Tải bản đầy đủ (.pdf) (58 trang)

LUẬN văn LUẬT tư PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TRANH TỤNG tại PHIÊN tòa HÌNH sự sơ THẨM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (630.27 KB, 58 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA LUẬT


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN LUẬT
KHÓA 33 (2007-2011)
Đề tài:
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TRANH TỤNG TẠI
PHIÊN TÒA HÌNH SỰ SƠ THẨM

Giáo viên hướng dẫn:
Ths. MẠC GIÁNG CHÂU
Bộ môn: Tư pháp

Sinh viên thực hiện:
NGUYỄN LÊ ĐĂNG
Mã số sinh viên: 5075176
Lớp: Luật Tư pháp 2-K33

CẦN THƠ - 10/2010


LỜI CẢM ƠN
……o0o……
Trong thời gian thực hiện luận văn tốt nghiệp của mình, tôi đã nhận được sự
hướng dẫn tận tình của Cô Mạc Giáng Châu. Giúp tôi có nhận thức đúng đắn về yêu
cầu, nội dung của đề tài và phát triển đề tài theo hướng tốt hơn. Tôi xin gửi lời cảm ơn
đến Cô Mạc Giáng Châu đã hướng dẫn cho tôi hoàn thiện luận văn của mình. Đồng
thời xin gửi lời cảm ơn đến quý Thầy, Cô Khoa luật-Trường Đại học Cần Thơ đã
giảng dạy, trang bị cho tôi nhiều kiến thức bổ ích trong suốt bốn năm tôi đã theo học,
để tôi có thể vận dụng những kiến thức tiếp thu được vào cuộc sống và công việc của


mình, sau khi ra trường.
Xin chân thành cảm ơn!

Cần Thơ, ngày 29 tháng 10 năm 2010
Sinh viên thực hiện

Nguyễn Lê Đăng


NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
……o0o……

...............................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................

.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
Cần Thơ, ngày

tháng

năm 2010


NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG PHẢN BIỆN
……o0o……

 .......................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................

......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
Cần Thơ, ngày

tháng

năm 2010


MỤC LỤC
……o0o……
LỜI NÓI ĐẦU .........................................................................................................1
Lý do chọn đề tài....................................................................................................... 1
Phạm vi nghiên cứu ................................................................................................... 2
Mục đích của việc nghiên cứu ................................................................................... 2
Phương pháp nghiên cứu ........................................................................................... 3
Cơ cấu đề tài.............................................................................................................. 3
Chương 1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ TRANH TỤNG TRONG TỐ TỤNG HÌNH
SỰ............................................................................................................................. 4
1.1. Lịch sử phát triển tranh tụng trong tố tụng hình sự Việt Nam ...................... 4

1.1.1. Một số mô hình về thực hiện tranh tụng trong tố tụng hình sự của một số nước
trên thế giới ............................................................................................................... 5
1.1.2. Sự phát triển của tranh tụng trong pháp luật tố tụng hình sự của Việt Nam ...... 6
1.2. Lý luận chung về tranh tụng tại phiên tòa hình sự sơ thẩm.......................... 10
1.2.1. Khái niệm về tranh tụng hình sự ..................................................................... 11
1.2.2. Đặc điểm của tranh tụng hình sự..................................................................... 12
1.2.3. Giá trị của tranh tụng ..................................................................................... 13
1.3. Các chức năng cơ bản trong tranh tụng ......................................................... 13
1.3.1. Chức năng buộc tội ......................................................................................... 14
1.3.2. Chức năng bào chữa........................................................................................ 15
1.3.3. Chức năng xét xử............................................................................................ 15
Chương 2. MỘT SỐ VẤN ĐỀ TRANH TỤNG TRONG PHÁP LUẬT TỐ TỤNG
HÌNH SỰ TẠI PHIÊN TÒA SƠ THẨM ............................................................... 17
2.1 Nội dung của tranh tụng tại phiên tòa sơ thẩm hình sự.................................. 17
2.1.1. Quyền yêu cầu của các bên tranh tụng trong giai đoạn bắt đầu phiên tòa ........ 17
2.1.2. Các bên tranh tụng tiến hành xét hỏi, xem xét đánh giá chứng cứ và tranh luận
tại phiên tòa sơ thẩm................................................................................................. 17
2.2. Địa vị pháp lý của chủ thể tiến hành tranh tụng tại phiên tòa sơ thẩm ........ 18
2.2.1. Quyền bình đẳng giữ Kiểm sát viên với người bào chữa khi tranh tụng tại phiên
tòa sơ thẩm ............................................................................................................... 18
2.2.2. Tranh tụng tại phiên tòa sơ thẩm hình sự là sự đối trọng giữa Kiểm sát viên và
người bào chữa......................................................................................................... 19
2.3. Vai trò của các chủ thể tham gia tranh tụng hình sự sơ thẩm nhằm nâng cao
chất lượng tranh tụng............................................................................................. 21
2.3.1. Vai trò của Kiểm sát viên................................................................................ 21
2.3.2. Vai trò của người bào chữa ........................................................................... 27


2.3.3. Vai trò của Tòa án........................................................................................... 33
Chương 3. THỰC TIỄN - GIẢI PHÁP ĐỂ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TRANH

TỤNG TẠI PHIÊN TÒA HÌNH SỰ SƠ THẨM................................................... 38
3.1. Giai đoạn trước khi mở phiên tòa................................................................... 38
3.1.1. Đảm bảo hoạt động bào chữa ở giai đoạn điều tra .......................................... 38
3.1.2. Sự có mặt của người bào chữa khi tham gia xét xử tại phiên tòa sơ thẩm ........ 43
3.2. Hoạt động tranh tụng tại phiên tòa sơ thẩm................................................... 45
3.2.1. Hoạt động tranh tụng tại phiên tòa sơ thẩm của người bào chữa..................... 45
3.2.2. Chất lượng tranh tụng của Kiểm sát viên tại phiên tòa sơ thẩm ....................... 50
3.2.3. Sự bình đẳng giữa Kiểm sát viên và người bào chữa khi tranh tụng tại phiên tòa
sơ thẩm..................................................................................................................... 53
3.2.4. Chủ tọa phiên tòa với vai trò là người trọng tài đảm bảo cho tranh tụng tại phiên
tòa sơ thẩm có chất lượng ......................................................................................... 55
KẾT LUẬN............................................................................................................. 59
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Hiến pháp nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam 1992, Nhà xuất bản Chính
trị quốc gia, Hà Nội - 2001
2. Nghị quyết 08 - NQ/TW ngày 02/01/2002 của Bộ Chính trị về một số nhiệm vụ
trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới.
3. Nghị quyết 49 - NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị về cải cách tư pháp đến
năm 2020.
4. Bộ luật tố tụng hình sự của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam năm 2003,
Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội - 2009
5. Luật Luật sư của Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam số
65/2006/QH 11 ngày 29 tháng 6 năm 2006
6. Đinh Văn Huế: Bình luận khoa học Bộ luật tố tụng hình sự, Nhà xuất bản Tổng hợp
Thành phố Hồ Chí Minh - 2007.
7. Phạm Văn Thiệu: Về người bào chữa trong tố tụng hình sự, Tạp chí Tòa án nhân

dân, tháng 6/2008 (số 12).
8. Mạc Giáng Châu: Giáo trình tố tụng hình sự Việt Nam, Khoa luật trường Đại học Cần Thơ,
năm 2006.

9. Phan Trung Hoài: Tranh tụng của Kiểm sát viên tại phiên tòa nhìn từ khía cạnh Luật sư,
Tạp chí Kiểm sát, số 8/2006.
10. Phạm Hồng Hải: Thực trạng hoạt động của Luật sư - người bào chữa qua hơn một năm
thi hành Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003, Tạp chí Kiểm sát, số 24 (12/2005).
11. Phạm Hồng Hải: Thực trạng tranh tụng trong phiên Tòa hình sự của Kiểm sát viên

dưới góc nhìn của Luât sư, Tạp chí Kiểm sát, số 8/2006
12. Trần Văn Độ: Bản chất của tranh tụng, Tạp chí khoa học pháp lý, số 4/2004
13. Nguyễn Trương Tín: Một số vấn đề về mối quan hệ giữa tranh tụng trong tố tụng hình sự
với chức năng xét xử của Tòa án trong bối cảnh cải cách tư pháp, Tạp chí Nhà nước và Pháp
luật, số 10/2008.
14. Nguyễn Văn Chiến:, Những hạn chế đối với Luật sư trong quá trình tham gia Tố tụng vụ
án Hình sự ,Tạp chí Nghề Luật, số 1/2008.
15. Ngô Hồng Phúc: Vấn đề nâng cao chất lượng tranh tụng tại phiên tòa hình sự, Tập

chí Tòa án nhân dân, số 2/2003.
16. Từ điển tiếng Việt, Nhà xuất bản Khoa học xã hội -1991, tr. 1238.
17. Trang Web: www. Dangcongsan.vn
18. Trang Web: www.anninhthudo.vn
19. Trang Web:
20. Trang Web:


LỜI NÓI ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong xu thế đất nước ngày càng đổi mới và hội nhập, thì vấn đề về cải cách

nền hành chính và cải cách tư pháp là hết sức cần thiết nhằm đảm bảo hệ thống pháp
luật ngày càng hoàn thiện hơn. Trong đó cải cách tư pháp thì trọng tâm là vấn đề hoạt
động xét xử của Tòa án, vì Tòa án là cơ quan quyền lực nhân danh nhà nước thực hiện
chức năng xét xử. Do đó quyết định của Tòa án có liên quan hệ trọng đến nhiệm vụ
bảo vệ tài sản của nhà nước, của tập thể; bảo vệ tính mạng, tài sản, tự do, danh dự và
nhân phẩm của công dân.
Đổi mới hoạt động xét xử của Tòa án nói chung, trong hoạt động xét xử hình sự
nói riêng luôn được Đảng và Nhà nước quan tâm, không ngừng đưa ra những chính
sách, chủ trương, đường lối phù hợp với yêu cầu công tác xét xử của Tòa án. Trong đó
đáng quan tâm là Nghị quyết số 08 – NQ/TW ngày 02/01/2002 của Bộ Chính trị “về
một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới”, đây là Nghị quyết
đầu tiên của Bộ Chính trị đề cập một cách toàn diện về nhiệm vụ cải cách tư pháp đề
ra những định hướng, quan điểm chỉ đạo, biện pháp cụ thể đối với công tác tư pháp.
Có thể nói Nghị Quyết 08 đã đem lại “sinh khí mới” cho hoạt động của cơ quan tư
pháp nói chung, trong hoạt động Tố tụng hình sự nói riêng mà trọng tâm là trong hoạt
động xét xử, bởi có một vị trí đặc biệt quan trọng. Vừa góp phần xây dựng nền tư pháp
nước nhà trong sạch, vững mạnh, dân chủ, minh bạch vừa góp phần phòng chống, răn
đe tội phạm, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, tổ chức. Nghị quyết bước
đầu đã nhấn mạnh chủ trương tranh tụng tại các phiên tòa “…việc phán quyết của tòa
án phải căn cứ chủ yếu vào kết quả tranh tụng tại phiên tòa, trên cơ sở xem xét đầy
đủ, toàn diện chứng cứ ý kiến của Kiểm sát viên, của người bào chữa, bị cáo, nguyên
đơn, bị đơn và những người có quyền, lợi ích hợp pháp để đưa ra những bản án, quyết
định đúng pháp luật, có sức thuyết phục và trong thời hạn pháp luật quy định…” .
Nhằm góp phần khắc phục tình trạng oan sai trong các phiên tòa, có thể nói đây là cơ
sở để nâng cao chất lượng tranh tụng tại phiên Tòa nói chung, tại phiên Tòa sơ thẩm
hình sự nói riêng.
Việc thực hiện Nghị quyết 08 chỉ mới tập trung giải quyết những vấn đề bức xúc
nhất mang tính chất đặt nền móng cho tiến trình cải cách nền tư pháp. Do đó để tiến
trình cải cách tư pháp được thực hiện một cách mạnh mẽ, đồng bộ, trọng tâm và đi
đúng hướng. Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết 49 – NQ/TW ngày 02/6/2005 của

Bộ Chính trị“về cải cách tư pháp đến năm 2020". Nghị quyết tiếp tục nhấn mạnh công
tác cải cách tư pháp theo hướng hiện đại và có hiệu quả, đặc biệt Nghị quyết 49 tiếp


tục kế thừa Nghị quyết 08 nhấn mạnh vai trò của việc thực hiện tranh tụng tại phiên
tòa, cần phải nâng cao chất lương tranh tụng tại các phiên tòa, trong Nghị quyết 49 có
nhấn mạnh “... nâng cao chất lượng tranh tụng tại các phiên tòa xét xử, coi đây là
khâu đột phá của hoạt động tư pháp...” .
Việc thực hiện tranh tụng tại phiên tòa đã có những chính sách và định hướng
mà cụ thể đã được nhấn mạnh từ Nghị quyết 08 và nhất là Nghị quyết 49, tuy nhiên
trong thực tế vấn đề thực hiện tranh tụng tại các phiên tòa mà đặc biệt là tại phiên tòa
hình sự còn rất hạn chế, mờ nhạt. Do đó người viết chọn đề tài “Nâng cao chất lượng
tranh tụng trong tố tụng hình sự tại phiên tòa sơ thẩm” nhằm nghiên cứu, phân tích
để tìm ra những nguyên nhân, vướng mắt và từ đó đưa ra những giải pháp, kiến nghị
sửa đổi các quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự hiện hành để nâng cao chất lượng
tranh tụng tại phiên tòa hình sự sơ thẩm, góp phần nâng cao hoạt động xét xử hình sự
một cách minh bạch, nghiêm minh, dân chủ, công bằng và khắc phục tình trạng oan
sai trong xét xử hình sự sơ thẩm.
2. Phạm vi nghiên cứu
Tranh tụng là một hoạt động tố tụng luôn có trong tất cả các ngành Luật tố tụng
như; trong Tố tụng hình sự, Tố tụng dân sự, Tố tụng hành chính... thủ tục tranh tụng
được diễn ra ở hai cấp xét xử sơ thẩm và phúc thẩm, ngoài ra còn có thể diễn ra ở cả
thủ tục giám đốc thẩm và tái thẩm. Tuy nhiên trong phạm vi bài viết này người viết chỉ
tập chung nghiên cứu trong phạm vi tranh tụng tại phiên tòa sơ thẩm hình sự theo quy
định của Bộ luật Tố tụng hình sự hiện hành và theo tiến trình cải cách tư pháp.
3. Mục đích của việc nghiên cứu
Tranh tụng trong tố tụng đó là tư tưởng tiến bộ, dân chủ. Theo như phương thức
tranh tụng thì, pháp luật sẽ đảm bảo các chủ thể thực hiện tranh tụng có quyền tương
xứng nhau trong việc thu thập chứng cứ và quyền bình đẳng trước Tòa án khi đưa ra
các chứng cứ nhằm làm sáng tỏ vụ án. Chính vì thế phương thức tranh tụng là phương

pháp đem lại hiệu quả cao trong thủ tục xét xử hình sự, đảm bảo xác minh đúng sự
thật, khách quan của vụ án, đảm bảo sự bình đẳng về quyền và lợi ích của các bên
tham gia tố tụng. Vì vậy người viết chọn đề tài này nhằm phân tích rõ vai trò của tranh
tụng tại phiên tòa sơ thẩm hình sự, từ đó cần có cơ chế về mặt pháp lý một cách phù
hợp để nâng cao chất lượng tranh tụng hình sự, đảm bảo sự công bằng, dân chủ và
minh bạch trong công tác xét xử vụ án hình sự.
4. Phương pháp nghiên cứu
Để hoàn thành luận văn, tác giả đã dựa trên cơ sở phương pháp luận chủ nghĩa
duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, các quan điểm của Đảng và Nhà
nước ta về pháp luật, về cải cách tư pháp.


Đồng thời, luận văn sử dụng một số phương pháp nghiên cứu cụ thể sau:
Phương pháp phân tích, tổng hợp; so sánh; phương pháp lịch sử để hoàn thành tốt đề
tài.
5. Cơ cấu đề tài
Dựa vào phạm vi nghiên cứu, người viết phân chia cơ cấu đề tài thành ba
Chương.
Chương 1. Khái quát chung về tranh tụng trong tố tụng hình sự.
Chương 2. Một số vấn đề về tranh tụng trong pháp luật tố tụng hình sự tại
phiên tòa sơ thẩm.
Chương 3. Thực tiễn – giải pháp và một số kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng
tranh tụng tại phiên tòa sơ thẩm hình sự.
Việc nghiên cứu đề tài “Nâng cao chất lượng tranh tụng trong tố tụng hình sự
tại phiên tòa sơ thẩm” là một phần cố gắng nhằm góp phần làm rõ hơn nội dung về
hoạt động tranh tụng và nâng cao chất lượng tranh tụng, trong xu thế cải cách tư pháp
nói chung, cải cách hoạt động xét xử hình sự nói riêng. Nhưng với sự hiểu biết có hạn,
năng lực trình bài còn kém nên bài viết còn nhiều thiết sót và thời gian nghiên cứu có
hạn, vì vậy rất cần sự hướng dẫn, chỉ dạy của Quý Thầy, Cô và sự góp ý, xây dụng của
các bạn.


Chương 1


KHÁI QUÁT CHUNG VỀ TRANH TỤNG TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ
1.1. Lịch sử phát triển của tranh tụng trong tố tụng hình sự
Trong pháp luật tố tụng nói chung, tố tụng hình sự nói riêng thì giai đoạn xét
xử tại phiên tòa luôn đóng vai trò là trọng tâm của quá trình tố tụng, thể hiện đầy đủ
bản chất tư pháp của một nhà nước, là giai đoạn quyết định tính đúng đắn, khách quan
của vụ án nhằm bảo vệ lợi ích hợp pháp của nhà nước, tài sản, tính mạng của công
dân, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức. Tại phiên tòa có sự tham gia đầy đủ những
người tiến hành tố tụng, những người tham gia tố tụng với địa vị pháp lý khác nhau đã
được xác định. Thông qua phiên tòa, bằng thủ tục trực tiếp, công khai, lắng nghe ý
kiến và đề xuất của các bên, Tòa án xác định sự thật khách quan của vụ án và ra các
phán quyết giải quyết vụ án một cách đúng pháp luật.
Với một vai trò vô cùng quan trọng như vậy việc nâng cao chất lượng xét xử là
sự cần thiết và khách quan, việc nghiên cứu xây dựng một hệ thống tranh tụng hay
một hệ thống tố tụng khác có yếu tố tranh tụng phải được xuất phát từ vấn đề nâng cao
chất lượng tranh tụng tại phiên tòa.
Sự ra đời và phát triển của thuật ngữ “tranh tụng” gắn liền với sự hình thành và
phát triển của tư tưởng dân chủ, tiến bộ và khách quan trong hoạt động tố tụng nói
chung. Trong một xã hội hiện đại, ở các nước dù có tổ chức hệ thống tư pháp khác
nhau, dù là hệ thống án lệ hay hệ thống Luật xã hội chủ nghĩa, thì ít hay nhiều và bằng
các thể hiện khác nhau thì trong một hệ thống tố tụng đều có yếu tố tranh tụng bởi vì
đây là phương pháp tố tụng có hiệu quả rất cao bảo đảm cho hoạt động xét xử của Tòa
án một cách khách quan, đúng đắn và dân chủ.
Vấn đề tranh tụng trong phiên tòa đã được ghi nhận từ lâu trong hệ thống pháp
luật một số nước trên thế giới, đặc biệt được phát triển mạnh mẽ và rộng rãi ở các
nước có hệ thống án lệ, phổ biến nhất là khoảng từ thế kỷ X đến thế kỷ XIII. Loại hình
tố tụng này xuất hiện tại Anh, sau đó nó được phát triển ở các nước thuộc địa ở Anh và

hiện nay nó được phát triển rộng rãi ở Pháp, Canada, Nga, Nhật và nhiều nước trên
thế giới...
1.1.1. Một số mô hình về thực hiện tranh tụng trong tố tụng hình sự của một số
nước trên thế giới
a. Pháp luật tố tụng hình sự của Liên bang Nga
Trong hoạt động tố tụng hình sự của nhà nước Liên bang Nga thì nguyên tắc
tranh tụng và bình đẳng giữa các bên được quy định cụ thể tại Điều 15 Bộ luật Tố tụng
hình sự năm 2001 như sau: “Hoạt động tố tụng hình sự được tiến hành trên cơ sở
tranh tụng giữa các bên. Các chức năng buộc tội, bào chữa và giải quyết vụ án hình
sự là độc lập với nhau và không thể giao cho một cơ quan hoặc một người có thẩm
quyền thực hiện. Tòa án không phải là cơ quan truy tố hình sự, không thuộc bên buộc


tội hoặc bên bào chữa. Tòa án tạo điều kiện cần thiết để các bên thực hiện các nghĩa
vụ tố tụng của mình và thực hiện các quyền được giao cho. Bên buộc tội và bên bào
chữa bình đẳng trước Tòa án.” (1)
Theo GS.TS người Nga A.P.Rưgiacốp(2), nguyên tắc tranh tụng và bình đẳng
giữa các bên phải tuân thủ trong tất cả các giai đoạn tố tụng hình sự, nhưng được thể
hiện rõ nét nhất ở giai đoạn xét xử bao gồm các nội dung sau: Chức năng buộc tội, bào
chữa và giải quyết vụ án hình sự phải độc lập với nhau. Khi thực hiện theo phương
thức tranh tụng thì việc nghiên cứu chứng cứ do bên buộc tội (công tố viên, người bị
hại), bên bào chữa (người bào chữa, bị cáo) thực hiện. Bên buộc tội và bên bào chữa
bình đẳng trước Tòa án trong việc đưa ra chứng cứ, nghiên cứu chứng cứ, tranh luận
giữa các bên trong quá trình xét xử. Trong khi đó Tòa án không phải là cơ quan truy tố
hình sự, không đứng về bên buộc tội cũng như bên bào chữa. Tòa án đóng vai trò là
bên đảm bảo và tạo những điều kiện cần thiết cho các bên thực hiện quyền và nghĩa vụ
tố tụng của mình và giải quyết vụ án hình sự.
b. Pháp Luật tố tụng hình sự của Cộng hòa Pháp
Cũng giống như những quy định của pháp Luật Tố tụng hình sự của Nga, pháp
Luật Tố tụng hình sự của Cộng hòa Pháp cũng có những quy định nhằm đảm bảo

phương pháp thực hiện tranh tụng và bình đẳng giữa các bên trong hoạt động Tố tụng
hình sự cụ thể: “Điều 278. Bị cáo được tự do tiếp xúc với luật sư bào chữa. Luật sư có
thể tham khảo toàn bộ hồ sơ tố tụng miễn là không làm chậm trễ tiến trình tố tụng;
Điều 279. Bị cáo và nguyên đơn dân sự được cấp miễn phí bản sao các biên bản
chứng nhận hành vi phạm tội, các bản ghi lời khai người làm chứng và các báo cáo
giám định; Điều 328. Chủ tọa phiên Tòa không được biểu lộ ý kiến của mình về tội
trạng của bị cáo” (3)
Như vậy qua nghiên cứu pháp luật Tố tụng hình sự của Pháp và Nga chúng ta
điều thấy có quy định việc thực hiện tranh tụng và bình đẳng giữa bên buộc tội và bên
bào chữa. Do đặc điểm về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của từng nước mà có một
hệ thống pháp luật khác nhau, tuy nhiên vấn đề thực hiện tranh tụng trong hoạt động tố
tụng là một phương pháp tiến bộ, dân chủ. Mà ở đó các bên buộc tội và bên xét xử độc
lập trong xét xử vụ án hình sự, bên bào chữa và bên buộc tội bình đẳng nhau trong
hoạt động tố tụng hình sự, tạo sự khách quan trong xét xử vụ án hình sự. Vì thế mà
ngành pháp luật Tố tụng hình sự Việt Nam cần tham khảo, nghiên cứu để dần hoàn
thiện những quy định về thực hiện tranh tụng trong Tố tụng hình sự của nước ta.
Nhằm đảm bảo cho hoạt động xét xử khách quan, đúng đắn, không bỏ lọt tội phạm,

(1)
(2)
(3)

Xem: Bộ luật tố tụng hình sự Liên bang Nga, Nxb Prooooxxpec, Mátxcơva, 2001.
Xem: A.P. Rưgiacốp: Tố tụng hình sự, Nxb Norma, Mátxcowva, 2004.
Xem: Bộ luật Tố tụng hình sự của Cộng hòa Pháp, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1998.


không làm oan người vô tội, phù hợp với chủ trương của Đảng và Nhà nước của ta
trong công cuộc đổi mới ngành tư pháp.
1.1.2. Sự phát triển của tranh tụng trong pháp luật tố tụng hình sự của Việt

Nam
Trong hệ thống pháp luật tố tụng Việt Nam nói chung và pháp luật tố tụng hình
sự nói riêng khái niệm tranh tụng còn khá xa lạ, ít được ghi nhận trong các văn bản
pháp luật Việt Nam. Pháp luật tố tụng hình sự trải qua nhiều giai đoạn khác nhau, tùy
theo từng thời kỳ phù hợp với hoàn cảnh đất nước mà nhà nước ta đã ban hành nhiều
văn bản pháp luật để điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong lĩnh vực Tố tụng
hình sự một cách kịp thời, nhằm đưa nền tư pháp nước nhà tránh khỏi sự lạc hậu và
đặc biệt là trong công tác xét xử luôn luôn được đổi mới mà đặt vấn đề trọng tâm là
thực hiện tranh tụng tại phiên tòa đã được nghi nhận trong các Nghị quyết của Bộ
Chính trị về công cuộc cải cách nền tư pháp.
Do Đất nước ta giai đoạn trước năm 1975 luôn sống trong hoàn cảnh chiến
tranh, hệ thống pháp luật không được phát triển và chú trọng. Sau năm 1975 đến nay
Đất nước được độc lập cùng với xây dựng phát triển nền kinh tế thì hệ thống pháp luật
của nước nhà cũng dần được phát triển và hoàn chỉnh.
Giai đoạn từ năm 1975 đến nay
Sau khi Đất nước được giải phóng toàn Đảng, toàn dân cùng chung tay xây
dựng Đất nước, phát triển nền kinh tế, văn hóa, xã hội. Đất nước ngày càng phát triển,
đi cùng với sự phát triển đó thì tình hình tội phạm diễn ra ngày càng tinh vi hơn. Trước
tình hình đó để kiệp thời phòng chống tội phạm, đối phó hành vi phạm tội diễn ra phức
tạp. Quốc hội đã ban hành Bộ luật hình sự 1985 ngày 27 tháng 6 năm 1985, bênh cạnh
đó để đảm bảo hoạt động tố tụng hình sự theo trình từ thủ tục nhất định, dần hoàn
thiện công tác xét xử, góp phần ngăn ngừa, phòng chống tội phạm. Đáp ứng yêu cầu
đó, Quốc hội đã thông qua Bộ luật Tố tụng hình sự 1988 và được ban hành ngày 28
tháng 6 năm 1988. Bộ luật Tố tụng hình sự 1988 ra đời đã đánh dấu bước phát triển
mới trong ngành Tố tụng hình sự Việt Nam theo hướng dân chủ và công bằng (Điều 4,
Điều 10, Điều 14, Điều 20), bảo vệ quyền lợi hợp pháp của của những người tham gia
Tố tụng (Điều 12, Điều 36), tăng cường tính công khai và độc lấp trong xét xử (Điều
17, Điều 19) (4). Bên cạnh đó trách nhiệm của cơ quan tiến hành tố tụng và người tiến
hành tố tụng trong phòng chống tội phạm và nghĩa vụ chứng minh tội phạm được đề
cao. Có thể nói Bộ luật Tố tụng hình sự 1988 đã góp phần nâng cao hiệu quả đấu

tranh, phòng chống và răn đe tội phạm, đảm bảo được sự dân chủ, công bằng trong
hoạt động tố tụng phòng chống tội phạm.

(4)

Xem: Bộ Luật Tố tụng hình sự năm 1988


Bên cạnh sự ra đời của Bộ luật Tố tụng hình sự 1988, để đáp ứng vấn đề cải
cách tư pháp để xây dựng và hòan thiện nhà nước pháp quyền Việt Nam, cũng như
hoàn thiệt pháp luật trong hoạt động tư pháp, đặt biệt để tăng cường hiệu quả công tác
xét xử hình sự, bản án của Tòa án phải nghiêm minh, đúng người, đúng tội không gây
oan cho người vô tội. Với nhiệm vụ quan trọng như vậy trong giai đoạn này ngoài Bộ
luật TTHS 1988, trong những năm tiếp theo Đảng và nhà nước luôn chú trọng đến
công tác đổi mới xét xử nên đã ban hành nhiều văn bản pháp luật điều chỉnh về vấn đề
này như Nghị quyết TW 08 – khóa VII; Nghị quyết TW 03, Nghị quyết TW 07 –
Khóa VIII; đặc biệt là Nghị quyết 08 – NQ/TW ngày 02/01/2002 của Bộ Chính trị về
“một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới” có nhấn mạnh “...
Khi xét xử, các tòa án phải đảm bảo cho mọi công dân điều bình đẳng trước pháp
luật, thật sự dân chủ, khách quan; Thẩm phán và Hội thẩm độc lập và chỉ tuân theo
pháp luật; việc phán quyết của tòa án phải căn cứ chủ yếu vào kết quả tranh tụng tại
phiên tòa, trên cơ sở xem xét đầy đủ, toàn diện chứng cứ ý kiến của Kiểm sát viên, của
người bào chữa, bị cáo, nguyên đơn, bị đơn và những người có quyền, lợi ích hợp
pháp để đưa ra những bản án, quyết định đúng pháp luật, có sức thiết phục và trong
thời hạn pháp luật quy định”.
Sự ra đời của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 1988, phần nào đã khắc phục được
những hạn chế trong hoạt động tố tụng hình sự. Tuy nhiên trải qua thời gian dài và
thực tiển trong hoạt động Tố tụng hình sự của các cơ quan tố tụng cũng như sự đóng
góp của các nhà chuyên gia về Luật là sự cần thiết về việc thay đổi Bộ luật Tố tụng
hình sự 1988, vì đã không còn phù hợp với tình hình hiện tại và trong công cuộc

phòng chống tội phạm cũng như cải cách nền pháp luật Tố tụng hình sự . Nhằm đáp
ứng yêu cầu cải cách tư pháp mà trọng tâm là công tác xét xử của ngành Tòa án và đặc
biệt là để quán triệt tinh thần Nghị quyết 08- NQ/TW ngày 02/01/2002 của Bộ Chính
trị “ về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới”. Trước tình
hình đó ngày 26 tháng 11 năm 2003 Quốc hội đã ban hành Bộ luật Tố tụng hình sự
năm 2003, sự ra đời Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003 thay thế cho Bộ luật Tố tụng
hình sự năm 1988 đã đánh dấu một bước phát triển mới trong pháp luật Tố tụng hình
sự, có thể nói Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003 đã thể chế hóa quan điểm của Đảng
và Nhà nước ta trong công cuộc cải cách nền tư pháp Tố tụng hình sự nước nhà.
Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003 ra đời đã nâng lên tầm cao mới trong hoạt
động tố tụng hình sự từ khởi tố vụ án đến điều tra, truy tố và xét xử đặc biệt là Bộ luật
đã đảm bảo sự khách quan, công bằng và dân chủ trong hoạt động tố tụng hình sự, các
quy định về đảm bảo quyền công dân và quyền của những người tham gia tố tụng
được mở rộng cụ thể; tại Điều 4 “ Khi tiến hành tố tụng, Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng
Cơ quan điều tra, Điều tra viên, Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát, Kiểm sát


viên, Chánh án, Phó Chánh án Tòa án, Thẩm phán, Hội thẩm trong phạm vi trách
nhiệm của mình phải tôn trọng và bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân,
thường xuyên kiểm tra tính hợp pháp và sự cần thiết của những biện pháp đã áp dụng,
kịp thời hủy bỏ hoặc thay đổi những biện pháp đó, nếu xét thấy có vi phạm pháp luật
hoặc không còn cần thiết nữa.” Bên cạnh đó các quyền của những người tham gia tố
tụng cũng được quy định cụ thể tại Điều 11 bảo đảm quyền bào chữa của người bị tạm
giữ, bị can, bị cáo. “Người bị tạm giữ, bị can, bị cáo có quyền tự bào chữa hoặc nhờ
người khác bào chữa. Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Toà án có nhiệm vụ bảo đảm
cho người bị tạm giữ, bị can, bị cáo thực hiện quyền bào chữa của họ theo quy định
của Bộ luật này.” Ngoài ra Bộ luật Tố tụng hình sự 2003 cũng có những quy định
nhằm nâng cao vai trò của người tiến hành tố tụng hơn so với Bộ luật Tố tụng hình sự
năm 1988. Cụ thể tại Điều 217 của Bộ luật Tố tụng hình sự 2003 có quy định “... Luận
tội của Kiểm sát viên phải căn cứ vào những tài liệu, chứng cứ đã được kiểm tra tại

phiên toà và ý kiến của bị cáo, người bào chữa, người bảo vệ quyền lợi của đương sự
và những người tham gia tố tụng khác tại phiên toà...” tương tự tại Điều 218 “... Chủ
tọa phiên tòa có quyền đề nghị Kiểm sát viên phải đáp lại những ý kiến có liên quan
đến vụ án của người bào chữa và những người tham gia tố tụng khác mà những ý kiến
đó chưa được Kiểm sát viên tranh luận.”
Có thể nói Bộ luật Tố tụng hình sự 2003 đã quán triệt sâu sắc Nghị quyết 08 –
NQ/TW ngày 02/01/2002 theo như Nghị quyết thì “...việc phán quyết của tòa án phải
căn cứ chủ yếu vào kết quả tranh tụng tại phiên tòa, trên cơ sở xem xét đầy đủ, toàn
diện chứng cứ ý kiến của Kiểm sát viên, của người bào chữa, bị cáo, nguyên đơn, bị
đơn và những người có quyền, lợi ích hợp pháp để đưa ra những bản án, quyết định
đúng pháp luật, có sức thiết phục và trong thời hạn pháp luật quy định”. Để thể chế
hóa quan điểm của Nghị quyết tại Điều 184 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003 có quy
định.“Bản án chỉ được căn cứ vào những chứng cứ đã được xem xét tại phiên tòa.”
Và nhất là tại Điều 222 phần nghị án: “.... Khi nghị án chỉ được căn cứ vào các chứng
cứ và tài liệu đã được thẩm tra tại phiên toà, trên cơ sở xem xét đầy đủ, toàn diện các
chứng cứ, ý kiến của Kiểm sát viên, bị cáo, người bào chữa và những người tham gia
tố tụng khác tại phiên toà...”(5). Với những quy định trên của Bộ luật Tố tụng hình sự
năm 2003, đã tạo được những điểm mới trong công tác xét xử hình sự, chú trọng vào
kết quả xét xử tại phiên tòa với quan điểm “trọng cứ hơn trọng cung”.
Với tư tưởng không ngừng nâng cao cải tiến nền tư pháp nước nhà nói chung và
pháp luật Tố tụng hình sự nói riêng, để từng bước hoàn thiện nhu cầu phòng chống tội
phạm cùng với đó là sự dân chủ và đảm bảo sự công bằng trong lĩnh vực hoạt động xét
xử hình sự. Chính vì thế đổi mới thủ tục xét xử tại phiên tòa hình sự luôn được Đảng
(5)

Xem: Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003.


và Nhà nước ta quan tâm, trên tinh thần đổi mới theo hướng đảm bảo vấn đề thực hiện
tranh tụng tại phiên tòa và tiến tới nâng cao chất lương tranh tụng tai phiên tòa hình

sự. Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 49 – NQ/TW ngày 02/6/2005, về “chiến
lược cải cách tư pháp đến năm 2020” tiếp tục định hướng “... Đổi mới việc tổ chức
phiên tòa xét xử, xác định rõ vị trí, quyền hạn, trách nhiệm của người tiến hành tố
tụng và người tham gia tố tụng theo hướng đảm bảo tính công khai, dân chủ, nghiêm
minh, nâng cao chất lượng tranh tụng tại các phiên tòa xét xử, coi đây là khâu đột phá
của hoạt động tư pháp...”. Sự ra đời của Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 về
“chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020” đã thể hiện được một tư tưởng hoàn toàn
“mới mẻ” trong hoạt động xét xử hình sự của ngành Tố tụng hình sự Việt Nam. Nghị
quyết nhấn mạnh vai trò của việc thực hiện tranh tụng tại phiên tòa nói chung, phiên
tòa hình sự nói riêng xem đây là khâu đột phá của hoạt động xét xử hình sự.
Qua tìm hiểu sự phát triển của ngành Tố tụng hình sự Việt Nam, vấn đề thực
hiện tranh tụng tại phiên tòa hình sự của Việt Nam là rất mờ nhạt so với pháp luật của
một số nước trên thế giới, vai trò của tranh tụng chỉ mới được trú chọng và phát triển
kể từ khi Nghị quyết 08 - NQ/TW ngày 02/01/2002 của Bộ Chính trị “về một số nhiệm
vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới” và nhất là Nghị quyết 49 - NQ/TW
ngày 02/6/2005 về “Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020”. Với những nổ lực
cải cách nền tư pháp của Đảng và Nhà nước ta, cụ thể là sự ra đời Nghị quyết 08, Nghị
quyết 49 và dần hoàn thiện sửa đổi, bổ sung các quy định hiện hành của Bộ luật tố
tụng hình sự năm 2003 thì việc thực hiện tranh tụng tại phiên tòa hình sự và chất
lượng tranh tụng sẽ được nâng cao, sẽ là khâu đột phá mạnh mẽ tiến tới sự dân chủ,
bình đẳng, không bỏ lọt tội phạm, không làm oan người vô tội trong công tác xét xử
hình sự ở Việt Nam.
1.2. Lý luận chung về tranh tụng tại phiên tòa hình sự
Loại hình tranh tụng tại phiên tòa hình sự đã được phát triển từ lâu trên thế giới,
đây được xem là loại hình tố tụng đem lại hiệu quả cao trong xét xử. Theo như loại
hình này đòi hỏi những chủ thể tiến hành tố tụng và chủ thể tham gia vào Tố tụng (cụ
thể là người bào chữa) phải không ngừng nâng cao kỹ năng nghề nghiệp và nâng cao
trình độ nghiệp vụ của mình, để làm sáng tỏ vụ án. Do đó phương thức tranh tụng tại
phiên tòa, sẽ đảm bảo hoạt động xét xử vụ án hình sự đúng người, đúng tội, không bỏ
lọt tội phạm.

Theo như loại hình này, sự thật được mở ra thông qua một quá trình tranh tụng
giữa những người có đựơc chứng cứ xác thực. Thực hiện tranh tụng tại phiên tòa là
cuộc tranh tụng giữa một bên là người thực hiện chức năng buộc tội và một bên thực
hiện chức năng gỡ tội, về mặt pháp lý thì hai bên điều được pháp luật cho các quyền
và nghĩa vụ pháp lý như nhau trong tất cả các giai đọan tố tụng trong việc thu thập,


kiểm tra và đánh giá chứng cứ, phân tích và đưa ra các kết luận đối với những sự việc
cụ thể và tranh tụng bình đẳng tại phiên tòa. Còn đối với chủ thể thực hiện xét xử tham
gia tranh tụng với vai trò gợi mở vấn đề, thực hiện vai trò là người “trọng tài” duy trì,
điều khiển việc tranh luận trên tinh thần khách quan, thái độ công bằng, dân chủ không
bị sức ép của bất kỳ bên nào.
Tranh tụng hình sự chỉ thật sự nổi bật khi ở trong giai đoạn xét xử tại phiên tòa,
đặc biệt là tại phiên tòa sơ thẩm bởi tại phiên tòa này thể hiện đầy đủ nhất các yếu tố
của phiên tòa xét xử, ở đó có sự tham gia đầy đủ của các bên; bên buộc tội (Kiểm sát
viên, người bị hại), bên gỡ tội (người bào chữa, bị cáo), bên xét xử (Tòa án) và các chủ
thể khác nếu có. Tại phiên tòa sơ thẩm cả ba chức năng: chức năng buộc tội, chức
năng gỡ tội và chức năng xét xử đều được thực hiện công khai, còn các giai đoạn trước
khi mở phiên tòa xét xử sơ thẩm là giai đoạn để các bên tiến hành một số hoạt động để
chuẩn bị cho việc tranh tụng tại phiên tòa.
Tranh tụng bao giời cũng gắng liền với các hoạt động xét xử của Tòa án, do đó
trong các vụ án dân sự, vụ án hành chính… đều có yếu tố tranh tụng. Tuy nhiên do
mọi loại hình Tố tụng khác nhau nên cách thức thực hiện tranh tụng cũng khác nhau.
Trong Tố tụng hình sự, tranh tụng được diễn ra giữa bên buộc tội (Kiểm sát viên) và
bên gỡ tộ (người bào chữa và bị cáo); còn trong tranh tụng dân sự diễn ra giữa nguyên
đơn và bị đơn, còn Kiểm sát viên trong Tố tụng dân sự chỉ tham gia tranh tụng khi họ
là người khởi kiện vụ án.
1.2.1. Khái niệm về tranh tụng hình sự
Về mặt ngôn ngữ theo Đại từ điển Tiếng Việt(6) thì tranh tụng có nghĩa là “kiện
cáo”; còn theo từ điển Hán – Việt (7) thì tranh tụng được ghép bởi hai từ “tranh luận”

và “tố tụng” còn có nghĩa là “cãi lẽ, cãi nhau để tranh lấy phải” và trong thuật ngữ
pháp lý thì “tranh tụng” chỉ diễn ra trong quá trình Tố tụng.
Để hiểu rõ hơn một cách toàn diện về tranh tụng trong tố tụng hình sự thì chúng
ta nhìn nhận theo hai nghĩa: nghĩa rộng và nghĩa hẹp.
Theo nghĩa rộng tranh tụng là một quá trình trong các giai đoạn tố tụng từ khi
bắt đầu khởi tố vụ án, điều tra, truy tố, xét xử sơ thẩm, phúc thẩm. Ngoài ra tranh tụng
còn có thể, có cả ở thủ tục giám đốc thẩm và tái thẩm. Đặc biệt quá trình tranh tụng có
thể được tiến hành lại từ giai đoạn xét xử sơ thẩm, phúc thẩm trong trường hợp khi
bản án, quyết định của Tòa án bị Tòa án cấp trên tuyên huỷ để tiến hành xét xử lại.
Theo nghĩa hẹp, quá trình tranh tụng được tiến hành tại các phiên tòa sơ thẩm
và phúc thẩm khi có sự tham gia đầy đủ giữa các bên; bên buộc tội, bên gỡ tội và bên
xét xử.
(6)
(7)

Xem: Từ điển tiếng Việt, Nxb. Khoa học xã hội, 1991, tr. 1238
Xem: PGS.TS. Trần Văn Độ: Bản chất của tranh tụng, Tạp chí khoa học pháp lý số 4


Do từ trước đến nay thuật ngữ tranh tụng chưa được sử dụng chính thức trong
các quy định của các Bộ luật Tố tụng hình sự trước đây cũng như Bộ luật Tố tụng hiện
hành cho nên, quan niệm về tranh tụng tại phiên tòa hình sự được hiểu như sau: Tranh
tụng là hoạt động tố tụng giữa bên buộc tội và bên gỡ tội tại phiên tòa, các bên tiến
hành tranh tụng có quyền bình đẳng nhau tại phiên tòa đưa ra các chứng cứ cần làm
rõ sự thật các vấn đề của một vụ án hình sự, sau đó nêu lên các cơ sở áp dụng pháp
luật, làm căn cứ để thuyết phục Hội đồng xét xử xem xét, quyết định đưa ra bản án.
1.2.2. Đặc điểm của tranh tụng hình sự
Tranh tụng trong Tố tụng hình sự là quá trình tranh tụng giữa hai bên; bên buộc
tội và bên gỡ tội, và cả hai bên có quyền bình đẳng với nhau tại phiên tòa. Còn Tòa án
thực hiện chức năng xét xử công bằng, nghiêm minh, độc lập không đứng về phía bên

nào.
Như vậy tranh tụng trong Tố tụng hình sự có những đặc điểm sau:
Hoạt động tranh tụng luôn gắn liền với hoạt động Tố tụng. Nhưng nổi bật và
quan trọng là trong tố tụng hình sự, bởi bản án, quyết định hình sự sẽ ảnh hưởng đến
tính mạng, nhân phẩm và uy tín của một người. Do đó, hoạt động tranh tụng trong tố
tụng hình sự càng rõ nét, có chất lượng thì sẽ đảm bảo được tính đúng đắn của bản án,
quyết định hình sự, không gây oan cho người vô tội. Tranh tụng là hoạt động Tố tụng
hình sự bắt đầu từ khởi tố vụ án, điều tra, truy tố, xét xử sơ thẩm, phúc thẩm có thể kể
cả giám đốc thẩm và tái thẩm. Tuy nhiên tranh tụng nổi bật nhất là tại phiên tòa xét xử
sơ thẩm vụ án hình sự, bởi tại đây có sự tham gia đầy đủ của bên buộc tội, bên gỡ tội
và bên xét xử. Nếu tranh tụng trong điều kiện mà ở đó chỉ có hai chủ thể bên buộc tội
và bên gỡ tội tham gia, thì các chức năng buộc tội và bào chữa chỉ mới được hai bên
thực hiện một cách đơn phương theo ý chí chủ quan là phiến diện, quá trình tranh tụng
ở đây còn thiếu một chủ thể giữ vai trò điều khiển, đảm bảo các bên thực hiện tranh
tụng đó là Tòa án, thực hiện chức năng xét xử. Do đó, tranh tụng thật sự nổi bật khi
diễn ra tại phiên tòa xét xử sơ thẩm hình sự.
Tranh tụng trong Tố tụng hình sự được thực hiện giữa bên buộc tội và bên gỡ
tội: Trong tố tụng hình sự có ba chức năng cơ bản; chức năng buộc tội, chức năng gỡ
tội và chức năng xét xử. Trong đó chức năng buộc tội và chức năng bào chữa là hai
chức năng đối lập nhau, một bên chứng minh hành vi phạm tội còn một bên chứng
minh sự vô tội hoặc giảm nhẹ tội, đã là đối lập nhau thì các hai bên phải nổ lực chứng
minh được là mình đúng trước Tòa án. Do dó tranh tụng chỉ được thực hiện bởi hai
bên; bên buộc tội và bên gỡ tội thì mới đảm bảo sự chính xác và tính đúng đắn của vụ
án, phù hợp với chức năng trong Tố tụng hình sự. Còn chức năng xét xử là bên chỉ
xem xét tính căn cứ của chứng cứ mà hai bên còn lại đưa ra, để có quyết định đưa ra
bản án đúng đắn.


Trong quá trình tranh tụng giữa hai bên; bên buộc tội và bên gỡ tội đều có
quyền bình đẳng với nhau khi tranh tụng tại phiên tòa: Là hai chức năng đối lập nhau,

chứng minh là mình đúng trước Tòa án thì đòi hỏi hai bên phải bình đẳng với nhau
trong việc thu thập chứng cứ và tranh luận tại phiên tòa, để chứng minh là mình đúng.
Có như vậy mới đảm bảo được sự khách quan làm sáng tỏ được vụ án. Sẽ là bất bình
đẳng khi một bên được hưởng nhiều quyền lợi hơn bên kia khi thực hiện chức năng
của mình.
Chủ thể thực hiện chức năng xét xử độc lập không đứng về phía bên bào chữa
hay bên buộc tội: Trong tranh tụng đòi hỏi chủ thể thực hiện chức năng xét xử phải
độc lập, với vai trò là người điều khiển phiên tòa, đảm bảo hoạt động tranh tụng trong
xét xử, xem xét tính xác thực của chứng cứ được xét xử công khai tại phiên tòa.
Không tham gia vào hoạt động chứng minh buộc tội hay gỡ tội, có như thế mới đảm
bảo được bản án khách quan đúng người, đúng tội phù hợp với chứng năng xét xử của
mình.
Tóm lại, mọi hoạt động phương thức đều có những đặc điểm riêng. Do đó trong
tranh tụng hình sự, nếu nắm được và hiểu được các đặc điểm của tranh tụng tại phiên
tòa hình sự, thì từ đó sẽ lập ra được những phương hướng thực hiện cho phù hợp với
từng đặc điểm của tranh tụng, đó cũng chính là cơ sở cho việc thực hiện tranh tụng có
chất lượng.
1.2.3. Giá trị của tranh tụng
Theo như loại hình tranh tụng thì bên thắng là bên chứng minh được là mình
đúng trước Tòa. Do đó, khi đã tiến hành theo phương thức tranh tụng, thì các chủ thể
tiến hành tranh tụng phải không ngừng nâng cao vai trò, kỹ năng và trách nhiệm nghề
nghiệp của mình. Kiến thức phải vững để đánh giá, phân tích các chứng cứ, tài liệu
trong vụ án, tranh luận nhau các vấn đề mâu thuẫn chưa rõ nhằm làm sáng tỏ vụ án.
Đảm bảo bản án của Tòa án đúng người, đúng tội, không bỏ lọt tội phạm gớp phần
khắc phục và đẩy lùi oan sai. Chính vì vậy việc thực hiện tranh tụng và thực hiện tranh
tụng có chất lượng, thì đây được xem là thước đo để đánh giá chất lượng điều tra, truy
tố, xét xử, công tác bào chữa, khắc phục những yếu kém, tồn tại trong hoạt động tư
pháp, không làm oan người vô tội, không bỏ lọt tội phạm.

1.3. Các chức năng cơ bản trong quá trình tranh tụng

Trong Tố tụng sự có nhiều chức năng khác nhau, tuy nhiên những chức năng cơ
bản nhất trọng tâm là chức năng buộc tội, chức năng bào chữa và chức năng xét xử.
Các chức năng cơ bản trong Tố tụng hình sự cũng chính là các chức năng cơ
bản trong tranh tụng, hoạt động trong tranh tụng chính là hoạt giữa bên buộc tội và bên


gỡ tội còn bên xét xử sẽ độc lập giữa hai bên buộc tội và bên gỡ tội, tương ứng giữa ba
bên đó chính là ba chức chức năng cơ bản chức năng buộc tội, chức năng gỡ tội và
chức năng xét xử.
1.3.1. Chức năng buộc tội
Chức năng buộc tội là chức năng truy cứu trách nhiệm hình sự, là một dạng
hoạt động tố tụng nhằm phát hiện phạm tội, chứng minh lỗi của kẻ phạm tội và đảm
bảo xét xử.
Như vậy, chức năng buộc tội bao gồm những hoạt động tố tụng nhằm phát hiện
hành vi phạm tội, những người đã thực hiện hành vi phạm tội, những tình tiết thể hiện
tính chất và mức độ của hành vi nguy hiểm cho xã hội, chứng minh lỗi của những
người thực hiện phạm tội, động cơ, mục đích và những tình tiết giảm nhẹ và tăng nặng
trách nhiệm hình sự. Có thể nói chức năng buộc tội xuất hiện từ giai đoạn khởi tố bị
can“ Khi có đủ căn cứ để xác định một người đã thực hiện hành vi phạm tội thì Cơ
quan điều tra ra quyết định khởi tố bị can.” (8) Bởi lẽ việc buộc tội chỉ có thể được tiến
hành với một người cụ thể khi có căn cứ cho rằng người đó đã thực hiện hành vi phạm
tội chứ không phải đối với một tội phạm. Và chức năng buộc tội sẽ kết thúc cho đến
khi Tòa án xét xử xong hoàn toàn việc xét xử một vụ án hình sự.
Chức năng buộc tội là một trong những chức năng cơ bản và quan trọng của Tố
tụng hình sự, sự tồn tại của chức năng buộc tội quyết định sự tồn tại của chức năng
bào chữa và chức năng xét xử. Bởi, xuất phát từ nguyên tắc công tố, nên vụ án hình sự
được bắt đầu bằng việc khởi tố vụ án của cơ quan có thẩm quyền, mà đặc biệt là từ khi
có quyết định khởi tố bị can ( đánh dấu sự xuất hiện của quyết đinh buộc tội). Sự tham
gia tố tụng của các chủ thể được thể hiện rõ nét nhất cũng bắt đầu từ sự buộc tội. Vì
chỉ khi biết được mình bị buộc tội danh gì, cá nhân cụ thể nào có hành vi thực hiện

phạm tội. Thì khi đó, chức năng bào chữa mới có cơ sở để bào chữa cho tội danh mà
bên buộc tội đưa ra, chức năng xét xử mới biết được cá nhân cụ thể nào bị buộc tội để
có quyết định đưa ra xét xử. Ngược lại, khi không có quyết định buộc tội đưa ra thì sẽ
không có đối tượng (là cá nhân) nào bị buộc tội, để cho bên xét xử và bên bào chữa
thực hiện chức năng của mình. Trong hệ thống các chức năng, thì chức năng buộc tội
đóng vai trò chủ đạo: “Không có sự buộc tội thì không thể có Tố tụng hình sự, Tố tụng
hình sự trở thành không có mục đích và đối tượng”.(9) Bởi chức năng buộc tội là cơ sở
cho chức năng xét xử, để xét xử vụ án hình sự. Khi chức năng buộc tội được thực hiện
chính xác và kịp thời, sẽ là cơ sở cho việc xét xử vụ án hình sự nhanh chống, bản cán
của Tòa án đúng người, đúng tội. Góp phần vào việc răn đe, phòng chống tội phạm.
1.3.2. Chức năng bào chữa
(8)
(9)

Xem: Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003, Điều 216
Lê Tiến Châu: Một số chức năng buộc tội, Tạp chí Khoa học pháp lý số 3/2003


Chức năng bào chữa là chức năng gỡ tội, là một hoạt động trong Tố tụng hình
sự nhằm chứng minh sự vô tội cho người mà khi họ bị tình nghi thực hiện hành vi
phạm tội hoặc giảm nhẹ tội khi một người thực hiện hành vi phạm tội.
Chức năng gỡ tội bao gồm những hoạt động Tố tụng như thu thập chứng cứ,
các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự, xác minh sự thất vụ án…nhằm chứng minh
sự vô tội hoặc giảm nhẹ trách nhiệm hình sự. Chức năng bào chữa sẽ xuất khi một
người trở thành người bị tạm giữ, bị can, bị cáo và kết thúc khi Tòa án xét xử xong
hoàn toàn việc xét xử vụ án hình sự.
Chức năng bào chữa là một chức năng cơ bản và có vai trò quan trọng trong Tố
tụng hình sự, nếu chỉ có chức năng buộc tội mà không có chức năng bào chữa thì hoạt
động tố tụng được coi là hoạt động có một chiều không có tính tranh tụng, không tạo
nên tính dân chủ và bình đẳng. Bởi vì, trong tố tụng hình sự nếu chỉ có hoạt động

chứng minh buộc tội, mà không có hoạt động chứng minh gỡ tội. Thì hoạt động chứng
minh đó mang tính một chiều, phiến diện. Trong điều kiện như vậy, thì bản án của Tòa
án chỉ ghi nhận một cách đơn giản những kết quả của vụ án có tính phiến diện của bên
buộc tội đưa ra, làm cho bản ản xa rời sự thật khách quan, dẫn đến oan sai. Ngược lại,
hoạt động chứng minh buộc tội diễn ra trong điều kiện có sự tham gia tích cực của bên
gỡ tội, bên gỡ tội là yếu tố đối lập với bên buộc tội, xem như là sự phản biện cần thiết
cho hoạt động chứng minh buộc tội. Có như thế, thì hoạt động tố tụng hình sự mới thật
sự dân chủ, khách quan và bình đẳng.
1.3.3. Chức năng xét xử
Chức năng xét xử là một hoạt động Tố tụng hình sự, trên cơ sở xem xét một
cách toàn diện các tình tiết của vụ án do bên buộc tội và bên bào chữa cung cấp từ đó
đưa ra phán quyết người bị buộc tội có tội hay không có tội.
Trong hoạt động tranh tụng chức năng xét xử độc lập với chức năng buộc tội và
chức năng bào chữa, không đứng về phía bên buộc tội hay bên gỡ tội. Mà là vị trọng
tài, tạo điều kiện cho các bên tranh tụng, căn cứ vào kết quả tranh tụng tại phiên tòa
giữa bên buộc tội và bên bào chữa để quyết định đưa ra bản án. Có như thế, bản án,
quyết định của Tòa án mới thể hiện được tính dân chủ, công bằng và khách quan. Bản
án, quyết định của Tòa án sẽ không thật sự đúng đắn, phản ánh đúng sự thật khách
quan của vụ án, khi chức năng xét xử đứng phía bên buộc tội hay bên gỡ tội mà ra bản
án đơn chiều, phiến diện. Chức năng xét xử xuất hiện khi có quyết định đưa vụ án ra
xét xử của Tòa án và kết thúc khi Tòa án xét xử xong một vụ án hình sự.
Trong tố tụng hình sự chức năng xét xử có vai trò quan trọng, thể hiện kết quả
cuối cùng của xét xử vụ án hình sự, phán quyết một người có tội hay không có tội.
Nếu trong tố tụng hình sự không có chức năng xét xử, thì chức năng buộc tội và chức
năng bào chữa sẽ không có động lực để thực hiện chức năng của mình. Vì chức năng


xét xử phản ánh kết quả chứng minh là mình đúng tại phiên tòa của chức năng buộc
tội và chức năng gỡ tội. Bản án của Tòa án sẽ cho biết một người có tội hay không có
tội: “Không ai bị coi là có tội và phải chịu hình phạt khi chưa có bản án kết tội của

Tòa án có hiệu lực pháp luật” (10).
Tóm lại, cả ba chức năng trên là một mắt xích quan trọng không thể thiếu trong
tố tụng hình sự cũng như trong quá trình tranh tụng hình sự. Càng nhận thức rõ được
ba chức năng trên và càng tiến tới sự công bằng giữa ba chức năng trên, trong quá
trình giải quyết vụ án hình sự. Thì sẽ tiến tới một quá trình tranh tụng hình sự có chất
lượng cao, là cơ sở cho Tòa án đưa ra một bản án dân chủ, công bằng, đúng người,
đúng tội.

Chương 2
MỘT SỐ VẤN ĐỀ TRANH TỤNG TRONG PHÁP LUẬT TỐ TỤNG
HÌNH SỰ TẠI PHIÊN TÒA SƠ THẨM
2.1 Nội dung của tranh tụng tại phiên tòa sơ thẩm hình sự
Các bên tiến hành tranh tụng có quyền đưa ra các chứng cứ mới bằng cách triệu
tập thêm người làm chứng, đưa ra vật chứng, tài liệu chứng cứ mới. Vụ án hình sự
(10)

Xem: Điều 9 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003


phải trải qua nhiều giai đoạn, trong đó giai đoạn điều tra là giai đoạn thu thập các
chứng cứ, tài liệu liên quan đến việc giải quyết vụ án. Do đó, hồ sơ, tài liệu chứng cứ
được xác lập trong giai đọan điều tra là căn cứ quan trọng để xét xử tại phiên tòa. Tuy
nhiên, trong vụ án hình sự các chứng cứ, hồ sơ tài liệu là do phía cơ qua tiến hành tố
tụng thực hiện và có nghĩa vụ chứng minh hành vi phạm tội. vì vậy, trong thực tế
không lọai trừ sự thiếu khách quan, việc thu thập các chứng cứ đó chưa đầy đủ để làm
sáng tỏ vụ án và do là bên buộc tội nên có thể họ chỉ tập chung vào thu thập các chứng
cứ buộc tội, không chú trọng thu thập chứng cứ gỡ tội. Trong khi đó bên gỡ tội không
được quyền chủ động thu thập chứng cứ, làm hạn chế khả năng tranh tụng tại phiên
tòa. Vì vậy, pháp luật quy định cho phép họ có quyền yêu cầu triệu tập thêm người
làm chứng, quyền đưa ra các chứng cứ mới tại phiên tòa.

Các bên tiến hành tranh tụng thực hiện xét hỏi tại phiên tòa. Tại phiên tòa việc
xét hỏi diễn ra một cách công khai, như một cuộc điều tra công khai chính thức để xác
định sự thật khách quan của vụ. Bên buộc tội xét hỏi những tình tiết liên quan đến
buộc tội, bên gỡ tội xét hỏi những tình tiết liên quan đến gỡ tội. Việc xét hỏi của bên
buộc tội và bên gỡ tội chịu sự điều khiển, xem xét của Chủ tọa phiên tòa từ việc hỏi bị
cáo, bị hại và những người có liên quan đến vụ án, Chủ tọa phiên tòa không trực tiếp
xét hỏi những tình tiết liên quan đến vụ án, nhằm buộc tội hay gỡ tội cho bị cáo. Cuộc
xét hỏi tại phiên tòa chỉ kết thúc khi Chủ tọa thấy rằng việc xét hỏi đã làm rõ sự thật
khách quan vụ án, đối tượng cần chứng minh trong vụ án được xác minh đầy đủ, các
tình tiết liên quan đến vụ án được làm rõ.
Các chủ thể tiến hành tranh tụng phát biểu ý kiến, xem xét, đánh giá chứng cứ.
Thông qua việc xét hỏi công khai tại phiên tòa, các bên tiến hành tranh tụng đều có cái
nhìn nhận, đánh giá của mình về kết quả chứng minh các chứng cứ, tài liệu liên quan
đến vụ án đã được xem xét công khai tại phiên tòa. Với nhiệm vụ, vai trò và chức năng
của mình khi tham gia vào quá trình tranh tụng các bên tiến hành tranh tụng, phải công
khai, đánh giá các chứng cứ một cách khách quan của vụ án, các đánh giá, ý kiến khác
nhau giữa bên buộc tội và bên gỡ tội, sẽ là cơ sở cho Chủ tọa phiên tòa có cái nhìn
đúng đắn, cân nhắc khi đưa ra các phán quyết.
Các chủ thể tiến hành tranh tụng, sẽ tranh luận, đối đáp và đề nghị áp dụng
pháp luật. Đây là nội dung quan trọng trong phần tranh tụng tại phiên tòa, các bên
buộc tội và bên gỡ sẽ tranh luận, đối đáp lẫn nhau những vấn đề còn mâu thuẩn, chưa
được làm rõ. Tùy vào vai trò và chức năng của mình mà các bên chứng minh, phân
tích bảo vệ quan điểm của mình là đúng, trên cơ sở những chứng cứ tài liệu đã có và
đề nghị áp dụng pháp luật cho phù hợp với chứng năng của mình. Bên gỡ tội đề nghị
áp dụng pháp luật theo hướng gỡ tội, giảm nhẹ tội. Còn bên buộc tội đề nghị áp dụng
pháp luật theo hướng buộc tội.


Tóm lại, việc nắm rõ các nội dung tranh tụng tại phiên tòa sơ thẩm hình sự sẽ
có ý nghĩa quan trọng đối với các chủ thể tiến hành tranh tụng. Khi nắm rõ được các

nội dung tranh tụng, thì các chủ thể tiến hành tranh tụng biết được mình cần tranh tụng
vấn đề gì, nội dung nào cho phù hợp với nội dung vụ án, chức năng của mình. Khi đã
xác định được nội dung cần tranh tụng, sẽ góp phần vào việc tranh tụng có trọng tậm,
đạt chất lượng. Đảm bảo bản án của Tòa án đúng người, đúng tội không làm oan cho
người vô tội. Ngược lại, nếu không xác định được nội dung cần tranh tụng tại phiên
tòa, thì dẫn đến việc tranh tụng của các chủ thể tiến hành tranh tụng không có trọng
tâm, mất nhiều thời gian, không làm sáng tỏ được vụ án. Bản án của Tòa án không
đúng người, đúng tội, gây ra tình trạng oan sai, không có tính răn đe, phòng, chống tội
phạm.
2.2. Địa vị pháp lý của chủ thể tiến hành tranh tụng tại phiên tòa
2.2.1. Quyền bình đẳng giữ Kiểm sát viên với người bào chữa khi tranh
tụng tại phiên tòa
Để việc tranh tụng được thực hiện và thực hiện có chất lượng tại phiên tòa, theo
đúng như tinh thần của Nghị quyết số 49 - NQ/TW ngày 02/6/2005, về “chiến lược cải
cách tư pháp đến năm 2020” định hướng “...nâng cao chất lượng tranh tụng tại các
phiên tòa xét xử, coi đây là khâu đột phá của hoạt động tư pháp...”. Thì việc tranh
tụng tại phiên tòa hình sự, cần phải có những điều kiện khác nhau như cần có thời gian
và các điều kiện cần thiết để thu thập các chứng cứ, tài liệu… Nhưng một trong các
điều kiện quan trọng không thể thiếu đó là giữa bên; bên buộc tội (Kiểm sát viên, bị
hại) với bên gỡ tội (bị cáo, người bào chữa) phải thật sự bình đẳng nhau. Giữa hai bên
bình đẳng nhau trong việc đưa ra chứng cứ để chứng minh sự thật của vụ án, các yêu
cầu đối với tòa án (yêu cầu thêm người làm chứng, vật chứng…) và bên xét xử (Tòa
án) phải độc lập, khách quan đảm bảo cho hai bên có các điều kiện như nhau để thực
hiện tranh tụng tại phiên tòa: “các cơ quan tư pháp có trách nhiệm tạo điều kiện để
luật sư tham gia vào quá trình tranh tụng: Tham gia hỏi cung bị can, nghiên cứu hồ sơ
vụ án, tranh luận dân chủ tại phiên tòa” (11) . Đáp ứng yêu cầu này, Điều 19 Bộ luật tố
tụng hình sự năm 2003 cũng quy định: “Kiểm sát viên, bị cáo, người bào chữa… đều
có quyền bình đẳng trong việc đưa ra chứng cứ, tài liệu, đồ vật, đưa ra yêu cầu và
tranh luận dân chủ trước Tòa án…” . Sự bình đẳng giữa các bên sẽ tạo điều kiện cho
tiếng nói của người bào chữa có trọng lượng hơn, tránh tình trạng người bào chữa cứ

nói, còn Chủ tọa cứ không nghe... Đã là sự bình đẳng thì những gì hai bên (bên buộc
tội và bên gỡ tội) đưa ra phải có giá trị ngan nhau trên cơ sở có căn cứ và khách quan.
Tòa án mà trực tiếp là Chủ tọa phiên tòa và Hội thẩm nhân dân lúc này có nghĩa vụ
(11)

Nghị quyết 08-NQ/TW ngày 02/01/2002 của Bộ Chính trị về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp
trong thời gian tới


lắng nghe ý kiến của các bên, xem xét đánh giá chứng cứ do các bên đưa ra, tạo điều
kiện cho các bên tranh tụng, giải quyết các yêu cầu chính đáng của các bên trên cơ sở
có căn cứ và liên quan đến vụ án. Tòa án phải đảm bảo cho các bên thật sự dân chủ và
bình đẳng với nhau, khách quan trong mọi vấn đề mà các bên đưa ra: “Tòa án có trách
nhiệm tạo điều kiện cho họ thực hiện các quyền đó nhằm làm rõ sự thật khách quan
của vụ án”(12).
Phương thức tranh tụng, đòi hỏi pháp luật tố tụng phải đảm bảo cho các bên
đầy đủ các phương tiện cần thiết để có thể thực hiện được đúng chức năng của mình.
Phương tiện ở đây có thể hiểu đến đó là quyền và nghĩa vụ của mỗi bên phải tương
xứng nhau và phải phù hợp với từng chức năng của mình. Khi thực hiện chức năng
buộc tội, bên buộc tội có đầy đủ các phương tiện trong khuôn khỗ pháp luật cho phép
để chứng minh hành vi phạm tộ, thì bên gỡ tội cũng phải có được đầy đủ các phương
tiện tương xứng như bên buộc tội để chứng minh sự vô tội hoặc giảm nhẹ tội. Sự bình
đẳng ở đây không chỉ về phương diện pháp lý, mà đòi hỏi phải cả về phương diện thực
tiễn thì mới đáp ứng được yêu cầu về hiệu quả của tranh tụng.
2.2.2. Tranh tụng tại phiên tòa sơ thẩm hình sự là sự đối trọng giữa Kiểm
sát viên và người bào chữa
Tranh tụng tại phiên tòa một cách công khai giữa các chức năng đối lập nhau
(chức năng buộc tội với chức năng gỡ tội) sẽ tạo nên phiên tòa dân chủ, công bằng, đó
cũng là yếu tố quan trọng làm nên chất lượng trong tranh tụng tại phiên tòa sơ thẩm
hình sự. Sự đối trọng giữa Kiểm sát viên và người bào chữa tại phiên tòa càng thể hiện

rõ nét là điều kiện tốt cho việc xác định sự thật khách quan của vụ án. Bởi, hoạt động
tố tụng sẽ không có tính tranh tụng hoặc tranh tụng mờ nhạt là khi trong hoạt động tố
tụng hình sự chức năng buộc tội không có tính đối trọng với chức năng bào chữa.
Chức năng buộc tội sẽ một chiều, không thể thực hiện tốt nhiệm vụ gọi là khách quan
trong xét xử vụ án hình sự nếu như không có chức năng gỡ tội. Ngược lại, chức năng
bào chữa sẽ không tồn tại khi không có chức năng buộc tội trong vụ án hình sự. Sự
tranh cãi, phân tích, đánh giá nội dung vụ án giữa hai chức năng này là động lực làm
cho hoạt động xét xử vụ án có chất lượng, vụ án được làm sáng tỏ một cách khách
quan. Từ chỗ chưa xác định được sự thật khách quan của vụ án đến chỗ sự thật khách
quan của vụ án đó được làm sáng tỏ.
Sự đối trọng trong tranh tụng càng được thể hiện rõ nét, khi giữa bên buộc tội
và bên gỡ tội có sự tích cực, chủ động trong xét hỏi, đánh giá, phân tích chứng cư,
tranh luận và đối đáp giữa hai bên. Sự tranh luận và đối đáp ở đây phải hiểu theo đúng
nghĩa là khi có người phát biểu về vấn đề đó tức phải có người đối đáp lại ý kiến, vấn
đề đó. Nhưng sự đối đáp đó không có nghĩa là nêu lại một lần nữa quan điểm của
(12)

Xem: Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003, Điều 19


×