhiên, trong quá trình đổi mới đất nước cùng với sự phát triển của nền kinh
tế thị trường, sự tăng cường của hoạt động kinh tế đối ngoại cũng như sự nghiệp công
nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước đòi hỏi phải xây dựng một hệ thống pháp luật hoàn
chỉnh và đồng bộ về sở hữu công nghiệp, chính vì vậy Bộ luật dân sự 1995 đã ra đời
trong đó phần VI đề cập đến quyền sở hữu trí tuệ. Việc ra đời về sở hữu công nghiệp
(Chương 2, phần VI Bộ luật dân sự) đánh dấu một bước phát triển mới trong việc xây
dựng hệ thống pháp luật hoàn chỉnh và đồng bộ về sở hữu trí tuệ ở Việt Nam.
Với các quy định về quyền sở hữu công nghiệp trong Bộ luật dân sự, hoạt động
sở hữu công nghiệp của Việt Nam đã có cơ sở pháp lý với hiệu lực cao nhất.
Sau Bộ luật dân sự 1995, đối với lĩnh vực sở hữu công nghiệp thì hệ thống các văn bản
hướng dẫn được Chính phủ, các bộ, các ngành bao gồm:
-


Nghị định 63/CP ngày 24/10/1996 của Chính phủ quy định chi tiết về sở hữu

công nghiệp(sửa đổi, bổ sung theo Nghị định 06/2001/NĐ-CP ngày 01/02/2001 của
Chính phủ);
-

Thông tư 3055/TT- SHCN(Về việc hướng dẫn thi hành các quy định về thủ tục

xác lập quyền sở hữu công nghiệp và một số thủ tục khác trong Nghị định số 63/CP
ngày 24/10/1996 của Chính phủ quy định chi tiết về sở hữu công nghiệp;
-

Thông tư 23/TC-TCT ngày 09/5/1997 của Bộ tài chính hướng dẫn việc thu, nộp

và sử dụng lệ phí sở hữu công nghiệp;
-

Quy định số 308/ĐK ngày 11/6/1997 của Cục Sở hữu công nghiệp về hình thức

nội dung các loại đơn về sở hữu công nghiệp;
-

Công văn 3072/TCQH-GSQL ngày 07/6/1999 của Tổng cục Hải quan về hướng

dẫn việc giải quyết những vướng mắc sở hữu công nghiệp;
-

Nghị định 12/1999/NĐ-CP ngày 06/3/1999 của Chính phủ về xử phạt vi phạm


hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp;
-

Bộ luật hình sự 1999;

-

Thông tư số 29/2003/TT-BKHCN ngày 05/11/2003 của Bộ khoa học và công

nghệ (hướng dẫn thực hiện các thủ tục xác lập quyền sở hữu công nghiệp đối với kiểu
dáng công nghiệp);
-

Thông tư 132/2004/TT-BTC ngày 30/12/2004 hướng dẫn chế độ thu nộp, quản

lý và sử dụng phí, lệ phí sở hữu công nghiệp thay thế thông tư số 23/TC-TCT ngày
09/5/1997;
v Nhận xét: Việc bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp nói chung và quyền đối với
kiểu dáng công nghiệp nói riêng trong giai đoạn này cũng đã thể hiện những điểm ưu
việt của hệ thống pháp luật Việt Nam. Hiểu rõ được vai trò quan trọng của pháp luật
về sở hữu trí tuệ nên mặc dù trong điều kiện đất nước còn những khó khăn nhưng lĩnh
GVHD: Nguyễn Phan Khôi

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com

SVTH: Nguyễn Văn Cường


Luận văn tốt nghiệp


Bảo hộ kiểu dáng công nghiệp theo pháp luật Việt Nam

vực sở hữu công nghiệp Nhà nước đã tạo điều kiện tốt nhất cho các chủ thể thực hiện
việc đăng ký cũng như bảo vệ quyền lợi của chủ thể được cấp văn bằng bảo hộ. Các
văn bản quy phạm pháp luật nêu trên đã đóng vai trò chủ đạo trong hệ thống thực thi
quyền sở hữu công nghiệp và tỏ ra là một cơ chế thực thi có tác dụng.
Các văn bản này đã thể hiện nội dung cơ bản của quyền sở hữu công nghiệp
được bảo hộ, trong thời hạn hiệu lực của văn bằng bảo hộ chủ văn bằng bảo hộ được
độc quyền sử dụng, cho phép người khác sử dụng hoặc chuyển nhượng quyền sở hữu
đối tượng sở hữu công nghiệp cho người khác dưới hình thức hợp đồng đăng ký tại
Cục Sở hữu trí tuệ.
Bên cạnh những gì đã đạt được cũng không tránh khỏi những hạn chế nhất định
như: càng về sau thì hàng loạt các đối tượng sở hữu công nghiệp mới bắt đầu được bảo
hộ (bí mật kinh doanh, chỉ dẫn địa lý, quyền chống cạnh tranh không lành mạnh, thiết
kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn) nên các văn bản trước không còn phù hợp nữa, đòi
hỏi phải ban hành những văn bản khác. Trong khi chờ các văn bản đó thì một khoản
thời gian các chủ thể không thực hiện được việc đăng ký.
1.6.2.2. Giai đoạn có Luật sở hữu trí tuệ:
Bắt đầu từ năm 2006 có thể coi là một mốc phát triển quan trọng của Việt Nam
trong quá trình hội nhập và phát triển kinh tế, được đánh dấu bởi việc nước ta trở thành
thành viên chính thức của Tổ chức thương mại thế giới (WTO), để đạt được kết quả đó
Việt Nam đã không ngừng nổ lực trong hơn 10 năm đàm phán, để phù hợp với quy
định của Tổ chức Việt Nam phải xây dựng và dần đi đến hoàn thiện hệ thống pháp luật
nói chung. Khi đó Luật dân sự 2005, Luật sở hữu trí tuệ 2005 là 2 văn bản Luật chủ
đạo điều chỉnh trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ. Cụ thể trong Luật dân sự 2005 ở phần thứ
sáu quy định về sở hữu trí tuệ. Đồng thời để đáp ứng được sự phát triển kinh tế, xây
dựng đất nước trong tình hình thế giới ngày càng phát triển. Vì vậy, việc ban hành và
hoàn thiện Pháp luật về sở hữu trí tuệ đã đóng vai trò không nhỏ, Luật sở hữu trí tuệ
được ban hành và có hiệu lực ngày 01 tháng 7 năm 2006. Đây là Luật chuyên ngành
về sở hữu trí tuệ đầu tiên của Việt Nam, sự ra đời của Luật sở hữu trí tuệ 2005 đã thay

thế các Nghị định và văn bản hướng dẫn về từng lĩnh vực của sở hữu trí tuệ trước đó.
Luật sở hữu trí tuệ thống nhất và tập trung các quy định về sở hữu trí tuệ rải rác
trong các văn bản trước đây trong một luật chung với sự phân định rõ ràng thành 3 lĩnh
vực: bản quyền, sở hữu công nghiệp (trong đó kiểu dáng công nghiệp là một đối tượng
của quyền sở hữu công nghiệp) và giống cây trồng. Bên cạnh đó, các quy định về việc
bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ cũng được đưa vào luật như một phần riêng phản ánh tầm
quan trọng của hoạt động này. Tương ứng với các phần trong Luật sở hữu trí tuệ, trong
GVHD: Nguyễn Phan Khôi

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com

SVTH: Nguyễn Văn Cường


Luận văn tốt nghiệp

Bảo hộ kiểu dáng công nghiệp theo pháp luật Việt Nam

năm 2006, Chính phủ và các Bộ cũng đã ban hành hàng loạt Nghị định và Thông tư
hướng dẫn: Nghị định 103/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006 quy định chi tiết và hướng
dẫn thi hành một số điều của Luật sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp, Nghị định
105/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều
của Luật sở hữu trí tuệ về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ và quản lý Nhà nước về sở hữu
trí tuệ, Nghị định 106/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006 quy định về xử phạt vi phạm hành
chính về sở hữu công nghiệp, Thông tư 01/2007/TT-BKHCN ngày 14/02/2007 hướng
dẫn thi hành Nghị định 103/2006 về sở hữu công nghiệp.
Gần đây nhất là luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật sở hữu trí tuệ 2005
theo Nghị quyết số 51/2001/QH10 ngày 25 tháng 12 năm 2001 của Quốc hội khóa X,
kỳ họp thứ 10 đã được thông qua và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2010, trong đó
có 30 Điều đã được sửa đổi, bổ sung.. Pháp luật về sở hữu trí tuệ cũng như riêng về

bảo hộ kiểu dáng công nghiệp đã được ban hành và áp dụng ở nước ta trong một khoản
thời gian, trãi qua bấy nhiêu thời gian nhất thiết phải có sự thay đổi nhằm phần nào
phù hợp với thực tiễn đời sống kinh tế - xã hội của đất nước và trong quá trình hội
nhập kinh tế toàn cầu. Ở đề tài này tác giả chỉ nghiên cứu về vấn đề bảo hộ kiểu dáng
công nghiệp theo pháp luật Việt Nam trong giai đoạn từ khi có Luật sở hữu trí tuệ đến
nay.
v Nhận xét: hệ thống văn bản quy phạm pháp luật quy định về sở hữu công
nghiệp nói chung và đối với kiểu dáng công nghiệp ngày được đảm bảo thực thi một
cách có hiệu quả, minh chứng cho điều đó là Luật sở hữu trí tuệ 2005 ra đời kèm theo
nó là những Nghị định, Thông tư được ban hành để hướng dẫn từ việc quy định thủ tục
xác lập, đăng ký, thực thi quyền sở hữu các đối tượng sở hữu công nghiệp (trong đó có
kiểu dáng công nghiệp), các biện pháp bảo đảm thực thi…Vì vậy các chủ thể dễ dàng
trong việc thực hiện việc bảo hộ.
1.7. Vai trò của việc bảo hộ kiểu dáng công nghiệp
Sự hấp dẫn của hình thức bên ngoài sản phẩm là điều đáng quan tâm bởi nó có
thể là điều kiện quyết định tới sự thành công hay thất bại của sản phẩm trên thị trường,
đặc biệt đối với những sản phẩm có cùng chức năng kỹ thuật được bày bán trên thị
trường.
Trong trường hợp này, nếu tính năng kỹ thuật của các loại sản phẩm do các nhà
sản xuất khác nhau tạo ra là tương đương thì sự hấp dẫn về mặt thẩm mỹ cùng với giá
cả sẽ quyết định sự lựa chọn của người tiêu dùng. Chính vì thế bảo hộ kiểu dáng công
nghiệp về mặt pháp lý là chức năng quan trọng nhờ đó mà các nhà sản xuất gặt hái
GVHD: Nguyễn Phan Khôi

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com

SVTH: Nguyễn Văn Cường


Luận văn tốt nghiệp


Bảo hộ kiểu dáng công nghiệp theo pháp luật Việt Nam

được thành công trên thương trường. Đặc biệt là đối với các sản phẩm trong lĩnh vực
thời trang và tiêu dùng.
Nhìn chung, kiểu dáng đẹp và lôi cuốn sẽ làm tăng giá trị thương mại của sản
phẩm. Vì vậy, việc đầu tư của các nhà sản xuất vào khả năng tìm tòi và thiết kế ra
những kiểu dáng mới cho sản phẩm của mình là rất cần thiết và góp phần làm đa dạng
hóa mẫu mã sản phẩm cũng như thúc đẩy sự cạnh tranh lành mạnh. Tuy nhiên, một khi
kiểu dáng mới được tạo ra lại bị sao chép, bị nhái bởi các nhà sản xuất khác – những
người không phải mất thời gian, chi phí và nhân lực cho việc nâng cấp sản phẩm của
mình thì đương nhiên giá thành của những sản phẩm nhái đó sẽ rẻ hơn rất nhiều so với
giá thành sản phẩm của những nhà sản xuất chân chính. Điều này khiến cho không
một nhà sản xuất nào dám mạo hiểm để đầu tư vào việc nâng cấp, đổi mới mẫu mã sản
phẩm của mình nữa và hệ quả là cơ hội thụ hưởng những sản phẩm có kiểu dáng đẹp
hơn, mới hơn, thuận tiện hơn của người tiêu dùng bị hạn chế. Do vậy, kiểu dáng công
nghiệp cũng cần được bảo hộ như một đối tượng của sở hữu công nghiệp. Khi kiểu
dáng công nghiệp được bảo hộ, chủ sở hữu kiểu dáng công nghiệp có độc quyền sử
dụng kiểu dáng công nghiệp đó, có quyền cấm người khác sản xuất, đưa vào lưu
thông, quảng cáo nhằm để bán, chào bán, tàng trữ để bán, nhập khẩu hàng hóa có hình
dáng bên ngoài được bảo hộ với danh nghĩa là kiểu dáng công nghiệp. Chính vì vậy
việc bảo hộ kiểu dáng công nghiệp mang lại những lợi ích sau đây:
-

Việc bảo hộ kiểu dáng công nghiệp đem lại cho chủ sở hữu kiểu dáng công

nghiệp một khoản thu nhập bù đắp cho những chi phí đã đầu tư cho việc thiết kế kiểu
dáng. Việc bảo hộ kiểu dáng công nghiệp một cách hiệu quả còn đem lại những lợi ích
đối với người tiêu dùng và toàn xã hội, bởi vì nó khuyến khích cạnh tranh lành mạnh,
thúc đẩy các hoạt động sáng tạo góp phần tạo ra các sản phẩm ngày càng đẹp hơn.

-

Việc bảo hộ kiểu dáng công nghiệp góp phần vào sự phát triển kinh tế khi nó

khuyến khích được sự phát triển trong các lĩnh vực công nghiệp, cũng như trong nghệ
thuật và thủ công truyền thống. Bảo hộ kiểu dáng công nghiệp cho phép phát triển các
hoạt động thương mại hóa và xuất khẩu các sản phẩm ra nước ngoài.
-

Việc đăng ký bảo hộ kiểu dáng công nghiệp không quá phức tạp và tốn kém;

chính vì vậy bảo hộ kiểu dáng công nghiệp chính là cánh cửa cho sự phát triển của các
doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng như các nghệ nhân ở các nước đang phát triển như Việt
Nam11.

11

Đinh Thị Mai Phương, Phan Thị Hải Anh, Điêu Ngọc Tuấn Cẩm nang pháp luật về sở hữu trí tuệ và chuyển

giao công nghệ, tr76.

GVHD: Nguyễn Phan Khôi

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com

SVTH: Nguyễn Văn Cường


Luận văn tốt nghiệp


Bảo hộ kiểu dáng công nghiệp theo pháp luật Việt Nam

Để làm được điều này, bằng việc trao giải thưởng cho những nổ lực của người
sáng tạo kiểu dáng công nghiệp, bảo hộ về mặt pháp lý đóng vai trò như một sự khích
lệ đầu tư các nguồn lực trong việc thúc đẩy sáng tạo các yếu tố kiểu dáng của sản
phẩm.
1.8. Hệ quả của kiểu dáng công nghiệp được bảo hộ
Thị giác của mỗi người khi nhìn một sản phẩm cụ thể nào đó thì có những thái
độ đón nhận khác nhau, người thì trầm trồ khen ngợi không hết lời, người thì tỏ vẽ
không mặn mà cho lắm do đó mới đúng với câu “chín người mười ý”. Trong lĩnh vực
công nghiệp mà mục đích là phục vụ cho tiêu dùng hay thủ công mỹ nghệ, nhà sản
xuất muốn đưa ra thị trường một sản phẩm mới ngoài giá cả, chất lượng thì điều họ
đáng lưu ý là tìm hiểu kiểu dáng sản phẩm của mình sắp đưa ra có được đông đảo bộ
phận khách hàng ủng hộ hay không, đó là lý do mà các nhà sản xuất luôn cải tạo mẫu
mã trước khi sản xuất hàng loạt. Khi đó để bảo vệ không cho sự xâm phạm đến độc
quyền kiểu dáng sản phẩm của mình thì chủ sở hữu kiểu dáng chọn phương pháp là
nộp đơn đăng kí bảo hộ độc quyền kiểu dáng công nghiệp với cơ quan Nhà nước có
thẩm quyền. Việc bảo hộ dưới hình thức độc quyền kiểu dáng công nghiệp sẽ mang lại
cho chủ sở hữu những lợi ích nhất định cụ thể là:
Chủ sở hữu độc quyền kiểu dáng công nghiệp được pháp luật đảm bảo độc
quyền khai thác nhằm mục đích thương mại, ngăn chặn việc khai thác trái phép kiểu
dáng trong sản xuất công nghiệp của bất kỳ nhà sản xuất nào.
Việc chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp đối với kiểu dáng công nghiệp
diễn ra dễ dàng và thuận lợi trên cơ sở hợp đồng chuyển nhượng hay chuyển quyền sử
dụng kiểu dáng bằng văn bản có đăng ký với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
Khi phát hiện ra hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với kiểu
dáng công nghiệp của mình thì chủ sở hữu kiểu dáng công nghiệp có những quyền cụ
thể sau đây để bảo vệ quyền sở hữu quyền sở hữu công nghiệp đối với kiểu dáng công
nghiệp:
-


Yêu cầu cơ quan Nhà nước có thẩm quyền (Cục Sở hữu trí tuệ, Thanh tra

chuyên ngành về sở hữu công nghiệp, cảnh sát kinh tế, cơ quan quản lý thị trường, cơ
quan hải quan…) xử lý xâm phạm; buộc người có hành vi xâm phạm quyền sở hữu
của mình phải chấm dứt hành vi xâm phạm.
-

Đề nghị cơ quan hải quan tạm dừng làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa nhập

khẩu mà mình có căn cứ cho rằng có vi phạm quyền sở hữu kiểu dáng công nghiệp của
mình.

GVHD: Nguyễn Phan Khôi

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com

SVTH: Nguyễn Văn Cường


Luận văn tốt nghiệp

-

Bảo hộ kiểu dáng công nghiệp theo pháp luật Việt Nam

Khởi kiện ra Tòa án nhân dân theo thủ tục tố tụng dân sự để yêu cầu Tòa án

buộc chủ thể có hành vi xâm phạm phải chấm dứt hành vi xâm phạm, xin lỗi, cải chính
công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng và bồi thường thiệt hại do hành vi

xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với kiểu dáng công nghiệp gây ra.
Bên cạnh những mặt tích cực của kiểu dáng công nghiệp được cơ quan Nhà
nước có thẩm quyền bảo hộ thì trong đó cũng có một số mặt hạn chế:
Chủ sở hữu kiểu dáng công nghiệp có thể tự mình thực hiện yêu cầu xử lý, khởi kiện
hoặc ủy quyền cho người khác thực hiện công việc đó. Tuy nhiên, do việc tiến hành
các thủ tục bảo vệ kiểu dáng công nghiệp bao gồm các công việc khá phức tạp và tốn
nhiều thời gian như: điều tra các hành vi xâm phạm, thu thập chứng cứ, đánh giá vi
phạm, khởi kiện ra Tòa án… Nếu doanh nghiệp tự mình tiến hành các thủ tục đó thì sẽ
tốn nhiều thời gian và đôi khi không đạt được hiệu quả.
Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp trao cho chủ sở hữu độc quyền khai
thác, sử dụng hoặc cho phép người khác sử dụng kiểu dáng được bảo hộ nhưng tình
trạng độc quyền này là không tồn tại vĩnh viễn (theo Luật sở hữu trí tuệ hiện hành của
Việt Nam năm năm đối với kiểu dáng công nghiệp, có thể gia hạn hai lần liên tiếp, mỗi
lần năm năm), sau khi bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp hết hiệu lực nó sẽ “đi
vào công chúng” trở thành sở hữu chung của xã hội.

GVHD: Nguyễn Phan Khôi

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com

SVTH: Nguyễn Văn Cường


×