Tải bản đầy đủ (.pdf) (87 trang)

LUẬN văn LUẬT tư PHÁP bảo vệ QUYỀN tác GIẢ đối với tác PHẨM văn học TRÊN INTERNET

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (966.43 KB, 87 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA LUẬT
BỘ MÔN TƯ PHÁP



LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:

BẢO VỆ QUYỀN TÁC GIẢ ĐỐI VỚI TÁC
PHẨM VĂN HỌC TRÊN INTERNET

Giảng viên hướng dẫn:

Sinh viên thực hiện:

Cô: Nguyễn Thị Ngọc Tuyền
Bộ môn Tư Pháp

Đào Thị Thanh Tâm - 5075141
Lớp: Thương mại 2 (LK0764A2)
Khóa: 33 – Niên khóa: 2007-2011

Cần Thơ, tháng 4 năm 2011


NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………


…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………


NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG PHẢN BIỆN
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
….………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………


LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành luận văn này, người viết đã nhận được sự hướng dẫn, giúp đỡ và
góp ý nhiệt tình của Giảng viên hướng dẫn – cô Nguyễn Thị Ngọc Tuyền, bộ môn Tư
Pháp – Khoa Luật Trường Đại Học Cần Thơ. Người viết xin gửi lời cảm ơn sâu sắc
đến cô, người đã tận tình hướng dẫn trong suốt quá trình nghiên cứu và làm luận văn.
Bên cạnh đó người viết chân thành gửi lời cảm ơn đến quý thầy cô đã dạy dỗ, nhiệt
tình truyền đạt kiến thức cho người viết trong suốt quá trình học tập, rèn luyện và
nghiên cứu tại Khoa Luật – Trường Đại học Cần Thơ.
Mặc dù đã cố gắng hoàn thiện luận văn, tuy nhiên vẫn không tránh khỏi những
sai sót nhất định do những hạn chế về mặt thời gian, kiến thức và thực tiễn áp dụng.
Rất mong sự góp ý từ phía giảng viên hướng dẫn và các thầy cô. Xin chân thành cảm
ơn và chúc sức khỏe.

Cần Thơ, ngày

tháng

năm 2011


Sinh viên thực hiện

Đào Thị Thanh Tâm


Luận văn: Internet và vấn đề bảo vệ quyền tác giả đối với tác phẩm văn học
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài:
Việt Nam hội nhập với thế giới từ nhiều năm và đã có những bước phát triển
vượt bậc về nền kinh tế cũng như nâng cao vị thế trên trường Quốc tế. Bên cạnh đó
Việt Nam đã gia nhập nhiều công ước, điều ước Quốc tế với tinh thần hợp tác, hữu
nghị và cùng phát triển.
Với tinh thần trên năm 2004, Việt Nam gia nhập Công ước Berne về bảo vệ
quyền tác giả, đến năm 2005 ban hành Bộ luật Dân Sự với những quy định về quyền
tác giả cụ thể hơn so với Bộ Luật Dân sự 1995. Mặc dù vậy, khi Luật Sở hữu trí tuệ ra
đời mới thật sự quy định rõ ràng về quyền và nghĩa vụ của tác giả, chủ sở hữu quyền
tác giả. Trong thời gian qua, các văn bản quy phạm quy định, hướng dẫn thi hành
Luật Sở hữu trí tuệ nói chung và quyền tác giả nói riêng đã được ban hành và có
những thành tích đáng kể. Tuy nhiên, các mối quan hệ trong Luật Sở hữu trí tuệ cũng
như những về quyền tác giả đã có những chuyển biến nhất định, nhanh chóng đòi hỏi
những thay đổi của quy định pháp luật. Vấn đề bảo vệ quyền tác giả ngày càng trở
thành mối quan tâm hàng đẩu của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, đặc biệt trong
môi trường Internet toàn cầu hiện nay. Một môi trường mà cần chỉ một cú bấm chuột
đã có thể tiếp xúc và lưu trữ hàng ngàn tác phẩm một cách bất hợp pháp. Các tác
phẩm bị vi phạm thuộc mọi lĩnh vực như âm nhạc, điện ảnh, truyền hình, văn học…
Trong các lĩnh vực trên thì việc các tác phẩm văn học bị xâm phạm quyền tác
giả được ví như làn sóng ngầm luôn tồn tại bên cạnh các hành vi xâm phạm quyền tác
giả trong các lĩnh vực khác nhau. Bởi tác phẩm văn học được xem như hình thức lưu
giữ các giá trị tinh thần cũng như truyền thống dân tộc đồng thời luôn có một lượng
độc giả lớn mạnh. Và khi Internet trở nên toàn cầu hóa, người ta có thể tìm thấy mọi

thông tin một cách dễ dàng với chi phí thấp thì nhu cầu tiếp cận các tác phẩm văn học
cũng trở nên cấp thiết hơn. Đáp ứng nhu cầu tiếp cận đó, nhiều cá nhân, tổ chức lợi
dụng việc sáng lập các trang thông tin điện tử dễ dàng đã tạo nên nhiều trang thông tin
điện tử lưu trữ, cung cấp cũng như sao chép bất hợp pháp các tác phẩm văn học. Việc
xâm phạm trên ngày càng nghiêm trọng và khiến tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả
bức xúc. Bên cạnh đó, hành lang pháp lý quản lí vấn nạn trên còn khá lỏng lẻo và
chưa theo kịp thực tế khiến cho tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả cũng như phía cơ
quan chức năng lung túng trong bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cũng như trong

GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Tuyền

1

SVTH: Đào Thị Thanh Tâm - 5075141


Luận văn: Internet và vấn đề bảo vệ quyền tác giả đối với tác phẩm văn học
thực thi luật. Để làm rõ hơn những quy định của pháp luật liên quan vấn đề bảo vệ
quyền tác giả đối với tác phẩm văn học nhất là trong môi trường kỹ thuật số, người
viết đã chọn đề “Internet và vấn đề bảo vệ quyền tác giả đối với tác phẩm văn học” để
nghiên cứu.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Trong bối cảnh hội nhập kinh tế toàn cầu thì sở hữu trí tuệ ngày càng được các
nước xem trọng và nhất là vấn đề bảo vệ quyền tác giả. Sự hội nhập về kinh tế đồng
thời kéo theo sự phát triển về công nghệ thông tin nhất là Internet. Vì vậy làm thế nào
để bảo vệ hữu hiệu đối với quyền tác giả trong môi trường Internet nói chung và bảo
vệ quyền tác giả đối với tác phẩm văn học trên Internet nói riêng, nhằm tạo môi
trường lành mạnh thúc đẩy sự sáng tạo của các tác giả là mục đích nghiên cứu của
người viết.
3. Phạm vi nghiên cứu

Sở hữu trí tuệ là một phạm trù có phạm vi nghiên cứu rộng, bao gồm nhiều đối
tượng được Nhà nước bảo hộ. Trong phạm vi nghiên cứu, do hạn chế về hiểu biết và
thời gian nghiên cứu nên sinh viên thực hiện chỉ nghiên cứu về những quy định của
pháp luật quốc tế và trong nước liên quan quyền tác giả. Đồng thời phân tích những
quy định đó dựa trên đối tượng là tác phẩm văn học trên Internet. Từ đó đưa ra những
ý kiến đánh giá và những đề xuất theo quan điểm cá nhân.
4. Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình làm luận văn, người viết đã sử dụng các phương pháp tổng hợp
từ các tạp chí, sách báo cũng như những tài liệu nghiên cứu khác trên Internet… Đồng
thời áp dụng phương pháp phân tích để tiến hành phân tích các nguồn tài liệu trên.
Bên cạnh đó tiến hành so sánh các tài liệu, so sánh pháp luật giữa các nước cũng như
pháp luật giữa các lĩnh vực. Các biện pháp trên được áp dụng nhằm đánh giá khái
quát tình trạng bảo vệ quyền tác giả đối với tác phẩm văn học trên Internet, đồng thời
đưa ra những biện pháp nhằm khắc phục, hạn chế những vi phạm trong bảo vệ quyền
tác giả đối với tác phẩm văn học trên Internet.
5. Bố cục đề tài
Gồm 3 phần:
Phần 1: Phần mở đầu
Phần 2: Phần nội dung

GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Tuyền

2

SVTH: Đào Thị Thanh Tâm - 5075141


Luận văn: Internet và vấn đề bảo vệ quyền tác giả đối với tác phẩm văn học
Chương 1: Nhận thức chung về quyền tác giả đối với tác phẩm văn học và
Internet

Chương 2: Những quy định của pháp luật về bảo vệ quyền tác giả đối với tác
phẩm văn học trên Internet
Chương 3: Thực trạng xâm phạm quyền tác giả đối với tác phẩm văn học trên
Internet. Nguyên nhân và một số giải pháp.
Phần 3: Kết luận.

GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Tuyền

3

SVTH: Đào Thị Thanh Tâm - 5075141


Luận văn: Internet và vấn đề bảo vệ quyền tác giả đối với tác phẩm văn học
PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1
NHẬN THỨC CHUNG VỀ BẢO VỆ QUYỀN TÁC GIẢ ĐỐI VỚI TÁC PHẨM
VĂN HỌC VÀ INTERNET
1.1. Lịch sử hình thành và phát triển quyền tác giả
1.1.1. Trên thế giới:
1.1.1.1. Giai đoạn trước thế kỉ 18
Trong lịch sử loài người, vấn đề quyền tác giả được thừa nhận tương đối muộn.
Thời kì Cổ đại, người ta chưa xác định cụ thể về quyền lợi cho một tác phẩm trí tuệ và
cũng chưa có khái niệm về quyền tác giả mà chỉ có những quy định về bảo vệ các vật
phẩm trí tuệ ví dụ như cấm ăn trộm một quyền sách. Như trong luật một số nước Châu
Âu thời cổ đại chỉ có một quy định duy nhất là không được phép ăn trộm sách, nhưng
được phép chép lại nội dung sách đó. Chính vì thế có trường hợp nhiều tác giả cùng
làm chung một đề tài, thậm chí có người còn lấy một phần hoặc toàn bộ nội dung tác
phẩm của tác giả khác. Trong giai đoạn đó, các tác giả có một biện pháp duy nhất để
tránh trường hợp bị ăn cắp nội dung là tác giả đó đặt một lời nguyền vào quyền sách

của mình. Với niềm tin những ai trộm nội dung quyền sách đó thì lời nguyền sẽ ứng
với người đó. Ví dụ: vào thế kỉ thứ XIII, tại Đức, trong cuốn Sachsenspiegel, tác giả
Eike von Repgow đã đặt một lời nguyền đối với những ai ăn cắp nội dung trong cuốn
sách của ông ấy, người đó sẽ bị bệnh hủi.1 Đồng thời tại Ai Cập cổ đại, nơi được xem
là cội nguồn của những cuốn sách cũng chưa có những khái niệm về quyền tác giả.
Những tác giả khi đưa tác phẩm ra ngoài chỉ ghi tên vị thần, hay vị Pharaon xem như
việc nguyền rủa đối với những ai ăn cắp nội dung cuốn sách đó. Tới Hy Lạp cổ đại và
La Mã cổ đại, lần đầu tiên khái niệm “xuất bản” xuất hiện trong đó thể hiện qua việc
tác giả của chính tác phẩm giám sát việc sao chép tác phẩm của mình ra nhiều bản
nhằm phục vụ được nhiều độc giả và đây được xem như một hình thức kiếm sống của
nhà văn. Vì vậy hành vi đạo văn mà không được sự giám sát của tác giả bị xem là làm
ô nhục danh dự và nếu nặng có thể bị đuổi ra khỏi cộng đồng, nhóm người đang sinh
sống nơi đó.

1

Minh Hương, Quỳnh Chi, Kiên Nhung, Phạm Chung, Quốc Bảo, Cuộc chiến bản quyền, Hồ sơ Sự kiện
chuyên san Tạp chí Cộng sản, số 129 ngày 28/8/2010, tr4

GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Tuyền

4

SVTH: Đào Thị Thanh Tâm - 5075141


Luận văn: Internet và vấn đề bảo vệ quyền tác giả đối với tác phẩm văn học
Đến năm 1436, Johannes Gutenbergh phát minh ra kỹ thuật in bằng chữ kim
loại khiến việc in ấn trở nên dễ dàng hơn. Vào năm 1440, máy in kim loại ra đời, việc
in ấn tác phẩm trở nên rộng rãi, nhưng hầu hết các tác giả cũng chưa được quyền

hưởng những lợi ích từ quyền tác giả, và hầu như luật pháp cũng không thừa nhận
đúng bản chất của quyền tác giả. Tình trạng các tác phẩm bị sao chép lại nhiều lần trở
nên phổ biến, khiến công việc kinh doanh của các nhà in trở nên sa sút, có những nhà
in đi đến phá sản, những nhà đầu tư cũng trở nên không quan tâm đến lĩnh vực in ấn.
Trong tình trạng trên, nhu cầu điều chỉnh pháp luật nhằm chống lại việc trộm cắp nội
dung tác phẩm đã trở nên cấp thiết. Các nhà đầu tư, nhà in đã xin phép Chính phủ ban
cho những quyền lợi đồng thời yêu cầu xử lí nghiêm những trường hợp sao chép, in
lậu. Trong cuộc đấu tranh trên, Đức được xem là đi đầu khi nâng cao giá trị của bản
quyền tác giả và tìm cách ngăn chặn việc in lậu một cách thành công. Có thể nói quy
định trên của Đức được xem là mầm mống đầu tiên của việc bảo vệ quyền tác giả đã
hình thành trong hệ thống pháp luật.
Đến thời kì Phục hưng, vai trò của cá nhân được xem trọng hơn, người ta chú ý
đến giá trị sáng tạo của cá nhân hơn. Quyền tác giả ở một số nước Châu âu đã được
hình thành nhằm ban thưởng cho sự sáng tạo của các tác giả, những người đã tạo nên
những tác phẩm có giá trị. Đây cũng được coi là thời điểm xuất hiện đầu tiên của
những quy định về bảo hộ quyền tác giả. Tuy nhiên, những đặc quyền này chỉ là
những đặc quyền gắn liền với cá nhân chứ chưa phải là những đặc quyền liên quan
đến thu nhập của tác giả. Hay nói cách khác, những đặc quyền này có ảnh hưởng đối
với tác giả về mặt danh dự, và tiếng tăm hơn là những lợi ích kinh tế. Đến giữa thế kỉ
XVI, khi các nhà xuất bản bắt đầu trả tiền nhuận bút cho các tác giả, việc này đã
chính thức ghi dấu sự ra đời của chế độ bản quyền hay còn gọi là quyền tác giả. Tuy
nhiên, thời gian này mới chỉ khẳng định quyền kinh doanh của các nhà xuất bản, chưa
chú trọng nhiều đến quyền tác giả.
1.1.1.3. Giai đoạn từ thế kỉ 18 đến nay
Thế kỉ XVIII, lần đầu tiên xuất hiện lí thuyết về quyền sở hữu của tác giả. Đặc
biệt là khi đạo luật của nước Anh hay còn gọi là Đạo luật Anne ra đời năm 1710. Đây
được xem là đạo luật đầu tiên thừa nhận tác giả có một số quyền trong hai mươi mốt
năm đối với sách đã in trước ngày ban bố đạo luật và thêm 14 năm nữa nếu tác giả
còn sống hết trong lần hết hạn đầu tiên, tuy nhiên để được hưởng bản quyền đó, tác
giả đăng ký tác phẩm và tên tác giả, phải nộp lưu chiểu 9 (chín) bản tác phẩm cho các


GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Tuyền

5

SVTH: Đào Thị Thanh Tâm - 5075141


Luận văn: Internet và vấn đề bảo vệ quyền tác giả đối với tác phẩm văn học
trường đại học và thư viện2. Từ đó cũng bắt đầu hình thành những quy định pháp luật
đầu tiên về quyền tác giả trong pháp luật của các nước phương Tây. Tại Mỹ năm 1795
đã áp dụng biện pháp như các tác phẩm đều được ghi vào danh mục của Hiệp hội các
nhà xuất bản, và phải ghi thêm ghi chú Copyright để được bảo vệ. Đến năm 1791,
1793, Pháp cũng đề ra đạo luật về sở hữu văn học nghệ thuật.3
Cơ sở quan trọng của bảo hộ quốc tế về quyền tác giả là Công ước Berne về
bảo hộ các tác phẩm văn học, nghệ thuật. Tại thời điểm hình thành năm 1883, các quy
định cơ bản của Công ước tất yếu phải lệ thuộc vào các công nghệ nhân bản in thời
đó. Trên cơ sở tính đến các tiến bộ công nghệ trong lĩnh vực này, nhiều hội nghị sửa
đổi dẫn đến các bổ sung Công ước đã được tiến hành năm 1886, hoàn thiện tại Paris
năm 1896, chỉnh lý tại Berlin năm 1908, hoàn thiện tại Berne năm 1914, chỉnh lý tại
Rome năm 1928, tại Bỉ năm 1948, tại Stockholm năm 1967, tại Paris năm 1971, và bổ
sung năm 1979 tại Liên hiệp Berne. Có thể nói Công ước Berne, là tổ chức đầu tiên
của các nước Châu Âu, đồng hành với Công ước toàn cầu về quyền tác giả (UCC)
năm 1952 trên Tây bán cầu. Sau sự gia nhập của Hoa Kỳ vào Công ước Berne và sự
phê chuẩn Thỏa ước TRIPs, tạo thành một phần quan trọng của Công ước Berne,
Công ước toàn cầu Bản dịch này do Chương trình hợp tác EC-ASEAN về sở hữu trí
tuệ (ECAP II) cung cấp về quyền tác giả trở nên tiếp tục có hiệu lực rộng rãi. Ảnh
hưởng của các công nghệ kỹ thuật số tới vấn đề bản quyền đã được ghi nhận trong
Hiệp định WIPO về quyền tác giả năm 19964.
Một vài quốc gia chỉ còn có một phạm vi tự do hạn hẹp trong việc định hình

cho quyền tác giả vì những quy định khác thường có thể được coi là lợi thế không
công bằng, không được các đối tác thương mại thế giới chấp nhận mà không có phản
ứng chống lại. Trong tương quan về thế mạnh hiện tại Mỹ là quốc gia có phạm vi tự
do rộng lớn nhất và với Digital Millennium Copyright Act (DMCA) là quốc gia đã
định sẵn chiều hướng chung của quyền tác giả, đi đến việc bảo vệ quyền tác giả một
cách nghiêm ngặt hơn. Luật tương tự ở châu Âu là European Union Copyright
Directive (EUCD- Chỉ thị Copyright Liên minh châu Âu). Tại châu Âu các chỉ thị
của Liên minh châu Âu chỉ có tính chất tạo khuôn khổ và phải được bổ sung bằng các
2

Ts,Ls Lê Xuân Thảo, Đổi mới và hoàn thiện pháp luật về Sở hữu trí tuệ, NXB Tư pháp, Hà Nội 2005, tr 24
Minh Hương, Quỳnh Chi, Kiên Nhung, Phạm Chung, Quốc Bảo, Cuộc chiến bản quyền, Hồ sơ Sự kiện
chuyên san Tạp chí Cộng sản, số 129 ngày 28/8/2010, tr5
4
Gs Michael Blakeney Viện nghiên cứu Sở hữu trí tuệ Queen Mary Đại học London, Tài liệu Giảng dạy về Sở
hữu trí tuệ,tr30
3

GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Tuyền

6

SVTH: Đào Thị Thanh Tâm - 5075141


Luận văn: Internet và vấn đề bảo vệ quyền tác giả đối với tác phẩm văn học
luật lệ của từng quốc gia. Bắt đầu từ ngày 13 tháng 9 năm 2003 một quyền tác giả
được sửa đổi có hiệu lực tại Đức mà trong đó, ngoài những điều lệ khác, việc vô hiệu
hóa các phương pháp bảo vệ chống sao chép cho các mục đích thương mại cũng như
cá nhân đều sẽ bị phạt. Điều 95a của Luật quyền tác giả quy định về việc "bảo vệ các

biện pháp kỹ thuật" thì các biện pháp kỹ thuật không được phép vô hiệu hóa khi chưa
có sự đồng ý của người đang sở hữu quyền. Các biện pháp bảo vệ chống sao chép ở
các đĩa compact – đĩa CD, ghi âm thanh hay DVD không còn được phép vô hiệu hóa
vì mục đích sao chép cho cá nhân nữa. Tại Áo việc thực hiện EUCD đã có hiệu lực từ
ngày 1 tháng 7 năm 2003. Trong thời gian gần đây IP-Enforcement Directive của Liên
minh châu Âu là bước kế tiếp trong hướng đi đến thắt chặt hơn nữa các luật lệ về
quyền tác giả.5
1.1.2.Tại Việt Nam:
1.1.2.1. Giai đoạn trước năm 2005
Ở nước ta, lĩnh vực pháp luật về quyền tác giả đã được xây dựng trong những
năm 80 (tám mươi). Nhà nước ta đã ban hành một số văn bản pháp luật, trong đó phải
kể đến Hiến pháp 1992, Luật Báo chí, Luật Xuất bản, Bộ luật Dân sự… Tuy vậy, thực
tế, việc bảo hộ quyền tác giả được điều chỉnh chủ yếu trong Nghị định số 142/ HĐBT.
Qua một số năm thực hiện, Nghị định số 142-HĐBT đã tạo tiền đề pháp lý nhằm đáp
ứng yêu cầu bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của tác giả, đây là căn cứ để cơ
quan bảo hộ quyền tác giả (nay là Cục bản quyền tác giả) thực hiện việc đăng kí
quyền tác giả và giải quyết các tranh chấp về quyền tác giả. Tuy nhiên, trong quá trình
thực hiện Nghị định 142-HĐBT đã bộc lộ một số hạn chế cả về nội dung và hình thức.
Để khắc phục các khiếm khuyết của Nghị định 142-HĐBT, ngày 12/2/1994, Ủy ban
thường vụ Quốc hội đã thông qua Pháp lệnh bảo hộ quyền tác giả. Với bố cục 7
chương và 47 điều, pháp lệnh bảo hộ quyền tác giả đã quy định tương đối đầy đủ và
cụ thể những vấn đề về bảo hộ quyền tác giả so với Nghị định 142-HĐBT như: đối
tượng được bảo hộ (thêm phần mềm máy tính vào đối tượng bảo hộ), quy định cụ thể
về quyền tác giả, thời hạn bảo hộ, thời hạn bảo hộ đối với đồng tác giả…
Tuy nhiên đến khi Bộ luật dân sự 1995 được ban hành thì quyền tác giả mới
chính thức lần đầu tiên được quy định tập trung tại Chương I Phần thứ sáu của Bộ luật
dân sự (từ điều 745 đến điều 779 và tại một số điều khác). Bộ luật dân sự 1995 ra đời
5

Bách khoa toàn thư mở, Quyền tác giả,

/>E1.BB.87n_t.E1.BA.A1i_c.E1.BB.A7a_quy.E1.BB.81n_t.C3.A1c_gi.E1.BA.A3

GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Tuyền

7

SVTH: Đào Thị Thanh Tâm - 5075141


Luận văn: Internet và vấn đề bảo vệ quyền tác giả đối với tác phẩm văn học
đã kế thừa và phát triển các quy định của Pháp lệnh bảo hộ quyền tác giả ngoài ra còn
kế thừa các quy định phù hợp với hoàn cảnh hiện tại của Pháp lệnh bảo hộ quyền tác
giả như: khái niệm tác giả, thời điểm phát sinh quyền tác giả, các loại hình tác phẩm
được bảo hộ, các tác phẩm không được Nhà nước bảo hộ. Bên cạnh đó còn bổ sung
thêm một số quy định mới so với Pháp lệnh bảo hộ quyền tác giả như: quy định rõ và
cụ thể về chủ sở hữu quyền tác giả, quy định quyền liên quan đến người biểu diễn, tổ
chức ghi âm, ghi hình, sản xuất băng đĩa…Mặc dù vậy Bộ luật dân sự 1995 chỉ đề cập
đến quyền tác giả dưới góc độ là một quyền dân sự. Tuy nhiên, đây cũng được xem là
cơ sở pháp lý để Việt Nam mở rộng quan hệ quốc tế trong lĩnh vực quyền tác giả như:
Việt Nam kí kết hai hiệp định song phương về quyền tác giả với Hoa Kỳ và Thụy Sĩ
và kỳ Hiệp định thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ, trong đó phần quan trọng của Hiệp
định là quyền sở hữu trí tuệ.
1.1.2.2. Giai đoạn từ năm 2005 đến nay
Năm 2004 Việt Nam gia nhập công ước Berne là tiền đề cho một loạt những
văn bản pháp lý quy định về quyền tác giả được ban hành. Từ năm 2005, Việt Nam đã
ban hành Luật Sở hữu trí tuệ. Vấn đề bản quyền tác giả đã được quy định và áp dụng
theo Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (quy định tại Phần hai gồm 6 chương và 45 điều) và Bộ
Luật Dân sự 2005 (quy định từ điều 736 đến đều 749 tại chương 34 Phần thứ sáu).
Theo đó, quyền tác giả đối với những tác phẩm gốc được bảo hộ không phân biệt hình
thức, ngôn ngữ thể hiện và chất lượng của tác phẩm. Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005

bảo đảm thực hiện điều 3 của Hiệp định TRIPS và điều 3 của Công ước Berne. Theo
điều 13 của Luật Sở hữu trí tuệ công dân của nước thành viên Công ước Berne hoặc
Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) sẽ được bảo hộ quyền tác giả ở Việt Nam.6.
Bên cạnh ban hành các văn bản pháp lý trên là các Nghị định 100/2006/NĐCP của Chính Phủ ngày 21 tháng 9 năm 2006 quy định chi tiết và hướng dẫn thi
hành một số điều của Bộ luật Dân sự, Luật Sở hữu trí tuệ về quyền tác giả và quyền
liên quan đã hướng dẫn về quyền tác giả cũng như nêu ra những khái niệm cơ bản
nhằm đưa quyền tác giả tiếp cận đến người dân nói chung và giới tác giả nói riêng.
Luật sở hữu trí tuệ ra đời là bước ngoặt có vai trò quan trọng trong hệ thống
pháp lý nước ta. Góp phần hoàn thiện hệ thống pháp luật nhằm tạo nền tảng cho Việt
Nam gia nhập WTO vào năm 2006. Luật Sở hữu trí tuệ là cơ sở pháp lý vững chắc
6

Trang Luật gia Phạm, Cam kết của Việt Nam trong lĩnh vực Sở hữu trí tuệ, />
GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Tuyền

8

SVTH: Đào Thị Thanh Tâm - 5075141


Luận văn: Internet và vấn đề bảo vệ quyền tác giả đối với tác phẩm văn học
cho việc bảo hộ, bảo vệ những thành quả lao động sáng tạo của người dân nói chung
và của giới văn sĩ nói riêng. Đây coi như một cách thể hiện sự công nhận giá trị nhân
văn, giá trị kinh tế của Nhà nước một cách công bằng, hữu ích và kịp thời. Tuy nhiên,
tình trạng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ nói chung và quyền tác giả nói riêng vẫn
còn nhiều bất cập, do những thay đổi của xã hội, sự phát triển vượt bậc của công nghệ
kỹ thuật số khiến cho những quy định trong luật Sở hữu trí tuệ về quyền tác giả chưa
thật sự phù hợp. Đòi hỏi những quy định mang tính theo kịp sự phát triển của thế giới
và trong nước.
Vì vậy tại kì họp thứ 5 Quốc Hội khóa XII ngày 19 tháng 6 năm 2009, Quốc

Hội đã tiến hành sửa đổi bổ sung luật Sở hữu trí tuệ và những quy định về quyền tác
giả cũng được xem xét sửa đổi bổ sung, nhằm tạo môi trường thuận lợi cho các nhà
đầu tư đồng thời thúc đẩu sự phát triển về mặt kinh tế trong nước. Bên cạnh đó ban
hành nghị định 47/2009/ NĐ-CP quy định về xử phạt hành chính về quyền tác giả và
quyền liên quan đã phần nào có tính răn đe đối với những trường hợp vi phạm quyền
tác giả.
1.2. Khái niệm về quyền tác giả và quyền tác giả đối với tác phẩm văn học
1.2.1. Quyền tác giả:
1.2.1.1. Khái niệm quyền tác giả:
Quyền tác giả còn được hiểu là bản quyền (copyright). Nó được dùng để bảo
vệ cho các sáng tạo tinh thần. Có thể nói quyền tác giả là quyền lợi của tác giả đối với
các tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học… Là một quyền độc quyền của tác giả
trong việc sử dụng hay cho phép người khác sử dụng tác phẩm của mình
Quyền tác giả được hiểu như là một tập hợp các quyền về nhân thân và tài sản
của tác giả. Quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân do mình sáng tạo ra hoặc sở
hữu7. Theo khái niệm trên ta có thể hiểu luật thừa nhận hai chủ thể có quyền tác giả:
tác giả của tác phẩm và chủ sở hữu quyền tác giả. Từ đây ta cũng có thể hiểu, cá nhân
có thể là chủ sở hữu quyền tác giả hay tác giả của tác phẩm hoặc cả hai tư cách đó.
Còn tổ chức chỉ có thể là chủ sở hữu của tác phẩm. Theo nghĩa khách quan ta có thể
hiểu quyền tác giả là tập hợp tất cả những quy phạm điều chỉnh những quan hệ có liên
quan đến việc tạo dựng, sử dụng và chuyển giao các tác phẩm thuộc đối tượng của
quyền tác giả.

7

Điều 4 khoản 2 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, sửa đổi, bổ sung năm 2009

GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Tuyền

9


SVTH: Đào Thị Thanh Tâm - 5075141


Luận văn: Internet và vấn đề bảo vệ quyền tác giả đối với tác phẩm văn học
1.2.1.2. Căn cứ phát sinh quyền tác giả:
Quyền tác giả phát sinh kể từ thời điểm tác phẩm được sáng tạo ra và được thể
hiện dưới một hình thức vật chất nhất định, không phân biệt nội dung, chất lượng,
hình thức, phương tiện, ngôn ngữ, đã công bố hay chưa công bố, đã đăng kí hay chưa
đăng kí8
Có hiểu quyền tác giả phát sinh kể từ thời điểm những ý tưởng sáng tạo hình
thành trong tư duy bộ não con người được thể hiện dưới dạng hình thái vật chất nhất
định, không phụ thuộc vào bất kì thể thức nào, có thể được thể hiện trên giấy, trên gỗ,
trên tường, đá, băng, đĩa,…. Điều này chứng tỏ những ý tưởng chỉ hình thành trong
não mà chưa được thể hiện ra bằng vật chất nhất định sẽ không được nhà nước bảo
hộ. Quyền tác giả cũng không phụ thuộc vào việc công bố hay chưa công bố, bởi khi
ấy quyền nhân thân, quyền tài sản của tác giả đối với tác phẩm vẫn phát sinh kể từ
thời điểm sáng tạo ra tác phẩm và được thể hiện dưới dạng vật chất nhất định. Quyền
tác giả phát sinh không nhất thiết phải qua thủ tục đăng kí bảo hộ. Việc đăng kí bảo
hộ quyền tác giả không phải là căn cứ làm phát sinh quyền tác giả.
1.2.1.3. Nội dung quyền tác giả:
Nội dung quyền tác giả là tập hợp các quyền về nhân thân và tài sản của tác giả
tác phẩm, chủ sở hữu quyền tác giả9
Quyền nhân thân là tập hợp các quyền nhằm bảo vệ các lợi ích về tinh thần của
tác giả. Những lợi ích đó được bảo đảm bằng việc được quyền đặt tên cho tác phẩm;
được quyền đứng tên thật hay bút danh trên tác phẩm, được nêu tên thật hoặc bút
danh khi tác phẩm được công bố, sử dụng; được quyền công bố hoặc cho phép người
khác công bố tác phẩm, ngoài ra còn được bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm, không
cho người khác sửa chữa, cắt xén, xuyên tạc tác phẩm.
Thực chất, quyền công bố, phổ biến, cho phép người khác công bố tác phẩm có

thể xem là quyền nhân thân và có tính chất tài sản. Vì khi tác giả thực hiện hoặc trao
quyền công bố hay có phép người khác công bố tác phẩm của mình, tác giả sẽ thu
được những lợi ích kinh tế nhất định. Đây là quyền mà tác giả và chủ sở hữu quyền
tác giả đều có quyền hưởng. Ngược lại quyền đặt tên, đứng tên hoặc bút danh cũng
như bảo vệ toàn vẹn tác phẩm hoàn toàn là những quyền gắn liền với nhân thân tác
giả. Những quyền này thể hiện đúng bản chất bảo vệ giá trị về mặt tinh thần cho tác
8

Điều 739 khoản 1 Bộ luật Dân sự 2005
Điều 738 Bộ luật Dân sự 2005

9

GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Tuyền

10

SVTH: Đào Thị Thanh Tâm - 5075141


Luận văn: Internet và vấn đề bảo vệ quyền tác giả đối với tác phẩm văn học
giả. Một cách thể hiện sự tôn trọng thành quả lao động sáng tạo của tác giả. Chính vì
thế đây là những quyền không thể chuyển giao cũng như không thể lấy đi của tác giả
cho dù việc sáng tạo tác phẩm đó dựa trên một hợp đồng, giao kèo hay kí kết của tác
giả với cá nhân, tổ chức. Những quyền nhân thân này sẽ được bảo vệ thông qua Nhà
nước hoặc xã hội sau khi tác giả qua đời thông qua quy định của pháp luật và các
chuẩn mực đạo đức.
Quyền tài sản nhằm bảo vệ lợi ích được khai thác, tham gia vào quá trình sử
dụng, khai thác các giá trị kinh tế của tác phẩm. Khai tác những lợi ích kinh tế dựa
trên những quyền về sao chép tác phẩm; Hay quyền cho phép tạo tác phẩm phái sinh;

Hoặc được quyền phân phối, nhập khẩu bản gốc và bản sao tác phẩm; Ngoài ra còn
được quyền truyền đạt tác phẩm đến công chúng; Hay cho thuê bản gốc hoặc bản sao
chương trình máy tính.
Các quyền tài sản trên do tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả độc quyền thực
hiện hoặc cho phép người khác thực hiện theo quy định của luật Sở hữu trí tuệ. Cá
nhân, tổ chức có thể sử dụng một, một số hay toàn bộ các quyền tài sản trên hoặc
muốn công bố tác phẩm phải xin phép và trả tiền nhuận bút, thù lao, các quyền lợi vật
chất khác cho chủ sở hữu quyền tác giả. Quyền tài sản là một bộ phận của quyền tác
giả nhằm bảo vệ lợi ích về mặt vật chất đối với tác giả. Một tác giả chỉ có thể sáng tạo
nghệ thuật, chỉ có thể tạo ra các tác phẩm có giá trị khi có tiền đề vững chắc về mặt
kinh tế. Tuy nhiên, quyền tài sản được trao cho tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả chỉ
có giới hạn thời gian, và quyền này có thể chuyển giao cho người khác một phần hoặc
toàn bộ.
Ngoài ra bên cạnh việc xét đến nội dung quyền tác giả ta còn cần phải xét đến
chủ thể và khách thể của quyền tác giả để hiểu hơn về quyền tác giả.
** Về mặt chủ thể: Chủ thề của quyền tác giả được giao cho hai đối tượng là tác giả
và chủ sở hữu quyền tác giả.
Tác giả
Mọi người đều biết việc tạo ra các tác phẩm văn học là cả một quá trình hoạt
động sáng tạo của cá nhân. Bởi vậy, tác giả các tác phẩm văn học phải là những con
người cụ thể và họ phải trực tiếp sử dụng khả năng sáng tạo của mình để tạo ra tác
phẩm. Theo điều 736 Bộ luật dân sự 2005 thì tác giả là người sáng tạo ra tác phẩm
văn học, nghệ thuật, khoa học.. Điều này cũng có nghĩa là pháp nhân hoặc các chủ thể
khác không thể là tác giả mà chỉ có thể là người nắm giữ các quyền của tác giả (chủ

GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Tuyền

11

SVTH: Đào Thị Thanh Tâm - 5075141



Luận văn: Internet và vấn đề bảo vệ quyền tác giả đối với tác phẩm văn học
sở hữu quyền tác giả). Thuật ngữ tác giả còn dùng trong trường hợp một người sáng
tạo ra tác phẩm từ tác phầm của người khác, bao gồm: dịch từ ngôn ngữ này sang
ngôn ngữ khác, phóng tác, cải biên, chuyển thể, biên soạn, chú giải, tuyển chọn10. Tuy
nhiên, sáng tạo của nhóm người này là dựa trên sự tồn tại từ tác phẩm có sẵn của
người khác, do đó nhóm tác giả trên phải ghi rõ tên tác giả của tác phẩm gốc. Mặc dù
vậy hiểu theo phương diện nào thì tác giả cũng phài là người trực tiếp thực hiện các
hoạt động sáng tạo để tạo ra tác phẩm. Hay nói cách khác tác phẩm phải là thành quả
sáng tạo được thể hiện ra một hình thức vật chất nhất định, cụ thể và có tính mới về
nội dung, ý tưởng hay ngôn ngữ thể hiện tác phẩm. Có thể trong quá trình sáng tạo,
tác giả nhận được sự ủng hộ về mặt vật chất, cung cấp tài chính hay đóng góp ý kiến
từ các tổ chức, cá nhân khác để có ý tưởng trong sáng, thì họ vẫn được thừa nhận là
tác giả của tác phẩm, những chủ thể trên không phải là tác giả của tác phẩm.
Tuy nhiên, trên thực tế có trường hợp tác phẩm được tạo ra từ thành quả sáng
tạo của một cá nhân hoặc một nhóm người. Trường hợp có hai hay nhiều người cùng
trực tiếp sáng tạo ra tác phẩm thì những người đó là đồng tác giả. Đồng tác giả là tình
trạng các cá nhân hoạt động trong cùng lĩnh vực hợp tác sáng tạo nên tác phẩm. Mỗi
người có thể đảm nhận từng phần riêng biệt của tác phẩm hoặc cùng hợp tác làm nên
một phần hay toàn bộ tác phẩm mà không thể phân riêng biệt được. Ví dụ:Tác giả A
và tác giả B cùng hợp tác sáng tác một tác phẩm văn học C. Họ phân công nhau A sẽ
sáng tác phần đầu và B sẽ sáng tác phần cuối. Trường hợp này là những phần riêng
biệt. Nhưng nếu A và B cùng nhau trao đổi ý tưởng và trong quá trình viết lẫn lộn
không phân biệt phần nào của A, phần nào của B được thì quyền tác giả không thể
tách rời riêng biệt được. Trường hợp đồng tác giả thì được hưởng những quyền tác
giả như nhau đối với tác phẩm.
Chủ sở hữu quyền tác giả
Theo điều 36 luật Sở hữu trí tuệ 2005, sửa đổi bổ sung 2009 thì chủ sở hữu
quyền tác giả là tổ chức, cá nhân nắm giữ một, một số hay toàn bộ quyền tài sản của

quyền tác giả. Chủ sở hữu quyền tác giả có thể là tác giả, đồng tác giả hoặc là các tổ
chức giao nhiệm vụ hoặc kí kết hợp đồng với tác giả nhằm tạo ra tác phẩm với nội
dung nào đó. Chủ sở hữu quyền tác giả cũng có thể là người thừa kế, người được
chuyển giao quyền tác giả. Chủ sở hữu quyền tác giả là người trực tiếp hay không trực
tiếp sáng tạo ra tác phẩm đó.
10

Điều 736 Bộ luật Dân sự 2005, khoản 2

GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Tuyền

12

SVTH: Đào Thị Thanh Tâm - 5075141


Luận văn: Internet và vấn đề bảo vệ quyền tác giả đối với tác phẩm văn học
Đối với từng trường hợp thì chủ sở hữu quyền tác giả có những quyền về nhân
thân và tài sản nhất định.
* Chủ sở hữu quyền tác giả đồng thời là tác giả: Tác giả được thừa nhận đồng
thời là chủ sở hữu quyền tác giả trong trường hợp tác giả đã sử dụng thời gian, công
sức, tiền của, cơ sở vật chất để sáng tạo ra tác phẩm mà không thông qua một thỏa
thuận nào, hay kí hợp đồng với chủ thể khác nhằm tạo ra tác phẩm. Trường hợp này
thì chủ sở hữu quyền tác giả sẽ được hưởng toàn bộ quyền nhân thân và quyền tài sản
như tác giả11.
* Chủ sở hữu quyền tác giả là đồng tác giả: trường hợp nhiều người cùng bỏ ra
công sức, tiền của, cơ sở vật chất để tạo ra tác phẩm đồng thời sáng tạo tác phẩm
không thông qua hợp đồng, thỏa thuận thì được thừa nhận là những chủ sở hữu quyền
tác giả là đồng tác giả. Nếu việc phân chia tách biệt các phần sáng tạo trong tác phẩm
không thể tách biệt thì các quyền nhân thân và tài sản đều được hưởng đầy đủ như

trường hợp tác phẩm được sáng tạo bởi một tác giả; Nếu có thể tách biệt các phần
trong tác phẩm mà không phương hại đến quyền và lợi ích trong phần còn lại của tác
giả khác thì mỗi tác giả chỉ được hưởng đầy đủ quyền tác giả đối với từng phần riêng
biệt đó12.
* Trường hợp chủ sở hữu quyền tác giả là một tổ chức, cá nhân giao nhiệm vụ,
kí kết hợp đồng với tác giả tạo ra tác phẩm: Theo nguyên tắc thì trong trường hợp này
tác giả của tác phẩm sẽ nắm toàn bộ quyền nhân thân, chủ sở hữu quyền tác giả chỉ
được hưởng quyền tài sản trọn vẹn và hưởng quyền công bố tác phẩm hoặc cho phép
người khác công bố tác phẩm13.
* Chủ sở hữu quyền tác giả là tổ chức, cá nhân được thừa kế quyền tác giả theo
quy định của pháp luật về thừa kế: Chỉ những tổ chức, cá nhân được người để lại thừa
kế quyền tác giả là chủ sở hữu quyền tác giả mới là chủ sở hữu quyền tác giả đối với
tác phẩm đó. Nếu có nhiều người thừa kế mà người để lại thừa kế không phân định rõ
từng phần người thừa kế được hưởng đối với chủ sở hữu quyền tác giả của tác phẩm
thì sẽ được hưởng quyền tài sản và quyền công bố tác phẩm hoặc cho phép người
khác công bố tác phẩm14.

11

Điều 37 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, sđ bs 2009
Điều 38 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, sđ bs 2009
13
Điều 39 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, sđ bs 2009
14
Điều 40 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, sđ bs 2009
12

GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Tuyền

13


SVTH: Đào Thị Thanh Tâm - 5075141


Luận văn: Internet và vấn đề bảo vệ quyền tác giả đối với tác phẩm văn học
* Trường hợp chủ sở hữu quyền tác giả là người được chuyển giao quyền: Cá
nhân, tổ chức được các chủ sở hữu quyền tác giả chuyển giao một số, hoặc toàn bộ
quyền tài sản và quyền công bố tác phẩm hay cho phép người khác công bố tác phẩm
thông qua thỏa thuận hợp đồng là chủ sở hữu các quyền được chuyển giao15.
* Nhà nước: Đối với tác phẩm khuyết danh, những tác phẩm mà trong thời
gian bảo hộ mà chủ sở hữu quyền tác giả hoặc tác giả chết, không còn người thừa kế,
người thừa kế từ chối nhận di sản hoặc không được quyền hưởng di sản hay tác phẩm
được chủ sở hữu quyền tác giả chuyển giao quyền sở hữu cho nhà nước thì nhà nước
là chủ sở hữu quyền tác giả của tác phẩm đó16.
** Về mặt khách thể:
Đối tượng được bảo hộ bởi quyền tác giả chính là khách thể của quyền tác giả.
Trong trường hợp này khách thể của quyền tác giả chính là tác phẩm. Một tác phẩm
trở thành khách thể của quyền tác giả phải là tác phẩm gốc. Có nghĩa là tác phẩm
được hình thành trực tiếp từ thành quả lao động của tác giả, không phải là từ tác phẩm
sao chép từ tác phẩm đã có. Bởi những tác phẩm sao chép có thể bị xâm phạm về nội
dung, xu hướng trong tác phẩm… làm mất đi tính đặc trưng của tác giả trực tiếp sáng
tạo ra tác phẩm đó. Có thể nói nét riêng cũng như phong cách của từng tác giả được
thể hiện rõ ràng qua tác phẩm gốc của họ, chính vì vậy bảo hộ tác phẩm gốc chính là
bảo hộ nét riêng, phong cách sáng tạo riêng của tác giả.
Về nguyên tắc nhà nước bảo hộ tác phẩm không phân biệt nội dung hay hình
thức thể hiện cũng như ngôn ngữ thể hiện. Không có sự phân biệt về chất lượng, giá
trị sử dụng hay mục đích. Đây là điểm khác giữa bảo hộ quyền tác giả đối với tác
phẩm văn học với bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ trong sở hữu công nghiệp, bảo hộ đối
với giống cây trồng.
Giá trị hay ý nghĩa văn học trong một tác phẩm phụ thuộc vào ý nghĩ chủ quan

của mỗi người, có người xem tác phẩm này hay, ý nghĩa nhưng một số khác lại không
đồng tình. Ngoài ra còn phụ thuộc vào thời gian tiếp nhận tác phẩm, số lần đọc hay
tâm trạng của người đọc. Những người khác nhau sẽ có sự tiếp nhận rất khác nhau đối
với tác phẩm văn học đó, không thể lấy giá trị của người này áp đặt lên tác phẩm, làm
tiêu chuẩn đánh giá để bảo hộ tác phẩm. Mục đích sử dụng của tác phẩm phụ thuộc
vào chính tác giả cũng như cá nhân người sử dụng tác phẩm đó quyết định, lựa chọn.
15
16

Điều 41 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, sđ bs 2009
Điều 42 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, sđ bs 2009

GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Tuyền

14

SVTH: Đào Thị Thanh Tâm - 5075141


Luận văn: Internet và vấn đề bảo vệ quyền tác giả đối với tác phẩm văn học
Một tác phẩm có thể có một hay nhiều mục đích sử dụng khác nhau. Đôi khi chính tác
giả lại không thể kiểm soát được mục đích sử dụng của tác phẩm của chính mình. Ví
dụ: như một người sử dụng tác phẩm của tác giả B nhằm hoàn thiện hơn bài luận của
mình trong khi tác giả B sáng tác ra tác phẩm chỉ nhằm mục đích chia sẻ cảm nhận
cá nhân…
1.2.1.4. Giới hạn quyền tác giả:
Quyền tác giả có thể bị giới hạn bởi thời gian theo quy định của luật từng nước
cụ thể. Ngoài ra còn có thể bị giới hạn bởi một vài nhân tố khác trong đó có giới hạn
bởi không gian: Một tác phẩm có thể được bảo hộ ở nước này nhưng qua nước khác
do không đáp ứng được những yêu cầu mà pháp luật nước đó quy định nên không

được bảo hộ. Mặt khác quyền tác giả còn có thể bị giới hạn bởi phạm vi trong một
quốc gia. Có nghĩa là quyền tác giả chỉ có hiệu lực pháp luật trong quốc gia quy định
về quyền tác giả.
1.2.2. Nội dung quyền tác giả đối với tác phẩm văn học:
Để hiểu hơn về quyền của tác giả đối với tác phẩm văn học người viết đưa ra
những khái niệm cơ bản về tác phẩm văn học đồng thời phân loại các tác phẩm văn
học. Việc phân loại nhằm mục đích cho người đọc có cách nhìn tổng thể hơn về các
tác phẩm văn học trên Internet qua đó có thể hiểu hơn về nội dung những quyền của
tác giả đối với từng loại văn học trên Internet.
1.2.2.1. Khái niệm tác phẩm văn học:
Tác phẩm văn học bao gồm: tiểu thuyết, truyện ngắn, thơ, và các loại văn viết
khác bất kể nội dung là gì (hư cấu hay không hư cấu), độ dài, mục đích (giải trí, giáo
dục, thông tin, quảng cáo, truyền hình…), hình thức (viết tay, đánh máy, in, sách, tờ
rơi, báo, tạp chí), được xuất bản hay không xuất bản.17
Đặc trưng của tác phẩm văn học là cách thể hiện. Tác phẩm thuộc thể loại này
được thể hiện bằng chứ viết (viết tay hoặc đánh máy) hoặc ở dạng kí tự khác là kí tự
thay thế cho chữ viết: ví dụ như chữ nổi, kí tự tốc kí, các loại kí hiệu tương tự khác.
Tuy nhiên các loại kí hiệu khác này cũng phải có khả năng chuyển hóa thành chữ viết,
hoặc có thể hiểu và tiếp cận được, có thể sao chép được dưới các hình thức khác nhau.
1.2.2.2. Phân loại tác phẩm văn học:
Người viết phân loại theo cách thức hình thành tác phẩm và hiện trạng đối với
tác phẩm khi đưa lên Internet. Theo cách người viết phân loại thì hiện nay có hai dòng
17

Cẩm nang Sở hữu trí tuệ: chính sách, pháp luật và áp dụng, Tổ chức WIPO, 2001, tr 43

GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Tuyền

15


SVTH: Đào Thị Thanh Tâm - 5075141


Luận văn: Internet và vấn đề bảo vệ quyền tác giả đối với tác phẩm văn học
văn học: dòng văn học truyền thống được đưa lên mạng Internet và dòng văn học
mạng.
** Văn học truyền thống:
Những tác phẩm văn học truyền thống là những tác phẩm được xuất bản thành
sách,báo… đến tay người đọc thông qua kênh xuất bản. Những tác phẩm này sau khi
xuất bản thành sách hay bài báo… có thể được đánh máy lại đưa lên Internet. Hoặc
những tác phẩm được tác giả sáng tác hoàn thiện sau đó tác giả, chủ sở hữu quyền tác
giả đã xuất bản và phát hành trên Internet. Đối với những tác phẩm này tác giả là
người làm chủ tác phẩm của mình từ ý tưởng, cách thể hiện đến nội dung của tác
phẩm. Hoàn toàn không có sự tham gia sáng tạo từ bên ngoài, nói cách khác là không
có được sự tương tác giữa tác giả và độc giả.
** Văn học mạng:
Văn học mạng là đề cập đến cả quá trình từ sáng tác trên mạng, được khẳng
định, đón đọc, sửa chửa cho đến xuất bản trên mạng18. Có nhiều người cho rằng văn
học mạng chính là những tác phẩm văn học đã được xuất bản sau đó đưa lên Internet,
cách hiểu này là không đúng. Bởi đó chỉ là văn học được đưa lên mạng, văn học mạng
phần quan trọng nhất chính là khi tác phẩm chưa hoàn chỉnh được đưa ra có sự tham
gia đóng góp ý kiến của chính người đọc, các độc giả; đôi khi từ những ý kiến, sự
sáng tạo của độc giả ấy có thể làm thay đổi cả kết cấu về nội dung của tác phẩm. Đây
chính là sự tương tác giữa tác giả và độc giả.
1.2.2.3. Quyền tác giả đối với tác phẩm văn học:
** Quyền nhân thân:
Theo Luật Sở hữu trí tuệ 2005, sửa đổi bổ sung 2009 thì quyền được công bố
tác phẩm hay cho phép người khác công bố tác phẩm của tác giả tác phẩm văn học
được bảo hộ suốt đời tác giả và năm mươi năm sau khi tác giả chết nếu trường hợp
đồng tác giả thì quyền này được bảo hộ tới năm mươi năm sau khi tác giả cuối cùng

chết19. Riêng quyền đặt tên cho tác phẩm, quyền đứng tên hay bút danh, được nêu tên
thật hoặc bút danh khi tác phẩm được công bố, sử dụng, quyền được bảo bảo toàn tác
phẩm không bị cắt xén, sửa chữa tác phẩm… 20 thì được bảo hộ vô thời hạn.
18

Thể thao và Văn hóa, Chính độc giả khai sinh ra Văn học mạng, Đông Kinh
/>19
Điêu 27 khoản 2 điểm b Luật Sở hữu trí tuệ 2005, sđ bs 2009
20
Điều 27 khoản 1 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, sđ bs 2009

GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Tuyền

16

SVTH: Đào Thị Thanh Tâm - 5075141


Luận văn: Internet và vấn đề bảo vệ quyền tác giả đối với tác phẩm văn học
Đối với tác giả tác phẩm văn học truyền thống được đưa lên Internet thì vấn đề
bảo vệ những tác phẩm văn học có thể dễ dàng xác định quyền cũng như dễ dàng xác
định chủ thể quyền tác giả. Chỉ cần tên một tác phẩm hay tên một tác giả của tác
phẩm được đưa lên Internet người đọc cũng như những người có quyền lợi liên quan
có thể xác định ngay tên tác giả và nhà xuất bản tác phẩm đó và liên hệ khi có hành vi
xâm phạm bản quyền xãy ra. Đối với tác phẩm văn học mạng để bảo vệ quyền nhân
thân của họ trở nên khó hơn do vấn đề những tác giả này thường nổi trên mạng–môi
trường ảo và họ thường không cung cấp thông tin chính xác. Ngoài ra những tác phẩm
văn học mạng là những tác phẩm dễ bị cắt xén, xuyên tạc và mạo danh làm mất uy tín,
danh dự của tác giả nên vấn đề bảo vệ quyền nhân thân của tác giả tác phẩm văn học
mạng là vấn đề cần được quan tâm đúng mực.

** Quyền tài sản:
Tất cả quyền tài sản của tác giả tác phẩm văn học đều được bảo hộ suốt đời tác
giả và năm mươi năm sau khi tác giả chết nếu trường hợp đồng tác giả thì tương tự
như quyền công bố tác phẩm hay cho phép người khác công bố tác phẩm quy định tại
quyền nhân thân của tác giả21. Có thể nói quá trình từ lúc hình thành ý tưởng đến khi
một tác phẩm văn học đến tay người đọc tác giả cũng như chủ sở hữu quyền tác giả đã
tốn không ít công sức và tiền của nên quyền tài sản là một phần đền đáp công sức và
kích thích sự sáng tạo của tác giả. Đối với những tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả thì
vấn đề quyền tài sản có vẻ như không được xem trọng, nó chỉ là vấn đề khi tác giả
hay chủ sở hữu quyền tác giả được độc giả nồng nhiệt đón nhận tác phẩm và được
xuất bản thành bản in.
Tác phẩm văn học là tác phẩm mang đậm tính dân tộc, truyền thống và thể
hiện sự phát triển của một đất nước. Chính vì thế nhuận bút chính là phần thưởng
xứng đáng cho nỗ lực của tác giả, giúp tác giả dành hết thời gian và sự quan tâm của
bản thân đến những tác phẩm văn học có giá trị. Việc bảo vệ quyền tài sản của tác giả
cũng cần tương xứng với bảo đảm quyền lợi của chủ sở hữu quyền tác giả, các nhà
xuất bản vì vấn đề phổ biến tác phẩm, bảo vệ bản quyền tác phẩm một phần phụ thuộc
vào sự tích cực từ phía chủ sở hữu quyền tác giả hay nhà xuất bản. Mặc khác bảo vệ
quyền tài sản của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả còn phải hài hòa với lợi ích chung,
lợi ích của toàn xã hội.
21

Điêu 27 khoản 2 điểm b Luật Sở hữu trí tuệ 2005, sđ bs 2009

GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Tuyền

17

SVTH: Đào Thị Thanh Tâm - 5075141



Luận văn: Internet và vấn đề bảo vệ quyền tác giả đối với tác phẩm văn học
1.3. Internet và bảo vệ quyền tác giả đối với tác phẩm văn học trên Internet
1.3.1. Khái quát chung về Internet:
1.3.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển Internet:
* Trên thế giới:
Năm 1962, J.C.R Licklider cho ra đời ý tưởng đầu tiên về mạng kết nối các
máy tính với nhau. Tuy nhiên, phải đến năm 1969, mạng này mới được đưa vào hoạt
động và là tiền thân của Internet. Có thể nói tiền thân của Internet ngày nay là mạng
ARPANET. Cơ quan quản lý dự án nghiên cứu phát triển ARPA thuộc bộ quốc
phòng Mỹ liên kết 4 địa điểm đầu tiên vào tháng 7 năm 1969 bao gồm: Viện nghiên
cứu Stanford, Đại học California, Los Angeles, Đại học Utah và Đại học California,
Santa Barbara. Đó chính là mạng liên khu vực (Wide Area Network - WAN) đầu tiên
được xây dựng22. Đến năm 1982, bộ giao thức TCP/IP (Transmission Control
Protocol) được thành lập, đây được coi như một chuẩn mực đối với ngành quân sự
Mỹ và tát cả máy tính nối với ARPANET đều phải sử dụng chuẩn mới này. Giao thức
này giúp cho các máy có thể dễ dàng nối kết thông tin truyền thông với nhau và cũng
chính là giao thức chuẩn trên Internet. Năm 1983, ARPANET sử dụng bộ giao thức
TCP/IP, sau đó tổ chức Khoa học Quốc gia Mỹ ( National Scinece Founddation –
NSF) tài trợ xây dựng NSFNET thay thế cho ARPANET.
Thời kì bùng nổ của Internet là vào năm 1986 khi NSFNET liên kết hơn 60
(sáu mươi) trường đại học ở Mỹ và ba trường đại học ở Châu Âu. Điểm đặc biệt của
mạng NSFNET là cho phép mọi người cùng lúc sử dụng. Năm 1990, với tư cách là
một dự án, ARPANET dừng hoạt động nhưng mạng do NSF và ARPANET tạo ra đã
được sử dụng vào mục đích dân dụng, đó chính là tiền thân của mạng Internet ngày
nay. Một số hãng lớn bắt đầu tổ chức kinh doanh trên mạng. Đến lúc này đối tượng sử
dụng Internet chủ yếu là những nhà nghiên cứu và dịch vụ phổ biến nhất là E-mail
(thư điện tử). Internet trở thành một phương tiện đại chúng. Đến năm 1991, tại Trung
tâm Nghiên cứu nguyên tử Châu Âu (CERN), Tim Berners – Lee đã phát minh và
triển khai thành công dịch vụ World Wide Web (www). Có thể nói đây là cuộc cách

mạng vĩ đại và là bước ngoặt quan trọng trên Internet. Vì người dùng có thể truy cập,
trao đổi thông tin một cách dễ dàng. Đây là điểm thu hút nhiều người sử dụng Internet
trên toàn cầu. Nhưng Internet chỉ được biết đến với khái niệm là mạng thông tin toàn
cầu một cách chính thức vào năm 1993 khi NSF lập InterNIC cung cấp nhiều dịch vụ.
22

Bách khoa toàn thư mở, Internet, />
GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Tuyền

18

SVTH: Đào Thị Thanh Tâm - 5075141


Luận văn: Internet và vấn đề bảo vệ quyền tác giả đối với tác phẩm văn học
Ngày nay, Internet thực sự là mạng máy tính toàn cầu cho phép mỗi người sử
dụng tự tìm thấy những dịch vụ cần thiết cho mình và hầu như đáp ứng mọi nhu cầu
của người sự dụng và có thể trung thực nói rằng, Internet đã trở thành một phần
không thể thiếu trong cuộc sống công việc của không ít người. Trở thành dịch vụ
được sử dụng nhiều nhất và luôn có nhu cầu cần cải tiến. Từ những mạng dây chằn
chịt đến mạng không dây, mạng LAN, mạng Wi-Fi ra đời - công nghệ kết nối cục bộ
không dây đã đươc chuẩn hóa. Đến mạng Internet trên điện thoại di động, hệ thống
GPRS, 3G và tiếp đây là 4G… đang ngày càng thu hút đông đảo người sử dụng
Internet.
* Ở Việt Nam:
Dịch vụ Internet ở Việt Nam được Nhà nước cho phép thực hiện từ ngày
5/3/1997. Nhưng phải đến 19/11/1997, cánh cổng mở ra với thế giới mới chính thức
khai trương, sau tám tháng chuẩn bị. Cùng với việc mở cửa, Ban điều phối quốc gia
về Internet Việt Nam cũng được thành lập năm 1997 nhằm giúp Thủ tướng trong việc
chỉ đạo hoạt động phối hợp giữa các cơ quan hữu quan. Với Nghị định số

21/1997/NĐ-CP ra đời tạo lập cơ sở hành lang pháp lý tạm thời cho các hoạt động
Internet Việt Nam ở thời điểm hiện tại. Sau ba năm phát triển, mạng lưới hạ tầng
mạng đã kết nối đến 61/61 tỉnh thành trên toàn quốc, người dân đều có thể truy nhập
Internet qua mạng điện thoại công cộng tại địa phương. Trong thời kỳ này, các dịch
vụ cung cấp cho người tiêu dùng chủ yếu là dịch vụ kết nối Internet.
Cùng với sự phát triển không ngừng của Internet, Nghị định số 21/1997/NĐCP đã không còn phù hợp với yêu cầu phát triển mới, Nghị định 55/2001/NĐCP về
quản lý, cung cấp và khai thác sử dụng Internet đã được ban hành thay thế cho Nghị
định 21/1997/NĐ-CP. Đến năm 2000, Việt Nam có một nhà cung cấp dịch vụ truy
cập mạng, 5 nhà cung cấp dịch vụ Internet, 14 nhà cung cấp nội dung thông tin, 9
mạng dịch vụ Internet dùng riêng. Ba năm sau đó, cả nước có trên 85.000 người sử
dụng (tương đương 1 người dùng/1.000 dân) với khoảng 700.000 máy tính cá nhân (1
máy/100 dân) và cứ 10 PC thì có một máy kết nối Internet. Có các báo điện tử như
Báo Nhân Dân (cả phiên bản tiếng Việt và tiếng Anh), tạp chí Quê Hương, Vietnam
News, Thời báo kinh tế VN. Bắt đầu vào tháng 5/2003, dịch vụ truy nhập Internet tốc
độ cao ADSL được cung cấp và luôn trong tình trạng cung không đủ cầu. Cho đến
tháng 5/2005, hạ tầng kết nối Internet Việt Nam với quốc tế đã phát triển đa hướng.
Băng thông quốc tế đạt bình quân 0,95Kbps/thuê bao. Hướng đi quốc tế lên đến mười
GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Tuyền

19

SVTH: Đào Thị Thanh Tâm - 5075141


Luận văn: Internet và vấn đề bảo vệ quyền tác giả đối với tác phẩm văn học
hai hướng qua các tám vùng quốc gia có lưu lượng trao đổi Internet lớn gồm: Mỹ,
Nhật bản, Hàn quốc, Singapore, Trung quốc, Hồng Kông, Đài loan, Malaysia 23.
Đến ngày 28 tháng 8 năm 2008 Chính phủ ban hành Nghị định 97/2008/NĐCP quy định về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin điện tử trên
Internet thay thế Nghị định 55/2001/NĐ-CP tạo môi trường pháp lý tương đối đầy đủ
cho sự phát triển của Internet tại Việt Nam. Các công nghệ từ Internet đường truyển

tốc độ cao ADSL đến cáp quang, Internet không dây (wi-fi) đến công nghệ mạng trên
di dộng 3G… đã thu hút đông đảo người sử dụng Internet với giá thành tương đối phù
hợp với mọi thành phần. Riêng năm 2010, lĩnh vực Internet của Việt Nam đã có
những dấu mốc lớn. Ngày 9/10/2010, Hiệp hội Internet Việt Nam đã chính thức được
thành lập, góp phần nâng cao tỷ lệ người sử dụng Internet, phấn đấu đạt mục tiêu 5060% số hộ gia đình và cá nhân có Internet băng rộng, tăng cường đẩy mạnh việc đưa
ứng dụng Internet vào đời sống xã hội, đặc biệt tập trung cho các lĩnh vực: giáo dục, y
tế… Cũng trong năm 2010, thêm một dấu mốc quan trọng đối với Internet Việt Nam,
ngày 1 tháng 12 hàng năm đã được chọn là ngày kỷ niệm Internet Việt Nam chính
thức hoà vào mạng Internet toàn cầu24. Có thể nói Internet ngày càng phát triển nhanh
chóng về chất lượng và cả số lượng người sử dụng tại Việt Nam.
1.3.1.2. Khái quát về Internet và khái niệm liên quan
* Khái quát về Internet:
Trong luật hầu như không có định nghĩa về Internet mà chỉ có thể hiểu Internet
là hệ thống thông tin toàn cầu sử dụng giao thức Internet (Internet Protocol - IP) và tài
nguyên Internet để cung cấp các dịch vụ và ứng dụng khác nhau cho người sử dụng25.
Trong công nghệ thông tin thì có thể hiểu như sau: Internet là Inter + net. Trong đó
Inter nghĩa là International (quốc tế) và net là mạng nhện. Từ đó ta có thể hiểu
Internet nghĩa là mạng quốc tế. Hay chính xác hơn là mạng của các mạng, tức là bao
gồm các mạng kết nối với nhau. Mạng Internet là mạng chung không có một tổ chưc
tối cao nào quản lí mà chỉ có một tổ chức đứng ra điều phối hoạt động là Hiệp hội
Internet IOSC. Mỗi phần nhỏ của mạng do các tổ chức khác nhau của từng khu vực

23

Tác giả Nguyễn Lê Thúy, Lê Nam Trung, Báo cáo toàn cảnh Internet Việt Nam năm 2005, tr2
Website VNPT, Chặng đường 13 năm phát triển Internet tại Việt Nam
/>25
Điều 3 khoản 1, Nghị định 97/2008/NĐ-CP quy định về quản lí, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông
tin điện tử trên Internet
24


GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Tuyền

20

SVTH: Đào Thị Thanh Tâm - 5075141


Luận văn: Internet và vấn đề bảo vệ quyền tác giả đối với tác phẩm văn học
quản lí. Không ai hay một thực thể cố định cũng như trung tâm mạng nào có quyền
điểu khiển. Mỗi mạng liên kết với nhau tạo ra mạng toàn cầu.
Về bản chất, Internet là công nghệ thông tin liên lạc mới, là một phương tiện
cần thiết như điện thoại hay tivi, nhưng ở một mức độ bao quát hơn nhiều. Chẳng hạn,
điện thoại chỉ cho phép bạn trao đổi thông tin qua âm thanh, giọng nói (bỏ qua công
nghệ 3G hiện nay). Với tivi thì thông tin bạn nhận được sẽ trực quan hơn. Còn
Internet lại hơi khác. Nó đưa bạn vào một thế giới có tầm nhìn rộng hơn và bạn có thể
làm mọi thứ: viết thư, đọc báo, xem bản tin, giải trí, tra cứu và thậm chí còn có thể
bàn công việc làm ăn hay trực tiếp mua bán.
Internet từ khi mới xuất hiện cho đến nay đã nhanh chóng trở thành công cụ
hữu ích trong việc trao đổi thông tin và liên lạc. Hằng ngày có hàng trăm thậm chí
hàng ngàn người gia nhập vào hệ thống mạng thông tin này. Các thông tin trao đổi
thông qua Internet cũng ngày càng nhiều và đa dạng: từ những thông tin đơn giản
hình thành trên những bài báo, trang điện tử, đến xem truyền hình trực tuyến, thậm
chí bạn có thể đọc được một quyền sách hay sáng tác và trao đổi với độc giả một cách
nhanh chóng và ít tốn kém nhất.
Chính vì sự phát triển ngày càng nhiều và đa dạng các hình thức tiếp cận thông
tin từ những dòng kí tự đơn giản đến sự xuất hiện của website cho phép tiếp cận thông
tin thông qua truy tìm theo chế độ đồ họa. Chính sự xuất hiện này của website và sự
bao trùm rộng lớn của nó đã khiến cho một ấn phẩm không thể xuất bản nay trở thành
ấn phẩm mang tính toàn cầu hay nói cách khác trên website các thông tin của bạn sẽ

được thế giới biết đến, vì vậy mà hiện tượng sao chép và vi phạm bản quyền ngày
càng nhiều dẫn đến tổn thất về tinh thần cũng như tài chính của chính tác giả hay chủ
sở hữu quyền tác giả. Mặt khác cũng ảnh hưởng đến người sử dụng Internet bởi họ
phải tiếp cận thông tin không phải bao giờ cũng chính xác, kém chất lượng và dẫn đến
tình trạng mất khả năng chọn lọc thông tin phù hợp. Về lâu dài có thể họ sẽ không thể
tiếp cận thông tin một cách đầy đủ và chính xác cũng như không có thông tin để tiếp
nhận do tác giả hay chủ sỡ hữu thông tin e ngại sự vi phạm bản quyền mà không
thông tin ra ngoài, chỉ giữ riêng cho bản thân.
* Lưu trữ thông tin:
Lưu trữ thông tin là nhu cầu có từ tất yếu từ khi xuất hiện từ lâu. Ban đầu
những thông tin được viết và lưu lại trên các thanh gỗ, khi giấy xuất hiện thì được lưu
lại bằng những dòng trên giấy. Những thông tin sau khi được lưu trữ lại đều không

GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Tuyền

21

SVTH: Đào Thị Thanh Tâm - 5075141


×