Tải bản đầy đủ (.pdf) (47 trang)

LUẬN văn LUẬT tư PHÁP bảo vệ môi TRƯỜNG TRONG HOẠT ĐỘNG MAI TÁNG PHÁP LUẬT và THỰC TIỄN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (516.02 KB, 47 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA LUẬT



LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
(Niên khóa 2006 - 2010)

BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG HOẠT ĐỘNG MAI TÁNG: PHÁP LUẬT
VÀ THỰC TIỄN

Giáo viên hướng dẫn:

Sinh viên thực hiện:

ThS. Kim Oanh Na

Lê Thị Thảo Ngoan

Bộ Môn Luật Thương Mại

Mã số SV: 5062341
Lớp: Luật Tư Pháp 02 – K32

Cần Thơ – 2010

GVHD: ThS. Kim Oanh Na

SVTH: Lê Thị Thảo Ngoan



NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

GVHD: ThS. Kim Oanh Na

SVTH: Lê Thị Thảo Ngoan


NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

GVHD: ThS. Kim Oanh Na

SVTH: Lê Thị Thảo Ngoan


MỤC LỤC
Trang
Chương 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
TRONG HOẠT ĐỘNG MAI TÁNG
1.1. Khái niệm và các hình thức mai táng ở Việt Nam .....................................03
1.1.1. Khái niệm .....................................................................................03
1.1.2. Các hình thức mai táng................................................................. 05
1.2 Những ảnh hưởng phổ biến và sự cần thiết phải bảo vệ môi trường
trong hoạt động mai táng ................................................................................07
1.2.1 Ảnh hưởng của hoạt động mai táng đến môi trường ........................07
1.2.2 Ảnh hưởng của hoạt động mai táng đến sức khỏe con người...........09
1.2.3 Ảnh hưởng của hoạt động mai táng đến văn hóa tâm linh.................12
Chương 2: BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG HOẠT ĐỘNG MAI TÁNG:
PHÁP LUẬT VÀ THỰC TIỄN

2.1. Thực tiễn các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường
trong hoạt động mai táng ................................................................................15
2.1.1 Thực tiễn công tác bảo vệ môi trường ở Việt Nam ...........................15
2.1.2 Thực tiễn các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường
trong hoạt động mai táng .........................................................................16
2.2 Thực tiễn thực hiện công tác bảo vệ môi trường
trong hoạt động mai táng ..................................................................................23
2.2.1 Quản lý đất nghĩa trang, nghĩa địa....................................................23
2.2.2 Sơ lược thực trạng ô nhiễm môi trường trong hoạt động
mai táng tại một số địa phương ở Việt Nam ..............................................25
2.3 Hướng hoàn thiện cho công tác bảo vệ môi trường trong hoạt động
mai táng ở Việt Nam ........................................................................................30
2.3.1 Hoàn thiện công tác quy hoạch, xây dựng và quản lý
nghĩa trang, nghĩa địa................................................................................30
2.3.2 Nâng cao hình thức chế tài đối với những hành vi vi phạm
pháp luật trong hoạt động mai táng ..........................................................33
2.3.3 Tuyên tuyền xóa bỏ những hủ tục mai táng gây ô nhiễm môi trường39
2.3.4 Tuyên truyền, khuyến khích việc hiến xác cho y học........................43
KẾT LUẬN .....................................................................................................44

GVHD: ThS. Kim Oanh Na

SVTH: Lê Thị Thảo Ngoan


ĐỀ TÀI:
BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG HOẠT ĐỘNG MAI TÁNG:
PHÁP LUẬT VÀ THỰC TIỄN
Phần mở đầu:
1. Lý do chọn đề tài

Bảo vệ môi trường là nhiệm vụ hàng đầu của con người nếu muốn tồn tại và
phát triển bền vững. Các hoạt động của con người ngày càng tác động nhiều hơn
đến thiên nhiên và môi trường xung quanh, trong đó hoạt động mai táng có sức ảnh
hưởng không nhỏ đến môi trường sống, tác động trực tiếp đến sức khỏe và văn hóa
tâm linh của con người nhưng chưa nhận được sự quan tâm hợp lý.
Thực tiễn thực hiện công tác bảo vệ môi trường nói chung và bảo vệ môi
trường trong hoạt động mai táng nói riêng còn nhiều bất cập, cơ chế quản lý lỏng
lẻo, nhiều thiếu sót trong thời gian qua đã để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng ảnh
hưởng tiêu cực đến môi trường sống và xâm phạm đến quyền và lợi ích chính đáng
của nhân dân.
Đề tài: “Bảo vệ môi trường trong hoạt động mai táng: Pháp luật và thực
tiễn” phản ánh tình hình thực hiện công tác bảo vệ môi trường trong hoạt động mai
táng hiện nay và đưa ra một số ý kiến đề xuất nhằm góp phần hoàn thiện hơn công
tác bảo vệ môi trường nói chung và bảo vệ môi trường trong hoạt động mai táng
nói riêng.
2. Mục đích nghiên cứu
Phân tích thực tiễn công tác bảo vệ môi trường trong hoạt động mai táng ở
Việt Nam và nghiên cứu các cơ sở pháp lý của công tác bảo vệ môi trường trong
hoạt động mai táng, qua đó đề xuất những ý kiến nhằm hoàn thiện hơn cho công tác
này.
3. Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu có kết hợp nhiều phương pháp nghiên cứu để
làm rõ hơn vấn đề nhằm phân tích đánh giá các quy định của pháp luật, so sánh đối
chiếu với thực tiễn các vấn đề có liên quan được nhìn nhận trong mối quan hệ tổng
thể.


Tiếp cận dưới góc độ lý luận: các vấn đề được xem xét đánh giá nhờ

vào việc áp dụng các phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh,…

GVHD: ThS. Kim Oanh Na

SVTH: Lê Thị Thảo Ngoan




Tiếp cận dưới góc độ thực tiễn: các thông tin có được thông qua các

phương pháp thu thập, điều tra, thống kê các số liệu, khảo sát thực tế qua các
phương tiện truyền thông như báo chí, truyền hình, mạng Internet,…
4. Bố cục của luận văn
Nhận xét của giảng viên hướng dẫn
Nhận xét của giảng viên phản biện
Mục lục
Phần giới thiệu
Phần nội dung
Chương 1. Cơ sở lí luận về bảo vệ môi trường trong hoạt động mai táng
Chương 2. Bảo vệ môi trường trong hoạt động mai táng: Pháp luật và thực tiễn
Phần kết luận
Tài liệu tham khảo

GVHD: ThS. Kim Oanh Na

SVTH: Lê Thị Thảo Ngoan


Chương 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG HOẠT
ĐỘNG MAI TÁNG
1.1. Khái niệm và các hình thức mai táng ở Việt Nam

1.1.1. Khái niệm
Khái niệm môi trường:
Môi trường là một phạm trù rất rộng, có thể hiểu theo nhiều cách khác nhau,
khái niệm pháp lý về môi trường được ấn định trong Luật Bảo Vệ Môi Trường
2005: “Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo bao quanh con
người, có ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và
sinh vật” (Khoản 1 Điều 3 Luật Bảo vệ môi trường 2005).
Môi trường hiện nay đang là vấn đề được nhiều nước trên thế giới quan tâm,
đặc biệt hoạt động bảo vệ môi trường càng trở nên nóng bỏng hơn bao giờ hết.
Riêng về lĩnh vực bảo vệ môi trường trong hoạt động mai táng có liên quan mật
thiết đến văn hóa tâm linh nên việc kiểm tra, giám sát việc thực thi pháp luật trong
lĩnh vực này còn nhiều lỏng lẻo, bộc lộ nhiều yếu kém gây ra nhiều hậu quả nghiêm
trọng cần có khoảng thời gian dài để xử lý .
Khái niệm hoạt động bảo vệ môi trường:
“ Hoạt động bảo vệ môi trường là hoạt động giữ cho mội trường trong lành,
sạch đẹp, phòng ngừa, hạn chế tác động xấu đối với môi trường; khắc phục ô
nhiễm, suy thoái, phục hồi và cải thiện môi trường; khai thác và sử dụng hợp lý, tiết
kiệm tài nguyên thiên nhiên; bảo vệ đa dạng sinh học” (Khoản 3 Điều 3 Luật Bảo
vệ môi trường 2005).
Khái niệm nghĩa trang:
Nghĩa trang là nơi táng người chết tập trung theo các hình thức táng khác
nhau, thuộc các đối tượng khác nhau và được quản lý, xây dựng theo quy hoạch.
Nghĩa trang liệt sỹ là nơi chôn cất phần mộ đồng thời là nơi tưởng niệm, ghi
công các liệt sỹ đã hy sinh khi đang làm nhiệm vụ bảo vệ và xây dựng Tổ quốc.
Nghĩa trang quốc gia là nơi chôn cất phần mộ đồng thời là nơi tưởng niệm,
ghi công các cán bộ lãnh đạo cao cấp của Đảng và Nhà nước, các danh nhân văn
hóa, các nhà khoa học … có công với đất nước.
Phần mộ cá nhân là nơi táng thi hài, hài cốt của một người.
Hoạt động xây dựng nghĩa trang bao gồm lập quy hoạch xây dựng, lập dự án
đầu tư xây dựng, khảo sát xây dựng, thiết kế xây dựng, thi công xây dựng, giám sát

GVHD: ThS. Kim Oanh Na

SVTH: Lê Thị Thảo Ngoan


thi công xây dựng, quản lý dự án đầu tư xây dựng nghĩa trang, lựa chọn nhà thầu
trong hoạt động xây dựng và các hoạt động khác liên quan đến xây dựng nghĩa
trang.
Quy hoạch xây dựng nghĩa trang là việc tổ chức không gian kiến trúc, phân
khu chức năng và hệ thống hạ tầng kỹ thuật trong nghĩa trang nhằm khai thác sử
dụng có hiệu quả về đất đai và đáp ứng yêu cầu về cảnh quan, bảo vệ môi trường,
làm cơ sở pháp lý cho việc đầu tư xây dựng, cải tạo, sử dụng và quản lý nghĩa trang.
Khái niệm mai táng:
Mai táng là thực hiện việc lưu giữ hài cốt hoặc thi hài của người chết ở một
địa điểm dưới mặt đất. Mai táng là hình thức lễ táng đã được dùng nhiều nhất từ xưa
đến nay, còn gọi là thổ táng hay địa táng. Nghĩa là sau khi người chết được tẩm liệm
vào quan tài, hay quấn trong mền, chiếu... để chôn xuống lòng đất. Mai là chôn, thổ
và địa đều có nghĩa là đất, táng là an táng.
Chôn cất một lần là hình thức mai táng thi hài vĩnh viễn trong đất.
Hung táng là hình thức mai táng thi hài trong một khoảng thời gian nhất định
sau đó sẽ được cải táng.
Cát táng là hình thức mai táng hài cốt sau khi cải táng.
Từ ngàn xưa đến nay, hình thức địa táng được loài người áp dụng nhiều nhất.
Theo dự đoán của các nhà môi trường, khoa học, địa lý... trong tương lai, hình thức
lễ táng này sẽ nhường chỗ cho hình thức hỏa táng, bởi vì dân số loài người đang
tăng nhanh, nhưng đất đai thì lại không tăng, do đó diện tích đất nên dành cho
người sống hơn là cho xác chết. Hơn nữa việc địa táng không tốt cho môi trường
bằng việc hỏa táng.
1.1.2. Các hình thức mai táng
Hỏa Táng đang trở thành phương pháp an táng phổ thông hiện nay trên thế

giới, phần lớn người chết được thiêu, sau đó tro cốt được gửi trong các nhà thờ hay
nhà chùa. Hình thức lễ táng này đang được phát triển và phổ biến nhất hiện nay. Sau
khi chết, xác người chết được mang đến nơi hỏa táng để thiêu xác người chết ấy
thành tro bụi. Ngày xưa thì xác người chết được đốt bằng củi, sau khi cháy hết,
người thân thâu nhặt tro cốt của người chết rồi rải trên núi rừng, hay thả xuống
sông, biển... Ngày nay thì xác người chết thường được đem đến những dịch vụ hỏa
táng, để đốt bằng củi, bằng ga, bằng điện... sau đó sẽ thu lấy tro cốt để vào trong
một cái hủ, lọ... rồi đem thờ tại các chùa, nhà thờ, hay trong nhà, hay rải xuống sông
GVHD: ThS. Kim Oanh Na

SVTH: Lê Thị Thảo Ngoan


biển, hay trên núi rừng... để gieo duyên với vạn loại chúng sanh, hay mang ý nghĩa
“xác thân tứ đại trả về với tứ đại”.
Lâm táng: Lâm là rừng, xác người sau khi chết được quấn vào mền chiếu,
hay áo quần, vải vóc... rồi đem lên bỏ trên rừng cho thú vật hay chim quạ, kênh
kênh... ăn. Hình thức này phổ biến ở Ấn Độ trong thời đức Phật. Hình thức táng này
giúp con người ngộ được sự lý vô thường, bất tịnh của kiếp sống nhân sinh.
Thủy táng: Thủy là nước, thủy táng là hình thức an táng sau khi người chết,
xác của họ được làm lễ đơn giản rồi thả xuống sông, biển... cho các loài cá và thủy
tộc ăn. Vì vậy thủy táng đôi khi còn gọi là ngư táng. hiện nay hình thức này không
còn vì gây ô nhiễm môi trường. Thủy táng liên quan nhiều đến điều kiện và môi
trường sống cũng như ý nghĩa tâm linh của những cư dân sử dụng hình thức này.
Thủy táng không chỉ có ở Việt Nam mà khá phổ biến ở những cư dân ven biển, trên
các đảo nhỏ ở vùng Đông Nam Á (cả những vùng thuộc văn hóa Đông Nam Á cổ
đại), thường được tín đồ đạo Hindu ( Ấn giáo) thực hành.
Huyền táng: Huyền là treo, huyền táng là hình thức an táng người chết của
những bộ tộc xa xưa, xác người chết được tẩm liệm và bỏ vào quan tài rồi treo lên,
đặt lên những vách núi đá cao hay cây cổ thụ to... Ở Việt Nam hiện nay vẫn còn

nhiều di chỉ về hình thức huyền táng này ở các dân tộc thiểu số miền núi và trung
du như1: quan tài treo ở động Ma, xã Hồi Xuân, huyện Quan Hoá, tỉnh Thanh Hoá.
Hang đá với nhiều mộ treo ở xã Tân Lập, huyện Mộc Châu tỉnh Sơn La. Những
rừng ma của các dân tộc ở Tây Nguyên nổi tiếng các làng Biên Loong, Đak Xay,
Dục Lang và Vai Trang của dân tộc Giẻ-triêng ở xã Đak Long, huyện Đak Glei tỉnh
Kon Tum … Hiện nay, táng treo không còn nữa vì tục này gây ô nhiễm môi trường,
bệnh dịch…
Ngoài các loại lễ táng trên, gần đây các nhà khoa học có phát hiện thêm trong
Phật giáo còn có một loại lễ táng nữa gọi là tượng táng hay thiền táng. Theo cách
này nhục thân của các thiền sư được an táng một cách đặc biệt trong tư thế tọa
thiền, đồng thời có thể giữ nhục thân tồn tại lâu dài mà không cần qua phương pháp
ướp xác. Điều này được các nhà khoa học phát hiện ra qua các nhục thân của các
Thiền sư ở chùa Phật Tích, thuộc xã Phật Tích, huyện Tuyên Sơn, Bắc Ninh2.
1

/>
2

/>GVHD: ThS. Kim Oanh Na

SVTH: Lê Thị Thảo Ngoan


Ngoài ra, chúng ta còn được nghe rất nhiều về những xác ướp. Nói đến việc
ướp xác, người ta thường nghĩ ngay đến Ai Cập. Đỉnh cao của nghệ thuật ướp xác
trong thời Cổ đại, cũng như những cách mai táng của người Ai Cập luôn ẩn tàng
những huyền bí và hấp dẫn các nhà khoa học, nhà khảo cổ tìm đến nghiên cứu... Dù
là nghệ thuật ướp xác của người Ai Cập trong thời Cổ đại, cho đến cách ướp xác
trong thời hiện đại, muốn giữ được xác chết tồn tại lâu dài thì phải mổ bụng của xác
chết để lấy hết ruột, gan, phèo phổi và đục xương, hộp sọ để lấy tuỷ, não... bỏ đi

trước khi tiến hành phương pháp ướp xác. Tuy có thể gọi là văn minh, hay hiện
đại... nhưng cũng không kém phần nhẫn tâm như các phương pháp điểu táng, lâm
táng...
Trong thời đại hiện nay còn có một hình thức xử lý người chết khác là hiến
xác cho khoa học nghiên cứu, chủ yếu là y học. Việc này chủ yếu là do tâm nguyện
của người quá cố. Hình thức này mới có trong thời hiện đại ở Việt Nam (nhưng đã
phổ biến trên thế giới ở những nước phát triển từ lâu) và rất ít thấy vì quan niệm của
người dân vẫn muốn giữ cho thân xác người thân được nguyên vẹn.
1.2 Những ảnh hưởng phổ biến và sự cần thiết phải bảo vệ môi trường trong
hoạt động mai táng
1.2.1 Ảnh hưởng của hoạt động mai táng đến môi trường


Ảnh hưởng đến môi trường nước :

Kết quả phân tích nguồn nước ngầm tại các khu vực gần nghĩa địa có khoảng
cách từ 500 m trở xuống đều bị ô nhiễm và ở mức độ khác nhau, khoảng cách càng
xa nghĩa địa thì nồng độ chất ô nhiễm càng giảm đi. Theo kết quả quan trắc của Chi
cục Bảo vệ môi trường TP.HCM3, chất lượng nước ngầm tầng khai thác giếng
khoan thì nồng độ pH tại các trạm nước ngầm thuộc tầng này còn khá thấp, nồng độ
pH tại một số trạm có tăng nhẹ. Hàm lượng Coliform và Fecal Coli, nồng độ kim
loại nặng, TOC tại các giếng thuộc tầng này đa số đều không đạt quy chuẩn cho
phép. Chất lượng nước ở tầng này có xu hướng bị nhiễm mặn và nhiễm phèn, có
nồng độ Fe và độ cứng qua phân tích có giá trị rất cao và không đạt quy chuẩn cho
phép. Chất lượng nước ngầm tại các giếng quan trắc tầng Pliocen trên và Pliocen
dưới cũng đang có dấu hiệu bị ô nhiễm.

3

/>GVHD: ThS. Kim Oanh Na


SVTH: Lê Thị Thảo Ngoan


Ngoài ra, theo nghiên cứu và phân tích của các nhà khoa học thì phần lớn
nguồn nước mặt ở các khu vực nghĩa trang, nghĩa địa bị ô nhiễm nặng. Các chỉ số
BOD5, TSS, Sunfát, Lipít, Phốtpho, Nitơ, Coliform... càng gần nghĩa địa càng cao.
Nước ngầm bị ô nhiễm bởi các chất hữu cơ, hoá chất, vi khuẩn có thể từ nguồn
trên mặt đất, dưới đất được thẩm thấu hoặc được lan truyền xuống theo chiều sâu
(chiều thẳng đứng) hoặc chiều ngang... để giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước
ngầm, môi trường không khí, đất... cần lưu ý bố trí khu vực nghĩa trang, nghĩa địa
tiếp tục được mở rộng càng xa khu dân cư càng tốt.
Việc quy hoạch các khu nghĩa trang chưa được quan tâm đúng mức, phần lớn
các nghĩa trang được chọn từ các nghĩa địa đã có sẵn và mở rộng thêm, không quy
hoạch phân lô và quy định cụ thể hướng đặt mộ cũng như việc bố trí dải cây xanh
cách ly. Hiện nay ở hầu hết các khu nghĩa trang, nghĩa địa, chưa có hệ thống thoát
nước đảm bảo vệ sinh, việc thoát nước hoàn toàn dựa vào độ dốc địa hình tự nhiên
thoát trực tiếp ra các ao hồ, ruộng trũng xung quanh. Chưa có hệ thống mương bao
để thu gom nước thải thấm từ xác chết phân hủy ra. Kết quả khảo sát chất lượng
nước mặt và nước ngầm trong khu vực nghĩa trang và dân cư xung quanh tại một số
đô thị cho thấy: độ pH thường thiên về axít, hàm lượng coliform vượt tiêu chuẩn
cho phép từ 20 - 4.000 lần, hàm lượng BOD và COD vượt từ 2 đến hơn 15 lần, hàm
lượng NO3 gấp 2 - 100 lần). Quyết định số 09/2005/QĐ-BYT ngày 11 tháng 3
năm 2005 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc ban hành tiêu chuẩn ngành: Tiêu chuẩn vệ
sinh nước sạch nhằm đảm bảo cho sức khỏe của người dân khi sử dụng nguồn nước.
Nhà nước cần tăng cường công tác quản lý nhà nước về cung cấp nước sạch và vệ
sinh nông thôn, đề ra các chính sách, cơ chế, kế hoạch phát triển cấp nước sạch,
đồng thời quản lý, thanh tra, kiểm tra việc thực thi các chính sách và cơ chế, kế
hoạch đã được phê duyệt theo mục tiêu cấp nước sạch và thực hiện công tác quy
hoạch chú ý đầy đủ đến điều kiện tự nhiên, xã hội của từng vùng kết hợp với các

cấp chính quyền địa phương lập quy hoạch cấp nước nông thôn và kế hoạch hàng
năm; bảo đảm kinh phí địa phương và thu hút các nguồn vốn của các nhà tài trợ cho
phát triển cấp nước sạch và vệ sinh nông thôn trong địa bàn của mình (theo Quyết
định số 104/QĐ-TTG ngày 25/8/2000 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt
chiến lược quốc gia về cấp nước sạch và vệ sinh nông thôn đến năm 2010) nhằm
đảm bảo mọi người dân, kể cả những hộ nằm trong khu vực nghĩa trang, nghĩa địa
GVHD: ThS. Kim Oanh Na

SVTH: Lê Thị Thảo Ngoan


đều có nước sạch để sử dụng, nhằm đảm bảo quyền và lợi ích chính đáng cũng như
môi trường sống lành mạnh cho mọi nhà.


Ảnh hưởng đến môi trường đất :

Bình thường hệ sinh thái đất luôn tồn tại ở trạng thái cân bằng. Tuy nhiên,
khi có mặt một số chất và hàm lượng của chúng vượt quá khả năng chịu tải của đất
thì hệ sinh thái đất sẽ mất cân bằng và môi trường đất bị ô nhiễm. Vậy ô nhiễm môi
trường đất được xem là tất cả các hiện tượng làm nhiễm bẩn môi trường đất bởi các
chất ô nhiễm. Sự ô nhiễm môi trường đất là hậu quả các hoạt động của con người
làm thay đổi các nhân tố sinh thái vượt quá giới hạn sinh thái của các quần xã sống
trong đất. Xử lý ô nhiễm có nghĩa là điều chỉnh và đưa các nhân tố sinh thái trở về
giới hạn sinh thái của quần xã đất. Đây là nguyên lý sinh thái cơ bản được vận dụng
vào việc sử dụng hợp lý tài nguyên đất và bảo vệ môi trường.
Việc chôn cất theo thói quen, hủ tục: trước, sau nhà, khu dân cư… ảnh hưởng
rất lớn đến yếu tố cân bằng sinh học của môi trường đất, kéo dài ảnh hưởng nghiêm
trọng đến tương lai sau này: toàn lãnh thổ sẽ biến thành một nghĩa địa lớn. Đất đai
không tăng nhưng tỷ lệ gia tăng dân số ngày càng cao, đồng nghĩa với việc người

chết sẽ càng nhiều, đó là điều kiện gây nên áp lực rất lơn cho nguồn tài nguyên đất.
Điều đáng lo là hiện nay đang xuất hiện tình trạng một số nơi kinh doanh đất
xây mộ chạy theo lợi nhuận, đã cho xây những mộ mới chồng lấn lên mộ cũ làm
cho môi trường đất, môi trường nước và môi trường không khí bị ô nhiễm trầm
trọng. Nhà nước khuyến khích các cá nhân, tổ chức thực hiện xã hội hóa hoạt động
mai táng nhưng phải đảm bảo yêu cầu vệ sinh, văn minh, an toàn và thân thiện với
môi trường, không ảnh hưởng đến sức khỏe của những người còn sống.


Ảnh hưởng đến môi trường không khí:

Tình trạng không khí bị ô nhiễm do tác động của hoạt động mai táng là hết
sức nghiêm trọng. Mùi hôi thối khủng khiếp phát ra từ những bộ hài cốt không được
xử lý một cách hợp lý đã khiến cho nhiều người dân nôn mửa phải nhập viện khi hít
phải. Lý giải về tình trạng này, các nhà nghiên cứu thuộc bộ môn Y học dự phòng,
Trung tâm Đào tạo và Bồi dưỡng cán bộ y tế thành phố Hồ Chí Minh cho biết, động
thực vật (trong đó có con người) khi chôn sâu trong lòng đất tùy theo thời gian sẽ bị
phân hủy và tạo ra những hợp chất dạng khác nhau như thể lỏng hoặc thể khí. Ở
dạng lỏng, nếu ngấm vào đất sẽ gây ô nhiễm nguồn nước. Ở dạng khí sẽ tạo ra mùi
GVHD: ThS. Kim Oanh Na

SVTH: Lê Thị Thảo Ngoan


hôi và lan tỏa trong không khí, gây độc hại đến môi trường sống. Như vậy, các dịch
bệnh truyền nhiễm có khả năng lây lan cao qua đường hô hấp đang là nguyên nhân
gây tử vong hàng đầu được xác định do ảnh hưởng của ô nhiễm không khí, trong đó
ô nhiễm trong hoạt động mai táng gây tác hại không nhỏ đến sức khỏe con người.
1.2.2 Ảnh hưởng của hoạt động mai táng đến sức khỏe con người
Môi trường có tác động trực tiếp đến sức khỏe của con người. Nhưng con

người đã và đang tàn phá môi trường một cách rất nghiêm trọng, những hoạt động
ấy vẫn sẽ tiếp tục trong tương lai nếu như không sớm nhận thức được rằng tàn phá
môi trường chính là đang tàn phá chính sự sống của mình. Hiện tượng biến đổi khí
hậu, hiệu ứng nhà kính, nhiệt độ trái đất và mực nước biển tăng cao, thiên tai, dịch
bệnh… là do sự ô nhiễm môi trường mà con người gây ra. Thiên nhiên vẫn đang âm
thầm chứng kiến những hành động phá hoại của con người và đang âm thầm vận
hành theo quy luật cân bằng của nó để đáp trả lại những hành động phá hoại của
con người. Việc thay đổi nhận thức và hành động của con người trước khi quá
muộn là cần thiết, bắt đầu là việc thay đổi những thói quen sống không tốt bằng
những hoạt động tích cực, văn minh.
Hoạt động mai táng là hoạt động liên quan đến văn hóa tâm linh của con
người, nhưng trong tình trạng môi trường có những diễn biến phức tạp như hiện nay
thì con người nên thay đổi những thói quen không tốt bằng những việc làm thiết
thực hơn vì sức khỏe của chính mình.
Hiện nay, nhiều khu mộ đã bị lấn chiếm để xây nhà, nhiều nơi mồ mả lấn át
dân cư. Hầu hết nguồn nước dùng trong sinh hoạt là nước giếng đào và giếng khoan
ngay trong lòng nghĩa địa. Vì thế nguy cơ ô nhiễm và bệnh tật đang từng ngày đe
dọa sức khỏe của người dân khu vực này. Việc khoan giếng trên nền nghĩa địa cũ
chưa được tẩy uế, chưa đủ thời gian mùn hóa thì nguồn nước sẽ bị ô nhiễm, đặc biệt
là khoan giếng ngay trên nghĩa địa thì hậu quả thật khó lường.
Mộ quanh nhà, mộ trước cửa, mộ trên thềm, mộ cả dưới nền nhà là thực
trạng không hiếm hiện nay ở Việt Nam. Theo thống kê của Bộ Tài nguyên và Môi
trường4, đất nghĩa trang cả nước năm 2004 khoảng 97.100ha, chiếm 5,26% diện tích
đất chuyên dùng. Bình quân đất nghĩa trang đầu người là 12m 2, vùng có diện tích
cao nhất là Bắc Trung Bộ 29m 2, duyên hải Nam Trung Bộ là 26m2, thấp nhất là
4

/>GVHD: ThS. Kim Oanh Na

SVTH: Lê Thị Thảo Ngoan



vùng Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long khoảng 4,3-4,4m2. Thông
thường ở vùng này các ngôi mộ thường được chôn cất trong ruộng vườn của từng
nhà, ít có nghĩa trang tập trung, gây khó khăn cho công tác quản lý và gây ô nhiễm
môi trường xung quanh, ảnh hưởng đến môi trường đất, nước ngầm, không khí, gây
tổn hại đến sức khỏe con người.
Số liệu thống kê, kiểm kê đất nghĩa trang, nghĩa địa theo các vùng được thể hiện
qua bảng sau:
(Đơn vị tính: 1.000ha)
Tên vùng

Năm 1995

Năm 2000

Năm 2004

1. Vùng Trung du MNBB

12,90

15,60

13,79

2. Vùng Đồng bằng Bắc bộ

11,00


11,40

13,46

3. Vùng Bắc Trung Bộ

22,30

29,30

31,40

4. Vùng Duyên hải NTB

19,40

21,50

22,04

5. Vùng Tây Nguyên

3,80

4,20

5,03

6. Vùng Đông Nam Bộ


3,80

4,50

4,69

7. Vùng Đồng bằng SCL

6,30

7,20

6,64

79,50

93,70

97,05

Cả nước

Diện tích đất nghĩa trang, nghĩa địa tại các vùng đồng bằng và các khu vực
kinh tế phát triển nhìn chung đã ổn định và tăng không nhiều, như đồng bằng Bắc
Bộ, đồng bằng sông Cửu Long và Đông Nam Bộ; các khu vực khác diện tích đất
nghĩa trang, nghĩa địa vẫn có xu hướng tăng nhanh, đặc biệt là vùng Bắc Trung Bộ.
Đây là vấn đề đáng quan tâm bởi việc gia tăng tỷ lệ diện tích đất nghĩa trang, nghĩa
địa gây ra nhiều tác hại to lớn đối với sức khỏe của con người.
Theo các chuyên gia y tế, nước ngầm gần các khu vực nghĩa trang ít nhiều bị
nhiễm chất hữu cơ. Đặc biệt là hàm lượng amoni và vi sinh (coliform và coliform

chịu nhiệt và ecoli) là những chất có khả năng nguy cơ gây ra các bệnh về đường
ruột rất cao. Theo nghiên cứu của các Bác sĩ Trung tâm Dinh dưỡng TP.HCM, chất
nitrat có nhiều ở khu vực nghĩa địa thông qua nước uống, thức ăn với hàm lượng
vượt quá tiêu chuẩn sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người sử dụng. Trẻ
em uống sữa có pha nước nhiễm nitrat hoặc ăn rau quả có nhiễm chất này thường bị
gián đoạn quá trình trao đổi ôxy dẫn đến hiện tượng thiếu máu, ngợp thở, nếu không
GVHD: ThS. Kim Oanh Na

SVTH: Lê Thị Thảo Ngoan


cấp cứu kịp sẽ tử vong. Vì vậy đòi hỏi các ngành, các cấp cần có những chính sách
phù hợp đảm bảo sức khỏe cho người dân.
1.2.3 Ảnh hưởng của hoạt động mai táng đến văn hóa tâm linh
Văn hóa của một dân tộc, một đất nước bao gồm nhiều thành tố và hoạt động
mai táng cũng là một trong những thành tố đó. Tìm hiểu hoạt động mai táng ở Việt
Nam nhằm hiểu rõ thêm văn hóa của người Việt Nam từ xa xưa đến nay vì hoạt
động mai táng liên quan đến ý niệm về thế giới tâm linh huyền bí luôn gây sự chú ý
đối với con người không chỉ trên lĩnh vực vật chất mà cả tinh thần.
Cuộc sống con người được tính từ lúc sinh ra cho đến khi trút hơi thở cuối
cùng giã từ cuộc sống. Khoảng thời gian ấy được thâu tóm qua hai từ Sinh và Tử,
và hai từ ấy cũng có lẽ là hai từ quan trọng nhất trong kiếp sống nhân sinh.
Về nhân sinh quan, người Việt Nam cũng như các dân tộc Đông Nam Á quan niệm
rằng con người có hai phần linh hồn và thể xác. Có thể nói đơn giản rằng:


Người sống có đủ hai phần: linh hồn và thể xác.




Người chết: linh hồn đã lìa khỏi thể xác.

Linh hồn quyết định sự sống của con người, nếu người chết, các hồn đều biến thành
ma... Linh hồn tổ tiên đã mất có quyền năng trừng phạt và phù hộ con cháu, vì thế
mà xuất hiện tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên. Số lượng linh hồn ở con người tùy thuộc
vào quan niệm của các dân tộc:


Người Mường cho rằng con người có 90 hồn.



Người Khmer thì cho rằng con người có 9 hồn chính.



Người Việt (Kinh) cho rằng con người có hồn và vía: nam thì ba hồn

bảy vía, nữ thì ba hồn chín vía.
Người Việt Nam cũng như một số dân tộc Đông Nam Á quan niệm có hai phần:
thế giới người sống và thế giới người chết. Sau khi con người chết, các linh hồn đến
thế giới người chết là một bản - làng bị chia cắt với thế giới người sống bởi sông
sâu, biển rộng hoặc lên các tầng trời, hay xuống dưới đất nói cách khác là thế giới
bên kia – có thể giống hoặc khác thế giới người sống, nhưng cơ bản là một thế giới
được tưởng tượng cao hơn dựa trên thế giới thực. Và hiện nay, với những tư tưởng,
triết lý được du nhập bên ngoài người Việt Nam quan niệm “sống gửi thác về” – sự
GVHD: ThS. Kim Oanh Na

SVTH: Lê Thị Thảo Ngoan



sống chỉ tạm bợ, còn chết mới là cuộc sống thật sự, nên chăm lo cho cuộc sống sau
khi chết.
Nhà tâm thần học Thuỵ Điển tên là Elisabeth Kubler-Ross – tác giả của cuốn
sách “Sự sống và cái chết” đã từng nói rằng: “Đối với những ai đang cố gắng tìm
hiểu về mối quan hệ giữa sự sống và cái chết thì sẽ thấy cái chết chắc chắn sẽ là một
động lực sáng tạo. Giá trị tinh thần cao cả nhất của cuộc sống, có thể bắt nguồn từ
những ý nghĩ và nghiên cứu về cái chết”.
Có thể tìm thấy động lực sáng tạo trong mối quan hệ giữa sự sống và cái chết.
Trong đó, giá trị tinh thần cao cả nhất của cuộc sống có thể bắt nguồn từ những ý
nghĩ và nghiên cứu về cái chết…Sinh lão bệnh tử là quy luật lẽ thường của tự nhiên,
cái chết không loại trừ bất cứ ai. Con người thường lấy nước mắt để thể hiện sự
thương nhớ của mình đối với những người đã khuất. Đã là con người ai cũng biết
rồi cũng đến lúc mình sẽ “ra đi” . Khi con người sinh ra và lớn lên cũng đồng nghĩa
với việc tiến dần tới cái chết. Do vậy, nếu tất cả mọi người đều hiểu được sinh tử là
quy luật tự nhiên thì họ sẽ sống tích cực hơn và ra sức đóng góp cho đời nhiều hơn.
Tìm hiểu phong tục mai táng ở một số nơi trên thế giới, sẽ thấy được những
phương pháp và quan niệm tiến bộ nhằm mục đích chung là bảo vệ môi trường sống
trong lành hạn chế tối đa mức độ ảnh hưởng của sự ô nhiễm do hoạt động mai táng
gây ra. Tiêu biểu như ở các quốc gia dưới đây:


Ở Canada, phần lớn người chết được thiêu, sau đó tro cốt được gửi

trong các nhà thờ hay nhà chùa. Nếu người chết được chôn theo cả quan tài thì
được chôn xuống huyệt đất. Người ta đào những cái hầm khá lớn và sâu, rồi chia
ra thành từng ngăn. Mỗi ngăn cho một quan tài. Mộ không được xây thành nấm
mà được san bằng để trồng cỏ lên, trên mộ chỉ đặt một tấm bia ghi họ tên của
người chết.



Ở Hồng Kông, việc mua đất để chôn rất đắt nên hầu hết người chết

cũng được hỏa táng. Người ta gửi những bình tro cốt vào nghĩa trang, nhà chùa
hoặc nhà thờ, mỗi bình tro được khắc ghi như một tấm bia.


Ở Hoa Kỳ, vào thập niên 70 thì 10 người chết mới có 1 người thiêu

nhưng hiện nay cứ 4 người chết là có một người thiêu tức là 25%. Người ta tiên
đoán vào năm 2025 thì số người chết muốn thiêu sẽ lên đến 50%.
GVHD: ThS. Kim Oanh Na

SVTH: Lê Thị Thảo Ngoan




Ở Ấn Độ, hầu như trên 90% người dân sử dụng hình thức hỏa táng.

Sau khi chết, xác chết thường được quấn chặt bằng một lớp vải vàng, đặt lên
một cái cáng (không có dùng quan tài) chuyển đến nơi hỏa táng và thiêu ngay
trong ngày, hay trong đêm, ít có xác nào để lại trong nhà quá 24 tiếng đồng hồ.
Tro cốt sau khi thiêu thường giữ trong các lọ hay đôi khi được rải xuống các
dòng sông, truyền thống văn hóa này vừa tiết kiệm vừa văn minh quả thật chúng
ta nên học hỏi.

GVHD: ThS. Kim Oanh Na

SVTH: Lê Thị Thảo Ngoan



Chương 2: BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG HOẠT ĐỘNG MAI TÁNG:
PHÁP LUẬT VÀ THỰC TIỄN
2.1. Thực tiễn các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường trong hoạt
động mai táng
2.1.1 Thực tiễn công tác bảo vệ môi trường ở Việt Nam
Công tác bảo vệ môi trường ở nước ta trong thời gian qua đã có những
chuyển biến tích cực. Hệ thống chính sách, thể chế từng bước được xây dựng và
hoàn thiện, phục vụ có hiệu quả hơn cho sự nghiệp bảo vệ môi trường. Nhận thức
bảo vệ môi trường ở trong các cấp, các ngành và nhân dân đã được nâng lên; mức
độ gia tăng ô nhiễm, suy thoái, sự cố môi trường đã từng bước được hạn chế; nhiệm
vụ bảo tồn thiên nhiên và bảo vệ đa dạng sinh học đã đạt được những tiến bộ rõ rệt.
Trong thời gian qua đã hình thành được hệ thống tổ chức bảo vệ môi trường cùng
với các hành lang pháp lý khá đồng bộ. Đây là những thành công to lớn có ý nghĩa
quyết định là tiền đề vững chắc cho các giai đoạn tiếp theo.
Một số vấn đề về môi trường bức xúc được khắc phục như: độ che phủ của
rừng tăng, nhiều hệ sinh thái được khoanh vùng bảo vệ, một số giống loài quý hiếm
được bảo vệ nghiêm ngặt,.. Nhiều doanh nghiệp đầu tư đổi mới công nghệ, xây
dựng hệ thống xử lý chất thải, cải thiện môi trường. Phong trào quần chúng tham
gia bảo vệ môi trường được đẩy mạnh, công tác xã hội hóa môi trường đã được hình
thành ở một số nơi, nhiều điển hình tiên tiến trong công tác bảo vệ môi trường, các
mô hình tự quản về môi trường trong cộng đồng đã xuất hiện và phát huy tác dụng
tích cực.
Mặc dù đã đạt dược nhiều bước tiến ban đầu, nhưng nhìn chung công tác bảo
vệ môi trường ở nước ta còn nhiều tồn tại và yếu kém, do nhiều nguyên nhân khách
quan và chủ quan nhưng chủ yếu là do chưa có nhận thức đúng đắn về tầm quan
trọng của công tác bảo vệ môi trường, chưa bảo đảm sự hài hoà giữa phát triển kinh
tế với bảo vệ môi trường, thường chỉ chú trọng đến tăng trưởng kinh tế mà ít quan
tâm việc bảo vệ môi trường, nguồn lực đầu tư cho bảo vệ môi trường của nhà nước,

của các doanh nghiệp và cộng đồng dân cư rất hạn chế; hệ thống pháp luật về môi
trường chưa hoàn thiện. Hệ thống cơ quan quản lý về môi trường còn nhiều bất cập,
lực lượng cán bộ làm công tác bảo vệ môi trường vừa thiếu, vừa yếu về năng lực
chuyên môn, việc thi hành pháp luật chưa nghiêm. Việc phân công, phân nhiệm
GVHD: ThS. Kim Oanh Na

SVTH: Lê Thị Thảo Ngoan


giữa các ngành, các cấp chưa rõ ràng, vừa chồng chéo vừa để nhiều khoảng trống
gây khó khăn cho công tác quản lý của Nhà nước.
Ý thức tự giác bảo vệ môi trường của người dân còn thấp, công tác đầu tư
cho bảo vệ môi trường chưa đáp ứng đủ nhu cầu, các công cụ kinh tế chưa áp dụng
mạnh mẽ cho công tác quản lý và bảo vệ môi trường. Những yếu kém bất cập cùng
với việc chất lượng môi trường xuống cấp nhanh đang đặt ra những thách thức to
lớn cho công tác bảo vệ môi trường trong thời gian tới.
2.1.2 Thực tiễn các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường trong hoạt
động mai táng
Về vai trò quản lý của Nhà nước, Nhà nước quản lý công tác bảo vệ môi
trường bằng các chính sách, bằng pháp luật. Chính sách môi trường được hiểu là tất
cả các biện pháp của Nhà nước nhằm duy trì và phát triển môi trường, chủ động tạo
ra các tiền đề loại bỏ những hạn chế cho việc phát triển bền vững tài nguyên môi
trường, chống lại các hành vi hủy hoại, suy thoái, ô nhiễm môi trường.
Pháp luật Bảo vệ môi trường có vị trí đặc biệt quan trọng trong công tác bảo
vệ môi trường. Môi trường bị ô nhiễm và hủy hoại bởi chính tác động của con
người. Pháp luật với tư cách là hệ thống điều chỉnh các hành vi xử sự của con người
sẽ có tác động rất lớn đến ý thức và hành vi bảo vệ môi trường của con người. Cơ
sở luật pháp của quản lý môi trường là các văn bản về pháp luật quốc tế và hệ thống
pháp luật quốc gia. Bảo vệ môi trường bằng pháp luật là định hướng cơ bản cho
hoạt động bảo vệ môi trường ở mỗi quốc gia. Vì vậy công cụ pháp luật được sử

dụng chủ yếu và các cơ chế đảm bảo thực hiện cũng như các biện pháp kinh tế khác
kích thích cá nhân, tổ chức tham gia bảo vệ môi trường.
Cho đến nay đã có một số văn bản pháp luật liên quan đến công tác bảo vệ
môi trường trong hoạt động mai táng được ban hành. Vấn đề bảo vệ môi trường
trong hoạt động mai táng được Đảng và Nhà nước ta quan tâm rất sớm, cụ thể được
ấn định trong Đ iề u 1 7 L uậ t B ảo Vệ Mô i Tr ư ờng 199 3 :
“ Việc an táng, quàn, ướp, chôn, hoả táng, di chuyển thi hài, hài cốt cần áp dụng
những biện pháp tiến bộ và tuân theo các quy định của Luật bảo vệ sức khoẻ nhân
dân để bảo đảm vệ sinh môi trường.
Chính quyền các cấp phải quy hoạch nơi chôn cất, hoả táng và hướng dẫn nhân
dân bỏ dần các tập tục lạc hậu.
Nghĩa địa, nơi hoả táng phải xa khu dân cư và các nguồn nước.”
GVHD: ThS. Kim Oanh Na

SVTH: Lê Thị Thảo Ngoan


Trước năm 1993 hầu như không có các văn bản quy phạm pháp luật riêng
nào điều chỉnh về lĩnh vực bảo vệ môi trường. Sự gắn kết với các công ước quốc tế
trong giai đoạn này còn rất mờ nhạt. Tính hiệu lực của văn bản lại chưa cao. Tính từ
khi Luật Bảo Vệ Môi Trường được thông qua ngày 27 tháng 12 năm 1993 đến nay,
theo thống kê chưa đầy đủ thì đã có hơn 300 văn bản vi phạm pháp luật về lĩnh vực
môi trường hoặc có liên quan đến lĩnh vực môi trường được Đảng và Nhà nước ta
ban hành.
Sau 12 năm thi hành, Luật Bảo Vệ Môi Trường 1993 được thay thế bằng
Luật Bảo Vệ Môi Trường 2005, Luật này được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam khóa XI, kỳ họp thứ 6 thông qua ngày 29 tháng 11 năm 2005. Kế
thừa ưu điểm, khắc phục những bất cập của Luật Bảo Vệ Môi Trường 1993, luật
hoá một số quy định tại các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Bảo vệ môi trường
năm 1993, kiểm nghiệm qua thực tế, tiếp thu có chọn lọc kinh nghiệm của các nước

trong khu vực và trên thế giới về bảo vệ môi trường với mục tiêu phát triển kinh tế,
hội nhập kinh tế quốc tế gắn với bảo vệ môi trường, công tác bảo vệ môi trường
trong hoạt động mai táng một lần nữa xác định tầm quan trọng khi được nhắc lại tại
Điều 48 Luật Bảo Vệ Môi Trường 2005:
“1. Nơi chôn cất, mai táng phải bảo đảm các yêu cầu sau đây:
a) Có vị trí, khoảng cách đáp ứng điều kiện về vệ sinh môi trường, cảnh quan
khu dân cư;
b) Không gây ô nhiễm nguồn nước sinh hoạt, sản xuất.
2. Việc quàn, ướp, di chuyển, chôn cất thi thể, hài cốt phải bảo đảm yêu cầu về vệ
sinh môi trường.
3. Việc mai táng người chết do dịch bệnh nguy hiểm được thực hiện theo quy định
của Bộ Y tế.
4. Nhà nước khuyến khích cộng đồng dân cư, người dân thực hiện chôn cất trong
khu nghĩa trang, nghĩa địa theo quy hoạch; hỏa táng hợp vệ sinh, xóa bỏ hủ tục mai
táng gây ô nhiễm môi trường.
5. Tổ chức, cá nhân hoạt động dịch vụ mai táng phải chấp hành đúng các quy định
của pháp luật về bảo vệ môi trường và pháp luật về vệ sinh phòng dịch.
6. Bộ Y tế chủ trì phối hợp với bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ có
liên quan và Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện bảo vệ môi
trường trong hoạt động mai táng quy định tại Điều này”.
GVHD: ThS. Kim Oanh Na

SVTH: Lê Thị Thảo Ngoan


Như vậy, có thể thấy rằng Luật Bảo Vệ Môi Trường năm 2005 đã quy định
chi tiết hơn về công tác bảo vệ môi trường trong hoạt động mai táng so với Luật
Bảo Vệ Môi Trường 2003, điều đó có nghĩa rằng đây thực sự là mối quan tâm hàng
đầu trong công cuộc bảo vệ môi trường của Nhà nước ta. Vấn đề bảo vệ môi trường
gắn liền với sự phát triển bền vững, toàn diện song song với việc phát triển kinh tế xã hội đã được Bộ Chính Trị nhấn mạnh trong Nghị quyết số 41-NQ/TW ngày 1511-2004 Về bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh phát triển công nghiệp hóa,

hiện đại hóa đất nước: bảo vệ môi trường là một nội dung cơ bản không thể tách rời
trong đường lối, chủ trương và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tất cả các
cấp, các ngành, là cơ sở quan trọng trong việc phát triển bền vững, thực hiện thắng
lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Trong đó, nhiệm vụ giữ gìn
vệ sinh, bảo vệ và tôn tạo cảnh quan môi trường, hình thành cho được ý thức giữ
gìn vệ sinh chung, xoá bỏ các phong tục, tập quán lạc hậu, các thói quen, nếp sống
không văn minh, không hợp vệ sinh, các hủ tục trong mai táng.
Cùng với các chế định được quy định trong Luật Bảo Vệ Môi Trường, vấn đề
bảo vệ môi trường trong hoạt động mai táng cũng được đặt ra trong Luật Bảo Vệ
Sức Khỏe Nhân Dân 1989 được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt
Nam khoá VIII, kỳ họp thứ 5 thông qua ngày 30 tháng 6 năm 1989 quy định tại
Điều 16 về vệ sinh trong việc quàn, ướp, chôn, hoả táng, di chuyển thi hài, hài cốt:
“1- Việc quàn, ướp, chôn, hoả táng, di chuyển thi hài, hài cốt, phải tuân theo
các quy định về vệ sinh phòng dịch. Nhà nước khuyến khích việc hoả táng thi hài và
hài cốt.
2- Khi di chuyển thi hài, hài cốt qua biên giới Việt Nam, phải có giấy phép
theo quy định của Hội đồng bộ trưởng nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.”
Về thủ tục chuyển thi thể, hài cốt qua biên giới, Bộ Y Tế quy định: muốn đưa
thi thể, hài cốt qua biên giới phải đáp ứng những điều kiện như sau: người chết
không bị bệnh truyền nhiễm và việc bảo quản phải đúng theo quy cách và những
quy định riêng khi vận chuyển bằng máy bay, ô tô, tàu hỏa, tàu thủy… Trung tâm
Kiểm dịch y tế quốc tế tỉnh có trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra giám sát việc thực
hiện vệ sinh đối với các trường hợp vận chuyển thi hài, hài cốt qua biên giới
(Thông tư số 02 /2009/TT-BYT của Bộ Y Tế hướng dẫn vệ sinh trong hoạt động
mai táng và hỏa táng).
GVHD: ThS. Kim Oanh Na

SVTH: Lê Thị Thảo Ngoan





Về thủ tục chuyển ra nước ngoài: sau khi đáp ứng đầy đủ các yêu

cầu, giấy khai tử phải được mang đến Trung tâm Kiểm dịch Y tế Quốc tế khai
báo. Sau khi kiểm tra, Trung tâm Kiểm dịch Y tế Quốc tế sẽ cấp giấy phép được
xuất ngoại, và thi thể, hài cốt được đưa ra nước ngoài sau khi làm tờ khai hải
quan như những hàng hóa bình thường.


Về thủ tục đưa về nước: hoàn thành bộ hồ sơ gồm; đơn xin cấp giấy

phép nhập cảnh thi thể, hài cốt; giấy chứng tử; giấy chứng nhận kiểm dịch y tế
hoặc chứng nhận hỏa thiêu; giấy chứng nhận cho phép xuất cảnh thi thể hài cốt
(tất cả do cơ quan có thẩm quyền nước sở tại cấp); giấy xác nhận đồng ý của
chính quyền địa phương Việt Nam nơi đem về chôn cất; bản sau hộ chiếu của
người đề nghị cấp giấy phép và áp tải thi thể, hài cốt.
Sau khi hoàn tất, hồ sơ được nộp tại cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài,
trong thời hạn một ngày kể từ khi tiếp nhận hồ sơ, cơ quan sẽ cấp giấy phép xuất
nhập cảnh. Ngoài ra, cần lưu ý những quy định riêng của từng quốc gia muốn đưa
thi thể, hài cốt đến hoặc đi. Người nước ngoài sinh sống tại Việt Nam, người Việt
Nam định cư ở nước ngoài có nguyện vọng được táng tại Việt Nam sau khi chết
được xem xét, cho phép táng tại các nghĩa trang ở Việt Nam ( khoản 3 điều 7 Nghị
định số: 35/2008/NĐ-CP).
Môi trường không có biên giới bởi lẽ rất đơn giản là các thành phần môi
trường tự nhiên đều có quan hệ chặt chẽ với nhau. Không khí, đại dương, sông hồ
không thể gói gọn trong lãnh thổ và chia theo biên giới quốc gia. Tác động đến môi
trường tại một nơi bất kỳ trên thế giới đều có ảnh hưởng ở mức độ nhất định đến
những khu vực khác. Ô nhiễm môi trường đang là vấn đề chung của nhân loại đòi
hỏi cộng đồng quốc tế chung tay bảo vệ sự sống của chính mình.

Hiện nay, có khoảng 300 công ước quốc tế về bảo vệ môi trường. Các công
ước quốc tế như: công ước Vien về bảo vệ tầng Ozon ngày 23 tháng 12 năm 1985;
công ước Khung về thay đổi khí hậu của Liên Hiệp Quốc (New York ngày 9 tháng
5 năm 1992); công ước về đa dạng sinh học – Riode Janiro ngày 5 tháng 6 năm
1992; công công ước Basel về Kiểm soát vận chuyển xuyên biên giới chất thải nguy
hại và việc tiêu hủy chúng (Công ước Basel) được thông qua năm 1989, Việt Nam
tham gia ngày 13/3/1995, Nghị định thư Kyoto về cơ chế phát triển sạch (1997),
Việt Nam phê chuẩn ngày 25/9/2002, Công ước Stockholm về các chất ô nhiễm hữu
GVHD: ThS. Kim Oanh Na

SVTH: Lê Thị Thảo Ngoan


cơ khó phân hủy (Công ước POP), chính thức có hiệu lực từ ngày 17/5/2004,.…
được ký kết nhằm mục đích chung là đoàn kết vì ngôi nhà chung cho nhân loại. Việt
Nam luôn ủng hộ và sẵn sàng tham gia thiết lập quan hệ quốc tế trong lĩnh vực bảo
vệ môi trường (khoản 8 điều 5 luật Bảo vệ Môi trường 2005).
Sức khỏe là mối quan tâm hàng đầu của con người. Luật Phòng, Chống
Bệnh Truyền Nhiễm đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
khóa XII, kỳ họp thứ 2 thông qua ngày 21 tháng 11 năm 2007, có hiệu lực thi hành
từ ngày 01 tháng 7 năm 2008 quy định tại Điều 18 về Vệ sinh trong việc quàn, ướp,
mai táng, di chuyển thi thể, hài cốt:
“1. Người tử vong phải được tổ chức mai táng chậm nhất là 48 giờ sau khi
chết, trừ trường hợp thi thể được bảo quản theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế;
đối với người mắc bệnh truyền nhiễm hoặc bị nghi ngờ mắc bệnh truyền nhiễm
thuộc nhóm A tử vong thì thi thể phải được diệt khuẩn và tổ chức mai táng trong
thời hạn 24 giờ.
2. Việc bảo quản, quàn, ướp, mai táng, di chuyển thi thể, hài cốt thực hiện
theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế”.
Luật đất đai 1993 được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam

khoá IX, kỳ họp thứ ba thông qua ngày 14 tháng 7 năm 1993, có hiệu lực kể từ ngày
15 tháng 10 năm 1993 cũng quy định về mục đích sử dụng đất trong hoạt động mai
táng, cụ thể tại Điều 62 và Điều 70 :
Điều 62: “Đất chuyên dùng là đất được xác định sử dụng vào mục đích
không phải là nông nghiệp, lâm nghiệp, làm nhà ở bao gồm: đất xây dựng các công
trình công nghiệp, khoa học, kỹ thuật, hệ thống giao thông, hệ thống thuỷ lợi, đê
điều, văn hoá, xã hội, giáo dục, y tế, thể dục, thể thao, dịch vụ, đất sử dụng cho nhu
cầu quốc phòng, an ninh, đất dùng cho thăm dò, khai thác khoáng sản, đá, cát, đất
làm muối, đất làm đồ gốm, gạch, ngói và các vật liệu xây dựng khác, đất di tích lịch
sử, văn hoá và danh lam thắng cảnh, đất nghĩa trang, nghĩa địa, đất có mặt nước sử
dụng vào các mục đích không phải là nông nghiệp”.
Điều 70: “ Đất sử dụng làm nghĩa trang, nghĩa địa phải được quy hoạch
thành khu tập trung, xa khu dân cư, thuận tiện cho việc chôn cất, thăm viếng, hợp
vệ sinh và tiết kiệm đất”.
Luật Đất đai năm 2003 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam khóa XI, kỳ họp thứ 4 thông qua ngày 26 tháng 11 năm 2003, có hiệu lực
GVHD: ThS. Kim Oanh Na

SVTH: Lê Thị Thảo Ngoan


thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2004 thay thế Luật đất đai năm 1993; Luật sửa đổi,
bổ sung một số điều của Luật đất đai năm 1998; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều
của Luật đất đai năm 2001 cũng quy định về quản lý, sử dụng đất đai cho mục đích
mai táng.
Theo Luật đất đai năm 2003, đất nghĩa trang, nghĩa địa được xác định là một
phân nhóm riêng trong hệ thống các loại đất quy định tại Điều 13 khoản h, đây là
vấn đề rất thuận lợi cho công tác quản lý đất đai nói chung và quản lý, sử dụng đất
nghĩa trang, nghĩa địa nói riêng.
Điều 101 Luật đất đai 2003 đã quy định việc sử dụng đất làm nghĩa trang,

nghĩa địa như sau:
“1. Đất làm nghĩa trang, nghĩa địa phải quy hoạch thành khu tập trung, xa
khu dân cư, thuận tiện cho việc chôn cất, thăm viếng, hợp vệ sinh và tiết kiệm đất.
2. Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quy định mức đất
và chế độ quản lý việc xây dựng phần mộ, tượng đài, bia tưởng niệm trong nghĩa
trang, nghĩa địa.”
Điều 33 Luật đất đai năm 2003 cũng quy định: Nhà nước giao đất không
thu tiền sử dụng đất đối với trường hợp đất được sử dụng làm nghĩa trang, nghĩa
địa. Như vậy có thể nói vấn đề ưu đãi trong việc giao đất cho mục đích sử dụng làm
nghĩa trang, nghĩa địa đã thể hiện sự quan tâm đặc biệt của Đảng và Nhà nước ta
cho công tác này.
Theo quy định tại Điều 3 Nghị định Số: 35/2008/NĐ-CP ngày 25 tháng 3
năm 2008 Về xây dựng, quản lý và sử dụng nghĩa trang thì việc táng người chết
phải được thực hiện trong các nghĩa trang, trường hợp táng trong các khuôn viên
nhà thờ, nhà chùa, thánh thất tôn giáo phải bảo đảm vệ sinh môi trường và được sự
chấp thuận của chính quyền địa phương theo phân cấp của Ủy ban nhân dân các
tỉnh thành phố trực thuộc Trung ương sau đây gọi tắt là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
Đồng thời việc táng phải phù hợp với tín ngưỡng, phong tục, tập quán tốt, truyền
thống văn hóa và nếp sống văn minh hiện đại kết hợp với sử dụng đất đúng mục
đích, có hiệu quả và bảo đảm các yêu cầu về cảnh quan, bảo vệ môi trường.
Qua đó, nghị định cũng quy định diện tích đất tối đa cho một phần mộ cá
nhân như sau :diện tích sử dụng đất cho mỗi mộ hung táng và chôn cất một lần tối
đa không quá 5 m2, diện tích sử dụng đất cho mỗi mộ cát táng tối đa không quá 3
m2. Địa điểm được quy hoạch sử dụng làm nghĩa trang phải phù hợp với các điều
GVHD: ThS. Kim Oanh Na

SVTH: Lê Thị Thảo Ngoan


kiện địa hình, điều kiện địa chất, địa chất thủy văn và khả năng khai thác quỹ đất;

phù hợp với tổ chức phân bố dân cư và kết nối công trình hạ tầng kỹ thuật đảm bảo
yếu tố vệ sinh môi trường.
Về nếp sống văn hóa, Cục Văn hoá cơ sở có nhiệm vụ là trình Bộ trưởng Bộ
Văn hoá, Thể thao & Du lịch dự thảo văn bản quy định, hướng dẫn thực hiện nếp
sống văn minh trong việc cưới, việc tang, xây dựng gia đình văn hóa, làng văn hóa,
tổ dân phố văn hóa, nếp sống văn hóa công sở, đơn vị, cộng đồng dân cư, nơi công
cộng.
Để giải quyết các vấn đề về môi trường trong giai đoạn đẩy mạnh công
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước cần phải có sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận
thức và hành động, sự đổi mới trong lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành và đặc biệt trong
tổ chức, triển khai thực hiện công tác bảo vệ môi trường trong toàn Đảng và toàn xã
hội.
2.2 Thực tiễn thực hiện công tác bảo vệ môi trường trong hoạt động mai táng
2.2.1 Quản lý đất nghĩa trang, nghĩa địa.
Tình hình chung: các địa phương chưa bám sát quy hoạch, kế hoạch được
duyệt, quản lý quỹ đất dành cho nghĩa trang, nghĩa địa chưa chặt chẽ, dẫn đến tình
trạng sử dụng đất nghĩa trang, nghĩa địa không đúng quy hoạch, kế hoạch và vượt
kế hoạch được duyệt. Một số nơi chính quyền địa phương còn buông lỏng việc quản
lý sử dụng quỹ đất này, để các hộ gia đình, dòng họ tự khoanh bao lấn chiếm đất
nông nghiệp làm quỹ đất nghĩa địa dự trữ cho dòng họ mình.
Hiện tượng một số hộ gia đình có phần đất nông nghiệp được chia gần khu
nghĩa trang, nghĩa địa đã thoả thuận ngầm với dòng họ để bán phần đất nông nghiệp
của gia đình mình cho dòng họ làm đất nghĩa trang, nghĩa địa là phổ biến.
Hầu hết các nghĩa trang, nghĩa địa không có quy hoạch chi tiết thống nhất,
diện tích chiếm đất của mỗi phần mộ tuỳ tiện và không có tường bao quanh bảo vệ,
không có nhà quản trang, hào thoát nước, gây lãng phí đất. Kiến trúc các phần mộ
không thống nhất, hầu hết là phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của mỗi gia đình,
dòng họ, gây nên tình trạng lãng phí tiền của, mất mỹ quan chung và không đảm
bảo vệ sinh môi trường.


GVHD: ThS. Kim Oanh Na

SVTH: Lê Thị Thảo Ngoan


×