Tải bản đầy đủ (.pdf) (62 trang)

LUẬN văn LUẬT tư PHÁP tội lạm DỤNG tín NHIỆM CHIẾM đoạt tài sản TRONG LUẬT HÌNH sự VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (509.7 KB, 62 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA LUẬT
BỘ MÔN TƯ PHÁP

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN LUẬT
KHÓA 33 (2007 – 2011)

TỘI LẠM DỤNG TÍN NHIỆM CHIẾM
ĐOẠT TÀI SẢN TRONG LUẬT HÌNH SỰ
VIỆT NAM

Giáo viên hướng dẫn
Ts. Phạm Văn Beo

Sinh viên thực hiện
Phan Chúc Giang
MSSV: 5075024
Lớp: LK 0764A1

Cần Thơ, tháng 4 năm 2011


Luận văn tốt nghiệp

Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................


.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................

.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................

GVHD: Ts. Phạm Văn Beo

SVTH: Phan Chúc Giang


Luận văn tốt nghiệp

Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản

MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU.....................................................................................................1
CHƯƠNG 1: KHÁI NIỆM CHUNG VỀ TỘI LẠM DỤNG TÍN NHIỆM
CHIẾM ĐOẠT TÀI SẢN: .................................................................................3
1.1. Khái niệm về các tội xâm phạm sở hữu: ......................................................3
..............................................................................................................................3
1.2. Đặc điểm chung về các tội xâm phạm sở hữu: .............................................3
1.2.1. Các tội xâm phạm sở hữu là những hành vi nguy hiểm cho xã hội:........3
1.2.2. Các tội xâm phạm sở hữu là những hành vi nguy hiểm cho xã hội
được quy định trong Bộ luật hình sự: ...................................................................3
1.2.3. Chủ thể của các tội xâm phạm sở hữu phải là người có năng lực trách
nhiệm hình sự: .....................................................................................................4
1.2.4. Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội phải là người có lỗi:......7
1.2.5. Khách thể của các tội xâm phạm sở hữu là các quan hệ xã hội được Bộ

luật hình sự bảo vệ: ...............................................................................................9
1.3. Khái niệm về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản:..............................9
1.3.1. Đặc điểm của tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản: ..................... 10
1.3.2. Nguyên nhân của tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản: ............... 11
1.3.3. Lịch sử phát triển của pháp luật hình sự Việt Nam về tội lạm dụng tín
nhiệm chiếm đoạt tài sản: ................................................................................... 12
1.4. Pháp luật hình sự của một số nước trên thế giới: ....................................... 15
1.4.1. Pháp luật hình sự hợp chủng quốc Hoa Kỳ: ......................................... 15
1.4.2. Pháp luật hình sự Cộng hòa nhân dân Trung Hoa: ............................... 16
1.4.3. Pháp luật hình sự Nhật Bản: ................................................................ 16
CHƯƠNG 2: TỘI LẠM DỤNG TÍN NHIỆM CHIẾM ĐOẠT TÀI SẢN
TRONG LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM HIỆN HÀNH:................................... 18
2.1. Định nghĩa về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản: ......................... 18
2.2. Các dấu hiệu pháp lý về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản: ......... 19
2.2.1. Mặt khách thể của tội phạm: ................................................................ 19
2.2.2. Mặt khách quan của tội phạm: ........................................................... ..19
2.2.3. Mặt chủ quan của tội phạm: ................................................................. 21
2.2.4. Mặt chủ thể của tội phạm: .................................................................... 22
2.3. Trách nhiệm hình sự đối với tội lạm dụng tín nhiệm.................................. 22

GVHD: Ts. Phạm Văn Beo

SVTH: Phan Chúc Giang


Luận văn tốt nghiệp

Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản

2.3.1. Phạm tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản không có tình tiết định

khung hình phạt: ................................................................................................ 22
2.3.2. Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản thuộc các trường hợp tại khoản 2
Điều 140 BLHS năm 1999: ................................................................................ 26
2.3.3. Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản thuộc các trường hợp quy định tại
khoản 3 Điều 140 BLHS: ................................................................................... 30
2.3.4. Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản thuộc các trường hợp quy định tại
khoản 4 Điều 140 BLHS: ................................................................................... 31
2.3.5. Hình phạt bổ sung đối với người phạm tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt
tài sản: ................................................................................................................ 31
2.4. Phân biệt tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản với một số tội phạm
khác: .................................................................................................................. 32
2.4.1. Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản với tội lừa đảo chiếm đoạt tài
sản: .................................................................................................................... 32
2.4.2. Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản với tội tham ô tài sản: ........ 33
2.4.3. Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản với tội trộm cắp tài sản:...... 33
2.4.4. Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản với tội chiếm giữ trái phép tài
sản: .................................................................................................................... 34
CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÒNG CHỐNG TỘI LẠM
DỤNG TÍN NHIỆM CHIẾM ĐOẠT TÀI SẢN: ............................................. 36
3.1. Tình hình tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản ở Việt Nam: ............. 36
3.1.1. Tình hình tội lạm dụng tín nhiệm ở Cần Thơ: ...................................... 38
3.1.2. Tình hình tội lạm dụng tín nhiệm ở Sóc Trăng: .................................... 38
3.2. Một số vướng mắc trong đấu tranh phòng chống tội lạm dụng tín nhiệm
chiếm đoạt tài sản: ............................................................................................. 39
3.2.1. Những vướng mắc phát sinh từ quy định của Bộ luật hình sự: ............. 39
3.2.2. Những bất cập trong thực tiễn áp dụng: ............................................... 43
3.3. Một số giải pháp phòng chống tội lạm dụng tín nhiệm: .............................. 49
3.3.1. Một số giải pháp hoàn thiện pháp luật hình sự: .................................... 50
3.3.2. Một số giải pháp hoàn thiện trong thực tiễn áp dụng: ........................... 51
KẾT LUẬN: .................................................................................................... 55


GVHD: Ts. Phạm Văn Beo

SVTH: Phan Chúc Giang


Luận văn tốt nghiệp

Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản

LỜI NÓI ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
Khi xã hội ngày càng phát triển thì tình hình tội phạm ngày càng diễn biến
phức tạp với nhiều thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt. Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt
tài sản xâm phạm trực tiếp đến quan hệ tài sản của công dân gây thiệt hại nghiêm
trọng cho toàn xã hội và ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế của đất nước. Vấn đề
đặt ra là làm thế nào để loại trừ được tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản
trong xã hội. Xuất phát từ yêu cầu đó cần phải nghiên cứu những vấn đề liên quan
đến bản chất của tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản bao gồm: tình hình tội
phạm, nguyên nhân và điều kiện phạm tội, những đặc điểm của tội phạm, những
vướng mắc, khó khăn trong thực tiễn áp dụng. Từ đó, mới đưa ra những biện pháp
phòng ngừa tội phạm, nhằm từng bước hạn chế, ngăn chặn, làm giảm tình trạng
phạm tội trong cuộc sống. Đó cũng là lý do người viết chọn đề tài này.
2. Mục đích nghiên cứu:
Người viết chủ yếu nghiên cứu những quy định của pháp luật về tội lạm dụng
tín nhiệm chiếm đoạt tài sản trong Luật hình sự Việt Nam bao gồm: khái niệm, đặc
điểm, nguyên nhân của tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, những vướng
mắc, bất cập trong pháp luật hình sự và trong việc áp dụng pháp luật. Từ đó, đưa ra
những giải pháp đề xuất nhằm góp phần giải quyết những vấn đề còn tồn tại và hạn
chế, ngăn chặn tình trạng phạm tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản đang

ngày càng gia tăng.
3. Phạm vi nghiên cứu:
Người viết tập trung nghiên cứu những quy định của pháp luật về tội lạm
dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản. Bên cạnh đó, đưa ra những đặc điểm, nguyên
nhân, thực trạng và một số giải pháp phòng chống tội lạm dụng tín nhiệm chiếm
đoạt tài sản trong thời kỳ đất nước đang tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội.
4. Phương pháp nghiên cứu:
Trong quá trình nghiên cứu, người viết đã sử dụng một số phương pháp sau:
- Phương pháp nghiên cứu lý luận trên tài liệu, sách vở.
- Phương pháp phân tích, tổng hợp.
- Phương pháp so sánh.
- Phương pháp phân tích, đánh giá.
- Phương pháp sưu tầm số liệu thực tế.

GVHD: Ts. Phạm Văn Beo

Trang 1

SVTH: Phan Chúc Giang


Luận văn tốt nghiệp

Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản

5. Bố cục đề tài:
Đề tài tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản trong luật hình sự Việt Nam
được chia bố cục như sau:
- Lời nói đầu
- Chương 1: Khái niệm chung về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.

- Chương 2: Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản trong Luật hình sự
Việt Nam hiện hành.
- Chương 3: Thực trạng và giải pháp phòng chống tội lạm dụng tín nhiệm
chiếm đoạt tài sản.
- Kết luận
- Danh mục tài liệu tham khảo.
Em xin chân thành cảm ơn quý Thầy cô đã truyền đạt những kiến thức bổ ích
để em có thể hoàn thành đề tài luận văn này. Trong quá trình nghiên cứu, em đã
gặp một số khó khăn nhưng nhờ sự hướng dẫn tận tình của Ts. Phạm Văn Beo nên
em mới hoàn thiện được đề tài này. Em xin cảm ơn Thầy cùng quý Thầy cô. Mặc
dù đã có nhiều cố gắng, nổ lực của bản thân song vẫn còn nhiều điểm thiếu sót và
chưa hoàn thiện. Em rất mong nhận được ý kiến đóng góp của quý Thầy cô.
Em xin chân thành cảm ơn.

GVHD: Ts. Phạm Văn Beo

Trang 2

SVTH: Phan Chúc Giang


Luận văn tốt nghiệp

Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản

CHƯƠNG 1

KHÁI NIỆM CHUNG VỀ TỘI LẠM DỤNG TÍN NHIỆM
CHIẾM ĐOẠT TÀI SẢN
1.1. Khái niệm về các tội xâm phạm sở hữu:

Các tội xâm phạm sở hữu là những hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy
định trong Bộ luật hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện
một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm đến quan hệ sở hữu của cơ quan, tổ chức và
của công dân.
1.2. Đặc điểm chung về các tội xâm phạm sở hữu:
1.2.1. Các tội xâm phạm sở hữu là những hành vi nguy hiểm cho xã hội:
Hành vi nguy hiểm cho xã hội là hành vi đã gây ra hoặc đe dọa gây ra thiệt
hại đáng kể đến các quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ. Quan hệ xã hội được
luật hình sự bảo vệ trong các tội xâm phạm sở hữu chủ yếu là quan hệ tài sản.
Ngoài ra còn có các quan hệ khác như trật tự, an toàn xã hội, tính mạng, sức khỏe,
danh dự, nhân phẩm hoặc những lĩnh vực khác nhưng quan hệ về tài sản là quan hệ
chủ yếu và là đặc trưng của các tội xâm phạm sở hữu. Nếu thiệt hại gây ra hoặc đe
dọa gây ra không đáng kể thì không phải là hành vi nguy hiểm cho xã hội và không
bị coi là hành vi phạm tội. Ví dụ: Lừa đảo chiếm đoạt tài sản chưa đến hai triệu
đồng mà chưa gây hậu quả nghiêm trọng hoặc chưa bị xử lý hành chính về hành vi
chiếm đoạt, chưa bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản hoặc đã bị kết án nhưng đã
được xóa án tích thì không coi là tội phạm.
1.2.2. Các tội xâm phạm sở hữu là những hành vi nguy hiểm cho xã hội
được quy định trong BLHS:
Chỉ có Bộ luật hình sự mới được quy định về tội phạm, ngoài Bộ luật hình sự
ra không có văn bản pháp luật nào khác được quy định tội phạm. Theo quy định tại
Điều 2 Bộ luật hình sự năm 1985 quy định: “Chỉ người nào phạm một tội đã được
luật hình sự quy định mới phải chịu trách nhiệm hình sự”; trong khi đó khái niệm
tội phạm quy định tại Điều 8 Bộ luật hình sự năm 1985 lại quy định “Tội phạm là
hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật hình sự…”. Vậy là giữa
khái niệm tội phạm và cơ sở trách nhiệm hình sự, nhà làm luật đã quy định không
thống nhất, dẫn đến việc hiểu và giải thích rất khác nhau giữa khái niệm tội phạm
với cơ sở trách nhiệm hình sự. Trong quá trình soạn thảo Bộ luật hình sự năm
1999, cũng có ý kiến đề nghị Bộ luật hình sự năm 1999 nên quy định Tội phạm là
hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong luật hình sự.


GVHD: Ts. Phạm Văn Beo

Trang 3

SVTH: Phan Chúc Giang


Luận văn tốt nghiệp

Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản

Sau hơn mười năm thi hành và qua nhiều lần thảo luận, một lần nữa Bộ luật
hình sự năm 1999 vẫn khẳng định hành vi nguy hiểm cho xã hội phải được quy
định trong Bộ luật hình sự mới là tội phạm, đồng thời sửa đổi Điều 2 của Bộ luật
hình sự cho phù hợp với khái niệm tội phạm quy định tại Điều 8 với nội dung “Chỉ
người nào phạm một tội đã được Bộ luật hình sự quy định mới phải chịu trách
nhiệm hình sự”.
1.2.3. Chủ thể của các tội xâm phạm sở hữu phải là người có năng lực
trách nhiệm hình sự:
Luật hình sự Việt Nam hiện hành xác định chủ thể của tội phạm chỉ có thể là
cá nhân con người. Tuy nhiên, không phải mọi cá nhân đều có thể là chủ thể của
tội phạm. Chủ thể của tội phạm nói chung và của các tội xâm phạm sở hữu nói
riêng là người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội, nhưng không phải ai thực
hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội cũng đều là chủ thể của tội phạm, mà chỉ những
người có năng lực trách nhiệm hình sự mới là chủ thể của tội phạm.
Cụm từ “năng lực trách nhiệm hình sự” đã bao hàm người đó phải đạt độ tuổi
chịu trách nhiệm và là người nhận thức được và điều khiển được hành vi của mình.
Năng lực trách nhiệm hình sự là năng lực tự ý thức tính nguy hiểm của hành vi cho
xã hội, khả năng điều khiển hành vi đó của mình cũng như khả năng gánh lấy hậu

quả là trách nhiệm hình sự từ hành vi nguy hiểm cho xã hội của mình.
a, Tuổi chịu trách nhiệm hình sự:
Mỗi người có sự phát triển bình thường về tâm, sinh lý đến một giai đoạn
nhất định trong đời sống sẽ hoàn thiện năng lực này. Giai đoạn hoàn chỉnh này
trong đời sống của mỗi cá nhân được luật hình sự mỗi nước trên thế giới quy định
không giống nhau vì điều đó tùy thuộc vào thực tiễn đấu tranh phòng chống tội
phạm của mỗi quốc gia khác nhau chẳng hạn: tuổi chịu trách nhiệm hình sự của
Anh từ 8 tuổi, ở Mỹ từ 7 tuổi, ở Thụy Điển từ 15 tuổi, ở Pháp từ 13 tuổi,...1
Ở nước ta, căn cứ vào thực tiễn đấu tranh phòng chống tội phạm, có tham
khảo luật hình sự của các nước trên thế giới và trong khu vực, Bộ luật hình sự đã
quy định: Người từ đủ 14 tuổi trở lên, nhưng chưa đủ 16 tuổi phải chịu trách nhiệm
hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội đặc biệt nghiêm trọng; người
từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm (Điều 12 Bộ
luật hình sự).
Khoa học luật hình sự xác định tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự chủ yếu
dựa vào khảo sát về sự phát triển tâm, sinh lý của người Việt Nam và yêu cầu của
1

Đinh Văn Quế: Bình luận khoa học BLHS 1999 (phần các tội phạm), Nxb TPHCM, trang 12-13

GVHD: Ts. Phạm Văn Beo

Trang 4

SVTH: Phan Chúc Giang


Luận văn tốt nghiệp

Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản


chính sách hình sự nước ta về đấu tranh phòng chống tội phạm ở tuổi vị thành niên,
chính sách xử lý đối với người chưa thành niên phạm tội.
Theo quy định tại Điều 12 Bộ luật hình sự Việt Nam thì người chưa đủ 14
tuổi, trí tuệ chưa phát triển đầy đủ nên chưa nhận thức được tính nguy hiểm cho xã
hội về hành vi của mình, chưa đủ khả năng tự chủ khi hành động nên họ không
phải chịu trách nhiệm hình sự.
Người từ đủ 14 tuổi trở lên nhưng chưa đủ 16 tuổi được coi là người chưa có
năng lực trách nhiệm hình sự đầy đủ. Do đó, họ chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự
về một số tội phạm theo quy định của pháp luật chứ không chịu trách nhiệm hình
sự về tất cả tội phạm. Người từ đủ 14 tuổi trở lên nhưng chưa đủ 16 tuổi chỉ phải
chịu trách nhiệm hình sự về những tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội
phạm đặc biệt nghiêm trọng (khoản 2 Điều 12 Bộ luật hình sự).
So với Bộ luật hình sự năm 1985 chế định tuổi chịu trách nhiệm hình sự được
quy định trong Bộ luật hình sự năm 1999 đã thu hẹp phạm vi xử lý hình sự đối với
người chưa thành niên phạm tội. Điều 58 Bộ luật hình sự năm 1985 quy định:
“Người từ đủ 14 tuổi trở lên nhưng chưa đủ 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự
về những tội phạm nghiêm trọng do cố ý. Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu
trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm”. Việc sửa đổi này của Bộ luật hình sự năm
1999 có ý nghĩa quan trọng xuất phát từ chính sách nhân đạo của Nhà nước ta
trong việc xử lý người chưa thành niên phạm tội mà trong quá trình thực thi Bộ luật
hình sự năm 1985 thấy rằng khá nghiêm khắc đối với họ.
Nếu người từ đủ 14 tuổi trở lên nhưng chưa đủ 16 tuổi lại phạm tội do vô ý
thì chỉ bị truy cứu trách nhiệm hình sự trong trường hợp phạm tội đặc biệt nghiêm
trọng. Đối chiếu với các quy định về các tội xâm phạm sở hữu, không có tội phạm
nào được thực hiện do vô ý lại là tội phạm đặc biệt nghiêm trọng, nên người từ đủ
14 tuổi trở lên nhưng chưa đủ 16 tuổi phạm tội do vô ý xâm phạm quan hệ sở hữu
thì không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Một người chưa đủ 18 tuổi khi thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội, theo
quy định của Bộ luật tố tụng hình sự thì khi điều tra, truy tố và xét xử, các cơ quan

tiến hành tố tụng (cơ quan điều tra, Viện kiểm sát và Tòa án) phải xác định rõ tuổi
của họ. Cách tính đủ tuổi là tính theo tuổi tròn.2 Ví dụ: Sinh ngày 1-1-1980 thì
ngày 1-1-1994 mới đủ 14 tuổi và ngày 1-1-1996 mới đủ 16 tuổi. Trong trường hợp
không có đủ điều kiện xác định chính xác ngày sinh thì tính ngày sinh theo ngày
cuối cùng của tháng sinh. Ví dụ: Chỉ biết tháng sinh của người phạm tội là tháng 42

Đinh Văn Quế: Bình luận khoa học BLHS 1999 (phần các tội phạm), Nxb TPHCM, trang 15-16

GVHD: Ts. Phạm Văn Beo

Trang 5

SVTH: Phan Chúc Giang


Luận văn tốt nghiệp

Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản

1981 mà không biết ngày nào thì lấy ngày 30-4-1981 là ngày sinh của họ.Trường
hợp cũng không có điều kiện xác định chính xác tháng sinh thì lấy ngày cuối cùng
của tháng cuối cùng năm sinh là ngày sinh của người phạm tội. Ví dụ: Chỉ biết năm
sinh của người phạm tội là năm 1983 thì ngày sinh của người phạm tội là ngày 3112-1983. Các cơ quan tiến hành tố tụng trong quá trình điều tra, truy tố và xét xử
phải tiến hành hết các biện pháp xác minh mà không thể chứng minh được ngày
tháng năm sinh thì mới lấy ngày cuối cùng trong tháng hoặc tháng cuối cùng trong
năm làm ngày sinh của người phạm tội.
b, Tình trạng không có năng lực trách nhiệm hình sự:
Theo quy định tại khoản 1 Điều 13 Bộ luật hình sự, thì tình trạng không có
năng lực trách nhiệm hình sự là người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội
trong khi đang mắc bệnh tâm thần hoặc một bệnh khác làm mất khả năng nhận

thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình.
Có hai dấu hiệu để nhận biết một người không có năng lực trách nhiệm hình
sự là dấu hiệu y học (bệnh lý) và dấu hiệu tâm lý. Người không có năng lực trách
nhiệm hình sự là người mắc bệnh tâm thần hoặc hoạt động tinh thần bị rối loạn. Có
thể là một số bệnh về tâm thần, bệnh si ngốc (ngu, đần,..) hoặc hoạt động tinh thần
bị rối loạn do các bệnh khác như sốt rét ở nhiệt độ quá cao gây mê sảng. Dấu hiệu
tâm lý là trường hợp một người không có năng lực trách nhiệm hình sự là người
mắc bệnh dẫn đến mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi. Năng
lực nhận thức thể hiện ở sự hiểu biết các yêu cầu tất yếu của xã hội liên quan đến
hành vi mà mình thực hiện và năng lực suy xét hành vi đó nên làm hay không.
Một người bị mắc bệnh tâm thần hoặc một bệnh làm mất khả năng nhận thức
phải được Hội đồng giám định xác định và kết luận.Thực tiễn xét xử cho thấy có
trường hợp một người bị mắc bệnh tâm thần nhưng họ vẫn phải chịu trách nhiệm
hình sự bởi vì khi thực hiện hành vi tội phạm họ không mắc bệnh. Chính vì vậy,
chúng ta không thể kết luận một người mắc bệnh tâm thần là tất yếu phải dẫn đến
mất năng lực trách nhiệm hình sự. Trong trường hợp bệnh chưa dẫn đến người đó
mất hoàn toàn khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi thì người đó
vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự và coi đó là một tình tiết giảm nhẹ.
Chỉ khi nào người mắc bệnh tâm thần tới mức làm mất khả năng nhận thức
hành vi của mình và hậu quả do hành vi đó gây ra mới được coi là không có năng
lực trách nhiệm hình sự. Nếu bệnh của họ chưa tới mức làm mất khả năng nhận
thức tính nguy hiểm cho xã hội về hành vi của mình thì tùy thuộc vào từng trường
hợp cụ thể, họ phải chịu toàn bộ hoặc một phần trách nhiệm hình sự. Một người
mắc bệnh tâm thần trong khi thực hiện hành vi phạm tội, họ không bị truy cứu

GVHD: Ts. Phạm Văn Beo

Trang 6

SVTH: Phan Chúc Giang



Luận văn tốt nghiệp

Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản

trách nhiệm hình sự nhưng họ phải bị áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh. Đối
với người lúc thực hiện hành vi phạm tội, họ không mắc bệnh tâm thần nhưng sau
khi phạm tội và trước khi bị kết án mà họ lại mắc bệnh tâm thần tới mức không
nhận thức được hành vi của mình thì họ cũng được áp dụng biện pháp bắt buộc
chữa bệnh, nhưng sau khi khỏi bệnh thì người đó có thể phải chịu trách nhiệm hình
sự.
Cũng được loại trừ trách nhiệm hình sự nếu khi thực hiện hành vi phạm tội
người phạm tội mắc một bệnh nào đó và bệnh đó đã làm mất khả năng điều khiển
hành vi của mình. Đây là trường hợp người phạm tội vẫn nhận thức được hành vi
của mình là nguy hiểm cho xã hội nhưng vì họ bệnh nên không điều khiển được
hành vi của mình theo ý muốn nên đã gây ra hậu quả nguy hiểm cho xã hội.
c, Phạm tội trong tình trạng say do dùng rượu hoặc chất kích thích
khác:
Theo quy định tại Điều 14 Bộ luật hình sự thì “Người phạm tội trong tình
trạng say do dùng rượu hoặc chất kích thích mạnh khác, thì không được miễn trách
nhiệm hình sự”. Luật quy định như vậy là vì trong trường hợp này người phạm tội
đã lâm vào tình trạng mất khả năng nhận thức hoặc mất khả năng điều khiển hành
vi nhưng tình trạng đó là kết quả của sự lựa chọn chủ quan của người đó. Bản thân
họ đã tự tước bỏ khả năng nhận thức và điều khiển hành vi của mình. Vì thế, trong
trường hợp này người thực hiện hành vi phạm tội không được xem là không có
năng lực trách nhiệm hình sự và họ phải chịu trách nhiệm hình sự.
Đứng ở góc độ xã hội, say do dùng rượu hoặc chất kích thích mạnh khác là
một hiện tượng tiêu cực trong xã hội, việc người say rượu phải chịu trách nhiệm
hình sự về hành vi tội phạm do họ gây ra còn thể hiện thái độ nghiêm khắc của xã

hội đối với tệ nạn này.
1.2.4. Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội phải là người có
lỗi:
Lỗi là thái độ tâm lý của một người đối với hành vi nguy hiểm cho xã hội và
hậu quả của hành vi đó dưới hình thức cố ý hoặc vô ý. Lỗi là dấu hiệu thuộc mặt
chủ quan của tội phạm. Nếu hành vi nguy hiểm cho xã hội không bị coi là có lỗi thì
người có hành vi nguy hiểm cho xã hội không bị truy cứu trách nhiệm hình sự vì
không đủ yếu tố cấu thành tội phạm. Trong mặt chủ quan ngoài lỗi ra còn có động
cơ, mục đích tội phạm, các yếu tố xúc cảm,… Lỗi là mặt chủ quan của tội phạm,
khi người ta nói đến lỗi trong thực hiện tội phạm tức là nói đến toàn bộ mặt chủ
quan của tội phạm mà không tách rời nó với động cơ, mục đích tội phạm vì thái độ

GVHD: Ts. Phạm Văn Beo

Trang 7

SVTH: Phan Chúc Giang


Luận văn tốt nghiệp

Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản

tâm lý của con người là một thể thống nhất không tách rời giữa nhận thức, động cơ,
mục đích, ý chí và các yếu tố tâm lý khác.
- Cố ý phạm tội:
Theo Điều 9 Bộ luật hình sự thì cố ý phạm tội là phạm tội trong trường hợp
sau đây:
Người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy
trước hậu quả của hành vi đó và mong muốn hậu quả xảy ra.

Người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy
trước hậu quả của hành vi đó có thể xảy ra, tuy không mong muốn nhưng vẫn có ý
thức để mặc cho hậu quả xảy ra.
Bộ luật hình sự quy định rõ hai hình thức lỗi cố ý phạm tội, tuy không nói rõ
đó là lỗi cố ý trực tiếp và cố ý gián tiếp, nhưng với nội dung quy định như trên
chúng ta cũng hiểu được đó là hai hình thức lỗi: cố ý trực tiếp và cố ý gián tiếp.
- Vô ý phạm tội:
Theo quy định tại Điều 10 Bộ luật hình sự thì vô ý phạm tội là phạm tội trong
trường hợp sau đây:
Người phạm tội tuy thấy trước hành vi của mình có thể gây ra hậu quả nguy
hiểm cho xã hội, nhưng cho rằng hậu quả đó sẽ không xảy ra hoặc có thể ngăn
ngừa được.
Người phạm tội không thấy trước hành vi của mình có thể gây nguy hiểm cho
xã hội, mặc dù phải thấy trước và có thể thấy trước hậu quả đó.
Bộ luật hình sự không quy định rõ hình thức vô ý phạm tội nhưng căn cứ vào
nội dung quy định trên, chúng ta thấy rõ hình thức vô ý phạm tội mà khoa học luật
hình sự gọi là vô ý vì cẩu thả và vô ý vì quá tự tin.
Một người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội, nếu không có lỗi thì
không bị coi là hành vi tội phạm. Bộ luật hình sự quy định một số trường hợp
không phải là tội phạm do người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội không có
lỗi như: Sự kiện bất ngờ (Điều 11), phòng vệ chính đáng (Điều 15), tình thế cấp
thiết (Điều 16). Tuy nhiên, đối với các tội xâm phạm sở hữu, những trường hợp
loại trừ trách nhiệm hình sự vì không có lỗi ít xảy ra.

GVHD: Ts. Phạm Văn Beo

Trang 8

SVTH: Phan Chúc Giang



Luận văn tốt nghiệp

Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản

1.2.5. Khách thể của các tội xâm phạm sở hữu là các quan hệ xã hội
được BLHS bảo vệ:
Khách thể của tội phạm là các quan hệ xã hội bị xâm phạm mà các quan hệ xã
hội đó được Bộ luật hình sự bảo vệ. Đây là đặc điểm mà thiếu nó thì không phải là
tội phạm. Các quan hệ xã hội do nhiều ngành luật điều chỉnh, đối với các tội xâm
phạm sở hữu, khách thể chủ yếu của tội phạm là quan hệ sở hữu phải là những thiệt
hại và đe dọa gây thiệt hại cho quan hệ sở hữu. Hành vi gây thiệt hại hoặc đe dọa
gây thiệt hại cho quan hệ sở hữu là hành vi xâm phạm đến chiếm hữu, sử dụng và
định đoạt tài sản. Ngoài ra còn có những quan hệ khác như tính mạng, sức khỏe,
danh dự, nhân phẩm và những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa
nhưng không phải là khách thể đặc trưng của các tội này và được luật hình sự bảo
vệ thông qua một chế định khác.
Khách thể là một yếu tố rất quan trọng của tội phạm, hiểu rõ khách thể của tội
phạm giúp chúng ta xác định tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi tội phạm,
phân biệt tội phạm này với tội phạm khác.
1.3. Khái niệm về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản:
Bộ luật hình sự năm 1985 cũng có quy định về Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm
đoạt tài sản, nhưng chia thành hai điều luật cụ thể: Điều 135: Tội lạm dụng tín
nhiệm chiếm đoạt tài sản xã hội chủ nghĩa và Điều 158: Tội lạm dụng tín nhiệm
chiếm đoạt tài sản của công dân.
Tuy nhiên, theo Bộ luật hình sự 1985 thì hình phạt nhẹ hơn rất nhiều, theo đó,
nếu phạm tội thì hình phạt thấp nhất là cải tạo không giam giữ đến một năm và
không có hình phạt bổ sung, không có hình phạt tiền và hình phạt tù cao nhất cũng
chỉ đến 12 năm tù (Điều 158) hoặc 20 năm tù (Điều 135).
Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản theo Bộ luật hình sự năm 1999 đã

không có sự phân biệt về tài sản xã hội chủ nghĩa và tài sản của công dân nữa mà
gộp chung thành một điều quy định về Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản
nói chung. Điều 140 Bộ luật hình sự 1999 được chia thành 5 khoản và quy định
khá rõ và cụ thể, chi tiết đến từng hình phạt: có hình phạt chính thấp nhất là “cải
tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến ba năm” và hình phạt
cao nhất đến “tù chung thân”, có hình phạt bổ sung là “phạt tiền từ mười triệu đồng
đến một trăm triệu đồng, bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm
công việc nhất định từ một đến năm năm và bị tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài
sản hoặc một trong hai hình phạt này”.

GVHD: Ts. Phạm Văn Beo

Trang 9

SVTH: Phan Chúc Giang


Luận văn tốt nghiệp

Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản

1.3.1. Đặc điểm của tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản:
1.3.1.1. Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản là tội có tính chất
chiếm đoạt:
Đa số các tội xâm phạm sở hữu là các tội có tính chất chiếm đoạt. Trong số
13 tội quy định trong Chương XIV Bộ luật hình sự năm 1999, thì có tới 8 tội có
tính chất chiếm đoạt đó là tội: cướp tài sản; bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản; cưỡng
đoạt tài sản; cướp giật tài sản; công nhiên chiếm đoạt tài sản; trộm cắp tài sản; lừa
đảo chiếm đoạt tài sản và lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản. Bên cạnh đó có
hai tội xâm phạm sở hữu không có tính chất chiếm đoạt đó là tội: chiếm giữ trái

phép tài sản; sử dụng trái phép tài sản. Và 3 tội xâm phạm sở hữu không có tính
chất vụ lợi đó là tội: hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản; thiếu trách nhiệm gây
thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản của Nhà nước; vô ý gây thiệt hại nghiêm trọng
đến tài sản.
Hành vi chiếm đoạt tài sản: người phạm tội cố ý chuyển dịch một cách trái
phép tài sản đang thuộc quyền sở hữu của chủ thể khác thành tài sản của mình.
Hành vi chiếm đoạt được thể hiện bằng hành động tích cực, cụ thể và luôn là cố ý
trực tiếp, có thể được thể hiện bằng hành động hoặc không hành động. Riêng các
tội phạm có tính chất chiếm đoạt chỉ có thể được thực hiện bằng hành động. Đặc
điểm nổi bật của các tội xâm phạm sở hữu là có tính chất chiếm đoạt nhưng không
phải tội phạm nào có tính chất chiếm đoạt đều là tội xâm phạm sở hữu và các tội
xâm phạm sở hữu không nhất thiết có tính chất chiếm đoạt.
1.3.1.2. Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản là tội được thực hiện
do cố ý:
Đa số các tội xâm phạm sở hữu được thực hiện do lỗi cố ý. Trong số 13 tội
xâm phạm sở hữu thì có tới 11 tội thực hiện do cố ý đó là các tội: cướp tài sản; bắt
cóc nhằm chiếm đoạt tài sản; cưỡng đoạt tài sản; cướp giật tài sản; công nhiên
chiếm đoạt tài sản; trộm cắp tài sản; lừa đảo chiếm đoạt tài sản; lạm dụng tín nhiệm
chiếm đoạt tài sản; chiếm giữ trái phép tài sản; sử dụng trái phép tài sản; hủy hoại
hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản. Chỉ có 2 tội được thực hiện do vô ý đó là các tội:
thiếu trách nhiệm gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản của Nhà nước và vô ý gây
thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản.
1.3.1.3. Hậu quả của tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản gây ra
chủ yếu là thiệt hại về tài sản:
Quyền sở hữu đối với tài sản là quyền quan trọng được pháp luật bảo vệ.
Quyền sở hữu về tài sản bao gồm: quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định
đoạt đối với tài sản. Các tội xâm phạm sở hữu là những hành vi nguy hiểm cho xã

GVHD: Ts. Phạm Văn Beo


Trang 10

SVTH: Phan Chúc Giang


Luận văn tốt nghiệp

Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản

hội xâm phạm đến cả quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt hoặc xâm phạm vào
một trong ba quyền đó. Thiệt hại về tài sản là thước đo để đánh giá tính chất và
mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội. Giá trị tài sản bị thiệt hại còn
là căn cứ để phân biệt tội phạm với hành vi vi phạm hành chính. Nếu chưa đến
mức quy định của Bộ luật hình sự thì chưa bị coi là tội phạm. Chẳng hạn như: lừa
đảo chiếm đoạt tài sản dưới 2 triệu đồng nhưng chưa gây hậu quả nghiêm trọng,
chưa bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt, chưa bị kết án về hành vi chiếm
đoạt hoặc tuy đã kết án về hành vi chiếm đoạt nhưng đã được xóa án tích thì chưa
bị coi là tội phạm. Tuy nhiên, một số tội xâm phạm sở hữu đồng thời xâm phạm hai
khách thể, đó là quan hệ sở hữu và quan hệ nhân thân. Ví dụ: tội cướp tài sản,
cưỡng đoạt tài sản,… Hành vi phạm tội trong trường hợp này xâm phạm đến quyền
sở hữu qua đó có thể xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của
con người. Thế nhưng, mục đích chính của người phạm tội là quan hệ sở hữu nên
được xếp vào chương các tội xâm phạm sở hữu, việc xâm hại quan hệ nhân thân
chỉ là phương tiện để người phạm tội đạt được mục đích là chiếm đoạt tài sản. Nếu
sau khi đã chiếm đoạt được tài sản, người phạm tội bị đuổi bắt mà có hành vi
chống trả để tẩu thoát, gây chết người hoặc gây thương tích, hoặc gây tổn hại cho
sức khỏe của người khác thì tùy từng trường hợp cụ thể mà người phạm tội còn
phải chịu trách nhiệm hình sự về những tội danh tương ứng đó.
1.3.2. Nguyên nhân của tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản:
Một là, Sự tác động của môi trường bên ngoài như các yếu tố về kinh tế, tư

tưởng, văn hóa và giáo dục, các yếu tố tâm lý - xã hội. Trước hết là các yếu tố
mang tính chất động lực như nhu cầu, lợi ích, xúc cảm, sở thích, thói quen,… của
cá nhân con người. Đây là những yếu tố tâm lý - xã hội mà bản thân chúng không
phải là động cơ, trong những điều kiện và hoàn cảnh sống cụ thể, đối với cá nhân
con người cụ thể nhất định, chúng đều có thể trở thành động lực thúc đẩy con
người thực hiện hành vi phạm tội. Trong các yếu tố mang tính chất động lực trên
thì nhu cầu là cái phổ biến nhất. Nhu cầu chỉ trở thành động lực thúc đẩy chủ thể
hành động khi nào chủ thể ý thức rằng hành động đó sẽ mang lại cho chủ thể một
lợi ích nào đó. Như vậy, nhu cầu, lợi ích và động cơ có quan hệ mật thiết với nhau
chi phối lẫn nhau, song không đồng nhất với nhau. Khi chủ thể thấy được lợi ích
của mình trong việc thực hiện hành vi, thì trong trường hợp này nhu cầu đã nhận
thức hành vi ấy trở thành động lực thúc đẩy chủ thể hành động. Khi đó chủ thể xác
định mục đích trực tiếp là đối tượng tác động của hành vi, phương tiện, thời gian,
địa điểm thực hiện,…Chủ thể tác động trực tiếp vào các đối tượng để thỏa mãn nhu
cầu, khi đó động cơ, lợi ích được cụ thể hóa. Do đó, nguyên nhân của hành vi

GVHD: Ts. Phạm Văn Beo

Trang 11

SVTH: Phan Chúc Giang


Luận văn tốt nghiệp

Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản

phạm tội là tổng hòa các quan hệ tâm - sinh lý - xã hội, trong đó xã hội là cái khách
quan bên ngoài và giữ vai trò quyết định đối với chủ thể. Cho nên, tội phạm xảy ra
trước hết là do môi trường bên ngoài.

Hai là, những khó khăn về kinh tế tác động trực tiếp vào đời sống của mỗi
gia đình, mỗi công dân, mỗi cán bộ,… làm cho suy giảm mức sống vật chất và tinh
thần của họ. Sống trong hoàn cảnh khó khăn về kinh tế dễ dàng phát sinh tâm lý, tư
tưởng tiêu cực, sự tha hóa trong lối sống. Trong khi đó, chúng ta lại buông lỏng
công tác giáo dục rèn luyện. Đó cũng là động lực thúc đẩy các hành vi xâm phạm
chiếm đoạt tài sản của người khác.
Ba là, trình độ nhận thức hạn chế, lạc hậu, ý thức thấp kém cũng là nguyên
nhân dẫn đến hành vi phạm tội. Trình độ thấp chưa có ý thức tôn trọng tài sản của
người khác làm ảnh hưởng của đời sống xã hội. Tiền tệ đã tác động đến người
phạm tội làm cho họ nảy sinh lòng tham, sự ích kỷ và coi thường pháp luật.
Bốn là, sự lỏng lẽo của pháp luật, sự thiếu đồng bộ và chồng chéo của pháp
luật, sự yếu kém trong công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm soát,…làm cho tình hình
tội phạm phát triển. Những kẻ phạm tội coi thường pháp luật, sống nhởn nhơ ngoài
vòng pháp luật, tiếp tục phạm tội và lôi kéo kẻ khác cùng phạm tội. Thậm chí, có
một số cán bộ thoái hóa trong các cơ quan, tổ chức cũng lợi dụng nguyên nhân này
để bòn rút tài sản của nhân dân.
1.3.3. Lịch sử phát triển của pháp luật hình sự Việt Nam về tội lạm dụng
tín nhiệm chiếm đoạt tài sản:
1.3.3.1. Pháp luật hình sự Việt Nam về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm
đoạt tài sản trong thời kỳ phong kiến:
- Pháp luật hình sự Việt Nam thời kỳ nhà Ngô, nhà Đinh và Tiền Lê:
Trong thời kỳ này mỗi triều đại giữ ngôi báu được vài chục năm. Pháp luật
hình sự thời kỳ nhà Ngô, nhà Đinh và Tiền Lê không được ban hành nhiều do Nhà
nước tập quyền còn yếu cùng với chiến tranh liên tiếp xảy ra. Việc quy định thế
nào là tội phạm và hình phạt dưới thời Đinh, Tiền Lê là tùy ý của Vua hay các Viên
quan đứng đầu. Vì thế, pháp luật nhà Đường tạm thời vẫn áp dụng cơ bản ở nước ta
lúc bấy giờ, trong sử không ghi chép tới sự ban hành một luật lệ nào dưới các triều
đại này.
- Pháp luật hình sự thời nhà Lý:
Năm 1010, Lý Công Uẩn lên ngôi Hoàng Đế lập nên nhà Lý. Để củng cố

quyền hành của mình và ổn định tình hình xã hội. Năm 1042, Lý Thái Tông đã
chiếu xuống ban hành bộ luật hành văn đầu tiên của nước ta. Nhằm tránh sự tùy
tiện của các quan lại khi xét xử, tránh cho dân chúng bị xét xử oan sai. Dưới thời

GVHD: Ts. Phạm Văn Beo

Trang 12

SVTH: Phan Chúc Giang


Luận văn tốt nghiệp

Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản

Lý, kẻ phạm tội giết người chỉ bị phạt 100 trượng, thích vào mặt 50 chữ, đồ làm
khao giáp. Luật hình thời Lý tạo nên nét đặc sắc mà pháp luật phong kiến bấy giờ
không có được, đó là chú trọng đến sự cải tạo phạm nhân.
- Pháp luật hình sự thời Trần:
Trần Thái Tông sau khi lên ngôi đã nghĩ đến việc lập pháp. Năm 1230 vua sai
“khảo xét các luật lệ của triều trước, soạn thành Quốc triều thống chế và sửa đổi
hình luật, lễ nghi, gồm 20 quyển”. Nhìn chung, pháp luật hình sự nước ta thời kỳ
này đã từng bước được hình thành và phát triển.
- Pháp luật hình sự thời nhà Hồ đến thời Lê Sơ:
Sau khi Hồ Quý Ly cướp ngôi vua đã thi hành nhiều biện pháp cải cách về
chính trị, pháp luật, kinh tế,… Pháp luật hình sự thời nhà Hồ nghiêm khắc hơn các
triều đại trước rất nhiều. Đến khi Lê Thánh Tông lên ngôi, hoạt động xây dựng
pháp luật nói chung và pháp luật hình sự nói riêng được xem là thành công nhất với
sự ra đời của Quốc triều hình luật (Bộ luật Hồng Đức) năm 1483. Bộ luật Hồng
Đức được chia làm 6 quyển, bộ luật dành nguyên chương Đạo tặc để bảo vệ tài sản

của thần dân. Pháp luật dưới triều Lê dù có nghiêm khắc nhưng đảm bảo tính
khoan dung, nhân đạo và khá hoàn chỉnh.3
- Pháp luật hình sự nhà Nguyễn:
Sau khi đánh bại quân Tây Sơn, Nguyễn Ánh lên ngôi vua lấy hiệu là Gia
Long. Vua sai Tiền quân Bắc Thành tổng trấn Nguyễn Văn Thành cùng với Vũ
Trinh và Trần Hựu soạn thảo luật “Hoàng Việt Luật Lệ” (Bộ luật Gia Long).
Hoàng Việt Luật Lệ có nhiều quy định về các tội xâm phạm sở hữu. Đặc biệt, trong
các tội trộm cắp tài sản, Hoàng Việt Luật Lệ còn quy định các tội chiếm đoạt tài
sản có sử dụng vũ lực hoặc sử dụng gian dối với chế tài hình sự nặng hơn tội trộm
cắp. So với luật hình triều Lê, luật hình triều Nguyễn có phần nghiêm khắc hơn do
sao chép phần lớn nội dung của Luật nhà Thanh.4
1.3.3.2. Sự hình thành và phát triển của pháp luật Việt Nam về tội lạm
dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản từ sau cách mạng tháng 8/1945 đến nay:
Sau cách mạng tháng tám thành công, nước ta đã đối mặt với những khó khăn
chồng chất. Nhà nước đã ban hành hàng loạt các văn bản pháp luật để trấn áp tội
phạm. Các hành vi gây phương hại đến nền độc lập nước nhà, trật tự trị an, ảnh
hưởng đến an ninh quốc phòng đều có thể bị xét tử hình. Các hành vi trộm cắp, phá
hủy,… Sắc lệnh số 6-SL (15/01/1946), Sắc lệnh số 47-SL(10/10/1945) tạm thời giữ
lại các luật lệ cũ không mâu thuẩn với chế độ mới để điều chỉnh các quan hệ xã
3
4

Quốc triều Hình luật, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội,1995.
Hoàng Việt luật lệ, Nxb Văn hóa-Thông tin, Hà Nội,1994

GVHD: Ts. Phạm Văn Beo

Trang 13

SVTH: Phan Chúc Giang



Luận văn tốt nghiệp

Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản

hội. Nhà nước ta cũng hết sức quan tâm đến trật tự an toàn xã hội như Sắc lệnh số
73-SL (17/8/1947) và Sắc lệnh số 12-SL (12/3/1949) quy định việc trừng trị rất
nặng tội trộm vặt, trộm cắp tài sản nhà binh.
- Thời kỳ sau năm 1954 đến khi pháp điển hóa lần thứ nhất (1985).
Nhà nước đã tiếp tục ban hành một số văn bản pháp luật hình sự. Thông tư số
19-VHH (30/6/1955) đã hoàn toàn xóa bỏ mọi luật lệ của chế độ cũ. Đặc biệt, với
ba pháp lệnh ban hành vào năm 1967 và 1970 đã thể hiện sự tiến bộ trong lập pháp
hình sự nước ta. Pháp lệnh trừng trị các tội xâm phạm tài sản Xã hội chủ nghĩa;
Pháp lệnh trừng trị các tội xâm phạm tài sản của công dân.
- Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản trong BLHS năm 1985:
Ngày 27/6/1985 tại kỳ họp thứ 9, Quốc Hội khóa VII, Quốc Hội đã thông qua toàn
văn Bộ luật hình sự có hiệu lực kể từ ngày 01/01/1986 (gọi là Bộ luật hình sự
1985). Bộ luật hình sự 1985 ra đời là bước ngoặt rất quan trọng trong lịch sử pháp
luật hình sự nước ta.
Khi Bộ luật hình sự này có hiệu lực thi hành cũng là lúc sự nghiệp đổi mới
bắt đầu. Sự thay đổi các mặt về đời sống xã hội, trong đó đổi mới về kinh tế giữ vai
trò quan trọng không chỉ là cơ sở mà còn là đòi hỏi cấp bách đối với sự thay đổi
của pháp luật nói chung cũng như của luật hình sự nói riêng. Bộ luật hình sự năm
1985 có ý nghĩa là nguồn duy nhất trong đó quy định tội phạm và hình phạt được
xây dựng trên cơ sở kinh tế xã hội của nền kinh tế bao cấp và trên cơ sở thực tiễn
tình hình tội phạm của thời kỳ đó.
Bộ luật hình sự năm 1985 đã được sửa đổi, bổ sung bốn lần vào các năm
1989, 1991, 1992 và 1997. Qua bốn lần sửa đổi, bổ sung có trên 100 điều luật được
sửa đổi, bổ sung. Điều đó đáp ứng được phần nào đòi hỏi của cuộc đấu tranh phòng

chống tội phạm trong điều kiện đổi mới.
Kể từ khi có Bộ luật hình sự năm 1985 tài sản của Nhà nước, tập thể và công
dân được bảo vệ một cách hữu hiệu bằng các quy phạm pháp luật hình sự. Bộ luật
hình sự 1985 chia thành hai nhóm các hành vi xâm phạm sở hữu tài sản gồm: các
hành vi xâm phạm sở hữu tài sản xã hội chủ nghĩa và các hành vi xâm phạm sở hữu
tài sản của công dân.
Trong Bộ luật hình sự năm 1985 các tội xâm phạm sở hữu gồm có 14 Điều từ
Điều 129 đến Điều 142. Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản xã hội chủ
nghĩa được quy định tại Điều 135. Tuy nhiên, điểm khác với Bộ luật hình sự năm
1999 thì Điều 135 Bộ luật hình sự năm 1985 không quy định mức định lượng số
tiền để phân biệt giữa hành vi phạm tội và vi phạm hành chính.

GVHD: Ts. Phạm Văn Beo

Trang 14

SVTH: Phan Chúc Giang


Luận văn tốt nghiệp

Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản

- Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản trong BLHS năm 1999:
Bộ luật hình sự năm 1999 đã thể chế hóa những chủ trương, đường lối của
Đảng và chính sách của Nhà nước trong giai đoạn mới. Bộ luật hình sự năm 1999
có 24 chương và 344 Điều. So với Bộ luật hình sự năm 1985 thì Bộ luật hình sự
năm 1999 có những thay đổi toàn diện hơn thể hiện sự phát triển mới của Luật hình
sự Việt Nam như hoàn thiện các quy định thuộc Phần chung; thay đổi kết cấu các
chương tội phạm theo hướng phù hợp với diễn biến mới của tình hình tội phạm;

phân hóa trách nhiệm hình sự ở mức độ cao hơn để nâng cao hiệu quả của luật hình
sự trong thực tiễn áp dụng.
Các tội xâm phạm sở hữu quy định tại chương XIV Bộ luật hình sự năm 1999
là các tội được sáp nhập từ các tội xâm phạm sở hữu Xã hội chủ nghĩa quy định tại
chương IV và các tội xâm phạm sở hữu của công dân quy định tại chương VI Bộ
luật hình sự năm 1985. Trong đó, tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản quy
định tại Điều 140 Bộ luật hình sự năm 1999 là tội được nhập từ tội lạm dụng tín
nhiệm chiếm đoạt tài sản của công dân quy định tại Điều 158, tội lạm dụng tín
nhiệm chiếm đoạt tài sản Xã hội chủ nghĩa quy định tại Điều 135 Bộ luật hình sự
năm 1985. Điều 140 Bộ luật hình sự năm 1999 có nhiều quy định mới hơn, đặc biệt
trong cấu thành cơ bản, nhà làm luật quy định giá trị tài sản bị chiếm đoạt làm ranh
giới giữa hành vi bị coi là tội phạm với hành vi chỉ bị xử phạt vi phạm hành chính.
1.4. Pháp luật hình sự của một số nước trên thế giới về các tội xâm phạm
sở hữu:
1.4.1. Pháp luật hình sự hợp chủng quốc Hoa Kỳ:
Pháp luật hình sự của Liên Bang được ban hành vào các năm 1873-1877, sau
đó được hệ thống hóa vào năm 1909. Do có sự phân định thẩm quyền giữa Liên
Bang và các Bang trong lĩnh vực pháp luật hình sự cho nên Bộ luật hình sự của
Liên Bang có phạm vi điều chỉnh rất hạn chế, vì chỉ quy định trách nhiệm về tội
phạm của viên chức liên bang hoặc trong trường hợp tội phạm được thực hiện vượt
qua biên giới giữa các bang.
Pháp luật hình sự phân chia hành vi phạm tội thành hai loại cơ bản: Felonia
và Misdiminor. Felonia là các hành vi phạm tội nghiêm trọng có mức hình phạt tù
trên một năm, còn misdiminor là những hành vi phạm tội không nghiêm trọng.
Những yếu tố cơ bản của hệ thống hình phạt được hình thành ở Hoa Kỳ gồm tử
hình, tước tự do, quản thúc và phạt tiền. Hình phạt bổ sung gồm có tịch thu tài sản,
bồi thường thiệt hại, tước một số quyền, lao động cưỡng bức vì lợi ích công cộng.
Hình phạt tử hình là hình phạt được pháp luật liên bang và luật hình sự các
bang áp dụng đối với các tội phạm cực kỳ nguy hiểm đối với nhà nước và xã hội.


GVHD: Ts. Phạm Văn Beo

Trang 15

SVTH: Phan Chúc Giang


Luận văn tốt nghiệp

Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản

Trong Bộ luật hình sự của hợp chủng quốc Hoa Kỳ các tội xâm phạm sở hữu
được quy định tại các chương như chương 103 “cướp và trộm cắp”; chương 65 “cố
ý gây thiệt hại về tài sản”. Bộ luật hình sự Hoa Kỳ quy định “bất kỳ hành vi xâm
phạm nào bị luật quy định mức án tử hình hoặc phạt tù có thời hạn trên một năm là
trọng tội”.
Bộ luật hình sự Hoa Kỳ quy định phạt tiền là hình phạt chính, thường là hình
phạt duy nhất mà pháp luật Hoa Kỳ quy định đối với đa số các tội phạm ít nghiêm
trọng, và các vi phạm pháp luật khác nhất là các vi phạm giao thông đường bộ.
1.4.2. Pháp luật hình sự cộng hòa nhân dân Trung Hoa:
Bộ luật hình sự Trung Hoa được ban hành vào năm 1979 (có hiệu lực ngày
01/01/1980). Năm 1997 bộ luật này đã được ban hành mới, trong Bộ luật hình sự
của Trung Hoa quy định cụ thể các hình phạt gồm có: giám sát, bắt giam hình sự
ngắn hạn, tước tự do có thời hạn (tù có thời hạn), tước tự do không thời hạn (tù
chung thân), tử hình và có ba loại bổ sung: phạt tiền, tước quyền chính trị và tịch
thu tài sản.
Bộ luật hình sự Trung Hoa gồm hai phần: phần chung và phần riêng. Các tội
xâm phạm sở hữu được quy định tại chương V từ điều 150 đến điều 156 bao gồm
cướp đoạt tài sản, trộm cắp, lừa đảo, lợi dụng chức vụ quyền hạn để tham ô tài sản,
và cố ý phá hoại tài sản chung.

Tử hình không áp dụng đối với người chưa đủ 18 tuổi và đối với phụ nữ có
thai trong thời gian xử án.
1.4.3. Pháp luật hình sự Nhật Bản:
Bộ luật hình sự đầu tiên của Nhật Bản là Bộ luật hình sự năm 1870. Bộ luật
này hệ thống hóa các đạo luật phong kiến, phương pháp điều tra chủ yếu là biện
pháp tra tấn. Mãi đến năm 1879 mới hủy bỏ biện pháp này. Pháp luật Nhật Bản
được đổi mới và phát triển thông qua Bộ luật hình sự 1882 lần đầu tiên đưa vào
thực tiễn tư pháp của Nhật Bản nguyên tắc “không phải là tội phạm và không chịu
hình phạt nếu như không quy định tội phạm và hình phạt đó trong luật” và cấm áp
dụng hiệu lực hồi tố của luật để tăng trách nhiệm hình sự. Bộ luật hình sự 1882 kế
thừa điều khoản nhân đạo của pháp luật Nhật Bản thời trước như giảm nhẹ trách
nhiệm hình sự cho tất cả các tội phạm nếu như người phạm tội tự nguyện đầu thú.
Bộ luật hủy bỏ hoàn toàn nhục hình, lăng mạ và các hình thức hành nghề đao phủ.
Bộ luật hình sự Nhật Bản gồm có hai quyển. Quyển một là những quy định
chung, quyển hai là quy định các tội phạm.
Các tội liên quan đến xâm phạm sở hữu được quy định tại các chương bao
gồm chương XXXVI các tội trộm cắp và cướp tài sản; chương XXXVII các tội lừa

GVHD: Ts. Phạm Văn Beo

Trang 16

SVTH: Phan Chúc Giang


Luận văn tốt nghiệp

Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản

đảo và cưỡng đoạt; chương XXXVIII các tội về chiếm đoạt tài sản. Trong chương

XXXVII quy định về các tội lừa đảo và cưỡng đoạt thì tại Điều 247 Bộ luật hình sự
Nhật Bản có quy định về tội “bội tín”. Tội này cũng xâm phạm chủ yếu đến tài sản
hoặc làm hư hỏng tài sản của người khác đang trong sự quản lý của mình tương tự
như tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.

GVHD: Ts. Phạm Văn Beo

Trang 17

SVTH: Phan Chúc Giang


Luận văn tốt nghiệp

Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản

CHƯƠNG 2

TỘI LẠM DỤNG TÍN NHIỆM CHIẾM ĐOẠT TÀI SẢN
TRONG LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM HIỆN HÀNH
2.1. Định nghĩa về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản:
Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản là vay, mượn hoặc thuê tài sản của
người khác hoặc nhận tài sản của người khác bằng các hình thức hợp pháp rồi dùng
thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản đó, hoặc sử dụng tài sản đó
vào mục đích bất hợp pháp và không có khả năng trả lại cho chủ sở hữu.
Điều 140 (Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự Quốc
Hội khóa XII kỳ họp thứ 5 số 37/2009/QH12 ngày 19 tháng 6 năm 2009).
1. Người nào có một trong những hành vi sau đây chiếm đoạt tài sản của
người khác có giá trị từ bốn triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới
bốn triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về

hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xóa án
tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ
ba tháng đến ba năm:
a, Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người
khác bằng các hình thức hợp đồng rồi dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để
chiếm đoạt tài sản đó;
b, Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người
khác bằng các hình thức hợp đồng và đã sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp
pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm
đến bảy năm:
a, Có tổ chức;
b, Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;
c, Dùng thủ đoạn xảo quyệt;
d, Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm
triệu đồng;
đ, Tái phạm nguy hiểm;
e, Gây hậu quả nghiêm trọng.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị phạt tù từ bảy năm
đến mười lăm năm:

GVHD: Ts. Phạm Văn Beo

Trang 18

SVTH: Phan Chúc Giang


Luận văn tốt nghiệp


Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản

a, Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu
đồng;
b, Gây hậu quả rất nghiêm trọng.
4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai
năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân:
a, Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên;
b, Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.
5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm
triệu đồng, bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất
định từ một năm đến năm năm và bị tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản hoặc
một trong hai hình phạt này.
2.2. Các dấu hiệu pháp lý về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản:
2.2.1. Mặt khách thể của tội phạm:
Tội phạm này xâm phạm quan hệ sở hữu về tài sản. Ngoài ra, nó còn tác động
xấu đến trật tự an toàn xã hội. Đối tượng của tội phạm này là tài sản nên tội lạm
dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản không xâm phạm đến quan hệ nhân nhân mà chỉ
xâm phạm đến quan hệ sở hữu. Đây cũng là điểm khác với các tội cướp tài sản, tội
cướp giật tài sản và tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản. Vì thế, trong cấu thành tội
lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản không quy định những trường hợp thiệt hại
về tính mạng, sức khỏe là tình tiết định khung hình phạt.
Nếu sau khi đã chiếm đoạt tài sản, người phạm tội bị đuổi bắt mà có hành vi
chống trả để tẩu thoát gây chết người hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người
khác thì tùy vào trường hợp cụ thể có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội
giết người hoặc tội cố ý gây thương tích.
2.2.2. Mặt khách quan của tội phạm:
Mặt khách quan của tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản thể hiện ở
hành vi chiếm đoạt toàn bộ hay một phần tài sản đã được giao trên cơ sở thỏa thuận
đã được cam kết giữa chủ tài sản và người có hành vi chiếm đoạt. Hành vi chiếm

đoạt tài sản chỉ cấu thành tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản nếu thuộc một
trong hai trường hợp sau:
- Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người
khác bằng các hình thức hợp đồng rồi dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để
chiếm đoạt tài sản. Hành vi chiếm đoạt này có thể được che đậy bằng những thủ
đoạn gian dối khác nhau, nhưng đó không phải là dấu hiệu bắt buộc. Tuy nhiên,
việc xem xét những thủ đoạn gian dối có ý nghĩa trong việc lượng hình. Những thủ

GVHD: Ts. Phạm Văn Beo

Trang 19

SVTH: Phan Chúc Giang


Luận văn tốt nghiệp

Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản

đoạn gian dối trong tội này có thể là giả tạo bị mất, đánh tráo tài sản, rút bớt tài
sản,…
Ví dụ: A và B là bạn khá thân của nhau, thấy B làm ăn khá giả nên A vay của
B 50 chỉ vàng. A hẹn sẽ trả lại cho B trong vòng 2 năm. Khi ấy, A có viết giấy biên
nhận cho B, sau đó A tìm cách mượn lại tờ giấy biên nhận và chữa lại thành 5 chỉ
vàng. Đến hạn, A không trả vàng cho B, B kiện A ra tòa án, khi tòa án thụ lý vụ
kiện, A khai rằng mình chỉ mượn B có 5 chỉ vàng và đưa ra bằng chứng là tờ giấy
biên nhận. B thì khai cho A mượn 50 chỉ vàng và yêu cầu tòa án giám định giấy
biên nhận. Kết luận giám định cho thấy là A đã tẩy xóa chữa từ 50 chỉ vàng thành 5
chỉ vàng. Cho nên, tòa án đã chuyển hồ sơ cho cơ quan điều tra khởi tố A về tội
lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.

Hành vi chiếm đoạt tài sản cũng được thực hiện bằng cách nhận được tài sản
của chủ sở hữu, sau đó bỏ trốn không trả lại tài sản theo hợp đồng. Trong trường
hợp này, cần xem xét một cách toàn diện, khách quan để xác định có phải người
phạm tội có hành vi bỏ trốn để nhằm chiếm đoạt tài sản hay không? Nếu việc bỏ
trốn vì một lý do khác như sợ bị xiết nợ, bắt, gây thương tích,…) thì việc bỏ trốn
không coi là bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản.
Ví dụ: Nguyễn Lâm L có vay tiền của Quãng Khánh Q là 100 triệu đồng. Sau
đó, L trả cho Q 50 triệu đồng trước, còn lại là 50 triệu đồng cùng với tiền lãi thì xin
gia hạn thêm 3 tháng sẽ trả và được Q đồng ý. Về phần 50 triệu đồng mà L chưa trả
cho Q vì do bạn của L là Lê Thị H trước đó đã vay lại và bỏ trốn không trả lại cho
L. L có báo công an về việc H đã chiếm đoạt tiền và bỏ trốn, cơ quan điều tra xác
minh việc trình báo của L là đúng sự thật. Đến hạn, L không thể trả cho Q 50 triệu
đồng còn lại nên L về quê ngoại ở Đà Nẵng ở nhờ vì sợ Q báo công an bắt mình.
Trong trường hợp này, dù L có tránh mặt Q nhưng việc trốn tránh này không nhằm
mục đích là chiếm đoạt tài sản mà vì sợ Q báo công an bắt mình. Thêm nữa là L bị
H chiếm đoạt tài sản nên không có khả năng trả tiền cho Q, L muốn đợi công an
tìm được H đòi lại số tiền mà H đã chiếm đoạt để hoàn trả cho Q. Vì thế, việc L bỏ
trốn trong trường hợp này không cấu thành tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài
sản.5
- Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người
khác bằng các hình thức hợp đồng và đã sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp
pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản. Sử dụng tài sản vào mục đích bất

5

Đinh Văn Quế: Bình luận án, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh, năm 1998, trang 240

GVHD: Ts. Phạm Văn Beo

Trang 20


SVTH: Phan Chúc Giang


Luận văn tốt nghiệp

Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản

hợp pháp ở đây thường là sử dụng vào việc phạm tội như: hối lộ, mua bán hàng
cấm, buôn lậu, mua bán trái phép chất ma túy…6
Đó là hành vi sử dụng tài sản không đúng nghĩa vụ cam kết dẫn đến việc
không thể trả lại tài sản cho chủ sở hữu. VD: Chị B có ký hợp đồng mua bán với
chị C mua 1 số mặt hàng vải, trị giá 30 triệu đồng. Nhưng sau đó chị C không giao
hàng theo đúng hợp đồng đã ký với chị B. Chị C đã dùng tiền đó để cùng với một
số người đi mua bán hàng cấm.
Người phạm tội đã được nhận tài sản từ chủ tài sản để thực hiện một công
việc nào đó. Việc giao nhận này là hoàn toàn hợp pháp, có sự thỏa thuận và cam
kết giữa hai bên, có thể bằng miệng hoặc thông qua một hợp đồng theo quy định
của pháp luật: hợp đồng mua bán, gia công, vận chuyển,…
Đây cũng là dấu hiệu để phân biệt tội phạm này với tội lừa đảo chiếm đoạt tài
sản. Trong tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, người phạm tội phải có hành vi gian dối
để nhận được tài sản từ chủ sở hữu để chiếm giữ tài sản và cuối cùng là chiếm đoạt
tài sản đó. Còn đối với tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản thì việc giao nhận
tài sản là hoàn toàn hợp pháp, ngay thẳng, người phạm tội chưa có hành vi gian dối
vào thời điểm này và hoàn toàn có đủ điều kiện để thực hiện các cam kết theo thỏa
thuận giữa hai bên. Ý định chiếm đoạt tài sản chỉ hình thành sau khi người phạm
tội đã được giao tài sản. Nghĩa là người phạm tội đã vi phạm những cam kết,
những nghĩa vụ theo sự thỏa thuận trước đây, đã bội tín nhằm mục đích chiếm đoạt
một phần hay toàn bộ tài sản được giao.
2.2.3. Mặt chủ quan của tội phạm:

Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản được thực hiện do lỗi cố ý. Mục
đích vụ lợi (nhằm chiếm đoạt tài sản) là dấu hiệu bắt buộc. Nếu sau khi nhận được
tài sản từ người khác, người có hành vi dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn vì một
lý do khách quan nào đó chứ không phải là vì mục đích chiếm đoạt tài sản đó thì
không cấu thành tội phạm này.
Ví dụ: Anh Sơn vay của anh Hà 500 triệu đồng để kinh doanh. Sau đó, anh
Sơn làm ăn thua lỗ không có khả năng trả lại số tiền đó cho anh Hà như đã hẹn.
Anh Sơn có xin anh Hà gia hạn thêm thời gian để anh Sơn tìm cách xoay sở nhưng
anh Hà bảo rằng sẽ mướn người hành hung anh Sơn nếu không trả tiền đúng hẹn.
Do không có tiền trả lại cho anh Hà và vì sợ bị đánh nên anh Sơn đã trốn ở nhờ nhà
bà con ở Quãng Ninh một thời gian. Một thời gian sau, anh Sơn quay về và bị công
an bắt. Trường hợp này, tuy anh Sơn có tránh mặt anh Hà nhưng việc tránh mặt
6

Đinh Văn Quế: Bình luận khoa học BLHS 1999 (phần các tội phạm), Nhà xuất bản thành phố Hồ Chí
Minh, trang 251

GVHD: Ts. Phạm Văn Beo

Trang 21

SVTH: Phan Chúc Giang


×