Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

BÀI DỰ THI VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN ĐỂ GIẢI QUYẾT CÁC TÌNH HUỐNG THỰC TIỄN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (687.71 KB, 13 trang )

BÀI DỰ THI VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN ĐỂ
GIẢI QUYẾT CÁC TÌNH HUỐNG THỰC TIỄN
MÔN: HÓA HỌC

BÀI: DẦU MỎ - HIỆN TẠI VÀ TƯƠNG LAI
1. Tình huống cần giải quyết là:
Trong cuộc sống hiện đại ngày nay thì dầu mỏ là một trong những nguồn
nguyên liệu quan trọng, nó đem lại rất nhiều sản phẩm phục vụ cho con
người và được sử dụng rất phổ biến, qua từng giai đoạn chế biến có thể
thu được nhiều sản phẩm khác nhau. Liệu với mức độ sử dụng như hiện
nay thì trong tương lai dầu mỏ có còn tồn tại và đâu là những nguồn
nhiên liệu có thể thay thế vị trí của “vàng đen” hiện nay?
2. Mục tiêu: Bài viết phải đảm bảo các yêu cầu về:
+ Trữ lượng của dầu mỏ hiện nay.
+ Công nghệ lọc và chế biến dầu.
+ Sự đa dạng trong sản phẩm đối với cuộc sống hiện đại.
+ Ảnh hưởng đến môi trường sống.
+ Trữ lượng, tiềm năng của dầu mỏ trong tương lai.
+ Nguồn nhiên liệu có thể thay thế dầu mỏ.
3. Tổng quan về các nghiên cứu liên quan đến việc giải quyết tình huống:
Cần kết hợp các tri thức khách quan:
- Công nghệ khai thác dầu.
- Công nghệ lọc và chế biến dầu.
- Đặc điểm kinh tế của dầu mỏ và sản phẩm từ dầu mỏ.
- Lợi ích và tác hại của việc khai thác dầu đối với môi trường.


4. Giải pháp giải quyết tình huống:
Vận dụng các kiến thức liên môn:
- Hóa học – nghiên cứu về thành phần, tính chất, đặc điểm của từng loại
dầu và cách khai thác chúng hợp lí.


- Công nghệ – nghiên cứu về hệ thống các thiết bị khoa học-kĩ thuật, máy
móc phục vụ cho quá trình khai thác và sử dụng dầu.
- Giáo dục công dân – bài học về giữ gìn môi trường.
- Sinh học – Các biện pháp cải thiện môi trường, nguồn nhiên liệu thay
thế dầu mỏ.
- Lịch sử - nghiên cứu các cuộc chiến tranh vì dầu mỏ
5. Thuyết minh tiến trình giải quyết tình huống:
Lập dàn ý -> tìm kiếm thông tin -> trao đổi, sắp xếp các ý -> viết thành bài
* Tư liệu sử dụng: tài liệu chuyên ngành hóa dầu, tài liệu thống kê thực tế
* Ứng dụng công nghệ thông tin: máy tìm kiếm google
Dầu mỏ được con người biết đến từ thời cổ xưa và đến thế kỉ XVIII, nó
được sử dụng làm nhiên liệu đốt cháy, thắp sáng. Sang thế kỉ XIX, dầu được coi là
nguồn nhiên liệu chính của mọi phương tiện giao thông và cho nền kinh tế quốc
dân. Hiện nay, dầu mỏ đã trở thành năng lượng quan trọng của các quốc gia trên
thế giới.


5.1 Tầm quan trọng
a. Đối với nền kinh tế
Nửa cuối thế kỷ XX, thế giới chứng kiến sự bứt phá và chiếm lĩnh vị trí thống soái
của dầu mỏ và khí thiên nhiên với nền công nghiệp và dịch vụ xã hội, bỏ xa nhiên
liệu hóa thạch truyền thống là than đá. Và cho đến nay dầu mỏ là một trong những
nguồn năng lượng quan trọng trong một nền kinh tế.
• Dầu mỏ được coi là “vàng đen”, chính vì sự ứng dụng rộng rãi trong gần
như mọi hoạt động sống của con người. Nó là nguồn nhiên liệu cho hầu hết
các phương tiện giao thông vận tải, và các ngành sản xuất khác (ngành công
nghiệp hóa dầu để sản xuất các chất dẻo …)
• Đối với nhiều quốc gia xuất khẩu dầu mỏ, thì ngành công nghiệp khai thác
dầu mỏ là xương sống cho cả một nền kinh tế. Nó đóng vai trò là nguồn thu
nhập chính cho cả một nền kinh tế quốc gia.

• Đối với những nước nhập khẩu dầu mỏ, mọi ảnh hưởng dù là nhỏ nhất tới
lượng cung, làm thay đổi giá dầu đều có ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc
ngành sản xuất của những nước này. Dầu mỏ, tại các nước nhập khẩu, có thể
coi là thứ thuốc bôi trơn cho nền kinh tế phát triển.
Một quốc gia muốn duy trì được một nền kinh tế ổn định, và phát triển đều cần
phải có một chiến lược năng lượng dầu mỏ một cách hợp lý, một chính sách an
ninh năng lượng toàn diện đảm bảo đủ nguồn dầu mỏ cần thiết cung cấp cho cả
nền kinh tế.
b. Đối với nền chính trị
Chưa bao giờ trong lịch sử, dầu mỏ được coi là một công cụ đắc lực trong chính trị
quốc tế như hiện nay. Chính vì tầm quan trọng và tính chất ngày càng khan hiếm
của dầu mỏ đã khiến cho nó luôn ở trung tâm của rất nhiều các cuộc tranh cãi,
được nhiều nước sử dụng để mặc cả cho những vấn đề chính trị khác. Sức nặng
của nó trên bàn đàm phán và sức thu hút mạnh mẽ của nó đối với các nước lớn là
thứ luôn được cân nhắc tới.
• Đối tượng tranh giành:
Nhiều bài học nhãn tiền cho thấy, dầu mỏ chính là nguyên nhân dẫn đến nhiều
cuộc xung đột, chiến tranh trên thế giới. Có thể kể đến ở đây một số cuộc chiến vì
dầu mỏ như:
+ Cuộc chiến Iran- Iraq năm 1980.
+ Cuộc chiến Iraq – Kuwait 1991 hay còn gọi là cuộc chiến Vùng
Vịnh: Iraq thôn tính Coet với mục đích độc hưởng “ dầu mỏ trong
vùng mỏ dầu” này.
+ Chiến tranh Iraq 2003.


+ Cuộc tranh giành quyền sở hữu biển Caspi giữa các nước xung
quanh nó như Nga, Cadacxtan, Iran, Adecbaigian, Tuôcmênixtan..
+ Sự tranh giành trong đường ống dẫn dầu giữa Nga, Trung quốc…
Đặc biệt, trong bối cảnh hiện nay, tình trạng khan hiếm dầu mỏ kèm theo nhu cầu

ngày càng tăng của loại hàng hữu hạn này đã lôi kéo mọi quốc gia, đặc biệt là các
nước lớn vào cuộc chiến vị dầu này. Nhằm đảm bảo sự phát triển bền vững của
mình, các quốc gia trên thế giới đang vận động mạnh mẽ, tìm mọi cách để đảm
bảo, và tăng cường nguồn cung dầu ổn định cho mình.
• Lá bài chính trị
Cùng với sự tập trung mức độ cao tại khu vực Trung Đông – hay còn được gọi là
“rốn dầu thế giới”, và Trung Á – “căn cứ năng lượng của thế giới”, dầu mỏ từ lâu
đã trở thành con bài chính trị chiến lược trong việc gây dựng ảnh hưởng, lôi kéo bè
phái chính trị, đưa yêu sách… Tính chất này được minh chứng rõ nét nhất qua
hành động của các tiểu quốc Ả Rập, khi tham gia “điều đình”, tác động tới các
cuộc chiến tại Trung Đông…
~~~> Với tầm quan trọng của mình, Dầu mỏ có thể được coi là một loại hàng hóa
đặc biệt nhất, chịu nhiều sự chi phối áp đặt bên ngoài các yếu tố kinh tế, thị trường
thông thường trong Thương mại quốc tế.
~~~> Rõ ràng, chính sách phát triển kinh tế, “mưu đồ” chính trị, tầm quan trọng
to lớn cũng như mức độ khan hiếm của dầu mỏ chính là những nguyên nhân cơ
bản dẫn đến sự bất ổn định An ninh Dầu mỏ, và là nguy cơ dẫn tới Khủng hoảng
loại nguyên liệu vàng đen này.


5.2 Sự đa dạng trong sản phẩm dầu đối với cuộc sống
hiện đại:
Vì sao dầu mỏ lại nắm giữ một vai trò quan trọng như thế? Để trả lời cho câu hỏi
đó ta cần xét tới sự đa dạng của các sản phẩm chế biến từ nguồn nguyên liệu quý
này.

Sản phẩm thu được từ quá trình chế biến dầu thô:

a. Khí dầu mỏ (petroleum gas) được dùng để sưởi ấm, nấu ăn và chế biến ra
các sản phẩm nhựa (making plastics).

b. Naphta (naphtha) ligroin là sản phẩm trung gian để đưa đi chế biến, pha chế
thành xăng thương phẩm
c. Nhiên liệu cho động cơ (gasoline motor fuel) hay ta thường gọi là xăng
thương phẩm


d. Nhiên liệu dầu hỏa (kerosene fuel) dùng cho động cơ phản lực (forjet
engines) và máy bay cánh quạt (tractors); Đây là nguyên nhiên liệu đầu vào
để sản xuất nhiều sản phẩm khác.
e. Dầu đốt (gas oil) hoặc dầu diezen chưng cất (diesel distillate), dùng làm
nhiên liệu cho sản phẩm khác.
f. Dầu nhờn (lubricating oil) – được dùng để làm dầu bôi trơn cho động cơ,
mỡ nhờn và các loại dầu nhờn khác.
g. Dầu nặng (heavy gas) hoặc nhiên liệu đốt lò (fuel oil); Được dùng làm nhiên
liệu cho công nghiệp; Là nguyên liệu đầu vào để sản xuất nhiều sản phẩm
khác.
h. Phần sót lại sau khi chưng cất , bao gồm cặn cốc , nhựa đường atphan và
hắc ín , sáp ; Chúng là những nguyên liệu đầu vào để sản xuất ra nhiều sản
phẩm thương mại khác nhau


5.3 Công nghệ lọc và chế biến dầu:
Để sản xuất được các sản phẩm đó thì cần hệ thống các thiết bị khoa học-kĩ thuật,
máy móc phục vụ cho quá trình khai thác và sử dụng dầu:

Máy lọc dầu model L
ứng dụng cho lọc dầu
cách điện,dầu
turbine,dầu bôi trơn…,
theo yêu cầu của khách

hàng.

Máy lọc tách dầu J
được trang bị sợi
polymer tiên tiến
bằng tổ hợp lọc
trung gian với thiết
bị tách nước và dầu
đặc biệt ,do vậy nó
có thể phá vỡ thể
nhũ tương và lọc
hiệu quả cao.

Máy lọc dầu chân
không YD là thiết
kế mới nhất cho
tái chế ,lọc dầu
kháng cháy
phosphate ester

Hệ thống lọc dầu
YE được thiết kế
cho lọc, tái
chế,phục hồi dầu
đông cơ.Hệ thống
này không những
lọc carbon ,ô-xít mà
có thể lọc một vài
chất gây hại như
nhụa ,chất keo sau

khi xử lý màu của
dầu gần như giống
dạng ban đầu.

Máy lọc dầu
biến áp 1 cấp
chân không
ZY thiết kế
đặc biệt cho
lọc dầu cách
điện ,dầu biến
áp…ứng dụng
rộng dãi trong
các nhà máy ,
trạm điện, vận
chuyển năng
lượng điện.

5.4 Ảnh hưởng đến môi trường sống:
Bên cạnh những sản phẩm đó thì quá trình khai thác dầu cũng để lại những hậu
quả cho môi trường sống. Một trong số đó là sự cố tràn dầu.
Tràn dầu là sự giải phóng dầu mỏ lỏng vào môi trường do các hoạt động của con
người. Tràn dầu thường xảy ra trong các hoạt động tìm kiếm, thăm dò, khai thác,
vận chuyển, chế biến, phân phối và tàng trữ dầu khí và các sản phẩm của chúng.
Gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng xấu đến sinh thái và thiệt hại đến các hoạt
động kinh tế, đặc biệt là các hoạt động có liên quan đến khai thác và sử dụng các
dạng tài nguyên thuỷ sản.
Ảnh hưởng của một sự cố tràn dầu lên hệ sinh thái
phụ thuộc vào các yếu tố, bao gồm:
Kích thước và tính chất của vết dầu loang

Các đặc tính lý hóa và độc tính của mỗi loại dầu; các
điều kiện hải dương học (dòng chảy, thủy triều đối lưu
nước)
Điều kiện nước (gió và sóng) trong thời điểm xảy ra sự
cố tràn dầu
Bản chất của trầm tích trong hệ sinh thái bị ảnh hưởng
(sẽ xác định khả năng thấm dầu vào chất nền đất)


Tác hại:
Dầu có thể ảnh hưởng đến môi trường bằng nhiều cách khác nhau. Nó gây tử
vong cho các sinh vật. Các loại dầu nhẹ bị tràn ra gần các khu vực nuôi cá, tôm,
cua… có thể gây ra thiệt hại trên diện rộng.
Thứ hai, phần còn lại có thể tích tụ vào các trầm tích và mô của sinh vật sống
trong khu vực bị ảnh hưởng. Việc tích tụ dầu bên trong các mô sinh vật đặc biệt là
trai, sò,… khiến chúng có mùi và không thể tiêu thụ được trên thị trường
Các bãi cát, bãi bùn (vùng kín gió): Dầu có thể bị thấm sâu bên trong lòng
trầm tích đáy.

.
Một số biện pháp khắc phục sự cố tràn dầu
Ở nhiều nước trên thế giới cũng như ở Việt Nam, các biện pháp thường được áp
dụng để khắc phục sự cố tràn dầu đó là: cơ học, sinh học và hóa học.
Ngăn ngừa và khắc phục sự cố tràn dầu là công việc hết sức cần thiết, nhưng
phức tạp và khó khăn, đòi hỏi sự tổ chức, phối hợp mau lẹ và việc áp dụng các kỹ
thuật phù hợp.
Trường hợp tràn dầu ngoài khơi, xa bờ, có thể xem xét dùng chất phân tán dầu
nhằm ngăn không cho dầu có khả năng loan vào gây ô nhiễm đến bờ.
Ngoài các biện pháp cần thiết khẩn cấp nêu trên, các nước tiên tiến đã sử dụng
các công cụ hỗ trợ để giúp công tác khắc phục sự cố có hiệu quả hơn như: sử dụng

vệ tinh để theo dõi các vệt dầu loang theo hướng gió hoặc thủy triều để có biện
pháp xử lý kịp thời.
Sự cố trên đã làm hao hụt một lượng lớn dầu mỏ trên thế giới.
Theo các nghiên cứu của Hội đồng năng lượng thế giới, trong lòng đất còn 223 tỷ
tấn dầu và 209 nghìn tỷ mét khối khí đốt.. Và câu hỏi đặt ra là:


Khi nào hết dầu mỏ?

5.5 Trữ lượng, tiềm năng của dầu mỏ trong
tương lai
Tính cấp thiết phải sử dụng những dạng năng lượng khác ngày một trở nên rõ ràng
hơn, khi thời hạn về sự cạn kiệt của dầu mỏ đến gần. Khi nào thì sẽ đến lúc đó và
nguy cơ nào đang chờ đợi chúng ta?

Biểu đồ dự báo số năm khai thác dầu mỏ còn lại ở các
nước căn cứ vào sản lượng khai thác cuối năm 2008.
Các nhà phân tích cho rằng cao điểm sản xuất dầu từ tất cả những nguồn có thể
(dầu đá phiến sét, bitum và sâu dưới nước) sẽ đến vào năm 2015 với sản lượng 90
triệu thùng mỗi ngày.
Hiện đã khai thác được 944 tỉ thùng dầu, tại các mỏ dầu đã biết có thể khai thác
được 764 tỉ thùng nữa, và 142 tỉ thùng được liệt vào dạng “dầu mỏ phải tìm
kiếm”.


5.6 Nguồn nhiên liệu có thể thay thế dầu mỏ:
Cũng có ý kiến cho rằng, các nguồn năng lượng thay thế như hydro và mêtan sẽ
cạnh tranh với dầu trong tương lai. Các nước châu Âu cũng đang tích cực nghiên
cứu khai thác lực gió và năng lượng mặt trời.
Ngoài ra, ngành sinh học cũng đem đến một nguồn nguyên liệu mới có tiềm năng

trong tương lai:

1.

Ngô: Nhờ có hàm lượng đường cao để tạo ra

ethanol, ngô chính là nguồn gốc của lượng lớn ethanol sử
dụng trong quá trình sản xuất nhiên liệu E85
2.

Dầu ăn: Bằng cách lọc bỏ các chất cặn sau khi

chiên rán thức ăn, các nhà sản xuất có thể chế biến ra
nhiên liệu sinh học.
3.

Bông: Bông vẫn được biết đến là chất liệu để làm

vải may quần áo các nhà khoa học còn dùng bông để sản
xuất ra nhiên liệu sinh học.
4. Nước: Sau quá trình điện phân nước, kết quả thu được
là hydro và oxi. Các thương hiệu xe nổi tiếng như
Honda, Ford… cũng đưa ra những mẫu xe chạy bằng
nhiên liệu hydro. Pin nhiên liệu hydro cũng được sử
dụng rộng rãi


6. Ý nghĩa của việc giải quyết tình huống:
Trong thời đại công nghiệp hóa - hiện đại hóa ngày nay, việc áp dụng
các thành tựu khoa học kỹ thuật, máy móc, thiết bị hiện đại vào trong sản

xuất cũng như đời sống là việc rất phổ biến. Để các máy móc, thiết bị ấy
được vận hành hiệu quả thì cần có các nguồn nhiên liệu thích hợp. Dầu mỏ
là một trong những nguồn nhiên liệu quan trọng nhất hiện nay và ngày càng
được cải tiến, sử dụng rộng rãi trong xã hội.
Việc vận dụng kiến thức giữa các môn học giúp làm rõ các vấn đề trong
việc khai thác và chế biến dầu mỏ để có thể đưa ra định hướng mới trong
ngành công nghiệp khai thác và chế biến dầu. Đồng thời còn nêu ra một số
tác hại trong việc sử dụng nhiên liệu dầu một cách rộng rãi, phổ biến đã gây
ra tác hại như thế nào đến môi trường sống của chúng ta. Liệu tương lai
nhân loại có thể tìm ra một biện pháp mới hay một nguồn nhiên liệu mới có
khả năng thay thế một phần dầu mỏ nhưng vẫn giữ được môi trường trong
sạch hay không? Đó cũng đang là một câu hỏi lớn.


TƯ LIỆU THAM KHẢO
/> /> /> /> /> />

MỤC LỤC
1. Tình huống cần giải quyết là:.....................................................1
3. Tổng quan về các nghiên cứu liên quan đến việc giải quyết tình
huống:............................................................................................1
4. Giải pháp giải quyết tình huống:................................................2
5. Thuyết minh tiến trình giải quyết tình huống:...........................2
5.1 Tầm quan trọng...................................................................3
5.2 Sự đa dạng trong sản phẩm dầu đối với cuộc sống.............5
hiện đại:......................................................................................5
5.3 Công nghệ lọc và chế biến dầu:............................................7
5.4 Ảnh hưởng đến môi trường sống:.........................................7
5.5 Trữ lượng, tiềm năng của dầu mỏ trong...............................9
tương lai......................................................................................9

6. Ý nghĩa của việc giải quyết tình huống:...................................11
TƯ LIỆU THAM KHẢO....................................................................12



×