Tải bản đầy đủ (.pdf) (92 trang)

LUẬN văn LUẬT tư PHÁP DANH dự NHANA PHẨM và bí mật đời tư TRONG LUẬT VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (983.78 KB, 92 trang )

Luận văn tốt nghiệp.

GVHD: Tiến sỹ Nguyễn Ngọc ðiện

TÊN ðỀ TÀI:

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

Mssv: 5032044

1
SVTH: NguyễnThịThanh Bình

MSSV : 5032044


Luận văn tốt nghiệp.

GVHD: Tiến sỹ Nguyễn Ngọc ðiện

Chương I
Quyền ñược bảo vệ danh dự nhân phẩm.
I. Quyền ñược bảo vệ danh dự, nhân phẩm, tầm quan trọng của việc bảo vệ danh dự,
nhân phẩm.
1.Quyền ñược bảo vệ danh dự, nhân phẩm, một bộ phận của quyền nhân thân.
1.1 Các quyền nhân thân trong luật dân sự Việt Nam.
1.2 các ñặc ñiểm cơ bản của quyền nhân than.
2. Tầm quan trọng của việc bảo vệ danh dự, nhân phẩm con người.
2.1 bảo vệ danh dự, nhân phẩm là bảo vệ một phạm trù lịch sử, mang giá trị và
chất xã hội.


bản

2.2 Bảo vệ danh dự, nhân phẩm là bảo vệ phẩm giá cao quý của mỗi con người.
3. Quyền ñược bảo vệ danh dự, nhân phẩm trong luật dân sự Việt Nam.
II. Thực trạng của vấn ñề xâm phạm danh dự, nhân phẩm.
1. Xâm phạm danh dự, nhân phẩm của trẻ em.
1.1 Trong môi trường sinh hoạt hằng ngày.
1.2 Trong xâm hại tình dục.
Xâm Học
phạm danh
phẩm
của @
phụ Tài
nữ.
Trung2.tâm
liệu dự,
ĐHnhân
Cần
Thơ
2.1 Trong bạo hành gia ñình.

liệu học tập và nghiên cứu

2.2Trong quấy rối tình dục.
2.3 Trong vấn ñề buôn bán phụ nữ.
3. Xâm phạm danh dự, nhân phẩm của người lao ñộng.
4. Xâm phạm danh dự, nhân phẩm bằng một số hình thức ñặc thù.
4.1 Trong hoạt ñộng báo chí.
4.2 Trong tin nhắn, thư ñiện tử.
III. Các biện pháp bảo vệ và vấn ñề bồi thường thiệt hại khi danh dự, nhân phẩm bị

xâm hại.
1. Các biện pháp bảo vệ danh dự, nhân phẩm trong luật dân sự Việt Nam.
2. Các căn cứ ñể ñược bồi thường thiệt hại khi danh dự, nhân phẩm bị xâm hại.
3. Bồi thường thiệt hại khi danh dự, nhân phẩm bị xâm hại theo luật dân sự
3.1 Thực tiễn về bồi thường thiệt hại khi danh dự, nhân phẩm bị xâm hại theo luật dân sự.
3.2 Những vướng mắc trong vấn ñề bồi thường thiệt hại danh dự, nhân phẩm theo luật
dân sự.
4 . Bồi thường thiệt hại khi danh dự, nhân phẩm bị xâm hại theo nghị quyết 388.
2
SVTH: NguyễnThịThanh Bình

MSSV : 5032044


Luận văn tốt nghiệp.

GVHD: Tiến sỹ Nguyễn Ngọc ðiện

4.1 Thực tiễn về bồi thường thiệt hại danh dự, nhân phẩm theo nghị quyết 388.
4.2 Những vướng mắc khi bồi thường thiệt hại danh dự, nhân phẩm theo nghị quyết 388.

Chương II
Bí mật ñời tư
I.Bí mật ñời tư và những biểu hiện của quyền bí mật ñời tư.
1. quan niệm về bí mật ñời tư.
2.Những biểu hiện của quyền bí mật ñời tư.
2.1 Quyền bí mật về thư tín.
2.2 Quyền bí mật ñối với hình ảnh.
2.3 Quyền bí mật ñối với tiếng nói.
II.Bí mật ñời tư trong một số trường hợp ñặc thù.


Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

1. Bí mật ñời tư trong trường hợp các thông tin cá nhân ñược lưu trữ ở các cơ quan công
quyền ( thuế)
2. Bí mật ñời tư trong phiên tòa xét xử công khai.
3. Bí mật ñời tư ñối với các phương tiện thông tin

4. Bí mật ñời tư ñối với vợ chồng.
III . Nguyên nhân của thực trạng, ý kiến ñề xuất.
1. Ý thức tôn trọng quyền còn hạn chế
2. Chủ thể quyền không thực hiện quyền.
3. Thiếu căn cứ ñể áp dụng các biện pháp bảo vệ
4. Cơ chế thực thi quyền chưa thực sự hiệu quả.
3
SVTH: NguyễnThịThanh Bình

MSSV : 5032044


Luận văn tốt nghiệp.

GVHD: Tiến sỹ Nguyễn Ngọc ðiện

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

4
SVTH: NguyễnThịThanh Bình

MSSV : 5032044



Luận văn tốt nghiệp.

GVHD: Tiến sỹ Nguyễn Ngọc ðiện

LỜI NÓI ðẦU
Kể từ khi tuyên ngôn nhân quyền ñầu tiên của nhân loại ñược chính thức
tuyên bố “ Tất cả mọi người sinh ra ñều có quyền bình ñẳng, tạo hoá ban cho họ
những quyền không ai có thể xâm phạm ñược” ( tuyên ngôn ñộc lập của nước Mỹ,
1776) thì vấn ñề nhân quyền ñược toàn thể nhân loại quan tâm, trở thành vấn ñề
trọng tâm của việc lập pháp và bắt ñầu ñược ghi nhận hầu hết trong hệ thống pháp
luật của các quốc gia. Một xã hội càng tiến bộ bao nhiêu, nền tự do dân chủ càng
ñược mở rộng bao nhiêu thì con người càng ñược tôn trọng bấy nhiêu. Vấn ñề
nhân quyền mà cụ thể hơn là quyền nhân thân ngày càng ñược pháp luật các quốc
gia quy ñịnh ñầy ñủ, rõ ràng, song song ñó, các biện pháp bảo vệ cũng ngày càng
hoàn thiện và có hiệu quả. Ở nước ta, trước ñây, những vấn ñề về quyền nhân thân
ñược quy ñịnh chưa nhiều. Trong cuộc sống hàng ngày, họ tên, hình ảnh, ñời tư,
ñặc biệt là danh dự nhân phẩm của cá nhân dễ bị xâm phạm bởi nhiều ñộng cơ
khác nhau. Trước ñây khi bị xâm phạm, người bị xâm phạm chỉ ñược ñền bù
tượng trưng bằng cách xin lỗi chứ không có biện pháp nào ñể bồi thường thoả

Trung

ñáng những thiệt hại vật chất và tinh thần cho người ñó.
Qualiệu
20 năm
mới, Thơ
với sự @
ra ñời

củaliệu
Bộ luật
sự năm
1995 rồi Bộ
luật
tâm Học
ĐHñổiCần
Tài
họcdântập
và nghiên
cứu
dân sự năm 2005, quyền nhân thân ñã ñược Nhà nnước ta long trọng công nhận và

thực hiện nhiều biện pháp ñể bảo vệ. Cụ thể như vấn ñề họ tên, hình ảnh, ñời tư,
danh dự nhân phẩm ñã ñược pháp luật quy ñịnh ở nhiều văn bản, qua nhiều ngành
luật khác nhau. Trong khuôn khổ cuốn luận văn này, tác giả xin trình bầy hai vấn
ñề nhỏ thuộc quyền nhân thân ñược quy ñịnh trong luật dân sự nước ta hiện hành
là quyền ñược bảo vệ danh dự nhân phẩm và quyền về bí mật ñời tư. Với mục tiêu
trình bày một cách có hệ thống những vấn ñề liên quan ñền quyền ñược bảo vệ
danh dự, nhân phẩm và bí mật ñời tư ñựơc quy ñịnh trong luật hiện hành, các biện
pháp ñảm bảo thực hiện quyền và liên hệ việc thực tiễn ñể xem xét các vướng mắc
trong quá trình áp dụng luật. Từ ñó, tác giả cũng ñưa ra một số tồn tại và ý kiến ñề
xuất, ñưa ra những giải pháp góp phần hoàn chỉnh hai quyền luật trên.
Trong quá trình nghiên cứu, tác giả ñã sử dụng phương pháp duy vật lịch sử, duy
vật biện chứng, phương pháp phân tích, liệt kê, so sánh và tổng hợp luật viết ñể
hoàn thành ñề tài. Với tư cách là một khóa luận tốt nghiệp cử nhân luật, do trình
ñộ lý luận, ñặc biệt là kiến thức thực tiễn còn hạn chế, nhận thức vấn ñề chưa ñược
sâu, phản ánh thực tế chưa ñược ñầy ñủ nên trong quá trình nghiên cứu chắc hẳn
5
SVTH: NguyễnThịThanh Bình


MSSV : 5032044


Luận văn tốt nghiệp.

GVHD: Tiến sỹ Nguyễn Ngọc ðiện

Chương I

Quyền ñược bảo vệ danh dự, nhân phẩm.
I. Quyền ñược bảo vệ danh dự, nhân phẩm,và tầm quan trọng của việc
bảo vệ danh dự, nhân phẩm.
1.Quyền ñược bảo vệ danh dự nhân phẩm - một bộ phận của quyền nhân thân.
1.1 Các quyền nhân thân trong luật dân sự Việt Nam
Trong quan hệ dân sự, quyền nhân thân là một trong hai ñối tượng ñiều chỉnh chủ
yếu của Bộ luật dân sự và là một loại quan hệ mang tính xã hội sâu sắc, rộng lớn, phản ảnh
sự phát triển của xã hội, thể hiện thái ñộ của Nhà nước ñối với công dân. Nghiên cứu lịch
sử phát triển của pháp luật dân sự của các nước nói chung và Việt Nam trong thời kỳ trước
ñây nói riêng chúng ta thấy vấn ñề quyền nhân thân, quan hệ nhân thân chiếm một vị trí
không ñáng kể trong sự ñiều chỉnh của Pháp Luật dân sự, bị vấn ñề tài sản làm lu mờ, lấn
át. Hiện nay, hầu hết các quốc gia, tùy thuộc vào thể chế chính trị, sự phát triển của hệ
thống pháp luật, ở những mức ñộ khác nhau, ñều thừa nhận quyền nhân thân của con người
là một quyền tự nhiên, gắn liền với mỗi con người. Tuy nhiên, tuỳ thuộc vào từng chế ñộ
chính trị và chế ñộ kinh tế khác nhau cũng như truyền thống pháp lý khác nhau mà quyền
thân
và cách
bảoCần
vệ quyền
quốc liệu

gia cũng
sự khác
Trungnhân
tâm
Học
liệuthức
ĐH
Thơở mỗi
@ Tài
họccótập
và nhau.
nghiên cứu
“Quyền” hiểu theo góc ñộ pháp lý là ñiều mà pháp luật công nhận cho người có
quyền ñược hưởng, ñược làm, ñược ñòi hỏi. Có nhiều cách phân loại quyền khác nhau dựa
theo những cơ sở phân loại khác nhau. Dựa vào tính chất của ñối tượng thuộc quyền các
nhà làm luật chia thành quyền nhân thân và quyền tài sản. Quyền nhân thân của mỗi người
nhằm vào ñối tượng là tất cả những gì thuộc bản thân một người như: Họ tên, hình ảnh, sức
khỏe, tín ngưỡng…. ðiều 24 Bộ luật dân sự năm 2005 ñịnh nghĩa quyền nhân thân như
sau: “ quyền nhân thân ñược quy ñịnh trong Bộ luật này là quyền dân sự gắn liền với mỗi
cá nhân, không thể chuuyển giao cho người khác, trừ trường hợp pháp luật có quy ñịnh
khác”.
Các quyền nhân thân cụ thể của mỗi cá nhân ñược quy ñịnh tại Mục 2 Chương II,
Phần thứ nhất của Bộ luật dân sự từ ðiều 26 ñến ðiều 51, bao gồm các quyền sau:
Quyền ñối với họ, tên (ðiều 26)
Quyền thay ñổi họ, tên (ðiều 27)
Quyền xác ñịnh dân tộc (ðiều 28)
Quyền ñược khai sinh (ðiều 29)
6
SVTH: NguyễnThịThanh Bình


MSSV : 5032044


Luận văn tốt nghiệp.

GVHD: Tiến sỹ Nguyễn Ngọc ðiện

Quyền ñược khai tử (ðiều 30)
Quyền của cá nhân ñối với hình ảnh (ðiều 31)
Quyền ñược ñảm bảo an toàn về tính mạng, sức khoẻ, thân thể (ðiều 32)
Quyền hiến bộ phận cơ thể (ðiều 33)
Quyền hiến xác, bộ phận cơ thể sau khi chết (ðiều 34)
Quyền nhận bộ phận cơ thể người (ðiều 35)
Quyền xác ñịnh lại giới tính (ðiều 36)
Quyền ñược bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín (ðiều 37)
Quyền bí mật ñời tư (ðiều 38)
Quyền kết hôn (ðiều 39)
Quyền bình ñẳng vợ, chồng (ðiều 40)
Quyền ñược hưởng sự chăm sóc giữa các thành viên trong gia ñình (ðiều 41)
Quyền ly hôn (ðiều 42)
Quyền nhận, không nhận cha, mẹ, con (ðiều 43)
Quyền ñược nuôi con nuôi và quyền ñược nhận làm con nuôi (ðiều 44)
Quyền ñối với quốc tịch (ðiều 45)
Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở (ðiều 46)
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài
Quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo (ðiều 47)

liệu học tập và nghiên cứu

Quyền tự do ñi lại, tự do cư trú (ðiều 48)

Quyền lao ñộng (ðiều 49)
Quyền tự do kinh doanh (ðiều 50)
Quyền tự do nghiên cứu, sáng tạo (ðiều 51).
Việc ghi nhận các quyền nhân thân của cá nhân trong Bộ luật dân sự như trên có ý
nghĩa quan trọng nhằm cụ thể hóa những quyền cơ bản của công dân ñã ñựợc Hiến pháp
quy ñịnh, thể hiện sự tôn trọng và bảo vệ quyền, lợi ích chính ñáng của con người trong xã
hội. Nó là cơ sở pháp lý ñể bảo vệ cho cá nhân tồn tại với tư cách là một thực thể, một chủ
thể ñộc lập trong cộng ñồng. So với Bộ luật dân sự năm 1995 thì quyền nhân thân trong Bộ
luật dân sự năm 2005 bên cạnh sự kế thừa các quy ñịnh cũ còn có sự sửa ñổi ,bổ sung cho
phù hợp với thực tiễn, trong ñó có 4 ñiều mới là ðiều 33, ðiều 34, ðiều 35 và ðiều 36.
Theo ñánh giá của giáo sư Ravanas - trường ðại học Aix- marseille thì quy ñịnh về quyền
nhân thân trong Bộ luật dân sự Việt Nam có thể coi là mẫu mực trên thế giới, bởi vì thực tế
rất ít Bộ luật dân sự nào dành hẳn một mục ñể quy ñịnh một cách cụ thể và ñầy ñủ về
quyền nhân thân như vậy. Bộ luật dân sự Pháp ñược coi là Bộ luật dân sự tiêu biểu trên thế
7
SVTH: NguyễnThịThanh Bình

MSSV : 5032044


Luận văn tốt nghiệp.

GVHD: Tiến sỹ Nguyễn Ngọc ðiện

giới, cũng chỉ có khoảng mười ñiều luật dành cho quyền nhân thân của cá nhân mà chủ yếu
tập trung vào quyền liên quan ñến sự toàn vẹn thân thể và bí mật ñời tư1.
1.2 Các ñặc ñiểm cơ bản của quyền nhân thân.
Qua nghiên cứu ta thấy các quyền nhân thân có một số ñặc ñiểm cơ bản sau ñây2:

Tất cả mọi người từ khi sinh ra ñều có quyền nhân thân, ñó là quyền ñược thừa nhận

cho tất cả mọi người không phân biệt giới tính, giai cấp, ñịa vị xã hội. Quyền nhân thân có
từ khi cá nhân sinh ra và tồn tại cho ñến khi cá nhân ñó chết ñi, là hệ quả của sự xác lập
do luật ñịnh. ðây là sự khác biệt so với quyền tài sản, bởi vì nguyên tắc bình ñẳng về mặt
dân sự không quy ñịnh tất cả mọi người ñều có khả năng hưởng những quyền như nhau.
Có nghĩa là, quyền nhân thân nói chung hay quyền ñược bảo vệ danh dự, nhân phẩm,
quyền bí mật ñời tư nói riêng của cá nhân là một quyền thực tế chứ không phải là một
quyền mang tính khả năng tiềm tàng của mỗi con người, và nó cũng ñã ñược quy ñịnh
một cách thực tế chứ không phải là triết lý suông.

Quyền nhân thân không nằm trong tài sản của cá nhân. Tài sản ở dây có thể hiểu là
toàn bộ các yếu tố tiền bạc. Có một hệ quả thực tiễn là chủ nợ của một cá nhân không thể
ñặt mình vào vị trí con nợ ñể ñòi bồi thường thiệt hại. ðiều này có thể thấy ñược dễ dàng
ví dụ sau : Anh A nợ anh B một khoản tiền, và anh A lại ñang kiện ñòi bồi
Trungthông
tâm qua
Học
liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
thường một khoản tiền vì danh dự, nhân phẩm bị xâm phạm. B không thể ñặt mình vào vị
trí của A ñể ñòi bồi thường.

Quyền nhân thân không thể bị ñịnh ñoạt, có nghĩa là không thể bị chuyển giao và
cũng không thể bị kê biên. Chủ nợ không thể kê biên quyền nhân thân của con nợ. Hiểu
một cách ñơn giản là quyền nhân thân không thể là ñối tượng ñể ñưa ra trao ñổi, buôn
bán, tặng, cho. Như trong ví dụ nói trên, thậm chí khi tất cả các tài sản của A bị kê biên
thì quyền ñòi bồi thường thiệt hại về danh dự, nhân phẩm của anh A cung không thể bị kê
biên.

Quyền nhân thân không có nội dung (bản chất) kinh tế. ðặc ñiểm của quyền nhân
thân là không thể chuyển giao cho người khác ñược, trừ một số trường hợp pháp luật quy
ñịnh khác. Cần phải nhận thức rằng việc không thể chuyển giao cho người khác chỉ là ñặc

ñiểm của quyền nhân thân chứ không phải là tiêu chí phân biệt quyền nhân thân với các
quyền khác. Ví dụ quyền bầu cử, ứng cử của công dân cũng là một quyền không thể
chuyển giao cho người khác ñược nhưng ñó không phải là quyền nhân thân. Hay theo quy
1
2

Hội thảo khoa học “ Quyền nhân thân và bảo vệ quyền nhân thân bằng pháp luật dân sự”- 1997
Hội thảo khoa học “ Quyền nhân thân và bảo vệ quyền nhân thân bằng pháp luật dân sự”- 1997

8
SVTH: NguyễnThịThanh Bình

MSSV : 5032044


Luận văn tốt nghiệp.

GVHD: Tiến sỹ Nguyễn Ngọc ðiện

ñịnh tại ñiểm c khoản 2 ðiều 738 Bộ luật dân sự năm 2005 thì quyền công bố hoặc cho
người khác công bố tác phẩm ñược coi là quyền nhân thân thuộc quyền tác giả. Tuy
nhiên, quyền công bố hoặc cho người khác công bố tác phẩm của tác giả có thể ñược
chuyển giao cho người khác khi bảo ñảm các ñiều kiện do pháp luật về sở hữu trí tuệ quy
ñịnh (khoản 1 ðiều 742- chuyển giao quyền tác giả.). Mặc dù không thể chuyển giao,
nhưng người ta có thể khai thác ñược lợi ích từ một số quyền nhân thân. Chẳng hạn uy tín
của cá nhân không thể tặng cho, trao ñổi nhưng thông qua sự giới thiệu của một cá nhân
có uy tín, một công ty có thể bán ñược nhiều sản phẩm hơn, và ñương nhiên, người này
cũng sẽ thu ñược một khoản tiền thông qua việc khai thác uy tín của mình. Hay như trong
lĩnh vực ñời tư liên quan ñến hình ảnh, nhiều người ñược biết ñến như minh tinh màn bạc
ñã ký hợp ñồng với các cơ quan thông tin xuất bản.


Quyền nhân thân không thể tách rời chủ thể. Tức là không có khái niệm quyền nhân
thân chung chung mà không gắn vời bất kì một chủ thể nào.

Không mất ñi do thời hiệu. Quyền nhân thân luôn tồn tại ngay cả trong trường hợp
không sử dụng trong một thời gian dài3.
Quyền nhân thân của mỗi người mặc dù ñược pháp luật tôn trọng và bảo vệ, nhưng
vì thế mà tuyệt ñối hóa các quyền này thành ñặc quyền và ñặt nó trên lợi ích
Trungkhông
tâmthể
Học
liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
khác của Nhà nước, của tập thể và cá nhân khác. Trong mối quan hệ biện chứng giữa
quyền nhân thân của mỗi cá nhân với các lợi ích cộng ñồng thì không thể có quyền nhân
thân tuyệt ñối mà quyền nhân thân chỉ có tính tương ñối. Trong một cộng ñồng, quyền của
người này thường liên quan ñến nghĩa vụ của người khác. Quyền nhân thân của mỗi người
có ñược thực hiện hay không trước hết tùy thuộc vào sự tôn trọng của những người khác.
Chính vì vậy, pháp luật quy ñịnh mọi người có nghĩa vụ tôn trọng quyền nhân thân của
người khác.
Là một bộ phận của quyền nhân thân nên quyền ñược bảo vệ danh dự, nhân phẩm
và quyền bí mật ñời tư cũng có những ñặc ñiểm của quyền nhân thân như ñã trình bày ở
trên.
2. Tầm quan trọng của việc bảo vệ danh dự, nhân phẩm con người.
2.1 Bảo vệ danh dự, nhân phẩm là bảo vệ một phạm trù lịch sử, mang giá trị và
bản chất xã hội.4

3
4

Bản thảo Luật dân sự chuyên khảo - Chủ thể quan hệ pháp luật, Tiến sỹ Nguyễn Ngọc ðiện

Quyền con người ở Trung Quốc và Việt Nam, NXB Quốc gia Hà Nội

9
SVTH: NguyễnThịThanh Bình

MSSV : 5032044


Luận văn tốt nghiệp.

GVHD: Tiến sỹ Nguyễn Ngọc ðiện

Danh dự, nhân phẩm là một phạm trù lịch sử, mang giá trị và bản chất xã hội. Danh
dự, nhân phẩm của con người là giá trị phổ biến của mỗi cá nhân tuy nhiên chúng chỉ trở
thành hiện thực khi ñược luật pháp thừa nhận và bảo vệ, nghĩa là dưới dạng các quyền con
người không thể vượt qua khỏi các chuẩn mực ñạo ñức của xã hội ñã thống nhất ghi nhận
bằng pháp luật quốc gia và quốc tế. Tức là, một mặt nhân phẩm và danh dự là giá trị tuyệt
ñối xét theo nghĩa là thuộc tính vốn có không phụ thuộc vào bất cứ sự giới hạn nào. Nhưng
mặt khác, do chỗ con người tồn tại không phải bên ngoài xã hội loài người mà với tư cách
là thành viên của một công ñồng người nhất ñịnh bởi vậy, ñể khẳng ñịnh và bảo vệ ñược
danh dự, nhân phẩm của mình con người buộc phải hạn ñịnh “giá trị tuyệt ñối” ấy theo
hoàn cảnh ñặc thù của sự phát triển kinh tế xã hội nhất ñịnh. Danh dự, nhân phẩm là bản
chất sâu lắng, cấu thành giá trị nhân văn của con người, là cốt lõi của các quyền con người.
Tuy nhiên, danh dự, nhân phẩm con người không thể tồn tại biệt lập, tách khỏi ñời
sống hiện thực, lịch sử. Cụ thể, mỗi cá nhân ñều tồn tại trong một cộng ñồng người hay
một quốc gia nhất ñịnh. Bởi vậy, mặc dù mang giá trị tuyệt ñối, là giá trị phổ biến nhưng
khi chúng tồn tại dưới dạng các quyền của con người thì chúng trở thành phạm trù mang
tính lịch sử, vừa mang tình phổ biến vừa ñặc thù. Phổ biến vì ñó là thuộc tính cơ bản, ñặc
thù vì hiện thực hóa những nhu cầu thiết yếu ấy phụ thuộc váo sự phát triển nhất ñịnh của
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

xã hội, kinh tế, văn hóa, truyền thống…của từng quốc gia. Như vậy, ñể thực hiện ñược
danh dự nhân phẩm của mình, mỗi cá nhân nhất thiêt và trước hết phải tôn trọng danh dự
nhân phẩm của người khác, ñó chính là nguyên tắc cống hiến và hưởng thụ, nghĩa là quyền
gắn liền với nghĩa vụ và chỉ trên nguyên tắc ấy quyền ñược bảo vệ danh dự, nhân phẩm
mới ñược tôn trọng và bảo vệ.
2.2 Bảo vệ danh dự, nhân phẩm là bảo vệ phẩm giá cao quý của mỗi con người.
Nói ñến danh dự, nhân phẩm của cá nhân tức là nói ñến phẩm giá của con người, là
nói ñến một giá trị mang tình toàn cầu và phổ biến của quyền con người. Cách ñây hơn 50
năm, các quốc gia thành viên của Liên Hợp Quốc, ñể ñạt ñược mục tiêt cao cả trong Hiến
Chương năm 1945 là tôn trọng những quyền cơ bản, tôn trọng giá trị con người, giữ gìn và
khuyến khích sự phát triển của xã hội, Liên Hợp Quốc ñã thông qua tuyên ngôn thế giới về
nhân quyền nhằm khẳng ñịnh những giá trị nhân văn vốn có, bất di bất dịch của mỗi cá
nhân con người trong toàn thể cộng ñồng nhân loại. Từ ñó ñến nay, bản tuyên ngôn ñã và
ñang trở thành một chuẩn mực chung cho tất cả mọi người, tất cả các dân tộc, quốc gia
ñang phấn ñấu nhằm ñảm bảo và thực hiện các quyền cơ bản của con người, tăng cường
tôn trọng những giá trị cao quý của con người. Tôn trọng và thúc ñẩy các quyền con người
10
SVTH: NguyễnThịThanh Bình

MSSV : 5032044


Luận văn tốt nghiệp.

GVHD: Tiến sỹ Nguyễn Ngọc ðiện

trước hết chính là tôn trọng nhân phẩm, danh dự của mỗi cá nhân, chỉ có như vậy mới tạo
lập ñược một xã hội, một ñất nước tốt ñẹp, phát triển bền vững. Hay nói cách khác, tôn
trọng con người, tôn trọng những phẩm chất cao ñẹp của con người chính là tiền ñề cho
một xã hội văn minh và phát triển

Nhân phẩm con người là một giá trị tuyệt ñối, phổ biến và như nhau của mỗi con
người. Nói như vậy bởi nhân phẩm con người là giá trị nội tại, vốn có, ñược hình thành và
ngày càng hoàn thiện cùng với sự phát triển và hoàn thiện của con người về mặt nhân tính.
Nó là thuộc tính chung của tất cả các cá nhân trong cộng ñồng nhân loại, không dựa trên
bất kỳ sự phân biệt về ñịa vị xã hội, kinh tế, chính trị, pháp lý. Danh dự, nhân phẩm là cái
làm nên sự khác biệt và cũng là bước tiến vượt bậc của con người với phần còn lại của tự
nhiên. Vì danh dự, nhân phẩm là thuộc tính chung nên tôn trọng danh dự, nhân phẩm của
mỗi cá nhân cũng chình là tôn trọng ñối với chính mình, với ñồng loại. Tôn trọng danh dự,
ñặc biệt là nhân phẩm là tôn trọng giá trị con người, tôn trọng những giá trị sâu lắng nhất
của con người. Danh dự, nhân phẩm con người chính là bản chất sâu xa nhất cấu thành
quyền con người. Nó là giá trị mang tính phổ biến tuyệt ñối vì chúng tồn tại dưới dạng
năng lực vốn có, tất yếu và tiềm tàng của mỗi con người và ngày càng ñược bồi ñắp bất
chấp sự hạn ñịnh của những klhuôn khổ pháp lý hay chuẩn mực xã hội. Danh dự, nhân
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
phẩm là giá trị sinh ra từ chính quá trình sáng tạo bản chất nhân văn chân thiện mỹ của con
người.
Tôn trọng danh dự, nhân phẩm là tôn trọng bản chất nhân văn sâu sắc nhất của con
người. Việc thừa nhận và ñặc biệt nhấn mạnh sự tôn trọng danh dự nhân phẩm chính là sự
khẳng ñịnh bước tiến to lớn của cộng ñồng nhân loại, tạo tiền ñề pháp lý quan trọng cho sự
thúc ñẩy và hiện thực hóa các quyền con người trên phạm vi toàn cầu. ðiều ñó cũng chỉ ra
rằng sự thiếu vắng và vi phạm nhiêm trọng các quyền của con người không phải cái gì
khác hơn là sự chà ñạp và tước ñi phẩm giả của mỗi con người, là sự tước ñi giá trị nhân
văn chân chính nhất, vốn có nhất của con người. Con người chỉ tồn tại theo ñúng nghĩa là
một chủ thể nếu nhân phẩm ñược khẳng ñịnh tôn trọng và bảo ñảm. Những thuộc tính về
nhân phẩm làm cho con người tồn tại xứng ñáng với bản chất nhân văn sâu sắc và tầm
nhân vị của nó5.
3. Quyền ñược bảo vệ danh dự, nhân phẩm trong luật Việt Nam
Quyền ñược bảo vệ danh dự, nhân phẩm ñược quy ñịnh trong nhiều văn bản pháp
luật và trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Cụ thể là trong luật báo chí, luật hôn nhân và gia
5


Quyền con người ở Trung Quốc và Việt Nam, NXB Quốc Gia Hà Nội

11
SVTH: NguyễnThịThanh Bình

MSSV : 5032044


Luận văn tốt nghiệp.

GVHD: Tiến sỹ Nguyễn Ngọc ðiện

ñình, luật lao ñộng, luật bảo vệ và chăm sóc giáo dục trẻ em…Trong luật Dân sự quyền
này ñược quy ñịnh cụ thể tại ðiều 37.
ðiều 37 : Quyền ñược pháp luật bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín.
“danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân ñược pháp luật tôn trọng và dược pháp luật
bảo vệ”
So với ðiều 33 Bộ luật dân sự năm 1995 thì ðiều 37 Bộ luật dân sự năm 2005 có
sự sửa ñổi. Tuy nhiên, việc sửa ñổi chỉ là về mặt hình thức, câu chữ còn nội dung thì không
có gì thay ñổi. ðiều 37 Bộ luật dân sự năm 2005 ñã cắt bỏ khoản 2 “ không ai ñược xúc
phạm ñến danh dự nhân phẩm, uy tín của người khác” của ñiều 33 Bộ luật dân sự năm
1995. Nội dung của khoản 2 ðiều 33 Bộ luật dân sự năm 1995 thực ra ñã nằm trong khoản
1, việc cắt bỏ khoản 2 như ñã nói làm cho ðiều luật trở nên cô ñọng hơn, tránh dài dòng,
dư thừa. ðể hiểu ñược nội dung cụ thể của ñiều luật, trước hết phải tìm hiểu các khái niệm
“ danh dự, nhân phẩm, uy tín ”ñược nhắc ñến trong ñiều luật.
Danh dự là một trong những quyền nhân thân có ý nghĩa quan trọng của cá nhân,
ñược Pháp Luật dân sự ñiều chỉnh và bảo vệ. Danh dự là một phạm trù mang tính chất xã
hội nhằm cụ thể hóa và phân biệt giữa chủ thể này với chủ thể khác của các quan hệ pháp
luật dân sự, là sự ñánh giá của xã hội ñối với một người cụ thể. Danh dự của cá nhân thể

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
hiện sự coi trọng của dư luận xã hội, dựa trên những giá trị tinh thần ñạo ñức tốt ñẹp. Danh
dự luôn gắn liền với một chủ thể nhất ñịnh và là một trong những yếu tố khắng ñịnh vị trí,
vai trò,và uy tín của chủ thể ñó trong xã hội. Danh dự bao gồm các yếu tố sau: lòng tự
trọng, uy tín, nhân phẩm.
Nhân phẩm của cá nhân là những phẩm chât và giá trị con người của cá nhân ñó,
là phẩm giá của con người, là giá trị tinh thần của một cá nhân với tính cách là một con
người.
Uy tín là giá trị về mặt ñạo ñức và tài năng ñược công nhận của cá nhân thông qua
hoạt ñộng thực tiễn của mình. Uy tín cá nhân thể hiện ở sự tín nhiệm và mến phục của
cộng ñồng hoặc một bộ phận dân cư ñối với cá nhân ñó. Uy tín là sự nổi tiếng, thể hiện khả
năng gợi nhớ của một cá nhân. Một người nổi tiếng là người mà khi nhắc ñến tên ai cũng
biết nhân cách của người mang tên ñó. Quyền ñược tôn trọng và bảo vệ uy tín nhằm bảo vệ
một lợi ích về mặt tinh thần, có nghĩa là khả năng gợi nhớ của một người nào ñó ñược công
chúng biết ñến không bị bóp méo. Khác với danh dự nhân phẩm là giá trị tự thân của mỗi
cá nhân, uy tín của mỗi cá nhân không tự nhiên mà có ñược. Vì uy tín thể hiện sự tín
nhiệm, mến phục của mọi người ñối với cá nhân ñó nên ñòi hỏi cá nhân phải phấn ñấu và
12
SVTH: NguyễnThịThanh Bình

MSSV : 5032044


Luận văn tốt nghiệp.

GVHD: Tiến sỹ Nguyễn Ngọc ðiện

rèn luyện lâu dài mới có ñược. Một người có thể có hoặc không có uy tín và không thể ñòi
hỏi người khác tôn trọng uy tín nếu mình không có uy tín. Tuy nhiên, khác với danh dự
nhâm phẩm, một cá nhân có không thể khai thác lợi ích từ danh dự, nhân phẩm nhưng lại

có thể khai thác lợi ích tài sản từ uy tín của mình6.
Danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân xét theo góc ñộ của luật dân sự cũng
ñồng thời là là ñối tượng của quyền nhân thân của cá nhân. Vì vậy cá nhân ñều có quyền
ñối với danh dự, nhân phẩm, uy tín của mình, ñồng thời có nghĩa vụ phải tôn trọng danh
dự, nhân phẩm, uy tín của người khác. Quyền ñược an toàn về tính mạng trong một số
trường hợp cũng bị pháp luật phủ nhận (chẳng hạn xử tử hình một kẻ phạm tội). Nhưng ñối
với danh dự, nhân phẩm của cá nhân thì không ñược xâm phạm trong bất kì trường hợp
nào. Không ai có thể viện bất cứ lý do gì ñể bào chữa cho hành vi xâm phạm ñến danh dự,
nhân phẩm, của người khác, kể cả ñối với một tội phạm bị xử tử hình.
Cả ba yếu tố trên ñây tuy có tính ñộc lập tương ñối, nhưng tựu trung lại ñếu thể hiện
giả trị tinh thần của cá nhân ñược ñánh giá thông qua các mối quan hệ xã hội. Mỗi yếu tố
trong ba yếu tố trên ñều không thể tồn tại ñộc lập trong một cá nhân mà không có yếu tố
kia. Vì vậy, thông thường pháp luật xếp ba loại yếu tố trên trong một nhánh khách thể loại
ñể bảo vệ. Danh dự và nhân phẩm của cá nhân là hai yếu tố quan trọng mang tính nhân
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
quyền cao và thường ñược quy ñịnh trong các ñạo luật quan trọng. Chẳng hạn tại ðiều 71
Hiến pháp năm 1992 của nước ta quy ñịnh: “ Công dân có quyền bất khả xâm phạm về
danh dự, nhân phẩm” Hay trong bộ luât hình sự năm 1999 ñã dành hẳn chương XII quy
ñịnh về “ các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người” với
một số tội xâm phạm danh dự, nhân phẩm như : tội hành hạ người khác (ðiều 110) tội hiếp
dâm (ðiều 111), tội hiếp dâm trẻ em (ðiều 112), tội cưỡng dâm (ðiều 113),…, tội làm
nhục người khác (ðiều 121), tội vu khống (ðiều 122).

II.Thực trạng của vấn ñề xâm phạm danh dự, nhân phẩm .
2.Xâm phạm danh dự, nhân phẩm của trẻ em.
1.1 Cơ sở pháp lý của việc bảo vệ danh dự, nhân phẩm trẻ em.
Khi Công ước của Liên hiệp quốc về Quyền Trẻ em ñược ban hành trong hệ thống
luật quốc tế vào cuối năm 1989 thì Việt Nam là nước thứ nhất ở Châu Á và thứ hai của thế
giới ký kết tham gia Công ước quốc tế về Quyền Trẻ em trong ngày ñầu tiên 26/01/1990.
ðiều này chứng tỏ rằng Nhà nước ta rất quan tâm ñến vần ñề chăm sóc và bảo vệ trẻ em.

6

Hội thảo khoa học “ Quyền nhân thân và bảo vệ quyền nhân thân bằng pháp luật dân sự”-1997

13
SVTH: NguyễnThịThanh Bình

MSSV : 5032044


Luận văn tốt nghiệp.

GVHD: Tiến sỹ Nguyễn Ngọc ðiện

Song song ñó, nhiều văn bản luật trong nước cũng ñược ban hành, vấn ñề bảo vệ danh dự
nhân phẩm của trẻ em cũng ñã ñược pháp luật ghi nhận. Hiến pháp 1992 quy ñịnh “ Trẻ em
ñược gia ñình, Nhà nước và xã hội bảo vệ chăm sóc và giáo dục” (ðiều 65) Cụ thể hóa quy
ñịnh này, Luật Bảo vệ, chăm sóc, và giáo dục trẻ em năm 2004 quy ñịnh: “Trẻ em có ñược
quyền chăm sóc, nuôi dưỡng ñể phát triển thể chất, trí tuệ, tinh thần và ñạo ñức. Trẻ em
ñược gia ñình, Nhà nước và xã hội tôn trọng, bảo vệ tính mạng, thân thể, nhân phẩm và
danh dự. Trẻ em có quyền ñược chăm sóc, bảo vệ sức khỏe” …cụ thể:
ðiều 14. Quyền ñược tôn trọng, bảo vệ tính mạng, thân thể, nhân phẩm và danh dự
“Trẻ em ñược gia ñình, Nhà nước và xã hội tôn trọng, bảo vệ tính mạng, thân thể, nhân
phẩm và danh dự.”
ðiều 26. Trách nhiệm bảo vệ tính mạng, thân thể, nhân phẩm, danh dự
1. Gia ñình, Nhà nước và xã hội có trách nhiệm bảo vệ tính mạng, thân thể, nhân phẩm,
danh dự của trẻ em; thực hiện các biện pháp phòng ngừa tai nạn cho trẻ em.
2. Mọi hành vi xâm phạm tính mạng, thân thể, nhân phẩm, danh dự của trẻ em ñều bị xử lý
kịp thời, nghiêm minh theo quy ñịnh của pháp luật.”
ðiều 7 cấm “ Áp dụng biện pháp có tính chất xúc phạm, hạ thấp danh dự, nhân phẩm

hoặc dùng nhục hình ñối với trẻ em vi phạm pháp luật”

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

Nghị ñịnh 36/2005/Nð-CP Quy ñịnh chi tiết thi hành một số ñiều của Luật bảo vệ,
chăm sóc và giáo dục trẻ em có gi nhận các hành vi ñược xem là vi phạm quyền trẻ em:
ðiều 8 : Cấm các hành vi “Hành hạ, ngược ñãi, làm nhục, chiếm ñoạt, bắt cóc, mua,
bán, ñánh tráo trẻ em; lợi dụng trẻ em vì mục ñích trục lợi; xúi giục trẻ em thù ghét cha,
mẹ, người giám hộ hoặc xâm phạm tính mạng, thân thể, nhân phẩm, danh dự của người
khác.
Lăng nhục, xỉ vả, xúc phạm nhân phẩm, danh dự, gây tổn thương về tinh thần, ảnh
hưởng ñến sự phát triển của trẻ em.”
Không chỉ quy ñịnh mang tính chất là quyền ñược bảo vệ, Bộ luật hình sự năm 1999
của nước ta cũng quy ñịnh xử phạt nặng những hành vi liên quan ñến xâm hại danh dự
nhân phẩm trẻ em mà cụ thể là xâm hại danh dự nhân phẩm trẻ em quan hình thức xâm hại
tình dục của trẻ như : ðiều 112. Tội hiếp dâm trẻ em: “Người nào hiếp dâm trẻ em từ ñủ 13
tuổi ñến dưới 16 tuổi, thì bị phạt tù từ bảy năm ñến mười lăm năm. … Mọi trường hợp giao
cấu với trẻ em chưa ñủ 13 tuổi là phạm tội hiếp dâm trẻ em và người phạm tội bị phạt tù từ
mười hai năm ñến hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình.” Hay như các tội cưỡng dâm
14
SVTH: NguyễnThịThanh Bình

MSSV : 5032044


Luận văn tốt nghiệp.

GVHD: Tiến sỹ Nguyễn Ngọc ðiện

trẻ em ( ðiều 114) có hình phạt khởi ñiểm từ 5 năm ñến tù chung thân, tội giao cấu với trẻ

em ( ðiều 115) có khung hình phạt từ 1 năm ñến 15 năm tù giam, tội dâm ô với trẻ em (
ðiều 116) có mức hình phạt từ 6 tháng tới 12 năm. Một số tội còn có thể bị cấm ñảm
nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất ñịnh từ một năm ñến năm năm.
Trẻ em là chủ thể ñặc biệt, là tương lai của ñất nước nên việc bảo vệ, chăm sóc trẻ,
tạo môi tường trong sạch cho trẻ phát triển, tránh các trường hợp trẻ em bị xâm hại ñược
nhà nước ta hết sức quan tâm. Do ñó vấn ñề bảo vệ danh dự, nhân phẩm cho trẻ em ñược
quy ñịnh ở hầu hết các văn bản pháp luật có liên quan. Việc ghi nhận quyền ñược bảo vệ
danh dự nhân phẩm của trẻ em cùng các biện pháp bảo vệ ñã tạo cơ sở pháp lý vững chắc
cho việc thực hiện quyền.
1.2 Xâm phạm danh dự, nhân phẩm trẻ em trong môi trường sống hằng ngày.
Mặc dù ñược ghi nhận trong luật tuy nhiên trên thực tế, việc này vẫn chưa ñược quan
tâm ñúng mức, nhiều người vẫn có thái ñộ coi thường danh dự, nhân phẩm của trẻ. Một số
người, ñôi khi ý thức tốt về việc bảo vệ danh dự của mình nhưng lại không ý thức ñược
rằng trẻ em cũng cần bảo vệ danh dự, nhân phẩm. Thật ra, trẻ em lại chính là những người
dễ bị tổn thương nhất, ñặc biệt là về mặt tinh thần. Trẻ em cần ñược chăm sóc và giáo ñược
bảo vệ danh dự, nhân phẩm. Người lớn thường có thói quen la mắng trẻ em bằng những
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
câu khiếm nhã, áp ñặt cho trẻ em ngay cả những việc mà các em không làm, khoát tay cho
qua, không nghe lời giải thích của trẻ, tự cho mình có quyền quyết ñịnh tất cả. Họ quên
rằng trẻ em cần ñược bảo bọc tôn trọng và nâng niu của mọi người vì thế, mỗi người không
thể lấy bất cứ lý do gì ñể xúc phạm ñến danh dự nhân phẩm của trẻ em.
Gần ñây, tình trạng xúc phạm danh dự, nhân phẩm của trẻ ñược báo chí lên án rất
nhiều. Chẳng hạn vụ việc em Huỳnh Thị Ngọc Trâm, học sinh lớp 5/1 Trường Tiểu học
An Hiệp 2, xã An Hiệp, huyện Châu Thành, chỉ vì nghi ngờ em lấy cắp 47.800 ñồng tiền
trong phong trào nuôi heo ñất, nhà trường ñã giao em cho Công An xã ép cung ñến hoảng
loạn, làm em bị kích ñộng tinh thần nặng7. Em luôn tự cắn vào tay, chân mình hoặc dùng
tay ñập vào ngực vào ñầu, suốt ngày không hé môi một lời chỉ khóc rồi hét lên cho ñến khi
kiệt sức, thiếp ñi mới thôi. Hay như trường hợp của em Huỳnh Thị Bé Tý, cũng vì nghi
ngờ lấy cắp tiền của bạn mà cô giáo chủ nhiệm ñã xét cặp vở, bắt em lên bục giảng, dùng
tay khám xét toàn thân em trước hơn ba mươi học sinh trong lớp. Bị lục lọi trước mặt bạn


7

Báo Tuổi Trẻ, các số ra vào tháng 04/2007

15
SVTH: NguyễnThịThanh Bình

MSSV : 5032044


Luận văn tốt nghiệp.

GVHD: Tiến sỹ Nguyễn Ngọc ðiện

bè, bị áp ñặt chuyện ăn cắp, sợ phải lên văn phòng làm việc với ban Giám hiệu, em ñã
uống thuốc trừ sâu ñể tự vẫn và may mắn ñược cứu sống8.
Rõ ràng nhìn nhận ở vấn ñề ñang phân tích, danh dự, nhân phẩm của các em ñã bị
xâm phạm nghiêm trọng ngay trong chính môi trường học tập. Nơi mà mọi người vẫn yên
chí rằng ở ñó các em ñược học tập, chăm sóc, dạy bảo và phát triển một cách an toàn nhất.
Việc làm của hai vị giáo viên trên không những ñã ảnh hưởng ñến hình ảnh người thầy
giáo trong xã hội mà còn xúc phạm ñến danh dự, nhân phẩm của trẻ em. Bài học làm người
phải ñược dạy từ tấm bé qua cách ứng xử tôn trọng nhân phẩm của người thầy. Thế nhưng
những lời hăm dọa, ép buộc các em nhận tội, cùng hành ñộng ñưa em lên văn phòng, công
an xã hay khám xét trước mặt bạn bè ñã làm các em bị thấy xấu hổ, hoảng loạn tinh thần.
Thầy giáo và học sinh tuy cách biệt về tuổi tác, về kiến thức, nhưng thầy ñồng ñẳng với trò
trong tư cách con người. Việc một số giáo viên xúc phạm học sinh như trên là việc làm hết
sức sai trái, cần sớm ngăn chặn và xử lý. Nhưng hiện nay việc xử lý ñối với những trường
hợp này, theo tác giả là chưa thỏa ñáng. Biện pháp trừng phạt dành cho các thầy cô giáo có
sai phạm nghiêm trọng này hiện nay thường là ñình chỉ công tác tạm thời, ñưa qua làm tạp

vụ, văn thư một thời gian, hoặc cho chuyển trường. Vậy là không xứng ñáng dạy ở trường
này thì lại xứng ñáng lên lớp dạy ở một trường khác.
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Thực tế hiện nay, do nhận thức pháp luật của người dân chưa cao, khi con em bị
“người của cơ quan Nhà nước” xâm hại, họ không biết hoặc không dám tố cáo, khiếu nại
theo quy ñịnh của Luật Tố tụng hình sự ñể bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của con em
mình. Một số cơ quan có trách nhiệm bảo vệ trẻ em lại chưa làm tròn trách nhiệm của
mình, nể nang nhau, bỏ qua việc ñấu tranh, hoặc ñưa ra trước pháp luật ñể truy cứu trách
nhiệm những người lợi dụng chức vụ, quyền hạn xâm hại sức khỏe, nhân phẩm trẻ em.
ðể không còn tái diễn những cảnh ñau lòng như trên, thiết nghĩ cần phải xử phạt
thật nghiêm, thật nặng những người ñã có những hành ñộng xâm hại tính mạng, sức khỏe,
nhân phẩm của trẻ em. Cùng tội danh “cố ý gây thương tích”, nhưng nếu nạn nhân là trẻ
em thì phải xem ñây là tình tiết tăng nặng hoặc có thể ñẩy khung hình phạt cao thêm trong
Bộ luật hình sự ñể có sức răn ñe những kẻ xâm hại trẻ em. Như vậy mới có thể hạn chế,
chấm dứt tình trạng coi thường, xâm hại trẻ em. Từ thực tế trên cần phải quan tâm hơn nữa
vấn ñề bảo vệ danh dự, nhân phẩm của trẻ em ngay trong môi trường sống hằng ngày của
mình. Tuyên truyền và nhắc nhở ñể người lớn nhận thức ñúng ñắn việc tôn trọng danh dự,
nhân phẩm của trẻ em. Những trường hợp xúc phạm nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm trẻ
8

Báo Tuổi Trẻ các số ra vào thàng 04/ 2007

16
SVTH: NguyễnThịThanh Bình

MSSV : 5032044


Luận văn tốt nghiệp.


GVHD: Tiến sỹ Nguyễn Ngọc ðiện

em như trên cần phải bị xử lý kịp thời và nghiêm khắc hơn, chứ không thể dừng lại ở việc
xử lí nội bộ. Chẳng hạn như ñình chỉ công tác khi chưa có kết luận từ phía luật pháp, cấm
hành nghề, thậm chí nếu cấu thành tội phạm thì nên xử lý trách nhiệm hình sự.
1.3 Xâm phạm danh dự, nhân phẩm trẻ em trong xâm hại tình dục trẻ em.
Cùng với sự phát triển của xã hội thì tình trạng trẻ em bị xâm hại tính mạng, sức
khỏe, nhân phẩm, danh dự ñang diễn ra nhiều và có xu hướng gia tăng. Một vấn ñề khác
cũng ñáng ñược quan tâm là hành vi xâm hại tình dục trẻ em. Xâm hại tình dục trẻ em là
một hiện tượng xâm phạm cơ bản nhân quyền nói chung và xâm phạm ñến danh dự, nhân
phẩm của trẻ em gái nói chung.
Xâm hại tình dục trẻ em có thể ñược hiểu là việc người lớn tuổi hơn sử dụng quyền
lực và sức mạnh, có thể là tiền bạc, vật chất, lợi dụng sự ngây thơ, lòng tin và sự tôn trọng
của trẻ ñể ép buộc các em tham gia vào hành vi tình dục. Trẻ em bị xâm hại tình dục sẽ bị
tổn thương về mặt tinh thần, thể xác cũng như tâm lý. Những ñứa trẻ bị xâm hại tình dục
không chỉ bị xâm hại về danh dự, nhân phẩm, mà còn bị khủng hoảng tâm lý một cách trầm
trọng. Nhiều em phải bỏ học, sức khỏe suy sụp, việc xây dựng gia ñình sau này bị ảnh
hưởng. Hậu quả của việc xâm hại này không chỉ là nỗi ñau về thể chất và tinh thần của các
em mà còn của cả gia ñình và xã hội.
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Xin nêu ra hai trường hợp cụ thể làm ví dụ .
Ví dụ 1:T mới 13 tuổi là HS trường cấp 1-2 N.T thuộc tỉnh Nam ðịnh. Hàng ngày
ñến trường ñược ông G, một ông già 68 tuổi là bảo vệ của trường tỏ ra quan tâm, lúc thì
cho quà bánh, lúc thì cho 1000-2000d. T ñã ngây thơ coi ông ta như một người ông và
không ñề phòng gì. Không ngờ ông G ñã lợi dụng sự ngây thơ ñó của ông T và cưỡng hiếp
4 lần ngay trong phòng bảo vệ của trường. ðến khi mọi chuyện vỡ lở thì T ñã có mang
ñược 8 tháng. Giờ ñây em phải nghỉ học, suốt ngày ñóng cửa ngồi khóc trong phòng. Bố
mẹ em cũng rất bàng hoàng, ñau buồn và lo lắng cho tương lai của con gái 9.
Ví dụ 2
T.L mới 13 tuổi, học lớp 6. Em sống cùng với bà ở một vùng quê quê thuộc tỉnh

ðồng Nai. Chiều 21/4/1998, trên ñường ñi học về, T.L ñã bị dụ dỗ bỏ nhà ñến làm tại cơ sở
may mũ bông vải của ông Q. Tại ñây, em ñã phải làm việc ñến 11-12 giờ ñêm, bị ăn ñói, bị
ñánh ñập mà mỗi tuần chỉ ñược 1 ngàn ñồng. Không những thế, em còn bị cha con ông Q
cưỡng hiếp 5 lần. Tủi nhục, sợ hãi, T.L ñã thắt cổ tự tử nhưng không chết. Sau hơn 4 tháng
9

Xâm hại tình dục trẻ em và tác hại của xâm hại tình dục trẻ em,

17
SVTH: NguyễnThịThanh Bình

MSSV : 5032044


Luận văn tốt nghiệp.

GVHD: Tiến sỹ Nguyễn Ngọc ðiện

sống trong ñịa ngục trần gian nhà ông Q, cuối cùng, gia ñình mới tìm ñược em và nhờ có
công an can thiệp, T.L mới ñược trả về gia ñình trong tình trạng ốm yếu, ngớ ngẩn phải
nằm ñiều trị tại bệnh viện tâm thần10. Như vậy, mặc dù công tác bảo vệ trẻ em ñã ñược
chú trọng nhưng vẫn có những việc ñáng tiếc xảy ra. Có nhiều con số thống kê cụ thể ñể
chúng minh cho việc này. Theo báo cáo tỉnh sóc Trăng chỉ tính riêng năm 2004 cả tỉnh Sóc
Trăng ñã có 14 vụ trẻ em bị xâm hại tình dục. Còn theo thống kê của cơ quan công an các
tỉnh, thành phố trong 4 năm (2000-2003), cả nước xảy ra gần 4.000 vụ phạm tội xâm phạm
trẻ em với 4.388 nạn nhân, trong ñó số trẻ bị xâm hại tình dục trên 50%. Năm 2002, số trẻ
bị xâm phạm ở ñộ tuổi quá nhỏ chiếm tỷ lệ cao: dưới 6 tuổi là 9,5%, 6-13 tuổi là 40,5%,
13-16 tuổi chiếm 50%11. Tuy nhiên con số trên thực tế có thể còn cao hơn rất nhiều. Nhiều
vụ xâm hại tình dục trẻ em vẫn chưa bị phát giác. Hơn thế nữa, tình chất của các vụ việc
ngày càng nghiêm trọng, bất ngờ. Nhiều vụ xâm hại tình dục trẻ em diễn ra dã man, phi

nhân tính.
Việc các trẻ em bị xâm hại xuất phát từ nhiều nguyên nhân. Trước hết phải kể ñến
sự thiếu hiểu biết, thực tế còn rất nhiều vụ án mà cả bị cáo lẫn bị hại ñều là những ñối
tượng không hiểu biết về pháp luật. Sự thiếu quan tâm của cha mẹ, trong khi các em chưa
có ñầy ñủ các thông tin, chưa biết ñược ở tình huống nào thì có thể khiến các em gặp nguy
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
hiểm, sự mọc lên của các của hang internet ở khắp thành thị cũng như nông thôn nên các
em dễ bị kẻ xấu dụ dỗ qua mạng. Một nguyên nhân nữa là hầu hết các em không có khả
năng tự bảo vệ, nhiều em còn trở thành nạn nhân ngay trong chính gia ñình của mình. Bên
cạnh ñó, công tác tuyên truyền giáo dục nhận thức về bảo vệ trẻ em còn chưa ñược chú ý
ñúng mức, thực tế còn rất nhiều vụ án mà cả bị cáo lẫn bị hại ñều là những ñối tượng
không hiểu biết về pháp luật. Về mặt pháp luật, các quy ñịnh ñể bảo vệ trẻ em mặc dù ñã
ban hành nhưng việc cụ thể hoá các luật liên quan vẫn chưa cụ thể, nếu bị xâm hại phải
trình báo ở ñâu, ñến ñâu ñể kiểm tra sức khoẻ và ñể ñược bảo vệ còn chưa có quy ñịnh cụ
thể. Vì vậy ñiều cần làm ñối với vấn ñề trên là tuyên truyền mọi người nên tôn trọng danh
dự, nhân phẩm của trẻ em, chú ý bảo vệ ñể các em không bị kẻ xấu lợi dụng, tăng cường
việc giáo dục cách tự bảo vệ mình cho các em, tạo môi trường vui chơi lành mạnh cho trẻ
em. Trừng trị thích ñáng những kẻ có hành vi xâm hại ñến danh dự nhân phẩm của trẻ, lạm
10

Xâm hại tình dục trẻ em và tác hại của xâm hại tình dục trẻ em,

11

Tin tức từ Vnexpress

18
SVTH: NguyễnThịThanh Bình

MSSV : 5032044



Luận văn tốt nghiệp.

GVHD: Tiến sỹ Nguyễn Ngọc ðiện

dụng tình dục trẻ, ñồng thời xây dựng văn bản pháp luật liên quan, ñặc biệt nhấn mạnh tới
quy ñịnh quản lý môi trường dễ bị lợi dụng ñể xâm phạm tình dục trẻ em như dịch vụ
Internet, sản xuất lưu hành văn hoá phẩm, dịch vụ quán bar, vũ trường…
2. Xâm phạm danh dự, nhân phẩm phụ nữ
2.1 Cơ sở pháp lý của việc bảo vệ danh dự, nhân phẩm phụ nữ.
Bảo vệ danh dựu nhân phẩm của phụ nữ ñược ghi nhận trước tiên trong Hiến pháp.
ðiều 63 Hiến pháp 1992 quy ñịnh :
“ Công dân nữ và nam có quyền ngang nhau về mọi mặt chính trị, kinh tế, văn hóa,
xã hội và gia ñình.
Nghiêm cấm mọi hành vi phân biệt ñối xử, xúc phạm nhân phẩm phụ nữ…..”
Các quy ñịnh về mối quan hệ vợ chồng tại Chương III luật hôn nhân gia ñình cũng ghi
nhận “ vợ chồng chung thủy, thương yêu, quý trọng, chăm sóc, giúp ñỡ nhau, cùng xây
dựng gia ñình no ấm, bình ñẳng, tiến bộ, hạnh phúc, bền vững”12 “ Vợ, chồng tôn trọng và
giữ gìn danh dự, nhâm phẩm và uy tín cho nhau .
Cấm vợ, chồng có hành vi ngược ñãi, xúc phạm ñến danh dự, nhâm phẩm. uy tín của
nhau.”13
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Ngoài các quy ñịnh chung trong luật Hiến pháp và luật dân sự thì các quy ñịnh trên
ñây chính là cơ sở cho việc bảo vệ danh dự, nhân phẩm của người phụ nữ.
2.2 Xâm phạm danh dự, nhân phẩm phụ nữ trong bạo hành gia ñình.
Từ ngàn xưa, trong luân lý gia ñình Việt Nam, người ñàn ông ñược nhắc là phải dạy
vợ từ thưở bơ vơ mới về. Cũng theo luật bất thành văn từ nghìn xưa, ñàn bà dù có tháo vát,
ñảm ñương mấy nữa cũng phải biết mình chỉ là thứ yếu trong nhà, phải biết nhẫn nhịn, chịu
ñựng khi bị chồng la mắng, ñánh ñập, de dọa, sĩ nhục.. . Và ñương nhiên chuyện thường

xuyên cãi vã, hành xách nhau sẽ ñẫn tổn thất về tinh thần. Trong những trận cãi vã ấy,
nhiều người không kiềm chế ñược bản thân ñẫn ñến có hành vi xúc phạm, danh dự của
nhau. Nhiều người yên chí rằng ñó là chuyện nhà, giải quyết không xong thì cắn răng mà
chịu chứ không thể ñể chòm xóm chê cười. Chỉ khi sự việc ñến mức không thể chịu ñụng
ñược nữa mới nhờ ñến chính quyền can thiệp. Bởi thế, làm cho vấn ñề càng them nghiêm
trọng. Bạo hành gia ñình hiện nay ñang ở tình trạng báo ñộng. Thực tế chứng minh qua
12

13

ðiều 18. Tình nghĩa vợ chồng
ðiều 21: tôn trọng danh dựu, nhân phẩm, uy tín của vợ, chồng

19
SVTH: NguyễnThịThanh Bình

MSSV : 5032044


Luận văn tốt nghiệp.

GVHD: Tiến sỹ Nguyễn Ngọc ðiện

nghiên cứu của Tổ chức Y tế Thế giới WHO, trong năm qua cho thấy 66% các trường hợp
ly hôn ở Việt Nam có liên quan ñến bạo lực. Trong 6 người phụ nữ thì có một người là nạn
nhân của bạo lực gia ñình. Hậu quả ñể lại của vấn dề này không phải là nhỏ : sức khỏe,
danh dự, nhân phẩm bị xúc phạm nghiêm trọng, cuộc sống gia ñình không hạnh phúc, ly
hôn, con cái không ñược học hành, có trường hợp vì quá nhục nhã, ñau khổ, quẫn trí,
không biết thổ lộ cùng ai, cuối cùng người bị ức hiếp ñi tới chỗ tự hủy bản thân. Thậm chí
có nhiều người sau khi thoát khỏi tình trạng bị bạo hành vẫn bị ám ảnh mãi, nhiều trường

hợp ly hôn rồi vẫn không dám kết hôn lại…
Bạo hành gia ñình, xét ở góc ñộ bảo vệ danh dự, nhân phẩm con người thì ñây cũng
là một hình thức xâm phạm phổ biến. Con người là vốn quý, gia ñình là cái nôi của xã hội,
vì vậy cần phải bảo vệ con người ngay trong chính cái nôi ấy. Những người là nạn nhân
của bạo hành gia ñình không ñược sống trong một gia ñình theo cách mà họ mong muốn,
ngược lại họ phải chịu sự ñau khổ, nhục nhã, bị xâm hại cả thể chất lẫn tinh thần vì vậy cần
sớm có biện pháp nhăn chặn.
Có thể xem hai câu chuyện nêu ra dưới ñây như một ví dụ ñiển hình về việc xâm
phạm danh dự, nhân phẩm của người phụ nữ trong bạo hành gia ñình:
Ví dụ 1

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

Ngày 8.3 năm 2007 nhưng là một ngày tủi nhục ê chề với hàng xóm của chị L.T H

quê ở Vĩnh Long. Chồng chị là Huỳnh Văn Danh cần tiền ñi ñánh bạc, chị móc túi ñưa
50.000ñ. Thua bạc, Danh ñổ quạu lấy dao kề cổ vợ "xin tí huyết" vì cho rằng vợ ñưa tiền
quá "kẹo". ðau quá chị H. phải bụm vết thương lén ñến trạm y tế băng bó. Lấy cớ vợ ra
khỏi nhà mà không xin phép nên Danh hầm hừ ñuổi theo, bất chấp người qua lại ñang nhìn
trân trân, Danh nắm ñầu vợ lột sạch quần áo. Không một mảnh vải che thân giữa ñường,
chị H. phải chạy vào nhà một người quen mượn quần áo mặc vào. Nghi vợ mình ñi tố cáo
công an nên Danh rượt theo xé nát quần áo vợ vừa mượn hàng xóm...
Hay như trường hợp chị Thúy ở ðà Nẵng cũng chẳng khác là mấy. Nguyễn Dũng
và Nguyễn Văn Phương là hai anh em ruột. 2 ñối tượng này ñã ñánh ñập dã man, làm nhục
chị Dương Thị Thanh Thúy ( 38 tuổi, vợ Dũng) giữa ñường trước sự chứng kiến của nhiều
người. Thúy và Dũng kết hôn từ năm 1993 và ñã có 3 mặt con. Gia ñình quanh năm túng
thiếu. Nhưng với bản tính hay ghen nên mỗi lần chị Thúy ñi ñâu về ñến nhà liền bị Dũng
tra hỏi rồi có những lời lăng mạ chị, tiếp theo là thượng cẳng chân hạ cẳng tay cho ñến khi
hả cơn giận thì thân hình chị Thúy ñã bầm tím. Một lần vì nghi vợ ngoại tình, hai anh em
Dũng và Phương ñã ñánh ñập chị dã man trước mặt mọi người trong một quán ăn. Sau khi

20
SVTH: NguyễnThịThanh Bình

MSSV : 5032044


Luận văn tốt nghiệp.

GVHD: Tiến sỹ Nguyễn Ngọc ðiện

ñánh vợ xong, Dũng lấy xe chở vợ về thẳng nhà mẹ ruột, mua dây dù về trói chân tay và
tiếp tục ñánh cho ñến khi chị Thúy ngất ñi. Vẫn chưa hả cơn giận, Dũng và Phương tiếp tục
dùng kéo cắt hết quần áo “mới vừa tội ngoại tình”, lôi chị Thúy ra bỏ giữa ñường. mặc cho
chị Thúy van xin kêu khóc. Thấy vậy, con của chị Thúy phải chạy ñến Công an và Hội Phụ
nữ phường Thanh Khê Tây cầu cứu. Một số người ñi ñường và hàng xóm thấy cảnh chị
Thúy bị trói trên người không một mảnh vải che thân nên ñã cởi trói và ñưa áo quần cho
chị mặc.14
Qua sự việc trên ta thấy, bạo hành gia ñình là một trong những hình thức xâm phạm
danh dự, nhân phẩm của người phụ nữ. Có nhiều hình thức bạo hành, có bạo hành về thể
xác và tinh thần. Bạo hành về thể xác nhiều nhất ở nông thôn, còn thành thị thì bạo hành về
tinh thần nhiều hơn. Thường thì ñối tượng bị bạo hành là phụ nữ và trẻ em, ngoài ra.Có
nhiều mức ñộ bạo hành khác nhau, nhẹ thì la mắng, de dọa, sĩ nhục, nặng hơn thì xâm
phạm ñến tính mạng, sức khỏe, thậm chỉ là tính mạng của nạn nhân.
Mỗi cá nhân trong xã hội ñều ñược pháp luật bảo vệ, mọi sự xâm phạm sức khỏe,
danh dự, nhân phẩm, của con người nói chung và trong bạo hành gia ñình nói riêng cần
ñược trừng trị nghiêm khắc ñể bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho mỗi người. Tìm hiểu
nguyên nhân của tình trạng bạo hành gia ñình, ta thấy chủ yếu xuất phát từ trình ñộ nhận
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
thức, thông tin tuyên truyền chưa trực tiếp ñến ngừơi dân. Người bị bạo hành chủ yếu là
phụ nữ và trẻ em thường cam chịu, sợ xấu hổ, không dám ñi báo với chính quyền khi bị

bạo lực. Như trường hợp của chị Thúy, nhờ báo với chính quyền nên TAND quận Thanh
Khê, TP ðà Nẵng tuyên phạt Nguyễn Dũng 15 tháng tù giam và Nguyễn Văn Phương 18
tháng tù giam về tội "làm nhục người khác" còn chị L.T.H thì khi chình quyền chưa can
thiệp, có lẽ chị lại tiếp tục bị hành hạ. Một nguyên nhân khác là vấn ñề trên thực chất vẫn
chưa ñược các cơ quan có thẩm quyền quan tâm ñúng mức, hội phụ nữ, chính quyền cũng
có vào cuộc nhưng là làm cho qua, chưa xử lý nghiêm khắc ñể mang tính răn ñe. Vì thế,
vấn ñề này tác giả xin mạnh dạn nêu ra ý kiến, nên quy ñịnh thêm các hình phạt về hành vi
bạo hành gia ñình, vì các quy ñịnh của luật như hiện nay chỉ quy ñịnh mang tính chất là
công nhận chứ chưa có biện pháp bảo vệ hiệu quả. Bên cạnh ñó, cần phải làm hiện nay là
tăng cường giáo dục tuyên truyền, tổ chức các lớp tập huấn, nói chuyện chuyên ñề, nói
chuyện về cuộc sống. Trước những hành vi bạo hành gia ñình thì chính quyền ñịa phưong
phải có sự can thiệp rõ ràng cụ thể, xử lý nghiêm khắc.
2.3 Xâm phạm danh dự, nhân phẩm phụ nữ trong quấy rối tình dục.
14

Báo Công An nhân dân - số ra ngày 17/ 11/ 2006

21
SVTH: NguyễnThịThanh Bình

MSSV : 5032044


Luận văn tốt nghiệp.

GVHD: Tiến sỹ Nguyễn Ngọc ðiện

Quấy rối tình dục, xét ở góc ñộ bảo vệ danh dự, nhân phẩm con người thì là một
hành vi mới. Theo tác giả thì hành vi quấy rối tình dục cũng là một trong những hành vi
xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người bị quấy rối. Bởi xét cho cùng thì hành vi quấy rối

tình dục là hành vi không tôn trọng người khác, thậm chí có thể ñược coi là hành vi làm
nhục người khác. Người bị quấy rối cảm thấy bị xúc phạm và bị tổn thất về tinh thần, ảnh
hưởng ñến năng suất công việc.. Tác giả cho rằng ñây là hành vi xúc phạm danh dự, nhân
phẩm con người ở mức tinh vi, “khéo léo” hơn hình thức xúc phạm truyền thống, là hệ quả
của sự phát triển xã hội.
Vì quấy rối tình dục là một khái niệm mới nên các quốc gia trên thế giới cũng chưa
có một ñịnh nghĩa cụ thể. Có thể nói rằng quấy rối tình dục là một hình thức quấy nhiễu mà
ñặc biệt là hướng về giới tính của người có liên can. Theo Luật Bảo vệ Người lao ñộng của
ðức thì hành vi quấy rối tình dục là "tất cả các hành ñộng cố tình về tình dục tổn thương
ñến nhân phẩm của người lao ñộng tại nơi làm việc". Một khái niệm khác của quốc tế cho
rằng, quấy rối tình dục là bất kỳ một hành vi nào liên quan ñến nhu cầu sinh lý và không
ñược người tiếp nhận mong ñợi - ñiều này tạo ra một môi trường làm việc thiếu lành
mạnh.15 Hành vi quấy rối tình dục này thường xuất hiện nơi làm việc như cơ quan, công sở,
trường học,…và ñặc biệt hay xảy ra ñối với nghề thư ký hoặc dịch vụ (nhân viên bán hàng,
tạp vụ, giúp việc gia ñình...) là những nghề có nhiều phụ nữ làm việc. Trên thực tế, hành vi

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

này ñang diễm ra ngày càng phố biến.
Hiện nay trên thế giới luật pháp của nhiều nước cũng ñã có những quy ñịnh cụ thể
ñể ngăn chặn và xử phạt hành vi này. Không chỉ ở “Luật Bảo vệ Người lao ñộng của ðức”
mà ở Singapore, ngoài quy ñịnh chung về hành vi quấy rối, một số ngành nghề như giáo
viên, bác sĩ, luật sư, việc phòng ngừa nạn quấy rối tình dục ñược thể chế hoá ngay trong
các quy tắc ñạo ñức nghề nghiệp. Mỹ có lẽ là quốc gia có những quy ñịnh rõ ràng và ñầy
ñủ nhất ñể chống lại quấy rối tình dục. Người ta yêu cầu các doanh nghiệp phải ghi rõ vào
bản nội quy lao ñộng những hành vi quấy rối bị nghiêm cấm và thủ tục giải quyết khi có
hành vi quấy rối xảy ra. Nếu người bị quấy rối ñưa ra ñược những bằng chứng và sự việc
ñược xem là nghiêm trọng, người có hành vi quấy rối có thể bị buộc thôi việc.
Tại Việt Nam mặc dù hành vi quấy rối tình dục ñã xuất hiện trên thực tế nhưng vẫn
chưa ñược ñịnh nghĩa rõ ràng, và việc ngăn chặn hành vi này cũng chưa ñược thể hiện

trong các văn bản pháp luật, thậm chí, trong quy chế ñạo ñức công chức cũng chưa nêu. Và
vì luật chưa quy ñịnh nên, quấy rối tình dục không có nghĩa là một tội phạm tình dục. Cho
15

tnamnet. Thế nào là quấy rối tình dục? Thứ năm, 25/5/2006

22
SVTH: NguyễnThịThanh Bình

MSSV : 5032044


Luận văn tốt nghiệp.

GVHD: Tiến sỹ Nguyễn Ngọc ðiện

tới thời ñiểm này, chưa có vụ án nào về quấy rối tình dục ñược ñưa ra xét xử. Thật ra, theo
tác giả nếu người bị quấy rối muốn kiện ra tòa thì cũng có thể sử dụng ðiều 121 Trong
Luật Hình sự với tội danh ''Làm nhục người khác'' nếu có ñủ bằng chứng. Tuy nhiên, việc
này rất khó bởi phải những hành vi như thế rất ít khi cấu thành tội phạm của luật hình sự,
khó thu thập bằng chứng còn khởi kiện về mặt dân sự thì luật lại chưa có quy ñịnh. Ví dụ
như trường hợp của chị T:
Chị là nhân viên một văn phòng nước ngoài tại Hà Nội. Tuần ñầu tiên làm kế toán,
chị ñã bị cấp trên của mình, quấy rối, giở trò sàm sỡ. Những ngày tiếp ñó, chị luôn phải
sống trong tâm trạng hoang mang và căng thẳng.Khi chị phản ứng mạnh thì nhận ñược câu
trả lời: ''Tôi ñã nhận cô vào ñây. Nhưng cô cố tình từ chối ñặc ân của tôi. Từ nay, cô sẽ
thấy hậu quả. Tôi sẽ ñuổi việc cô''. Và cuối cùng, khi không thể chịu nổi những hành vi
trên, chị lên tiếng và bị ñuổi việc. Chắc chắc rằng không chỉ có trường hợp cùa chị T mà
còn rất nhiều các trường hợp khác nhưng một số người lại không dám tố cáo, chị T trong ví
dụ trên là một trong số hiếm hoi những phụ nữ Việt Nam ñầu tiên dám dũng cảm nói lên

''niềm ñau chôn dấu'' của mình.. Thế nhưng dù có tố cáo ñi nữa thì khi luật chưa quy ñịnh
cũng không có căn cứ pháp lý ñể xử phạt.
Như ñã phân tích thì quấy rối tình dục là hành vi sai trai, làm ảnh hưởng dến sức
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
khỏe, tin thần, và xúc phạm ñến danh dự, nhân phẩm của người khác nên các nhà lập pháp
cần khẩn trương xem xét và ñưa ra quy ñịnh cụ thể ñể bảo vệ quyền lợi của công dân.
2.4 Xâm phạm danh dự, nhân phẩm phụ nữ trong vấn ñề buôn bán phụ nữ.
Tệ nạn buôn bán phụ nữ, trẻ em những năm gần ñây ñã trở thành vấn ñề nóng bỏng,
nhức nhối, ảnh hưởng xấu ñến ñời sống xã hội. Buôn bàn phụ nữ là hành vi coi phụ nữ như
một loại hàng hóa mua bán, trao ñổi ñể kiếm lời, xâm phạm tới danh dự, nhân phẩm và
quyền tự do của người phụ nữ. Con người là vốn quý nhất của xã hội, không thể bảo vệ
danh dự, nhân phẩm của con người mà không bảo vệ cuộc sống, sự tụ do của con người.
Thế nhưng tình trạng buôn bán người ñặc biệt là buôn bán pụ nữ và trẻ em hiện nay ñang
diễn biến phức tạp, xu hướng tăng, quốc tế hoá. Ở nước ta, theo thống kê sơ bộ cho thấy,
trong 10 năm gần ñây, cả nước phát hiện ñược hàng chục nghìn phụ nữ, trẻ em bị buôn bán
qua biên giới, chủ yếu dưới hình thức môi giới hôn nhân, hợp tác lao ñộng, du lịch thăm
người thân… sang các nước ðài Loan, Mã Lai, Hàn Quốc... Tuy nhiên, trên thực tế, con số
này cao hơn rất nhiều. Theo báo cáo, từ 1998 ñến tháng 3/2006, cả nước ñã phát hiện 4.527
phụ nữ, trẻ em bị buôn bán, trong ñó có 665 phụ nữ, trẻ em bị buôn bán trong nước, 3.862
23
SVTH: NguyễnThịThanh Bình

MSSV : 5032044


Luận văn tốt nghiệp.

GVHD: Tiến sỹ Nguyễn Ngọc ðiện

phụ nữ, trẻ em bị bán ra nước ngoài.16 Một thực tế ñau lòng nữa của tình trạng nô lệ thời

hiện ñại này là việc các nạn nhân thường xuyên bị mua ñi bán lại nhiều lần – và lần bị bán
ñầu tiên chính là do người thân trong gia ñình hay người quen biết thực hiện... Nguyên
nhân là do họ bị các chủ chứa hành hạ hết sức dã man. Họ bị nhốt vào trong phòng kín,
không ñược tiếp xúc với bất kỳ ai trừ khách. Nếu không vâng lời, những người phụ nữ này
sẽ bị lực lượng bảo kê của chủ ñánh ñập hết sức dã man, ñặc biệt là những trường hợp bỏ
trốn mà bị chúng bắt ñược... những người may mắn trốn thoát khi trở về ñều bị chấn ñộng
về mặt tâm lý một cách nặng nề. Có trường hợp còn không nhớ ñược cả tên tuổi, ñịa chỉ
của chính mình, phải mất một thời gian họ mới phục hồi ñược. Như trường hợp của
V.T.ð.T, 24 tuổi cô ñã bị lừa bán sang 4 nước trong vòng 5 năm. 5 năm mà cô gái này phải
gánh chịu ñã khiến một cô gái ñang tuổi xuân sắc trở nên tiều tụy, xác xơ. Mồ côi mẹ từ
nhỏ, bố bước thêm bước nữa. Chưa ñầy 10 tuổi, từ Tây Nguyên, T. bỏ nhà vô TP.HCM
mưu sinh. Một người khách ñến quán cà phê nơi cô làm nhân viên phục vụ tìm gặp rồi tỉ tê
hứa giúp T. sang Malaysia xin việc làm, thu nhập cao. Họ ñã ñưa cô vượt biên qua
Campuchia, bán vào ñộng mại dâm với giá 500 USD. Cuộc sống tủi cực bắt ñầu từ ñó...
Cứ vào chập tối, tất cả khảng 20 cô gái ñều ñược ñưa lên xe chở ñến các khách sạn ñể tiếp
khách. Họ chỉ ñược nuôi ăn, còn tiền bán dâm, tiền boa của khách ñều bị chủ chứa lột sạch.
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Một năm sau, T. lại bị bán sang Malaysia với giá 3.000 USD, trở thành “nhân viên” của
một ñộng mại dâm quy mô. Phải mất nửa năm sau T. mới tự giải phóng cho mình nhờ số
tiền boa của khách cô tích cóp ñược, trả hết số nợ 3.000 USD mà chủ chứa bỏ ra... mua cô.
Nhưng cay ñắng nối tiếp ñắng cay, tên chủ chứa sau khi lấy tiền của T. ñã nhẫn tâm lừa
bán tiếp cô sang một ñộng mại dâm khác ở Singapore. Tại ñây, cô cũng lại gặp những cô
gái Việt Nam ñồng cảnh ngộ, cũng lại phải bán dâm... Rồi cô bỏ trốn, vượt biên sang Thái
Lan, lại rơi vào tay bọn buôn người, lại rơi vào ñộng mại dâm cho ñến một ngày cô “ñược”
cảnh sát bắt và ñược trao trả về Việt Nam... 5 năm bị lừa bán qua 4 nước Campuchia,
Malaysia, Singapore, Thái Lan làm gái mại dâm,17 … Hay như trường hợp của cô gái dân
tộc Mông tên Lý 21 tuổi trú tại huyện Bảo Yên (Lào Cai). Thấy cô phổng phao, xinh ñẹp,
vào các phiên chợ, Lý theo ñám bạn xuống núi, tìm bạn tình. Bốn thanh niên người Mông
ñi những chiếc xe máy ñắt tiền và dùng ñiện thoại di ñộng, tự giới thiệu ở thành phố Lào
Cai bắt quen với Lý. Họ tỏ ra hào phóng ñưa cô ñi chợ mua sắm… Sau vài lần qua lại, họ

tìm ñến nhà Lý. Theo tập tục tìm vợ của người Mông, sau khi cô gái ñồng ý, người ñàn ông
16
17

Báo Thanh niên số ra ngày 18/8/2005
Báo thanh niên ngày 16/5/2006

24
SVTH: NguyễnThịThanh Bình

MSSV : 5032044


Luận văn tốt nghiệp.

GVHD: Tiến sỹ Nguyễn Ngọc ðiện

sẽ ñưa họ về thăm gia ñình. Sau khi lừa dẫn Lý vào nhà nghỉ, Hảng Seo Cháng cho cô
uống thuốc mê rồi bán sang Trung Quốc lấy 5.000 nhân dân tệ 18
Qua sự việc trên ta cũng thấy ñược hành vi mua bán người là hành vi xâm phạm
nghiêm trọng nhân quyền, những người bị bán bị bóc lột tình dục một cách nặng nề, họ trở
thành một món hàng thật sự, bị bán ñi bán lại không biết bao nhiêu lần. Danh dự, nhâm
phẩm bị chà ñạp không một chút thương tiếc. Quả thật trong thời ñại hiện nay tất cả mọi
thứ ñều có thể biến thành hàng hóa. Nhưng nhân phẩm con người mà cũng trở thành hàng
hóa thì rõ ràng là ñiều không thể chấp nhận. Cuộc ñời và nhân phẩm của một con người
không thể mua bán bằng tiền, không phải là một thứ có thể mua bán ñể kiếm lời.ðây
không chỉ còn là vấn ñề của một vài cá nhân mà ñây là vấn ñề của cả xã hội. Mua bán phụ
nữ và trẻ em không chỉ là loại tội phạm xâm hại ñến tính mạng, sức khoẻ, danh dự và nhân
phẩm của con người mà còn gây hậu quả nghiêm trọng lâu dài cho người phụ nữ và cho
trật tự an toàn xã hội. Những nạn nhân bị bán ñể bóc lột tình dục thường bị tổn thương về

thể chất lẫn tinh thần.
Một trong những thủ ñoạn mà bọn buôn người hay sử dụng trong thời gian gần ñây
là lợi dụng sơ hở trong tư vấn môi giới hôn nhân với người nước ngoài, cho nhận con nuôi,
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
du lịch, ñi lao ñộng xuất khẩu... ñể lừa gạt những người nhẹ dạ cả tin. Cũng có những
trường hợp không phải bị lừa bán từ ñầu mà là kết hôn với người nước ngoài, thông qua
người môi giới hay công ty mối giới, sau ñó mới bị chồng bán ñi. Không ít các công ty môi
giới, ñã lợi dụng việc môi giới kết hôn với người nước ngoài ñể buôn bán phụ nữ. Có một
số công ty ñã xem người phụ nữ như một món hàng ñể lựa chọn về làm vợ. Dư luận rất
phẫn nộ khi có một số người ñã vì ñồng tiền hạ thấp danh dự, phẩm giá của người phụ nữ
Việt Nam. Khi những kẻ môi giới ñã ñưa ra hình ảnh người phụ nữ Việt Nam như một món
hàng, nhân phẩm bị hạ thấp. Ở nhiều vùng nông thôn Hàn Quốc có các bảng quảng cáo
như “Hãy lấy trinh nữ Việt Nam”. Hay như: “Cô dâu Việt Nam ñã sẵn sàng, chỉ cần có ý
ñịnh (của bạn)”, “Người già, người muốn tái hôn, người ñã có con, người khuyết tật ñều có
thể lấy trinh nữ Việt Nam xinh ñẹp”.Thậm chí có nơi người ta còn thấy lan tràn những biểu
ngữ, ap phich, poster, băng rôn, tờ rơi kêu gọi kết hôn phụ nữ Việt Nam với lời lẽ mang
tính sỉ nhục nặng nề hơn: “sống thử sáu tháng, không bằng lòng thì ñổi ñi”, Công ty mối
giới sẽ chịu trách nhiệm giới thiệu miễn phí vợ khác, “phụ nữ Việt Nam “giữ nhà tốt”,
không bao giờ chạy trốn. Thiếu tướng Phạm Xuân Quắc, Cục trưởng Cục Cảnh sát ñiều tra
18

Vn express 5/6/2007

25
SVTH: NguyễnThịThanh Bình

MSSV : 5032044



×