Tải bản đầy đủ (.pdf) (118 trang)

LUẬN văn sư PHẠM vật lý THIẾT kế các bài tập THẢO LUẬN NHÓM hỗ TRỢ VIỆC dạy học 8 bài TRONG SGK vật lý 10 NÂNG CAO

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (830.99 KB, 118 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA SƯ PHẠM
BỘ MÔN VẬT LÝ

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

THIẾT KẾ CÁC BÀI TẬP THẢO LUẬN NHÓM
HỖ TRỢ VIỆC DẠY HỌC 8 BÀI TRONG SGK
VẬT LÝ 10 NÂNG CAO

Giáo viên hướng dẫn:
Th.s ĐẶNG THỊ BẮC LÝ

Sinh viên thực hiện:
HỒ NGỌC BÍCH
MSSV: 1076398
Lớp: Sư phạm Vật lý Khóa 33
Cần Thơ 2011


GVHD: Ths Đặng Thị Bắc Lý

Luận văn tốt nghiệp

LỜI CẢM ƠN

Những yếu tố làm nên sự thành công của một con người và của một tập thể đó
là sự phát triển nhanh chóng và mạnh mẽ của xã hội hiện đại đặt ra nhu cầu mới về
nguồn nhân lực, đòi hỏi giáo dục phải đào tạo những con người chủ động, sáng tạo,
linh hoạt, có khả năng hợp tác nên học sinh cần phải được rèn luyện ngay từ khi ngồi
trên ghế nhà trường. Do đó, yêu cầu thực hiện đổi mới phương pháp giảng dạy là một


yêu cầu hết sức thiết thực, mà người trực tiếp giảng dạy và thực hiện đổi mới đó chính
là giáo viên sư phạm.
Vì vậy, Đối với sinh viên sư phạm khi nhận được đề tài “Thiết kế các bài tập
thảo luận nhóm hỗ trợ cho việc dạy học 8 bài trong SGK Vật lí 10 nâng cao” là
niềm vui lớn và là hành trang để bước vào sự nghiệp giảng dạy của mình. Vì thảo luận
nhóm là một trong những hình thức dạy học có thể tích cực hóa hoạt động cụ thể hóa
hoạt động của học sinh nên trước khi lên lớp, giáo viên cần chuẩn bị như thế nào, thiết
kế các bài tập thảo luận ra sao để hoạt động thảo luận có hiệu quả, học sinh thật sự có
hợp tác với nhau cùng nhau giải quyết vấn đề vì việc thiết kế các bài tập thảo luận là
một công việc rất quan trọng và cần thiết, đó là một thử thách lớn đối với giáo viên.
Với những suy nghĩ như vậy, khi nhận đề tài này,tôi rất hoang mang và lo sợ
không hoàn thành luận văn. Nhưng được sự hướng dẫn tận tình của cô Đặng Thị Bắc
Lý và hiện nay luận văn đã hoàn thành.
Tôi xin chân thành cảm ơn cô Đặng Thị Bắc Lý, người trực triếp hướng dẫn tôi
trong suốt thời gian thực hiện luận văn này.
Do kiến thức còn hạn hẹp và chưa có kinh nghiệm, nên luận văn không tránh
khỏi thiếu sót. Rất mong quý thầy cô và các bạn đóng góp kiến
Cần thơ, ngày tháng năm 2011
Sinh viên thực hiện
Hồ Ngọc Bích

Sinh viên thực hiện: Hồ Ngọc Bích

Trang 2


GVHD: Ths Đặng Thị Bắc Lý

Luận văn tốt nghiệp


NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN

.......................................................................................................
...................................................................................................................
...................................................................................................................
...................................................................................................................
...................................................................................................................
...................................................................................................................
...................................................................................................................
...................................................................................................................
...................................................................................................................
...................................................................................................................
...................................................................................................................
...................................................................................................................
...................................................................................................................
...................................................................................................................
...................................................................................................................
...................................................................................................................
...................................................................................................................
...................................................................................................................
...................................................................................................................
...................................................................................................................
...................................................................................................................
...................................................................................................................

Sinh viên thực hiện: Hồ Ngọc Bích

Trang 3



Luận văn tốt nghiệp

GVHD: Ths Đặng Thị Bắc Lý

MỤC LỤC


A. MỞ ĐẦU ............................................................................................ 1
1. Lí do chọn đề tài..............................................................................3
2. Lịch sử vấn đề .................................................................................6
3. Mục tiêu của đề tài ..........................................................................7
4. Giới hạn của đề tài...........................................................................7
5. Phương pháp nghiên cứu đề tài........................................................ 7
6. Các bước thực hiện đề tài ................................................................ 7
B. NỘI DUNG ........................................................................................ 8
Phần 1: cơ sở lý thuyết của phương pháp dạy học theo hình thức thảo luận nhóm
.................................................................................................................8
1. Định nghĩa quá trình dạy học........................................................... 8
2. Quan điểm dạy học lấy học sinh làm trung tâm ............................... 9
3. Lý thuyết về vùng phát triển gần và phát triển nhận thức của LepVưgotski ................................................................................................ 10
4. Phương pháp dạy học theo hình thảo luận nhóm............................ 12
4.1. Khái niệm về hình thức thảo luận nhóm ................................... 13
4.2. Khái niệm về các loại kiểu nhóm .............................................. 15
4.3. Cách chia nhóm........................................................................ 15
4.4. Các kiểu học nhóm và cách tổ chức nhóm ................................ 18
4.4.1. Kiểu nhóm di động ............................................................ 18
4.4.2. Kiểu nhóm ghép hai lần ..................................................... 19
4.4.3. Nhóm trà trộn (Coktail) ..................................................... 19
4.4.4. Nhóm kim tự tháp.............................................................. 20
4.5. Qui trình dạy học theo nhóm (có thể là một phần tiết học, 1 tiết học..)

............................................................................................................... 21
4.6. Một số nội dung bài học có thể tổ chức nhóm........................... 22
Sinh viên thực hiện: Hồ Ngọc Bích

Trang 4


Luận văn tốt nghiệp

GVHD: Ths Đặng Thị Bắc Lý

4.6.1. Thảo luận để đánh giá một qui trình làm việc .................... 22
4.6.2. Trao đổi trước giờ học ....................................................... 23
4.6.3. Tìm sự tương ứng .............................................................. 24
4.6.4. Phân loai, so sánh .............................................................. 25
4.6.5. Dùng sơ đồ để tóm tắt nội dung bài học hoặc tìm ra kiến thức
mới ........................................................................................................ 26
4.7. Một số kỹ năng giao tiếp trong việc tổ chức thảo luận nhóm .... 27
4.8. Những thuận lợi của phương pháp dạy học theo hình thức thảo luận
nhóm...................................................................................................... 30
4.9. Những khó khăn trong việc tổ chức thảo luận nhóm ................. 33
4.10. Qui trình tổ chức thiết kế bài tập thảo luận nhóm.................... 35
4.10.1. Xác định mục tiêu của bài ............................................... 35
4.10.2. Tìm nội dung thích hợp cho thảo luận.............................. 37
4..10.3. Thiết kế các bài tập thảo luận nhóm ................................ 38
4.10.4. Kiểm tra lại các bài tập thảo luận ..................................... 39
Phần 2: Vận dụng qui trình để thiết kế một số bài tập thảo luận nhóm hỗ trợ
việc dạy học 8 bài trong vật lí 10 nâng cao............................................. 40
1. Bài: Vận dụng trong chuyển động thẳng. Chuyển động thẳng ......... 40
1.1. Xác định mục tiêu của bài ......................................................... 41

1.2. Lựa chọn nội dung thích hợp cho thảo luận ................................ 41
1.3. Thiết kế bài tập thảo luận nhóm.................................................. 43
1.3.1. Bài tập 1 ................................................................................ 43
1.3.2. Bài tập 2 ................................................................................ 43
1.3.3. Bài tập 3 ................................................................................ 44
1.4. Tổ chức cho học sinh thảo luận .................................................. 45
1.4.1. Bài tập 1 ............................................................................... 45
1.4.2. Bài tập 2 ............................................................................... 46
1.4.3. Bài tập 3 ............................................................................... 47
2. Bài: Sự rơi tự do............................................................................. 50
2.1. Xác định mục tiêu của bài.......................................................... 50
Sinh viên thực hiện: Hồ Ngọc Bích

Trang 5


Luận văn tốt nghiệp

GVHD: Ths Đặng Thị Bắc Lý

2. 2. Lựa chọn nội dung thích hợp cho thảo luận ............................ 51
2.3. Thiết kế bài tập thảo luận nhóm............................................... 53
2.3.1. Bài tập 1 ........................................................................... 53
2.3.2. Bài tập 2 ........................................................................... 54
2.3.3. Bài tập 3 ........................................................................... 55
2.4. Tổ chức cho học sinh thảo luận................................................ 55
2.4.1. Bài tập 1 ........................................................................... 55
2.4.2. Bài tập 2 ........................................................................... 56
2.4.3. Bài tập 3 ........................................................................... 57
3. Bài: Định luật I Niuton .................................................................... 61

3.1. Xác định mục tiêu của bài ......................................................... 61
3.2. Lựa chọn nội dung thích hợp cho thảo luận ................................ 61
3.3. Thiết kế bài tập thảo luận nhóm.................................................. 62
3.4. Tổ chức cho học sinh thảo luận .................................................. 63
4. Bài: Định luật II Niuton................................................................... 65
4.1. Xác định mục tiêu của bài để lựa chọn nội dung thảo luận.......... 61
4.2. Lựa chọn nội dung thích hợp cho thảo luận ................................ 61
4.3. Thiết kế bài tập thảo luận nhóm.................................................. 62
4.4. Tổ chức cho học sinh thảo luận .................................................. 63
5. Bài: Định luật III Niuton ................................................................. 71
5.1. Xác định mục tiêu của bài .......................................................... 71
5.2. Lựa chọn nội dung thích hợp cho thảo luận ................................ 72
5.3. Thiết kế bài tập thảo luận nhóm.................................................. 72
5.4. Tổ chức cho học sinh thảo luận .................................................. 73
6. Bài: Cân bằng của vật rắn dưới tác dụng của ba lực không song song
...............................................................................................................75
6.1. Xác định mục tiêu của bài ..........................................................75
6.2. Lựa chọn nội dung thích hợp cho thảo luận ................................76
6.3. Thiết kế bài tập thảo luận nhóm..................................................77
6.4. Tổ chức cho học sinh thảo luận…………………………………78
7. Bài: Mômen lực. Điều kiện cân bằng của vật rắn có trục quay cố định

Sinh viên thực hiện: Hồ Ngọc Bích

Trang 6


Luận văn tốt nghiệp

GVHD: Ths Đặng Thị Bắc Lý


...............................................................................................................80
7.1. Xác định mục tiêu của bài ..........................................................81
7. 2. Lựa chọn nội dung thích hợp cho thảo luận ...............................82
7.3. Thiết kế bài tập thảo luận nhóm..................................................83
7.3.1. Bài tập 1 ..............................................................................83
7.3.2. Bài tập 2 ..............................................................................84
7.4. Tổ chức cho học sinh thảo luận ..................................................85
7.4.1. Bài tập 1 ..............................................................................86
7.4.2. Bài tập 2 ..............................................................................86
8. Bài: Định luật Bôi-lơ – Ma-ri-ốt ...................................................... 88
8.1. Xác định mục tiêu của bài........................................................... 88
8. 2. Lựa chọn nội dung thích hợp cho thảo luận ............................... 89
8.3. Thiết kế bài tập thảo luận nhóm.................................................. 89
8.3.1. Bài tập 1 ............................................................................. 989
8.3.2. Bài tập 2 .............................................................................. 90
8.4. Tổ chức cho học sinh thảo luận .................................................. 91
8.4.1. Bài tập 1 .............................................................................. 91
8.4.2. Bài tập 2 .............................................................................. 92
C. KẾT LUẬN....................................................................................... 95
1. Kết quả đạt được của đề tài ............................................................. 95
2. Những mặt hạn chế ......................................................................... 99
PHỤ LỤC ......................................................................................... 101
PHỤ LỤC 1 ...................................................................................... 101
PHỤ LỤC 2 ...................................................................................... 102
PHỤ LỤC 3 ..................................................................................... 105
PHỤ LỤC 4 ...................................................................................... 106
PHỤ LỤC 5 ...................................................................................... 107
PHỤ LỤC 6 ...................................................................................... 108
PHỤ LỤC 7 ...................................................................................... 109

PHỤ LỤC 8 ...................................................................................... 110
TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................... 112

Sinh viên thực hiện: Hồ Ngọc Bích

Trang 7


GVHD: Ths Đặng Thị Bắc Lý

Luận văn tốt nghiệp

A. MỞ ĐẦU
1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Vì sự nghiệp mười năm trồng cây, vì sự nghiệp trăm năm trồng người,
chân lí sáng người của vị lãnh tụ kính yêu Hồ Chí Minh là kim chỉ nam dẫn
đường chúng ta trong suốt chặn đường phát triển của xã hội của đất nước. Ngày
nay, trước xu thế chuyển mình liên tục phát triển không ngừng của nước ta,
cùng với sự đi lên công nghiệp hóa – hiện đại hóa, công nghệ thông tin những
thành tựu rực rỡ của khoa học kĩ thuật, gia nhập WTO chiếm giữ vị trí quan
trọng trên trường quốc tế thì tri thức là động lực chính, vô cùng quan trọng từ
phía sau của sự phát triển ấy, đưa đất nước đi lên sánh vai cùng các cường quốc
năm châu trên trường quốc tế.
Chính vì vai trò quan trọng của trí thức như vậy đã khẳng định rõ hơn vị trí
của ngành giáo dục, chìa khóa mở đường cho tri thức. Muốn có tri thức sâu
rộng, kĩ năng ứng dụng tri thức vào thực tiễn, xu thế đang phát triển của đất
nước thì ngành giáo dục của thế giới nói chung, của đất nước nói riêng phải
không ngừng đổi mới cả về mục tiêu, nội dung và phương pháp dạy và học.
Muốn ngành giáo dục nước ta ngày một hoàn chỉnh, toàn diện và sâu sắc hơn
thì đòi hỏi ngành giáo dục phải biết kết hợp linh hoạt, chọn lọc nhiều phương

diện của những nền giáo dục nước nhà, nền giáo dục phát triển của thế giới. Nền
giáo dục có phát triển, có vững mạnh, có hiện đại thì sẽ có đào tạo được những
con người trí tuệ, năng động, tích cực, đầy năng lực đáp ứng kịp thời, nhanh
chống hòa nhập với thời đại phát triển của đất nước.
Trong giáo dục, các yếu tố mục tiêu - nội dung – phương pháp có mối liên
hệ chặt chẽ với nhau tạo thành một thể thống nhất với nhau, một qui luật về mối
quan hệ biện chứng. Nếu một trong các yếu tố đó thay đổi thì các yếu tố còn lại
cũng thay đổi theo, cho nên muốn đổi mới giáo dục thì phải đổi mới đồng bộ cả
cả về mục tiêu – nội dung- phương pháp thì đổi mới mới thật sự là đổi mới.
Đổi mới mục tiêu giáo dục phải dựa vào tình hình phát triển của đất nước,
tùy vào từng giai đoạn phát triển mà Đảng ta đề ra từng mục tiêu cụ thể. Nghị
Sinh viên thực hiện: Hồ Ngọc Bích

Trang 8


Luận văn tốt nghiệp

GVHD: Ths Đặng Thị Bắc Lý

quyết hội nghị BCH TW, khóa VIII đã chỉ rõ: “Nhiệm vụ cơ bản của giáo dục
nhằm xây dựng con người có đạo đức trong sáng, có ý chí kiên cường…giữ gìn
và phát huy các giá trị văn hóa dân tộc, có năng lực tiếp thu tinh hoa văn hóa
nhân loại, phát huy tiềm năng của dân tộc và con người Việt Nam, có ý thức
cộng đồng và phát huy tính tích cực của cá nhân, làm chủ tri thức khoa học và
công nghệ hiện đại, có tư duy sáng tạo, có kỹ năng thực hành giỏi”.
Bên cạnh sự đổi mới mục tiêu giáo dục thì nội dung cũng nhanh chóng
được điều chỉnh, thay đổi theo. Tùy vào tốc độ phát triển của đất nước mà trong
từng bậc giáo dục sẽ có mục tiêu, nội dung khác nhau cho phù hợp; Đối với giáo
dục phổ thông, mục tiêu đề ra là phải giúp học sinh phát triển toàn diện về trí

tuệ, thể chất, các kỹ năng cơ bản, tính chủ động sáng tạo, năng lực cá nhân, đạo
đức, nhân cách, phẩm chất cụ Hồ, con người đất nước Việt Nam. Khi đó sách
giáo khoa cũ không còn phù hợp nước, việc thay đổi sách giáo khoa mới - nội
dung dạy học - là việc làm hết sức cần thiết và đúng đắn.
Để mục tiêu và nội dung phát huy được hiệu quả tối ưu của nó thì phương
pháp dạy học cũng phải thay đổi cho phù hợp. Trước xu thế phát triển của xã
hội ngày nay, phương pháp dạy học lấy học sinh làm trung tâm là phương pháp
đang và được nhiều quốc gia thực hiện. Đối với nước ta, phương pháp này mang
lại nhiều hiệu quả cho mục tiêu – nội dung đào tạo con người Việt Nam.
Phương pháp dạy học tích cực này làm tích cực hóa hoạt động, sáng tạo, chủ
động của học sinh so với phương pháp dạy học lấy thầy làm trung tâm truyền
thống xưa, cách dạy một chiều này đã làm học sinh thụ động, nhút nhát hơn,
thiếu tự tin và khả năng sáng tạo hơn. Đó là lí do các nhà lí luận, nghiên cứu
cho nghiệp đào tạo con người, nguồn nhân lực cho xã hội trong tiến trình đổi
mới. Một trong những phương pháp dạy học tiến bộ, tích cực đó, phương pháp
dạy học theo hình thức thảo luận nhóm là phương pháp quan trọng có giá trị
mang lại hiệu quả cao trong dạy học. Đối với phương pháp này thì người thầy
chỉ đóng vai trò hỗ trợ còn học sinh đóng vai trò trung tâm, trực tiếp đóng góp
và tham gia làm việc cá nhân, để giải quyết vấn đề học tập chung của nhóm mà
Sinh viên thực hiện: Hồ Ngọc Bích

Trang 9


Luận văn tốt nghiệp

GVHD: Ths Đặng Thị Bắc Lý

giáo viên đề ra. Qua đó, học sinh sẽ nhận được kết quả lợi ích học tập từ chính
bản thân, từ nhóm mà vẫn đạt được mục tiêu giáo viên đề ra.

Chính vì vậy, việc học và dạy bằng phương pháp thảo luận nhóm có vai
trò tích cực với học sinh, nhưng để phát huy đực tôi đa ưu điểm ấy thì việc thiết
kế các bài tập để thảo luận nhóm lại là một vấn đề đòi hỏi người giáo viên phải
linh hoạt, nhạy bén trong cách tổ chức, giao nhiệm vụ thảo luận nhóm sao cho
phù hợp, đạt hiệu quả cao và chất lượng. Đặc biệt là giáo viên phổ thông, việc
đổi mới phương pháp dạy học lại càng vất vả hơn, nó phải được thể hiện bằng
cả tâm quyết, lòng nhiệt tình và kỹ năng thông thạo nhà sư phạm. Là một thế hệ
trẻ nối nghiệp sư phạm tôi may mắn đã được các bậc cha ông trực tiếp truyền
dạy những tri thức, kỹ năng, phương pháp học và dạy trong thời đại mới, tôi
nhận thấy bản thân mình phải có trách nhiệm nặng nề hơn. Khi tôi quyết định
chọn nghề sư phạm này là tôi đã đặt hết tâm huyết vào nó, ngay từ những bước
đầu tiên tôi ra sức tìm tòi, học hỏi, nghiên cứu nhiều vấn đề chuẩn bị cho mình
mình những hành trang cần thiết vào sự nghiệp giảng dạy theo phương pháp
mới. Một trong những vấn đề tôi đã nghiên cứu, trong đó tôi tâm đắc nhất đó là
việc nghên cứu đề tài “Thiết kế các bài tập thảo luận nhóm hỗ trợ việc dạy
học 8 bài trong SGK vật lí 10 nâng cao” nên tôi chọn đề tài cho luận văn tốt
nghiệp của tôi. Tôi hi vọng rằng sau luận văn này tôi sẽ đúc kết thêm nhiều kiến
thức mới, trao dồi nhiều kinh nghiệm quý báo cho việc dạy học và ứng dụng
hiệu quả hơn khi dạy ở trường phổ thông. Đây là công trình nghiên cứu, tìm tòi,
là cả một tâm huyết của tôi. Đó cũng là lí do tôi chọn đề tài này cho luận văn tốt
nghiệp của tôi.

2. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ
Theo xu hướng phát triển chung của thế giới, mục tiêu đào tạo con người
tri thức theo thời đại mới là rất cần thiết. Trước yêu cầu đó, nền giáo dục của cả
nước nói chung, nước ta nói riêng, cụ thể là Trường Đại học Cần Thơ đã không
ngừng thay đổi, trong đó khoa sư phạm có vai trò then chốt, là mũi nhọn của
ngành giáo dục đã tiên phong bắt tay vào công cuộc đổi mới với nhiều hình
Sinh viên thực hiện: Hồ Ngọc Bích


Trang 10


Luận văn tốt nghiệp

GVHD: Ths Đặng Thị Bắc Lý

thức: giao lưu, hội thảo, nghiên cứu, học tập và hợp tác với các nước có nền
giáo dục phát triển như Hà Lan, Mỹ, Anh, Pháp, Úc… trong những năm 19962007.
Các thành viên của khoa sư phạm đã tham gia tập huấn các kỹ năng làm
nhóm khi hợp tác với trường Đại học Hoa kì (2003- 2005) trong chương trình
LG, với vai trò là người tổ chức thử nghiệm kết quả tập huấn trong các giờ dạy
của mình.
Nhóm nghiên cứu của Th.s Trần Quốc Tuấn nghiên cứu Group “Dạy học
hợp tác ở khoa sư phạm” trong chương trình MHO4 hợp tác với Hà Lan
(1996 – 2004), nghiên cứu phương pháp dạy theo nhóm và vận dụng phương
pháp này tại khoa sư phạm Đại Học Cần Thơ [14, Tr.3].
PGS.TS Lê Phước Lộc khoa sư phạm Đại Học cần thơ đã trình bày cụ
thể phương pháp tổ chức và thiết kế nhiệm vụ thảo luận nhóm cho học sinh
trong chuyên đề “Những cơ sở thiết kế các nhiệm vụ thảo luận nhóm trong
phương pháp dạy học hợp tác” tại hội thảo “Tập huấn nâng cao năng lực cho
giáo viên cốt cán Trường Trung Học Phổ Thông về đổi mới phương pháp dạy
học theo chương trình SGK lớp 10 mới”. Theo chuyên đề này việc thiết kế dạy
học theo phương pháp thảo luận nhóm thì người giáo viên phải tổ chức dạy như
thế nào để học sinh nhanh chóng thích ứng với phương pháp làm việc nhóm
này, đạt được kết quả học tập mà mục tiêu bài học đề ra, học sinh năng động và
sáng tạo hơn [14, Tr.4].
Bên cạnh những việc nghiên cứu chuyên đề, hội thảo, tập huấn …có nhiều
tài liệu, sách báo, tạp chí …với nội dung đổi mới phương pháp dạy học theo
nhóm cũng rất phong phú. Trong quyển sách “Giáo dục với người là trung tâm

và quản lý chất lượng giáo dục” của tác giả Bart Ooms, Lia Spreeuwenberg do
nhóm biên dịch Nguyễn Ngọc Điện, Phan Trung Hiền, Nguyễn Lan Hương trình
bày cách thức tổ chức nhóm, biện pháp kích thích nhóm hoạt động, quản lý, lựa
chọn và vạch ra nội dung, kế hoạch hoạt động nhóm, những khó khăn khi dạy
học theo phương pháp nhóm.
Sinh viên thực hiện: Hồ Ngọc Bích

Trang 11


Luận văn tốt nghiệp

GVHD: Ths Đặng Thị Bắc Lý

PGS.TS Lê Phước Lộc [7, Tr.132], Khoa sư phạm Đại Học Cần Thơ
trình bày những nghiên cứu về những cơ sở cho việc thay đổi phương pháp dạy
học, phương pháp dạy và học theo hình thức hợp tác trong giáo trình “Lí luận
học”, trong phương pháp này tác giả đã đưa ra khái niệm về kiểu nhóm, nêu lên
sự khác nhau giữa dạy học theo nhóm hợp tác và theo nhóm truyền thống, ưu
việt của học theo nhóm hợp tác, một số kỹ năng giao tiếp trong khi làm việc
nhóm, các kiểu học nhóm và cách tổ chức, một số nội dung bài học có thể tổ
chức hợp tác, thông qua đây người dạy có được nền tảng vững chắc trong cách
tổ chức dạy theo phương pháp làm việc nhóm.
Nhà xuất bản Đại học sư phạm đã cho xuất bản quyển sách “Dạy học và
phương pháp dạy học trong nhà trường” năm 2005, tác giả trình bày định
nghĩa về nhóm nhỏ, gợi ý cách tổ chức nhóm nhỏ, các hình thức thảo luận theo
nhóm nhỏ, những ưu điểm cũng như những khó khăn, hạn chế khi dạy học theo
phương pháp thảo luận nhóm nhỏ [14, Tr.3]
Nhóm tác giả Phạm Quý Tư (chủ biên), Lương Tấn Đạt, Lê Chân Hùng,
Nguyễn Ngọc Hưng, Nguyễn Xuân Thành, Phạm Đình Thiết, Đỗ Hương Trà,

Bùi Trọng Tuân, Lê Trọng Tường đã trình bày “Việc đổi mới phương pháp
dạy học vật lí ở lớp 10 trung học phổ thông” trong tài liệu “Bồi dưỡng giáo
viên” vật lí nâng cao của bộ giáo dục và đào tạo xuất bản năm 2006 [16]. Trong
phần này, nhóm tác giả hình đền ra các hình thức tổ chức dạy học và kết hợp
học tập cá nhân với học tập hợp tác. Ngoài ra, nhóm tác giả còn gợi ý quá trình
tổ chức cho học sinh làm việc nhóm.
Th.s Nguyễn Thị Huỳnh Phương, Khoa tâm lý giáo dục Đại Học Hải
Phòng viết về việc “Tổ chức học tập theo nhóm tại lớp nhằm rèn luyện kỹ
năng làm việc nhóm cho học sinh trung học phổ thông” trong tạp chí giáo
dục số 186 tháng 3/2008 [14, Tr.4]. Tác giả đã trình bày thế nào là dạy học theo
nhóm, cách tổ chức nhóm, các bước tổ chức nhóm và các kỹ năng làm việc
nhóm tại lớp dành cho học sinh trung học phổ thông.

Sinh viên thực hiện: Hồ Ngọc Bích

Trang 12


Luận văn tốt nghiệp

GVHD: Ths Đặng Thị Bắc Lý

Th.s Nguyễn Văn Giang trình bày việc “Tổ chức hình thức hoạt động
dạy học theo nhóm trong Vật lí nhằm thúc đẩy hoạt động nhận thức tích
cực, tự lực, sáng tạo của học sinh” trong Tạp chí giáo dục số 196 tháng 8/2008
[14, Tr.4]. Tác giả đưa ra tiến trình tổ chức dạy học theo nhóm và vận dụng hình
thức này vào một số bài học trong dạy học vật lí.
Đặng Thị Trúc Thể, sinh viên Đại học Cần Thơ khóa 31 đã trình bày chi
tiết trong quyển luận văn tốt nghiệp với đề tài “Thiết kế các bài tập thảo luận
nhóm hỗ trợ việc dạy học 10 bài trong SGK vật lí 10 cơ bản” về những cơ sở

lí luận của việc dạy học theo hình thức thảo luận nhóm, xây dựng qui trình tổ
chức dạy học theo nhóm, và vận dụng qui trình đó để thiết kế các bài tập thảo
luận nhóm hỗ trợ cho việc dạy học.
Trên đây là một số nội dung trình bày về phương pháp dạy học theo hình
thức thảo luận nhóm. Trong quá trình nghiên cứu phần này tôi chỉ tham khảo
sách, giáo trình, tài liệu có liên quan và trích dẫn, hệ thống lại các ý kiến, quan
điểm trọng tâm của các tác giả có liên quan đến đề tài của tôi với mục tiêu để
người dạy vận dụng phương pháp dạy học theo hình thức thảo luận nhóm trong
các giờ dạy ở trường phổ thông đạt hiệu quả. Tuy nhiên, để việc vận dụng trên
đạt chất lượng tối ưu thì đòi hỏi người dạy phải linh động trong từng bài dạy của
mình thì phương pháp dạy học theo hình thức thảo luận nhóm mới thật sự trở
thành nghệ thuật.

3. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI
Mục tiêu của đề tài này nhằm hướng tới các nội dung sau:
- Hệ thống lại các lý thuyết có liên quan về phương pháp dạy học theo
hình thức thảo luận nhóm.
- Trên cơ sở lý thuyết đã được hệ thống, hệ thống lại qui trình thiết kế
các bài tập thảo luận nhóm.
- Vận dụng qui trình thiết kế trên để thiết kế một số bài tập thảo luận
nhóm hỗ trợ việc dạy học 8 bài trong sách giáo khoa vật lí 10 nâng cao.

Sinh viên thực hiện: Hồ Ngọc Bích

Trang 13


GVHD: Ths Đặng Thị Bắc Lý

Luận văn tốt nghiệp


- Đưa ra các hình thức tổ chức thực hiện thảo luận nhóm trong các bài
tập.

4. GIỚI HẠN CỦA ĐỀ TÀI
Do kiến thức và quy định thời gian nghiên cứu luận văn có hạn nên tôi chỉ
thiết kế các bài tập thảo luận nhóm trong dạy học cho 8 bài trong SGK Vật lí 10
Nâng cao.

5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
- Lý thuyết: Tìm kiếm các tài liệu có liên quan đề tài. Sau đó, nghiên cứu,
trích lọc, hệ thống lại các ý kiến, quan điểm, các nội dung viết về phương pháp
dạy học theo hình thức thảo luận nhóm.
- Dựa vào lý thuyết nghiên cứu, phân tích, tổng hợp, xây dựng qui trình
thiết kế các bài tập thảo luận nhóm.
- Vận dụng qui trình để thiết kế một số bài tập thảo luận nhóm trong
SGK vật lí 10 Nâng cao.

6. CÁC BƯỚC THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
- Xác định mục tiêu của đề tài.
- Tìm các tài liệu có liên quan đến đề tài.
- Nghiên cứu các tài liệu đã tìm được có liên quan đến đề tài.
- Xây dựng đề cương chi tiết của đề tài.
- Nghiên cứu lý thuyết, hệ thống các cơ sở lí luận của đề tài.
- Lập qui trình để thiết kế các bài tập thảo luận nhóm.
- Nghiên cứu, chọn lọc các bài tập SGK Vật lí 10 nâng cao để có thể cho
dạy học theo phương pháp thảo luận nhóm.
- Vận dụng qui trình để thiết kế các bài tập thảo luận nhóm trong SGK
Vật lí 10 nâng cao đã chọn lọc.


B. NỘI DUNG
Phần 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT CỦA PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
THEO HÌNH THỨC THẢO LUẬN NHÓM

Sinh viên thực hiện: Hồ Ngọc Bích

Trang 14


GVHD: Ths Đặng Thị Bắc Lý

Luận văn tốt nghiệp

Sau khi nghiên cứu lý thuyết về đổi mới phương pháp giáo dục, đổi mới từ
phương pháp dạy học thụ động sang phương pháp dạy học tích cực. Để thực
hiện đổi mới người dạy thực hiện nhiều hình thức tổ chức dạy học khác nhau, ở
đề tài này chỉ tập trung nghiên cứu phương pháp dạy học theo hình thức thảo
luận nhóm nên trong chương này tôi chỉ nghiên cứu các vấn đề liên quan đến
nội dung của đề tai này. Dựa vào kiểu nhóm, nội dung bài học mà người dạy
phải biết cách tổ chức dạy học theo phương pháp nhóm đạt hiệu quả. Trong quá
trình tổ chức dạy học theo hình thức thảo luận nhóm có những thuận lợi cũng
như những khó khăn mà người dạy gặp phải khi tổ chức cho học sinh thảo luận.
Qua đó thấy được trách nhiệm của người dạy rất quan trọng khi dạy học theo
hình thức thảo luận nhóm.
Sau đây là một số nội dung của cơ sở lý thuyết về phương pháp dạy học
theo hình thức thảo luận nhóm. Trước tiên chúng ta đi tìm hiểu quá trình dạy
học và vai trò của nó trong trường sư phạm như thế nào?

1. ĐỊNH NGHĨA QUÁ TRÌNH DẠY HỌC
Cụm từ này đã được nói đến ở trên, tuy nhiên, bản chất của nó như thế nào,

nó được định nghĩa ra sao… là việc cần làm. Vậy, quá trình dạy học là sự phối
hợp thống nhất các hoạt động chỉ đạo của thầy với các hoạt động lĩnh hội tự
giác, tích cực, tự lực sáng tạo của trò nhằm đạt được mục đích dạy học [8,
Tr.22].
Nguyễn Ngọc Quang đã hình tượng hóa quá trình dạy học bằng một hình
ảnh sau:

DuHO = 1

Tức là: Dạy học tối ưu thực hiện được sự thống nhất của dạy và học,
trong đó dạy chỉ đạo học, học vừa được chỉ đạo vừa tự chỉ đạo, đảm bảo liên hệ
nghịch bền và tần số cao.

Sinh viên thực hiện: Hồ Ngọc Bích

Trang 15


Luận văn tốt nghiệp

GVHD: Ths Đặng Thị Bắc Lý

Cùng với xu thế chung của cả thế giới, trong thập kỉ cuối của thế kỉ 20,
cả nước ta khởi động trào lưu đổi mới phương pháp dạy học từ các trường đại
học, đặc biệt là các trường Đại Học Sư Phạm, cho tới các trường phổ thông.
Nghị quyết 4 khóa 7 và đặc biệt là nghị quyết 2 khóa 8 của Hội nghị BCHTƯ
Đảng CSVN đã đề cặp rất cụ thể về vấn đề đổi mới Phương pháp dạy học. Một
trong những nội dung đổi mới quan trọng đầu tiên đó là đổi mới quan điểm dạy
học, đó là quan điểm lấy học sinh làm trung tâm.
2. QUAN ĐIỂM DẠY HỌC LẤY HỌC SINH LÀM TRUNG


TÂM
Quan điểm dạy học dạy học ngày nay được nhiều nhà giáo dục hướng
tới, đó là học sinh là trung tâm trong quá trình dạy học. Quan điểm này được thể
hiện như sau; Trong quá trình dạy học phải hướng tới học sinh, xuất phát từ học
sinh. Giáo viên chỉ là người hỗ trợ, giúp đỡ và hướng dẫn học sinh tự giác và
được tự do suy nghĩ, có thể trao đổi, tranh luận, cùng nhau suy nghĩ, đề xuất giải
quyết vần đề, cùng giải quyết vấn đề [5]. Tức là, người dạy phải biết tổ chức,
hướng dẫn học sinh tự tìm hiểu, giải quyết vấn đề trên cơ sở tự giác, tự do, được
tạo khả năng và điều kiện chủ động trong hoạt động đó, học sinh tiếp thu kiến
thức một cách chủ động, tức là học sinh phải học bằng hành động của chính
mình, tự tìm ra chân lý với sự hướng dẫn của giáo viên và hỗ trợ của bạn bè.
Giáo viên trở thành người hướng dẫn, học sinh trở thành người khám phá, người
thực hiện và cao hơn nữa là nhà nghiên cứu không còn thầy là người truyền thụ
kiến thức và trò lắng nghe nữa. Một trong những nét đổi mới của quan điểm này
còn được thể hiện ở sự đổi mới về cách đánh giá kết quả học tập của học sinh,
không chỉ có giáo viên mới được đánh giá kết quả của học sinh mà học sinh
cũng được tự đánh giá kết quả của chính mình, đồng thời học sinh cũng có thể
tự đánh giá kết quả lẫn nhau [5].
Với quan điểm lấy học sinh làm trung tâm, việc tổ chức cho học sinh
thảo luận là một việc làm hết sức cần thiết, vì mỗi học sinh có cách nghĩ riêng
của riêng mình, mỗi suy nghĩ có thể là một hoạt động sáng tạo. Khi làm việc
Sinh viên thực hiện: Hồ Ngọc Bích

Trang 16


Luận văn tốt nghiệp

GVHD: Ths Đặng Thị Bắc Lý


nhóm, sẽ tạo điều kiện cho tất cả học sinh đều tham gai vào quá trình học tập,
bổ sung kiến thức cho nhau, giúp đỡ nhau, đặc biệt là những học sinh yếu kém,
tăng cường cơ hội cho học sinh học từ bạn, phát huy tính chủ động, sáng tạo, và
linh hoạt của học sinh, tăng khả năng nhận xét, đánh giá, tinh thần hợp tác, đoàn
kết và các kỹ năng cơ bản cần thiết xây dựng nền tảng cho tương lai.
Để đạt được những điều nói trên đòi hỏi người giáo viên phải hiểu biết
sâu sắc về bộ môn, có tay nghề khá, nhạy cảm trước yêu cầu của xã hội và tâm
huyết với nghề. Nghĩa là giáo viên phải hiểu và nắm bắt được những mặt còn
tồn tại của học sinh, phải biết được những gì học sinh đã biết và những gì học
sinh chưa biết – tức là phải hiểu được năng lực của học sinh. Trên cơ sở đó, giáo
viên không dạy lại những điều học sinh đã biết, mà giúp học sinh hiểu những
điều chưa biết không những về kiến thức mà cả về thể chất và tinh thần.
Các vấn đề trên đây là một vài đặc trưng cơ bản cuả quan điểm dạy học
“Lấy học sinh là trung tâm” hay có thể nói ngắn gọn quan điểm “Dạy học
tích cực”.
Để tạo môi trường dạy học tích cực theo hình thức thảo luận nhóm thì
người giáo viên cần tìm hiểu vài nét về những cơ sở lý thuyết hoạt động và vận
dụng vào rèn luyện các hoạt động nghiệp vụ sư phạm.

3. LÝ THUYẾT VỀ VÙNG PHÁT TRIỂN GẦN VÀ PHÁT TRIỂN
NHẬN THỨC CỦA LEP-VƯGOTSKI
Trong phần này chỉ tập trung tìm hiểu lý thuyết vùng phát triển gần và phát
triển nhận thức của Vưgotski vì đây là phần lý thuyết có nội dung quan trọng và
có liên quan đến việc tạo ra môi trường dạy học tích cực cho học sinh theo hình
thức thảo luận nhóm đạt hiệu quả cao. Vậy thế nào là vùng phát triển gần và
nhận thức của Vưgotski.
Theo Vưgoski [7, Tr.76], “Vùng phát triển gần” có thể hiểu như sau:
“Vùng phát triển gần là khoảng giữa trình độ phát triển hiện tại, xác định bằng
khả năng độc lập giải quyết vấn đề, và trình độ gần nhất mà các em có thể đạt

được với sự giúp đỡ của người khác. Vưgoski cho rằng sự phát triển nhận thức
Sinh viên thực hiện: Hồ Ngọc Bích

Trang 17


Luận văn tốt nghiệp

GVHD: Ths Đặng Thị Bắc Lý

có nguồn gốc xã hội, chủ yếu thông qua sử dụng ngôn ngữ, đặc biệt là trong bối
cảnh tương tác với những người khác (giao tiếp)…Điều đó có nghĩa là xã hội
tạo ra cơ sở cho sự phát triển nhận thức và chỗ tốt nhất cho sự nhận thức là
“Vùng phát triển gần”
Ví dụ về học may quần áo, giả sử người học may quần áo đã nắm được
những kỹ năng cơ bản may được những đường chỉ cơ bản, bây giờ cần học may
áo hoặc may quần. Ban đầu người học chưa thể tự may áo hoặc quần được
nhưng đã nắm được phần nào kĩ năng may quần áo, với sự giúp đỡ của người
dạy, người học lúc đó ở trong vùng phát triển gần và có khả năng tận dụng sự
giúp đỡ dưới dạng giải thích, biểu diễn, hướng dẫn của người dạy thì việc may
áo hoặc quần sẽ được thực hiện dẽ dàng hơn. Người học đã vượt qua vùng phát
triển gần.
Ví dụ với một học sinh đã quen thuộc kĩ năng giải một bài toán này, giờ
chuyển sang một loại bài toán khác cũng trong vòng kiến thức ấy là một vùng
phát triển gần (ở đây là trí tuệ). Học sinh ấy cần phải có sự gợi ý của thầy hoặc
có thể trao đổi với bạn bè rồi cố gắng hết sức, học sinh ấy giải được bài toán loại
mới và học sinh ấy đã vượt qua vùng phát triển gần.
Ví dụ như một vận động viên nhảy cao muốn vượt qua muốn vượt qua
một độ cao hơn kỉ lục cũ của mình nhưng chưa được. Huấn luyện viên quan sát
thấy anh có thể làm được điều đó, ông ta hướng dẫn sửa một vài động tác về

chạy đà, dậm nhảy, lấy hơi cho đúng thời điểm… và anh ta đã vượt qua vùng
phát triển gần (ở đây là không gian) [7, Tr.76]
Đối với quá trình dạy học, hình thức thảo luận nhóm, lập luận, tranh luận
với bạn bè hoặc giáo viên là phát triển nhận thức tốt nhất để học sinh đi qua
vùng phát triển gần nhờ sự giúp đỡ hướng dẫn, giải thích của giáo viên và sự hỗ
trợ từ bạn bè, từ hiểu được một phần của công việc học sinh có thể hiểu được
toàn bộ công việc vượt qua vùng phát triển gần và có thể độc lập thực hiện công
việc đó.

Sinh viên thực hiện: Hồ Ngọc Bích

Trang 18


Luận văn tốt nghiệp

GVHD: Ths Đặng Thị Bắc Lý

Vậy là lý thuyết vùng phát triển gần đề cặp đến hai vấn đề trong nhận
thức. Thứ nhất là cái mới phải được phát triển trên cơ sở cái đã có ở học sinh,
phải có khoảng cách trí tuệ, sức lực vừa sức. Thứ hai là phải có sự giúp đỡ khích
lệ bên ngoài thỏa đáng. Lý thuyết này dẫn tới một chiến lược dạy học mới: Dạy
học bằng hoạt động, thông qua hoạt động. Học sinh sẽ có một môi trường học
tập hợp tác có nhiều vùng phát triển gần, sẽ giúp học sinh tham gia tích cực vào
các quá trình học tập, có thể chia sẽ kinh nghiệm và những hiểu biết cho nhau,
cũng như những vướng mắc, những băn khoăn suy nghĩ của bản thân. Điều đó
khẳng định tính ưu việt của phương pháp học nhóm với tư tưởng lấy học sinh
làm trung tâm, trong đó vai trò của thầy là chỉ đạo. Người học không còn học ở
tư thế thụ động, bắt chước, học thuộc lòng nữa. Học sinh trở thành chủ thể hành
động, nhận thức bằng sự hoạt động tích cực, tự lực, sáng tạo kể cả tri thức kĩ

năng lẫn quan điểm đạo đức, thái độ ứng xử [6, Tr.77].
Để xây dựng được phương pháp dạy học theo hình thức tổ chức nhóm,
trước hết chúng ta phải biết phương pháp dạy học theo hình thức thảo luận
nhóm có những nội dung nào. Chúng ta sẽ cung đi nghiên cứu cụ thể hơn về
phương pháp này.
4. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC THEO HÌNH THỨC THẢO LUẬN

NHÓM
Cùng với trào lưu đổi mới phương pháp dạy học, phương pháp dạy học
theo hình thức thảo luận nhóm là một trong những phương pháp đổi mới quan
trọng hàng đầu của nền giáo dục phù hợp với quan điểm dạy học tích cực, giúp
học sinh chủ động, sáng tạo hơn trong học tập bằng chính hoạt động của bản
thân. Trong phần này chúng gồm có các nội dung cơ bản đó là khái niệm về dạy
học theo hình thức thảo luận nhóm, khái niệm kiểu nhóm, sự khác nhau giữa
nhóm truyền thống và nhóm hợp tác, các kiểu nhóm, cách chia nhóm và tổ chức
nhóm, những thuận lợi cũng như những hạn chế khi dạy học theo phương pháp
thảo luận nhóm, một số nội dung bài học có thể tổ chức dạy học theo phương

Sinh viên thực hiện: Hồ Ngọc Bích

Trang 19


Luận văn tốt nghiệp

GVHD: Ths Đặng Thị Bắc Lý

pháp thảo luận nhóm. Qua đó cho thấy được vai trò trách nhiệm của người giáo
viên trong việc tổ chức cho học sinh thảo luận trong các giờ dạy của mình.
4.1. Khái niệm về hình thức thảo luận theo nhóm

Dạy học theo hình thức thảo luận nhóm là dạy theo hình thức mà lớp học
được chia ra thành nhiều nhóm nhỏ, mỗi nhóm từ 4 đến 6 học sinh. Tùy vào
mục đích sư phạm và vấn đề học tập mà giáo viên phân nhóm cho thích hợp.
Nhóm được duy trì ổn định hoặc thay đổi theo từng tiết học, các nhóm giao
cùng một nhiệm vụ hoặc giao những nhiệm vụ khác nhau. Khi đó, các nhóm
nhỏ cùng nhau thảo luận, tranh luận, nghiên cứu và cùng giải quyết vấn đề nào
đó dưới sự hướng dẫn của giáo viên, tạo điều kiện cho tất cả các thành viên
trong nhóm hoạt động và khả năng mở rộng học tập của bản thân.
Dạy học theo hình thức thảo luận nhóm giúp các thành viên trong nhóm
chia sẻ các băn khoăn, kinh nghiệm của bản thân, cùng nhau xây dựng nhận
thức mới. Bằng cách nói ra những điều đang nghĩ, mỗi người có thể nhận rõ
trình độ hiểu biết của mình về chủ đề nêu ra, thấy mình cần học hỏi thêm những
gì. Bài học trở thành quá trình học hỏi lẫn nhau chứ không phải chỉ là sự tiếp
nhận thụ động từ giáo viên.
Thành công của bài học phụ thuộc vào sự nhiệt tình tham gia của mọi
thành viên, vì vậy phương pháp này còn được gọi là phương pháp cùng tham
gia, nó như một phương pháp trung gian giữa sự làm việc độc lập của từng học
sinh với sự việc chung của cả lớp. Trong hoạt động nhóm, tư duy tích của học
sinh phải được phát huy và có ý nghĩa quan trọng của phương pháp này rèn
luyện năng lực hợp tác giữa các thành viên trong tổ chức lao động.
Với hình thức thảo luận nhóm tạo môi trường học tập thuận lợi, môi
trường giao tiếp, hợp tác giữa trò – trò, thầy – trò, môi trường có nhiều vùng
phát triển gần, giúp học sinh tư duy sáng tạo nhiều hơn bằng chính hành động
học tập của mình tự tìm ra chân lý và rèn luyện các kĩ năng sau này trong quá
trình học tập mang tính cạnh tranh tích cực.

Sinh viên thực hiện: Hồ Ngọc Bích

Trang 20



GVHD: Ths Đặng Thị Bắc Lý

Luận văn tốt nghiệp

Như vậy, dạy học theo hình thức thảo luận nhóm là một hình thức dạy
học trong đó học sinh được chia thành các nhóm nhỏ dưới sự hướng dẫn của
giáo viên cùng nhau giải quyết nhiệm vụ học tập do giáo viên nêu ra. Hình thức
học tập thảo luận nhóm sẽ làm thay đổi không khí học tập trong lớp, sinh động,
thân thiện hơn, học sinh sẽ quen dần với tính làm việc tập thể cũng như sự giúp
đỡ lẫn nhau trong học tập nên nó đòi hỏi sự hợp tác giữa trò – trò, thầy – trò.
Trong đó mỗi học sinh có vai trò gần ngang nhau [10, Tr. 2]. Sự hợp tác đó có
thể minh họa bằng mô hình sau:

Giáo Viên

Nhóm 1

Nhóm 2

Nhóm 3

Nhóm 4

HS  HS

HS  HS

HS HS


HS  HS

Sự khác nhau giữa dạy học theo nhóm (nhóm hợp tác) và nhóm
truyền

thống [8, Tr. 132]:

Nhóm truyền thống

Nhóm hợp tác

- Thầy để các nhóm tự hoạt

- Thầy tổ chức, quan sát và có đánh

động.

giá.

- Nhóm trưởng được thầy chỉ

- Mỗi cá nhân có một nhiệm vụ

định.

riêng.

Sinh viên thực hiện: Hồ Ngọc Bích

Trang 21



Luận văn tốt nghiệp

GVHD: Ths Đặng Thị Bắc Lý

- Không dạy kỹ năng hợp tác.

- Có dạy các kỹ năng hợp tác.

- Không phải cá nhân nào

- Mỗi cá nhân chịu trách nhiệm về

cũng chịu kết quả chung của

kết quả chung của mỗi nhóm.

nhóm.
- Học sinh kém không cơ hội

- Cơ hội làm việc của mỗi cá nhân

làm việc như học sinh khá.

là như nhau.

- Kết quả phụ thuộc chủ yếu

- Kết quả chủ yếu phụ thuộc vào


vào nhóm trưởng.

tính tích cực của từng cá nhân.

Như vậy, vai trò của từng thành viên trong các nhóm được thể hiện cụ thể
như sau:
- Đối với nhóm truyền thống: Mỗi cá nhân chưa thấy được trách nhiệm
chung với nhóm khi cùng làm việc còn thụ động, phụ thuộc chủ yếu vào nhóm
Sinh viên thực hiện: Hồ Ngọc Bích

Trang 22


Luận văn tốt nghiệp

GVHD: Ths Đặng Thị Bắc Lý

trưởng, các học sinh yếu kém không có cơ hội làm việc, không tự chủ động tiếp
thu kiến thức như các học sinh khá giỏi trong nhóm.
- Đối với nhóm hợp tác: Mỗi các nhân có một nhiệm vụ riêng trên tinh
thần giải quyết công việc của nhóm, có trách nhiệm chung với nhóm, cùng làm
việc một cách chủ động, Các học sinh yếu kém cùng làm việc như học sinh khá
giỏi. Mỗi các nhân đều tiếp thu kiến thức một cách chủ động, tích cực.
4.2. Khái niệm về các loại kiểu nhóm.
Tùy vào mục đích học tập và điều kiện giảng dạy mà có các kiểu dạy học
khác nhau. Sau đây tôi trình bày khái niệm 3 kiểu nhóm cơ bản:
- Nhóm đôi (paiwork): Nhóm này có 2 người, thường dùng trong ngoại
ngữ (trong lớp, ngoài lớp) để cùng rèn luyện các kỹ năng nghe nói.
- Nhóm tạm thời: Tổ chức ngay trong lớp học để thảo luận, khám phá theo

yêu cầu của giáo viên.
- Nhóm dài hạn: Nhóm này được thành lập cho mục đích học tập nào đó,
không phải trong lớp học, kéo dài thời gian trong ngày hoặc rải ra trong tuần [7,
Tr.32].
4.3. Cách chia nhóm.
Kết quả thảo luận của luận của học sinh phụ thuộc vào cách tổ chức đặc
biệt cách chia nhóm. Tùy vào điều kiện dạy học, năng lực học sinh, nội dung
thảo luận mà chia nhóm cho phù hợp. Thường có hai cách chia nhóm sau đây
[10, Tr. 9].
- Chỉ định: Là cho những học sinh ngồi gần nhau, trên dưới thành một
nhóm. Cách chia này phù hợp với điều kiện lớp đông học sinh, khó di chuyển,
học sinh không phải di chuyển bàn ghế, di chuyển đến vị trí mới, không mất
nhiều thời gian, với cách chia này giáo viên có thể thay đổi chỗ ngồi thường
xuyên để học sinh có thể làm việc với các thành viên khác nhau trong lớp, tiếp
xúc với nhiều tư duy khác nhau.
- Ngẫu nhiên: Là chia học sinh trong một nhóm theo cùng một số thứ tự,
tức là giáo viên cho học sinh đếm số thứ tự, sau đó cho các học sinh cùng một
Sinh viên thực hiện: Hồ Ngọc Bích

Trang 23


Luận văn tốt nghiệp

GVHD: Ths Đặng Thị Bắc Lý

số về một nhóm và các em phải di chuyển đến vị trí của nhóm mình. Cách chia
nhóm ngẩu nhiên này phù hợp với lớp học ít học sinh, bàn ghế đơn, lớp học
rộng dễ di chuyển. Học sinh có thể làm việc với các thành viên khác nhau trong
lớp. Tuy nhiên, cách chia này lại mất thời gian cho việc di chuyển và ổn định

chỗ ngồi cho học sinh.
Việc chia nhóm cho học sinh rất là quan trọng vì nó ảnh hưởng trực tiếp
đến sự tương tác của các thành viên và hiệu quả trong nhóm. Để các nhóm hoạt
động thảo luận có hiệu quả, khi chia nhóm giáo viên cần lưu ý [10, Tr. 10]:
Khi giáo viên lựa chọn kiểu nhóm dạy học nào, số lượng học sinh trong
nhóm bao nhiêu thì phải dựa vào điều kiện lớp học, bàn ghế, số lượng học sinh
trong lớp, dự đoán thời gian thảo luận. Nếu nội dung thảo luận bài tập đơn giản
và số lượng thành viên trong nhóm ít thì thời gian thảo luận ngắn. Nếu nội dung
bài tập thảo luận phức tạp hơn, số lượng thành viên trong nhóm nhiều thì thời
gian thảo luận dài. Như vậy, người giáo viên phải xác định rõ thời gian thảo
luận để đảm bảo thời gian cho tiết dạy và nội dung học sinh cần thảo luận. Ví
dụ: Trong bài “Momen của lực. Điều kiện cân bằng của một vật rắn có trục quay
cố định” có thể chia nhóm 2 học sinh làm thí nghiệm (hình 29.1 SGK ), thảo
luận để tìm mối quan hệ giữa F và d.
Khi chia nhóm cần đảm bảo học sinh có đủ mọi trình độ giỏi, khá, trung
bình, yếu, kém, có cả nam và nữ, các thành viên trong nhóm phải thay đổi luân
chuyển thường xuyên. Với sự khác nhau về tính cách, kinh nghiệm, chênh lệch
vừa phải về năng lực, trong khi làm việc nhóm các học sinh sẽ cơ hội tiếp xúc,
học hỏi, khám phá, bổ sung, hỗ trợ cho nhau của các học sinh trong lớp.
Nếu học sinh tích cực, năng động, phát biểu nhiều học sinh khá giỏi
nhiều, khả năng làm việc, tiếp thu ý kiến và xử lý thông tin nhanh, mối quan hệ
tương tác giũa các thành viên trong nhóm chặt chẽ, mở rộng kiến thức và phát
sinh nhiều ý kiến thì nên chia nhóm đông học sinh, nhưng hạn chế chia nhóm
với số lượng trên 7 học sinh để tránh hiện tượng các thành viên trong nhóm
giảm đi tinh thần trách nhiệm giải quyết công việc chung của nhóm, sự đối mặt
Sinh viên thực hiện: Hồ Ngọc Bích

Trang 24



Luận văn tốt nghiệp

GVHD: Ths Đặng Thị Bắc Lý

giữa các thành viên trong nhóm ít, sự tương tác giữa các thành viên thiếu sự
chặt chẽ. Nên khi chia nhóm giáo viên phải biết sử dụng số lượng học sinh trong
nhóm cho phù hợp [10, Tr.10].
Nếu học sinh thụ động, ít năng động, ít phát biểu khả năng tiếp thu, làm
việc và xử lí thông tin chậm nên chia nhóm ít học sinh để giáo viên dễ quản lí,
tìm ra những khó khăn, suy nghĩ chệch hướng của học sinh trong khi làm việc
nhóm, nhóm ít học sinh khó dựa dẫm vào nhau, không thể không đóng góp vào
công việc chung của nhóm.
Các thành viên trong nhóm đều tham gia thảo luận, trao đổi, tranh luận ý
kiến với nhau, diễn đạt ý kiến và chất vấn ý kiến của các thành viên khác trong
nhóm, có như vậy không khí lớp học mới sôi nổi, giúp học sinh hiểu vấn đề rõ
ràng và chính xác hơn, đó mới là một nhóm lí tưởng.
Sau khi chia nhóm, mỗi thành viên trong nhóm phải được phân công
nhiệm vụ rõ ràng, giáo viên có trách nhiệm giải thích rõ ràng nhiệm vụ, vai trò
của mỗi thành viên là đóng góp, lắng nghe, hỗ trợ nhau, cùng nhau giải quyết
công việc chung của nhóm trên tinh thần hợp tác. Để nhóm thảo luận đạt hiệu
quả sâu sát hơn thì nên tổ chức nhóm như sau [12, Tr.102]:
+ Nhóm trưởng: Người quan sát hoạt động của nhóm, phân công nhiệm
vụ cho từng thành viên trong nhóm, xác định thời gian hoàn thành nhiệm vụ,
điều động sự tham gia tích cực của các thành viên trong nhóm, lãnh đạo, hỗ trợ
cho nhóm hoạt động.
+ Thư kí: Người ghi chép lại kết quả hoạt động nhóm, các ý kiến đề xuất
cũng như các hướng giải quyết vấn đề chung của nhóm.
+ Người giám sát: Người theo dõi tốc độ làm việc của nhóm, kiểm tra
thời gian thời gian mà nhóm làm việc.
Nhóm được tổ chức như thế nào thì các thành viên trong nhóm đều có

nhiệm vụ chung là giải quyết vấn đề của nhóm. Các thành viên trong nhóm làm
việc tích cực và tạo ra không khí thi đua với các nhóm khác. Giáo viên cần có
biện pháp để tạo ra không khí thi đua này. Kết quả làm việc của mỗi nhóm sẽ
Sinh viên thực hiện: Hồ Ngọc Bích

Trang 25


×