Tải bản đầy đủ (.pdf) (75 trang)

LUẬN văn LUẬT tư PHÁP TRÁCH NHIỆM của NGƯỜI ĐỨNG đầu cơ QUAN,TỔCHỨC TRONG VIỆC PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG lý LUẬN và THỰC TIỄN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (618.78 KB, 75 trang )

TRƯỜNG ðẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA LUẬT



LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP KHOÁ 30 (2004 - 2008)

TRÁCH NHIỆM CỦA NGƯỜI ðỨNG ðẦU CƠ
QUAN,TỔ CHỨC TRONG VIỆC PHÒNG, CHỐNG
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
THAM NHŨNG - LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

Giảng viên hướng dẫn:

Sinh viên thực hiện:

Nguyễn Hữu Lạc
Bộ môn: Luật Hành Chính

Nguyễn Quốc Việt
MSSV: 5044017
Lớp: Luật Tư Pháp K30

Cần Thơ 2008


NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................


..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................


NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN PHẢN BIỆN
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................

..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................


MỤC LỤC
LỜI NÓI ðẦU ..........................................................................................................1

Chương 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ THAM NHŨNG
1. KHÁI NIỆM..............................................................................................................4
1.1. Nguồn gốc và ñặc ñiểm của tham nhũng .............................................................4
1.2 Khái niệm tham nhũng ............................................................................................11
2. NGUYÊN NHÂN VÀ HẬU QUẢ CỦA THAM NHŨNG....................................14
2.1. Nguyên nhân...........................................................................................................14
2.2. Hậu quả ..................................................................................................................22

Chương 2: TRÁCH NHIỆM CỦA NGƯỜI ðỨNG ðẦU CƠ QUAN,

TỔ CHỨC TRONG VIỆC PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG
I. KHÁI NIỆM CHUNG VỀ TRÁCH NHIỆM VÀ TRÁCH NHIỆM CỦA
NGƯỜI ðỨNG ðẦU CƠ QUAN TỔ CHỨC ......................................................26
1. KHÁI NIỆM VỀ TRÁCH NHIỆM ......................................................................26

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
1.1 Theo nghĩa chủ ñộng...........................................................................................26
1.2 Theo nghĩa thụ ñộng ...........................................................................................27
2. KHÁI NIỆM VỀ TRÁCH NHIỆM NGƯỜI ðỨNG ðẦU CƠ QUAN...............28
2.1 Theo quan ñiểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh .......................................................28
2.2 Theo quan ñiểm của Luật phòng, chống tham nhũng.........................................30
II. TRÁCH NHIỆM CỦA NGƯỜI ðỨNG ðẦU CƠ QUAN TỔ CHỨC .........31
1. CHỈ ðẠO, BAN HÀNH CÁC QUY ðỊNH VỀ PHÒNG, CHỐNG THAM
NHŨNG ....................................................................................................................31
1.1 Xây dựng chương trình hành ñộng về phòng, chống tham nhũng......................31
1.2 Xây dựng chế ñộ, ñịnh mức, tiêu chuẩn .............................................................32
1.3 Ban hành các quy tắc ứng xử của cán bộ công chức trong cơ quan, tổ chức do
mình quản lý ..................................................................................................................32
1.4 Về việc kê khai tài sản ........................................................................................38
1.5 Xây dựng kế hoạch kiểm tra, giám sát thường xuyên............................................40


2. TRÁCH NHIỆM CỦA NGƯỜI ðỨNG ðẦU CƠ QUAN, TỔ CHỨC KHI
ðỂ XẢY RA THAM NHŨNG DO MÌNH QUẢN LÝ ...........................................40
2.1 Trách nhiệm của người ñứng ñầu do tự mình thực hiện hành vi tham
nhũng.........................................................................................................................40
2.2 Trách nhiệm của người ñứng ñầu cơ quan, tổ chức, ñơn vị khi ñể xảy ra
hành vi tham nhũng trong cơ quan, tổ chức, ñơn vị do mình quản lý, phụ
trách ........................................................................................................................41
2.3 Các trường hợp loại trừ trách nhiệm, miễn, giảm nhẹ hoặc tăng nặng hình

thức kỷ luật................................................................................................................43
III CÁC HÌNH THỨC XỬ LÝ TRÁCH NHIỆM CỦA NGƯỜI ðỨNG
ðẦU KHI ðỂ XẢY RA THAM NHŨNG DO MÌNH QUẢN LÝ ......................44
1. HÌNH THỨC XỬ LÝ ..........................................................................................45
1.1 Theo ðiều 55 Luật phòng, chống tham nhũng năm 2005 ..................................45
1.2 Theo Nghị ñịnh 107 ............................................................................................46
2. MỨC ðỘ CỦA VỤ, VIỆC THAM NHŨNG.......................................................47

Trung
tâm Học
liệu ĐH
Cần HƯỚNG
Thơ @ XỬ
Tài LÝ
liệuTÌNH
học HÌNH
tập vàTHAM
nghiên cứu
Chương
3: THỰC
TRẠNG,
NHŨNG VÀ NHỮNG KIẾN NGHỊ CỤ THỂ
I THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH THAM NHŨNG ................................................48
1. TÌNH HÌNH THẾ GIỚI........................................................................................48
1.1 Thực trạng tham nhũng trên thế giới hiện nay....................................................48
1.2 Hướng xử lý của pháp luật ñối với những người ñứng ñầu phạm tội của một
số nước ......................................................................................................................49
2. TÌNH HÌNH VIỆT NAM ............................................................................................ 50
2.1 Quy mô, tính chất và mức ñộ của tham nhũng hiện nay.....................................50
2.2 Những dạng tồn tại của tham nhũng ở Việt Nam hiện nay..................................53

2.3 Thực trạng tình hình tham nhũng trong các lĩnh vực ở Việt Nam thời gian
qua .............................................................................................................................55
2.4 Hướng xử lý của pháp luật Việt Nam ñối với những người có trách nhiệm
vi phạm qua một số vụ án ñiển hình .........................................................................61


III NHỮNG PHƯƠNG HƯỚNG VÀ KIẾN NGHỊ CỤ THỂ NHẰM
HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT.................................................................................62
1. NHỮNG PHƯƠNG HƯỚNG ..................................................................................... 62
1.1 Phương hướng chung .................................................................................................. 62
1.2 Người có hành vi tham nhũng ở bất kỳ cương vị, chức vụ nào phải bị xử lý
theo quy ñịnh của pháp luật ..........................................................................................63
1.3Việc xử lý trách nhiệm người ñứng ñầu phải ñược thực hiện công khai ...............63
1.4 Kiên quyết xử lý các ðảng viên vi phạm pháp luật ............................................63
2. CÁC KIẾN NGHỊ CỤ THỂ......................................................................................... 64
2.1 Nâng cao tinh thần trách nhiệm và ý thức cho người ñứng ñầu tiến tới xoá bỏ
cơ chế song trùng trực thuộc............................................................................................. 64
2.2 Xử lý nghiêm những hành vi vi phạm pháp luật của người có trách nhiệm ........... 64
2.3 Tiến hành cải cách tiền lương, xây dựng chế ñộ tiền lương hợp lý và tăng phụ
cấp trách nhiệm cho những người ñứng ñầu ................................................................64
2.4 Xây dựng kế hoạch kiểm tra thường xuyên ...........................................................65

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
KẾT LUẬN....................................................................................................................... 66
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHẦN PHỤ LỤC


LỜI NÓI ðẦU
Tham nhũng là một hiện tượng xã hội tiêu cực xuất hiện từ rất lâu , gắn

liền với sự hình thành và phát triển của xã hội loài người từ lúc xã hội phân chia
giai cấp. Tham nhũng là việc người có chức vụ, quyền hạn ñã lợi dụng chức vụ,
quyền hạn của mình ñể mưu lợi cá nhân. Hành vi tham nhũng diễn ra ở tất cả các
nước trên thế giới không phân biệt chế ñộ chính trị, xã hội, không kể là nước
giàu hay nghèo, ñang ở trình ñộ phát triển thấp hay cao và chúng len lõi vào các
mặt của ñời sống xã hội gây ra những hậu quả hết sức nguy hại về kinh tế, chính
trị, văn hoá, xã hội, ảnh hưởng trực tiếp ñến bộ máy nhà nước, ñến sự tồn vong
của chế ñộ, chúng ta biết ñược rằng tham nhũng là hành vi của người có chức vụ
quyền hạn ñã lợi dụng chức vụ quyền hạn ñể mưu lợi. Vậy thì trách nhiệm của
người ñứng ñầu cơ quan, tổ chức quản lý người có chức vụ, quyền hạn phải ñược
quy ñịnh nhằm hạn chế và tiến ñến tiêu diệt tham nhũng. Do ñó ðảng và Nhà
nước ta ñã ban hành nhiều văn bản pháp luật ñể quy ñịnh về trách nhiệm người
ñứng ñầu cơ quan, tổ chức trong hoạt ñộng phòng, chống tham nhũng. Vậy xin
mời quý Thầy, Cô và các bạn cùng tìm hiểu xem pháp luật Việt Nam quy ñịnh
Trung
tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
như thế nào về trách nhiệm của người ñứng ñầu cơ quan, tổ chức trong việc
phòng, chống tham nhũng.

1


Hiện nay ở nước ta cũng như trên thế giới ñã có nhiều công trình, ñề tài
nghiên cứu và rất nhiều bài báo, bài viết về vấn ñề tham nhũng và trách nhiệm
của người ñứng ñầu của các chuyên gia. ðặc biệt là công trình nghiên cứu về
chống tham nhũng và trách nhiệm của người ñứng ñầu của Ngân hàng thế giới;
của tổ chức minh bạch quốc tế; một số tổ chức khác và của nhiều chuyên gia,
học giả. Ở Việt Nam có nhiều ñề tài, công trình nghiên cứu của Ban nội chính
trung ương ðảng Cộng sản Việt Nam, Viện Khoa học thanh tra, của Học viện
hành chính quốc gia cùng một số nhà khoa học và nhiều luật gia… cùng rất

nhiều bài báo, bài viết ñăng tải trên các tạp chí chuyên nghành, các báo của trung
ương và ñịa phương.
Trong khuôn khổ của ñề tài luận văn tốt nghiệp cử nhân Luật tác giả
nghiên cứu với mục ñích làm rõ những vấn ñề lý luận về tình hình tham nhung từ
ñó làm cơ sở chung ñể nghiên cứu về thực tiễn tình hình Việt Nam về trách
nhiệm của người ñứng ñầu cơ quan trong việc phòng, chống tham nhũng.
Mục ñích nghiên cứu của ñề tài là:
-

Phân tích tìm hiểu về nguồn gốc và ñặc ñiểm của tham nhũng
tiến ñến hệ thống hoá các khái niệm về tham nhũng của các

Trung tâm Học chuyên
liệu ĐH
Cần
@tìmTài
học tập
nghiên
gia ñã
ñưa Thơ
ra từ ñó
hiểuliệu
về nguyên
nhânvà
và hậu
quả cứu
do tham nhũng gây ra.

-


Tìm hiểu về trách nhiệm và thực tiễn pháp Luật Việt Nam về
trách nhiệm của người ñứng ñầu

-

Thực trạng tình hình tham nhũng thế giới và Việt Nam từ ñó làm
cơ sở ñể ñưa ra các phương hướng và kiến nghị.

Nhiệm vụ trọng tâm của ñề tài là: Tiến hành hệ thống hoá cơ sở lý luận, di
sâu vào tìm hiểu thực tiễn pháp luật Việt Nam quy ñịnh về trách nhiệm người
ñứng ñầu cũng như hướng xử lý của pháp luật khi vi phạm và các kiện nghị cụ
thể nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật nước nhà.
Phạm vi nghiên cứu của ñề tài: Chủ yếu nghiên cứu về lý luận và các quy
ñịnh của pháp luật về trách nhiệm người ñứng ñầu cơ quan tổ chức trong việc
phòng, chống tham nhũng.
Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp duy vật biện chứng Mác – Lênin
là phương pháp giữ vai trò chủ ñạo trong suốt quá trình nghiên cứu của ñề tài.
Do tính chất ñặc thù của vấn ñề nghiên cứu, các phương pháp nghiên cứu và
2


phân tích luật viết ñược vận dụng linh hoạt trong từng trường hợp cụ thể . Ngoài
ra, các phương pháp khác như thống kê, nghiên cứu so sánh, phân tích tổng
hợp… có ý nghĩa hỗ trợ hiệu quả ñối với kết quả nghiên cứu của ñề tài.
Cấu trúc nghiên cứu của ñề tài gồm 3 chương:
Chương 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ THAM NHŨNG
Chương 1 nhằm mục ñích giới thiệu cho người ñọc khái quát về tham nhũng.
Chương 2: TRÁCH NHIỆM CỦA NGƯỜI ðỨNG ðẦU CƠ QUAN, TỔ
CHỨC TRONG VIỆC PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG
Chương 2 ñịnh nghĩa về trách nhiệm chung và trách nhiệm của người ñứng ñầu

và xử lý trách nhiệm của người ñứng ñầu khi họ vi phạm pháp luật.
Chương 3: THỰC TRẠNG, HƯỚNG XỬ LÝ TÌNH HÌNH THAM
NHŨNG VÀ NHỮNG KIẾN NGHỊ CỤ THỂ
Chương 3 nêu lên thực trạng tình hình tham nhũng trên thế giới và ở Việt Nam,
hướng xử lý và từ ñó ñưa ra các phương hướng, kiến nghị cụ thể. Cùng với
chương 2 ñây là hai chương quan trọng nhất của luận văn.

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

3


Chương 1
LÝ LUẬN CHUNG VỀ THAM NHŨNG
1. KHÁI NIỆM
1.1. Nguồn gốc và ñặc ñiểm của tham nhũng
1.1.1. Nguồn gốc
a. Nguồn gốc chung của hiện tượng tham nhũng
Tham nhũng là một hiện tượng xã hội có mầm mống từ rất lâu trong lịch sử xã
hội loài người, từ khi hình thành các bộ lạc, thị tộc nguyên thủy vào cuối giai ñoạn
công xã nguyên thủy ñầu thời kỳ chiếm hữu nô lệ tức là khi bắt ñầu hình thành
những tổ chức nhà nước ñầu tiên, sơ khai. Hiện tượng tham nhũng bắt ñầu khi
những người ñứng ñầu bộ lạc, thị tộc do lòng tham ñã lợi dụng uy tín chiếm ñoạt
phần của cải dư thừa làm của riêng ñây chính là hình thức sơ khai của tham nhũng.
Nhưng tham nhũng chỉ trở thành vấn ñề của xã hội và phát triển mạnh khi xã hội bắt
ñầu có giai cấp, nhà nước. Như vậy là trong chế ñộ xã hội cộng sản nguyên thủy
không có hiện tượng tham nhũng.

Trung tâm
ĐH

Tàicông
liệu
vàlớn,
nghiên
LịchHọc
sử loàiliệu
người
ñã Cần
trải quaThơ
ba lần@
phân
laohọc
ñộngtập
xã hội
mà mỗi cứu
lần xã hội lại có những bước tiến mới làm sâu sắc thêm quá trình tan rã của chế ñộ
cộng sản nguyên thủy. Sau lần phân công lao ñộng xã hội ñầu tiên - chăn nuôi tách
ra khỏi trồng trọt thành một ngành kinh tế ñộc lập thì những mầm mống ñầu tiên
của chế ñộ tư hữu xuất hiện, xã hội ñã phân chia thành người giàu, người nghèo.
ðến lần phân công lao ñộng thứ hai - thủ công nghiệp tách ra khỏi nông nghiệp,
nô lệ ñã trở thành bộ phận cấu thành chủ yếu của hệ thống xã hội và lần phân công
lao ñộng thứ ba - ngành thương nghiệp phát triển, xuất hiện tầng lớp thương nhân.
Những thay ñổi trên ñã làm ñảo lộn ñời sống thị tộc, chế ñộ thị tộc ñã tỏ ra bất lực,
những xung ñột về lợi ích giữa các giai cấp, giữa người giàu và kẻ nghèo diễn ra
gay gắt. Xã hội ñòi hỏi cần phải có một tổ chức mới ñủ sức mạnh ñể giải quyết
những mâu thuẫn, xung ñột ñó, tổ chức ñó chính là Nhà nước. Nhà nước ra ñời
cùng với bộ máy của nó ñã kịp thời giải quyết những mâu thuẫn xung ñột nhưng
cũng từ trong bộ máy của nó ñã kế thừa những mầm mống tham nhũng manh nha
từ thời thị tộc, bộ lạc giờ trở thành căn bệnh tham nhũng tồn tại song song và gắn
liền với bộ máy Nhà nước.

Tham nhũng, là căn bệnh muôn thuở, căn bệnh ung thư của mọi nhà nước.
Cội nguồn của nó chính là ở thuộc tính tự nhiên của con người kết hợp cùng với
4


những ñiều kiện kinh tế - xã hội nhất ñịnh ñó là các xã hội có giai cấp và Nhà
nước. Khi xây dựng một lý luận, một tiêu chuẩn trong lĩnh vực tư tưởng hay ñạo
ñức xã hội, một khuynh hướng thường thấy là người ta không hoặc cố tình
không nhìn nhận những gì ñang tồn tại trong thực tế với ñầy ñủ các khuyết tật tự
nhiên của nó. Nếu nhìn nhận một cách tỉnh táo, chúng ta không thể không thừa
nhận sự tồn tại của những mặt khuyết tật, cái mà chúng ta thường gọi là các căn
bệnh xã hội. Trong vấn ñề ñang nghiên cứu, chúng ta phải thừa nhận rằng tham
nhũng tồn tại trong mọi thời ñại, mọi nhà nước, mọi hệ thống chính trị và mọi
quốc gia dân tộc. Vì vậy mọi quốc gia trên thế giới ñều phải ñối mặt với nạn
tham nhũng với nhiều hình thức, thủ ñoạn tinh vi.
Như vậy, tham nhũng xuất hiện rất sớm từ khi có sự phân chia quyền lực và
hình thành nhà nước; tham nhũng là một căn bệnh xã hội của nhân loại. Và cũng
như các loại bệnh xã hội khác, nó là khuyết tật tự nhiên mang tính bản năng, là
một phần thuộc về bản chất ñời sống con người; ñồng thời cũng chịu những tác
ñộng của các ñiều kiện kinh tế xã hội. Tham nhũng xuất hiện cùng với sự ra ñời
của Nhà nước và tồn tại song song cùng với sự phát triển của Nhà nước do ñó nó
sẽ tiêu vong cùng với sự tiêu vong của Nhà nước. Tức là khi xã hội không còn
giai cấp và ñấu tranh giai cấp ñó là xã hội cộng sản chủ nghĩa. Khi ñó con người
Trung
tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
“Làm việc theo năng lực, hưởng theo nhu cầu” thì nguồn gốc tự nhiên và xã hội
của tham nhũng sẽ không còn.
b. Nguồn gốc kinh tế - chính trị - xã hội của tham nhũng hiện ñại
Mặc dù là một hiện tượng muôn thuở, tham nhũng ở mỗi quốc gia, mỗi thời
ñại lịch sử, chịu tác ñộng của những nhân tố kinh tế - chính trị - xã hội khác nhau.

ðể chống tham nhũng hiệu quả cần phải dựa trên cơ sở phân tích khoa học những
nhân tố ñó. Dưới ñây là những phân tích sơ bộ về nguồn gốc kinh tế - chính trị - xã
hội của tham nhũng hiện ñại:
Về mặt kinh tế: tham nhũng là hậu quả của môi trường kinh tế thiếu minh
bạch. Môi trường kinh tế thiếu minh bạch là mảnh ñất tốt cho các hành vi tham
nhũng sinh sôi nảy nở. ðiều này lý giải tại sao tham nhũng tại các nước ñang phát
triển trầm trọng hơn nhiều so với các nước phát triển, nơi có môi trường kinh tế
minh bạch hơn. Tại những nước có môi trường kinh tế kém minh bạch, việc trốn
thuế diễn ra tràn lan, lý do ñơn giản là tại ñó hành vi này dễ dàng thực hiện trót lọt
hơn tại các quốc gia khác. Trong môi trường kinh tế thiếu minh bạch, sự can thiệp
thái quá và nhiều khi thô bạo của các cơ quan nhà nước vào hoạt ñộng kinh doanh

5


làm méo mó các quan hệ kinh tế - xã hội. ðó là tình trạng tốt tạo ñiều kiện thuận
lợi ñể các quan tham dễ bề trục lợi. Do ñó chúng ta có thể khẳng ñịnh rằng nguồn
gốc sâu xa sinh ra tham nhũng chính là lợi ích kinh tế.
Về mặt chính trị: tham nhũng là kết quả của hệ thống chính trị thiếu khả
năng tự kiểm soát. Một hệ thống chính trị không xây dựng ñược các tiêu chuẩn,
không tự kiểm soát ñược, ñể cho quyền lực bị ñánh cắp ñại trà trên quy mô xã
hội, dưới mọi hình thức, mọi mức ñộ sẽ tạo cơ hội tốt cho tham nhũng phát triển.
Hệ thống chính trị thiếu khả năng tự kiểm soát sẽ làm xuất hiện sự nhập nhằng
trong nhận thức và những cơ cấu không ñược pháp chế hóa. Tất cả những yếu tố
này giải thích tại sao trong thời ñại chúng ta, tham nhũng lại nở rộ tại những
quốc gia có nền chính trị không chuyên nghiệp, hay nói một cách ñơn giản, tại
những quốc gia trong ñó nền chính trị tuột khỏi tầm kiểm soát của xã hội.
Tham nhũng là kết quả của tình trạng thiếu dân chủ trong sinh hoạt chính
trị. Tham nhũng gắn liền với bản chất con người, nhưng không phải bất kỳ ai
cũng tham nhũng và cũng có thể tham nhũng. ðể tham nhũng thì phải có chức

vụ, ñịa vị và quyền lực. Ngoài ra, tham nhũng còn phụ thuộc vào các cơ chế xã
hội có nhiệm vụ hạn chế hành vi tham nhũng. Khi một quốc gia lâm vào tình
trạng
thiếu
dân chủ
hoạt
chính@
trị,Tài
những
người
hạn chế cứu
Trung
tâm
Học
liệutrong
ĐHsinh
Cần
Thơ
liệu
họcthoát
tậpkhỏi
vàsựnghiên
của các cơ chế xã hội sẽ lợi dụng, lạm dụng quyền lực, ñịa vị, uy tín xã hội ñể
thực hiện hành vi tham nhũng. Cùng với tình trạng thiếu dân chủ trong sinh hoạt
chính trị, sự thiếu công khai trong ñời sống chính trị cũng tạo ra không gian ñen
tối cho hiện tượng tham nhũng phát sinh và phát triển.
Về mặt thể chế nhà nước: tham nhũng là con ñẻ của những thể chế tồn tại bất
hợp lý và bị ñộc quyền lũng ñoạn. Quy mô tham nhũng lệ thuộc nhiều vào tính chất
của thể chế nhà nước. Chẳng hạn tại các quốc gia Châu Phi, nơi tập trung nhiều thể
chế lạc hậu và phi dân chủ, các quyền lực nhà nước, quyền lực chính trị bị phân chia

một các tùy tiện hoặc không ñược bảo vệ và sử dụng cẩn trọng, tức là các quyền lực
này dễ bị tham nhũng ñể mở ñường cho nạn tham nhũng tràn lan trong xã hội. Các
thể chế này không ñủ năng lực ñể tự kiểm soát, nhưng lại ra sức ngăn cản việc xây
dựng một thể chế mới có thể quản lý xã hội hữu hiệu hơn. Tình trạng bất hợp lý của
thể chế có thể thấy rõ ở những quốc gia mà một bộ phận nhân lực quan trọng của nó
ñược trả lương quá thấp so với nhu cầu tối thiểu của cuộc sống. Thể chế bất hợp lý
ñã buộc nhiều người phải tham nhũng ñể sống và tồn tại.

6


Về mặt pháp luật: tham nhũng là kết quả của tình trạng các quyền và lợi ích
cá nhân bị hạn chế hoặc chưa ñược hợp pháp hóa. Tình trạng nhiều quyền lợi
chính ñáng của cá nhân không ñược hợp pháp hóa hoặc bị hạn chế như chúng ta
có thể quan sát thấy tại nhiều quốc gia chậm phát triển. Ví dụ như tình trạng
“ngăn sông cấm chợ” ở nước ta trước ñổi mới hay sự hạn chế các hoạt ñộng của
nữ giới tại Afghanistan, Iran hay một số quốc gia Hồi giáo, khi chỉ vì những suy
nghĩ cực ñoan thiển cận, người ta muốn tối thiểu hóa không gian sống của mỗi cá
nhân. ðiều này trên thực tế ñã ñẩy nhiều người vào vòng xoáy tham nhũng ñể thỏa
mãn các khát vọng thật ra là chính ñáng của họ. ðiều nguy hiểm là ở chỗ tình
trạng này sẽ tạo ra sự nhập nhằng về nhận thức. Việc thay thế các quy ñịnh của
pháp luật bằng những thỏa thuận ngầm trên quy mô xã hội hoặc ñạo ñức xã hội
khiến các nhóm lợi ích luôn ñấu tranh với nhau trên cùng một cá nhân. Nếu chúng
ta tạo cho cá nhân một không gian sống tốt, nếu chúng ta hợp pháp hóa các quyền
cá nhân chính ñáng ñể mỗi cá nhân có thể phát huy tối ña sức sống, sức sáng tạo
của họ trong khuôn khổ pháp luật, chắc chắn rất nhiều người bình thường sẽ sống
và ứng xử theo những chuẩn mực ñược chấp nhận rộng rãi trong xã hội.
Về mặt văn hóa xã hội: tham nhũng ñược hỗ trợ bởi những yếu tố tiêu cực
trong nền văn hóa, chẳng hạn tính gia trưởng vốn là một ñặc ñiểm rất rõ nét tại
Trung

tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
nhiều nước Châu Á. Văn hóa gia trưởng gắn liền với việc ñộc quyền sở hữu lẽ
phải. Kết quả là quyền lực dễ bị ñánh cắp, tạo cơ sở cho cả tham nhũng vật chất

và tinh thần.
Xét từ góc ñộ người dân thì tâm lý cam chịu, xem tham nhũng như là việc
bình thường của những người làm quan do ñó họ chấp nhận việc quà cáp, biếu
xén (mà thực chất là ñút lót, hối lộ) cho các quan chức ñể ñược việc hay khi bị
sách nhiễu, ñòi hối lộ thì họ thường chấp nhận ñể ñược giải quyết xong việc của
mình chứ không chống lại hoặc không dám chống lại. Họ quan niệm rằng “ñồng
tiền ñi trước là ñồng tiền khôn” có tiền mọi việc sẽ ñược giải quyết một cách dễ
dàng, nhanh chóng và ổn thỏa. ðây là nguồn gốc văn hóa xã hội tiêu cực biểu
hiện rõ nét ở các quốc gia Châu Á, người dân không biết rằng chính quan niệm
và cách ứng xử của họ ñã tạo ra một thứ “văn hóa tham nhũng” là môi trường
văn hóa có lợi cho tham nhũng, làm tham nhũng dễ phát triển cả về lượng và
chất.
Về mặt nhân văn: tham nhũng là hậu quả của quan niệm lệch lạc và thái ñộ
thiếu tôn trọng các giá trị cá nhân. Các giá trị cá nhân không ñược tôn trọng sẽ dẫn
ñến sự xâm hại các giá trị công cộng. ðiều này có vẻ ngược ñời nhưng thực ra rất
7


hợp lôgic. Trên thực tế, việc chống chủ nghĩa cá nhân một cách thái quá luôn luôn
dẫn ñến một tình trạng cực ñoan trong ñời sống tinh thần của xã hội. Tâm lý xem
nhẹ, nếu không muốn nói là bài bác các giá trị cá nhân khiến người ta tìm mọi
cách hạn chế không gian sống của cá nhân, làm cho con người thiếu ý thức trách
nhiệm về hành vi của mình, dễ dàng bằng lòng với thực tại, dễ dàng tham nhũng,
tiếp tay hoặc ít nhất là mặc nhiên thừa nhận tham nhũng.
Sự ngộ nhận về giá trị cá nhân và giá trị tập thể còn dẫn ñến cả hiện tượng
tham nhũng mang tính tập thể, nghĩa là có sự kết cấu, ñồng tình ñể tiến hành hành

vi tham nhũng trên quy mô lớn hơn. ðó là chính là mầm mống của tội phạm có tổ
chức. Còn nếu cá nhân nào không chịu tham nhũng, họ sẽ không còn là người của
tập thể, họ sẽ bị loại khỏi cuộc chơi. ðiều này giải thích tại sao tham nhũng tại
những nước có sự nhìn nhận sai lạc về cá nhân và tập thể lại càng trầm trọng và
khó ñẩy lùi hơn nhiều nước khác.
1.1.2. ðặc ñiểm, hiện tượng và biểu hiện của tham nhũng
a. ðặc ñiểm
Dựa trên khái niệm về tham nhũng chúng ta có thể rút ra 3 ñặc ñiểm chính
của tham nhũng như sau:

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
ðặc ñiểm về chủ thể: Chủ thể của tham nhũng phải là những người có
chức vụ, quyền hạn hay có trách nhiệm trong việc quản lý một số công việc cụ
thể làm việc trong bộ máy nhà nước, bộ máy của ðảng chính trị, trong bộ máy
của các tổ chức kinh tế nhà nước hay tư nhân (nếu hiểu tham nhũng theo nghĩa
rộng).
ðặc ñiểm về mặt hành vi: Tham nhũng ñược thể hiện bằng cách người
thực hiện hành vi lợi dụng chức vụ, quyền lực, lợi dụng nhiệm vụ, trọng trách
cũng như vị trí, ñịa vị công tác mà mình ñược giao phó ñể không làm hoặc làm
trái với những nguyên tắc quản lý nhà nước, trái với nội dung công việc ñược
giao, gây thiệt hại ñến lợi ích chung của nhà nước, xã hội, các tổ chức và công
dân.
ðặc ñiểm về mặt ñộng cơ, mục ñích: thể hiện ở chỗ vụ lợi cá nhân cho
bản thân, cho nhóm mang tính tập thể hoặc cho những người khác, sự vụ lợi cá
nhân về vật chất có thể ñược hưởng ngay nhưng cũng có thể phải qua khâu trung
gian, hoặc là chuyển vụ lợi cá nhân cho người thân. Những ñặc ñiểm trên ngoài

8



tác dụng giúp chúng ta nhận diện những hành vi tham nhũng còn là yếu tố trong
cấu thành tội phạm hình sự ñể xử lý những hành vi tham nhũng.
b. Hiện tượng, biểu hiện
Năm 2001 tại Praha thủ ñô của Cộng hòa Séc, Hội nghị quốc tế chống tham
nhũng với sự tham gia của 1200 ñại biểu, trong ñó có các vị tổng thống, thủ tướng,
phó thủ tướng, các bộ trưởng, thứ trưởng, các nghị sĩ, các nhà khoa học… của 130
nước, ñã chỉ ra những hiện tượng chủ yếu của tham nhũng: ñó là những quan chức
giàu lên nhanh chóng sau một thời gian ñảm nhiệm những chức vụ quan trọng; là
những vụ tư nhân hóa hàng loạt các công ty, xí nghiệp ở các nước có nền kinh tế
ñang chuyển ñổi; là những khoản viện trợ hay những khoản vay kếch xù ñể phát
triển kinh tế xóa ñói giảm nghèo hoặc cứu trợ giúp ñỡ nhân dân hoạn nạn nhưng
ñến ñược với dân thì ít mà ñến với các quan chức chính phủ thì nhiều; là nạn mua
chuộc, hối lộ ñể tổ chức các cuộc bầu cử thiếu minh bạch, hối lộ ñể lập các công ty
mới; là nạn rửa tiền của bọn maphia quốc tế…(1)
Học giả Klitgaard ñã xác ñịnh qui luật hoạt ñộng của tham nhũng trong
thực tế dưới dạng công thức sau:
“Tham nhũng = ðộc quyền (Monopoly) + Bưng bít thông tin (Discretion)
- Trách nhiệm giải trình (Accountability)”

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @(2) Tài liệu học tập và nghiên cứu
Theo công thức trên, có thể dễ dàng nhận dạng tham nhũng trong các biểu
hiện của nó: thừa ñộc quyền, thừa bưng bít thông tin, thiếu trách nhiệm giải
trình. Công cụ nhận dạng tham nhũng này cho ta thấy ñược bản chất của tham
nhũng, mà con người là yếu tố quan trọng tham gia vào quy trình ñó.
Riêng ở Việt Nam những biểu hiện của tham nhũng dễ nhận biết nhất là
trong lĩnh vực xây dựng cơ bản: ñó là sự kém chất lượng và xuống cấp nhanh
chóng của các công trình cơ sở hạ tầng như ñường sá, cầu cống, trường học,
bệnh viện, các công trình văn hóa thậm chí có công trình ñang làm lễ khánh
thành cũng bị sập. Ở các lĩnh vực khác là nạn sách nhiễu nhân dân của công chức
trong các cơ quan hành chính; hiện tượng ñưa người thân trong gia ñình, họ hàng

vào nắm các chức vụ quan trọng trong cùng một cơ quan; hiện tượng ñòi tiền
mãi lộ của cảnh sát giao thông hay hiện tượng bắt buộc học sinh phải ñi học
thêm trong ngành giáo dục; tham nhũng còn biểu hiện ở hiện tượng một số cán
bộ giàu lên nhanh chóng và biểu hiện ngay cả trong lối sống ăn chơi xa xỉ của
(1)
(2)

Vũ Hiền - Thế giới chống tham nhũng - Tạp chí cộng sản, số 21 (11/2001), tr. 15.
Ngân hàng thế giới: Kiềm chế tham nhũng , Sñd tr. 169.

9


một số cán bộ và con cái họ…Căn cứ ñồng lương, kể cả việc sản xuất kinh
doanh gia ñình cũng không thể lý giải ñược mức sống ñó. Qua hàng loạt vụ án
lớn, ñều do nhân dân và báo chí phát hiện là chủ yếu, và qua kết quả công tác
của các ñoàn Chính phủ, có thể khái quát một số biểu hiện của tham nhũng trong
thực tiễn ñời sống ở nước ta hiện nay cụ thể ñược liệt kê như sau(1):
- Một số ñịa phương, ñơn vị ra những chỉ thị, quyết ñịnh không ñúng với
chính sách, luật pháp của Nhà nước ñể thu lợi bất chính, phổ biến là lấy ñất công
ñể bán và chia nhau;
- Một số nơi ñề ra hàng loạt khoản (có nơi tới trên 30 khoản) bắt nông dân
ñóng góp, bưng bít thông tin, thiếu công khai minh bạch ñể xà xẻo, tư túi;
- Gây khó khăn, sách nhiễu ñể ñòi hối lộ dưới nhiều hình thức kể cả mua
bằng, bán ñiểm;
- Vừa là bên A, vừa có quyền chỉ ñịnh bên B… ñể dễ hưởng hoa hồng, lại
quả, tham nhũng lớn trong nhiều chương trình, dự án kể cả các chương trình, dự
án nghiên cứu khoa học;
- Khi xây dựng ñịnh mức về kinh tế - kỹ thuật thì nâng lên cao, khi thực
hiệntâm

thì lắt
léo ñể
giảm
công @
trìnhTài
chỉ liệu
còn trên
lấy chênh cứu
Trung
Học
liệu
ĐHxuống
CầncóThơ
họcdưới
tập50%,
và nghiên
lệch ñể chia chác, thông ñồng móc ngoặc với nhà thầu, giám sát thi công, kiểm
tra chất lượng… làm cho hàng loạt công trình mặc dù ñược hội ñồng nghiệm thu
ñánh giá tốt nhưng mới sử dụng ñã xuống cấp, hư hỏng;
- Lợi dụng buôn bán, vận chuyển, ñi nước ngoài câu kết với bọn buôn lậu
có tính quốc tế ñể nhập tàu xe cũ, máy móc lạc hậu, rác thải công nghiệp… bất
chấp hậu quả tai hại cho dân và cho nền kinh tế, miễn là có chênh lệch, có hoa
hồng;
- Thông ñồng với nhau ñể vay tiền ngân hàng, tiền nước ngoài (như vốn
ODA) ñến hàng nghìn tỷ ñồng không kể hiệu quả sử dụng ñể hưởng hoa hồng,
bòn rút, tư túi;
- Sử dụng tiền quỹ công, tín dụng ưu ñãi người nghèo, gia ñình chính sách
ñể cho vay lấy lãi; buôn bán lập quỹ ñen; mua tặng phẩm có giá trị lớn tặng lẫn
nhau;


(1)

PGS, TS Lê Trọng - Bàn về cuộc ñấu tranh chống tham nhũng ở nước ta - Tạp chí cộng sản, số 21 (11/2001), tr.
18 - 19.

10


- Tạo ra thành tích giả ñể tham ô dưới danh nghĩa tiền thưởng, quà cáp, biếu
xén nhau ngày lễ, ngày tết, việc hiếu hỷ ñến hàng trăm tỉ ñồng;
- Tranh mua hàng xuất khẩu, chạy chọt “quota” ñể lấy ngoại tệ, mua hàng
tiêu dùng xa xỉ về bán lấy lãi chia nhau… gây lãng phí và rối loạn thị trường;
- Lập những “dự án lừa”, “trồng rừng trên giấy” ñể lấy tiền nhà nước;
- Thậm chí còn tệ hơn là ở một số còn có tình trạng “ăn” cả tiền cứu giúp
người ñói nghèo, xã khó khăn, “ăn” chặn tiền ủng hộ bão lụt …
Tất cả những hiện tượng, biểu hiện ñó của tham nhũng diễn ra hàng ngày
trước mắt chúng ta và thật sự cũng không khó khăn ñể nhận biết chúng. Nhưng
ñiều quan trọng là không phải là ở việc có nhận biết ñược nó hay không mà là ở
chỗ khi nhận biết chúng rồi chúng ta có dám quyết tâm loại trừ chúng hay không.
1.2 Khái niệm tham nhũng
Tham nhũng là một phạm trù lịch sử, xuất hiện cùng với sự ra ñời của Nhà
nước và tồn tại song song cùng với sự phát triển của Nhà nước. Lịch sử Nhà
nước từ khi xuất hiện ñến nay cho thấy, tham nhũng như một khuyết tật bẩm sinh
của “quyền lực”, là loại tội phạm cực kỳ nguy hiểm bởi tính chất và hậu quả do

Trung
Thơquốc
@ Tài
liệuthếhọc
và nghiên

nó tâm
gây ra.Học
Việt liệu
Nam ĐH
cũngCần
như nhiều
gia trên
giới tập
coi tham
nhũng là cứu
một “quốc nạn” cần phải chủ ñộng phòng ngừa và kiên quyết trừng trị bằng
nhiều biện pháp mạnh mẽ. Vì vậy, ñể phòng ngừa và ñấu tranh có hiệu quả với
tham nhũng ñòi hỏi chúng ta phải hiểu rõ tham nhũng là gì? Những ñặc ñiểm
nhận dạng những hành vi tham nhũng, nguyên nhân và hậu quả do nó gây ra…
Trong ñó việc xác ñịnh chính xác khái niệm tham nhũng là vô cùng quan trọng.
Vậy tham nhũng là gì? Thuật ngữ tham nhũng xuất hiện từ bao giờ? Hiện nay có
nhiều quan ñiểm khác nhau về vấn ñề này.
Thuật ngữ tham nhũng bắt nguồn từ tiếng Latinh Rumpese (ñộng từ) với
nghĩa là bẻ gãy, vi phạm hoặc sai lệch. Trong tiếng Anh, tham nhũng ñược gọi
là Corruption xuất phát từ ñộng từ Corrupt nghĩa là bị ñút lót, bị mua chuộc,
ñồi bại…(1) nhằm chỉ các quan chức Nhà nước ñã vi phạm luân thường, ñạo lý
xã hội hoặc các luật lệ ñể tìm kiếm nguồn lợi cho bản thân, gia ñình, bạn bè,
ñảng phái hay các nhóm người có liên quan. Thuật ngữ tham nhũng theo cách
hiểu thông thường hiện nay là ñể chỉ những hành vi tiêu cực của những cá nhân, tổ
chức có quyền lực lợi dụng chức quyền chiếm ñoạt tài sản, tiền của nhà nước, tổ
(1)

Từ ñiển Anh - Việt, NXB. TP. Hồ Chí Minh - 1997, tr. 210.

11



chức và của công dân ñể thõa mãn lòng tham, tính vụ lợi của cá nhân; là sự kết
hợp giữa quyền lực và lòng ham muốn lợi ích cá nhân do những ñiều kiện kinh tế xã hội nhất ñịnh cụ thể tác ñộng như cơ chế, chính sách, pháp luật, ñạo ñức…
Xuất phát từ những ñiều kiện, ñặc thù riêng, các quốc gia có sự khác nhau về
truyền thống lịch sử, ñặc ñiểm văn hóa, ñiều kiện kinh tế - xã hội, tình hình tham
nhũng… nên quan niệm về tham nhũng có khác nhau. Chẳng hạn: Từ ñiển Bách
khoa của Brue khaus - ðức nêu khái niệm:“Tham nhũng là hiện tượng mất phẩm
chất, hối lộ, ñút lót, thường xảy ra ñối với công chức có quyền hành”(2). Ở Áo cho
rằng:“Tham nhũng là hiện tượng lừa ñảo, hối lộ, bóc lột”(1). Từ ñiển Bách khoa
Thụy Sĩ:“Tham nhũng là hậu quả nghiêm trọng của sự vô tổ chức của tầng lớp có
trách nhiệm trong bộ máy Nhà nước, ñó là hành vi phạm pháp ñể phục vụ lợi ích
cá nhân”(2). Luật hình sự Trung Quốc quy ñịnh rõ tội phạm tham nhũng và khung
hình phạt, Luật giám sát hành chính coi tham nhũng là hiện tượng hủ bại và chống
tham nhũng là chống hủ bại. Luật chống tham nhũng của Malaixia quy ñịnh tham
nhũng là việc“công chức nhận quà biếu có giá trị bất hợp pháp ñể ñánh ñổi lấy
việc bản thân thực hiện một hành vi dựa trên quyền lực, chức vụ của mình”,
“người có chức quyền nhận quà biếu bất hợp pháp như một khoản thù lao cho
việc người ñó lợi dụng chức vụ, quyền hạn, thực hiện một hành vi có lợi hoặc có
Trung
tâm Học liệu ĐH(3)Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
hại cho một người khác” . Luật chống tham nhũng của Singapo (ðiều 2) quy
ñịnh: Tham nhũng là “tiền hay một hình thức quà biếu, tiền vay mượn, tiền

thưởng, tiền hoa hồng, các bảo ñảm có giá trị tài sản, lợi tức của tài sản dưới hình
thức ñộng sản hay bất ñộng sản; chức vụ, công việc hay hợp ñồng; mọi hình thức
trả tiền, thanh toán hay miễn trả nợ, miễn thực hiện nghĩa vụ hay các khoản thanh
toán khác; mọi hình thức dịch vụ, giúp ñỡ hay tạo ñiều kiện, kể cả việc bảo ñảm
không bị hình phạt, không bị kỷ luật hoặc không phải chịu trách nhiệm hình sự
hay không phải thực hiện nghĩa vụ khác; mọi hình thức cung phụng, thực hiện hay

hứa hẹn sẽ cung cấp về một khoản tiền nào ñó như quy ñịnh trên”(4).
Theo Ngân hàng thế giới (World Bank viết tắt là WB), tham nhũng là sự
"lạm dụng quyền lực công cộng nhằm lợi ích cá nhân" ("the abuse of public
power for private benefit"). Hội ñồng châu Âu (The Council of Europe), trong
Công ước 1999, tại ñiều 2, ñịnh nghĩa:"Tham nhũng là hành vi ñòi hỏi, ñề nghị,
ñưa hoặc nhận hối lộ hoặc một lợi ích khác hoặc hứa hẹn hối lộ hoặc lợi ích
(2)

Kinh nghiệm phòng, chống tham nhũng của một số nước trên thế giới - NXB. Chính trị quốc gia, Hà Nội
2005, tr. 10.
(1) (2) (3) (4)
Kinh nghiệm phòng, chống tham nhũng của một số nước trên thế giới, Sñd, tr. 10 - 11.

12


khác, trực tiếp hoặc gián tiếp, làm sai lệch sự thực hiện ñúng ñắn của bất kỳ
chức trách hoặc hành vi theo nghĩa vụ nào của người nhận hối lộ, lợi ích khác
hoặc hứa hẹn hối lộ và lợi ích khác ñó"(5).
Còn theo một số chuyên gia về chống tham nhũng thế giới như: Rick
Stanpenhurst và Shahrzad Sedigh(6) thì “Tham nhũng, theo nghĩa ñơn giản nhất, là
sự lạm dụng quyền lực, ña phần là ñể ñạt ñược lợi ích cá nhân hoặc lợi ích của
một nhóm mà người ta phải trung thành với nó… Thuật ngữ tham nhũng thường
ñược áp dụng nhất cho sự lạm dụng quyền lực công của các chính khách hay công
chức Nhà nước, thì nó lại mô tả một hình mẫu ứng xử có thể thấy ở hầu như mọi
lĩnh vực của cuộc sống”(1). Các ông Petter Langseth và Jeremy Pope(2) thì quan
niệm rằng:“Tham nhũng có thể ñược ñịnh nghĩa như là sự lạm dụng quyền lực
công ñể mưu cầu lợi ích cá nhân hay một lợi ích của một nhóm người mà ta phải
trung thành với nó”. Theo ñịnh nghĩa của học giả Nye, một ñịnh nghĩa ñược ñánh
giá là vừa ngắn gọn, lại có thể khái quát ñược bản chất của tham nhũng và ñược

nhiều người chấp nhận thì:“Tham nhũng là hành vi làm sai lệch trách nhiệm, bổn
phận chính thống của một vai trò vì tiền hoặc tài sản trục lợi cho cá nhân (hoặc
cho người thân), xâm phạm các quy tắc, ngược lại với cách hành xử chuẩn mực,
(3)

liên quan ñến quyền lợi cá nhân” .
Trung
tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Tại Hội nghị Quốc tế về chống tham nhũng họp ở Bắc Kinh (Trung Quốc)
ngày 10/10/1995, khái niệm tham nhũng ñược ñịnh nghĩa “là lòng tham của con
người thông qua quyền lực”(4). Cách ñịnh nghĩa này có tính tổng hợp và ñúc kết
ñược những yếu tố hợp lý, xác thực; nó khẳng ñịnh toàn bộ hành vi tham nhũng
của con người xuất phát từ lòng ham muốn vật chất của chính những người có
chức phận hoặc thế lực nằm trong hệ thống chính trị của mỗi quốc gia; tham
nhũng là yếu tố luôn tiềm ẩn ở mọi Nhà nước, khi có cơ hội hoặc không bị kiểm
soát là có thể nảy sinh và phát triển. Công ước quốc tế về chống tham nhũng của

(5)

Ngô Tự Lập - Những bộ mặt của tham nhũng - Tạp chí Khoa học & Tổ quốc, số tháng 8/2004.
Rick Stanpenhurst - chuyên gia quản lý khu vực công cộng và Shahrzad Sedigh - nhà tư vấn của
Viện phát triển kinh tế, Ngân hàng Thế giới.
(1)
Ngân hàng thế giới: Kiềm chế tham nhũng hướng tới một mô hình xây dựng sự trong sạch quốc gia
- NXB. Chính trị quốc gia, Hà Nội 2002, tr. 1.
(2)
Petter Langseth - chuyên gia cao cấp và quản lý khu vực công cộng, bộ phận cải cách quy chế và
phát triển khu vực tư nhân, Viện phát triển kinh tế, Ngân hàng Thế giới; Jeremy Pope - Giám ñốc phụ
trách nghiên cứu Transperency International (Tổ chức minh bạch quốc tế).
(3)

Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp, số 2 (9/2005), tr. 22.
(4) (5)
Luật gia Phạm Thành Nam - TS ðỗ Thị Thạch: Phát huy dân chủ trong ñấu tranh chống tham
nhũng ở nước ta hiện nay - NXB. Lý luận chính trị, Hà Nội 2005, tr. 13.
(6)

13


Liên hiệp quốc ñã quan niệm:“Tham nhũng là sự lợi dụng quyền lực nhà nước
ñể trục lợi cho mục ñích cá nhân”(5).
Ở Việt Nam, câu thành ngữ “Quan tham, lại nhũng” ñã khái quát nhận
thức của nhân dân ta về tham nhũng trong các triều ñại phong kiến trước ñây
(Quan thì tham lam, Lại thì nhũng nhiễu… vơ vét của công, sách nhiễu lấy của
dân về làm của riêng). Trong quá trình triển khai thực hiện cuộc ñấu tranh chống
tham nhũng hiện nay, chúng ta ñã ngày càng nhận diện ñầy ñủ hơn về tham
nhũng trên cơ sở khoa học và thực tiễn. Theo từ ñiển tiếng Việt của Trung tâm từ
ñiển học thì “Tham nhũng là lợi dụng quyền hành ñể nhũng nhiễu nhân dân và
lấy của”(6). Còn theo Luật phòng, chống tham nhũng vừa ñược Quốc hội thông
qua ngày 29/11/2005 tại ðiều 1 khoản 2 thì:“Tham nhũng là hành vi của người
có chức vụ, quyền hạn ñã lợi dụng chức vụ, quyền hạn ñó vì vụ lợi”.
Như vậy là hiện nay, ñang tồn tại nhiều cách hiểu, cách xác ñịnh khác
nhau về khái niệm tham nhũng. Tuy nhiên, qua nghiên cứu ta thấy rằng hầu hết
các ý kiến ñều thống nhất ở một ñiểm là: Tham nhũng chỉ do những người có
chức vụ, quyền hạn thực hiện với ñiều kiện là họ ñã lợi dụng chức vụ, quyền
hạn ñó ñể vụ lợi. Những người có thể tham nhũng chủ yếu là cán bộ, công chức
nhàtâm
nước,Học
nhưngliệu
cũngĐH

có thể
là cán
bộ, @
nhânTài
viênliệu
của các
chứcvà
xã hội,
các tổ cứu
Trung
Cần
Thơ
họctổ tập
nghiên
chức quốc tế… có chức vụ, quyền hạn. Những lợi ích mà họ có ñược từ tham
nhũng chủ yếu là lợi ích vật chất, nhưng cũng có thể là lợi ích tinh thần, lợi ích
chính trị hoặc các loại lợi ích khác mà họ mong muốn ñạt ñược.
Trên cơ sở tìm hiểu và kế thừa các quan niệm về tham nhũng của nhiều
nước trên thế giới cũng như của một số học giả trong và ngoài nước, chúng ta
có thể thấy rằng quan niệm phổ biến nhất hiện nay coi tham nhũng là hành vi
của người có chức vụ, quyền hạn, ñã lợi dụng chức vụ, quyền hạn ñó ñể tham
ô, nhận hối lộ hoặc cố ý làm trái pháp luật vì ñộng cơ vụ lợi. Hành vi tham
nhũng thường ñược biểu hiện bằng việc các công chức nhà nước cố ý làm trái
các quy ñịnh pháp luật trong chấp hành chức trách, công vụ ñược giao hoặc
không thực hiện chức trách, công vụ ñược giao. Những biểu hiện tập trung và
ñiển hình nhất là ở hành vi tham ô và nhận hối lộ. Hiểu theo nghĩa rộng hơn thì
hành vi tham nhũng không những chỉ xảy ra ở khu vực nhà nước mà còn xảy ra
trong khu vực tư nhân. Tuy nhiên trong khuôn khổ ñề tài nghiên cứu này chúng
ta chỉ xem xét tham nhũng trong khu vực công - khu vực Nhà nước.
(6)


Từ ñiển tiếng Việt - NXB ðà Nẵng -1998, tr. 878.

14


2. NGUYÊN NHÂN VÀ HẬU QUẢ CỦA THAM NHŨNG
2.1. Nguyên nhân
Xung quanh vấn ñề nguyên nhân của hiện tượng tham nhũng cũng có nhiều
ý kiến khác nhau, có ý kiến nhấn mạnh ñến nguyên nhân kinh tế - xã hội; có ý kiến
cho rằng do cơ chế quản lý còn nhiều nhược ñiểm, nhiều sơ hở và thiếu ñồng bộ;
có ý kiến lại cho rằng tham nhũng xảy ra nhiều là do các cơ quan bảo vệ pháp luật
còn quá yếu, bất cập trong việc phòng ngừa, phát hiện và xử lý các hành vi tham
nhũng… tất cả các ý kiến trên ñều ñúng nhưng vẫn chưa toàn diện và chưa thể
hiện ñược ñầy ñủ những nguyên nhân phát sinh, tồn tại của tham nhũng. Qua
nghiên cứu, tổng hợp các ý kiến và xem xét toàn diện vấn ñề chúng ta thấy có các
nguyên nhân khách quan và chủ quan sau:
2.1.1. Nguyên nhân khách quan
a. ðiều kiện kinh tế - xã hội
Sự biến ñộng mạnh mẽ về kinh tế - xã hội ñã dẫn ñến sự biến ñộng trên nhiều
lĩnh vực khác của ñời sống xã hội. Sự biến ñộng này bên cạnh những tác ñộng tích
cực thì những tác ñộng tiêu cực của nó cũng là một nguyên nhân cơ bản tạo ñiều
kiệntâm
cho tệHọc
thamliệu
nhũngĐH
hoành
hànhThơ
và phát
Trung

Cần
@triển.
Tài liệu học tập và nghiên cứu
Về kinh tế, tình hình chung ở các nước ñang phát triển như nước ta hay các
quốc gia công nghiệp mới thì tham nhũng tràn lan cùng với sự tăng trưởng và
bùng nổ của nền kinh tế do nhà nước kiểm soát gắn liền với các tập ñoàn kinh tế
lớn thu lợi từ sự phát triển bùng nổ này. Bởi vì trong quá trình thực hiện các
chính sách kinh tế có sự kiểm soát của chính phủ tham nhũng gia tăng do quy
ñịnh quá mức về thể lệ cấp phép và các giấy tờ tương tự.
Ở nước ta kể từ 1986 khi tiến hành ñổi mới, mở cửa ñến nay, chúng ta ñã
cải cách chuyển ñổi cơ cấu kinh tế từ nền kinh tế tập trung, quan liêu bao cấp
sang nền kinh tế thị trường ñịnh hướng xã hội chủ nghĩa. Cùng với việc ñổi mới
kinh tế là ñổi mới cơ chế quản lý nhưng với bộ máy quản lý hành chính cũ kỹ,
quan liêu, mệnh lệnh không ñáp ứng ñược yêu cầu phát triển của các thành phần
kinh tế và các nhân tố mới. Khi chuyển sang cơ chế quản lý kinh tế mới giai
ñoạn ñầu chúng ta chưa kịp thích ứng: hệ thống chính sách, pháp luật chưa hoàn
chỉnh, thiếu ñồng bộ thậm chí còn chống chéo nhau; một số ñịa phương quá tập
trung cho phát triển kinh tế mà ñưa ra một số quy ñịnh chưa phù hợp với quy
ñịnh của Nhà nước; thủ tục hành chính rườm rà qua nhiều khâu trung gian, tạo

15


kẽ hở dẫn ñến tiêu cực, tham nhũng; ñồng thời gây nhiều phiền hà cho nhân dân
cũng như cho các nhà ñầu tư ...
Xu thế toàn cầu hóa, khu vực hóa, hội nhập về kinh tế (một xu thế tất yếu
của thời ñại ngày nay), trao ñổi thương mại và sự luân chuyển các nguồn tài
chính và nạn “rửa tiền” (mới xuất hiện ở nước ta trong vài năm gần ñây) cùng
với việc du nhập của lối sống hưởng thụ, thực dụng kiểu phương Tây vào nước
ta cũng là yếu tố làm nghiêm trọng thêm tình trạng tham nhũng. Trong ñiều kiện

của nền kinh tế thị trường với những mặt tốt xấu ñan xen nhau; mặt trái của cơ
chế thị trường làm nảy sinh những yếu tố phức tạp, tiêu cực mới, sự phân hóa
giàu nghèo trong xã hội ngày càng sâu sắc là rất nguy hiểm tác ñộng trực tiếp
ñến ñội ngũ cán bộ, công chức nhà nước (mà ña phần chưa ñược ñào tạo ñầy
ñủ(1) lại gặp ñời sống khó khăn ñồng lương không ñủ chi phí trang trải cho cuộc
sống gia ñình), nhất là khi nạn tha hóa cán bộ ñang phát triển như hiện nay thì ñó
là mảnh ñất màu mỡ cho tệ tham nhũng nảy mầm và phát triển.
Nước ta bắt ñầu tiến hành cải cách, mở cửa trong ñiều kiện nền kinh tế bị
khủng hoảng trầm trọng, lạm phát phi mã, ñời sống nhân dân rất khó khăn.
Những biến ñổi về kinh tế ñã tác ñộng trực tiếp ñến việc giải quyết các vấn ñề xã
hội,tâm
nhiềuHọc
vấn ñề
xã hội
bỏng,
cấp@
bách
cầnliệu
giải học
quyết tập
bị kéo
và ngày cứu
Trung
liệu
ĐHnóng
Cần
Thơ
Tài
vàdàinghiên
càng phức tạp. Số người thất nghiệp tăng. Kết cấu hạ tầng cho sản xuất và sinh

hoạt như ñường sá, trường học, bệnh viện, phương tiện ñi lại, thông tin liên lạc…
còn lạc hậu, chậm ñược ñổi mới. Hiện tượng mất dân chủ, vi phạm pháp luật và
kỷ cương xã hội không giảm, trật tự an toàn xã hội chưa ñược ổn ñịnh. Các
truyền thống, nếp sống xã hội, tinh thần ñạo ñức, quan hệ giữa người với người
bị xói mòn, xuống cấp. Trong xã hội ta hiện nay dường như ñang hình thành một
tâm lý mặc nhiên thừa nhận những hành vi tham nhũng, tiêu cực, chấp nhận việc
lo lót ñối với một số cán bộ, công chức ñể giải quyết công việc; coi việc lo lót
như là sự trả ơn như khi làm giấy tờ liên quan ñến nhà ñất, ñến sản xuất kinh
doanh; ñể ñược khám chữa bệnh; ñể thầy cô quan tâm ñến con cái; ñể nhận trợ
cấp xã hội; xin giấy phép ñầu tư; nhận ñề tài nghiên cứu khoa học…
Tham nhũng, tiêu cực là môi trường phi xã hội chủ nghĩa, ñối lập với bản
chất của chế ñộ ta vì bản chất của chế ñộ xã hội chủ nghĩa không sinh ra tham
nhũng; tham nhũng tiêu cực là một thứ “giặc nội xâm” chúng ta cần phải quét
(1)

Theo Số liệu ñiều tra của ban Tổ chức Cán bộ Chính phủ năm 2002 ở nước ta có 69,3% số ủy viên
UBND chưa ñược ñào tạo, bồi dưỡng về kiến thức quản lý nhà nước; có 85,2% cán bộ trong HðND và
82,2% cán bộ trong UBND chưa ñược ñào tạo về chuyên môn, nghiệp vụ.

16


sạch. Nhưng thật ñáng tiếc là hiện nay chúng ta chưa ngăn chặn, ñẩy lùi ñược
chúng chứ chưa nói là tiêu diệt hay quét sạch chúng, môi trường này lại ñang
hình thành ở trong xã hội ta.
Chúng ta ñang cố gắng hướng tới xây dựng một xã hội tôn vinh những giá trị
ñạo ñức, tri thức, nhưng trên thực tế tệ tham nhũng, tiêu cực lại ñang xô ñẩy không
ít cán bộ, ñảng viên, công chức nhà nước chạy theo vật chất, chủ nghĩa thực dụng.
Có nhà nghiên cứu ñã nhận xét rằng:“Tinh thần nhân văn cao ñẹp mà bấy lâu nay
ñược coi như nguyên tắc sống của xã hội: mình vì mọi người, mọi người vì mình,

bị xem nhẹ ñến mức ngượng ngùng khi ai ñó nhắc ñến nó. Không ít người (trong
ñó có những cán bộ trong các cơ quan Nhà nước - những công bộc của nhân dân)
giờ ñây ñang ủng hộ nguyên tắc ứng xử “sòng phẳng” theo kiểu “tiền trao, cháo
múc” mà không quan tâm ñến người khác. Nghĩa vụ xã hội của công dân dường
như ngày càng bị thu hẹp hoặc thực hiện thiếu tự giác; các phúc lợi hết sức tốt ñẹp
của chế ñộ xã hội chủ nghĩa trước ñây không những không ñược phát huy mà còn
bị mai một, thậm chí bị hủy bỏ, nhất là trong giáo dục, y tế… Không ít học sinh
ngày càng ít biết ñến nhiệm vụ quản trường, quản lớp; không ít thầy cô giáo quên
cả nhiệm vụ phải giúp ñỡ học sinh. Các mối quan hệ ñó ñang dần ñược thay thế
(1)

bằng tiền và phải có tiền” . Những hành vi trên không chỉ ảnh hưởng có hại hiện
Trung
tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
nay mà sẽ tác ñộng tiêu cực tới thế hệ tương lai của ñất nước. Chúng ta hãy nghĩ
xem một khi những cán bộ, công chức tương lai ñược sống, ñược giáo dục ñào tạo

trong một môi trường như vậy thì sau này khi ñược giữ những chức vụ, quyền hạn
trong bộ máy nhà nước họ sẽ làm việc và phục vụ ñất nước, phục vụ nhân dân thế
nào?
ðất nước ta ñang ngày càng phát triển, công cuộc ñổi mới ñất nước ñang tiếp
tục ñược ñẩy mạnh, ñiều kiện kinh tế - xã hội ngày càng ñược cải thiện tốt hơn, Việt
Nam ñang ngày càng hội nhập sâu và toàn diện hơn vào nền kinh tế thế giới. Nền
kinh tế thị trường ñịnh hướng xã hội chủ nghĩa vẫn tiếp tục ñược xây dựng, hoàn
thiện và phát triển thì mặt trái của nó với những tác ñộng tiêu cực vẫn còn là mảnh
ñất cho tham nhũng tồn tại. Do vậy ñây không chỉ là nguyên nhân trước mắt mà còn
là nguyên nhân lâu dài của tình trạng tham nhũng, tiêu cực.
b. Cơ chế(1) quản lý nhà nước trên các lĩnh vực của ñời sống xã hội

(1)


Nguyễn Văn Thụy - Tình hình tham nhũng trong cán bộ, ñảng viên - Tạp chí cộng sản, số 15 (8/2004),
tr. 53.
(1)
Cơ chế là một cách thức theo ñó một quá trình thực hiện - Từ ñiển tiếng Việt, NXB ðà Nẵng 1998
tr. 207. Chúng ta có thể hiểu một cách khái quát cơ chế là hình thức tổ chức (nói gọn là bộ máy con

17


ðây là một nguyên nhân rất quan trọng nữa mà có rất nhiều ý kiến cho rằng
ñây là nguyên nhân chính, nguyên nhân chủ yếu nhất sinh ra tệ nạn tham nhũng
ñó là: cơ chế quản lý kinh tế, quản lý xã hội; cơ chế tiền lương; cơ chế chi tiêu
thanh toán; cơ chế ñào tạo và tuyển chọn cán bộ; cơ chế thanh tra, kiểm tra…Cụ
thể như: Cơ chế “xin - cho” các chương trình, dự án, nguồn vốn ñầu tư, vốn tín
dụng ưu ñãi, vốn ODA... còn tồn tại ở không ít nơi. Cơ chế quản lý ñầu tư xây
dựng cơ bản, quản lý ñất, vốn, tài sản nhà nước, tài sản doanh nghiệp, hoạt ñộng
xuất, nhập khẩu chưa chặt chẽ. Việc thực hiện chế ñộ, chính sách thiếu công
khai, minh bạch. Hoạt ñộng thu, chi tài chính, tuyển dụng, ñề bạt, bổ nhiệm cán
bộ chưa nghiêm…
Từ cơ chế quản lý kế hoạch hóa tập trung chuyển sang cơ chế thị trường
ñịnh hướng xã hội chủ nghĩa. Nhà nước ta ñang ñổi mới cơ chế, phương pháp
quản lý bằng những công cụ chính sách và pháp luật nhằm giữ vững mục tiêu:
Dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ, văn minh. Tuy nhiên do mới
xây dựng nền kinh tế thị trường ñịnh hướng xã hội chủ nghĩa, cơ chế quản lý
kinh tế - xã hội chưa hoàn thiện, còn không ít sơ hở. Những cơ chế này ñã thiếu
ñồng bộ, thiếu chặt chẽ lại không thống nhất thậm chí còn chống chéo nhau. Mà
trong cơ chế hiện nay thì phi lý và tiêu cực nhất là cơ chế tiền lương và thu nhập
Trung
tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

của cán bộ, công chức. Thứ ñến là cơ chế chi tiêu thanh toán phổ biến dùng tiền
mặt, khiến cho việc ăn cắp công quỹ khá dễ, và sau nữa nhưng cũng quan trọng
không kém là cơ chế ñề bạt, cất nhắc cán bộ thiếu công khai, minh bạch dễ dẫn
ñến tệ mua quan bán tước, chạy quyền chạy chức.
Cơ chế là một nguyên nhân rất quan trọng vì mỗi cơ chế hình thành là do
một ñiều kiện kinh tế - xã hội quy ñịnh. Khi ñiều kiện kinh tế - xã hội thay ñổi
thì cơ chế cũng phải thay ñổi theo ñể thích ứng. Ở nước ta khi ñiều kiện kinh tế
xã hội có những khủng hoảng, biến ñộng, kinh tế khó khăn xã hội mất ổn ñịnh
buộc chúng ta phải tiến hành cải cách mở cửa chuyển ñổi cơ chế, từ cơ chế quản
lý hành chính quan liêu(1) sang cơ chế quản lý mới cơ chế thị trường. Chính trong
giai ñoạn chuyển ñổi này khi mà cơ chế cũ chưa mất ñi, cơ chế mới ñang ñược
xây dựng nhưng chưa hoàn thiện (cơ chế quản lý kinh tế, xã hội còn quá nhiều sơ
người), kèm theo ñó là chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của cả bộ máy, của từng bộ phận
và từng cá nhân trong bộ máy ñó, ñể vận hành tất nhiên là trong ñó có cả vai trò ñiều hành, quản lý,
thực hiện… tiến tới ñạt bằng ñược mục ñích ñề ra cho bộ máy ñó.
(1)

Theo từ ñiển tiếng Việt, tr. 771 thì Quan liêu là cách thức lãnh ñạo, chỉ ñạo thiên về dùng mệnh
lệnh, giấy tờ, xa thực tế, xa quần chúng . Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh tệ quan liêu là nguồn gốc của
tham nhũng, lãng phí. Bác nói “có nạn tham ô, lãng phí là vì bệnh quan liêu”.

18


hở, lỏng lẻo và yếu kém) dẫn tới tình trạng rất nhiều người, rất nhiều vị trí công
việc người ta có thể dễ dàng chiếm ñoạt tiền bạc, của cải, tài sản của nhà nước,
của nhân dân làm của riêng. ðó là ñiều kiện, là môi trường thuận lợi cho tệ tham
nhũng phát triển.
c. Sự yếu kém của các cơ quan bảo vệ pháp luật
Nguyên nhân này cũng một phần do xuất phát từ hai nguyên nhân trên ñó

là những hạn chế, yếu kém của các cơ quan bảo vệ pháp luật trong việc phát
hiện và xử lý những hành vi tham nhũng. Sự yếu kém hạn chế này một mặt do:
lãnh ñạo các cơ quan bảo vệ pháp luật (Công an, Kiểm sát, Toà án, Thanh tra)
chưa quan tâm ñúng mức ñến việc chỉ ñạo xây dựng hoàn thiện cơ cấu tổ chức,
chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, quy chế của ñơn vị và ngành mình; chưa tăng
cường ñúng mức cán bộ có bản lĩnh vững vàng, phẩm chất ñạo ñức tốt, tinh
thần trách nhiệm cao vào các vị trí chủ chốt của ñơn vị, ngành. Nhận thức,
quan ñiểm ñối với việc phát hiện, xử lý hành vi tham nhũng chưa kiên quyết và
thống nhất; cơ chế phối hợp giữa các cơ quan bảo vệ pháp luật chưa hoàn thiện
rõ ràng; lực lượng cán bộ mỏng, có nhiều hạn chế về trình ñộ chuyên môn,
nghiệp vụ.

Trung tâm
@nước
Tài còn
liệukhó
học
tập
MộtHọc
mặt doliệu
ñiềuĐH
kiệnCần
kinh tếThơ
của ñất
khăn
nênvà
ñiềunghiên
kiện vật cứu
chất và trang bị kỹ thuật phục vụ công tác ñấu tranh phòng chống tham nhũng còn
thiếu thốn, nghèo nàn và lạc hậu. Hiện nay, mặc dù ñã ñược trang bị thêm nhiều

phương tiện, trang bị mới nhưng lực lượng ñấu tranh chống tội phạm nói chung và
tội tham nhũng nói riêng vẫn chưa có ñầy ñủ phương tiện hiện ñại ñảm bảo ñáp
ứng yêu cầu của cuộc ñấu tranh với những thủ ñoạn ngày càng tinh vi, phức tạp
của bọn tội phạm tham nhũng.
Một lý do nữa rất quan trọng ñó là cơ chế hoạt ñộng của các cơ quan bảo vệ
pháp luật: cơ chế “song trùng” trực thuộc tức là các cơ quan này (trừ ngành kiểm
sát) ngoài việc chịu sự lãnh ñạo dọc theo ngành của Bộ chủ quản vừa chịu sự
lãnh ñạo của chính quyền ñịa phương cùng cấp. Chẳng hạn như ngành công an là
lực lượng chủ lực trong cuộc ñấu tranh phòng, chống tham nhũng (Bộ công an
giao nhiệm vụ phòng ngừa và ñấu tranh chống tham nhũng cho lực lượng cảnh
sát ñiều tra tội phạm về kinh tế và chức vụ) vừa chịu sự lãnh ñạo của Bộ công an
vừa phải chịu sự chỉ ñạo của chính quyền ñịa phương cùng cấp mà các vụ tham
nhũng thường do những quan chức chính quyền hay những kẻ tham nhũng có
mối quan hệ với các quan chức trong chính quyền ñịa phương từ huyện ñến tỉnh.

19


×