Tải bản đầy đủ (.pdf) (68 trang)

LUẬN văn LUẬT tư PHÁP bảo vệ môi TRƯỜNG tại KHU CÔNG NGHIỆP PHÁP LUẬT và THỰC TIỄN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (941.56 KB, 68 trang )

Luận văn tốt nghiệp: Bảo vệ môi trường tại khu công nghiệp - Pháp luật và thực tiễn

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA LUẬT


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN LUẬT
KHÓA 2007 – 2011
Đề tài:

BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TẠI KHU CÔNG NGHIỆPPHÁP LUẬT VÀ THỰC TIỄN

Giáo viên hướng dẫn:
ThS. Kim Oanh Na

Sinh viên thực hiện:
Lê Hoàng Vẹn
MSSV: 5075236
Lớp: Luật Tư pháp 3 khóa 33

Cần Thơ
Tháng 4, 2011

GVHD: ThS. Kim Oanh Na

1

SVTH: Lê Hoàng Vẹn


Luận văn tốt nghiệp: Bảo vệ môi trường tại khu công nghiệp - Pháp luật và thực tiễn



LỜI NÓI ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong lộ trình đưa nước ta hội nhập vào nền kinh tế thế giới, Đảng và Nhà nước
luôn xem mục tiêu đẩy mạnh công nghiệp hóa – hiện đại hóa là một trong những mục
tiêu quan trọng hàng đầu. Kết quả là hơn sau 20 năm thực hiện đường lối đổi mới nước
ta đã đạt được nhiều thành tựu về kinh tế, văn hóa, chính trị cũng như về đời sống xã
hội. Trong đó nổi bật nhất là lĩnh vực kinh tế với nhiều kết quả đạt được đáng khích lệ
đó là: trở thành thành viên thứ 150 WTO, kinh tế tăng trưởng liên tục trong giai đoạn
từ 2006 đến 2010 trung bình trên 7%/năm, đời sống nhân dân được cải thiện, thu nhập
bình quân đầu người dự kiến đạt xắp xỉ 1000 USD/năm công nghiệp phát triển mạnh
mẽ. Bước đầu chúng ta đã cơ bản xây dựng được cơ sở vật chất để phấn đấu đến năm
2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp1. Hiện nay, chúng ta đã và đang
phát triển nhiều KCN trên phạm vi cả nước, nhằm phát huy tiềm năng kinh tế của từng
địa phương, đồng thời tạo ra một lượng lớn nhu cầu việc làm cho thị trường lao động.
Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu do ngành công nghiệp mang lại, nước ta
phải đối diện với tình trạng ô nhiễm môi trường trầm trọng do chất thải từ các KCN.
Hàng loạt các doanh nghiệp vì chạy theo lợi nhuận không quan tâm đến môi trường
sống của người dân xung quanh đã tiến hành xử lý chất thải không đúng quy định ra
môi trường bên ngoài biến những dòng sông xanh thành những dòng sông chết như:
sông Thị Vải, sông Đồng Nai... trong khi đó bảo vệ môi trường của các cơ quan chức
năng còn nhiều hạn chế nên càng tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp vi phạm hơn nữa
và tình trạng ô nhiễm diễn ra ngày một trầm trọng đến mức báo động. Từ thực trạng
trên người viết thấy cần phải đi sâu phân tích để tìm hiểu rõ hơn nữa những quy định
của pháp luật về bảo vệ môi trường cũng như những thực trạng về môi trường nơi đây.
Qua đó có những biện pháp bảo vệ môi trường và phương hướng hoàn thiện pháp luật
về bảo vệ môi trường KCN. Vì vậy đã chọn đề tài: “Bảo vệ môi trường tại khu công
nghiệp – Pháp luật và thực tiễn”.
2. Phạm vi nghiên cứu
Do yêu cầu của đề tài luận văn và trong khuôn khổ thời gian cho phép nên

người viết chỉ tập trung vào nghiên cứu tình hình, thực trạng và những ảnh hưởng đến
môi trường từ các KCN. Đặc biệt là những quy định của pháp luật về bảo vệ môi
trường nước, không khí, vấn đề về rác thải và trách nhiệm của chủ đầu tư từ giai đoạn
chuẩn bị đầu tư xây dựng đến giai đoạn hoạt động của KCN, nhằm tìm ra những tồn

1

/>
GVHD: ThS. Kim Oanh Na

2

SVTH: Lê Hoàng Vẹn


Luận văn tốt nghiệp: Bảo vệ môi trường tại khu công nghiệp - Pháp luật và thực tiễn

tại, vướng mắc trong quá trình áp dụng các quy định vào thực tế cũng như những
nguyên nhân dẫn đến hiện trạng môi trường như hiện nay. Từ đó đưa ra những phương
hướng hoàn thiện pháp luật và các biện pháp bảo vệ môi trường tại KCN.
3. Mục đích nghiên cứu
Trên con đường phấn đấu để trở thành một nước công nghiệp, nước ta đã đẩy
mạnh phát triển trên mọi lĩnh vực, trong đó phải nói đến sự phát triển mạnh mẽ của các
KCN. Tuy nhiên, bên cạnh sự phát triển mạnh mẽ đó thì hậu quả kéo theo đó là sự ô
nhiễm môi trường hiện đang rất nghiêm trọng và đe dọa đến sự phát triển bền vững
cũng như sức khỏe của người dân. Trong đó, các quy định của pháp luật là một công
cụ phục vụ đắc lực cho vấn đề này hiện cũng vẫn còn thiếu và vướng phải nhiều tồn tại
gây khó khăn cho công tác quản lí và áp dụng vào thực tiễn. Chính vì lẽ đó, người viết
nhận thấy cần phải đi sâu nghiên cứu về thực trạng môi trường, các quy định của pháp
luật về bảo vệ môi trường KCN, để tìm ra những phương hướng hoàn thiện pháp luật,

khắc phục ô nhiễm môi trường, nâng cao hơn nữa trách nhiệm của các cơ quan chức
năng có thẩm quyền, giúp cho người dân nói chung và chủ các doanh nghiệp nói riêng
nhận thức được tầm quan trọng của môi trường đối với cuộc sống cũng như sự phát
triển bền vững trong tương lai, để từ đó ý thức hơn trong vấn đề bảo vệ môi trường.
4. Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu đề tài người viết đã sử dụng kết hợp nhiều phương
pháp nghiên cứu khoa học khác nhau. Trong đó, người viết đặc biệt coi trọng phương
pháp duy vật biện chứng của Mac-Lênin. Ngoài ra, còn sử dụng phổ biến các phương
pháp như: phân tích luật viết, phương pháp so sánh đối chiếu, phương pháp thống kê,
kết hợp với thực tiễn... nhằm phân tích, đánh giá các vấn đề được đưa ra.
5. Cơ cấu luận văn
Chuơng 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ KHU CÔNG NGHIỆP VÀ MÔI TRƯỜNG
KHU CÔNG NGHIỆP
Chuơng 2. THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG KHU
CÔNG NGHIỆP
Chuơng 3. THỰC TIỄN BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TẠI KHU CÔNG NGHIỆP
TRÀ NÓC, NHỮNG VẤN ĐỀ TỒN TẠI VÀ PHƯƠNG HƯỚNG HOÀN THIỆN

GVHD: ThS. Kim Oanh Na

3

SVTH: Lê Hoàng Vẹn


Luận văn tốt nghiệp: Bảo vệ môi trường tại khu công nghiệp - Pháp luật và thực tiễn

Chương 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ KHU CÔNG NGHIỆP VÀ MÔI TRƯỜNG
KHU CÔNG NGHIỆP

Chương này người viết chủ yếu tập trung giới thiệu về tình hình các KCN cũng
như là hiện trạng môi trường tại đây. Qua đó giúp chúng ta hiểu rõ hơn về tình hình ô
nhiễm và những ảnh hưởng của nó đối với môi trường xung quanh. Đặc biệt là sự quan
tâm của Đảng, Nhà nước đối với vấn đề này, cụ thể là qua các Chính sách và văn bản
Pháp luật về bảo vệ môi trường đã được ban hành.
1.1. Một số khái niệm
1.1.1. Khái niệm khu công nghiệp
Trên tiến trình đưa nước ta trở thành một nước công nghiệp, Đảng và Nhà nước
đã đặt ra mục tiêu phải phát triển đồng bộ tất cả các ngành kinh tế. Tuy nhiên, trong đó
lĩnh vực sản xuất công nghiệp lại phát triển vượt bậc hơn hẳn các lĩnh vực khác, bằng
chứng là các ngành công nghiệp được hình thành khắp nơi. Do đó, để thuận tiện cho
việc quản lí cũng như bảo vệ môi trường nên Nhà nước đã có chủ trương thành lập các
KCN tập trung. Vậy KCN được hiểu như thế nào? Như các khái niệm khác, khái niệm
KCN cũng có nhiều cách hiểu và diễn đạt như:
KCN là nơi tập trung các doanh nghiệp chuyên sản xuất các sản phẩm công
nghiệp và thực hiện các dịch vụ phục vụ cho sản xuất công nghiệp. KCN có ranh giới
đất đai với khu dân cư, và cũng là nơi phát thải nhiều chất thải độc hại nhất cho môi
trường và cho cộng đồng. Có thể nói KCN là nơi tập trung các thiết bị công nghệ cao,
nhà quản lý có trình độ khoa học tiên tiến, và công nhân lành nghề2.
Hay KCN còn gọi là khu kỹ nghệ là khu vực dành cho phát triển công nghiệp
theo một quy hoạch cụ thể nào đó nhằm đảm bảo được sự hài hòa và cân bằng tương
đối giữa các mục tiêu kinh tế – xã hội – môi trường. KCN thường được Chính phủ cấp
phép đầu tư với hệ thống hạ tầng kỹ thuật và pháp lý riêng3.
Về mặt pháp lý thì khái niệm KCN được ấn định trong hai văn bản đó là: Nghị
định 36/1997/NĐ-CP ngày 24 tháng 4 năm 1997 về ban hành quy chế khu công
nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao và Nghị định 29/2008/NĐ-CP ngày 14 tháng
3 năm 2008 quy định về khu công nghiệp, khu chế xuất và khu kinh tế. Cụ thể như
sau: “Khu công nghiệp là khu tập trung các doanh nghiệp KCN chuyên sản xuất hàng
công nghiệp và thực hiện các dịch vụ cho sản xuất công nghiệp, có ranh giới địa lý
2

tr. 11.
3

Bùi Thị Nga, Giáo trình quản lý môi trường đô thị và khu công nghiệp, Đại học Cần Thơ, năm 2006,
/>
GVHD: ThS. Kim Oanh Na

4

SVTH: Lê Hoàng Vẹn


Luận văn tốt nghiệp: Bảo vệ môi trường tại khu công nghiệp - Pháp luật và thực tiễn

xác định, không có dân cư sinh sống; do Chính phủ hoặc Thủ tướng Chính phủ quyết
định thành lập, trong khu công nghiệp có thể có doanh nghiệp chế xuất” (Khoản 1
Điều 2 Nghị định 36/1997/NĐ-CP ngày 24 tháng 4 năm 1997 về ban hành quy chế khu
công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao) và “Khu công nghiệp là khu chuyên
sản xuất hàng công nghiệp và thực hiện các dịch vụ cho sản xuất công nghiệp, có ranh
giới địa lý xác định, được thành lập theo điều kiện, trình tự và thủ tục quy định”
(Khoản 1 Điều 2 Nghị định 29/2008/NĐ-CP ngày 14 tháng 3 năm 2008 quy định về
khu công nghiệp, khu chế xuất và khu kinh tế).
1.1.2. Khái niệm môi trường
Môi trường, tiếng Anh “Environment”, tiếng Đức “Umwelt”, tiếng Trung Quốc
là “hoàn cảnh”. Có rất nhiều cách hiểu và diễn đạt về định nghĩa môi trường, như theo
Masn và Langenhim (1957) cho rằng “Môi trường là tổng hợp các yếu tố tồn tại xung
quanh sinh vật và ảnh hưởng đến sinh vật”. Còn theo Joe whiteney (1993) định nghĩa
môi trường đơn giản hơn “Môi trường là tất cả những gì ngoài cơ thể, có liên quan mật
thiết và có ảnh hưởng đến sự tồn tại của con người như: Đất, nước, không khí, ánh
sáng mặt trời, rừng, biển, tầng ozon, sự đa dạng của các loài”. Một số tác giả Trung

Quốc như: Lương Tử Dung, Vũ Trung Giang cho rằng: “Môi trường là hoàn cảnh sống
của sinh vật, kể cả con người, mà sinh vật và con người đó không thể tách riêng ra
khỏi điều kiện sống của nó”. Còn theo chương trình môi trường của UNEP định nghĩa
môi trường “Môi trường là tập hợp các yếu tố vật lý, hóa học, sinh học, kinh tế học,
tác động lên từng cá thể hay cả cộng đồng”4.
Còn theo Từ điển tiếng việt thì “Môi trường là toàn bộ nói chung những điều
kiện tự nhiên và xã hội, trong đó con người hay một sinh vật tồn tại, phát triển trong
mối quan hệ con người hay sinh vật ấy”5.
“Môi trường” là nơi chốn trong các nơi chốn, nhưng có thể là một nơi chốn
đáng chú ý, thể hiện các màu sắc xã hội của một thời kỳ hay một xã hội6.
“Môi trường” được hiểu là toàn bộ các hệ thống tự nhiên và các hệ thống do
con người tạo ra xung quanh mình, trong đó con người sinh sống và bằng lao động của
mình đã khai thác các tài nguyên thiên nhiên hoặc nhân tạo nhằm thỏa mãn các nhu
cầu của con người7.
Ngoài ra, chúng ta có thể tìm thấy một số định nghĩa khác về môi trường ở
4

Nguyễn Kim Hồng, Giáo dục môi trường, nhà xuất bản giáo dục, năm 2001.

5
6
7

Từ điển tiếng việt, nhà xất bản Đà Nẵng, Hà nội – Đà Nẵng 2004, tr. 618.
Môi trường và tài nguyên Việt Nam, NXBKH&KT Hà Nội 1994.
Tuyên ngôn 1981 của UNECO.

GVHD: ThS. Kim Oanh Na

5


SVTH: Lê Hoàng Vẹn


Luận văn tốt nghiệp: Bảo vệ môi trường tại khu công nghiệp - Pháp luật và thực tiễn

phạm vi rộng hơn như: Môi trường sinh học, môi trường sinh viên, môi trường gia
đình, môi trường xã hội, môi trường sống, môi trường lao động...Vậy phải hiểu như
thế nào về mặt pháp lý? Nói chung đa số các quốc gia đều có xây dựng khái niệm pháp
lý về môi trường trên cơ sở những yếu tố, hoàn cảnh và điều kiện tự nhiên bao quanh
con người.
Còn ở Việt Nam, khái niệm pháp lý về môi trường được ấn định trong đạo luật
về bảo vệ môi trường. Luật bảo vệ môi trường 1993 quy định “Môi trường bao gồm
các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh
con người, có ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người
và tự nhiên” (đoạn 1 Điều 1 Luật bảo vệ môi trường 1993).
Luật bảo vệ môi trường 2005 quy định “Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên
và yếu tố vật chất nhân tạo bao quanh con người, có ảnh hưởng tới đời sống, sản xuất,
sự tồn tại, phát triển của con người và sinh vật” (Khoản 1 Điều 3 Luật bảo vệ môi
trương 2005).
1.2. Tình hình khu công nghiệp và hiện trạng môi trường khu công nghiệp Việt
Nam
1.2.1. Tình hình khu công nghiệp Việt Nam
Sự ra đời của các KCN gắn liền với đường lối đổi mới, chính sách mở cửa
của Đảng. Thời gian qua, thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà
nước về đẩy mạnh phát triển công nghiệp trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện
đại hóa đất nước, mỗi KCN đều là đầu mối quan trọng trong thu hút vốn đầu tư,
Đặc biệt là vốn đầu tư nước ngoài.
Tính từ năm 1991 đến 2009, trải qua 18 năm xây dựng và phát triển, cả nước đã
thành lập được 223 KCN với tổng diện tích tự nhiên đạt 57.264 ha, phân bố trên 56/63

tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Trong đó, diện tích sử dụng cho phát triển công
nghiệp có thể cho thuê theo quy hoạch đạt gần 40.000 ha, chiếm khoảng 65% diện tích
đất quy hoạch các KCN. Trong số 223 KCN hiện nay của cả nước, có 171 KCN đã đi
vào hoạt động, 52 KCN đang trong quá trình xây dựng hạ tầng kỹ thuật, chủ yếu là các
KCN mới thành lập trong những năm gần đây. Tính chung cho toàn bộ các KCN cả
nước thì tỷ lệ lấp đầy chỉ đạt 46% với 17.107 ha đất công nghiệp đã cho doanh
nghiệp thuê.
Tuy nhiên, quá trình phát triển KCN cũng nảy sinh một số vấn đề như sự gia
tăng về số lượng không tỷ lệ thuận với tỷ lệ lấp đầy KCN. Trong 3 năm gần đây, tỷ lệ
lấp đầy KCN giảm trung bình khoảng 4%/năm. Các KCN do Thủ tướng Chính phủ ra
quyết định thành lập có cơ sở hạ tầng kỹ thuật đồng bộ, thuận tiện nhưng tốc độ lấp
GVHD: ThS. Kim Oanh Na

6

SVTH: Lê Hoàng Vẹn


Luận văn tốt nghiệp: Bảo vệ môi trường tại khu công nghiệp - Pháp luật và thực tiễn

đầy chậm, không thu hút được các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Còn các KCN do Uỷ ban
nhân dân quyết định thành lập và hỗ trợ đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng thì tốc độ lấp
đầy nhanh nhưng không thể thành lập nhiều do ngân sách địa phương hạn hẹp.
Về sự phân bố thì mặc dù đã được điều chỉnh theo hướng tạo điều kiện cho một
số địa bàn đặc biệt khó khăn ở Trung du miền núi phía bắc, Tây Nguyên, Tây Nam Bộ
nhằm phát triển công nghiệp để chuyển dịch cơ cấu kinh tế, song các KCN vẫn tập
trung ở 23 tỉnh, thành phố thuộc 4 vùng KTTĐ là KTTĐ Bắc Bộ, KTTĐ miền Trung,
KTTĐ phía Nam và KTTĐ Đồng Bằng Sông Cửu Long. Đến cuối tháng 12/2008, với
167 KCN, tổng diện tích đất tự nhiên đạt 46.825 ha, Các KCN thuộc 4 vùng KTTĐ
chiếm tới 74,9% tổng số KCN và 81,8% tổng diện tích đất tự nhiên các KCN cả nước.

Đồng Nai và Bình Dương là những địa phương có số lượng KCN lớn nhất cả nước.
Đối với xu hướng phát triển KCN Việt Nam đến năm 2015 và định hướng đến
2020 thì theo quy hoạch sẽ hình thành hệ thống các KCN chủ đạo có vai trò dẫn dắt sự
phát triển công nghiệp quốc gia, đồng thời hình thành các KCN quy mô hợp lý để tạo
điều kiện phát triển công nghiệp, nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế địa phương có tỷ
trọng công nghiệp trong GDP thấp. Đưa tỷ lệ đóng góp của các KCN vào tổng giá trị
sản xuất công nghiệp khoảng 24%, hiện nay lên khoảng 39-40% vào năm 2010 và trên
60% trong giai đoạn tiếp theo. Tăng tỷ lệ xuất khẩu hàng công nghiệp của các KCN từ
19,2% giá trị xuất khẩu toàn quốc hiện nay lên khoảng 40% vào năm 2010 và cao hơn
các năm trước.
Kế hoạch đến năm 2010, phấn đấu về cơ bản lấp đầy các KCN đã được thành
lập trước năm 2006; thành lập mới một cách có chọn lọc các KCN với diện tích tăng
thêm khoảng 15.000 – 20.000 ha, nâng tổng diện tích đến năm 2010 lên khoảng
45.000 – 50.000 ha. Đầu tư đồng bộ, hoàn thiện các công trình kết cấu hạ tầng các
KCN hiện có, đặc biệt các công trình xử lý nước thải và đảm bảo diện tích cây xanh
trong các KCN theo quy hoạch xây dựng được duyệt nhằm đảm bảo môi trường và
phát triển bền vững.
Kế hoạch đến năm 2015, đầu tư đồng bộ để hoàn thiện các KCN hiện có, thành
lập mới một cách có chọn lọc các KCN với tổng diện tích tăng thêm khoảng 20.000 –
25.000 ha, nâng tổng diện tích các KCN đến năm 2015 khoảng 65.000 – 70.000 ha.
Phấn đấu đạt tỷ lệ lấp đầy các KCN bình quân trên toàn quốc khoảng 60%. Xây dựng
các công trình nước thải công nghiệp tập trung quy mô lớn ở những khu vực tập trung
các KCN tại vùng KTTĐ. Tiếp tục hoàn thện cơ chế, chính sách khuyến khích đầu tư
vào các KCN, phấn đấu thu hút thêm khoảng 6.500 – 6.800 dự án với tổng vốn đầu tư
đăng ký khoảng trên 36 -39 tỷ USD, trong đó vốn đầu tư thực hiện khoảng 50%.
GVHD: ThS. Kim Oanh Na

7

SVTH: Lê Hoàng Vẹn



Luận văn tốt nghiệp: Bảo vệ môi trường tại khu công nghiệp - Pháp luật và thực tiễn

Định hướng đến năm 2020, quản lý tốt và có quy hoạch sử dụng hợp lý diện
tích đất dự trữ cho xây dựng KCN. Hoàn thiện về cơ bản mạng lưới KCN trên toàn
lãnh thổ với tổng diện tích các KCN đạt khoảng 80.000 ha vào năm 2020. Quản lý,
chuyển đổi cơ cấu đầu tư phát triển các KCN đã được thành lập theo hướng đồng bộ
hóa.8
Tóm lại, việc hình thành các KCN đã tạo động lực lớn cho phát triển công
nghiệp, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở các địa phương, tạo công ăn việc
làm cho người lao động. KCN còn góp phần thúc đẩy sự hình thành khu đô thị
mới, các ngành công nghiệp phụ trợ và dịch vụ. Tuy nhiên, đi đôi với sự phát
triển đó cần phải quan tâm đến vấn đề môi trường vì đây là một vấn đề rất quan
trọng ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển bền vững của đất nước nói chung và
kinh tế công nghiệp nói riêng và đặc biệt là sức khỏe con người.
1.2.2. Hiện trạng môi trường khu công nghiệp9
Với đặc thù là nơi tập trung các cơ sở công nghiệp thuộc các ngành nghề, lĩnh
vực khác nhau, nếu công tác bảo vệ môi trường không được đầu tư đúng mức thì chính
các KCN trở thành nguồn thải ra môi trường một lượng lớn các chất thải gây ô nhiễm
môi trường. Và hiện thực trong giai đoạn phát triển hiện nay, sự phát triển của KCN
đã làm cho môi trường xung quanh trở nên ô nhiễm nghiêm trọng.
- Ô nhiễm nước mặt do nước thải của các KCN
Cùng với nước thải sinh hoạt, nước thải từ các KCN đã góp phần làm cho tình
trạng ô nhiễm tại các sông, hồ, kênh, rạch, trở nên trầm trọng hơn. Những nơi tiếp
nhận nước thải của các KCN đã bị ô nhiễm nặng nề, nhiều nơi nguồn nước không thể
sử dụng được. Tình trạng ô nhiễm không chỉ dừng lại ở hạ lưu của các con sông mà
còn lan tới cả phần thượng lưu theo sự phát triển của các KCN. Kết quả quan trắc chất
lượng nước thải cả ba lưu vực sông Đồng Nai, Nhuệ - Đáy và Cầu đều cho thấy bên
cạnh nguyên nhân do tiếp nhận nước thải sinh hoạt từ các đô thị trong lưu vực, những

khu vực chịu tác động của nước thải KCN có chất lượng nước sông bị suy giảm mạnh,
nhiều chỉ tiêu BOD5, COD (chất hữu cơ), NH4+, tổng N, tổng P (chất dinh dưỡng) đều
cao hơn QCVN (Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia) nhiều lần.
Hiện trạng trên là do các KCN đã đi vào hoạt động có trạm xử lý nước thải tập

8
Quyết định số 1107/QĐ-TTg ngày 21 tháng 8 năm 2006 về việc phê duyệt quy hoạch phát triển
các khu công nghiệp ở việt nam đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020.
9
Bộ Tài Nguyên và Môi Trường, Báo cáo môi trường quốc gia 2009: Môi trường khu công nghiệp Việt
Nam.

GVHD: ThS. Kim Oanh Na

8

SVTH: Lê Hoàng Vẹn


Luận văn tốt nghiệp: Bảo vệ môi trường tại khu công nghiệp - Pháp luật và thực tiễn

trung chỉ chiếm khoảng 43%, rất nhiều KCN đã đi vào hoạt động mà hoàn toàn chưa
triển khai hạng mục này. Nhiều KCN đã có hệ thống xử lý nước thải tập trung nhưng
tỷ lệ đấu nối các doanh nghiệp trong KCN còn thấp. Nhiều nơi doanh nghiệp xây dựng
hệ thống xử lý nước thải cục bộ nhưng không vận hành hoặc vận hành không hiệu quả.
Thực trạng trên đã dẫn đến việc phần lớn nước thải của các KCN khi xả ra môi trường
đều có các thông số ô nhiễm cao hơn nhiều lần so với QCVN.
Tại hệ thống sông Đồng Nai, tình trạng ô nhiễm nước mặt tập trung chủ yếu
dọc các đoạn sông chảy qua các tỉnh thuộc vùng KTTĐ phía Nam nơi các KCN phát
triển mạnh. Nguồn nước thuộc lưu vực sông Sài Gòn - Đồng Nai hiện đang bị ô nhiễm

nặng, không đạt chất lượng mặt nước dùng làm nguồn cấp nước sinh hoạt. lượng NH3
(amoniac), chất rắn lơ lửng, ô nhiễm hữu cơ (đặc biệt là ô nhiễm dầu và vi sinh) tăng
cao tại hầu hết các rạch, cống và các điểm xả. Có khu vực, hàm lượng nồng độ NH3
trong nước vượt gấp 30 lần tiêu chuẩn cho phép (như cửa sông Thị Tính); hàm lượng
chì trong nước vượt tiêu chuẩn quy định nhiều lần; chất rắn lơ lửng vượt tiêu chuẩn từ
3 - 9 lần... tác nhân chủ yếu của tình trạng ô nhiễm này chính là do dọc lưu vực sông
Đồng Nai, các KCN, khu chế xuất đang hoạt động nhưng không có hệ thống xử lý
nước thải tập trung, đa số đều xả trực tiếp vào nguồn nước, gây tác động xấu đến chất
lượng nước của các nguồn tiếp nhận. Bình quân mỗi ngày, lưu vực sông phải tiếp nhận
khoảng 48.000m3 nước thải từ các cơ sở sản xuất này.
Tại lưu vực sông Cầu nguồn nước đã bị ô nhiễm nặng. Ô nhiễm cao nhất là
đoạn sông Cầu chảy qua địa phận thành phố Thái Nguyên, đặc biệt là tại các điểm thải
của nhà máy giấy Hoàng Văn Thụ, khu gang thép Thái Nguyên...chất lượng nước đã
bị suy giảm nặng do đều không có hệ thống xử lý nước thải.
Tại lưu vực sông Nhuệ - Đáy nước của trục sông chính đã bị ô nhiễm ở nhiều
mức độ khác nhau. Một trong những nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước mặt tại
đây là do nước thải từ các KCN và các khu sản xuất không qua xử lý xả thải thẳng ra
môi trường hòa với nước thải sinh hoạt.
- Ô nhiễm không khí do khí thải KCN
Hiện nay, nhiều cơ sở sản xuất trong các KCN đã lắp đặt hệ thống xử lý ô
nhiễm khí trước khi xả thải ra môi trường, mặt do diện tích xây dựng nhà xưởng tương
đối rộng, nằm trong KCN, phần nhiều tách biệt với khu dân cư nên tình trạng khiếu
kiện về gây ô nhiễm môi trường do khí thải tại các KCN chưa bức xúc như đối với vấn
đề nước thải và chất thải rắn.
Các khí thải ô nhiễm phát sinh từ các nhà máy, xí nghiệp chủ yếu do hai nguồn:
quá trình đốt nhiên liệu tạo năng lượng cho hoạt động sản xuất (nguồn điểm) và sự rò
GVHD: ThS. Kim Oanh Na

9


SVTH: Lê Hoàng Vẹn


Luận văn tốt nghiệp: Bảo vệ môi trường tại khu công nghiệp - Pháp luật và thực tiễn

rỉ chất từ quá trình sản xuất (nguồn diện). Tuy nhiên, hiện nay, các cơ sở sản xuất chủ
yếu mới chỉ khống chế được các khí thải từ nguồn điểm. Ô nhiễm không khí do nguồn
diện và tác động gián tiếp từ khí thải hầu như vẫn không được kiểm soát, lan truyền ra
bên ngoài khu vực sản xuất, có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe người dân sống gần
khu vực có KCN.
Chất lượng môi trường không khí tại các KCN, đặc biệt các KCN cũ, tập trung
các nhà máy có công nghệ sản xuất lạc hậu hoặc chưa được đầu tư hệ thống xử lý khí
thải, đã và đang bị suy giảm. Ô nhiễm không khí tại các KCN chủ yếu bởi bụi , môt số
KCN có biểu hiện ô nhiễm CO, SO2 và tiếng ồn. Các KCN mới với các cơ sở đầu tư
công nghệ hiện đại và hệ thống quản lý tốt thường có hệ thống xử lý khí thải trước khi
xả ra môi trường nên thường ít gặp các vấn đề về ô nhiễm không khí hơn.
Ô nhiễm bụi - dạng ô nhiễm phổ biến nhất ở các KCN. Tình trạng ô nhiễm bụi
ở các KCN đã diễn ra khá phổ biến, đặc biệt vào mùa khô và đối với KCN đang trong
quá trình xây dựng. Hàm lượng bụi lơ lửng trong không khí xung quanh các KCN qua
các năm đều vượt QCVN. Bên cạnh đó, vấn đề ô nhiễm không khí bên trong cơ sở sản
xuất của các KCN lại đang là vấn đề cần quan tâm. Một số loại hình sản xuất trong
các KCN (như chế biến thủy sản, sản xuất hóa chất...) đang gây ô nhiễm không khí tại
chính các cơ sở sản xuất và tác động không nhỏ đến sức khỏe của người dân lao động
bên trong và dân cư gần các cơ sở sản xuất.
Ô nhiễm CO, SO2 và NO2 trong không khí xung quanh các KCN hầu hết đều
nằm trong giới hạn cho phép. Tuy nhiên, tại một số KCN, do công nghệ sản xuất lạc
hậu hoặc doanh nghiệp không lắp đặt hệ thống xử lý khí thải nên hiện tượng ô nhiễm
CO, SO2 và NO2 vẫn diễn ra. Đối với ô nhiễm các khí khác thì đây là đặc thù cho các
loại hình sản xuất tại các KCN. Bên cạnh những ô nhiễm thông thường như bụi, SO2,
NO2, CO, còn cần quan tâm đến một số khí ô nhiễm đặc thù do loại hình sản xuất sinh

ra như hơi axit, hơi kiềm... nhìn chung những khí này nằm trong ngưỡng cho phép.
Mặc dù vậy cũng cần phải lưu ý đến việc kiểm soát các hơi khí độc trong khu vực
KCN cũng như môi trường xung quanh.
- Chất thải rắn tại các KCN
Hoạt động sản xuất tại các KCN đã phát sinh một lượng không nhỏ chất thải
rắn và chất thải nguy hại. Thành phần, khối lượng chất thải rắn phát sinh tại mỗi KCN
tùy thuộc vào loại hình công nghiệp đầu tư, quy mô đầu tư và công suất của các cơ sở
sản xuất công nghiệp trong KCN. Thành phần chất thải rắn không chỉ thay đổi theo
loại hình sản xuất mà còn thay đổi theo giai đoạn phát triển của KCN. Trong giai đoạn
xây dựng KCN chất thải rắn chủ yếu là phế thải xây dựng. Trong giai đoạn KCN đi
GVHD: ThS. Kim Oanh Na

10

SVTH: Lê Hoàng Vẹn


Luận văn tốt nghiệp: Bảo vệ môi trường tại khu công nghiệp - Pháp luật và thực tiễn

vào hoạt động phế thải xây dựng phát sinh không nhiều và vẫn được thu gom lẫn với
chất thải công nghiệp.
Tổng lượng chất thải rắn trung bình của cả nước đã tăng từ 25.000 tấn/ngày
(năm 1999) lên khoảng 30.000 tấn/ ngày (năm 2005). Trong đó chất thải rắn từ hoạt
động công nghiệp cũng có xu hướng gia tăng, phần lớn tập trung tại các KCN ở vùng
KTTĐ Bắc bộ và vùng KTTĐ phía Nam. Trong những năm gần đây cùng với sự mở
rộng của các KCN, lượng chất thải rắn từ các KCN đã tăng đáng kể, trong đó, lượng
chất thải nguy hại gia tăng với mức khá cao. Theo số liệu tính toán, chất thải rắn phát
sinh từ các KCN phía Nam chiếm tỷ trọng lớn nhất so với các vùng khác trong toàn
quốc, lên tới gần 3000 tấn /ngày. Lượng chất thải nguy hại phát sinh ở vùng KTTĐ
phía Nam nhiều gấp 3 lần lượng chất thải nguy hại phát sinh ở vùng KTTĐ Bắc Bộ và

nhiều gấp 20 lần lượng chất thải nguy hại phát sinh ở vùng KTTĐ miền Trung.
Về việc thu gom, phân loại, vận chuyển và xử lý chất thải rắn tại các KCN thì
theo quy hoạch được duyệt, tất cả các KCN phải có phân khu phân loại và trung
chuyển chất thải rắn. Tuy nhiên, rất ít KCN triển khai hạng mục này. Điều này đã
khiến cho công tác quản lý chất thải rắn ở các KCN gặp không ít khó khăn.
Nhìn chung, hầu hết các KCN trên cả nước chưa đáp ứng được những tiêu
chuẩn về môi trường theo quy định. Thực trạng đó làm cho môi trường sinh thái ở một
số địa phương bị ô nhiễm nghiêm trọng. Cộng đồng dân cư, nhất là các cộng đồng dân
cư lân cận với các KCN đang phải đối mặt với thảm hoạ về môi trường. Họ phải sống
chung với khói bụi, uống nước từ nguồn ô nhiễm chất thải công nghiệp.
1.3. Những ảnh hưởng đến môi truờng từ hoạt động xả thải của khu công nghiệp
Ô nhiễm môi trường do hoạt động sản xuất công nghiệp nói chung và KCN nói
riêng đã gây tác động xấu đến các hệ sinh thái tự nhiên. Đặc biệt là nước thải sản xuất
không qua xử lý, xả thải trực tiếp vào môi trường gây ra những thiệt hại đáng kể tới
sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản tại khu vực lân cận. Mặt khác, ô nhiễm
môi trường đã làm gia tăng gánh nặng bệnh tật, gia tăng tỷ lệ người mắc bệnh đang lao
động tại chính KCN và cộng đồng dân cư sinh sống gần đó. Đáng báo động là tỷ lệ
này có xu hướng gia tăng trong những năm gần đây và gây ra những tổn thất kinh tế
không nhỏ. Cụ thể là:
- Đối với hệ sinh thái, năng suất nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản
Sông suối là nguồn tiếp nhận và vận chuyển các chất ô nhiễm trong nước thải từ
các KCN và các cơ sở sản xuất kinh doanh. Nước thải chứa chất hữu cơ vượt quá giới
hạn cho phép sẽ gây ra hiện tượng phù dưỡng, làm giảm lượng oxy trong nước, các
loài thủy sinh bị thiếu oxy dẫn đến một số loài bị chết hàng loạt. Sự xuất hiện các độc
GVHD: ThS. Kim Oanh Na

11

SVTH: Lê Hoàng Vẹn



Luận văn tốt nghiệp: Bảo vệ môi trường tại khu công nghiệp - Pháp luật và thực tiễn

chất như dầu mỡ, kim loại nặng, các loại hóa chất trong nước sẽ tác động đến động
thực vật thủy sinh và đi vào chuỗi thức ăn trong hệ thống sinh tồn của các loài sinh
vật, cuối cùng sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe con người.
Như ở khu vực miền Bắc, các lưu vực sông Nhuệ - Đáy tập trung 19 KCN do
Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập và hàng loạt các KCN địa phương. Lượng
nước thải từ các KCN này chiếm khoảng 35% lượng nước thải công nghiệp đổ vào
sông Nhuệ - Đáy. Đây là một trong những nguyên nhân chính gây ô nhiễm cho nguồn
tiếp nhận, làm cho hệ sinh thái cũng như sản lượng nuôi trồng thủy sản (đặc biệt là
nuôi cá bè trên sông) đã bị giảm sút rất nhiều. Một số nơi nước sông không thể tưới
tiêu cho sản xuất nông nghiệp.
Khu vực miền Trung thì KCN Quảng Phú, một KCN tương đối lớn của Quảng
Ngãi, được chính thức hoạt động từ đầu năm 2000 và đến nay đã thu hút trên 24 dự án
sản xuất lâm sản, thủy sản, phân bón…từ khi đi vào hoạt động đến nay KCN này chưa
có hệ thống xử lý nước thải tập trung, toàn bộ nước thải của các nhà máy trong KCN
đều xả trực tiếp ra sông Bầu Lăng. Trước đây người dân dùng nước sông cho sinh hoạt
và sản xuất nhưng bây giờ nguồn nước không thể sử dụng. Ngoài ra, các sông khác
cũng tương tự và nhiều lần cá trên sông bị chết hàng loạt và nguồn nước ở đây ô
nhiễm đến mức không thể tưới tiêu cho gần 200 ha ruộng lúa nơi đây.
Khu vực miền Nam thì lưu vực sông Đồng Nai là khu vực tập trung nhiều nhất
các KCN của cả nước. Các hoạt động sản xuất từ các KCN này đã thải vào môi trường
nước một lượng lớn nước thải với nồng độ chất ô nhiễm cao, gây ra hiện tượng các
đoạn sông chết. Đặc biệt, trên sông Thị Vải là một điển hình về ô nhiễm công nghiệp,
tác động trực tiếp đến hệ sinh thái trong nước sông, gây những tổn hại đáng kể tới hoạt
động sản xuất nông nghiệp và thủy sản. Điển hình là hậu quả do hoạt động xả nước
thải trái pháp luật kéo dài của Công ty cổ phần hữu hạn Vedan Việt Nam. Trong khu
vực này các loài tôm, cá, thủy sản hầu như không thể tồn tại và phát triển. Hệ sinh thái
ở khu vực này chỉ tồn tại một số loài động thực vật phù du. Theo ước tính ban đầu

tổng diện tích nông nghiệp bị thiệt hại là 1.438,5 ha, phần lớn là ao nuôi thủy sản và
29,5 ha sản xuất nông nghiệp.
- Đối với sức khỏe và kinh tế của người dân do ô nhiễm môi trường KCN
Nước thải từ các KCN không được xử lý, gây ô nhiễm nước mặt và nước ngầm.
Từ đó, ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nước và có thể thông qua chuỗi thức ăn gây
ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người. Các bệnh chủ yếu liên quan đến chất lượng
nước là bệnh đường ruột, ký sinh trùng, vi khuẩn... các bệnh do côn trùng trung gian,
các vi yếu tố và các chất khác như bệnh bướu cổ địa phương, bệnh về răng do thiếu
GVHD: ThS. Kim Oanh Na

12

SVTH: Lê Hoàng Vẹn


Luận văn tốt nghiệp: Bảo vệ môi trường tại khu công nghiệp - Pháp luật và thực tiễn

hoặc thừa fluor… Ngoài ra, các hoạt động sản xuất tại khu chế biến kim loại màu làm
cho hàm lượng chì, arsen trong nước và đất rất cao ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe
người dân đặc biệt là trẻ em.10
Ngoài những ảnh hưởng từ nước thải thì ô nhiễm không khí tại KCN cũng là
nguyên nhân quan trọng gây ảnh hưởng sức khỏe người dân, mà người lao động là đối
tượng bị ảnh hưởng trực tiếp. Tiêu biểu là bệnh bụi phổi, đây là loại bệnh phổ biến
nhất ở các ngành khai khoáng, xây dựng, sản xuất vật liệu xây dựng… Bên cạnh đó,
các bệnh hô hấp, tim mạch, tiêu hóa cũng đang gia tăng. Ô nhiễm không khí từ các
KCN không chỉ ảnh hưởng đến người lao động mà còn ảnh hưởng tới cộng đồng dân
cư sống ở các khu vực xung quanh, làm cho cuộc sống của họ vô cùng khó khăn do
bệnh tật, mà phổ biến nhất là các bệnh về hô hấp, tim mạch, thần kinh…
Ngoài ra, hiện tại ô nhiễm môi trường do chất thải rắn gây ra đã đến mức báo
động. Ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe cộng đồng, nghiêm trọng nhất là các khu vực

gần KCN, bãi chôn lấp chất thải. Đây cũng là nguyên nhân gây ra các bệnh như: đau
mắt, bệnh đường hô hấp, bệnh ngoài da… gây ảnh hưởng đến sức khỏe người dân.
Bên cạnh những tổn hại về sức khỏe thì người lao động và những người dân
sống gần các KCN còn phải tổn thất rất lớn về kinh tế cho khám chữa bệnh và các thiệt
hại về thu nhập do bị bệnh. Và các doanh nghiệp hàng năm còn phải chi một khoản
đáng kể cho phần trợ cấp bệnh nghề nghiệp. Làm phần nào ảnh hưởng đến sự phát
triển chung của nền kinh tế.
1.4. Sơ lược các chính sách và văn bản pháp luật về bảo vệ môi trường khu công
nghiệp
Trong hóa trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, nhiệm vụ bảo vệ môi
trường luôn được Đảng vả Nhà nước coi trọng. Chỉ thị số 36-CT/TW ngày 25 tháng 6
năm 1998, tiếp đến là Nghị quyết 41-NQ/TW ngày 15 tháng 11 năm 2004 của Bộ
Chính trị về tăng cường công tác bảo vệ môi trường trong thời kỳ công nghiệp hóa
hiện đại hóa đất nước, đã đưa ra những định hướng rất quan trọng, trong đó nhấn mạnh
các đô thị các KCN phải thực hiện tốt các phương án xử lý nước thải, ưu tiên xử lý
chất độc hại.
Quan điểm phát triển đất nước của Đảng ta cũng đã được khẳng định trong
chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2001- 2010 được thông qua tại Đại hội
đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng là “phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững,
tăng trưởng kinh tế đi đôi với thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội và bảo vệ môi
10
Nam.

Bộ Tài Nguyên và Môi Trường, Báo cáo môi trường quốc gia 2009: Môi trường khu công nghiệp Việt

GVHD: ThS. Kim Oanh Na

13

SVTH: Lê Hoàng Vẹn



Luận văn tốt nghiệp: Bảo vệ môi trường tại khu công nghiệp - Pháp luật và thực tiễn

trường”. Ngày 21/01/2009, Ban Bí thư đã ban hành Chỉ thị 29-CT/TW về tiếp tục đẩy
mạnh thực hiện Nghị quyết 41-NQ-TW của Bộ Chính trị và xác định rõ “không đưa
vào vận hành, sử dụng các KCN, khu công nghệ cao, khu đô thị, công trình, cơ sở y tế,
cơ sở sản xuất mới không đáp ứng các yêu cầu về bảo vệ môi trường. Giải quyết cơ
bản tình trạng ô nhiễm nguồn nước, ô nhiễm môi trường ở các khu dân cư do chất thải
của các KCN, cụm công nghiệp, các làng nghề…”
Ngày 02/12/2003, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chiến lược bảo vệ môi
trường quốc gia đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 theo Quyết định số
225/2003/QĐ-TTg. Một trong những mục tiêu cụ thể của chiến lược là đến năm 2010,
70% các KCN, khu chế xuất có hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt tiêu chuẩn môi
trường; thu gom 90% chất thải rắn sinh hoạt, công nghiệp, xử lý 60% chất thải nguy
hại. Định hướng đến năm 2020 là 100% đô thị, KCN có hệ thống xử lý nước thải tập
trung đạt tiêu chuẩn môi trương…
Bên cạnh đó, rất nhiều văn bản pháp luật đã được ban hành quy định nội dung
quản lý môi trường KCN. Như trong Hiến pháp 1992 quy định tại điều 29 “cơ quan
Nhà nước, đơn vị vũ trang, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, mọi cá nhân phải thực hiện
các quy định của Nhà nước về sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi
trường. Nghiêm cấm mọi hành động làm suy kiệt tài nguyên và hủy hoại môi trường”.
Kế tiếp là Luật bảo vệ môi trường 2005. đã có quy định tại điều 36 về bảo vệ môi
trường đối với khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung.
Nghị định 36/1997/NĐ-CP ngày 24 tháng 4 năn 1997 về ban hành quy chế
KCN, khu chế xuất, khu công nghệ cao. Là văn bản đầu tiên tạo cơ sở điều chỉnh các
hoạt động của KCN như cấp phép đầu tư, thành lập ban quản lý…tiếp theo là Quyết
định số 62/QĐ-BKHCNMT ngày 9/8/2002 của Bộ KH&CNMT về ban hành quy chế
bảo vệ môi trường KCN, đã đề cập đến các quy định về ĐTM, cơ sở hạ tầng bảo vệ
môi trường, thu gom và xử lý nước thải tập trung.

Nghị định 21/2008/NĐ-CP về sửa đổi bô sung một số điều của Nghị định
80/2006/NĐ-CP và tiếp đến là Nghị định 29/2008/NĐ-CP về KCN, khu chế xuất, khu
và kinh tế đã quy định về BQL các KCN, khu chế xuất và khu kinh tế có nhiệm vụ và
quyền tổ chức thực hiện thẩm định và phê duyệt báo cáo ĐTM đối với dự án đầu tư
thuộc thẩm quyền quyết định của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh trong KCN, khu kinh tế.
Thực tiễn đang đặt ra rất nhiều vấn đề cần điều chỉnh, cụ thể hơn trong các quy
định quản lý môi trường KCN. Bộ Tài nguyên và Môi trường đã ban hành Thông tư
08/2009/TT-BTNMT ngày 15 tháng 7 năm 2009 quy định quản lý và bảo vệ môi
trường Khu kinh tế, khu công nghệ cao, khu công nghiệp, cụm công nghiệp. Ngoài ra
GVHD: ThS. Kim Oanh Na

14

SVTH: Lê Hoàng Vẹn


Luận văn tốt nghiệp: Bảo vệ môi trường tại khu công nghiệp - Pháp luật và thực tiễn

còn một số văn bản khác như: Nghị định 117/2009/NĐ-CP quy định về xử lý vi
phạm pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ môi trường; Nghị định 34/2005/NĐ-CP
ngày 17 tháng 3 năm 2005 quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh
vực tài nguyên nước; Nghị định 59/2007/NĐ-CP ngày 09/4/2007 của Chính phủ về
quản lý chất thải rắn; Nghị định 174/2007/NĐ-CP ngày 29 tháng 11 năm 2007 của
Chính phủ về phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn; Nghị định 88/2007/NĐCP ngày 28 tháng 5 năm 2007 của Chính phủ về thoát nước đô thị và khu công
nghiệp; Nghị định 67 /2003/NĐ-CP ngày 13 tháng 6 năm 2003 của Chính phủ về
phí bảo vệ môi trường đối với nước thải; Nghị định 04 /2007/NĐ-CP ngày 08
tháng 01 năm 2007 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 67
/2003/NĐ-CP ngày 13 tháng 6 năm 2003 của Chính phủ.
Tóm lại, trong chương này người viết đã giới thiệu khái quát được về việc
hình thành, phát triển cũng như xu hướng trong tương lai của các KCN. Đặc biệt,

là khái quát được về hiện trạng môi trường và các văn bản pháp luật quy định về
việc bảo vệ môi trường KCN. Qua đó giúp chúng ta thấy rõ hơn tình hình ô
nhiễm tại đây đã đến hồi báo động, nhất là môi trường nước, môi trường không
khí và vấn đề rác thải. Bên cạnh đó, là những ảnh hưởng to lớn của tình trạng ô
nhiễm môi trường đối với hệ sinh thái, sức khỏe người dân và những tổn thất về
kinh tế. Ngoài ra, một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng trên là do thực
trạng pháp luật nước ta còn nhiều tồn tại chưa có biện pháp khắc phục hiệu quả.
Vậy, để tìm hiểu rõ hơn vấn đề này chúng ta cần đi sâu phân tích các quy định
của pháp luật về bảo vệ môi trường KCN.

GVHD: ThS. Kim Oanh Na

15

SVTH: Lê Hoàng Vẹn


Luận văn tốt nghiệp: Bảo vệ môi trường tại khu công nghiệp - Pháp luật và thực tiễn

Chương 2
THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
KHU CÔNG NGHIỆP
Văn bản pháp luật là một trong những công cụ giúp bảo vệ môi trường nói
chung và bảo vệ môi truờng KCN nói riêng rất hiệu quả, nó tạo ra tạo ra hành lang
pháp lý để tất cả các hoạt động có ảnh huởng đến môi trường đều đuợc thực hiện trong
hành lang này. Do đó, trong chương này người viết chủ yếu tập trung vào phân tích các
quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường tại các KCN qua từng giai đoạn, từ chuẩn
bị xây dựng, xây dựng và hoạt động cũng như các quy định về xử lý đối với hành vi vi
phạm các quy định trên.
So với các nước phát triển, lĩnh vực bảo vệ môi trường ở Việt Nam còn khá mới

và chỉ được đặc biệt quan tâm trong thời gian gần đây nhưng số lượng văn bản điều
chỉnh về lĩnh vực này nước ta đã có rất nhiều. Còn trong lĩnh vực công nghiệp do yêu
cầu quản lý môi trường trong điều kiện kinh tế xã hội phát triển nóng nên việc ban
hành quy chế pháp lý điều chỉnh vấn đề bảo vệ môi truờng còn hạn chế, chủ yếu là các
văn bản chỉ điều chỉnh riêng lẻ theo từng khía cạnh, chưa có văn bản điều chỉnh một
cách thống nhất vấn đề này.
Năm 2009, cùng với sự phát triển một cách ồ ạt của các KCN và đi kèm theo nó
là tình trạng ô nhiễm môi trường ngày càng nghiêm trọng, ảnh hưởng to lớn đến sự
phát triển bền vững của nền kinh tế nói chung và lĩnh vực công nghiệp nói riêng cũng
như sức khỏe người dân. Trước tình hình đó, ngày 15 tháng 7 năm 2009 Bộ Tài
nguyên và Môi trường đã ra Thông tư 08/2009/TT-BTNMT về quản lý và bảo vệ môi
trường khu kinh tế, khu công nghệ cao, khu công nghiệp và cụm công nghiệp. Sự ra
đời của Thông tư 08 đã góp phần rất lớn trong việc đưa công tác bảo vệ môi trường tại
các KCN được hiệu quả hơn. Và Thông tư này cũng được xem là một trong những văn
bản pháp lý chính điều chỉnh chi tiết về vấn đề bảo vệ môi trường KCN.
2.1. Quy định về bảo vệ môi trường trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư xây dựng khu
công nghiệp
2.1.1. Bảo vệ môi trường trong việc lập quy hoạch xây dựng khu công nghiệp
Theo quy định thì quy hoạch xây dựng KCN thuộc đối tượng phải lập báo cáo
đánh giá môi trường chiến lược (Điều 14 Luật bảo vệ môi trường 2005). Theo đây, thì
đánh giá môi trường chiến lược là việc phân tích, dự báo các tác động đến môi trường
của dự án chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển trước khi phê duyệt nhằm bảo
đảm phát triển bền vững (khoản 19 Điều 3 Luật bảo vệ môi trường 2005). Ở đây, chủ
đầu tư sẽ lập báo cáo đánh giá môi trường chiến lược với đầy đủ nội dung, như: “Khái
GVHD: ThS. Kim Oanh Na

16

SVTH: Lê Hoàng Vẹn



Luận văn tốt nghiệp: Bảo vệ môi trường tại khu công nghiệp - Pháp luật và thực tiễn

quát về mục tiêu, quy mô, đặc điểm của dự án có liên quan đến môi trường; Mô tả
tổng quát các điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, môi trường có liên quan đến dự án;
Dự báo tác động xấu đối với môi trường có thể xảy ra khi thực hiện dự án; Chỉ dẫn
nguồn cung cấp số liệu, dữ liệu và phương pháp đánh giá; Đề ra phương hướng, giải
pháp tổng thể giải quyết các vấn đề về môi trường trong quá trình thực hiện dự án11”.
Qua đây cho thấy, nội dung đánh giá môi trường chiến lược đối với quy hoạch
xây dựng KCN là cần tập trung vào xem xét các vấn đề về môi trường, đánh giá tác
động và mức ảnh hưởng đến môi trường đồng thời đưa ra các dự báo xu hướng và biện
pháp, mục tiêu của quy hoạch về môi trường. Cụ thể là: xác định các vấn đề môi
trường chính, trong và ngoài KCN bao gồm: lựa chọn đất xây dựng trong mối liên hệ
với phòng tránh thiên tai, giảm thiểu nhập úng, môi trường giao thông, tình trạng ô
nhiễm không khí, tiếng ồn, ô nhiễm sông hồ, nước ngầm, áp lực về quản lý chất thải
rắn, nước thải; đánh giá hiện trạng các nguồn gây ô nhiễm trực tiếp; các khu vực ô
nhiễm, mức độ, hậu quả ô nhiễm môi trường. Đồng thời đưa ra các dự báo tác động và
diễn biến môi trường do hoạt động từ các KCN để có những giải pháp tổng thể giải
quyết các vấn đề về môi trường trong quá trình thực hiện dự án.
Bảo vệ môi trường trong quy hoạch xây dựng KCN có thể hiểu là sự bố trí các
lĩnh vực công nghiệp trong không gian và thời gian nhất định nhằm tạo điều kiện phát
triển công nghiệp và bảo vệ môi trường. Đó là quy hoạch bố trí các lĩnh vực công
nghiệp sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên thiên nhiên, các nguồn lực khác mà không
ảnh hưởng đến môi trường, đảm bảo cân bằng sinh thái, đáp ứng nhu cầu phát triển
hiện tại mà không ảnh hưởng đến nhu cầu tương lai.
KCN có vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế của đất nước nói chung,
đặc biệt là góp phần to lớn vào sự tăng trưởng của lĩnh vực công nghiệp nước ta. Vì
vậy, những năm qua KCN tập trung đã được phát triển mạnh mẽ ở mọi vùng miền, các
địa phương trên phạm vi cả nước. Tuy nhiên, cùng với những lợi ích mà các khu công
nghiệp đem lại thì cũng đã nảy sinh những bất cập mà trước hết là sự tác động tiêu cực

đến môi trường do các loại chất thải công nghiệp. Để khắc phục những hậu quả tiêu
cực đó thì vấn đề môi trường cần được quan tâm hơn và cần phải được đề cập ngay từ
giai đoạn quy hoạch xây dựng KCN.
Theo quy định thì khi quy hoạch xây dựng phải: “Tuân thủ quy hoạch phát triển
tổng thể đã được phê duyệt; Quy hoạch, bố trí các khu chức năng, loại hình hoạt động
phải gắn với bảo vệ môi trường” (điểm a, b khoản 1 Điều 36 Luật bảo vệ môi trường
2005). Và căn cứ chiến lược và quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội; quy hoạch sử
11

Điều 16 Luật bảo vệ môi trường 2005.

GVHD: ThS. Kim Oanh Na

17

SVTH: Lê Hoàng Vẹn


Luận văn tốt nghiệp: Bảo vệ môi trường tại khu công nghiệp - Pháp luật và thực tiễn

dụng đất của cả nước và của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Bộ Kế hoạch
và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành và Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực
thuộc Trung ương có liên quan xây dựng và trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy
hoạch tổng thể phát triển KCN. Và quy hoạch tổng thể phát triển KCN đã được phê
duyệt là căn cứ để xem xét việc thành lập KCN, xây dựng quy hoạch, kế hoạch đầu tư
phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội phục vụ sự phát triển của
KCN.
Bên cạnh đó, quy hoạch xây dựng KCN phải phù hợp với quy hoạch phát triển
kinh tế - xã hội của vùng, quy hoạch sử dụng đất của các tỉnh, thành phố trực thuộc
Trung ương, hạn chế sử dụng đất canh tác nông nghiệp, không xâm phạm các khu bảo

tồn thiên nhiên, các vườn quốc gia, bảo đảm phát triển bền vững và an ninh quốc
phòng; tỷ lệ diện tích đất được phủ cây xanh tối thiểu phải đạt 15% tổng diện tích của
KCN; quy hoạch xây dựng khu công nghiệp phát sinh nhiều nguồn khí thải và tiếng ồn
phải được bố trí ở cuối hướng gió và được cách ly với khu đô thị và các khu chức năng
yên tĩnh khác bằng các dải cây xanh có chiều rộng theo quy định, các dự án phát sinh
nhiều nước thải phải được bố trí gần nhau và ở cuối nguồn nước của khu kinh tế.
(khoản 1, 2 ,3 Điều 5 Thông tư 08/2009/TT-BTNMT ngày 15 tháng 7 năm 2009 quy
định về quản lý và bảo vệ môi trường khu kinh tế, khu công nghệ cao, khu công
nghiệp và cụm công nghiệp đã có quy định).
Nghĩa là, khi quy hoạch xây dựng KCN thì phải phù hợp với quy hoạch phát
triển kinh tế - xã hội của vùng, quy hoạch sử dụng đất của các tỉnh, thành phố trực
thuộc Trung ương đã vạch ra trước đó. Vì các quy hoạch trên đã bố trí hợp lý theo từng
khu chuyên dụng, cùng với các công trình kết cấu hạ tầng khác như: công trình giao
thông, thủy lợi, năng lượng, thông tin liên lạc... nhằm khai thác có hiệu quả đất đai, tài
nguyên, nguồn nước, nhân lực và điều kiện tự nhiên của vùng để phát triển kinh tế xã
hội. Do đó, nếu quy hoạch xây dựng mà không tuân thủ các quy hoạch trên thì có thể
làm phá vở và đảo lộn các thiết kế, quy hoạch đã định trước, từ đó có thể dẫn đến tình
trạng lãng phí đất đai, ô nhiễm môi trường.
Ngoài ra, trong quy hoạch xây dựng KCN còn phải hạn chế sử dụng đất canh
tác nông nghiệp, không xâm phạm đến các khu bảo tồn thiên nhiên, các vườn quốc gia,
bảo đảm phát triển bền vững và an ninh quốc phòng. Trước hết, nước ta vốn là một
nước nông nghiệp, đó cũng là một thế mạnh so với các nước khác. Nếu chúng ta
không hạn chế mà cứ đẩy mạnh sử dụng đất nông nghiệp cho xây dựng các KCN thì
về lâu dài đất nông nghiệp sẽ thu hẹp lại và có thể ảnh hưởng đến an ninh lương thực
trong tương lai. Bên cạnh đó, các KCN mới thành lập chưa chắc đã hoạt động hiệu
GVHD: ThS. Kim Oanh Na

18

SVTH: Lê Hoàng Vẹn



Luận văn tốt nghiệp: Bảo vệ môi trường tại khu công nghiệp - Pháp luật và thực tiễn

quả, nếu thật sự như vậy thì nước ta sẽ rơi vào tình trạng cái cũ mất đi nhưng cái mới
chưa hình thành, từ đó sẽ dẫn đến tình trạng lãng phí đất, ảnh hưởng đến nền kinh tế
của đất nước. Đối với các khu bảo tồn thiên nhiên, các vườn quốc gia, nếu chúng ta
không tuân theo quy hoạch mà xâm phạm chúng thì có thể sẽ phá vở các hệ sinh thái
vốn rất quý giá mà chúng ta đã và đang ra sức giữ gìn.
Về vấn đề đất được phủ xanh trong KCN theo quy hoạch xây dựng phải bắt
buộc đảm bảo chiếm tối thiểu 15% tổng diện tích của KCN. Khi đảm bảo được diện
tích phủ xanh như trên mới có thể tạo được sự trong lành cũng như hạn chế phần nào ô
nhiễm môi trường trong KCN. Vì theo một số nghiên cứu cho thấy cây xanh có những
chức năng rất tốt đối với môi trường đặc biệt là môi trường KCN như là: điều chỉnh
nhiệt độ, làm giảm nhiệt độ không khí từ 3,3 độ c đến 3,9 độ c, khi diện tích cây xanh
đạt 20% đến 50% diện tích KCN; hiệu quả rất tốt trong che chắn gió; hạn chế tiếng ồn
và ô nhiễm không khí; giảm bức xạ mặt trời và phản chiếu của mặt trời; tăng vẽ mỹ
quan kiến trúc KCN12.
Đối với quy hoạch xây dựng KCN phát sinh nhiều nguồn khí thải và tiếng ồn
phải được bố trí ở cuối hướng gió và được cách ly với khu đô thị và các khu chức năng
yên tĩnh khác bằng các dải cây xanh có chiều rộng theo quy định. Các dự án phát sinh
nhiều nước thải phải được bố trí gần nhau và ở cuối nguồn nước của khu kinh tế để
nhằm hạn chế những ảnh hưởng của các chất thải mà các KCN này thải ra đối với môi
trường xung quanh.
Thực hiện tốt quy hoạch xây dựng là một trong những yếu tố giúp cho các KCN
được phát triển bền vững trong tương lai. Tuy nhiên, trong những năm qua chúng ta
mới chú trọng chủ yếu vào việc đẩy nhanh phát triển công nghiệp, chưa chú ý đúng
mức đến phát triển công nghiệp đồng thời gắn với bảo vệ môi trường đặc biệt là trong
quy hoạch xây dựng. Nhiều nơi chỉ biết chạy đua thu hút đầu tư nhằm hi vọng hưởng
lợi từ các dự án này mà không quan tâm đến việc lập quy hoạch xây dựng cụ thể cũng

như đánh giá môi trường chiến lược đối với dự án này, dẫn đến tình trạng quỹ đất nói
chung và quỹ đất nông nghiệp nói riêng ngày càng thu hẹp. Làm mất đi quy hoạch
tổng thể, không gắn quy hoạch KCN với quy hoạch ngành, vùng và quy hoạch lãnh
thổ. Gây manh mún, lắp vá trong xây dựng, cơ sở hạ tầng chua hoàn thiện và đồng bộ
gây lãng phí đất đai và ô nhiễm môi trường.
2.1.2. Bảo vệ môi trường đối với thiết kế hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật khu công
nghiệp
Thiết kế hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật KCN là một công đoạn cực kỳ quan
12 Bùi Thị Nga, Giáo trình quản lý môi trường đô thị và khu công nghiệp, Đại học Cần Thơ, năm 2006.

GVHD: ThS. Kim Oanh Na

19

SVTH: Lê Hoàng Vẹn


Luận văn tốt nghiệp: Bảo vệ môi trường tại khu công nghiệp - Pháp luật và thực tiễn

trọng, vì nó là một trong những yếu tố có thể ảnh hưởng đến hoạt động có hiệu quả
hay không của KCN sau này. Nếu quá trình thiết kế được thực hiện tốt và đồng bộ
giữa các công trình hạng mục thì sẽ giúp cho sự hoạt động của KCN được thuận lợi,
tránh được những lãng phí và tận dụng được các điều kiện tự nhiên, xã hội cũng như là
đảm bảo được vấn đề môi trường. Ngược lại, nếu giai đoạn này không được thực hiện
tốt có thể sẽ gây ra những hậu quả xấu trong quá trình hoạt động, ảnh hưởng đến nền
kinh tế đặc biệt là môi trường xung quanh.
Giữ vai trò quan trọng như vậy, nên vấn đề thiết kế kết cấu hạ tầng KCN được
quy định như sau: hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật KCN bao gồm hệ thống giao
thông, hệ thống cấp nước, hệ thống thoát nước, xử lý nước thải, hệ thống cấp điện,
chiếu sáng, hệ thống thông tin phải được thiết kế đồng thời, đồng bộ để bảo đảm thuận

tiện trong xây dựng, sửa chữa, vận hành, tiết kiệm sử dụng đất và phải tuân theo Quy
chuẩn xây dựng Việt Nam, đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường; phải bố trí địa điểm
tạm lưu giữ và trung chuyển chất thải rắn trong KCN; phải xác định rõ cơ sở tiếp nhận,
xử lý chất thải rắn thông thường và chất thải nguy hại của KCN; phải tách riêng hoàn
toàn hệ thống thoát nước thải với hệ thống thoát nước mưa. Mạng lưới thu gom nước
thải công nghiệp phải có vị trí, cốt hố ga phù hợp để đấu nối với điểm xả nước thải của
các doanh nghiệp trong KCN; KCN phải có nhà máy xử lý nước thải tập trung. Nhà
máy xử lý nước thải tập trung có thể chia thành nhiều đơn nguyên nhưng phải bảo đảm
tổng công suất đủ để xử lý toàn bộ lượng nước thải phát sinh đạt quy chuẩn kỹ thuật
quốc gia về môi trường khi các khu này được lấp đầy. Các nhà máy xử lý nước thải tập
trung phải thiết kế lắp đặt hệ thống quan trắc tự động, liên tục đối với các thông số:
PH, DO, COD, TSS và một số thông số đặc trưng khác trong nước thải của KCN theo
yêu cầu nêu trong Quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường13.
Qua đây cho thấy, hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật KCN phải được thiết kế
đồng bộ, đồng thời, có thể hiểu là các hệ thống trên được thiết kế cùng một tốc độ,
cùng một thời gian, tạo ra một sự phối hợp nhịp nhàng, ăn khớp với nhau để nhằm
thuận tiện trong xây dựng, sửa chữa, vận hành, tiết kiệm sử dụng đất. Và trong thiết kế
còn phải tuân thủ theo quy chuẩn về xây dựng của Việt Nam (Quy chuẩn xây dựng là
các quy định bắt buộc áp dụng trong hoạt động xây dựng do cơ quan quản lý Nhà nước
có thẩm quyền về xây dựng ban hành. Đó là các yêu cầu kỹ thuật tối thiểu bắt buộc
phải tuân thủ đối với mọi hoạt động xây dựng và các giải pháp, các tiêu chuẩn xây

13 Điều 6, Thông tư 08/2009/TT-BTNMT ngày 15 tháng 7 năm 2009 quy định về quản lý và bảo vệ môi trường
khu kinh tế, khu công nghệ cao, khu công nghiệp và cụm công nghiệp.

GVHD: ThS. Kim Oanh Na

20

SVTH: Lê Hoàng Vẹn



Luận văn tốt nghiệp: Bảo vệ môi trường tại khu công nghiệp - Pháp luật và thực tiễn

dựng được sử dụng để đạt được các yêu cầu đó14). Đặc biệt, là phải đáp ứng được yêu
cầu về bảo vệ môi trường.
Trong thiết kế hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật KCN còn cần phải bố trí một
địa điểm để tạm lưu giữ và trung chuyển chất thải rắn vì chất thải rắn KCN theo quy
định phải được phân loại, xử lý mới được thải ra môi trường. Nếu trong thiết kế không
bố trí xây dựng hạng mục này thì khi đi vào hoạt động các chất thải phát sinh sẽ không
có nơi lưu trữ, để xử lý và phân loại dẫn đến tình trạng thải chất thải không qua xử lý
ra môi trường gây ô nhiễm môi trường. Bên cạnh đó, cần phải xác định đâu là cơ sở
tiếp nhận và xử lý chất thải rắn thông thường và đâu là cơ sở tiếp nhận và xử lý chất
thải rắn nguy hại, có như vậy mới đảm bảo được chất lượng cũng như kỹ thuật trong
quá trình xử lý cho từng loại.
Ngoài ra, trong thiết kế cần phải tách riêng hoàn toàn hệ thống thoát nước thải
với hệ thống thoát nước mưa vì nếu thiết kế hai hệ thống trên chung với nhau sẽ gây
khó khăn cho việc theo dõi, giám sát cũng như trong công tác xử lý. Mặt khác, nước
mưa có thể xả trực tiếp ra môi trường, nếu như vậy có thể chủ các KCN sẽ lợi dụng hệ
thống xả nước mưa để xả nước thải trực tiếp ra môi trường không qua xử lý gây ô
nhiễm và khó khăn cho các cơ quan chức năng trong việc giám sát xử lý. Bên cạnh
việc phải có hai hệ thống thoát nước mua và nước thải thì trong thiết kế mạng lưới thu
gom nước thải công nghiệp cần phải bố trí các cốt hố ga sao cho đều được đấu nối với
các điểm xả nước thải của các doanh nghiệp trong KCN nhằm thu gom được hết
không để xảy ra tình trạng thất thoát nước thải ra môi trường.
Trong thiết kế hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật KCN phải có nhà máy xử lý
nước thải tập trung, đây là nơi chứa nước thải của toàn bộ các doanh nghiệp trong
KCN để xử lý trước khi đưa ra môi trường. Nhà máy xử lý nước thải tập trung có thể
chia thành nhiều đơn nguyên (modun) nhưng phải bảo đảm tổng công suất đủ để xử lý
toàn bộ lượng nước thải phát sinh đạt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường khi

các doanh nghiệp lấp đầy KCN. Các nhà máy xử lý nước thải tập trung phải thiết kế
lắp đặt hệ thống theo dõi tự động, liên tục đối với các thông số: PH (độ axit hay độ
chua trong nước), DO (oxy hòa tan), COD (là lượng oxy cần để oxy hóa toàn bộ các
chất hóa học trong nước), TSS (tổng chất rắn lơ lửng) và một số thông số đặc trưng
khác trong nước thải của KCN theo yêu cầu nêu trong quyết định phê duyệt báo cáo
ĐTM.
Thiết kế hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật KCN là một tiền đề giúp cho sự phát
triển bền vững của các KCN sau này. Tuy nhiên, việc tuân thủ thực hiện của chủ doanh
14

/>
GVHD: ThS. Kim Oanh Na

21

SVTH: Lê Hoàng Vẹn


Luận văn tốt nghiệp: Bảo vệ môi trường tại khu công nghiệp - Pháp luật và thực tiễn

nghiệp vẫn còn hạn chế, nhiều KCN đã bỏ qua việc thiết kế cơ sở hạ tầng kỹ thuật bao
gồm cả hệ thống thu gom và xử lý nước thải tập trung, xử lý rác thải, chất thải nguy
hại, có thiết kế thì thiết kế không đồng bộ, manh mún, chấp vá vẫn đến dẫn đến tình
trạng ô nhiễm môi trường nghiêm trọng như hiện nay.
2.1.3. Trách nhiệm của chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu
công nghiệp
Trong giai đoạn này, trách nhiệm chính của chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh
kết cấu hạ tầng KCN là phải lập báo cáo ĐTM. Vậy ĐTM là gì? Đó là việc phân tích,
dự báo các tác động đến môi trường của dự án đầu tư cụ thể để đưa ra các biện pháp
bảo vệ môi trường khi triển khai dự án đó15. Cụ thể trong dự án xây dựng kết cấu hạ

tầng KCN thì báo cao ĐTM là xác định, mô tả, dự báo và đánh giá những tác động
tiềm tàng trực tiếp và gián tiếp, ngắn hạn và dài hạn, tích cực và tiêu cực, do việc thực
hiện dự án xây dựng kết cấu hạ tầng KCN có thể gây ra cho môi trường. Trên cơ sở
những dự báo và đánh giá này, báo cáo tác động môi trường sẽ đề xuất những biện
pháp giảm thiểu (bao gồm các biện pháp quản lý và kỹ thuật) nhằm phát huy những
tác động tích cực và giảm nhẹ tới mức có thể những tác động tiêu cực.
Và để trách nhiệm của chủ đầu tư trong vấn đề này được nghiêm chỉnh thực thi,
nên Luật bảo vệ môi trường 2005 có quy định tại điểm d khoản 1 Điều 18 và khoản 1
Điều 19 quy định như sau: Đối tượng phải lập báo cáo ĐTM là “Dự án xây dựng kết
cấu hạ tầng khu kinh tế, khu công nghiệp, khu công nghệ cao, khu chế xuất, cụm làng
nghề” và “Chủ dự án quy định tại Điều 18 của Luật này có trách nhiệm lập báo cáo
đánh giá tác động môi trường trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt”.
Theo đây, thì chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng KCN sẽ lập báo cáo
ĐTM đối với dự án xây dựng kết cấu hạ tầng KCN theo quy định16.
Bên cạnh đó, tại Điều 7, Thông tư 08/2009/TT-BTNMT ngày 15 tháng 7 năm
2009 quy định về quản lý và bảo vệ môi trường khu kinh tế, khu công nghệ cao, khu
công nghiệp và cụm công nghiệp đã có quy định về trách nhiệm của chủ đầu tư xây
dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng kỹ thuật KCN là: “Phải thực hiện lập báo cáo
đánh giá tác động môi trường (ĐTM) hoặc cam kết bảo vệ môi trường theo quy định
tại Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ về việc
quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường và
Nghị định số 21/2008/NĐ-CP ngày 28 tháng 02 năm 2008 của Chính phủ về sửa đổi,
15 Khoản 20 điều 3 Luật bảo vệ môi trường 2005.
16 Thông tư số 05/2008/ TT-BTNMT ngày 08 tháng 12 năm 2008 hướng dẫn về đánh giá môi trường chiến
lược, đánh giá tác động môi trường và cam kết bảo vệ môi trường.

GVHD: ThS. Kim Oanh Na

22


SVTH: Lê Hoàng Vẹn


Luận văn tốt nghiệp: Bảo vệ môi trường tại khu công nghiệp - Pháp luật và thực tiễn

bổ sung một số điều của Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09 tháng 8 năm 2006 của
Chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ
môi trường”.
Qua đây cho thấy, đây là một quy định có nhiều điểm tiến bộ, vì lập báo cáo
ĐTM là giải pháp bảo vệ môi trường mà chủ đầu tư tự đánh giá và đăng ký với cơ
quan chức năng, trước khi được cấp giấy phép đầu tư. Khi có ĐTM chủ đầu tư sẽ
phòng tránh những khiếu nại (nếu có). Ngoài ra, với hình thức quản lý, kiểm soát chặt
chẽ, báo cáo ĐTM sẽ là công cụ đắc lực cho việc quản lý môi trường và là sự ràng
buộc chặt chẽ doanh nghiệp về việc chấp hành Luật Bảo vệ môi trường phục vụ mục
tiêu phát triển bền vững của quốc gia.
Tuy nhiên, hiện nay báo cáo ĐTM chưa được cơ quan chức năng và doanh
nghiệp thực hiện đúng mục đích. Theo Điều 19 Luật Bảo vệ môi trường 2005, chủ dự
án có trách nhiệm lập báo cáo ĐTM trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
Và báo cáo ĐTM phải được lập đồng thời với báo cáo nghiên cứu khả thi của dự án.
Nhưng hiện có nhiều dự án quy trình này đang bị đảo ngược. Ví dụ như KCN Đình Vũ
hiện 100% số diện tích được lấp đầy thì ĐTM mới đang trong giai đoạn hoàn thiện.
Với cách làm như vậy, báo cáo ĐTM sẽ không thể giữ đúng vai trò của mình17.
Và báo cáo ĐTM được thực hiện nhằm phát hiện sớm và làm sáng tỏ các tác
động môi trường của dự án để cơ quan chức năng xem xét và cân nhắc trước khi ra
quyết định cấp phép. Nhưng hiện nay, tình trạng cơ sở sản xuất đi vào hoạt động,
nhưng chưa có báo ĐTM còn khá nhiều. Như trên địa bàn Hải Phòng vừa qua, trong số
13 cơ sở được thành tra có tới 4 cơ sở không có báo cáo ĐTM ngay từ khi được cấp
phép đầu tư, hoặc khi nâng công suất sản xuất nhưng không lập báo cáo ĐTM theo
quy định.
2.2. Quy định về bảo vệ môi trường trong giai đoạn triển khai thi công xây dựng

khu công nghiệp
2.2.1. Quản lý chất thải trong quá trình xây dựng khu công nghiệp
Sau khi đã hoàn tấc việc lập quy hoạch xây dựng và thiết kế hệ thống kế cấu hạ
tầng kỹ thuật, thì công đoạn tiếp theo là triển khai thi công xây dựng. Trong giai đoạn
này cũng có thể phát sinh nhiều chất thải có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường như:
nước thải, khói, bụi… Đặc biệt, là chất thải rắn như là đất, đá, gạch ngói, bê tông vỡ
do các hoạt động phá dỡ, xây dựng công trình v.v…do đó, trong quá trình xây dựng
đòi hỏi các nhà đầu tư phải thực hiện tốt công tác bảo vệ môi trường để không gây ô
nhiễm ảnh hưởng đến môi trường xung quanh.
17 />
GVHD: ThS. Kim Oanh Na

23

SVTH: Lê Hoàng Vẹn


Luận văn tốt nghiệp: Bảo vệ môi trường tại khu công nghiệp - Pháp luật và thực tiễn

Để nâng cao hiệu quả công tác trên Luật bảo vệ môi trường 2005 có quy định
như sau:
“Công trình xây dựng trong khu dân cư phải có biện pháp bảo đảm không phát tán
bụi, tiếng ồn, độ rung, ánh sáng vượt quá tiêu chuẩn cho phép; Việc vận chuyển vật
liệu xây dựng phải được thực hiện bằng các phương tiện bảo đảm yêu cầu kỹ thuật
không làm rò rỉ, rơi vãi, gây ô nhiễm môi trường; Nước thải, chất thải rắn và các loại
chất thải khác phải được thu gom, xử lý đạt tiêu chuẩn môi trường” (Khoản 2 Điều 40
Luật bảo vệ môi trường 2005).
Ngoài ra, tại Điều 8 Thông tư 08/2009/TT-BTNMT ngày 15 tháng 7 năm 2009
quy định về quản lý và bảo vệ môi trường khu kinh tế, khu công nghệ cao, khu công
nghiệp và cụm công nghiệp cũng có quy định về việc quản lý chất thải rắn trong giai

đoạn giải phóng mặt bằng: “Tổ chức, cá nhân thực hiện giải phóng mặt bằng và chuẩn
bị đất xây dựng có trách nhiệm thu gom và xử lý tất cả các chất thải rắn phát sinh theo
đúng quy định của pháp luật về quản lý chất thải rắn”. Theo quy định của pháp luật ở
đây có thể hiểu là theo Luật bảo vệ môi trường 200518 và Nghị định 59/2007/NĐ-CP
ngày 09 tháng 4 năm 2007 về quản lý chất thải rắn.
Với nội dung chủ yếu là phải thực hiện việc thu gom và phân loại chất thải tại
nguồn để phục vụ các mục đích tái chế, tái sử dụng, xử lý hoặc thải bỏ. Lưu giữ chất
thải đúng quy định trước khi xử lý, trong đó yêu cầu trước tiên đặt ra là phải tận dụng
ở mức độ cao nhất các chất thải có thể tái chế, tái sử dụng. Chất thải rắn phải được vận
chuyển theo nhóm đã được phân loại tại nguồn, trong thiết bị chuyên dụng phù hợp,
đảm bảo không rơi vãi, phát tán mùi trong quá trình vận chuyển. Ngoài ra, các cơ sở
tái chế, tiêu hủy, chôn lấp chất thải rắn phải đáp ứng các yêu cầu: Phù hợp với quy
hoạch về thu gom, tái chế, tiêu hủy, chôn lấp chất thải rắn đã được phê duyệt. Không
được đặt gần khu dân cư, các nguồn nước mặt, nơi có thể gây ô nhiễm nguồn nước
dưới đất và được thiết kế, xây dựng, vận hành đảm bảo xử lý triệt để, tiết kiệm, đạt
hiệu quả kinh tế tổng hợp, không gây ô nhiễm môi trường.
Bên cạnh đó, tất cả những tác động tới môi trường liên quan tới việc thi công
xây dựng KCN đều phải được dự báo đánh giá và phân tích. Trên cơ sở đó đề ra được
những biện pháp khả thi để loại trừ hoặc giảm thiểu những tác động xấu tới môi
trường có thể xảy ra. Toàn bộ nội dung này được xem như là sự cam kết của chủ dự án
trước cơ quan quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường. Theo luật định, chủ dự án chỉ
được khởi công xây dựng sau khi báo cáo ĐTM được cấp quyết định phê chuẩn.
Trên thực tế, đa số tại các KCN đều chưa thật sự quan tâm đến việc bảo vệ môi
18 Điều 71,73,78,79 Luật bảo vệ môi trường 2005.

GVHD: ThS. Kim Oanh Na

24

SVTH: Lê Hoàng Vẹn



Luận văn tốt nghiệp: Bảo vệ môi trường tại khu công nghiệp - Pháp luật và thực tiễn

trường trong triển khai xây dựng. Với lại, do thiếu vốn nên giai đoạn này thường kéo
dài trong nhiều năm và cũng trong thời gian này, các chủ đầu tư xây dựng KCN
thường tranh thủ kết hợp với việc thu hút các dự án đầu tư để tăng thêm nguồn vốn
đầu tư cho xây dựng kết cấu hạ tầng, dẫn đến tình trạng KCN không đáp ứng kịp nhu
cầu về thu gom, xử lý nước thải, chất thải rắn và nhiều điều kiện khác gây ảnh hưởng
đến môi trường xung quanh.
2.2.2. Quan trắc môi trường khu công nghiệp
Quan trắc môi trường là quá trình theo dõi có hệ thống về môi trường, các yếu
tố tác động lên môi trường nhằm cung cấp thông tin phục vụ đánh giá hiện trạng, diễn
biến chất lượng môi trường và các tác động xấu đối với môi trường19. Và là một hoạt
động quan trọng của công tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường, nhằm phân tích
cũng như phát hiện những nơi bị ô nhiễm và nguyên nhân để áp dụng kịp thời các biện
pháp hữu hiệu ngăn chặn ô nhiễm. Ví dụ như: khi phát hiện trong nước có chứa các
hóa chất từ KCN thì phải xác định được các nguồn thải cụ thể là nhà máy, xí nghiệp
nào thải ra để có những biện pháp kịp thời cũng như vận dụng công cụ pháp lý cưỡng
chế áp dụng ngay kỹ thuật xử lý nước thải đảm bảo tiêu chuẩn môi trường mới được
xả thải vào hệ thống thoát nước chung.
Theo đây, thì “hệ thống quan trắc môi trường gồm: các trạm lấy mẫu, đo đạc
phục vụ hoạt động quan tắc môi trường; các phòng thí nghiệm, trung tâm phân tích
mẫu, quản lý và xử lý số liệu quan trắc môi trường. Hệ thống quan trắc môi trường
phải được phải được quy hoạch và xây dựng đồng bộ, bảo đảm yêu cầu quan trắc
nhằm cung cấp thông tin phục vụ công tác quản lý và bảo vệ môi trường20”.
Còn về chương trình quan trắc môi trường thì: “Chương trình quan trắc môi
trường bao gồm chương trình quan trắc hiện trạng môi trường và chương trình quan
trắc tác động môi trường từ các hoạt động kinh tế - xã hội. Chương trình quan trắc
môi trường phải được thực hiện thống nhất, đồng bộ.

Chương trình quan trắc hiện trạng môi trường bao gồm các hoạt động sau đây:
Định kỳ lấy mẫu phân tích và dự báo diễn biến chất lượng đất, nước, không khí; Theo
dõi diễn biến số lượng, thành phần, trạng thái các nguồn tài nguyên thiên nhiên; Theo
dõi diễn biến chất lượng, số lượng, thành phần, trạng thái các hệ sinh thái, loài sinh
vật và nguồn gen.
Chương trình quan trắc tác động môi trường bao gồm các hoạt động sau đây:
Theo dõi số lượng, thực trạng, diễn biến các nguồn tác động xấu lên môi trường; Theo
19 Khoản 17, Điều 3, Luật bảo vệ môi trường 2005.
20 Điều 95, Luật bảo vệ môi trương 2005.

GVHD: ThS. Kim Oanh Na

25

SVTH: Lê Hoàng Vẹn


×