Tải bản đầy đủ (.pdf) (81 trang)

LUẬN văn LUẬT tư PHÁP bồi THƯỜNG THIỆT hại TINH THẦN THEO QUY ĐỊNH của bộ LUẬT dân sự 2005

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (847.74 KB, 81 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA LUẬT
BỘ MÔN: LUẬT TƯ PHÁP


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN LUẬT
NIÊN KHÓA 2008 - 2012

Đề Tài:
BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI TINH THẦN
THEO QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT DÂN SỰ 2005

Giảng viên hướng dẫn:

Sinh viên thực hiện:

Nguyễn Văn Khuê

Cần Thơ, tháng 3 năm 2012

Cao Thị Dung
MSSV: 5086026
Lớp: Tư pháp 2- K34


Đề tài: Bồi thường thiệt hại tinh thần theo quy định của Bộ luật dân sự 2005

LỜI NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN
--- .....................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................


..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................

Cần Thơ, ngày… tháng… năm 2012

GVHD: Nguyễn Văn Khuê

2


SVTH: Cao Thị Dung


Đề tài: Bồi thường thiệt hại tinh thần theo quy định của Bộ luật dân sự 2005

LỜI NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN PHẢN BIỆN
--- ......................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................

..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................

Cần Thơ, ngày… tháng… năm 2012

GVHD: Nguyễn Văn Khuê

3

SVTH: Cao Thị Dung


Đề tài: Bồi thường thiệt hại tinh thần theo quy định của Bộ luật dân sự 2005

MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU ....................................................................................................1
Chương 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ CHẾ ĐỊNH BỒI
THƯỜNG THIỆT HẠI THEO QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT DÂN SỰ 2005
1.1 Khái quát chung về bồi thường thiệt hại tinh thần theo quy định của Bộ luật dân
sự 2005.............................................................................................................4
1.1.1 Khái niệm bồi thường thiệt hại tinh thần ...................................................4
1.1.2 Đặc điểm của bồi thường thiệt hại tinh thần ..............................................7
1.1.2.1 Khái niệm bồi thường thiệt hại tinh thần còn mới ..........................7
1.1.2.2 Thiệt hại về tinh thần có tính xã hội...............................................7
1.1.2.3 Bồi thường thiệt hại tinh thần thường đi đôi với bồi thường thiệt
hại vật chất ...................................................................................9
1.1.2.4 Việc bồi thường thiệt hại tinh thần không mang tính chất ngang
bằng với tổn thất xảy ra .............................................................. 10

1.1.3 Mục đích của chế định bồi thường thiệt hại tinh thần .............................. 11
1.1.4 Ý nghĩa của chế định bồi thường thiệt hại tinh thần.................................12
1.2 Tầm quan trọng của chế định bồi thường thiệt hại tinh thần ............................. 12
1.3 Lược sử phát triển của chế định bồi thường thiệt hại tinh thần trong luật Việt
Nam qua các giai đoạn ................................................................................... 13
1.4 Chế định bồi thường thiệt hại tinh thần trong luật của một số nước trên thế giới
.............................................................................................................................. 17
1.4.1 Luật của Pháp .......................................................................................... 17
1.4.2 Luật của Đức ........................................................................................... 19
1.4.3 Luật của Anh ........................................................................................... 20
Chương 2. CHẾ ĐỊNH BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI TINH THẦN THEO QUY
ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT DÂN SỰ 2005
2.1 Điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi thường ..................................................... 22
2.1.1 Phải có thiệt hại xảy ra ............................................................................. 22
2.1.2 Phải có hành vi trái pháp luật ...................................................................25
GVHD: Nguyễn Văn Khuê

4

SVTH: Cao Thị Dung


Đề tài: Bồi thường thiệt hại tinh thần theo quy định của Bộ luật dân sự 2005

2.1.3 Phải có mối quan hệ nhân quả giữa thiệt hại và hành vi trái pháp luật .....27
2.1.4 Phải có yếu tố lỗi .................................................................................... 28
2.2 Nguyên tắc bồi thường..................................................................................... 30
2.2.1 Nguyên tắc bồi thường toàn bộ và kịp thời .............................................. 30
2.2.2 Nguyên tắc giảm mức bồi thường ........................................................... 31
2.2.3 Nguyên tắc thay đổi mức bồi thường....................................................... 32

2.3 Năng lực chịu trách nhiệm bồi thường ............................................................. 33
2.4 Yêu cầu bồi thường thiệt hại ............................................................................ 35
2.4.1 Thời hiệu yêu cầu bồi thường thiệt hại .................................................... 35
2.4.2 Cách tính thời hiệu .................................................................................. 36
2.5 Bồi thường thiệt hại tinh thần .......................................................................... 40
2.5.1 Trường hợp tính mạng bị xâm phạm ....................................................... 41
2.5.1.1 Đối tượng được hưởng bồi thường ................................................ 41
2.5.1.2 Mức bồi thường............................................................................. 44
2.5.2 Trường hợp sức khỏe bị xâm phạm ......................................................... 47
2.5.2.1 Đối tượng được hưởng bồi thường ................................................ 47
2.5.2.2 Mức bồi thường............................................................................. 48
2.5.3 Trường hợp uy tín, danh dự, nhân phẩm bị xâm phạm ............................ 49
2.5.3.1 Đối tượng được hưởng bồi thường ................................................ 49
2.5.3.2 Mức bồi thường............................................................................. 50
2.6 Hình thức bồi thường ....................................................................................... 51
2.7 Phương thức và thời hạn hưởng bồi thường ..................................................... 52
Chương 3. THỰC TIỄN ÁP DỤNG VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG
CAO HIỆU QUẢ ÁP DỤNG CHẾ ĐỊNH BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI TINH
THẦN THEO QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT DÂN SỰ 2005
3.1 Thực trạng áp dụng pháp luật để giải quyết tranh chấp bồi thường thiệt hại tinh
thần ................................................................................................................ 54
3.1.1 Bồi thường thiệt hại tinh thần chưa rõ trong trường hợp khi nhà có nhiều
người chết ............................................................................................. 54
3.1.2 Trường hợp tài sản bị xâm phạm ............................................................ 58
GVHD: Nguyễn Văn Khuê

5

SVTH: Cao Thị Dung



Đề tài: Bồi thường thiệt hại tinh thần theo quy định của Bộ luật dân sự 2005

3.1.3 Không có cơ sở tính khoản bồi thường ................................................... 59
3.1.4 Việc phân biệt giữa các loại xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự,
nhân phẩm, uy tín không đơn giản ......................................................... 61
3.1.5 Các nguyên tắc bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng .............................. 63
3.2 Một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng chế định bồi thường thiệt hại
tinh thần ......................................................................................................... 64
3.2.1 Ban hành văn bản mang tính chất định hướng chung về bồi thường thiệt
hại tinh thần........................................................................................... 64
3.2.2 Về người được bồi thường thiệt hại tinh thần ......................................... 65
3.2.3 Quy định bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng do tài sản bị xâm phạm ..67
3.2.4 Quy định về mức bồi thường thiệt hại do tổn thất tinh thần .................... 68
3.2.5 Thường xuyên tập huấn, trao đổi kinh nghiệm, nâng cao kỹ thuật của
Thẩm phán và những người làm công tác pháp luật ............................... 70

KẾT LUẬN .......................................................................................................... 71

GVHD: Nguyễn Văn Khuê

6

SVTH: Cao Thị Dung


Đề tài: Bồi thường thiệt hại tinh thần theo quy định của Bộ luật dân sự 2005

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài.

Những năm gần đây, hành vi xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, tài sản của
con người ngày càng nguy hiểm về tính chất, nặng nề về hậu quả. Chắc rằng, mọi
người chưa hết bàng hoàng với vụ án “sát thủ tiệm vàng Lê Văn Luyện” (Bắc
Giang). Hay tình hình tai nạn giao thông ngày càng trở lên nghiêm trọng, đã lấy đi
bao nhiêu nước mắt và tính mạng của hàng vạn người (Theo thống kê của Ủy ban
An toàn giao thông quốc gia trong năm 2011, cả nước xảy ra 44.548 vụ tai nạn giao
thông, làm 11.395 người chết và 48.734 người bị thương). Hay gần đây báo chí
nhắc nhiều đến vấn đề bồi thường thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm
phạm. Điển hình như: Hiện nay cả dư luận đang xôn xao về vụ trả cô dâu của đại
gia đất Cần Thơ; vụ của ca sĩ Phương Thanh kiện một bloger Cô Gái Đồ Long vào
năm 2007; hay vào năm 2009 tại thành phố Rạch Giá (Kiên Giang) xảy ra hành vi
vu khống của một thầy giáo làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến nhân phẩm của người
bị hại. Qua thực tiễn cho thấy hành vi gây thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, danh dự,
nhân phẩm, uy tín ngày càng gia tăng và phức tạp.
Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng bao gồm trách nhiệm bồi thường thiệt hại
về vật chất và bồi thường thiệt hại về tinh thần. Như chúng ta đã biết, thiệt hại về
vật chất là những tổn thất thực tế, tính được thành tiền như: chi phí hợp lý để ngăn
chặn, hạn chế, khắc phục thiệt hại, thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút. Còn
thiệt hại về tinh thần luôn tồn tại dưới dạng phi vật chất, không thể xác định được
hình thể, định dạng, không thể cầm nắm, sờ mó, không đếm được số lượng nhưng
lại luôn tồn tại trong mỗi chủ thể xác định trong xã hội. Yếu tố tinh thần luôn giữ
một vai trò hết sức quan trọng trong cuộc sống của con người, tinh thần tốt thì hiệu
quả công việc cao, con người có thêm sức mạnh trong cuộc sống hằng ngày và
ngược lại, tinh thần cũng rất dễ bị tổn thương và ảnh hưởng đến cuộc sống thực tế.
Đôi khi chỉ vài tác động nhỏ cũng có thể dẫn đến tinh thần bị suy sụp, dẫn đến uất
ức, thậm chí có thể đi đến sự bế tắc và xảy ra những hậu quả đáng tiếc. Vì thế, việc
bảo vệ về mặt tinh thần cho các chủ thể khi mà tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân
phẩm, uy tín của họ bị xâm hại là một điều cần thiết và đáng được tôn trọng.
GVHD: Nguyễn Văn Khuê


7

SVTH: Cao Thị Dung


Đề tài: Bồi thường thiệt hại tinh thần theo quy định của Bộ luật dân sự 2005

Về phía Nhà nước, vấn đề bồi thường thiệt hại về tinh thần chỉ được quy định
lần đầu tiên tại Bộ luật dân sự 1995, mặc dù trước đó quyền được bảo vệ tính mạng,
sức khỏe, danh dự, nhân phẩm đã được ghi nhận tại Hiến pháp 1980 và càng được
quan tâm nhiều hơn ở Hiến pháp 1992. Cho đến nay, quyền yêu cầu bồi thường
thiệt hại tinh thần đã được luật hóa trong Bộ luật dân sự 2005, tại chương XXI
“Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng” và văn bản dưới luật khác. Tuy
nhiên, các quy định này lại nằm rải rác, xen lẫn với trách nhiệm bồi thường thiệt hại
vật chất nên gây khó khăn cho các nhà làm luật, các nhà nghiên cứu lập pháp cũng
như những người thừa hành pháp luật trong quá trình tiếp cận và giải quyết khi có
hành vi xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín của người
khác.
Xuất phát từ những vấn đề lý luận và thực tiễn, nên người viết chọn đề tài: “Bồi
thường thiệt hại tinh thần theo quy định của Bộ luật dân sự 2005” để làm đề tài
luận văn tốt nghiệp. Từ đây, người viết sẽ tìm ra những thực trạng và giải pháp cho
đề tài này.
2. Mục đích, phạm vi nghiên cứu đề tài.
Đề tài hướng tới làm rõ các quy định của pháp luật về bồi thường thiệt hại tinh
thần do tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm như: khi nào
phát sinh trách nhiệm bồi thường, ai phải bồi thường, bồi thường cho ai, bồi thường
bao nhiêu và bồi thường như thế nào? Trên cơ sở đó, đưa ra những kiến nghị để
hoàn thiện các quy định của pháp luật về vấn đề này.
Trong bài luận văn này, người viết chỉ đi sâu nghiên cứu quy định về trách
nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng mà cụ thể là “Bồi thường thiệt hại tinh

thần theo quy định của Bộ luật dân sự 2005” khi tính mạng, sức khỏe, danh dự,
nhân phẩm, uy tín bị xâm hại.
3. Tình hình nghiên cứu đề tài.
Hiện nay, trên các diễn đàn nghiên cứu lập pháp ở nước ta đã xuất hiện khá
nhiều bài viết, các công trình nghiên cứu về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài
hợp đồng. Tuy nhiên, vấn đề “Bồi thường thiệt hại tinh thần” theo quy định của

GVHD: Nguyễn Văn Khuê

8

SVTH: Cao Thị Dung


Đề tài: Bồi thường thiệt hại tinh thần theo quy định của Bộ luật dân sự 2005

pháp luật dân sự Việt Nam thì còn khá khiêm tốn trong vấn đề nghiên cứu chuyên
sâu và có tính khoa học thực tiễn.
4. Phương pháp nghiên cứu đề tài.
Đề tài nghiên cứu dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác- Lênin,
tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước và pháp luật. Kết hợp giữa quan điểm của Chủ
nghĩa duy vật biện chứng, chủ nghĩa duy vật lịch sử và phương pháp nghiên cứu
như: so sánh, phân tích, tổng hợp, thu thập tài liệu và đối chiếu các quy định của
pháp luật… Từ đó vận dụng giá trị thực tiễn để điều chỉnh các quy phạm pháp luật
trong Bộ luật dân sự nói chung và bồi thường thiệt hại tinh thần nói riêng.
5. Kết cấu của đề tài.
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của đề
tài gồm 3 chương:
 Chương 1: Những vấn đề lý luận cơ bản về chế định bồi thường thiệt hại tinh
thần theo quy định của Bộ luật dân sự 2005.

 Chương 2: Chế định bồi thường thiệt hại tinh thần theo quy định của Bộ luật
dân sự 2005.
 Chương 3: Thực tiễn áp dụng và một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả
áp dụng chế định bồi thường thiệt hại tinh thần theo quy định của Bộ luật dân sự
2005.

GVHD: Nguyễn Văn Khuê

9

SVTH: Cao Thị Dung


Đề tài: Bồi thường thiệt hại tinh thần theo quy định của Bộ luật dân sự 2005

Chương 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ CHẾ ĐỊNH BỒI
THƯỜNG THIỆT HẠI TINH THẦN THEO QUY ĐỊNH CỦA BỘ
LUẬT DÂN SỰ 2005
1.1

Khái quát chung về bồi thường thiệt hại tinh thần theo quy định của Bộ

luật dân sự 2005
1.1.1 Khái niệm bồi thường thiệt hại tinh thần.
Quyền nhân thân và quyền tài sản của cá nhân, pháp nhân, chủ thể khác luôn
được pháp luật bảo vệ. Các quyền này luôn được tôn trọng và bảo vệ bới pháp luật.
Hệ thống pháp luật của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam bao gồm
nhiều ngành luật, mỗi ngành luật có vai trò khác nhau trong việc bảo vệ quyền và
lợi ích hợp pháp của các chủ thể. Khi một chủ thể có hành vi trái pháp luật gây thiệt
hại tới các quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể khác được pháp luật bảo vệ,

chủ thể gây thiệt hại có thể phải gánh chịu hậu quả pháp lý bất lợi do hành vi của
mình gây ra. Dưới góc độ pháp lý dân sự, hậu quả pháp lý đó là trách nhiệm bồi
thường thiệt hại do hành vi của mình gây ra cho người bị thiệt hại.
Theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành thì trách nhiệm bồi thường
thiệt hại được Bộ luật Dân sự 2005 quy định tại Điều 307 về trách nhiệm bồi
thường thiệt hại nói chung và chương XXI về trách nhiệm bồi thường thiệt hại
ngoài hợp đồng. Tuy nhiên, trong cả hai phần này đều không nêu rõ khái niệm trách
nhiệm bồi thường thiệt hại mà chỉ nêu lên căn cứ phát sinh trách nhiệm, nguyên tắc
bồi thường, năng lực chịu trách nhiệm, thời hạn hưởng bồi thường…
Như vậy, chúng ta có thể hiểu trách nhiệm bồi thường thiệt hại là một loại
quan hệ dân sự trong đó người xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân
phẩm, uy tín, tài sản, các quyền và lợi ích hợp pháp của chủ thể khác mà gây ra thiệt
hại phải bồi thường những thiệt hại do mình gây ra.
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại không chỉ nhằm bảo đảm việc đền bù tổn thất
đã gây ra mà còn giáo dục mọi người về ý thức tuân thủ pháp luật, bảo vệ tài sản xã
hội chủ nghĩa, tôn trọng quyền và lợi ích hợp pháp của người khác. Hậu quả của
việc áp dụng trách nhiệm này luôn mang đến những hậu quả bất lợi về tài sản của
GVHD: Nguyễn Văn Khuê

10

SVTH: Cao Thị Dung


Đề tài: Bồi thường thiệt hại tinh thần theo quy định của Bộ luật dân sự 2005

người gây ra thiệt hại để bù đắp những thiệt hại mà họ đã gây ra cho các chủ thể
khác.
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại được chia làm hai loại, đó là: trách nhiệm
bồi thường thiệt hại trong hợp đồng và trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp

đồng.
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong hợp đồng được hiểu là loại trách
nhiệm dân sự mà theo đó người có hành vi vi phạm nghĩa vụ theo hợp đồng gây ra
thiệt hại cho người khác thì phải chịu trách nhiệm bồi thường những tổn thất mà
mình gây ra.
Ví dụ: A phải giao cho B một tài sản theo hợp đồng nhưng vì lý do cá nhân A
đã không giao đúng thời hạn. Do không nhận tài sản đúng thời hạn nên hoạt động
của B bị ảnh hưởng và làm phát sinh một số chi phí. Ở đây, hành vi không thực hiện
đúng hợp đồng của A gây thiệt hại cho B nên A có trách nhiệm bồi thường.
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng được hiểu là một loại trách
nhiệm dân sự mà khi người nào có hành vi vi phạm nghĩa vụ do pháp luật quy định
ngoài hợp đồng xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của người khác thì phải
bồi thường thiệt hại do mình gây ra.
Ví dụ: Thành nhậu say lái xe máy gây tai nạn cho chị Khánh đang chạy xe đạp
cùng chiều (chị Khánh chạy đúng phần đường dành cho xe đạp). Tai nạn làm chị
Khánh chấn thương sọ não và chiếc xe đạp bị hư hỏng nặng. Ở đây, giữa anh Thành
và chị Khánh không liên quan đến bất cứ hợp đồng nào. Anh Thành có trách nhiệm
bồi thường do anh đã vi phạm quy định của pháp luật về điều khiển phương tiện
giao thông đường bộ và gây thiệt hại cho chị Khánh.
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng được phân thành hai loại, đó
là trách nhiệm bồi thường thiệt hại vật chất và trách nhiệm bồi thường thiệt hại tinh
thần.
Bồi thường thiệt hại vật chất là bồi thường tổn thất vật chất thực tế được tính
thành tiền do bên vi phạm gây ra, bao gồm tổn thất về tài sản, chi phí hợp lý để
ngăn chặn, hạn chế, khắc phục, thiệt hại, thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút.

GVHD: Nguyễn Văn Khuê

11


SVTH: Cao Thị Dung


Đề tài: Bồi thường thiệt hại tinh thần theo quy định của Bộ luật dân sự 2005

Thiệt hại tinh thần không được luật định nghĩa, nói chung “Đây là những tổn
thất liên quan đến các quyền không có tính chất tài sản, đến những lợi ích phi vật
chất cần thiết cho cuộc sống: danh tiếng, tình cảm,…”1 . Có thể phân biệt hai loại
thiệt hại tinh thần: loại thứ nhất gắn liền với thiệt hại vật chất, đó là các xâm phạm
đến danh dự, uy tín, đến thẩm mỹ của một người kéo theo các thiệt hại vật chất; loại
thứ hai là các thiệt hại tinh thần thuần túy như sự đau thương do cái chết của một
người thân yêu.
Cụ thể hơn trong Nghị quyết 03/2006 của Hội đồng Thẩm phán TANDTCHướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ Luật dân sự năm 2005 về Bồi thường
thiệt hại ngoài hợp đồng đã chỉ rõ những thiệt hại do tổn thất về tinh thần như sau:
“Thiệt hại do tổn thất vì tinh thần của cá nhân được hiểu là do sức khoẻ, danh
dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm mà người bị thiệt hại hoặc do tính mạng bị xâm
phạm mà người thân thích gần gũi nhất của nạn nhân phải chịu đau thương buồn
phiền, mất mát về tình cảm, bị giảm sút hoặc mất uy tín, bị bạn bè xa lánh do bị
hiểu nhầm...và cần phải được bồi thường một khoản bù đắp tổn thất mà họ phải
chịu.
Thiệt hại do tổn thất về tinh thần của pháp nhân và các chủ thể khác không
phải là pháp nhân (gọi chung là tổ chức) được hiểu là do danh dự, uy tín bị xâm
phạm, tổ chức đó bị giảm sút hoặc mất đi sự tín nhiệm, lòng tin...vì bị hiểu nhầm và
cần phải được bồi thường một khoản tiền bù đắp tổn thất mà tổ chức phải chịu”.
Từ những định nghĩa, phân tích trên, chúng ta có thể hiểu: “Bồi thường thiệt
hại tinh thần là người gây thiệt hại cho người khác do xâm phạm đến tính mạng, sức
khoẻ, danh dự, nhân phẩm, uy tín của người đó thì ngoài việc chấm dứt hành vi vi
phạm, xin lỗi, cải chính công khai còn phải bồi thường một khoản tiền để bù đắp
những tổn thất về tinh thần cho người bị thiệt hại như sự buồn rầu, lòng đau
thương…”


1

TS.Nguyễn Ngọc Điện, Giáo trình Luật dân sự tập 1- quyển 2, Đại học Cần Thơ, 2003, trang 57.

GVHD: Nguyễn Văn Khuê

12

SVTH: Cao Thị Dung


Đề tài: Bồi thường thiệt hại tinh thần theo quy định của Bộ luật dân sự 2005

1.1.2 Đặc điểm của bồi thường thiệt hại tinh thần.
1.1.2.1 Bồi thường thiệt hại tinh thần còn mới.
Tuy chế định bồi thường thiệt hại tinh thần xuất hiện từ khi có Bộ luật dân
sự 1995, trải qua 10 năm thi hành, chế định gặp phải nhiều khó khăn trong quá trình
áp dụng như về khoản tiền bồi thường, hay không quy định rõ các trường hợp được
bồi thường. Điều đó dẫn đến việc áp dụng luật không giống nhau của các Tòa, việc
bồi thường thiệt hại tinh thần phụ thuộc nhiều vào yếu tố chủ quan của các thẩm
phán. Đến năm 2005 Bộ luật dân sự được sửa đổi, bổ sung. Trong đó, các quy định
về bồi thường thiệt hại tinh thần cũng được luật cụ thể hóa hơn, chi tiết hơn. Cụm từ
“thiệt hại tinh thần” được nhiều người biết đến, nhưng trường hợp nào được bồi
thường, mức bồi thường là bao nhiêu thì số người biết đến lại hạn chế hơn rất nhiều,
do luật chưa quy định cụ thể, chưa dự liệu được về loại thiệt hại này.
Như vậy, so với khoảng thời gian ra đời và tồn tại thì khái niệm bồi thường
thiệt hại tinh thần không còn mới, nhưng so với mức độ hiểu biết của mọi người về
nó thì bồi thường thiệt hại tinh thần còn khá mới mẻ và mơ hồ.
1.1.2.2 Thiệt hại về tinh thần có tính xã hội

Đời sống tinh thần là một phạm trù rất rộng, bao gồm nhiều vấn đề và chỉ tồn
tại đối với xã hội loài người như đau thương, tình cảm, tiếng tăm, sự xấu hổ,…Tinh
thần là một mặt không thể thiếu trong đời sống của con người, đặc biệt là trong xã
hội ngày càng phát triển như hiện nay, thì vấn đề tinh thần càng được quan tâm, chú
trọng hơn. Nó như sợi dây vô hình để thêu dệt nên các mối quan hệ trong xã hội,
chẳng hạn như: một gia đình sống đầm ấm, hạnh phúc; hoặc từ danh tiếng, uy tín
các doanh nghiệp thiết lập mối quan hệ làm ăn,… và nó cũng là một trong những
yếu tố quan trọng để duy trì và phát triển các mối quan hệ ấy. Gia đình đầm ấm kia
bỗng một ngày mất đi người cha thân yêu thì liệu cuộc sống của những người còn
lại có còn hạnh phúc trọn vẹn, hay một ngày danh tiếng, uy tín của doanh nghiệp
này bị người ta làm xấu đi thì liệu doanh nghiệp kia còn thiết lập mối quan hệ làm
ăn,… Bởi vậy, một khi tinh thần bị xâm hại, tức là yếu tố xã hội trong đời sống mỗi
người bị xâm hại thì nó luôn được pháp luật bảo vệ một cách chính đáng. Nhưng để
được pháp luật bảo vệ, bảo vệ như thế nào còn phải tùy vào từng trường hợp cụ thể.
GVHD: Nguyễn Văn Khuê

13

SVTH: Cao Thị Dung


Đề tài: Bồi thường thiệt hại tinh thần theo quy định của Bộ luật dân sự 2005

Nếu như yếu tố tinh thần là một mặt không thể thiếu trong đời sống của con
người thì một khi yếu tố tinh thần ấy bị thiệt hại các chủ thể sẽ như thế nào? Chắc
chắn rằng, cuộc sống của họ sẽ bị ảnh hưởng, khi ấy kéo theo là ảnh hưởng đến xã
hội. Trong xã hội ngày nay, không phải tự nhiên người ta lại bỏ ra một khoản tiền
lớn để đầu tư xây dựng ngày càng nhiều các khu giải trí, khu du lịch, từ các khu
bình dân cho đến các khu cao cấp. Điều này cho thấy, đời sống tinh thần đã là một
yếu tố cần thiết trong cuộc sống của mỗi con người, ngày càng được xã hội quan

tâm, nó góp phần làm thay đổi diện mạo của xã hội. Chúng ta cũng cần phải nhấn
mạnh rằng, một khi có thiệt hại tinh thần thì chắc chắn nó sẽ ảnh hưởng đến xã hội,
dù ảnh hưởng đó là ít hay nhiều. Ví dụ như thời gian gần đây đã xảy ra rất nhiều vụ
tai nạn giao thông làm chết và bị thương rất nhiều người, điển hình gần đây là vụ lật
xe trên đèo2 (ngày 01/3/2012, trên tuyến đường từ Kon tum đi Lào) làm 13 người
thiệt mạng và 6 người bị thương, hay vụ tai nạn đường sắt nghiêm trọng tại Hà Nội
làm 11 người chết và 4 người bị thương3. Như vậy, bản thân những người còn sống
sót sau vụ tai nạn, cũng như người thân của những người này sẽ ra sao? Thiệt hại
vật chất trong những trường hợp này thì đã quá rõ, nhưng ẩn sau những thiệt hại vật
chất đó là những nỗi đau tinh thần ở đây không thể có được một khái niệm chung.
Hoặc gần đây, cả dư luận đang xôn xao về vụ trả cô dâu ở Cần Thơ4: sau cưới 10
ngày, chú rể trả cô dâu lại nhà cha mẹ đẻ với lý do cô dâu không còn trinh trắng và
khẳng định cô là một trong hai nhân vật chính trong clip sex mà anh ta thấy ở trên
mạng. Mặc dù đã hết lời giải thích với chồng, gia đình bên chồng nhưng họ vẫn một
mực khẳng định cô dâu có trong clip sex, quá buồn tủi, cô dâu đã uống thuốc ngủ tự
tử nhưng được đưa đến bệnh viện cứu sống kịp thời. Để chứng minh sự trong trắng
của mình không liên quan đến clip sex kia, cô dâu cùng gia đình đã nhờ đến sự can
thiệp của cơ quan công an và qua kết quả điều tra cô dâu đã được minh oan. Ở đây,
chúng ta thấy rõ đây là hành vi xâm phạm nghiêm trọng đến danh dự, nhân phẩm
của con người. Liệu những người trên đây, họ có thể vượt qua được nỗi đau mất
2

/> />4
/>3

GVHD: Nguyễn Văn Khuê

14

SVTH: Cao Thị Dung



Đề tài: Bồi thường thiệt hại tinh thần theo quy định của Bộ luật dân sự 2005

mát người thân yêu, nỗi đau khi hình hài của họ bị biến dạng, nỗi đau khi nhân
phẩm, danh dự của họ bị đem ra làm trò đùa, liệu con người ta có thể sống, làm việc
và học tập tốt khi mà nỗi đau tinh thần cứ mãi ở bên họ? Lúc này, cả xã hội đang
hướng về phía họ, bên cạnh sự quan tâm, động viên, chia sẻ với những nạn nhân,
mà cũng là những mối lo ngại cho toàn xã hội. Một xã hội mà trong đó mọi người
cứ luôn chứng kiến những cảnh đau thương, cứ sống trong lo sợ thì xã hội ấy sẽ
không thể phát triển tốt được. Hay trong một trường hợp khác, uy tín của một công
ty bị xâm hại làm cho các đối tác không còn tin tưởng để giao kết các hợp đồng và
người tiêu dùng không tin dùng sản phẩm của công ty, dẫn đến công ty làm ăn thua
lỗ, công nhân trong công ty không còn tinh thần làm việc, và cuối cùng công ty đã
phá sản. Phải chăng là điều này đang ảnh hưởng đến xã hội? Chắc chắn rằng, trong
một khoảng thời gian dư luận xã hội sẽ xôn xao về chuyện công ty bị phá sản, cũng
như tư cách của những người đứng đầu trong công ty và liệu sau này họ có thể tìm
lại cho mình vị trí tốt trong xã hội. Nếu như mọi người trong xã hội cứ mãi quanh
quẩn với những sự việc như thế này thì chúng ta sẽ không biết khi nào chúng ta mới
được sống trong một xã hội ổn định, phát triển vững mạnh.
Như vậy, thiệt hại tinh thần có tính xã hội, bởi là thiệt hại liên quan đến cái
được gọi là “thành phần xã hội của sản nghiệp tinh thần”5, bao gồm tình cảm, danh
dự, uy tín, tiếng tăm, tên tuổi và nói chung tất cả các quyền và lợi ích nhân thân có
một tầm quan trọng nhất định trong việc tạo lập, duy trì và phát triển các mối quan
hệ giữa các chủ thể trong xã hội.
1.1.2.3 Bồi thường thiệt hại tinh thần thường đi đôi với bồi thường thiệt
hại vật chất.
Trái với thiệt hại vật chất, thiệt hại tinh thần không thể hiện bằng một sự thua
thiệt về tiền bạc nhưng ít khi nào một sự thiệt hại tinh thần lại không kèm theo một
sự thiệt hại vật chất. Như chúng ta đã biết, vật chất là một phần không thể tách rời

trong cuộc sống của mỗi con người, nó luôn hiện diện và bổ trợ trong suốt cuộc đời
của một con người. Có thiệt hại vật chất chưa chắc đã có thiệt hại tinh thần, nhưng

5

TS. Nguyễn Ngọc Điện. Giáo trình Luật So sánh, Đại học Cần Thơ, 2007, trang 57.

GVHD: Nguyễn Văn Khuê

15

SVTH: Cao Thị Dung


Đề tài: Bồi thường thiệt hại tinh thần theo quy định của Bộ luật dân sự 2005

một khi có thiệt hại tinh thần thì ở đó đa phần ta đều thấy có những thiệt hại vật
chất.
Ví dụ như: một thương tích gây đau đớn cho nạn nhân là thiệt hại tinh thần,
nhưng đồng thời là thiệt hại vật chất như chi phí thuốc thang, mất năng lực lao
động. Hoặc một cô người mẫu bị tai nạn do lỗi của người khác, trên mặt cô có một
vết sẹo dài và bị mất việc, cô rất đau buồn và bị bệnh nặng, trong ví dụ này thiệt hại
tinh thần của cô người mẫu là ngoại hình bị tổn thương và mất tính hài hòa, thiệt hại
vật chất là chi phí thuốc thang khi bị tai nạn, bị bệnh và mất khoản thu nhập do mất
việc.
Bên cạnh đó, còn một loại thiệt hại không đi kèm thiệt hại vật chất hoặc gây ra
cho người không trực tiếp chịu thiệt hại vật chất do hành vi của người gây thiệt hại,
hay còn gọi là thiệt hại thuần túy tinh thần, đó là những thiệt hại đối với cuộc sống
tâm linh của con người. Một người có thể trực tiếp gây thiệt hại thuần túy cho một
người khác bằng cách mắng chửi, xúc phạm người này bằng những từ ngữ thô tục.

Thiệt hại thuần túy tinh thần cũng có thể xảy ra cho một người từ hành vi của một
người khác gây thiệt hại cho một người khác nữa. Ví dụ: Là con trai duy nhất trong
một gia đình rất khá giả, đang là học sinh, A bị chết trong một vụ tai nạn giao
thông, cha mẹ A không thể chịu nổi sự vắng mặt của con trai trong nhà, vấn đề bồi
thường do thu nhập bị mất không được đặt ra đối với cha mẹ A, bởi A không phải là
lao động chính trong gia đình, không phải nuôi dưỡng cha mẹ, họ chỉ yêu cầu bù
đắp thiệt hại tinh thần mà họ phải chịu do không còn có sự hiện diện của A trong
cuộc sống của mình.
1.1.2.4 Việc bồi thường thiệt hại tinh thần không mang tính chất ngang
bằng với tổn thất xảy ra.
Trước hết, cần khẳng định: Khoản tiền để “bù đắp tổn thất tinh thần” không
phải là đại lượng để xác định những thiệt hại về tinh thần mà người bị thiệt hại hoặc
người thân thích của họ bị tổn thất, bởi lẽ, những tổn thất về tinh thần không thể xác
định được một cách chính xác như thiệt hại vật chất; mức độ tổn thất về tinh thần
nhiều hay ít cũng không phụ thuộc vào tính nguy hiểm của hành vi xâm phạm; cũng
không phụ thuộc vào hình thức lỗi của người xâm phạm (cố ý hay vô ý), mà nó
GVHD: Nguyễn Văn Khuê

16

SVTH: Cao Thị Dung


Đề tài: Bồi thường thiệt hại tinh thần theo quy định của Bộ luật dân sự 2005

hoàn toàn phụ thuộc vào mức độ đau thương, buồn phiền, mất mát về tình cảm,
giảm sút hoặc mất uy tín,…
Thực tế có những mất mát về nhan sắc, về hạnh phúc làm vợ, làm mẹ, mất mát
về khả năng vui chơi, giải trí… Đó là những tổn thất về tinh thần, một loại thiệt hại
tồn tại dai dẳng, có khi kéo dài cả cuộc đời, nó “đau” một cách âm ỉ, không gì có

thể sánh được, không thể “xóa được vết sẹo tinh thần này”6. Tổn thất về tinh thần có
thể tồn tại trong mọi lĩnh vực của cuộc sống con người, có thể là do con người gây
ra, do súc vật gây ra hoặc do cây cối, nhà cửa công trình xây dựng gây ra.
Làm thế nào để ấn định được số tiền bồi thường vì thiệt hại tinh thần theo
định nghĩa không thể ước tính được bằng tiền?
Tiền bạc giúp người ta thỏa mãn được mọi thứ, kể cả vật chất lẫn tinh thần,
nạn nhân được bồi thường một số tiền có thể tùy nghi sử dụng cho thích hợp.
Nhưng để ấn định một khoản tiền để bồi thường thiệt hại tinh thần thì không phải là
chuyện đơn giản. Bởi, sức khỏe, tính mạng, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tình cảm
đều là những cái mà chúng ta không thể đem ra để cân, đo, đong, đếm. Mặt khác
mức độ bị xâm phạm đối với mỗi nạn nhân lại không hoàn toàn giống nhau, việc
xác định mức độ tổn thất tinh thần lại cần căn cứ vào sự ảnh hưởng đến nghề
nghiệp, thẩm mỹ, giao tiếp xã hội, sinh hoạt gia đình và cá nhân, mức độ đau
thương, buồn phiền, mất mát về tình cảm, giảm sút hoặc mất uy tín, bị xa lánh, hiểu
lầm…
1.1.3 Mục đích của chế định bồi thường thiệt hại tinh thần.
Thiệt hại về tinh thần là những thiệt hại phi vật chất, một vấn đề hết sức trừu
tượng, do đó không thể có công thức chung để quy ra bằng tiền áp dụng cho các
trường hợp. Thiệt hại tinh thần không thể đo, đếm được bằng giá trị vật chất, không
thể chỉ dùng hình thức bồi thường vật chất là có thể khôi phục được thiệt hại về tinh
thần.
Chúng ta không nên ngộ nhận tính chất của bồi hường thiệt hại. Ngay nếu
như thiệt hại mang tính thuần túy vật chất thì việc bồi thường cũng không bao giờ
6

Tưởng Duy Lượng: Nguyên tắc tính mức bồi thường do danh dư, nhân phẩm, uy tín của cá nhân bị xâm
hại, Tạp chí Tòa án nhân dân số 4/2003.

GVHD: Nguyễn Văn Khuê


17

SVTH: Cao Thị Dung


Đề tài: Bồi thường thiệt hại tinh thần theo quy định của Bộ luật dân sự 2005

có tác dụng xóa sạch dấu vết của thiệt hại. Khoản tiền cấp cho một người có tài sản
bị hủy hoặc có thân thể bị thương tích chỉ mang tính chất của việc bù đắp hơn là
việc khôi phục hoàn hảo. Bồi thường thiệt hại tinh thần cũng không thể có tính chất
khác. Nếu không thể khắc phục được nỗi đau về tinh thần, việc bồi thường ít nhất
cũng có tác dụng an ủi, động viên đối với người bị thiệt hại, người thân thích gần
gũi với người bị xâm hại về tính mạng. Trong chừng mực nhất định, có thể coi đó là
một hình phạt tư hoặc, rõ hơn là một biện pháp phạt tiền của luật dân sự mà tiền
phạt được giao cho người bị thiệt hại tinh thần.
1.1.4 Ý nghĩa của chế định bồi thường thiệt hại tinh thần.
Sức khỏe, tính mạng, danh dự, uy tín, nhân phẩm là tài sản vô giá của con
người; danh dự, uy tín là cánh cửa phát triển của các tổ chức, không thể tính toán cụ
thể để quy đổi thành tiền. Vì vậy, việc bồi thường đó trong những trường hợp này
thực chất là bù đắp một phần thiệt hại về vật chất và tinh thần tạo điều kiện cho nạn
nhân hoặc gia đình nạn nhân khắc phục những khó khăn do tai nạn gây ra. Mặt
khác, có thể hiểu đó là một sự quan tâm đặc biệt của Nhà nước đối với đời sống tinh
thần của mỗi chủ thể trong xã hội, với mong muốn mỗi cá nhân có thể sống tốt
trong cả đời sống vật chất và đời sống tinh thần, các tổ chức có thể cạnh tranh một
các lành mạnh. Đây cũng là điểm thể hiện sự tiến bộ trong quá lập pháp của Đảng
và Nhà nước ta, đã bắt nhịp cùng pháp luật các nước trên thế giới để cùng bảo vệ
các lợi ích của con người, của các tổ chức, trong đó có quyền được bảo vệ về tinh
thần.
1.2 Tầm quan trọng của chế định bồi thường thiệt hại tinh thần
Nếu như giả định rằng, trong xã hội cạnh tranh như ngày nay, cùng với cường

độ phát triển chóng mặt của khoa học và công nghệ như hiện nay, chúng ta không
có một chế định nào để bảo vệ về mặt tinh thần cho con người, cho các tổ chức thì
xã hội của chúng ta sẽ ra sao? Một xã hội hỗn độn, trong đó mọi người xâm phạm
lợi ích của nhau để rồi ai cũng bị tổn thương. Tuy Bộ luật dân sự 2005 chưa thể bảo
vệ hết được đời sống tinh thần cho các chủ thể nhưng cũng đã góp phần đòi lại công
bằng cho người bị thiệt hại, đưa ra hình phạt thích đáng cho kẻ xâm phạm (tùy từng
trường hợp số tiền bồi thường thiệt hại tinh thần do xâm phạm tính mạng, sức khỏe
GVHD: Nguyễn Văn Khuê

18

SVTH: Cao Thị Dung


Đề tài: Bồi thường thiệt hại tinh thần theo quy định của Bộ luật dân sự 2005

có thể lên mức tối đa hoặc ngoài việc cải chính, xin lỗi công khai, người xâm phạm
danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác còn phải bồi thường một khoản tiền để
bù đắp tổn thất về tinh thần cho người bị xâm phạm). Bộ luật dân sự cũng đã hạn
chế được những khó khăn trong giai đoạn trước về vấn đề bồi thường thiệt hại tinh
thần như: cụ thể hóa mức bồi thường tối đa, hay giới hạn những người được hưởng
khoản tiền bồi thường, cũng như cho phép các bên thỏa thuận mức bồi thường thiệt
hại tinh thần.
Như vậy, với chế định bồi thường thiệt hại tinh thần trong Bộ luật dân sự
2005, Nhà nước đã góp phần giáo dục ý thức tuân theo pháp luật của mỗi con
người, để mỗi người biết tôn trọng hơn những giá trị cuộc sống, giá trị tinh thần của
chính mình và của những người khác.
1.3 Lược sử phát triển của chế định bồi thường thiệt hại tinh thần trong luật
Việt Nam qua các giai đoạn
Trải qua các thời kỳ lịch sử khác nhau, ở các nước khác nhau được quy định

khác nhau về cách thức bồi thường, thiệt hại phải bồi thường, cũng như mức độ
phải bồi thường. Trong lịch sử, Việt Nam là quốc gia phong kiến trải qua nhiều
triều đại, chế độ nên cũng có những quy định khác nhau về bồi thường thiệt hại.
 Dưới thời Lê, Nguyễn:
Dưới chế độ phong kiến, trong các quy định liên quan đến trách nhiệm bồi
thường thiệt hại của Quốc triều Hình luật và Hoàng Việt luật lệ, thuật ngữ “thiệt hại
về tinh thần” không được đề cập nhưng thông qua một số điều luật cụ thể chúng ta
có thể suy đoán được đó là bồi thường thiệt hại tinh thần. Ví dụ: trong Quốc triều
Hình luật, Điều 472 quy định trường hợp đánh quan chức bị thương thì ngoài tiền
bồi thường thương tích thì người gây thiệt hại còn phải đền tiền tạ, hay Điều 473
quy định các trường hợp lăng mạ quan chức… Ở các ví dụ trên đây, khoản tiền tạ
có thể được hiểu là khoản bồi thường thiệt hại về tinh thần cho các vị quan lại
phong kiến, tùy theo địa vị xã hội của họ do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm hại.
Đối với người dân thường khoản tiền tạ không được pháp luật phong kiến đề cập.
Đây là sự bất bình đẳng về pháp luật trong xã hội phong kiến, chỉ có danh dự nhân
phẩm của tầng lớp vua chúa, quan lại mới được bảo vệ, còn thứ dân thì không quan
GVHD: Nguyễn Văn Khuê

19

SVTH: Cao Thị Dung


Đề tài: Bồi thường thiệt hại tinh thần theo quy định của Bộ luật dân sự 2005

tâm. Ngoài ra, bồi thường thiệt hại về tinh thần còn được dự liệu chung cho tất cả
mọi người trong trường hợp từ hôn, nghĩa là đã nhận đồ sính lễ gả con gái rồi lại
thay đổi ý kiến, hoặc nhà trai đã mang đồ sính lễ đến dạm hỏi rồi mà thay đổi ý kiến
không kết hôn nữa phải bồi thường thiệt hại về danh dự cho người kia (Điều 315
Quốc triều Hình luật và Điều 94 Hoàng Việt luật lệ).

Nhìn chung, các quy định trong Quốc triều Hình luật và Hoàng Việt luật lệ
đều thấy việc bồi thường mang tính chất hình phạt và đều nhằm mục đích bảo vệ lợi
ích của giai cấp quan lại, địa chủ phong kiến, còn quyền và lợi ích của người dân thì
không được chú trọng. Đây là sự bất công trong xã hội lúc bấy giờ.
 Dưới thời Pháp thuộc:
Dưới thời Pháp thuộc, do tiếp thu sự tiến bộ của khoa học pháp lý phương
Tây, trách nhiệm dân sự đã được tách khỏi trách nhiệm hình sự và được thể hiện
trong hai bộ luật: Dân luật Bắc kỳ và Hoàng Việt Trung kỳ hộ luật7. Điều 712 Dân
luật Bắc kỳ và Điều 716 Hoàng Việt Trung kỳ hộ luật quy định: “người nào làm bất
cứ việc gì gây thiệt hại cho người khác do lỗi của mình đều phải bồi thường thiệt
hại”. Thiệt hại được quy định trong hai bộ luật cũng được chia thành thiệt hại về vật
chất và thiệt hại về tinh thần. Về thiệt hại về tinh thần: pháp luật bảo hộ quyền của
người dân trong việc khai sinh, khai tử, kết hôn. Điều 22 Dân luật Bắc kỳ và Hoàng
Việt Trung kỳ hộ luật “Hộ lại… không chịu đăng ký một việc sinh, tử, giá thú mà
người ta khai với mình… thì bị phạt từ 5 đồng đến 100 đồng”. Pháp luật cũng quy
định sự bồi thường thiệt hại về tinh thần trong trường hợp từ hôn.
Tóm lại, thông qua các chế định pháp luật từ thời Lê, Nguyễn đến Pháp
thuộc, pháp luật Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng làm nền tảng cho
hệ thống pháp luật sau này như: giá trị tinh thần của con người được chú trọng, các
yếu tố làm phát sinh trách nhiệm bồi thường (có thiệt hại xảy ra; có hành vi vi
phạm, có lỗi; có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi gây thiệt hại và thiệt hại xảy
ra).
 Từ sau cách mạng tháng Tám đến nay:
7

Bộ Tư pháp- Viện nghiên cứu khoa học pháp lý (1998), Một số vấn đề về pháp luật dân sự từ thế kỷ XV
đến thời Pháp thuộc, NXB Chính trị quốc gia, trang 159.

GVHD: Nguyễn Văn Khuê


20

SVTH: Cao Thị Dung


Đề tài: Bồi thường thiệt hại tinh thần theo quy định của Bộ luật dân sự 2005

Ngày 02 tháng 9 năm 1945, tại Quảng trường Ba Đình- Hà Nội, Bác Hồ đọc
bản tuyên ngôn độc lập khai sinh nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. Ngày 10 tháng
10 năm 1945 chủ tich Hồ Chí Minh đã ký sắc lệnh số 90/SL cho phép sử dụng một
số luật lệ hiện hành ở Bắc- Trung- Nam cho đến khi ban hành những bộ luật thống
nhất cho toàn quốc, nhưng những luật lệ ấy không trái với những độc lập của nước
Việt Nam và chính thể dân chủ cộng hòa. Với tinh thần đó, lần lượt các Bộ luật dân
sự như: Bộ luật Dân sự Nam kỳ giản yếu 1883; Bộ Dân luật Bắc kỳ 1931 và Bộ
Dân luật Trung kỳ 1936 được tiếp tục ban hành8. Tuy nhiên, Việt Nam lại phải lao
vào cuộc chiến chống Đế quốc Mỹ xâm lược. Do nhiệm vụ cấp thiết nên hai bản
Hiếp pháp 1946 và Hiến pháp 1959 vẫn không có quy định nào đề cập bồi thường
thiệt hại ngoài hợp đồng do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm và bồi thường
thiệt hại về tinh thần.
Tiếp đến, liên quan đến bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, Thông tư số 173
năm 1972 của Tòa án nhân dân tối cao9 chỉ quy định là: “phải có thiệt hại. Đó là
thiệt hại vật chất, biểu hiện cụ thể là về tài sản, hoặc là những chi phí và những thu
nhập bị giảm sút hay bị mất do có thiệt hại về tính mạng, sức khỏe đưa đến. Thiệt
hại ấy phải thực sự đã xảy ra và có thể tính toán được. Tuy nhiên, đối với loại thiệt
hại như: hoa mà sắp được thu hoạch một cách tương đối chắc chắn mà bị làm hư
hỏng, hay súc vật sắp đến ngày đẻ mà bị làm chết, thì có thể xem xét thiệt hại một
cách thích đáng”. Ở đây, chúng ta chỉ thấy Thông tư đề cập đến thiệt hại vật chất
mà không nói đến tổn thất về tinh thần, mà chỉ quy định về bồi thường thiệt hại tài
sản, cũng như những thiệt hại vật chất do tính mạng, sức khỏe bị xâm phạm.
Hiến pháp 1980 tại Điều 70 có quy định: “Công dân có quyền được pháp luật

bảo hộ về tính mạng, tài sản, danh dự, nhân phẩm”, lần đầu tiên danh dự, nhân
phẩm được đưa vào Hiến pháp.
Đến Hiến pháp 1992, bên cạnh những giá trị vật chất thì giá trị về tinh thần
của con người được chú trọng, quan tâm hơn: “Công dân có quyền bất khả xâm
8

Trường Đại học luật Hà Nội (2007): giáo trình luật Dân sự Việt Nam (tập 1), NXB Công an nhân dân, trang
25.
9
Tiểu mục 1 mục A phần II Thông tư của Tòa án nhân dân tối cao số 173/UBTP ngày 23/3/1972 hướng dẫn
xét xử về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.

GVHD: Nguyễn Văn Khuê

21

SVTH: Cao Thị Dung


Đề tài: Bồi thường thiệt hại tinh thần theo quy định của Bộ luật dân sự 2005

phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân
phẩm… Nghiêm cấm mọi hình thức bức cung, nhục hình, xúc phạm danh dự, nhân
phẩm của công dân”. Nhưng những thiệt hại về tinh thần vẫn chưa được quy định
cụ thể trong văn bản nào.
Như vậy, trước khi Quốc hội thông qua Bộ luật dân sự 1995, chưa có quy định
cụ thể nào của pháp luật buộc người gây thiệt hại phải bồi thường khoản tiền để bù
đắp do tổn thất về tinh thần. Do còn quan niệm cho rằng, tổn thất về tinh thần, danh
dự, nhân phẩm, uy tín thì không thể tính ra thành tiền được và tinh thần được coi là
một phạm trù “phi vật chất”.

Thực tiễn xét xử trong nhiều năm cho thấy, cần buộc người gây thiệt hại phải
bồi thường một khoản tiền để bù đắp về tinh thần cho người cho người bị thiệt hại
(trong trường hợp sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm) hoặc cho
người thân thích của người bị thiệt hại (nếu là tính mạng bị xâm hại) là cần thiết,
phù hợp với tập quán và truyền thống văn hóa xã hội của dân tộc Việt Nam, phù
hợp với xu hướng chung của thế giới.
Với sự ra đời của Bộ luật dân sự 1995, việc bồi thường tổn thất về tinh thần đã
được quy định, theo khoản 4, Điều 614 thì: “Tùy từng trường hợp, Tòa án quyết
định buộc người gây thiệt hại do xâm phạm tính mạng phải bồi thường một khoản
tiền bù đắp tổn thất về tinh thần cho những người thân thích gần gũi nhất của nạn
nhân”. Tương tự như vậy, đối với trường hợp xâm phạm đến sức khỏe của người
khác (Điều 613). Theo các quy định trên, vấn đề bồi thường tổn thất về tinh thần
phụ thuộc vào Tòa án. Việc xác định một khoản tiền để buộc người gây thiệt hại
phải bồi thường cho người thân thích của người bị chết để bù đắp tổn thất về tinh
thần cho họ hoàn toàn do Tòa án quyết định. Điều luật cũng chỉ quy định : “Tùy
từng trường hợp…” chứ không quy định trường hợp nào cũng phải buộc người gây
thiệt hại phải bồi thường. Trong quá trình áp dụng Bộ luật dân sự 1995, nếu là xâm
phạm tính mạng thì dường như Tòa án buộc phải giải quyết vấn đề bồi thường tổn
thất về tinh thần.
Cho đến khi có Bộ luật dân sự năm 1995, nhiều tác giả vẫn khẳng định chỉ có
tổn thất về vật chất mới được bồi thường. Chẳng hạn, theo một tác giả thì “người
GVHD: Nguyễn Văn Khuê

22

SVTH: Cao Thị Dung


Đề tài: Bồi thường thiệt hại tinh thần theo quy định của Bộ luật dân sự 2005


gây thiệt hại cũng không phải bồi thường về những nỗi đau khổ của gia đình nạn
nhân, vì tình cảm của con người là vô giá”10, Tương tự, theo một tác giả khác thì
“thiệt hại phải là thiệt hại vật chất tức là biểu hiện cụ thể thành thiệt hại về tài sản.
Thiệt hại về tinh thần, về tình cảm không thể tính thành tài sản”11.
Khi Quốc hội thông qua Bộ luật dân sự 2005 thay thế Bộ luật dân sự 1995,
trách nhiệm bồi thường thiệt hại tinh thần đã được quy định cụ thể hơn, hoàn thiện
hơn. Sau khi Bộ luật dân sự 2005 có hiệu lực (01-01-2006), ngày 08-07-2006, Hội
đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao cũng đã kịp thời ban hành Nghị quyết số
03/2006/NQ-HĐTP hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật dân sự 2005 về
bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, trong đó có bồi thường thiệt hại tinh thần.
Theo Nghị quyết, trong mọi trường hợp, khi tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân
phẩm, uy tín bị xâm hại thì người bị thiệt hại hoặc người thân thích gần gũi nhất của
người bị thiệt hại (trong trường hợp tính mạng bị xâm hại) sẽ được bồi thường
khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần.
Như vậy, trải qua một thời gian dài với nhiều quan điểm khác nhau, chế định
bồi thường thiệt hại tinh thần đã được Quốc hội quy định trong Bộ luật dân sự một
cách chi tiết, bảo đảm việc áp dụng khi xét xử các vụ án dân sự và vụ án hình sự có
phần bồi thường thiệt hại do bị xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân
phảm, uy tín.
1.4 Chế định bồi thường thiệt hại tinh thần trong luật của một số nước trên thế
giới.
1.4.1 Luật của Pháp
Ở Pháp, liên quan đến vấn đề bồi thường tổn thất về tinh thần, do không có
văn bản nên lúc đầu Tòa án không chấp nhận cho bồi thường. Bởi lẽ, bồi thường
thiệt hại được tính bằng tiền nên có gì đó không tương ứng với tổn thất về tinh thần.
Tuy nhiên, án lệ Pháp ngày nay đã theo hướng chấp nhận bồi thường tổn thất về
tinh thần. Họ quan niệm rằng tiền không thể xóa bỏ những tổn thất về tinh thần

10


Trịnh Khánh Phong: Tìm hiểu dân luật Việt Nam, NXB.Phổ thông, 1987, trang 131.

11

Ngô Văn Thâu: Một số điều cần biết trong các quyền dân sự của công dân, NXB Phổ Thông, trang 49.

GVHD: Nguyễn Văn Khuê

23

SVTH: Cao Thị Dung


Đề tài: Bồi thường thiệt hại tinh thần theo quy định của Bộ luật dân sự 2005

nhưng nó cũng phần nào thỏa mãn người bị hại và là một loại chế tài cho người có
vi phạm.
Thực tiễn xét xử hiện đại, Luật Pháp thừa nhận rằng thiệt hại về tinh thần phải
được bồi thường, nếu có yêu cầu ngay cả trong trường hợp đó là yêu cầu thuần túy
và không gắn liền với bất kỳ thiệt hại vật chất nào, và bất kể thiệt hại đó phát sinh
trong hay ngoài quan hệ hợp đồng. Danh sách thiệt hại tinh thần có thể được bồi
thường luôn được bổ sung và ngày càng dài ra, các thiệt hại tinh thần được kể
như12:
Thiệt hại về niềm vui. Do hành vi của người khác, một người có thể từ đó về
sau không có cơ hội được sống trong một niềm hứng thú nào đó: bị thương tật ở
chân và không còn có thể chạy bộ để tập thể dục mỗi sáng; phát hiện cả một con
chuột nhỏ trong món ăn ưa thích và không còn muốn ăn lại món ăn đó.
Thiệt hại liên quan đến tình cảm. Do hành vi của người khác, một người phải
chịu sự mất mát về tình cảm không thể bù đắp: cơ quan bảo hiểm xã hội thông báo
nhầm cho các con của X rằng X đã chết, trong khi người chết thực ra là một người

khác, các con đã khóc ròng và đau khổ trong mấy ngày liền cho đến khi được biết
cha họ vẫn còn sống.
Thiệt hại về danh dự, tên tuổi. Do hành vi của người khác, một người cảm thấy
uy tín xã hội của mình bị giảm sút: bôi nhọ người khác trên báo chí.
Thiệt hại thẩm mỹ. Do hành vi của người khác, một người có thể không còn
giữ được ngoại hình có khả năng thu hút: một vết sẹo to ở đầu gối và không thể mặc
váy ngắn.
Án lệ Pháp, sau một thời gian dài cân nhắc, quyết định rằng bất kỳ ai viện dẫn
được lợi ích tinh thần được bảo vệ đã bị xâm hại bởi hành vi của một người khác thì
đều có thể yêu cầu bồi thường thiệt hại tinh thần ấy, dù người đó có thể là anh, chị,
em, người yêu, thậm chí bạn bè của người chịu sự tác động trực tiếp của hành vi trái
pháp luật. Bởi vậy, người thân mà không có quan hệ họ hàng có thể kiện, trong khi
người có quan hệ họ hàng mà không thân lại không có quyền đó.

12

TS.Nguyễn Ngọc Điện, Giáo trình luật So sánh, Khoa Luật, trường Đại học Cần Thơ, 2007, trang 58.

GVHD: Nguyễn Văn Khuê

24

SVTH: Cao Thị Dung


Đề tài: Bồi thường thiệt hại tinh thần theo quy định của Bộ luật dân sự 2005

Về chế tài13: Đôi khi các thẩm phán chỉ tuyên phạt tượng trưng một đồng bạc
bồi thường thiệt hại tinh thần, được gọi là một đồng bạc danh dự. Tuy nhiên, loại
chế tài này thường chỉ được áp dụng trong trường hợp người bị thiệt hại không đòi

hỏi gì khác. Vả lại, một đồng bạc danh dự, kèm theo đó thường là việc công bố rộng
rãi quyết định chế tài, đã mang đầy đủ tính chất của sự bồi thường thiệt hại tinh
thần. Tòa Phá án Pháp, về phần mình, giám sát việc chế tài dưới hình thức buộc trả
một đồng bạc tượng trưng với thái độ thận trọng: nếu thẩm phán cho rằng thiệt hại
có thể bồi thường bằng một đồng bạc tượng trưng và yêu cầu người gây thiệt hại trả
một đồng bạc tượng trưng, thì quyết định của thẩm phán sẽ được Tòa Phá án tán
đồng; ngược lại, nếu suy nghĩ một cách nông cạn, thẩm phán cho rằng việc bồi
thường thiệt hại tinh thần luôn chỉ có thể thực hiện một cách tượng trưng thì Tòa
Phá án có thể hủy quyết định ấy. Ngày nay, các thẩm phán có xu hướng quyết định
mức bồi thường thiệt hại tinh thần bằng tiền tùy theo tầm vóc của thiệt hại, trong
nhiều trường hợp, số tiền bồi thường lên rất cao.
1.4.2 Luật của Đức
Về nguyên tắc, Luật Đức không bồi thường thiệt hại tinh thần. Khá dè dặt so
với luật của Pháp, Luật của Đức không phủ nhận tính hiện thực của cái mà họ gọi là
thiệt hại phi vật chất; thế nhưng, luật trên nguyên tắc không thừa nhận khả năng
thực hiện bồi thường thiệt hại phi vật chất. Theo tinh thần của Bộ luật dân sự Cộng
hòa liên bang Đức Điều 253 và Điều 847, thiệt hại được yêu cầu bồi thường chỉ có
thể là thiệt hại được định giá bằng tiền.
Tuy nhiên, quy tắc này hiện nay chỉ còn đứng vững đối với trách nhiệm dân sự
trong hợp đồng. Trách nhiệm dân sự ngoài hợp đồng, trong nhiều trường hợp ngoại
lệ có thể quy kết trên cơ sở xác định thiệt hại không có tính tài sản. Ngoại lệ đó là:
Thiệt hại gây ra đối với quyền nhân thân. Mọi chuyện bắt đầu từ hai vụ án tiêu
biểu. Vụ thứ nhất: Một chủ quán rượu có hình ảnh được chụp trong một cuộc thi
show-jumping, hình ảnh này sau đó lại được dùng cho một show quảng cáo thuốc
kích dục mà không có sự đồng ý của người trong ảnh. Vụ thứ hai: một giáo sư luật
quốc tế và luật giáo hội, qua một chuỗi tình huống kỳ lạ, lại biết đến trong một bài
13

TS.Nguyễn Ngọc Điện, Giáo trình luật So sánh, Khoa Luật, trường Đại học Cần Thơ, 2007, trang 60.


GVHD: Nguyễn Văn Khuê

25

SVTH: Cao Thị Dung


×