Tải bản đầy đủ (.doc) (101 trang)

tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản trong pháp luật hình sự việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (331.69 KB, 101 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ TƯ PHÁP

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

NGUYỄN THỊ ……

Téi l¹m dông tÝn nhiÖm chiÕm ®o¹t tµi s¶n trong ph¸p luËt
h×nh sù ViÖt Nam

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
Chuyên ngành : Lý luận và lịch sử Nhà nước và pháp luật
Mã số : 60380101
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. ……………..

HÀ NỘI – NĂM 2017
1


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết luận trong
luận văn chưa được công bố trong một công trình khoa học nào khác. Các ví dụ, trích
dẫn, đảm bảo độ tin cậy, chính xác và trung thực./.
TÁC GIẢ

2


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
BLDS : Bộ luật dân sự


BLHS : Bộ luật hình sự
CTTP : Cấu thành tội phạm
TNHS : Trách nhiệm hình sự
XHCN : Xã hội chủ nghĩa

3


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU
CHƯƠNG 1 : KHÁI NIỆM VÀ LỊCH SỬ LẬP PHÁP HÌNH SỰ VỀ TỘI LẠM
DỤNG TÍN NHIỆM CHIẾM ĐOẠT TÀI SẢN
1.1. Khái niệm tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản 7
1.2. Lịch sử lập pháp hình sự về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản 9
1.2.1.Lịch sử lập pháp hình sự về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản giai đoạn từ
năm 1945 đến năm 1985 9
1.2. 2. Lịch sử lập pháp hình sự về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản giai đoạn từ
năm 1986 đến năm 2015 18
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 29
CHƯƠNG 2: NỘI DUNG PHÁP LÝ CỦA TỘI LẠM DỤNG TÍN NHIỆM CHIẾM
ĐOẠT TÀI SẢN
2.1. Các dấu hiệu pháp lý của tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản 31
2.1.1. Khách thể của tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản 31
2.1.2. Mặt khách quan của tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản 33
2.1.3. Chủ thể của tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản 40
2.1.4. Mặt chủ quan của tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản 42
2.2. Hình phạt đối với tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản 43
2.2.1. Khung cơ bản đối với tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản 43
2.2.2. Khung tăng nặng thứ nhất đối với tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài
sản..............................................................................47

2.2.3. Khung tăng nặng thứ hai đối với tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản 49
2.2.4. Khung tăng nặng thứ ba đối với tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản 50
2.2.5. Hình phạt bổ sung đối với tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản 51
4


2.3. Phân biệt tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản với một số tội phạm và hành vi vi
phạm pháp luật dân sự, kinh tế 51
2.3.1 Phân biệt tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản với một số tội phạm 52
2.3.2. Phân biệt tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản với hành vi vi phạm pháp luật
dân sự, kinh tế 57
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 60
CHƯƠNG 3 . MỘT SỐ VƯỚNG MẮC TRONG THỰC TIỄN XÉT XỬ TỘI LẠM
DỤNG TÍN NHIỆM CHIẾM ĐOẠT TÀI SẢN VÀ KIẾN NGH ÁP DỤNG ĐIỀU 175
BỘ LUẬT HÌNH SỰ NĂM 2015
3.1. Một số vướng mắc trong thực tiễn xét xử tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản 62
3.1.1. Vướng mắc trong định tội danh đối với tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản 62
3.1.2. Vướng mắc trong áp dụng khung hình phạt đối với tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản
77

3.2. Kiến nghị áp dụng Điều 175 Bộ luật hình sự năm 2015 80
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 86
KẾT LUẬN 88
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

5


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài

Trong công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đã đưa đất nước ta từ một nước
kém phát triển thành một nước đang phát triển, kinh tế đã có bước chuyển mình rõ rệt, từ
nền kinh tế thuần nông đã chuyển dịch theo hướng công nghiệp, đời sống nhân dân đã từng
bước được nâng cao. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đã đạt được thì mặt trái của nền
kinh tế thị trường cũng làm phát sinh những yếu tố tiêu cực cho đời sống xã hội; tình hình
tội phạm diễn biến ngày càng phức tạp. Trong đó, tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài
sản là một trong những tội xâm phạm sở hữu có chiều hướng gia tăng với nhiều thủ đoạn
tinh vi xảo quyệt. Bộ luật hình sự năm 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009) đã quy định về
tội phạm này tạo cơ sở pháp lý cho việc xử lý người có hành vi lạm dụng tín nhiệm chiếm
đoạt tài sản. Tuy nhiên, trên thực tế tội phạm xảy ra vô cùng đa dạng và phức tạp dẫn đến
việc xét xử loại tội này trong thực tiễn vẫn còn nhiều vướng mắc trong việc xác định tội
danh, quyết định hình phạt và vấn đề hình sự hóa các quan hệ dân sự, quan hệ kinh tế. Mặt
khác, về phương diện lập pháp, tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản trong pháp luật
hình sự Việt Nam cũng đã qua nhiều lần sửa đổi, do đó việc nghiên cứu làm sáng rõ nội
dung pháp lý của tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản là điều rất quan trọng. Qua đó,
nhằm góp phần áp dụng pháp luật một cách đúng đắn và thống nhất khi xử lý người phạm
tội, từng bước ngăn ngừa và loại bỏ tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản trong đời
sống xã hội hiện nay. Chính vì vậy, tác giả đã lựa chọn đề tài: “Tội lạm dụng tín nhiệm
chiếm đoạt tài sản trong pháp luật hình sự Việt Nam” làm đề tài Luận văn tốt nghiệp của
mình.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Cho đến nay, tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản đã được nhiều tác giả nghiên cứu
dưới các góc độ, phương diện khác nhau trong nhiều công trình nghiên cứu như: Luận văn
thạc sĩ luật học: Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản và đấu tranh phòng chống tội
phạm này ở Việt Nam hiện nay của tác giả Hoàng Văn Lập, Tiến sĩ Trương Quang Vinh
hướng dẫn năm 2004.
Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản cũng được đề cập trong: Giáo trình luật hình sự
Việt Nam (phần các tội phạm), Lê Cảm (chủ biên) NXB. Đại học quốc gia Hà Nội, 2001;
Giáo trình Luật hình sự Việt Nam phần các tội phạm cụ thể, Trường Đại học Luật Hà Nội.
NXB. Công an nhân dân, 2015; Bình luận khoa học BLHS, phần các tội phạm, tập II, Các

tội xâm phạm sở hữu, Đinh Văn Quế NXB. Thànhphố Hồ Chí Minh, 2003; Sách chuyên
khảo các tội xâm phạm sở hữu có tính chất chiếm đoạt tài sản, Cao Thị Oanh (chủ biên).
NXB Tư pháp, 2015. Ngoài ra, còn có một số nghiên cứu, trao đổi dưới dạng bài viết tạp
chí như:
- Sự khác nhau giữa tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản (Điều 139 BLHS) với tội lạm dụng tín
nhiệm chiếm đoạt tài sản (Điều 140 BLHS), Lê Đăng Doanh, Tạp chí Tòa án nhân dân
nhân số 24/2005.
6


- Phân biệt tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản và tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản
trong trường hợp liên quan đến vi phạm hợp đồng, Trần Công Phàn, Tạp chí Kiểm sát
20/2006;
- Một số vấn đề cần hoàn thiện đối với tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, Nguyễn
Văn Trượng, Tạp chí Tòa án nhân dân nhân số 03/2008;
- Bàn về yếu tố “chiếm đoạt tài sản” trong các tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản và
tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, Nguyễn Thị Phương Thảo, Tạp chí Kiểm sát số 09/2012;
- Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản- một số vướng mắc trong thực tiễn và kiến
nghị hoàn thiện, Trần Duy Bình, Tạp chí Tòa án nhân dân, kỳ II tháng 11, 2012.
Qua nghiên cứu nội dung các công trình trên cho thấy, việc nghiên cứu tội lạm dụng tín
nhiệm chiếm đoạt tài sản không phải là mới; một số công trình nghiên cứu với phạm vi
rộng và chung cho cả nhóm tội, trong đó tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản chỉ là
một phần nhỏ trong nội dung nghiên cứu của các tác giả trong giáo trình, sách chuyên khảo
và bình luận Bộ luật hình sự. Ngoài ra, tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản được
nghiên cứu trao đổi dưới dạng bài viết tạp chí, các bài viết đã đi vào phân tích một vài khía
cạnh cụ thể của tội phạm này. Tuy nhiên, các công trình trên mới chỉ nghiên cứu tội phạm
này ở những khía cạnh khác nhau, chưa có công trình nào nghiên cứu tổng quát về tội lạm
dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản một cách đầy đủ có hệ thống trong thời kỳ hiện nay.
Chính vì vậy, việc nghiên cứu đề tài“Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản trong
pháp luật hình sự Việt Nam” là rất cần thiết, có ý nghĩa về mặt lý luận và thực tiễn trong

thời kì hiện nay.
3. Mục tiêu nghiên cứu luận văn
Mục tiêu nghiên cứu của luận văn là làm rõ nội dung khoa học của tội lạm dụng tín nhiệm
chiếm đoạt tài sản theo Bộ luật hình sự năm 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009), có so sánh
với quy định của tội phạm này trong Bộ luật hình sự năm 2015. Từ đó, tìm ra những bất
cập trong quy định của luật hình sự và thực tiễn xét xử tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt
tài sản. Trên cơ sở đó có những kiến nghị áp dụng Điều 175 Bộ luật hình sự năm 2015, góp
phần nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản và
nâng cao hiệu quả xử lý tội phạm này trong thực tiễn xét xử.
4. Câu hỏi nghiên cứu luận văn
- Các dấu hiệu pháp lý của tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản?
- Chế tài áp dụng đối với người phạm tội như thế nào?
- Những vướng mắc trong quá trình áp dụng như thế nào và hướng khắc phục những vướng
mắc đó?

7


- Khác biệt tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản trong Bộ luật hình sự năm 1999 (sửa
đổi, bổ sung năm 2009) so với quy định của tội phạm này trong Bộ luật hình sự năm 2015
như thế nào?
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
* Đối tượng nghiên cứu của luận văn: Luận văn nghiên cứu pháp luật hình sự Việt Nam về
tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản,trong đó tập trung nghiên cứu chủ yếu vào quy
định của Bộ luật hình sự năm 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009), và so sánh với quy định
của Bộ luật hình sự năm 2015 về tội phạm này.
* Phạm vi nghiên cứu luận văn: Luận văn được nghiên cứu dưới góc độ Luật hình sự, tác
giả tập trung nghiên cứu tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản theo quy định của Bộ
luật hình sự năm 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009). Đồng thời phân tích, so sánh với quy
định Điều 175 Bộ luật hình sự năm 2015. Bên cạnh đó, từ việc nghiên cứu thực tiễn xét xử

tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, tác giả đưa ra một số kiến nghị áp dụng Điều
175 Bộ luật hình sự năm 2015 trong thời gian tới.
6. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn được nghiên cứu dựa trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật
lịch sử của chủ nghĩa Mác- Lê Nin. Trên nền tảng phương pháp luận ấy, khi nghiên cứu
từng vấn đề cụ thể tác giả có sử dụng các phương pháp nghiên cứu như:
- Phương pháp nghiên cứu lịch sử
- Phương pháp so sánh luật học
- Phương pháp phân tích, đánh giá
7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Về mặt khoa học: Luận văn nghiên cứu một cách có hệ thống lịch sử lập pháp hình sự về
tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản từ năm 1945 đến nay và làm sáng rõ quá trình
phát triển trong kỹ thuật lập pháp về tội phạm này. Luận văn đã phân tích đầy đủ, toàn diện
sâu sắc các dấu hiệu pháp lý của tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản theo quy định
của Bộ luật hình sự năm 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009) có đối chiếu so sánh với quy
định của Bộ luật hình sự năm 2015. Đồng thời, Luận văn đã đưa ra kiến nghị trong thời
gian tới trong việc áp dụng Điều 175 của Bộ luật hình sự năm 2015.
Về mặt thực tiễn: Góp phần thuận lợi cho các cơ quan tiến hành tố tụng áp dụng một cách
chính xác khi xử lý người phạm tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản. Đề tài có thể
được dùng làm tư liệu tham khảo trong nghiên cứu, giảng dạy và học tập.
8. Kết cấu của Luận văn

8


Ngoài phần mở đầu, kết luận, và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được kết cấu gồm
3 chương:
Chương 1: Khái niệm và lịch sử lập pháp hình sự về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài
sản.
Chương 2: Nội dung pháp lý của tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.

Chương 3: Một số vướng mắc trong thực tiễn xét xử tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài
sản và kiến nghị áp dụng Điều 175 Bộ luật hình sự năm 2015.

CHƯƠNG 1
KHÁI NIỆM VÀ LỊCH SỬ LẬP PHÁP HÌNH SỰ VỀ TỘI LẠM DỤNG TÍN NHIỆM
CHIẾM ĐOẠT TÀI SẢN
1.1. Khái niệm tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản
Trong điều kiện xây dựng nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa và hội
nhập quốc tế dẫn đến các giao dịch dân sự, kinh doanh, thương mại phát sinh ngày càng
phong phú và đa dạng. Do đó, việc nhận diện đúng ranh giới giữa các quan hệ này với hành
vi phạm tội để áp dụng áp dụng pháp luật hình sự một cách đúng đắn, khách quan, đầy đủ
và chính xác. Trên cơ sở đó góp phần bảo vệ kịp thời quyền và lợi ích hợp pháp của các tổ
chức, cá nhân, từng bước loại bỏ tình trạng được gọi là “hình sự hóa” các giao dịch dân sự,
kinh doanh, thương mại hay ngược lại “dân sự hóa” các hành vi phạm tội. Đồng thời,
9


nghiên cứu tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản còn là cơ sở phân biệt tội lạm dụng
tín nhiệm chiếm đoạt với một số tội phạm khác.
Theo từ điển Tiếng Việt lạm dụng có nghĩa là “sử dụng quá mức hoặc quá giới hạn đã được
quy định”; tín nhiệm có nghĩa là “tin cậy trong một nhiệm vụ cụ thể nào đó” 1 . Theo nghĩa
Hán - Việt, tài sản có nghĩa là dùng để “chỉ chung tiền bạc, của cải”2 hay “tiền của, của cải
nói chung”3. Hoặc là“của cải vật chất dùng để sản xuất hoặc tiêu dùng”4.
Theo Điều 105 Bộ luật dân sự (BLDS) năm 2015, tài sản được hiểu bao gồm: “Vật, tiền,
giấy tờ có giá và quyền tài sản”, trong đó quyền tài sản là quyền trị giá được bằng tiền, bao
gồm quyền tài sản đối với đối tượng quyền sở hữu trí tuệ, quyền sử dụng đất và các quyền
tài sản khác (Điều 115 BLDS).
Tuy nhiên, từ góc độ Luật hình sự, đối với tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản là một
trong những tội phạm có tính chất chiếm đoạt tài sản thì tài sản theo quan niệm của BLDS
không phải tài sản nào cũng được coi là đối tượng của tội phạm này. Bởi lẽ, không phải tài

sản nào người phạm tội cũng có thể lạm dụng tín nhiệm lấy được từ chủ tài sản.
Ví dụ như các quyền tài sản như: Quyền của chủ nợ, quyền sở hữu đối với các giấy tờ có
giá ghi danh… Đây là một dạng tài sản vô hình, không nhìn thấy được, nó gắn liền với
quyền nhân thân và cố định với một chủ thể cụ thể được pháp luật công nhận. Mọi trình tự,
thủ tục thực hiện các quyền này đều tuân theo quy định của pháp luật. Do vậy, tội phạm
không thể chiếm đoạt được loại tài sản nêu trên nên nó không thể là đối tượng tác động của
tội lạm dụng tín chiếm đoạt tài sản.
Chiếm đoạt theo nghĩa Hán - Việt, “chiếm” là “lấy làm của mình”5 hay chiếm đoạt là
“dùng sức mạnh, thế lực mà lấy làm của mình” 6 chiếm đoạt còn được hiểu là“chiếm của
người khác bằng cách dựa vào quyền hành, sức mạnh vũ lực”7.
Dưới góc độ pháp luật hình sự chiếm đoạt tài sản là hành vi cố ý chuyển dịch trái pháp luật
tài sản đang thuộc sự quản lý của chủ tài sản thành tài sản của mình hoặc“hành vi cố ý
chuyển biến một cách trái pháp luật tài sản của người khác thành tài sản của mình hoặc,
của một nhóm người hoặc cho người khác mà mình quan tâm” 8 .
Từ những phân tích trên đây, trên cơ sở tiếp thu có chọn lọc những điểm hợp lý có thể đưa
ra định nghĩa khoa học về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản như sau:
Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản là hành vi của người được người khác tin tưởng
giao tài sản trên cơ sở hợp đồng đúng đắn, ngay thẳng đã lạm dụng lòng tin đó để chiếm
đoạt tài sản.
1.2. Lịch sử lập pháp hình sự về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản
1.2. 1 Lịch sử lập pháp hình sự về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản giai đoạn
từ năm 1945 đến năm 1985

10


Quan hệ sở hữu là một trong những nhóm quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ. Quan
hệ sở hữu chính là mối quan hệ giữa con người với con người đối với đối tượng của quyền
sở hữu đó chính là tài sản.
Trong các hình thái xã hội khác nhau, Nhà nước đều sử dụng các quy phạm pháp luật trong

đó có quy phạm pháp luật hình sự để bảo vệ quyền sở hữu hợp pháp về quyền tài sản của
con người.
Cách mạng tháng 8 thành công, nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời. Đối với nước ta
đây là thời kỳ hết sức khó khăn bởi chính quyền non trẻ, đồng thời đối phó với thù trong
giặc ngoài. Sau khi Hiến pháp 1946 được thông qua, ghi nhận “quyền tư hữu tài sản của
công dân Việt Nam được đảm bảo”. Vì vậy, cùng với việc giải quyết các nhiệm vụ cách
mạng, Nhà nước ta đã quan tâm tới việc bảo vệ các quan hệ sở hữu, bằng việc ban hành các
văn bản pháp luật hình sự quy định tội phạm và hình phạt trừng trị đối với người có hành vi
xâm phạm sở hữu.
Trong giai đoạn đầu của cách mạng Việt Nam tuy có nhiều văn bản liên quan đến bảo vệ
quyền sở hữu nhưng những văn bản này chưa quy định về hành vi lạm dụng tín nhiệm
chiếm đoạt tài sản. Ví dụ như:
- Sắc lệnh số 26/SL ngày 25/02/1946 của Chủ tịch Chính phủ lâm thời nước Việt Nam dân
chủ cộng hòa về các tội phá hủy công sản.
Theo Sắc lệnh sẽ bị phạt từ 2 năm đến 10 năm tù và có thể xử tử những người phạm một
trong những tội kể sau đây, bất cứ là chánh phạm hay tùng phạm:
1. Cố ý phá hoại một phần hay toàn thể các cầu cống, kênh hay sông đào, vận hà, nông
giang thuộc công ích, đường xe lửa và những kiến trúc thuộc về xe lửa, cùng các đường
giao thông công hay tư, đường bộ hay đường thuỷ, đê đập, các công sở, kho tàng hoặc các
nhà máy điện, máy nước;
2. Cố ý huỷ hoại hoặc ăn trộm các dây điện thoại hay điện tín, cùng các cột dây điện và dây
thép;
3. Đặt ở các nơi nói trên, những cơ giới, khí cụ có thể dùng để giết người, đốt phá hay tác
liệt.
- Sắc lệnh số 233/SL ngày 27/11/1946 của Chủ tịch Chính phủ lâm thời nước Việt Nam dân
chủ cộng hòa về các tội phù lạm, biển thủ công quỹ; Theo Sắc lệnh tội đưa hối lộ cho công
chức, tội công chức nhận hối lộ, hoặc phù lạm, hoặc biển thủ công quỹ hay của công dân
đều bị phạt khổ sai từ 5 năm đến 20 năm và phạt bạc gấp đôi tang vật hối lộ, phù lạm hay
biển thủ, tang vật hối lộ bị tịch thu sung công quỹ, người phạm tội còn có thể bị xử tịch thu
nhiều nhất là đến ba phần tư gia sản.

- Sắc lệnh số 12/SL ngày 12/3/1948 của Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa về tội
ăn cắp lấy trộm các vật dụng của nhà binh trong thời bình và trong thời kì chiến tranh.
Theo Sắc lệnh, trong thời bình, tội ăn cắp, lấy trộm các đồ quân giới, quân trang, quân
11


dụng nói tóm lại các vật dụng nhà binh, bị phạt theo điều khoản của hình luật chung; Trong
thời kỳ chiến tranh các tội phạm ấy phạt như sau: Trộm cắp thường: từ 2 năm đến 10 năm
tù; Nếu có tình trạng gia trọng: có thể phạt khổ sai hay tử hình.
- Sắc lệnh số 68/SL ngày 18/6/1949 của Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa, về bảo
vệ các công trình thủy nông… Theo Sắc lệnh, người nào có hành vi đào đất, trồng cây, cắm
cọc, làm nhà, cho súc vật dẫm phá gần đê, đập, kênh và cầu cống phụ thuộc, trong một địa
phận bảo vệ, do Bộ giao thông Công chính ấn định; hoặc làm hư hỏng, bằng một cách nào
khác, các công trình thuỷ nông; thì sẽ bị phạt như sau:
- Phạt tiền từ 100đ đến 100.000đ
- Phạt tù:
+ Từ 10 ngày đến 2 năm, nếu việc phạm pháp gây thiệt hại cho nhân dân trong một xã;
+ Từ 3 tháng đến 5 năm, nếu thiệt hại cho nhân dân một huyện;
+ Từ 1 năm đến chung thân, nếu thiệt hại cho nhân dân trong một tỉnh;
+ Từ 3 năm đến tử hình, nếu thiệt hại cho nhân dân nhiều tỉnh;
- Hoặc một trong hai hình phạt trên.
Ngoài ra, can phạm còn phải bồi thường để sửa chữa những sự hư
hỏng đã làm ra. Số tiền bồi thường sẽ do sở Công chính ấn định.
Qua nghiên cứu các quy định trên cho thấy, đây là những văn bản
đầu tiên đặt nền móng cho việc quy định về tội xâm phạm sở hữu sau
này. Tuy nhiên, những Sắc lệnh này vẫn còn nhiều những hạn chế.
Trước hết nó mới là những quy định sơ lược, chưa khái quát hết được
những hành vi xâm phạm đến quan hệ sở hữu đặc biệt là hành vi lạm
dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, các nhà lập pháp chưa đề cập đến
với tư cách là một tội phạm độc lập, mà mới chỉ tập trung vào một số

hành vi: Trộm cắp, phá hoại hoặc gắn với các đối tượng của các hành vi
xâm phạm là tài sản xã hội chủ nghĩa (XHCN).
Sau chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ năm 1954, bên cạnh những
12


thuận lợi đạt được, Nhà nước ta lại đứng trước hàng loạt các vấn đề cần
phải giải quyết để khôi phục lại nền hòa bình. Để bảo vệ tài sản quốc
gia, tính mệnh và tài sản của nhân dân, Nhà nước ta đã ban hành một số
văn bản như:
- Thông tư 442/TTg ngày 19/11/1955 của Thủ tướng chính phủ về
trừng trị một số tội phạm đã nhận định: "...Vì về mặt bảo vệ tài sản
quốc gia, tính mệnh và tài sản của nhân dân luật cũ có nhiều khoản
không thích hợp nên Chính phủ lại ban bố một số Sắc lệnh trừng trị tội
tham ô, tội tống tiền, bắt cóc, ám sát, tội đánh bạc như là Sắc lệnh số
27/SL, ngày 28-2- 1946, số 223/SL ngày 27-11- 1946... Kinh nghiệm xét
xử về một số loại phạm pháp đã được trở thành án lệ...Lừa gạt, bội tín:
phạt tù từ ba tháng đến năm năm…”.
Có thể nói đây chính là quy định đầu tiên của Nhà nước ta về tội
lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản với tên gọi “ Bội tín”. Tuy
nhiên, quy định về tội lạm dụng tín nhiệm tài sản trong giai đoạn này
chưa được quy định cụ thể, chủ yếu xét xử theo đường lối chung bảo vệ
quyền sở hữu hoặc theo án lệ. Trong quy định này hình phạt của tội lừa
gạt, bội tín là như nhau từ ba tháng đến năm năm. Quy định này còn
mang tính quy định tội danh mà không xác định hành vi cụ thể của từng
tội phạm, cho nên việc xử lý phụ thuộc nhiều vào cơ quan xét xử.
- Ngày 15/06/1956 Chủ tịch nước ký lệnh công bố Sắc lệnh số
267/SL nhằm trừng trị những âm mưu, hành động phá hoại hoặc làm
thiệt hại đến tài sản của Nhà nước, của hợp tác xã và của nhân dân, làm
13



cản trở việc thực hiện chính sách, kế hoạch xây dựng kinh tế, văn hóa.
Điều 7 Sắc lệnh 267 quy định: “Kẻ nào vì tham lam, tư lợi mà phạm tội
trộm cắp, lãng phí, làm hỏng, hủy hoại, cướp bóc tài sản của nhà nước,
của nhân dân thì bị phạt tù từ một năm đến năm năm".
Sắc lệnh số 267 đã có sự phân biệt tài sản của nhà nước và tài sản
của công dân, giúp việc xử lý tội phạm được chính xác và hiệu quả hơn.
- Ngày 24/06/1957 Bộ tư pháp cũng đã ra Thông tư 72-VVH-HS
hướng dẫn thi hành sắc lệnh 267. Sắc lệnh này cũng không quy định về
tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản mà cho phép áp dụng những
nguyên tắc tương tự khi xét xử những hành vi phạm tội phá hoại khác.
Theo đó nếu hành vi lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản xảy ra, Tòa
án căn cứ theo đường lối xử lý các tội phạm khác để xét xử. Như vậy,
cũng như Thông tư 442/TTg Nhà nước ta vẫn cho phép áp dụng nguyên
tắc tương tự trong xét xử. Điều đó cho thấy hành vi phạm tội lạm dụng
tín nhiệm chiếm đoạt tài sản vẫn chưa được xác định cụ thể, đặt ra một
yêu cầu rất lớn đối với công tác xây dựng và thực thi pháp luật.
Đến thời kỳ sau khi ban hành Hiến pháp năm 1959, Nhà nước ta
thực hiện đồng thời hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng XHCN ở miền
Bắc và đấu tranh thống nhất miền Nam thì công việc xây dựng cơ sở
vật chất, kỹ thuật cho chủ nghĩa xã hội là nhiệm vụ trọng tâm. Việc bảo
vệ sở hữu Nhà nước, sở hữu tập thể là vấn đề cấp bách được đặc biệt
coi trọng. Điều 40 Hiến pháp 1959 đã ghi nhận: “Tài sản công cộng
của nước Việt nam dân chủ cộng hòa; là thiêng liêng không thể xâm
phạm. Công dân có nghĩa vụ tôn trọng và bảo vệ tài sản công cộng".
14


Để củng cố thành quả mà cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân đạt

được ở miền Bắc, bảo đảm sử dụng tiết kiệm và có hiệu quả các nguồn
lực, tập trung phát triển sản xuất để chi viện sức người, sức của cho
miền Nam. Nhà nước ta ban hành các quy định pháp luật về kinh tế, tài
chính, dân sự, lao động, hình sự từng bước được hoàn thiện đáp ứng
yêu cầu của quản lý đất nước trong tình hình mới. Ngày 21/10/1970, Ủy
ban Thường vụ Quốc hội đã ban hành Pháp lệnh trừng trị các tội xâm
phạm tài sản xã hội chủ nghĩa (XHCN) và Pháp lệnh trừng trị các tội
xâm phạm tài sản riêng của công dân. Góp phần tăng cường tiềm lực
kinh tế, quốc phòng, bảo vệ, nâng cao đời sống của nhân dân. Hai pháp
lệnh này là sự tiếp nối và hoàn thiện các văn bản về các tội xâm phạm
sở hữu trước đây.
Điều 11 Pháp lệnh trừng trị các tội xâm phạm tài sản XHCN quy
định:
1. Kẻ nào nhận tài sản XHCN để giữ, vận chuyển, gia công, sửa
chữa hoặc để làm một việc gì khác mà lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt,
bớt xén hoặc đánh tráo tài sản đó, thì bị phạt tù từ sáu tháng đến năm
năm;
2. Phạm tội trong những trường hợp sau đây:
a, Tái phạm nguy hiểm;
b, Có tổ chức;
c, Có móc ngoặc;
d, Dùng thủ đoạn xảo quyệt nguy hiểm;
15


đ, Chiếm đoạt tài sản có số lượng lớn hoặc tài sản có giá trị đặc
biệt;
e, Dùng tài sản chiếm đoạt vào mục đích kinh doanh, bóc lột, đầu
cơ, đút lót; hoặc những việc phạm tội khác thì bị phạt tù từ ba năm đến
mười hai năm.

3. Phạm tội trong trường hợp số tài sản bị xâm phạm rất lớn hoặc
có nhiều tình tiết nghiêm trọng hoặc gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng
thì bị phạt tù từ mười năm đến hai mươi năm.
Điều 11 Pháp lệnh trừng trị các tội xâm phạm tài sản riêng của
công dân quy định:
1. Kẻ nào nhận tài sản của người khác để giữ, vận chuyển, gia
công, sửa chữa hoặc để làm một việc gì khác mà lạm dụng tín nhiệm
chiếm đoạt tài sản, bớt xén hoặc đánh tráo tài sản đó thì bị phạt tù từ ba
tháng đến hai năm.
2. Phạm tội trong các trường hợp sau đây:
a, Lợi dụng danh nghĩa cơ quan, xí nghiệp nhà nước, đơn vị bộ đội,
đoàn thể nhân dân, hợp tác xã hoặc dùng thủ đoạn xảo quyệt nguy hiểm
khác.
b, Gây hậu quả nghiểm trọng đến đời sống của người bị thiệt hại
hoặc gây hậu quả nghiêm trọng khác thì bị phạt tù từ một năm đến bảy
năm”.
Theo như quy định trên cho thấy, đối tượng của hai tội phạm là
khác nhau. Đối tượng của tội lạm dụng tín nhiệm để chiếm đoạt tài sản
XHCN là tài sản của nhà nước XHCN còn đối tượng của tội lạm dụng
16


tín nhiệm để chiếm đoạt tài sản riêng của công dân là tài sản của công
dân. Nhưng hành vi khách quan là giống nhau; hành vi lạm dụng tín
nhiệm chiếm đoạt là đều hành vi “bớt xén” hoặc “đánh tráo” chiếm
đoạt một phần hoặc toàn bộ tài sản được giao ngay thẳng trên cơ sở hợp
đồng gửi giữ, vận chuyển… Hình phạt được áp dụng đối với người
phạm tội tương đối nghiêm khắc: Hình phạt tù tối thiểu là 3 tháng, tối
đa là 20 năm.
Qua quy định của hai Pháp lệnh cho thấy, về mặt kỹ thuật lập

pháp đã có sự tiến bộ, tạo cơ sở pháp lý để trừng trị hành vi lạm dụng
tín nhiệm chiếm đoạt tài sản. Như vậy, nội dung của hai Pháp lệnh đã
phản ánh khá đầy đủ nội dung chính sách hình sự của nhà nước ta đối
với các tội xâm phạm sở hữu trong đó có tội lạm dụng tín nhiệm chiếm
đoạt tài sản. Do tính chất của tài sản khác nhau mà chính sách xử lý của
nhà nước cũng khác nhau. Tài sản XHCN được đặc biệt coi trọng nên
Nhà nước đã quy định chính sách xử lý tội lạm dụng tín nhiệm chiếm
đoạt tài sản XHCN nghiêm khắc hơn so với tội lạm dụng tín nhiệm
chiếm đoạt tài sản riêng của công dân.
Có thể nói, quy định trong hai Pháp lệnh năm 1970 lần đầu tiên
nội dung tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản được xác định cụ
thể, những dấu hiệu pháp lý cơ bản của tội phạm này đã được quy định
trong luật hình sự.
Ngày 15/03/1976 Chính phủ cách mạng lâm thời cộng hòa miền
Nam Việt Nam ban hành Sắc luật số 03/SL-1976 quy định các tội phạm
17


và hình phạt được áp dụng ở miền Nam Việt Nam, trong đó có quy định
về các tội xâm phạm sở hữu, trong đó tội lạm dụng tín nhiệm chiếm
đoạt tài sản được quy định tại điểm b Điều 4 cũng với tên gọi “Bội
tín”.
"b. Phạm các tội khác như: Trộm cắp, tham ô, lừa đảo, bội tín,
cướp giật, cưỡng đoạt, chiếm giữ trái phép thì bị phạt tù từ sáu tháng
đến bẩy năm " .
Những quy định trong Sắc luật này về tội lạm dụng tín nhiệm
chiếm đoạt tài sản cũng như các tội phạm khác rất sơ lược, chỉ nêu tên
tội phạm mà không xác định các dấu hiệu pháp lý cụ thể và quy định
các tội xâm phạm sở hữu như lừa đảo, bội tín, cướp giật, cưỡng đoạt…
trong cùng một điều luật. Việc quy định như vậy dẫn đến việc xử lý tội

phạm không có sự phân hóa trách nhiệm hình sự (TNHS). Có những tội
xâm phạm đến một khách thể như tội lừa đảo, bội tín xâm phạm đến
quan hệ sở hữu nhưng có tội xâm phạm đến nhiều khách thể như tội
cướp giật, cưỡng đoạt cùng một lúc xâm phạm đến quan hệ sở hữu và
quan hệ nhân thân. Cách quy định như vậy đòi hỏi phải có văn bản
hướng dẫn thi hành để xử lý từng loại tội phạm cho chính xác. Tháng
04/1976 Bộ tư pháp đã ra Thông tư số 03/BTP/TT hướng dẫn thi hành
Sắc luật trên.
1.2. 2. Lịch sử lập pháp hình sự về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm
đoạt tài sản giai đoạn từ năm 1986 đến năm 2015
Trước khi BLHS năm 1985 được ban hành, tội lạm dụng tín
nhiệm chiếm đoạt tài sản đều căn cứ theo Điều 11 Pháp lệnh trừng trị
18


các tội phạm xâm phạm tài sản XHCN và Pháp lệnh trừng trị các tội
phạm xâm phạm tài sản riêng của công dân năm 1970 áp dụng thi hành
cho đến khi BLHS năm 1985 có hiệu lực pháp luật.
BLHS năm 1985 được Quốc hội thông qua ngày 27/06/1985 tại kỳ
họp thứ 9, Quốc hội khóa VII và có hiệu lực từ ngày 01/01/1986. Đây
là Bộ luật được ban hành trên cơ sở pháp điển hóa các văn bản pháp
luật hình sự của Nhà nước ta được ban hành từ những năm đầu của
chính quyền cách mạng đến giữa những năm 80 của thế kỷ XX, cũng
như thể chế hóa chính sách hình sự của nhà nước ta trong thời kỳ cả
nước thống nhất đi lên chủ nghĩa xã hội. BLHS năm 1985 ra đời là
bước ngoặt rất quan trọng trong lịch sử pháp luật hình sự nước ta.
Kể từ khi có BLHS năm 1985 tài sản của Nhà nước, tập thể và
công dân được bảo vệ một cách hữu hiệu bằng các quy phạm pháp luật
hình sự. BLHS năm 1985 đã chia quy định về tội xâm phạm sở hữu
thành hai chương: Chương IX “các tội xâm phạm sở hữu XHCN”;

chương VI “ các tội xâm phạm sở hữu của công dân”. Trong đó, tội
lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản được quy định tại hai Điều: Điều
135 - Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản XHCN và Điều 158 Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản của công dân.
Điều 135 quy định: “1. Người nào lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt
tài sản xã hội chủ nghĩa thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến hai năm
hoặc bị phạt tù từ sáu tháng đến năm năm”.
Điều 158 quy định: “1. Người nào lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt
19


tài sản của người khác thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến một năm
hoặc bị phạt tù từ ba tháng đến ba năm".
Với điều luật trên cho thấy quy định tội lạm dụng tín nhiệm chiếm
đoạt tài sản không mô tả cụ thể hành vi phạm tội mà chỉ quy định tên
tội danh là “lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản” điều này phần nào
gây khó khăn cho quá trình áp dụng và sự thiếu thống nhất giữa các cơ
quan tiến hành tố tụng.
Do sự phát triển của kinh tế xã hội có nhiều thay đổi đòi hỏi pháp
luật cũng phải thay đổi cho phù hợp. BLHS năm 1985 đã được sửa đổi,
bổ sung bốn lần vào các năm 1989, 1991,1992 và 1997. Qua các lần sửa
đổi đã đáp ứng được phần nào đòi hỏi của cuộc đấu tranh, phòng chống
tội phạm trong điều kiện đổi mới. Tuy nhiên, các lần sửa đổi này đối
với tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản chỉ sửa đổi, bổ sung
khung tăng nặng mà không sửa đổi bổ sung cấu thành cơ bản, chưa
khắc phục được thiếu sót trong quy định về mặt khách quan của hành vi
phạm tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.
Như vậy, việc dành riêng hai điều luật quy định về tội lạm dụng
tín nhiệm chiếm đoạt tài sản trong BLHS 1985 đã khẳng định mức độ
nghiêm trọng của hành vi lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản trong
thực tiễn cũng như sự cần thiết phải xác lập một cơ sở pháp lý thống

nhất để xử lý hành vi phạm tội. Tuy nhiên, hạn chế của hai điều luật là
không mô tả cụ thể hành vi phạm tội. Hiện tượng này cũng rất phổ biến
trong BLHS 1985, đòi hỏi phải có văn bản hướng dẫn thi hành nếu
không sẽ gây khó khăn trong việc áp dụng luật hình sự và thực tiễn xét
20


xử. Và trên thực tế việc xác định các dấu hiệu pháp lý đặc trưng của tội
phạm vẫn dựa trên quy định của hai Pháp lệnh năm 1970.
Sau 14 năm thi hành BLHS năm 1985 đã bộc lộ những bất cập,
xuất phát từ đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước ta nhằm xây
dựng nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN và đáp ứng yêu cầu
hội nhập quốc tế. Do đó, việc ban hành một bộ luật mới là rất cần thiết.
Ngày 22/11/1999 Quốc Hội khóa X đã thông qua BLHS năm 1999 và
cũng đã thông qua Nghị quyết số 32/1999/QH-10 về việc thi hành
BLHS. Bộ luật này đã kế thừa và phát huy BLHS 1985 trên cơ sở tiếp
thu những bài học kinh nghiệm từ thực tiễn đấu tranh phòng chống tội
phạm và những thay đổi của nền kinh tế. BLHS năm 1999 đã có sự đổi
mới toàn diện về cả nội dung và hình thức so với BLHS năm 1985. Các
tội trong chương tội xâm phạm sở hữu XHCN và chương xâm phạm sở
hữu của công dân được nhập lại thành một chương “Các tội xâm phạm
sở hữu”. Việc nhập hai chương thành một chương hữu nói chung và
nhập hai tội danh (tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản XHCN và
tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản của công dân) trong cùng một
điều luật nói riêng là cần thiết bởi lẽ: Thứ nhất, hai điều (Điều 135 và
Điều 158) trong BLHS năm 1985 giống nhau về các dấu hiệu khách
quan và chủ quan, chỉ khác nhau về đường lối xử lý nên việc tách thành
hai điều luật ở hai chương là không cần thiết. Thứ hai, trong nền kinh tế
hiện nay, Nhà nước chủ trương đa dạng hóa các thành phần kinh tế theo
các hình thức sở hữu khác nhau nhưng đều bình đẳng trước pháp luật,

21


đều được Nhà nước bảo hộ như nhau. Đồng thời thực tiễn cho thấy,
trong nền kinh tế nhiều thành phần, các hình thức sở hữu đan xen nhau
nên khó có thể xác định, thậm chí không xác định được đâu là tài sản
XHCN và đâu là tài sản của công dân. Thứ ba, sự ra đời của Hiến pháp
1992 với thay đổi cơ bản lớn nhất đó là Nhà nước ta đã chuyển đổi từ
nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế hàng hóa thị
trường, có sự quản lý nhà nước theo định hướng XHCN với nhiều thành
phần kinh tế: Nhà nước, tập thể, tư bản tư nhân… và bảo đảm sự bình
đẳng giữa các thành phần kinh tế, các hình thức sở hữu.
Như vậy, trong trường hợp hành vi xâm phạm đến tài sản của chủ
sở hữu thuộc các thành phần kinh tế khác nhau góp vốn để sản xuất
kinh doanh thì việc áp dụng các quy định của BLHS năm 1985 sẽ gặp
những khó khăn và vướng mắc nhất là trong việc định tội danh. Sự thay
đổi trên đây nhằm tạo mặt bằng pháp lý bình đẳng giữa các thành phần
kinh tế khác nhau và đồng thời tạo điều kiện thuận tiện cho việc áp
dụng pháp luật trong thực tiễn. Trên tinh thần đó, tội lạm dụng tín
nhiệm chiếm đoạt tài sản quy định tại Điều 140 BLHS năm 1999 ra đời
là kết quả của sự sửa đổi một cách căn bản từ hai điều luật riêng rẽ ở
hai chương khác nhau trong BLHS năm 1985; là hoàn toàn phù hợp.
Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản được quy định tại Điều
140 BLHS 1999 như sau:
1. Người nào có một trong những hành vi sau đây chiếm đọat tài
sản của người khác có giá trị từ một triệu đồng đến năm mươi triệu
đồng hoặc dưới một triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc
22



đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội
chiếm đoạt tài sản, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm thì bị phạt
cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến ba
năm.
a) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản
của người khác bằng các hình thức hợp đồng rồi dùng thủ đoạn gian dối
hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản đó;
b) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản
của người khác bằng các hình thức hợp đồng và sử dụng tài sản đó vào
mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị phạt tù
từ hai năm đến bảy năm:
a) Có tổ chức; b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh
nghĩa cơ quan, tổ chức; c) Dùng thủ đoạn xảo quyệt; d) Chiếm đoạt tài
sản từ trên năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng; đ) Tái
phạm nguy hiểm; e) Gây hậu quả nghiêm trọng.
3. Phạm tội một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy
năm đến mười lăm năm:
a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới
năm trăm triệu đồng; b) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.
4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt
tù từ mười hai năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân;
a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên; b)
23


Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.
5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến
một trăm triệu đồng, bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc
làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm và bị tịch thu một

phần hoặc toàn bộ tài sản hoặc một trong hai hình phạt này.
Nghiên cứu điều luật cho thấy, so với quy định tương ứng trong
BLHS năm 1985, Điều 140 đã mô tả được chi tiết hơn các dấu hiệu
pháp lý của tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, đặc biệt là về
mặt khách quan của tội phạm đó là:
Người phạm tội vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận
được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng rồi:
+ Dùng thủ đoạn gian dối để chiếm đoạt.
+ Bỏ trốn để chiếm đoạt.
+ Sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có
khả năng trả lại tài sản.
Khoản 1 Điều 140 cũng ghi nhận việc định lượng tài sản bị chiếm
đoạt như: Tài sản bị chiếm đoạt có giá trị từ một triệu đồng trở lên hoặc
dưới một triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng, hoặc đã bị xử
phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt, hoặc đã bị kết án về tội chiếm
đoạt tài sản, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm thì vẫn bị truy cứu
trách nhiệm hình sự (TNHS).
Sau 10 năm thi hành BLHS năm 1999 đã bộc lộ nhiều bất cập,
đứng trước tình hình mới, nhiệm vụ mới, do sự phát triển của kinh tế xã
hội có nhiều thay đổi đòi hỏi pháp luật cũng phải thay đổi cho phù hợp.
24


Năm 2009, Quốc hội đã thông qua và sửa đổi, bổ sung một số điều của
BLHS nhằm hoàn thiện pháp luật về phòng chống tội phạm và tăng
cường công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm. BLHS năm 1999 đã
được sửa đổi, bổ sung một số điều trong đó có Điều 140. Theo đó Điều
140 BLHS năm 1999 được sửa đổi, bổ sung năm 2009 về cơ bản kế
thừa Điều 140 BLHS năm 1999 chỉ thay đổi khoản 1 và điểm d khoản 2
Điều 140 BLHS năm 1999 như sau:

Khoản 1 điều luật quy định: Người nào có một trong những hành
vi sau đây chiếm đọat tài sản của người khác có giá trị từ bốn triệu
đồng đến năm mươi triệu đồng hoặc dưới bốn triệu đồng nhưng gây hậu
quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt
hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xóa án tích mà
còn vi phạm thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù
từ ba tháng đến ba năm.
Như vậy, điều luật đã sửa đổi giá trị tài sản bị chiếm đoạt từ mức
một triệu đồng lên thành bốn triệu đồng.
Điểm d, khoản 2 quy định: Chiếm đoạt tài sản từ năm mươi triệu
đồng đến dưới hai trăm triệu đồng.
Điều luật đã bỏ từ “trên” trước từ “năm mươi triệu đồng”. Việc
sửa đổi này đã khắc phục được vướng mắc trong việc xác định khung,
khoản đối với trường hợp giá trị tài sản bằng năm mươi triệu đồng thì
xử lý theo khoản 1 hay khoản 2 Điều 140 BLHS năm 1999. Trong
trường hợp này các cơ quan tiến hành tố tụng sẽ không biết áp dụng
25


×