TÌM HIỂU NHỮNG PHONG TỤC TẬP QUÁN CỦA ĐỒNG BÀO TÂY BẮC
MỞ BÀI
1.Lí do chọn đề tài
Đất nước Việt Nam có 54 dân tộc sống rải rác ở khắp mọi nơi trên cả nước. Mặc
dù cùng sinh ra và lớn lên trên dải đất hình chữ S nhưng mỗi dân tộc lại có những
phong tục, tập quán khác nhau.
Sinh ra và lớn lên tại Hà Nội –thành phố thuộc vùng châu thổ sông Hồng, cư dân ở
đây chủ yếu là dân tộc Kinh. Em chưa bao giờ được tiếp xúc và cũng không hiểu gì
về những phong tục tập quán của các dân tộc khác, những dân tộc cũng đang
song song tồn tại với em trên dải đất hình chữ S này. Chính vì vậy khi làm bài luận
này em muốn chọn đề tài” TÌM HIỂU NHỮNG PHONG TỤC TẬP QUÁN CỦA ĐỒNG
BÀO TÂY BẮC” để hiểu hơn về phong tục tập quán của các dân tộc sống ở vùng núi
phía Bắc nước ta.Em muốn biết những phong tục tập quán của các dân tộc khác
có gì độc đáo, có gì khác so với dân tộc Kinh.
2.Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Tây Bắc thu hút sự khám phá của rất nhiều người từ dân phượt yêu thích sự tự
do, các nhà văn yêu thích thiên nhiên về đây để lấy cảm hứng cho đến các nhà
báo, phóng viên trở về đây tìm hiểu về phong tục tập quán độc đáo nơi đây.
Đài truyền hình VOV,VOV4, các trang như vietnamtourism.gov.vn,
baotintuc.vn,baophapluat tp HCM,…….
Phong tục tập quán Tây Bắc được khai thác ngày một nhiều, khám phá ngày một
nhiều để hiểu hơn về các anh em dân tộc trên đất nước Việt Nam.
3. Mục đích nghiên cứu
4.Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
4.1.Đối tượng nghiên cứu
Những phong tục tập quán của đồng bào Tây Bắc
4.2.Phạm vi nghiên cứu
Tập trung vào dân tộc có dân số đông sinh sống tại Tây Bắc như dân tộc Thái, dân
tộc Mông
5.Phương pháp nghiên cứu
-Phỏng vấn người dân của đài truyền hình VOV
-Tư liệu trên internet, các trang chính thống hoặc không chính thống,…
6.Bố cục
-Ngoài nội dung gồm 2 chương, bài tập lớn còn có thêm phần tài liệu tham khảo
và phụ lục.
NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: Khái quát vùng văn hóa Tây Bắc
Tây Bắc là một tiểu vùng gồm các địa phương thuộc các tỉnh Điện Biên,Lai Châu,
Sơn La, Hòa Bình, Yên Bái và Lào Cai. Nơi đây có rất nhiều các tộc người sinh sống
như: Mường, Hà Nhì, Mông trắng, Mông đen, Thái trắng Thái đen, Tày, Dao đỏ,…
nhưng cư dân chủ yến ở Tây Bắc là dân tộc Thái và Mông. Tiểu vùng Tây Bắc thuộc
vùng Tây Bắc mở rộng bao gồm hầu hết các tỉnh miền núi và trung du Bắc Bộ và
các huyện phía tây Nghệ An và tây Thanh Hóa - Vùng có điều kiện tự nhiên khó
khăn, khắc nghiệt nhất, nguy cơ tai biến môi trường cao nhất nhưng lại là nơi có
địa chính trị quan trọng nhất...
1.1 . Vị trí địa lí
Tây Bắc, một vùng văn hoá, xứ sở hoa ban, quê hương xoè hoa, miền đất dịu ngọt
của những thiên tình sử Tiễn dặn người yêu nhưng cũng đầy tiếng than thở của
những thân phận người Tiếng hát làm dâu.
Tây Bắc là một miền núi cao hiểm trở. Các dãy núi chạy theo hướng Tây Bắc- Đông
Nam, trong đó có dãy Hoàng Liên Sơn dài đến 180 km, rộng 30 km, cao từ 1500m
trở lên, các đỉnh cao nhất như Phanxipăng 3142m, Yam Phình 3096m, Pu Luông
2.983m. Dãy Hoàng Liên Sơn, được người Thái gọi là "sừng trời" (Khau phạ), chính
là bức tường thành phía đông và vùng Tây Bắc.
Tây Băc được đồng bào gọi là đất “ ba con song” bởi vì nó nằm bên bờ phải sông
Hồng, con sông mà tổ tiên người Thái gọi là Nậm Tao, nên ngày nay đoạn sông
này còn có tên tiếng Kinh là sông Thao. Dòng Nặm Tao chiếm một vị trí quan trọng
trong lịch sử thiên di của người Thái đen vào Tây Bắc.
Vậy nên, dòng Nặm Tao hiển nhiên là địa đầu phía Đông và biên giới Lào là địa
đầu phía Tây của vùng văn hóa Tây Bắc. Giữa hai điểm đó con sông Đà phát
nguyên từ phía Bắc kẻ một đường chéo Tây Bắc - Đông Nam, đi qua đất Hòa Bình
rồi hợp lưu với dòng Nặm Tao ở ngã ba Việt Trì để làm nên sông Cái - sông Hồng
của châu thổ phì nhiêu. Trên đường đi, sông Đà - tên Thái là Nặm Tè - tiếp nhận
lượng nước của biết bao suối nhỏ và cả một dòng sông Nặm Na hợp lưu với nó ở
ngay tỉnh lị Lai Châu. Sát với biên giới Lào là dòng sông Mã chảy từ Điện Biên
xuống đến phía Tây tỉnh Sơn La thì quặt sang đất Lào và trở về miền Tây Thanh
Hóa để xuôi về biển.
1.2.Khí hậu
Mặc dù nằm trong vòng đai nhiệt đới gió mùa, nhưng do ở một độ cao từ 8003000m nên khí hậu ngả sang á nhiệt đới và nhiều nơi cao như Sìn Hồ có cả khí hậu
ôn đới. Đã thế, địa hình lại chia cắt bởi các dãy núi, các dòng sông, khe suối, tạo
nên những thung lũng, có nơi lớn thành lòng chảo như vùng Nghĩa Lộ, Điện Biên.
Do vậy, Tây Bắc còn là nơi có nhiều tiểu vùng khí hậu. Trong lúc đó ở thung lũng
Mường La, người ta mặc áo ngắn tay giữa mùa đông thì ở Mộc Châu phải mặc áo
bông dầy mà không khỏi rét. Nhưng chính vì vậy mà thiên nhiên Tây Bắc rất đa
dạng, thổ nhưỡng nhiều loại hình. Dân số thấp, năm 1978 mới có 59ng/km2. Với
tỉ lệ tăng 3,5%/năm cộng với việc di dân, đến năm 1990 cũng chỉ có 120
người/km2. Cư dân cổ truyền, những chủ nhân từ xa xưa của Tây Bắc, đều làm
công nghiệp với hai loại hình : ruộng nước ở thung lũng, và nương rẫy ở sườn núi
1.3.Vài nét văn hóa Tây Bắc
Mỗi dân tộc đều có văn hóa mang bản sắc riêng. Tây Bắc cũng vậy nhưng đặc biệt
hơn Tây Bắc là sự hội tụ của các dân tộc với rất nhiều các phong tục tập quán
phong phú và đa dạng.
Trước hết xin bắt đấu từ văn hóa "đời thường". Từ cao nguyên Mộc Châu xuôi
xuống thung lũng Yên Châu ở phía Bắc là đã bắt gặp những ngôi nhà sàn ẩn hiện
những dãy cây xoài, rặng chuối. Nhà sàn Thái có cái mái đầu hồi khum khum hình
mai rùa, trên đỉnh đầu hồi ấy có hai vật trang trí, người Thái gọi là "Sừng cuộn"
(Khau cút) vì đầu phía trên của nó thường được thao tác thành một vòng tròn
xoáy trôn ốc, giống như ngọn rau đớn (Phắc cút), một thứ rau rừng rất được đồng
bào ưa chuộng. Bản Thái thường nằm ở ven đồi, chân núi, nhìn ra cánh đồng. ở
đấy thế nào cũng có ít nhất một dòng suối to nhỏ tùy nơi. Bản nào ở chân núi đá
thì hay dùng mạch nước ngầm làm nước ăn, gọi là "Mỏ nước" (Bó nặm). Văn hóa
nông nghiệp thung lũng Thái nổi tiếng vì hệ thống tưới tiêu, được gói gọn dốc của
dòng chảy, người ta lấy đá ngăn suối làm nước dâng cao, đó là cái "phai". Phía
trên "phai" xẻ một đường chảy lên dẫn vào cánh đồng, đó là "mương" Từ
"mương" xẻ những rãnh chảy vào ruộng, đó là "lái". Còn "lịn" là cách lấy nước từ
nguồn trên núi cao, dẫn về ruộng, về nhà, bằng các cây tre đục rừng đục mấu, nối
tiếp nhau, có khi dài hàng cây số. Người Kinh vùng núi Phú Thọ (cũ) học theo cách
làm này và gọi chệch đi là "lần nước". Do chủ động tưới tiêu nên người Thái nuôi
cá ngay trong mực nước của ruộng lúa. Gặt lúa xong là tháo nước bắt cá. Cá nuôi
trong ruộng vừa ăn sâu bọ cỏ dại, vừa sục bùn cho tốt lúa. Cho nên, món dâng
cúng trong lễ cơm mới bao giờ cũng có xôi và cá nướng. Và món cá là biểu hiện
lòng hiếu khách :
Đi ăn cá, về nhà uống rượu
ở thì ngủ đệm, đắp chăn ấm
Những dòng suối còn đóng vai trò quan trọng trong tâm linh con người. Suối được
coi là vật nữ tính : "con suối" (Me nặm). Suối lại là nơi trú ngụ của thần nước,
thường ở những đoạn nước cuốn thành vực (Vắng năm). Hàng năm, khi làm lễ
cúng bản (Xên bản) vào mùa xuân, người ta tổ chức ngay trên bờ vực nước đó. Có
một tâm thức tín ngưỡng với nước là đặc điểm chung của các tộc người làm nông
nghiệp. ở người Thái, tâm thức đó được thể chế hóa bằng hình tượng thần nước
dưới dạng thuồng luồng và bằng các lễ cụ thể. Con suối và cánh đồng, những sản
phẩm sáng tạo và chiếm lĩnh của con người cũng đã đi vào thơ ca, âm nhạc như
những hình tượng đẹp của cảm xúc thẩm mĩ như lời bài dân ca sau :
Đêm trăng sáng
Tâm hồn em như muốn phiêu diêu
Chơi tha thẩn bên bờ cát trắng
Bờ cát trắng lấp lánh ánh trăng
Chờ tiếng sáo anh
Luồn qua sương, luồn qua chân núi
Đến với em trong ánh trăng ngời ngài.
Nương rẫy là một bộ phận bổ sung không thể thiếu với nơng, đồng bào có lúa, rau
quả như bầu bí, rau cải, đậu, đu đủ, vừng, kê, ớt,.v..v... Bông và chàm cũng trồng
trên nương. Và rừng, rừng bạt ngàn là nơi con người hái rau rừng, lấy thuốc chữa
bệnh, thuốc nhuộm, săn bắt thú rừng và khi thất bát mùa màng thì chính rừng,
với củ mài, bột báng đã cứu họ khỏi chết đói. Bản làng có một thái độ rất kính
trọng với rừng. Chẳng phải vì rừng có ma thiêng, mà vì rừng là nơi con người
nương tựa để tồn tại. Luật Thái có hàng chục điều quy định về việc khai thác rừng,
săn bắn thú, đặc biệt là những quyết định về bảo vệ rừng đầu nguồn.
Người Thái bảo vệ rừng ban không chỉ vì nó là biểu tượng văn hóa của quê hương
họ, mà còn vì chỉ có ban mới mọc được. ở nơi đất cằn nhờ có ban giữ lại mùn tự
trên cao chảy xuống, mà đất cằn tái sinh, mà mùn rác không lấp ruộng, nghẽn
suối, mà nước mưa ngấm vào lòng đất ngăn những cơn lũ ống. Chỉ riêng cách ứng
xử với cây ban cũng đủ thấy đặc trưng văn hóa Thái nói riêng, Tây Bắc nói chung
có một trình độ khoa học thế nào, có tính nhân văn ra sao trong cái nhìn sinh thái
học. Chẳng riêng gì người Thái, con người H'mông trên núi cao, người Khơmú,
người Dao, người Kháng, Laha v.v.. ., trong rừng sâu đều tự nguyện tuân theo luật
Thái. Điều đó không đơn thuần vì giai cấp thống trị Tây Bắc trước kia là thuộc tộc
Thái, mà điều quan trọng là ở chỗ, đây cũng là quyền lợi lâu dài của tất cả các dân
tộc trong vùng.
Cũng như hầu hết các dân tộc trong vùng, người Thái sống chân thật, giản dị và
rất hòa thuận. Trong gia đình, trong bản không bao giờ thấy người ta to tiếng với
nhau. Đặc biệt không bao giờ trẻ con bị mắng mỏ nặng lời, chứ không nói đến việc
bị đánh đòn. Trẻ con hiểu nhiệm vụ của chúng và rất tự giác thực hiện. Chúng có
sai sót gì, người lớn chỉ nhắc nhẹ. Trẻ em rất ngoan, chúng chơi đùa với nhau rất
thân ái. Gặp lúc khó khăn, đói kém người ta đến họ hàng xin lương thực. Người
được hỏi xin sẵn sàng chia sẻ số lương thực còn lại, dù biết rằng sau đó chính họ
cũng sẽ lâm vào cảnh thiếu đói và cũng phải lên rừng đào củ mài, củ bới thay
cơm. Ngay bây giờ, khi nền kinh tế thị trường đã có tác động vào đời sống cư dân
Tây Bắc, thì phong tục này vẫn được thực hiện với tấm lòng vị tha và tình nghĩa
sâu đậm.
Bên cạnh đó, nếp sống hòa thuận, tôn trọng người già, thương yêu con trẻ và giúp
đỡ nhau vô tư là đặc điểm chung của các dân tộc trong vùng, những kì thị dân tộc
không phải không có, nhưng rất hiếm và phần nhiều là cách đánh giá của giới quý
tộc Thái, còn giữa những người lao động thì hầu như không có. Cho nên, khi đói
kém, anh em H'mông ở núi cao xuống, bà con Khơmú, Mảng trong rừng sâu ra,
bản Thái sẵn sàng chia sẻ. Ngược lại, cũng có năm, bản Thái lượt kéo nhau lên núi
cao để khi về kĩu kịt những tặng phẩm của bà con người H'mông. Vào những năm
tháng kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ, đồng bào Thái lại được anh em các dân
tộc Nam á giúp đỡ tận tình ở nơi sơ tán. Nhìn nhận hiện tượng này, các nhà kinh
tế học cho rằng đó là hệ quả của một xã hội chưa biết đến thương nghiệp với vật
ngang giá là đồng tiền. Cũng có thể là như vậy. Nhưng nếu tiếp cận từ góc nhìn
văn hóa thì cũng phải công nhận đây là một thuần phong mĩ tục trong quan hệ
giữa người các dân tộc với nhau. Nếu không thế thì không thể giải thích được, vì
sao ngày nay trong cơ chế kinh tế thị trường, phong tục truyền thống vẫn được
giữ vững và sẽ không hiểu thế nào được sự tồn tại suốt mấy chục năm của các
"quán tự giác" trên khắp nẻo đường Tây Bắc. Đồng bào treo chuối, mía, trứng, để
giá tiền vào từng loại, khách qua đường tự lấy ăn rồi bỏ tiền vào cái túi vải treo
cạnh đó. Khách có tiền lớn thì có thể đổ tiền trong túi ra, tự lấy tiền thừa rồi bỏ
tiền của mình và số tiền sẵn có của quán hàng trở lại vào túi. Chủ quán không có
mặt, nhưng chẳng ai dám cả gan ăn cắp - kể cả những lái xe người Kinh thích đùa
đi qua đường.
Các dân tộc trong vùng đều có tín ngưỡng "mọi vật có linh hồn" (animisme), một
loại tín ngưỡng mà mọi dân tộc. trên hành tinh đều trải qua. Có đủ loại "hồn" và
các loại thần sông núi, suối khe, đá, cây, súc vật, các lực lượng thiên nhiên như
sấm, chớp, mưa, gió. Các bộ phận trên thân thể con người cũng có hồn. Người
Kinh cho rằng có ba hồn bảy vía (nam) và ba hồn chín vía (nữ). Người Thái có đến
80 hồn (Xam xếp khoăn mang nả. Hả xếp khoăn mang lăng), như hồn tóc, hồn
lông mày, lông mi, tai, mũi, trán v.v... Người chết không biến mất mà trở về sống
ở bản của tổ tiên. Do chỗ mọi vật đều có hồn, nên cần phải cư xử với chúng như
trong quan hệ với người. Vậy có hồn tốt, hồn xấu, hồn ác, hồn lành tùy thuộc vào
cách đối xử của người với chúng. Vào hoàn cảnh xã hội cổ truyền thì đây là cách
chiếm lĩnh thiên nhiên và thực tại của đồng bào, với hi vọng có thể nói chuyện",
có thể "thương lượng thậm chí khi cần thì cầu xin chúng. Bằng cách đó, đồng bào
thiết lập được mối quan hệ với mọi vật và với tổ tiên, đặt con người vào tống thể
môi trường không gian và thời gian, tạo nên một cân bằng trong tâm thức. Con
người hội tụ vào cuộc sống hiện hữu của mình các miền thời gian : quá khứ, hiện
tại, tương lai; và các chiều không gian, thiên nhiên, môi trường, con người, xã hội.
Đó chính là mối quan hệ đa diện, đa phương đảm bảo cho tính hợp lí và sự ổn
định tất yếu của cuộc sống con người. Thiết tưởng, với trình độ khoa học kĩ thuật
chưa phát triển thì cách nhận thức thế giới theo phương pháp huyền thoại, tín
ngưỡng này không phải không có tác dụng tích cực cho sự tốn tại của cộng đồng
và con người.
Văn hóa nghệ thuật, lĩnh vực văn hóa thể hiện cái nhìn thẩm mỹ của nhân dân Tây
Bắc có nhiều nét độc đáo và trở thành một trong những dấu hiệu làm nên đặc
trưng văn hóa vùng. Riêng về lĩnh vực này đã phải cần đến một công trình lớn mới
có thể trình bày cho cặn kẽ được. Cho nên, một vài điều nêu ra đây may mắn lắm
cũng chỉ là những nét chấm phá vào một toàn cảnh lớn lao, hoành tráng và mang
đậm tính dân gian. Trong xã hội cổ truyền Tây Bắc, văn hóa chuyên nghiệp, bác
học chưa xuất hiện. ở người Thái tuy đã có một vài nghệ nhân giỏi sáng tác thơ ca
nổi tiếng và mặc dầu dân tộc này có chữ viết cổ, nhưng tác phẩm của họ vẫn lưu
truyền chủ yếu bằng phương thức truyền miệng. Mỗi dân tộc trong vùng đều có
một kho vốn sáng tác ngôn từ giàu có và đủ thể loại từ tục ngữ, thành ngữ, đồng
dao, giao duyên, cho đến lời khấn, lời bùa chú, các áng văn trong lễ tang, trong lễ
hội, các bài văn vần dạy bảo đạo đức cho dâu rể trong đám cưới, các thần thoại,
đồng thoại, cổ tích, truyện cười v.v... ở một số dân tộc có cả truyện thơ dài hàng
ngàn câu như Tiễn dặn người yêu (Thái), Tiếng hát làm dâu (H'mông), Vườn hoa
núi Cối (Mường) v.v... Người Thái còn có cả truyện thơ lịch sử, kể lại quá trình
thiên di của họ vào Tây Bắc như bản sử ca Dõi theo bước đường chinh chiến của
ông cha (Táy pú Xớc) hay Lịch sử bản mường (Quán tố mướng) ngay đến lời hát
của các Mo-then trong lễ cúng người ốm cũng là một áng du kí ca đầy hình tượng
đẹp được diễn tả bằng văn phong trau chuốt. Bộ phận người Mường Tây Bắc cũng
có những thiên sử thi như ở Hòa Bình, Thanh Hóa. Ngoài ra, do đã tách ra từ mấy
thế kỉ và sống giữa những cộng đồng tộc người khác, nên người Mường Tây Bắc
còn có những áng văn hiếm thấy ở các vùng Mường như "vườn hoa - Núi cối"
chẳng hạn. Các truyền thuyết của từng dân tộc, một mặt khẳng định nguồn gốc
của họ với những nhóm đồng tộc cư trú ở các vùng văn hóa khác ; mặt khác lại
gắn bó với vùng đất và trình diễn lịch sử của họ trên mỗi đất miền này, và góp
phần làm nên dấu hiệu đặc trưng của vùng văn hóa Tây Bắc. Có thể gặp những
truyền thuyết như thế trên từng bước chân. Đây là nơi chúa Thái và chúa Xá thì
bắn xem tên ai xuyên vào đá, kia là nơi Nàng Han (một Gianđa Thái) tắm (Suối
Nàng Han). Dãy núi ba chỏm kia là thi hài hóa đá của ba dũng tướng quên mình
bảo vệ quê hương v.v.. .. Và đặc biệt là những truyền thuyết về hoa ban, dân tộc
nào cũng có và cũng thắm đượm tình người. "Xòe" là đặc sản nghệ thuật múa
Thái và trở thành biểu tượng văn hóa Tây Bắc. Người Thái có Xòe vòng quanh
đốm lửa, quanh hũ rượu cần với sự tham gia đông đảo của già trẻ, gái trai trong
tiếng chiêng trống rộn ràng. Nhưng cũng có Xòe điệu của người Thái trắng ven
sông Đà suốt từ Ngọc Chiến, Quỳnh Nhai lên đến Lai Châu, Phong Thổ. Tương
truyền có đến 32 điệu xòe do các cô thanh nữ múa trong tiếng tính tang dịu dàng
của hai chàng trai. Người H'mông nổi tiếng về các điệu múa khèn, đá châm hùng
dũng của nam giới. Người Khơmú và Xinhmun lại độc quyền điệu múa lắc mông,
lượn eo. Còn điệu Tăng bu (dỗ ống) là sở hữu của người Laha. Và đến với người
Mường thì phải được xem múa bông. Riêng điệu múa Xạp, trừ người H'mông còn
dân tộc nào trong vùng cũng có, mỗi nơi một vẻ riêng. Có thể xem nghệ thuật
múa dân tộc là một nét đặc trưng của vùng Tây Bắc.
Dường như có một sở thích âm nhạc chung cho hầu hết các dân tộc Tây Bắc, một
sở thích không thấy hoặc ít thấy ở các vùng khác. Đó là hệ nhạc cụ hơi có lưỡi gà
bằng tre, bằng đồng hay bằng bạc. Nếu sưu tầm và gộp chung lại thì có đến vài
chục loai hình thuộc hệ nhạc cụ này. Nhiều loại đã được cả nước biết đến như Pí
pặp, khèn bè Thái, sáo và khèn H'mông. Ngoài ra, mỗi dân tộc đều có bản sắc
riêng như cây Tính Tảu Thái, đống ôi Mường, chưn may Khơmú, đàn tròn và đàn
ba dây Hà nhì v.v . . . ở nhiều dân tộc khác, thơ ca Tây Bắc được sáng tác để hát,
chứ không phải để đọc. Những truyện thơ, những áng sử thi được trình diễn bằng
cả những liên khúc âm nhạc mà nhiều bài trích ra từ đó đã được cả nước biết đến
như bài "inh lả ơi" chẳng hạn .
Nét chung nữa trong văn hóa Tây Bắc là sở thích trang trí trang phục, chăn màn,
đồ dùng với các sắc độ của gam màu nóng ; rất nhiều màu đỏ, xen vào với vàng
tươi, vàng đất, vàng rơm, rồi da cam, tím và nếu có xanh thì phải là xanh da trời
tươi Phải chăng giữa mênh mông xanh lá cây, những màu ánh lên như những
điểm sáng, khẳng định sự có mặt của con người ? Còn họa tiết, bố cục, phối màu
của trang trí thì rất nhiều và phong phú, đến nỗi chỉ một chiếc khăn piêu Thái, một
bộ nữ phục H'mông, Lô Lô, Dao đỏ, một mặt chăn Mường, một điểm màn Kháng
cũng đủ tầm cỡ để phải làm riêng một chuyên khảo . Những nét chung của cả
vùng không hề làm mất đi tính riêng của văn hóa dân tộc. Thậm chí, cùng một cốt
truyện, ở mỗi dân tộc vẫn có thể tìm thấy cái riêng. Lấy một chuyện bi tình sử có ở
nhiều dân tộc Tây Bắc làm ví dụ : "một đôi trai gái yêu nhau nhưng vì lý do nào đó
họ không lấy được nhau và cùng tự tử chết". Truyền thuyết của các dân tộc khác
nhau, đương nhiên sẽ kết thúc khác nhau.
TIỂU KẾT CHƯƠNG 1:
Chỉ vài nét miêu tả nhưng chắc hẳn đã giúp các bạn hiểu được phần nào về vẻ đẹp
thơ mộng, kì ảo và nên thơ của Tây Bắc cũng như văn hóa của đồng bào Tây Bắc.
Tây Bắc không chỉ đẹp bởi những thửa ruộng bậc thang gối lên nhau chạy dài mọi
nơi rồi cái không khí trong lành, thanh khiết của khí trời mà Tây Bắc còn đẹp bởi
những phong tục tập quán phong phú và đa dạng, nét riêng và độc đáo của từng
dân tộc.
CHƯƠNG 2: Những phong tục tập quán của một số dân tộc sinh sống ở vùng Tây
Bắc.
2.1.Ngày tết truyền thống của một số dân tộc ở vùng Tây Bắc
2.1.1. Tết truyền thống của đồng bào dân tộc Mông
Theo quan niệm của người Mông, ngày Tết là ngày vui, ngày sum họp của các
thành viên trong gia đình, Tết còn là dịp để mọi người nghỉ ngơi, vui chơi sau một
năm lao động vất vả. Tết đến mang lại niềm vui cho bản, gia đình và mọi người.
Ngày Tết ở đây được tổ chức trước tết Nguyên Đán của người Việt một tháng,
người Mông trắng gọi là chia sung lầu- Tết tháng 12.
Việc trang trí bàn thờ ngày tết phải có giấy bản và lông gà. Người Mông cắt giấy
bản, dán các dụng cụ lao động với ý nghĩa thông báo năm mới đến rồi, con người
và mọi vật đã làm việc vất vả, cần được nghỉ ngơi, vui chơi, ăn Tết,…
Tết đến, trên khắp các thôn bản người Mông sinh sống đều nhộn nhịp hơn hẳn
những ngày thường, nhà nhà đều mổ lợn, mua sắm các vật dụng cần thiết, mặc
trên mình những bộ trang phục đẹp nhất để ăn tết, vui tết và đi chơi tết. Đây là
tết to và lớn nhất trong năm năm của người mông, mang ý nghĩa tổng kết thành
quả lao động của năm cũ, báo cáo với tổ tiên, Tết này dâng lễ vật cúng tổ tiên, cầu
năm mới gia đình làm ăn phát đạt, gặp nhiều may mắn hơn năm cũ, cầu cho mọi
người được khỏe mạnh, là dịp moi người được vui chơi tết, ghé thăm anh em họ
hàng.
Vào dịp tết người Mông thường làm món thịt chuột sấy khô để đãi khách.
Trước tết, các gia đình đều vào rừng chặt cây trúc về để quét dọn bàn thờ tổ tiên
và quét nhà với ý nghĩa quét đi những cái bẩn, cái xấu của năm cũ, để cầu mong
mọi sự tốt lành. Ngày Tết mọi người cũng phải tắm gội sạch sẽ để xua tan cái bẩn,
bệnh tật, sự xui xẻo của năm cũ,..
Trong ngày tết của người Mông thì diễn ra rất nhiều hoạt động sinh hoạt, văn hóa
sôi động. Các cụ già thì chúc tụng sức khỏe,các đôi trai gái thì tìm hiểu, giao lưu,
mở hội vui chơi trò dân gian, hát giao duyên.
2.1.2. Phong tục đón tết của đồng bào Thái trắng ở Tây Bắc
Năm nào cũng vậy, mỗi khi tết đến xuân về, đồng bào dân tộc thái trắng Tây Bắc
lại tất bật, náo nhiệt đón năm mới.
Cách đón tết của đồng bào cũng rất riêng và độc đáo, mang đậm bản sắc văn hóa
của dân tộc mình.
Tết đến xuân về, tại các gia đình đồng bào Thái trắng Tây Bắc, ai nấy đều hối hả
sửa sang lại nhà cửa, quét dọn, trang trí và sắp xếp lại đồ đạc làm cho ngôi nhà
của mình đẹp mắt, ấm cúng. Những nồi rượu ủ từ lá men rừng cũng được bà con
chưng cất suốt cả ngày đêm cuối tháng Chạp. Tất cả các công việc đồng áng hay
nương rẫy được khẩn trương kết thúc để nhìn lại những thành quả của một năm
lao động sản xuất.
Đặc biệt, ngày Tết của đồng bào Thái trắng Tây Bắc không thể thiếu các loại bánh
truyền thống như: Bánh chưng, được gói từ gạo nếp, nhân đỗ, thịt lợn. Nhưng
bánh chưng của đồng bào không phải như bánh tét Miền Nam hay bánh vuông
Miền Bắc mà là những chiếc bánh chưng gù. Bánh bỏng, được làm từ xôi nếp,
phơi khô rán. Còn bánh “khảu tắt”, một loại bánh đặc trưng được chế biến từ gạo
nếp ngâm, ăn ngon được nhiều người ưa chuộng chỉ có ở người Thái.
Làm bánh ngày Tết không chỉ đơn thuần là món ăn truyền thống mà còn thể hiện
sự khéo tay, chăm chỉ, chu đáo của phụ nữ dân tộc Thái.
Ngày 30 Tết, ngay từ sáng sớm nhà nào cũng mổ một con lợn. Bốn chân và đầu
đuôi để cúng tổ tiên, phần nạc làm thịt sấy, ba chỉ ướp muối, còn phần vừa mỡ
vừa nạc làm lạp sườn, làm nem thính... Tất cả các món ăn truyền thống không chỉ
ăn ngay trong mấy ngày Tết, mà còn treo gác bếp để ra giêng. Khi lá vả, lá sung lên
non, lấy ăn ghém mới là món ngon, đúng mùa. Nhà nào có nhiều thịt, để được lâu
được coi là Tết to. Các món ăn truyền thống được các mẹ, các chị khéo tay chế
biến với mắc khén (Tiêu rừng), ớt bột, thảo quả, hương thơm quyến rũ.
Với đồng bào Thái trắng, mâm cỗ cúng tổ tiên được đồng bào rất coi trọng. Ngoài
mâm cỗ thủ và bốn chân lợn, bánh trái ngày Tết, dân tộc Thái còn có “bók piếng”,
tức là một loài hoa bông nhỏ màu trắng không héo để thờ cúng trên bàn thờ
quanh năm và hai cây mía (cả lá) dựng hai bên bàn thờ.
Theo quan niệm của người Thái, hai cây mía tượng trưng cho chiếc thang để tổ
tiên về ăn Tết cùng với con cháu. Nhà nào cũng sắm đầy đủ lễ theo truyền thống:
các loại bánh trái hoa quả, có thủ lợn, xôi, rượu… Việc thờ cúng tổ tiên ngày Tết
của dân tộc Thái vừa mang ý nghĩa tâm linh, vừa thể hiện sự sung túc, no đủ,
đồng thời thể hiện lòng thành con cháu nhớ về cội nguồn, tổ tiên. Khi thu mâm cỗ
hoá vàng thì mời anh em bản mường về chung vui bữa cơm đầu xuân, năm mới.
Tết đến xuân về, khắp bản trên mường dưới, bà con quây quần bên nhau nghe
tiếng tính tẩu hoà với điệu khắp dân ca da diết, cùng thưởng thức món ngon
truyền thống, mời nhau những chén rượu nồng, chúc cho mọi người khỏe mạnh,
bản mường yên vui.
2.2. Một số nét độc đáo trong phong tục cưới hỏi của đồng bào Tây Bắc
2.2.1. Dân tộc Thái- cưới vợ sau 3 năm ở rể
Nghe thật lạ nhưng với dân tộc thái, khi chàng trai muốn cưới cô gái, anh ta
thường rủ bạn bè mang những chiếc khèn đến diễn tấu dưới cửa sổ nhà sàn của
cô gái. Qua thời gian tìm hiểu, chàng trai nào chọn được người yêu rồi sẽ noi vơi
cha mẹ để lo chuyện hôn nhân.
Theo tục lệ cũ, người con trai phải đến ở nhà con gái 3 tháng trước khi làm lễ cưới
chính thức. Anh ta chỉ được phép ở gian đầu nhà sàn dành cho khách nam giới và
chỉ được phép mang theo 1 con dao để làm việc. sau thời gian thử thách ba
tháng, nếu được bố mẹ vợ tương lai ưng ý, chàng trai sẽ trở về nhà báo cho bố
mẹ mình biết. Lần này anh ta sẽ mang tư trng của mình đến nhà gái ở đó suốt 3
năm.
Lễ thành hôn chính thức được tổ chức sau 3 năm. Sau 3 năm đó, nếu đồng ý lấy
chàng trai, cô gái sẽ búi tóc bằng tram cài đầu và cái độn tóc giả do gia đình nhà
trai mang đến. Cô gái nào không muốn cưới chàng trai sau 3 năm đó sẽ phản
kháng bằng cách tự cắt tóc mình.
Sau lễ cưới, chú rể sẽ tiếp tục ở nhà gái từ một đến mười năm và chỉ được phép
đưa vợ về nhà mình sau một nghi lễ đưa dâu long trọng. Lần này, nàng dâu phải
chuẩn bị nhiều quà biếu nhà chồng như tấm áo khoác thật đẹp cho mẹ chồng,
một bộ quần áo đẹp biếu bố chồng và một chiếc khăn piêu biếu cô bác bên chồng.
( mai một dần)
2.2.2. Tục vỗ mông kén vợ của chàng trai Mông
Vào những ngày xuân, trai thanh nữ tú ở khắp các bản làng thường tụ tập nơi bãi
đất trống, dưới chân đồi để tổ chức các trò chơi dân gian như tung còn, đẩy gậy,
kéo co, hát giao duyên hay thổi khèn…Người ta mời nhau uống rượu, chúc tục
nhau một năm gà lợn đầy nhà, thóc đầy sân.
Đây cũng là nơi trai gái gặp gỡ nhau rồi tìm nhau qua điệu khèn dặt dìu, trao nhau
những ánh mắt tình tứ. Khi đã ưng chàng trai nào, cô gái sẽ đưa mắt, rồi e thẹn
tách khỏi đám đông chờ đợi. Chàng trai lúc này lập tức đi theo tiếng gọi mời.
Họ nhanh chóng tiếp cận, vỗ nhẹ vào mông cô gái và trao nhau lời ngọt ngào.
Thiếu nữ lúc này cũng thẹn thùng vỗ lại vào mông chàng trai, coi như một lời
đồng ý. Cứ như vậy, họ vừa đi, vừa vỗ qua vỗ lại trao nhau những lời yêu thương
cho đến khi vỗ đủ chín cặp, tức là hai bên đã chấp thuận nhau, chỉ chờ ngày tìm
người làm mai mối, đưa nhau về nhà làm lễ cúng gia tiên, nên vợ nên chồng.
Nếu trong cuộc vui, hai bên chưa thực lòng ưng thuận, chưa vỗ đủ chín cặp, họ sẽ
hẹn nhau chờ đến ngày hôm sau, gặp nhau tâm sự và vỗ tiếp cho đủ. Còn nếu
không vỗ đủ và không có cơ hội gặp nhau lần nữa, họ sẽ không thể thành đôi. Mỗi
người lúc này sẽ lại đi tìm một chàng trai hay cô gái khác đến khi vừa ý, hợp
duyên.
Ngoài ra ở dân tộc Mông còn có một điều đặc biệt trong lễ cưới hỏi đó là những
người cùng họ k được phép lấy nhau. Người Kinh chúng ta xa 3 đời là có thể kết
hôn với nhau nhưng người Mông xa bao nhiêu đời cũng k được phép lấy nhau.
Theo quan niệm truyền thống của người Mông, đã cùng mang tê họ giống nhau
thì đều coi là có chung tổ tiên, coi nhau như họ hàng. Ngoài ra, ở nhiều nơi chú rể
người Mông còn thực hiện một phong tục đặc biệt: sáng mồng một tết Nguyên
Đán, phải tự nguyện làm hết tất cả mọi việc trong nhà, từ nấu cỗ h đến rửa bát…
Sau đó quý khách đến chơi nhà, người vợ chủ động làm cơm mời khách, chồng và
người khách uống rượu càng say thì người vợ càng vui vì được coi là hiếu khách
và yêu quý chồng. Thế mới có chuyện có ông chồng đêm đến lấy váy thổ cẩm mới
mua của vợ đắp cho bạn ngủ sau tiệc rượu khuya, mà người vợ vẫn không phàn
nàn gì.
2.2.3. Tục kéo vợ của người Dao đỏ
Thường vào mùa xuân là lúc những chàng trai người Dao đỏ đi kéo vợ. Những
chàng trai bản người Dao thường kéo vợ rầm rộ nhất bắt đầu từ ngày 1 Tết âm
lịch đến hết rằm tháng Giêng, bởi những thủ tục vào ngày Tết cũng thường đơn
giản, không bị bắt vạ.
Tuy nhiên không phải cứ thích ai thì mặc nhiên được kéo về nhà mà thường các
đôi trai gái đã tìm hiểu, phải lòng nhau. Tục kéo vợ cũng chỉ là một hình thức để
cho mọi người quanh bản biết, là cái cớ để người con gái chính thức bước chân về
nhà chồng.
Thường trai gái sẽ hẹn nhau ở trên đồi, trên nương. Chàng trai sẽ tự mình kéo vợ
hoặc nhờ một vài người bạn đến điểm hẹn để giúp sức. Theo phong tục, khi được
kéo, cô gái càng tỏ ra chống đối quyết liệt thì sau này gia đình sẽ con cái đầy nhà,
vợ chồng thuận hòa hạnh phúc. Khi đám kéo chỉ cần một người trong bản nhìn
thấy sẽ loan tin cho cả bản biết, lúc đó đôi trai gái đó đã nên vợ nên chồng.
Sau khi bị kéo về nhà chàng trai, cô gái được giữ ở lại trong nhà 3 ngày và vẫn sinh
hoạt bình thường, được cha mẹ chàng trai xem như con cái trong nhà. Hết thời
hạn cô gái sẽ thông báo cho bố mẹ đến làm thủ tục cưới.
2.2.4. Tục ngủ thăm của người Mường
Ngủ thăm là một tục lệ lâu đời của các dân tộc thiểu số ở vùng cao Tây Bắc như
Thái, Dao, Mương, Mông... Tuy nhiên, ngày nay, tập tục ngủ thăm này đã bị mai
một và nhiều nơi không còn tồn tại. Nhưng với người dân tộc Mường ở bản Mọc,
xã Đồng Nghê (Hòa Bình), tục cạy cửa ngủ thăm vẫn còn được lưu giữ.
Các chàng trai đến tuổi trưởng thành đều nắm rõ nhà nào trong bản có con gái
lớn, đến tuổi cập kê. Các thiếu nữ ở độ tuổi trăng tròn cũng thường đốt nến, mắc
màn vào mỗi đêm, chờ đợi chàng trai đến ngủ thăm. Thường khi đèn sáng, là nhà
cô gái chưa có ai vào ngủ thăm, lúc này chàng trai sẽ biết được tín hiệu, cạy cửa
chui vào nhà. Nếu cô gái ưng thuận sẽ tự tay vặn nhỏ đèn, để các chàng trai khác
biết đã có người "ngủ thăm". Tuy nhiên, hai người chỉ được trò chuyện, tâm sự ở
tư thế chung chăn, chung gối mà không được chạm vào người nhau.
Sau vài đêm ngủ thăm tìm hiểu, nếu cô gái đồng ý, chàng trai sẽ mang bạc trắng,
lợn béo sang nhà cô gái thưa chuyện.
2.3.Tang lễ của đồng bào Tây Bắc
2.3.1. Tang lễ của người H’Mông
Phong tục tập quán vùng miền của các dân tộc trong nước đều khác nhau. Đặc
biệt, tang lễ của người H'Mong là một điển hình trong văn hoá tâm linh của họ.
Người Mông coi trọng nghi lễ thờ cúng đồng thời họ phải tổ chức ma chay thật
chu đáo và cẩn thận như một nét văn hóa được gìn giữ từ đời này qua đời khác.
Tuy nhiên, mỗi dòng họ của người Mông họ lại tổ chức tang lễ khác nhau nhưng
vẫn có điểm chung. Người mất sẽ được treo xác trong nhà, là thủ tục truyền
thống của họ trước khi đưa đi chôn, thời gian treo xác trong nhà là theo số lượng
con cháu của người chết và cũng để người khác thăm viếng.
Người chết không được đưa vào quan tài ngay mà chỉ tắm rửa, thay quần áo mới
rồi được đưa lên cáng đan bằng tre, treo lên trần giữa gian nhà, độ cao ngang
chừng 1 mét. Họ không đưa người chết vào quan tài là vì đó được cho là trái với
đạo lý, người chết sẽ về quấy nhiễu, mang tai họa, chứ không đem lại may mắn
cho con cháu.
Để khử mùi trong những ngày treo xác trong nhà họ dùng các loại lá xông khói
hoặc thuốc xịt khử mùi có bán ngoài chợ để về xịt trong thời gian treo xác trong
nhà. Thủ tục tiếp theo là đem xác ra ngoài phơi nắng, ở sườn dốc của đồi núi. Họ
nói với chúng tôi người chết là ''con ma'' và sẽ được phơi ở đây đến chiều.
Phía bên dưới chân núi là một con suối chảy ngang, những người đàn ông trong
làng thì đang mổ một con trâu, đó là con trâu của chính gia đình người chết.
Thủ tục mổ trâu là để chia thịt cho xóm làng, bà con thân thuộc trong dòng họ của
''con ma'' cũng mong muốn là người chết ấm no sung túc khi qua thế giới bên kia,
có bò trâu và nương rẫy để sinh sống.
Hầu hết những người trong xóm làng sẽ ra ngoài trời viếng thăm và dự buổi lễ
phơi ''con ma'' cuối cùng trước khi đưa lên đỉnh núi chôn cất. Dân làng đứng ngồi
xung quanh rất trật tự, cùng nhau uống rượu, trò chuyện, rồi cùng chia thịt trâu
chờ đến khi gần tắt nắng trong ngày, họ mới đưa người chết đi chôn.
Người H'Mông luôn giữ gìn giá trị văn hoá tâm linh tuy nhiên việc tổ chức tang lễ
theo nghi thức truyền thống của họ để người chết lâu ngày trong nhà không cho
vào quan tài là không phù hợp với nếp sống văn minh và an toàn vệ sinh môi
trường, phòng tránh những căn bệnh lây lan sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến
môi trường và phát tán bệnh dịch.
Một số chính quyền địa phương cũng đã tuyên truyền xây dựng nếp sống văn hoá
mới, nhằm tổ chức lễ tang ngắn ngày và ngay sau khi người chết phải được bỏ vào
quan tài để bảo đảm vệ sinh môi trường. Tuy nhiên, đây là một việc làm khó cho
địa phương các nơi có đồng bào người Mông sinh sống.
2.3.2.Nghi lễ ma chay của người thái đen
Nghi lễ ma chay và các tập tục liên quan đến ma chay của người Thái đen ở Tuần
Giáo-Điện Biên là một trong những nét văn hoá của dân tộc phản ánh quan niệm
về tôn giáo tín ngưỡng, tập quán địa phương và mối quan hệ giữa con người với
con người. Một đám ma thông thường diễn ra theo các trình tự sau:
Khi trong nhà có người tắt thở, người nhà phải tắm rửa bằng nước thơm và thay
quần áo cho người chết. Nước thơm dùng để tắm cho người chết thường được
đun lên và cho một ít hoa thơm có trong gia đình như: hoa bưởi, hoa ban…
Người Thái cho rằng dùng nước có ướp các loại hoa trên sẽ có mùi thơm dịu và
có tác dụng khử các mùi hôi tanh. Người ta gội đầu, chải, búi tóc và thay quần áo
cho người quá cố. Đối với nhà nghèo, đồ thay cũng chỉ là những bộ quần áo hàng
ngày, còn đối với gia đình giàu có thì đồ thay được chuẩn bị từ trước. Thông
thường, người ta sẽ mặc theo thứ tự áo trắng ở trong, áo đen ở ngoài. Tiếp đó
người ta đặt người quá cố xuống đệm và lấy vải trắng cuốn quanh người, vải đỏ
phủ lên trên. Lấy một ít đồng bạc trắng cho vào tay người chết, làm như vậy khi
lên trời họ sẽ có chút tiền để tiêu.
Sau đó người nhà sẽ mổ một con vịt, chặt đầu, hai cánh và hai chân buộc lại rồi
để cạnh người chết, nếu để lâu họ thường treo gác bếp. Với quan niệm khi
người chết lên trời sẽ phải đi qua sông và tiếng kêu của con vịt sẽ giúp đưa
đường cho người chết qua sông để mau lên trời về với tổ tiên.
Sau khi làm xong các thủ tục trên, người nhà sẽ gọi người chết một lần nữa xem
còn sống không. Nếu không thưa thì họ ra sân trước nhà kêu thật to: “Trời ơi! Bố
(mẹ) tôi chết rồi”, khi đó những người trong gia đình mới được khóc.
Trong đám ma, người Thái đen quan niệm: họ hàng gần xa với tang chủ chia làm
hai loại. Một loại được mang khăn tang (bả hua đón) và một loại không mang
khăn tang (bả hua đăm) Trong số “bả hua đón”, người ta cử ra 3 người làm “po
pả” (chủ đám tang). Hiện nay, chủ đám tang thường là Trưởng bản. “Po pả” sẽ
phân công công việc cho mọi người. Một số đi bắt rể gốc (khươi cốc), rể thứ về
chịu tang. (Khươi cốc: thông thường trước khi qua đời, người ta sẽ chọn cho
mình trong số các con rể một người làm nhiệm vụ đưa đường. Nếu không kịp
chọn thì sẽ cử ra một trong số các con rể mà người quá cố yêu quý nhất).
Trong đám ma của người Thái đen thì Khươi cốc có nhiệm vụ rất quan trọng như
làm cơm phục vụ những người đến viếng, đọc số “pắp sống” (sổ đưa ma), bàn
giao tài sản cho người chết…
Trong đời sống hàng ngày, người quá cố ngủ ở đâu thì khi chết, thi thể họ sẽ
được đặt ở chỗ đó. Người ta khâm liệm cho người chết dưới xà ngang giữa hai
cột cái trong nhà, đó là cột “khau hẹ” và “khau chảu xửa”. Theo quan niệm của
người Thái đen, ma nhà trú ngụ trên xà ngang đó, khâm liệm ở đây để ma nhà
biết mà đi. Trước khi đặt người chết vào quan tài, mỗi con dâu phải có một đôi
khăn mặt (một chiếc màu trắng, một chiếc màu đỏ) để phủ mặt người chết. Tiếp
theo, con cháu lấy chuôi dao gõ mạnh vào cột “chảu xửa”. Dưới gầm sàn nơi
liệm người chết, người ta cũng dùng đinh đóng xuống. Trên mái nhà đối diện với
nơi đặt người chết, người ta thường dỡ một viên ngói hoặc lấy ngọn giáo chọc
thủng. Làm như vậy, người Thái đen cho rằng họ đã mở cửa đất, cửa trời cho
người chết về với tổ tiên.
Trong đêm thứ nhất của ngày khâm liệm, mỗi gia đình trong bản đều cử người
túc trực ở nhà người chết. Trong đêm này, người ta thường tổ chức thi đánh cờ,
đọc truyện cổ tích, truyện dựng bản mường và bài “sống sán” (bài dẫn đường
cho người chết lên trời) làm cho không khí bớt phần lạnh lẽo.
Theo người Thái đen, người chết để trong nhà bao lâu sẽ do “lung tà” (người
đứng đầu bên ngoại) quyết định. Thông thường họ sẽ tránh chôn người chết vào
các ngày: ngày mất của những người trong gia đình và ngày “mừ tấu” (đây là
ngày không có gì, nếu chôn người chết vào ngày này thì con cháu ở lại sẽ không
làm ăn được). Tuy nhiên hiện nay, để thực hiện theo nếp sống văn hoá, người
Thái sẽ không để người chết trong nhà quá lâu.
Theo phong tục, thường trước khi qua đời, người chết đã dặn nên chôn cất ở
đâu trong bãi tha ma của bản. Nếu chưa kịp dặn thì con cái hoặc Khươi cốc sẽ
chọn. Khi chọn được chỗ ưng ý, Khươi cốc sẽ dọn sạch một khoảng nhỏ bằng
chiếc chiếu và làm nghi lễ xin phép thổ địa bằng cách lấy một con gà luộc, một
nắm xôi và một chút tro bếp mang theo từ nhà đặt giữa khoảng đất lót lá cây, rồi
lấy thanh kiếm cắm trước những lễ vật trên sao cho phía lưỡi kiếm quay về phía
mình và khấn những lời xin phép thổ địa trao đất cho người chết. Tiếp theo,
Khươi cốc tung hai thanh tre vào lưỡi kiếm. Nếu hai thanh tre rơi xuống một
thanh xấp, một thanh ngửa thì việc chọn nơi chôn cất đã xong. Ngược lại phải đi
tìm nơi khác.
Trước khi đưa người chết đi chôn, người ta làm nghi lễ từ biệt con cháu, đó là
khiêng quan tài đi một vòng quanh nhà, dâng lên hạ xuống ba lần chào con cháu
mong ở lại mạnh khỏe, làm ăn phát đạt. Đi đầu là Khươi cốc tay cầm bó đuốc,
đeo dao, lưng đeo cờ v.v… Bó đuốc phải được châm lửa từ bếp, trên đường đi
nếu bị tắt phải chạy về nhà châm tiếp không được xin người khác. Nếu người
khác cho lửa thì hồn của người đó sẽ đi theo người chết. Còn nếu lửa bị tắt phải
quay về nhà lấy thì mọi thứ người đó mang theo phải để lại rừng vì sợ ma người
chết về theo.
Khi đi đến chỗ chôn, người ta đặt quan tài cạnh miệng huyệt và làm một mâm
cơm mời người chết ăn bữa cuối cùng. Mâm cơm thường có xôi, gà và rượu.
Trước khi hạ huyệt Khươi cốc cầm đuốc và dao hua trong huyệt để xua đuổi hồn
của người khác không cho đi theo người chết.
Sau khi chôn xong sẽ làm nhà mồ. Nhà mồ người Thái đen cao đến thắt lưng
được lợp bằng cây cỏ gianh tươi. Ngày nay, nhà mồ thường lợp bằng ngói,
không đào rãnh sâu mà thay vào đó họ sẽ rào xung quanh cẩn thận, có cổng ra
vào, xung quanh được cắm lá cờ nhỏ, hai bên đầu sàn cắm cờ lớn. Nếu người
chết là đàn ông thì nhất thiết phải có thêm cờ lớn, tiếng Thái gọi là “chao phạ”
dài khoảng từ 8 đến 12 sải tay. Độ dài của “chao phạ” phụ thuộc vào tuổi và uy
tín của người chết. Nếu người chết là nữ còn có một ô màu đen. Thang lên
xuống của nhà mồ có số bậc là chẵn. Trong nhà mồ thường có các đồ dùng của
người chết như: chiếu, chăn, đệm, gối, “bem” (đồ đựng quần áo)…Ngoài nhà mồ
treo đầu, chân, cánh vịt. Xung quanh nhà mồ trồng cây chuối, dứa, sả… Các con
cháu dâu mỗi người gom một ít củi nhỏ để trong nhà mồ để người chết có thể
dùng củi đó nhóm lửa cho linh hồn bớt cô quạnh.
Sáng sớm hôm sau, người ta phải tổ chức ngay lễ “Au phi khửn hươn” (mời ma
người chết về nhà để trở thành ma nhà). Lễ này phải được tiến hành càng nhanh
càng tốt vì nếu để lâu người chết bơ vơ giữa rừng sợ ác thần bắt mất. Nghi lễ
này phải mời thầy mo đến cúng. Lễ cúng thường có xôi, gà, rượu, thịt…mang ra
chỗ chôn cúng, mời hồn người chết về và mang theo một nắm đất nơi chôn
người chết. Khi về đến nhà, người nhà sẽ phải mổ lợn cúng lần nữa để nhập hồn
người chết vào và đưa lên bàn thờ thờ cùng tổ tiên.
Sau khi hoàn tất các công việc Khươi cốc sẽ tổ chức một bữa cơm để xin lỗi gia
đình vì công việc mà Khươi cốc phải đảm nhiệm trong lần này và hứa với mọi
người trong gia đình sẽ không có lần tiếp theo.
Sự độc đáo, khác lạ so với người miền xuôi (dân tộc kinh) không chỉ thể hiện ở các
đám tang ma của dân tộc H’Mông, Thái đen mà còn được thể hiện ở một số dân
tộc khác nữa, họ cũng sinh sống trên vùng núi cao Tây bắc.
Đồng bào Tày - Nùng
Khi một gia đình nào đó của đồng bào Tày - Nùng vùng núi cao phía Bắc có đám
hiếu, đám ma… thì không cần ai nhắc, không cần ai bảo, mỗi người trong làng tự
ý thức cần phải đóng góp để việc, bớt được gánh nặng về vật chất cho gia chủ.
Người có của, người có công cứ vậy kéo đến giúp sức. Ai có gì mang nấy, có khi là
con gà, chai rượu, đôi khi là yến gạo, chục trứng, người không có của thì góp
công dựng rạp, bếp núc dọn dẹp, mượn đồ, xào nấu…
Người Mường
Người Mường ở Hoà Bình với nghi lễ tang ma của họ có đặc điểm chung là những
đêm mo. Một lễ tang có thể kéo dài từ một đêm, hai đêm, hoặc mười đêm, mười
hai đêm hoặc lâu hơn nữa. Điều này phụ thuộc vào tuổi tác và địa vị xã hội làng,
bản của người chết.
Người Brau
Phong tục của người Brâu, sinh sống trên các dòng sông Sê San và Nậm Khoong
(Mê Kông) người chết được đưa ra khỏi nhà, cho vào quan tài độc mộc và quàn
tại một căn nhà riêng do dân làng dựng lên. Mọi người đến chia buồn, gõ chiêng
cồng, mấy ngày sau mới mai táng. Những ché, gùi, dao, rìu... bỏ lại trong nhà mồ
là số của cải gia đình cho người chết.
2.4. Nhà ở, ẩm thực và trang phục của đồng bào dân tộc Tây Bắc
2.4.1. Nhà ở
2.4.1.1. Nhà ở truyền thống của đồng bào dân tộc Mông (Hà Giang)
Nhắc đến văn hóa người Mông là nói đến kiến trúc độc đáo của những ngôi nhà
truyền thống
Với môi trường sống ở trên các sườn núi cao, khí hậu lạnh khắc nghiệt, đã ảnh
hưởng sâu sắc đến kiến trúc nhà ở của người Mông nơi đây. Từ quan niệm sống,
môi trường đã hình thành nên nét độc đáo trong văn hóa kiến trúc của ngôi nhà
trình, tường bằng đất, lợp ngói hay tranh là phù hợp nhất, với ưu điểm vừa giữ
ấm về mùa đông, mát mẻ trong mùa hè và lại có thể chống được kẻ gian, thú dữ…