Tải bản đầy đủ (.pdf) (88 trang)

LUẬN văn LUẬT tư PHÁP PHONG tục, tập QUÁN của ĐỒNG bào dân tộc THIỂU số về vấn đề kết hôn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.04 MB, 88 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA LUẬT
BỘ MÔN LUẬT TƯ PHÁP

-----

-----

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN LUẬT
NIÊN KHÓA 34: 2008 – 2012
Đề tài:

PHONG TỤC, TẬP QUÁN CỦA ĐỒNG BÀO
DÂN TỘC THIỂU SỐ VỀ VẤN ĐỀ KẾT HÔN

Giảng viên hướng dẫn:
NGUYỄN THỊ MỸ LINH

Sinh viên thực hiện:
LÊ THỊ NHI
MSSV: 5085982
Lớp: Luật Tư pháp 2 - K34

Cần Thơ, tháng 05/2012


NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN
..................................................................................................................
.......................................................................................................................
.......................................................................................................................
.......................................................................................................................


.......................................................................................................................
.......................................................................................................................
.......................................................................................................................
.......................................................................................................................
.......................................................................................................................
.......................................................................................................................
.......................................................................................................................
.......................................................................................................................
.......................................................................................................................
.......................................................................................................................
.......................................................................................................................
.......................................................................................................................
.......................................................................................................................
.......................................................................................................................
.......................................................................................................................
.......................................................................................................................
.......................................................................................................................
.......................................................................................................................
.......................................................................................................................
.......................................................................................................................
.......................................................................................................................
.......................................................................................................................
.......................................................................................................................
.......................................................................................................................
.......................................................................................................................
.......................................................................................................................
.......................................................................................................................
.......................................................................................................................
.......................................................................................................................



NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN PHẢN BIỆN
........................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................

............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................


MỤC LỤC
Lời nói đầu ...................................................................................................... Trang
1. Lý do chọn đề tài ................................................................................................. 1
2. Phạm vi nghiên cứu ................................................................................................2
3. Mục tiêu nghiên cứu ...............................................................................................2
4. Phương pháp nghiên cứu.........................................................................................2
5. Bố cục đề tài ...........................................................................................................3

CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ PHONG TỤC,
TẬP QUÁN
1.1. Khái niệm và vấn đề áp dụng phong tục, tập quán trong hôn nhân và gia
đình............................................................................................................................4
1.1.1. Khái niệm phong tục, tập quán nói chung ....................................................4
1.1.2. Khái niệm kết hôn trong phong tục, tập quán của dân tộc thiểu số. ..............7
1.1.3. Áp dụng phong tục, tập quán về hôn nhân và gia đình .................................8
1.2. Lịch sử hình thành của phong tục, tập quán ....................................................9
1.3. Đặc điểm của phong tục, tập quán .................................................................. 10
1.3.1. Có hình thức thể hiện bằng truyền miệng và hình thức bất thành văn......... 10
1.3.2. Có mối quan hệ qua lại mật thiết với pháp luật .......................................... 13
1.4. Một số nguyên tắc, điều kiện trong áp dụng phong tục, tập quán về hôn nhân
và gia đình .............................................................................................................. 14
1.5. Giống và khác nhau giữa pháp luật và phong tục, tập quán ........................ 18
1.6. Các phong tục, tập quán tiến bộ và các phong tục tập quán lạc hậu trong hôn
nhân và gia đình...................................................................................................... 19
1.6.1. Phong tục, tập quán tiến bộ cần phát huy ................................................... 19

1.6.2. Phong tục, tập quán lạc hậu bị nghiêm cấm................................................ 21
1.6.3. Phong tục, tập quán lạc hậu cần vận động xóa bỏ ...................................... 21
1.7. Ý nghĩa của việc áp dụng phong tục, tập quán về hôn nhân và gia đình ...... 23


CHƯƠNG 2: CÁC PHONG TỤC, TẬP QUÁN LIÊN QUAN ĐẾN VẤN ĐỀ
KẾT HÔN Ở ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ
2.1. Điều kiện về nội dung....................................................................................... 26
2.1.1. Điều kiện về độ tuổi................................................................................... 26
2.1.2. Điều kiện về sự tự nguyện giữa nam và nữ ................................................ 30
2.1.3. Không vi phạm các trường hợp cấm kết hôn .............................................. 36
2.2. Điều kiện về hình thức ..................................................................................... 42
2.2.1. Thẩm quyền đăng ký kết hôn của đồng bào các dân tộc thiểu số................ 42
2.2.2. Nghi thức kết hôn của một số đồng bào dân tộc thiểu số............................ 43
2.3. Các chế tài đối với các trường hợp vi phạm điều kiện kết hôn...................... 46
2.3.1. Vi phạm điều kiện đăng ký kết hôn............................................................ 46
2.3.2. Vi phạm điều kiện hôn nhân một vợ, một chồng ........................................ 47
2.3.3 Vi phạm trường hợp cấm kết hôn giữa những người cùng dòng máu về trực
hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời. .................................................... 49
2.4. Hệ quả sau kết hôn........................................................................................... 50
2.4.1. Mối quan hệ giữa vợ và chồng................................................................... 50
2.4.1.1. Bình đẳng về nghĩa vụ và quyền giữa vợ, chồng................................... 50
2.4.1.2. Tình nghĩa vợ chồng............................................................................. 53
2.4.2. Mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái .......................................................... 55

CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP ĐỐI VỚI VẤN ĐỀ PHONG
TỤC, TẬP QUÁN VỀ HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH TRONG VIỆC KẾT
HÔN CỦA ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ
3.1. Những tồn tại của phong tục, tập quán kết hôn của dân tộc thiểu số............ 59
3.1.1. Những mặt tích cực của phong tục, tập quán kết hôn ................................. 59

3.1.2. Những mặt tiêu cực của phong tục, tập quán kết hôn ................................. 60
3.2. Nguyên nhân tồn tại các phong tục, tập quán lạc hậu.................................... 65
3.3. Giải pháp hoàn thiện phong tục, tập quán của dân tộc thiểu số.................... 69

KẾT LUẬN............................................................................................................ 78
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


Phong tục, tập quán của đồng bào dân tộc thiểu số về vấn đề kết hôn

LỜI NÓI ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Đồng bào dân tộc thiểu số là một bộ phận hết sức quan trọng trong kết cấu dân
cư của nước ta. Hiện nay, đại đa số đồng bào thuộc các dân tộc thiểu số đều cư trú chủ
yếu tại miền núi, vùng sâu, vùng xa, vốn là khu vực điều kiện kinh tế, xã hội còn rất
lạc hậu, khó khăn. Trong đời sống sinh hoạt của hầu hết đồng bào dân tộc thiểu số, các
phong tục, tập quán truyền thống chi phối mạnh mẽ, đặc biệt là các phong tục, tập
quán về hôn nhân và gia đình vốn có tính bền vững và đã ăn sâu, bám rễ trong nhận
thức người dân từ nhiều đời nay. Có những phong tục, tập quán tốt đẹp, thể hiện bản
sắc văn hóa truyền thống của mỗi dân tộc và làm nên tính đa dạng, giàu có của nền văn
hóa truyền thống Việt Nam nhưng bên cạnh đó cũng tồn tại không ít những hủ tục lạc
hậu, cản trở tiến bộ xã hội.
Thực tiễn thi hành Luật hôn nhân và gia đình những năm qua cho thấy thói
quen hành xử theo những hủ tục lạc hậu là lực cản lớn nhất đối với việc xây dựng nếp
sống hôn nhân và gia đình văn minh, tiến bộ trong cộng đồng các dân tộc thiểu số. Đó
là những vấn đề được Đảng và Nhà nước ta quan tâm sâu sắc, đồng thời thực hiện
chính sách đưa pháp luật vào đời sống người dân, pháp luật được phổ biến rộng rãi
nhằm nâng cao ý thức sống và làm việc theo pháp luật. Trên nền tảng áp dụng pháp
luật, đồng bào dân tộc thiểu số bị chi phối mạnh mẽ bởi phong tục, tập quán của địa
phương. Sự trầm trọng và phổ biến của tình trạng tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, chung

sống không đăng ký kết hôn, vi phạm chế độ một vợ, một chồng trong đối tượng dân
cư này cho thấy việc thi hành Luật hôn nhân và gia đình đạt hiệu quả rất thấp.
Trong thực tiễn đời sống hôn nhân và gia đình của nhiều dân tộc thiểu số, việc
bảo đảm các điều kiện kết hôn ít được nhân dân quan tâm khi tiến hành hôn nhân.
Nguyên nhân của tình trạng này một mặt do công tác phổ biến các quy định của Luật
hôn nhân và gia đình chưa thực sự thấm sâu vào nhận thức của người dân, mặt khác,
nhiều dân tộc còn duy trì các phong tục, tập quán trái với quy định của Luật. Sự tồn tại
của các hủ tục và đang gây ra tác hại nghiêm trọng đối với mục tiêu xây dựng chế độ
hôn nhân và gia đình tiến bộ ở nước ta, ảnh hưởng lớn đến việc áp dụng và thi hành
Luật hôn nhân và gia đình.
Thiết nghĩ, những điều trình bày trên đây cho thấy việc tìm hiểu những giá trị
tích cực của phong tục, tập quán, cũng như cần xóa bỏ những hủ tục lạc hậu, nhằm tạo
ra sự kết hợp hài hòa giữa phong tục, tập quán với pháp luật hiện hành. Đó cũng chính

GVHD: Nguyễn Thị Mỹ Linh

1

SVTH: Lê Thị Nhi


Phong tục, tập quán của đồng bào dân tộc thiểu số về vấn đề kết hôn
là những lý do cơ bản khiến người viết chọn đề tài “PHONG TỤC, TẬP QUÁN
CỦA ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VỀ VẤN ĐỀ KẾT HÔN”.
2. Phạm vi nghiên cứu
Phong tục, tập quán chi phối nhiều vấn đề trong cộng đồng dân tộc thiểu số, từ
quan hệ giữa các cá nhân trong cộng đồng, giữa thủ lĩnh với buôn làng, từ việc kết
hôn, mối quan hệ giữa vợ chồng sau khi kết hôn, mối quan hệ giữa cha, mẹ và con
cái… Nhưng trong phạm vi đề tài, người viết chủ yếu đi sâu vào phân tích những quy
định trong các phong tục, tập quán kết hôn của các dân tộc thiểu số, đồng thời so sánh,

đối chiếu với những quy định của Luật hôn nhân và gia đình năm 2000. Nhằm làm rõ
những quy định tích cực và tiêu cực còn tồn tại, để có hướng hoàn thiện tốt các phong
tục, tập quán cúng như pháp luật Việt Nam, nhằm điều chỉnh hài hòa các lợi ích trong
cộng đồng.
3. Mục tiêu nghiên cứu
Việc đi sâu vào nghiên cứu và làm sáng tỏ các phong tục, tập quán kết hôn của
đồng bào dân tộc thiểu số có ý nghĩa quan trọng trong việc xây dựng nếp sống văn
minh, lành mạnh cũng như tìm hiểu những giá trị tích cực của các phong tục, tập quán
tốt đẹp và đưa pháp luật vào đời sống người dân. Tuy là một công trình nghiên cứu
khoa học với quy mô và mức độ nhỏ nhưng đây là điều kiện để người viết nêu lên
được chính kiến, quan điểm của mình trên cơ sở những đề xuất có tính khoa học.
Trong luận văn, người viết tập trung phân tích các phong tục, tập quán kết hôn
lạc hậu và bên cạnh đó nêu lên những phong tục, tập quán kết hôn tốt đẹp cần phát huy
trong cộng đồng người dân tộc thiểu số, tìm ra những nguyên nhân dẫn đến sự tồn tại
của các hủ tục cũng như việc khó khăn trong việc áp dụng Luật hôn nhân và gia đình
vào đời sống các dân tộc, từ đó đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực
thi của Luật hôn nhân và gia đình mà vẫn đảm bảo giữ gìn được các giá trị văn hóa
truyền thống của các phong tục, tập quán.
4. Phương pháp nghiên cứu
Trong luận văn, người viết đã sử dụng nhiều phương pháp. Phương pháp nghiên
cứu lý luận trên các tài liệu, sách vở, tạp chí mà người viết đã sưu tầm, kết hợp với
phương pháp so sánh, đối chiếu những quy định của pháp luật với những quy định của
các phong tục, tập quán nhằm tìm ra những mặt đã đạt được cũng như những mặt còn
hạn chế trong quá trình vận dụng phong tục, tập quán vào đời sống hôn nhân gia đình,
để có thể đưa ra những giải pháp cần thiết.

GVHD: Nguyễn Thị Mỹ Linh

2


SVTH: Lê Thị Nhi


Phong tục, tập quán của đồng bào dân tộc thiểu số về vấn đề kết hôn
5. Bố cục đề tài
Để người đọc dễ tìm hiểu, nghiên cứu đề tài người viết chia nội dung thành 3
chương:
Chương 1: Những vấn đề lý luận chung về phong tục, tập quán
Chương 2: Các phong tục, tập quán liên quan đến vấn đề kết hôn của đồng bào
dân tộc thiểu số
Chương 3: Thực trạng và giải pháp đối với vấn đề phong tục, tập quán về hôn
nhân và gia đình trong việc kết hôn của đồng bào dân tộc thiểu số
Do thời gian nghiên cứu và việc sưu tầm tài liệu tham khảo có hạn, người viết
cố gắng truyền tải những quy định cơ bản của phong tục, tập quán của dân tộc thiểu số
để người đọc tìm hiểu và tham khảo. Mong được sự đóng góp của quý thầy, cô, bạn
đọc để đề tài được hoàn chỉnh hơn.
Chân thành cảm ơn!

GVHD: Nguyễn Thị Mỹ Linh

3

SVTH: Lê Thị Nhi


Phong tục, tập quán của đồng bào dân tộc thiểu số về vấn đề kết hôn
CHƯƠNG 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ PHONG TỤC, TẬP QUÁN
Trong chương này người viết sẽ giới thiệu một cách tổng quát về phong tục, tập
quán nói chung và phong tục, tập quán trong hôn nhân và gia đình nói riêng cũng như

nêu ra một số vấn đề lý luận chung về phong tục, tập quán như: khái niệm phong tục,
tập quán nói chung; khái niệm kết hôn trong phong tục, tập quán; áp dụng phong tục,
tập quán về hôn nhân và gia đình; lịch sử hình thành của phong tục, tập quán; đặc
điểm của phong tục, tập quán; một số nguyên tắc, điều kiện trong việc áp dụng phong
tục, tập quán; giống và khác nhau giữa pháp luật và phong tục, tập quán; các phong
tục, tập quán tiến bộ và lạc hậu và sau đó là ý nghĩa của việc áp dụng phong tục, tập
quán về hôn nhân và gia đình.
1.1. Khái niệm và vấn đề áp dụng phong tục, tập quán trong hôn nhân và gia
đình
1.1.1. Khái niệm phong tục, tập quán nói chung
Khái niệm phong tục
Ngày nay, có rất nhiều kiến thức về kinh tế, chính trị, xã hội, khoa học kỹ thuật,
... được truyền dạy trực tiếp hoặc qua các ấn phẩm mà mọi người dễ có được, còn về
phong tục, tập quán lại ít có tư liệu thành văn mà chỉ được truyền lại một cách chắp vá
và mỗi vùng mỗi địa phương lại khác nhau. Do vậy nếu trong gia đình có việc ngộ sự
thì sẽ rất lúng túng không biết làm như thế nào cho phải. Ông bà, cha mẹ có hướng dẫn
trực tiếp cho con cháu làm theo phong tục, tập quán nhưng không phải ai cũng hiểu
biết một cách đầy đủ, nên gây ra lúng túng trong khi thực hiện.
Trước hết, chúng ta nên hiểu thế nào là “Phong tục” ?
“Phong” là nền nếp đã lan truyền rộng rãi. “Tục” là thói quen lâu đời. Phong
tục được hiểu là “cách sống quen của một dân tộc”1, là toàn bộ những hoạt động sống
của con người đã được hình thành trong quá trình lịch sử và ổn định thành nề nếp,
được cộng đồng thừa nhận và tự giác thực hiện, được lưu truyền từ thế hệ này sang thế
hệ khác tạo nên tính tương đối thống nhất của cộng đồng. Phong tục không mang tính
cố định và bắt buộc như nghi lễ, nghi thức, tuy nhiên nó cũng không tùy tiện, nhất thời
như hoạt động sống hằng ngày. Nó trở thành một tập quán xã hội tương đối bền vững,
1

Phương Ngọc – Quang Khánh – Quang Hùng, Từ điển tiếng việt, NXb. Từ điển bách khoa, năm 2007, tr.705.


GVHD: Nguyễn Thị Mỹ Linh

4

SVTH: Lê Thị Nhi


Phong tục, tập quán của đồng bào dân tộc thiểu số về vấn đề kết hôn
có phong tục trở thành “luật tục”2 ăn sâu, bén rễ trong nhân dân, rất bền chặt và đôi khi
có sức mạnh hơn cả luật.
Phong tục của một dân tộc, một địa phương, một tầng lớp xã hội, thậm chí của
một dòng họ và gia tộc thể hiện qua nhiều chu kỳ khác nhau của đời sống con người.
Hệ thống các phong tục liên quan đến vòng đời của con người như phong tục về sinh
đẻ, trưởng thành, cưới xin, mừng thọ và lên lão; phong tục tang ma, cúng giỗ…Phong
tục là một bộ phận của văn hoá, có vai trò quan trọng trong việc hình thành truyền
thống của một dân tộc, địa phương, nó ảnh hưởng thậm chí chế định nhiều ứng xử của
cá nhân trong cộng đồng. Phong tục được tuân thủ theo quy định của luật tục hay
hương ước. Người vi phạm có thể bị phạt vạ. Cùng với sự phát triển của xã hội, một số
phong tục không còn phù hợp với thời đại mới, bị đào thải trong khi một số phong tục
mới được hình thành.
Như vậy, nói đến phong tục là bao hàm mọi mặt của xã hội. Trong truyền thống
văn hoá của dân tộc ta có nhiều thuần phong mỹ tục rất cần thiết cho đạo lý làm người,
kỷ cương xã hội. Xây dựng nếp sống mới không chỉ đơn thuần bằng ý muốn chủ quan
mà phải biết dựa vào thuần phong mỹ tục, vào nếp sống mới. Tuy nhiên có những
phong tục cổ xuất xứ từ thực tiễn trong cuộc sống thời xưa, đến nay không hợp thời
nữa nên ta cần nghiên cứu để biết nguyên do, từ đó vận dụng cho thích hợp với hiện
tại hoặc loại bỏ nó đi.
Khái niệm tập quán
Tập quán là “phương thức ứng xử và hành động đã định hình quen thuộc và đã
thành nếp trong lối sống, trong lao động ở một cá nhân, một cộng đồng. Tập quán gần gũi

với thói quen ở chỗ nó mang tính tĩnh tại, bền lâu, khó thay đổi. Trong những tình huống
nhất định, tập quán biểu hiện như một hành vi mang tính tự động hoá. Tập quán hoặc xuất
hiện và định hình một cách tự phát, hoặc hình thành và ổn định thông qua sự rèn luyện và
là kết quả của quá trình giáo dục có định hướng rõ rệt”3. Những hành vi “vi phạm tập
quán sẽ bị áp dụng những chế tài nhất định - đó là dư luận xã hội. Tính chất của chế tài
này không nặng nề lắm, bởi lẽ, ở tập quán luôn có sự dao động giữa tình trạng bắt buộc
với cái rất đáng làm theo”4.

2

Những nguyên tắc ứng xử không thành văn được hình thành trong xã hội, sau một thời gian dài áp dụng đã trở
thành truyền thống và được mọi người tuân thủ.
3

.

4

Đoàn Văn Chúc, Xã hội văn hóa, Nhà xuất bản Văn hoá-Thông tin, 1997, tr.130.

GVHD: Nguyễn Thị Mỹ Linh

5

SVTH: Lê Thị Nhi


Phong tục, tập quán của đồng bào dân tộc thiểu số về vấn đề kết hôn
Tập quán còn được xem là “thói quen”, hay nói cụ thể hơn là “thói quen hình
thành từ lâu trong đời sống, được mọi người làm theo”. Vậy có thể nói tập quán là

phương thức ứng xử và hành động đã định hình quen thuộc và đã thành nếp trong lối
sống, trong lao động của một cá nhân, một cộng đồng. Tập quán gần gũi với thói quen
ở chổ nó mang tính tĩnh lại, bền lâu, khó thay đổi.
Ở nước ta tồn tại khá nhiều tập quán, nó gắn liền với hoạt động của con người
trong nhiều mặt của đời sống xã hội bao gồm các tập quán trong sinh hoạt hằng ngày,
tập quán sản xuất, những tập quán trong ngày tết, tập quán trong lĩnh vực hôn nhân và
gia đình…
Với tư cách là một loại quy phạm xã hội, tập quán có vai trò rất lớn tới
việc điều chỉnh hành vi hay xử sự của con người trong quan hệ giao tiếp hàng ngày và
trong lao động sản xuất, đặc biệt là trong các giai đoạn phát triển trước đây của xã hội.
Khái niệm phong tục, tập quán
Giữa phong tục và tập quán có nhiều điểm tương đồng đến mức nhiều khi
không phân biệt được một cách rõ ràng đâu là phong tục và đâu là tập quán. Vì lẽ đó,
thuật ngữ phong tục và tập quán thường được sử dụng song hành cùng nhau, tạo thành
thuật ngữ “phong tục tập quán”.
Tuy nhiên, khác với phong tục, tập quán chỉ là những thói quen cư xử mà
không bắt buộc phải tuân theo, nếu có vi phạm thì chủ yếu là bị dư luận lên án, dị
nghị. Trong chừng mực nào đó tập quán chỉ là những thói quen sơ khai. Khi tập quán
được áp dụng lâu dài và được nhiều người công nhận thì trở thành phong tục. Vậy,
phong tục bắt nguồn từ tập quán nhưng được đảm bảo thực hiện bằng những biện pháp
trừng phạt có tính nghiêm khác hơn so với tập quán.
Phong tục, tập quán cũng có nhiều khái niệm khác nhau. Phong tục, tập quán là
những nếp sống, phong tục do những người sống trong xã hội tự đặt ra, nó được áp
dụng vào đời sống và phục vụ cho mọi người nhưng không mang tính chất vi phạm
pháp luật. Phong tục cũng dần được thay đổi khác đi để phù hợp với đời sống hiện tại
của từng thời kỳ.
Phong tục, tập quán là những thói quen được đưa vào nếp sống hằng ngày. Mỗi
dân tộc đều có những thói quen cá biệt lúc ban đầu; về sau, do sự tiếp xúc với nhau
nên có những sự ảnh hưởng, bắt chước và có những cái giống nhau.


GVHD: Nguyễn Thị Mỹ Linh

6

SVTH: Lê Thị Nhi


Phong tục, tập quán của đồng bào dân tộc thiểu số về vấn đề kết hôn
Phong tục, tập quán là những hành vi ứng xử, thói quen, nếp sống sinh hoạt
tương đối ổn định của các thành viên trong nhóm xã hội được lưu truyền từ thế hệ này
qua thế hệ khác. Ví dụ: phong tục lễ hội, văn hoá, sinh hoạt, ma chay…
Có thể nói, phong tục, tập quán là một khái niệm phức tạp, tuy nhiên có thể
được hiểu là: “những thói quen đã được mọi người tuân thủ tại một địa phương trong
một hoàn cảnh bắt buộc phải chấp nhận lề thói ấy như một phần luật pháp của địa
phương”5. Như vậy, phong tục, tập quán thực chất là những quy tắc xử sự mang tính
cộng đồng, phản ánh nguyện vọng qua nhiều thế hệ của toàn thể dân cư trong một
cộng đồng tự quản (làng, xã, khu vực). Các quy tắc này được sử dụng để điều chỉnh
các quan hệ xã hội nói chung, quan hệ hôn nhân và gia đình nói riêng mang tính tộc
người hoặc mang tính khu vực.
1.1.2. Khái niệm kết hôn trong phong tục, tập quán của dân tộc thiểu số
Kết hôn được xem là một trong những quyền cơ bản của con người, là quyền
nhân thân của công dân. Tuy nhiên, trong xã hội hiện nay việc kết hôn đòi hỏi phải
tuân theo những quy định mà pháp luật hôn nhân và gia đình đã đề ra thì việc kết hôn
đó mới được công nhận là hợp pháp và giữa các bên nam nữ mới phát sinh quan hệ vợ
chồng trước pháp luật, nếu vi phạm thì có thể sẽ phải gánh chịu hậu quả pháp lý, ảnh
hưởng đến hạnh phúc gia đình thậm chí có thể gây xáo trộn trật tự xã hội. Mặc dù vậy,
ở những vùng đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống vẫn tồn tại hiện tượng kết hôn
không đúng theo quy định của pháp luật hôn nhân gia đình đề ra mà họ chỉ kết hôn
theo những phong tục, tập quán theo làng bản của họ.
Mỗi phong tục, tập quán quy định việc kết hôn khác nhau nhưng ta có thể khái

niệm kết hôn một cách chung nhất: Kết hôn là việc nam nữ xác lập quan hệ vợ chồng
bằng quyết định, quán quyết của Già làng, Trưởng bản.
Người dân tộc thiểu số thường không tiến hành đăng ký kết hôn theo luật thực
định, mà chỉ làm theo phong tục, tập quán của làng mình, chỉ trình với già làng và mọi
người trong làng biết.
Theo thống kê của các tỉnh có nhiều đồng bào ít người sinh sống, hầu hết phụ
nữ lập gia đình ở tuổi 15-16. Thủ tục kết hôn hoàn toàn theo phong tục, thói quen mà
không đăng ký với ủy ban. Điều này đang gây khó khăn cho việc thực hiện Luật Hôn
nhân gia đình.

5

Xem: Từ điển tiêng việt. Nxb. Đà nẵng, 1997, tr. 467, 742.

GVHD: Nguyễn Thị Mỹ Linh

7

SVTH: Lê Thị Nhi


Phong tục, tập quán của đồng bào dân tộc thiểu số về vấn đề kết hôn
Việc kết hôn của dân tộc thiểu số còn bị chi phối bởi nhiều yếu tố khách quan
từ bên ngoài chứ chưa mang yếu tố chủ quan từ phía vợ chồng. So với Luật hôn nhân
gia đình 2000 có nhiều quy định khác so với phong tục, tập quán kết hôn của đồng bào
dân tộc thiểu số.
Kết hôn, theo định nghĩa chính thức của Luật Việt Nam hiện hành: “là việc nam
nữ xác lập quan hệ vợ chồng theo quy định của pháp luật về điều kiện kết hôn và đăng
kí kết hôn”6. Kết hôn là một giao dịch có tính pháp lý chứ không phải là một giao dịch
có ý nghĩa vật chất hoặc tôn giáo; đó là một giao dịch xác lập trong đời sống thế tục

chứ không phải trong đời sống tâm linh và là một giao dịch được xác lập với sự tham
gia bắt buộc của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Các điều kiện về nội dung của việc
kết hôn phải được cơ quan Nhà nước kiểm tra một cách chặt chẽ thông qua các thủ tục
kết hôn. Khác với phong tục, tập quán kết hôn của đồng bào dân tộc thiểu số, quyền
kết hôn trước hết là quyền của một người được tự do đi tìm một người khác để yêu
thương và xây dựng cuộc sống chung. Đối tác trong tình yêu và hôn nhân là bất kỳ
người nào ở trong tình trạng được tự do kết hôn: Việc kết hôn không thể bị cản trở bởi
sự khác biệt về dân tộc, tôn giáo, giai cấp, nghề nghiệp, sự chênh lệch về trình độ văn
hóa, về địa vị xã hội, về mức độ giàu nghèo.
1.1.3. Áp dụng phong tục, tập quán về hôn nhân và gia đình
Trong quan hệ hôn nhân và gia đình, những phong tục, tập quán thể hiện bản
sắc của mỗi dân tộc mà không trái với những nguyên tắc quy định của Luật hôn nhân
và gia đình năm 2000 thì được tôn trọng và phát huy.
Dưới thời phong kiến, dân làng thường có câu “phép vua thua lệ làng” với hàm
ý những quy định của triều đình nếu không phù hợp với cuộc sống sẽ không thể phát
huy tác dụng. Có những phong tục ăn sâu vào tiềm thức của cộng đồng dân cư từ đời
này qua đời khác, chi phối cách sống, cách ứng xử của con người và khó có thể thay
đổi được. Vấn đề đặt ra là Nhà nước cần có thái độ và định hướng như thế nào để một
mặt vừa có thể duy trì, phát huy được những phong tục, tập quán tốt đẹp về hôn nhân
và gia đình – coi đó là công cụ đắc lực để điều chỉnh quan hệ hôn nhân và gia đình,
mặt khác, vừa có định hướng xoá bỏ các phong tục, tập quán lạc hậu, nhằm từng bước
xây dựng quan hệ hôn nhân và gia đình tiến bộ trong đời sống của đồng bào các dân
tộc. Quy định tại Điều 6 Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 là quy định có tính
nguyên tắc, thể hiện thái độ tôn trọng và chính sách của Nhà nước trong việc thừa
nhận các phong tục, tập quán tốt đẹp để duy trì bản sắc văn hoá dân tộc, đối với phong
6

Khoản 2 Điều 8 Luật hôn nhân và gia đình năm 2000.

GVHD: Nguyễn Thị Mỹ Linh


8

SVTH: Lê Thị Nhi


Phong tục, tập quán của đồng bào dân tộc thiểu số về vấn đề kết hôn
tục, tập quán lạc hậu và có ảnh hưởng không tốt đến tiến bộ xã hội trái với nguyên tắc
Luật hôn nhân và gia đình sẽ bị vận động xoá bỏ hoặc cấm áp dụng.
Để thực sự đưa các quy định của Luật hôn nhân và gia đình đi vào đời sống của
đồng bào các dân tộc thiểu số, trên cơ sở quy định có tính nguyên tắc được khẳng định
tại Điều 6 của Luật hôn nhân và gia đình năm 2000, ngày 27/03/2002, Chính phủ đã
ban hành Nghị định số 32/2002/NĐ-CP quy định việc áp dụng Luật hôn nhân và gia
đình đối với các dân tộc thiểu số. Nghị định này quy định việc áp dụng các phong tục,
tập quán của các dân tộc về hôn nhân và gia đình.
Nghị định số 32/2002/NĐ-CP có một số quy định đặc thù so với quy định
chung của Luật để phù hợp phát triển và đời sống của đồng bào các dân tộc thiểu số,
đó là các qui định liên quan đến thủ tục đăng ký kết hôn, việc áp dụng các phong tục,
tập quán về nghi thức cưới hỏi, thủ tục đăng ký nuôi con nuôi, việc thừa nhận quan hệ
nuôi con nuôi trên thực tế của đồng bào các dân tộc thiểu số. Đây là những quy định
quan trọng nhằm tạo điều kiện thuận lợi nhất cho đồng bào các dân tộc thiểu số khi
thực hiện các quy định của Luật về đăng ký kết hôn, đăng ký nuôi con nuôi.
1.2. Lịch sử hình thành của phong tục, tập quán
Trong quá trình phát triển lịch sử nhân loại, mỗi chế độ xã hội đều cần có
những công cụ để quản lý xã hội mình. Trong xã hội chưa có sự xuất hiện của Nhà
nước cũng như pháp luật thì việc quản lý xã hội được thực hiện chủ yếu bằng các quy
ước. Các quy ước này tương đối đơn giản và chưa được lập thành văn bản, bao gồm
các quy ước về điều chỉnh các mặt của đời sống xã hội như: ăn, ở, đi lại, sản xuất.
Khi xã hội ngày càng phát triển, dân cư ngày một đông đúc thì các quan hệ xã
hội cũng ngày một phức tạp hơn các quy ước cũng được sửa đổi và bổ sung cho phù

hợp. Trải qua nhiều thế hệ, các quy ước này được áp dụng rộng rãi và tuân thủ nghiêm
ngặt trong các cộng đồng dân cư và dần trở thành các phong tục, tập quán. Trong lĩnh
vực văn hóa, mỗi dân tộc đều có quá trình sáng tạo giá trị văn hóa của mình. Vì hoàn
cảnh và điều kiện khác nhau từ những yếu tố về lịch sử, về chế độ xã hội, về đạo lý, về
kinh tế, về khoa học…không tách rời yếu tố văn hóa, trong đó phong tục, tập quán là
bộ phận cấu thành trong đời sống văn hóa của mỗi cộng đồng dân tộc.
Sớm nhất được nhắc đến trong lịch sử là tục ăn trầu có từ thời Hùng Vương trải
qua hàng nghìn năm người Việt cùng một số dân tộc khác vẫn giữ được tập tục này
trong cuộc sống ngày nay, tục ăn trầu bắt nguồn từ truyện sự tích Trầu Cau để rồi
thành biểu tượng cho tình anh em, vợ chồng của người Việt, theo thời gian ý nghĩa của
tục ăn trầu được mở rộng sang việc giao hiếu, kết thân của người Việt Nam.
GVHD: Nguyễn Thị Mỹ Linh

9

SVTH: Lê Thị Nhi


Phong tục, tập quán của đồng bào dân tộc thiểu số về vấn đề kết hôn
Không thấy nhắc đến sớm trong sử sách nhưng các phong tục hôn nhân, sinh
đẻ, tang lễ, cũng đã song hành với người Việt Nam từ xa xưa và đến ngày nay vẫn là
những phong tục gắn liền với đời sống người Việt Nam.
Vậy, phong tục, tập quán đã xuất hiện từ rất lâu trong lịch sử dân tộc, nó gắn
liền với mọi sinh hoạt đời sống của các cộng đồng dân cư. Sự phát triển của phong tục,
tập quán góp phần bảo đảm cho sự tồn tại, vận hành bình thường của xã hội, giúp các
dân tộc đó phát triển một cách bền vững, lâu dài.
1.3. Đặc điểm của phong tục, tập quán
1.3.1. Có hình thức thể hiện bằng truyền miệng và hình thức bất thành văn
Hình thức thể hiện bằng truyền miệng
Đây là loại phong tục, tập quán đã tồn tại qua nhiều thế hệ, được truyền miệng

từ đời này sang đời khác qua qua những lời nói vần, dân ca nghi lễ. Thời kì chưa có
chữ viết thì các phong tục, tập quán chủ yếu được các dân tộc truyền miệng nhau, học
thuộc qua các lời ca, câu nói vần. Điển hình là các dân tộc Tây Nguyên, như người
M’nông ở Đắk Nông có đời sống ca hát dân gian rất phong phú và đa dạng. Bởi khi
chưa có chữ viết riêng thì hình thức truyền miệng được coi là phương tiện chủ yếu để
đồng bào chuyển tải văn hóa từ vùng này tới vùng khác, từ đời này sang đời khác.
Cộng đồng dân tộc M’Nông ở Đắk Nông còn lưu giữ rất nhiều phong tục, tập quán
dưới hình thức văn vần, truyền miệng nội dung đề cập tới hầu hết các mối quan hệ xã
hội như: vấn đề hôn nhân và gia đình, tín ngưỡng, vấn đề xâm phạm cơ thể con người
và những vấn đề tranh chấp tài sản, của cải.
Bên cạnh đó có thể nói kho tàng dân ca nghi lễ - phong tục của các dân tộc
thiểu số cũng rất phong phú. Dân ca nghi lễ - phong tục của các dân tộc thiểu số chủ
yếu ra đời cùng lúc với thần thoại và không phải ngẫu nhiên mà các thiên thần thoại
của các dân tộc thiểu số là nội dung của nhiều bài dân ca nghi lễ. Chính vì vậy mà
chúng ta có thể nói rằng dân ca nghi lễ là bộ phận cổ xa nhất trong kho tàng dân ca các
dân tộc nói chung. Dĩ nhiên trong những giai đoạn về sau, loại dân ca nghi lễ - phong
tục cũng được các nghệ sĩ dân gian tiếp tục sáng tác, bổ sung và hoàn chỉnh, như là
quy luật phát triển và vận động của bất cứ hình thức nào khác trong văn học dân gian
nói chung. Kho tàng dân ca nghi lễ - phong tục của các dân tộc thiểu số rất phong phú.
Tuỳ theo chức năng của chúng, có thể chia các bài dân ca này thành nhiều nhóm khác
nhau:

GVHD: Nguyễn Thị Mỹ Linh

10

SVTH: Lê Thị Nhi


Phong tục, tập quán của đồng bào dân tộc thiểu số về vấn đề kết hôn

Nhóm các bài ca nông lễ: phục vụ các lễ tiết trong chu kỳ sản xuất nông nghiệp,
từ phát nương, gieo hạt, cấy cày, đến làm cỏ, mừng lúa mới… Thường thấy ở dân ca
Êđê, dân ca Rơngao.
Nhóm các bài ca hôn lễ: phục vụ trong đám cưới của các nam nữ thanh niên các
dân tộc. Đó là các bài thường (hoặc xường) đám cưới của người Mường, hệ thống các
bài hát quan làng của người Tày.
Nhóm các bài ca tang lễ: phục vụ các đám tang, nhằm đưa tiễn linh hồn người
chết về thế giới bên kia. Đó là các bài mo của người Mường, bài cúng Thập nguyệt
hoài thai của người Tày, Nùng, các bài tiễn hồn Quăm xán xuống của người Thái…
Nhóm các bài hát mừng nhà mới: gồm các bài hát phục vụ lễ mừng nhà mới.
Đó là các bài Đang tồn nhà của người Mường, các bài hát trong lễ phái hươn mấu của
người Thái, các bài dòm rườn của người Tày…
“Dân ca nghi lễ - phong tục của các dân tộc vận động, phát triển trong sự giao
lưu, tiếp cận với các thể loại sáng tác dân gian khác và trở thành nét sinh hoạt văn hóa
tinh thần không thể thiếu trong đời sống của các cộng đồng dân tộc”7.
Hình thức phong tục, tập quán thành văn
Phong tục, tập quán tồn tại dưới hình thức văn bản, tiêu biểu là phát triển thành
các hương ước của người Việt. Hương ước là một loại hình văn hóa dân gian được lập
ra trong quá trình hình thành và phát triển lâu dài của cộng đồng người Việt ở Việt
Nam. Đối với các hương ước cổ, mỗi văn bản thực chất là sự chắt lọc những ý kiến
đóng góp trí tuệ của các bô lão, các chức sắc trong tổ chức làng xã cổ truyền. Đó là di
sản văn hóa dân gian vô cùng quý báu, giữ vai trò trọng yếu trong việc giữ gìn kỷ
cương xã tắc, hướng thiện cho đông đảo các tầng lớp nhân dân thực hiện nếp sống văn
hóa, ổn định tư tưởng làm ăn.
“Hương ước (hay còn gọi là khoán ước, hương tục, lệ làng) ở Việt Nam xuất
hiện vào khoảng giữa thế kỷ XV. Đó là những quy ước liên quan đến các mặt của đời
sống làng xã được ghi chép thành văn bản (cũng có thể gồm cả những điều lệ không
được ghi chép mà truyền khẩu trong dân gian) được cộng đồng làng xã cùng nhau tuân
thủ. Hương ước quy định về hầu hết các mặt hoạt động của làng xã người Việt, những
quy ước này vừa có những nét chung vừa mang những nét riêng biệt của mỗi làng


7

Nguyễn Thị Phương Lan, Dân ca nghi lễ - phong tục của người dân tộc thiểu số,

[truy cập ngày 01/02/2012].

GVHD: Nguyễn Thị Mỹ Linh

11

SVTH: Lê Thị Nhi


Phong tục, tập quán của đồng bào dân tộc thiểu số về vấn đề kết hôn
Việt”8 Hương ước là quy ước của làng xã ngày xưa, là thể hiện của lệ làng. Lệ làng bổ
sung cho “phép nước”9 Vì do vua ban hành cho nên người ta thường gọi là “phép
vua”. Lệ làng phải phù hợp với phép nước, bổ sung cho phép nước trong một số hoàn
cảnh cụ thể của từng làng xã. Tuy nhiên, trong xã hội phong kiến có nhiều khi “phép
vua thua lệ làng” bởi vì “quan xa không bằng bản nha ở gần”10.
“Hương ước có thể xem là hệ thống luật tục tồn tại song song với pháp 1uật của
Nhà nước nhưng không đối lập với luật pháp của Nhà nước”11. Hương ước đề cập tới
những nội dung cụ thể gắn với hoàn cảnh phong tục, tập quán lâu đời của từng làng, là
những nội dung mà các bộ luật của Nhà nước khó đề cập đến. Hương ước được xây
dựng trên cơ sở những mối quan hệ giữa các thành viên của cộng đồng làng, xã với
nhau, giữa mỗi thành viên với cộng đồng, giữa các cộng đồng nhỏ trong làng (phe,
giáp, họ. . .) và làng. Hương ước không chỉ đề ra các hình thức trừng phạt với các việc
làm trái mà còn đề ra những hình thức khen thưởng việc tốt, có ích cho làng. Hương
ước có vai trò quan trọng đối với việc ổn định nếp sống trong làng, sức mạnh của nó,
một phần dựa vào hình phạt (cao nhất là đuổi khỏi làng), một phần dựa vào phần

thưởng. Song sức mạnh lớn nhất là bởi dư luận khen - chê của dân làng. Hương ước
phản ánh tâm lý của dân làng, phản ánh một phương diện quan trọng của văn hoá làng
xã. Đó là các quan điểm của dân làng về điều hay, lẽ phải, điều dở, điều trái, về cái
đúng - sai, đáng trọng - đáng khinh. Sức mạnh cưỡng chế của hương ước dựa vào lề
thói, nếp sống quen thuộc của cộng đồng làng xã. Đó là sức mạnh có tính chất tâm lý
nằm sâu trong tiềm thức của mọi dân làng. Hương ước vừa uốn người ta vào khuôn
phép, và động viên người ta hành động, gắn bó dân làng thành một cộng đồng chặt
chẽ, đồng thời điều tiết các trách nhiệm và các quyền lợi của mọi thành viên trong
làng. Do đó, hương ước có ý nghĩa trong việc bổ sung cho luật pháp khi cần xử lý
những vấn đề rất cụ thể nảy sinh từ nếp sống đặc thù của làng xã.
Hương ước không chỉ có ý nghĩa như là một thứ luật pháp mà còn có ý nghĩa
như là một hệ thống tiêu chuẩn đạo đức. Vì vậy, nó chứa đựng những giá trị văn hoá
8

Bùi Xuân Đức, Hương ước mới: những vấn đề điều chỉnh pháp luật,
/>72:tc2003so4humnvddcpl&Itemid=106, [truy cập ngày 01/02/2012].
9

Pháp luật của nhà nước, do triều đình ban hành chẳng hạn như trong thời phong kiến Việt Nam có Bộ Luật
hồng Đức, thời Lê có Bộ Luật Gia long.
10 11

, />
GVHD: Nguyễn Thị Mỹ Linh

12

SVTH: Lê Thị Nhi



Phong tục, tập quán của đồng bào dân tộc thiểu số về vấn đề kết hôn
dân gian, hàm chứa nhiều yếu tố tích cực. Song, hương ước cũng tồn tại không ít các
yếu tố tiêu cực (như sự lợi dụng hương ước để hà hiếp dân của cường hào, ác bá trong
làng...).
Văn bản hương ước bao gồm các quy tắc ứng xử mang tính bắt buộc đối với
mọi thành viên trong từng cộng đồng làng, do hội nghị thôn làng đặt ra ở Việt Nam,
hương ước có nguồn gốc từ tục lệ làng, được văn bản hoá vào thế kỉ 15, xuất hiện phổ
biến từ thế kỉ 17 trở đi, ở các làng của người Việt được viết trên giấy, gỗ, bia đá hay
những lá đồng. Nhìn chung, hương ước gồm những nội dung chính sau:
+ Liên quan đến (án xuất nông nghiệp và môi trường sinh thái;
+ Cơ cấu tổ chức và các quan hệ xã hội trong làng xã;
+ Giữ gìn an ninh - trật tự xã hội trong cộng đồng;
+ Văn hoá, giáo dục, tổ chức thờ cúng;
+ Bảo đảm các nghĩa vụ sưu thuế, binh dịch của làng xã đối với Nhà nước;
+ Khen thưởng và xử phạt trong việc tuân thủ các quy ước của làng xã.
Thời phong kiến, hương ước có giá trị như “bộ luật” của làng, biểu hiện tính “tự
trị” làng xã và là sự dung hoà quyền lợi giữa Nhà nước phong kiến và làng xã. Hương
ước là một nguồn tài liệu quý giá để nghiên cứu làng xã cổ truyền Việt Nam.
1.3.2. Có mối quan hệ qua lại mật thiết với pháp luật
Cùng với pháp luật, phong tục, tập quán cũng là công cụ hữu hiệu, quan trọng
trọng trong việc điều chỉnh, tổ chức, quản lý những hành động chung của con người.
Đánh giá về vai trò của hai yếu tố này có thể thấy đây là những quy phạm có mối liên
hệ chặt chẽ, cùng song song tồn tại nhưng lại bổ sung và hoàn thiện lẫn nhau. Vậy khi
tìm hiểu về vấn đề này ta sẽ có được những nhận thức vô cùng bổ ích về quan hệ qua
lại giữa pháp luật và phong tục, tập quán cũng như nguyên nhân mà chúng đang trở
thành vấn đề hàng đầu thu hút sự chú ý trong dư luận xã hội Việt Nam hiện nay.
Giữa phong tục, tập quán và pháp luật có mối quan hệ qua lại, tác động lẫn
nhau:
► Vai trò của phong tục, tập quán với pháp luật
- Đối với sự hình thành nhà nước: Khi chưa có pháp luật thì phong tục, tập quán

là công cụ quan trọng phổ biến để điều chỉnh các mối quan hệ trong xã hội.Vì vậy ,khi
pháp luật xuất hiện thì rất nhiều tập tục được pháp luật hóa. Những phong tục, tập
quán phù hợp với ý chí của nhà nước sẽ được thừa nhận và trở thành pháp luật. Ngược
GVHD: Nguyễn Thị Mỹ Linh

13

SVTH: Lê Thị Nhi


Phong tục, tập quán của đồng bào dân tộc thiểu số về vấn đề kết hôn
lại, những phong tục, tập quán không phù hợp sẽ làm tiền đề để nhà nước đặt ra các
quy định loại bỏ nó còn gọi là “luật cấm”.
- Đối với việc thực hiện pháp luật: Những phong tục, tập quán phù hợp lại góp
phần làm cho pháp luật được thực hiện một cách nghiêm chỉnh, tự giác hơn, dựa trên
lòng tin và sự tuân thủ sẵn có của người dân đối với các tập tục. Còn những phong tục,
tập quán không phù hợp lại cản trở việc thực thi pháp luật, đi ngược lại ý chí của Nhà
nước.
► Vai trò của pháp luật với phong tục, tập quán
Pháp luật góp phần củng cố phát huy vai trò của phong tục, tập quán tốt đẹp,
phù hợp với nguyện vọng và ý chí của nhà nước. Đồng thời, pháp luật ra đời đã ngay
lập tức loại bỏ những tập tục trái với ý chí của nhà nước. Như vậy,về cơ bản, pháp luật
không ngăn cấm loại bỏ những phong tục, tập quán tốt đẹp mà tạo điều kiện cho phong
tục, tập quán đó trở thành những nét đẹp văn hóa trong đời sống xã hội. Còn những
phong tục, tập quán lạc hậu, cổ hủ, trở nên mâu thuẫn với pháp luật sẽ bị loại bỏ.
Trong những trường hợp như vậy, chúng ta không được theo nguyên tắc “phép vua
thua lệ làng” mà phải tuân theo pháp luật để xây dựng xã hội công bằng, văn minh.
1.4. Một số nguyên tắc, điều kiện trong áp dụng phong tục, tập quán về hôn
nhân và gia đình.
Một mục đích cơ bản của việc áp dụng phong tục, tập quán về hôn nhân và gia

đình là nhằm tôn trọng và phát huy bản sắc dân tộc, truyền thống văn hoá, tâm lý,
nguyện vọng của người dân. Từ đó, việc giải quyết các tranh chấp về hôn nhân và gia
đình sẽ có nhiều thuận lợi đặc biệt trong việc khuyến khích các đương sự tự giác thực
hiện quyền và nghĩa vụ của mình, hạn chế sự mất đoàn kết trong cộng đồng nói chung
và trong gia đình nói riêng. Để thực hiện tốt mục đích trên, theo chúng tôi việc áp
dụng phong tục, tập quán trong giải quyết các tranh chấp về hôn nhân và gia đình cần
đảm bảo các nguyên tắc, điều kiện sau:
Một là, phong tục, tập quán được áp dụng có nội dung không trái với các
nguyên tắc cơ bản của Luật hôn nhân và gia đình.
Về nguyên tắc, Nhà nước và xã hội chỉ tôn trọng và phát huy các phong tục, tập
quán tốt đẹp về hôn nhân và gia đình. Tuy nhiên, “Tính chất tốt đẹp” của phong tục,
tập quán là một giá trị trừu tượng, nội dung của giá trị này thay đổi theo từng giai đoạn
phát triển của xã hội, đồng thời cũng phụ thuộc vào quan niệm của từng cá nhân, gia
đình, cộng đồng, tầng lớp xã hội và giai cấp. Vì vậy, nó có thể được xác định đánh giá
theo nhiều góc độ, nhiều quan niệm khác nhau. (Trên thực tế, trong quá trình soạn thảo
GVHD: Nguyễn Thị Mỹ Linh

14

SVTH: Lê Thị Nhi


Phong tục, tập quán của đồng bào dân tộc thiểu số về vấn đề kết hôn
Luật hôn nhân và gia đình năm 2000, đã có không ít những ý kiến lo ngại về những
khó khăn trong kế thừa, phát huy truyền thống đạo đức tốt đẹp, đặc biệt trong áp dụng
phong tục, tập quán về hôn nhân và gia đình, bởi vì: rất khó xác định phong tục, tập
quán nào là tốt đẹp cần được kế thừa và phát huy; phong tục, tập quán nào cần được
xoá bỏ, do đó, có thể tạo kẽ hở cho những tập tục lạc hậu tồn tại, hoặc gây ra sự lạm
dụng tập quán nhiều hơn là áp dụng quy phạm pháp luật, gây khó khăn trong việc đưa
Luật hôn nhân và gia đình vào đời sống xã hội….)12.

Tuy nhiên, ở góc độ chung nhất, tính chất tốt đẹp của phong tục, tập quán chịu
sự quy định bởi bản chất của chế độ xã hội. Bản chất của chế độ xã hội phản ánh vào
các quan hệ hôn nhân và gia đình thông qua các nguyên tắc cơ bản về xây dựng và
củng cố chế độ hôn nhân và gia đình. Do đó, nhà nước thường lấy các nguyên tắc cơ
bản của Luật làm tiêu chí xác định giá trị và chuẩn mực đạo đức của truyền thống,
phong tục, tập quán trong gia đình. Xác định dựa trên căn cứ như vậy, sẽ giúp nhà làm
luật, giải thích pháp luật và áp dụng pháp luật giải quyết được các vấn đề sau:
- Việc áp dụng phong tục, tập quán không làm mất đi mà ngược lại góp phần
phát huy bản chất của chế độ hôn nhân và gia đình mới;
- Loại bỏ được sự tuỳ tiện và tạo sự thống nhất trong đánh giá và áp dụng
truyền thống, phong tục, tập quán về hôn nhân và gia đình;
- Tìm ra và loại bỏ được những truyền thống, phong tục, tập quán lạc hậu không
còn phù hợp với chế độ hôn nhân và gia đình mới.
Như vậy, Toà án chỉ áp dụng những phong tục, tập quán có bản chất phù hợp
với các nguyên tắc cơ bản sau:
- Hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng. Ví dụ,
theo tập quán của người Mường, Thái, Thổ ở tỉnh Thanh Hoá thì khi vợ chồng mâu
thuẫn với nhau vai trò của đại diện hai họ lúc cưới xin rất quan trọng trong việc hoà
giải. Nếu hai vợ chồng có ý định ly hôn thì những người đại diện cho họ vợ và họ
chồng tìm mọi cách phân tích, hoà giải để hai vợ chồng đoàn tụ với nhau13. Đây là tập
quán rất tốt cần được vận dụng cho các án kiện ly hôn của những đôi vợ chồng thuộc
các tộc người này.
- Vợ chồng có nghĩa vụ thực hiện chính sách dân số và kế hoạch hoá gia đình.
Đồng bào các dân tộc ít người thường có tâm lý trọng nam khinh nữ dẫn đến sinh đẻ
12

Xem: Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII. Nxb. chính trị quốc gia, năm 1996, tr 112-113

13


Xem: Lời nói đầu/ Luật hôn nhân và gia đình năm 2000.

GVHD: Nguyễn Thị Mỹ Linh

15

SVTH: Lê Thị Nhi


Phong tục, tập quán của đồng bào dân tộc thiểu số về vấn đề kết hôn
nhiều vi phạm quy định về kế hoạch hoá gia đình, nhiều dân tộc coi có nhiều con, đặc
biệt nhiều con trai phản ánh sự thịnh vượng của gia đình. Đây là tập quán không nên
khuyên khích và phát huy.
- Cha mẹ có nghĩa vụ nuôi dạy con thành công dân có ích cho xã hội; con có
nghĩa vụ kính trọng, chăm sóc, nuôi dưỡng ông bà; các thành viên trong gia đình có
nghĩa vụ quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ nhau.
- Không biệt đối xử giữa các con trong gia đình. Trên thực tế, hầu hết các ở các
dân tộc ít người đều có sự phân biệt đối xử giữa con trai và con gái. Nhiều dân tộc
(Tày, Nùng, Thái ở Lào Cai…) cho con trai được hưởng gia tài, con trai trưởng được
tôn trọng ngang với người cha14. Tập quán này Toà án cần phê phán, không áp dụng
trong việc giải quyết các tranh chấp, đặc biệt các tranh chấp liên quan đến tài sản trong
gia đình.
- Bảo vệ phụ nữ và trẻ em. Nhìn chung, địa vị của người phụ nữ và trẻ em ở các
dân tộc ít người hiện nay đã được cải thiện nhưng còn rất thấp kém, chế độ phụ quyền
là phổ biến (trừ một số dân tộc ở Tây Nguyên vẫn duy trì chế độ mẫu hệ), hầu hết các
các quyền lợi về nhân thân và tài sản do người đàn ông được hưởng. Tập quán này rất
lạc hậu không áp dụng để giải quyết các tranh chấp, đặc biệt trong việc giải quyết các
tranh chấp về tảo hôn, đa thê, quyền sở hữu trong gia đình…
Hai là, Chỉ áp dụng những phong tục, tập quán đã trở thành thông dụng, được
đông đảo mọi người sinh sống trên cùng địa bàn, cùng dân tộc, cùng tôn giáo thừa

nhận.
Cùng với sự phát triển đa dạng và phức tạp của các quan hệ xã hội, phong tục,
tập quán cũng có thể mất đi hoặc phát sinh mới trong một cộng đồng, một địa phương.
Thậm chí, cùng một phong tục, tập quán ở một dân tộc, tôn giáo, khu vực lại tồn tại ở
nhiều cấp độ khác nhau. Có phong tục, tập quán chỉ áp dụng cho một dòng họ, một gia
đình hoặc một nhóm gia đình (Ví dụ: tập quán ở rể của người Thái cư trú ở một số tỉnh
là 3 năm, nhưng một dòng họ hoặc một gia đình lại có tập quán ở rể là 5 năm…).
Trong sự trộn lẫn giữa các hình thái phong tục, tập quán, Toà án cần xác định những
phong tục, tập quán nào được đông đảo mọi người trong cộng đồng và khu vực thừa
nhận; những phong tục, tập quán nào không có tính phổ biến, ít người thừa nhận. Về
nguyên tắc, Toà án chỉ áp dụng những phong tục, tập quán đại diện tính truyền thống,
bản sắc văn hoá, thói quen xử sự của một cộng đồng hoặc một khu vực.
14

Xem: Từ điển pháp luật (anh-việt). Nxb. Thế giới, năm 1998, tr 253

GVHD: Nguyễn Thị Mỹ Linh

16

SVTH: Lê Thị Nhi


Phong tục, tập quán của đồng bào dân tộc thiểu số về vấn đề kết hôn
Ba là, phong tục, tập quán chỉ được áp dụng trên địa bàn có thói quen xử sự
theo tập quán đó
Nguyên tắc này xuất phát từ tính cục bộ của phong tục, tập quán, mỗi dân tộc,
tôn giáo, khu vực có phong tục, tập quán riêng và chúng chỉ có giá trị điều chỉnh các
quan hệ phát sinh trong nội bộ dân tộc, tôn giáo hoặc giữa các cá nhân cùng sinh sống
tại một địa phương. Tính cục bộ của phong tục, tập quán đòi hỏi Toà án không thể áp

đặt phong tục, tập quán của dân tộc, tôn giáo, địa phương này vào giải quyết các tranh
chấp giữa những người có dân tộc, tôn giáo, địa phương khác (Ví dụ: không thể áp
dụng tập quán ở Sơn La để giải quyết các tranh chấp ở Hoà Bình hoặc không thể áp
dụng tập quán của người H’Mông ở Hà Giang để giải quyết tranh chấp của người Kinh
sinh sống ở Hà Giang…). Toà án cũng không thể áp đặt phong tục, tập quán của một
bên để giải quyết tranh chấp mà trong đó các bên khác nhau về dân tộc, tôn giáo, địa
phương sinh sống và phong tục, tập qúan giữa các dân tộc, tôn giáo, địa phương này
mâu thuẫn với nhau về giải quyết tranh chấp (Ví dụ: Chồng là người dân tộc Thái, vợ
là dân tộc Kinh khi ly hôn cả hai đều yêu cầu áp dụng tập quán của dân tộc mình để
giải quyết tranh chấp). Trong trường hợp có sự xung đột về các tập quán khác nhau mà
các bên không thoả thuận được, Toà án cần áp dụng phong tục, tập quán nơi xảy ra
tranh chấp về tài sản trong gia đình và áp dụng phong tục, tập quán nơi xác lập quan
hệ hôn nhân và gia đình để giải quyết các tranh chấp về nhân thân.
Bốn là, phát huy vai trò của những người đứng đầu cộng đồng (già làng,
trưởng bản) hoặc các chức sắc tôn giáo trong việc áp dụng phong tục, tập quán giải
quyết các tranh chấp hôn nhân và gia đình.
Phần lớn các dân tộc ít người đều có những già làng, trưởng bản, đây là những
người có uy tín rất cao trong cộng đồng, họ được coi là đại diện của nhân dân trong
các mối quan hệ. Mặt khác, già làng, trưởng bản là những người gìn giữ các phong tục,
tập quán của cộng đồng, địa phương mình. Với vai trò lớn như vậy, già làng, trưởng
bản là người có khả năng giáo dục, thuyết phục, hoà giải, khuyên bảo đồng bào của họ
rất hiệu quả, dung hoà được các tranh chấp, đảm bảo tính đoàn kết của cộng đồng.
Trên thực tế, việc giải quyết các tranh chấp có sự tham gia của các già làng, trưởng
bản với vai trò hoà giải, xác định tập quán đạt hiệu quả cao hơn rất nhiều so với việc
giải quyết tranh chấp không có sự tham gia của những người này.

GVHD: Nguyễn Thị Mỹ Linh

17


SVTH: Lê Thị Nhi


Phong tục, tập quán của đồng bào dân tộc thiểu số về vấn đề kết hôn
1.5. Giống và khác nhau giữa pháp luật và phong tục, tập quán
Giống nhau:
Điểm chung giữa pháp luật và phong tục, tập quán về hôn nhân và gia đình là
cùng thực hiện mục tiêu làm ổn định các quan hệ xã hội trong lĩnh vực hôn nhân và gia
đình, thúc đẩy sự phát triển của xã hội nói chung và gia đình nói riêng.
Cả phong tục, tập quán và pháp luật điều là những quy tắc xử sự chung có thể
coi đây là khuôn mẫu chuẩn mực để hướng dẫn mọi hành vi xử sự và là tiêu chuẩn để
xác định giới hạn và đánh giá hành vi con người. Mặt khác, chúng tham gia điều chỉnh
quan hệ xã hội nhằm thiết lập và giữ trật tự xã hội. Giữa phong tục, tập quán và pháp
luật còn điểm chung là điều được đảm bảo thực hiện bằng những biện pháp nhất định
như tuyên truyền, thuyết phục, khuyến khích, hoặc là cưỡng chế. Cuối cùng, chúng
điều có tính xã hội, tính ý chí và đều có sự thay đổi theo điều kiện và tình hình phát
triển của xã hội.
Khác nhau:
Thứ nhất, về quá trình hình thành và phát triển thì phong tục, tập quán hình
thành trước khi có pháp luật, chúng được coi như là “luật dân gian” hay “luật tự nhiên”
và chúng tồn tại trong tất cả mọi giai đoạn, mọi tiến trình phát triển của xã hội. Trong
khi đó, phải đến sau khi xã hội đã có sự phân chia giai cấp thì pháp luật mới ra đời.
Thứ hai, về chủ thể ban hành và phạm vi tác động phong tục, tập quán là do
một nhóm người, một cộng đồng dân cư đặt ra để điều chỉnh hành vi trong nội bộ
nhóm người, trong cộng đồng dân cư hay một dân tộc. Còn pháp luật do Nhà nước đặt
ra hoặc thừa nhận, nghĩa là nó chỉ được hình thành bằng con đường nhà nước. Pháp
luật có vai trò điều chỉnh hành vi của tất cả các thành viên trong xã hội, không loại trừ
ai bởi nó có một bộ máy chuyên nghiệp chuyên thực thi quyền lực: tòa án, quân đội.
cảnh sát…
Thứ ba, về biện pháp đảm bảo thực hiện: trong khi phong tục, tập quán được

bảo đảm chấp hành bằng thói quen, dư luận xã hội hoặc một số biện pháp cưỡng chế
như: đuổi ra khỏi cộng đồng, bị xa lánh ….Các biện pháp này được đảm bảo thực hiện
không mang tính nhà nước mà mang tính xã hội. Pháp luật lại ra đời và được đảm bảo
thực hiện bằng các biện pháp mang tính quyền lực nhà nước như tuyên truyền, phổ
biến, khuyến khích, giáo dục, tổ chức thực hiện…và cả cưỡng chế.
Bên cạnh đó, phong tục, tập quán là những quy ước của mỗi cộng đồng dân cư
nên mang tính cục bộ, địa phương, mỗi cộng đồng dân cư có những phong tục, tập
GVHD: Nguyễn Thị Mỹ Linh

18

SVTH: Lê Thị Nhi


Phong tục, tập quán của đồng bào dân tộc thiểu số về vấn đề kết hôn
quán khác nhau.Và hình thức lưu trữ của phong tục, tập quán chủ yếu là truyền miệng,
tồn tại dưới hình thức bất thành văn nên có tính ước lệ, độ chính xác không cao, không
có hệ thống rõ ràng dẫn đến việc áp dụng nhiều khi không thống nhất, dễ tùy tiện. Trái
lại, pháp luật ngay từ khi ra đời nó đã là hình thức đại diện chính thức cho quyền lực
nhà nước được ban hành dưới dạng các văn bản quy phạm pháp luật.Vì vậy, nó có tính
hệ thống, có độ chính xác cao, đảm bảo thực hiện một cách nghiêm túc, thống nhất.
Vì vậy, các quy phạm pháp luật là công cụ điều chỉnh hữu hiệu, nhất thể và bao
trùm trong xây dựng và củng cố chế độ hôn nhân và gia đình. Song, pháp luật chỉ điều
chỉnh các quan hệ xã hội mang tính phổ biến, điển hình và khách quan, nên, dù xã hội
đã phát triển ở trình độ cao, pháp luật hôn nhân và gia đình đã ở mức hoàn thiện, vẫn
còn những quan hệ xã hội trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình chưa có hoặc chưa được
các quy phạm pháp luật điều chỉnh. Trong khi đó, trên thực tế, những quan hệ xã hội
này vẫn tiếp tục tồn tại, không thể không có sự điều chỉnh để tạo sự ổn định và loại bỏ
những mâu thuẫn trong sự phát triển của chúng. Để giải quyết mâu thuẫn giữa phạm vi
điều chỉnh của pháp luật và nhu cầu khách quan của xã hội, cần thực hiện chính sách

đa dạng hoá pháp luật, một trong các giải pháp là áp dụng các phong tục, tập quán về
hôn nhân và gia đình.
1.6. Các phong tục, tập quán tiến bộ và các phong tục, tập quán lạc hậu trong
hôn nhân và gia đình.
1.6.1. Phong tục, tập quán tiến bộ cần phát huy
Nhà nước ta tôn trọng và khuyến khích đồng bào các dân tộc giữ gìn và phát
huy những phong tục, tập quán tốt đẹp về hôn nhân và gia đình thể hiện bản sắc riêng
của mỗi dân tộc. Đây là những tập quán có tính bền vững, không trái với các nguyên
tắc cơ bản của chế độ hôn nhân và gia đình Việt Nam, phù hợp với đạo đức xã hội.
Trong đời sống xã hội của đồng bào dân tộc thiểu số ở nước ta tồn tại rất nhiều
phong tục, tập quán tốt đẹp thể hiện sự tôn trọng và đề cao các giá trị bền vững của
quan hệ hôn nhân và gia đình: hôn nhân một vợ, một chồng trên cơ sở tình yêu tự
nguyện nhằm mục đích xây dựng gia đình hạnh phúc, bền vững và bảo tồn nòi giống;
sự bình đẳng và lòng chung thủy trong quan hệ vợ chồng; tinh thần tương thân tương
ái trong đời sống cộng đồng… Đặc biệt, nghi lễ cưới hỏi trong tập quán hôn nhân của
nhiều dân tộc chứa đựng những nét văn hóa truyền thống rất đặc sắc của sinh hoạt
cộng đồng, cần được bảo tồn và phát huy.

GVHD: Nguyễn Thị Mỹ Linh

19

SVTH: Lê Thị Nhi


Phong tục, tập quán của đồng bào dân tộc thiểu số về vấn đề kết hôn
Ví dụ: tập quán hát trao duyên của đôi nam nữ trong lễ thành hôn của đồng bào
Tày; tập quán cha mẹ, người thân cầu chúc, dặn dò đối với đôi nam nữ về cuộc sống
lứa đôi chung thuỷ, hạnh phúc…
Nghị định số 32/2002/NĐ-CP đã chọn lọc và ghi nhận việc khuyến khích phát

huy các phong tục, tập quán thể hiện các giá trị tốt đẹp sau đây:
- Chế độ hôn nhân một vợ, một chồng – hình thái hôn nhân cơ bản của hầu hết
các dân tộc được pháp luật bảo vệ và khuyến khích phát huy.
- Nam, nữ tự do tìm hiểu, tự do lựa chọn người bạn đời.
- Sau khi kết hôn, tuỳ theo sự sắp xếp, thoả thuận giữa hai bên gia đình, vợ,
chồng có thể cư trú ở nhà vơ hoặc ở nhà chồng (tục đổi sữa mẹ).
- Cha, mẹ có trách nhiệm nuôi dưỡng, giáo dục con nên người, có trách nhiệm
bồi thường thiệt hại do con gây ra.
- Con có nghĩa vụ nghe lời, phụng dưỡng ông, bà, cha, mẹ khi về già. Trong gia
đình và xã hội, sinh hoạt có tôn ti, trật tự (có trên có dưới), các con được đối xử bình
đẳng như nhau, không phân biệt đối xử giữa con gái và con trai, giữa con đẻ và con
nuôi.
- Phong tục cho phép được nhận người khác làm con nuôi hoặc làm con nuôi
người khác mà không phân biệt họ hàng, dân tộc. Người nhận nuôi con nuôi phải là
người có vợ hoặc có chồng. Người được nhận làm con nuôi phải là trẻ em không có
nơi nương tựa và không tự nuôi sống được bản thân.
- Phong tục, tập quán nhạn trẻ em mồ côi cha, mẹ làm con nuôi, chăm sóc con
nuôi, coi con nuôi như con đẻ, con nuôi và con đẻ coi nhau như anh, em ruột thịt, con
nuôi được hưởng các quyền như con đẻ.
- Phong tục, tập quán chấp nhận hôn nhân giữa người thuộc dân tộc mình với
người thuộc dân tộc khác.
- Vợ, chồng bình đẳng với nhau trong việc nuôi dạy con, có sự quan tâm, giúp
đỡ lẫn nhau. Các bậc cha, mẹ dạy dỗ, chỉ bảo con bằng những lời nói dịu dàng, giáo
dục con tinh thần lao động cần cù, tạo cho con có ý thức lao động và tự lập. Người phụ
nữ có vai trò quan trọng trong gia đình, quan hệ giữa các thành viên trong gia đình
không có sự cách biệt.
- Quan hệ hôn nhân và gia đình bền vững.

GVHD: Nguyễn Thị Mỹ Linh


20

SVTH: Lê Thị Nhi


×