Tải bản đầy đủ (.pdf) (138 trang)

LUẬN văn sư PHẠM vật lý tập THIẾT kế đề KIỂM TRA CHO các CHƯƠNG i, III, IV, VI, VII CHƯƠNG TRÌNH vật lý 11 NÂNG CAO

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.45 MB, 138 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA SƯ PHẠM
BỘ MÔN VẬT LÝ

TẬP THIẾT KẾ ĐỀ KIỂM TRA
CHO CÁC CHƯƠNG I, III, IV, VI,
VII CHƯƠNG TRÌNH VẬT LÝ 11
NÂNG CAO
Luận văn Tốt nghiệp
Ngành: SƯ PHẠM VẬT LÝ - CÔNG NGHỆ

GV hướng dẫn:

Th.S. GVC. Đặng Thị Bắc Lý

Sinh viên: Nguyễn Thanh Tâm
Lớp: Sư Phạm Vật Lí – Công Nghệ
Mã số SV: 1076682

Cần Thơ, 04/2011


LỜI CẢM TẠ

Thấm thoát thời gian trôi qua nhanh như một cái chớp mắt, vậy là bốn năm ở giảng
đường đại học đã qua, quá trình học tập tại Trường Đại học Cần Thơ thầy cô đã cung cấp
cho em những kiến thức quý báu, đồng thời cùng với khoảng thời gian thực tập tại trường
THPT Bùi Hữu Nghĩa đã giúp cho em tiếp thu được một số kinh nghiệm thực tiễn; trên
cơ sở đó giúp em hoàn thành quyển luận văn của mình.
Với tấm lòng biết ơn chân thành, em xin chân thành gởi lời cám ơn đến:
- Quý thầy cô Bộ Môn Vật Lí - Khoa Sư Phạm trường Đại Học Cần Thơ đã tận tình


giảng dạy em trong những năm qua.
- Đặc biệt, em xin gửi lời cám ơn sâu sắc nhất đến Cô Đặng Thị Bắc Lý – Giảng
viên Trường Đại Học Cần Thơ - Giáo viên hướng dẫn – và cũng là Cố vấn học tập, đã tận
tình giúp đỡ em, mặc dầu tình trạng sức khỏe em kém, cô tận tình chỉ bảo em về mặt
phương pháp, về lĩnh vực thiết kế đề, an ủi động viên em vượt qua mọi khó khăn để hoàn
thành luận văn.
- Các bạn học cùng lớp đã đóng góp ý kiến quí báu và giúp đỡ em trong thời gian
làm và cho đến khi hoàn thành luận văn.
Ngày

tháng

năm 2011

Sinh viên thực hiện

Nguyễn Thanh Tâm


NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
 Họ và tên người hướng dẫn: ĐẶNG THỊ BẮC LÝ
 Học vị: Thạc Sĩ
 Cơ quan công tác: Khoa Sư Phạm – Đại Học Cần Thơ
 Tên học viên: NGUYỄN THANH TÂM
 Mã số sinh viên: 1076682
 Chuyên ngành: Sư Phạm Vật Lí – Công Nghệ
Tên đề tài: Tập Thiết Kế Đề Kiểm Tra Cho Các Chương I, III, IV, VI, VII Chương
Trình Vật Lí 11 – Nâng Cao

NỘI DUNG NHẬN XÉT

1. Tính phù hợp của đề tài với chuyên ngành đào tạo:
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
2. Về hình thức:
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
3. Ý nghĩa khoa học, thực tiễn và tính cấp thiết của đề tài:
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
4. Độ tin cậy của số liệu và tính hiện đại của luận văn:
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
5. Nội dung và các kết quả đạt được (theo mục tiêu nghiên cứu)
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
6. Các nhận xét khác:
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
7. Kết luận (Cần ghi rõ mức độ đồng ý hay không đồng ý nội dung đề tài và các yêu cầu chỉnh sửa,…)
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
Cần Thơ, ngày…… tháng …… năm 2010.
NGƯỜI NHẬN XÉT

Th.S. ĐẶNG THỊ BẮC LÝ


NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN

..................................................................................................................................

..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
Ngày …. tháng …. năm …
Giáo viên phản biện

i


MỤC LỤC
LỜI CÁM ƠN
PHẦN A: MỞ ĐẦU
I. Lý do chọn đề tài .......................................................................................................1
II. Mục tiêu của đề tài ..................................................................................................2
III. Phương pháp và phương tiện thực hiện đề tài....................................................2
1. Phương pháp......................................................................................................2

2. Phương tiện ........................................................................................................2
IV. Các bước tiến hành đề tài......................................................................................3
V. Giới hạn của đề tài...................................................................................................3
VI. Các chữ viết tắt ......................................................................................................3
PHẦN B: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Chương I: THỰC TRẠNG................................................................................................5
Chương II: CƠ SỞ LÝ THUYẾT CỦA QUÁ TRÌNH NGHIÊN CỨU
I. Công tác đánh giá kết quả học tập của học sinh trong quá trình dạy học .........6
1. Khái niệm, vị trí, mục đích, ý nghĩa, yêu cầu của việc đánh giá kết quả
học tập của học sinh trong quá trình dạy học............................................................6
1.1Khái niệm .....................................................................................................6
1.2. Vị trí ............................................................................................................8
1.3. Mục đích......................................................................................................9
1.4. Ý nghĩa ......................................................................................................10
1.5. Yêu cầu ......................................................................................................10
2. Các loại đánh giá ............................................................................................. 11
2.1. Cơ sở phân loại......................................................................................... 11
2.2. Các loại đánh giá ......................................................................................12
3. Những cơ sở để đánh giá kết quả học tập của học sinh...............................12
3.1. Cơ sở để đánh giá .....................................................................................12
3.2. Các bậc của mục tiêu nhận thức.............................................................13
3.3. Những nguyên tắc để đánh giá kết quả học tập của học sinh..............16
II. Những phương pháp kiểm tra thường dùng trong công tác đánh giá kết quả
học tập của học sinh..............................................................................................17


1. Sơ lược các phương pháp kiểm tra thường dùng trong đánh giá kết quả
học tập ...............................................................................................................................17
2. Nhóm kiểm tra viết..........................................................................................18
2.1. Khái niệm....................................................................................................18

2.2. Phân loại......................................................................................................18
2.3. Trắc nghiệm tự luận ( Tự Luận) ...............................................................18
2.3.1. Khái niệm.........................................................................................18
2.3.2. Tính chất và yêu cầu của tự luận ..................................................19
2.3.3. Ưu nhược điểm................................................................................20
2.3.4. Những điểm cần lưu ý khi thiết kế và chấm bài thi tự luận .......20
2.4. Trắc nghiệm khách quan (Trắc Nghiệm) .................................................21
2.4.1. Khái niệm.........................................................................................21
2.4.2. Trắc nghiệm đúng sai......................................................................21
a, Khái niệm......................................................................................21
b, Cấu trúc ........................................................................................21
c, Công dụng .....................................................................................22
d, Những điểm cần chú ý khi soạn câu Đ/S ...................................22
e, Ưu và nhược điểm của loại câu Đ/S............................................22
2.4.3. Trắc nghiệm ghép đôi .....................................................................23
a, Khái niệm: ...................................................................................23
b, Cấu trúc:......................................................................................23
c, Công dụng: ................................................................................23
d, Những điểm cần lưu ý khi soạn câu TrNGĐ............................24
e, Ưu và nhược điểm của loại câu Đ/S ..........................................25
2.4.4. Trắc nghiệm điền khuyết................................................................25
a, Khái niệm ....................................................................................25
b, Cấu trúc:......................................................................................25
c, Công dụng: ..................................................................................26
d, Khi soạn câu TrNĐK cần chú ý: ...............................................26
e, Ưu và nhược điểm của loại câu Đ/S ..........................................26
2.4.5. Trắc nghiệm nhiều lựa chọn...........................................................27
a, Khái niệm: ...................................................................................27



b, Cấu trúc:......................................................................................27
c, Công dụng: ..................................................................................27
d, Khi soạn câu TrNĐK cần chú ý: ...............................................28
e, Ưu và nhược điểm của loại câu Đ/S ..........................................28
2.4.6. Trắc nghiệm trả lời nhanh ..............................................................29
III. Cơ sở lý thuyết của việc thiết kế đề ..................................................................29
1. Qui trình thiết kế đề..........................................................................................29
1.1.Xác định mục đích đánh giá.......................................................................29
1.2. Xác định mục tiêu kiểm tra.......................................................................29
1.3. Xác định hình thức kiểm tra .....................................................................30
1.4. Lập bảng cấu trúc hai chiều và cơ cấu câu hỏi (bảng ma trận). ...........30
1.5. Thiết kế câu hỏi cho bảng cấu trúc hai chiều và sắp xếp
các câu hỏi thành đề..................................................................................32
1.6. Xây dựng đáp án và thang điểm...............................................................32
2. Những lưu ý khi tiến hành qui trình:..............................................................32
2.1. Đối với yêu cầu đề kiểm tra.......................................................................32
2.2. Đối với tiêu chí của đề kiểm tra ................................................................32
2.3. Xác định các mức độ nhận thức trong đề kiểm tra ................................33
IV. Cơ sở lý thuyết của việc đánh giá đề ..................................................................36
1. Đánh giá câu hỏi.................................................................................................36
1.1. Tự luận ..........................................................................................................37
1.2.Trắc nghiệm khách quan..............................................................................37
2. Đánh giá bài kiểm tra ..........................................................................................38
*Độ giá trị: .............................................................................................................38
* Độ tin cậy: ...........................................................................................................38
2.1.Đánh giá theo chuẩn ......................................................................................39
2.2. Đánh giá theo tiêu chí ...................................................................................39
Chương III: THIẾT KẾ ĐỀ KIỂM TRA CHO CÁC CHƯƠNG I, III, IV, VI, VII
VẬT LÝ 11 – NÂNG CAO
I. Thiết kế đề kiểm tra cho chương I Vật lý 11 – Nâng cao ....................................41

1.Xác định mục đích đánh giá...............................................................................41
2. Xác định mục tiêu kiểm tra...............................................................................41


3. Xác định hình thức kiểm tra .............................................................................45
4. Lập bảng cấu trúc hai chiều và cơ cấu câu hỏi (bảng ma trận) ....................45
5. Thiết kế câu hỏi cho bảng cấu trúc hai chiều và sắp xếp
các câu hỏi thành đề.............................................................................................50
II. Thiết kế đề kiểm tra cho chương III Vật lý 11 – Nâng cao ...............................59
1.Xác định mục đích đánh giá...............................................................................59
2. Xác định mục tiêu kiểm tra...............................................................................59
3. Xác định hình thức kiểm tra .............................................................................62
4. Lập bảng cấu trúc hai chiều và cơ cấu câu hỏi (bảng ma trận) ....................63
5. Thiết kế câu hỏi cho bảng cấu trúc hai chiều và sắp xếp
các câu hỏi thành đề........................................................................................................67
III. Thiết kế đề kiểm tra cho chương IV Vật lý 11 – Nâng cao ..............................76
1.Xác định mục đích đánh giá...............................................................................76
2. Xác định mục tiêu kiểm tra...............................................................................76
3. Xác định hình thức kiểm tra .............................................................................79
4. Lập bảng cấu trúc hai chiều và cơ cấu câu hỏi (bảng ma trận) ....................80
5. Thiết kế câu hỏi cho bảng cấu trúc hai chiều và sắp xếp
các câu hỏi thành đề...........................................................................................83
IV. Thiết kế đề kiểm tra cho chương VI và chương VII Vật lý 11 – Nâng cao .....93
1. Xác định mục đích đánh giá..............................................................................93
2. Xác định mục tiêu kiểm tra...............................................................................93
3. Xác định hình thức kiểm tra .............................................................................99
4. Lập bảng cấu trúc hai chiều và cơ cấu câu hỏi (bảng ma trận) ..................100
5. Thiết kế câu hỏi cho bảng cấu trúc hai chiều và sắp xếp
các câu hỏi thành đề........................................................................................104
PHẦN C: TỔNG KẾT

1. KẾT QUẢ THU ĐƯỢC ................................................................................ 113
2. HẠN CHẾ CỦA QUÁ TRÌNH THỨC HIỆN ............................................. 113
3. DỰ ĐỊNH CHO TƯƠNG LAI ..................................................................... 113
PHỤ LỤC: ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM CHO CÁC ĐỀ
1. ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA CHƯƠNG I
Đáp án trắc nghiệm........................................................................................................ 115


Đáp án tự luận ................................................................................................................ 115
2. ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA CHƯƠNG III
Đáp án trắc nghiệm........................................................................................................ 116
Đáp án tự luận ................................................................................................................ 117
3. ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA CHƯƠNG IV
Đáp án trắc nghiệm........................................................................................................ 118
Đáp án tự luận ................................................................................................................ 118
4. ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA CHƯƠNG VI VÀ CHƯƠNG VII
Đáp án trắc nghiệm........................................................................................................ 119
Đáp án tự luận ................................................................................................................ 119
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................121


TÓM TẮT LUẬN VĂN

TẬP THIẾT KẾ ĐỀ KIỂM CHO CÁC CHƯƠNG I, III, IV, VI, VII
CHƯƠNG TRÌNH VẬT LÝ 11 - NÂNG CAO
PHẦN A: MỞ ĐẦU
I. Lý do chọn đề tài
Trên con đường vì sự nghiệp giáo dục, là một người giáo viên phổ thông tương lai, và
trong quá trình công tác và giảng dạy, thì một công việc quan trọng, mang tính thiết thực, đó
là: thiết kế đề kiểm tra để đánh giá kết quả học tập của học sinh, và đánh giá đề kiểm tra đó.

Việc đánh giá nhằm xem xét những gì mà học trò mình đạt được, và cũng qua đó nhìn nhận
lại công tác giảng dạy để định hướng tiếp theo.
Những ngày còn trên giảng đường, tôi được học môn “Đánh giá kết quả học tập của
học sinh” tôi đã được nghiên cứu sơ lược về lí thuyết của thiết kế đề, và được vận dụng ít
nhiều. Dù như thế, tôi vẫn chưa được nghiên cứu sâu hơn, kỉ hơn. Chính vì thế, tôi nhận thấy
mình cần phải tập dượt nhiều hơn và học hỏi từ nhiều nguồn: thầy cô, bạn bè, từ những giáo
viên trường phổ thông, để từ đó tôi rút ra cho mình một kinh nghiệm, để tích lũy cho tôi
được những kĩ năng của việc thiết kế đề. Để khi trở thành giáo viên tôi vững tin trên lớp học,
để tạo dựng những kì tích mới. chính vì thế mà tôi đã chọn nghiên cứu đề tài: “TẬP THIẾT
KẾ ĐỀ KIỂM CHO CÁC CHƯƠNG I, III, IV, VI, VII CHƯƠNG TRÌNH VẬT LÝ 11
- NÂNG CAO”.
Với đề tài trên nền tảng lý thuyết tôi sẽ đi thiết kế đề cho một số chương. Do thời gian
và tình trạng sức khỏe có hạn, tôi chỉ tiến hành thiết kế cho các chương I, III, IV, VI, VII
của Vật lý 11 – Nâng cao.
II. Mục tiêu của đề tài
Để có được những đề kiểm tra có chất lượng thì đề tài này tập trung vào các mục tiêu
sau:
-

Hệ thống lại các cơ sở lý thuyết cho công tác thiết kế đề kiểm tra .

-

Vận dụng lý thuyết để thiết kế đề kiểm tra cho các chương I, III, IV, VI, VII

của chương trình vật lí 11 – nâng cao.
III. Phương pháp và phương tiện thực hiện đề tài


1. Phương pháp

• Nghiên cứu lý thuyết để hệ thống lại kiến thức cần cho đề tài
• Vận dụng lý thuyết vào thiết kế đề kiểm tra
2. Phương tiện
Sử dụng các phương tiện sau: sách, báo, tạp chí khoa học, kỹ yếu hội nghị giáo
dục…..
IV. Các bước tiến hành đề tài
Bước 1: Xác định mục tiêu của đề tài
Bước 2: Tập trung sưu tầm và tìm tài liệu liên quan đến nội dung nghiên cứu.
Bước 3:Tổng hợp và phân tích tài liệu sưu tầm được để tinh lọc thành các luận cứ
khoa học của đề tài, sau đó hệ thống lại các cơ sơ lý thuyết liên quan đến việc thiết kế
đề.
Bước 4: Vận dụng ý thuyết vào việc thiết kế đề kiểm tra cho các chương I, III, IV,
VI, VII của chương trình vật lí 11 – nâng cao.
Bước 5: Đánh giá lại toàn bộ kết quả vừa đạt được so với những mục tiêu đã nêu ra ở
trên, đưa ra kiến nghị.
Bước 6: Tổng hợp nội dung lại lần cuối sau khi đánh giá và so sánh kết quả thực hiện
được với mục tiêu đề ra, sau đó viết báo cáo, báo cáo thử, rút ra những kinh nghiệm
cho bản thân về công tác thiết kế đề cho tương lai.
Bước 7: Báo cáo luận văn, ghi nhận nhận xét của hội đồng, chỉnh sửa nộp bản chính
thức cho trường.
V. Giới hạn của đề tài
Đề tài chỉ vận dụng ở mức lý thuyết chưa được kiểm tra bằng thực nghiệm
PHẦN B: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
NỘI DUNG 1: NGHIÊN CỨU LÝ THUYẾT
Trong nội dung này tôi tập trung nghiên cứu mặt cơ bản của lý thuyết thiết kế đề, và bên
cạnh đó hệ thống hóa lại các kiến thức đó, song song đó tôi cũng nghiên cứu sơ lược về lý
thuyết đánh giá câu hỏi và đề kiểm tra để tạo một tiền đề tốt cho thiết kế đề, bên cạnh đó làm
nền tảng cho hướng nghiên cứu tiếp theo liên quan đến đề tài. Nội dung lý thuyết này được
thể hiện cụ thể như sau:



I.Công tác đánh giá kết quả học tập của học sinh trong quá trình dạy học
II. Những phương pháp kiểm tra thường dùng trong công tác đánh giá kết quả học tập
của học sinh
III. Cơ sở lý thuyết của việc thiết kế đề
1. Qui trình thiết kế đề
1.1.Xác định mục đích đánh giá
1.2. Xác định mục tiêu kiểm tra
1.3. Xác định hình thức kiểm tra
1.4. Lập bảng cấu trúc hai chiều và cơ cấu câu hỏi (bảng ma trận).
1.5. Thiết kế câu hỏi cho bảng cấu trúc hai chiều và sắp xếp
các câu hỏi thành đề.
1.6. Xây dựng đáp án và thang điểm
2. Những lưu ý khi tiến hành qui trình:
2.1. Đối với yêu cầu đề kiểm tra
2.2. Đối với tiêu chí của đề kiểm tra
2.3. Xác định các mức độ nhận thức trong đề kiểm tra
IV. Cơ sở lý thuyết của việc đánh giá đề
1. Đánh giá câu hỏi
1.1. Tự luận
1.2.Trắc nghiệm khách quan
2. Đánh giá bài kiểm tra
*Độ giá trị:
* Độ tin cậy:
2.1.Đánh giá theo chuẩn
2.2. Đánh giá theo tiêu chí
NỘI DUNG 2: THIẾT KẾ ĐỀ KIỂM TRA CHO CÁC CHƯƠNG I, III, IV, VI, VII
VẬT LÝ 11 – NÂNG CAO
Trong nội dung này tôi tiến hành vận dụng qui trình vào thiết kế đề cho các chương I, III,
IV, VI và VII của Vật lý 11 – Nâng cao. Và những nội dung tôi thực hiện được là:

I. Thiết kế đề kiểm tra cho chương I Vật lý 11 – Nâng cao


1.Xác định mục đích đánh giá
2. Xác định mục tiêu kiểm tra
3. Xác định hình thức kiểm tra
4. Lập bảng cấu trúc hai chiều và cơ cấu câu hỏi (bảng ma trận)
5. Thiết kế câu hỏi cho bảng cấu trúc hai chiều và sắp xếp
các câu hỏi thành đề
II. Thiết kế đề kiểm tra cho chương III Vật lý 11 – Nâng cao
1.Xác định mục đích đánh giá
2. Xác định mục tiêu kiểm tra
3. Xác định hình thức kiểm tra
4. Lập bảng cấu trúc hai chiều và cơ cấu câu hỏi (bảng ma trận)
5. Thiết kế câu hỏi cho bảng cấu trúc hai chiều và sắp xếp
các câu hỏi thành đề
III. Thiết kế đề kiểm tra cho chương IV Vật lý 11 – Nâng cao
1.Xác định mục đích đánh giá
2. Xác định mục tiêu kiểm tra
3. Xác định hình thức kiểm tra
4. Lập bảng cấu trúc hai chiều và cơ cấu câu hỏi (bảng ma trận)
5. Thiết kế câu hỏi cho bảng cấu trúc hai chiều và sắp xếp
các câu hỏi thành đề
IV. Thiết kế đề kiểm tra cho chương VI và chương VII Vật lý 11 – Nâng cao
1. Xác định mục đích đánh giá
2. Xác định mục tiêu kiểm tra
3. Xác định hình thức kiểm tra
4. Lập bảng cấu trúc hai chiều và cơ cấu câu hỏi (bảng ma trận)
5. Thiết kế câu hỏi cho bảng cấu trúc hai chiều và sắp xếp
các câu hỏi thành đề

PHẦN C: KẾT QUẢ VÀ KẾT LUẬN
Sau thời gian thực hiện đề tài tôi đã đạt được những kết quả sau:
Nghiên cứu sâu hơn những lý thuyết về thiết kế đề kiểm tra và đã hệ thống lại


cơ sở lý thuyết của việc thiết kế đề kiểm tra, hình thành qui trình thiết kế đề kiểm tra.
Trên nền tảng cơ sở lý thuyết, vận dụng qui trình, tôi đã thiết kế được 4 đề
kiểm tra cho các chương I, III, IV, VI và VII của Vật lý 11- Nâng cao. Tổng số câu hỏi
TNKQ là: 112 câu, và tổng số câu TNTL: 8 câu, và kèm theo đáp án cho cả 4 đề kiểm tra thể
hiện cụ thể ở phụ lục.
Nêu lên cách xây dựng câu hỏi cho từng loại câu, ở từng mức độ nhận thức
như thế nào. Để hoàn thiện hơn nội dung đề kiểm tra.
Song song quá trình đó tôi cũng đã tạo dựng và bổ sung thêm lý thuyết của
việc đánh giá câu hỏi và đánh giá đề kiểm tra, để tạo tiền đề cho sau khi tốt nghiệp tôi có cơ
sở để tiến hành và ứng dụng đề tài của tôi vào thực tế.
Tuy đề tài đạt đượt những thành quả trên nhưng vẫn gặp những hạn chế nhất định, đó
là: các đề kiểm tra chỉ mới vận dụng trên mặt lý thuyết chưa được áp dụng thực nghiệm, bên
cạnh đó có nhiều dạng hình thức TNKQ, nhưng trong các đề kiểm tra tôi chỉ thiết kế TNKQ
dạng nhiều lựa chọn, vì tính thuận tiện của khâu sau kiểm tra. Nhưng tôi vẫn hoàn thành tốt
các nhiệm vụ đặt ra trong đề tài.
Trong tương lai gần, khi trở thành giáo viên, tôi sẽ đem những thiết kế này vào áp
dụng thử, và sẽ phát huy tiếp công tác thiết kế này, bên cạnh đó tôi sẽ mở rộng phạm vi
nghiên cứu đề tài hơn nữa. Tôi nhận thấy rằng mình cần phải tập dượt nhiều hơn, thu nhặt
nhiều hơn những kinh nghiệm quí báo từ tất cả mọi người để ngày hoàn thiện mình hơn về
mọi mặt, đặc biệt là khi tôi sắp trở thành một giáo viên.


Luận văn Tốt nghiệp

GVHD: Th.S. GVC. Đặng Thị Bắc Lý


PHẦN A: MỞ ĐẦU
I.Lý do chọn đề tài
Một vấn đề không bao giờ cũ của nền giáo dục và trở thành vấn đề tâm điểm hiện
nay đó là vấn đề về việc đổi mới giáo dục THPT (đổi mới chương trình, nội dung giáo
dục ở bậc THPT, đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới công tác kiểm tra đánh giá kết
quả học tập của học sinh), ta thấy ba nội dung đổi mới ấy, thì đổi mới đánh giá được xếp
ở khâu cuối cũng như là sự khởi đầu lại, vậy tại sao kiểm tra - đánh giá quan trọng thế?
Tác động của nó như thế nào trong quá trình giáo dục?
Đánh giá là một bộ phận quan trọng của quá trình giáo dục. Như ta đã biết, thì với
bất kỳ một quá trình giáo dục nào mà con người tham gia cũng nhằm tạo ra những biến
đổi nhất định trong con người đó. Muốn biết những biến đổi đó xảy ra ở mức độ nào, thì
phải đánh giá hành vi của người đó trong một tình huống nhất định. Cũng như việc đánh
giá kết quả học tập của học sinh, cho phép ta xác định: thứ nhất là mục tiêu giáo dục
được đặt ra có phù hợp hay không và có đạt được hay không, thứ hai là việc giảng dạy có
thành công hay không, người học có tiến bộ hay không.
Qua đó ta thấy, đánh giá có nhiệm vụ và vai trò rất quan trọng trong giáo dục, và cụ
thể hơn là việc đánh giá kết quả học tập của học sinh ở cấp bậc trung học phổ thông (cấp
bậc mà sau khi tốt nghiệp tôi đảm nhận công tác giảng dạy), cũng góp phần làm nên sự
quan trọng đó trong nền giáo dục, mà muốn đánh giá kết quả học tập của học sinh ở cấp
học này thì việc kiểm tra là rất quan trọng. Vì vấn đề này mà việc thiết kế đề kiểm tra, là
việc làm cấp thiết của một người giáo viên hay người làm công tác giáo dục.
Ngay từ bây giờ, giai đoạn cuối của chặng đường đại học, với nghiệp vụ sư phạm
mà tương lai là giáo viên giảng dạy vật lý và công nghệ, tôi phải bắt tay ngay vào việc tập
thiết kế đề, để dần tiếp cận với một khâu quan trọng (khâu tác động hai chiều) của dạy
học, để thu nhặt kiến thức về thiết kế đề, bên cạnh đó áp dụng môn học “đánh giá kết quả
học tập của học sinh” học ở trên giảng đường vào thực tế, để khi tôi trở thành giáo viên,
tôi có được đầy đủ các kĩ năng, để vững vàng trên bục giảng, mang lại cho nền giáo dục
nước nhà những kì tích mới, đó chính là những lí do tôi đi vào thực hiện đề tài trên.
Với đề tài này tôi sẽ đi sâu nghiên cứu cơ sở lý thuyết của công tác thiết kế đề, để

SVTH: Nguyễn Thanh Tâm – Sư phạm Vật lý - Công nghệ. K33

Trang 1


Luận văn Tốt nghiệp

GVHD: Th.S. GVC. Đặng Thị Bắc Lý

đưa ra qui trình thiết kế một đề kiểm tra cơ bản phù hợp với chuẩn kĩ năng kiến thức của
Bộ Giáo dục Đào tạo yêu cầu, sau đó vận dụng qui trình vào việc thiết kế đề, để đáp ứng
kịp thời công tác dạy học của cấp học – cấp trung học phổ thông, đặc biệt là môn Vật lí
11 – Nâng cao, mà tôi tập trung khâu thiết kế đề cho các chương I, III, IV, VI, VII của
chương trình Vật lí 11 – Nâng cao.

II. Mục tiêu của đề tài
Mục tiêu của đề tài là nhằm vào việc tập thiết kế đề kiểm tra cho các chương I,
III, IV, VI, VII của chương trình vật lí 11 – nâng cao. Để thực hiện được mục tiêu trên
tôi tiến hành thực hiện các công việc cụ thể sau:
-

Hệ thống lại các cơ sở lý thuyết cho công tác thiết kế đề kiểm tra .

-

Vận dụng lý thuyết để thiết kế đề kiểm tra cho các chương I, III, IV, VI,

VII của chương trình Vật lí 11 – Nâng cao.
III. Phương pháp và phương tiện thực hiện đề tài


1. Phương pháp
Trong đề tài này tôi chủ yếu nghiên cứu về mặt lý thuyết và vận dụng trên mặt
lý thuyết, cho nên tôi tập trung sử dụng hai phương pháp chủ yếu sau:
Phương pháp nghiên cứu tài liệu và phương pháp xử lí thông tin
Trong phương pháp nghiên cứu tài liệu, tôi thực hiện các công việc chính đó là
phân tích và tổng hợp tài liệu để hệ thống hóa các cơ sở lí thuyết của việc thiết kế đề. Ở
đây tôi phân tích, thu nhặt những luận cứ, luận điểm khoa học thiết yếu phù hợp với đề
tài, đặc biệt các nội dung liên quan đến đánh giá giáo dục, đánh giá kết quả học tập của
học sinh cấp bậc phổ thông, sau đó tổng hợp lại để hình thành các luận cứ có logic đưa
vào đề tài.
Bên cạnh đó do có nhiều ý kiến khác nhau về đánh giá giáo dục, đánh giá kết quả
học tập của học sinh … cho nên kéo theo có rất nhiều luận điểm cho nên tôi phải xử lí
các thông tin, sau đó tinh lọc lại các nội dung phù hợp với đề tài yêu cầu.
Sau đó tôi vận dụng lý thuyết vừa tổng hợp ở trên để áp dụng vào việc thiết kế đề
kiểm tra cho các chương I, III, IV, VI, VII của chương trình vật lí 11 – nâng cao.

2. Phương tiện
Phương tiện để thực hiện đề tài rất phong phú, ở đây tôi sử dụng rất nhiều
nguồn tài liệu liên quan đến nội dung nghiên cứu của đề tài: tạp chí: tạp chí giáo dục, vật
SVTH: Nguyễn Thanh Tâm – Sư phạm Vật lý - Công nghệ. K33

Trang 2


Luận văn Tốt nghiệp

GVHD: Th.S. GVC. Đặng Thị Bắc Lý

lý tuổi trẻ, vv.., báo cáo khoa học trong ngành giáo dục, các kỹ yếu hội nghị giáo dục,
sách giáo khoa, giáo trình: đánh giá giáo dục, đánh giá kết quả học tập của học sinh, tài

liệu lưu trữ, thông tin đại chúng, sử dụng nguồn tài liệu mở của internet vv…, sau đó
được tinh lọc lại rồi sử dụng máy vi tính soạn thảo thành nội dung hoàn chỉnh chính thức.

IV. Các bước tiến hành đề tài
Công tác hoàn thành luận văn được thực hiện thông qua các bước sau:
Bước 1: Xác định mục tiêu của đề tài
Bước 2: Tập trung sưu tầm và tìm tài liệu liên quan đến nội dung nghiên cứu.
Bước 3:Tổng hợp và phân tích tài liệu sưu tầm được để tinh lọc thành các luận cứ
khoa học của đề tài, sau đó hệ thống lại các cơ sơ lý thuyết liên quan đến việc thiết
kế đề.
Bước 4: Vận dụng ý thuyết vào việc thiết kế đề kiểm tra cho các chương I, III, IV,
VI, VII của chương trình vật lí 11 – nâng cao.
Bước 5: Đánh giá lại toàn bộ kết quả vừa đạt được so với những mục tiêu đã nêu
ra ở trên, đưa ra kiến nghị.
Bước 6: Tổng hợp nội dung lại lần cuối sau khi đánh giá và so sánh kết quả thực
hiện được với mục tiêu đề ra, sau đó viết báo cáo, báo cáo thử, rút ra những kinh
nghiệm cho bản thân về công tác thiết kế đề cho tương lai.
Bước 7: Báo cáo luận văn, ghi nhận nhận xét của hội đồng, chỉnh sửa nộp bản
chính thức cho trường.

V. Giới hạn của đề tài
Đề tài tập trung nghiên cứu lý thuyết về việc thiết kế đề kiểm tra đánh giá, sau đó
áp dụng lý thuyết trên vào việc thiết kế đề kiểm tra cho các chương I, III, IV, VI, VII của
chương trình vật lí 11 – nâng cao, nhưng các đề kiểm tra vẫn chưa được đưa vào thực
nghiệm, đó là áp dụng các đề kiểm tra trên vào ở trường phổ thông đây là giới hạn,
nhưng tôi vẫn hoàn thành các mục tiêu đề ra của nội dung nghiên cứu là “TẬP THIẾT
KẾ ĐỀ KIỂM CHO CÁC CHƯƠNG I, III, IV, VI, VII CHƯƠNG TRÌNH VẬT LÝ
11 - NÂNG CAO”

VI. Các chữ viết tắt

 HS: Học sinh
 GV: Giáo viên
SVTH: Nguyễn Thanh Tâm – Sư phạm Vật lý - Công nghệ. K33

Trang 3


Luận văn Tốt nghiệp

GVHD: Th.S. GVC. Đặng Thị Bắc Lý

 TNKQ: Trắc nghiệm khách quan
 TNTL: Trắc nghiệm tự luận
 TrNNLC: Trắc nghiệm nhiều lựa chọn
 TrNĐK: Trắc nghiệm điền khuyết
 TrNĐ/S: Trắc nghiệm đúng - sai
 ĐG: Đánh sai
 TrNGĐ:Trắc nghiệm ghép đôi
 AS: Ánh sáng

SVTH: Nguyễn Thanh Tâm – Sư phạm Vật lý - Công nghệ. K33

Trang 4


Luận văn Tốt nghiệp

GVHD: Th.S. GVC. Đặng Thị Bắc Lý

PHẦN B: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

Chương I: THỰC TRẠNG
Hiện nay sau một thời gian đổi mới về phương pháp dạy học và kéo theo đổi
mới về phương pháp kiểm tra đánh giá ở cấp trung học phổ thông, đã có những tiến triển
rỏ rệt, cụ thể thông qua công văn số 264/BGDDT-GDTrH ngày 13 tháng 01 năm 2009
của Bộ Giáo dục và Đào tạo, các địa phương đã tổ chức hội thảo và rút ra kết quả: kiểm
tra đánh giá đã đa dạng hóa các hình thức kiểm tra, sử dụng linh hoạt cả hai hình thức
kiểm tra tự luận và trắc nghiệm khách quan, một số tỉnh đã thống nhất sử dụng qui trình
thiết kế đề kiểm tra (An Giang, Bình Phước, Bình Định, Hòa Bình, ... ), và việc kiểm tra
đã đảm bảo được chuẩn kĩ năng - kiến thức và cả thái độ của học sinh.
Như vậy ta thấy được rằng công việc thiết kế kiểm tra ngày trở nên quan
trọng ở cấp trung học, cụ thể là cấp trung học phổ thông, để rỏ hơn ta có thể thấy rằng
trên thị trường các nhà sách, bán đủ các loại sách đề kiểm tra, bài tập kiểm tra trắc
nghiệm, tự luận,... . Tuy nhiên các sách đó vẫn chưa cụ thể công việc thiết kế đề, cho nên
các đề chỉ mang tính chất tham khảo, hay có vận dụng qui trình thiết kế thì vẫn chưa bám
vào chuẩn kĩ năng kiến thức, hoặc không rỏ ràng ở khâu tại sao lại có được đề kiểm tra
như vậy?
Vì những vấn đề trên cho nên hiện tại vẫn chưa có sách đề kiểm tra nào
thống nhất được các nội dung trên, vì vậy công việc thiết kế đề cần phải quan tâm và chú
trọng hơn nữa để ngày hoàn thiện khâu quan trọng này ( khâu tác động hai chiều như đã
nói lúc đầu), chính vì thế mà nội dung luận văn này của tôi sẽ khắc phục những khuyết
điểm trên để đưa ra đề kiểm tra một các hợp lí nhất như yêu cầu của Bộ Giáo dục và Đào
tạo và thực tế địa phương cho phép.
“Thước đo sự thành công của giáo dục không phải ở chổ người học thi đỗ nhiều hay ít
mà là họ đã được chuẩn bị ra sao để vào đời”
(The true measure of our success is not how well our students score in examinations,
but how well prepared they are for life)
- S. C. Fong -

SVTH: Nguyễn Thanh Tâm – Sư phạm Vật lý - Công nghệ. K33


Trang 5


Luận văn Tốt nghiệp

GVHD: Th.S. GVC. Đặng Thị Bắc Lý

Chương II: CƠ SỞ LÝ THUYẾT CỦA QUÁ TRÌNH NGHIÊN CỨU
I. Công tác đánh giá kết quả học tập của học sinh trong quá trình dạy học
1. Khái niệm, vị trí, mục đích, ý nghĩa, yêu cầu của việc đánh giá kết
quả học tập của học sinh trong quá trình dạy học
“Nếu muốn biết thực chất của một nền giáo dục, hãy nhìn vào cách đánh giá
của nền giáo dục đó” (Rowntree, 1987)[ 37, tr127]
Đánh giá trong giáo dục luôn luôn là một vấn đề có tính phát triển, và vì vậy khái
niệm, mục đích, vị trí, ý nghĩa và yêu cầu của đánh giá cũng luôn luôn chứa đựng
những yếu tố mới mẻ. Qua đây, tôi sẽ trình bài một số vấn đề vừa mang tính kinh điển,
vừa có tính thời sự đối với các khía cạnh nói trên của hoạt động đánh giá kết quả học tập
của học sinh.
1.1. Khái niệm
Về khái niệm đánh giá có rất nhiều ý kiến khác nhau, sau đây tôi sẽ trình bài một
số ý kiến của một số chuyên gia giáo dục trong và ngoài nước, để sau đó rút kết lại nên sử
dụng khái niệm nào phù hợp với đề tài:
Theo Giáo Sư Deketele (1980) [3, tr61] đã đưa ra khái niệm
về đánh giá như sau: “ Đánh giá là xem xét mức độ phù hợp giữa
một tập hợp thông tin có giá trị, thích hợp và đáng tin cậy và một
tập hợp các tiêu chí có giá trị, thích hợp, đáng tin cậy và phù hợp
với mục tiêu đề ra để so sánh, đánh giá nhằm đưa ra một quyết
định”.
(Giáo sư De Ketele)
Trong lĩnh vực giáo dục, với sự nghiên cứu nhiều năm thì các tác giả tên tuổi như:

Tylor, Croubach, Alkin, Stufflebean, Stake, Seriven,…[1;14, tr61] đã đưa ra định nghĩa
về đánh giá như sau: “Đánh giá, trong bối cảnh giáo dục, có thể định nghĩa như một quá
trình được tiến hành có hệ thống để xác định được mức độ đạt được của học sinh về các
mục tiêu đào tạo. Nó có thể gồm những sự mô tả (liệt kê) về mặt định tính hay định
lượng về mặt hành vi (hoạt động) của người học cùng với những sự nhận xét, đánh giá
những hành vi này đối chiếu với sự mong muốn đạt được về mặt hành vi đó”.
Đánh giá trong giáo dục, theo GS. TS Giáo dục Dương Thiệu Tống là quá trình
thu thập và xử lý kịp thời, có hệ thống thông tin về hiện trạng và hiệu quả giáo dục. Căn
SVTH: Nguyễn Thanh Tâm – Sư phạm Vật lý - Công nghệ. K33

Trang 6


Luận văn Tốt nghiệp

GVHD: Th.S. GVC. Đặng Thị Bắc Lý

cứ vào mục tiêu dạy học, làm cơ sở cho những chủ trương, biện pháp và hành động trong
giáo dục tiếp theo. Cũng có thể nói rằng đánh giá là quá trình thu thập, phân tích và giải
thích thông tin một cách hệ thống nhằm xác định mức độ đạt đến của các mục tiêu giáo
dục về phía học sinh. Đánh giá có thể thực hiện bằng phương pháp định lượng hay định
tính.
Hoặc có thể hiểu đánh giá theo Giáo Sư, Tiến Sĩ Lâm Quang Thiệp như sau:
Đánh giá là quá trình thu thập thông tin, chứng cứ về đối tượng đánh giá và đưa ra những
phán xét, nhận định về mức độ đạt được theo các tiêu chí đã được đưa ra trong các tiêu
chuẩn hay kết quả học tập. Đánh giá có thể là đánh giá định lượng (quantitative ) dựa vào
các con số hoặc định tính ( qualitative) dựa vào các ý kiến và giá trị.[28, tr201]
Đánh giá là sự phán xét trên cơ sở đo lường, kiểm tra, bao giờ cũng đi liền với kiểm
tra. Trong đánh giá, ngoài sự đo lường một cách khách quan dựa trên kiểm tra (hay trắc
nghiệm), còn có ý kiến bình luận, nhận xét, phê phán mang tính chủ quan để tiến tới sự

phán xét. Theo Tự điển Giáo dục học – NXB Tự điển Bách khoa 2001 thuật ngữ đánh
giá kết quả học tập được định nghĩa như sau: “ Xác định mức độ nắm được kiến thức, kỹ
năng, kỹ xảo của học sinh so với yêu cầu của chương trình đề ra “
Bên cạnh đó có thể hiểu kiểm tra đánh giá kết quả học tập là sự so sánh, đối chiếu
kiến thức, kỹ năng, thái độ thực tế đạt được ở người học để tìm hiểu và chuẩn đoán (
diagnostic ) trước và trong quá trình dạy học (formative ) hoặc sau một quá trình học tập
với các kết quả mong đợi đã xác định trong mục tiêu dạy học( đánh giá kết thúc –
summative )[1, tr32].
Sản phẩm của hoạt động dạy học, của lao động sư phạm trên lớp học, trong phòng
thí nghiệm, xưởng trường, bãi tập,..vv rất đa dạng và phức tạp , rất khó xác định. Bởi vì
những sản phẩm đó là những người học đã thay đổi ít hoặc nhiều trong phẩm chất và
năng lực của họ sau một thời gian học tập nhất định hay nói cách khác là đã có các giá trị
gia tăng. Đó chính là kết quả học tập của người học, thành tố chủ yếu tạo nên chất lượng
của hoạt động dạy học trong nhà trường.
Tuy có rất nhiều những nhận định về khái niệm đánh giá, song do phạm vi đề tài
nên tôi chỉ nêu sơ lược một số khái niệm nhận định về đánh giá như trên, tức là trong đề
tài chúng ta sẽ tập trung vào nghiên cứu việc thiết kế đề kiểm tra để đánh giá kết quả học
tập của học sinh phổ thông mà cụ thể hơn là các chương I, III, IV, VI, VII của chương
SVTH: Nguyễn Thanh Tâm – Sư phạm Vật lý - Công nghệ. K33

Trang 7


Luận văn Tốt nghiệp

GVHD: Th.S. GVC. Đặng Thị Bắc Lý

trình vật lí 11 – nâng cao, và khái niệm đánh giá mà tôi sử dụng trong đề tài này mang ý
nghĩa trong bối cảnh giáo dục hiện tại như đã nói ở trên.
1.2. Vị trí

Trong nhà trường hiện nay, công việc đổi mới phương pháp dạy học đang tiến
hành để ngày càng hoàn thiện, và có được những tính chất đột phá để nâng cao chất
lượng dạy học. Song song với việc đổi mới phương pháp dạy học đòi hỏi phải tiến hành
một cách đồng bộ đổi mới từ nội dung chương trình sách giáo khoa, phương pháp dạy
học cho đến kiểm tra đánh kết quả dạy học. Kiểm tra đánh giá có vị trí rất to lớn đến việc
nâng cao chất lượng đào tạo. Kết quả của kiểm tra đánh giá là cơ sở để điều chỉnh hoạt
động dạy, hoạt động học và quản lý giáo duc. Nếu kiểm tra đánh giá sai dẫn đến nhận
định sai về chất lượng đào tạo gây tác hại to lơn trong việc sử dụng nguồn nhân lực. Vậy
đổi mới kiểm tra đánh giá trở thành nhu cầu bức thiết của ngành giáo dục và toàn xã hội
ngày nay. Kiểm tra đánh giá đúng thực tế, chính xác và khách quan sẽ giúp người học tự
tin, hăng say, nâng cao năng lực sáng tạo trong học tập.
Hay cụ thể hơn là nó được hình tượng hóa thông qua sơ đồ Xibecnetic [26, tr5]
sau:

D

N
D

MỤC ĐÍCH ĐÀO
TẠO

P
P

K

H

KẾT

QUẢ

NHIỄU TỪ BÊN
NGOÀI
Sơ đồ Xebecnetic cho qua trình dạy học
Sơ đồ cho thấy sự tác động của khâu kiểm tra đánh giá lên người học, để xem
người học đạt được gì, song song bên cạnh đó là việc dạy của giáo viên ra sao, để thay
đổi nội dung và phương pháp cho tương thích, như vậy ta thấy đây là vấn đề rất quan
trọng, là bộ phận hợp thành quan trọng và tất yếu của toàn bộ quá trình dạy học. Ở đây
SVTH: Nguyễn Thanh Tâm – Sư phạm Vật lý - Công nghệ. K33

Trang 8


Luận văn Tốt nghiệp

GVHD: Th.S. GVC. Đặng Thị Bắc Lý

kết quả toàn bộ của quá trình dạy học, ở mức độ quan trọng, nó phụ thuộc vào công tác
kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh.
1.3. Mục đích
1. Cung cấp thông tin phản hồi cho người học:
Kết quả đánh giá có thể cho phép người học thấy được năng lực của họ trong quá
trình học tập. Muốn vậy, thông tin đánh giá cần đa dạng (chẳng hạn cho điểm kết hợp với
nhận xét) và hoạt động đánh giá cần diễn ra tương đối thường xuyên. Mà cụ thể ở đề tài
này chúng ta sẽ thiết kế đề kiểm tra cho từng chương, qua đó sẽ sớm phản hồi tình hình
học tập của người học đang ở hiện trạng như thế nào để chấn chỉnh quá trình học tập.
2. Cung cấp thông tin phản hồi cho người dạy:
Thông qua đánh giá, giáo viên có thể biết được năng lực học tập hoặc khả năng
tiếp thu về một vấn đề cụ thể của người học, biết được tính hiệu quả của một phương

pháp giảng dạy hoặc một chương trình đào tạo nào đó và từ đó có thể khắc phục những
hạn chế trong quá trình dạy.
3. Động viên học tập:
Thực tiễn giáo dục cho thấy một khi hoạt động đánh giá được tổ chức đều đặn và
thích hợp thì chất lượng học tập không ngừng được nâng cao. Đánh giá được xem như
một chất xúc tác giúp cho “phản ứng học tập” được diễn ra thuận lợi hơn, hiệu quả hơn.
Trong tâm lý học, cho điểm hay xếp loại học tập có thể được xếp vào loại hoạt động
khích lệ (incentive). Hoạt động này đóng vai trò như là nhân tố thúc đẩy bên ngoài
(external motivational factor). Nếu nó được kết hợp cùng với lòng mong muốn (drive), cả
hai sẽ tạo ra động lực (motive) cho các hoạt động của con người (Bootzin và cộng sự,
1986, tr. 319). Tuy nhiên, nếu quá đề cao hoặc áp dụng thái quá các biện pháp khích lệ thì
có thể dẫn đến kết quả làm cho người được khuyến khích điều chỉnh mục đích hoạt động
của họ (Stipek, 1998). Không ít người học hiện nay coi điểm số hay xếp hạng là mục tiêu
quan trọng nhất của sự học. Đây chính là tác dụng ngược của hoạt động đánh giá học tập
một khi nó không được thực hiện một cách đúng đắn.
4. Chuẩn bị cho người học vào đời:
Đây là mục tiêu ít được quan tâm nhất trong thực tiễn giáo dục mặc dù nó không
kém phần quan trọng. Thông qua các phương pháp đánh giá khác nhau, giáo viên có thể
giúp người học bổ sung, phát triển những kiến thức, kỹ năng cần thiết cho cuộc sống
cũng như nghề nghiệp về sau. Ngoài các kỹ năng có tính đặc thù của nghề nghiệp, các kỹ
SVTH: Nguyễn Thanh Tâm – Sư phạm Vật lý - Công nghệ. K33

Trang 9


Luận văn Tốt nghiệp

GVHD: Th.S. GVC. Đặng Thị Bắc Lý

năng xã hội (như kỹ năng giao tiếp, trình bày; kỹ năng làm việc nhóm;…) cũng rất quan

trọng đối với người học về sau bỡi lẽ cho dù với loại công việc gì, con người cũng phải
sống và làm việc trong một môi trường tập thể nhất định.[8, tr13]
Qua bốn mục đích trên ta thấy hai mục đích đầu là vô cùng quan trọng cũng như
thiết thực với đề tài vì vậy ở đây tôi sẽ tập trung cao cho hai mục đích trên.
1.4. Ý nghĩa
Kiểm tra và đánh giá có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với học sinh, giáo viên và
đặc biệt là đối với cán bộ quản lí giáo dục.
Đối với học sinh: Việc đánh giá có hệ thống và thường xuyên cung cấp kịp thời
những thông tin về kết quả học tập để giúp người học tự điều chỉnh hoạt động học.
- Về giáo dưỡng chỉ cho học sinh thấy mình đã tiếp thu điều vừa học đến mức độ
nào, còn thiếu sót nào cần bổ khuyết.
- Về mặt phát triển năng lực nhận thức giúp học sinh có điều kiện tiến hành các
hoạt động trí tuệ như ghi nhớ, tái hiện, chính xác hóa, khái quát hóa, hệ thống hóa kiến
thức, tạo điều kiện cho học sinh phát triển tư duy sáng tạo, linh hoạt vận dụng kiến thức
để giải quyết các tình huống thực tế.
- Về mặt giáo dục học sinh có tinh thần trách nhiệm cao trong học tập, có ý chí
vươn lên đạt những kết quả cao hơn, cũng cố lòng tin vào khả năng của mình, nâng cao ý
thức tự giác, khắc phục tính chủ quan tự mãn.
Đối với giáo viên: Cung cấp cho giáo viên những thông tin phản hồi giúp người
dạy điều chỉnh hoạt động dạy, bao gồm phương pháp lẫn nội dung.
Đối với cán bộ quản lí giáo dục: Cung cấp cho cán bộ quản lí giáo dục những
thông tin về thực trạng dạy và học trong một đơn vị giáo dục để có những chỉ đạo kịp
thời, uốn nắn được những lệch lạc, khuyến khích, hỗ trợ những sáng kiến hay, bảo đảm
thực hiện tốt mục tiêu giáo dục.
Như vậy ở đây tôi chú ý đến hai ý nghĩa đầu là đối với học sinh và đối với giáo viên vì
đây là vấn đề quan trọng và cấp thiết gắn chặt với đề tài.
1.5. Yêu cầu
Trong một phúc trình của Uỷ ban Quốc tế về Giáo dục cho thế kỷ 21 của
UNESCO có xác định bốn trụ cột của một nền giáo dục là: Học để biết, Học để làm,
Học toàn diện, và Học để chung sống (Singh, 1998). Học để biết nói lên yêu cầu về mặt

trí tuệ, bao gồm những kiến thức có thể giúp người học có thể vươn lên trong học tập,
SVTH: Nguyễn Thanh Tâm – Sư phạm Vật lý - Công nghệ. K33

Trang 10


Luận văn Tốt nghiệp

GVHD: Th.S. GVC. Đặng Thị Bắc Lý

trong hoạt động nghề nghiệp, và học tập suốt đời. Học để làm đòi hỏi sự thành thạo của
các kỹ năng, thao tác cũng như phương pháp tư duy. Học toàn diện đặt ra yêu cầu phát
triển toàn diện về chất, nhằm giúp người học phát triển nhân cách hoàn chỉnh. Học để
chung sống nhấn mạnh mục đích đào tạo ra những con ngưòi biết cách sống và biết cách
làm việc với những người xung quanh.
Bốn trụ cột nói trên là định hướng cho hoạt động giáo dục ở mọi cấp, trong đó có
hoạt động đánh giá. Như vậy, ngoài các yêu cầu về sự đa dạng của năng lực nhận thức
(nhận biết, hiểu, áp dụng, phân tích, đánh giá…), phương pháp và nội dung đánh giá còn
cần phải hướng đến những mục tiêu đáp ứng cả bốn trụ cột trên. Có thể xem đây là những
định hướng thể hiện tính “nhân bản” của đánh giá học tập vì chúng hướng đến sự phát
triển toàn diện của con người. Lâu nay, hoạt động đánh giá ở mọi cấp học thường tập
trung chủ yếu vào mục tiêu “học để biết”, thứ yếu cho “học để làm”, và hầu như là chẳng
có mấy với “học toàn diện” và “học để chung sống”. Điều này đã góp phần không ít vào
một thực trạng hiện nay là rất nhiều học sinh ở các trường học học tập thụ động, rất
nhiều học sinh có sức học kém.
Tất nhiên, để đánh giá được hai trụ cột sau, cần phải có tương ứng các phương pháp giáo
dục thích hợp. Chúng ta không thể đánh giá về những điều mà người học không được
trang bị. Có nhiều cách tổ chức dạy học hướng đến sự phát triển toàn diện của người học.
Nghiên cứu trường hợp (Case Study) hay dạy học dựa trên vấn đề (Problem-based
Learning) có thể được coi là những phương pháp dạy học hướng đến mục tiêu giúp người

học biết cách sống và làm việc cùng với nhau.

2. Các loại đánh giá
2.1. Cơ sở phân loại
Các tiêu chí của bài kiểm tra giử vai trò quan trọng trong công tác đánh giá,
ngoài trả lời cho câu hỏi “kết quả của bài kiểm tra dùng để làm gì, ngoài việc xếp loại,
tổng kết một giai đoạn của học sinh?” thì ta thấy rằng bên cạnh đó có còn giải quyết các
tiêu chí khác để phục vụ cho từng giai đoạn của quả trình dạy học. Ở đây điều đầu tiên là
cần phải xác định việc đánh giá nằm ở thời điểm nào của quá trình dạy học và kết quả
kiểm trên sẽ giải quyết được vấn đề gì về học sinh ( chia lớp, tìm hiểu năng lực ban
đầu,đánh giá năng lực sau thời gian học nhất định,…). Với những tiêu chí cụ thể ấy, thêm
vào đó là thời điểm kiểm tra đánh giá. Đó là cơ sở ban đầu của việc phân loại các kiểu
đánh giá kết quả trong học tập của học sinh.
SVTH: Nguyễn Thanh Tâm – Sư phạm Vật lý - Công nghệ. K33

Trang 11


×