Tải bản đầy đủ (.docx) (21 trang)

Nhân vật trong tác phẩm văn học thường thể hiện quan niệm nghệ thuật, lý tưởng thẩm mĩ của nhà văn ” trình bày ý kiến của anh chị thông bao hình tượng robinson crusoe trong tác phẩm cùng tên robinson crusoe của daniel defoe

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (208.99 KB, 21 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI
KHOA NGỮ VĂN

Học phần: Các thể loại và tác giả tiêu biểu
Văn học Tây Âu – Mỹ
Giảng viên: PGS.TS Nguyễn Linh Chi
Đề bài: “Nhân vật trong tác phẩm văn học thường thể hiện quan niệm
nghệ thuật, lý tưởng thẩm mĩ của nhà văn.” Trình bày ý kiến của anh chị thông
bao hình tượng Robinson Crusoe trong tác phẩm cùng tên Robinson Crusoe của
Daniel Defoe.


MỤC LỤC


A: TÌM HIỂU CHUNG
I. TÁC GIẢ DANIEL DEFOE.
1: Tiểu sử:
Daniel Defoe (1660 – 1731) là một nhà văn, nhà báo, học giả kinh tế
người Anh, tác iả của cuốn tiểu thuyết nổi tiếng Robinson Crusoe. Ông là người
đầu tiên đưa thể loại truyện phiêu lưu trở nên phổ biến ở Anh.
Daniel Defoe sinh ở London trong một gia đình khá giả theo Thanh giáo.
Cha ông là Jame Foe, từng kinh doanh sản xuất nến và bán thịt. Năm 1703,
Daniel đổi tên họ Foe, thêm dấu hiệu quý tộc Pháp vào thành Defoe. Lúc nhỏ,
ông được gia đình định hướng trở thành mục sư và được gửi đi học ở trường
dòng Xtôcơ Niuuynhston. Đây là trường học của những người theo phái li khai
không thừa nhận giáo lý của Hội giáo chính thống ở Anh. Nhưng ông bỏ trường
học theo nghề kinh doanh. Ông đã đi nhiều nước như Pháp, Bồ Đào Nha, Tây
Ban Nha, Italia, Đức. Năm 1683 ông trở về nước mở cửa hiệu tạp hoá, gia nhập
vào cuộc cạnh tranh trên thương trường với các mặt hàng buôn bán vải vóc, mũ
áo, rượu vang… và nếm trải nhiều thăng trầm trên lĩnh vực này. Sau đó lấy vợ


và tiếp tục kinh doanh cho đến khi về già. Đương thời ông tham gia vào nhiều
đảng phái chính trị khác nhau vì sự công bằng và tiến bộ, đặc biệt ông tích cực
ủng hộ các đường lối, chính sách của vua Uyliam Orengio (lên ngôi từ 1689).
Đến năm 1703 ông bị bắt, bị kết án, bị đưa ra đài bêu trước công chúng và bị
giam hơn nửa năm trong ngục.
Về cuối đời ông sống trong cảnh túng thiếu, bệnh tật và qua đời tại vùng
Morphin vào năm 1731.

2: Sự nghiệp:
Daniel Defoe là một nhà văn, nhà báo, tác giả tiêu biểu của nền văn học
Anh thế kỉ XVIII.
- 1701: Defoe sáng tác bài thơ trứ danh của đời mình: “Người Anh đích thực”.
Bài thơ này nổi tiếng đến mức mà mãi mãi thời gian dài sau này , nhiều nhà đấu
tranh quyền bình đẳng của các sắc tộc vẫn luôn trích dẫn.
- 1702: Defoe viết thiên luận văn chính trị nổi tiếng nhất: “Con đường ngắn nhất
dành cho những kẻ li khai”.
- 1703: Ông viết áng văn “Tụng ca dài biêu”.
- 1751: Ông cho in tác phẩm “Kiến thức gia đình”. Đây là tác phẩm mang tính
giáo dục nổi tiếng và được đón đọc rộng rãi nhất.
- 1719: Defoe sáng tác tiểu thuyết “Robinson Crusoe”. Cuốn tiểu thuyết nổi tiếng
mang tính giáo dục , rèn luyện ý chí, nghị lực, trí tuệ, đạo đức cho mọi tầng lớp


thanh niên ở Anh. Với cuốn tiểu thuyết này, Daniel Defoe được coi là cha đẻ
của tiểu thuyết Anh.
- 1722: Defoe in cuốn “Moll Flanders” và “Đại tá Jack”.
- 1724: Defoe sáng tác cuốn tiểu thuyết cuối cùng: “Ả Roxara”.
Daniel Defoe đã để lại một kho tàng tác phẩm khổng lồ, trong đó có những
tiểu thuyết nổi tiếng. Tiểu thuyết của Defoe đã được coi là tiểu thuyết mở đầu
cho các tác phẩm tiểu thuyết sau này của nước Anh.


3: Quan niệm sáng tác:
Hoàn cảnh sống đã ảnh hưởng đến quan điểm của ông và để lại dấu vết
trong sáng tác văn học.Có thể nói sinh ra trong một hoàn cảnh một xã hội như
thế với những thay đổi và biến động lớn về chính trị - xã hội, điều này đã thúc
đẩy nhà văn không bao giờ được ngừng nghỉ.
Defoe với những tác phẩm của mình ông đã nêu lên những quan điểm
thái độ về một xã hội phi lý. Tuy ông không gần gũi với nông dân nhưng ông
hiểu rõ cuộc sống khổ cực nghèo đói của nông dân, ông thông cảm cho những
nguyện vọng của họ.
Defoe không những chống nhà nước phong kiến chuyên chế và tôn giáo
mà còn chống chế độ tư hữu, xem đó là nguồn gốc của sự bất bình đẳng, ông
muốn xây dựng một xã hội mà trong đó mọi người đều có nghĩa vụ lao động. Ý
tưởng đó sau này được ông xây dựng bằng hình tượng nhân vật Robinson. Mặc
dù ông cũng là người đại diện cho giai cấp tư sản, nhưng tính chất tư sản trong
ông được mờ nhạt đi mà thay vào đó ông ngã về phía những người dân lao
động, Defoe đã thể hiện một tinh thần dũng cảm, một ý chí chiến đấu, điều này
đồng nghĩa với phản ánh tư tưởng và tính chất của nhân dân Anh lúc bấy giờ,
đặc biệt là của tầng lớp dưới trong xã hội, của dân nghèo nông thôn và thành thị
muốn đứng dậy đấu tranh chống áp bức.
Tóm lại với những cải cách của mình Defoe muốn dùng ngòi bút của
mình đánh thẳng vào chế độ quân chủ chuyên chế, chuyên quyền và bạo ngược,
ngòi bút của ông đại diện cho tiếng nói của những người thống khổ, của giai cấp
tư sản Anh thế kỉ XVIII.


II. TÁC PHẨM ROBINSON.
1: Giới thiệu chung về tác phẩm:
1.1. Hoàn cảnh ra đời
Dưới sự kìm kẹp của giai cấp phong kiến và giáo hội các nước Tây u thế

kỷ 18 đã làm dấy lên một phong trào phản kháng mạnh mẽ nhằm đề cao lý trí,
dùng ánh sáng của lí trí để xua tan bóng tối, soi tỏ chân lí giải phóng tư tưởng
cho nhân dân, tạo điều kiện cho ánh sáng của lí trí soi rọi vào khắp các lĩnh vực
và trở thành công cụ sắc bén chống lại phong kiến, do đó xuất hiện thuật ngữ
“Ánh sáng”.
Thuật ngữ “Ánh sáng” ra đời thể hiện rõ mục đích cũng như vai trò tiến
bộ của giai cấp tư sản lúc bấy giờ. Bằng việc gợi ra sự tương phản giữa “ánh
sáng” và “bóng tối”, thuật ngữ này đã chỉ ra sứ mệnh lịch sử của giai cấp tư sản
so với giai cấp phong kiến già cỗi, lạc hậu. Có thể nói, thuật ngữ “Ánh sáng”
mang hàm nghĩa chống phong kiến và đại diện cho tầng lớp tư sản trong một
thời điểm nhất định.
Tiểu thuyết “Robinson Crusoe” là một trong những tác phẩm mở đầu của
phong trào văn học Ánh sáng Tây với sự kế thừa những giá trị tinh hoa của văn
học cổ điển và sự sáng tạo dựa trên đặc điểm lịch sử và văn học thời đại.
1.2. Nhan đề
Tác phẩm xoay quanh nhân vật Robinson Crusoe mà Defoe viết theo
chuyện có thật về một thủy thủ tên Alexander Selkirk (1676-1721). Alexander
Selkirk do đắm tàu, lạc trên hòn đảo hoang ngoài khơi Chile. Ngược lại với
Robinson Crusoe trong chuyện là người có nghị lực, dũng cảm, có sức mạnh và
khả năng lao động chiến thắng thiên nhiên. Năm 1709, Alexander Selkirk được
đoàn thám hiểm của Woodes Rogers cứu về, khi gần như đã trở thành dã nhân.

2. Một số nhận định về tác phẩm Robinson Crusoe
Trong cuốn “Văn học phương Tây” của NXB Giáo Dục, Phùng Văn Tửu
có viết “Robinson Crusoe là một tác phẩm có tác dụng giáo dục tốt, đặc biệt
đối với lứa tuổi thiếu niên. Tiểu thuyết này bồi dưỡng cho các em tinh thần yêu
lao động, kính trọng con người, rèn luyện cho các em ý chí quyết tâm hành
động, khắc phục khó khăn, kiên trì bền bỉ, dũng cảm tự lực và biết phát huy
sáng kiến”
Công trình nghiên cứu của Lê Nguyên Cẩn trong cuốn giáo trình “Văn

học phương Tây” cũng đã nhận định: “Nghị lực và niềm tin vào khả năng bất
tận của con người là cơ sở để tạo ra lòng dũng cảm và quyết tâm cao của nhân


vật Robinson. Anh trở thành con người tự mình và vì mình, tự mình tạo ra cuộc
sống hạnh phúc và no đủ”
“Robinson Crusoe (1719) là cuốn tiểu thuyết đầu tiên của Defoe. Sự
thành công vang dội của tác phẩm đã đưa ông vào hàng các nhà văn bất tử của
thế giới” -Lưu Đức Trung-

3: Tóm tắt
Robinson là người ưa hoạt động và ham thích phiêu lưu, say sưa đi đến
những miền đất lạ, bất chấp sóng to gió lớn và những nỗi hiểm nguy. Ngày 1
tháng 9 năm 1651 khi được 19 tuổi, Robinson xuống tàu tại hải cảng Hull của
Anh để cùng một người bạn sửa soạn đi London. Cuộc hành trình không trót lọt,
sóng to gió lớn khiến tàu bị đắm ở Yacmao. Tai họa ấy không làm Robinson
nhụt chí. Cha mẹ khóc lóc, bạn bè can ngăn không lay chuyển được quyết tâm
của Robinson tiếp tục thực hiện nhiều cuộc phiêu lưu khác. Khi đi buôn tại bờ
biển Guinea châu Phi, Robinson bị một tên cướp biển người Thổ Nhĩ Kỳ bắt
bán làm nô lệ. Trải qua nhiều gian nan, Robinson trốn thoát và chạy qua
Brasirila làm nghề trồng mía. Mộng hão hồ không dứt, đúng tám năm sau, vào
ngày 1 tháng 9 năm 1659 Robinson lại nghe bạn bè rủ rê xuống chiếc tàu có
trọng tải 120 tấn, có 6 khẩu đại bác và 14 người, đi châu Phi trong một chuyến
buôn bán đổi chác lớn. Không may, chuyến đi được chuẩn bị kỹ càng này lại kết
thúc trong bi thảm do tàu bị đắm. Xác tàu dạt vào gần bờ một đảo hoang.Xác
tàu dạt vào gần bờ một đảo hoang và chỉ một mình Robinson sống sót. Tại đây,
Robinson khắc trên một chiếc giá gỗ hình chữ thập ngày 30 tháng 9 năm 1659,
ngày anh lên bờ, và vớt vát từ xác tàu đắm gạo, lúa mạch, thịt dê, đường, súng,
búa rìu v.v. để bắt đầu cuộc sống cô độc. Robinson dựng lều, săn bắn kiếm ăn,
rồi dần dần trồng lúa mạch và ngô nuôi được dê lấy thịt, làm những nồi đất để

đựng nước, hạ được cây cổ thụ để đục thành một chiếc thuyền độc mộc.
Mười một năm sau đó, Robinson sống cô đơn và cực khổ trên đảo hoang,
chỉ làm bạn với chim muông cây cỏ, tự nhận mình là vua mà các thần dân là
một con vẹt, một con chó già và hai con mèo. Trong những năm này chàng dần
chấp nhận hiện thực và tìm cách thay đổi nó, và đã có các thành quả về chăn
nuôi, trồng trọt, chế biến thực phẩm, đóng thuyền.
Một lần nọ, vào năm thứ 18, Robinson phát hiện ra dấu chân người, và ở
góc Tây Nam của đảo có xương người cùng đống lửa cho thấy trên đảo không
hoàn toàn là hoang dã, có người ăn thịt người. Bây giờ Robinson buộc phải đối
mặt với những con người hoang dã đồng loại, rất có thể là kẻ thù của anh. Biết
mình thân cô thế cô, Robinson đã buộc phải giấu mình trong 5 năm tiếp theo
không để cho họ phát hiện, cho đến khi chàng nhìn tận mắt bọn người dã man
đang ăn thịt người. Đây là những kẻ ăn thịt người sống tại một nơi khác, có tục


lệ mang những người sống mà họ bắt được đến một nơi hẻo lánh trên đảo để
làm thịt. Một buổi sáng trong năm tiếp theo, Robinson thấy khoảng 30 thổ dân
đi trên các thuyền độc mộc đến đảo, nhảy múa quanh đống lửa và làm thịt một
người, người còn lại cũng sắp bị đem ra giết mổ. Nhân khi dây trói lỏng người
đó đã tìm cách tháo chạy, lại được Robinson dùng súng và đao xông vào đánh
cứu nên chàng trai đó đã trở thành nhân vật thứ hai trên đảo hoang. Robinson
đặt tên cho anh ta là Friday (tiếng Việt: Thứ Sáu), để kỷ niệm ngày anh ta được
cứu thoát.Friday là một thổ dân châu Phi khá thông minh, Robinson đã dạy anh
ta chút ít tiếng Anh và từ đó Robinson không còn sống cô độc nữa. Qua thời
gian ở với nhau, hai người đã trao đổi với nhau nhiều chuyện, đặc biệt là những
điều mà Friday biết về đất liền. Họ chuẩn bị kế hoạch rời đảo.
Khi chiếc thuyền sắp đóng xong, Robinson và Friday lại chứng kiến cảnh
20 thổ dân mang hai người lên đảo để làm tiệc. Họ đã xông vào tàn sát bọn thổ
dân và cứu hai người kia. Trong 2 người đó có một người da trắng là người Tây
Ban Nha sống sót sau một vụ đắm tàu, còn một người khác lại chính là cha của

Friday. Người Tây Ban Nha ấy được Robinson giao thuyền để anh ta đi tìm
những người bạn mất tích khác. Trong khi chờ đợi anh ta trở về, một chiếc tàu
của Anh lại ghé vào đảo. Thủy thủ trên tàu đang nổi loạn, Robinson giúp thuyền
trưởng đoạt lại tàu rồi họ, trong đó có cả Robinson và Friday, ra khơi, bỏ lại trên
đảo hai thổ dân và các thuỷ thủ phiến loạn. Về sau những người Tây Ban Nha
quay trở lại đảo, cùng sống hòa bình với người Anh và phát triển đảo trở nên trù
phú.Sau 28 năm, 2 tháng và 19 ngày sống trên đảo hoang, Robinson đã trở về
với thế giới loài người. Sau khoảng nhiều thời gian khá dài, Robinson học cách
thân thiện trở lại với thế giới ấy. Robinson lấy vợ và có ba đứa con, chấm dứt
khao khát phiêu lưu kỳ thú và gian truân, Robinson an phận với cuộc sống bình
thường không chút âu lo đến cuối đời.


B. CHỨNG MINH NHẬN ĐỊNH
I: Giải thích các thuật ngữ
1: Nhân vật văn học
Theo giáo trình Lí luận văn học tập 2 định nghĩa: “Nhân vật văn học là
khái niệm dùng để chỉ hình tượng các cá thể con người trong tác phẩm văn học
– cái đã được nhà văn nhận thức, tái tạo, thể hiện bằng các phương tiện riêng
của nghệ thuật ngôn từ” [1, 114]. Nhân vật là một trong những thành tố quan
trọng bậc nhất để cấu thành tác phẩm văn học. Nhân vật văn học có thể là người
hoặc một đối tượng trong một câu chuyện kể, mà qua đó tác giả gửi gắm tâm tư,
tình cảm, tư tưởng của mình.
2: Quan niệm nghệ thuật
Có nhiều định nghĩa về quan niệm nghệ thuật:
- PGS.TS Trần Đình Sử: “Là cách cắt nghĩa, lí giải hiện thực của người
nghệ sĩ”, là khái niệm về chủ thể, về hệ quy chiếu, thể hiện tầm hiểu biết, tầm
đánh giá, tầm trí tuê, tầm nhìn, tầm cảm.”
- Nhóm tác giả Từ điển thuật ngữ văn học: “Là hình thức bên trong của
sự chiếm lĩnh đời sống, là hệ quy chiếu ẩn chìm trong hình thức nghệ thuật, nó

gắn với các phạm trù phương pháp sáng tác, phong cách nghệ thuật và làm
thành thước đo của hình thức văn học và cơ sở tư duy nghệ thuật”
- Huỳnh Như Phương: “quan niệm nghệ thuật về thế giới và con người
thể hiện tầm nhìn của nhà văn và thể hiện chiều sâu triết lý của tác phẩm”,
“quan niệm nghệ thuật chi phối thế giới hình tượng – ngôn từ của tác phẩm và
hình thành cùng một lúc với thế giới đó”.
Như vậy, hiểu một cách khái quát nhất, quan niệm nghệ thuật là cái nhìn,
cách nhìn của nhà văn về con người, về hiện thực đời sống.
Cần phân biệt “quan niệm nghệ thuật” và “quan điểm sáng tác” bởi đây là
hai phạm trù không đồng nhất với nhau. Quan điểm là lập trường, là chính kiến,
là định hướng của nhà văn khi sáng tác: Viết cho ai? Viết để làm gì?... Còn quan
niệm nghệ thuật là cái nhìn, cách nhìn cuộc đời, con người được thể hiện trong
tác phẩm và hình thành cùng với quá trình sáng tạo của nhà văn. Người ta cho
rằng, có những nhà văn có thể có quan điểm sáng tác giống nhau, nhưng quan
niệm nghệ thuật – cái được thể hiện sống động trong hình tượng nghệ thuật của
tác phẩm, lại rất khác nhau.
Quan niệm nghệ thuật được thể hiện qua: mô hình nghệ thuật về thế giới
và con người; cách tổ chức nhân vật, sự kiện; cách giải quyết mâu thuẫn qua


điểm nhìn, cách nhìn, qua không gian và thời gian nghệ thuật,… Như vậy có
nghĩa là, hình tượng nhân vật – một trong những yếu tố quan trọng bậc nhất
trong sáng tạo nghệ thuật, sẽ mang chở quan niệm nghệ thuật của nhà văn.
3: Lí tưởng thẩm mỹ
Về khái niệm lí tưởng thẩm mĩ, chúng ta hãy bắt đầu bằng việc cắt nghĩa
từ “lí tưởng” để hiểu được khái niệm này.
“Lí tưởng” là từ dùng để chỉ mong muốn của con người về sự hoàn thiện
trong tương lai. Cụ thể hơn, nói đến lí tưởng là nói đến những cái mà hiện tại
chưa có, chưa tới, nhưng đó là những cái mà con người mong muốn hướng tới,
có được, đạt được trong tương lai. Theo Đào Duy Thanh: “Lý tưởng không chỉ

là ước mơ, là khát vọng; mà còn là niềm tin, ý chí và tri thức của con người có
ý nghĩa định hướng cho hoạt động nhận thức và thực tiễn làm cho hành động
của con người vươn tới một mục tiêu rõ rệt.”
Lí tưởng thẩm mĩ là hình ảnh về các giá trị thẩm mĩ mà con người ước
mơ, khát vọng, cho rằng cần phải có và sẽ có.
Lí tưởng thẩm mĩ phát hiện các phẩm chất của cái đẹp, nó biểu hiện cái
đẹp của tâm hồn con người, cái cao cả của tinh thần nhân dân, nhân loại – chính
hoạt động tinh thần của nhân dân, nhân loại là cái đã sáng tạo ra và khẳng định
lí tưởng thẩm mĩ.
Lí tưởng thẩm mĩ của nghệ sĩ thể hiện qua các yếu tố của tác phẩm như:
sự thể hiện các nhân vật chính diện, sự thể hiện cảm hứng chủ đạo; nhưng nhìn
chung cần phải xác định lí tưởng thẩm mĩ thông qua toàn bộ cơ cấu nghệ thuật
của một tác phẩm, toàn bộ thế giới nghệ thuật của một nghệ sĩ.

* Tiểu kết
Tóm lại, hiểu một cách ngắn gọn, quan niệm nghệ thuật là cách mà nhà
văn nhìn nhận, lí giải con người và đời sống, còn lí tưởng thẩm mĩ là cái đích
mà nhà văn mong muốn đến, muốn hướng tới. Ở những người nghệ sĩ chân
chính, tác phẩm của họ luôn thể hiện rõ quan niệm nghệ thuật và lí tưởng thẩm
mĩ – nghĩa là thể hiện rõ cách nhìn cuộc sống và mong muốn về một cuộc sống
ra sao. Chính những quan niệm về con người, về cuộc sống, cách nhìn nhận về
vẻ đẹp chuẩn mực, lí tưởng thẩm mĩ mà nhà văn gửi gắm thông qua tác phẩm
nói chung, hình tượng nhân vật trung tâm nói riêng.


II: Giải thích nhận định thông qua nhân vật Robinson
Crusoe
1: Quan niệm nghệ thuật, lý tưởng thẩm mỹ của nhà văn về con
người
1.1: Giới thiệu về Robinson Crusoe

- Năm sinh: 1632
- Nơi sinh: thành phố York
- Cha: là nhà buôn khá giả ở Hull sau đó chuyển đến York.
- Mẹ: con gái gia tộc Robinson, một gia đình được trọng vọng trong
nước.
- Có hai anh trai, trong đó có một người là trung tá một trung đoàn bộ
binh Anh ở Flanders.
- Giai cấp: Tư sản
- Nghề nghiệp: Thương nhân qua đường biển
Sinh ra trong một gia đình khá giả, danh gia vọng tộc ở Anh, tưởng chừng
như Robinson Crusoe sẽ có một cuộc sống êm ấm, nối nghiệp gia đình như cha
mẹ anh mong muốn. Nhưng cũng như suy nghĩ của anh “hệt như cha mẹ tôi
chẳng hay biết tôi sẽ thành ra sao” , Robinson rời gia đình, quyết định ra khơi
và khám phá những điều mới lạ.
Robinson sau bao năm bôn ba, đã trở thành một tư sản của nước Anh.
Nếu so sánh với các nhân vật trong dòng truyện mang bản chất phiêu lưu, nhân
vật Robinson đã thể hiện sự hiện đại hóa trong nhân vật. Ở sử thi Odixe, các anh
hùng phiêu lưu để khám phá, chiếm các vùng đất mới. Đến dòng tiểu thuyết
hiệp sĩ trung cổ, các hiệp sĩ phiêu lưu vì vinh thân. Donkiote thì phiêu lưu để
tìm ra chính bản thân mình và khi tìm ra được thì câu chuyện về Donkiote cũng
chấm dứt. Sau đó, hình tượng nhân vật Robinson là hình mẫu điển hình cho thời
đại Ánh sáng, và dòng tiểu thuyết hiện đại, khám phá, phiêu lưu để làm giàu cho
bản thân và cho xã hội.
1.2: Robinson Crusoe- Nhân vật mang quan niệm nghệ thuật và lí tưởng
thẩm mỹ của nhà văn
Theo “Giáo trình văn học phương Tây”: “Robinson không chỉ là nhân vật
mang đậm dấu ấn của tác giả Defoe mà còn là điển hình lí tưởng cho con người
thời đại Ánh sáng”. (tr.89).
a) Robinson Crusoe mang quan niệm nghệ thuật, lí tưởng thẩm mỹ
về đam mê, khát vọng phiêu lưu

Defoe sống trong thời kì của văn học Ánh sáng, nên trong hình tượng
nhân vật Robinson là hiện thân của những con người trong thời đại này. Họ luôn


luôn khát khao vượt qua những giới hạn, tầm hiểu biết của bản thân và đặc biệt
là khát vọng làm giàu của những người đang trưởng thành. Họ chấp nhận dấn
thân vào những chuyến phiêu lưu, tham gia vào các chuyến đi, bất chấp mọi khó
khăn, hiểm nguy để đạt được những mong muốn, khát vọng của mình.
Mở đầu tác phẩm, Robinson được giới thiệu là con của một gia đình trung
lưu Anh, cha mẹ làm kinh doanh. Robinson được gia đình hướng cho con đường
kinh doanh và một cuộc sống bình dị nhưng anh lại khát khao được ra khơi,
khám phá những vùng đất mới. Ở chuyến đi đầu tiên của cuộc đời mình,
Robinson đã suýt chết vì tàu bị đắm bão và anh đã thề rằng sẽ không bao giờ ra
khơi nữa. Nhưng anh đã quên khuấy lời thề ấy và tiếp tục ra khơi vì sự cám dỗ
của biển cả. Trong suốt cuộc đời mình, Robinson đã trải qua 5 cuộc hành trình,
anh đã đi đến rất nhiều vùng đất mới, khám phá, sống trên nhiều hoang đảo.
Cuộc hành trình xa nhất của Robinson là đi đến Ấn Độ và Trung Quốc. Sau mỗi
chuyến đi, Robinson mang về những món tiền lớn, làm giàu cho bản thân mình,
mở rộng các mối quan hệ kinh doanh. Bên cạnh đó, việc phiêu lưu đã khiến cho
anh mở rộng tầm mắt, khám phá ra những chân trời mới, những điều mới lạ
trong cuộc sống và làm giàu thêm vốn kinh nghiệm của bản thân.
Trong mỗi chuyến đi, Robinson lại đối mặt với những khó khăn, thử
thách, từ đắm tàu, bị bắt làm tù nhân đến khó khăn lớn nhất là khi anh phải sống
trên đảo hoang nhiều năm liền. Mỗi lần vượt qua một thử thách, nhân vật như
dần trưởng thành hơn, xem xét lại chính bản thân mình và mang về những
khoản kếch xù, làm giàu cho bản thân. Robinson là hình tượng nhân vật đặc
trưng, đại diện cho cả thời đại. Robinson ra biển, rồi trở về, tưởng chừng như
sau mỗi lần ra biển, đem về một khoản đủ cho anh sinh sống ở quê hương khiến
anh phải đắn đo xem đi tiếp hay quay về; nhưng rồi, anh lại tiếp tục đi, giăng
buồm ra khơi đi đến những vùng đất mới. Khát vọng của Robinson cũng là khát

vọng của Defoe và cũng là khát vọng của con người thời đại Ánh sáng. Họ luôn
khát khao chiếm lĩnh nhiều tri thức về cả tinh thần và vật chất, để làm giàu cho
bản thân và cho xã hội.
* Tiểu kết
Defoe đã mang quan niệm khát khao khám phá không chỉ là khám phá
những vùng đất mới, làm giàu cho bản thân mà còn là khám phá tri thức. Việc
Robinson đi đến khắp các vùng đất vừa là việc con người khám phá ra những
vùng đất mới, cũng là việc con người khám phá ra những tri thức mới. Robinson
dạy cho Thứ Sáu và con vẹt nói đã thể hiện mong ước truyền tri thức và tiếp
nhận tri thức của tác giả, qua đó thể hiện tinh thần của thời đại Ánh sáng, mang
tri thức, cải cách đến cho mọi người ở mọi nơi trên Trái đất. Qua đây đã thể hiện


lý tưởng thẩm mỹ của nhà văn là mong muốn con người luôn luôn có khát khao
khám phá, chinh phục tự nhiên, tri thức để làm giàu cho bản thân và cho xã hội.
b) Robinson Crusoe mang quan niệm nghệ thuật, lí tưởng thẩm mỹ
về trí tuệ con người
- Thứ nhật, Robinson Crusoe là người biết phán đoán, xử lí tình huống
một cách kịp thời.
Trong một lần ra khơi, Robinson không may mắn đã bị bắt đem về Sallee
làm nô lệ. Trong khoảng thời gian làm nô lệ tại đây, Robinson luôn tìm cách để
trốn thoát. Anh luôn quan sát, theo dõi và ghi nhớ thói quen của tên Moor và lập
kế hoạch cũng như chuẩn bị vật dụng để trốn thoát khi có cơ hội. Hay khi tàu bị
đắm, việc đầu tiên anh nghĩ đến là làm thế nào để mình sống. Anh nhặt nhạnh,
tìm kiếm những vật dụng còn sót lại trên thuyền. Anh quan sát, dự tính thủy
triều lên xuống để sắp xếp thời gian bơi ra thuyền lấy nông cụ và lúa gạo. Trên
đảo hoang, anh tự dựng cho mình chỗ ở, tìm kiếm nước ngọt, đồ ăn.
Khi những trái nho rừng Robinson tìm được bị thú hoang ăn và phá hoại,
anh đã tìm những sợi dây treo những chùm nho lên vừa để bảo quản, vừa để
chúng thành nho khô. Hay trong vụ mùa, anh đã rào khoảng đất, treo những con

chim ăn thóc lúa để bảo vệ vụ mùa của mình khỏi thú rừng và chim.
Sau khi đã có nhiều lương thực, Robinson đã là ra chảo, những chiếc vãi
để bảo quản lúa thóc của mình. Anh dùng đất sét và trải qua nhiều lần thử, anh
mới nặn được hai chiếc vại đủ lớn để đựng lúa gạo cùng những đồ nấu ăn khác
như nồi, chảo, bát,…
Không chỉ thu mình sống quanh nơi đã dựng nhà, Robinson còn khám
phá nọi vùng đất xung quanh đảo. Anh phát hiện ra chỗ của những người thổ
dân ăn thịt người và ít khi bén mảng tới. Khi có những con tàu đi ngang qua
đảo, anh nhìn vào ngọn cờ, hình dạng thuyền, trang phục thủy thủ để đoán xem
đó là tàu của nước nào. Nếu là tàu của Tây Ban Nha anh sẽ trốn đi, còn nếu là
tàu của Anh, anh sẽ ra cầu cứu sự giúp đỡ.
- Thứ hai, Robinson biết tính toán, dự phòng.
Trong Robinson Crusoe, tác giả Daniel Defoe đã vẽ nên một anh chàng
Robinson rất biết tính toán. Hình ảnh Robinson đã tượng trưng cho hình ảnh của
một nhà tư sản, tính toán chi li, cụ thể từng con số. Anh ghi nhớ từng ngày ra
khơi, ngày lên đảo, ngày rời khỏi đảo: “Ngày 1 tháng Chín năm 1651; suốt bảy
hay tám ngày; 30 tháng Chín năm 1659;…”. Hơn hết, anh còn có một cuốn sổ
nhật ký để ghi chép lại cuộc sống của mình khi sống trên đảo hoang. Bên cạnh


đó, Robinson luôn luôn đề ra những phương án dự phòng, đặt các câu hỏi “Nếu
… thì …?”
Khi sống trên đảo hoang, Robinson nuôi rất nhiều loài vật, trong đó có
một đàn dê. Khi phát hiện ra trên đảo có rất nhiều dê rừng, Robinson đầu tiên đã
bắt một con dê và thuần dưỡng chúng. Khi đó, anh có thể chủ động cung cấp
cho mình thịt dê, sữa dê và da dê làm quần áo. Bên cạnh việc chăn nuôi,
Robinson có một khoảng đất nhỏ để trồng lúa. Sau mỗi vụ mùa, anh luôn đề
dành ra một phần lúa gạo để cho vụ mùa sau. Anh ước lượng số lúa mì mình sẽ
phải trồng và sẽ phải dùng.
Và chính vì khi không biết phòng xa, Robinson đã tốn rất nhiều thời gian

để đẽo một con thuyền mà không thể hạ thủy được. Chính từ những sai lầm này
đã giúp cho Robinson có thêm kinh nghiệm, suy nghĩ kĩ hơn để phòng tránh
những sai lầm đáng tiếc.
* Tiểu kết
Nhà văn Daniel Defoe đã vẽ nên một Robinson giàu trí tuệ. Đúng như
câu nói của Descarté: “Tôi tư duy tôi tồn tại”, anh đã dùng trí tuệ nhạy bén, linh
hoạt để tồn tại và cải tạo thiên nhiên. Robinson là hình mẫu của thời đại Ánh
sáng của những con người có trí tuệ, biết sử dụng trí tuệ của mình để tồn tại,
làm giàu, và khuất phục, cải tạo thiên nhiên. Qua nhân vật Robinson, nhà văn
Defoe mong muốn con người hướng tới xã hội mới, văn minh hơn, trí tuệ hơn.
Con người phải có trí tuệ, khôn ngoan, sáng suốt trong mọi tình huống.
c)
Robinson Crusoe mang quan niệm nghệ thuật, lí tưởng thẩm mĩ
về ý chí và nghị lực của con người
- Thứ nhất, Robinson tuy được đặt trong khó khăn, nghịch cảnh, nhưng
anh vẫn vượt qua, luôn luôn ý thức được phần người bên trong bản thân
Để trải qua được vô vàn những khó khăn, thử thách như vậy, chắc chắn
Robinson phải là một người rất giàu ý chí và nghị lực. Quá trình Robinson sống
trên đảo hoang, tác giả Daniel Defoe đã khắc họa lại quá trình tiến hóa văn minh
của con người. Anh trồng trọt, chăn nuôi, nuôi vẹt, dạy Thứ Sáu nói tiếng Anh.
Trong quá trình này, anh đã cố gắng níu giữ nền văn minh nhân loại trên đảo
hoang. Anh cố gắng giữ lại những gì văn minh nhất của nhân loại: lò nướng, bát
đũa, cày bừa và quan trọng nhất chính là ngôn ngữ.
Tuy sống trên đảo hoang nhưng anh vẫn ý thức được mình là một con
người văn minh. Robinson không ăn thịt sống. Khi chưa có chảo nồi thì anh
xiên những miếng thịt dê bằng cành củi để nướng. Khi đã có nồi chảo, anh chế
biến được nhiều món hơn. Robinson luôn luôn đánh dấu ngày mình ra khơi, ghi


chép nhật kí trong từng chuyến đi và khoảng thời gian sống trên đảo hoang. Qua

đó, ta thấy được Robinson luôn luôn có ý thức về thời gian, ý thức về những
việc mình đã làm. Nó tưởng chừng như vô nghĩa nhưng chính việc này giúp
Robinson vẫn nhận biết được mình là con người văn minh, ý thức được bản
thân.
Đặc biệt, khi bị bắt làm nô lệ hay khi sống trên đảo hoang, Robinson luôn
luôn khát khao có thể trở về đất liền, về quê hương. Anh vẫn ý thức được mình
là con người của xã hội, của thế giới văn minh. Việc Robinson luôn khát vọng
được trở về là ý thức mình là một thành viên trong xã hội, mong muốn hòa nhập
xã hội, trở về với xã hội văn minh hiện đại.
- Thứ hai, ta có thể thấy, Robinson luôn luôn cố gắng làm tới cùng mọi
chuyện, làm cho xong những công việc đã vạch ra.
Với niềm đam mê cùng với ý chí của mình, anh đã kiên trì theo đuổi đam
mê đi ra biển khơi của mình. Dù được cha khuyên nên từ bỏ, dù lần đầu tiên ra
biển đã suýt chết, đắm tàu, đối mặt với sóng to gió lớn, nhưng Robinson vẫn
tiếp tục những chuyến ra khơi của mình cho đến tận cuối đời. Chính ý chí, nghị
lực là sức mạnh vô hình giúp cho anh vượt qua mọi khó khăn thử thách để tiếp
tục ra biển, tiếp tục đam mê của mình.
Khi sống trên đảo hoang, ta bắt gặp nhiều lần Robinson kiên trì làm nhà,
nặn gốm, làm thuyền,… Anh đã nhiều lần bơi ra con thuyền bị đắm ở biển để
nhặt nhạnh những đồ dùng cần thiết. Mỗi lần bơi ra là mỗi lần anh lại tự làm
những chiếc bè để chở những đồ vật vào. Chuyến nào mang lương thực thì nhẹ,
chuyến nào mang thuốc súng, đạn dược thì nặng gấp ba, gấp bốn lần, nhưng
Robinson vẫn kiên trì bơi ra rồi kéo vào bờ để có đồ dùng trong khoảng thời
gian trên đảo. Anh đã làm đi làm lại rất nhiều lần để hoàn thiện được hai chiếc
vại đựng thóc. Khi thì đất sét khô, khi thì đất sét ướt. khi thì mới phơi nó đã nứt
toách ra, nhưng anh vẫn tiếp tục. Sau nhiều làn thất bại, anh mới nặn ra được hai
cái vại hoàn chỉnh để đựng thóc lúa.
Sống trên đảo hoang, Robinson đã tự làm ra một con thuyền cho bản thân
mình. Lúc đầu, chưa tính đến việc mang thuyền ra biển, anh làm con thuyền mất
ngót nghét 6 tháng giời “Tôi mất hai mươi ngày bổ xẻ phần gốc, thêm mười bốn

ngày nữa để phạt hết cành lá và chặt tán ở đỉnh bằng cả rìu to lẫn rìu nhỏ, tốn
bao công lao. Sau đó tôi tiếp tục mất một tháng để đục nó thành hình đúng tỉ lệ,
và đẽo đáy sao cho khi xuống nước nó không bị lật. Lại thêm gần ba tháng để
khoét ruột thuyền cho chuẩn”. Cuối cùng để mang được con thuyền ra biển, anh
tính cũng phải mất ngần ý thời gian. Con thuyền đầu tiên thất bại. Rút kinh
nghiệm lần đầu, lần thứ hai, anh làm con thuyền nhỏ hơn và khám phá những
vùng đất còn lại xung quanh đảo.


* Tiểu kết
Qua nhân vật Robinson, nhà văn Defoe muốn gửi gắm đến người đọc,
nhất là thế hệ trẻ, một mong muốn. Đó là con người cần phải có ý chí nghị lực.
Ý chí nghị lực là động lực, là sức mạnh để con người vượt qua những khó khăn,
gian khổ trong cuộc sống. Defoe đã đề cao con người giàu ý chí, nghị lực, lao
động không ngừng để hướng tới những điều tốt đẹp hơn trong cuộc sống.
Robinson hiện lên là một nhân vật mang những vẻ đẹp điển hình của thời đại
Ánh sáng, giàu ý chí, nghị lực.
d) Robinson Crusoe mang quan niệm nghệ thuật, lí tưởng thẩm mỹ
về sự lạc quan
Để thấy được tinh thần lạc quan trong nhân vật, nhà văn đã ném nhân vật
của mình vào trong những thử thách: những lần đắm tàu, khi lạc trên đảo hoang.
Sau lần đầu tiên ra khơi đầu thất bại, thuyền trưởng đã nói với anh rằng:
“Chàng trai, cậu không nên ra biển nữa. Cậu phải coi đây như là một dấu hiệu
nhãn tiền cho thấy cậu không có số đi biển.”, “Nhưng cậu đi chuyến này chỉ để
thử, cậu đã được nếm mùi những thứ thiên đàng sẽ dành cho cậu nếu cậu vẫn
ngoan cố. Chưa biết chùng tại cậu mà chúng ta gặp sự, như Jonah trên con tàu
Tarshish.” Robinson đã dùng dằng giữa việc về nhà hay đi tiếp. Nhưng sau đó,
anh lại tiếp tục con đường ra khơi của mình với những chuyến đi mới. Khi bị
bắt làm nô lệ cho lão Moor, anh không hoảng sợ , suy sụp mà luôn bình tĩnh,
xem xét các tình huống để tìm cách trốn thoát.

Thử thách lớn nhất của anh là khi sống trên đảo hoang. Đó là cả một
khoảng thời gian dài anh sống trên đó. Chính vì vậy, nếu không có tinh thần lạc
quan, chắc Robinson đã không vượt qua được những khó khăn ấy. Anh chấp
nhận đối đầu với thiên nhiên, với những khó khăn trên đảo hoang. Và bằng
chính sự nỗ lực, dưới bàn tay lao động hăng say của mình, anh đã biến đảo
hoang trở nên văn minh hơn. Từ đó, nhà văn muốn nhấn mạnh: Con người
không chỉ tồn tại được ở bất kì môi trường khốc liệt nào mà còn có khả năng
biến đổi môi trường đó trở nên thân thiện hơn.
* Tiểu kết
Robinson là kết tinh của tinh thần lạc quan ấy của thời đại. Qua hình
tượng Robinson, tác giả đã thể hiện quan niệm, lí tưởng về một con người hiện
đại, sống lao động hết mình cùng với tinh thần lạc quan. Nhờ có tinh thần lạc
quan, con người có thể vượt qua được tất cả mọi khó khăn, thử thách. Cũng nhờ


có tinh thần lạc quan, con người có thể cải tạo được thiên nhiên, biến nơi thiên
nhiên hoang sơ trở nên văn minh hơn.
e)
Robinson Crusoe mang quan niệm nghệ thuật, lí tưởng thẩm mỹ
về đạo đức
Trong thời đại Ánh sáng, đạo đức của con người được đề cập tới không
chỉ là tình yêu thiên nhiên, yêu con người, mà còn là yêu lao động.
Trước hết, Robinson là người yêu thiên nhiên. Lần đầu tiên đặt chân lên
đảo, anh biết trên đảo có rất nhiều dê rừng. Nhưng cũng chính lúc đó, anh nhận
ra nó không phải là vô tận, dê cũng sẽ chết hết vào một lúc nào đó. Vậy là
Robinson quyết định thuần dưỡng và chăn nuôi chúng. Một lần lên tàu lấy đồ,
anh nhìn thấy một chú chó nhỏ còn sót lại trong khoang tàu, anh đã cứu chú
chó, đưa chú lên đảo và chăm sóc chú. Trong ngôi nhà của Robinson, anh không
chỉ nuôi chó, dê, mà anh còn nuôi vẹt.
Bên cạnh đó, Robinson luôn quan tâm đến những người khác. Trên đảo

hoang, anh đã cứu Thứ Sáu khỏi những người thổ dân, sau đó cứu cả cha và
những người khác cùng bộ lạc với Thứ Sáu. Anh dạy Thứ Sáu nói tiếng Anh,
chia sẻ Thứ Sáu thức ăn và chỗ ở.
Cuối cùng, Robinson là người rất yêu lao động. Anh luôn luôn lao động
hăng say, kể cả khi ở trên đất liền, lênh đênh trên biển hay khi ở trên đảo hoang.
Anh lao động từ khi còn trẻ đến khi về già và cho đến lúc anh chết. Chính nhờ
có sự lao động hăng say, anh đã đem về cho bản thân mình những khoản tiền
lớn, làm giàu cho bản thân. Và cũng chính nhờ có lao động, anh đã duy trì được
sự sống khi còn ở trên đảo hoang. Và cũng chính nhờ sự lao động ấy, Robinson
đã biến đảo hoang dần trở nên văn minh hơn. Qua hình tượng Robinson luôn
yêu lao động, tác giả đã muốn hướng người đọc tới một xã hội đầy công bằng
trong hiện tại, bác bỏ mọi sự bất công bởi phong kiến và tôn giáo, khuyên con
người cần phải yêu lao động.
* Tiểu kết
Trong thời đại Ánh sáng, quan niệm nghệ thuật và lí tưởng thẩm mỹ mà
các nhà văn hướng tới là đề cao nét đẹp đạo đức bên trong mỗi con người. Con
người đẹp nhất là khi họ có đạo đức. Robinson Crusoe đã đáp ứng được hết các
yêu cầu về mặt đạo đức: lòng nhân ái, yêu thương loài vật, con người, đạo đức.
Qua hình tượng nhân vật Robinson, nhà văn Daniel Defoe mong muốn mọi
người sống trong xã hội luôn đề cao đạo đức, hướng tới những giá trị đạo đức
cơ bản nhất như yêu thương con người, thiên nhiên, yêu lao động.


2: Quan niệm nghệ thuật, lí tưởng thẩm mĩ của nhà văn về thế
giới
Quan niệm nghệ thuật, lí tưởng thẩm mỹ của nhà văn về thế giới được thể
hiện qua các phương diện sau: thế giới, tôn giáo, giai cấp.
2.1: Quan niệm nghệ thuật, lí tưởng thẩm mỹ của nhà văn về thế giới:
Thế giới trong truyện là một thế giới động, không ngừng biến đổi theo
những chặng đường khám phá của Robinson. Robinson không ngừng ra khơi,

khám phá những vùng đất mới, mở rộng thêm bản đồ thế giới của chính mình.
Tại sao tác giả không để Robinson đi ngựa đi tàu như những hiệp sĩ, anh hùng
thời trung cổ mà lại đi bằng tàu? Ở thời đại Ánh sáng, con người ta sáng chế ra
tàu, thuyền để ra khơi, vượt qua biển cả, đại dương để khám phá thêm những
vùng đất mới nơi mà ngựa hay thú cưỡi không thể đi được. Robinson ra biển
vừa để thỏa mãn niềm đam mê, vừa để kinh doanh làm giàu cho bản thân, cũng
là để khám phá, tìm tòi thêm nhiều tri thức mới.
Có thể thấy, thế giới trong truyện cũng là tấm bản đồ nơi Robinson từng
bước đi qua. Nó đã thể hiện quan niệm của cả một thời đại, ra khơi là để làm
giàu không chỉ về vật chất mà còn là tinh thần cho bản thân và cho xã hội.
2.2: Quan niệm nghệ thuật, lí tưởng thẩm mỹ của nhà văn về tôn giáo:
Đối với Defoe, ông không ủng hộ sự bất công của tôn giáo. Ông hướng
con người cải tạo tôn giáo, đưa tôn giáo về cái thánh thiện, thuần nhất ban đầu
vốn có của nó. Nhân vật Robinson đã thể hiện rất rõ quan niệm này của tác giả.
Đọc tác phẩm Robinson Crusoe, ta sẽ thấy đó là một quá trình đi từ khẳng
định đên phủ định Chúa. Ban đầu đối với Robinson, tất cả mọi sự việc xảy ra
đều là sự sắp đặt của Chúa nhất là việc anh bị đẩy vào giữa đảo hoang một thân
một mình, không cách nào thoát ra được. Khi Robinson tìm thấy những cây lúa
mọc lên ở trên đảo, anh đã ngạc nhiên “tôi giật mình, và bắt đầu tin Chúa nhiệm
màu đã khiến hạt thóc của Người mọc lên mà không cần gieo hạt, trực tiếp giúp
tôi sinh tồn trên nơi hoang vu, khốn khổ này”. Khi Robinson ốm, anh lo sợ
mình sẽ chết trên đảo hoang, cái chết mà không một ai trên thế giới này biết.
Anh đã tìm đến Chúa, anh cầu xin Đấng tối cao cho anh được sống, được khỏi
bệnh.
Tuy nhiên, trong quá trình sinh tồn trên đảo, tự mình khám phá, tự mình
lao động, Robinson đã lí giải được nhiều điều. Niềm tin vào Chúa của Robinson
đã giảm sút khi anh nhận ra chính mình là người đã đem thóc lên đảo, khi cho
gà ăn, và trong khoảng thời gian mưa nhiều, những hạt thóc đã nảy mầm. Hay



lần ốm thập tử nhất sinh, chính những thứ thuốc và rượu anh uống đã giúp anh
sống sót và khỏi bệnh chứ không phải nhờ sự cầu nguyện Chúa cứu giúp. Rồi cả
sau này, chính việc hiểu ra dòng chảy của nước quanh đảo đã giúp Robinson
nhận ra lí do vì sao mình lại bị mắc kẹt ở nơi này, chứ hoàn toàn không phải do
“phán quyết từ Thiên đàng hay ý Chúa muốn trừng phạt mình.”
Trong tác phẩm của mình, có nhiều chi tiết hình ảnh mà Defoe đã gián
tiếp xóa bỏ sự màu nhiệm của tôn giáo, của các Đấng tối cao, siêu linh. Một
trong số đó là chi tieeta 13 hạt thóc. Số thóc mà Robinson mang lên đảo hoang
là 13, và chính số thóc đó đã mang lại nguồn lương thực chính và vô tận cho
Robinson khi thức ăn dự trữ đã cạn dần. Tuy nhiên, số 13 trong các tôn giáo
được xem là con số xấu, mang đến nhiều bất hạnh, khổ đau. Điều đó có thể
thấy, khi sử dụng chi tiết 13 hạt thóc mang đến lúa mỳ cho Robinson, tác giả đã
xóa bỏ định kiến về quan niệm số 13 đem lại sự đen đủi trong tôn giáo. Con
người tồn tại không nhờ có sự màu nhiệm của Chúa mà do chính sức lao động
của con người tạo nên. Và trong quá trình sống trên đảo, Robinson tự xây nhà,
tự trồng trọt, tự thuần hóa động vật và chăn nuôi chúng,… Mọi việc đều là do
Robinson tự mình làm, tự nuôi sống bản thân.
“Robinson là nhân vật lí tưởng thời Ánh sáng. Đây là thời kì con người
giảm sút niềm tin vào Chúa và đặt niềm tin hơn vào con người. Bằng ý chí, nghị
lực và đặc biệt là trí tuệ, con người có thể tồn tại trong bất kì hoàn cảnh khắc
nghiệt nào”(GS. Lê Huy Bắc). Như vậy, Chúa ở đây chỉ là chỗ dựa tinh thần, là
nơi khiến cho nhân vật thêm sức mạnh. Giờ đây, ở trên đảo hoang, tôn giáo trở
nên thuần khiết nhất. Đó không còn là hoa, là nến, là linh mục mới là Chúa, là
Đạo giáo. Đối với Robinson, Chúa trở về dạng thuần khiết, như thủa ban đầu,
Chúa chỉ là quyển kinh thánh, niềm tin với Chúa là những lúc anh đọc kinh. Tôn
giáo đã trở về thủa sơ khai. Daniel Defoe đã loại bỏ những tệ nạn, mê tín thái
quá về tôn giáo mà trước đó, Galilee đã có những bài thơ tôn sùng Chúa, hay
những vở kịch như Địa ngục, Thiên đường.
2.3: Quan niệm nghệ thuật, lí tưởng thẩm mỹ của nhà văn về giai cấp
Sinh ra và lớn lên trong một gia đình tư bản, ít nhiều Daniel Defoe đã

chịu nhiều ảnh hưởng của giai cấp. Bản chất tư bản đã ít nhiều ảnh hưởng đến
suy nghĩ và văn phong của nhà văn được khắc họa lên nhân vật Robinson. Thứ
nhất, nhân vật của Defoe là nhân vật mang giai cấp tư sản. Robinson sinh gia
trong gia đình khá giả có cha là thương nhân và chính anh sau này cũng trở
thành một thương gia. Thứ hai, mọi hoạt động của Robinson đều làm trước tiên
là vì quyền lợi của cá nhân anh. Anh ra khơi cũng vì mong muốn giàu có cho
bản thân. Anh chọn lựa xem mang đồ vật gì lên đảo cũng là vì chúng hữu ích
cho sự sống của anh. Anh thuần dưỡng động vật, nặn gốm cũng để phục vụ cho
sinh hoạt hàng ngày của mình. Anh tính toán, ghi chép đầy đủ, chính xác ngày


tháng, số lượng tỏng quyển nhật kí hàng ngày của mình. Nhân vật Robinson đã
thấm đượm bản chất kinh doanh của giai cấp tư bản lúc bấy giờ.
Nếu sau chuyến đi thứ hai của mình, Robinson dừng lại, mang về 500
bảng thì sẽ ra sao? Đó sẽ không còn là một nhà tư sản, một thương gia Robinson
nữa. Chính sự đam mê ra khơi, luôn luôn tìm cách để làm giàu thêm, nhân thêm
khối tài sản của bản thân, để bản thân trở nên giàu có hơn đã tạo nên một
Robinson đậm nét tư sản.


KẾT LUẬN
Qua hình tượng nhân vật Robinson Crusoe, Daniel Defoe đã khắc họa rõ
nét một con người của thời đại Ánh sáng và cũng là con người mà tác giả muốn
hướng tới. Nhân vật Robinson Crusoe mang đầy đủ các phẩm chất trí tuệ và đạo
đức mà tác giả mong muốn. Nhân vật Robinson không chỉ trở nên nổi tiếng ở
nước Anh, mà đó còn là hình mẫu lí tưởng để mọi thanh niên trên thế giới học
tập và noi theo.
Tiểu thuyết Robinson Crusoe là cuốn tiểu thuyết viết dưới dạng tự truyện,
cuốn nhật kí ghi chép cuộc đời của nhân vật. Lấy cảm hứng từ một câu chuyện
có thật trong cuộc sống, Defoe đã vẽ nên chân dung của con người mang hởi

thở của cuộc sống, của thời đại ở trong tác phẩm của mình. Nhân vật Robinson
được xây dụng trên các chuẩn mực, mang tư tưởng đạo đức, quan niệm nghệ
thuật, lí tưởng thẩm mỹ không chỉ của nhà văn mà còn là của cả một thời đại
Ánh sáng.
Nhân vật Robinson đã trở thành hình mẫu lí tưởng của mọi thanh niên
nước Anh và trên toàn thế giới. Tiểu thuyết Robinson Crusoe đã trở thành tiểu
thuyết bán chạy nhất mọi thời đại, mở đầu cho thể loại tiểu thuyết phiêu lưu trên
toàn thế giới. Chính nhờ có tiểu thuyết Robinson Crusoe, tên tuổi của Daniel
Defoe trở nên nổi tiếng, Daniel Defoe trở thành cha đẻ của tiểu thuyết nước
Anh.


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1) Đặng Anh Đào – Hoàng Nhân – Lương Duy Trung – Nguyễn Đức
Nam – Nguyễn Thị Hoàng – Nguyễn Văn Chính – Phùng Văn Tửu, Văn học
phương Tây, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, 2012.
2) Lê Huy Bắc – Lê Nguyên Cẩn – Nguyễn Linh Chi, Giáo trình văn học
phương Tây, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, 2015.
3) Lê Bá Hán - Trần Đình Sử - Nguyễn Khắc Phi (đồng chủ biên), Từ
điển Thuật ngữ văn học, Nhà xuất bản Giáo dục, 2017.
4) Daniel Defoe, Nguyễn Thành Long (dịch), Robinson Crusoe, Nhà xuất
bản Văn học, 2017.
5) Đào Duy Thanh – Bài viết “Lý tưởng thẩm mĩ”
6) Trần Đình Sử (Cb), Lí luận văn học, tập 2, Nhà xuất bản ĐHSP



×