Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA TẬP ĐOÀN HÒA PHÁT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (310.8 KB, 16 trang )

ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SÀI GÒN

MÔN HỌC: QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH

PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA
TẬP ĐOÀN HÒA PHÁT
Giáo viên hướng dẫn
Trần Nguyên An
Danh sách thành viên:
1. Phạm Thái An.....................3115330004
2. Ngô Huỳnh.........................3114330108
3. Thượng Lê Trường Duy.....3115330044
4. Chung Ngọc Linh...............3114330146
5. Phạm Tuyết Hương............3114330116
6. Nguyễn Duy……………... 3115330043

TP. HCM, tháng 5 năm 2017


PHẦN 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN:
I.

Phân tích báo cáo tài chính:

Phân tích báo cáo tài chính liên quan đến việc sử dụng các báo cáo tài chính để đánh giá
và dự báo tình hình tài chính công ty.
II.

Phân tích báo cáo tài chính theo phương pháp chỉ số:


1) Các bước thực hiện phân tích tỷ số tài chính:

Bước 1: Xác định đúng công thức đo lường chỉ tiêu cần phân tích
Bước 2: Xác định đúng số liệu từ các báo cáo tài chính để lắp vào công thức tính
Bước 3: Giải thích ý nghĩa của tỷ số vừa tính toán
Bước 4: Đánh giá tỷ số vừa tính toán
Bước 5: Phân tích nguyên nhân vì sao tỷ số vừa tính toán cao, thấp hay phù hợp
Bước 6: Đưa ra biện pháp củng cố, cải thiện hay tiếp tục duy trì tỷ số vừa tính toán
Bước 7: Viết báo cáo về phân tích các báo cáo tài chính.
2) Các nhóm chỉ số:





-

Nhóm chỉ số thanh toán:
Chỉ số thanh toán hiện hành CR: CR =
Chỉ số thanh toán nhanh QR: QR =
Kì thu tiền bình quân ACP: ACP =
Vòng quay hàng tồn kho IT: IT =
Nhóm tỉ số đòn bẩy tài chính:
Tỉ số nợ trên tổng tài sản: DR =
Tỉ số trang trải lãi vay: TIE =
Nhóm tỉ số sinh lời:
Tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản ROA =
Tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu ROE =
Nhóm tỉ số cân đối vốn:
Hệ số nợ =

Hệ số tự tài trợ =
Nhóm tỉ số sinh lời:
Tỉ số lợi nhuận trên doanh thu = (%)
Tỷ số sức sinh lợi căn bản = (%)
2


Tỷ số lợi nhuận giữ lại =
Tỷ số tăng trưởng bền vững =
• Nhóm tỷ số thị trường:
-

Nhóm chỉ tiêu phản ánh tỷ số thị trường bao gồm các nhóm tỷ lệ sau:
Thu nhập mỗi cổ phần– Earning per share (EPS): là một yếu tố quan trọng
nhất, quyết định giá trị của cổ phần bởi vì nó đo lường sức thu nhập chứa đựng
trong một cổ phần hay nói cách khác nó thể hiện thu nhập mà nhà đầu tư có được
do mua cổ phần.

Hệ số giá trên thu nhập một cổ phiếu- Price to Earning Ratio (P/E): là tỷ số tài
chính dùng để đánh giá mối liên hệ giữa thị giá hiện tại của một cổ phiếu (giá cổ
phiếu ở chợ chứng khoán) và tỷ số thu nhập trên cổ phần, hay cho biết nhà đầu
tư sẵn sàng trả giá bao nhiêu cho một cổ phiếu trên thị trường chứng khoán.

P

Chỉ số Giá thị trường/Giá trị sổ sách- Market-to-Book ratio (M/B) là tỷ lệ được
sử dụng để so sánh giá của một cổ phiếu so với giá trị ghi sổ của cổ phiếu đó. Tỷ
lệ này được tính toán bằng cách lấy giá đóng cửa hiện tại của cổ phiếu chia cho
giá trị ghi sổ tại quý gần nhất của cổ phiếu đó.


M/B = ROE*P/E=

PHẦN 2: GIỚI THIỆU TẬP ĐOÀN HÒA PHÁT:

3


Tập đoàn Hòa Phát là một trong những Tập đoàn sản xuất công nghiệp hàng đầu Việt
Nam. Khởi đầu từ một Công ty chuyên buôn bán các loại máy xây dựng từ tháng 8/1992,
Hòa Phát lần lượt mở rộng sang các lĩnh vực Nội thất (1995), Ống thép (1996), Thép
(2000), Điện lạnh (2001), Bất động sản (2001). Năm 2007, Hòa Phát tái cấu trúc theo mô
hình Tập đoàn, trong đó Công ty Cổ phần Tập đoàn Hòa Phát giữ vai trò là Công ty mẹ
cùng các Công ty thành viên và Công ty liên kết. Ngày 15/11/2007, Hòa Phát chính thức
niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng khoán Việt Nam với mã chứng khoán HPG. Đến
tháng 3/2017, Hòa Phát có 12 công ty thành viên.
-

- Tập đoàn Hòa Phát hoạt động chủ yếu tập trung vào các lĩnh vực: Sắt thép xây dựng,
ống thép và tôn mạ; các ngành nghề điện lạnh, nội thất, máy móc thiết bị; Bất động sản,
gồm Bất động sản Khu công nghiệp, Bất động sản nhà ở; Lĩnh vực nông nghiệp gồm
sản xuất thức ăn chăn nuôi và chăn nuôi. Đến thời điểm hiện tại, sản xuất sắt thép là
lĩnh vực sản xuất cốt lõi chiếm tỷ trọng trên 80% doanh thu và lợi nhuận toàn Tập
đoàn.

- Đối với lĩnh vực sản xuất thép xây dựng, Tập đoàn Hòa Phát là chủ đầu tư Dự án Khu
liên hợp sản xuất gang thép tại Hải Dương. Với công suất 1,7 triệu tấn/năm, Khu liên
hợp đã hoạt động đồng bộ cả 3 giai đoạn từ quý I/2016, nâng tổng công suất thép xây
d- ựng của Hòa Phát lên 2 triệu tấn/năm. Hiện nay, Hòa Phát là doanh nghiệp sản xuất
thép xây dựng và ống thép lớn nhất Việt Nam với thị phần lần lượt là 22% và 26%. Nội
thất Hòa Phát dẫn đầu thị phần đối với nội thất văn phòng.


4


- Từ 2016, Tập đoàn Hòa Phát sắp xếp lại mô hình hoạt động các công ty thành viên,
nhất là mảng thép và nông nghiệp theo hướng tinh gọn để nâng cao hiệu quả sản xuất
kinh doanh, giảm chi phí quản lý. Tính đến tháng 3/2017, Hòa Phát có 12 Công ty
thành viên. Các công ty trong mảng nông nghiệp sẽ được quản lý bởi Công ty CP Phát
triển nông nghiệp Hòa Phát, bao gồm các lĩnh vực: Sản xuất Thức ăn chăn nuôi, chăn
nuôi heo, bò và gia cầm. Mục tiêu của Hòa Phát trong 5 năm tới sẽ đạt sản lượng 1
triệu tấn thức ăn chăn nuôi/năm với 3 nhà máy tại Hưng Yên, Phú Thọ, Đồng Nai;
650.000 đầu lợn thương phẩm/năm; 75.000 bò thịt và 300 triệu chứng gà sạch mỗi
năm..
- Trong nhiều năm liền, Hòa Phát được công nhận trong Top các doanh nghiệp lớn nhất
Chỉ tiêu

2014

2015

2016

Tỷ số thanh toán hiện hành

1.3

1.19

1.46


Tỷ số thanh toán nhanh

0.48

0.50

0.64

và hiệu quả nhất Việt Nam. Năm 2015, Hòa Phát thuộc Top 5 Công ty tư nhân lớn nhất
Việt Nam, Top 50 Công ty niêm yết tốt nhất, Top 50 Công ty hiệu quả nhất Việt Nam,
Top 40 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam,….
PHẦN 3: PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA TẬP ĐOÀN HÒA PHÁT:
I.

Nhóm tỉ số khả năng thanh toán:

-Khả năng thanh toán hiện hành của Hòa Phát giảm từ 1.3 của năm 2014 xuống 1.19 vào
năm 2015 và tăng lên 1.46 năm 2016 .

5


-Khả năng thanh toán nhanh: Khả năng thanh toán nhanh của Hòa Phát tăng dần từ năm
2014 đến năm 2016. Nguyên nhân do tốc độ tăng chỉ số hàng tồn kho tăng và tài sản ngắn
hạn tăng nhanh.
II.

Nhóm tỉ số khả năng hoạt động:

Chỉ tiêu


2014

2015

2016

Kỳ thu tiền bình quân

24.25

21.09

25.90

Vòng quay hàng tồn kho

3.46

3.96

3.25

Vòng quay tổng tài sản(bình
quân)

1.16

1.076


1

- Kỳ thu tiền bình quân giảm vào năm 2015 (giảm 3.16%), và tăng trờ lại vào năm 2012 (
tăng 4.81%) và cao hơn chỉ số kỳ thu tiền bình quân trong năm 2014
- Vòng quay hàng tồn kho cho thấy doanh nghiệp đã bán hàng trong kho nhanh hay
chậm, chỉ số vòng quay hàng tồn kho tăng dần từ năm 2014 đến năm 2015 nhưng giảm ở
năng 2016 có nghĩa là lượng hàng dự trữ giảm như vậy có thể thấy việc kinh doanh bán
hàng của công ty
nhanh dần từ năm 2014 đến 2016. Trong năm 2016 vòng quay hàng tồn kho của công ty
giảm mạnh như vậy hàng dự trữ trong kho năm 2012 tăng và việc bán hàng trong năm
2012 gặp nhiều khó khăn hơn những năm qua.
- Vòng quay tổng tài sản giảm qua các năm, có thể thấy tình hình tài chính của công ty
không ổn định

Chỉ tiêu

2014

2015

2016

Tỷ số nợ trên tổng tài sản

45.83

43.28

-


Khả năng chi trả lãi vay

11.75

16.87

28.5

- Tỷ số nợ/ tổng tài sản tăng từ năm 2014 đến năm 2015 giảm 2.55
6


- Khả năng chi trả lãi vay tăng mạnh từ năm 2010 đến năm 2012

7


Chỉ tiêu

2014

2015

2016

Tỷ suất lợi nhuận gộp

20.32%

20.38%


26.29%

Tỷ suất lợi nhuận sau thuế

12.73%

12.77%

19.85

Sức sinh lợi cơ bản

17.06%

15.64%

23.18

ROA(bình quân)

13.92%

14.65%

22.48%

ROE(bình quân)

29.53%


26.54%

38.47%

- Tỷ suất lợi nhuận năm 2014 đến 2015 tăng từ 20.32% lên 20.38% và năm 2015 đến năm
2016 tăng nhanh từ 20.38% lên 26.29%
- Tỷ suất lợi nhuận sau thuế tăng qua ba năm qua (năm 2014 đến năm 2015 tăng 0.04%
và tăng 7.08% trong năm 2016 )
- Sức sinh lợi cơ bản cũng giảm từ năm 2014 đến năm 2015 (giảm 1.42%) và tăng từ
15.64 năm 2015 lên 23.18 năm 2016
- Các tỷ số thuộc nhóm khả năng sinh lời của năm 2012 tăng dần so với các năm trước

8


III.

Nhóm tỉ số khả năng cân đối vốn:
1) Hệ số nợ:

- Ngày 1/1/2016:
Hệ số nợ=11.404.058.800.235/25.506.769.185.545=0,45=45%
- Ngày 31/12/2016:
Hệ số nợ=13.376.291.239.921/33.226.552.317.885=0.4=40%

Nhận xét: Hệ số nợ từ năm ngày 1/1/2016 đến 31/12/2016 giảm từ 45% xuống còn 40%.
Hệ số nợ đã giảm 5% , cho thấy khả năng thanh toán khoản nợ của Công ty Hòa Phát
ngày càng tốt
2) Hệ số tự tài trợ

- Ngày 1/1/2016:
Hệ số tự tài trợ=14.466.710.385.310/25.506.769.185.545=0,55=55%
- Ngày 31/12/2016:
Hệ số tự tài trợ=19.850.261.077.964/33.376.291.240.000=0.6=60%

Nhận xét: Hệ số tự tài trợ từ ngày 1/1/2016 đến 31/12/2016 tăng từ 55% lên 60%. Điều
này cho thấy doanh nghiệp có tính độc lập tài chính cao hơn. Chủ nợ nhìn vào tỷ số này
để tin tưởng một sự đảm bảo cho các món nợ vay được hoàn trả đúng hạn.
3) Khả năng thanh toán lãi vay(TIE)
- Năm 2015:
TIE=3.989.828.664.796/284.307.633.410=14.03
- Năm 2016:
TIE=7.701.823.953.675/280.617.909.310=27.45

9


Nhận xét: Khả năng thanh toán lãi vay tăng. Cho thấy lợi nhuận của công ty tăng, tình
hình của công ty đang phát triển tốt.
IV.

Nhóm tỉ số sinh lời:
1) Tỷ số lợi nhuận trên doanh thu (Profit margin on sales)
Lợi nhuận trên doanh thu = 19.5 %
Tỷ số này cho biết lợi nhuận bằng bao nhiêu phần trăm doanh thu, hay cứ
mỗi 100 đồng doanh thu tạo được bao nhiêu đồng lợi nhuận. Vậy lợi nhuận bằng
19.5% doanh thu hay cứ mỗi 100 đồng doanh thu tạo được 19.5 đồng lợi nhuận.
Tỷ số lợi nhuận trên doanh thu phụ thuộc rất nhiều vào đặc điểm của ngành
sản xuất kinh doanh. Các ngành có tỷ số lợi nhuận rất cao, như ngành có ăn uống,
du lịch, dịch vụ. Do đó để đánh giá chính xác cần phải so sánh với bình quân

ngành hoặc so sánh với doanh nghiệp tương tự cùng một ngành.
2) Tỷ số sinh lợi căn bản (Basic earning power ratio)

Tỷ số này được thiết kế nhằm đánh giá khả năng sinh lợi căn bản của doanh nghiệp, chưa
kể đến ảnh hưởng của thuế và đòn bẫy tài chính.
Trong đó : Bình quân tổng tài sản = trung bình cộng của giá trị đầu kì và cuối kì
 Bình quân tổng tài sản = (33.226.552.317.885 + 25.506.769.185.545 ) /2

= 29.366.660.750.000
Tỷ số sức sinh lợi căn bản = ( 7.701.823.963.675 /29.366.660.750.000)*100
 Tỷ số sức sinh lợi căn bản = 262.3

Tỷ số này phản ánh khả năng sinh lợi trước thuế và lãi của công ty, nó phản ánh cứ
mỗi 100 đồng tài sản thì doanh nghiệp tạo ra đươc bao nhiêu đồng lợi nhuận trước
10


thuế và lãi.Vậy cứ mỗi 100 đồng tài sản thì doanh nghiệp tạo ra được 262.3 đồng
lợi nhuận trước thuế và lãi.
3) Tỷ số lợi nhuận giữ lại:
Tỷ số này đánh giá mức độ sử dụng lợi nhuận sau thuế để tái đầu tư
 Tỷ số lợi nhuận giữ lại = 9.486.351.633.348/ 6.606.202.726.929
= 1.44
4) Tỷ số tăng trưởng bền vững: tỷ số này đánh giá khả năng tăng trưởng của
vốn chủ sỡ hữu thông qua tích lũy lợi nhuận. Phản ánh triển vọng tăng trưởng
bền vững - tăng trưởng từ lợi nhuận giữ lại.
 Tỷ số tăng trưởng bền vững = 9.486.351.633.348/ 17.158.468.732.137
= 0.55 = 55%
Công ty có tỷ số sinh lợi tương đối cao. Công ty đang làm ăn tốt.
V.


Nhóm tỉ số thị trường:

(1/1/2016):
EPS=3.504.382.487.779/775.305.860.178=4.52
P/E=29.199,2/4.52=6.46
M/B=24.09%*6.46=1.556214
(31/12/2016):
EPS=6.606.202.726.929/845.864.625.718=7.81
11


P/E=47.094,3/7.81=6.03
M/B=33.26%*6.03=2.005578

12


Nhận xét:
Tỷ số EPS tăng từ 4.52 (1/1/2016) lên 7.81 (31/12/2016),cho thấy sức thu nhập chứa đựng
trong một cổ phần tăng lên => chiều hướng tốt.
Tỷ số P/E giảm từ 6.46 (1/1/2016) xuống 6.03 (31/12/2016), cho biết lượng tiền nhà đầu
tư sẵn sàng trả cho một cổ phiếu trên thị trường chứng khoán giảm => chiều hướng
không tốt.
Tỉ số M/B tăng từ 1.556214 (1/1/2016) lên 2.005578 (31/12/2016).

13


PHẦN 3: KẾT LUẬN:

Ưu điểm:
- Doanh nghiệp có tỷ số sinh lợi tương đối cao, đang trong tình trạng tốt.
- Khả năng thanh toán nhanh của doanh nghiệp khá tốt và có xu hướng tăng.
- Tỉ suất sinh lời của doanh nghiệp khá tốt.
- Khả năng thanh toán lãi vay tăng. Cho thấy lợi nhuận và tình hình của doanh
nghiệp đang phát triển tốt.
- Doanh nghiệp có tính độc lập tài chính cao hơn. Chủ nợ nhìn vào tỷ số này để
tin tưởng một sự đảm bảo cho các món nợ vay được hoàn trả đúng hạn.
• Nhược điểm:
- Tỷ số P/E giảm từ 6.46 (1/1/2016) xuống 6.03 (31/12/2016), cho biết lượng
tiền nhà đầu tư sẵn sàng trả cho một cổ phiếu trên thị trường chứng khoán
giảm.
- Lợi nhuận trên doanh thu của doanh nghiệp vẫn còn thấp.
• Đề xuất:
- Cần duy trì những ưu điểm hiện có nhưng vẫn không ngừng cải tiến để đạt
được những bước phát triển cao hơn.
- Cụ thể, tuy doanh nghiệp có khả năng thanh toán lãi vai khá tốt và đang tăng
nhưng vẫn phải cải tiến để tốt hơn nữa và làm cho lãi vay giảm xuống.
- Doanh nghiệp tuy có sự tin tưởng từ các nhà cho vay tuy nhiên cần phải hạn
chế các khoản vay để tránh các rủi ro.
- Về nhược điểm, lượng nhà đầu tư sẵn sang chi trả để mua cổ phiếu của doanh
nghiệp đang giảm đi, chính vì vậy doanh nghiệp cần đẩy mạnh vận động các
nhà đầu tư và tăng lãi suất cổ phiếu để thu hút.
- Lợi nhuận trên doanh thu của doanh nghiệp vẫn còn thấp tuy nhiên vẫn tốt và
ổn định, vì vậy doanh nghiệp cần phải kiểm soát và giảm các khoản chi phí
bỏ ra để duy trì và làm tăng chỉ số này.


14



15



×